QUYỂN 23

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 20 trong kinh)

Hạnh thứ bảy: Vô Trước, Thể tức là Phương tiện, dựa vào hai phương tiện, do hồi hướng cho nên không trú vào sinh tử, do cứu độ cho nên không trú vào Niết-bàn, cả hai không có trú vào cho nên gọi là Vô Trước.

Bốn quyển sau trong kinh Bổn Nghiệp cũng đều có ba phương tiện. Ba phương tiện: Một- Tiến lên hướng về quả; Hai- Khéo léo thông hiểu về có và không có; Ba- Không rời bỏ và không nhận lấy tất cả các pháp.

Một tức là hồi hướng, hai là do khéo léo thông hiểu cho nên mới có thể cứu độ, ba là không rời bỏ và không nhận lấy giống như Bát-nhã. Luận Duy Thức chỉ trình bày về Hậu đắc trí, cho nên không thiết lập.

Kinh Bổn Nghiệp dựa theo bao gồm Chánh vị không giống nhau, không trở ngại một loại này. Cả ba loại đều khéo léo cho nên đều không có trú trước, thì Bi-Trí không hai mà hai, ngay nơi một tâm hai mà không hai, đều là Vô Trước. Hữu là Huyễn Hữu, Vô là Chân Không. Huyễn Hữu là không có, có cho nên chính là Chân Không; Chân Không là không trống rỗng, trống rỗng cho nên chính là Huyễn Hữu. Hai pháp này vô ngại cho nên gọi là khéo léo thông hiểu. Như vậy dung hòa với nhau cho nên không có gì vướng mắc. Hữu thì có thể khởi Dụng, Không thì có thể quán sát, cho nên đều không rời bỏ. Nếu nhận lấy Hữu thì giống như phàm phu, nhận lấy Vô thì giống như hướng về chứng ngộ, cho nên đều không nhận lấy.

Trong mục 2 là giải thích về tướng, toàn bộ phân làm hai: Trước là trình bày về Vô trước thuộc Tự phần; sau là trình bày về Vô trước thuộc Thắng tiến.

Trong phần trước là Vô trước thuộc Tự phần đã hàm chứa phương

tiện hai-ba đã nói trước đây, ở văn phân ba: Một- Chỉ trình bày về Vô trước thuộc Tự hành; Hai- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ; Ba- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là tương tự hiển bày về vạn hạnh.

Trong phần một lại có hai: 1- Trình bày về không đắm vào cảnh thanh tịnh; 2- Từ “Kiến bất tịnh…” trở xuống là không ghét bỏ cảnh nhiễm ô.

Trong mục 1 có ba: a- Trình bày về không đắm vào quốc độ trang nghiêm. b- Từ “Vãng nghệ…” trở xuống là không đắm vào Tam Bảo, trong đó: Đầu là cung kính hầu hạ cúng dường Đức Phật; tiếp từ “Như thị…” trở xuống là hiển bày về cúng dường qua việc làm; sau từ “Ư niệm niệm…” trở xuống là riêng biệt nêu ra tướng của Vô trước, nghĩa bao gồm Tam Bảo và tự mình tiến tu, đều không có gì đắm vào. Nói niệm niệm là hiển bày về nhanh chóng mà lại nhiều. c- Từ “Thử Bồtát…” trở xuống là trải qua thời gian dài không đắm vào.

Mục 2 là trình bày về không ghét bỏ cảnh nhiễm ô, chỉ có một câu là bởi vì nhiễm ô dễ dàng rời bỏ.

Trong phần hai là đưa ra giải thích, ý đưa ra rằng: Vui với thanh tịnh-ghét bỏ dơ bẩn là lẽ thường của con người, vì sao Bồ-tát không ghét bỏ-không đắm vào? Ý giải thích rằng: Thanh tịnh và nhiễm ô không dựa vào Phật tuệ, thì chúng sinh thuận theo pháp mà quán sát về hai tướng ở đâu, cho nên nói là như pháp của chư Phật mà quán sát, bởi vì pháp Phật tức là Phật tuệ về pháp giới.

Phần ba là tương tự hiển bày về vạn hạnh, nếu là mình hay là người khác thì đều không có gì đắm trước, trong đó: Đầu là câu kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau từ “Giáo hóa…” trở xuống là mở rộng nêu ra pháp đã thực hành. Nói về pháp mà Phật an trú, tức là ThánhThiên-Phạm…, còn lại đều có thể biết.

Phần sau từ “Bồ-tát Ma-ha-tát…” trở xuống là Vô trước thuộc Thắng tiến, văn phân làm ba: Một- Trình bày về Tự hành; Hai- Từ “Đắc thọ ký…” trở xuống là Lợi tha; Ba- Từ “Bồ-tát như thị quán thân…” trở xuống là kết luận về Hạnh thành tựu đầy đủ.

Phần một phân hai: Trước là nhắc lại Tự phần trước đây; sau từ “Ư Phật pháp…” trở xuống là chính thức hiển bày về Thắng tiến, có mười một câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nghĩa là bởi vì thông hiểu rõ ràng về pháp thuộc GiáoLý-Hạnh-Quả.

Trong riêng biệt: 1- Hiểu rõ về pháp thuộc Quả, nghĩa là Bồ-đề của Phật. 2- Hiểu rõ về pháp thuộc Lý, nghĩa là chứng được pháp Tỳni. Tỳ-ni, âm tiếng Phạn nói đầy đủ là Tỳ-nại-da, Trung Hoa gọi là Diệt, như Luật tạng tiếp nhận danh nghĩa bao gồm điều phục. Nay nói Pháp Diệt gồm chung bốn loại pháp đều có nghĩa về Diệt, đó là Giáo giải thích về Diệt, Hạnh diệt trừ phiền não, Quả chứng được Diệt, Lý vốn tịch diệt. Nay văn trên-dưới đã có ba loại còn lại, cho nên Diệt ở đây tức là Diệt thuộc về Lý. Lại tương ưng với nghĩa của Chứng, bởi vì trong giáo viên dung đều có thể Chứng được. 3- Trú trong Chánh giáo của Phật, tức là hiểu rõ về pháp thuộc Giáo, như Giáo mà an trú. 4- Từ “Tu Bồ-tát hạnh…” trở xuống đều là pháp thuộc Hạnh, ba câu nói về Hạnh tùy tướng, Hạnh tức là vạn hạnh, Tâm tức là Tứ đẳng, Giải thoát tức là các môn giải thoát; hai câu tiếp nói về Hạnh vô tướng, Trú xứ tức là Giáo-Lý và Quả trước đây, Sở hành tức là vạn hạnh… trước đây, đều không có gì nhiễm trước. Vì thế cho nên luôn luôn thanh tịnh trong đạo của Bồ-tát, có thể được thọ ký riêng biệt.

Trong phần hai là Đại Bi Lợi tha, có hai: Trước là tăng trưởng về Đại Bi, sau là tâm chú trọng về cứu độ.

Trong mục trước lại có hai: 1- Tâm Bi quán sát về chúng sinh; 2- Tăng trưởng tâm Bi mà không hề đắm trước.

Trong tiết 1 lại có hai: a- Quán sát bởi vì mê mờ bốn Đế cho nên đi vào đường hiểm; b- Quán sát bởi vì mê mờ Thắng nghĩa cho nên đi vào đường hiểm.

Tiết a: Đầu là hai câu nêu lên thời gian khởi niệm; sau từ “Phàm phu…” trở xuống là phân rõ về cảnh đã nghĩ đến, có mười ba câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nghĩa là mê mờ đối với bốn Đế, đều nói là ngu si.

Trong riêng biệt: Năm câu trước nêu rõ về mê mờ, bảy câu sau hiển bày về lỗi lầm.

Trong năm câu trước: 1- Không nhận biết về Khổ đế; 2- Không thấy lỗi lầm của Tập; 3- Không tin vào tánh vốn Tịch Diệt; 4- Không có thể Tu Đạo, nói về Giải; 5- Không có thể Tu Đạo, nói về Hạnh.

Bảy câu sau là hiển bày về lỗi lầm: 1- Không thấy lỗi lầm của Tập, bởi vì ngu dốt-tham trước tức là Si-Ái. 2- Bởi vì tham ái cho nên nhận chịu sinh tử khổ đau. Tiếp từ “Bất cầu kiến…” trở xuống là bốn câu, giải thích về không Tu Đạo: Ba câu đầu nói về thiếu duyên của Đạo; câu bốn là bởi vì không tin cho nên mê mờ Chánh Đạo, mất đi hiểu biết vốn có, lấy Tà làm Chánh gọi là sai lầm. Một câu sau cuối là bởi vì không Tu Đạo trước đây, cho nên đi vào đường hiểm mất đi pháp Diệt. Trên đây hoàn toàn là phàm phu.

Tiết b từ “Bất kính…” trở xuống là trình bày về mê mờ Thắng nghĩa mà đi vào đường hiểm, gồm chung cả phàm phu-Tiểu thừa: Đầu là hai câu về lìa xa duyên thù thắng. Tiếp là hai câu về không đủ nhân thù thắng. Sau là có Sinh Không đều làm trú xứ; sợ hãi đối với Pháp Không, bởi vì cho rằng đoạn diệt. Vì vậy trong kinh Đại Bát Nhã: “Cuối cùng của các Hội, Thiện Hiện đều thương xót chúng sinh sợ hãi đối với Pháp Không, mà phát khởi thưa hỏi rằng: Làm sao khiến cho các chúng sinh tỏ ngộ về các pháp vốn Không? Đức Phật dạy: Không phải là trước có pháp mà về sau nói là không có, đã không phải là trước có thì sau cũng không phải là không có, tự tánh luôn luôn là Không, đừng sinh lòng kinh sợ!” Từ “Viễn ly…” trở xuống là trở lại giải thích về nghĩa trên đây: Bởi vì đắm vào nơi chốn cho nên sợ hãi đối với Không, xa lìa Chánh mà trú vào Tà, rời bỏ yên ổn mà đi vào nguy hiểm. Bởi vì lìa xa duyên thù thắng, cho nên rời bỏ Phật mà đi theo Ma, chấp vào có mà không rời bỏ, Ma vui với sinh tử nhưng Phật thì trú vào Không.

