KIM CANG TY

SỐ 1932

MỘT QUYỂN

Sa-môn Trạm Nhiên tông Thiên thai đời Đường soạn.

Tự thấm nhuần kinh điển, tóm lại có được mấy năm, không lúc nào không hoài nhớ Phật tánh nghĩa kinh, e rằng không hiểu rõ nghĩa học làm khổ hạnh. Đại giáo chia ra lập công ở đây; muôn phái chung một đường, các dòng quy về một hướng. Các pháp ý chỉ sâu rộng, lập hạnh đã có kỳ hạn, nếu như thế mà suy lường, nương vào đómà quán xét, thì phám thánh như một, sắc hương đều thanh tịnh; ở địa ngục A-tỳ tự tâm y theo chánh, nơi nào không thánh thiện, Pháp thân, Phật thân sinh cõi nào, nhất tâm không vượt qua phàm phu, từng ở trong đêm dài vắng lặng mà suy tư nghĩ tưởng chưa thôi, huống chi là như ngủ. Trong giấc ngủ nói vô tình hữu tánh, vẫn ở trong giấc mộng bỗng thấy có người nói: Kẻ hèn này quê mùa, dung mạo tục tằn tới lui bất thường, cố đứng thẳng về phía trước, và hỏi tôi rằng: “Vừa rồi chợt nghe vô tình hữu tánh, do nhân giả nói có phải chăng? Tôi nói: đúng như vậy.

Khách nói: Kẻ hèn này tìm tòi cứu xét một chút về nguồn gốc của giáo pháp Phật, truyền rộng tông này há phải qua song thọ cuối cùng ra sức bàn xướng về cho rốt ráo, mà nói Phật tánh không nói vô tình, vì sao Phật chỉ nói có vô tình ư?

Tôi nói: người xưa còn nói không có nhất-xiển-đề, không có vô tình, chưa đủ để sợ hãi sao, mà còn đem giáo pháp chia ra Đại, Tiểu, thì lời nói ấy quá trái ngược. Nếu nói vô tình thì không nên nói hữu tánh, nếu nói hữu tánh thì không nên nói vô tình

Khách nói: Sao trong đại bộ Niết-bàn, nói nó đi đôi với nhau?

Tôi nói: vì ông không quan tâm đến Phật tánh làm sao có giáo bộ quyền thật, nên khiến đồng với người tầm thường mà sinh ra nghi ngờ.

Nay lại được ông dẫn ra văn kinh, khiến cho người đời sau thích dẫn văn kinh này chứng Phật tánh bỏ vô tình, khéo đắc ý chỉ của kinh không mê mờ lý tánh. Biết tôi đã khéo lập phù hợp với tông kinh, nay lập khắp các thể chánh nhân của chúng sinh, văn kinh cũng lấy hư không làm ví dụ, nên phẩm cao quý-diếp thứ ba mươi mốt chép: Phật tánh chúng sinh giống như hư không, chẳng ở trong ở ngoài. Nếu là trong ngoài, vì sao được gọi là Nhất thiết xứ hữu, xin xét về một chữ “Hữu” thôi, thì nó cũng thuộc về hư không, nên biết văn kinh không chấp nhận, chỉ ở trong chuyênở ngoài, nên nói chẳng ở trong ở ngoài v.v.… và nói như hư không. Đã nói Phật tánh chúng sinh, sao chẳng nói về chánh nhân lý tánh. Kế đến ngài Ca-diếp hỏi rằng: Vì sao gọi là giống như hư không? Đức Phật bèn lấy quả địa vô ngại để trả lời Ca-diếp, há chánh nhân và nhân quả chẳng phải là một hay sao? do Phật nói về “quả”, nên Cadiếp mới đem quyền trí, đoạn quả, quả thượng duyên để rỏ tất cả đều là có. Cái khó ở đây là Phật dụ “không” và “pháp” chẳng ngang nhau. Nên ngài Ca-diếp nói: Phật tánh, Niết-bàn của Như Lai là có, hư không đáng lẽ cũng là không. Đức phật trước thuận theo câu hỏi trả lời, kế là nói về Tông không.

Trước là thuận theo câu hỏi nói: Vì phi Niết-bàn nói là Niết-bàn, phi Niết-bàn nghĩa là còn phiền não. Vì phi Như Lai nói là Như Lai, phi Như Lai nghĩa là còn Xiển-đề, Nhị thừa. Vì phi phật tánh nói là Phật tánh, Phật tánh nghĩa là tường vách gạch, ngói. Nay hỏi, nếu là sỏi đá mãi mãi là phi, người Nhị thừa phiền não cũng là phi ư? Nên biết, văn kinh phương tiện dạy nói ba pháp đối trị, tạm nói ba hữu, để gạt bỏ ba “phi”. Nên văn này về sau lại nói chung là tất cả thế gian. Vô phi hư không đối với hư không, ý Phật sánh ngang sỏi đá với ba phi. Vì cho rằng đã đối nên nói đối với hư không, thế thì tất cả vô phi Như Lai bằng ba. Ngài Ca-diếp lại cho bốn đại đều như nhau, khiến “không” thành “Hữu”, nên Ca-diếp nói: “Thế gian cũng vô phi bốn đại đối với bốn đại, vậy có hư không vô đối, sao chẳng gọi là có? Ý Ca-diếp nhờ có hư không vô đối, nên có bốn đại. Đức Phật đối với đều này sao xả bỏ ví dụ theo pháp, nói rộng Niết-bàn không giống với hư không. Nếu Niết-bàn chẳng đồng với hư không, thì hai thứ còn lại cũng khác. Nên biết, kinh lấy chánh nhân đúc kết lại nói rằng: “tất cả thế gian cái gì không thâu nhiếp, đâu ngăn cách được phiền não và Nhị thừa ư? Nói hư không cái gì chẳng bao gồm, làm sao vứt bỏ tường vách, sỏi đá được?

Sao Đức Phật lại nói “không” và “Niết-bàn”, tuy đều chẳng phải thuộc về thế gian, Niết-bàn Như Lai có chứng có thấy, hư không thường là vậy, cho nên không chứng không thấy, há chi chánh không đồng với duyên hay sao?

Kế là, Đức Phật hiển bày tông không phi hữu, vì sợ người thế gian đem tà chấp để ví dụ hư không là Phật tánh, nên lại dùng thêm mười tà chấp nữa để ngăn chặn lỗi này.

Đầu tiên nói: người thế gian nói hư không là Vô sắc vô đối không thể thấy. Đức phật nói đây tức là tâm sở thuộc về ba đời, nói nó tợ như tâm sở, nên Phật phá bỏ. Người thế gian nói nó trong thân, thì có khác gì tâm sở. Lại nữa, người ngoại đạo nói: hư không kia chính là ánh sáng. Phật nói hư không cũng là sắc pháp. Người thế gian nói là trong thân, có khác gì sắc pháp. Có người nói trú xứ, người đời nói trong thân, đâu phải là trú xứ. Có người nói thứ lớp, người đời nói trong thân, đâu phải là trú xứ. Có người nói thứ đệ, người đời nói trong thân chắc chắn phải phụ thuộc vào thân khi sát-na vận chuyển. Có người nói không lìa ba pháp: 1. Không; 2. Thật; 3. không thật. Phật nói: Nếu nói ” Không” là có nơi chốn thì chẳng đúng; nếu ” thật” là “không xứ” thì chẳng đúng; Nếu nói ” không” và “thật” là hai xứ thì không đúng, ngưới thế gian nói trong thân vẫn thiếu ngoài chấp không và cả hai thứ. Có người nói tác pháp, như bỏ nhà đi.

