SỬ TRUYỆN VỀ CÁC VỊ CAO TĂNG ĐẾN THIÊN TRÚC CẦU PHÁP THỜI ĐẠI ĐƯỜNG

Sa-môn Nghĩa Tịnh từ Tây Vực trở về ở thất-lợi-Phật Thệ vùng Nam Hải soạn ký quy tự chí chùa Na-lan-đà
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

 

QUYỂN THƯỢNG

Xét thấy vùng đất Thần Châu tự thuở xưa có những vị xem nhẹ mạng sống đi cầu pháp. Pháp Hiển sư khai sáng chỗ hoang sơ, Huyền Trang theo đó mở con đường chánh, băng đèo vượt biên thùy một mình cất bước, có những vị lội lặn sông này thác nọ, v.v… tất cả đều mang hoài bão đến Thánh địa chiêm bái. Cùng một tâm nguyện đền báo từ ân, thế nhưng đường xa lắm nạn, đảo châu báu càng xa. Những hạt mầm ươm thì nhiều vô số, nhưng kết thành quả thì lại rất ít. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ các cảnh tượng mịt mờ, sông núi nối liền chập chùng che khuất ánh mặt trời, sóng cả chập chùng ngất trời. Một thân một bóng vượt ra cửa ải, náu thân nơi đỉnh núi chót vót, vượt qua muôn sông, hoặc có khi mấy ngày không ăn, không uống. Điều này có thể nói rằng nỗi lo lắng làm tiêu tan tinh thần, sự mệt nhọc làm mất thần sắc. Đến nỗi người đi gần năm mươi vị mà người ở lại thỉ chỉ có vài người. Nhưng nếu đến được hết Tây Trúc thì Đại Đường sẽ không có chùa, bản thân họ phiêu diêu tự tại, làm người khách xa xăm, không trụ hẳn nơi nào, khiến cho những kẻ lưu lạc ở yên một chỗ, thân không an thì đạo làm sao hưng thạnh. Than ôi! Quả thật đáng khen là những bậc có tâm

chí thành, mong rằng ghi chép lại danh thơm này truyền bá cho đời sau, tạm y cứ vào những điều thấy nghe này để chép về hành trạng mà thôi. Ở trong đó thứ lớp, từng bậc phần nhiều là theo niên đại xa gần và còn mất của thời trước để đối chiếu trước sau.

Pháp sư Huyền Chiếu ở Thái Châu
Pháp sư Đạo Hy ở Tề Châu
Pháp sư Sư Tiên ở Tề Châu
Pháp sư A-ly-da-bạt-ma người Tân-la
Pháp sư Tuệ Nghiệp người Tân-la
Pháp sư Cầu Bổn người Tân-la
Pháp sư Huyền Thái ở Tân-la
Pháp sư Huyền Khác ở Tân-la.
Tân-la còn có hai pháp sư là Đổ-Hóa la, Phật-đà Bạt-ma ở Đổ-hóa-la.
Pháp sư Đạo Phương ở Tinh Châu
Pháp sư Đạo Sanh ở Tinh Châu Thiền sư Thường Mẫn ở Tinh Châu Một vị đệ tử của ngài cũng ở đấy.
Sư Mạt-để-tăng-ha ở Kinh đô
Pháp sư Huyền Hội ở Kinh đô
Sư Chất-đa Bạt-ma
Hai người con của Nhũ mẫu công chúa Thổ phiên Pháp sư Long.
Pháp sư Minh Viễn ở Ích Châu Luật sư Nghĩa Lãng ở Ích Châu Một vị đệ tử của ngài.
Pháp sư Trí Ngạn ở Ích Châu
Luật sư Hội Ninh ở Ích Châu
Pháp sư Vận Kỳ ở Giao Châu
Sư Mộc-xoa đề-bà ở Giao Châu
Pháp sư Khuy Xung ở Giao Châu
Pháp sư Tuệ Diễm ở Giao Châu
Pháp sư Tín Trụ
Pháp sư Trí Hành ở Ái Châu
Thiền sư Đại Thừa Đăng ở Ái Châu
Sư Tăng-già Bạt-ma ở nước Khang
Hai vị tên Trí Ngạn, Bỉ Ngạn ở Cao Xương. Pháp sư Đàm Nhuận ở Lạc Dương
Luận sư Nghĩa Huy ở Lạc Dương
Ba vị ở thời Đại Đường
Pháp sư Tuệ Luân ở Tân-la
Pháp sư Đạo Lâm ở Kinh Châu
Pháp sư Đàm Quang ở Kinh Châu
Một vị đời Đại Đường
Thiền sư Tuệ Mạng ở Kinh Châu
Luật sư Huyền Quỳ ở Nhuận Châu
Pháp Sư Thiện Hạnh ở Tấn Châu
Pháp sư Linh Vận ở Dự Chương
Thiền sư Tăng Triết ở Lễ Châu và hai vị đệ tử.
Luật sư Trí Hoằng ở Lạc Dương
Thiền sư Vô Hành ở Kinh Châu
Thiền sư Pháp Chấn ở Kinh Châu
Thiền sư Thừa Ngộ ở Kinh Châu
Luật sư Thừa Như ở Lương Châu
Pháp sư Đại Luật ở Lễ Châu

Như trên tổng cộng có năm mươi sáu vị, các vị trước phần nhiều bị thất lạc. Từ ngài Nghĩa Tịnh trở đi có Pháp sư Vô Hành, sư Đạo Lâm, sư Tuệ Luận, sư Tăng Triết, sư Trí Hoằng. Tổng cộng gồm năm vị đã khuất bóng vào những năm đầu và Thiền sư Vô Hành quảy trượng về Tây, đến nay không biết mất ở đâu.

– Pháp sư Huyền Chiếu:

