QUYỂN 22

Phẩm thứ hai mươi mốt: THẬP HẠNH

(Từ giữa quyển thứ 1 đến hết quyển thứ 21 trong kinh).

A. Ý ĐƯA RA, có hai: 1- Trước đây là Tựa, ở đây là Chánh Tông; 2- Trước đây phân rõ về thụ động dựa vào Phật trí, ở đây phân rõ về chủ động dựa vào Hạnh.

B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Tùy theo Duyên, thuận với Lý, thành tựu về Tu gọi là Hạnh; số lượng vượt qua trần sa, dựa vào số tròn phân rõ về Thập. Kinh Nhân Vương gọi là Thập Chỉ, bởi vì tăng thêm Định Tâm ở trong ba Học. Kinh Phạm Võng gọi là Trưởng Dưỡng, bởi vì nuôi lớn năm căn của Đạo. Nếu đầy đủ theo bản tiếng Phạn, nên nói là Công Đức Hoa Tụ Bồ Tát Thuyết Thập Hạnh Phẩm, thì bao gồm về người chủ động thuyết giảng, văn này tóm lược mà thôi.

C. TÔNG THÚ CÓ THỂ BIẾT

D. GIẢI THÍCH VĂN: Phẩm này không giống như hai Hội trước, có đức của hạnh thì lấy hạnh làm chủ, vì vậy tóm lược không có. Vả lại, đức của hạnh đã thuần thục thu vào trong tiến lên hướng về (Tiến thú), vì vậy chỉ riêng nghĩa của một phẩm là giải thích trong Hạnh.

Phẩm có bảy phần: Một- Phần Tam-muội; Hai- Phần gia hộ; BaPhần phát khởi; Bốn- Phần căn bản; Năm- Phần thuyết giảng; Sáu- Phần hiện chứng; Bảy- Phần trùng tụng.

Một: Phần Tam-muội, Công Đức Lâm nhập Định là bởi vì đứng đầu trong chúng, biểu thị cho thuyết về Thập Hạnh mà kiến lập các đức, nương theo thần lực của Phật là nhân của nhập Định. Nhập Bồ-tát Thiện Tư Duy, là hiển bày tên gọi riêng biệt của Định, chọn lấy nhân khác với quả cho nên gọi là Bồ-tát, khéo léo thuận theo Sự-Lý mà lựa chọn vô ngại, vô tâm thành tựu sự việc gọi là Thiện Tư Duy.

Hai: Từ “Nhập thị…” trở xuống trình bày về phần gia hộ, có ba: 1Tổng quát phân rõ về nhân duyên thực hiện gia hộ; 2- Phân rõ về những điều đã gia hộ; 3- Chính thức hiển bày về tướng gia hộ.

Trong phần 1 có bốn: a- Tổng quát nêu lên nhân gia hộ; b- Từ “Thập phương…” trở xuống là hiển bày rõ ràng về duyên gia hộ; c- Từ “Cáo Công Đức Lâm…” trở xuống là khen ngợi có nhân gia hộ; d- Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là cùng hiển bày về nhân duyên gia hộ và nhập Định, trong đó có hai: Một: Riêng biệt hiển bày về nhân; hai: Từ “Linh nhữ nhập…” trở xuống là kết luận thuộc về nhân.

Phần a cũng có bốn nhân: Một: Phật bạn cùng gia hộ dựa theo Hội thuyết về Thập Trú, tức là gia hộ bằng thần lực; Hai: Túc nguyện của Phật chủ; Ba: Phật chủ hiện bày uy lực; Bốn: Cơ cảm của Đại chúng, lược qua không có thiện căn của Trợ hóa, hoặc là thâu nhiếp trong chữ Chư, nghĩa còn lại đầy đủ ở Hội trước.

Phần 2: Từ “Vi tăng trưởng…” trở xuống là phân rõ về những điều đã gia hộ, có mười một câu: Trước là mười câu riêng biệt trình bày; sau từ “Sở vị…” trở xuống là một câu tổng quát kết luận, cho đến phần phát khởi đều giống như Hội trước, chỉ khác nhau về Trú-Hạnh.

