ĐẠI THÁNH DIỆU CÁT TƯỜNG BỒ TÁT THUYẾT
TRỪ TAI GIÁO LỆNH PHÁP LUÂN NGHI QUỸ

(Trích trong Kinh VĂN THÙ TẬP HỘI, Phẩm TỨC TAI TRỪ NẠN Cũng có tên là XÍ THỊNH QUANG PHẬT ĐẢNH)

KINH SỐ 966

Phạn Hán dịch: Nước Trung Thiên Trúc_ Chùa Đại Na Lan Đà _ Phạn Tăng THI LA BẠT ĐÀ LA (Śīla-bhadra: Giới Hiền) Tam Tạng dịch ở Phủ Hưng Nguyên_ Bút Thọ Tăng TUỆ QUẢI vào Thời Trinh Nguyên năm thứ 12
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī) từ Thủ Lăng Nghiêm Tam Ma Địa (Śuraṃgama-samādhi) khởi dậy. Xem khắp Đại Chúng rồi bảo rằng: “Ta xem hết thảy Hữu Tình từ vô thủy tới nay chìm đắm trong sanh tử, bị các vọng nghiệp cột trói che lấp nên có thương ghét..v.v..hoặc bị các nghiệp báo mà chịu các thứ tai nạn. Nay Ta do Thần Lực của tất cả Như Lai gia trì lược nói phương tiện tùy thế, diệt trừ tai chướng, giáo lệnh chư Thiên, làm Pháp Đàn Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai) . Đức Như Lai Đại Từ Bi nguyện vì các chúng sanh mà nói như vậy. Ta ở trong vô lượng kiếp nơi đời quá khứ chỗ Đức Phật Sa La Thọ Vương (Śālendra Buddha) được nghe Diệu Pháp này, nay sẽ nói ra, các ông nên lắng nghe. Pháp này có Lý Thú sâu rộng khó hiểu, nên theo Truyền Giáo A Xà Lê cầu thỉnh xin học, cũng cần lựa chọn Sao hạn ngày giờ tốt, thọ học Chân Ngôn Ấn Khế và Pháp Hộ Ma, an trí Đồ Tượng Giáo Lệnh Pháp Luân, cần học Giới Phẩm, thanh tịnh Thân Tâm , không được khuyết phạm 4 Trọng 10 Trọng. Nếu có khuyết phạm, không nên vì đó mà làm Pháp Niệm Tụng khiến bị các ương họa, không được hiệu nghiệm. Người trì Pháp này phải luôn thanh tịnh. Nếu vì quốc vương mà tạo lập Mạn Đà La hoặc dùng bột 5 màu hoặc dây lụa 5

màu, họa vẽ tượng Phật, Bồ Tát, chư Thiên, các hình. Trong ngoài phân chia các Tôn Vị theo thứ lớp, cần thanh tịnh bí mật mà làm, thân tâm chí thành cung kính tức được hiệu nghiệm. Các tai nạn tiêu trừ, Phước Đức tăng trưởng như la có tiếng , không cầu không được.

Lại không được cho các loại không tin Nhân Quả, Tà Kiến, Ngoại Đạo, ít Trí, không hiểu, ngu si, các hạng Đồ Tể, năm loại Chiên Đà La, Huỳnh Môn, Nô Tỳ, Dâm Nữ các loại… thấy Mạn Đà La khiến sanh phỉ báng. Kẻ phỉ báng có 2 thứ hại. Các hình tượng chư Thiên không hạp với phàm phu ngu si nên không cho, nếu khinh mạn tỏ bày ra thì các Linh Thần không vui, khó cầu các điều Phước. Nếu người hành Pháp không bí mật cầu thỉnh sẽ hư uổng việc làm. Kẻ ít Trí không hiểu Như Lai Đại Bi Phương Tiện dùng sức oai thần của Chân Ngôn. Phật dùng Thiện Xảo Huệ giáo sắc gia trì Nhật, Nguyệt, Tinh Tú, Du Không Thiên Chúng khiến cho phát Tâm Bi. Như Lai đã nói trong Phương Đẳng Đại Tập các Kinh Nhật Tạng, Nguyệt Tạng cũng như trong các Hội đều có hiển dương. Nay Ta vì các ông mà nói rõ ràng thứ tự an bố Pháp Tức Tai, Niệm Tụng, Mạn Đà La .

Nếu trong cõi nước có Nhật Nguyệt Bạc Thực (Mặt trời, mặt trăng bị che tối), 5 Tinh mất độ, hình sắc biến dị, hoặc Quái Tinh, Tuệ, Bột lấn áp Tú Mạng của đức vua, Quý Nhân. Hoặc Nhật Nguyệt khuy tổn (hao khuyết) ở trong Cung Bản Mạng.

Lúc này nên dùng Pháp Hộ Ma Tức Tai.

Hoặc bị các bệnh tật do các Quỷ Thần gieo rắc, bị nước khác xâm lăng . Nếu như có người hiểu biết trước, cần phải phụng thượng Mạn Đà La. Đế Chủ ngày ngày phát tâm thành kính, gần gũi tự phát nguyện cầu thỉnh gia hộ tức được thắng lợi, tiêu diệt giặc ác.

