HOA NGHIÊM NHẤT THỪA GIÁO NGHĨA PHẬN TỀ CHƯƠNG

SỐ 1866

QUYỂN 02

Tác giả: Sa-môn Pháp Tạng chùa Đại Tiến Phước, đời Đường.

9/ Nói về các giáo được giải thích khác nhau:

Lược có mười môn vì nghĩa khác nhau nên năng thuyên kia khác nhau chẳng phải một: ngoài ra đều có nói riêng, một là tâm thức sở y; chủng tánh Phật; hạnh vị; thời gian tu hành; thân tu hành; dứt hoặc; nhị thừa hồi tâm; nghĩa tướng Phật quả; cảnh giác nhiếp hóa; thân Phật thâu hóa.

Tâm thức khác nhau: Tiểu thừa chỉ có sáu thức, chia thành tâm, ý, thức. Như trong luận Tiểu thừa nói: chỉ biết được tên của thức A-lạida. Kinh Tăng Nhất nói: theo Thỉ giáo, chỉ hiểu một phần nghĩa sinh diệt của thức A-lại-da. Vì chưa dung thông được chân lý, chỉ nói ngưng trệ không làm. Vì thế y cứ sự sinh diệt duyên khởi lập A-lại-da, có từ hạt giống nghiệp, thức dị thục báo là nơi nương tựa của các pháp, từ phương tiện dần hướng đến chân lý, vì thế huân tập là không, như kinh Giải Thâm Mật dạy: Bồ-tát trong ngoài không thấy tạng trụ, không thấy huân tập, không thấy

A-lại-da, không thấy thức A-lại-da, không thấy A-đà-na, không thấy thức A-đà-na, như thế được gọi là Bồ-tát khéo léo dùng phương tiện. Như Lai xây dựng tâm, ý, thức bí mật, khéo léo ở đây. Trong Du-già cũng nói như vậy. Giải thích: Từ chỗ không thấy v.v… lập tâm ý v.v… khéo léo, nên tướng sinh diệt của A-lại-da là mật ý để không chấp trên ngôn ngữ, đưa về chân như. Theo Chung giáo, từ thức A-lại-da hiểu được hai phần nghĩa lý sự dung thông, cho nên trong luận chép: bất sinh bất diệt và sinh dứt hòa hợp chẳng phải một, chẳng phải khác, là thức A-lại-da. Chân như huân tập tạo thành thức này, khác với thuyết do hạt giống nghiệp sinh của giáo trước. Kinh Lăng-già dạy: Như Lai tạng huân tập hạt giống ác từ vô thỉ nên thành Tạng thức. Như Lai tạng thọ khổ vui, cùng sinh diệt với nhân. Như Lai tạng là thức Alại-da, có cùng với bảy thức vô minh. Luận Khởi Tín chép: tâm tự tánh thanh tịnh, vì gió vô minh thổi động thành tâm nhiễm, như thế chẳng phải một.

Hỏi: chân như đã là pháp thường vì sao lại nói tùy huân tập mà có sinh diệt? Đã là sinh diệt làm sao thường như?

Đáp: Chân như là thường, chẳng phải thường của ngôn ngữ. Vì sao Phật dạy chân như là ngưng trệ? Vì khi tùy duyên hành sự vẫn không mất tự thể nên là thường, là thường của vô thường, là thường không nghĩ bàn, chẳng phải là sự ngưng trệ không làm như người đời thường hiểu. Kinh Thắng-man dạy: không nhiễm mà nhiễm là tùy duyên làm mọi việc; nhiễm mà không nhiễm là khi tùy duyên thể tánh vẫn không mất. Từ ý đầu có Tục đế, từ nghĩa sau có Chân đế. Như thế chân tục chỉ có hai nghĩa, chẳng phải hai thể. Tương dung hòa hợp không chấp trước. Luận dạy: trí chướng mù mờ là chấp có chân tục, chân như có hai nghĩa như pháp tướng khác nhau trong Thỉ giáo nói về một phần nghĩa thường như. Theo Chung giáo y cứ thể tướng dung thông nói hai phân nghĩa không hai (nói rộng như trong luận Khởi Tín Nghĩa ký). Kinh Thập Địa chép: Ba cõi luống dối do tâm tạo rời Nhiếp luận y cứ nghĩa của Thỉ giáo để giải thích các thức Alại-da. Thập Địa luận y cứ Chung giáo để giải thích Đệ nhất nghĩa chân tâm. Kinh Đạt-ma giải thích: Giới nghĩa là nhân, tức là hạt giống. Luận Bảo Tánh y cứ Chung giáo giải thích: Tánh này là Như Lai tạng tánh, từ tánh này có các cõi. Kinh Thắng-man dạy: Từ Như Lai tạng có sinh tử, từ Như Lai tạng có Niết-bàn. Vì thế hai môn khác nhau, theo Đốn giáo tất cả pháp đều từ một tâm chân như, không có tướng khác nhau, vượt ngoài suy nghĩ nói năng, như pháp môn không hai mà ba mươi hai Bồ-tát nói trong kinh Duy-ma. Chính là nghĩa nhiễm tịnh dung hợp ở Chung giáo và là pháp không hai vượt trên ngôn ngữ mà Tịnh Danh hiển bày. Vì tất cả tướng nhiễm tịnh đều dứt không có hai pháp, dung hợp xen lẫn. Không thể nói là không hai. Theo Viên giáo là biển tánh tròn sáng, pháp giới duyên khởi, tự tại vô ngại, một là tất cả, tất cả là một, chủ thể, khách thể dung hợp, vì thế đưa ra mười tâm để biểu hiện sự vô tận, như phẩm Ly thế gian và Cửu địa. Trong một tâm tánh khởi của pháp giới đủ mười đức như phẩm Tánh Khởi. Đó là y cứ Biệt giáo. Theo Đồng giáo, chấp là tâm thức mà các giáo trước đã nêu. Vì sao? Vì đó là phương tiện, từ đó mà có xét sẽ biết.

Hỏi: Vì sao từ một tâm mà các giáo đưa ra nhiều nghĩa khác nhau?

