ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA KINH CÚNG DƯỜNG THỨ ĐỆ PHÁP SỚ
QUYỂN HẠ
Thích Bất Khả Tư Nghị vị tăng Chùa Linh Diệu soạn.
PHẨM THỨ BA: CÚNG DƯỜNG NGHI THỨC
Giải thích phẩm này cũng chia làm bốn phần.
- Giải thích tên gọi:
- Nguyên nhân phát sanh phẩm.
- Tông thú.
- Giải thích văn
1/ Giải thích tên: gọi người tu đạo cúng dường hợp với biển Thánh, biển Thánh hoan hỷ thọ nhận. Bắt đầu cúng, một thứ cúng, các thứ cúng dường đầy đủ cả biển Thánh, cho nên nói phẩm cúng dường nghi thức; gọi là cúng dường có ba thứ.
2/ Ngoại cúng dường: nghĩa là: hương, hoa, thức ăn uống, cho đến thắp đèn trang nghiêm đạo tràng, v.v….
3/ Hạnh cúng dường: nghĩa là như lời dạy vâng làm, cho đến lễ bái giữ giới….
4/ Lý cúng dường: nghĩa là tâm trú pháp thể không phan duyên bên ngoài.
5/ Nguyên nhân phát sanh phẩm nầy: phẩm trước giữ gìn che chở người giữ giới, chính là khi cúng dường, cho nên có phẩm nầy.
6/ Tông thú: hết lòng cúng dường Bổn tôn, bổn tôn lãnh thọ, lấy đó làm Tông; đời sau thành Phật là Thú.
7/ Giải thích văn: cũng có hai môn, trước là nêu nhiếp tụng, sau là nói riêng (biệt thuyết).
Nhiếp tụng có: ba bài rưỡi.
– Câu một nói: chánh nghiệp như thế thanh tịnh thân mình, là thuộc về biệt thuyết, hiện tiền quán chữ “la”… có ba bài kệ rưỡi.
– Câu hai nói: trụ định quán bổn chân ngôn chủ: là thuộc về biệt thuyết, đầu tiên ở hạ vị cho đến tuỳ loài mà tương ưng.
– Thứ ba: hoặc quán các Đức Phật thắng sanh tử v.v… gồm hai câu,thuộc về biệt thuyết, như quán thế tự tại cho đến nương vào pháp trước mà chuyển.
– Thứ bốn: Dùng chân ngôn ấn mà triệu thỉnh: gồm một câu, thuộc về biệt thuyết sau dùng chân ngôn ấn cho đến chúng sanh tâm không lành.
– Thứ năm: Trước nêu đương thị hiện Tam-muội-da: gồm một câu, thuộc về biệt thuyết, sau tôn thờ Tam-muội-da cho đến các Minh vui mừng.
– Thứ sáu: Cúi đầu dâng hiến nước át-già:gồm một câu, thuộc về biệt thuyết, nước Át-già dâng lên cho đến Tam-ma-sa-ha.
– Thứ bảy: Hành giả lại hiến tòa chân ngôn: gồm một câu, thuộc về biệt thuyết, kế đến là vâng trải tòa cho đến chính là ấn Liên hoa.
– Thứ tám: chân ngôn tương ưng trừ chướng, lại dùng ấn bất động tuệ lực: gồm hai câu, thuộc về biệt thuyết, kế đến phải xa lánh trừ bỏ cho đến tất cả đều được hô trì khắp.
– Thứ chín: Kế đến nêu cúng dường hương hoa v.v… gồm bốn câu, thuộc về biệt thuyết và và cúng dường khác cho đến cuối phẩm không nên phỉ báng, sanh nghi ngờ hối tiếc.
Y cứ theo biệt thuyết thì:
Đoạn một: Lược nói nơi tâm năng quán an trụ và nơi Bản tôn sở quán an trụ.
Trong đoạn thứ hai: có năm phần.
- Ba bài tụng và ba chân ngôn: là thế giới thành tựu môn.
- Luân nầy như Kim cương cho đến chữ A đặt trong đó: là trang nghiêm đạo tràng môn.
- Nên chuyển chữ A cho đến tự nhiên phát kế quan: là Thành họa Đại nhật môn.
- Hoặc Thích-ca Mâu-ni cho đến nơi chân ngôn giả an trụ: là thành họa Thích-ca môn.
- Hoặc trì Diệu cát tường cho đến chữ mãn là thành họa Văn-thù môn.
1. Sơ môn, đầu tiên ở hạ vi: có thể thành phong luân của thế giới. Phong luân ấy: là chữ “Ha”, chỗ bắt đầu đặt nửa vầng trăng.
– Hắc quang diệm chiếu khắp: đó là ánh sáng chữ “Ha”. Chữ Ha ở trong Chân ngôn môn, chữ Ha là cờ Bồ-đề, cũng là năng lực tự tại, giống như vị Đại tướng có thể phá tan kẻ thù, lại nữa, chữ “Ha” là tâm Bồ-đề quý báu, giống như Ma-ni vương có công năng đầy đủ tất cả mong cầu.
– Kế là ở trên: có thể thành thế giới thủy luân.
– An thủy luân: chữ “phạ” đã đặt vầng trăng tròn.
– Tuyết nhũ: là mầu trăng tròn.
– Phả chi nguyệt điện quang: là màu chữ Phược, chữ “phạ”, là nghĩa các pháp lìa ngôn – thuyết, vì “sanh” không thật có. Vì sao sanh không thật có? Vì tự tánh thanh tịnh tức là thân Kim cương tát-đỏa, cho nên bền chắc không hư hoại, “bách phi” không thể vượt qua.
– Ở trên thủy luân: là địa luân.
– Kim cương luân: Luân ở bốn phía chữ A.
– Chũa bản sơ: là chữ A.
– Mầu vàng: màu chữ A.
– Tỳ-lô-giá-na chân ngôn tâm môn: Tỳ-lô-giá-na nói chân ngôn tâm. Do các chân ngôn v.v… như trên tùy trong mỗi chân ngôn có chân ngôn căn bản, Chân ngôn Tâm, chân ngôn tùy tâm, những thứ như thế vô lượng vô biên không thể đếm hết; nay nói chung chân ngôn tâm, tức chữ A nầy là nghĩa các pháp vốn bất sanh. Nếu lìa tiếng A thì không có chữ khác, tức là mẹ của các chữ, tức là chỗ sanh ra tất cả chân ngôn, nghĩa là tất cả pháp môn và tâm Bồ-tát v.v… đều từ tự thể Tỳ-lô-giá-na, vì muốn nhiều lợi ích cho chúng sanh, nhờ năng lực gia trì mà hiện ra việc ấy. Nhưng thật ra ngay nơi thể bất – sanh, đồng với pháp thể của chữ “A”. Chữ nầy ở trong chân ngôn rất thượng diệu (nhiệm mầu hơn cả) cho nên hành giả chân ngôn thường phải thọ trì như thế, vì thế tất cả chân ngôn trú trong chữ A vẫn trụ ở đây, cho nên đọc tụng liền sanh đức tất cả chữ khác.
2. Trang nghiêm đạo tràng môn.
– Như Kim cương: là như lý.
– Đại Nhân-đà-la: là lý đầy đủ nghĩa đức.
– Đều lưu xuất cùng khắp: là ánh sáng do chữ A đã xuất ra.
– Ở trong đó: chỗ xuất ra ánh sáng.
– Đạo sư các Phật tử: Tôn vị do ánh sáng làm ra.
– Thủy: có khả năng quán định.
– Bạch: là lý vốn bất sanh.
– Liên: là lý lìa nhiễm trước.
– Sắc mầu: là lý sáng suốt
– Kim cương hành: đều là lý.
– Tám tánh: lược hiển bày đức của Phật Tỳ-lô-giá-na.
– Có tua nhụy: hằng sa tánh Đại bi (tánh đại bi nhiều như cát sông Hằng).
– Các báu: là lý đức nhiều như cát sông Hằng.
– Thường xuất vô lượng quang: Phật, Bồ-tát trên Phật phát ra.
– Trăm ngàn các hoa: là chỗ ngồi của vị hóa chủ.
– Ba bài tụng bên phải hiện bày đức chữ A.
– Trên kia dùng bốn bài tụng dưới để hiển bày đạo tràng trang nghiêm.
– Toà Đại giác sư tử: tức là nghĩa Sư tử có khả năng hàng phục phiền não.
– Bảo vương: là có công năng đầy đủ nguyện của chúng sanh.
– Cung điện lớn: là cung pháp giới Kim cương.
– Cột báu: là các Ba-la-mật.
– Cờ lọng: Cờ có khả năng hàng phục, lọng: có thể làm lợi ích.
– Tràng-châu: là phương tiện Ba-la-mật…
– Bảo y: là nghĩa lìa lỗi. Vì sao?
– Vì mình tự lìa lỗi và lìa lỗi cho người.
– Hương: là giới.
– Hoa: là tuệ.
– Vân: là là chầm chậm.
– Các báu: là bốn pháp nhiếp như: Bố thí, v.v…
– Các thứ hoa: là bốn tâm vô lượng như: từ bi, v.v…
– Nghiêm địa: sanh thành Phật trí trụ trì.
– Lăng xăng: là nghĩa nhiều thứ bày ra.
– Âm thanh được ưa thích: là không những có vật báu mà có thể thường phát ra âm, các âm thanh thường, lạc, ngã, tịnh.
– Các âm nhạc: người nghe nhĩ căn được thanh tịnh.
– Hiền bình: Tất cả đều có trí tuệ.
– Át-già: có công năng rửa sạch bụi phiền não.
– Hai bài tụng: “Cây báu nở hoa trởa xuống”… là hiển bày tài năng và công đức của vị Hóa chủ.
– Câu đầu là hiển bày ngay tài năng của vị Hóa chủ.
– Đèn Ma-ni: là mầu vàng ở cõi Diêm-phù-đề.
– Tam muội: là định.
– Tổng trì: là tuệ.
– Tam-muội, tổng trì tức là địa.
– Thể nữ: tức là trí bát-nhã. Trí: nghĩa là có công năng nuôi dưỡng.
– Phật Ba-la-mật: là chân ngôn Phật bộ.
– Đẳng là nhận lấy bình đẳng các Kim cương.
– Hoa mầu Bồ-đề trang nghiêm: là chân ngôn Liên hoa bộ, Bồ-đề là Sở giác, hoa Diệu nghiêm là Năng giác.
– Phương tiện: là thích ứng với căn cơ.
– Chúng kỹ: là năng thuyết.
– Pháp âm nhiệm mầu chân ngôn các Đức Chư Phật.
– Một bài tụng: Dùng năng lực công đức của ta trở xuống là hiển bày công đức pháp lực của tự, tha có thể biết. Trên giải thích sự sâu kín của đạo tràng trang nghiêm, giải thích cạn lược có thể biết. Phát nguyện thì như trên đã nói.
Tiếp theo là giải thích hư không tuế chuyển Minh phi chân ngôn môn. Kinh chép: Lúc bấy giờ, Như Lai lại nói: Hư không tạng lực, hư không tàng chuyển, minh phi chân ngôn rằng, giống như hư không không thể phá hoại, tất cả không thể hơn được cho nên gọi là năng lực hư không v.v…
– Lại, tàng: như người có kho báu lớn, tùy theo ai muốn dùng bao nhiêu thì tự tại lấy, không để bị nghèo thiếu. Kho hư không của Như Lai cũng giống như thế. Tất cả sự lợi ích của chúng sanh đều từ trong đó lưu xuất ra, vô lượng pháp báu lấy xài dùng tự tại mà không cạn hết, vì thế nói là hư không tạng.
– Chuyển Minh: Chuyển là nghĩa năng sanh, năng sanh tạng nầy, năng sanh tất cả Phật sự.
– Như bi nguyện đã phát trước kia: nghĩa là như khi dâng một cành hoa cúng dường, vận tâm khắp tất cả các đức Phật và Thánh, phàm, đều dâng cúng rồi liền hồi hướng trí “nhất thiết trí”.