Tiết 2 từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là tăng trưởng tâm Bi, kết luận về thành tựu Vô trước.

Mục sau từ “Bồ-tát nhĩ thời…” trở xuống là tâm chú trọng về cứu độ, dùng tâm Đại Bi tùy theo chúng sinh trải qua đời kiếp, văn phân hai tiết riêng biệt: Trước là khởi Hạnh; sau từ “Nãi chí…” trở xuống là hiển bày về Vô trước.

Trong tiết trước cũng có hai: Một- Trình bày về tâm không hề mệt mỏi chán ngán, bởi vì Vô trước chính là Đại Bi kiên cố, không vì khó cảm hóa mà chán ngán rời bỏ chúng sinh. Hai- Từ “Hựu dĩ…” trở xuống là trình bày về tâm rộng lớn ấy, nghĩa là nơi một mảy lông cảm hóa nhiều chúng sinh, pháp giới đều như vậy, đó là rộng lớn.

Trong tiết sau là hiển bày về Vô trước, có ba: Một- Nêu ra ít so sánh với nhiều; Hai- Từ “Ư nhất nhất…” trở xuống là mở rộng hiển bày về Vô trước; Ba- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Sở dĩ không đắm vào, sau giải thích có hai ý: 1- Bởi vì xứng với Vô tướng sâu xa mà phát khởi ý niệm; 2- Bởi vì phát khởi gia hạnh rộng khắp hư không.

Trong tiết 1, Vô tướng khó sáng tỏ, dựa vào Dụ để hiển bày. Nhưng các Dụ này bao gồm Dụ về các pháp, như phần sau của phẩm này. Nay chọn lấy nghĩa thích hợp, tất cả nêu ra một nghĩa, thì rõ ràng pháp đã thấy trước đây đều Vô tướng: Câu đầu là tổng quát quán sát về pháp giới thuộc Sự, từ duyên như huyễn vốn không có Thật Thể, vì vậy không đắm vào. Những câu còn lại là riêng biệt: Một- Phật tùy theo căn cơ hiện bày, như hình ảnh tùy theo vật chất, mà lại hiện bày trong mặt nước của tâm; Hai- Hạnh của Bồ-tát vốn nghĩ nhớ chúng sinh, bởi vì chưa hoàn toàn giác ngộ; Ba- Thanh nhờ duyên mà thành tựu, tùy cảm mà có thuyết giảng. Những câu còn lại kinh văn tự giải thích. Tất cả các pháp như thật tế là tổng quát kết luận. Lại trước là trình bày về pháp giới như huyễn, tức là Thể thuận theo duyên; sau là kết luận tất cả các pháp như thật tế, ngay nơi Sự mà vắng lặng. Người thế gian đều nói thật tế là Bất biến, mà nói các pháp là Vô thường, dùng điều đã nhận biết ấy dụ cho những điều không nhận biết, cho nên đưa vào chữ Như.

Lý thật viên dung với tướng của thế gian, tức là Thường trú. Nhưng Cổ đức dùng bảy Dụ sau lần lượt chuyển tiếp để giải thích về nghi ngờ.

Một: Nghi ngờ rằng: Thế gian huyễn hóa thì lửa không thành tác dụng đốt cháy, Phật ứng hiện làm lợi ích cho chúng sinh, lẽ nào giống như huyễn hóa hay sao? Giải thích rằng: Như hình ảnh, cũng có các nghĩa về che phủ thuận theo vật chất…, lẽ nào là thật hay sao? Nhưng Dụ về các pháp đều có ba nghĩa: 1- Nghĩa về duyên thành tựu; 2- Nghĩa về không có thật; 3- Nghĩa về có tác dụng. Ý chọn lấy không có thật, cho nên không đắm theo.

Hai: Nghi ngờ rằng: Nếu Phật như hình ảnh thì Bồ-tát vì sao mà khởi Hạnh, nhân mong cầu trước kia đã không hư dối thì quả lẽ nào không phải là thật hay sao? Giải thích rằng: Như giấc mộng, giấc mộng cũng có ba nghĩa, không có Thể mà hiện rõ thật sự làm duyên cho giác ngộ, nghĩa là có lúc mộng thấy đuổi chạy mà giật mình tỉnh giấc. Bồ-tát khởi Hạnh cũng như vậy, chứng Lý cho nên Không, Vô minh chưa hết cho nên tựa như thật, có thể làm duyên cho quả Phật, chuyên cần dũng mãnh mãi không thôi, bỗng nhiên giác ngộ như người mộng thấy vượt qua dòng sông.

Ba: Nghi ngờ rằng: Nếu Hạnh của Bồ-tát như giấc mộng, thì tại sao trong kinh nói đây là Hạnh của Bồ-tát, đây là Hạnh của Nhị thừa? Giải thích rằng: Như tiếng vang, duyên thành tựu không có nguồn gốc gọi là Thanh, Thánh giáo Đại thừa-Tiểu thừa cũng như vậy, căn cơ cảm đến không có nguồn gốc, tùy theo căn cơ mà nghe khác nhau.

Bốn: Nghi ngờ rằng: Quả và Hạnh có thể như vậy, thế gian chưa tỏ ngộ thì điều này thuận theo là thật hay sao? Giải thích rằng: Như hóa hiện, tâm-nghiệp và thần lực đã duy trì, không có thật nhưng có tác dụng.

Năm: Nghi ngờ rằng: Nếu đều giống như hóa hiện thì sao có thân sai biệt? Giải thích rằng: Như huyễn ảo.

Sáu: Nghi ngờ rằng: Nếu thân như huyễn ảo thì sao có chủng loạibáo ứng không giống nhau? Giải thích rằng: Như tâm niệm. Hai Dụ này có ba nghĩa như hình ảnh trước đây đã nói.

Bảy: Tổng quát kết luận, có thể biết. Trên đây là cách giải thích của Cổ đức. Hai kinh đã khác nhau ở chi tiết, sơ lược thêm vào để thay đổi, nhưng cách giải thích ấy tựa như trải qua giải thích rất gượng gạo, cũng là một phương pháp mà thôi.

Tiết 2 từ “Hựu tác…” trở xuống là bởi vì phát khởi gia hạnh rộng khắp hư không, cho nên không đắm vào: Đầu là trình bày về nơi chốn rộng lớn, niệm niệm là rõ ràng thông suốt làm sáng tỏ về hiểu biết rộng lớn ấy, Chánh niệm hiện rõ trước mắt là nhân không đắm vào.

Trong phần ba là kết luận về Hạnh thành tựu đầy đủ, phân ba: 1Kết luận thành tựu về Tự hành; 2- Từ “Vi hóa…” trở xuống là kết luận thành tựu về hạnh Lợi tha; 3- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích cùng kết luận thành tựu về hai Hạnh.

Trong tiết 2 là hạnh Lợi tha có ba: Đầu là tổng quát hiển bày về giáo hóa không hề mệt mỏi. Tiếp từ “Vô bì yếm cố…” trở xuống là riêng biệt nêu ra tướng không hề chán ngán, trong đó: Thi thiết là tùy theo nơi chốn mà nghi thức khác nhau, hòa hợp là bởi vì duyên thiệnác hội tụ, còn lại có thể biết. Sau từ “Bất linh…” trở xuống là kết luận thành tựu về Vô trước.

Tiết 3 là đưa ra giải thích cùng kết luận, có thể biết.

Hạnh thứ tám: Nan Đắc, Thể tức là Nguyện. Ngay trong mục 2 là giải thích về tướng, văn phân hai phần riêng biệt: Trước là trình bày về Hạnh thuộc Tự phần; sau là trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến. Nhưng hai Hạnh này đều thâu nhiếp Nguyện của Thượng cầu-Hạ hóa, tóm lược không có Thần thông.

Trong phần trước phân bốn: Một- Trình bày về Tự hành; Hai- Phân rõ về Lợi tha; Ba- Cùng kết luận hai Hạnh, động-tịch vô ngại; Bốn- Hai Hạnh đều không phải, lướt qua dấu tích tiến vào sâu xa. Trong phần một phân ba: 1- Trình bày về tu thành tựu thiện căn; 2- Hiển bày về hành tướng của thiện căn; 3- Lợi ích của Hạnh thành tựu.

Mục 1, đây tức là chỗ dựa để khởi Hạnh, Thiện nghĩa là thuận theo lý làm lợi ích cho chúng sinh, Căn nghĩa là sinh ra và lớn lên thêm

nữa, đạt được do mình cho nên gọi là thành tựu. Văn có mười câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Tổng quát đầy đủ chín câu sau cho nên nhận được tên gọi Nan Đắc.

Mục 2 từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là hiển bày về hành tướng của thiện căn, cũng có mười câu, như thứ tự đối với trước, nghĩa là do đạt được hiểu biết (Giải) rất thù thắng, cho nên nhận được tên gọi Nan Đắc…; cũng có thể là có căn khó đạt được mà có thể có hiểu biết thù thắng (Thắng giải). Lại cũng dùng một Hạnh sau để thành tựu mười Thiện trước, tùy theo một Thiện trước để đầy đủ mười Hạnh sau, mà tách biệt phối hợp rõ ràng.