Ngài là người ở Tiên Chưởng, Thái Châu. Tiếng Phạm là Bàn-caxá-mạt-để, đời Đường dịch là Chiếu Tuệ. Tổ tiên Ngài nối nhau làm quan. Vào những năm còn ở độ tuổi thiếu niên ngài đã từ quan thoát tục, đến tuổi trưởng thành muốn đến lễ bái các Thánh tích. Ngài vân du khắp vùng kinh đô học hỏi kinh luận. Vào năm Trinh Quán ngài đến chùa Đại Hưng Thánh của Pháp sư Huyền Chứng ở. Lúc đầu học tiếng Phạm, rồi sau đó chống tích về Tây để trở về Kỳ viên, từ giã kinh thành vượt qua sa mạc, băng qua cửa ải, qua Tuyết lãnh, súc miệng ở ao thơm để lắng tâm, khế hợp với bốn thệ nguyện rộng lớn. Băng qua Gò Thông mà tâm chí thành thệ độ ba cõi, xuyên qua Tốc Lợi đến Để-hóa-la, vượt qua biên ải Hồ Cương xa xôi, đến nước Thổ Phiên, được Công chúa Văn Thành tiễn đến Bắc Thiên-trúc, rồi lần đến nước Xà-lan-đà, lúc chưa đến thì trên lộ trình muôn dặm hiểm trở kia có lần bị giặc bắt, những thương buôn bàn tính đủ cách, rồi cùng nhau nương nhờ oai thần các bậc Thánh minh, trong mộng hiển rõ điềm ấy, tỉnh dậy thấy bọn giặc đã ngủ hết, thế là họ cùng trốn ra khỏi vòng vây, cuối cùng được thoát nạn. Ngài ở nước Xa-lan-đà bốn năm, được vua nước này kính trọng cúng dường. Ngài học kinh luật và tiếng Phạm, khi đã thông hiểu đôi chút về ngôn ngữ này rồi thì đi lần về miền Nam, đến Mạc-ha Bồ-đề, lại trải qua bốn mùa hạ, tiếc rằng mình sinh ra nhằm thời không gặp các bậc Thánh, nhưng còn may mắn được chiêm bái Thánh tích, kính ngưỡng chân dung Đức Từ thị, một lòng tinh thành chẳng gì thay thế được. Ngài miệt mài nghiên cứu Câu-xá và hiểu được đối pháp, hai giáo thanh tưởng, luật nghi đã được tỏ rõ từ đây. Sau đó, ngài đến chùa Na-lan-đà ở lại ba năm, học các luận như: Trung, Bách, v.v… với Pháp sư Thắng Quang, rồi lại đến thọ giáo bộ Du-già Thập Thất Địa với Đại Đức Bảo Sư Tử. Thiền môn định tĩnh, thấu tận bến bờ, nằm hết yếu nghĩa, rồi đến phía Bắc của Cương-già-hà được Quốc vương nước Thiêm Bộ cúng dường, ở lại các chùa của những vị thân tín trong ba năm. Sau đó vì sứ giả Vương Huyền đời Đường mời Ngài trở về cố hương, nên dâng biểu tâu rằng: ngài là người thật đức, bèn mong vua hạ chỉ, rồi ông đến Tây Thiên tìm Pháp sư Huyền Chiếu thỉnh ngài về kinh. Trên đường về đến nước Nê-ba-la, nhờ Quốc vương phái người đưa tiễn đến Thổ-Phiên, ở đây ngài gặp lại Công chúa Văn Thành, Công chúa rất mực tôn kính, cúng dường thực phẩm để ngài trở về Trung quốc. Thế rồi, ngài băng qua Tây Phiên để trở về Đông Hạ. Tháng chín thì từ giã Thiêm Bộ, tháng giêng thì đến Lạc Dương, trong vòng năm tháng trải qua chặng đường muôn dặm. Bấy giờ, vào giữa niên hiệu Lân Đức, vua xa giá đến Đông Lạc, ngài đến yết kiến, nhận sắc chỉ của vua nước mông đến nước Yết-thấp-Di-la mời Trưởng lão Bà-la-môn Lô-ca-dật-đa hội kiến với các Đại đức ở Lạc Dương, luận bàn về cương yếu Phật pháp. Luật sư Đạo, Pháp sư Quán, v.v… ở chùa Kính Ái. Dịch bộ Tát-bà-đa và Nhiếp luật, không bao lâu sau thì được sắc lệnh vội vã ra đi, không được toại nguyện. Ngài đem các bản tiếng Phạm về kinh đô, thế rồi lại băng qua sa mạc, rồi trở về Thích Thạch, đường núi gập ghềnh hiểm trở, lê thân chiếc bóng vượt qua các hang hóc chập chùng, rồi lên thuyền phiêu diêu trôi giạt, có lần suýt mất mạng, gặp giặc Thổ-Phiên thoát khỏi được sống, gặp cướp Hung nô chỉ may mắn thoát chết. Khi đi đến biên giới Bắc Ấn thấy Sứ giả Đường dẫn Lô-già-ích-đa đến để gặp mặt. Lôca-dật-đa lại sai Huyền Chiếu và các Sứ giả đi về hướng Tây Ấn đến nước La-trà lấy thuốc trường thọ. Trên đường qua Phược-Kiệt-la, đến Nạp-bà-tỳ-ha-la, nhìn thấy bồn tắm của Như Lai và Thánh tích, rồi đến

nước Ca-tất-thức lễ bái xương đỉnh đầu của Như Lai, sắm đủ hương hoa khấn bằng ngôn ngữ Ấn, quán xét tâm thiện ác ở kiếp lai sinh, rồi đến nước Tín-độ mới đến La-trà. Vua Mông lễ kính, tôn trọng, nên ngài ở lại bốn năm, rồi tiếp tục đi về Nam Thiên. Ngài muốn đem tất cả loại thuốc về Đông Hạ, đến tòa Kim Cương, thì quay trở lại gặp mặt ngài nghĩa Tịnh ở chùa Na-lan-đà, thế là mãn nguyện bình sinh khế hợp với Tổng hội ở Long Hoa. Nhưng vì đường sá xứ Nê-ba-la đến Thổ Phiên bị bít lấp không thông, giữa đường về Ca-tất-thức bị tộc Đa-thị bắt bớ nên khó lòng qua được. Ngài đành gởi lòng về non Thứu, trầm tình chốn Trúc viên. Tuy thường có hoài vọng truyền đăng mà chưa thỏa lòng qua cố hương. Than ôi! Vất vả cố công kiến thành mà việc lợi sinh không toại lòng muốn bay cùng mây nhưng cánh gãy ở Thiên Trúc, Ngài mắc phải bệnh nặng và mất tại nước Am-ma-la-bạt miền Trung Ấn, thọ trên sáu mươi tuổi (Đa-thị tức là nước Đại Thực).

Thương rằng: Vĩ đại thay tráng sĩ là một mầm non tài giỏi, trải bao gian nan, băng ngàn vượt suối, vườn trúc diệu vợi, dốc lòng kiến thành, khát tưởng thâm huyền, chỉ mong giảng pháp, chí gởi độ sinh, than ôi không toại. Xót thay không thành, trầm mình chôn thây ở Lưỡng Hà, dương danh ở Bát Thủy, lành thay chọn cái chết. Bậc triết nhân thông tuệ, chánh chân, Lưỡng Hà tức Tây Hà, Bát Thủy thuộc Kinh đô.

– Pháp sư Đạo Hy:

Ngài là người Lịch Thành ở Tề Châu. Tiếng phạn là Thất-lợi-đềbà, đời Đường dịch là Cát Tường Thiên. Ngài sinh ra trong gia đình gia giáo, tổ tiên nhiều đời làm quan, từ thuở còn thơ đã ảnh hưởng huyền môn, tâm ý trong sạch, chí khí tiết tháo. Ngài đi qua sa mạc mênh mông để tham quan Trung thiên, vượt lên các đỉnh núi chót vót, trọng pháp khinh thân, trên đường đến Thổ-phiên thì gặp tai nạn. Sợ phạm giới nên ngài tạm xa, đi đến Tây phương thì thọ lại Ngài chu du khắp các nước rồi đến Mạc-ha Bồ-đề, vì muốn chiêm ngưỡng hết Thánh tích nên ở lại mấy năm, có lúc ở chùa Na-lan-đà, lúc thì trụ tại Câu-thi-na. Vua Mông là Yêm-ma-la-bạt hết sức cung kính, tiếp đãi rất hậu. Ngài học kinh điển Đại thừa khi ở chùa Na-lan-đà, chuyên nghiên cứu luật tạng ở chùa Du-bà-bạn-na (tức là tên ngồi chùa chỗ Phật nhập Niết-bàn). Đã học Thanh Minh lại thấu cương mục, lời văn có tình mà chữ thảo chữ triện rất khéo. Lúc ngài ở chùa Đại Giác làm một bài Đường Bi. Ngài đem về Đường các bộ kinh luận hơn bốn trăm quyển, đều xuất xứ từ chùa Na-lan-đà. Chưa gặp được ngài Tịnh ở Tây quốc nhưng ngài

bị bệnh và mất ở nước Am-ma-la-bạt, thọ hơn năm mươi tuổi. Sau này nhân dịp hành hương thấy phòng ở của Ngài, thương xót không nguôi, bèn đề một bài thơ thất ngôn: “Gian khổ một thân chẳng nản lòng, bốn ân ghi nhớ nguyện lưu thông, vì đâu chưa thỏa tâm hoằng pháp, bổng chốc không may gặp đường cùng”.