– Những người nhận ta bố: Nguyện đem năng lực nầy khiến con được nguyện như trên, nguyện như thế rồi, lại thêm vào chân ngôn nầy thì đều thành tựu. Ban đầu lễ kỉnh tất cả các Đức phật và những môn khéo tát-phạ-tha, khiếm-ổ-đặt-yết-đế, tát-phán-la-ê-môn, già-già-na kiếm, đây chính là nghĩa năng lực hư không, đối với tất cả “pháp không” mà sanh ra vật nầy, khắp lợi ích cho tất cả chúng sanh. Người trì tụng môn nầy tùy theo dâng một cành hoa lên cúng khắp cả pháp giới, trên dâng cúng tất cả Thánh, Hiền, dưới bố thí tất cả hữu tình rồi, bên trong phát nguyện lớn như trên, lại thêm chân ngôn nầy thì đều được thành tựu; như từ trong kho tự lấy vật báu đều tùy theo ý mình. Tụng môn nầy ba biến, tùy theo sự nhớ nghĩ kia cũng đều thành tựu, hễ dâng cúng hoa v.v… thì dùng ba thứ năng lực hồi hướng và lại thêm “Minh” nầy, thì tất cả đều theo ý muốn thành tựu cả, nghĩa là dâng hoa cúng dường tất cả các Đức Phật v.v… thì tự tại thành tựu.
– Do đây trì tất cả: Đây là chân ngôn ấn. Tất cả là chỗ dâng hiến cúng dường.
– Chân thật: Như trong cung pháp giới Kim cương cúng dường.
– Hai câu: Tất cả pháp bất sanh v.v… là hiện bày nghĩa chữ “A”.
– Tưởng niệm: là tâm năng quán
– Đặt ở trong đó: là tám cánh sen trong đài.
3. Thành họa đại Nhật môn.
– Kế nêu chuyển chữ A: Kế là pháp vốn bất sanh, dứt ngôn, vắng tướng, tâm hành cũng diệt, giả nói là cường đạo, pháp đại bi ứng cơ hiện bày, nghĩa là có công năng hiện chữ “A”. Kế nêu lưỡng túc, chúng sanh là lưỡng túc, tức chuyển chữ A thành “Lưỡng túc tôn” cho nên nói kế nêu chuyển chữ A thành “Đại nhật Mâu-ni”.
– Ánh sáng tròn đầy: Ánh sáng mặt trời tròn đầy giống như chiếu gương sáng, ở trong gương sáng đều hiện ra muôn vật, huống gì ánh sáng tròn đầy của Như Lai bụi trần vốn không sanh khởi.
– Thiên giới: là Tam thiên đại thiên thế giới.
– Tăng số: là đại thiên làm một số, cho đến không thể nói không thể nói.
– Quang diệm: nghĩa là pháp gây ra.
– Lưu xuất: là từ Đại Nhật phát ra.
– Luân: là nghĩa đầy đủ các đức, nghĩa là hàng phục phiền não, sanh ra mầm lành nên gọi là “chuyển”.
– Quang minh: là thân nghiệp.
– Giúp khai ngộ: vì khẩu nghiệp cho nên nói thân ngữ trùm khắp tất cả.
– Mầu vàng Diêm-phù: từ ao Diêm-phù xuất ra vàng, ao nầy ở gần bên cây Diêm-phù, do đó mà đặt tên, ở trong các loại vàng nó quý hơn tất cả.
– Ngồi Kiết-già: phàm phương pháp ngồi trong chùa của bậc Thánh thiện, Tam tạng hòa thượng phía mặt nhận thọ, chân trái trước đặt lên đùi chân phải, sau đó chân phải đặt lên đùi vế chân trái, gọi là Liên – hoa – tọa, một chân đặt lên vế chân trái, gọi là cát tường tọa. Ngồi khác đây không phải bậc Thánh ngồi, nếu muốn tu đạo Bồ-đề học theo cách Đức Phật ngồi mới đúng.
– Thọ chánh: là nhập định tướng.
– Các độc: là tướng ba độc.
– Y tiêu hộc : là lụa có vân mầu vàng.
Tự nhiên phát kế quan: không phải do người làm ra.
4. Thành họa Thích-ca môn:
Kia ở trong tám cánh sen trong đài sen.
Tưởng chữ bà: chữ Phạn đặt trong đài kia.
Cần Dũng: là tên khác của Đức phật
Ca-sa: là mầu càn-đà (màu vàng sẫm)
Tứ bát: là ba mươi hai tướng; Thích-Ca chủng tử tâm chân ngôn môn.
Bà: là ba cõi.
Bên cạnh có hai chấm nghĩa là từ bỏ nghĩa Ba cõi.
Du già: Hành giả có thể quán tâm sở quán bổn tôn, không lìa nhau, không năng sở riêng biệt, có tướng quán, thân tâm hành giả tức là Phật, cho nên vô tưởng niệm tụng môn.
– Nhập: là hiểu.
– Bản thể: chỗ sanh ra hóa – thân, tức là Đại Nhật tôn, thể dụng không khác, do đó Kinh Niết-bàn chép: Hóa thân tức là pháp thân, nghĩa kia chính là đây.
– Lưu xuất: hoặc nhiều hoặc ít cũng đều như thế.
– Trên đóa sen bên phải Phật: được Bồ-tát làm bổn tôn là tự bổn tôn.
– Chấp: ở trong tay có Kim cương cho nên nói là chấp Kim cương.
– Trong đài hoa trước sau: không chỉ trước sau mà theo hai bên phải trái cũng được. Vì sao? Vì Bồ-tát là vị đại quyến thuộc không có phương hướng; Kim cương quyến thuộc không những hai bên trái phải mà theo mười phương cũng được. Vì sao? Vì Kim cương trong quyến thuộc, Như Lai trong đức. Hỏi: Nếu như thế vì sao nói có phương? Đáp: nói về vẽ chỗ, sự thì có giới hạn. Vì thế kinh nói Bồ-tát trong mười phương, từ phương nào đến, ngồi kiết già nghe nói pháp; Kim cương cũng giống như vậy, dụng tâm không thể suy lường.
– Chân ngôn giả: là người niệm tụng.
– Chỗ ở góc dưới bên phải đất tượng vẽ.
– Hỏi: có cần phải vẽ tất cả Phật không? Đáp: Không.
– Hữu lực: khiến cho hết (tất cả).
– Người không có năng lực: chỉ vẽ đức Bổn tôn còn khó, huống gì vẽ tất cả Phật.
5. Văn thù chủng tử chân ngôn môn.
– Chính giữa: là đài hoa tám cánh.
– Chữ Vô ngã, Tiếng Phạn là chữ “Man”.
Hỏi: Vì sao dùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, kế Đức Phật mà nói? Đáp: Tam Tạng Hòa-thượng ở bên cạnh mà thọ nhận trí môn sâu xa của các Đức Phật, thuộc về Phật bộ cũng được, thuộc về Liên hoa Bộ cũng được, vì thế Đức Phật lần lượt bày ra vậy, nhìn bản thể Văn thù chính là “không”. Xét ở trên là “không môn”. Cái gọi là Đại không. Vượt qua mười tám không gọi là Đại không.
Trong đoạn ba có ba môn: thứ nhất là nêu bày nhiều thứ, kế đến là khiến tâm vui mừng, cho đến tùy theo loại mà tương ưng, hiển bày ấn chân ngôn kiết giới…
– Tâm hỷ: người tu hành do cúng dường cho nên được phước, bậc Thánh vui lòng, chẳng phải bậc Thánh được cúng dường mà vui lòng.
– Ba câu, dâng hiến… là nương vào phép tắc bản khác, nghĩa là xuất ra chân ngôn cúng dường v.v… như không phải tự pháp mà nương vào Bất – Động để trừ bỏ trần cấu.
– Ty ỹ trừ: là nghiền nát “Chướng ngại”.
– Sử quang hiển: là hương, dùng để gia trì hương chân ngôn, nói là bổn pháp tự giúp thêm.
– Ba câu, và giữ gìn thân mình v.v… bản khác tự có pháp hộ thân v.v… hộ thân nếu không phải pháp khác thì dùng chung pháp nầy, vì thế nói hoặc dùng để hàng phục ba độc, và nghĩa khác của các tướng. Vì sao? Vì hương chân ngôn và hộ thân chân ngôn khác nhau cho nên đề cập.
– Bốn câu, Triệu thỉnh vv… bản khác tự có nương vào pháp để sử dụng, nếu không có pháp riêng thì dùng chung pháp nầy, do đó nói đến ấn phổ thông nầy v.v…
– Thánh giả Bất động chân ngôn môn: là khi Đức Phật lại tất cả vì dứt chướng ngại.
– Hỏa sanh: gọi là chứng Tam-muội. Nói đại tội nầy làm chướng chân ngôn, chân ngôn nầy có thể lực lớn, hành giả tu hành chân ngôn thì trừ được các chướng nạn, cho đến Đức Phật ở dưới cây thành đạo, đều dùng chân ngôn nầy nên tất cả ma quân đều tan hoại, huống gì các chướng ở thế gian. Lại nữa, chướng nầy có hai thứ.
- Nội chướng: nghĩa là từ tâm mình sanh ra, loại ấy rất nhiều không thể nói rõ.
- Ngoại chướng: nghĩa là từ việc ngoài mà sanh, cũng rất nhiều, đều có thể diệt trừ.
– Chiến-đồ: là rất ác, có chỗ nói hung ác nhất trong các thứ hung ác. Ma-ha-lô-sắt-noa: là rất giận dữ. Bà-phả-tra-dã: là phá hoại. Hạp: là sợ hãi. Đát – la – ca: là Vững chắc, Hàm-mạn: là không ngọt, dùng hai chữ sau này làm hạt giống, các câu dưới nghĩa đều thành tựu.
Ban đầu chiến-đồ: Chiến là nghĩa chết. Nhập tự môn A: là nghĩa vốn bất sanh tử. Đồ: là nghĩa chiến, do chủ của Vô sanh tử nầy có thế lực rất lớn, đánh nhau với các tứ ma.
Tiếp theo, Ma: là nghĩa tôi, ta, nhập tự môn A là “Vô ngã”, cũng là “không”.
– Ha: là nghĩa hỷ, cũng là nghĩa hành.
– Lô có chữ La: là bụi chướng. Có tiếng ổ là tam-muội.
– Sắc: Tức là Xa-ma-tha nghĩa là tam-muội.
– Noa: là chữ thứ năm, tức là tam-muội Đại không.
– Tát: là nghĩa bền chắc.
– Phả: là nghĩa bọt nước, đã biết thế gian như bọt nước nhóm họp, cho nên dễ tan biến. Bên cạnh có dấu chấm chữ A tức là hành.
– Tra: là nghĩa chiến, có thể trận chiến sợ hãi khiến phá hoại, là thừa (cỗ xe).
– Hâm: là tam-muội Đại không hành, như trên đã nói.
– Đát: là như như.
– La: là không bụi bặm
– Ca: là làm, nghĩa là tất cả pháp không tạo tác.
– Chữ Hàm, ha: nghĩa là hành, lại có thanh A, là ma chướng sợ Kim cương tam-muội.
– Điểm: tức là Đại không, vì hạnh đại không bất định nầy, làm cho tất cả ma chướng rất sợ hãi.
– Chữ Sưu, ma: là nghĩa ngã, nhập vào tự môn A tức là nghĩa ngã. Lại vì Đại không vô ngã tam-muội nầy làm các ma sợ, lại chữ nầy có thanh A và dấu chấm.
– Bốn chữ: Ha, Lô, Hàm, Lũ đều có thanh A, tức là vô hành vô cấu (không tạo tác, không bụi dơ) là nghĩa lớp lớp làm cho ma sợ, hai chướng trong ngoài rất sợ.
Ở trên, Thánh giả bất động chủ chân ngôn đã xong.
Trong đoạn bốn, có tụng chân ngôn ấn, tiếp đến chân ngôn ấn cho đến chúng sanh tâm không lành.
Triệu thỉnh phương tiện chân ngôn môn: Nam Ma Tam Mạn Đa Bột Đà Nẫm (quy mạng hết thảy chư Phật). A (hành) Tát Phạ Đát La Bát La Để Ha Đế (tất cả chỗ hại) Đát Tha Yết Đa (Như Lai) Cự Xa (tìm) Bát lý Bố La Ca (đầy đủ).