Nếu là người đời bị gặp các ách nạn, vương nạn, tặc nạn, kiện cáo khẩu thiệt. Hoặc oan gia lăng bức, các bệnh ác mà thuốc thang trị không hết. Ngay lúc đó nếu có tai họa, hoặc oan quỷ đời trước khiến cho gần chết thì y theo Giáo Pháp này họa vẽ, tạo lập Tức Tai Mạn Đà La, ẩn mật tụng trì, chí thành cầu đảo các Thánh Thiên Chủ, nguyện trừ tai họa khiến được các việc an lành. Cần nên rưới vảy phòng thất sạch sẽ, dùng phân trâu trắng, nước Bạch Đàn Hương hòa các hương thơm đem xoa nơi đất, dùng nước hương tán rải nơi đất, nơi các bức tường khiến cho thật sạch sẽ. Ở giữa vẽ Tức Tai Luân .

Nếu làm Địa Đàn, cần y giáo đào đất loại bỏ các vật ác như ngói, đá, xương cốt, lông, tóc, tro, than, các loại trùng độc…. Sau đó lấy đất sạch tốt ở bên bờ sông có chất ngọt hòa với nước thơm làm bùn dẻo rồi như Pháp mà tô đắp. Người họa sĩ không được uống rượu, ăn thịt, ngũ tân, xa lìa tham dục, cần nấu nước thơm tắm gội, mặc quần áo mới sạch. Mỗi buổi sáng sớm thọ 8 Trai Giới. Ở trên vải lụa trắng hoặc vải bố sạch sẽ vẽ một bánh xe 12 căm màu vàng. Nếu làm Địa Mạn Đà La, nên dùng bột 5 màu, mỗi màu đều dùng Chân Ngôn gia trì 7 biến hoặc 21 biến, sau đó mới dùng. Hoặc dùng các màu sắc họa vẽ 3 ngày 3 đêm, hoặc 7 ngày 7 đêm, cầu việc Phước xong cần phải xả bỏ. Nếu là Địa Đàn, nên bỏ các hình tượng, không được để lâu. Nếu để cho các loài chim, chuột, kẻ hạ tiện, Tà Kiến Ngoại Đạo, 5 Chiên Đà La, Huỳnh Môn, Nô Tỳ…. Nhìn thấy thì các Thánh Chúng đều không vui khiến phải bị chiêu tai họa. Nếu muốn đem theo ở thân mà đi thì ở trên vải lụa dùng màu sắc họa vẽ đo lường vuông một khuỷu tay hoặc 2 khuỷu tay, không được lớn quá 3 hoặc 4 khuỷu tay. Chia ra làm 70 Tôn Vị Phật, Bồ Tát, chư Thiên, hình tượng y Pháp an bố . Ở khoảng cách các căm vẽ Chữ Phạn của Chân Ngôn, không được để tên.

Nếu vì quốc vương thì phải làm Địa Mạn Đà La hoặc 16 khuỷu tay, 24 khuỷu tay cho đến 28 khuỷu tay, số này không đồng. Nếu như quốc vương sanh nghi ngờ thì ở trên giấy viết tất cả tên chư Thiên để dước các chư Tôn khiến cắt đứt nghi, sanh chánh tín. Nếu dùng chữ Phạn để tên là trên hết, như không biết chữ Phạn thì tùy văn tự nơi địa phương mà đề cũng được.

Ở trục bánh xe, phân nửa vẽ hoa sen trắng 8 cánh, chính giữa hoa dùng vàng hoặc bạc khắc Kim Luân Phật Đảnh Nhất Tự Đà La Ni Bột-rô-hồng (BHRŪṂ).

Sau chữ vẽ Xí Thịnh Quang Phật Đảnh quanh thân phóng ánh sáng lớn

Trước Phật đối Chân Ngôn vẽ Phật Nhãn Bộ Mẫu Bồ Tát màu hoa sen hồng đều trì Ấn Khế tiêu biểu.

Ở bên phải Đức Phật vẽ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát màu vàng đỏ cũng trì Bản Tiêu Ấn

Ở bên trái Đức Phật vẽ Kim Cang Thủ Bồ Tát màu hồng trắng cũng cầm giữ Tiêu Xí (cờ biểu)

Các vị đều ngồi Bán Già, 4 vị cùng đối nhau .

