DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN

SỐ 1579

QUYỂN 51

Tác giả: Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phần Nhiếp Quyết Trạch:
Địa Năm Thức Thân Tương Ưng và Địa Ý

Đoạn 1:

Như thế là đã nói về Phần Bản địa, tiếp theo là nói về sự quyết trạch (Quyết định lựa chọn) khéo léo của các địa. Do sự quyết trạch khéo léo này làm chỗ dựa, nên đối với tất cả địa khéo có thể hỏi đáp.

Nay sẽ nói về sự quyết trạch của địa ý và địa Năm Thức thân.

Hỏi: Trước đã nêu về chỗ dựa của chủng tử, nghĩa là thức A-lạida nhưng chưa thuyết minh về sự hiện hữu, về nhân duyên của sự hiện hữu với nghĩa phân biệt rộng. Do đâu không nói? Vì duyên gì nên biết có nghĩa phân biệt rộng? Làm sao nên biết?

Đáp: Do sự kiến lập này là Phật Thế Tôn đã ghi nhận là hết sức sâu kín, thế nên không nói. Như đức Thế Tôn nói:

Thức A-đà-na sâu, vi tế
Tất cả chủng tử như bộc lưu
Ta nơi phàm ngu không khai diễn
Sợ họ phân biệt chấp làm ngã

Lại nữa, tụng nêu:

Chấp thọ, đầu, hiểu rõ
Chủng tử, nghiệp, thân thọ
Không tâm, định mạng chung
Không, đều chẳng hợp lý.

Do tám thứ tướng, nên chứng biết Thức A-lại-da quyết định là có. Nghĩa là nếu lìa sự nương dựa của A-lại-da thì sự chấp thọ không hợp đạo lý. Sự sanh khởi đầu tiên không hợp đạo lý, có tánh hiểu rõ không hợp đạo lý. Có tánh của chủng tử không hợp đạo lý. Sự sai biệt của nghiệp dụng không hợp đạo lý. Nhân thọ không hợp đạo lý. Xứ định không tâm chẳng hợp đạo lý. Thức khi mạng chung không hợp đạo lý.

Thế nào là nếu không có Thức A-lại-da làm chỗ nương dựa thì sự chấp thọ không hợp đạo lý? Do năm nhân. Những gì là năm?

Nghĩa là chỗ tạo hành nghiệp từ đời trước của Thức A-lại-da làm nhân chuyển thức như Nhãn v.v… đối với các duyên của đời hiện tại làm nhân, như nói căn cùng cảnh giới. Do lực của tác ý nên các chuyển thức sanh, cho đến nói rộng, đó là nhân thứ nhất.

Lại, sáu Thức Thân có tánh thiện, bất thiện v.v… có thể đạt được là nhân thứ hai.

Lại, sáu Thức Thân là loại thuộc về dị thục vô phú vô ký không thể nắm bắt là nhân thứ ba.

Lại, sáu Thức Thân đều dựa nơi sự riêng biệt mà chuyển, nơi mỗi mỗi sự nương tựa kia, thì mỗi mỗi thức ấy chuyển, tức chỗ dựa của thức ấy phải có chấp thọ, các phần còn lại không chấp thọ là không hợp đạo lý. Nếu cho là chấp thọ cũng không hợp đạo lý, vì xa lìa thức , đó là nhân thứ tư.

Lại, chỗ nương tựa nên thành thì thường xuyên chấp thọ lỗi lầm. Vì sao? Là do nhân thức kia, nơi một lúc chuyển, một lúc không chuyển. Các thức khác cũng vậy. Đó là nhân thứ năm.

Như thế, nghiệp đời trước cùng duyên hiện tại làm nhân, nên tánh thiện, bất thiện v.v… có thể đạt được. Còn chủng loại dị thục không thể đạt được, nên các thức đều có chỗ dựa riêng biệt mà chuyển, thường xuyên chấp thọ lỗi lầm của chỗ dựa nên không hợp đạo lý.

Do đâu, nếu không có thức A-lại-da thì sự sanh khởi đầu tiên không hợp đạo lý? Nghĩa là có vấn nạn: Nếu quyết định có thức A-lạida thì nên có hai thức đồng thời sanh khởi? Đáp vấn nạn ấy: ông ở nơi không lỗi lầm, vọng sanh tưởng lỗi lầm, vì sao lại cho là có hai thức cùng lúc chuyển? Vì sao? Lại như có một người cùng lúc muốn thấy cho đến muốn biết, thuận theo có một thức sanh khởi đầu tiên là không hợp đạo lý. Do thức kia bấy giờ tác ý không khác. Căn, cảnh cũng vậy. Thế do nhân duyên nào thức không cùng chuyển.

Do đâu, nếu không có các thức cùng chuyển, cùng với thức như Nhãn v.v… đồng hành với ý thức, nhận biết rõ về thể tánh không thể đạt được? Nghĩa là hoặc có lúc nhớ nghĩ về cảnh thường được thọ nhận nơi quá khứ, bấy giờ ý thức hành không sáng rõ, không phải đối với hiện cảnh, lúc ý hiện hành có được tướng không sáng rõ như thề. Do đó, nên chấp nhận các thức cùng chuyển, hoặc chấp nhận tánh của ý thức không sáng rõ.

Do đâu, nếu không có thức A-lại-da thì có tánh của chủng tử không hợp đạo lý? Nghĩa là sáu thức thân lần lượt dị biệt. Vì sao? Vì từ thiện vô gián, sanh tánh bất thiện, bất thiện vô gián lại sanh tánh thiện. Từ hai vô gián, tánh vô ký sanh. Cảnh giới kém vô gián sanh cảnh giới trung. Cảnh giới trung vô gián sanh cảnh giới diệu. Như vậy, cảnh giới diệu vô gián cho đến sanh cảnh giới kém. Hữu lậu vô gián sanh vô lậu. Vô lậu vô gián sanh Hữu lậu. Thế gian vô gián sanh xuất thế gian. Xuất thế gian vô gián sanh thế gian. Không phải tánh của chủng tử có tướng như thế nên hợp với đạo lý.

Lại, các thức kia, nơi thời gian dài gián đoạn, nên không lưu chuyển tương tục nơi thời gian dài. Thế nên đây cũng không hợp đạo lý.

Do đâu, nếu không có các thức cùng chuyển thì nghiệp dụng sai biệt không hợp đạo lý? Nghĩa là, nếu lược nói có bốn thứ nghiệp:

  1. Nghiệp phân biệt về vật dụng.
  2. Nghiệp phân biệt về chỗ dựa.
  3. Nghiệp phân biệt về Ngã.
  4. Nghiệp phân biệt về Cảnh.

Các thứ phân biệt nầy nơi từng sát na cùng chuyển có thể đạt được. Do đó, một thức nơi một sát na có nghiệp dụng sai biệt như thế, là không hợp lý.