Người thế gian nói thân đã chết tương ứng với chân, thì đồng với tác pháp. Có người nói: Không có nơi vô ngại, Phật nói: có phân chia, có đầy đủ, còn nơi khác thì không đúng. Người thế gian nói trong thân, còn nơi khác thì không. Có người nói: đều hợp với có, Đức Phật nói hợp có ba thứ:

Như con chim đậu trên cây Như hai con dê húc nhau

Như các ngón tay mình khép lại.

Người thế gian nói trong thân, như hai ngón tay khép lại. Có người nói như cái bình rỗng. Người thế gian nói trong thân, có khác gì trong cái bình. Có người nói nó thuộc về ngón tay. Phật nói nó có phương diện, người thế gian nói nó ở trong thân, chẳng lẽ chẳng có phương diện. Đức Phật đúc kết lại nói: Nó từ nhân duyên sinh đều là vô thường, cho nên mười tà chấp này để. Ví dụ: hư không chẳng phải Phật tánh, mà là vô thường, thuộc về ba đời. Hư không khác với những thứ kia trùm khắp mọi nơi, ở đây trái với lời Ca-diếp hỏi, lại hợp với tông Không, lấy làm ví dụ cho chánh nhân.

Vì sao người thế gian bỏ chánh giáo của Phật, kết đẳng với tà không? Vì sao cho rằng Trí đoạn quả thượng duyên hiểu rõ được Phật tánh, cho nên gạn hỏi về chánh nhân? Như Lai là Trí quả, Niết-bàn là đoạn quả, nên Trí đoạn quả trên, có duyên hiểu rõ tánh. Do đó, ngài Ca-diếp bất bẻ rằng: Như Lai, “Phật tánh, Niết-bàn là có” người thế gian phần nhiều đem Niết-bàn ra gạn hỏi, nên dẫn rộng ra để lấn áp các luận khác. Ông không hiểu văn Niết-bàn nói, ngoặt nghèo phải học hỏi người thế gian, phòng ngại sỏi đá, liễu duyên khó chánh, rất không tương ứng, đây chính là điều ông không biết gì về Phật tánh, huống chi là lấy ” không” để dụ cho chánh duyên liễu rõ vẫn hạn cục. Nhưng Cadiếp đã dẫn ra ba thứ là có, đây là Niết-bàn, mang thuyết của quyền môn, nên Đức Phật thuận theo ba thứ của Ca-diếp nói đều là có. Nếu đốn giáo thật nói vốn có ba thứ, ba lý vốn khắp, tu thành tựu đạt tánh, tu ba cũng khắp, muốn dạy bảo chúng sinh vốn có chánh tánh, lại nói chánh biến giống như hư không, nên đến cuối đời thuận theo Tôn giả Ca-diếp, há chẳng phải Ca-diếp biết thời cơ mà bày ra điều nghi ngờ hay sao? Nên Đức Phật che giấu sự thật, trình bày duyên tạm thời. Ông đây không biết quyền thật của Phật dạy. Cho nên, Phật tánh trong kinh Niết-bàn nói, không chỉ có một thứ, như phẩm Ca-diếp nói: Phật tánh gồm có: mười lực vô ý, bất cộng đại Bi, ba niệm, ba mươi hai hướng, tám mươi vẻ đẹp, sao ông không dẫn văn này ra, khi tất cả chúng sinh cũng không, đâu riêng gì sỏi đá. Nếu nói đây là quả đức, thì chúng sinh có quả tánh. Quả tánh này thân sinh cõi nào không thấm nhuần sõi đá ư? Lại nếu chấp nhận có nhân thì có quả tánh, thế gian đâu chỉ nói chư Phật mười phương đồng với Nhất Pháp thân lực vô úy, v.v… mà còn không nói chúng sinh và Phật cũng đồng ý với Pháp thân lực vô úy, v.v.…, khiến một mảy trần một tâm không gì là chủng tánh của ba thân ba đức. Nếu nói chỉ có quả địa Pháp thân tánh thì vì sao kinh nói mười lực vô uy cho đến tướng tốt. lại nữa trong kinh nói những người xiển-đề bốn câu nói về tánh. Ông nói chúng sinh có tánh, vì sao chúng sinh có những tánh ấy, sõi đá hay không có bốn câu, lại là tướng thứ sáu, thứ chín, cho đến tướng ba mưới hai, đều lấy năm giai đoạn máu mủ lẫn lộn để đối với phàm phù ba thừa và Phật, vì sao Phật tánh ở mỗi người khác nhau không đồng. Lại ở tướng thứ hai mươi nói: “Nếu tu tám Chánh đạo thì thấy Phật tánh”. Luận Bà-sa và Câu-xá-đều có nói về tám chánh, thậm chí các kinh đều có phẩm đạo. Vì để tu tám chánh nào thấy Phật tánh gì, nên ông không biết Phật tánh.

Khách nói: Vì sao quyền giáo không nói liễu duyên hai nhân trùm khắp.

Tôi đáp: Vì chúng sinh từ vô thỉ chấp ngã, ngã sở, theo cái đã chấp hiển bày sai khác, nói năng lung tung. Trong kinh Niết-bàn dùng quyền biến thiết thực, nên lấy “không” dụ cho “chánh”, chưa ví dụ về duyên, nếu giáo pháp xưa nay quyền biến thì ba nhân đều là phạm trù. Như riêng người sơ tâm nghe chánh cũng là một việc, tạng tánh lý tánh tất cả đều như vậy. Cho nên người phàm phu thấp hèn nghe vô tịnh không, theo cái mê mà hiển bày cái mê, cho rằng có khả năng làm vậy là đúng, nương quyền lập tánh cho rằng như vậy là làm sai. Lại nữa, một đời đã hiển đốn nhiều, như trong kinh Hoa Nghiêm chỉ theo chánh, ngoài ra không theo cái gì nữa. Phổ Hiền, Phồ Nhãn ba thứ không khác nhau, Đại Tập nói nhiễm tịnh tất cả dung thông, đều gọi là không thể nghĩ bàn, thí như lỗ chân không gì chẳng dung nạp, Tư ích, võng minh đều cho là Pháp giới; Niết-bàn các pháp lẫn lộn đồng là một, Pháp Hoa xưa nay thật tướng đều như vậy; Niết-bàn chỉ ngại hình tượng rồi chấp sai lầm, chia ra chánh duyên liễu, chỉ riêng cho góc cạnh. Nếu chấp thật mê quyền vẫn còn lỗi ở thật, chấp quyền mê thật thì quyền thật đều mê. Nghiệm thấy tâm ông còn mê muội đối với Tiểu thừa, nên tâm mờ mịt, đại giáo nói ngoài tâm không cảnh.

Khách nói: Niết-bàn há mang ra nói cả sao?