Ở bên phải Ngài Văn Thù vẽ Bất Tư Nghị Tuệ Đồng Tử Bồ Tát

Ở bên trái Ngài Văn Thù vẽ Cứu Hộ Tuệ Bồ Tát

Ở bên phải Ngài Kim Cang Thủ vẽ Tỳ Cu Chi Bồ Tát

Ở bên trái Ngài Kim Cang Thủ vẽ Quán Tự Tại Bồ Tát

Như trước 8 Đại Tôn đều có sắc tướng, Tiêu Xí, Ấn Khế, dung mạo theo Bổn Pháp. Dùng Kệ tụng rằng;

Đảnh Luân tuy một chữ

Kỳ đặc (đặc biệt lạ kỳ) làm Trung Tôn

Nghi Xí Thịnh Phật Đảnh Chân lông phóng ánh sáng

Đầu đội mão Ngũ Phật

Hai tay như Thích Ca

_ Văn Thù Tôn bên phải

Đầu đội Ngũ Trí Kế ( 5 búi tóc Trí )

Tay trái cầm sen xanh

Trên hoa dựng chày Trí

Tay phải: Kiếm Đại Tuệ

Ngồi Bán Già trên sen

_ Phật Nhãn Tôn phía trước

Thân tướng màu sen hồng

Tay trái: Ngũ Nhãn Khế

Tay phải: Như Lai Quyền

_ Kim Cang Thủ bên trái

Thân mạo màu hồng trắng

Tay phải: Hoa sen ngửa

Trên hoa: Chày Ngũ Trí

Tay trái trì: Linh Khế

Ngồi Bán Già trên sen

_ Tiếp vẽ Bất Tư Nghị

Diện mạo màu vàng đỏ

Hai tay Nội Hợp Quyền

Co hai Phong (2 ngón trỏ) đối nhau

Khiến lưng móng dính nhau

Hướng Văn Thù Phụng Thế ( tư thế dâng phụng )

_ Lại vẽ Cứu Hộ Tuệ

Thân tướng như sen trắng

Tay Tuệ (tay trái) che trái tim

Ngón Không (ngón cái) giơ thẳng lên

_ Bên phải Tỳ Cu Chi

Thân tướng đẹp như ngọc

Định Tuệ hai tay trước

Định (tay trái) cầm sen chưa nở

Tay Tuệ (tay phải): Thí Vô Úy

Hai tay Định Tuệ sau

Tay Định (tay trái) cầm xâu chuỗi

Tay Tuệ (tay phải) cầm Quân Trì

_ Tiếp vẽ Quán Tự Tại

Cũng hiệu Như Ý Luân

Chưởng trái: Ma Ni Châu

Tuệ (tay phải) duỗi Thí Nguyện Ấn

Thân tướng màu hồng trắng

Ngồi trong hoa sen lớn

_ Như vậy ngoài tám Tôn

Vẽ Giới Đạo vòng tròn

Ở trên Giới Đạo đó

Vẽ Chân Ngôn bốn Tôn

Ấy là Xí Thịnh Quang

Phật Nhãn Mẫu Bồ Tát

Văn Thù, Kim Cang Thủ

Mật Ngôn vẽ sau lưng

Phấn trắng và vàng, bạc

Đều thông Đệ Nhất Nghĩa

Ở phía ngoài Chân Ngôn nên vẽ 9 Chấp Đại Thiên Vương là: Nhật Thiên, Nguyệt Thiên, Ngũ Tinh (Kim ,Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Thực Thần (La Hầu), Tuệ Tinh (Kế Đô) cùng với Đại Phạm Thiên Vương, Tĩnh Cư Thiên, Na La Diên Thiên, Đô Sử Đa Thiên , Đế Thích Thiên Chủ .Phía sau vẽ Ma Hê Thủ La Đại Thiên, cộng lại là 12 Tôn Vị. Các phương vị chia ra rõ ràng đầy đủ, vật cỡi, vật cầm tay (người truyền thụ Pháp này phải biết) .

Ở phía ngoài Đại Thiên này lại an bố Giới Đạo. Ở ngoài lối đi vẽ 12 cái chày Kim Cang Độc Cổ dựng đứng thông đến vành xe bên ngoài dùng làm căm của Kim Luân.

Ở giữa các căm, phía trước Đức Phật thuận theo bên phải lần lượt an trí Sư Tử Cung (Siṃha-vimana), Nữ Cung (Kanyā-vimana: Song Nữ Cung), Xứng Cung (Tulā-vimana), Yết Cung (Vṛśika-vimana:Yết Trùng Cung), Cung Cung (Dhanuvimana), Ma Yết Cung (Makara-vimana: Ma Kiệt Cung). 6 Cung này ở bên phải Đức Phật. Từ phía sau Đức Phật thuận chuyển cho đến phía trước Phật, an Bảo Bình Cung (Kumbha-vimana), Ngư Cung (Mīna-vimana: Song Ngư Cung), Dương Cung (Meṣavimana: Bạch Dương Cung), Ngưu Cung (Vṛsa-vimana: Ngưu Mật Cung), Nam Nữ Cung (Mithuna-vimana: Phu Phụ Cung), Giải Cung (Karkatāka-vimana: Bàng Giải Cung) . 6 Cung này ở bên trái Đức Phật.

Ở sau lưng Đức Phật an Hư Tú (Dhaniṣṭa), phía trước Đức Phật an 7 Tinh Tú Ở đây, phía ngoài 12 Cung , an trí 28 Tú đều y theo Bản Cung mà đặt để theo thứ tự.