Mục 3 từ “Thị Bồ-tát…” trở xuống là lợi ích của Hạnh thành tựu, trong văn: Trước là kết luận về phần trước; sau từ “Ư niệm niệm…” trở xuống là hiển bày về lợi ích. Trong đó: a- Lợi ích chính mình, có thể chuyển đổi sinh tử mà thành tựu lợi ích của Đại Trí, không rời bỏ Đại Nguyện mà thành tựu lợi ích của Đại Bi; b- Từ “Nhược hữu…” trở xuống là hiển bày về chủ động làm lợi ích cho người khác, nhờ vào Tự hành trước đây mà thành tựu chủ động làm lợi ích cho người khác, đây chính là Lợi tha.

Phần hai từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là phân rõ về hạnh Lợi tha, văn phân làm ba: 1- Pháp; 2- Dụ; 3- Hợp.

Trong mục 1 là Pháp, nghĩa là có Đại Trí cho nên hiểu rõ chúng sinh không phải có, thì không trú vào sinh tử; có Đại Bi cho nên không rời bỏ chúng sinh giới, thì không trú vào Niết-bàn. Đại Bi và Bát-nhã cùng giúp đỡ lẫn nhau, mà thành tựu về đạo Vô Trú.

Trong mục 2 là Dụ: Câu đầu là dụ cho người chủ động hóa độ. Ba câu tiếp là dụ cho hành tướng không trú vào của Bi-Trí. Sau từ “Nhi năng…” trở xuống là ba câu dụ cho công năng của không trú vào, hai câu đầu là chính thức dụ cho công năng, bởi vì không ngừng qua lại; một câu cuối là kết luận về nguyên cớ chủ động hóa độ.

Trong mục 3 là Pháp-Hợp có hai: a- Chính thức kết hợp; b- Đưa ra giải thích.

Trong tiết a kết hợp đầy đủ ba đoạn: Sinh tử tức là bờ bên này (Thử ngạn), Niết-bàn kết hợp với bờ bên kia (Bỉ ngạn), kết hợp với giữa dòng trước đây cũng nói là sinh tử, là bởi vì sau phát tâm và trước thành Phật. Thập Địa-Tam Hiền hãy còn nhận chịu hai Tử, vì vậy giữa dòng tức là sinh tử, cho nên nói là giữa dòng sinh tử, không phải là ở giữa sinh tử và Niết-bàn, gọi là trong sinh tử, ý nghĩa của văn rõ ràng dễ thấy. Bản dịch thời Tấn lạc mất ý nghĩa, không thích hợp để mở rộng dẫn chứng. Có lúc dùng phiền não làm giữa dòng, là dựa theo nổi chìm dập dềnh ấy thuận theo nhân mà nói. Có lúc dùng Thánh Hiền làm giữa dòng, là dựa theo người nhận chịu sinh tử. Có lúc dùng Trung đạo làm giữa dòng, là dựa theo quán hành mà nói, đều không thích hợp để trú vào.

Từ “An ẩn…” trở xuống là đức của Niết-bàn, Thường bởi vì an ổn, Lạc bởi vì không có sợ hãi, Ngã bởi vì không có lo buồn, Tịnh bởi vì không có não loạn.

Từ “Diệc bất…” trở xuống là mở rộng trình bày về dùng Trí dẫn dắt Bi, kết hợp với nghĩa qua lại không có ngưng nghỉ trước đây, nghĩa là bởi vì không đắm vào, cho nên qua lại vận dụng cứu giúp không hề ngừng nghỉ; và hiển bày nghĩa về không rời bỏ-không phải có trong pháp, nghĩa là không những vì Bi cho nên không rời bỏ, mà cũng do hiểu rõ về không phải có cho nên không có gì đáng rời bỏ, thì suốt ngày hóa độ mà không có gì hóa độ. Câu đầu là tổng quát trình bày; từ “Bất xả…” trở xuống là riêng biệt có năm cặp-mười câu: 1- Một và nhiều là một cặp, đã hóa độ và chưa hóa độ đều có hai nghĩa về rời bỏ-đắm vào, suy nghĩ điều này. 2- Tăng và giảm là một cặp, thành đạo giáo hóa mà chúng sinh giới không giảm, không thuận theo giáo hóa thì chúng sinh giới không tăng, đây là dựa theo nhiều người hướng về với nhau. 3- Dựa theo một người, quả khởi lên không sinh ra, phiền não hết sạch không phải là diệt đi. – Nói về Không vì không còn, nói về Hữu vì tăng lên. 5- Một cặp về tổng quát kết luận, bốn cặp không mất đi đều gọi là hai, nay không có phân biệt cho nên phù hợp với căn bản không hai.

Trong tiết b là đưa ra giải thích, văn có hai: Một: Chính thức đưa ra nghĩa về không đắm vào; hai: Trở lại đưa ra nghĩa trước.

Một: Trước đưa ra ý rằng: Hiện tại giáo hóa chúng sinh có tăngcó giảm, mà nói không đắm vào, nguyên cớ ấy thế nào? Ý giải thích rằng: Bởi vì Bồ-tát quán sát sâu xa về chúng sinh giới, giống như pháp giới vốn không có tăng-giảm, cho nên không đắm vào. Trong văn: Đầu là hai câu tổng quát, câu trước là nghĩa về không khác, cho nên nói là Như; câu sau là nghĩa về ngay trong nhau, cho nên nói là không hai. Sau từ “Vô nhị pháp trung…” trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về tướng của không hai, tức là thuộc về văn so sánh trước đây, không có giữ lấy-nương tựa-đắm vào là giải thích về không phân biệt, văn còn lại hiển bày lẫn nhau. Văn này rõ ràng, mà người học ở đời sau chỉ nói là một phần chúng sinh không thành Phật, cho nên gọi là chúng sinh giới không giảm bớt, đáng thương xót biết bao!

Hai: Trở lại đưa ra ý rằng: Vì sao chúng sinh giới mà lại giống như pháp giới? Giải thích rằng: Tất cả các pháp đều giống như pháp giới, lẽ nào chỉ riêng chúng sinh mà không giống nhau hay sao?

Phần ba:Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là cùng kết luận hai Hạnh, động-tịch vô ngại, cũng gọi là tâm hành Vô tận, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp có mười câu: Đầu là hai câu nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, đã đi sâu vào phương tiện cho nên tánh-tướng vô ngại. Từ “Trú ư…” trở xuống là phần còn lại có tám cặp, chính thức hiển bày về tướng của Hạnh: 1- Dựa theo thân mà khởi Hạnh; 2- Hiểu rõ về thuốc pháp; 3- Nhận biết về căn duyên; 4- Qua lại quốc độ của Phật; 5- Thông hiểu về pháp của Phật; 6- Rất phù hợp với lìa xa ngôn từ mà không rời bỏ ngôn thuyết; 7- Không có mong cầu lìa xa ham muốn mà vạn hạnh đều tu. Bảy cặp trước trình bày về Dụng ngay nơi Tịch. 8- Từ “Thường cần…” trở xuống là trình bày về Tịch ngay nơi Dụng, cũng bao gồm hiển bày về nguyên cớ, nhờ chịu khó tu tập cho nên trải qua phương tiện (Quyền), tiến vào pháp giới cho nên luôn luôn vắng lặng (Tịch).

Trong Dụ: Cây dụ cho pháp giới, lửa dụ cho Thân-Trí đã thành tựu, sự việc của lửa dụ cho Bi giáo hóa vô biên, lửa vốn có không tắt đi dụ cho Thân-Trí luôn luôn trong sáng.

Trong Hợp, có thể biết.

Phần bốn: Từ “Phi cứu cánh…” trở xuống là hai Hạnh đều không phải, lướt qua dấu tích tiến vào sâu xa. Nhưng trong phần một là Tự hành, nói có thể chuyển đổi sinh tử mà không rời bỏ Đại Nguyện, đã có hai Hạnh thuộc về Quyền-Thật mà nói phần nhiều trình bày về Đại Trí soi chiếu Thể. Trong phần hai là Lợi tha, đã nói vận dụng cứu giúp không có trú vào, thì Bi-Trí dẫn dắt nhau mà phần nhiều tựa như Đại Bi khởi Dụng, tiếp đến lại dùng Trí dẫn dắt Bi để loại bỏ tâm đắm vào Dụng ấy, lại tựa như Bi-Trí là hai mà tâm hành có trước-sau. Trong phần ba phân rõ về hai Hạnh động-tịch, thì tất cả Lý đều tận cùng mà hãy còn nghĩ đến chúng sinh, nói là hai Sự không dung thông. Vì vậy ở đây trình bày về so sánh quyết định làm mất cả hai, Quyền-Thật không có nương nhờ, lẽ nào chỉ có mười Hạnh hay sao? Bồ-tát tu hành phương tiện khéo léo, càng hiển bày sâu sắc về Bi nguyện cứu giúp của Công Đức Lâm. Văn có năm cặp-mười câu:

1. Nhưng mà những pháp không thích hợp ấy, tức là hai hạnh Quyền-Thật trước đây. Lại như cứu cánh tức là Thật, không cứu cánh tức là Quyền. Nay chính là cả hai không thích hợp, thì Thật tức là Quyền cho nên không phải cứu cánh, Quyền tức là Thật cho nên tất cả đều cứu cánh. Lại chỉ nói không phải cứu cánh, chứ không nói là có pháp không cứu cánh, cho nên cũng không thích hợp. Vậy thì mượn Quyền để loại bỏ Thật, Thật không còn mà Quyền mất đi; mượn Thật để phá bỏ Quyền, Quyền mất đi thì Thật không thiết lập. Cùng tận ngôn từ-bặt dứt suy nghĩ, đâu là Thật-đâu là Quyền? Thể vốn vắng lặng mà chấp sai-chấp đúng, chỉ trống rỗng không có nương nhờ thì Lý tự nhiên hội tụ sâu xa khó hiểu, cho nên phân rõ về cả hai không thích hợp, không phải là có cả hai không thích hợp có thể thiết lập. Nhưng cả hai không thích hợp là ngăn chặn, cả hai đều thích hợp là soi chiếu. Ngay nơi ngăn chặn mà soi chiếu, cho nên cả hai không thích hợp tức là cả hai đều thực hành; ngay nơi soi chiếu mà ngăn chặn, cho nên cả hai đều thực hành tức là cả hai đều loại bỏ. Tổng quát về các đoạn trước, Lý cuối cùng ở tại đây. Trong các câu sau đều phỏng theo nơi này.