Tôi nói: Theo Bộ Thông nói: tất cả đều đem ra nói. Trong phẩm Bộ Trung nói vừa quyền vừa thật. Như chính Tôn giả Ca-diếp nói: vì một căn cơ riêng cuối đời mà thôi, thì quyền thật đều rõ. Nếu xưa nay “quyền”, như bảy loài chúng sinh trong Hằng sa cõi. Nếu xưa nay “thật”, như ba điểm, hai con chim, ba từ, mười đức, còn những thứ khác đều y theo đó mà biết, ở đây không trình bày đầy đủ.

Thế nào là sắc thường, sắc lẽ nào không thâu nhiếp tất cả mọi thứ quy về chánh, vì sao ngăn cách hư không để hạn chế? Vì người thế gian không biết quyền thật của giáo pháp, như người Nhị thừa cho đau cũng là to lớn. Cho đến Pháp Hoa mới tin là tánh của mình. Vậy há chẳng phải ông không biết tánh của cha hay sao? Nghe khai phương tiện tạm thời rồi, mới nói sinh có phần. Nên trong kinh Niết-bàn còn e sợ rằng nhất phần hữu tình ở vị lai, không tin thân mình có tánh Như Lai và nói Xiển-đề ở đời vị lai không còn. Chỉ bày để biết là có và không dứt. Nay tìm kiếm kiến lập hiện tại, vị lai viên dung, không bại hoại tánh vô, nhưng khốn khó thay lý vùi lấp nên cũng đồng với Pháp thân, lực, vô úy v.v.…, khiến một mảy trần một tâm chẳng có gì là chủng tánh của ba thân ba đức. Nếu nói chỉ có quả đất Pháp thân tánh, vì sao kinh nói mười lực vô úy cho đến tướng tốt. Lại nữa, trong kinh nói:những người Xiển-đề bốn câu nói về tánh. Ông nói chúng sinh có tánh, vì sao chúng sinh có những tánh ấy, sỏi đá hay không có bốn câu? Lại là tướng thứ sáu, thứ chín, cho đến tướng thứ ba mươi hai, đều lấy năm vị máu mủ lẫn lộn để đối với phàm phu ba thừa và Phật, vì sao Phật tánh ở mỗi người khác nhau không đồng. Lại ở tướng hai mười bảy nói: “Nếu tu tám Chánh đạo thì thấy phật tánh”. Luận Bà-sa và Câu-xá-đều có nói về tám chánh, thậm chí các kinh đều có phẩm đạo. Vì để tu tám chánh nào thấy Phật tánh gì, nên ông không biết Phật tánh.

Vì sao gọi là điểm thị?

  1. Hiển bày tánh mê vốn từ tánh biến.
  2. Hiển bày tánh để mình chuyển mê thành ngộ.

Thế nên lại nói vô tình hữu tánh. Nếu chia ra Đại tiểu, thì tùy duyên bất biến nói nó trích ra từ Đại giáo, nói gỗ đá không tâm, sinh ở tiểu tông. Ông chấp cho rằng nó là con đường nhỏ mà được ẩn náu ở con đường lớn, thông cả bốn mặt tám hướng thì nó giống như con bọ hung, bọ ngựa, có khác gì con ếch ở đáy giếng. Nên ông phải biết: Muôn pháp là chân như; do bất biến, nên chân như là muôn pháp; do tùy duyên, nên ông tin vô tình không phật tánh; há chẳng phải muôn pháp không phải chân như hay sao? Nên nói muôn pháp làm sao ngăn cách được hạt bụi nhỏ, thể chân như đâu chỉ nói về bỉ ngã, thế thì nước không hề có việc không có sóng, không hề có việc sóng mà không ướt. Ngay trong ướt nên chia ra bóng trong, trở thành sóng nên tự chia ra trong đục. Tuy có trong đục, mà cùng một tánh chẳng khác. dẫu tạo chánh lập y, theo lý rốt cục không theo vết gì khác. Nếu chấp nhận tùy duyên bất biến, lại nói vô tình hũu vô, há chẳng phải tự mình nói trái ngược hay sao? Nên biết, quả địa theo chánh mà dung thông, đều dựa vào chúng sinh lý sẵn như vậy.Đây mới chính là sự lý đối nhau để nói. Nếu chỉ theo lý, thì chỉ có thể nói nước vốn không có sóng, không bao giờ được nói trong sóng không có nước. Như mê đông cho là tây, mà chỉ có thể nói phương Đông không có Tây, cuối cung không được nói phương Tây không có Đông. Nếu chỉ nói theo mê thì sóng không có nước, mất Tây gọi là Đông. Tình tánh gồm cả hai nghĩa, suy ra rấr dễ hiểu n, vô tình hữu vôlấy đó có thể thấy.

Vì lẽ ấy người khách rừng hết lòng cung kính lui ra quỳ mà hỏi rằng: Ví dụ sóng nước lý này thật đúng, kẻ hèn này có nghe người dẫn luận Đại Trí Độ chép: chân như ở trong vô tình chỉ gọi là pháp tánh, ở trong hữu tình mới gọi là Phật tánh, vì sao Nhân giả đặt tên là Phật tánh? Tôi đáp: Tôi từng đích thân đọc, quán xét tỉ mỉ văn luân đều không có ghi vấn đề này, hoặc sợ sai nên nói dẫn từ chương sớ để mọi người tin truyền nhau, nên nói rộng cho thông sự. Đây mới gọi là mê mà không biết nghĩa, pháp gọi là bất giác, Phật gọi là giác. Chúng sinh tuy vốn có lý bất giác, mà chưa từng có trí giác, bất giác. Nên lại chia ra để có giác bất giác, há giác bất giác bất giác vẫn là bất giác hay sao? Trái lại, xa lìa cái gọi là giác có thể là giác hay sao?

Khách hỏi: Nếu vậy chỉ có Phật mới biết ư? Phàm phu xa lìa là trái ngược cái gì?

Tôi đáp: ông là người học Phật, là học phàm phu, lý ấy vốn chẳng khác. Phàm phu cho đó là xa lìa, nên Phật dạy bảo chúng sinh để giác và bất giác; vì giác và bất giác tự hội như một. Nên biết, giác mà không bất giác thì không gọi là Phật tánh; bất giác mà không giác thì không thể trở thành Pháp tánh; giác mà không bất giác thì đâu lập được Phật tánh. Vậy thì không có pháp tánh của Phật tánh dung chứa ở Tiểu Tông thì Phật tánh của pháp tánh, mới gọi là Đại giáo. Nên nay hỏi ông: trong các kinh luận; thật tế pháp giới, chân tánh thật tướng v.v… vì đồng pháp tánh ở trong vô tình, nên đồng với chân như chia làm hai phái. Nếu đồng với chân như, thì các giáo không thấy pháp giới vô tình và thật tế v.v… Nếu ở vô tình, chỉ gọi nó là pháp tánh, chẳng phải Phật tánh. Tại sao phẩm kệ khen ngợi đảnh núi Tu-di của kinh Hoa Nghiêm nói: “Rõ biết tất cả pháp, tự tánh không thật có”. Nếu hiểu được như vậy, thì thấy Lô-Xá-na, há chẳng phải các pháp vốn có tánh Xá-na hay sao? Lại nói: pháp tánh vốn vắng lặng, không cầm nắm được, cũng không thấy được, tánh Không tức là Phật, không thể nghĩ lường được. Lại tinh tấn nói rằng: pháp tánh vốn thanh tịnh, như hư không chẳng có tướng, đây cũng không phải chổ tu, sẽ thấy đại Mâu-ni, sao đối với vô tình lại nói không tu sẽ quán thấy Như Lai. Lại chân thật nói rằng: tất cả pháp vô tướng, thì là thể Phật chân, đã là thể Phật chân thì đối với tất cả pháp, xin ông nghĩ cho, sẽ tránh việc dạy lầm lẫn cho đến lẫm lẫn Phật tánh, phải không? cho nên chân như tùy duyên tức là Phật tánh tùy duyên. Một chử Phật cũng là pháp Phật, nên pháp Phật đông danh vói thể chân như. Luận Phật Tánh đệ nhất nói: Phật tánh, tức là người, pháp hai không đã hiển baỳ chân như, nên biết chân như khác tên với Phật tánh.