– Pháp sư Sư Tiên:

Ngài là người ở Tề châu, giỏi chú thuật, thông tiếng Phạm, theo ngài Huyền Chiếu từ Bắc Thiên đến Tây Ấn-độ. Khi đến thành Amma-la-phẩu-bạt được sự cung kính của quốc vương, đồng thời gặp Pháp sư Đạo Hy ở chùa Cư Vương kể cho nghe mọi điều tốt đẹp ở nước nhà, và cùng ở lại đó một mùa hạ thì mắc bịnh rồi qua đời, thọ ba mươi lăm tuổi.

– A-nan-da-bạt-ma:

Ngài là người Tân la. Vào giữa niên hiệu Trinh Quán ngài đến Quảng Hiếp thuộc Trường An (Quảng Hiếp là tên núi ở thành vương). truy tìm chánh giáo, chiêm bái Thánh tích, ở chùa Nalan-đà tham học kinh luận, sao chép các kinh. Nhưng đau đớn thay tâm nguyện không thành, Ngài bèn ra xứ Đông ở Kê Quý, mất ở Tây Duệ thuộc Long Tuyền, thọ hơn bảy mươi tuổi.

Kê Quý, tiếng Phạm là Củ-củ-thác-y-thuyết-la. Củ-củ-thác dịch là kê, Y-thuyết-la dịch tức là nước Cao-ly. Tương truyền rằng: Nước ấy kính thần gà mà tôn xưng như vậy, cho nên lấy lông gà làm đồ trang sức đội trên đầu. Chùa Na-lan-đà có cái ao tên là Long Tuyền, ở phương Tây gọi Cao-ly là Củ-củ-thác-y-thuyết-la.

– Pháp sư Tuệ Nghiệp:

Ngài là người Tân-la, vào giữa niên hiệu Trinh Quán ngài đến xứ Tây Vực, ở chùa Bồ-đề chiêm bái Thánh tích, ở chùa Na-lan-đà một thời gian lâu để thọ học. Ngài Nghĩa Tịnh do đó xem xét lại bổn đời Đường, chợt phát hiện có quyển luận đời Lương đoạn cuối ghi: “Tăng xứ Tân-la là Tuệ nghiệp kính ghi tại cội cây Phật xỉ. Tìm hỏi những vị Tăng trong chùa thì họ bảo Ngài mất ở đây, thọ hơn sáu mươi tuổi. Các bổn Phạm Ngài chép đều ở chùa Na-lan-đà.

– Pháp sư Huyền Thái:

Ngài là người Tân-la, tiếng Phạm là Tát-bà-thận-nhã-đề-bà, đời Đường dịch là Nhất Thiết Trí Thiên. Vào niên hiệu Vĩnh Huy ngài lên

đường đến Thổ-Phiên, băng qua Nê-bà-la, đến Trung Ấn, chiêm lễ cội Bồ-đề và xem xét tận tường các kinh điển, sau đó quay về Đông Độ, trên đường đi đến Thổ Sơn Hồn, gặp được ngài Đạo Hy, sau đó qua chùa Đại Giác, rồi trở về Trung quốc, không rõ mất khi nào ở đâu.

– Pháp sư Huyền Khác:

Ngài là người Tân-la nào vào khoảng niên hiệu Trinh Quán theo Pháp sư Huyền Chiếu đến chùa Đại Giác, được sự lễ kính rồi mắc bệnh qua đời, không rõ lúc mất được bao nhiêu tuổi.

Lại có hai vị ở Tân-la, chẳng rõ tên húy của hai vị, xuất phát từ Trường An đến Nam Hải, dong thuyền qua nước Thất-lợi-phật-thệ và Tây-bà-lỗ-sư, rồi bị bệnh và mất ở đó.

– Phật-đà-đạt-ma:

Ngài là người xứ Đỗ-hóa-tốc-lợi, thân tướng phương phi, sức khỏe dồi dào, ngài theo học Tiểu thừa. Có lần khất thực được ít, do đó đổi học Đại thừa, bèn đến Thần Châu, xuất gia ở Ích Phủ, tính thích giao du, đi khắp vùng Cửu Châu. Sau đó, về Tây Thiên tham bái Thánh tích, gặp ngài Nghĩa Tịnh ở chùa Na-lan-đà, bèn chuyển về phương Bắc. Lúc đó Ngài khoảng năm mươi tuổi.

– Sư Đạo Phương:

Ngài là người Tinh Châu, vượt qua các vùng sa mạc đến Nê-ba-la và làm trụ trì chùa Đại Giác mấy năm. Sau đó trở về Nê-ba-la cho đến nay đã thiếu giới hạnh, lại không học kinh sách, tuổi tác cũng đã lớn.

– Pháp sư Đạo Sinh:

Ngài là người Tinh Châu, tiếng Phạm là Chiên-đạt-la-đề-bà, đời Đường dịch là Nguyệt Thiên. Vào cuối niên hiệu Trinh Quán ngài bắt đầu từ Thổ Phiên lên đường đến Trung quốc. Đến chùa Bồ-đề ngài lạy ngài Chế-để-ngật làm thầy, học làm Đồng tử ở chùa Na-lan-đà. Vua rất kính trọng. Phía Đông chùa này cách mười hai dặm có một ngôi chùa của vua, học toàn là Tiểu thừa, Ngài bèn ở chùa ấy một thời gian khá lâu học Tiểu thừa Ba tạng tinh thông chánh lý, rồi sau đó mang rất nhiều kinh, tượng trở về bổn quốc. Trên đường đi đến nước Nê-ba-la bị bệnh và qua đời ở đó. Lúc này có lẽ Ngài cũng lớn tuổi rồi.

– Thiền sư Thường Mẫn:

Ngài là người Tinh Châu, từ khi cạo tóc xuất gia tập hạnh Samôn thường siêng năng tụng niệm chẳng phút trễ lười, thường phát đại nguyện sinh về Cực Lạc, thực hành các tịnh nghiệp, xưng niệm danh hiệu Phật, nền phước ấy sâu rộng khó thể biết hết. Sau đó ngài đến Kinh Lạc cũng chuyên tâm hành trì pháp môn này, lòng thành thầm cảm ứng. Ngài bèn phát nguyện chép kinh Bát-nhã đủ vạn quyển. Mong được đến phương Tây, lễ bái Như Lai và chiêm ngưỡng Thánh tích, đem phước lành này hồi hướng nguyện sinh. Ngài bèn đến phủ thượng thư nhờ các châu giáo hóa sao chép kinh Bát-nhã. Hơn nữa, với lòng chí thành dù trời cũng cảm động, cho nên được vua Mông trao cho sắc chỉ biên chép. Giang Biểu, kính chép kinh Bát-nhã, để báo ân sâu, khi tâm nguyện đã mãn, ngài bèn lên đường đến bờ biển du thuyền đến miền Nam nước Ha-lăng. Từ đây nương thuyền đến nước Mạc-la-du. Lại từ nước này ngài muốn đến Trung Thiên, nhưng thuyền của thương buôn chở đồ quá nặng nên thuyền nhổ neo chưa bao xa thì gặp phải sóng to nổi lên, chưa quá nửa ngày thì thuyền bị chìm. Lúc sắp chìm, người lái buôn tranh nhau leo xuống thuyền nhỏ, thuyền chủ là người có tín tâm liền lớn tiếng gọi ngài xuống thuyền, Ngài nói: Chiếc thuyền này chỉ chở được vài người, tôi không xuống đâu. Đó đủ thấy ngài là người xem thường mình, vì mọi người mà thuận với tâm Bồ-đề, quên mình cứu người, đó là hạnh của bậc đại sĩ. Thế rồi ngài xuống hướng về phương Tây niệm danh hiệu Phật. Trong phút giây niệm tương tục ấy, thuyền và người chìm dần, khi tiếng dứt thì ngài cũng quy Tây, thọ trên năm mươi tuổi. Ngài có một người đệ tử, không biết là người xứ nào, lúc thầy mất kêu khóc thảm thương, cũng niệm Phật và tịch theo thầy, những người được cứu về kể rõ chuyện này.