2. So sánh về thụ động giáo hóa (Sở hóa), chủ động chọn lấy-thụ động chọn lấy(Năng sở thủ) vắng lặng cho nên không phải là chọn lấy, nhận biết rõ ràng về tâm hành cho nên không phải là không chọn lấy.

3. Dựa theo nơi chốn giáo hóa, không đắm vào thế giới cho nên không phải là nương tựa, nương vào quốc độ mà hiện thân cho nên không phải là không có nương tựa; cũng dựa theo Trí đã chứng được, bởi vì không có phân biệt mà khéo léo tiến vào.

4. Dựa theo pháp giáo hóa, thông hiểu sâu xa về nghĩa lý cho nên không phải là pháp thế gian, tùy theo ngôn ngữ của thế gian cho nên không phải là pháp của Phật.

5. Chứng đến giới hạn của Ly dục cho nên không phải là phàm phu, không đoạn mất hạnh Bồ-tát cho nên không phải là đạt được quả.

Phần sau từ “Bồ-tát thành tựu…” trở xuống trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến, văn phân làm hai: Một- Trình bày Hạnh về Tuệ; HaiTừ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là phân rõ Hạnh về Bi.

Phần một phân hai: Trước là nhắc lại Hạnh thuộc Tự phần trước đây; sau từ “Bất thuyết…” trở xuống là chính thức phân rõ về tướng của Hạnh thuộc Thắng tiến, đều ngay nơi Sự tiến vào sâu xa. Trong đó phân bốn:

1) Tổng quát trình bày về lìa xa tướng không có ngôn thuyết.

2) Đưa ra giải thích để hiển bày về cả hai không thích hợp (Song phi), ý giải thích rằng: Sở dĩ không thuyết giảng: Một là không có pháp nào có thể thuyết giảng; hai từ “Bồ-tát ư như thị…” trở xuống là trình bày về Vô tâm thuyết giảng, nghĩa là bởi vì không khởi niệm.

3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là chuyển sang giải thích về Vô niệm, sở dĩ Vô niệm là bởi vì xứng với pháp giới, cho nên không thuyết giảng về pháp Thanh văn…

4) Dựa vào đưa ra để hiển bày về vận dụng cả hai. Ý đưa ra rằng: Đã không có gì đắm vào, vì sao lại tu hai hạnh Tự lợi-Lợi tha? Ý giải thích rằng: Bởi vì tánh-tướng đều không thích hợp cho nên có thể vận dụng cả hai. Văn có Pháp-Dụ và Hợp. Trong Pháp: Các pháp không hai, cho nên không có thuyết giảng-không có đắm vào; không có gì không hai, cho nên không ngăn ngại gì khởi Hạnh. Trong Dụ, có thể biết. Trong Hợp đều hiển bày về tánh không trở ngại đến tướng, trong đó có hai: Trước là chính thức trình bày; sau từ “Phổ dữ…” trở xuống là phân rõ về công thành tựu đức, thiết lập về tướng của Thắng tiến. Bản kinh thời Tấn thì đầu phần này có chữ “Thử Bồ-tát.”

Trong phần hai là phân rõ về Hạnh thuộc Bi, phân ba: 1- Nhắc lại Trí để hiển bày về Bi, Bi dựa vào Trí sâu xa cho nên trước phải nhắc lại. 2- Từ “Ư tam ác…” trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Bi. 3- Từ “Phục tác thị…” trở xuống là chỉ nói về hóa độ kẻ ác, hiển bày về tướng của Thắng tiến, trong văn có ba: a- Trình bày về kẻ ác là nơi đáng thương xót; b- Trình bày về người thiện không phải là cảnh hóa độ; c- Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Trong tiết a là nơi đáng thương xót: Trước là trình bày về có mê hoặc mà làm trái giáo pháp; sau từ “Tham ái…” trở xuống trình bày có đủ toàn bộ phiền não (Trần lao), căn bệnh mê hoặc đã ăn sâu mới nhờ vào thầy thuốc cứu chữa. Trong tiết trước: Không biết ân để đền đáp, chắc chắn không có cung kính nuôi giữ trải qua giao tiếp với nhau, thì khó mà trách mắng. Tà kiến chấp trước thì không tiếp nhận Chánh giáo, do mê hoặc điên đảo mà nhận lấy không chính xác. Ngu si không có trí tuệ vì nói không hiểu biết, không có tâm tin tưởng, đoạn tuyệt mong mỏi hướng về, đi theo bạn ác, nhất định xa rời người thiện, khởi lên những tuệ ác, không biết từ đâu mà hiểu biết đúng đắn, cho nên khó hóa độ.

Tiết b từ “Thiết hữu…” trở xuống là người thiện không phải cảnh hóa độ, có thể biết.

Trong tiết c là đưa ra giải thích: Đầu là đưa ra, tiếp là giải thích, sau là chuyển sang đưa ra giải thích.

Đầu là đưa ra, ý nói: Bồ-tát hóa độ chúng sinh thì lý ra nên bình đẳng, chỉ hóa độ kẻ ác mà bỏ người thiện, nguyên cớ ấy thế nào?

Tiếp là giải thích, ý nói: Bồ-tát đối với chúng sinh không có chủ định so sánh thân-sơ, dựa vào mê hoặc sâu nặng lại là cảnh hóa độ, như mẹ thương con ốm đau, lẽ nào không bình đẳng hay sao? Lại nếu mong cầu danh lợi thì thuận theo hóa độ biết đến ân nghĩa, chủ yếu làm cho người khác thanh tịnh thì lý phải tùy theo điều ác; nếu rời bỏ kẻ ác mà thuận theo người thiện thì vốn là ma thâu nhiếp giữ lấy.

Sau là chuyển sang đưa ra giải thích. Ý đưa ra rằng: Bồ-tát và chúng sinh vốn không qua lại với nhau, vì sao trải qua đời kiếp thương xót cứu giúp mà không mong cầu gì? Ý giải thích rằng: Chư Phật và Bồtát, pháp vốn như vậy cùng tuân theo, bởi vì không như vậy thì không gọi là người dẫn dắt sáng suốt.

Hạnh thứ chín: Thiện Pháp, Thể tức là Lực độ. Dựa vào văn phân ba: Một- Đưa ra tên gọi; Hai- Giải thích về tướng; Ba- Kết luận ca ngợi.

Phần một: Luận Duy Thức có hai: 1- Lực của Tư trạch; 2- Lực của Tu tập. Kinh Bổn Nghiệp có ba: 1- Lực thần thông của Báo; 2- Lực thần thông của Tu định; 3- Lực thần thông của Biến hóa. Luận Duy Thức dựa theo Tu, kinh Bổn Nghiệp dựa theo Dụng, cùng nêu ra một phía. Dựa vào hai Lực trước vì căn cơ mà thuyết pháp, thì thành tựu thiện pháp của ngữ nghiệp và ý nghiệp; kinh Bổn Nghiệp có ba Lực, thì thành tựu thiện pháp của thân nghiệp và ý nghiệp, bởi vì thần thông của Tu định tức là ý nghiệp. Dựa vào Lương Nhiếp Luận: “Nhờ vào Lực của Tư trạch, có thể điều phục tất cả Chánh hạnh… mà đối trị với chướng, khiến cho không khởi lên. Nhờ vào Lực của Tu tập, có thể khiến cho tất cả thiện hạnh quyết định kiên cố.” Đã nói tất cả thiện hạnh, thì đây là hai Lực bao gồm ba nghiệp thiện, phần vị này trên đại thể giống như Địa thứ chín, vốn là phần vị Pháp Sư khéo léo thuyết pháp.

Trong phần hai là giải thích về tướng: Trước là Tự phần; sau là Thắng tiến. Nhưng hai phần này đều có đủ hai Lực, đến văn sẽ biết. Cũng có ba Lực, đó là khéo léo nhận biết căn duyên một âm ứng với tất cả, thành tựu mười thân, nghĩa bao gồm ba thần thông.

Trong phần trước là Tự phần: 1- Tổng quát trình bày; 2- Riêng biệt hiển bày.

Trong phần 1, nêu lên làm hồ pháp trong lành. Nói hàm chứa Pháp-Dụ, nghĩa là như hồ Vô Nhiệt Não (A-nậu-đạt) thanh tịnh không có vẩn đục. Hai câu sau giải thích câu trước, như hồ chứa đựng nước đức cho nên nói là thâu nhiếp giữ gìn Chánh pháp. Câu sau dùng bốn Biện tài sinh ra Nguyện Trí…, làm lợi ích cho chúng sinh nối tiếp nhau vô tận, đến cuối cùng tiến vào biển Nhất thiết trí, gọi là không đoạn mất Phật chủng, như hồ lớn ấy chảy ra bốn sông nối tiếp nhau hòa vào biển rộng.

Phần 2 từ “Đắc thanh tịnh…” trở xuống là riêng biệt hiển bày, văn phân làm hai: a- Mở rộng về thâu nhiếp giữ gìn Chánh pháp; b- Từ “Thử Bồ-tát Đại Bi…” trở xuống là mở rộng về không đoạn mất Phật chủng.