Kinh Hoa Nghiêm chép: chúng sinh phi chung sinh, cả hai đều không, chẳng thật có. Như vậy các pháp tánh, đều chẳng có nghĩa thật, nói chúng sinh và phi chúng sinh, há chẳng phải nói tình và vô tình hay sao? cả hai tùy duyên đều bất biến, cả hai đều chẳng thật có. Cho nên thật tế của pháp giói đều như vây. Vì biết tên gọi pháp tánh không chỉ có một chân như trong vô tình, do đó người thế gian cùng nhau mê mờ pháp tướng, danh khác mà thể đồng, tuy nhiên thể đồng nhưng cũng có chút ít khác nhau. Hễ cái gì có tên gọi thì phần nhiều ở phàm phu và lý.

Như thế nói Phật tánh, lý tánh, chân tánh, tàng tánh, thật tánh v.v…? Cái gì không có tên gọi phần nhiều thông suốt cả nhân quả sự lý của phàm thánh.

Như nói pháp giới và thật tướngv.v…? Như tam muội, Đà-la-ni, Ba- la-mật v.v…, thì chỉ ngay ở”quả”, cho nên nhân được gọi là Phật tánh v.v… là chúng sinh thực chưa thành Phật mà đắc lý chứng chân khai tạng, cho phiền não sinh tử là tánh Phật v.v…. Dạy bảo để tu tập gọi là tánh Phật đẳng, mà trong các giáo pháp các tên gọi thay nhau lập. Trong kinh Niết-bàn có nói nhiều về Phật tánh: Phật là quả nhân, nói tất cả chúng sinh đều có tánh quả nhân, nên chỉ nói về quả. Người thế gian mê hoặc như vậy mà không theo quả, nói chúng sinh có nên mất đi thể cùng khắp. Lại nói cùng khắp là: vì phiền não thể tâm tánh cùng khắp, nên nói Phật tánh cùng khắp. Cho nên biết, không nói Phật tánh cùng khắp, là do không biết tánh phiền não cùng khắp. Nói duy tâm thì đâu chỉ có chân tâm. Nếu ông vẫn không biết tâm phiền não cùng khắp, thì làm sao có thể biết được sắc sinh tử biến. Sắc vì sao cho là cùng khắp? vì sắc chính là tâm, vì sao? vì y báo là cộng tạo chánh báo là biệt tạo, sao lại tin cộng biến mà không tin biệt biến ư? vì năng tạo sở tạo đã là duy tâm. Vì thể của tâm không thể hạn cuộc nơi chốn, cho nên cõi Phật mười phương đều có chúng sinh lý tánh chủng tâm. Lấy tánh dụ cho không, đều như mười thứ của kinh Niết-bàn. Nên biết, không hiểu giáo môn của Đại Tiểu thừa gọi là thể đồng khác, đây là đại hoạn của người học giáo pháp Như Lai, nên Thân Tử nói: chúng ta đồng nhập vào pháp tánh, và được giải thoát. Ban đầu, ông không thấu rõ nghĩa chỉ của tôi, nên nghe đến sinh lòng sợ hãi, vì để cho ông yên tâm tôi bày tỏ cho hợp lý vậy thôi. Ông nên biết, người thế gian hạn cuộc ngã quá nhiều, do trong ấm chất, mà nói thẳng các pháp là vô tình, thì có hai thứ không giống như của ngoại đạo, hàng ngoại đạo còn nói rằng: ngã lớn sắc nhỏ nga cùng khắp hư không. Lại ngoại đạo còn cho ngãdo các trần tạo thành, cũng không nói thẳng nó là vô tình mà thôi. Lại có hai thứ không như Tiểu Thừa. Tiểu Thừa còn nói ngã do gây ra nghiệp lực khắp trong ba cõi, lại người tiểu thừa còn biết các pháp là vô thường, cũng không nói thẳng nó là vô tình mà thôi. Lại có hai thứ không như cộng thừa, cộng thừa còn biết ngã do tâm tạo hóa hiển khắp trong ba cõi, lại biết thể tánh các pháp là chân. Nếu các thừa thứ lớp như vậy, chẳng còn chỗ nghĩ định. Ông nghe như vậy rồi, hợp với sự hiểu biết cạn cợt của ông về quyền thật Phật tánh của giáo pháp phải không?

Khách nói: Nhân giả khéo phân biệt thế nào là thật, hoại lại nghi, tin tất cả pháp đều là tánh chánh nhân, mà nói ba nhân chủng biến, tu biến, quả biến trong chánh. Lại nói: một mảy trần một tâm, tất cả đều là tâm tánh của Phật và chúng sinh, khi tình (sự việc) vẫn chưa nhất quyết.

Tôi nói: Vì từ xưa ông không khéo nắm vững nhân quả, đối với y chánh của mình, của người, quán xét tâm mình, tâm Phật, tâm chúng sinh, cũng do không suy xét đại ý chỉ của các giáo, không hiểu ý Phật nói về công đức quả thành tựu, do không thấu suốt điều Phật hiển bày tương dung với nhau. Với cảm tình đó tôi muốn khai đạo cho ông, sẽ dùng bốn mươi sáu câu hỏi mà hỏi ông, nếu ông hiểu được một câu của tôi, thì các sự vướng mắc tự tan biến, pháp giới dung thông, ông yên lòng nơi đại quán, thấy suốt pháp giới y chánh của Phật và chúng sinh, một niệm đầy đủ thì một mảy trần cũng không thiếu.

Bốn mươi sáu câu hỏi gồm:

Hỏi:

Tên gọi Phật tánh có được từ nhân hay là từ quả? Nếu từ nhân thì đó chẳng phải là Phật, còn từ quả thì không gọi là Tánh.

Tên gọi Phật tánh là thường hay vô thường? Nếu vô thường thì chẳng phải Tánh, còn thường thì không biến đổi.

Tên gọi Phật tánh tên chung hay tên riêng? Nếu riêng thì không gọi là Tánh, còn chung thì không thể phân chia ra.