– Hành trong đây: nghĩa là do thực hành môn nầy mà được nhận lấy công đức lớn của các Đức Phật. Như ở đời tìm xét thì có phân chia nơi, chỗ, không thể khắp mọi nơi mà thực hành thỉnh mời. Nay Như Lai câu thì không như thế. Cùng khắp đến tất cả không chỗ nào không che chở, cho đến có thể vời lấy quả Bồ-đề, tóm lại, thảy đều đầy đủ tất cả công đức Như Lai, mời khắp tất cả chúng sanh, cũng giúp cho đắc đạo.
Vì vậy:
Câu tiếp theo nói: “Khắp tất cả”.
– Hại: tức là tìm lấy điều xấu ác, hại khắp tất cả người không điều phục, đều khiến đối với hạnh Bồ-đề thẳng đến, diệu quả được tròn đầy.
Trong đoạn năm: Tam-muội-da chân ngôn môn, có tụng, ấn, chân ngôn.
– Chư Minh: là Bổn Tôn.
– Trong đoạn thứ sáu: có tụng chân ngôn.
– Trước dùng dụng cụ trang nghiêm đầy đủ: là đem chuyển hư không tạng thành minh ấn, dùng các hương hoa, ngũ cốc (gồm năm thứ: đạo, lương, thúc, mạch, tắc) và năm thứ thuốc vận dụng trong lòng trang nghiêm đầy đủ, hiện ra việc trang nghiêm đầy đủ có thể biết.
– Dùng chân ngôn ấn gốc là chân ngôn Bất động tôn ấn.
– Át-già chân ngôn môn: là nghĩa ở trong một câu bên phải.
– Già-già-na: là nghĩa Hư không.
– Bà-ma: là nghĩa Đẳng.
– A-bà-ma: là nghĩa Vô đẳng, tức là “đẳng hư không vô đẳng”. Pháp thân Như Lai vốn thanh tịnh, không có sự phân biệt cho nên không có bờ mé sánh đồng hư – không, nhưng lại có công đức vô lượng vô biên không thể suy nghĩ bàn luận, không phải hư không kia đã có thể ví dụ, cho nên nói là “Vô đẳng”, lại nữa “A-bà-ma” là nghĩa “bất đẳng”, bất đẳng ấy có chỗ nói là Nhị – thừa, nay đã sánh bằng hư không, lại đẳng nầy là Vô đẳng, vì thế nói “đẳng hư không vô đẳng”.
Trước hết chữ Già nầy là thể chân ngôn. Trong thế giới chúng sanh sự đến đi cũng không thật có, trong pháp giới sự đến đi cũng không thật có, do đó gọi là “đại không”. Dùng nước Đại không tánh thanh tịnh nầy, tắm gội thân Vô cấu, đó là “Át-già chân thật ngôn”.
Trong đoạn thứ bảy: Có tụng chân ngôn ấn.
– Chứng Bồ-đề tối thắng: là người tu hành có khả năng đắc quả.
Như Lai tòa chân ngôn môn:
– A: là chướng.
– Bàng: có hai dấu chấm tức là trừ bỏ; ở đây chính là nghĩa dứt “cái”, “chướng”. Vì đây là tòa rốt ráo không khởi tất cả chướng. Vì sao?
– Vì chữ A là chướng, chữ A có công năng trừ chướng.
– Trong đoạn thứ tám có bốn:
1) Lại nữa, nêu dứt trừ cho đến khiến cho hết không còn dư: là nói “đức” của “Bất động tôn ấn chân ngôn”.
– Tự thân sở sanh chướng: là vọng tưởng đã sanh hai chướng trong ngoài.
2) Người trí nên chuyển tác, cho đến làm thân Kim cương tát-đỏa: là thành Kim cương tát-đỏa thân môn.
– Một bài tụng người trí v.v… là nói chung thành thân Kim cương tát-đỏa.
– Kim cương chủng tử tâm môn: Chữ Xọa là sở chuyển tự tánh thanh tịnh tâm thành chữ Kim cương chủng tử, cho nên nói các pháp lìa ngôn thuyết.
Hỏi: Vì sao trong pháp cúng dường trên có dấu chấm, kinh nầy bên cạnh có hai dấu chấm, vậy cả hai cùng Kim cương chủng tử ư?
Đáp: Cúng dường là tự thể của pháp, kinh nầy hiển bày đại dụng của pháp, vì thế nói cả hai cùng chung không ngăn ngại.
– Ly ngôn thuyết: là nghĩ chữ Xọa.
– Cụ ấn: có thể sanh thành ấn Tát-đỏa.
– Đẳng: chữ Xọa.
– Hai bài tụng, nên biết trở xuống là có thể đã bắt ấn.
Kim cương tát-đỏa chân ngôn môn.
Nam ma tam man đa phạt chiết la xá (quy mạng tất cả Kim cương) chiến ma (bao ác) ma ha sái xá (nghĩa là rất giận dữ) hâm (sợ hãi) chiến trà (chữ chiến có thanh già là sanh tử, nghĩa là lìa sanh tử).
Trên có dấu chấm là đại không, nói sanh tử nầy đồng với Đại không.
– Đồ: Là chiến đấu với quân địch, giống như sanh tử đối với đại không, cho nên không thể đối lại. Nghĩa câu Chiến-đồ: là bạo ác.
– Ma-ha-lộ-sát-noa: rất giận dữ, như trên đã nói, không thể chống chọi cho nên rất giận dữ.
– Hãm: Đồng như trước đầy đủ ba thứ giải thoát. Lại như trong phẩm trên nói Kim cương tát-đỏa ấn chân ngôn, nghĩa ấy như thế nào? – Đáp: trong phẩm thứ ba thành tự thể của Kim cương, trong phẩm thứ hai thì hiện bày dụng xoay bánh xe chánh pháp của Kim cương nầy.
Hỏi làm sao mà biết?
Đáp: Thuyết Kim cương chủng nói rằng: người trí phải chuyển thành thân Kim cương tát-đỏa, sau nói chữ “Khiếm” tức là ngôn, trước nên trú trong tự môn nầy, sau đó làm thân Kim cương tát-đỏa, cho nên biết chưa làm thân Kim cương tát-đỏa thì không làm chuyển pháp luân ấn chân ngôn. Hỏi: Khi nào làm thân Kim cương? Đáp: Trước khi nhập Phật Tam- muội- da khiến làm thân năm chư v.v….
– Kim cương tát-đỏa chân ngôn: là bắt ấn và đã tụng chân ngôn.
– Làm bán Kim cương ấn: tay phải không rãnh thì làm phân nửa cũng được.
– Khế kinh khác: là bản kinh khác.
– Kim cương khải tự: Thành áo giáp Kim cương dùng để giữ gìn ấn và hộ thân.
– Trước đã nói: giữ gìn ấn.
– Chữ Khư và dấu chấm: là tự môn Khiếm trên đỉnh của Kim cương. Bên phải chẳng phải chỉ có thân Kim cương trang nghiêm, mà hành giả niệm tụng cũng trang nghiêm.
– Khiếm tự môn chân ngôn.
– Khiếm: là hạt giống rất siêng năng mạnh mẽ; Đức Phật ngồi đạo tràng hàng phục các ma, tất cả trời, người hiệu là “Đại Cần Dõng” (rất siêng năng dõng mãnh), tức là “Tỳ-lô-giá-na”.
– Khư là nghĩa không, trên có dấu chấm là đại không, vì đại không thanh tịnh nên tất cả đều không.
Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm (đồng như trước), ba lần nên nhất tâm làm, cho đến chắc chắn đều lùi, mất.
3) Là hai bài tụng, tổng kết thành tựu Giác Kim cương Hành giả thân hàng phục ma chân ngôn môn, đại ấn của tất cả Phật nầy có khả năng hiện ra đại thế lực oai mãnh của Như Lai, làm cho tất cả sợ hãi, gây chướng nạn, khiến kia hàng phục, cũng có thể ban (cho) tất cả chúng sanh điều nguyện. Hành giả khi kết thúc ấn nầy thì chướng nạn ấy đều chạy tán bốn phương, cho đến năng lực lớn như thiên ma quân chúng cũng lùi mất. Ở Bồ-đề đạo tràng Như Lai dùng ấn nầy để hàng phục các ma.
– Chân ngôn quy mạng như trước.
– Ma ha mạt la phạ để (đại lực).
– Đà xa phạ lộ (mười lực).
– Ốt bà phệ (đắc).
– Ma ha muội đát lý dã(hiệp ba, là đại từ).
Tỳ dữu ốt nghiệt đế (phát sinh).
Ý nầy nói năng lực rộng lớn của các Đức Phật. Năng lực lớn nầy là những năng lực nào ư? Tức là Mười- lực của Như Lai, vì trong tất cả năng lực thì năng lực này hơn hết cho nên gọi là đại (lớn), Như Lai dạy: làm sao được mười lực nầy? Nghĩa là nhờ tâm đại từ mà được mười năng lực nầy, vì thế nói năng lực nầy từ Đại từ sanh ra.
4. Thứ dụng trở xuống cho đến tất năng phổ hộ: là kết đại giới chân ngôn môn.
Kế là kết đại giới chân ngôn các Đức Phật đã dạy, còn có vô lượng trì minh, e lại có trì minh chân ngôn v.v… vì không kết hộ cho nên có thể phá pháp- sự, tổn hại người trì tụng, do đó thiết lập pháp kết giới nầy, nhờ kết giới nầy nên các trì minh cũng không thể phá hoại. Giống như tỳ-kheo kết giới làm pháp sự, tỳ-kheo ở ngoài giới, tuy tác pháp không thể ngăn phá được.
Tát pha đa la nỗ nghiết đế (tất cả nơi chốn, phương hướng, nghĩa là mười phương đều phải kết khắp, lại theo phương hướng đều cùng khắp).
Mãn đà dã đồ nẫm (theo gốc câu trên, trở lại kết giới câu dưới, ý nầy nói: tất cả phương hướng, nơi chốn đều kết giới). Ma ha tam-muộida (là Đại tam-muội-da, do Đại tam-muội-da nầy mà kết các giới). Niết xá đế (là tùng sanh. Nghĩa là từ Đại tam-muội-da mà sanh ra). Sa ma la nễ (tôi tớ đều nhớ nghĩ trở lại, nghĩa là nhớ nghĩ đến tất cả giáo pháp của các Đức phật). A bát la để ha đế: không thể hoại, cũng nói là vô quái ngại, cũng là không thể hư hoại. Nhờ kết giới cho nên không thể hư hoại. Đà-ca-đà-ca: ánh sáng tôn nghiêm, do ánh sáng tôn nghiêm cho nên thành kết giới. Đà: là pháp giới (Ca: là nói “tác”; Thể pháp giới lìa các khởi tác, lìa khởi tác là nghĩa pháp giới). Chiết-la-chiết-la (Già là nghĩa tiêu, nghĩa là sanh tử dời đổi. La: là Cấu chướng, tóm cả câu cũng là thực hành xong, đó là kết khắp cả mười phương thế giới, cũng là đến đi, lại nói chính là đến nhanh). Mãn đà mãn đà (giải thích nghĩa để kết thúc câu, trên là nghĩa phược, dưới thì không, do không trói buộc cho nên sánh bằng hư không, nhờ kết giới nầy cho nên không hư hoại). Nại xa (niệm mười tiếng) Nhĩ chuyên (là phương, tức là mười phương). Tát bà đát tha nghiệt đa (tất cả các Đức Phật). Nỗ nhưỡng đế (giáo, là tất cả giáo pháp của Đức Phật, trước đã khiến ghi nhớ). Bát la phạ la (sở chứng), Đạt ma (pháp, tức là pháp mà các Đức Phật đã chứng), Lạp đà (là hoạch, là đắc, là chứng). Vĩ nhược duệ (tức là Vô năng thắng, cao hơn tất cả trong các chướng). Bạt già phạ để (tức là chủ chân ngôn, khen ngợi Đức Thế Tôn). Trưng cự lý (trừ, có khả năng dứt trừ bụi trần, ở trước khuyên trừ, cũng là khuyên chớ làm). Vi cự lệ (trừ, câu trước trừ bụi có hình tướng, câu sau trừ bụi lìa tướng, tức là trừ tất cả chướng, tức là chớ làm chính là trừ). Lệ (hạt giống). Lỗ (dẫn trước), Bổ (nghĩa câu đó là nhà lớn, là nơi chốn. Do pháp thân chân thật trừ diệt bụi trần hình tướng). Tức là nhà lớn của các Đức Phật đã ở, khiến đồng pháp giới nầy. Lại thêm chữ Vi cự lệ; chỉ dùng chữ Lệ cuối cùng trong câu này làm hạt giống; La: là tướng, thêm âm “ế” nầy tức là tam-muội, tam-muội lìa tướng, đủ tất cả tướng mà lìa các tướng, đây là thể tướng của giới.