Do đâu, nếu không có thức A-lại-da thì Thân thọ sai biệt không hợp đạo lý? Nghĩa là như có một người tư duy hoặc như lý hoặc không như lý, hoặc không tư duy lo nghĩ, hoặc tùy thuận tầm tứ, hoặc nơi xứ tâm định, hoặc không tại định. Bấy giờ, các lãnh thọ nơi thân dấy khởi không phải một mà là rất nhiều với vô số sai biệt. Thân thọ kia lẽ ra không có nhung hiệu có thể đạt được. Vì vậy, quyết định có thức A-lạida.

Do đâu, nếu không có thức A-lại-da thì xứ định không tâm không hợp đạo lý? Nghĩa là, nhập định vô tưởng hoặc định diệt tận, nên như xả mạng, thức lìa nơi thân, không phải là không lìa nơi thân. Như đức Thế Tôn nói: “Nên nơi bấy giờ, thức không phải là không lìa nơi thân.”

Do đâu, nếu không có thức A-lại-da thì thức khi mạng chung không hợp đạo lý? Nghĩa là, lúc lâm chung, hoặc từ phần thân trên, thức lìa bỏ dần, tiếp xúc lạnh dần khởi. Hoặc từ phần thân dưới, không phải là ý thức kia có lúc không chuyển. Nên biết chỉ có thức Lại da mới có thể nắm giữ thân. Ở đây nếu lìa bỏ, tức nơi phần thân sự tiếp xúc lạnh có thể đạt được. Thân không giác thọ, ý thức thì không như thế. Vì vậy, nếu không có thức A-lại-da thì không hợp đạo lý. Lại nữa, Tụng nêu:

Sở duyên nếu tương ưng
Lại cùng làm tánh duyên
Cùng với thức cùng chuyển
Nhiễm ô tạp, hoàn diệt.

Nếu lược nói về thức A-lại-da, do bốn thứ tướng kiến lập lưu chuyển, do một thứ tướng kiến lập Hoàn diệt.

– Thế nào là bốn thứ tướng để kiến lập lưu chuyển? Đó là:

– Kiến lập đối tượng duyên chuyển.

– Kiến lập tương ưng chuyển.

– Kiến lập cùng làm duyên tánh chuyển.

– Kiến lập Thức v.v… cùng chuyển, chuyển.

– Thế nào là một tướng kiến lập Hoàn diệt? Nghĩa là do kiến lập tạp nhiễm chuyển, nên cùng do kiến lập Hoàn diệt kia.

– Thế nào là tướng kiến lập đối tượng duyên chuyển? Nghĩa là nếu lược nói về thức A-lại-da, do nơi hai thứ cảnh của đối tượng duyên chuyển. Một là do phân biệt về chấp thọ bên trong. Hai là do phân biệt về tướng của vật dụng không phân biệt bên ngoài.

Phân biệt về chấp thọ bên trong: nghĩa là có thể phân biệt nhận biết rõ về tự tánh của Biến kế sở chấp vọng chấp tập khí, cùng với sắc căn, chốn nương dựa của căn. Đây là đối với cảnh giới hữu sắc. Nếu ở nơi vô sắc thì chỉ có phân biệt chấp thọ tập khí.

Phân biệt về tướng của vật dụng không phân biệt bên ngoài:

nghĩa là có thể phân biệt, nhận biết rõ về chỗ nương dựa. Duyên nơi chấp thọ bên trong, nên thức A-lại-da, với tất cả thời không có gián đoạn nơi tướng của khí thế gian, ví như đèn được thắp sáng lúc sanh, bên trong đốt cháy hết chất cao đặc chấp thọ, bên ngoài phát khởi ánh sáng. Như thế, thức A-lại-da duyên nơi sự chấp thọ bên trong, duyên nơi tướng của khí thế gian bên ngoài. Đạo lý sanh khởi nên biết cũng vậy.

Lại nữa, thức A-lại-da duyên nơi cảnh vi tế, các vị thông huệ của thế gian cũng khó biết rõ.

Lại nữa, thức A-lại-da duyên nơi cảnh, không bỏ thời gian, không biến đổi, từ sát na chấp thọ đầu tiên, cho đến mạng chung đều phân biệt một vị mà chuyển.

Lại nữa, thức A-lại-da, đối với cảnh của đối tượng duyên niệm niệm sanh diệt, nên biết sát na lưu chuyển tương tục không phải một không phải thường.

Lại nữa, thức A-lại-da nên nói là ở trong cõi dục, duyên nơi cảnh chấp thọ nhỏ hẹp. Ở trong cõi sắc, duyên nơi cảnh chấp thọ rộng lớn. Ở nơi hai xứ không vô biên, thức vô biên của cõi vô sắc, duyên nơi vô lượng cảnh chấp thọ. Ở nơi xứ Vô sở hữu, duyên nơi cảnh chấp thọ vi tế. Ở nơi xứ Phi tưởng phi phi tưởng, duyên nơi cảnh chấp thọ hết sức vi tế.

Như thế, phân biệt nhận biết về hai thứ đối tượng duyên, nên ở nơi cảnh của đối tượng duyên phân biệt vi tế, phân biệt tương tự, phân biệt về sát na. Phân biệt về đối tượng duyên chấp thọ nhỏ hẹp. Phân biệt về đối tượng duyên chấp thọ rộng lớn. Phân biệt về đối tượng duyên chấp thọ vô lượng. Phân biệt về đối tượng duyên chấp thọ vi tế. Phân biệt về đối tượng duyên chấp thọ hết sức vi tế. Nên biết đó là kiến lập tướng nơi đối tượng duyên của thức A-lại-da chuyển.

– Thế nào là kiến lập tướng tương ưng chuyển? Nghĩa là thức A-lại-da cùng với năm Biến hành nơi tâm tương ưng, pháp luôn cùng tương ưng. Đó là Tác ý, Xúc, Thọ, Tưởng, Tư. Năm pháp như thế cũng chỉ thuộc về dị thục, hết sức vi tế, bậc thông huệ của thế gian cũng khó biết rõ. Cũng luôn là một loại duyên nơi cảnh mà chuyển.

Lại, thức A-lại-da tương ưng với Thọ, hoàn toàn không khổ không vui, thuộc về tánh vô ký. Nên biết hành tướng của tâm pháp khác cũng thế. Như vậy là tâm sở Biến hành tương ưng, một loại dị thục tương ưng. Hết sức vi tế chuyển tương ưng. Thường xuyên một loại duyên nơi cảnh mà chuyển tương ưng. Không khổ không vui tương ưng. Hoàn toàn vô ký tương ưng. Nên biết đó là kiến lập tướng tương ưng của thức A-lạida chuyển.

– Thế nào kiến lập tướng cùng làm duyên nơi tánh chuyển? Nghĩa là thức A-lại-da cùng với các chuyển thức tạo hai duyên tánh: Một là làm chủng tử cho thức kia. Hai là làm chỗ dựa cho thức kia.

Làm chủng tử: Nghĩa là các chuyển thức lúc chuyển, với các thiện, bất thiện vô ký hiện có, tất cả đếu dùng thức A-lại-da làm chủng tử.

