TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG Ở HẢI ĐÔNG

Sa-môn Giáo học được ban tặng y tía là Thích Giác Huấn, trụ trì chùa Linh Thông, núi Ngũ Quan thuộc Kinh bắc vâng chiếu tuyên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

 

9. Thích Giác Đức:

Thích Giác Đức người Tân-la, thông minh hiểu rộng, phàm thánh chẳng thể lường được. Ở Tân-la đã phụng hành Phật giáo, người người tranh nhau quy y tăng. Giác Đức dùng đạt trí biết đời đã đến lúc có thể giáo hóa, nên bảo rằng: “Đổi Kiều cải trang thì ra khỏi hang, học đạo cốt là tìm thầy, nếu yên đêm mà ở, đợi đến đêm mà đi, chẳng phải bổn ý bỏ Ân của Thích tử”. Bèn nương thuyền vào đất Lương, là người đầu tiên cầu pháp, chỉ tiếc không rõ là đời thứ mấy và năm nào! Đó là người đầu tiên ở Tân-la đi cầu học.

Giác Đức trải qua một thời gian phụng thờ Minh sư, lãnh nhận mọi điều giảng dạy, như trừ được bệnh màng mắt, tợ dứt được khăng khăng, có thỉ có chung, không buông lung, không biếng nhác, đức hạnh cao xa, trông đạo càng lớn. Đem của báu lượm nhặt được, chẳng chỉ tự mình dùng, khi trở về nước xưa đem cứu giúp những người nghèo khó,đến năm thứ mười, đời vua Chân Hưng, Giác Đức cùng với sứ Lương mang xá-lợi Phật về đến đô thành cũ, nhà Vua vội bảo quan Hữu ti liền sai trăm quan đầy đủ lễ nghi ra đón rước ở trước đường chùa Hưng Luân. Đó cũng là lần đầu tiên đón rước xá-lợi. Xưa kia, Khương Tăng Hội đến đất Ngô, bày cầu bảy ngày mới có được Thần nghiệm. Nay đây, Giác Đức ngay lúc nhân Chúa đã tin, tùy theo nước lớn quí trọng sứ thần nên đến bổn quốc, thật là không khó nhọc gì cả! Lại đem nước Pháp rưới khắp bể trong, khiến cho những kẻ biếng lười lập chí đều ôm hoài chí nguyện muốn qua. Công đức lợi ích ấy còn có gì hơn Đạo ư?

Về sau, đến năm thứ hai mươi sáu, nhà Trần sai sứ Lưu Ân cùng du học tăng Minh Quán mang tặng kinh luận Phật giáo, hơn hai ngàn bảy trăm quyển. Đầu tiên tại Tân-la, Pháp hóa mới bày, kinh tượng phần nhiều bị thiếu thốn. Sau nầy mới đầy đủ khắp cùng. Hai vị Giác Đức và Minh Quán mất ở đâu đều không rõ.

10. Thích Trí Minh

Thích Trí Minh người Tân-la, thần giải siêu ngộ, đi đứng hợp độ, trong chứa mật hạnh, khen ngợi đức hạnh người khác, kéo hướng về mình, buông xả với người, nghiêm khắc lại chính mình, mọi cử chỉ hành động đáng chiêm ngưỡng, từ khi Phật giáo lưu truyền, ở Hải Đông, trong giai đoạn Quyền dư, chưa từng có đại tập, chỉ do các vị tài giỏi hăng hái bắt tay vào làm, hoặc tự ngộ vì thích hay, hoặc xa cầu mà ban giá. Thầy thuốc cũ hợp với thầy thuốc cũ, Tà chánh mới phân chia, quan cũ bảo cùng quan mới, thầy trò truyền trao nhau. Bấy giờ từ phương tây đến Trung quốc, tham cầu đầy đủ rồi trở lại, nối gót mà khởi dậy. Trí Minh đem tài năng giúp đời.

Đến tháng bảy mùa Thu năm thứ bảy- thời vua Chân Bình, Trí Minh hỏi Tân Lợi để đến nhà Tần cầu Pháp, vân du khắp biển cả và đất liền, trôi dạt khắp đông tây, nếu nơi nào có Đạo có tiếng tăm, đều bèn dò hỏi mà tìm đến, như gỗ theo giây mực, như vàng thành vật dụng, tự nhiên thẳng một đường mà đi. Bổng vậy mà đã mười năm, học đã nắm bắt được cốt tủy, trong lòng tha thiết muốn truyền đăng. Đến tháng chín năm thứ hai mươi bốn-thời vua Chân Bình, Sư theo sứ triều đình trở về nước. Nhà Vua rất khâm phục ngưỡng mộ, suy trọng giới luật, khen là Đại đức để khuyên những ai mới lại. Sư nhạc đứng cao, . . . lượng bao hàm bể khơi, dùng tăng tuệ chiếu soi, dùng gió Đức để lay động, kẻ tăng người tục là răn là dạy, sau thêm đức lớn, tươi tốt nơi Lăng trật, không biết cuối cùng như thế nào.