Phần a, đầy đủ mười loại Tổng trì là nghĩa về thâu nhiếp giữ gìn, mười Trì làm Thể, mười Biện làm Dụng: Câu đầu là tổng quát, vắng lặng chướng ngại-xem xét về pháp gọi là Tịnh Quang Minh. Chín câu còn lại là riêng biệt: Bốn câu đầu tức là bốn Biện tài, bốn Trì tức là nước đức của hồ, bốn Biện tức là bốn cửa của hồ. Năm là Lực ở ngoài cọng thêm Biện tài, nước Trí rưới vào tâm mà xứng với căn cơ khiến cho vui mừng, đây tức là duyên đạt được Biện tài. Sáu là Lực ở trong tự chứng được Biện tài, nghĩa là Đạo hợp với tâm bên trong, ánh sáng xuyên suốt bên ngoài, đây chính là nhân đạt được Biện tài. Bảy là Biện tài với âm thanh đồng loại, đây là dựa theo thuận với căn cơ. Tám là Biện tài thuận theo giải thích, đây là dựa theo cùng tận giáo pháp. Trước đây trong bốn Biện chỉ trình bày về Văn cú thuộc tướng chung, ở đây trình bày tường tận về nguồn gốc ấy, Nghĩa thân tức là Danh thân, do Danh mà giải thích, Thể là cảnh của Danh, Nghĩa tức là Nghĩa của cảnh, vì vậy tiếng Phạn nói là đạt được các loại Danh thân. Chín là tổng quát hiển bày về Trì và Biện sâu rộng vô biên, xoáy Hữu vào Khôngxoáy Không vào Hữu… cho nên không có giới hạn, đều nói là Vô tận bởi vì xứng với pháp giới.

Trong phần b là mở rộng về không đoạn mất Phật chủng trước đây, văn phân ba mục riêng biệt: Một: Tổng quát trình bày về ba nghiệp làm lợi ích cho chúng sinh; hai: Từ “Giả sử…” trở xuống là giả thiết về sâu xa thù thắng; ba: Từ “Dĩ đắc nhất thiết…” trở xuống là tổng quát giải thích về nguyên cớ, hai mục trước hàm chứa bốn dòng sông.

Mục một, tức là dòng sông Đại Bi. Đại Bi kiên cố là nêu lên Thể ấy, Bi tiếp nối Phật chủng, cho nên đầu tiên trình bày về Đại Bi. Thâu nhiếp tất cả chúng sinh là chính thức trình bày về không đoạn mất. Từ “Ư tam thiên…” trở xuống là nêu ra tướng thâu nhiếp ấy.

Mục hai là giả thiết về sâu xa thù thắng, trong đó có ba, tức là ba dòng sông:

1. Đoạn trừ nghi ngờ của Đại hội, trình bày hỏi-đáp về thành tựu, khiến cho nhiều Đại chúng lập tức hiểu rõ-lập tức đáp lại, nhờ đó mà đầy đủ các Độ, tức là dòng sông Ba-la-mật.

2. Từ “Phục thứ…” trở xuống là đoạn trừ nghi ngờ vi tế, trước đây thẳng thắn trình bày có thể giải đáp những câu hỏi khác nhau của Đại hội, nay chính là nói có Bất khả thuyết ở nơi một mảy lông. Như Đại hội trước đây, trong một niệm có thể giải đáp những câu hỏi khác nhau về nhiều kiếp, văn nghĩa lưu loát không sợ Đại chúng, quyết đoán chọn lựa rõ ràng siêu việt thù thắng, là lực của Tam-muội, tức là dòng sông Tam-muội. Văn sau kinh nói: Bồ-tát trú trong Tam-muội này, có thể ở trong mỗi một lỗ chân lông trên thân mình, thấy vi trần số chư Phật Như Lai trong Bất khả thuyết-bất khả thuyết cõi Phật, cũng thấy tất cả quốc độ-đạo tràng-chúng hội nghe pháp của chư Phật ấy; cho đến nói: Các chúng sinh ấy cũng không có gì bức bách ngăn ngại, tại vì sao? Bởi vì tiến vào cảnh giới của Tam-muội không thể nghĩ bàn. Văn kinh dựa theo nghe pháp, ở đây dựa theo giải đáp câu hỏi, lấy đó làm khác nhau, nghĩa còn lại giống nhau trên đại thể. Ở đây dựa theo phần vị Phổ Hiền trong Viên giáo, cho nên ở Địa tiền có tác dụng tự tại này, không phải là trong Tam thừa đạt được tác dụng này.

3. Từ “Nhi tác thị niệm…” trở xuống là đoạn trừ nghi ngờ rộng khắp, trước đây nêu ra nhiều Đại chúng ở đầu mảy lông, mà hãy còn có hạn lượng; nay trình bày tất cả Đại chúng đều đầy đủ nhiều ngôn từ, mà đều có thể giải đáp, tức là dòng sông Nguyện Trí. Nguyện Trí dẫn dắt nhau, Bi cứu giúp không có ngừng nghỉ, cho nên nói là Tác niệm. Trong văn: Trước là hiển bày về nhiều Đại chúng; sau từ “Giả sử…” trở xuống là trở lại hiển bày về nhiều ngôn từ.

Mục ba là tổng quát giải thích về nguyên cớ. Nguyên cớ có được lợi ích rộng lớn của bốn dòng sông này, tóm lược nêu ra bốn nhân. Bốn nhân này, hoặc dùng một nhân để thành tựu bốn dòng sông trước đây, hoặc dùng bốn nhân để thành tựu một dòng sông ấy: 1- Phật khác gia hộ bên ngoài; 2- Tự mình làm cho lìa xa ngăn ngại; 3- Pháp thụ động soi chiếu tròn vẹn; – Trí chủ động soi chiếu đầy đủ. Hoặc tất cả phối hợp với nhau: 1- Đồng Thể Bi gia hộ; 2- Thấy rõ tâm tánh; 3- Các Độ tròn vẹn; – Hai Trí đầy đủ.

Phần sau từ “Phật tử thử Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến, cũng chính là tướng của bốn dòng sông trước đây, văn phân làm hai: 1- Nhắc lại thành tựu Hạnh thuộc Tự phần; 2- Từ “Năng tự…” trở xuống là chính thức hiển bày về Thắng tiến.

Trong phần 2, văn phân làm bốn: a- Biện giải về nghĩa thanh tịnh của bốn dòng sông; b- Từ “Như ư thử…” trở xuống là biện giải về nghĩa chảy vào biển không có gì có thể ngăn cản của bốn dòng sông, bởi vì ở trong nhiều thế giới hóa độ không có gì chướng ngại; c- Từ “Phật tử…” trở xuống là biện giải về nghĩa quấn quanh hồ của bốn dòng sông này; d- Từ “Bồ-tát thành tựu…” trở xuống là biện giải về nghĩa nhiều kiếp chảy vào biển mà không hề mệt mỏi chán ngán.

Trong phần c là quấn quanh hồ, nghĩa là thành tựu tùy thuận với thân-ngữ-ý nghiệp, Trí là đi trước dẫn đường, thân-ngữ-ý nghiệp từ bốn phía tuôn chảy mà rót vào biển Trí. Tùy thuận tức là nghĩa của quấn quanh (Toàn nhiễu). Trong văn có hai mục: Một: Tổng quát nêu lên; hai: Từ “Sở vị…” trở xuống là đưa ra giải thích, đều câu trước nêu ra tên gọi-câu sau giải thích về tướng.

Kết hợp mười Thân này để làm thành năm cặp: 1- Chứng diệt và thị hiện sinh là một cặp; 2- Không sinh và không diệt là một cặp; 3- Không phải thật và không phải hư là một cặp; 4- Không chuyển dời và không hủy hoại là một cặp; 5- Một tướng và vô tướng là một cặp.

Gộp chung năm cặp này không ra ngoài Thể-Dụng, Thể-Dụng trong mỗi một cặp so sánh để phân rõ: Cặp thứ nhất là Tự Thể của Thể-Dụng, cặp thứ hai là Tướng của Thể-Dụng, cặp thứ ba là Lực của Thể-Dụng, cặp thứ tư là Tánh của Thể-Dụng, cặp thứ năm là Đức của Thể-Dụng.

Cặp thứ nhất: 1- Tất cả Lý đều chứng gọi là tiến vào pháp giới vô biên, tất cả thế gian đều vượt qua gọi là không phải các nẽo (Phi thú). Sau trong giải thích, chỉ giải thích là không phải các nẽo, nghĩa là nếu tiến vào pháp giới thì nhất định diệt mất thế gian, nếu diệt mất thế gian thì tiến vào pháp giới, nêu lên và giải thích tác thành lẫn nhau. Đây tức là Tự Thể của Thể. 2- Tất cả Dụng đều rộng khắp cho nên tiến vào pháp giới vô biên, tùy loại mà thọ thân, cho nên nói là các nẽo. Ở đây nói tiến vào (Nhập) là tiến vào mà thuận theo hướng về, không giống như tiến vào mà chứng nhập trên đây. Văn giải thích có thể biết. Đây tức là Tự Thể của Dụng.

Cặp thứ hai: 1- Thân không sinh, tức là thân ứng với Dụng trước đây, sinh mà không sinh. Nói trú vào pháp Vô sinh bình đẳng, có hai nghĩa: a-Dựa vào Thể khởi Dụng, bởi vì Dụng không lìa xa Thể; b- Thể và Dụng bình đẳng vốn Vô sinh. Đây tức là Tướng của Dụng. 2- Thân không diệt, tức là Thể trước đây diệt mà lìa xa ngôn thuyết: a-Nhân diệt mà hiển bày Lý, cho nên Lý không phải là diệt; b- Lý của tịch diệt vốn lìa xa tướng của diệt. Đây tức là Tướng của Thể. Vì vậy thân của

Thể trên đây diệt mà hiện sinh, tức là lấy không sinh-không diệt làm Tướng.