Thứ đến là nói lược về chân ngôn môn: Nam ma tam mạn đa bột đà nam (quy mạng như trước). Trong Đại giới nầy, nói từ khi bắt đầu phát tâm Đại Bồ-đề cho đến thành Phật, trong khoảng thời gian đó không để đứt quãng, không trở lại sanh tử, không lui sụt Bồ-đề, tức là nghĩa “Đại giới”. Cú nghĩa; Lệ (tam-muội lìa tướng). Lỗ (Chó sủa hai tiếng bày ra hai ngã tướng). Bổ (Đệ nhất nghĩa là nghĩa thứ nhất không thật có). Lý (lìa cấu). Vi (là lìa trói buộc), Cự (cự âm là tác), Lệ (là lìa tướng). Bảy chữ nầy đều là tam-muội, dùng các tam-muội nầy mà làm trang nghiêm, không còn gì hơn được. Đây là Đại giới của các Đức Phật.
Trong đoạn thứ chín có hai môn.
1. Từ “Hoặc dùng Bất động tôn” cho đến Hãn.
Tổng Biểu thành biện môn.
2. Từ, trước cung kính lễ” cho đến Ma ha mạt lý sa ha: là “Quảng minh doanh biện môn”.
Có sáu Đà-la-ni nên biết:
3. Trong Bất động tôn chủng tử tâm chân ngôn môn:
– Hãn hà: là hành, thanh “A” lại là hành. Dấu chấm: tức là Đại không. Nhờ trụ vị ấy có khả năng hàng phục tất cả, là tâm Bồ-đề làm đại hộ.
2. Trong Quảng minh doanh biện môn: như kinh nói: hương hoa v.v… dùng các thứ hương hoa, năm thứ báu, năm thứ thuốc và năm thứ lúa đậu, gia vào nước Át-già dâng cúng, dùng mật ấn sái tịnh, đúng như pháp gia trì vào nước Át-già, dùng Bất Động Tôn Tuệ lực ấn làm sạch nước trong Át-già, là nước sái tịnh trong tất cả cúng dường. Lại luôn tụng chân ngôn ấy, khi rãi nước tụng chân ngôn bất động.
– Các thuyết bổn chân ngôn: là các chân ngôn như chân ngôn Hương v.v…
– Và các minh tự thọ trì. Niệm tụng là chân ngôn bổn tôn.
– Xưng danh: là hương v.v…
Đồ hương chân ngôn môn: kế đến có sáu thứ chân ngôn như: chân ngôn Đồ hương v.v… đều nhập vào Mạn-đồ-la, là những điều cần thiết khi cúng dường, vì thế ở trong phẩm nầy nói, trong nghĩa câu trên.
– Vi thâu đà: là nghĩa Tịnh.
– Kiện đỗ: là hương
– Nạp-bà-phạ: là nghĩa phát sanh, tức là mùi thơm phát sanh.
Lấy chữ Vi ở câu đầu làm Thể. Ở trên chữ Phạ viết thêm chữ y, do đó chuyển thanh là Vi.
– Chữ Phạ: là nghĩa Kim cương, là nghĩa lìa ngôn thuyết.
– Tam-muội là nghĩa Trụ. Định tuệ ngang nhau như vậy, tức là trú vô hý luận chấp Kim cương tam thế vô chướng ngại trì giới, như thế giới hương kia tánh vốn vắng lặng, không đến không đi, mà thường đầy đủ khắp cả pháp giới, vì thế gọi là “Tịnh đồ hương”, tất cả chúng sanh cùng có như nhau, nhưng vì chưa phát tâm cho nên hương nầy chưa sanh khởi. Nay ta dùng giới hương nầy xoa khắp pháp thân, vì thế có thể dùng hương thơm xông khắp tất cả.
Tâm liên hoa chân ngôn môn: trong nghĩa câu trên, ma-ha-muộiđán-lý là nghĩa Đại từ. Tỳ-dữu-nghiệt-đế: là nghĩa sanh, tức là Đại từ sanh. Vì chữ Muội là thể chân ngôn, tức là chữ “Mãng” viết thêm chữ tam-muội, “Mãng” là nghĩa tâm, nghĩa ngã, cũng gọi là Đại không, nói Hoa sen tâm nầy làm vọng ngã bị trói buộc không lớn lên được. Nay tự chứng biết thật tướng của tâm, vì thế tám cánh, tua, nhụy từ trong tạng từ bi lần lượt mở bày, cho nên nói từ Đại-từ sanh. Lại nữa, hạt giống cây chúa tâm thanh tịnh Bồ-đề từ trong đất từ – bi lớn lên tốt đẹp và nở hoa muôn đức, nhờ phương tiện nên mới thành thật, vì thế nói từ Đại – từ sanh. Nên dùng tự môn giải thích rộng.
Thiêu hương chân ngôn môn: trong nghĩa câu trên, Đạt-ma-đà là nghĩa pháp giới. Nỗ-nghiệt-đế là nghĩa tùy sanh, cũng là nghĩa đến khắp, cũng là nghĩa vượt qua, nghĩa tiến lên không dừng. Giải thích rằng, đến khắp pháp giới, lấy chữ “Đạt” ở câu đầu làm thể, vì chúng sanh giới vốn bất sanh, cho đến pháp giới định tướng cũng không thật có, như thế pháp giới sâu rộng không bờ mé không thể đo lường, nhưng người tu hạnh Du-già đặc biệt tiến lên không dừng nghỉ, vì thế nghiệp thân, miệng, tâm đều khắp pháp giới như vậy, dưới đến khi dâng một cành hoa cúng dường Đức Phật cũng khắp pháp giới như vậy, tức là nghĩa thiêu hương.
Đặng minh chân ngôn môn: trong nghĩa câu trên, Đát-tha-yết-đa là Như Lai. Lỵ-chỉ: là ánh sáng. Tiếp theo nói: Tát-phả-la-xọa: là khắp cả. A-phạ-bà-sa-na là các sự tối tăm. Gia-già-nhu-đà-lý-da: là không hạn lượng, giống như hư không, có ý nói: ánh sáng của Như Lai đến khắp các chỗ tối tăm, giống như hư không chẳng có hạn lượng. Chân ngôn nầy lấy chữ “Đa” ở đầu câu làm thể, như thật tướng ở trong tâm, tức là ánh sáng trí tuệ của Đức Phật Tỳ-lô-giá-na, chiếu khắp thế gian không chỗ nào không khắp. Nói các ám: là vô minh; vì vô minh vốn bất sanh cho nên thể chính là minh, do đó ánh sáng Như Lai chiếu khắp các chỗ tối tăm. Nói Đẳng hư không: Vì vô minh giống như hư không chẳng đo lường được, vì thế ánh sáng Như Lai cũng giống như hư không chẳng đo lường được, cho đến già chết cũng giống như hư không chẳng đo lường được, do đó ánh sáng trí tuệ Như Lai giống như hư không chẳng đo lường được. Như mười hai nhân duyên tất cả các pháp nói cũng giống như thế, nghĩa nhất định như vậy gọi là “Đăng minh chân ngôn; dùng “Minh” nầy gia trì mà cúng dường Phật thì hơn hết trong các thứ cúng dường.
Âm thực chân ngôn môn: Trước nói A-la-la nghĩa là âm thanh không đáng ưa nghe, âm thanh bất thiện như người lớn tiếng nói to khiến người nghe tâm không vắng lặng. Kế là Ca-la-la: là dừng tiếng lớn bất tịnh ở trước, nghĩa là an nhiên vắng lặng. Trong đây chính là dùng pháp hỷ thiền duyệt làm nghĩa ăn, vì thế nên nhờ lời nầy. Nếu y cứ vào tướng chữ “luân” thì “A” là nghĩa, “Bản sở”: là gốc ban đầu, do có gốc ban đầu nên có hai thứ bụi nhỏ, đó là phiền – não – chướng và trí chướng, do hai thứ bụi nhỏ nầy nên có âm thanh hí luận ồn ào. Nay vì các pháp vốn bất sanh, tức là mở cửa cam lồ thành cơm Niết-bàn, vì thế gọi là A-la-la. Lại nữa, nếu người siêng tu phạm hạnh, hy vọng được pháp vị như thế. Do có tạo tác cho nên hai chướng sanh khởi trở lại, không phải là sắc lực thường hằng vị chân cam lồ, nay vì các pháp không tạo tác, cho nên nội chứng vị không từ người khác được, như ăn cháo, sữa, không còn gì sánh bằng, vì thế nói dừng các âm thanh bất thiện ở trước.
Mạt-lân-nại-da-nhị: Phàm, ở Tây phương thức ăn dâng cúng, trên là dâng cúng các Đức Phật, dưới đến loài thần quỷ, gọi chung là “Mạtlê”, ý nầy là thọ thức ăn do ta cúng.
Tiếp đến nói: Mạt-lân-nại-na: Ý nầy nói: Thọ thức ăn do ta cúng, thọ thực rồi phải trở lại cho ta thức ăn nhiệm mầu, như người thế gian đem thức ăn ngon cúng dường gieo ruộng phước là để cho đời nay, đời sau không thiếu cơm ăn. Nay dùng vô tận pháp thực cúng dường để gia trì cho thế gian; dâng cúng chư Tôn, lại sẽ đầy đủ sở nguyện của ta, thường đầy đủ vị bất tử, bất sanh.
Kế đến nói Ma-ha-mạt-lý: Tức là đối với các thức ăn càng thêm dồi dào ngon ngọt. Do đây phân biệt với câu trên nói: Nay vật ta dâng cúng và sự mong cầu đều cùng cực không gì sánh bằng, không vị nào hơn được, không tìm thức ăn, có hạn lượng.
– Trong đoạn thứ mười, và những người khác: là người có sức, chẳng những chỉ có năm thứ cúng dường, mà còn có cúng dường rộng lớn. Nghĩa là nước bốn biển làm ao sen, kiến lập toàn hoa sen xanh, trắng, thức ăn thơm tinh khiết, tâm không thể lường được, núi, nước, cỏ, cây, hoa, quả, trong sạch thơm đẹp gần như cõi Cực lạc, sánh đồng hư – không, buông thả mây thơm đầy khắp mặt đất, dựng cờ phướn, lọng báu, cây báu ma-ni khắp mặt đất, dùng các thứ trên cúng dường đầy đủ cho nên nói cúng dường các thứ đầy đủ.
– Y theo phép tắc nầy: là Bất động tôn.
– Cho nên cầm các vật: là vận tâm cúng dường.
– Ưa muốn cúng dường vật: tức là bắt ấn cúng dường khắp cả, điều nguyện đều thành tựu.
– Bình đẳng như pháp giới: là như lý, cũng nói là thích hợp.
– Vào khắp trong các đường: Nhập: là hướng vào.
– Phước đức được sanh khởi: Hỏi: Từ vận tâm sanh ư? Từ Phật, Bồ-tát sanh, cũng từ chân ngôn ấn sanh ư? Đáp: chẳng phải từ một mình sanh ra, mà từ hòa hiệp sanh ra, do đó gọi là “Năng sanh”. Từ cờ phướn, v.v… cho đến cúng dường thành Phật sự.
– Các mưa: Mỗi vật cúng dường thành mây, mỗi đám mây chuyển mưa xuống các vật cúng, như vậy xoay vần không thể cùng tận. Vì sao?
Vì từ lý đã sanh ra, lý không cùng tận.
– Tư duy: là Bổn tôn sờ cúng
– Dùng hư không tạng minh v.v… có công năng sanh ra cúng dường pháp.
– Ba lần chuyển: ba phen.
– Trì hư không tạng minh cho đến công đức tự viên mãn, hiển bày công đức tạng.
– Tạng: có công năng sanh ra năng tạng.
– Câu thêm lên: là hiển bày nghĩa “năng”.
– Hai câu tùy thời v.v… là người có đạo tâm trí tuệ yếu kém.