Phần 3: Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là chính thức phân rõ về tướng gia hộ, trong đó có ba: a- Gia hộ qua ngữ nghiệp, bởi vì khiến cho vị ấy thuyết giảng. b- Từ “Thị thời chư Phật…” trở xuống là gia hộ qua ý nghiệp, bởi vì trao cho trí tuệ, có riêng biệt hiển bày và nêu ra giải thích. Trong riêng biệt hiển bày: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt: 1: Biện giải nhanh nhạy. 2: Biện giải không gián đoạn. 3: Vô sư trí, hai Hội trước sau đều không có, Trí này tức là Trí của Bổn giác, Liễu nhân tự mình đạt được, tỏ ngộ không nhờ vào bậc thầy, bởi vì nhờ Phật làm duyên mà hiển bày đạt được nên nói là trao cho, và Trí không có si ám, đều là biện giải nhanh chóng. : Biện giải thích hợp. 5: Biện giải không có sai lầm. : Biện giải ý nghĩa phong phú. 7: Biện giải về Tối thượng diệu của tất cả thế gian. : Thúc đẩy toàn bộ bảy loại trước. : Bảy loại này không có gì hơn được. c-Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là gia hộ qua thân nghiệp, bởi vì tăng thêm uy lực.

Ba: Từ “Thời Công Đức Lâm…” trở xuống là phần phát khởi, có thể biết.

Bốn: Từ “Cáo chư…” trở xuống là phần căn bản, văn có hai: 1- Thể của Hạnh; 2- Tướng của Hạnh.

Trong phần 1: Nếu dựa theo pháp đã nương tựa (Sở y), thì Tammuội Thiện Tư Duy trước đây làm Thể. Nếu dựa theo pháp đã quán sát (Sở quán), thì hai Đế cùng dung thông. Nếu dựa theo chủ động quán sát (Năng quán), thì Bi-Trí vô ngại; nay thuận theo giáo tướng, thì bốn Hạnh sau làm Thể. Nếu dựa theo Thể riêng biệt của Thập Hạnh, thì dùng mười Ba-la-mật làm Thể, nghĩa xem ở Hội thứ nhất. Nay dựa vào trong giáo tướng, nếu thẳng thắn dựa vào kinh văn thì văn phân làm hai: a- Nêu lên hiển bày; b- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích.

Trong phần a: Trước là nêu lên Thể của Hạnh khó suy nghĩ, Hạnh tức là biển Hạnh do tâm sâu xa đã tu tập; sau từ “Dữ pháp giới…” trở xuống là hiển bày về tướng khó suy nghĩ, sâu xa như pháp giới, rộng lớn như hư không, vì vậy tâm niệm-ngôn từ (Tâm ngôn) không đạt tới. Lại vượt qua phần vị dưới gọi là không thể nghĩ bàn. Lại ngay nơi Lý là Sự, Hạnh vô lượng cùng với Sự pháp giới, vô biên giống như hư không; ngay nơi Sự là Lý, Hạnh rỗng lặng cùng với Lý pháp giới, bặt tướng giống như hư không. Hai loại này đều không phải (câu phi), ngôn từ là biểu lộ giải thích, tâm niệm là hiển bày giải thích, cho nên khó nghĩ bàn. Huống hồ hai loại đan xen với nhau, có thể khiến cho một Hạnh thâu nhiếp tất cả Hạnh, một phần vị thâu nhiếp tất cả phần vị, bởi vì thuần-tạp vô ngại. Hạnh thứ mười nói tiến vào pháp giới Nhân-đà-la võng, thành tựu giải thoát vô ngại của Như Lai, Đại Sư Tử Hống hùng mãnh giữa loài người, bởi vì thậm chí đạt được nguồn cội Thật tướng của tất cả các pháp. Lại nếu như chỉ có ngăn chặn thì phàm-Thánh không có phần, vì vậy không những ngăn chặn tâm niệm-ngôn từ về Thường, mà cũng thuận theo dung hòa tâm niệm-ngôn từ về Thường, vậy thì ở trong nghĩ bàn không thể tận cùng. Ngăn chặn-dung hòa (giàdung) không hai, thì Thể của suy nghĩ và không phải suy nghĩ đều vắng lặng (tịch diệt), mới nói là chân thật không thể nghĩ bàn.