Đáp: Điều này có hai nghĩa: y cứ theo pháp; y cứ theo cơ. Pháp: vì một tâm duyên khởi sâu xa này có năm nghĩa nên các bậc Thánh nhân tùy cơ dùng một nghĩa để hóa độ chúng sinh: nghĩa có từ tên như Tiểu thừa giáo; lý từ sự như Thỉ giáo; lý vô ngại như Chung giáo; sự từ lý hiển như Đốn giáo; biển tánh đủ đức như Viên giáo nghĩa là không rời gốc nhưng đủ ngọn, không mất ngọn, nhưng luôn là gốc năm nghĩa dung thông từ một tâm. Cơ: có người hiểu tên mà không hiểu nghĩa, như Tiểu thừa giáo; hiểu tên và hiểu một phần nghĩa như Thỉ giáo; hiểu tên hiểu nghĩa như Chung giáo; hiểu nghĩa không chấp tên như Đốn giáo; hiểu danh nghĩa vô cùng như Viên giáo (có nói rộng trong Duy thức) chủng tánh khác nhau; theo Tiểu thừa có sáu chủng tánh: thoái, tư, hộ, trụ, thăng tiến và bất động. Trong tánh bất động có ba bậc: bậc trên là chủng tánh Phật, bậc trung là tánh Độc giác, bậc dưới là tánh Thanh văn như Xá-lợi-phất. Tuy ở đây nói Phật có chủng tánh Phật nhưng chẳng phải là tánh đại Bô đề vì không nói về công dụng ở đời vị lai của công đức Phật, vì thế theo giáo này ngoài Phật ra tất cả chúng sinh đều không có tánh đại Bồ-đề (như Tiểu luận). Theo ba thừa chủng tánh có ba thuyết: Thỉ giáo y cứ pháp hữu vi vô thường mà lập chủng tánh, nghĩa là không cùng khắp ở tất cả hữu tình vì thế trong năm chủng tánh có một phần chúng sinh vô tánh. Luận Hiển Dương chép: thế nào là chủng tánh khác nhau, năm đạo lý, tất cả cõi khác nhau, hoặc cõi hiện tại chẳng phải là pháp Niết-bàn. Không đúng lý! Vì pháp vốn như vậy, từ thời vô thỉ đến nay tất cả hữu tình có năm chủng tánh, chủng tánh thứ năm không có nhân công đức xuất thế, không bao giờ diệt độ. Vì thế công đức lợi ích hữu tình của chư Phật vô tận. Luận Du-già có hai chủng tánh: bản tánh trụ; và tập sở thành. Bản tánh trụ: các Bồ-tát có đủ tướng cao siêu của sáu xứ, ta từ vô thỉ đến nay vẫn vậy. Tập sở thành là do tu tập pháp lành. Bản tánh chính là ý xứ trong sáu xứ, tức là tánh củng tánh, tánh bản giác của thức A-lại-da. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: Huân tập nghe hòa hop và tánh giải trong thức A-lại-da, các bậc Thánh đều lấy đó làm nhân. Nhưng Du-già lại ghi: đã chủng tánh mới có thể phát tâm, như thế đủ hai pháp tánh tập mới là một chủng tánh, vì vậy hai duyên khởi này không phải hai, nếu thiếu một thì không thành, cũng không thể nói tánh là trước tập là sau. Chỉ có thể nói là đạt đến mức kham nhận được mới có thể y cứ bổn nói về chủng tánh, y cứ tu tập nói về tập chủng. Tuy có hai nghĩa nhưng chẳng phải là hai việc. Như Nhiếp Luận chép: hai nghĩa hòa hop thành một nhân nên biết được.

Hỏi: Hai chủng tánh này và tập chủng tánh chủng trong sáu chủng tánh của Nhân Vương và Bổn nghiệp có gì khác nhau?

Đáp: kinh ấy phần lớn y cứ vào vị, sơ tập là tập chủng, tích tập lâu là tánh chủng. Vì thế cho rằng Tập chủng thuộc mười trụ, tánh chủng thuộc mười hạnh, ba hiền trước chỉ gọi là Thiện thú, không gọi là Chủng tánh. Theo Du-già: huân tập lâu là Tập chủng, cái gốc là tánh chủng. Hai chủng này không có đầu, giữa, cuối. Vì khế kinh dạy: tập thành tánh; luận chép: từ tánh khởi tập. Hai cái giúp đỡ cho nhau, tạo nên nhau, chẳng phải là hai tướng. Kết hợp cả kinh luận ý nghĩa mới trọn vẹn. Kinh dạy: chủng tánh có sau khi phát tâm; theo luận: chủng tánh có trước khi phát tâm. Vì sao? Vì đến khi đạt vị chủng tánh mới hiển hiện hiện, cho nên kinh nói: trong vị ba hiền, nhưng công năng đó phải có sở y, vì vậy trong luận phải có công năng mới đạt vị. Kinh không trái luận, nghĩa là phải có tánh mới có công năng, luận không trái kinh mà cũng là nêu ý nghĩa để dung thông nhau.

Hỏi: Vì sao biết chủng tánh đến địa vị kham đạt?

Đáp: theo luận: chủng tánh đã đủ tập, tánh; đã có tập thì đã có tu hành, nếu đã tu hành thì sẽ đạt vị. Nếu từ phàm phu đến các vị mà không có khoảng thời gian tu tập thì làm sao có vị tu. Vì phàm phu không tu tập, đạt vị mới tu tập (từ Nhị trụ trở lên). Bởi vậy phàm phu phải tu tu tập đến khi đạt vị tánh tập mới dung thông thành chủng tánh.

Hỏi: Phải đời có tập mới có tánh, phàm phu chưa có tập chẳng lẽ không có tánh sao? Nếu không thì sau cũng không thể có, trước không sau có, chẳng phải là tánh chủng. Nếu không tập mà có tánh thì không đúng, luận không nói thế.

Đáp: Hai pháp ấy đã là duyên khởi, vì thế khi không có tập thì không có tánh, vì thế mới có hữu tình vô tánh. “Trước không sau có chẳng phải chủng tánh”. Ý này cũng không đúng vì trước phải có tánh thì tập mới thành. Phàm phu chưa tập nên không nói tánh, về sau đã có tập không còn gọi là vô tập. Vì thế phải thành tập mới nói về tánh, tùy theo các thừa tập hạnh gì mới nói về Tánh.

Hỏi: Nếu thế thì chỉ có một tánh bất định vì sao nêu đến năm chủng tánh khác nhau?

Đáp: Vì nghĩa này mà lập ra năm tánh. Vì sao? vì tu tập sáu độ xong mới đạt chủng tánh Bồ-tát. Nếu tập hạnh Tiểu thừa, đến vị Nhẫn thành tánh Thanh văn. Vì vậy Trí Luận chép: Noãn, Đảnh, Nhẫn là Tánh địa. Kinh Thiện Giới chép: đạt được pháp đệ nhất là vị thứ hai. Bởi vậy ba căn lành trước thuộc vị chủng tánh. Theo luận Câu-xá: Được vị thiện căn thuận giải thoát phần mới có tánh. Thuận theo giải thoát phần là định cảm quả Niết-bàn. Sau khi pháp lành sinh, hữu tình ấy mới được gọi là có pháp Niết-bàn trong thân (Độc giác cũng vậy) từ đó có chủng tánh Ba thừa. Nếu trong ba hạnh chỉ tu một hạnh, chưa đạt bổn vị thì gọi là chủng tánh bất định. nếu không tu hạnh nào thì gọi là không có chủng tánh. Bởi thế chủng tánh các thừa đều y cứ vào tập mà nói.

Hỏi: nếu ngu vị không tập thì không có tánh, sau khởi tập làm sao có tánh?