– Đời nầy cầu tất địa: là tuệ lực mạnh mẽ mong chóng thành quả Phật.
– Chỉ khởi tâm: là vận tâm.
– Việc làm đã rốt ráo: là đến hiển bày tướng.
– Ngoại nghĩ quỹ: là sự tướng cúng dường.
– A-lê-sa: là khen ngợi công đức Phật.
– Vô đẳng vô sở động, cho đến ba cõi không chỗ nương: là khen ngợi công đức môn của Phật.
- Một bài kệ dứt khổ.
- Một bài kệ cho vui.
- Một bài kệ dứt khổ cho vui không có giới hạn bến bờ.
- Một bài kệ không có giới hạn thời gian
- Một bài kệ không thể che lấp.
- Một bài kệ cứu giúp đều cùng khắp.
- Một bài kệ không người nào không cho.
- Một bài kệ khiến cho sinh quả.
- Một bài kệ nguyện không cừng nghỉ.
- Một bài kệ nhất định đều ban cho.
– Nên tụng bản Phạn: là chữ Phạn. Không được chữ Phạn dựa vào chữ đời Đường, được ý cũng giống nhau.
– Từ “Tụng trì kệ như thế khen ngợi rồi” trở xuống là sáu bài tụng rưỡi: là kết lời khen ngợi và kết nguyện trước, xin đặt lại giới cấm.
– Hai câu đầu: là kết trước, khởi sau.
– Hai câu kế: là nguyện xin
– Bốn câu tiếp theo: là khen ngợi đức.
– Sáu câu tiếp đến: là xin tôn kính.
– Tám câu kế tiếp: là tôn kính khợi khen
– Bốn câu cuối cùng: là khuyên đặt ra giới cấm.
Hỏi: thứ nhất, thứ hai cầu nguyện, thứ nhất thứ hai khen ngợi có nghĩa như thế nào?
Đáp: trước là cầu xin quả, sau cầu xin quả dụng, trước là khen ngợi Đức Phật ta, sau là khen ngợi Hư không – tạng – minh đầy đủ các đức.
PHẨM THỨ TƯ: TRÌ TỤNG PHÁP TẮC
Có bốn phần giống như trước:
1. Giải thích tên phẩm: trong tâm năng tu thì pháp sở tu được ghi nhớ rõ ràng, cho nên nói là trì. Về phép tắc sở tu thì miệng thường đọc tụng, do đó nói là “tụng”. Pháp tắc: có khả năng giữ được Tâm Nhân, và quả báo đạt được rốt ráo không sai, cho nên nói là pháp tắc. Nói pháp trì tụng tức là pháp, thuộc về trì nghiệp thích.
2.Nguyên nhân phát ra phẩm nầy: trong phẩm trước, người trì tụng cúng dường cho nên dẫn đến phẩm nầy.
3. Tông thú: chỗ nói không sai lầm là Tông, được lợi ích cho người là thú.
4. Giải thích văn, có hai: trước nêu lên sau giải thích.
(Trong phần nêu lên)
– Hai câu đầu: kết trước khởi sau.
– Thánh thiên v.v… Thánh: là Bồ-tát. Thiên: là Tịnh, do Đức Đại nhật hóa ra, ứng với cơ Thiên.
– Trụ tướng nên ngồi: Vào đạo tràng, đối diện với Bổn tôn lập tức ngồixuống.
– Nhập tam-muội: Chuyên chú vào một cảnh, trú tâm vào Bổn tôn, tâm không tạm bỏ.
– Tứ chủng: Văn dưới quán Bổn tôn. Trong tâm Bổn tôn tròn sáng soi thấy chữ chân ngôn, lần lượt thọ trì.
– Tịnh lự: nói khác là “Định”, trú tâm ở bốn chỗ, bên ngoài không tán động.
– Quỹ nghi: quán bốn thứ kia tức là khuôn mẫu phép tắc, năng sở hợp nhau.
– Có khả năng khiến cho nội tâm: tức là tự tâm; mong hợp với lý nay xứng với bổn tâm sanh vui mừng, vì thế nói là sanh hỷ lạc.
– Dùng nghĩa chân thật: tức là quán sát chân ngôn một cách sâu xa,ngộ lýbất sanh.
– Gia trì: trong chân ngôn, có quán tâm.
– Sẽ được: Lúc mới quán tâm.
– Thành đẳng dẫn: hợp với vốn bất sanh.
(Y cứ vào hậu thích, có mười môn)
- Nhược khi niệm tụng chân ngôn cho đến đó gọi là thế gian cụ tướng hạnh, đó là “hữu tướng niệm tụng môn” thứ nhất.
- Tứ chi thiền môn lại khác, cho đến trong phẩm du-già thắng nghĩa có nói, đó là Vô tướng niệm tụng môn thứ hai.
- Nên chuyển biến minh tự môn cho đến trong phẩm trước có nói là “biến tự thành thân môn”.
- Bổn tôn Tam-muội tương ưng cho đến theo hơi thở ra vào: là Bổn tôn Tam muội tùy tức môn.
- Hoặc tu ý chi pháp cho đến lạu vì nhất phương tiện: là “ý chí niệm thanh chân ngôn môn”.
- Một bài kệ, từ có những người tu phước tuệ, v.v…là tu vô định môn.
- Nếu ưa cầu hiện pháp cho đến cụ chi cúng dường nên biết như thế, là nhạo cầu hiện pháp thành tựu môn.
- Lại vì ưa tu tập cho đến mau được thành tựu Tất-địa: là Đại Nhật tam mật tốc đắc môn
- .Lại nữa, nếu quán niệm cho đến mau được thành tựu: là Thích ca chân ngôn thành tựu môn.
- Từ, lại nữa chỗ ở của bổn tôn cho đến người trí phải hiểu biết: là Bí mật sự nghiệp khả giải môn.
1. Sơ trung niệm tụng thời: ngay khi ban đầu mới cầm tràng hạt khởi niệm đọc tụng.
– Nay: thời gian trước hết nói là “nay”.
– Phương tiện kia: khi bắt đầu niệm tụng nói là kia.
– Điều mở bày: trong phẩm cúng dường nghi thức, mở bày bổn tôn.
– Khiến tâm sạch không nhơ: là không khởi niệm tham, sân, si vv….
– Số: số được nói đầy đủ.
– Thời phần: là giới hạn ngày tháng.
– Tướng hiện v.v… là tượng vẽ trong tháp phát ra lời tụng và ánh sáng.
– Hữu tướng: ngoài tự thân, đới tướng quán sát.
2. Tứ chi: trên có bốn thứ.
– Lại khác: Bên ngoài tự thân mình không quán bổn tôn. Hễ khi nào chánh quán thì thực hành từ Đại nhật.
– Thiểu: khi tu không nhiều.
– Phước: ngoài hương hoa, không có năng lực khó phân biệt.
– Thành tựu: là ngộ và khế hợp một cách mầu nhiệm về trí bản địa của đại nhật.
– Một câu dưới: đưa chứng cứ để nói, là cờ nêu của ba thân Bí mật, vốn tự thấy hình tướng của tự thân Bổn tôn.
– Thừa vị kia: là tự vị của Bổn tôn.
– Bốn là dùng tâm: là chữ hạt giống.
– Trí tâm: là tâm hoàn toàn.
Là hạt giống: Hành giả nhờ tâm niệm tụng chân ngôn nên từ nhân được quả, vì vậy gọi là hạt giống.
– Tâm Bồ-đề: là chân ngôn.
– Mầu uất kim sắc: là mầu vàng ròng.- Đồng chân: là tên khác của đồng tử Văn-thù-sư-lợi Bồ tát chân ngôn môn.
Kế là Văn-thù nhập Phật gia trì thần lực tam-muội, gia trì tammuội nầy như trên Kinh Tỳ-lô-giá-na ban đầu đã nói. Hê hê (là nghĩa kêu gọi). Câu-ma-la-ca (là nghĩa đồng tử, tức là kêu gọi mỗi vị nhớ nghĩ bổn nguyện. Lại đều là nghĩa trừ phá. Ma-la: là quyến thuộc của Ma, có chỗ nói là bốn ma. chân ngôn nầy lấy chữ “Ma” làm thể, tức là nghĩa “Đại không”, chứng “Đại không” nầy thì trừ phá, hủy hoại tất cả ma). Tỳ-mục-để-bát-tha-tất-thể-đa (trú đạo giải thoát ấy, nghĩa là kêu gọi đồng tử nầy an trụ trong đạo giải thoát, tức là các Đức Phật giải thoát, có chỗ nói Niết-bàn). Bà-ma-la-bà-ma-la (là nhớ nghĩ, nhớ nghĩ), Bátla-để-nhiên (trước đã lập nguyện). Ý chân ngôn nầy nói: kêu gọi đồng tử trú trong đại giải thoát nhớ nghĩ bản nguyện đã lập. Tất cả các Đức Phật pháp thân thành Phật, nhập thân, miệng ý, Bí mật thể; tất cả người hữu tâm không thể đạt đến, nhưng nhớ bản nguyện xưa, dùng năng lực tự tại gia trì trở lại trong sanh tử cứu độ chúng sanh, ý chân ngôn nầy cũng như thế. Đồng tử nầy thành Phật pháp thân đã lâu cho nên thỉnh Ngài, lại nhớ bản nguyện cứu độ chúng sanh. Do thỉnh bản nguyện Bồtát, nếu có người nào thấy, nghe, hay, biết nhớ nghĩ đến Ngài thì đều đối với ba thừa mà đắc định hoàn toàn, cho đến đầy đủ tất cả nguyện. Bồ-tát nầy thành Phật đã lâu, cái gọi là thấy khắp Như Lai, hoặc nói hiện khắp Như Lai, vì năng lực đại bi gia trì thị hiện thân đồng tử.
Phổ Thông chủng tử tâm chân ngôn môn:
– Chữ Ca, tất cả các pháp lìa tác nghiệp:
Tiếng Phạn Ca-lý-da là nghĩa tác nghiệp, như các ngoại đạo chấp có người làm, người khiến làm v.v… Luận Sư các bộ cũng nói ba việc hòa hiệp có tác, có tác giả và có tác pháp sở dụng, nếu nhờ theo phương tiện Bát-nhã, nói có quyết định thì rơi vào vô nhân, nếu rơi vào vô nhân thì tất cả pháp không nhân, quả. Pháp năng sanh gọi là “nhân”, pháp sở sanh gọi là “quả”, đó là hai pháp vô, Tạo tác và người tạo tác chỗ sử dụng pháp tạo tác: tội, phước, nhân, quả báo và đường Niết-bàn tất cả đều không. Lại nữa, tác và người tạo tác nhân cùng đợi sanh, nếu trong định có pháp tạo tác thì ngay trong định có người tạo tác, đó là không khác với luận nghi của ngoại đạo. Như trong phẩm Tác Giả của Trung luận chép: “Nay chính quán sát Tác, người tạo tác v.v… thảy đều từ các duyên sanh, tức là nhập “mé vốn bất sanh”.
– Mé vốn bất sanh: là có Phật, không Phật, pháp nhĩ như thị, ai tạo tác ư? Ấy, cho nên nếu thấy chữ Ca thì biết tất cả các pháp đều là tạo tác mà thành, gọi là tướng của chữ.
- Nếu có người tác pháp: phải biết rốt ráo không tạo tác gọi là nghĩa chân thật.
Nhất thiết Bồ-tát chân ngôn môn:
Nam ma tam mạn đa bột đà (quy mạng như trước). Tát bà ta (tất cả). Vi mạt để (vô tuệ, vì không có trí tuệ nên gọi là nghi; chữ nầy chính là giải thích danh là nghi). Vi chỉ la ninh (trừ , đây là nghĩa trừ bỏ, như người trừ bỏ phân dơ gọi là trừ phẩn). Đạt ma đà thử (pháp giới, để trừ tất cả vô tuệ, đều khiến trú trong pháp giới). Niết xà đa (sanh, chữ Niết tức là nhập Đại không, tam-muội từ đây mà sanh tức là sanh pháp giới). Sâm sâm ha (ba chữ nầy đều là hạt giống) Tát: là nghĩa vững chắc giống như bỏ sự vững chắc này cho nên trên hết. Điểm: là tam-muội, biết Nhị thừa nhập vào Niết-bàn, đây tức là nghĩa vững chắc.