Chỉ trừ tai cho quốc vương mới họa vẽ thêm các chư Thiên. Ngoài ra các hạng khác chỉ cần vẽ tên chư Thiên bằng chữ Phạn và hình các vì sao.

Phía ngoài 28 Tú, chung quanh vẽ Luân Duyên như hình Luân Võng (vành bánh xe) màu vàng ròng, rộng hẹp lớn nhỏ sao cho tương xứng với hình bánh xe.

Ở trên vành bánh xe này vẽ 8 Phương Thiên Vương (Thiên Vương ở 8 phương). Phía trước Đức Phật an Diễm Ma Thiên (Yama) . Phía sau Đức Phật an Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa). Sau lưng Văn Thù trên vành xe an Thủy Thiên (Varuṇa). Sau lưng Kim Cang Thủ an Trì Quốc Thiên Vương (Dhṛta-rāṣṭra), Càn Thát Bà Vương. 4 góc an 4 Thiên: Góc Đông Bắc là Dục Giới Tự Tại Thiên (Īśana), góc Đông Nam là Hỏa Thiên (Agni) , góc Tây Nam là La Sát Chủ (Rākṣasādhipataye), góc Tây Bắc là Phong Thiên (Vāyu) . Ở trên vành bánh xe nơi hư không dùng vàng bạc vẽ Xí Thịnh Quang Phật Đảnh Chân Ngôn với Duyên Sanh Tứ Cú Kệ, Kinh Văn 12 Duyên Sanh : Vô Minh duyên Hành cho đến Sinh duyên Lão Tử ưu bi khổ não. Lại viết 12 Diệt Cú: Vô Minh diệt ắt Hành diệt cho đến Lão Tử Ưu Bi Khổ Não Diệt, chia ra đều ở trên vành bánh xe.

Lại ở phía ngoài bánh xe nên vẽ 108 hoa sen xanh, ngọn lá hoa sen như cúi xuống . Trên các cánh sen vẽ chữ A (狣) dùng phấn trắng hoặc vàng bạc mà vẽ, dùng vàng bạc là tốt nhất. Bên ngoài cánh sen, 4 biên giới Phương Ngoại 4 Duyên, chung quanh vẽ làm Giới Đạo. Ở trên Giới Đạo vẽ chày Kim Cang Độc Cổ tiếp nối nhau xoay theo vòng tròn hợp thành Kết Giới.

Ở trong Phương Giới, bên ngoài bánh xe, nơi hư không ở 4 góc vẽ 4 vị Đại Minh Vương dùng làm Ngoại Hộ.Phía trước Đức Phật, trong góc bên phải vẽ Tứ Tý Hàng Tam Thế Minh Vương màu xanh. Phía trước Đức Phật, trong góc bên trái vẽ Vô Động Minh Vương màu xanh. Phía sau Đức Phật, trong góc bên phải vẽ Tứ Tý Vô Năng Thắng Minh Vương màu đen tím. Phía sau Đức Phật, trong góc bên trái vẽ Tứ Tý Đại Lực Ô Sô Sáp Ma Kim Cang Minh Vương màu đỏ. Bốn vị Đại Minh Vương này đều ngồi trên bàn đá báu, chung quanh rực lửa mạnh. Như vậy y Giáo mà an bố. Đây gọi là Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Trừ Tai Giáo Lệnh Pháp Luân.

Nếu khi có nạn, bên trên từ vua cho đến trăm quan, Thể Nữ. Bên dưới đến trăm liêu, Đạo, Tục, Phàm dân…trên Bản Mạng Tú bị 5 Tinh lấn áp lùi về trông coi. Hoặc Nhật Nguyệt Thực. Tuệ, Bột, Ác Tinh xâm phạm đến Bản Tú. Ngay lúc đó dùng Pháp này. Trang hoàng một Tĩnh Phòng, ở nơi sâu kín tạo Mạn Đà La không cho người khác biết, nếu có nhiếu người thấy biết tức cầu nguyện chẳng được, tai họa chẳng trừ.

Nếu quốc vương muốn Tức Tai thì nên trang hoàng một cái Điện sâu kín rồi lập Mạn đà la. Y Giáo như Pháp hộ tĩnh như Kinh đã nói. Đừng để cho người nữ, Huỳnh Môn, Nô Tỳ, người hạ liệt nhìn thấy khiến Đạo Tràng bị chạm xúc dơ uế. Hoặc các loài súc sanh, các giống không tốt như heo, chó, mèo, chuột cũng không được thấy Đạo Tràng. Nếu hay y theo như vậy thì vào trong Đạo Tràng chí thành cầu đảo các Thiên Thần, niệm tụng Xí Thịnh Quang Phật Đảnh Chân Ngôn ngày đêm không gián đoạn và tụng Chân Ngôn của các Tôn, ít thời 3 ngày 3 đêm, nhiếu thời 7 ngày 7 đêm hoặc 14 ngày đêm, chí Tâm trì niệm và làm Pháp Hộ Ma cho đến khi cảm ứng được Cát Tường. Đây là Tối Thắng , nên biết tội chướng quyết định tiêu diệt.