Đáp: Có tập chẳng phải là vị vô tập vì thế có tập là thường có, không tập là thường không. Đã không cho, vô tập là tập thì cũng không cho vô tánh là tánh. vì phân vị khác nhau, như kinh Niết-bàn dạy: trong ba hạng người rốt ráo phải chết, dục như Nhất-xiển-đề không có Phật tánh. Này người thiện nam! Xiển-đề nếu gặp thầy lành, Bồ-tát, Phật, nói pháp sâu mầu thì cũng như không gặp, đều không được lìa tâm Xiểnđề. Vì sao? Vì gốc lành đã dứt, Xiển-đề cũng có thể đạt quả vô thượng Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu phát tâm Bồ-đề thì sẽ không còn tánh Xiển-đề. Này người thiện nam! Vì nhân duyên gì nói Xiển-đề đạt quả vô thượng Bồ-đề như mạng đã hết. Như vậy từ vị trước sau có không, định bất định khác nhau. Theo Chung giáo y cứ tánh chân như lập chủng tánh, nghĩa là tất cả chúng sinh đều có tánh. Trí luận chép: đá trắng có tánh bạc, đá vàng có tánh vàng, nước có tánh ướt, lửa có tánh nóng, tất cả chúng sinh đều có tánh Niết-bàn. Vì tất cả vọng thức đều đưa về chân tánh. Kinh dạy: Chúng sinh đều có tâm. Đã có tâm thể sẽ đạt quả Vô thượng Bồ-đề. Vì thế ta thường nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.

Hỏi: Theo câu hỏi: Nếu có tâm thì đạt quả Bồ-đề, Phật có tâm nên cũng đạt. Nếu nói Phật có tâm nhưng không đạt thì chúng sinh vô tánh dù có tâm nhưng cũng không đạt.

Đáp: Trong kinh có phân biệt: Chỉ nói chúng sinh có tâm không nói Phật, vì thọ sinh ở cõi này khác, nên gọi là chúng sinh khác với Phật.

Hỏi: Nếu đều có tánh thì vì sao lập vô tánh trong năm chủng tánh?

Đáp: Trong luận đã giải thích. Luận Bổn tánh trình bày: Vì sao từ xưa đến nay cứ cho là Xiển-đề không có tánh Niết-bàn, không nhập Niếtbàn? Vì muốn chỉ nhân hủy báng pháp Đại thừa. Vì sao? Vì muốn chuyển tâm những người hủy báng pháp Đại thừa nên nói như vậy. Xiển-đề thật có Phật tánh thanh tịnh. Luận Phật Tánh chép: hỏi nếu thế thì vì sao Phật nói chúng sinh không trụ tánh, không bao giờ Niết-bàn.

Đáp: Ai hủy báng Đại thừa là tạo nhân Xiển-đề, vì muốn chúng sinh bỏ pháp ấy. Nếu tạo nhân Xiển-đề thì mãi mãi trôi lăn, vì nghĩa này nên kinh dạy như thế. Nếu theo đạo lý, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh thanh tịnh. Nếu người không được bát Niết-bàn, thì không có việc đó, cho nên

Phật tánh quyết định, lìa có, lìa không. Giải thích: Luận này, ở trước phá vô tánh nên phần sau nói: Ngoại đạo có những lỗi như: Vốn có là có, vốn không là không, có không thể diệt, không chẳng thể sinh, vì chấp kiến nên nói về nghĩa vô tánh, trong Chung giáo tất cả đều có tánh, làm sao nhiếp chung được?

Đáp: Trong luận giải thích, Phật tánh luận quyển hai chép: Vì sao có kinh nói chúng sinh Xiển-đề quyết không có tánh Niết-bàn. Nếu thế hai kinh trái nhau, một là liễu, một là bất liễu nên không trái nhau. Giải thích: Theo Tiểu thừa chỉ Phật mới có Phật tánh, người khác không có. Trong Thỉ giáo ba thừa hơi khác Tiểu thừa là nhiều người có, nhưng vẫn có một phần vô tánh, vì thế trong luận xem đó là quyền biến, chẳng phải là liễu nghĩa.

Hỏi: Theo Chung giáo tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, tức là chúng sinh dù nhiều vẫn có thể hết. Nếu thế vị thành Phật sau cùng không có chúng sinh để độ, không có chúng sinh để độ thì hạnh lợi tha thiếu. Thiếu hạnh lợi tha thì không thể thành Phật như thế đoạn tận công đức lợi tha của chư Phật. Nếu bảo tất cả chúng sânh đều thành Phật mà chúng sinh không cùng tận thì tự mình trái với mình. Vì không đoạn hết chúng sinh thì không thành Phật. Hơn nữa, Phật độ vô số chúng sinh, chúng sinh có bớt không? Nếu có bớt thì sẽ có lúc hết, có bớt mà không hết thì nghịch lý. Nếu không bớt thì không diệt độ, có diệt độ mà không bớt thì trái lý. Với các đạo lý như thế, luận Phật Địa kiến lập hữu tình vô tánh, không có những lỗi trên, vì sao?

Đáp: Nếu bảo chúng sinh vì có tánh nên độ thành Phật, người cho là hết thì thấy chúng sinh giảm bớt, chúng sinh giảm bớt thì Phật tăng thêm, nên thấy cõi Phật tăng. Sự thấy biết thêm bớt ấy chẳng phải là chánh kiến, vì thế không có thêm bớt. Kinh dạy: Xá-lợi-phất! Người tà kiến lớn nhất là người thấy chúng sinh có thêm có bớt, vì chánh kiến chấp ấy nên nói một phần hữu tình vô tánh. Vì không bớt nên không lìa kiến chấp thêm bớt. Vì sao? Vì người ấy thấy hữu tình đều thành Phật và thế là thấy thường đoạn. Vô tánh không thành Phật nên thấy thường, thấy thêm. Vì không hiểu cõi chúng sinh. Kinh dạy: Tất cả phàm phu ngu si không hiểu đúng về pháp giới không thấy đúng một pháp giới, khởi tâm tà kiến cho rằng cõi chúng sinh thêm, bớt. Kinh Văn-thù Bátnhã dạy: Nếu một Đức Phật trụ đời một kiếp, hoặc hơn một kiếp, trong một cõi Phật lại có vô số Phật và suốt một kiếp hoặc hơn một kiếp ấy mỗi Đức Phật thường giảng tâm pháp, độ vô số chúng sinh nhập Niếtbàn mà cõi chúng sinh không hề thêm bớt, chư Phật trõng các cõi nước ở mười phương cũng thế. Mỗi Đức Phật đều nói pháp độ vô số chúng sinh nhập Niết-bàn thì cõi chúng sinh vẫn không thêm bớt. Vì sao? Vì chúng sinh không có tướng định, nghĩa là cõi chúng sinh như hư không dù người đạt được vô số thần thông bay vào hư không để tìm biên giới vẫn không thể thấy được. Không phải bay không hết thì chẳng được gọi là du hành, chẳng phải hễ du hành là tìm đến biến giới. Đạo lý ở đây cũng thế, chẳng phải chứng đắc là khiến cho hữu chung, chẳng phải vô chung mà nói có vô đắc. Vì thế mọi câu hỏi đều đáp thông suốt. Hơn nữa, công đức lợi tha của các Đức Phật không cùng tận, lập một phần chúng sinh vô tánh là để chư Phật chỉ có công đức lợi tha biến hóa, đoạn công đức tùy tha thọ dụng. Vì không có Bồ-tát chứng các địa. Trong hóa tha cũng chỉ có đoạn thô, chưa có đoạn tế vì không có người đạt Nhị thừa vô lậu. Từ nay về sau các Đức Phật không thể nói ba thừa giáo vì không có ai đạt Thánh vị, tức là đoạn đồng thể đại bi chư Phật. Nếu bảo rằng có tánh là có đoạn tận, e Đức Phật sau cùng thiếu hạnh lợi tha nên lập một phần vô tánh song Đức Phật ấy chưa trọn vẹn hạnh lợi tha, vì không có chúng sinh nào đạt quả Thánh. Vì trong hai hạnh tự lợi lợi tha của Bồtát, Phật, hạnh lợi tha là quan trọng nhất làm gì có việc không độ một ai thành Thánh quả mà tự mình thành Phật? Trong nguyện rộng lớn có câu: độ tất cả chúng sinh thành Bồ-đề, có độ thoát tất cả hạnh nguyện mới không luống dối. Nhưng chúng sinh không bao giờ hết nên nguyện không đoạn, nếu không như thế thì trái với bổn nguyện. Hạnh nguyện dối mà thành Phật thì không đúng, vì thế tuy tránh những lỗi trên để lập vô tánh, không thể nói vẫn có lỗi. Vì vậy vô tánh chẳng phải là liễu nghĩa rốt ráo.