Thương rằng:

Thương thay vĩ nhân, quên mình vì người, sáng như kính nước, quý gương xem trọng, nhuộm mà không đen, mài mà không mòn tiến thân vì Tuệ nghiệp, dưỡng trí thành tiếng thơm. Lúc ở nước mình thì hành trì pháp môn tự độ, khi đến nước khác thì gieo nhân tha độ. Trong lúc cận kề bờ hiểm nạn, lại quên thân mình mà cứu người, để lại người đệ tử không nơi nương tựa, ông bèn lao thân mình vào sóng cả để tìm lấy cái chết. Tịnh nguyện đến An dưỡng mà lưu thần, đạo tâm không mê mờ, đức ý vững chắc, ban bố ánh sáng tình thương chói lọi, tận kiếp bụi này vẫn càng ngày càng mới.

– Mạc-để-tăng-ha:

Đời Đường dịch là Sư Tử Tuệ, ngài là người Kinh Triệu, họ là Hoàng Phổ, không biết tên húy, cùng vân du với Sự Tiên, đến ở chùa Tín Giả xứ Trung thiên, chưa giỏi tiếng Phạm, cũng không hiểu kinh luận. Ngài muốn trở về quê cũ, trên đường qua nước Nê-ba-la bị bệnh và mất ở đó, thọ bốn mươi tuổi.

– Pháp sư Huyền Hội:

Ngài là người Kinh đô, con của An Tướng Quân. Ngài từ Bắc Ấn đến nước Yết-thấp-di-la, được quốc vương cho thưởng thức cỡi voi của vua và tấu nhạc vua, hằng ngày đến chùa Long Trì Sơn thọ vật cúng dường. Chùa đó là nơi ở của năm trăm vị A-la-hán thọ cúng. Chính là nơi mà Tôn giả A-nan-đà sai Tôn giả Mạt-điền-địa hóa độ Long vương. (Thất sái dịch là sở giáo hóa, cựu dịch đệ tử là sai).

Ngài lại khuyên vua nước này mở lòng ân xá cho cả nước, có hơn ngàn tử tù ngài cũng khuyên vua phóng thích. Ngài ra vào cung vua cũng gần mấy năm. Sau đó, vì không vừa lòng nên ngài bèn đi về phía Nam, đến chùa Đại Giác lễ cây Bồ-đề, tham quan ao Mộc Chân, leo lên đỉnh Linh Thứu, băng qua ngọn Tôn Túc, thọ học với những bậc thông thái tài giỏi kỹ nghệ. Tuy thời gian chẳng là bao nhưng ngài thông suốt tiếng Phạm, lãnh thọ ít kinh giáo rồi muốn trở về quê cũ, trên đường đến nước Nê-ba-la chẳng may qua đời, tuổi thọ chỉ quá lúc trưởng thành.

(Nước Nê-ba-la vốn có thuốc độc cho nên người nào đến xứ đó phần nhiều là mất mạng).

– Lại có một người cùng Sứ giả ở Bắc đạo đến nước Phược-yết-la, xuất gia với sư Tiểu thừa ở Tân tự tên là Chất-đa-bạt-ma. Sau này đến lúc sắp thọ giới cụ túc thì không ăn ba thứ tịnh nhục, thầy của ngài nói: Đức Đạo sư khai cho năm thứ chánh, vốn đã không tội, sao ông không ăn. Ngài đáp: Các kinh điển Đại thừa có nêu đầy đủ, đó là thói quen cũ không thể sửa được. Ngài nói: Ta y theo tánh tạng luật có chế ra các khoa. Ông nêu ra những điều chẳng phải chỗ học của ta, nếu giữ những tư tưởng bất đồng thì ta chẳng phải thầy ông. Thế là ngài đành vâng lời gạt lệ mà ăn. Lúc mới thọ cụ túc ngài cũng hiểu biết sơ qua tiếng Phạm rồi âm thầm lên đường về phương Bắc, không rõ ngài đến đâu, nghe đồn ngài làm tăng ở Bắc Thiên-trúc.

– Lại có hai người nước Nê-ba-la, là con của Nhủ mẫu Công chúa Thổ-phiên, lúc đầu cả hai cùng xuất gia, sau này một người hoàn tục, người xưa ở chùa Thiên Vương rất giỏi tiếng Phạm và sách Phạm, thọ ba mươi lăm tuổi.

– Pháp sư Long:

Không rõ ngài là người xứ nào, vào niên hiệu Trinh Quán đi từ Bắc đạo, định đến Bắc Ấn để tham hóa Trung Thiên, ngài tụng được kinh Pháp Hoa bằng tiếng Phạm, sau đó đến nước Kiện-đà-la bị bệnh và qua đời, tích này là do các vị Tăng phương Bắc đến truyền như vậy. Như trên là hai mươi vị.

– Pháp Sư Minh Viễn:

– Ngài là người ở Thanh Thành thuộc Ích Châu, tiếng Phạm là Chấn-đa-đề-bà, đời Đường dịch là Tư Thiên. Thuở nhỏ ngài vâng theo lời răn dạy nên lớn lên càng cố gắng tu trì, dung nghi nho nhã, bản chất thanh tú, rất giỏi Trung luận, Bách luận, nghị luận về Trang Chu. Ban đầu ngài đến Thất Trạch, sau đó đến Tam Ngô, học lại các kinh luận cùng với tu thiền, ở ẩn trên non Lô qua một mùa hạ, ở đó ngài hết sức đau buồn cho chánh giáo bị bại hoại, bèn chống tích về phương Nam, đến Giao Chỉ rồi lên thuyền vượt sóng cả đến nước Ha lăng, sau đó đến châu Sư Tử, được vua cung kính lễ ngộ. Ngài lẻn vào nội các, lấy trộm răng Phật rồi mong về nước để thiết lễ cúng dường, khi chiếc răng ấy đã vào tay thì bèn bị đoạt lại, chí nguyện không thành lại bị lăng nhục. Sư đi về phía Nam Ấn Độ, truyền tin với người ở châu Sư Tử biết rằng: mình đến chùa Đại Giác rồi bặt vô âm tín, có lẽ ngài trên đường đi thì mất, chẳng rõ bao nhiêu tuổi. Lính vệ ở châu Sư Tử canh phòng răng Phật rất nghiêm ngặt, đặt trên gác cao, đóng mấy lớp cửa, khóa chặt khư khư, năm quan cùng giữ ấn niêm phong. Nếu mở một cửa thì nó sẽ vang khắp cả thành quách. Ngày nào cũng cúng dường hương hoa quanh các, dốc lòng cầu thỉnh thì chiếc răng lộ trên cánh hoa, hoặc hiện nhiều màu lạ, mọi người ai cũng nhìn thấy. Tương truyền nếu Châu này mất răng Phật thì đều bị La-sát ăn nuốt. Vì thế họ canh giữ vật báu này rất nghiêm ngặt. Cũng có lời truyền rằng: “Nếu không giữ kỹ thì nó sẽ đến nước Chi-na”. Đó là do năng lực cảm ứng của bậc Thánh mà được chứ không phải dùng sức người cưỡng đoạt mà có.