Tên gọi Phật tánh là đại giáo hay tiểu giáo? Nếu là tiểu giáo thì không có tên gọi, còn là đại thì không có vô tình.

Tên gọi Phật tánh có quyền thật hay không? đối với thể cho là khác, còn tướng của nó ra sao?

Tên gọi vô tình là đại giáo hay Tiểu giáo? Nếu Đại giáo thì phận lớn có quyền thật.

Vô tình vô là không tình cho là sắc hay phi sắc? hay đều cho là cả hai?

Sắc v.v.… vô tình Phật thấy như hế ư? Là sinh thấy hay cộng thấy?

Vô tình bại hoại nên không có tánh, vậy ấm cũng bại hoại sao lại có tánh?

Vô tình là sắc, pháp giới sắc xứ cũng lại là không, sao lại cho là có?

Thuyết duy tâm ông đã có nghe, chỉ là tâm, còn cái khác không gọi là duy phải không?

Nói duy tâm là nói về tâm phàm thánh, nếu là thánh phàm thì cả hai đều có lỗi ư?

Duy tâm gọi là tâm tạo, vậy không có tâm thì đâu có tạo ra duy? Cả hai đều có lỗi.

Duy tâm là duy, tà tâm cũng là duy sắc? Nếu không là duy sắc thì sắc chẳng phải tâm ư?

Duy tâm đã tạo y và chánh, vậy y chánh năng sở giống nhau hay khác nhau?

Chúng sinh có vô lượng khác nhau, do đó tánh cũng theo đó mà khác phải chăng? Vì nếu không như vậy thì không gọi là Tánh.

Chúng sinh tâm mê hoặc, tánh biến đổi. Nếu không biến đổi với thần ngã bốn câu, thì giống nhau hay khác nhau?

Chúng sinh có tánh, mà đó chỉ là thân tánh cũng cho là pháp tánh, báo tánh ư?

Chúng sinh vốn mê muội, là mê cái ngộ của Phật phải không? Phật đã ngộ rồi là ngộ cái mê của chúng sinh phải không?

Mỗi thân của chúng sinh có mấy Phật tánh? Trong mỗi thân Phật có bao nhiên tánh chúng sinh?

Cõi nước Phật thân Phật, cho là nguồn gốc ban đầu, nguồn gốc ban đầu đồng, sao lại cho là khác?

Cõi Phật, thân Phật tất cả đều khác nhau, lại không có năng sở, nếu khác thì đồng với phàm phu rồi.

Cõi Phật giới phần sinh cũng là ở, sao cho tất cả thuộc về chổ cư trú còn Phật không có cõi riêng?

Cõi Phật đã nhiếp là bao xa, đất và sự giống nhau, khác nhau, chung và riêng ra sao?

Phật và thể cõi Phật giống nhau hay khác? Chốn Ta-bà là chung hay riêng?

Khi Phật thành đạo cõi Phật cũng thành, thành rộng hay hẹp ư? Nếu nói cõi Phật không thành thì có lỗi chăng?

Phật thành đạo, thấy tánh và nơi sinh kiến giống hay khác nhau?

Nếu lìa cả hai thì không có tự thể.

Khi Phật thành đạo thì cõi Phật thành

Phật thành là cõi Phật thành, cùng với Phật kia thành thì cõi kia thành, Phật kia thành mà cõi kia không thành, cho là tất cả đều khác nhau ư?

Phật thành ba thân, cùng với Phật kia thành ba thân kia là quả và Phật thành ba thân kia là sinh, vậy tất cả đều khác nhau ư?

Phật thành, thân cõi Phật thành, cái gì là nhãn trí, thấy cảnh của mình của người từ đấu đến cuối như thế nào?

Chân như đã tạo ra thâu nhiếp lẫn nhau, nếu không thâu nhiếp lẫn nhau thì cả hai như thế nào?

Thể chân như thông suốt với tu tánh; tu tánh thân, cõi như nhau hay không như nhau?

Chân như tùy duyên mà biến đổi, cho là vô tình, cho là không bao giờ có, sao cho là có ơn?

Chân như tùy duyên, tùy duyên rồi cùng chân cho là đồng hay khác nhau? Hay mãi mãi tùy duyên?

Chân như vốn có là thần, ở chung với mê hoặc, đồng khác nhau như thế nào?

Sóng và nước giống nhau hay khác nhau, trứơc được sau mất. Chân, vọng giống nhau hay khác nhau, pháp thí dụ như thế nào?

Mắt bệnh hoa mắt thí thấy hoa đốm trong hư khống; giống, khác, còn, mất pháp thí dụ như thế nào?

Bóng trong tấm gương sáng so với hình thể nó giống hay khác nhau; trước, sau, còn, mất pháp thí dụ như thế nào?

Lưới báu ở cung trời Đế-Thích được ví như ” duy” như ” quả”, cũng được ví như ” nhân”, vậy quả không có nhân hay sao?

Thân như ngọc như ý, thân có cõi, chỉ ở quả, quả thông suốt với nhân như thế nào?

Hành giả quán tâm, tâm tức là cảnh, tên năng sở có được giống nhau, khác nhau như thế nào?

Hành giả quán tâm, một tâm hay nhiều, một hay nhiều tâm cảnh giống nhau khác nhau như thế nào?

Hành giả quán tâm, cho rằng chỉ có quán tâm cũng cho là quán thân, quán cõi ư?

Hành giả quán tâm, ngay trong mê hoặc khổ, vậy là quán trong, ngoài, khác nhau hay giống nhau?

Hành giả quán tâm, tâm Phật, tâm chúng sinh, nhân quả, thân cõi nước, pháp tướng dung nhiếp tất cả đều giống nhau phải không?

Dẫu biết rằng đặt câu hỏi như vậy là không thể cùng tận, vì để dứt trừ cái nghi của ông nên mới hiển bày như vậy.

Khách nói: Tại sao không nhiều hơn, không ít hơn chỉ có bốn mươi sáu?

Tôi nói: nó phá mê, phá nghi, công hạnh, công lý, thông giáo thông nghĩa, thông mình thông người, nên chỉ một câu hỏi cũng đủ rồi. Vì đối với hàng độn căn nên nói bốn mươi sáu, và đối với sáu tức bốn mươi mốt vị thuộc về lìa phần chứng, vừa trước vừa sau tổng cộng là bốn mươi sáu. nên biết chỉ một câu hỏi thôi cũng đều có công năng thâu nhiếp bốn mươi lăm câu còn lại. Còn mỗi vị vẫn phải đầy đủ bốn mươi sáu. hỏi cho đến vô lượng cũng lại như vậy sao?

Khách nói: Nhân giả lập nghĩa rõ ràng như vậy, khác gì kẻ hèn này khi xưa đã có nghe: ban đầu kẻ hèn nghe vậy, bèn bảo rằng: một cọng cỏ, một cây, một viên sỏi, một mảy trần, mỗi pháp có một Phật tánh, một nhân quả đầy đủ duyên. Nếu nó không như vậy thì kẻ hèn này không chấp nhận, vì sao? Vìcỏ cây có sinh thì có diệt, bụi trần sỏi đá tùy kiếpmà có không. Chẳng lẽ không tu nhân mà có quả được, cũng lại là Phật tánh có diệt thì có sinh, thế gian cho đây là vô tình, nên nói vô tình lẽ ra không có tánh. Kẻ hèn mới lầm lẫn cho những điều thề gian nói là sai lầm, nay Nhân giả bày tỏ thật là chí lý, thật quá sai lầm lỗi ấy chẳng gì lớn hơn.