Đầu tiên, Sư đến nhà Trần năm năm, Pháp sư Viên Quang đến nhà Trần tám năm, Đàm Dục đến nhà Trần bảy năm, theo vào chầu sứ Tuệ văn đều trở về. Sư cùng với Trí Minh đều là những bậc cao đức nổi tiếng, là những người tài giỏi tốt đẹp ở đương thời. Cố nhiên chẳng cùng những người trên kẻ dưới vậy.

Khen rằng:

Quý Trác xem nhạc ở nhà Chu, Trọng Ni hỏi Lễ với Lão Đam, chẳng phải mới học, cũng có chủ ý vậy, Giác Đức, Trí Minh.v.v… qua lại nước lớn học hỏi Đạo lý mà trở về, đó cũng là khác loại mà đồng về vậy ư?

11. Thích Viên Quang

Thích Viên Quang họ Bệ, có chỗ nói họ Phúc, người xứ Tân-la vương kinh. Năm mười ba tuổi xuống tóc làm tăng, thần khí khôi ngô, trí tuệ hiểu biết hơn mọi người. Năm ba mươi tuổi về ẩn cư tại núi Tam Kỳ, chẳng ra khỏi động. Có một vị Tỳ-kheo lại gần chỗ đó cất A-lan Nhã (=am thất) tu đạo. Đêm đến, Viên Quang ngồi tụng niệm, có vị Thần gọi bảo: “Người tu hành tuy nhiều nhưng không ai hơn Pháp sư cả. Ngày nay, vị Tỳ-kheo kia tu về chú thuật, chỉ gây phiền nhiễu tịnh niệm của ngươi và chướng ngãi đường tôi đi vậy, không được gì cả. Mỗi lúc đi ngang qua là bấy nhiêu lần sanh khởi tâm ác, xin Pháp sư khuyên nhủ cho dời đi nơi khác, nếu không cứ ở mãi, sẽ có hoạn nạn vậy”. Sáng hôm sau, Viên Quang qua mách bảo vị tăng ấy rằng: “Nên dời chỗ ở để lánh nạn, bằng không sẽ có điều bất lợi”. Vị tăng ấy đáp: “Chí hạnh thì ma chướng ngại, cớ sao lo sợ yêu quỷ mà nói vậy”. Đêm ấy vị thần ấy đến hỏi, vị tăng ấy đáp: “Viên Quang sợ ông ta tức giận”. Và nói dối là “Chưa nói tới tai chứ đâu dám không nghe theo!”. Vị thần bảo: “Tôi đều đã rõ tình thế đó, vả lại có thể điềm nhiên để ở mà nhìn đó!”. Đến nửa đêm, có tiếng động như sấm nổ, Lê Minh liền đếm xem, có núi đổ đè lấp am thất. Vị thần ấy đến làm chứng bảo: “Tôi sống ở đây mấy ngàn năm, oai biến rất mạnh, như thế đâu đáng quái lạ”. Nhân đó Thần khuyên dụ rằng: “Nay sư (ViênQuang) tuy có tự lợi, mà thiếu lợi tha, sao chẳng vào triều để sóng Pháp phủ cùng lớp hậu học?”. Viên Quang bảo: “Học Đạo ở Trung Hoa, để làm vững chắc sở nguyện, còn tại chốn đất biển xa xôi cách trở, chẳng thể tự thấu đạt!”. Khi đó, thần dụ dỗ việc Tây du, Viên Quang bèn đến đất nhà Trần, đi khắp các trường giảng, lãnh thọ lời hay, truyền bẩm các bộ Thành thật, Niết bàn, Tam tạng số luận, bèn đến Hổ khâu của đất Ngô, nhiếp tưởng trời xanh. Nhân tiện có tín sĩ mời, bèn giảng Luận Thành Thật, mong được lợi ích, tiếp nhau như Lân, gặp lính nhà Tùy đến Dương Đô, chủ tướng trông thấy tháp bị lửa bốc cháy, cùng nhau đến cứu, chỉ thấyViên Quang bị trói ở trước tháp, nếu không có cáo trạng thì mở trói cho. Khai Hoàng nghe nhiếp luận, bắt đầu hưng phát, kính mang văn ngôn, đến tuyên dự ở Kinh cao, chứa nghiệp đã tinh, nói ở đông hải phải tiếp nối, Bổn triều tấu lên, có sắc lệnh thả cho trở về. Đến năm Canh Thân, đời vua Chân Bình thứ hai mươi hai, nhà Tùy hỏi sứ Nại-ma các phụ đại xá Hoành xuyên trở về nước. Bổng chốc thấy trong biển có Dị nhân xuất hiện lễ bái cầu xin rằng: “Nguyện xin Sư (Viên Quang) vì tôi mà sáng lập chùa, thường giảng kinh Pháp, khiến đệ tử được quả báo tốt đẹp”. Viên Quang gật đầu chấp thuận, Viên Quang qua lại nhiều lần, già trẻ đều mừng vui, nhà Vua cũng đích thân cung kính như đối với Phật. Viên Quang bèn đến núi Tam Kỳ-chỗ ở xưa.