Nếu được ứng nghiệm rồi cần phải dẹp bỏ Mạn Đà La, không nên để lâu. Pháp này là như vậy. Nếu là Địa Đàn, nên đem các vật, bỏ xuống sông suối sạch. Nếu như tự mình không thể vào Đạo Tràng vì chuyện công, chuyện tư, hoặc lo việc quan, hoặc phải lo thù tiếp, hoặc phải ở nơi thanh tịnh cấm chế, hoặc thân mình hoặc vì trong nhà có người đau ốm, hoặc vì làm tôi tớ thân không được tự do, hoặc lưu lạc xứ người không nhà không cửa. Hoặc gần Tà Kiến, người ác, oan gia, các nạn không lập Đạo Tràng. Tức nên tìm cầu người hiểu biết Pháp này, chỉ dẫn rõ ràng, hoặc Đạo hoặc Tục, ân cần cầu thỉnh cúng dường, cung cấp các món cần dùng, nhờ họ tụng niệm cầu đảo, cẩn thận kín đáo tinh thành kiến lập Đạo Tràng. Sau đó chuyên tâm trì niệm khiến được vui vẻ.

Như có việc không thể lập Đạo Tràng được thì có thể ở nơi sạch sẽ thanh tịnh, trong phòng kín, hoặc chốn Già Lam, dùng một cái giường sạch sẽ để tạo Luân Đàn . Phía Bắc treo tượng Xí Thịnh Quang Phật Đảnh Luân Vương hoặc đối trước một tượng Phẫn Nộ Vương cũng được. Dùng phướng, phan, lọng báu trang sức Luân Đàn này.Ở trước Tôn Tượng như thế của Mạn Đà La, 4 mặt như Pháp dâng bày các món ăn uống, hoa, quả, cháo, sữa, cơm, bơ, đường, mật, mía, đèn, hồ đào…. Đốt hương , rải hoa cúng dường, chí tâm tụng niệm. Người làm Pháp này mặc toàn đồ trắng, ngày đêm như trên thì tai nạn liền diệt. Các vật đựng đồ cúng dường đều bằng bạc, nếu như không có thì dùng đồng trắng hoặc đồ bằng sứ trắng mới, không được dùng các đồ đã xái rồi. Ngày đêm không ngừng nghĩ, tụng Xí Thịnh Quang Phật Đảnh Đà La Ni. Các hương thiêu đốt thì dùng Trầm Thủy, Bạch Đàn, Bạch Giao, Huân Lục, Bạch Mao hòa lẫn…

Tụng niệm liên tục chẳng dứt , tình đến một ngàn một vạn, cho đến một Lạc Xoa hoặc 3 Lạc Xoa số tức được các Nguyện.Hoặc không cần Định Số, nên tụng Phật Nhãn Chân Ngôn, Chân Ngôn của 8 vị Bồ Tát thuộc nhóm Văn Thù Sư Lợi, Kim Cang Thủ . Mỗi khi vào Đạo Tràng trước tiên đều tụng 108 biến triệu thỉnh các Ngài vào Đạo Trường. Chân Ngôn của Chư Thiên và Tú Diệu đều niệm 7 biến.

Lúc Chánh Niệm Tụng thời phát sâu Tâm Từ. Thường dùng Phật Nhãn nhìn ngó Luân này, bên trên là hình tượng chư Thiên, bên dưới là Tâm cầu đảo, đốt hương phát nguyện cầu xin Ân Phước. Chẳng nên tác Tâm Phẫn Nộ giáng phục nương theo Thánh Cảnh ắt chẳng được tương ưng. Vì Các vị này đều là Thiên Tiên có đại phước đức, hành Bồ Tát Đạo dùng sức Thệ Nguyện nhận thân Trời (Thiên Thân) này để làm lợi ích cho Hữu Tình , khiến các chúng sanh cang cường hung ác sợ sệt mà tu Thiện … Há có thể đem so sánh với thân phàm phu cấu uế, hạ liệt, ít phước … mà muốn chiết phục hàng Tạo Hóa Thiên Tiên này ư ? !… Quả không thể có điều ấy. Do vậy cần phải suy nghĩ, hành Đạo cung kính sợ sệt. Khởi sâu Tâm Từ thương xót tất cả Hữu Tình bị ách nạn, nguyện khiến giải thoát, một lòng trì tụng Xí Thịnh Quang Phật Đảnh Chân Ngôn càng nhiều càng tốt.