Tôi nói: Ông vì sao vẫn còn gọi là vô tình.

Khách nói: Bởi kẻ hèn trình bày nặng về kiến giải mê muội ban đầu, nay Nhân giả lập nghĩa cũng chỉ hiểu biết thô sơ, cũng lại là mỗi hữu tình tâm biến tánh biến, tâm đủ tánh đủ cũng như hư không, tâm tánh kia vô ngại thì tâm tánh mãi mãi biến hiện, thân cõi, nhân quả không có sự têhm bớt, nên kinh Pháp Hoa nói tướng thế gian vô thường, thế gian thâu nhiếp tất cả phàm thánh, nhân quả, y chánh.

Tôi nói: Xem xét qua sự hiểu biết của ông, tợ nhu biết đại ý chỉ, sao không trả lời một câu hỏi xem sao?

Khách đáp: Như lời Nhân giả vừa nói: nếu suy nghĩ một câu hỏimà các vướng mắctự tiêu tan, nếu kẻ hèn này đáp thì chẳng khác nào dùng một câu trả lời cho khắp các câu còn lại, đâu chỉ có một câu ư?

Tôi nói: Xin ông hãy trình bày ý chỉ của mình.

Khách nói: Kẻ hèn này còn xem xét lại ý của các câu hỏi, nếu tiêu tan các vướng mắc thìgọi là đáp rồi, đâu phải vay mượn xoay vần trình bày mỗi câu hỏi ư? những câu hõi nào nói do tôi này không chấp nhận vô tình vô tánh, nay tôi chấp nhận vô tình vô tánh đó chính là đáp rồi.

Tôi nói: Tuy đại khái như vậy, nhưng chưa hiểu được tình ý của ông?

Khách nói: những gì Nhân giả lập nghĩa đều có liên quan đến đại giáo, khó có thể trình bày được, tôi chỉ xin nói sơ lược những điều đã được nghe qua, há chẳng phải hiểu tột cùng câu hỏi có ba không sai khác; tức là biết tâm mình, tâm người, tâm chúng sinh, mỗi sát-na đều bị phiền não che lấp quả đức thân tâm y chánh? Mình người dung nhiếp lẫn nhau đồng vào như nhau, ta và chúng sinh đều có tánh này nên gọi là Phật tánh. Tánh ấy tạo khắp, trùm khắp, thâu khắp, người thế gian không liễu rõ thể đại giáo, mà chỉ nói vô tình không nói hữu tánh, cho nên phải nói là vô tình hữu tánh. Rõ biết được tánh trùm khắp rồi thì biết quả Phật có đầy đủ nhân tánh của mình và người, tâm ta có đầy đủ quả đức của chư Phật, nếu quả trên dùng Phật nhãn, Phật trí quán xét thì chỉ là Phật vô sinh. Trong nhân nếu tuệ chân, nhãn chân kết hợp sâu kín như thế nào, thì cũng toàn là chúng sinh là Phật không riêng gì quả Phật, nên ngoài chúng sinh ra không có Phật. Chúng sinh vì ngã chấp mà chấp không có Phật chỉ có chúng sinh, còn người sơ tâm có thể kính tin giáo lý, cũng lại không có chúng sinh, chỉ có Phật, còn kẻ sáng suốt cho nhân quả rõ rệt. Nên biết chúng sinh dựa vào lý đắc sự của chư Phật. Vậy thì chúng sinh chỉ có lý trong mê, chư Phật có đủ lý trong ngộ, mê ngộ tuy khác, sự lý một thể. Cho nên, khi một Đức Phật thành đạo thì pháp giới y chánh vào Đức Phật đó. Một Đức Phật đã như vậy thì các đức Phật khác cũng đều như vậy. Y chánh chúng sinh ở nơi Đức Phật, mà khỏi thấy khổ vui, nổi chím khác nhau, mỗi thứ đều chấp cho thân, cõi là của mình, tịnh uế tựa nhau, đây là nguyên nhân dẫn đến thành tựu bại hoại, ý của nhân giả đã hỏi, há không ngắn gọn như vậy.

Tôi nói: Hay thay, hay thay! ông mau chóng lĩnh hội được ý chỉ này, thật có thể biết thâu tóm về các câu hỏi giềng mối khuôn phép, thế thì đã trả lời trăm ngàn muôn câu hỏi rồi, đâu chỉ riêng gì bốn mười sáu câu hỏi?

Khách nói: may mà không gặp Nhân giả đời này thật luống uổng, phải nương vào đây để thấy quả cao quý.

Tôi nói: muốn tu tập giáo pháp này thì chưa chu toàn, nếu không khéo tôi sẽ trở thành tội đồ, chổ ấy chưa đáng tin cậy cứu xét môn hạnh xưa nay, làm sao có thể bao gồm khắp giáo hạnh, sự lý hoặc trí nhân quả tâm pháp y chánh, mà dùng làm đầu, phàm phu sơ tâm quán xét, nhưng những điều ông lĩnh hội sự tình ấy dường như hư không, xem ra ông quán đạo vẫn còn hình bóng mê vọng.

Khách hỏi: quán đạo là gì, thầy của Nhân giả là ai, nương theo pháp nào?

Tôi đáp: ông há không nghe, Đại Tô Điệu Ngộ Nhân Thừa Đại Sư Linh Sơn Tông Thiên Thai là thầy tôi, còn pháp đã kế thừa là Ma-ha chỉ quán, dùng mười lăm pháp làm mười phương tiện, cứ mười pháp làm một thừa mà quán đối với mười cảnh. Mười cảnh khi quán phân bố xen kẽ lẫn nhau phải không, đây mới là thể chung của việc quán đạo, các câu hỏi quả lại còn cho biết về cảnh diệu dụng ban đầu của mười thừa mà thôi, còn các cảnh của thừa khác không rảnh bàn đến.

Khách nói: hay thay! Tôi rất kính mến Nhân giả, xin lấy đây làm chổ nương tựa suốt đời.

Khách lại nói: tôi thường nghe giảng nói rằng: Các Sư Đại thừa còn cho vô tình Phật tánh là một kiến giải riêng hay sao?

Tôi nói: Thế là có lý do, đối với những tên gọi vô tình ở đây ta từng thấy trong Tiểu thừa, lại cũng thất ở Phật tánh Đại thừa nói, quên bàn những điều thường dung thông, mà dụ bỏ Niết-bàn luống uổng. Tu không thông đạt tánh lìa hợp ba nhân, không nghĩ tưởng ý chỉ về chúng sinh và Phật không khác nhau. Lầm lẫn đua đòi theo thói vô tình, trái lại cho tông mình dạy bảo duy tâm; nói chuyên dẫn Niết-bàn khó chứng, ý không lường thời cuộc thịnh suy. Nếu phước đức mà ông có, thân mạng không thọ, già yếu chết đi trở về cảnh nào thì vẫn còn gốc mê; như thọ địa vị quyền quý mà không biết tổ tông, cũng như người chết mà đeo anh lạc. Cái dụng ở đây là trang nghiêm bằng phước đức hay bằng anh lạc, pháp tướng lại không bỏ hoàn toàn bởi do gốc mê. Khi nào gặp những trường hợp như thế này nên dẫn kinh điển Đại Tiểu thừa ra như các ý trước mà hỏi, còn lỗi của Tiểu thừa như trước đã nói.