Nửa đêm, vị Thần ấy lại thăm hỏi việc qua lại thế nào. Viên Quang cảm tạ rằng: “Nhờ ân Ngươi giúp hộ trăm việc đều hài lòng mãn nguyện”. Thần bảo: “Tôi cố nhiên là chẳng lìa nâng đỡ, vả lại sư cùng Hải Long kết ước nguyện xây chùa, Hải Long ấy nay cũng đều đến”. Viên Quang hỏi Hải Long rằng: “Nơi nào có thể làm được?”. Thần bảo: “Đến phía bắc núi Vân Môn, chỗ có bầy chim Thước mổ đất, chính là chỗ ấy vậy”. Sáng sớm, Viên Quang cùng Thần Long đều trở về, quả thật thấy đất ấy, liền đào lên thấy có ngôi tháp đá hiện còn, bèn sáng lập ngôi chùa đặt biển hiệu là “Vân Môn” và trú tại đó. Thần lại chẳng bỏ mà âm thầm hộ vệ. Một ngày nọ, Thần báo rằng: “Kỳ hạn của tôi không lâu nữa, xin được thọ giới Bồ-tát để làm vốn liếng qua lại lâu dài”. Viên Quang bèn trao cho giới bồ-tát, nhân đó kết thề đời đời độ nhau. Viên Quang lại hỏi: “Thân tướng của Thần có thể thấy được chăng?”. Thần đáp: “Sư hãy đợi đến sáng nhìn về phương Đông có cánh tay lớn xuyên qua mây tiếp giáp với trời”. Thần hỏi: “Sư thấy tay tôi chăng? Tuy có sức thần như thế, nhưng không khỏi bị vô thường chi phối, sẽ vào ngày ấy tôi sẽ chết tại chỗ ấy, xin đến từ biệt”. Viên Quang nhân tiện hẹn đến xem, thấy một con chồn đen hơi thất thểu tiếng kêu rồi chết, tức vị thần ấy.

Có con rồng cái ở phía Tây biển thường theo nghe giảng, gặp năm đại hạn, Viên Quang hỏi: “Ngươi có mong mưa trong phạm vi cảnh giới của mình chăng?”. Long nữ đáp: “Thượng đế không cho phép, nếu tôi làm mưa đại thì sẽ mắc tội với trời và không nơi để cầu cứu”. Viên Quang bảo: “Với khả năng của ta chắc chắn có thể khỏi!”. Bổng chốc khắp cả Nam sơn triều tề, sùng triều đều mưa, bấy giờ sấm trời nổ vang, liền định trách phạt. Long nữ bảogấp, Viên Quang giấu Long nữ dưới tòa giảng Kinh, sứ trời đến bảo rằng: “Tôi vâng lệnh Thượng đế, sư làm cho kẻ chạy trốn, chủ bắt không được, thành mạng làm sao?”. Viên Quang chỉ cây lê ngoài sân, bảo: “Kẻ ấy biến thành cây kia, ngươi nên đánh nó đi”. Sứ trời bèn đánh cây lê rồi bỏ đi, Long nữ mới ra tạ lễ, lấy cây gỗ chặt đã chịu phạt, đưa tay vỗ xoa nó, cây bèn sống lại.