Hỏi: Chủng tánh là hữu vi. Vì sao? Ở đây nêu chân như là chủng tánh?

Đáp: Vì khi chân như hòa hợp với nhiễm pháp thành bản thức thì trong chân có nhân bản giác vô lậu nội huân chúng sinh nghịch lưu, đạt được chủng tánh. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương cho đó là giải tánh trong Lê-da. Luận Khởi Tín nói đó là bản giác trong hai nghĩa là Lê-da. Hơn nữa, Như Lai tạng đủ vô lậu, thường xuyên huân tập chúng sinh, thành nhân pháp tịnh. Luận Thật Tánh chép: Tánh chân như. Kinh Lục căn Tụ ghi: sáu căn vốn từ vô thỉ là thể của các pháp. Giải thích: Vì chân như chung cho tất cả pháp. Nay bỏ phi tình nên từ trong số sáu xứ chúng sinh hiểu lý chân như rốt ráo, đó là tánh chủng tánh, giống trong Du-già, song Du-già y cứ Thỉ giáo vì lý được nói từ sự thô tướng, từ sự hiểu chủng tánh. Trì Địa chép: Ta đã nói về tướng thô của chủng tánh. Trong luận Bảo Tích, y cứ vào Chung giáo này, sự lược thuyết từ lý sâu tế, y cứ vào chân như làm rõ tánh chủng tánh. Luận Phật Tánh chép: Tâm tự tánh thanh tịnh gọi là đạo đế. Kinh Niết-bàn dạy: Phật tánh là Đệ nhất nghĩa không, Đệ nhất nghĩa không là trí tuệ. Đó là điều y cứ từ trí tánh bản giác nêu tánh chủng. Tập chủng cũng có từ chân như. Nhiếp luận nêu: đa văn huân tập, từ pháp giới thanh tịnh. Luận Khởi Tín ghi: Hai thể tướng lớn của chân như là nhân nội huân. Vì năng lực huân tập nên khi hết vô minh thì hòa hợp không hai, chỉ có một chân như. Theo Đốn giáo: chân như lìa ngôn ngữ, tướng dụng của chủng tánh, không phân biệt sự khác nhau của chủng tánh và tập. Vì các pháp không có hai tướng. Kinh Chư Pháp Vô Hành chép: Vì sao gọi đó là Chủng tánh? Này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả chúng sinh đều là một tướng, không sinh khởi, vượt ngoài tên gọi, không có giống khác, đó là chủng tánh (xét sẽ rõ). Trên đây đã trình bày xong về Ba thừa. Theo Nhất thừa, có hai thuyết: Tổng hợp các giáo trước để nói về chủng tánh, có đủ chủ thể, khách thể thành tông. Vì đồng giáo nên có phương tiện; y cứ vào biệt giáo chủng tánh sâu xa, nhân quả không hai; đủ y, chánh, khắp ba đời, tóm thâu tất cả lý sự giải hạnh, vốn đã dứt hết, đã thành tựu. Đại kinh chép: Chủng tánh Bồ-tát sâu xa rộng lớn như pháp giới hư không. Nếu theo môn sáu nghĩa quyết định trong mỗi vị của năm vị là chủng tánh, thì pháp này được gọi là quả tướng. Vì nhân quả đồng thể, chỉ một tánh (nói rộng như trong kinh).

Hỏi: Vì sao chủng tánh trong các giáo khác nhau?

Đáp: Ở đây có hai nghĩa: y cứ theo pháp để nói về sự ẩn hiện thâu nhiếp lẫn nhau; y cứ vào căn cơ để nêu đạt pháp. Nghĩa một: Vì chủng tánh do duyên khởi vô ngại, đủ năm nghĩa môn, cho nên các giáo trình bày về một môn, tùy cơ nhiếp hóa, nghĩa không trái nhau, năm nghĩa môn là gì? Tùy chấp phi hữu môn: như thuyết Tiểu thừa; Tùy sự khuy doanh môn như thuyết của Thỉ giáo; Tùy lý biến tình môn như Chung giáo; mộn Bặt tướng lìa lời như Đốn giáo; tự tánh chứng đắc môn như Viên giáo. Nghĩa tuy có năm nhưng chủng tánh viên thông dung nhiếp đủ ẩn hiện. Nghĩa thứ hai: Hoặc tất cả đều không, chỉ Phật có Tiểu thừa; hoặc tất cả đều có trừ cỏ cây như Chung giáo; hoặc vừa có vừa không như Thỉ giáo vì chấp nhận một phần vô tánh; hoặc chẳg phải có, chẳng phải không như Đốn giáo, vì lìa tướng; hoặc đủ cả bốn ý trên như Nhất thừa phương tiện, hoặc nhân đủ quả chung ba đời như Viên giáo.

Hạnh vị khác nhau: Các giáo đều dùng ba nghĩa lược nêu: 1/ Nói về vị tướng. 2/ Nói về không lui sụt. 3/ Nói về hành tướng. Vị tướng theo Tiểu thừa có bốn vị: Phương tiện; kiến; tu; cứu cánh. Mười hai trụ trong Tiểu thừa là cứu cánh, và nói chín địa, mười một địa của ba cõi (rộng như trong tiểu luận có nói). Không lui sụt: Tu hành đến vị nhẫn là được Bất thoái. Hành tướng cũng như trong các luận ấy.