Cặp thứ ba: Thể có Lực gì để đạt được Lý như thật? Lìa xa Thật của thế tục. Dụng có Lực gì để tùy theo ứng mà hiện? Không cùng với Trần.

Cặp thứ tư: Dụng lấy gì làm Tánh? Tùy theo chủng loại ứng mà không thay đổi. Thể lấy gì làm Tánh? Tức là pháp giới mà không có gì hủy hoại.

Cặp thứ năm: Thể có Đức gì? Quá khứ không có bắt đầu, vị lai không có kết thúc, hiện tại không phải là có, cho nên ba đời nói là Đoạn. Dụng có Đức gì? Thể tức là Vô tướng mà có thể soi chiếu Pháp tướng.

Mười Thân này không tách rời Thể-Dụng, Dụng có nghĩa về tích tụ, Thể đầy đủ dựa vào Thể, đều có thể gọi là Thân. Ngoài Thể không có Dụng, Dụng tức là Thể; ngoài Dụng không có Thể, Thể tức là Dụng. Thể tức là Pháp tánh, Dụng tức là Trí ứng, hai pháp đã không hai thì LýTrí viên dung, chỉ là một Thân pháp giới vô ngại, tùy theo tướng hiển bày mười Thân để biểu thị cho Vô tận, Nhất thừa viên dung thì Địa tiền có thể như vậy. Lại có nghĩa khác, như phẩm Thập Địa và phẩm Ly Thế Gian trình bày. Ở đây sơ lược nêu ra thành tựu tùy thuận về thân, nói đến thân thì gồm đủ ngữ-ý.

Phần d là hiển bày không hề mệt mỏi chán ngán, nghĩa là bốn dòng sông chảy vào biển trải qua nhiều kiếp mà không hề mệt mỏi. Bồ-tát cũng như vậy, dùng hạnh nguyện Phổ Hiền tận cùng đời kiếp vị lai, tu hạnh Bồ-tát tiến vào biển của Như Lai, không sinh lòng mỏi mệt chán ngán, vì vậy mở rộng hiển bày là nơi quay về-là nơi cứu giúp… cho chúng sinh. Trong văn: Một: Nhắc lại thân đã thành tựu trước đây, là căn bản để làm lợi ích cho người khác. Hai: Từ “Vi nhất thiết…” trở xuống là chính thức hiển bày về thành tựu lợi ích, câu riêng biệt có mười, ở trong văn có thể thấy. Thập Địa lại trình bày. Nay tóm lược về điểm quan trọng, Tục cần phải nêu ra rõ ràng cho nên gọi là ngọn đèn (Đăng), Chân nhưng cao xa sáng tỏ cho nên gọi là bó đuốc (Cự), rất sâu xa thì chủ động-thụ động không hai, như ánh sáng hợp với khoảng không để soi chiếu-để sáng tỏ, chỉ dựa theo tiến vào Địa để nêu ra Đức là khác nhau.

Phần ba từ “Phật tử…” trở xuống là kết luận ca ngợi, phân hai: Trước là kết luận về tên gọi; sau từ “Bồ-tát an trú…” trở xuống là ca ngợi về thù thắng, bởi vì tận cùng nguồn gốc của pháp. Bởi vì hồ pháp trong lành tức là Thể của Hạnh, cho nên nêu lên và kết luận đều đưa ra, hiển bày Trung đạo là Tướng của Hạnh.

Hạnh thứ mười: Chân Thật, văn có ba: Một- Đưa ra tên gọi; HaiGiải thích về tướng; Ba- Kết luận về tên gọi.

Phần một là đưa ra tên gọi, giải thích như phần căn bản, Thể tức là Trí độ. Nay lại giải thích sơ lược: Nếu dựa theo hai Trí, thì thọ dụng pháp lạc và thành thục hữu tình, đều như thực hành có thể thuyết giảng, như thuyết giảng có thể thực hành, tức là Chân Thật. Kinh Bổn Nghiệp có ba: 1- Trí về Vô tướng tức là Thọ dụng pháp lạc; 2- Trí về Nhất thiết chủng; 3- Trí về Biến hóa, đều là Thành thục hữu tình. Văn sau nói: Tiến vào Tướng chân thật của tất cả Tam-muội, tức là Trí về Thọ dụng pháp lạc; nhận biết về đủ loại Tưởng… của chúng sinh, tức là Thành thục hữu tình. Trí nhận biết về Thập Lực là Nhất thiết chủng; không đắm vào tất cả thế gian, hiểu rõ chúng sinh không có giới hạn, tức là Trí về Vô tướng; mình làm điều thiện mà biến hóa và thị hiện thần thông tự tại của Như Lai, tức là Trí về Biến hóa.

Ngay trong phần hai là giải thích về tướng, văn phân ra ba mục riêng biệt: 1- Tổng quát hiển bày về Thể của tên gọi; 2- Riêng biệt hiển bày về Tướng của Hạnh; 3- Kết luận về lợi ích trú trong Hạnh.

Mục 1: Đầu là câu tổng quát nêu lên; sau từ “Như thuyết…” trở xuống là giải thích, nghĩa là lời nói và việc làm phù hợp với nhau cho nên gọi là tường tận đích xác (Thành đế). Thành thật tường tận tức là nghĩa của Chân Thật. Ở đây có hai nghĩa: Một: Dựa theo Tự lợi-Lợi tha đã thề trước kia, quyết chí tu tập đầy đủ, nay như xưa kia đã nói quyết định tự mình thực hành; cũng thực hành như vậy để nói cho người khác. Văn sau nói: Nếu mình thành tựu trước thì trái với lời nguyện ban đầu… Hai: Dựa theo hiện tại tu tập hai hạnh Tự-Tha, như lời đã nói quyết định có thể thực hành, không phải là đếm vật báu của người khác, cho nên nói là như lời nói có thể thực hành; cũng như pháp đã chứng nói ra rõ ràng cho mọi người, không che giấu pháp đã nhận biết gọi là như thực hành có thể nói.

Mục 2 từ “Thử Bồ-tát học tam thế…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Tướng của Hạnh, văn phân hai mục riêng biệt: Trước là nêu lên chương cú; sau là dựa vào chương cú giải thích riêng biệt.

Mục trước, văn có năm câu: 1- Xứng với Thật mà diễn pháp là Sư Tử Hống; 2- Trú sâu vào Thật tướng là phù hợp với một tánh; 3- Thiện căn Tự lợi-Lợi tha là giống như chư Phật; 4- Có thể như lời nói mà thực hành là giống như lời thề ban đầu; 5- Học theo mười Lực của Phật là Trí đã thành tựu.

Mục sau từ “Thử Bồ-tát thành tựu…” trở xuống là dựa vào chương cú giải thích riêng biệt, bắt đầu từ sau giải thích ngược lại tức là phân ra năm tiết:

Tiết thứ nhất giải thích về Trí tuệ thành tựu, trong văn có ba: 1Hiển bày về mười Lực đã thành tựu, nói Thời-Phi thời, là thời gian cấu nhiễm-thanh tịnh không như nhau, thời gian hóa độ-không hóa độ vốn sai khác. 2- Từ “Nhi bất xả…” trở xuống là đạt được quả không rời bỏ nhân. 3- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ, Trí thuộc mười Lực hóa độ chúng sinh vì vậy cần phải đạt được, khiến cho chúng sinh thanh tịnh vì vậy không cần phải rời bỏ nhân hạnh.

Tiết thứ hai từ “Thử Bồ-tát phục sinh…” trở xuống là giải thích về đạt được lời nói không hai của chư Phật ba đời, trong văn có ba: 1- Trở lại nêu ra trái với lời thề, tự nhắc nhủ mình là không thích hợp. 2- Từ “Thị cố…” trở xuống là thuận theo giải thích, chủ yếu là trước người-sau mình. 3- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ, đưa ra có hai ý: a- Hỏi rằng vì sao làm trái lời thề, là điều không thích hợp? b- Hỏi rằng vì sao cần phải trước người-sau mình? Giải thích hai câu hỏi này tức là phân hai tiết riêng biệt: Một: Giải thích về câu hỏi trước rằng: Bởi vì trước đã hứa mà không cho thì trái với lời thề trước đây, không xin mà miễn cưỡng hứa cho nhưng nay lại không cho, lẽ nào là điều thích hợp hay sao? Hai: Từ “Thị cố…” trở xuống là giải thích câu hỏi sau: Đạo của Bồ-tát chắc chắn là trước người-sau mình, không như vậy thì lẽ nào có thể gọi là thù thắng nhất hay sao? Văn có sáu câu, ngay nơi câu tự nhiên giải thích không cần phải nói nhiều.

Tiết thứ ba từ “Thử Bồ-tát Ma-ha-tát bất xả…” trở xuống là giải thích về thiện căn giống như chư Phật, bởi vì Bổn thệ-Trí tuệ đều cứu cánh. Trong văn có hai: 1- Nêu lên đức thành tựu đầy đủ; 2- Từ “Ư nhất thiết…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng giống nhau: a- Trí tuệ thuộc về Ý nghiệp giống nhau; b- Từ “Niệm niệm…” trở xuống là Thần thông thuộc về Thân nghiệp giống nhau.