Làm chỗ dựa: Nghĩa là do thức A-lại-da chấp thọ sắc căn, năm thứ thức thân mới dựa vào đấy mà chuyển, không phải là không chấp thọ. Lại do có thức A-lại-da nên có được Mạt-na. Do Mạt-na nầy làm chỗ nương dựa, nên ý thức được chuyển. Ví như nương dựa nơi năm căn như nhãn v.v…, năm thức thân chuyển, không phải là không năm căn. Ý thức cũng vậy. Không phải là không ý căn.

Lại nữa, các chuyển thức cùng với thức A-lại-da tạo hai duyên

tánh: Một là ở trong hiện pháp có thể nuôi lớn chủng tử kia. Hai là ở trong hậu pháp, vì thức kia được sanh, gồm thâu, gieo trồng chủng tử ấy.

Ở trong hiện pháp nuôi lớn chủng tử kia: Nghĩa là như nương dựa nơi thức A-lại-da, các chuyển thức lúc chuyển với các thứ thiện, bất thiện vô ký như vậy nơi một sự nương dựa đồng sanh đồng diệt, huân tập nơi thức A-lại-da. Do nhân duyên nầy, nên càng về sau chuyển thức với tánh thiện, bất thiện vô ký chuyển, lại chuyển tăng trưởng, lại chuyển mãnh liệt, lại chuyển sáng tỏ, mà chuyển.

Ở trong hậu pháp, vì thức kia được sanh, nên gồm thâu gieo trồng chủng tử ấy: Nghĩa là huân tập chủng tử  kia, có thể dẫn thân dị thục vô ký của vị lai. Như thế là thức A-lại-da làm chủng tử, làm chỗ dựa cho thức kia, nuôi lớn chủng tử, thâu giữ gieo trồng chủng tử. Nên biết đó là kiến lập tướng cùng làm duyên tánh của thức A-lại-da và các chuyển thức chuyển.

Thế nào là kiến lập tướng cùng chuyển của thức A-lại-da và chuyển thứ chuyển? Nghĩa là thức A-lại-da, hoặc vào một lúc chỉ cùng với một thứ chuyển thức cùng chuyển, đó là Mạt-na. Vì sao? Vì do Mạt-na nầy, với hành tướng, tư lượng luôn cùng tương ưng với ngã kiến, mạn v.v… Hoặc có vị tâm, hoặc không có vị tâm, luôn cùng với thức A-lại-da một lúc cùng chuyển. Duyên nơi thức A-lại-da dùng làm cảnh giới, hành tướng, tư lượng chấp ngã khởi mạn. Hoặc vào một lúc cùng với hai chuyển thức cùng chuyển, đó là Mạt-na và ý thức. Hoặc vào một lúc cùng với ba chuyển thức cùng chuyển, đó là năm thức nhân lúc tùy một thứ chuyển. Hoặc vào một lúc cùng với bốn chuyển thức cùng chuyển, nghĩa là măn thức thân lúc tùy hai thứ chuyển. Hoặc có lúc cho đến cùng với bảy chuyển thức cùng chuyển. Nghĩa là năm thức thân lúc hòa hợp chuyển.

Lại nữa, ý thức nhiễm ô dùng Mạt-na làm chỗ nương dựa. Lúc Mạt-na kia chưa diệt, tướng phân biệt rõ bị trói buộc không được giải thoát. Mạt-na diệt rồi thì tướng trói buộc được giải thoát.

Lại nữa, ý thức có thể duyên nơi cảnh khác và duyên nơi tự cảnh. Duyên nơi cảnh khác: là duyên nơi cảnh giới thuộc đối tượng duyên của năm thức thân, hoặc tức thì hoặc không tức thì.

Duyên nơi tự cảnh: là duyên nơi pháp làm cảnh.

Lại nữa, thức A-lại-da hoặc vào một lúc cùng với khổ thọ lạc thọ, không khổ không lạc thọ cùng thời mà chuyển. Thọ này cùng với chuyển thức tương ưng, dựa nới ấy mà khởi. Nghĩa là ở trong cõi người, hoặc cõi trời dục giới, hoặc ở trong một phần nơi Quỷ, Bàng sanh cùng sinh thọ không khổ không lạc, cùng tương ưng với chuyển thức. Khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ xen nhau cùng chuyển. Hoặc nơi Na-lạc-ca v.v…, bị kẻ khác xâm đoạt,thọ không khổ không lạc cùng với thuần khổ, không thọ xen tạp, cúng thời mà chuyển. Nên biết thọ ấy bị xâm đoạt, nên khó có thể nhận biết rõ. Như trong Na-lạc- ca v.v… hoàn toàn là khổ thọ cùng chuyển. Như vậy, nơi địa của ba Tĩnh lự dưới hoàn toàn là lạc thọ cùng chuyển. Nơi địa của Tĩnh lự thứ tư, cho đến cõi hữu đảnh, hoàn toàn là không khổ không lạc thọ cùng chuyển.

Lại nữa, thức A-lại-da, hoặc vào một lúc cùng với chuyển thức tương ưng với các tâm sở thiện bất thiện vô ký đồng thời mà chuyển.

Như thế, thức A-lại-da tuy cùng với chuyển thức cùng lúc mà chuyển, cũng cùng với khách thọ, khách tâm sở thiện bất thiện vô ký cùng thời mà chuyển, nhưng không nên nói là cùng với chúng tương ưng. Vì sao? Vì do không cùng với chúng đồng duyên chuyển. Như nhãn thức cùng với nhãn căn cùng chuyển nhưng không tương ưng. Đây cũng như thế. Nên biết trong ấy là dựa nơi phần ít của đạo lý tương tự, nên được là thí dụ.

Lại như các tâm sở tuy tánh của chúng không có sai biệt, nhưng cùng khác nhau nên ở trong một thân, một lúc cùng chuyển cùng không trái nhau. Như vậy Thức A-lại-da cùng với các chuyển thức, ở trong một thân, một lúc cùng chuyển, nên biết lại cũng không trái nhau.

Lại như nơi một dòng thác có rất nhiều lớp sóng một lúc mà chuyển cùng không trái nhau.

Lại như nơi một mặt tấm gương thanh tịnh có nhiều ảnh huởng cùng lúc ma chuyển cùng không trái nhau. Như vậy nơi một thức Alại-da có nhiều chuyển thức một lúc cùng chuyển, nên là lại cùng cũng không trái nhau.

Lại như một Nhãn thức nơi một thời gian, nơi một sự cảnh, chỉ giữ lấy một loại sắc tướng không khác. Hoặc nơi một lúc tức thì giữ lấy không phải là một mà vô số sắc tướng. Như Nhãn thức đối với các sắc, thì Nhĩ thức đối với các âm thanh,  Tỵ thức đối với các mùi hương, Thiệt thức đối với các vị, cũng vậy.