– Cho đến nếu có sự vững chắc: Tức là tướng sanh trụ. Tất cả pháp động bất động, đều là không yên, giống như trừ bỏ ở đây, do đó có nghĩa là tam-muội trùng không.
– Ha: tức là hạnh, có chỗ nói hạnh của Như Lai.
– Sẽ được bình đẳng với hư không: là lý hư không.
– Nói các pháp cũng thế: là không những chữ “Già” mà tất cả các chữ cũng đều như thế.
– Trong đầu: Là bộ não trong xương đầu.
– Chữ Sơ: là chữ A mầu vàng.
– Thuần bạch: là chữ A có chấm. Là đứng đầu trên hết trong trăm “Minh”.
– Tâm: là vua trong các điều tốt đẹp.
– Nhãn giới: tức nhãn xứ.
– Chữ Vô cấu là: chữ lãm; có chỗ nói: chỗ đặt mắt.
– Hiện tiền: là chỗ mắt và tâm đều thấy.
– Chỗ tâm kia: Là tâm hoàn toàn của hành giả.
– Tùng tâm nầy khởi: Nhân chữ A tâm khởi chữ thanh.
– Chữ Ca làm đầu: là sơ.
– Sơ: là nhân, nhân của hạt giống.
– Tự môn: khác là tự môn riêng, bổn tôn riêng, cho nên nói hoặc là.
– Đều nên tu pháp nầy: Chữ Ca dùng làm hạt giống.
– Niệm dùng âm thanh chân thật: là lý không tạo tác.
– Hoặc chân ngôn sở trì: Từ chân ngôn của bổn tôn.
– Hoàn liệt: chân ngôn rộng lớn.
– Tròn sáng: là tâm tròn sáng.
– Đơn tự: là hạt giống.
– Nhân của câu: ba chữ trở lên là câu.
– Nhân: là chữ nương nhau, theo nhau. Song, trong pháp chân ngôn mỗi chữ đầy đủ pháp năng thuyên cho nên khiến hiểu biết vật.
– Theo hơi thở ra vào: Từ hơi thở.
Trong môn thứ năm, hoặc chi pháp tu ý.
– Ý chi: là phân biệt với việc ngoài tâm.
– Ứng lý: là tâm chí lý.
– Phương nãi: là nơi chốn thời gian trì tụng.
– Giải: là mệt mỏi
– Lại là một phương tiện: là từ nhân đến thành Phật nương một pháp nầy.
Trong môn thứ sáu, có những người tu phước tuệ: là người mới tụng niệm, tuệ yếu phước ít.
Trong môn thứ bảy, nếu ưa cầu hiện pháp: là người mạnh mẽ trí tuệ sâu sắc.
– Thượng: là Phật
– Trung: là Bồ-tát.
– Hạ: là Thanh văn dứt bỏ phiền não.
– Tâm thọ trì: là xét rõ ràng phân biệt để lựa chọn công việc.
– Tùy lực: Nghĩa là cũng đắc.
– Nhất lạc-xoa: là mười vạn, cũng nói là kiến. Nếu trong mỗi số không lìa bổn tôn, không tán loạn nói là đầy đủ mười vạn (một lạc-xoa). Nếu người tán loạn thì vạn vạn lạc-xoa cũng không thành tựu, cầu được định tâm được thấy Bổn tôn, cho nên nói. Kiến:
– Trải qua tháng thứ hai đầy đủ các chi phương tiện mới tu: một ngày đầu tiên của tháng thứ ba làm pháp thành tựu, nghĩa là mong đợi Đức Phật chỉ ma mới làm.
– Dùng tâm ý trì tụng: là được thấy ánh sáng v.v…
Trong đoạn thứ tám: Trải qua một tháng: đầy đủ một lạc-xoa (mười muôn) cũng nói một phen thấy.
– Kế là nói phương tiện kia: khi tụng niệm muốn đầy đủ, muốn thấy.
– Nên nương tựa: là pháp ở dưới.
Đại nhật Như Lai chủng tử tâm chân ngôn môn:
– Chữ A: là tất cả các pháp vốn bất sanh. Chữ A là nguồn gốc của tất cả giáo pháp, hễ âm đầu tiên mở miệng đều có thanh “A”, nếu lìa thanh A thì không có tất cả ngôn ngữ, vì thế là mẹ của tất cả các thanh. Hễ là ngôn ngữ trong ba cõi thì đều nương vào danh, mà danh nương vào chữ, do đó đều nói chữ A cũng là mẹ của các chữ. Nên biết nghĩa chân thật của tự môn A cũng lại như thế. Nghĩa cùng khắp ở trong tất cả pháp. Vì sao? Vì tất cả pháp đều từ duyên sanh.
Từ duyên sanh: là đều bắt đầu có nguồn gốc. Nay quán duyên năng sanh nầy, cũng lại từ các nhân duyên sanh, xoay vần theo duyên cái gì là gốc? Khi quán sát như thế, thì biết mé vốn bất sanh, đó là nguồn gốc của muôn pháp, giống như khi nghe tất cả tiếng nói (ngữ ngôn) tức là nghe thanh “A”, như vậy thấy tất cả pháp sanh tức là thấy mé bản bất sanh,nếu thấy mé bản bất sanh tức đó là biết tự tâm như thật, biết tự tâm như thật tức là biết “nhất thiết trí”. Vì thế Tỳ-lô-giá-na chỉ lấy một chữ nầy làm chân ngôn. Những phàm phu ở thế gian không quán nguồn gốc của các pháp nên vọng nói có sanh, trôi theo dòng sanh tử không thể tự ra khỏi. Như người thợ vẽ vô trí kia tự vận dụng các màu sắc vẽ thành hình dáng dạ xoa đáng sợ, thành rồi lại từ mình xem, tâm sanh sợ hãi bỗng nhiên té ngã xuống đất. Chúng sanh cũng như thế, tự vận dụng nguồn gốc các pháp vẽ thành ba cõi, nhưng trở lại tự chìm đắm trong đó, thân tâm hừng cháy chịu đủ các khổ. Như Lai là người thợ vẽ có trí đã hiểu biết rồi, nên có thể tự tại thành lập Đại bi mạn-đồ-la, do đó mà nói, cái gọi là tạng Bí mật sâu xa ấy chỉ vì chúng sanh tự Bí mật mà thôi, chứ không phải Đức Phật có che dấu.
Hỏi: Chữ A nầy là hại giống; trong phẩm thứ ba trước thì hạt giống hết sức mạnh mẽ, ngay trong Sớ nói là hạt giống “Đại nhật”. Nghĩa ấy như thế nào?
Đáp: Chữ A là sanh quả Bồ-đề. Chữ khiếm là hiện quả Niết-bàn, vì thế nên hai thứ hạt giống cũng không ngăn ngại.
Như Lai hào tướng chân ngôn môn: Quy mạng như trước.
– A hành, ngân nhân, nhược sanh: là dùng hạnh sanh nầy để thanh tịnh tất cả nhân.
– Xà: là sanh không thật có.
– Một bài tụng, như trước chuyển chữ A v.v… là khen chung chữ năng thành.
– Trụ bổn tôn Du-già trở xuống là nương vào công năng thành chữ để trang nghiêm thân hành giả.
Trước: như trong phần trước chuyển chữ A, đem sử dụng năm chữ A v.v… gia trì trên thân hành giả, đã có thể chuyển năm chữ gia trì, cho nên nói là thành Đại nhật tôn.
Trong phần rộng giải thích; một bài tụng, từ trụ bổn tôn Du-già v.v… là nói chỗ để an trí chữ.
– Một bài tụng, đối với tam-ma v.v… là nói chỗ tác dụng của tâm năng quán.
Năm thứ chân ngôn tâm môn, năm chữ làm thân. Ấn hào tướng đặt giữa hai đầu chân mày, chữ A là trăm tia sáng thành quả, mở mắt vô cấu thấy lý tánh thanh tịnh, ngồi nhà lớn vô sanh.
– Một bài tụng, chữ A khắp mầu vàng ròng v.v… nói về màu sắc và chỗ an trí chữ.
– Trong đây dùng làm Kim cương luân: là an trí chữ ở bốn góc vòng Kim cương, và mầu sắc nhạt nhẽo của chữ.
– Gia trì vào hạ thể, chân ngôn là giữa eo.
– Du-già: là thân Phật không khác với ta, cho nên nói Du-già.
– Tòa: là nương pháp Phật mà ngồi. Thủy v.v… Du già có thể biết.
– Một bài tụng chữ xọa v.v… nói bi thủy du-già.
– Sương nhóm: là hành giả tự dốc lòng chuyên chú.
– Cũng sương nhóm: vầng trăng tròn để đặt chữ.
– Một bài tụng chữ lãm v.v… nói hiểu rõ hỏa du-già.
– Trong tam giác: là nói chỗ đặt chữ và màu sắc chữ nhạt nhẽo.
– Một bài tụng chữ hàm v.v… nói du-già tự tại.
– Phong luân: là nửa vầng trăng để đặt chữ.
– Một bài tụng chữ khự v.v… là nói Đại không du-già.
– Tưởng thành tất cả mầu: là chẳng những chữ thành tất cả mầu sắc, mà chữ đã đặt nơi bốn góc cũng thành tất cả mầu sắc, chữ ở khắp nơi thì ít, cạn.
– Trăm tia sáng chiếu khắp: là chữ A có chấm.
– Vô cấu: là chữ Lãm.
– Chỗ tròn sáng của vầng trăng tâm: người có nhớ nghĩ tụng niệm đã thấy chỗ tâm của bổn tôn. Nếu không cùng sở quán với người tụng niệm tức là tự hoàn toàn chỗ tâm.
– Thanh man: chữ hạt giống đặt ở giữa. Các chữ khác bao bọc chung quanh.
– Tùy chỗ mà thọ trì: là tự Bổn tôn chân ngôn. Trong đoạn thứ chín, Thích-ca Như Lai chân ngôn môn: Kế đến, Thích-ca Như Lai nhập vào Bảo xứ tam-muội. Bảo từ kia phát sanh ra cho nên gọi là Xứ, giống như trong biển lớn sanh ra các thứ quý, nếu đến khu vực kia, thì tùy ý cần dùng không gì không đầy đủ. Đức Phật nhập tam-muội nầy rồi, từ khuôn mặt Ngài phát ra các thứ ánh sáng, trong ánh sáng hiện ra chân ngôn nầy, cho đến khắp tất cả cõi Phật, các chân ngôn khác nên biết, như ở đây nói.
Tát-phạ-cật-lệ-xa (tất cả phiền não). Nê tô đà na (phá diệt, chung với câu trên nói là phá diệt tất cả phiền não). Tát phạ đạt ma (tất cả pháp). Phạ thế đa bổ la bát đa (được tự tại, chung với câu trên nói là đối với các pháp được tự tại, vì trừ các chướng). Già-già-na (hư không). Bàna (trong thanh bằng có thanh A). Bà-na (Bà-na là nghĩa bình đẳng, tức là sánh đồng hư không, thực hành “không” vô biên thanh tịnh, đối với tất cả tự tại không chướng ngại, giống như ở giữa hư không, đồng với hư không). Câu dưới và chữ A liền với nhau là Vô đẳng. Bất đẳng: Tức là Nhị thừa, vì có chỗ thiếu sót cho nên nói là “Vô đẳng”, tức là thực hiện quyền ý). Nhưng chân ngôn nầy bắt đầu lấy chữ Tát làm thể. Bà là nghĩa lậu. Lập là nghĩa bền chắc. Nhập vào tự môn A là vô lậu vô kiên không rỉ chảy, không vững chắc). Nếu có vững bền tức là pháp sanh diệt bị phá hoại. Nếu khiến đồng với chữ A thì bền chắc nầy xưa nay bất sanh, tức là đối với các pháp được tự tại. Giống như giữa hư không có thể làm tất cả châu báu.
Riêng nói Đức Thích-ca dùng năng lực Đại bi ở khắp thân thể nhỏ nhiệm giống như Kim cương, hàng nhất xiển-đề v.v… cũng khiến thấy đây phá hoại cái thấy nầy mà vào phật pháp. Ngài thực hiện nguyện rất quý báu há không phải ở đối với các pháp mà được tự tại, có thể phá tất cả sự vững chắc ư?