Tiết thứ tư từ “Thử Bồ-tát hiện vô lượng thân…” trở xuống là giải thích về tiến vào chủng tánh của Phật, trong đó có hai: 1- Dựa theo thân trình bày về tiến vào, tiến vào đời kiếp không hề nương tựa, lại trong thân hiện rõ quốc độ đều đạt được tánh dung thông. 2- Từ “Thử Bồ-tát tri chúng sinh…” trở xuống là Trí tiến vào chủng tánh, trong đó có hai: a- Tiến vào chủng tánh của Bi, nhận biết căn cơ mà khéo léo hóa độ; b- Từ “Quán chư Bồ-tát…” trở xuống là tiến vào chủng tánh của Trí, vốn là cùng tận Thật tướng. Vì vậy câu kết luận nói rằng: Trú vào một tánh

không có hai Địa, dùng tánh thuộc Trí này dẫn dắt tánh thuộc Bi trước đây thành tựu về đạo Vô trú, đây là tánh không hai của Như Lai. Trong văn: Đầu là thông hiểu Duyên tiến vào Thật; tiếp từ “Đắc nghĩa thân…” trở xuống là dựa vào Thật hiểu rõ Tướng; sau từ “Trí tuệ tối thắng…” trở xuống là Tánh-Tướng không hai, văn có ba câu: Câu đầu dựa theo Trí thì cùng soi chiếu Tánh-Tướng, câu tiếp dựa theo Định thì động-tịch phù hợp với Chân, câu sau giải thích về thành tựu đều do trú vào Tánh không hai.

Tiết thứ năm từ “Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ chư…” trở xuống là giải thích về học theo lời chân thật của chư Phật ba đời, trong văn có hai: 1- Nhắc lại phần trước sinh khởi phần sau, chúng sinh đắm vào hai cho nên BiTrí không thể nào cùng qua lại, Bồ-tát ngay nơi Tịch tu về Bi cho nên đạt được không hai. 2- Từ “Đắc Phật thập lực…” trở xuống là thành tựu quả khởi Dụng, hiển bày về tướng của Thật ngữ có thể Sư Tử Hống mà chuyển Pháp luân. Kết luận nói rằng: Nhận biết nguồn cội của Thật tướng mới chính là Thật ngữ. Trong văn trên đại thể giống với Thập Địa cùng tận về pháp mà chư Phật đạt được. Trong giáo Viên dung thì mỗi một phần vị đầy đủ quả, cho nên cùng tận Thật tướng của pháp, nghĩa là Tánh-Tướng-Thể-Lực… như vậy, đều tận cùng nguồn cội. Những câu còn lại có thể biết.

Mục 3 từ “Bồ-tát trú thử…” trở xuống là kết luận về lợi ích thành tựu của Hạnh.

Phần ba: Kết luận về tên gọi, đều như văn hiển bày. Phần Thuyết giảng, xong.

Sáu: Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là phần biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu, văn phân ra hai phần riêng biệt: 1- Điềm lành chứng minh; 2- Con người chứng minh.

Trong phần 1: Trước là ở Hội này, sau từ “Như thử…” trở xuống là kết luận nối thông.

Phần 2 từ “Phục dĩ…” trở xuống là con người chứng minh: Trước là ở thế giới này, trong Thập Trú là một vạn, ở đây nói là mười vạn, vốn biểu thị cho phần vị tăng lên. Trong phần hiện rõ điềm lành trước đây, cũng nên nói là mười phương đều có mười vạn, văn không có là bởi vì lược qua, nghĩa còn lại đã thấy ở cuối phẩm Thập Trú. Sau từ “Phật tử ngã đẳng…” trở xuống là kết luận nối thông.

Bảy: Trong phần trùng tụng phân hai:

Một: Ý và nghi thức thuyết kệ: Trước là làm sáng tỏ nghi thức thuyết kệ; sau từ “Dục linh…” trở xuống là ý thuyết kệ. Ý có chín câu:

Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt: 1- Tánh của Nhân đối trị làm cho thanh tịnh; 2- Tánh của Nguyện không lui sụt; 3- Tánh của Hạnh nối tiếp Nguyện; 4- Dùng Chân tánh dẫn dắt Hạnh; 5- Bốn câu trên đây thâu nhiếp về Tánh của Quả; 6- Làm thông suốt Tánh tu của mình, tức là mười Hạnh đã tu tập; 7- Quán sát về Tánh đã hóa độ; 8- Soi chiếu về Tánh thuộc Quả ấy.

Hai: Chính thức thuyết ra lời kệ, toàn bộ có một trăm lẻ một kệ, tất cả phân làm ba: 1- Có một kệ tổng quát trình bày về quy kính; 2- Có chín mươi sáu kệ chính thức tụng về văn trước đây; 3- Có bốn kệ kết luận ca ngợi về sâu rộng.

Phần 1, đem trình bày kệ tụng tiếp tục mở rộng về tâm cung kính: Bốn chữ đầu là trình bày về cung kính, từ “Thập lực…” trở xuống là hiển bày về ba đức của Phật, Thập Lực là Trí đức; câu tiếp là Đoạn đức; câu tiếp là Ân đức, bởi vì chúng sinh là cảnh; câu cuối bao gồm ví dụ về ba đức, bởi vì Trí rộng lớn-Hoặc thanh tịnh-Bi sâu xa.

Phần 2 là chính thức tụng về văn trước đây, tất cả phân làm hai: Mười một kệ đầu tụng về phần Căn bản trước đây; tám mươi lăm kệ sau tụng về phần Thuyết giảng trước đây. Nhưng văn tụng trong phẩm Thập Trú thì nêu ra theo thứ tự ấy, nay không theo thứ tự ấy mà thẳng thắn nói là thực hành Đạo này, tóm lược có bốn ý: Một- Trước là dựa theo phần vị trước-sau lần lượt mà nói, nay đem dung hợp trước mà nói khiến cho không có trước-sau, muốn hiển bày trong một phần vị thực hành đầy đủ các Hạnh, trong một Hạnh đầy đủ tất cả các Hạnh. HaiTrước dựa theo Hạnh riêng biệt, nay dựa theo Hạnh rộng khắp, rộng khắp và riêng biệt vô ngại, hai văn hiển bày lẫn nhau. Ba- Trước dựa theo Đồng giáo, nay dựa theo Biệt giáo, Đồng giáo và Biệt giáo vô ngại vốn là một Viên giáo. Bốn- Trước dựa theo Biện tài không xen tạp, ở đây dựa theo Biện tài tùy ý phát ra mà thuyết giảng không cần thứ tự, bởi vì ngôn từ không gián đoạn. Lại trước phần nhiều dựa theo nhân, ở đây phần nhiều dựa vào quả, hoặc là mở rộng hay tóm lược đan xen Thể-Dụng trải qua trình bày lẫn nhau, tổng quát-riêng biệt theo thứ tự trình bày phỏng theo biểu lộ lẫn nhau, hiển bày về Hạnh của Bồ-tát sâu rộng khó nghĩ bàn. Văn sau tuy dựa vào thứ tự đã không có tên gọi ban đầu, mà cùng chung Hạnh viên dung lìa xa thế gian. Mười một kệ đầu cũng có thể tổng quát ca ngợi về Hạnh sâu xa chứ không tụng về văn trước, tụng cũng không có gì sai.

Mười một kệ đầu tụng về phần Căn bản, gộp lại phân làm hai:

Một- Có bốn kệ, tụng về học theo chư Phật ba đời mà tu hành trước đây; Hai- Có bảy kệ, tụng về Thể của Hành không thể nghĩ bàn trước đây.

Một: Bốn kệ phân hai: Ba kệ đầu riêng biệt trình bày, một kệ sau tổng quát thuyết giảng, đều là ba câu trước phân rõ về đức, một câu sau kết luận về đức. Từ “Sở hành…” trở xuống, các văn nói là thực hành Đạo này, đều phỏng theo nơi này.

Hai: Trong bảy kệ, tụng về Thể của Hành, nhưng ý nghĩa của văn bao hàm, tóm lược làm thành hai cách giải thích: 1- Tụng về Thể của Hành; 2- Tụng về gia hộ những việc đã làm. Nhưng việc đã làm chính là mười Hạnh, ý nghĩa không khác nhau cho nên có thể tụng giống nhau, văn phối hợp chỉ khác nhau ở chi tiết, phân làm hai cách giải thích:

Cách 1, phối hợp với Thể của Hành, văn phân làm bốn:

Một: Có một kệ tổng quát hiển bày về không thể nghĩ bàn, cho nên nói là tâm không có phân biệt, bởi vì tâm ấy không hề lay động.

Hai: Có một kệ, tụng về bình đẳng cùng với pháp giới trước đây, pháp giới bình đẳng có ba nghĩa, tất cả đều rõ ràng về Sự pháp giới bình đẳng; câu tiếp là Lý pháp giới bình đẳng, hai loại này không hai là Vô ngại pháp giới bình đẳng, dựa vào sự bình đẳng này cho nên có thể phá tan phiền não thành tựu phẩm đức.

Ba: Có hai kệ, tụng về hư không giới bình đẳng. Hư không bình đẳng có năm nghĩa: Kệ đầu hiển bày về hai nghĩa, đó là hư không thì không có phân biệt mà hiển bày vạn tượng; Bồ-tát cũng như vậy, tiến vào Thật mà tự ngộ thì không có phân biệt, không ngăn ngại phân biệt đối với các chúng sinh, cho nên kết luận nói là hư không bình đẳng. Do tiến vào pháp giới cho nên bình đẳng với hư không, hai giới tác thành lẫn nhau cho nên nêu lên tiến vào pháp giới. Kệ sau hiển bày về ba nghĩa: 1- Bình đẳng với hư không rộng lớn, hai câu đầu biểu hiện rõ ràng; 2- Bình đẳng với hư không thanh tịnh; 3- Bình đẳng với hư không cho nên không thể hủy hoại. Câu thứ ba hiển bày bởi vì bình đẳng với hư không, thì tịch tĩnh thù thắng gọi là Mâu-ni.

Bốn: Có ba kệ, tụng về Hạnh của Bồ-tát trước đây: Một kệ đầu là tổng quát nêu ra Hạnh thuộc Tự phần, hai kệ sau tức là Hạnh thuộc Thắng tiến.