Đời vua Chân Bình thứ ba mươi, vua sợ Cú Cao-ly thường xâm lấn biên cương, muốn xin binh lính nhà Tùy để đánh dẹp nước địch, bảo sư viên Quang sửa biểu xin binh. Viên Quang bảo: “Cầu tự mình còn mà giết hại kẻ khác, đó chẳng phải hạnh của Sa-môn. Nhưng Bần đạo sống trên đất của Đại Vương, tổn phí cơm áo của Đại Vương, chẳng dám không vâng theo!”. Bèn thuật biểu để tấu trình. Viên Quang tánh luôn hư nhàn, tình lắm trầm ái, nói thường mỉm cười, không dáng vẻ giận, làm then chốt viết biểu khải, đều xuất phát từ đáy lòng, cả nước đều kính vâng, giao phó dùng cách sửa trị, nương cơ giáo hóa, để lại khuôn phép cho đời sau.

Đến năm thứ ba mươi lăm, chùa Hoàng Long lập Pháp hội trăm tòa, thỉnh mời chư tăng giảng kinh, Viên Quang làm bậc thượng thủ, thường ở nhờ tại chùa Gia tất, giảng nói kinh pháp tại Sa Lương Bộ, có Quý Sơn, Đới Đảnh, đến cửa vén áo, thưa rằng: “Kẻ phàm tục chúng tôi ngu muội, không có sự hiểu biết, xin sư ban cho một lời để làm điều răn trọn đời”. Viên Quang bảo: “Có giới Bồ-tát, trong đó riêng có mười điều, nhưng sợ các vị không thể thực hành. Nay có năm giới của thế tục:-01/ là lấy lòng trung để thờ Vua-02/ là lấy tâm hiếu để thờ cha mẹ03/ là lấy đức tín để kết giao với bạn bè-0/ là lấy chí khí không thối lui mà vào trận chiến và 0/ làsát sanh phải có sự lựa chọn. Từng ấy điều thực hành không sai sót”. Quý Sơn thưa: “Các điều ấy thì đã vâng mạng, chỉ không hiểu điều sát sanh phải có sự lựa chọn là thế nào”. Viên Quang bảo: “Các tháng mùa xuân, mùa hạ và sáu ngày trai không được giết hại, đó là lựa chọn về thời gian, không giết các loài vật được nuôi như bò ngựa gà chó, không giết những con vật nhỏ, tức loài mà thịt nó không đủ một bữa ăn, đó là lựa chọn về vật. Hơn thế nữa, tuy có chỗ dùng nhưng không cầu giết hại nhiều. Trên đây có thể gọi là thiện giới của thế tục”. Quý Sơn.v.v. . . giữ gìn mà chẳng sa đọa. Về sau, Quốc Vương bị bịnh, thầy thuốc chữa trị không dứt, thỉnh Viên Quang nói Pháp, vào cung an trí, hoặc giảng hoặc nói, nhà Vua thành tâm kính tin, đầu hôm thấy Viên Quang làm thủ lãnh, sắc vàng như vầng mặt trời, mọi người trong cung đều thấy, Vua vội đứng dậy bắt chước, Viên Quang Pháp lạp đã cao, ngồi xe vào cung, y phục thuốc thang đều là do Vua tự tay làm, hy vọng chuyên cầu phước. Mọi vật người cúng thí, Viên Quang đều sung vào việc làm chùa. Ngoài ra chỉ còn lại y bát, lấy đó mà mở mang chánh pháp, dẫn dụ kẻ tăng người tục.

Khi sắp lâm chung, Vua gần gũi an ủi, Viên Quang để lại Di pháp, cứu giúp dân chúng vì nói các điềm lành. Đến niên hiệu Kiến Phước thứ năm mươi tám, chẳng quá dự đoán bảy ngày, dặn dò tha thiết, ngồi ngay thẳng thị tịch tại chỗ ở. Lúc ấy, ở phía Đông bắc chùa Hoàng Long, giữa không trung âm nhạc rền vang, mùi hương lạ xông đầy viện, cả nước vui buồn chan hòa, tang lễ đầy đủ, đồng như lễ an táng vua. Viên Quang thọ chín mươi chín tuổi, năm đó nhằm niên hiệu Trinh quán thứ tư (631).

Sau đó có một thai nhi bị chết, nghe truyền rằng đem chôn người bên cạnh mộ người có đức thì con cháu không tuyệt tự, bèn lén giấu chôn. Ngày đó, sét đánh thai nhi văng ra khỏi mộ, ngày nay tháp báu thờ Viên Quang vẫn còn tại núi Tam kỳ.