– Luật sư Nghĩa Lãng:

Ngài là người ở Thành Đô thuộc Ích Châu, thông thạo luật học, lại giỏi Du-già, xuất phát từ Trường An đi đến Giang Hán, Là người cùng Châu với ngài Trí Ngạn và một người con tên là Nghĩa Huyền, vào độ tuổi hai mươi đã thấu tột chánh lý, lại giỏi nội điển mà nhất là văn chương. Vì muốn chiêm bái Thánh tích nên cùng người em đi khắp nơi, giúp đỡ lẫn nhau, rất thân nhau như cá với nước. Khi đến Ô lôi thì cả hai cùng lên thuyền vượt trăm trượng, leo lên muôn nghìn sóng cả, đến Phù Nam rồi dừng chân nghỉ ở Lang-ca. Quốc vương Mông-lang ca tiếp đãi theo lễ của thượng khách. Ngài Trí Ngạn bị bệnh rồi mất ở đây. Ngài Nghĩa Lãng lại ôm mối sầu tử biệt, thế rồi cùng người em lên thuyền hướng về châu Sư Tử, phổ cầu kinh điển và đảnh lễ răng Phật, dần dần đến Tây quốc, đó là tin truyền như vậy, cho đến nay không biết rõ là ở nơi nào không thấy ở châu Sư Tử cũng không có tin tức gì ở Trung Ấn, có lẽ là ngài đã qua đời rồi, lúc đó ngài hơn bốn mươi tuổi rồi.

– Luật sư Hội Ninh:

Ngài là người Thành Đô ở Ích Châu, bẩm chí tiết tháo, ý muốn làm lợi ích rộng lớn, còn nhỏ đã thông minh, trí tuệ, đến khi xuất gia thì kính trọng diệu lý, Phật pháp như quý hạnh châu trong búi tóc, bỏ vinh hoa như cởi dép, ngài thông thạo kinh luận và rất giỏi luật tạng, chí muốn mở mang giáo pháp kết niệm ở Tây phương. Vì thế vào niên hiệu Lân Đức, ngài chống tích trượng về Nam Hải, theo thuyền bến Halăng Châu dứng lại đó ba năm cùng các vị tăng đa văn ở nước Ha-lăng như Na-bạt-đà-la. Từ kinh do ngài A-cấp-ma dịch ra chuyện Như Lai Niết-bàn thiêu thân, chuyện đó không liên quan nhiều đến kinh Niếtbàn của Đại thừa. Nhưng kinh Niết-bàn thuộc Đại thừa lúc ngài Nghĩa Tịnh ở Ấn-độ đích mắt thấy và nói: Kinh đó gồm cả hai mươi lăm ngàn bài tụng, dịch ra hơn sáu mươi quyển, xem xét lại toàn bộ cũng không thấy, chỉ được phẩm đầu là Đại Chúng Vấn, hơn bốn ngàn bài tụng. Ngài Hội Ninh đã dịch được bản của ngài A-cấp-ma, liền sai vị tăng trẻ là Vận kỳ chuyển kinh về Giao phủ đến trạm dịch kinh Triệu dâng biểu lên vua, mong vua cho phép điều chưa nghe được truyền bá cho tăng ở Đông Hạ. Vận Kỳ từ Kinh Triệu trở về đến Giao Chỉ, báo cho đạo tục biết vua Mông tặng cho mấy trăm xấp lụa, rồi ngài lại đến nước Halăng báo việc Trí Hiền (Nhã-na-bạt-đạt-la) gặp gỡ Hội Ninh. Bấy giờ Hội Ninh mới về Tây Trúc. Mỗi khi ở đâu tôi đều hỏi thăm, nhưng tìm khắp cả năm xứ Ấn cũng bặt tăm không dấu vết. Y theo lẽ này cũng đủ biết ngài đã mất rồi. Thương rằng: Ô hô! Ngài Hội Ninh vì pháp mà đọc dịch, nói dịch được hai pho thì trông về thiên đình: Trọn đời nương theo đảo châu báu, tạm ở nơi hóa thành. Thân tuy hoại diệt mà đạo tâm sáng ngời, thì dẫu xa mà cũng để lại tiếng thơm, đem tiên chí Bồ-tát cùng mở mang, giúp hạnh cho hậu niệm. Ngài thọ chừng ba mươi bốn, ba mươi lăm tuổi.

– Sư Vận Kỳ

Ngài là người Giao Châu, cùng đi khắp nơi với sư Đàm Nhuận, nương ngài Trí Hiền thọ giới cụ túc rồi trở về Nam Hải ở hơn mười năm, rất giỏi âm vận xứ Côn Luân lại biết tiếng Phạm. Sau đó, ngài hoàn tục ở nước Thất-lợi-phật-thệ cho đến bây giờ. Chẳng lâu sau ngài qua lại Hoằng-ba truyền kinh đế lý, ban bố những điều chưa từng dạy người xứ này, lúc đó khoảng bốn mươi tuổi.

– Mộc-xoa-đề-bà:

Ngài là người Giao Châu, đời Đường dịch là Giải Thoát Thiên, không rõ tên húy. Ngài du thuyền về Nam Minh, đi khắp các nước, đến chùa Đại Giác lễ bái các Thánh tích rồi thị tịch tại chùa này, lúc đó khoảng hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi.

– Pháp sư Khuy Xung:

Ngài là người Giao Châu, tức đệ tử thọ giáo của ngài Minh Viễn, tên tiếng Phạm là Chất-đát-la-đề-bà. Ngài cùng Minh Viễn đi thuyền đến Nam Hải, khi đến châu Sư Tử hướng về Tây Ấn thì gặp sư Huyền Chiếu cùng đến Trung Thổ. Vị này bẩm tánh thông minh, tụng kinh bằng tiếng Phạm rất giỏi. Ngài đến đâu cũng thường giảng nói kinh pháp. Trước ngài lễ cội Bồ-đề, khi đến thành Vương-xá bị bệnh ở Trúc Viên, trong khoảng thời gian lâu sau thì mất, lúc đó khoảng ba mươi tuổi.

– Sư Tuệ Diễm:

Ngài là người Giao Châu, là đệ tử ngài Trí Hạnh, theo thầy đến nước Tăng-Ha-la rồi ở lại nước đó, chẳng biết còn hay mất.

– Pháp sư Tín Trụ:

Không rõ người ở đâu, tiếng Phạm là Thiết-thích-đà-bạt-ma, đời Đường dịch là Tín Trụ. Ngài từ Bắc Đạo đến Tây Thiên sau khi tham bái hết các Thánh tích thì về trụ chùa Tín Giả, ở tầng trên của chùa xây một căn gác bằng gạch và cúng cho ngài ở, đồng thời cũng dùng ngọa cụ và các vật phẩm khác. Sau đó bị bệnh mấy ngày, một đêm nọ ngài bỗng nhiên nói rằng: Có vị Bồ-tát duỗi tay rước. Nói đoạn, ngài ngồi thẳng chắp tay thở ra rồi mất, thọ ba mươi lăm tuổi.

– Pháp sư Trí Hạnh:

Ngài là người Ái Châu, tiếng Phạm là Bát-nhã đề-bà, đời Đường là Tuệ Thiên, ngài lên thuyền đến Nam Hải đến Tây Thiên lễ bái các tôn nghi, đến phía bắc Sông Hằng, ở chùa Tín Giả, rồi mất ở đó, thọ năm mươi tuổi.