Hỏi: Vì sao các tướng như hạnh vị v.v… của Tiểu thừa không hiển rộng?

Đáp: Vì nghĩa khác nhau nên sự hiển giáo khác nhau. Tiểu thừa khác Đại thừa, lý hợp nên không cần nói. Sơ giáo cũng dùng ba nghĩa để hiển bày, một là vị tướng, có hai: 1/ Dẫn ngu pháp nhị thừa khiến cho hồi tâm, lập ra Hồi giáo cũng chỉ có, bốn vị kiến, tu v.v… và chín địa tên gọi đồng với Tiểu thừa, hoặc lập năm vị, trong bảy phương tiện trước kiến đạo, ba loại trước là tư lương vị vì là phương tiện xa; bốn thiện căn là vị gia hạnh, vì là phương tiện gần. Cũng có thuyết nói, mười địa, địa thứ chín gọi là Bồ-tát địa, địa thứ mười là Phật địa. Vì khuyên Nhị thừa hướng thượng, thứ lớp tu hành đến quả Phật. Lại cõi Phật không ngoài mười địa, đều ở trong địa, vì để khuyên dạy nên phương tiện đồng với đối tượng. Vì Nhị thừa đạt được quả Thánh ở hiện đời, chẳng phải là thân sau. Vị tướng và hạnh tướng được trình bày rõ trong Du-già Thanh văn quyết trạch và Tạp Tập luận.

Hỏi: Vì sao hạnh vị trong Du-già khác với trong Tỳ Đàm?

Đáp: Tướng khác nhau, có hai ý: Vì Tiểu thừa không hiểu rõ các pháp; phương tiện dắt dẫn hướng về Đại thừa, vì thế các pháp hạnh vì đều là thuận theo hướng về Đại thừa cho nên khác. Đây vừa chẳng phải là ngu pháp Tiểu thừa, cũng chẳng phải là Bồ-tát, mà là Thanh văn thừa trong Ba thừa. Vì thẳng tiến nhân vị, Bồ-tát mười địa khác nhau, mười địa được gọi là kiến tu, chung cho địa tiền là mười hai trụ. Vì sao? Vì gần giống như Tiểu thừa. Địa Tiền có bốn mươi tâm, mười tín cũng thành vị, gn giống với bốn phương tiện trong đạo tiền của Tiểu thừa. Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: Trước Tu-đà-hoàn có bốn vị: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, bốn vị trước Mười địa của Bồ-tát cũng như thế: Thập tín, Thập giải, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Lại giống với hồi tâm giáo, vì bốn vị như Tín, v.v… là tư lương vị. Sau mười Hồi hướng có bốn thiện căn là vị gia hạnh vị như Kiến, v.v… ở trước.

Hỏi: Vì sao danh số ở đây phần lớn giống với Tiểu thừa?

Đáp: Vì đây là phương tiện dắt dẫn, có phương tiện cao quý, nếu khác hoàn toàn thì khó tín nhận. Nếu hoàn toàn giống thì khó dắt dẫn.

Hỏi: Nếu dắt dẫn hàng Nhị thừa thì cần gì giống với kia? Nếu là tiến thẳng thì cần gì giống Tiểu thừa?

Đáp: Có hai ý nên gần như Tiểu thừa: Vì người tiến thẳng trong thỉ giáo thô thiển không thể lãnh thọ tất cả pháp sâu xa của Đại thừa. Vì vậy, các vị gần như Tiểu thừa nhưng nghĩa lý vẫn khác; Những gì Đại thừa giảng giống Tiểu thừa có hai ý: Vì dẫn dắt Tiểu thừa; Vì căn cơ cạn cợt, nên đó là Thỉ giáo. Như Du-già: Thế nào là thành tựu tướng Bổ-đặc-giàla? Các Thanh văn trước tu tập pháp lành. Nếu an trụ hạ phẩm sẽ có dục lạc và gia hạnh của phẩm hạ, vẫn còn rơi vào đường ác, chẳng chứng quả Sa-môn ngay trong hiện đời, không chứng Niết-bàn ngay trong hiện đời. Nếu an trụ phẩm trung sẽ có dục lạc gia hạnh của phẩm trung, không còn đọa đường ác, chứng quả sa-môn trong hiện đời nhưng không đạt Niết-bàn trong hiện đời. Nếu an trụ phẩm thượng sẽ có dục lạc gia hạnh của phẩm thượng, không còn đọa đường ác, chứng quả sa-môn và đạt Niết-bàn trong hiện đời như Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Vì đạo giống với chủng tánh Thanh văn, vị Bồ-tát giống Nhị thừa cũng lập ra ba bậc như Thanh văn. Luận dạy; Bồ-tát Trụ địa thắng giải hạnh là phẩm hạ; trụ được tịnh thắng ý lạc là phẩm trung, trụ địa quyết định cứu cánh địa là phẩm thượng. Bồtát trụ phẩm hạ vẫn còn rơi vào đường ác, đến hết vô số đại kiếp thứ nhất. Đại kiếp thứ hai thành tựu vị thứ hai, có nói rộng như trong luận. Vị Bất thoái, theo luận Phật tánh: Thanh văn đến khổ nhẫn, Duyên giác đến Thế đệ nhất pháp, Bồ-tát đến Thập hồi hướng mới là Bất thoái. Vì thế Thanh văn, Duyên giác ở trong đây chẳng phải là ngu pháp, đều là người của Ba thừa trong Thỉ giáo. Cũng có thể nói Bồ-tát Địa Tiền đều là thoái, vì vẫn còn đọa vào đường ác. Du-già dạy: Bồ-tát trụ địa Thắng giải hạnh vẫn còn rơi vào đường ác, cho đến hết vô số đại kiếp thứ nhất. Hạnh tướng khác nhau trong vị như Du-già chép: Khi Bồ-tát Thắng giải hạnh trụ Bồ-tát chuyển thì có tướng gì, hạnh gì? Hoặc lúc có thông tuệ đủ khả năng thọ trì các pháp, ngộ nhập nghĩa lý các pháp, hoặc có lúc không thọ được, có lúc có trí nhớ, hoặc lúc biến thành loài khác, chưa biết phương tiện điều phục chúng sinh, chưa hiểu phương tiện khéo léo dẫn dắt như thật của Phật, nói pháp cho chúng sinh, trao giáo giới, siêng năng chuyển hóa. Vì cố gắng chuyển nên không thể hiểu một cách đúng như thật, hoặc có lúc bỏ đi như bắn tên trong bóng tối, có thể trúng có thể không trúng. Có lúc phát tâm đại Bồ-đề, sau bị lui sụt. Vì ý thích nên tự vui, vì xét chọn nên muốn đem niềm vui cho người; có lúc nghe nói pháp sâu xa mầu nhiệm lại kinh sợ, do dự nghi ngờ. Đó là Thắng giải hạnh trụ. Giải thích: đó là hạnh tướng trụ thứ hai trong mười hai trụ. Hành tướng của trụ thứ nhất cũng kém hơn. Theo Chung giáo, Bồ-tát mười địa khác, không có danh từ kiến, tu… Địa Tiền chỉ có ba hiền. Vì Tín chỉ là hạnh chẳng phải vị, chưa được Bất thoái. Kinh Bổn Nghiệp dạy; Chưa được mười tâm, chưa gọi là vị. Từ phàm phu cho đến Phật, Bồ-tát phát khởi tín niệm, tâm Bồ-đề trong chánh pháp, được gọi là Bồ-tát Trụ tiền tín tướng, cũng gọi là Bồ-tát giả danh, Bồ-tát danh tự. Người này tu mười tâm như Tín, tấn, v.v… Kinh Nhân Vương dạy: Bồtát trước tập Thẫn thực hành mười điều lành lúc tiến, lúc thoái như sợi lông tùy gió bay đi khắp nơi. Ở đây trải qua mười ngàn kiếp tu tập, nhập vị Mười trụ mới được Bất thoái. Trụ thứ nhất không còn rơi vào địa Nhị thừa, huống gì đường ác và phàm phu? Kinh Bổn Nghiệp dạy; Tâm thứ sáu trong mười Trụ vẫn còn lui sụt. Luận Khởi Tín giải thích đó chỉ là thị hiện lui sụt, khuyến khích kẻ chậm lụt. Kỳ thật Bồ-tát ở phát tâm trụ thì không còn lui sụt, về hình tướng, luận Khởi Tín chép: Vị đầu trong ba hiền là thấy một phần pháp thân, có thể thị hiện tám tướng thành đạo, lợi ích chúng sinh trong các cõi nước ở mười phương, tự tại thọ thân bằng nguyện lực, chẳng bị nghiệp ràng buộc. Từ Tam-muội, thấy được một phần báo thân Phật, thuận chân chánh tu hành, biết thể pháp tánh, không san tham, thuận theo thực hành hạnh bố thí Ba-la-mật. Theo Nhiếp luận dịch vào đời Lương thì: Mười Tín là Bồ-tát phàm phu; mười giải là Bồ-tát bậc Thánh. Hạnh vị các địa như luận ghi. Qua đó hành tướng ở đây và Thỉ giáo khác nhau quá rõ.