Lại như Thân thức, nơi một thời, nơi một sự cảnh, chỉ giữ lấy một loại tướng xúc không khác. Hoặc nơi một thời, tức thì giữ lấy không phải là một mà là vô số tướng xúc. Như vậy, ý thức phân biệt, nơi một thời gian hoặc giữ lấy một tướng của cảnh, hoặc giữ lấy không phải là một mà là vô số tướng của cảnh. Nên biết là đạo lý cũng không trái nhau.

Lại như trước nói Mạt-na cùng với thức A-lại-da cùng chuyển, cho đến chưa đoạn, nên biết cùng với bốn thức phiền não câu sanh tự nhiên một thời tương ưng. Nghĩa là Tát-ca-da thân kiến, ngã mạn, Ngã Ái cùng với Vô minh, bốn thứ phiền não nầy, hoặc đại địa định, hoặc địa bất định, nên biết hành luôn không cùng với thiện vv trái nhau, là tánh vô ký Hữu phú.

Như thế, thức A-lại-da, cùng với chuyển thức cùng chuyển, cùng với các thọ cùng chuyển, cùng với thiện v.v… cùng chuyển. Nên biết đó là kiến lập tướng cùng chuyển của thức A-lại-da chuyển.

Thế nào là kiến lập tướng tạp nhiễm, hoàn diệt của thức A-lạida? Nghĩa là lược nói thức A-lại-da là căn bản của tất cả tạp nhiễm. Vì sao? Vì do thức nầy là căn bản sanh khởi của Hữu tình thế gian, có thể sinh ra các căn, nơi chốn nương dựa của căn và chuyển thức v.v…, cũng là căn bản sinh khởi khí thế gian. Do có thể sanh khởi khí thế gian nên cũng là căn bản của Hữu tình cùng khởi, khiến hết thảy Hữu tình cùng hướng đến, cùng làm duyên tăng thượng. Vì sao? Vì không có Hữu tình cùng với Hữu tình khác cùng gặp nhau, đồng thời không sanh khổ vui v.v…, lại cùng thọ dụng. Do đạo lý nầy, nên biết giới Hữu tình cùng làm duyên tăng thượng. Lại, thức A-lại-da nầy có thể giữ lấy chủng tử của tất cả pháp, đối với đời hiện tại là thể của khổ đế, cũng là nhân sanh khổ đế của vị lai. Lại là nhân sanh Tập đế của hiện tại. Như vậy là có thể sinh Hữu tình thế gian, có thể sinh khí thế gian, là thể của khổ đế, nên có thể sanh ra khổ đế của vị lai, có thể sanh Tập đế của hiện tại. Nên biết thức A-lại-da là căn bản của tất cả tạp nhiễm.

Lại nữa, thức A-lại-da đã thâu giữ phần Thuận giải thoát cùng chủng tử của pháp thiện thuộc phần Thuận quyết trạch. Đây chẳng phải là nhân của Tâp đế. Do thiện căn của phần Thuận giải thoát cùng với lưu chuyển trái nhau, nên thiện căn hiện có còn lại nơi thế gian nhân đấy sinh khởi, chuyển tăng lại sáng thịnh. Vì nhân duyên nầy nên chỗ thâu nhận chủng tử tự loại kia chuyển có công năng, chuyển có uy lực, tăng trưởng chủng tử mau được thành lập. Lại do chủng tử nầy nên các pháp thiện kia chuyển sanh sáng thạnh.

Lại nữa, có thể chiêu cảm các quả dị thục của vị lai chuyển tăng, chuyển thắng đáng yêu đáng thích.

Lại nữa, dựa vào tất cả chủng tử nơi thức A-lại-da nầy, nên Bạt- Già-Phạm nói, có Nhãn giới, Sắc giới, Nhãn thức giới, cho đến có ý giới, pháp giới, ý thức giới. Do ở trong thức A-lại-da có đủ thức loại Giới. Lại như kinh nói về dụ Ác xoa tụ, do ở trong thức A-lại-da có nhiều cảnh giới. Lại nữa, căn bản tạp nhiễm nơi thức A-lại-da nầy, do tu pháp thiện duyên nơi chuyển thức làm cảnh, tạo phương tiện tác ý tục tâm, có thể nhập vào hiện quán Thánh đế đầu tiên. Chẳng phải là người chưa kiến đế, ở trong các đế chưa có được pháp nhãn, nhưng có thể thông đạt tất cả chủng tử nơi thức A-lại-da. Người chưa kiến đế nầy tu tập hành như vậy rồi, hoặc nhập Chánh tánh ly sanh của Thanh Văn, hoặc nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ tát, rõ về tất cả pháp nơi pháp giới chân thật, cũng có thể thông đạt thức A-lại-da. Nên bấy giờ có thể quan sát chung về tất cả tạp nhiễm hiện có của tự nội. Cũng có thể nhận biết rõ về bên ngoài tự thân là tướng triền phược đã trói buộc. Bên trong là triền phược thô trọng đã trói buộc.

Lại nữa, người tu hành quán, do thức A-lại-da là cảnh giới của các Hành thuộc về tất cả Hý luận, nên tóm lược các Hành kia, ở trong thức A-lại-da gồm lại là một khối, một tích, một tụ. Làm một tụ rồi do duyên nơi Trí cảnh của chân như, tu tập, tu tập nhiều nên được chuyển y. Chuyển y không gián đoạn nên nói là đã đoạn thức A-lại-da, do đoạn nên nói là đã đoạn hết thảy tạp nhiễm. Nên biết chuyển y do trái nhau, nên có thể vĩnh viễn đối trị thức A-lại-da.

Lại, thể của thức A-lại-da là vô thương, tánh có lấy nhận thủ, thọ. Còn chuyển y là thường, tánh không lấy nhận, nên duyên nơi cảnh của chân như là Thánh đạo mới có thê chuyển y.

Lại, thức A-lại-da luôn là chỗ tùy thuộc của tất cả thô trọng. Còn chuyển y là xa lìa rốt ráo hết thảy thô trọng hiện có.

Lại, thức A-lại-da là nhân của phiền não chuyển, là nhân của Thánh đạo không chuyển. Chuyển y là nhân của phiền não không chuyển, là nhân của Thánh đạo chuyển. Nên biết chỉ là kiến lập tánh của nhân, hoặc phải là tánh của nhân sanh.

Lại, thức A-lại-da khiến ở trong pháp thiện tịnh, vô ký không được tự tại. Chuyển y thì khiến ở trong tất cả pháp thiện tịnh vô ký có được tự tại lớn.