Viên Quang có người đệ tử Viên An cũng người Tân-la, có cơ phong bén nhạy duệ, tánh ít thích lịch lãm, thích chốn vắng lặng, bèn đi đến phương bắc, rảo khắp chín châu, đông quán chẳng nại, lại đến tây Yên bắc Ngụy, sau đó lần lượt đến đế kinh, thông hiểu phong tục các nơi, tìm các kinh luận, nắm lấy đại cương, suốt thông ý chỉ nhỏ nhiệm, vết cao rõ trần, vì Đạo vốn có nghe, đắc tiến túc vũ, mời trụ chùa Thanh lương ở Lam điền, cúng dường tứ sự. Không biết Sư tịch ở đâu.

Khen rằng:

Xưa kia, Tuệ Viễn chẳng bỏ sách thế tục, những lúc giảng dụ, thường dẫn Lão Trang liên loại, có khả năng giúp người tỏ ngộ huyền chỉ. Như Tiên sư Viên Quang bàn luận giới của thế tục, bởi học thông trong ngoài, bắt chước tùy cơ nói Pháp. Nhưng sát sanh có sự lựa chọn là phàm lìa bỏ ba mặt nước nóng, lưới võng, nghĩa là Trọng Ni bắn mà chẳng bắn lúc ban đêm. Lại nữa,Viên Quang động đến Thiên Thần, lại Thiên sứ thì đạo lực cố nhiên có thể biết.

12. Thích An Hàm

Thích An Hàm họ Kim, cháu của Thi phú Y San. Vừa mới sanh đã giác ngộ, tánh lượng xung hư, cương quuyết sâu sắc, chẳng cùng ngằn mé, thường lãng chí đi các nơi, xem xét phong tục, tập quán riêng tư. Niên hiệu Chân Bình thứ hai mươi hai, ước hẹn kết bạn cùng Cao tăng Tuệ Tú, định nương cây xà nổi bơi qua bến phổ, vượt qua dưới đảo, bổng gặp sóng gió, trôi dạt về bờ này. Năm sau, có chiếu chỉ chọn người có khả năng trở thành Pháp khí, bèn vào triều học hỏi, nên bảo Pháp sư nên thực hành đầy đủ. Mới cùng dò hỏi Quốc sứ cùng thuyền vượt biển, xa đến Thiên đình. Thiên Vương dẫn thấy, ý vua rất vui, ban sắc đến ở tại chùa Đại Hưng Thánh. Khoảng chừng một tháng, hiểu rõ huyền chỉ, từ đó Hiệp sơn tiên chưởng đường dài mười trạm, ngay trưa hôm ấy trở về, ai nghe tiếng trống tối, cung Tần lãnh đế đất xa xôi ngàn dặm, tức sao sáng vội lên xuống, đâu đợi chuông sớm. Bí pháp mười thừa, chân văn huyền nghĩa, chỉ trong năm năm, đều xem cùng hết. Đến năm thứ hai mươi bảy, An Hàm bèn cùng Sa-môn Tỳ-ma-chân-đế, sa-môn Nông Gia Đà.v.v. . . người nước Vu-điền đều đến nơi đây, Hồ Tăng Tây vức thẳng đến Kê Lâm, bởi tự đó vậy.