Trong phần b là đưa ra giải thích: Vì sao Hạnh của người ở phần vị nhân lại không thể suy nghĩ? Giải thích rằng: Bởi vì giống như quả Phật, Phật cùng tận giới hạn về Hạnh thuộc Sự, cao nhất phạm vi về Hạnh thuộc Lý, đoạn trừ tất cả Chướng, chứng được tất cả Lý, nhân trọn vẹn-quả đầy đủ, dung thông không có chướng ngại, Bồ-tát giống như quả Phật thì lẽ nào có thể nghĩ bàn hay sao? Nếu chọn lấy xu thế luận bàn, thì Hạnh của Bồ-tát làm câu tổng quát, còn lại đều là riêng biệt. 1- Không thể nghĩ bàn tức là Hạnh chân thật, Hạnh ấy dựa theo Địa tiền không thấy được, Hạnh này dựa theo phàm ngu không thể suy nghĩ, cũng gọi là Hạnh chân thật theo thứ tự, trong phần vị không có quán về Chân Như, cho nên Hạnh không có quán về tướng. 2- Cùng với pháp giới như nhau tức là Hạnh thù thắng, cũng là căn bản của Phật. 3- Cùng với hư không như nhau tức là Hạnh thuộc nhân, là nhân Vô thường cũng chưa đạt được Trí của Địa, thiếu nhân của quả Thường. – Học theo chư Phật ba đời mà tu hành, là Hạnh không yếu hèn, chưa có thể thuận theo Lý chân thật cứu hộ, cho nên không có Đại Hạnh. Còn lại giống như Hội trước.

Phần 2: Từ “Phật tử hà đẳng…” trở xuống là phân rõ về Tướng của Hạnh, văn phân làm ba: a- Tổng quát đưa ra tên gọi của Hạnh. b- Từ “Phật tử…” trở xuống là nêu lên số lượng để hiển bày thù thắng, cho nên nói là chư Phật ba đời cùng thuyết giảng. c-Từ “Hà đẳng…” trở xuống là đưa ra số lượng để nêu ra tên gọi: Trước là đưa ra, tiếp là nêu ra, sau là kết luận.

Trong mục nêu ra, cùng với kinh Bổn Nghiệp thì tên gọi tuy khác nhau ở chi tiết, mà ý nghĩa giống nhau trên đại thể:

1: Bố thí làm cho mình và người vui lòng, cho nên gọi là Hoan Hỷ. Dựa theo ba loại Bố thí mà nói thì thuộc về nhân đều làm cho vui lòng, vì vậy văn sau kinh nói: Bởi vì khiến cho chúng sinh nảy sinh hoan hỷ. Nếu dựa vào quả mà nói, thì Tài thí đạt được giàu có, Vô úy thí cảm được thân tâm an lành, Pháp thí sẽ đạt được pháp hỷ, đều là nghĩa của Hoan Hỷ. Kinh này dựa theo Tùy tướng. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Bắt đầu tiến vào Pháp Không, không bị tà luận của ngoại đạo làm cho thay đổi, tiến vào phần vị chính thức cho nên gọi là Hoan Hỷ Hạnh.” Kinh này dựa theo Ly tướng.

2: Ba tụ tịnh giới cũng làm lợi ích cho mình và người, cho nên gọi là Nhiêu Ích, hoặc là lấy sau thâu nhiếp trước. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Đạt được pháp thường xuyên giáo hóa tất cả chúng sinh, đều làm lợi ích chúng sinh.” Kinh này chỉ căn cứ vào Lợi tha.

3: Nhẫn thuận theo Lý của chúng sinh, gọi là Vô Vi Nghịch. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Đạt được Pháp-Nhẫn thật sự không có Ngã-Ngã sở, gọi là Vô Sân Hận.” Kinh này dựa theo lấy sau thâu nhiếp trước. Bản kinh thời Tấn nói: “Không có nhuế hận.” Cũng là lấy trước thâu nhiếp sau, mà thật sự hai Nhẫn thuận theo chúng sinh, Pháp Nhẫn thuận theo Lý, lấy sau thuận theo trước, đều thuận theo Sự-Lý.