Hỏi: Giáo này không dẫn dắt Nhị thừa, vì sao hạnh vị khác Tiểu thừa?

Đáp: Các giáo sau rất sâu mầu, hành Nhị thừa được chỉ dạy ở đây phải là hạng căn tánh thuần thục cao thắng nên không cần giống Tiểu thừa. Theo Đốn giáo, tất cả hạnh vị đều không thể nói vì lìa tướng, một niệm bất sinh là Phật. Nếu thấy tướng hạnh vị khác nhau là điên đảo. Nếu mượn ngôn ngữ để nói thì như Lăng-già chép: Sơ địa tức là Bát địa, kể cả nói không có thứ lớp. Kinh Tư Ích chép: Người nghe chánh pháp siêng năng tu tập đúng như pháp, không theo thứ lớp từng địa. Không theo thứ lớp từng địa là không trụ sinh tử, Niết-bàn. Theo Viên giáo có hai nghĩa: Như các giáo trước, trình bày hạnh vị là Phương tiện; y cứ vào Biệt giáo có ba nghĩa: theo vị: Từ Thập tín đến Phật địa có sáu vị khác nhau, đạt một vị là đạt tất cả vị. Vì sao? Vì sáu tướng xen nhau, chủ thể khách thể, tương nhập, tương tức, viên dung. Kinh dạy: một địa có đủ công đức tất cả địa. Nên Thập tín mãn tâm tiến nhập tất cả các vị khác kể cả Phật địa. Hơn nữa các vị và Phật địa tức nhau nghĩa là nhân quả không hai, đầu cuối chẳng ngại nhau, mỗi vị là Bồ-tát, là Phật. Theo báo thân: Chỉ có ba lần sinh: Thang vị kiến văn, thấy nghe vô tận pháp môn, thành hạt giống Kim Cương như Phẩm Tánh Khởi; Thành vị Giải hạnh: sau khi ra khỏi cõi ác, thiên tử trời Đâu-suất được tam-muội ly cấu, Vô sinh pháp nhẫn của Mười Địa và mười mắt, mười tai, v.v… như trong phẩm tiểu tướng có nói rộng. Lại như Thiện Tài từ Mười Tín đến Mười Địa, một đời, một thân đầy đủ hạnh vị Phổ Hiền ở các bạn lành; chứng vị quả hải như Di-lặc bảo Thiện Tài: sau này khi ta thành Chánh giác ngươi sẽ thấy ta. Ở đây y cứ vào nhân quả trước sau chia thành hai vị. Vị trước là nhân, vị sau là quả. Nên “sẽ thấy ta”, là y cứ hạnh để trình bày vị, có hai: tự phần thắng tiến, chung cho cả vị Giải hạnh và Đạt pháp như đồng tử Phổ Trang Nghiêm, thân trụ ở tánh thế giới, là vị chuyển luân vương Bạch Tịnh bảo võng, được nhục nhãn thấy cùng khắp, thấy vô số cõi nước Phật. Nhục nhãn của Ba thừa khác. Trí Luận chép: Nhục nhãn chỉ thấy mọi việc trong thế giới Tam Thiện, muốn nhìn thấy mọi việc ngoài thế giới Tam Thiên thì phải dùng thiên nhãn. Trong một sát-na có thể độ vô số chúng sinh, cùng lúc đạt được tam-muội Ly cấu. Mỗi niệm đều thế, phước đức hiển hiện như hình bóng trong gương sáng, chiếu soi vô số cõi nước. Đó là hành tướng của vị Giải hạnh trong ba lần sinh ở trên. Đó là y cứ nhân, người đạt được tín mãn trở lên hạnh dụng cùng khắp pháp giới, như dùng một bàn tay che cả cõi nước tam thiên, từ bàn tay xuất hiện vô số thức cũng như pháp giới hư không cùng lúc cúng dường vô số Phật, làm việc Phật, lợi ích tất cả chúng sinh (nói rộng như trong kinh). Lại nói: Không rời một cõi nước, không ra khỏi một chỗ ngồi nhưng hiện vô số hạnh thân, trong một niệm đủ cả việc thành Phật, nói pháp trong cõi nước mười phương. Hoàn toàn khác với ba thừa. Vì sao? Vì hạnh vị ba thừa được y cứ trong Tín giải A-hàm.

Hỏi: Vị Bất thoái ở Chung giáo trước cũng đạt được công dụng của tám tướng thành đạo, khác với ở đây thế nào?