Như thế: hướng về Tỳ-lô-giá-na, người trong pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu-ni tụng niệm như đã trang nghiêm thân.
– Kinh nầy: là phân biệt với kinh khác.
– Cũng nêu như phương tiện: trước là kinh nầy.
– Tự môn quán: là hạt giống.
– Nếu nương vào hạnh nầy Như Lai: là lựa chọn Bồ-đề Kim cương, v.v…
– Đại bi Thai tạng: là sự nghiệp Đại bi của Như Lai.
– Vương: là Đức Phật Tỳ-lô-giá-na.
– Được A-xà-lê quán đảnh: là được A-xà-lê truyền pháp quán đảnh. Như trong luật thọ giới Cụ túc.
– Trì minh quán đảnh: như trong luật, người chưa thọ giới cụ Túc, nhưng tự làm Bổn tôn chân ngôn ấn tụng niệm, không được, học rộng. Nếu người muốn được học khắp đến nhờ Đức Phật che chở, chí thành tụng niệm, đã được che chở rồi thì thỉnh A-xà-lê truyền pháp, mong được học hết pháp quán đảnh của A-xà-lê, mới có thể rộng thực hành.
– Tứ chi Thiền: là Bổn tôn v.v… chẳng những diệt trừ phiền não mà đối với người tu hành cũng đầy đủ phép tắc.
– Bổn pháp: tức là nhập Phật Tam-muội-da v.v…
Trong đoạn thứ mười có năm môn.
1. Hai câu đầu là chung.
– Sở trụ của Bổn tôn: trong ba bộ v.v… được tôn vị nào?.
– Mạn-đồ-la vị: tùy theo bổn tôn được lập đàn tràng.
– Hai câu tiếp theo giải thích.
– Hình sắc kia là mầu: là mầu sắc Bổn tôn.
– Nương thử du-già nầy: là Bổn tôn mầu vàng, đàn tràng mầu vàng. Bổn tôn màu vàng sẩm thì đàn tràng mầu vàng sẫm.
2. Hai câu đầu là nêu chung.
Hai câu tiếp theo là giải thích sơ lược.
– Có ba chủng: là từ nhân đến quả có ba nghĩa.
– Ở trong khoảng giữa tịch tai: cũng tâm tụng niệm, ngộ ba độc phiền não bất sanh nói là vắng lặng tai họa.
– Tăng ích: Ngộ phiền não bất sanh trí tức là Phật quả, đắc Phật quả cho nên nói tăng ích.
– Hàng phục tâm: có hai nghĩa.
- Sau khi thành Phật phiền não không khởi, nói là hàng phục.
- Vì không khởi cho nên có công năng thu nhiếp muôn đức, cũng có nghĩa nhiếp triệu (thu nhiếp tất cả).
– Hai câu ba thuần tố v.v… là giải thích mầu sắc hình dáng kia.
Gồm bốn phần:
– Tố: là đàn tròn.- Giác: là đàn hình vuông – Xích: là đàn tam giác.
– Thân huyền: đàn tràng có tám cạnh, tức là đàn tràng hoa sen.
Thuần sắc hai thứ chữ chung cả bốn đàn tràng.
– Tám câu phía bắc v.v… là giải thích rộng tác dụng của Tấtđịa”.
– Trụ trong toà hoa sen: là ngồi kiết già. Có chỗ nói trước hết chân trái đặt lên trên đùi vế chân phải, sau chân phải đặt trên đùi vế chân trái.
– Cát tường tọa: là chân phải đặt lên vế chân trái, cũng gọi là ngồi bán già.
– Hiền tọa: là ngồi chồm hổm (ngồi xổm), hai gót chân đặt ở phần sau thân, chân sát đất.
– Tổn tọa: là phần sau không sát đất, dùng gót chân phải chống chõi chân phải không sát đất, đầu gối hơi hướng về trước một tí là đúng.
– Cờ nêu: tức là Ấn v.v…
– Tánh: là tự thể mà Bổn tôn an trụ.
– Tự thể: là tự vị.
– Hình sắc: là tướng mạo bên ngoài của Bổn tôn.
– Oai nghi: là vật báu giữ gìn .
– Tùy sở ứng: Tuỳ theo Bổn tôn mà cúng dường loại hương hoa gì.
– Bỏ chỗ đi xa: bỏ đi.
– Tồi hại: Đàn tràng tam giác đã làm phép; Đàn Hoa sen làm cũng được.
– Tám câu, ở đầu chân ngôn v.v… là chuyển biến chân ngôn môn. Trong đây, hai câu đầu: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm hồng phát sa ha: nghĩa là người tụng niệm không dính mắc ba độc, nay đồng với bất sanh cho nên nói tai họa vắng lặng.
– Hai câu kế: Nam mô tam mạn đa bột đà nẩm hồng phát: nghĩa là trong pháp thật tướng có chân thật, hành giả dùng pháp ăn uống cho nên nói thu nhiếp tất cả dụng.
– Một câu tiếp theo: Nam mô tam mạn đa bột đà nẩm, nạp ma hồng phát: Nạp-ma nghĩa là hành giả sau khi nhận pháp ăn uống, đắc pháp lực cho nên nói tăng ích dụng.
– Một câu kế tiếp: Nam mô tam mạn đa bột đà nẩm hồng phát: nghĩa là hành giả sau khi đắc pháp lực thì phiền não trần sa cùng một lúc liền diệt, cho nên nói hàng phục dụng.
– Câu kế là chung cho ba chỗ: là chỗ vắng lặng tai họa, thêm lớn lợi ích và hàng phục phiền não.
PHẨM NĂM: CHÂN NGÔN SỰ NGHIỆP
Có bốn phần môn như trước
1. Giải thích tên phẩm:
– Chân ngôn: như trước đã giải thích.
– Sự: là khác nhau
– Nghiệp: là tạo tác
2. Nguyên nhân có phẩm nầy trong phẩm trước, nương vào phép tắc để trì tụng, mà tụng nhất định có sự nghiệp chân ngôn, cho nên phát sanh phẩm này.
3. Tông thú: Bổn tôn trở về Bổn xứ là “Tông”, chân ngôn ẩm thực không làm chết yểu thiên mạng, cuối cùng đưa về Bồ-đề vô tướng đó gọi là “Thú”.
4. Giải thích văn: có mười môn.
- Thượng hoằng hạ hóa tu cung môn.
- Từ “Kế là giữ gìn sở tạo cho đến tôi cũng phát nguyện như thế “ là “Như Phật ngã tu hồi hướng Môn”.
- Từ “Kế là nên kính dâng cho đến thảy đều Viên mãn“ là ”Hiến át-già hậu tống Tôn môn”
- Từ, “Lại nêu như trước cho đến không có khác là “bị giáp hiện tu như Phật môn”.
- Từ, “Kế là sanh khởi thêm cho đến không nên uống ăn, là “tự trú Phật thân độc kinh môn”.
- Từ, kế là dâng đoàn thực cho đến chân ngôn sở thuyết là “đoàn thực phụng hiến Bổn tôn môn”.
- Từ, Lại mười năng lực tụng thí cho đến ngừng nghỉ trong chốc lát là “tụng thập lực minh bổn tôn du già ẩm thực môn”.
- Từ, Lại nên lễ bái cho đến tùy loại tất-địa, là “Tu nghiệp vô gián đắc ích môn”.
- Từ, thường nương vào nội pháp mà tắm gội cho đến đó là tất- địa thế gian, là “tịnh thủy tháo dục tồi chướng môn”.
- Từ, kế là nói vô tướng thù thắng nhất cho đến sẽ được thành tựu xuất thế gian, là “Vô tướng tối thắng chứng thỉnh môn”.
Trong đoạn thứ nhất.
– Như sự nghiệp trước: là Bất động tôn chân ngôn Ấn.
– Làm thân Kim cương tát đỏa: Dùng chữ Sưu để thành tựu thân.
Trong đoạn thứ hai:
– Chứng biết hiểu rõ: cảnh giới nội chứng.
– Như Lai đại trú: là chỗ Vốn bất sanh.
– Cho nguyện đại bi: muốn cho tất cả chúng sanh đạt được Lý mà mình đã đạt được.
Trong đoạn thứ ba:
– Mỗi vị nên tùy chỗ mà an tọa: Từ vốn bất sanh mà đến, nay trở lại vốn bất sanh.
– Sau lại rủ lòng thương xót mà đến: Đến là vì chúng sanh mà đến, sau thỉnh lại độ ta không bỏ đi.
– Nếu là thâm mật thích: đã tự làm Bổn tôn thì chẳng bao giờ xa lìa biển Phật.
– Pháp giới bản tánh: là chữ “Lãm”.
– Minh: là chân ngôn – Ấn: là thủ ấn.
– Tam ấn: là nhập pháp giới Tát-đỏa của Phật, thảy đều tròn đầy, vào lúc buổi sáng khi vào đạo tràng ngồi, việc xong rồi, giữa ngọ và đầu hôm cũng lại như thế.
Trong đoạn thứ tư:
– Từ, lại nên trở xuống: là khen ngợi đức của người y pháp tụng niệm.
Trong đoạn thứ năm.
– Từ, kế lại khởi tâm tăng thượng trở xuống ra khỏi đạo tràng về sau là ngoài sự nghiệp chỗ đọc tụng kinh.
– Quán thế: tên của vị Bồ-tát.
– Liên hoa: Liên Hoa bộ chủ.
– Nhãn: nhãn môn của các Đức Phật.
– Bổn Thánh gia trì: là chủng tử ấn v.v… của Bổn tôn.
Quán tự tại chủng tử tâm chân ngôn môn: Bà là các lậu; bên cạnh có hai dấu chấm tức là A. Dứt bỏ các lậu, quán vô lậu cho nên tự tại.
Quán âm Bồ-tát chân ngôn môn.
Tiếp theo Bồ-tát Quán Âm nhập vào tam-muội Phổ-quán, trú ở đó bình đẳng không chỗ nào không khắp gọi là vào khắp; dùng phổ nhãn nầy mà quán sát chúng sanh vì thế gọi là “Quán tự tại”, nhập tammuội nầy rồi, từ tâm ấy phát ra các thứ ánh sáng, trong ánh sáng hiện ra các pháp môn chân ngôn: Tát phạ-đát tha kiệt đa (tức là tất cả Như Lai, nghĩa là các Đức Phật ba đời trong mười phương). Phạ lộ cát đa (là quán, đồng với sở quán của Đức Phật kia cho nên gọi là quán của các Đức Như Lai, tức là quán bình đẳng, chính là quán khắp). Yết-lỗ-noa: nghĩa là bi. Ma-dã: là thể, có chỗ nói đại bi là thể, giống như tượng người bằng vàng, vì tự thể của kia hoàn toàn là vàng cho nên gọi là người vàng, Bồ-tát nầy cũng giống như vậy, hoàn toàn lấy đại bi làm Thể). La, la, la: La là nghĩa trần, nhập tự -môn A tức là Vô trần, vì thế ba lớp ấy nghĩa là trừ trần chướng của hàng Nhị thừa, phàm phu. Là nghĩa sợ hãi, dùng năng lực tự tại rất mạnh mẽ khiến ba lớp trần chướng kia sợ hãi được diệt trừ hết và đồng với Phật nhãn.
Xà: Chữ cuối cùng nầy là hạt giống. Các chữ đều là giải thích nghĩa chữ nầy, tức là sanh, bất sanh là nghĩa chữ Xà, có chỗ lấy chữ Tát ban đầu làm Thể, cũng đồng được dụng, là nghĩa giật tỉnh.
Chữ Hồng trong có chữ ha: là nghĩa vui mừng, trên có dấu chấm đại-không, là tam-muội; dưới có chữ cũng là tam-muội.
Thượng: các Đức Phật ba đời đều đồng trong hạnh quán tam-muội nầy, vì thế gọi là “Đẳng quán”.
Trong đoạn thứ sáu:
– Đoàn thực: đoàn là tiết lượng mà ăn.
– Tùy ý thực pháp: cơm gồm có bốn phần:
- Cúng dường Bổn tôn.
- Phần của bản thân hành giả.
- Người đồng học đến có thể ăn.
- Giúp cho người nghèo đói; nếu đợi người cùng học không đến thì hành giả tự ăn cũng được.