4: Chịu khó (Cần) không lười nhác lui sụt, gọi là Vô Khuất Náo, cũng bao gồm ba Cần. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Luôn luôn trú vào công đức hiện rõ giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là Vô Tận.” Nghĩa là nếu có lười nhác lui sụt thì tức là có tận cùng, mà ba Tinh tiến trong Nhiếp Luận, cả ba gọi là Vô Nhược-Vô Thối-Vô Hỷ Túc, tức là lấy sau thâu nhiếp trước.

5: Dùng Tuệ giúp đỡ cho Định lìa xa hôn trầm-trạo cử, cho nên gọi là Vô Si Loạn. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Lúc mạng chung, quỷ Vô minh không làm hỗn loạn-không làm vẩn đục, trú trong Chánh niệm cho nên gọi là Ly Si Loạn.” Kinh này chỉ thuận theo một nghĩa, cho nên văn sau kinh nói: Đối với chết nơi này-sinh nơi kia, mà tâm không si ám hỗn loạn.

6: Tuệ có thể hiển bày phát khởi về Lý của ba Đế, Bát-nhã hiện rõ trước mắt cho nên gọi là Thiện Hiện. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Đời đời thường sinh ở trong quốc độ của Phật.” Kinh này chỉ căn cứ vào đạt được Báo, nghĩa là ngay nơi Không soi chiếu Hữu mà có thể hiện rõ sinh ra.

7: Không vướng mắc Sự-Lý, cho nên gọi là Vô Trước. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Đối với Ngã-Vô ngã cho đến tất cả pháp Không.” Kinh này tức là trải qua Hữu mà không mê lầm đối với Không, nghĩa là đối với Ngã mà không có Ngã. Nếu đối với Ngã-Vô ngã đều không đắm trước, thì không vướng mắc cả hai, bởi vì có Trí thuộc phương tiện không bỏ-không nhận.

8: Đại nguyện thật là tôn quý, lại thành tựu Đại hạnh nguyện mới có thể đạt được, cho nên gọi là Nan Đắc. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Trong pháp của chư Phật ba đời thường cung kính thuận theo, cho nên gọi là Tôn Trọng Hạnh.” Kinh ấy dựa theo Tu Tâm, kinh này dựa theo Nan Thắng.

9: Khéo léo thuyết pháp gọi là Thiện Pháp Hạnh. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Thuyết pháp trao cho người mà luôn luôn trở thành phép tắc của chúng sinh, bởi vì giống như phần vị Pháp Sư ở Địa thứ chín.”

10: Lời nói và việc làm không hư vọng cho nên gọi là Chân Thật, lại phù hợp với hai Đế, vì vậy kinh Bổn Nghiệp nói: “Hai Đế không phải Như, không phải Tướng, không phải Phi tướng, cho nên gọi là Chân Thật.”

Nhưng trên đây dựa theo mười Độ để giải thích tên gọi, Độ đều có ba mục, đều thấy ở Hội thứ nhất.

Năm: Từ “Phật tử hà đẳng vi…” trở xuống là phần thuyết giảng, mười Hạnh tức là mười đoạn, mỗi một đoạn đều có ba mục: 1- Đưa ra tên gọi; 2- Giải thích về tướng; 3- Kết luận về tên gọi.

Hạnh thứ nhất: Hoan Hỷ, tức là Bố thí độ (Đàn độ). Trong mục 1 là đưa ra tên gọi đã giải thích như trước. Mục 2 từ “Phật tử thử Bồ-tát…” trở xuống là giả thích về tướng, phân hai: Trước là tóm lược phân rõ về Thể tướng; sau từ “Tu thử hạnh thời…” trở xuống là mở rộng hiển bày về Danh tướng.