Đáp: Trong Chung giáo khi vị này hiện thân thành Phật, các vị sau không được tự tại vì chưa đạt, chỉ là tạm hóa trong đương vị. Ở đây khác khi vị đầu khởi các dụng như thế, các vị sau cũng tự tại hiện khởi. Đó là thật hạnh, bao gồm sáu vị.

Hỏi: Nghĩa đã khác vì sao vị tín mãn khởi dụng lại giống?

Đáp: Vì phương tiện thị hiện vị tín mãn trong Nhất thừa thành Phật để mọi người dễ tin nhận, nên phải nói như vậy.

Hỏi: Nếu trong một vị có tất cả vị, vị tín là thành Phật, cần gì nói các vị sau?

Đáp: Các vị sau chính là tất cả vị lúc đầu, trước sau đều như vậy.

Hỏi: Nếu vị đầu đủ tất cả vị sau tức là đạt vị đầu, nếu đạt được vị sau thì cũng có thể vị sau cũng có đủ vị đầu? Đã không được vị sau thì lẽ ra cũng không được vị đầu.

Đáp: Đúng vậy, chỉ cần đạt vị đầu là đạt vị sau, vì thế không có việc chưa đạt vị sau thì không đạt vị đầu.

Hỏi: Nếu thế thì vì sao bảo rằng đạt thứ lớp các vị?

Đáp: Việc trình bày các vị trong kinh có hai phương tiện: Y cứ tướng thứ lớp các vị, mượn giáo ba thừa để dắt dẫn chúng sinh; y cứ thì pháp thứ lớp nhập vị: Viên dung tự tại khác ba thừa. Đó là Biệt giáo. Chỉ vì tướng môn không đổi thì không mất nên thường có trước sau. Hai nghĩa dung thông trái ngược nhau.

Hỏi: Nếu thế thì môn đầu chính là tất cả, vì sao không nói vị tín tâm ban đầu là đạt mà nói vị tín mãn đạt?

Đáp: Nếu theo Biệt giáo thì không y cứ vị. Ở đây y cứ vị trong Chung giáo ba thừa: vì vị Tín mãn được bất thoái mới nhập vị. Khi nhập vị thì cùng lúc đạt tất cả vị trước sau nên tín tâm ban đầu chưa được bất thoái, chưa thành vị tướng, chỉ là hạnh.

Hỏi: Vì sao không nói trụ vị thành Phật mà nói là Tín mãn?

Đáp: Vì tin thành, đó là hạnh Phật, chẳng phải vị Phật (nghĩa khác y cứ theo đây).

Thời gian tu hành: Theo Tiểu thừa có ba bậc: hạ căn tức là Thanh văn, nhanh nhất là ba đời được quả A-la-hán. Đời thứ nhất đồng phần giải thoát, đời thứ hai Tùy thuận phần quyết trạch, đời thứ ba lậu hết, đạt quả; chậm nhất là sáu mươi kiếp; Trung căn là Độc giác, nhanh nhất là bốn đời đạt quả, chậm nhất là một trăm kiếp; Thượng căn là quả Phật, đủ ba-tăngkỳ kiếp. Kiếp số ở đây được tính: một kiếp nước lửa v.v… Là một số; mười lầm một số là số hai. Cứ như thế tăng dần, đến số thứ sáu mươi là một tăng-kỳ kiếp. Và cứ như vậy đến ba-tăng-kỳ kiếp.

Hỏi: Vì sao hạ căn thời gian lại ngắn, thượng căn thời gian lại dài?

Đáp: Vì thời gian tu hành lâu ấy rất khó được nên nhiều. Lại theo luận Bà-Sa: Bồ-tát thành Phật có hai thân: pháp thân, sinh thân. Pháp thân: là năm phần giới, định, tuệ, v.v… có bốn thời kỳ tu pháp thân này, ba atăng-kỳ kiếp, tu bốn Ba-la-mật hữu lậu; một trăm kiếp tu tướng tốt; xuất gia, khổ hạnh, thiền định; Thành Chánh giác dưới cội Bồ-đề. Sinh thân: một trăm kiếp tu tướng tốt thân sau cùng là thọ báo thân trong cung vua Tịnh Phạn ở thành Già-da, thành chánh giác ở nước Ma-giàđà (đầy đủ như trong kinh). Theo thỉ giáo, trải qua ba-tăng-kỳ mới thành Phật. Nhưng kiếp số khác Tiểu thừa. Vì sao? Vì ở đây tính theo đại kiếp nước lửa đến trăm ngàn, cứ đến trăm ngàn là một câu-chi là một số. Câu-chi câu-chi là hai số. Cứ thế tính lên đến số một trăm mới là một A-tăng-kỳ và theo đó đến Atăng-kỳ thứ ba mới thành Phật. Ở đây y cứ thân đức Thích-ca như kinh Ưu-bà-tắc giới chép: Ta từng ở chõ Phật Bảo Đảnh một A-tăng-kỳ kiếp; ở chỗ Phật Nhiên đăng một A-tăng-kỳ kiếp; ở chỗ Phật Ca-diếp một A-tăngkỳ kiếp. Ở chỗ Phật Thích-ca mới phát tâm vô thượng Bồ-đề. Kinh Bổn Nghiệp chép: một trăm kiếp tu tướng tốt, chỉ là biến hóa, chẳng phải thật tu. Sau khi dùng một câu kệ khen ngợi Phật Phất-sa xong thì vượt qua chín kiếp, chỉ chín mươi mốt kiếp là thành Phật.

Hỏi: Ba vô số kiếp tu hành nên thành báo thân, vì sao lại chỉ là báo thân?

Đáp: vì Thỉ giáo y cứ vào hàng hạ căn, có Nhị thừa, thân này là thân mà họ thấy biết được. Đó là quyền giáo. Theo Chung giáo có hai nghĩa: ba A-tăng-kỳ kiếp, hóa độ một phương, tu thật hạnh thành báo thân, chẳng phải là hóa thân. Kinh Pháp Hoa chép: Ta đã thành Phật cách đây vô số vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, được Phật Nhiên đăng thọ ký, chỉ là phương tiện giảng nói, cũng không có việc tu tướng tốt trong một trăm kiếp. Vì sao? Vì Tiểu thừa chỉ tu trí không tu phước. Vì thế lúc sắp thành Phật phải có một trăm kiếp tu phúc. Thỉ giáo giống ở đây nhưng chỉ là hóa hiện. Theo Chung giáo lúc mới phát tâm đã tu hành cả phước tuệ nên khi thành Phật không tu gì nữa; Không nhất thiết phải tu ba atăng-kỳ kiếp: có hai ý: 1) gồm cả các cõi khác như kinh Thắng Thiên Vương; 2) Công đức Phật vô lượng như kinh Bảo Vân chép: này người thiện nam! Bồ-tát không thể suy biết cảnh giới Phật, cảnh giới Như Lai khó suy nghĩ bàn luan chỉ vì chúng sinh yếu kém nên nói tu ba-tăng-kỳ kiếp thành Phật, thật ra từ lúc Bồ-tát phát tâm đến nay không thể tính đếm số kiếp. Giải thích: Số không thể tính đếm ở đây là số A-tăng-kỳ kiếp, chẳng phải chỉ có ba.