Nay Ta diễn nói Đà La Ni là:

Ở dưới Sa-phát tra nên nói Phiến để ca thất rị duệ 

 

Ná mạc tam mạn đa bột đà nam. A bát-la để hạ đa á sa na nam. Úm khư khư, khư tứ khư tứ , hồng hồng, nhập-phạ ra nhập-phạ ra, bát-ra nhập-phạ ra bát-ra nhập-phạ ra, để sắt xá để sắt xá, sắt trí rị sắt trí rị , sa-phát tra sa-phát tra, sa phạ hạ

_ Phật Nhãn Bồ Tát Chân Ngôn:

 

Nẵng mạc tát phạ đát tha nghiệt đế tỳ-dữu, ra-hạt đế tỳ-dược, tam miệu tam một đệ tỳ-dược. Úm, rô rô, sa-phổ rô, nhập-phạ ra, để sắt xá, tất đà, lô tả nễ, tát phạ lạt-tha, sa đà nĩnh duệ, sa-phạ hạ

 

_ Tâm Chân Ngôn là :

Úm, một đà lộ tả ninh, sa-phạ hạ

 

Hai tay chắp trống lòng

Mở Phong (ngón trỏ) vịn lưng Hỏa (ngón giữa)

Hai Không (2 ngón cái) đều đứng thẳng

Giống như năm con mắt

Niệm Chân Ngôn bảy biến

An mắt với hai vai

My Gian (Tam Tinh) làm Phật Nhãn

Thành mắt Phật Từ Bi

 

_Tiếp đến Diệu Cát Tường

Dùng Thanh Liên Hoa Khế

Bảy biến, triệu ba lần

Triệu dùng Độ Tuệ Phong (ngón trỏ phải)

Tưởng cỡi Sư Tử Vương

Lai giáng đến Đạo Tràng

Ban cho Nguyện đầy đủ

Tụng Chân Ngôn ấy rằng:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Hệ hệ, cu ma ra ca, vi mục khất-để, bát-tha tất-thể đa, sa-ma ra sa-ma ra, bát-ra để chỉ-nhiên, sa-phạ hạ

 

_ Tâm Chân Ngôn là:

Úm, phạ kế ná nẵng mạc

 

_Tiếp đến Kim Cang Thủ

Ấn Tướng hiểu như sau

Hai Thủy (2 ngón vô danh) xoa bên trong

Địa (ngón út) Hỏa (ngón giữa) hợp thẳng đứng

Hai Không (2 ngón cái) cũng như Địa (ngón út)

Mở Phong (ngón trỏ) hình Ngũ Cổ Đây là Ấn Bí Mật

Kim Cang Thủ Minh là :

Nẵng mạc tam mạn đa phạ nhật-ra hách, chiến nỏa, ma ha rô sái nỏa, hồng

 

_ Tâm Chân Ngôn :

Nẵng mạc tam mạn đa phạ nhật-ra hách. Úm, phạ nhật-ra bá ni, phạ nhậtra tát đát-phạ , hồng

 

_ Tiếp đến Cứu Hộ Tuệ

Tay Định (tay trái) : Kim Cang Quyền

Ngồi thẳng để cạnh hông

Tay Tuệ (tay phải) thẳng năm ngón

Đem che nơi trái tim

Chận mạnh nơi Không Luân (ngón cái)

Niệm Chân Ngôn ấy là :

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Hệ, ma hạ ma hạ sa-ma ra, bát-la để chỉ-nhiên, sa-phạ hạ

 

_ Lại Bất Tư Nghị Tuệ

Ấn Tướng bày như sau

Định Tuệ (2 tay) xoa bên trong

Khiến thành ra Quyền Ấn

Hai Phong (2 ngón trỏ) duỗi hơi co

Ơ nơi lóng thứ ba

Khiến lưng móng dựa nhau

Hai Không (2 ngón cái) đều đứng thẳng

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Hệ hệ, khẩn chỉ ra duệ tỷ, a vĩ sa-ma dã, ninh duệ, sa-phạ ha

 

_ Tiếp đến Bậc Phụng Giáo

Ấn Tướng như nói trên

Cứu Hộ Tuệ Bồ Tát

Khế ấy đã biết trước

 

_ Tiếp Tỳ Cu Chi Tôn

Ấn Khế diễn như sau

Định Tuệ (2 tay) Nội Hợp Quyền

Nâng Phong (2 ngón trỏ) giao lóng trên

Hay diệt mọi tai nạn

Diệt trừ các khổ ác Vì lợi ích hữu tình

Tức nói Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Tát phạ bội dã, đát-ra tán nễ, hồng, saphả tra dã , sa-phạ hạ

 

_ Tiếp đến Quán Tự Tại

Cũng hiệu Như Ý Luân

Định Tuệ (2 tay) Kim Cang Phược

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cánh sen

Hai Phong (2 ngón trỏ) như hình báu

Không Luân (ngón cái) tựa như phướng

Nâng Địa (2 ngón út) giao lóng trên Đêy là Tiểu Tâm Khế

Tức nói Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, bát ná-ma tiến đa ma ni, nhậpphạ ra, hồng

 

_ Tâm Trung Tâm:

Úm, phạ ra nẵng bát ná-minh hồng

 

_ Ma Hê Thủ La Thiên Vương Chân Ngôn: (đây là Đại Tự Tại Thiên)

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, ế hệ duệ tứ, ma hề thấp-phạ ra dã, sa-phạ hạ

 