Trong mục trước: Luận Du-già Bồ-tát Địa nói: “Sáu Độ của Bồtát đều có chín môn: 1- Tự tánh, nghĩa là đưa ra Thể của Hạnh. 2- Tất cả, nghĩa là có thể đầy đủ Hạnh. 3- Khó thực hành, nghĩa là trong đó riêng biệt hiển bày. 4- Tất cả các môn, nghĩa là Hạnh sai biệt. 5- Thiện sĩ, nghĩa là làm nhiều lợi ích. 6- Tất cả chủng loại, nghĩa là thâu nhiếp tất cả Thánh giáo. 7- Như ý mong cầu, nghĩa là tùy theo những mong cầu. 8- Trao cho niềm vui hai đời, nghĩa là ở hiện tại làm nhiều lợi ích to lớn, khiến cho cảm được sự an lạc to lớn ở vị lai. 9- Thanh tịnh, nghĩa là hơn hẳn lìa xa tướng thành tựu Ba-la-mật.”

Nay văn phân ba môn, bởi vì thâu nhiếp chín môn: Một- Tổng quát nêu lên người bố thí; Hai- Từ “Kỳ tâm…” trở xuống là lìa xa những điều không thích hợp; Ba- Từ “Đản vi…” trở xuống là làm sáng tỏ ý thích của họ.

Môn một: Hàm chứa thâu nhiếp bốn môn trước và hai môn sáubảy:

Một là Huệ thí của người bố thí, hiển bày về tự tánh của bố thí. Huệ có hai nghĩa: a- Huệ tức là Thí; b- Khéo léo giúp cho ân huệ, tính toán mức lượng thích hợp hay không.

Hai là tất cả đồ vật vốn có đều có thể bố thí, thâu nhiếp năm môn còn lại: 1: Hoặc là trong, hoặc là ngoài; 2: Hoặc là khó, hoặc là dễ; 3: Tài thí-Pháp thí và Vô úy thí; 4: Tất cả chủng loại; 5: Tùy theo cầu xin mà giúp cho.

Môn hai: Lìa xa những điều không thích hợp, tức là bố thí thanh tịnh. Văn có năm câu, bởi vì thâu nhiếp mười nghĩa.

Tâm bình đẳng, tóm lược có bốn nghĩa: 1: Không có chấp thủ, bởi vì lìa xa vọng kiến; 2: Không tích tụ, quán sát bố thí chậm và nhanh đều vốn là bình đẳng; 3: Không nêu cao, chỉ thực hành khiêm nhường, không tranh hơn với người khác, bởi vì lìa xa kiêu mạn; 4: Không có ủng hộ hay phản đối, bởi vì không bè đảng.

Nói không có hối hận tiếc rẻ, ở đây có ba nghĩa: 1: Không yếu hèn, bởi vì bố thí rồi không hề hối tiếc; 2: Không thấp kém, bởi vì đồ vật tốt đẹp không hề tiếc rẻ; 3: Không vướng mắc, bởi vì nhanh chóng giúp cho không hề tiếc rẻ.

Nói không trông chờ quả báo, bởi vì không mong cầu quả Dị thục. Không mong cầu danh xưng, bởi vì không có gì nương tựa. Không tham lợi dưỡng, bởi vì không trông mong báo ân.

Môn ba: Làm sáng tỏ ý thích của họ, trong đó có mười hai câu

thâu nhiếp hai môn trên: Mười một câu trước trình bày về sự bố thí của Thiện sĩ, ở đây có năm tướng: 1: Chỉ vì cứu giúp che chở, bởi vì không làm não hại; 2: Thâu nhiếp tiếp nhận, bởi vì tự tay mình trao cho; 3: Làm nhiều lợi ích, bởi vì đúng lúc thích hợp. Ba câu trên là tướng làm lợi ích phía dưới. Tiếp đến có tám câu, trình bày về hướng lên phía trên, không ra ngoài hai ý: a- Bởi vì niềm tin thanh tịnh; b- Bởi vì tâm niệm cung kính. Trong tám câu: 1: Bắt đầu luyện tập học hỏi; 2: Ghi nhớ giữ gìn không quên; 3: Yêu thích không rời bỏ; 4: Thanh tịnh đối trị chướng ngại; 5: Trải qua tu tập thêm nhiều; 6: An trú giữ gìn không đoạn; 7: Khiến cho không phai mờ; 8: Diễn giải để chỉ rõ cho mọi người. Một câu sau cuối là khiến cho các chúng sinh lìa khổ-được vui, kết luận đưa về Từ Bi, tức là trao cho niềm vui hai đời. Trước đây nói Chỉ vì, là nối thông xuống các câu sau. Lại trước đây nói cứu giúp che chở là Vô úy thí, thâu nhiếp tiếp nhận là Tài thí, làm nhiều lợi ích là Pháp thí.