Cách 2, bởi vì văn này tụng về gia hộ những việc đã làm, tuy tách ra và hợp lại không giống nhau mà dựa vào thứ tự không rối loạn:

Kệ một: Tụng về làm tăng trưởng Phật trí trước đây, nửa kệ đầu là thụ động quán sát, nửa kệ sau là chủ động quán sát.

Kệ hai: Tụng về tiến sâu vào pháp giới, còn lại như trước giải thích.

Trong kệ ba: Câu đầu tụng về nhận biết rõ ràng Chúng sinh giới, hai câu tiếp tụng về đã tiến vào không có ngăn ngại.

Trong kệ bốn: Tụng về đã thực hành không có chướng ngại, đi đến các quốc độ là thân không có chướng ngại, thuyết pháp thanh tịnh là Tự hành không có chướng ngại, luận thuyết của ngoại đạo không phá hoại được là bên ngoài không có chướng ngại.

Kệ năm: Tụng về đạt được vô lượng phương tiện, bởi vì NguyệnHạnh… đều khéo léo tu tập.

Trong kệ sáu: Tụng về thâu nhiếp giữ lấy tánh của Nhất thiết trí, không giới hạn tất cả các Địa tức là Trí của Địa, bởi vì Trí của Thập Địa giống như Phật trí; ca ngợi thù thắng có thể biết.

Trong kệ bảy: Câu đầu tụng về giác ngộ tất cả các pháp; câu tiếp là nhận biết tất cả các căn, tùy theo thích hợp mà làm cho khuất phục; câu tiếp tức là giữ gìn và thuyết giảng tất cả các pháp.

Tám mươi lăm kệ sau từ “Viễn ly…” trở xuống là tụng về phần Thuyết giảng trước đây, mười Hạnh tức là mười đoạn.

Đoạn thứ nhất: Có sáu kệ, tụng về Hoan Hỷ Hạnh, văn phân bốn mục riêng biệt: 1- Có một kệ nói về Tài thí, Tài thí loại bỏ lỗi lầm về keo kiệt mà làm yên ổn cho người khác. 2- Có hai kệ nói về Vô úy thí, kệ trước là tu nhân, kệ sau là đắc quả. 3- Có hai kệ nói về Pháp thí. Một kệ sau là tổng quát kết luận về nhân tròn vẹn-quả đầy đủ. Nói về trăm phước (Bách phước), trong kinh Niết Bàn quyển thứ 2 nói: “Năm phẩm tâm tu tập mười thiện, đó là Hạ-Trung-Thượng-Thượng Trung và Thượng Thượng, mỗi phẩm có mười thiện thành ra năm mươi, bắt đầu tu và kết thúc tu cho nên thành ra trăm phước.” Nhưng trong mười thiện, không giết hại-không nóng giận là Vô úy thí, không trộm cắp-không tham lam là Tài thí, lìa bỏ bốn lỗi lầm của miệng, không tà dâm-không ngu si là Pháp thí, cho nên đầy đủ ba Thí trên mà thành tựu quả thuộc trăm phước.

Đoạn thứ hai: Từ “Trí Địa…” trở xuống tụng về Nhiêu Ích Hạnh, có năm kệ phân bốn: 1- Có một kệ nói về Luật nghi, nghĩa là có Trí tuệ có thể bảo vệ tâm không lay động, là Luật nghi của Bồ-tát. 2- Có hai kệ nói về Nhiếp thiện. 3- Có một kệ nói về Nhiêu ích hữu tình, nêu ra nơi chốn thâu nhiếp con người. – Một kệ sau tổng quát kết luận về ba Tụ.

Đoạn thứ ba: Từ “Trí tuệ…” trở xuống tụng về Vô Vi Nghịch Hạnh, trong bốn kệ phân ba: 1- Có một kệ nói về Nhẫn quán sát tỉ mỉ đối với pháp. 2- Có hai kệ nói về Nhẫn yên lòng nhận chịu khổ đau, một kệ dẫn ra người khác để động viên mình mà thúc đẩy tu tập, một kệ dẫn ra đức đã thành tựu để tiến thêm Đạo. 3- Một kệ sau nói về Nhẫn chịu đựng oán thù làm hại, gặp phải oán hại không có buồn phiền mà chỉ tăng thêm tâm cứu giúp.

Đoạn thứ tư: Từ “Ư chư…” trở xuống tụng về Vô Khuất Náo Hạnh, có năm kệ phân ba: 1- Có hai kệ nói về Tinh tiến thâu nhiếp thiện hạnh trước đây, cũng gọi là gia hạnh, nửa kệ đầu tức là tụng về mười câu như Tinh tiến thứ nhất, câu tiếp tức là tụng về mười câu xa lìa lỗi lầm trước đây; kệ sau tụng về những việc đã làm trước đây. 2- Có một kệ nói về khoác giáp Tinh tiến, vì chúng sinh mà nhận chịu khổ đau, tâm không có gì chán ngán… 3- Có hai kệ nói về Tinh tiến làm lợi ích yên vui.

Đoạn thứ năm: Từ “Thiện giải…” trở xuống tụng về Ly Si Loạn Hạnh, trong hai kệ phân ba: 1- Có một kệ nói về trú trong niềm vui của pháp hiện tại (Hiện pháp lạc trú), trong đó nửa kệ trước tụng về có thể giữ gìn sắc pháp-ngôn thuyết…, nửa kệ sau tổng quát tụng về bảy câu không có Si-Loạn… trước đây. 2- Có nửa kệ, tụng về dẫn dắt phát sinh công đức, Thiền hiểu rõ tất cả các pháp không có giới hạn, Trí tuệ chân thật đạt được tất cả các pháp, cho nên nói là dạt được cứu cánh. 3- Có nửa kệ, tụng về Nhiêu ích hữu tình, trong đó mình sẽ khiến cho tất cả chúng sinh…, cho đến cứu cánh Vô dư Niết-bàn, tức là Vô Tận Địa.

Đoạn thứ sáu: Từ “Công đức…” trở xuống có hai kệ, tụng về Thiện Hiện Hạnh.

Đoạn thứ bảy: có bốn kệ, tụng về Vô Trước Hạnh, đối với trước đây để suy nghĩ.

Đoạn thứ tám: Từ “An trú…” trở xuống có tám kệ, tụng về Nan Đắc Hạnh, phân năm: 1- Có một kệ tức là Nguyện thuộc Tự phần. 2- Có bốn kệ nói về thần thông. 3- Có một kệ nói về hóa độ bên ngoài. 4- Có một kệ nói về mong cầu Bồ-đề. 5- Một kệ sau nói về thành thục hữu tình.

Nếu thuộc về kinh văn: 1- Có bốn kệ, tụng về mười câu như ở trong pháp của Phật đạt được hiểu biết thù thắng nhất… trước đây. 2- Từ “Vô lượng…” trở xuống có ba kệ, tụng về thành tựu lợi ích thuộc Tự hành. 3- Có một kệ, tụng về không rời bỏ một chúng sinh-đắm vào nhiều chúng sinh… thuộc Lợi tha trước đây.

Đoạn thứ chín: Từ “Tu tập…” trở xuống có sáu kệ, tụng về Thiện Pháp Hạnh, phân năm: 1- Có một kệ nói về Lực của Tu tập. 2- Có một kệ nói về Lực của Tư trạch. 3- Có hai kệ nói về Thông của Tu định. 4- Có một kệ nói về Thông của Báo đạt được. 5- Một kệ sau nói về Thông của Biến hóa.

Nếu thuộc về kinh văn: 1- Có một kệ, tụng về giải thích tên gọi, nửa kệ trước nói về thâu nhiếp giữ gìn Chánh pháp, nửa kệ sau nói về không đoạn mất Phật chủng, cũng là dòng sông Đại Bi. 2- Có một kệ, tức là dòng sông Ba-la-mật, hỏi-đáp về thành tựu. 3- Có một kệ, tức là dòng sông Tam-muội, ở trước nêu ra Dụng của Tam-muội, ở đây dựa theo Thể của Tam-muội. 4- Có một kệ, tức là dòng sông Nguyện Trí. 5- Có một kệ, nói về Thể-Dụng của mười Thân. 6- Một kệ sau, tức là thị hiện Như Lai tự tại.

Đoạn thứ mười: Từ “Liễu đạt…” trở xuống có bốn mươi ba kệ, tụng về Chân Thật Hạnh, văn phân làm sáu: 1- Có ba kệ, tụng về đạt được mười Lực. 2- Từ “Thiện thủ…” trở xuống có ba kệ, tụng về đạt được lợi nói không hai của chư Phật ba đời, kệ đầu là chính thức trình bày về dựa vào pháp tu hạnh, tức là lời nói không hai, hai kệ còn lại tụng về Ngã là thù thắng nhất… 3- Có sáu kệ, tụng về thiện căn giống như chư Phật. 4- Từ “Pháp giới…” trở xuống có mười một kệ, tụng về tiến vào chủng tánh của Phật, trong đó phân hai: Một- Có ba kệ, tụng về Thân tiến vào; Hai- Tám kệ còn lại tụng về Ý tiến vào. Trong tám kệ: Bốn kệ đầu tụng về tiến vào chủng tánh của Bi; sau từ “Trí nhãn…” trở xuống có bốn kệ, tụng về tiến vào chủng tánh của Trí. 5- Từ “Thành tựu…” trở xuống có mười tám kệ, tụng về học theo lời nói chân thật của chư Phật ba đời, đạt được mười Lực của Phật…, như văn có thể suy nghĩ. 6- Từ “Nhất quang…” trở xuống có hai kệ, tụng về lợi ích cho chúng sinh không trống rỗng.

Phần 3, có bốn kệ kết luận ca ngợi về sâu rộng, văn hiển bày có thể biết.