Khách nói: lỗi này là do chúng lý của ho, tôi nghe Nhân giả đã giải thích nghĩa về bốn giáo của tông, có thể như vậy sao?

Tôi nói: nghĩa của bốn giáo được giải thích ở đây có quan hệ mật thiết với năm thời tám giáo, mười phương ba đời pháp Đại Tiểu thừa đều thâu nhiếp trong đó, đâu có thể dẫn ra bàn về nguồn gốc của nó ư?

Khách nói: Nếu như vậy, thì có thể dùng bốn giáo này, lược nói về Phật tánh, vô tình, hữu vô, tâm tạo, tâm biến có đầy đủ không?

Tôi đáp: lược nói trong hạn cục ấy cũng đủ rồi, đâu cần phải nói từ tạng trước của kinh Pháp Hoa chung ba thừa đều chưa: rõ tánh, người Nhị thừa sở giáo, còn Bồ-tát thì không thực hành, chỉ riêng người sơ tâm giáo quyền lý thật. Vì giáo quyền nên tánh chưa rõ hoàn toàn. Cho nên bảy hạng người này có thể nói vô tình không được nói hữu tình. Đối với người viên dung hiểu biết lý từ đầu đến cuối không hai. Ngoài tâm không có cảnh mà chỉ có tình và vô tình. Trong hội Pháp Hoa, tất cả chúng đều không ngăn cách, cây cỏ và đất đai đâu có gì khác. giở chân cất bước đều hướng về bảy báu, chấp tay trong cái bùng ngón tay đều thành nhân Phật, cùng với một lời hứa ba lần không trái với ý chí ban đầu, há đến ngày nay nói vô tình lại không nói tâm tạo tâm biến, đều xuất phát từ đại tông ư? Người Tiểu thừa có nói đến mà không có lý này. Nhưng trong các tông, các tên gọi ấy nghĩa tuy đồng nhưng cũng có chút khác nhau. Có cộng tạo y báo mỗi mỗi tạo chánh báo, có cộng tạo chánh báo mỗi mỗi tạo y báo, chúng sinh mê muội nên mới cho là tự nhiên tạo, như trời Phạm Thiên, tạo rồi cho là tình và vô tình. Vì tên tạo vẫn chung, nên nói là tâm biến, tâm biến cũng lại là chung, nên nói thể đầy đủ. Vì xưa nay thể của tâm vốn biến, nên thể của Phật cũng biến do sinh tánh biến. Biến có hai thứ:1/. Biến rộng; 2/. Biến hẹp, cho nên nó tạo chung cho cả bốn. Nghĩa biên có hai: nghĩa là đầy đủ chỉ có viên và riêng là hậu nghị. Nên trong tạng tạo chung thành sáu, riêng viên tạo thành mười. Sáu và mười ở đây bao gồm hết cả giáo pháp Đại Tiểu thừa, do sự quán xét hiểu khác nhau nên sáu và mười mỗi mỗi pháp thành hai thứ khác nhau. Ở trong tạng thật ra thấy có sáu, thấy chung thì không sinh, thấy riêng thì trước sau sinh diệt (tức người thấy nó là mười), thấy viên sự lý một niệm đầy đủ. Luận khởi hai giáo tợ như nhau, rõ ràng đây đủ, chỉ có giáo là không rõ ràng; chủng loại đầy đủ nghĩa lý như nhau, ở đây không thể trình bày ra. Nên Phật tánh riêng diệt thấy cả chín phương, người viên dung thì thấu đạt chín cõi ba đường, nghĩa là thấy ba đức kia tròn đầy, thể tánh cùng khắp.

Khách nói: làm sao thâu nhiếp được y chánh, nhân quả?

Tôi đáp: với một nhà đã lập luận cảnh ấy khó nghĩ bàn, lý ở trong một niệm đầy đủ ba ngàn. Nên nói trong một niệm có đầy đủ nhân quả, phàm thánh, đại tiểu, y chánh, mình và người. Vì những chỗ đã biến hiện đều có ba ngàn, mà tánh của ba ngàn này trong đó có lý, chẳng phải hữu vô, hữu vô là tự nhiên, vì sao? Vì đều là thật tướng, pháp thật tướng tự nhiên đầy đủ các pháp, các pháp tánh pháp tự nhiên vốn vô sinh. Nên tuy có ba ngàn mà không có, hợp mà không lẫn lộn, lìa mà không phân chia, tuy cùng khắp mọi nơi cũng không nơi chốn.

Khách hỏi: lý ấy phải như vậy, kẻ hèn này hết sức kính phục ông, nên cho là nương giáo là thông y cứ các bộ, và cho là chuyên chú ở một kinh sao?

Tôi đáp: câu hỏi này rất hay, có thể khiến cho lý ấy mãi mãi bền vững, tuy thông suốt y cứ tất cả đại bộ, và đích chỉ cảnh mầu nhiệm xuất phát từ kinh Pháp Hoa. Nên đâu phẩm Phương tiện. Đức Phật khen ngợi chư Phật mười phương ba đời đã được pháp mầu nhiệm. Cho nên thật tướng các pháp bình đẳng như vậy, biết tướng bình đẳng tức là chuyển sang giải thích thật tướng các pháp. Vì có các pháp nên có tướng bình đẳng, vì thật tướng nên tướng bình đẳng đều như vậy; thật tướng, vô tướng tướng bình đẳng cũng đều như vậy.

Khách hỏi: vì sao nói có ba ngàn?

Tôi đáp: Thật tướng phải là các pháp, các phắp phải hẳn là mười như, mười như phải là mười cõi, mười cõi hẳn là thân cõi. Lại theo đại kinh cho đến đại luận, mà lập ba thế giới nên có ba ngàn, đầy đủ như trong chỉ quán và Quảng Ký. Nên biết nhân quả phàm thánh thường đầy đủ ba ngàn. Cho nên khen ngợi rằng: chỉ có Phật và Phật mới hiểu thấu nhau, các thế giới ở mười phương như lúa mạ, người Nhị thừa như cát sông Hằng, Bồ-tát bất thôi hoàn toàn không thể hiểu chút nào về nghĩa này, đây chính là chỉ có bảy hạng người ở trước. Cho nên ông đích thân ba lần hết lòng thưa thỉnh, chư Phật mười phương ba đời mở bày, Đức Thích-ca cũng đồng như vậy không có hướng nào khác. Cổ xe lớn được thí dụ như thế, việc đời trước hiểu bày như thế, thọ mạng dài lâu vô lượng, vốn do đây mà chứng được, nguyên nhân bại hoại cũng theo đây mà ghi nhớ, các Bồ-tát dứt bỏ nghi ngờ, đạo pháp thêm lớn, khởi đầu mới phát tâm kết thúc xong Bổ xứ, đâu có con đường nào khác ma chẳng nương tựa vào đây. Do bốn thời trước kiêm luôn những bộ đối đáp chưa rốt ráo, nên suy ra công Pháp Hoa, Niết-bàn gồm cả quyền ý như ở trước đã nói, nên biết Nhất thừa thập quán tức là chánh thể của tam-muội Pháp Hoa. Chánh nhân Phật tánh do đó mà quả dụng, liễu duyên hành tánh do đó mà hiển bày, liễu duyên tánh đức từ đó cũng được mở mang. Niết-bàn chân thật y theo đây mà dẫn dụ, cỗ xe lớn của Pháp Hoa cũng từ đó mà ra, ý các Đại thừa y theo sự trình tự rất dễ biết. Ông nghe được điều đó, có thể cho mình siêng năng gieo trồng từ lâu nên quen với nó không để cho tàn lụi, cầu mong ông gặp được chư Phật ở đời vị lai.