– Thêm bớt: là động.
– Duyệt trạch: sắc mặt tuyệt diệu hoàn toàn.
Trong đoạn thứ bảy:
– Như thị: là thập lực minh.
– Chân ngôn tâm: là hạt giống bất động.
– Nghỉ ngơi: là ngủ.
Trong đoạn thứ tám:
– Sám: ở đây nói là mời thọ nhận.
– Hối: là hiểu biết.
– Lại nên lễ bái: là khi đúng ngọ vào trong Đạo tràng.
– Cho đến: là đúng ngọ tụng niệm trở về sau cho đến khi ra khỏi đạo tràng.
– Thường y theo đây mà trụ: Một ngày ba thời niệm tụng không thiếu.
– Phần sau ngày: là khi mới vào đạo tràng.
– Sự nghiệp Kim cương: là chữ Vạn trang nghiêm thân.
– Kế là nên vận tâm: là đầu hôm vào đạo tràng, đến nửa đêm niệm tụng xong.
– Buộc tâm ở câu chú: khi muốn ngủ nghỉ, vào ra trong hơi thở lại dùng chữ hạt giống ở trong đó. Vì sao? Vì ngủ nghỉ tự làm ra Bổn tôn tam-muội thùy. Hơi thở bổn tôn tức là chân ngôn.
– Nếu ngủ như thế: là Trần sa tam muội từ ngủ nghỉ mà được, trần sa công đức từ ngủ nghỉ mà ngộ, ngủ nghỉ không lìa biển Phật, người nầy tức là người trong cung pháp giới Kim cương.
– Trên giường: là nếu khí hậu địa phương tốt thì hành giả nằm dưới đất cũng được, nếu khí hậu xấu, làm tổn hại thì hành giả nằm trên giường.
– Nhưng: là không được quá cao. Vì sao? Vì đạo tràng đức Bổn tôn sát đất, không cho người ngồi quá cao. Nếu giường thấp bị tổn hại eo lưng, được phép lìa sự tổn hại, nếu tự làm Bổn tôn tam-muội thì không kể cao thấp, phàm, Thánh đều không khác nhau.
– Cố luận cao thấp: là phàm phu chấp tướng.
– Đắc danh hiệu: là chẳng phải nhân gian, ở bên Phật trong các cõi Phật ở mười phương.
Mở là thúc giục.
Trong đoạn thứ chín.
– Thường nương nội pháp: là phàm phu chấp tướng, chẳng biết ngoại pháp là không, huống gì biết không cũng không, nếu biết được ỏkhông” ở ngoài tướng, thì dần dần nhập vào pháp thật tướng bình đẳng không lấy bỏ. Như kinh đã nói tự môn A v.v…
– Mà tắm gội: là nếu có thể hiểu trần lao vắng lặng ấy là tắm gội rất sạch.
– Xúc thực: nếu ngộ được nhân, pháp đều không thì thức ăn làm thành v.v… đâu có gì tiếp xúc, nếu có hành giả khởi niệm động tâm liền xấu hổ, nếu biết xấu hổ thì lìa sự ăn uống sanh tử cho nên được chữ A v.v… Nếu khởi niệm ăn uống thì tịnh niệm vẫn ăn uống, nếu không tiếp xúc thức ăn v.v… phải biết thức ăn là “không”, thức ăn v.v… như trên là khất thực.
– Niệm tụng: là nói.
– Trú trì: là thân, có hai:
- Che chở cho người.
- trừ tự chấp.
– Pháp giới tâm: vẽ chữ An trong nước chảy, sau đó dừng lại, hoặc ngồi hoặc đứng, lấy nước ở chỗ chữ An mà tắm.
– Bất động đẳng: là Bất động hàng tam thế, mỗi vị dùng cũng được, hai vị sử dụng cũng được.
– Hộ phương đẳng: là trừ bỏ kiết giới.
– Tự tánh quán: tự làm Bổn tôn.
– Chuyển: khắp cả.
– Trì: là tụng
– Im lặng: Ở ba chỗ: 1. Khi ăn. 2. Khi đại tiểu tiện. 3. Khi tắm gội.
– Giáng tam thế chủng tử chân ngôn môn.
Ha tự: là hạnh, thêm tiếng thanh A là hạnh cùng cực, lại trừ bỏ các hạnh nầy, thí là không hành (làm) tất cả hạnh, do đó có thể trừ bỏ các hạnh đó chính là hành nhất thiết hạnhvậy.
– Hàng tam thế Minh vương chân ngôn môn:
Kế là hàng Tam thế minh vương chân ngôn môn đều là Như Lai Tỳ-lô-giá-na trụ ở đỉnh cao cờ pháp gia trì tam-muội, như ở trong phần đầu phẩm tựa nói. Như Lai nói hai chân ngôn nầy đều là pháp Phật Tam-muội kia, vì giúp người tu hành mới phát tâm Bồ-đề giữ gìn và lớn lên, và giúp cho đạt đến quả Phật trọn vẹn, không bị lui sụt mất đi hoặc rơi vào tà đạo, tức là Bất động minh vương. Vì hàng phục thế gian và chúng sanh khó điều phục, tức là Hàng tam thế Minh vương, vì thế nói sau.
Cái gọi là tam thế: Thế: là tham sân si, hàng phục ba độc gọi là hàng tam thế. Lại như do quá khứ tham cho nên nay chịu thân do tham báo nầy, lại sanh nghiệp tham chịu báo đời vị lai, ba độc đều như vậy, gọi là Hàng tam thế.
– Lại nữa, tam thế gọi là ba cõi: Nghĩa là Như Lai Tỳ-lô-giá-na bắt đầu từ “hữu – đảnh”, cho đến dưới đất, từ trên hướng xuống dưới, vị chủ ở mỗi cõi trời đều hóa thành Vô lượng quyến thuộc Đại thiên chủ, khiến cho hơn cõi trời kia trăm ngàn muôn lần, kia sợ hãi chưa từng có, lại có chúng sanh nào hơn ta ư? Cho đến dùng pháp mà hàng phục, lần lượt hàng phục, lại có thể hàng phục Tam thế giới chủ, nên gọi là Minh vương hàng phục Tam thế.
– Ha ha ha: Ha: là nghĩa hạnh nghĩa hỷ.
– Ba hạnh nầy là hạnh của Hàng Tam thừa. Chữ nầy nhập với tự môn A tức là ba hạnh nầy xưa nay bất sanh, do xưa bất sanh liền vượt ba hạnh nầy, ấy là hạnh Phật). Tỳ-tát-ma-duệ (đây là nghĩa lạ thay, lạ thay! Như Đức Phật thường dạy: dùng từ đối trị sân, dùng vô tham đối trị tham, dùng chánh kiến trừ tà kiến, nay lấy rốt giận dữ để dứt giận dữ, dùng đại tham trừ tất cả tham: Việc nầy thì rất khó tin khó hiểu, vì thế nói là lạ thay, lạ thay). Đát-tha-yết-đa (là tất cả các Đức Phật). Tỳ-xá-dã (cảnh giới). Tam-bà-phạ (sanh, nghĩa là từ cảnh giới các Đức Phật mà sanh). Cảnh giới Phật: có chỗ nói là thật tướng các pháp, từ thật tướng nầy mà sanh, cho nên gọi là Hàng tam thế). Đế lệ lộ ca dã (nhị hợp, tức là ba cõi). Vi xà dã (đây là nghĩa hàng thắng). Hồng (nghĩa giống như trên đã nói). Nhạ (là nghĩa kêu gọi giật tỉnh, nếu tụng chân ngôn nầy thì có khả năng vào khắp tất cả tâm chúng sanh, để giật tỉnh khiến dứt bỏ cấu chứơng)v.v… vào Phật pháp thân. Nhưng chân ngôn nầy dùng chữ Đế lệ làm thể, trên có nhiều thanh, tức là thể như như, tức là xưa nay bất sanh, vì bất sanh ấy là các cấu chướng xưa nay cũng bất sanh, xứng với lý nầy mà tu định tuệ đầy đủ, vì thế có thể hàng phục được tam thế.
– Sái tịnh: tụng ba biến ở trong nước rồi rảy nước trên đầu.
– Cụ: là Tam-muội-da v.v…
– Thánh Thiên: là Bổn Tôn v.v… vì làm thanh tịnh thân tâm, lợi ích cho người nên dưới đây khi vào trong đạo tràng tụng niệm đối với Bổn Tôn.
– Tam đẳng: là tam mật.
– Hạn lượng: đồng với Bổn Tôn.
– Cú: là pháp.
Trong đoạn thứ mười.
– Chân thật duyên sanh: Chân thật là pháp vốn bất sanh, vọng nói tướng vắng lặng, không có phàm phu để độ, pháp tuệ thường chiếu soi Vô biên không dứt, cho nên biết ở thế gian trong ánh sáng mặt trời không có tướng ban đêm. Duyên sanh: Thể của Chân trí gượng nói là Đại bi, chúng sanh không biết thể vốn tự giác, khiến cho ngộ được giác thể, nên nói là duyên sanh.
– Lìa phan duyên: đã biết giác thể nhưng ngoài duyên Phật.
– Một bài kệ cuối cùng: là rất lưu thông trong các lưu thông.
Trong đây câu đầu là nêu bày pháp thể vô tướng.
– Một câu kế: là đối với pháp sâu kín thì người trí tuệ thấp kém không thể kham được.
– Một câu tiếp đến, vì người trí tuệ thấp kém cho nên hiện bày pháp tướng .
– Một câu kế đến: là chẳng những có tướng mà còn có trước sau khác nhau.
– Từ, hữu A-xà-lê trở xuống là lời người phiên dịch nói.
– Trong đây, A-xà-lê: là bậc Thánh Văn-thù-sư-lợi.
Lại nói kèn đối với chân thật duyên sanh cú:
– Kia: là chữ A.
– Chân thật: là lý xưa nay bất sanh.- Duyên sanh: là vì theo các thứ mà sanh – Cú: là pháp.
Lại có thể nói: nương vào chân thật duyên sanh cú: tức là nương vào pháp chân thật, nương vào lý bất sanh.
– Duyên sanh: là chữ A, căn cơ đã đến thì hiện chữ thanh.
– Chi phần nội tâm lìa phan duyên: Chi phần nội tâm: là trí năng chứng. Lìa phan duyên: là lý tâm sâu lắng vốn bất sanh.
– Pháp vô tướng sâu xa: là lý vốn bất sanh. Trí tuệ cạn cợt chấp tướng không ngộ nhập được lý.
Hỏi: người có tâm sâu lắng lại có diệu dụng vậy sao?
Đáp: Nếu người nào được lý sâu kín tức là đầy đủ. Vì sao ? Vì có thể thực hành dung hợp
Hỏi: Lý cần thân tâm hay không?
Đáp: Nếu sử dụng được ấn , đó là lý cần thân tâm.
Hỏi: Ai hướng về Bổn pháp kêu gọi tạo ra vốn bất sanh?
Đáp: Có ba thứ: 1. Bí mật thích. 2. Bí mật trung bí thích. 3. Bí bí trung bí thích.
- Bí mật thích: Đức Phật Tỳ-lô-giá-na nói vốn bất sanh.
- Bí mật trung bí thích: Chữ A nói vốn bất sanh.
- Bí bí trung bí thích: là lý vốn bất sanh tự có lý trí tự giác vốn bất sanh.
Quyển pháp cúng dường nầy từ đầu đến cuối chỉ có một mục đích, đó là: kia đối với câu “chân thật duyên sanh”, chi phần nội tâm lìa phan duyên. Lại có thể nói, pháp sâu kín “vô tướng” trí tuệ thấp kém không hiểu được, vì ứng với kia v.v… cho nên nói gồm cả “hữu tướng”.
Người soạn văn nầy là vị tăng Thích Bất Khả Tư Nghị, trụ chùa Linh Diệu, nước Tân-la.
Tùy phần mà gọt đẽo, mong người đọc văn nầy, thấy biết chứng trong lý vốn bất sanh.
Đại Tỳ-lô-giá-na Kinh cúng dường Thứ đệ Pháp nghĩa sớ, quyển hạ.
Mùa hạ năm Canh Thìn Niên hiệu Nguyên Lộc năm thứ mười ba, – đã kiểm soát sửa chữa.