– Thiền sư Đại Thừa Đăng:

Sư là người ở Ái Châu, tiếng Phạm là Mạc-ha-dạ-na-bát-địa-dĩba, đời Đường dịch nghĩa Đại Thừa Đăng. Thuở nhỏ, Sư theo cha mẹ đi thuyền đến nước Đỗ-hòa-la-bát-để xuất gia, sau đó theo sứ Đường là Đàm Tự trở về Kinh đô, trụ chùa Từ Ân, chính là nơi Tam tạng Pháp sư Huyền Trang cư ngụ, rồi mới thụ giới Cụ túc, thời gian ở kinh đô chỉ mấy năm mà Sư thấu đạt mọi kinh sách. Sau đó muốn chiêm bái Thánh tích, tính hợp với cảnh Tây, thể chứa sự dung thứ, tánh hợp với sự khiêm cung, giới pháp nằm lòng, thiền cơ hợp ý. Sư cho rằng: Chìm vào hữu thì do giả duyên, duyên không thì đọa vào hữu. Lìa sinh thì nương vào trợ duyên, mà trợ duyên thì trái ngược với đời sống. Thế rồi Sư dốc chí vào Vương-xá thành, dồn tâm ở Trúc viên, cầu mong dứt trừ tám nạn, mãi cầu bốn luân. Sư bèn mang tượng Phật và kinh luận vượt biển Nam về nước Sư Tử. Tham bái răng Phật, chiêm lễ hết mọi điều khác lạ, sau đó đến Nam Ấn rồi trở về Đông Thiên, đến nước Đam-ma-lập-để. Lúc đến Hán Khẩu bị giặc vây bức, thuyền vỡ chỉ còn lại thân mạng, thế là Sư đành ở lại nước đó mười hai năm. Trong thời gian này, Sư dùi mài tiếng Phạm nên sở học rất giỏi tụng nhiều kinh như Duyên Sanh v.v… và tu phước nghiệp. Nhân lúc gặp được các người buôn nên Sư theo ngài Nghĩa Tịnh đến Trung Ấn, đầu tiên đến Na-lan-đà, kế là đến tòa Kim Cương, rồi trở về Tỳ-xá-ly, sau cùng đến Câu-thi-na, đến đó với ngài Vô Hành. Sư thường than rằng: “Bổn nguyện hoằng pháp về lại Đông Hạ cuối cùng không thành, thấm thoát tuổi đã già suy, kiếp này tuy không thực hiện được bổn hoài thì xin kiếp sau được toại ý này. Cho nên, Sư thường thực hành các nghiệp lành sanh lên cõi trời Đâu-suất để mong gặp ngài Di-lặc. Hằng ngày Sư vẽ một hai cảnh Long Hoa để tiêu khiển tâm ý. Sư là lớp kế ngài Đạo Hạnh, đến ở phòng cũ của sư pháp lữ cùng đi, Đạo Hy, lúc đó vị kia cũng thị tịch rồi. Bản Hán vẫn còn, Phạm giáp còn bày, thấy thế mà ngậm ngùi rơi lệ than thở. Ngày xưa ở Trường An nay ở xứ người chỉ thấy tòa không, thương rằng: Than ôi! Vua mất, năng lực kia càng mạnh, kẻ sĩ truyền đăng bỗng nhiên mất đi, Thần châu đứt ruột, Thánh cảnh hồn bay, môn đồ buồn đau than khóc, áo não chịu tang mà thương xót. Thiền sư ở chùa Bát Niết-bàn thành Câu-thi đã viên tịch, lúc bấy giờ tuổi đã hơn sáu mươi.

– Tăng-già-bạt-ma:

Ngài là người nước Khang Cư, thuở nhỏ vượt sa mạc, đi đến Kinh đô, bẩm chất kính tin, giới hạnh trong sạch thường hành Bố thí, từ bi trong tâm ý. Vào niên hiệu Hiển Khánh, ngài vâng chỉ cùng với sứ giả tham bái Tây Thiên, đến trụ chùa Đại Giác, mở hội Vô Già ở tòa Kim Cương, suốt bảy ngày bảy đêm đèn đuốc sáng rực cả pháp hội, rồi lại ở dưới gốc vô ưu trong nội viện Bình Đẳng điêu khắc tượng Phật và tượng Quán Thế Âm. Người thời bấy giờ đều khen ngợi công đức thật ít có. Sau đó, ngài trở về Đường triều, rồi vâng chỉ qua Giao Chỉ hái thuốc, lúc bấy giờ ở Giao Châu gặp năm mất mùa, nhân dân đói khát, cho nên ngày nào ngài cũng tìm cách cứu giúp kẻ nghèo khổ, nỗi đau trong lòng không chịu được, phải rơi nước mắt. Người thời bấy giờ gọi là Bồ-tát Thường Đề, vừa bị chút bệnh nhẹ chẳng bao lâu thì mất, thọ ngoài sáu mươi tuổi.

– Pháp sư Bỉ Ngạn, Pháp sư Trí Ngạn:

Hai vị này đều là người ở Cao Xương, lớn lên ở Kinh đô và có chí hoằng truyền chánh pháp quy tâm về thắng lý, sau đó đến giáo hóa ở Trung Thiên, cùng Sứ giả Vương Huyền Khuếch lên thuyền, ra đến giữa biển bị bệnh và cả hai đều mất. Các bản Hán Du-già và kinh luận khác mà hai Ngài mang theo đều để lại nước Thất-lợi-phật-thệ.

– Pháp sư Đàm Nhuận:

Ngài là người Lạc Dương, giỏi chú thuật và học các lý sâu mầu, thông hiểu luật tạng và rất giỏi về thuốc, là người có dung nghi minh mẫn, đường vệ. Sau đó, ngài đến giang biểu để hóa đạo lợi sinh, rồi đi dần về phương Nam đến Giao Chỉ, ở đó một thời gian, đạo tục vùng này đều rất mực kính trọng. Thế rồi, ngài theo thuyền về Nam, định đến Tây Ấn-độ. Lúc đến nước Bột-bồn ở phía Bắc Ha-lăng thì bị bệnh rồi mất, thọ ba mươi tuổi.

– Luận sư Nghĩa Huy

Ngài là người Lạc Dương, bẩm tánh thông minh, tư tưởng sâu sắc, lấy việc học rộng làm bổn hoài, tìm tòi chân lý làm nghĩa vụ. Ngài y theo Nhiếp luận, Câu-xá, v.v… cố gắng nghiên cứu. Nhưng vì nghĩa có nhiều điểm dị đồng nên sinh tâm bất mãn, từ đó muốn xem xét bổn Phạm để tận mắt tìm ra những điều mầu nhiệm, bèn chỉ tay về Trung Thiên, lại nhìn về Đông Hạ, tiếc thay mang sẵn tâm nguyện mà không đủ tháng chí để thực hiện. Khi đến nước Lang-ca-thú bị bệnh rồi mất ở đó, thọ ba mươi tuổi.

– Lại có ba vị tăng đời Đường, từ Bắc Đạo đến nước Ô-trường-na.

Tương truyền các ngài về hướng chỗ thờ xương cốt đảnh Phật lễ bái, nay cũng chẳng biết còn mất. Tin này do các vị Tăng từ Ô-trường qua nói như vậy.