Lại, thức A-lại-da là tướng đoạn dứt. Nghĩa là do thức nầy chính thức đoạn dứt, nên xả bỏ hai thứ thủ. Thân kia tuy tục cũng như biến hóa. Vì sao? Vì nhân khổ của thân sau nơi vị lai đã đoạn, nên xả bỏ thủ của thân sau nơi vị lai. Ở trong hiện pháp, nhân của tất cả phiền não vĩnh viễn đoạn trừ, nên xả bỏ thủ nơi chỗ dựa của tất cả tạp nhiễm thuộc hiện pháp. Hết thảy các thứ thô trọng đã hoàn toàn xa lìa, nên chỉ có mạng duyên tạm thời được trụ. Do có việc ấy nên trong Khế Kinh nói: “Bấy giờ chỉ thọ thân biên vực, thọ mạng biên vực, nói rộng cho đến tức nơi hiện pháp, tất cả chỗ thọ nhận đều hoàn toàn diệt tận. Kiến lập về căn bản tạp nhiễm như thế, nên hướng nhập nẻo thông đạt, tác ý tu tập. Kiến lập về chuyển y, nên biết là kiến lập tướng tạp nhiễm, hoàn diệt của thức A-lại-da.

Như vậy là đã dựa vào đạo lý thắng nghĩa, kiến lập danh nghĩa sai biệt của Tâm ý thức. Do đạo lý nầy, nên các Tâm ý thức nơi ba cõi, tất cả tạp nhiễm, thanh tịnh nơi đạo lý, nên tùy thuận quyết định biết rõ. Lý của Tâm ý thức được hiển bày nơi chỗ khác, chỉ tùy theo chỗ Hữu tình hoá hiện sai biệt. Vì Huệ anh nhi đã hóa hiện nên theo phương tiện mà nói khiến họ dễ được hội nhập.

Hỏi: Nếu thành tựu thức A-lại-da, thì cũng thành tựu chuyển thức chăng? Nếu như thành tựu chuyển thức thì cũng thành tựu thức A-lại-da chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

– Hoặc có trường hợp thành tựu thức A lại da, nhưng không phải là chuyển thức. Nghĩa là ngủ nghỉ không tâm, sầu muộn không tâm, nhập tịnh vô tưởng, nhập định diệt tận, sanh cõi trời vô tưởng.

– Hoặc có trường hợp thành tựu chuyển thức, không phải là thức A-lại-da. Nghĩa là A-la-hán, hoặc các bậc độc giác, Bồ tát không thối và chư Như Lai trụ nơi vị Hữu tâm.

– Hoặc có trường hợp cả hai cùng thành tựu. Nghĩa là các Hữu tình khác trụ nơi vị Hữu tâm.

– Hoặc có trường hợp cả hai đều không thành tựu. Nghĩa là A-lahán, hoặc các độc giác, Bồ tát không thối chuyển, và chư Như -lai, nhập định diệt tận, ở nơi cảnh giới Bát-Niết-Bàn vô dư y.

Hỏi: Tự tánh của các pháp trong ngoài đều riêng biệt đều trụ nơi tự tướng, do nhân duyên gì, trong mười tám Giới chỉ có tự tánh của sáu thức giới được kiến lập? Các giới còn lại là trợ bạn của chỗ dựa, của đối tượng duyên nơi sáu thức giới kia mà được kiến lập?

Đáp: Do sáu thức giới, đối với mỗi mỗi niệm kia, nơi các phần vị chớp mắt, chốc lát, ngày đêm v.v… đều mau chóng chuyển biến. Nhờ vào mỗi mỗi duyên kia, nương nơi các căn như Nhãn v.v…, duyên nơi cảnh như Sắc v.v… ,dùng các tâm sở để làm trợ bạn, không phải một mà là rất nhiều, vô số sanh khởi. Do chỗ sanh của mỗi mỗi nương dựa kia, nên được các tên gọi ấy. Như lửa nương dựa vào mỗi mỗi duyên kia mà được đốt cháy, bấy giờ liền được mang các danh số kia. Do các thứ cỏ cây, phân bò, trấu lép, giấy bìa v.v… làm duyên, nên lửa mới có thể cháy, bấy giờ liền được mang các tên là lửa của cỏ, cho đến lửa của giấy bìa v.v… Như thế, Nhãn dùng sắc làm duyên, nên Nhãn thức được sanh, mang tên Nhãn thức. Như vậy cho đến gọi tên là ý thức, nói rộng nên biết. Các Giới khác như Nhãn v.v…, nếu tự tánh của chúng từ đầu sanh rỗi, tức tự tánh kia sanh khởi tương tự, lần lượt nối tiếp tùy chuyển rốt ráo.

Lại, một loại thức nhờ vào các duyên kia, nên vô số tự tánh sai biệt sanh khởi. Do đó, tự tánh của thức giới được kiến lập. Các Giới còn lại, là chỗ dựa, đối tượng duyên, trợ bạn cho thức giới mà được kiến lập. Lại nữa, sẽ biện biệt về thức thân biến tri (Nhận biết khắp)

Hỏi: Bí-sô tâm hành thanh tịnh, do bao nhiêu thứ tướng biến tri về tâm?

Đáp: Nếu lược nói là do ba thứ tướng:

  1. Tướng yêu thích tạp nhiễm.
  2. Tướng lỗi lầm của tạp nhiễm.
  3. Tướng của phương tiện thiện xảo nơi tạp nhiễm hoàn diệt.

Thế nào là Bí-sô tâm hành thanh tịnh nhận biết khắp tướng yêu thích tạp nhiễm của tự tâm? Nghĩa là Bí-sô tâm hành thanh tịnh suy nghĩ như vậy: Nay tâm nầy của ta đối với các thứ tạp nhiễm, trong đêm dài sanh tử đã yêu thích chúng. Tự biết đã yêu thích các thứ tạp nhiễm rồi, liền từ nơi tánh có tham xuất ly, đối với tánh lìa tham khiến tâm dừng trụ. Bấy giờ tâm ấy, đối với tánh lìa tham không thể an trụ, cũng không yêu thích. Lại không có duyên khác, chỉ có mau chóng trở lại hướng nhập nẻo trôi tan, dong ruổi trong tánh có tham. Như từ nơi tánh có tham, thì từ nơi tánh có sâu, có si thấp kém, trạo cử, không tịch tĩnh, tán loạn xuất ly, nói rộng cho đến từ nơi tánh yêu thích trụ theo phóng dật, xuất ly cũng thế. Ở trong các pháp thiện luôn siêng năng tu tập khiến tâm an dừng. Bấy giờ tâm ấy, ở trong các pháp thiện thường siêng năng tu tập, không thể an trụ, cũng không yêu thích. Lại không có duyên dị biệt, chỉ có mau chóng trở lại hướng nhập nẻo trôi tan, dong ruổi, cho đến trong tánh yêu thích phóng dật. Như thế gọi là Bí-sô tâm hành thanh tịnh, nhận biết khắp về tướng yêu thích tạp nhiễm của tự tâm. Nhận biết khắp như vậy rồi, Bí-sô tâm hành thanh tịnh ấy lại có thể nhận biết khắp về tướng lỗi lầm của tạp nhiễm nơi tự tâm. Tức là khởi suy nghĩ: Nay ta khởi tâm ở tham nầy, có thể là tự hại, có thể là bị kẻ khác hại, có thể bị cả hai hại, có thể sanh tội nơi hiện pháp, có thể sanh tội nơi hậu pháp, có thể sanh tội nơi hiện pháp, hậu pháp. Lại có thể làm duyên sanh ưu khổ nơi thân tâm của pháp kia đã sanh. Như đối với tánh có tham, cho đến đối với tánh yêu thích phóng dật, nên biết cũng thế.