Vì thế khách buồn vui lẫn lộn nói: dù bỏ thân mạng xương tan thịt nát, cũng nguyện xin báo đền, chỉ vì nghĩa này tùy phương chuyển nói, để báo đền công ơn ấy phải làm như thế nào?

Tôi nói: Đức Phật có dạy bảo do đó có thể lấy đó làm khuôn phép, trong kinh nói: nếu chỉ khen ngợi Phật thừa bỏ mặc chúng sinh chìm trong bể khổ, ta thà không nói pháp, sớm vào Niết-bàn. Suy tư tìm tòi phương tiện trước cho Tiểu thừa, sau cho Đại thừa, đây chính là dùng

Thiên hỗ trợ Viên mới cho là nói. Lại nói: vì người xấu ác ở đời vị lai hủy pháp mà đọa đường ác, chí cầu Phật đạo, rộng khen ngợi đạo nhất thừa, đây là người tốt mới cho là nói. Nhưng cuối cùng lại không biết căn cơ giáo hóa, cũng có thể như trong hạnh an lạc chỉ lấy cái đại đa số để đáp, cũng có thể như không biết tự trọng gốc lành mà tăng thêm mầm độc hại. Nên trong kinh Thủ-lăng-nghiêm người nghe phỉ báng rồi mới được lợi ích, như người ngã xuống đất rồi từ đất đứng dậy, nên đem tâm đại Bi không phiền não đối với người khác nói, ông nên theo thời quán xét dáng dấp được không? Sẽ hộ được ý kia và thuận theo hoài bão của Phật. Nếu có chúng sinh não chưa rõ quyền giáo, đến chỗ ông thì trước ông nên nói rằng: mình từ vô thỉ đến nay chỉ có phiền não nghiệp khổ mà thôi, thì đây hoàn toàn là lý tánh ba nhân, do chưa phát tâm chưa từng gia hạnh, nên liễu tánh duyên đồng tên chánh nhân, và nói chúng sinh đều có chánh tánh. Đã tin vào tâm có tánh này rồi, kế đến hiển bày tánh này không ở trong, không ở ngoài, cùng khắp hư không, ngang bằng với pháp giới của chư Phật. Cho nên, tánh cùng khắp này đầy đủ các thân của chư Phật, một thân là tất cả thân, như cảm vời cõi của chư Phật nào, cảm một cõi tức vời tất cả các cõi khác. Tướng thân cõi tức la nói đến thân đến cõi, ở trong pháp Đại, Tiểu thừa phần nhiều cũng giống như vậy. Vì có tánh kia nên gọi là có tánh, như người thế gian nói: chúng sinh chỉ có tánh thanh tịnh, gia tu muôn hạnh là công dụng thể, nên khi đạt được quả mới có đại dụng, đây mới chính là Phật có tánh chúng sinh, không gọi là chúng sinh có tánh Phật.

Ba không khác nhau, đây là lời nói có chứng cứ, dựa vào lời của người nói chớ theo giáo này. Nếu nói chúng sinh có tánh chánh nhân và Pháp thân v.v.…, thì không cho là báo hóa thân v.v.…, còn đã trở thành chúng sinh cho là chúng sinh. Loài nào nếu ngoại trừ báo thân hóa thân vẫn là chúng sinh. Lại nói Pháp thân bằng với có báo thân hóa thân, nếu Pháp thân chẳng ngoài báo hóa, thì nương theo lời nói ấy cần hết tất cả. Nay hiển bày đây có là hiển bày chủng tánh, hiển bày cùng khắp là hiển bày thể lượng, hiển bày đầy đủ là hiển bày thể đức. Đả hiển bày ba thứ rồi, kế đến khiến duyên đối với mỗi thể Tam bảo phát bốn thệ nguyện rộng lớn, kế là thọ luật nghi thanh tịnh của Bồ-tát, mỗi duyên hướng về lý tánh ba nhân, tu hành thệ nguyện. Như hướng về chỗ nghe mỗi pháp đều nối nhau, đời đời sinh ra ở chỗ nào đều làm thân trời người, gặp Phật nghe pháp mà được giải thoát. Nếu ai đã rõ phương tiện giáo rồi, hoặc nghe hoặc hành, hoặc hàng phục, hoặc dứt trừ, tùy theo chỗ đắc mà hiển bày thể đầy đủ, nên kinh nói: Chổ các ông đã hành là đạo Bồ-tát, nên năm chướng trong kinh Pháp Hoa khai quyền, mỗi kiểu nói pháp này đều là một Phật, chúng sinh nghe xong đều được chủng trí, phân tâm giải thích cho họ hiểu, tùy nghi giáo hóa. Một lần quán tâm, là từ tâm hiển, nếu người sợ giáo khởi tranh chấp, phải nên nói rằng: Nghe rồi thành hạt giống không dám khinh ông, các ông thành đạo đều sẽ thành Phật. Nên Đại sư dạy bảo ngọn nguồn rằng: Phật pháp không thể nghĩ bàn, chỉ có tướng giáo nhiệm mầu, hành Nhị thừa và Bồ-tát còn chưa thể suy lường được, huống chi là phàm phu, muốn phám đóan được việc này, thí như người mù phân biệt tướng mặt trời. Muốn phán đoán được cõi hư không, tất cả các hình sắc, mà cho mình liễu đạt được, thì rốt ráo không có việc ấy. Cho nên người có trí, thường sinh tâm hổ thẹn, tự trách mình vô minh ám chướng, xả bỏ mọi lý luận tranh chấp. Đại sư đích thân chứng phán rồi tự khiêm nhường cho dẫn dụ các hậu bối. Nay tôi chỉ nương theo nhà tập tông đồ này, hướng dẫn cho ông, chẳng phải bậc thầy mà mình đã gặp, ông cũng thuận theo giáo lưu hành như vậy.

Cho nên khách vui mừng cung kính lãnh thọ, từ đó về sau suốt đời ông luôn vâng giữ lời dạy này, ở đâu ông cũng tuyên dương rông rãi không trái lời dạy, sửa sang y phục, khoan thai lễ bái rồi lui ra, bỗng nhiên thức giấc, người hỏi người đáp, những đều hỏi đáp ấy, đều không có sỡ đắc.