Như vậy là bốn mươi vị

– Sư Tuệ Luân:

Ngài là người Tân-la, tiếng Phạm là Bát-nhã Bạt-ma, đời Đường dịch là Tuệ Thân, xuất gia từ bổn quốc và có tâm lễ bái thánh tích, lên thuyền đến Mân Việt rồi đi bộ đến Trường An, vâng chỉ theo ngài Huyền Chiếu làm thị giả để đi về phía Tây. Khi đặt chân đến đất Ấn liền lễ bái các Thánh tích rồi về chùa Tín Giả nước Yêm-ma-la-bạt khoảng mười năm, gần chỗ ở có chùa tăng Đổ-hóa-la về phía Bắc của phương Đông. Chùa này vốn do người Đổ-hóa-la xây dựng cho các vị tăng của nước mình ở. Chùa này có một tài sản to lớn, các phẩm vật cúng dường không thể nói hết, chùa có tên là Kiện-đà-la-sơn-trà. Ngài Tuệ Luân ở đây nên rất giỏi tiếng Phạm và thông thạo cả Câu-xá, cho đến nay vẫn còn bốn mươi vị. Các vị Tăng từ phương Bắc đến đều ở chùa này làm trụ trì. Ở phía Tây chùa Đại Giác cũng có Quốc tự Ca-tấtthi. Chùa này cũng rất giàu và có nhiều vị cao tăng thạc đức, các vị đều tu học theo Tiểu thừa, các vị Tăng phương Bắc đến cũng ở chùa này, chùa tên là Lũ-nô-chiết-lý-đa, đời Đường dịch là Đức Hạnh. Cách hai dặm về hướng Đông Bắc chùa này cũng có ngôi chùa tên là Quật-lụcca, chính là ngôi chùa thuở xưa do vua nước này xây dựng. Chùa tuy nghèo nhưng các vị tăng đều là những người có giới hạnh thanh nghiêm, gần đây vua Nhật lại xây một ngôi chùa nữa ở bên cạnh chùa này, mới vừa hoàn thành. Các vị tăng từ phương Nam đến phần nhiều ở chùa này. Các nơi đều cho nên nước họ được biết đến. Thần Châu độc tôn một cõi, cho nên thường thường gặp không ít khó khăn. Về phía Đông chùa Nalan-đà khoảng bốn mươi dặm, từ Kinh-già-hà xuống đến chùa Mật-lậttha-bát-na, đời Đường dịch là chùa Lộc Viên. Cách chùa này không xa có một ngôi chùa cũ, chỉ còn ngói đá nền móng, tên là chùa Chi-na. Các bô lão truyền rằng: Đó là ngôi chùa do vua Thất-lợi-cấp-đa xây cho các vị tăng nước Chi-na ở. (Chi-na tức Quảng châu, Mạc-ha Chi-na tức kinh 1 đô, cũng gọi là Đề-bà-phật-đát-la, đời Đường dịch là Thiên tử).

Bấy giờ, có khoảng mười vị tăng đời Đường, khởi hành từ đường Dương Đặc ở Thục Xuyên. (Thục Xuyên cách chùa này hơn ba trăm dặm). Các ngài hướng về phía Ma-ha Bồ-đề lễ bái. Vua thấy vậy rất kính trọng bèn cúng dường khu đất ấy để làm chỗ nghỉ ngơi, cấp cho một thôn lớn khoảng hai mươi bốn sở. Sau này, các vị đều mất rồi thì thôn này lại chia cho người khác. Hiện giờ, có ba thôn nhập vào công quỷ chùa Lộc Viên. Theo số lượng chùa, Chi-na đến nay có lẽ có hơn năm trăm ngôi, hiện giờ đất ấy thuộc sở hữu của vua Đông Ấn, vua này tên là Đề-bà-bạt-ma, ông thường nói rằng: Nếu có các vị tăng từ chỗ vua Đường đến đây ta sẽ sửa sang lại chùa này, lại còn phong cho các thôn, không để cho thiếu thốn lương thực, quả thật đáng khen. Nói rằng: Tuy có điềm kinh lạ của Tổ Hạc nhưng khó gặp phước vui, mà phải để tâm nơi việc lợi ích, cứu giúp. Cầu thỉnh hoằng pháp ở đây chẳng phải việc nhỏ. Chùa Đại Giác ở tòa Kim Cương chính là do vua nước Tăngha-la xây dựng. Các vị Tăng ở châu Sư Tử trụ nơi đó từ lâu, phía Đông bắc chùa Đại Giác khoảng bảy trạm dịch là chùa Na-lan-đà, chính là do cổ vương Thất-lợi-lạc-yết-la-thất-để xây dựng cúng cho các vị Samôn Bắc Ấn là Hạc-la-đỗ-bàn. Chùa này mời đổ móng thì lấp lại, qua thời kỳ sau con cháu của quốc vương nối nhau tạo lập hùng vĩ, trong châu Thiệm bộ đương nhiên không thêm bớt gì nữa, kiểu dáng, mẫu mã không thể nói hết, chỉ có thể nêu lược những điểm chung. Nhưng hình dáng chùa này vuông như vực, bốn bên thẳng tắp, hiên dài có hành lang bao quanh, đều bắng đá cao, ba tầng, mỗi tầng cao hơn một trượng. Xà ngang vách hiên vốn không có rui mè, mà nung gạch để xây. Phía sau chùa thẳng tắp, tùy ý qua lại, dãy tường sau phòng tức là mặt ngoài. Xây từng lớp cao ngất ba, bốn trượng. Ở trên hình dáng như đầu người, cao bằng thân người, có chín phòng tăng. Trong mỗi phòng rộng chừng trượng vuông. Mặt sau thông với cửa sổ hướng ra mái hiên. Cửa tuy cao nhưng chỉ lắp một tấm, đều cùng thấy nhau chứ không cho phép gắn rèm, ra ngoài xem thấy khắp bốn mặt, để cùng xem xét cuộc sống của từng người. Ở một đầu góc làm đường gác qua lại. Bốn góc trên chùa đều xây điện đường, chùa này toàn là những vị đại đức học rộng cư ngụ. Cổng chùa nhìn về hướng Tây là lầu cao chọc trời, điêu khắc chạm trổ các đường nét hoa văn thật công phu, vốn không xây riêng. Nhưng ra phía trước khoảng hai bước thì có đặt bốn cột trụ, cổng ấy tuy không quá to lớn, quý giá nhưng xây cất rất vững chắc. Mỗi khi đến giờ ăn thì đóng kín cửa lại, đó là đề phòng chuyện bất trắc của Thánh giáo ý. Đất trong chùa rộng một bề ba mươi bước, lát gạch nhỏ chừng bảy hoặc năm bước. Tất cả các nơi như nóc nhà, trước hiên trong phòng đều dùng đá cục lớn chừng bằng quả đào, quả táo hòa với bùn non để trét lên, dùng đá vôi trộn với chất nhớt cây mè và dầu, cặn dầu, da thú nát, tẩm chứa nhiều ngày trét bùn trên gạch đất, phủ cỏ xanh lên khoảng ba mươi mấy ngày, nhìn thấy khô thì lấy đá nhẵn mài lên, sau đó lau chùi bằng nhựa đất đỏ hoặc chu sa, đoạn dùng dầu đánh lên làm cho sáng bóng như gương, điện đường thềm bậc tam cấp đều làm như vậy. Hễ hoàn thành rồi thì cho dù người ta dẫm đạp lên từ một, hai, ba hay đến mười năm cũng không hề đổ nát, chứ không giống như đá vôi hễ thấm nước thì liền rã. Làm theo kiểu này có tất cả tám ngôi chùa, phía trên đều bằng thẳng như có khuôn. Dùng một hoặc vài căn phòng phía Đông để thờ tôn tượng, hoặc có thể ở ngay chính giữa, phía trước xây đài Quán Âm và điện Phật riêng. Ở ngoài đại viện phía Tây chùa mới xây một ngôi tháp lớn (Tốt-đổ-ba), xưa gọi là tháp và các Chế-để (xưa dịch là chi-đề) có cả trăm ngôi, không thể kể xiết các Thánh tích nối tiếp nhau. Vàng bạc lấp lánh thật không thể tưởng tượng. Tất cả các tăng đồ đều sống theo phép tắc, điều này có ghi đủ trong Phương Lục và Ký Quy. Trong chùa chỉ tôn bậc Thượng tọa lớn tuổi nhất làm tông chủ, bất luận đức độ. Các chốt cửa đều đóng kín và giao cho Thượng tọa. Chứ không giao cho Tự chủ duy-na khác. Vì người xây chùa gọi là chủ chùa, tiếng Phạm là Tỳ-ha-la-sa-nhị. Những người thay phiên trị nhật, lo liệu mọi việc trong chùa và thưa việc với Tăng gọi là Tỳ-ha-la-ba-la, Hán dịch là hộ tự. Còn người hô kiểng và giám thực gọi là yết-ma-đà-na, dịch là Thọ sự. Còn duy-na là lược bớt. Chúng tăng có việc thì nhóm chúng phân việc để bảo họ giữ chùa, tuần hành thưa bạch trước từng người, đều phải chắp tay trình bày rõ việc kia. Nếu một người không bằng lòng thì việc không được thành, hoàn toàn không có pháp đánh kiền-chùy bỉnh bạch trước chúng. Nếu thấy không bằng lòng thì dùng lời để hướng dẫn, chẳng có sự cưỡng ép làm cho chúng thêm chán ghét, dù việc giữ kho cũng phải trang nghiêm. Dù ba, hai người cũng sai người y theo Thủ khố chắp tay mà bạch. Nếu hòa hợp đồng ý mới được tiêu dùng mà không mắc lỗi tự tiện. Người không bạch mà dùng riêng thì dù chỉ nửa thăng gạo cũng đáng phạt tội tẫn xuất. Nếu một người tự cho mình là người cũ, có quyền lạm dụng vật của tăng chúng thì phải xử đoán việc này giống như người không bạch với đại chúng, gọi là Câu-la-bát-để, dịch là gia chủ. Đây chính là mụt nhọt trong Phật pháp, thần người đều chán ghét. Mặc dù ở chùa có lợi ích nhưng rốt cuộc mắc tội nặng hơn, người trí nhất định không làm những việc này. Hơn nữa, ngoại đạo trước kia có chín mươi sáu thứ, nay chỉ còn hơn mười loại. Nếu có trai hội nhóm họp, mỗi người tự ở chỗ mình, không tranh thứ bậc với tăng ni. Pháp của họ đã khác thì lý sẽ không đồng hành. Mỗi người thực hành theo pháp mình và ngồi không lẫn lộn. Chùa này đặt ra pháp lý hết sức nghiêm ngặt. Mỗi nửa tháng sai người đi xem xét các liêu để nhắc nhở điều chế. Tên tuổi chúng tăng không ghép vào sổ sách của vua, người nào phạm lỗi thì chúng tăng tự trị phạt, vì những vị tăng này tự kính nể nhau. Sự thọ dụng ở chùa tuy hẹp mà lợi ích rất rộng, tôi nhớ lúc ở kinh thành có người vẽ một ngôi chùa giống như Kỳ Hoàn, đều không có căn cứ. Vì nghe những điều kỳ lạ kia mà lược trình bày sơ qua thôi.