Lại khởi suy niệm: Tâm có tham nầy, cho đến tâm yêu thích phóng dật, có lỗi lầm tai họa, nên có bệnh dịch, có ngang trái, có tai vạ có khổ não. Nhận biết khắp về tướng lỗi lầm của tạp nhiễm nơi tự tâm như thế rồi, lại có thể nhận biết khắp về tướng của phương tiện thiện xảo nơi tạp nhiễm, hoàn diệt của tự tâm. Nghĩa là ta nay không nên tùy theo các thứ tạp nhiễm của chính mình, có các lỗi lầm, có bệnh dịch, ngang trái, tai họa, khổ não, tâm tự tại chuyển, tất nhiên tự tâm theo uy lực của ta tự tại mà chuyển. Đã nhận biết rõ như thế, ta nay không nên tùy thuận nơi tự tâm mà chuyển, phải khiến tự tâm theo ta chuyển. Đã thường xuyên xét chọn khiến tâm có tham bỏ tánh có tham, trong tánh không tham yêu thích an trụ. Lại nữa, đối với các công đức thù thắng đã được thấy rõ kia, như thế cho đến khiến xả bỏ tánh yêu thích trụ nơi phóng dật, cho đến ở trong các pháp thiện luôn siêng năng tu tập, yêu thích an trụ. Lại nữa, đối với các công đức thù thắng đã thấy rõ, thường an trụ ở đấy. Hành như thế rồi, bấy giờ tâm ấy không do xét chọn, ở trong các pháp thiện luôn siêng năng tu tập, tự nhiên yêu thích an trụ. Đối với tánh yêu thích tạp nhiễm trước đây, sanh chán trách sâu xa. Do nhân duyên nầy, Bí-sô tâm hành thanh tịnh nhận biết rõ như thật về sự yêu thích tạp nhiễm của tự tâm, mau chóng hồi chuyển nơi tánh không thí dụ. Lại có thể khéo nhận biết về tâm tạp nhiễm như thế có tánh lỗi lầm. Lại có thể khéo nhận biết về phương tiện hòan diệt của tâm tạp nhiễm như vậy. Do như thế nên Bí-sô tâm hành thanh tịnh nhanh chóng có thể chúng đắc tánh thanh tịnh của tâm vô thượng. Đó là các lậu vĩnh viễn dứt hết.

Lại nữa, sẽ biện biệt về thiện xảo sai biệt của tâm cùng thiện xảo sai biệt của Tâm chuyển. Nghĩa là dựa vào nơi tự tánh của Biến kế sở chấp, nên biết thiện xảo sai biệt của tâm, dựa nơi tự tánh của y tha khởi, nên biết thiện xảo sai biệt của tâm chuyển.

Lại nữa, nếu có thể thiện xảo huân tu tập thì được hai thứ thắng lợi:

  1. Đối với thời gian của Quả xúc chứng an lạc.
  2. Đối với thời gian của Nhân, tự tại mà chuyển.

Lại nữa, Tâm ô trược xen tạp có ba thứ lỗi lầm:

  1. Lỗi lầm của tác ý không như lý.
  2. Lỗi lầm của Tùy miên.
  3. Lỗi lầm do khởi triền phược.

Hỏi: Như đức Thế Tôn nói: “Chỉ nên ở nơi tâm khéo phát khởi dũng mãnh sâu xa, quan sát như lý, trong niệm trụ nói. Chính nên ở nơi thân trụ, thân tuần tự quán, cho đến ở nơi pháp trụ, pháp tuần tự quán. Vậy mật ý ở đây là gì?

Đáp: Là nhằm hiện bày về bốn Niệm trụ, chỉ nên quan sát nơi Tâm. Nghĩa là quán tâm chấp thọ, quán tâm lãnh nạp, quán tâm phân biệt rõ, quán tâm nhiễm tịnh. Chính là quan sát chỗ chấp thọ của Tâm, chỗ lãnh nạp của Tâm, Tâm phân biệt cảnh, Tâm nhiễm tịnh, nên nói bốn Niệm trụ.

Lại nữa, có các Bí-sô trụ nơi ba chủng trụ, hành sáu chánh hành, nơi giáo pháp của bậc đại sư, đã hành tác nhiều. Nghĩa là trụ nơi Trụ giải thoát, trụ nơi trụ môn giải thoát, cùng trụ nơi pháp trụ của môn Giải thoát có thể dẫn dắt. Hành nơi hành vô gián. Hành nơi hành khéo thọ nhận tư duy. Hành nơi hành sanh khởi thiện căn của sự tu tập đã dần khởi. Hành nơi hành lìa các thứ vị Ái phân biệt lựa chọn về đế. Hành nơi hành tức ở đấy không có Tăng thượng mạn. Hành nơi hành thọ dụng thanh tịnh chính đáng.

Lại nữa, có hai thứ xả thí:

  1. Xả thí của người nhận.
  2. Xả thí của người thí.

Quả của thí cũng có hai loại:

  1. Được giàu có, nhiều của cải.
  2. Được đẳng lưu nầy là thọ dụng thắng giải.

Lại nữa, nên biện luận về đạo lý chứng thành.

Hỏi: dựa vào đạo lý nào, nên biết chỗ tuyên thuyết chỉ từ vị lai, các hành tướng sanh không phải thật, không phải có?

Đáp: Nếu hành tướng của pháp vị lai thật có mà được sanh thì pháp nầy là chuyển nhưng nói là sanh chăng? Nghĩa là từ xứ của đời vị lai chuyển hướng đến xứ của đời hiện tại, là từ sanh chăng? Nghĩa là từ nơi đời vị lai, sanh nơi đời hiện tại. Vì làm duyên kia mà được sanh chăng? Nghĩa là nơi pháp vị lai trụ không biến đổi, dùng đấy làm duyên nơi đời hiện tại có pháp khác sinh. Vì có nghiệp dụng mà nói sanh chăng? Nghĩa là nơi vị lai vốn không nghiệp dụng, đến đời hiện tại mới có nghiệp dụng. Vì tướng viên mãn mà nói sanh chăng? Nghĩa là nơi vị lai tướng chưa viên mãn, đến đời hiện tại tướng mới viên mãn. Vì do tướng khác mà nói sanh chăng? Nghĩa là nơi vị lai có phần vị lai và có phần nhân, do hai thứ nầy về tướng có khác, sáu thứ như thế nơi các pháp sanh khởi đều không hợp lý. Vì sao? Vì không phải là không phương không xứ. Pháp có, từ phương khác chuyển hướng đến nghĩa phương khác. Cũng không phải pháp chưa sanh, chưa đã sanh mà có nghĩa tử. Nếu pháp kia làm duyên mà được sanh, tức pháp khác sanh, chẳng phải vị lai sanh. Ở đây đối với vị lai tức là chưa có.