_ Lại nói Dục Giới Tự Tại Y Xá Na Chân Ngôn (Tiểu Tự Tại)

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Rô nại ra dã, sa-phạ hạ

 

_ Đại Phạm Thiên Vương Chân Ngôn:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, ma hạ một-ra hàm-ma duê(, ế hê duệ tứ, sa-phạ hạ

 

 

_ Thỉnh Triệu Thập Nhị Cung Thiên Thần Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, khất-ra hê thấp-phạ rị dã, bát-ra đa nho, thất-lị ma dã thương kê, hồng tạc, sa-phạ hạ

 

_ Thỉnh Triệu Nhị Thập Bát Tú Chân Ngôn là :

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, a sắt-tra vĩ-dựng thiết để nẫm,nặc khất-sát đát-lệ tỳ-dược, nẵng nại ninh duệ , thương kế , hồng tạc, sa-phạ hạ 

_ Chân Ngôn đều Thỉnh Triệu Chư Thiên với 7 Diệu, 12 Cung Thần, 28 Tú, các Chấp và Địa Thiên đẳng là :

 

Ná mạc tam mạn đa một đà nẫm. Úm, tát phạ nễ phạ đa nẫm, ế hê duệ tứ, a nễ để-dã, tố ma, bán tả nặc khất-sát đát-ra , ra hô , kế đô, ná-phạ nại xả vĩ ma na, a sắt-tra vĩ-dựng thiết để, bát-rị thể phệ duệ, thương chỉ, hồng, tạc, sa-phạ hạ

_ Tiếp bày rõ các Thiên

Đại Tự Tại Thiên Ấn

Tuệ vũ (tay phải) duỗi năm ngón

Nâng gò má nghiêm trụ

 

_ Tam Muội (tay trái) duỗi năm ngón

Không (ngón cái) giữ lóng trên Phong (ngón trỏ)

Là Đại Phạm Thiên Khế

Ấn chắc, niệm Bổn Minh

 

_ Tay Định (tay trái) nắm thành quyền

Hỏa (ngón giữa) duỗi, Phong (ngón trỏ) co lóng

Giống như chống cây giáo

Y Xá Na Thiên Ấn

 

_ Định Tuệ (2 tay) hợp bền chắc

Dựng thẳng hai Không Luân (2 ngón cái)

Hợp chắc giống cây phướng

Nhất Thiết Chấp Diệu Ấn

 

_ Không đổi Ấn Tướng trên

Không (ngón cái) Hỏa (ngón giữa) đều xoa nhau

Khiến ngón dựa lưng tay

Là Nhất Thiết Tú Khế

 

_ Lại nói Thiên ngoài Giới

Các Ấn Tướng bí mật

Y Xá đã nói trước

Tiếp thuật Thiên Ấn khác

 

_ Phương Đông: Trì Quốc Vương

Nâng tay phải nắm quyền

Tay trái chống nơi hông

Gọi là Bổn Hộ Ấn

 

_ Định Tuệ (2 tay) trong nắm quyền

Duỗi Thủy Luân (ngón vô danh) kèm dựng

Chuyển động tấu âm nhạc

Là Càn Thát Bà Ấn

 

_ Tay Định (tay trái) ngửa ngang tim

Hỏa (ngón giữa) Không (ngón cái) cùng vịn nhau

Giống như hình tam giác

Đây là Hỏa Thiên Khế

 

_ Tay Tuệ (tay phải) dựng bốn ngón

Không (ngón cái) nằm ngang trong chưởng (lòng bàn tay)

Co Phong (ngón trỏ) triệu ba lần

Là tướng Triệu Hỏa Thiên

 

_ Cửa Nam Diễm Ma Vương

Ấn ấy bày như sau

Hai tay hợp làm sen

Địa (ngón út Không (ngón cái) rũ vào chưởng

Tướng như là Đát Nõa

Gọi là Tử Vương Tiêu

 

_ Lại nói Phương Tây Nam

La Sát Sa Vương Ấn

Chắp tay như hoa sen

Hai Thủy (2 ngón vô danh) xoa bên trong

 

_ Tiếp đến Tây Long Phương

Định Tuệ (2 tay) nội hợp quyền

Hai Phong (2 ngón trỏ) như cái vòng

Là Thủy Chư Long Khế

 

_ Tay Định (tay trái) nắm thành quyền

Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) dựng như phướng

Tưởng phướng ấy lay động

Uy nộ hộ các góc (phương ngung)

 

_ Tiếp Bắc Tối Thượng Phương

Đa Văn Thiên Vương Khế

Tay Tam Muội Trí Tuệ (2 tay)

Xoa trong nắm thành quyền

Hai Hỏa (2 ngón giữa) hợp như núi

Giống như là hình báu

Là Ấn của chư Thiên

Kết Ấn mà mời thỉnh

Khiến hộ người Đạo Tràng

Tất cả đều mãn nguyện

 

_ Thỉnh Triệu chư Thiên xong

Lại niệm các Duyên Khởi

Câu Kệ đọc rõ ràng

Ba biến hoặc bảy biến

Các Pháp do Duyên sanh

Như Lai nói Nhân đó

Pháp này Nhân Duyên hết

Là Đại Sa Môn nói

Kệ mười hai Duyên sanh

Trước sau tụng niệm đủ

Vẽ Đàn với Xưng Niệm

Mỗi mỗi đừng lãng quên

Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử Ưu Bi Khổ Não.