Trong truyện “Nghĩa Tương” do Thôi Trí Viễn soạn có chép: “Năm ấy Pháp sư An Hoằng là bậc Thánh ở phương đông cùng với hai vị Tam tạng pháp sư ở Tây vức, hai vị người Hán đến từ nhà Đường”. Lại chú thích rằng: “Pháp sư Tỳ-ma-la-chân-đế bốn mươi bốn tuổi và Pháp sư Nông-già-đà bốn mươi sáu tuổi là hai vị ở nước Ô-trành thuộc bắc Thiên Trúc. Pháp sư Phật-đà-tăng-già bốn mươi sáu tuổi người nước Ma-đậu-la, đi qua năm mươi hai nước mới đến đất Hán bèn tìm đến phương Đông, trú tại chùa Hoàng Long, dịch Kinh”Chiên Đàn Hương Hỏa Tinh Quang Diệu Nữ”, vị tăng trong làng là Đàm Hòa ghi chép. Sau đó không lâu vị tăng người Hán dâng biểu xin trở về Trung Quốc, nhà Vua chấp thuận và đưa tiễn”, cho nên hình như An Hoằng là Hòathượng vậy. Lại xét theo “Tân la bổn ký” thì đời vua Chân Hưng Vương thứ hai mươi bảy, An Hoằng đến đất Trần cầu Pháp, cùng với vị tăng Ấn-độ là Tỳ-ma-la.v.v. . . hai vị trở về, dâng lên các Kinh Lăng-già, Thắng-man và xá lợi Phật. Từ cuối niên hiệu Chân Hưng đến năm Chân Bình Kiến Phước cách nhau khoảng năm mươi năm, trước khi ba tạng đến lại như vậy. Hoặc sợ rằng An Hàm, An Hoằng thật là hai người? Nhưng chỗ ấy cùng với Tam Tạng chẳng khác, mà khuyết danh chẳng khác. Nay hiệp lại mà lập truyện. Lại chưa rõ vị Tam Tạng Pháp sư ở Tây vực ra đi hay ở lại, cuối cùng như thế nào? Hòa-thượng trở về nước, về sau soạn sấm thư một quyển, chữ in ly hợp, vì đó nên ít lường xét, tông mê u ẩn, người tìm cầu lý giải khó nghiên cứu. Như nói: “Chim cú tai mèo (văn bia mà mờ không rõ) tan”. Lại nói rằng: “Nữ chúa thứ nhất an táng trên tầng trời Đao-lợi, cho đến ngàn dặm chiến quân bị thất bại, thành của chùa Tứ Thiên Vương. Năm vua tử trở về quê cũ là năm Đại quân Thạnh Minh”. Đều là lời huyền dự ký dường như mắt thấy, rõ ràng không sai sót. Đến ngày hai mươi ba tháng chín đời vua Thiện Đức Vương năm thứ mười, An Hàm thị tịch ở đạo tràng vạn Thiện, thọ sáu mươi hai tuổi, cũng tháng đó hương sứ theo Hán mà gặp gỡ Pháp sư, trải tòa trên sóng biếc, an nhiên đi về phía Tây. Thật như cái gọi là nhảy vọt giữa không trung, rảo bước thềm bậc, ngồi trên nước, đi trên đất.

Hàn Lâm Tiết Mỗ vâng chiếu soạn văn bia, trong đó bài Minh viết rằng:

“Hậu táng Đao lợi
Dựng chùa Thiên Vương
Lạ chim kêu đêm
Bọn lính sớm chết
Vương tử qua ải vào triều
Thánh nhan năm năm,
Tuổi ngoài ba mươi mà trở lại.
Nổi trôi xoay lăn
Kia ta đâu khỏi?
Năm sáu hai tuổi
Tịch chùa Vạn Thiện
Sứ về đường biển
Sư cũng cùng gặp
Ngồi ngay trên nước
Thẳng hướng về Tây”

(Văn bia rêu phủ mất mười chữ, mất bốn-năm chữ, lượt lấy có thể xem phỏng lấy thành văn)

Bởi chẳng đợi kia

Cũng phảng phất dấu vết còn để lại vậy.

Khen rằng:

Sức thần thông giải thoát của sư (An Hàm) đi ở tự tại, là việc an nhàn của Đại Bồ-tát, đâu cho bút lưỡi xen vào? Nhưng vào triều mới cùng Tam Tạng pháp sư-người tây vực, tay phân phối nguồn chân, thổi loa pháp, mưa xuống mưa pháp, sông đượm góc biển, thật là chữ bậc Thánh mở mang Phật pháp. Chữ viết qua ba lần thì chữ ô viết thành chữ yêu, rồi viết thành chữ Mã. Tôi nghi ngờ hai chữ “Hàm, Hoằng “cũng có thể viết lầm như thế.

13. Thích A Ly Da Bạt Ma

Thích A Ly-Da-Bạt-Ma thần trí riêng ngộ, hình mạo khác thường, ban đầu từ Tân-la đến Trung quốc, tìm thầy tham học, không chỗ xa nào chẳng tìm đến, nhìn nghĩ hang hóc tối tăm, leo lên tận các tầng trời, chẳng phải chỉ có khuôn phép của đương thời, mà cũng muốn đào luuyện bến bờ cho đời sau. Chí tha thiết dạo xem, chẳng sợ đi xa, bèn đến cầu pháp tận chốn Tây trúc, mới đến tận nơi xa xôi Thông lãnh, sưu tầm mọi thứ khác lạ ưu việt, trải qua chiêm ngưỡng các Thánh tích, nguyện xưa đã thỏa mãn, khi ấy lương thực cũng đã hết, mới dừng ở tại chùa Na-lan-đà, sau đó không lâu thì thị tịch.