Lại, tất cả pháp trong đệ nhất nghĩa đều không tác dụng, nên nghiệp dụng lìa tướng khác không thể thủ đắc, chỉ tứ nơi tướng mà giả kiến lập. Nếu như có khác thì vị lai, hiện tại đồng thật có tướng, chỉ nói hiện tại riêng có nghiệp dụng, thì lý không thể thủ đắc. Lại, nghiệp dụng nầy, tức nên xưa không mà nay được sanh. Lại so với ngôn thuyết vi diệu của đức Thế Tôn tức thành trái nhau. Như nói các Hành phi thường phi hằng. Ông hiểu bày nghiệp dụng của các Hành là vô thường. Do nghĩa nầy nên Hành phải là thường, lại cùng với một tướng. Nếu cùng với phần khác được gọi là có, thì phần khác của tướng do đâu không có?

Lại cùng phần khác xưa không nay có, thì phần khác của tướng vì sao không thành xưa không nay có?

Lại, lìa tất cả hành tướng như sắc v.v… thì phần vị lai khác tất không thể nắm bắt, nên vị lai không có tướng quả, hiện tại mới có tướng quả sanh khởi.

Như vậy là đã biện luận về đạo lý chứng thành. Dựa vào đạo lý nầy nên biết chỗ tuyên thuyết về tất cả hành tướng của các pháp vị lai là chẳng phải thật, chẳng phải có, xưa không nay có. như đối với vị lai, thì quá khứ tùy chỗ ứng hợp cũng như thế. Do đạo lý nầy nên biết, chỗ tuyên thuyết không phải là thật không phải là có. Lại nữa, Hành của quá khứ là như thế nào? Nghĩa là tướng đã diệt mất, tự tánh đã bỏ. Hành của hiện tại là như thế nào? Nghĩa là tướng chưa diệt mất, tự tánh chưa bỏ, lúc sanh tạm trụ. Hành của vị lai là như thế nào? Nghĩa là nhân nơi hiện có, tự tướng chưa sanh, chưa được tự tánh.

Hỏi: Nếu các Hành vị lai kia, vốn không mà được sanh, thì Hoa đốm hư không, sừng thỏ, con của Thạch nữ vì sao không sanh?

Đáp: do Hoa đốm v.v… không có nhân sanh. Hết thảy các hành, mỗi mỗi dều sai biệt, quyết định là có nhân sanh.

Hỏi: Nếu tất cả Hành mỗi mỗi đều sai biệt là có nhân sanh, thì do đâu nên các hành không cùng thời tức thì sanh?

Đáp: Các Hành tuy đều có nhân sanh sai biệt, nhưng đều phải đợi duyên mới được sanh khởi. Nếu các Hành kia sanh duyên nơi hiện tiền, thì nhân của các hành ấy sanh các Hành kia. Thế nên các Hành tuy hiện có nhân, nhưng không có lỗi là cùng thời, tức thì sanh.

Lại nữa, ở đây thế nào gọi là nhân của các Hành ? Những gì gọi

là Duyên? Nghĩa là đức Bạc-Già-Phạm nói: Duyên sanh các Hành lược có bốn thứ:

  1. Nhân duyên.
  2. Đẳng vô gián duyên.
  3. Sở duyên duyên.
  4. Tăng thượng duyên.

Một loại nhân duyên, cũng là nhân, cũng là duyên. Ba thứ kia chỉ là duyên, không phải là nhân.

Thế nào là Nhân duyên? Nghĩa là các sắc căn, chỗ dựa của căn và Thức. Hai thứ nầy lược nói, có thể nắm giữ chủng tử của tất cả các pháp, theo đuổi sắc căn có chủng tử của tất cả sắc căn cùng chủng tử của pháp sắc khác, chủng tử của tất cả tâm, tâm sở. Hoặc gắn liền với Thức có chủng tử của tất cả Thức, cùng chủng tử của pháp vô sắc khác, chủng tử của các sắc căn, chủng tử của pháp sắc còn lại. Nên biết tự tánh của pháp sắc còn lại, chỉ là chỗ gắn liền tự chủng tử, trừ đại chủng sắc. Do chỗ gắn liền nơi chủng tử của hai thứ đại chủng sắc. Nghĩa là chủng tử của đại chủng và chủng tử của sắc được tạo. Tức chỗ lập nầy gắn liền với chủng tử sai biệt, nối tiếp, theo chỗ ứng hợp hướng về pháp được sanh. Đó là Nhân duyên.

Lại nữa, nếu các sắc căn cùng từ đại chủng, không phải là chỗ gắn liền của chủng tử thuộc tâm sở: Là nhập định diệt tận, nhập định vô tưởng, sanh nơi cõi trời vô tưởng, thời gian sau không thể lại sanh Thức v.v…, nhưng tất lại sanh. Do đó, nên biết, chủng tử của tâm, tâm sở gắn liền với sắc căn dùng đấy làm duyên nên có thể lại sanh.

Lại nữa, nếu các Thức không phải là chỗ gắn liền của chủng tử thuộc sắc: Là phàm phu sanh nơi cõi vô sắc, từ đấy thọ mạng hết nghiệp hết, chết rồi khi trở lại sanh nơi cõi dưới, vì là chủng tử của vô sắc nên không lại sanh, nhưng tất lại sanh, do vậy nên biết chủng tử của các sắc gắn liền nơi Thức, dùng đấy làm duyên nên pháp sắc lại sanh.

Lại nữa, nếu các phàm phu do đạo thế gian nhập nơi Tĩnh lự thứ một, hoặc được sanh nơi ấy, bấy giờ các pháp nhiễm ô của cõi dục và chủng tử của các pháp khác nơi cõi dục chỉ bị hàng phục, tổn hại (Tổn phục) chứ không thể vĩnh viễn loại bỏ. Vì sao? Vì do phàm phu này từ nơi định kia thối chuyển nơi pháp nhiễm của cõi dục lại hiện tiền nên từ Tĩnh lự thứ một chết rồi sanh trở lại cõi dục. Lại nữa, hàng phục, tổn hại lược nên có ba thứ:

  1. Hàng phục, tổn hại (Tổn phục) bằng xa lìa.
  2. Tổn phục bằng chán bỏ.
  3. Tổn phục bằng pháp Xa-ma-tha.

– Thế nào là tổn phục bằng xa lìa? Nghĩa là như có một Hữu tình dứt bỏ pháp gia đình, hướng đến đời sống không gia đình, xa lìa vô số sự thọ dụng về các dục, thọ từ giới cấm, ở chỗ thọ từ giới cấm luôn xa lìa, gần gũi tu tập hoặc tu tập nhiều, do sự tu tập ấy nối tiếp không gián đoạn, nên đối với các vật dụng của dục, tâm không hướng nhập, tâm không phân tán, tâm không an trụ, tâm không yêu thích, cũng không phát khởi lực tăng Thượng kia để duyên nơi cảnh giới ấy khiến sanh phiền não. Như vậy gọi là Tổn phục bằng xa lìa.