Lại viết Diệt Cú tức là 12 Duyên Diệt:

Vô Minh diệt tức Hành diệt, Hành diệt tức Thức Diệt, Thức diệt tức Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt tức Lục Nhập diệt, Lục Nhập diệt tức Xúc diệt , Xúc diệt tức Thọ diệt, Thọ diệt tức Ái diệt, Ái diệt tức Thủ diệt, Thủ diệt tức Hữu diệt, Hữu diệt tức Sanh diệt, Sanh diệt tức Lão Tử Ưu Bi Khổ Não diệt

Bên phải ngoài Luân (bánh xe) trên 108 cánh sen, mỗi mỗi đều vẽ chữ A (狣). Mỗi khi trì tụng, phát nguyện tác bạch Thánh Chúng, tay bưng lư hương, chí thành cung kính quỳ lạy Phật mà nói rằng:

“ Đệ Tử tên là…. Nay xin Quy Mạng 3 báu Phật, Pháp, Tăng, Hải Hội Thánh Chúng. Ngưỡng bạch Pháp Thân Thanh Tịnh Biến Chiếu Như Lai. Cáo khắp mười phương chư Phật, Chúng Đại Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác, Ngũ Thông Thần Tiên, 9 Chấp Đại Thiên, 12 Cung Chủ, 28 Tú, Chúng Thánh Linh Kỳ, 4 Đại Minh Vương, 8 Thiên hộ thế với các Quyến Thuộc , Thổ Địa, Sơn Xuyên Hộ Pháp Chư Thần, Nghiệp Đạo Minh Quan, Bổn Mạng Tinh Chủ.

Nay con gặp phải tai nạn (cầu gì thì nói cho đầy đủ) lăng bức.

Du Không Đại Thiên nguyện thuận Phật Giáo Sắc xin nhận sự cầu thỉnh của con đều đến dự Hội, nhận lấy Đàn Na (Thức dâng cúng) phát tâm vui vẻ, vì con (họ tên… ) trừ diệt tai nạn, cấp ách như vậy. Con nương theo lực Từ nhiếp hộ của Đại Thánh gặp nghe Giáo này mà nhổ bỏ Nghiệp khổ luân hồi của chúng con với tất cả Hữu Tình.

Nguyện xin 9 Chấp Thiên Thần y theo Phật Giáo Luân biến Tai thành Phước ban cho con sự không sợ hãi khiến trụ an vui. Đời sau cùng kết làm quyến thuộc của Bồ Đề. Vĩnh viễn xa lìa yêu ghét, tạo ích lợi cho nhau. Nguyện ban cho sự Vô Úy khiến cho con được Cát Tường

Mỗi ngày 3 Thời hoặc 4 Thời, hoặc giờ Thìn (7giờ đến 9 giờ sáng) phát nguyện cầu thỉnh đều được các nguyện. Ngoại trừ kẻ không chí tâm, lười biếng, kiêu mạn thì sự mong cầu không có ứng (Sở cầu vô ứng).

Người gặp tai ách, chí thành phát nguyện, Đạo Tràng, đủ ngày y Chân Ngôn Giáo Pháp. Dùng bơ, mật, lạc, sữa, cây… làm Hộ Ma và cúng thí 8 Phương Thiên với đem thức ăn thí cho các hàng Quỷ Thần. Trong một chậu nước, bỏ các thứ ăn uống ngon ngọt, trái cây…đều nên bẻ nát. Tụng Thí Diễm Khẩu Chân Ngôn, khởi Tâm Từ Bi gia trì 7 biến hoặc 49 biến hoặc 108 biến rồi đem bỏ ra ngoài thành hoặc ngoài nhà, nơi đất sạch cho các Quỷ Thần không có tên, không có địa vị …ăn . Hoặc đổ xuống sông, suối, nước chảy sạch sẽ. Như vậy y Giáo làm thì tất cả tai nạn đều được trừ diệt.

Thời Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo Đại Chúng rằng: “Ta từng nghe Giáo Pháp này cho đến nay thường vì chúng sanh diễn nói như vậy. Tất cả Như Lai đều chứng biết cho Ta diễn nói Giáo Lệnh Trừ Tai Pháp Luân xong.. Các ông, các Thiên Chúng nên như lời dạy của Đức Phật mà kính thuận phụng hành

Bấy giờ chư Thiên nghe nói Kinh này xong đều rất vui vẻ, khác miệng cùng lời đều nói rằng: “Kính y Thánh Chỉ, chẳng dám trái ngược, tin nhận phụng hành” rồi lui ra.

 

XÍ THỊNH QUANG PHẬT ĐẢNH NGHI QUỸ

_Hết_