Thời bấy giờ, có vị cao tăng Chuyên nghiệp trụ chùa Bồ-đề, các vị Huyền Khác, Huyền Chiếu đến chùa Đại Giác. Đó là bốn vị sống trong niên hiệu Trinh Quán (627-60), có công hạnh như thế. Cùng gieo trồng nhân tốt, bèn gặt hái dòng giống họ Thích, xa tạ nơi cũ, đến thấy phong tục Tây Trúc, tốt lành danh dự khắp cả đông tây, rõ vui lớn nơi võng cực, chẳng phải hạng thượng bối có đại tâm thì làm sao họ có thể tham dự được như thế ư? Nếu xét theo về niên phả thì dường như cùng với Tam Tạng pháp sư Huyền Trang đồng phát xuất từ Tây quốc, chỉ không biết vào đời thứ mấy và năm nào mà thôi.

14. Thích Tuệ Nghiệp

Thích Tuệ Nghiệp tài trí sâu xa, khí lượng bất đọng, dung nghi cao vời, phong cách ngay thẳng, thẳng lời riêng nhưỡng, vừa mới đến Trung Hoa, khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-60) qua đến Tây vực. Vượt qua sa mạc rộng lớn, trèo lên hiểm nguy của núi Tuyết. Mỗi lúc mặt trời vừa tỏ dạng liền ẩn núp trong rừng thâm u, đợi đến lúc trăng soi nửa đêm mới ra ngoài, coi thường mạng sống, chết vì Phật pháp, chí nguyện tha thiết tuyên dương, bèn đến chùa Bồ-đề, chiêm ngưỡng đảnh lễ các Thánh tích, lại đến chùa Na-lan-đà, gởi vết dừng ở đó lâu, xin đọc Kinh Tịnh Danh, nhân đó kiểm nghiệm lại bản dịch đời Đường, thấu hiểu sâu sa xuyên suốt. Trong “Lương Luận hạ ký” chép: Dưới cội Phật xỉ, vị tăng người Tân-la là Tuệ Nghiệp có viết ký truyện rằng: “Tuệ Nghiệp thị tịch tại chùa ấy, bấy giờ hơn sáu mươi tuổi”. Phàm các sách Tuệ Nghiệp chép bằng tiếng Phạn đều để tại chùa Na-lan-đà cả.

15. Thích Tuệ Luân

Thích Tuệ Luân người xứ Tân-la, tiếng Phạn là Bát-nhã-bạt-ma (đời Đường dịch là Tuệ Giáp), xuất gia tại quê nhà, tâm gá nơi cảnh Thánh, theo thuyền buôn đến đất Mân, Việt, lặn lội để tới Trường An, chịu đựng đủ mọi thứ nóng lạnh, mọi thứ gian nguy. Vâng sắc theo Pháp sư Huyền Chiếu làm người hầu đi Tây Trúc, bay qua thềm thang gác trên nguy hiểm, khi đã đến Tây Trúc, liền tham lễ khắp cùng các kỳ tích, đến ngụ tại chùa Tín giả của nước Yêm-ma-la-ba, trụ đến mười năm, ở gần phía Đông là xứ Kiền-Đà-la có chùa Sơn Trà, sản phẩm hóa vật rất dồi dào, cúng dường các bữa ăn. Ngoài ra chẳng có thêm gì. Ở phương bắc các vị tăng Ấn-độ qua lại, đều trú tại chùa ấy, các vị tài giỏi nhóm họp, mỗi vị đều tu theo pháp môn, Tuệ Luân đã giỏi tiếng Phạn lại hiểu rộng Câu-xá, ngày đến vẫn còn, gần bốn mươi tuổi, đầy đủ như trong truyện cao tăng Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh cầu pháp.

16. Thích Huyền Khác

Thích Huyền Khác người Tân-la, tánh cao vời cứng cỏi, có tri kiến hoàn toàn, tánh vui thích giảng nói, phó cảm tùy cơ duyên. Người thời bấy giờ chỉ như phù dung trong lửa. Huyền Khác thường than là thọ sanh chốn biên địa, chưa thấy được Trung Hoa, nghe nếp sống mà mừng vui, Đạo chân chất mới tới, mắt quỳnh ở đông kỳ, bèn ngậm cười Tây, tâm hổ thẹn giữa ban ngày, chí muốn tham yết qua, sánh như trăng đi, nửa đêm nhận vận mà chuyển, hoặc tầng lớp chất chồng bốn hợp, đường chim bay ngang mây, hoặc liền băng ngàn dặm, gío thổi mây ngàn. Bèn cùng pháp sư Huyền Chiếu nương nhau tìm đến chùa Đại Giác ở trời Tây, đi khắp đường sáng rực, thường rảo xứ không ảnh. Vác hòm sách nghiên cứu tinh tường, giũa ngọc thành vật dụng, tuổi quá già mà không lẫn mê, bị bệnh nên thị tịch.