– Thế nào là Tổn phục bằng chán bỏ?

Nghĩa là như có một Hữu tình, hoặc do tưởng lỗi lầm tai họa, hoặc do tưởng bất tịnh, hoặc do tưởng máu ứ đọng bầm sanh v.v…, hoặc do theo một tác ý như lý. Như vậy, nên chán bỏ phát dục, lìa chưa lìa dục, nhưng ở nơi các dục tu tập chán nghịch, tâm không hướng nhập, cho đến nói rộng. Như thế gọi là Tổn phục bằng chán bỏ.

– Thế nào Tổn phục bằng pháp Xa-ma-tha?

Nghĩa là có một Hữu tình, do đạo thế gian nên được lìa dục của cõi dục, hoặc lìa dục của cõi sắc. Người kia, do pháp Xa-ma-tha (chỉ) nhận giữ Tâm tương tục, nên ở trong dục, sắc, tâm không hướng nhập, cho đến nói rộng. Như thế gọi là Tổn phục bằng pháp Xa-ma-tha.

Nếu đệ tử của bậc Thánh do đạo xuất thế gian lìa dục của cõi dục, cho đến lìa được dục đủ cả ba cõi. Bấy giờ, tất cả chủng tử của các pháp nhiễm ô nơi ba cõi thảy đều vĩnh viễn dứt bỏ vì sao? Vì do đệ tử của bậc Thánh ở trong hiện pháp, không còn nhận lành việc lại lấy khởi phiền não hiện tiền của địa dưới từ chỗ thối chuyển phần lìa dục. Hoặc sanh nơi địa trên, cũng không nhận lấy việc từ cõi ấy chết rồi, sanh trở lại cõi dưới. Như các hạt giống của loại lúa tẻ lúa mạch bên ngoài chúng đem để yên nơi hoàn toàn vắng vẻ, hoặc ở một vực dựng khô, tuy không sanh mầm nhưng không phải chúng không là hạt giống. Nếu bị lửa làm tổn hại thì bấy giờ hoàn toàn không thành hạt giống. Pháp nội nơi hạt giống bị tổn phục theo đạo lý dứt bỏ vĩnh viễn cũng thế. Nếu đệ tử của bậc Thánh lúc sắp nhập cảnh giới Niết bàn vô dư, tất cả chủng tử của các pháp thiện và vô ký hiện có đều bị tổn hại. Do chủng tử của pháp nhiễm ô đã diệt, nên không còn có thể chiêu cảm quả dị thục của vị lai, cũng lại không thể sanh quả của tự loại. Nên biết đó gọi là sự tổn phục thứ tư, tức là sự tổn phục loại bỏ vĩnh viễn các thứ trợ bạn.

Lại nữa, người bị trói buộc đủ, tâm khởi hiện có, hoặc cùng hành vui, hoặc cùng hành khổ, hoặc cùng hành không khổ không vui, tất cả tâm nầy đều là chỗ gắn liền của chủng tử vui, chủng tử khổ, chủng tử không vui không khổ. Nếu khởi tâm thiện hoặc tâm nhiễm ô, hoặc tâm vô ký, thì tất cả tâm nầy đều là chỗ theo đuổi của chủng tử  thiện, chủng tử nhiễm ô, chủng tử vô ký.

Lại, các bậc hữu học không bị trói buộc đủ, tâm hiện có sanh hoặc tâm thiện thế gian, hoặc tâm xuất thế gian, hoặc tâm nhiễm ô, hoặc tâm vô ký, thì hết thảy tâm nầy đều là chỗ theo đuổi của chủng tử thuộc tất cả phiền não do tu đạo đoạn trừ. Do chưa đoạn trừ nên có lúc chúng có thể sanh. Cũng là chỗ theo đuổi của chủng tử thuộc các pháp còn lại. Lại, các bậc vô học, tất cả phiền não đã đoạn trừ vĩnh viễn, tâm hiện có sanh, hoặc tâm thiện thế gian, hoặc tâm xuất thế gian, hoặc tâm vô ký thì hết thảy tâm nầy đều đã vĩnh viễn lìa chủng tử của pháp nhiễm, chỉ còn lại sự gắn liền của chủng tử thuộc tất cả pháp thiện, vô ký, nối tiếp mà sanh.

Lại nữa, đạo lý của sự kiến lập chủng tử nầy nên biết lại dựa vào Thánh giáo chưa kiến lập Thức A-lại-da mà nói. Nếu đã kiến lập Thức A-lại-da, nên biết khi lược nói về chủng tử của các pháp, hết thảy đều dựa vào Thức A-lại-da.

Lại, các pháp kia nếu chưa đoạn trừ vĩnh viễn, hoặc không đoạn trừ, tùy chỗ ứng hợp, nên biết đều là sự gắn liền của chủng tử hiện có.

Hỏi: Như đức Thế Tôn nói: Ta nói Bí sô A-la-hán, đối với bốn thứ pháp của tâm tăng thượng, trong hiện pháp an lạc trụ, tùy theo một thứ mà thối chuyển… Nếu tất cả chủng tử nhiễm ô kia đều đã hoàn toàn dứt trừ, thì vì sao lại khởi phiền não của địa dưới? Nếu không dấy khởi lại, thì vì sao vị ấy thối chuyển?

Đáp: Thối chuyển có hai loại:

  1. Thối chuyển của đoạn.
  2. Thối chuyển của Trụ.

Nói: “Thối chuyển của đoạn” chỉ là hàng phàm phu.

Nói: “Thối chuyển của Trụ” là các Thánh giả, cũng là phàm phu. Nếu dùng đạo thế gian đoạntrừ các phiền não, lại dấy khởi hiện tiền, nên biết bấy giờ là thối chuyển của đoạn nên thối chuyển. Cũng là thối chuyển của Trụ. Nếu dùng đạo xuất thế gian đoạn trừ phiền não xong, tâm mưu tìm việc thế gian, không chuyên tu tập, tác ý như lý. Do đấy, nên không thể trong khoảng giữa vẫn trụ trong hiện pháp lạc, luôn khởi hiện tiền như trước đã được. Về sau cũng như thế. Nhưng vị kia, nơi địa dưới đã đoạn trừ phiền não không còn hiện tiền. Như thế gọi là thối chuyển của Trụ nên thối chuyển, chẳng phải là thối chuyển của đoạn.

Lại, nếu đã đoạn hết thảy phiền não, thành A-la-hán, nhưng tất cả chủng tử của pháp nhiễm kia chưa vĩnh viễn dứt trừ, vì sao gọi là Quả A-la-hán, các lậu đã dứt hết hẳn, tâm hoàn toàn giải thoát? Nếu đã vĩnh viễn dứt trừ thì ở trong sự tương tục, chủng tử của hết thảy pháp nhiễm hoàn toàn không có. Hãy còn không nên khởi, không chánh tư duy, huống chi là các phiền não. Vì thế nên biết, do đạo xuất thế đoạn trừ các phiền não, nhất định là không có thối chuyển.