Lại nữa, ở Thiên-trúc có ngôi chùa lớn, vua quan đều bảo đặt một đồng hồ nước, làm như vậy nhằm phân biệt thời gian đêm ngày dễ dàng. Y theo luật dạy, ban đêm chia làm ba phần, đầu hôm và gần sáng phải thiền tụng, còn nửa đêm thì tùy ý nghỉ ngơi. Phương thức sử dụng đồng hồ nước đã có nói trong bộ Ký Quy. Tuy trình bày về kiểu dáng chùa nhưng sợ rằng ngay nơi việc ấy lại lầm chuyện này mà vẽ ra bức họa, mong rằng khiến cho chính mắt nhìn thấy không bị dính mắc. Nếu tấu thỉnh xây y như vậy thì Vương-xá và Chi-na hoàn toàn như nhau. Bèn khen rằng: Những điều tốt đẹp vẫn bày ra rất nhiều, các vị tài giỏi xưa nay đã biết nhẫn chịu sinh tử, đâu thể không đau lòng với cảnh chùa như vậy.

Đây là kiểu Chùa Thất-lợi Na-lan-đà Mạc-ha Tỳ-ha-la. Đời Đường dịch là Cát Tường Thần Long Đại trụ xứ. Ở Tây Thiên đều gọi vua chúa và quan lớn là đại tự xá. Trước đều gọi là Thất-lợi, ý muốn lấy nghĩa cát tường tôn quý, Na-lan-đà là tên loài rồng. Gần đây có con rồng gọi là Na-già-lan-đà, cho nên gọi theo đó. Tỳ-ha-la nghĩa là trụ xứ, dịch là chùa, không phải dịch thẳng. Như thấy một ngôi chùa thì bảy cái kia cũng giống như vậy. Mặt trên bằng phẳng lưu thông người qua lại, hễ thấy chùa như vậy phải nhìn về hướng Nam, muốn cho đi ra cửa Tây mới đúng, ở cửa Nam cách hai mươi bước có một ngôi tháp. cao chừng trăm trượng, là chỗ ngày xưa Đức Thế Tôn an cư trong ba tháng hạ. Tiếng Phạm là Mộ-la-kiện-đà-câu-để, đời Đường dịch là Căn Bổn Hương Điện. Bên cạnh cách tường cửa Bắc khoảng năm mươi bước lại có một ngôi tháp lớn, cao hơn như vậy, ngôi tháp này do vua Ấu-nhật xây dựng, đều làm bằng gạch, trang trí rất khéo léo, giường vàng đất báu, cúng dường thật ít có. Ở trong đó có tượng Như Lai xoay bánh xe pháp. Về phía Tây Nam có ngôi tháp nhỏ, cao hơn một trượng, là chỗ thưa hỏi về các chấp trước của Bà-la-môn. Đời Đường dịch là Tước-lyphù-đồ, chính là ý này. Ở phía Tây Căn Bản Điện có một cây Phật xỉ chẳng phải dương chi, kế đến ở mé Tây có giới tràng, vuông vức khoảng hơn một trượng, xung quanh xây tường gạch, cao khoảng hai thước, nền tòa trong tường cao khoảng năm tấc, ở giữa có ngôi tháp nhỏ. Góc điện phía Đông của giới tràng có nền nhà Phật đi kinh hành, được làm bằng gạch, rộng chừng hai khuỷu tay, dài mười bốn, mười lăm khuỷu, cao hơn hai khuỷu. Ở trên làm bằng đá vôi trắng hình hoa sen nở, cao chừng hai tấc, rộng một thước. Có mười bốn, mười lăm biểu tượng dấu chân Phật. Tức chùa này nhìn về phía Nam là Vương-xá thành cách chừng ba mươi dặm, Linh thứu, Trúc Viên đều ở gần thành. Phía Tây nam là chùa Đại Giác. Hướng Nam là núi Tôn Túc, đều có bảy trạm, phía Bắc là Phệ-xá-ly khoảng hai mươi lăm trạm dịch. Phía Tây hướng về vườn Nai hơn hai mươi sáu trạm dịch. Phía Đông là nước Chẩm-ma-lập-để, có khoảng sáu, bảy mươi trạm dịch, chính là cửa biển lên thuyền về Trung quốc. Chúng tăng trong chùa này có ba ngàn năm trăm vị, các thôn trang của chùa có hai trăm lẻ một thôn, đều do vua chúa nhiều thế hệ sắc chỉ những hộ trong thôn ấy cúng dường cho chùa. (Một trạm Dịch tương đương với một du-thiện-na). Long Trì, Quy Dục là cách xa Thiên Tân, đường xa thăm thẳm nếu không có ngựa thì không đi được. Đến nay những điều đó chỉ là truyền thuyết chứ ít có thật, mô hình tạo ra quy chế trình bày lờ mờ, thuở xưa cũng mơ hồ mờ mịt, dẫu có xem xét cũng là tưởng tượng, nếu Phật còn tại thế thì hết sức thần dị.

Pages: 1 2