Huyền Chiếu cũng là bậc cao sĩ Tân-la cùng với Huyền Khác đồng liệu trước sau một Đạo, không rõ thị tịch ở đâu! Lại có hai vị tăng cũng người xứ Tân-la, không rõ tên gì, cũng phát xuất từ Trường An, nổi trôi trên thuyền, đến nước Thất-lợi-Phật-thệ, gặp phải bị bệnh mà thị tịch.

17. Thích Huyền Du

Thích Huyền Du người xứ Cú-Cao-ly, tánh tình hư dung, bẩm chất ôn nhã, ý muốn tự lợi lợi tha, chí quý trọng cầu học hỏi, nương chèn ngoi dòng, xét nhà tăm tối. Đến Trung Hoa vào đời Đường, kính lễ phụng thờ Thiền sư Tăng Triết, vén áo bẩm thọ huyền chỉ. Tăng Triết kính mến Thánh tích, nương thuyền đi đến Tây vức, hóa độ tùy duyên, đi đảnh lễ lược quanh, trở về đường Đông Ấn. Huyền Du thường theo phụ phượng, nhân ở lại đó, đuốc tuệ sớm tỏ, cây thiền mau tốt tươi, cùng bờ đầy lượng, lúc đi rỗng không, trở về đầy vật báu. Thật là rường cột của nhà Phật, lãnh tụ của tăng đồ, đã vậy mà thuyền bè ẩn dời, thương đổi chất của gò hang, ở nơi dễ thoát, bùi ngùi đời người khó thường còn, 90 củi hết lửa tắt, đâu tìm lại được! Pháp sư Tam Tạng Nghĩa Tịnh mừng Huyền Du tuổi nhỏ mà kính mến giáo pháp với tâm bền bỉ, đã Kiền thành ở Đông hạ, lại cầu học nơi trời Tây, chỉ lại thần châu làm vật ngâm giữ. Truyền mười pháp mà mở mang giáo pháp, rốt cùng ngàn năm mà chẳng là năm. Tuy bỏ thân ở xứ khác, chưa trở về nơi cũ, công của những người ấy lỗi lạc như vậy, sao chẳng nêu danh trên lụa trúc để chỉ bày cho tương lai! Bèn soạn bộ “Cầu pháp Cao Tăng truyện” Tôi tình cờ xem Đại Tạng đọc đến ở đây, chí rất kính mến, bèn lượm nhặt gom góp mà viết vậy.

18. Thích Huyền Đại Phạm

Thích Huyền Đại Phạm người xứ Tân-la pháp danh là Tát-bàthận-thệ-đề-bà (đời Đường dịch là “Nhất thiết trí thiên”), tuổi nhỏ mà thâm trầm, có tướng Đại nhân, chẳng ăn các thứ cay nồng. Thường nương thuyền đến Trung Hoa vào đời Đường, học vấn chẳng phải thường. Khoảng niên hiệu Vĩnh Huy (60-66) thời Vua Cao Tông, bèn đến trung Ấn Độ, lễ cây Bồ-đề, như sư tử đi, chẳng có bạn, quất roi vàng ở năm tầng lầu, trông thềm báu của Tam giáo, Huyền Đại Phạm kính mến xa xăm trải qua nhiều thứ phong thổ gian nguy, cũng chưa thể dẫn hết, bèn đến chùa Đại Giác, treo tích trượng, nghiệm rõ kinh luận, biết các phong tục địa phương. Về sau trở lại Trung Hoa giảng nói, giáo hoá, sự u huyền rõ ràng, cao vợi thay thành công ấy!

Khen rằng:

Số người như trên xa rời thanh khiếu, đến xứ Trung Hoa, truy tìm dấu vết xa mờ của Pháp Hiển, Huyền Trang, qua lại tuyệt vực xem như trong hang cùng ngõ hẻm, so sánh vâng sứ đồng loại như Trương Khiên Tô Vũ.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG Ở HẢI ĐÔNG

(QUYỂN HAI HẾT)

(TRỌN BỘ)

 

Pages: 1 2