Hỏi: Giáo trước định ba A-tăng-kỳ, vì sao giáo này vừa định vừa không định?

Đáp: Giáo trước là giáo mới bắt đầu; giáo này là giáo đã thành thục, phương tiện dẫn đưa ba thừa hướng đến Nhất thừa nên trình bày như vậy. Theo Đốn giáo: tất cả thời gian đều không thể nói, chỉ cần một niệm bất sinh là thành Phật. một niệm chính là vô niệm. Thời gian là không thời gian. Theo Viên giáo, tất cả thời gian đều bất định. Vì sao? Vì các kiếp xen lẫn nhau, tức là tất cả tóm thâu lẫn nhau, như mành lưới Nhân-đà-la nhưng tùy mỗi nơi, hoặc là một niệm, hoặc là vô số kiếp, nhưng trái với thời pháp.

Thân tu hành: Theo Tiểu thừa chỉ có thân phần đoạn, cho đến địa vị Phật cũng như thế, là thật chẳng phải biến hóa. Trong Thỉ giáo, hồi tâm Thanh văn cũng là thân phần đoạn, địa vị rốt ráo cũng thế, nhưng đó là biến hóa chẳng phải thật. Nếu y cứ trực tiếp thì có hai thuyết: Ký vị: Tướng thô tế, có công dụng, không công dụng của Thập địa, nghĩa là từ Thất địa trở xuống là thân phần đoạn, từ Bát địa trở lên là thân biến dịch; Y cứ thật báo: đến vị Kim cương vẫn thuộc về phần đoạn, vì trong Thập địa hạt giống phiền não chưa dứt hẳn, kéo dài đến vị Kim Cương. Đã có hoặc chướng làm sao không thọ thân phần đoạn. Kinh Thập Địa chép: Thập địa trở xuống có thân trung ấm.

Hỏi: Bồ-tát từ Bát địa trở lên nhiếp phục hẳn chướng phiền não, đã không hiện hành, vì sao lại thọ thân phần đoạn?

Đáp: Nếu là phàm phu thì thọ thân bằng hoặc nghiệp, bậc Thánh thì không như thế, chỉ giữ hạt giống hoặc là để thọ sinh. Vì thế, Tạp luận chép: tất cả bậc Thánh đều do năng lực phiền não để liên tục thọ sinh. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: Khác phàm phu nên điều phục tâm trên, khác Nhị thừa nên lưu giữ hạt giống, làm sao không thọ thân phần đoạn? Nếu nói Bát địa trở lên dùng duyên trí chướng thọ thân biến dịch thì hạt giống hoặc được lưu giữ sẽ thành vô dụng. Vì sao Bát địa không dứt hẳn tất cả hạt giống phiền não? Đã không dứt thì không như thế. Nếu y cứ Thanh văn hướng Bồ-đề đã dứt phiền não thì có thể dùng chướng sở tri để thọ thân biến dịch, các vị đầu như thế.

Hỏi: Nếu thế vì sao trong Thánh giáo nêu Bát địa trở lên thọ thân biến dịch bằng chướng sở tri?

Đáp: Đó chỉ là để hướng hàng Nhị thừa thấy hơn kém. Nhưng Thánh giáo y cứ vị khác nhau. Xin nêu mười môn: La-hán với đông Phật, không chia vị như trong luật nói: Phật độ năm người, liền nói rằng chung cho Phật có sáu La-hán xuất hiện ở thế gian, cùng ngồi, v.v… là Tiểu thừa giáo; Từ Phật địa phân ra La-hán như luận Đối Pháp: Khi đạt được Bồ-đề, dứt hết chướng phiền não; chướng sở tri, thành La-hán, Như Lai. Ở đó tuy nói hết phiền não là La-hán, nhưng trong hàng Thanh văn tâm thắng được dục lạc nên trong quả Phật chưa thành đại tiểu; Địa thứ mười được gọi là La-hán, Phật địa vượt trên, chẳng phải là La-hán. Như tứ y trong kinh Niết- bàn: A-la-hán trụ địa thứ mười, vì nhân khác nên quả có đại tiểu. Hai môn trên y cứ Thỉ giáo hướng về Nhị thừa giáo; Từ Thất địa trở xuống là Lahán; Bát Địa trở lên là vị Bồ-tát. Như Kinh Nhân Vương dạy: Bồ-tát Viễn hành, hàng phục tập chủng ba cõi, nghiệp nhân quả diệt, trụ vào hậu thân. Thất Địa trụ vị A-la-hán. Nhưng trong nhân có hai: tự tại và chưa tự tại. Theo phần tiến thắng của Thỉ giáo, Bát địa vẫn thuộc Thanh văn nên vị này còn chướng phiền não và thân phần đoạn. Bát Địa trở lên thuộc vị Bồ-tát, hạnh vị hơn Thanh văn nên chỉ có chướng sở tri và thân biến dịch; Địa một, hai, ba đồng với thế gian vì đạt được bốn thiền thế gian, Tứ địa thuộc quả Tu-đà-hoàn vì đạt được đạo phẩm, đó là vị đầu tiên trong hàng xuất thế. Địa thứ năm là Thanh văn La hán vì đạt pháp Tứ đế, địa thứ sáu là Bích-chi-phật vì đạt được pháp mười hai nhân duyên sinh. Địa thứ bảy trở lên là Bồ-tát vì đạt được vô sinh Pháp nhẫn. Như kinh Bổn Nghiệp nói: Trên đây là y cứ vào ba thừa giáo; vì chưa phân giáo nhất thừa; Nhị thừa thế gian đến lục địa, thất địa thuộc về Bồ-tát Ba thừa vì chưa tự tại. Bát Địa trở lên là pháp Nhất thừa vì đã được tự tại. Như Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: là y cứ tướng phân chia của Ba thừa Nhất thừa; Sơ Địa đã là Nhị thừa, vượt hơn thế gian, như Địa Luận chép: Đó là y cứ vào phần chứng ba thừa; ba hiền vị địa tiền đã vượt hơn nhị thừa như Luận Khởi Tín. Kinh Nhân Vương chép: Trong tập chủng tánh có mười tâm, vượt tất cả thiện địa của Nhị thừa. Đó là y cứ bất thoái của Chung giáo; Sau vị tín mãn đã hơn tất cả Tiểu thừa ba thừa như Phẩm Hiền Thủ nói. Đó là y cứ nhất thừa; Địa phàm phu vừa phát tâm là vượt Nhị thừa như Trí Luận, Tỳ-kheo La-hán biết sự phát tâm của Di-lặc. Đó là Nhất thừa và Ba thừa. Tất cả nghĩa khác y cứ theo đây mà biết.

Trang: 1 2 3 4