Trong mục sau là mở rộng hiển bày về Danh tướng, mở rộng về tất cả bố thí trước đây, cũng đầy đủ các loại bố thí, sợ rằng nhiều quá cho nên không phối hợp. Trong văn có hai môn: Trước là hiện tại thực hành Tài thí; sau là nguyện thực hành Pháp thí.

Trong môn trước là Tài thí lại có hai chi: Một- Tùy tướng; Hai- Ly tướng.

Trong chi một cũng có hai tiết: 1- Trình bày về Hạnh bố thí; 2Hạnh hồi hướng.

Trong tiết 1 là Hạnh bố thí cũng có hai: a- Nguyện tiếp nhận đời sống thù thắng để thực hành bố thí; b- Thị hiện thân khác chủng loại để thực hành bố thí.

Trong tiết a, dựa vào luận Vô Trước có sáu ý thích: 1- Phương tiện; 2- Hoan hỷ; 3- Ân đức; 4- Rộng lớn; 5- Tốt đẹp; 6- Thanh tịnh. Sau đều có đủ. Ở trong văn có bốn: Một- Nguyện đầy đủ duyên bố thí, tức là ý thích thuộc phương tiện, bởi vì trước phải tác ý, cũng chính là mở rộng về làm Đại thí chủ trước đây. Hai- Từ “Giả sử…” trở xuống là khó mong cầu mà có thể mong cầu. Ba- Từ “Nhĩ thời Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về khó rời bỏ mà có thể rời bỏ, nêu ra khó so sánh với dễ, tức là lập tức bố thí mà không có vướng mắc. Bốn- Từ “Như thị…” trở xuống là trình bày về tất cả không có gì trái ngược, có ba ý thích: 1- Tức là ý thích thuộc về rộng lớn, bởi vì có thể thực hành rộng rãi; 2- Từ “Đản cánh…” trở xuống tức là ý thích thuộc về hoan hỷ; 3- Từ “Tác như thị niệm…” trở xuống là ý thích thuộc về ân đức. Từ “Ngã kim ưng…” trở xuống là tâm tùy thuận.

Tiết b từ “Hựu tác…” trở xuống là trình bày về thị hiện thân khác chủng loại mà thực hành bố thí, hồi hướng thiện nghiệp bố thí ở hiện tại để thọ thân ở vị lai, bởi vì tâm Bi sâu xa, cũng là tâm rộng lớn.

Tiết 2 từ “Dĩ thử…” trở xuống là Hạnh hồi hướng: Đầu là tự mình mong mỏi Đại quả, cũng là ý thích thuộc về rộng lớn; sau là nguyện bố thí ruộng phước cũng đạt được hai quả, là ý thích thuộc về tốt đẹp.

Chi hai từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là trình bày về Ly tướng bố thí, tức là ý thích thuộc về thanh tịnh. Tùy tướng và Ly tướng, việc làm nhất định phải cùng lúc, mà lời nói không làm sáng tỏ cùng lúc, cho nên phân ra trước-sau. Lẽ ra đem Ly tướng tách biệt nối liền với trước như kinh Đại Bát Nhã, bởi vì không muốn làm cho văn phức tạp, cho nên gộp lại ở một chỗ, xu thế của Thể trước-sau tương tự ở đây có thể biết.

Văn phân làm ba: Đầu là quán về Nhân Không; tiếp là quán về Pháp Không; sau là lợi ích của hai quán, tức là thành tựu về Trí thuộc Niết-bàn (Bỉ ngạn trí).

Đầu là quán sát Nhân Không: Như vậy lợi ích chúng sinh, là nhắc lại Hạnh thuộc về Sự trước đây, muốn hiển bày về đang lúc làm lợi ích, tức là bởi vì không có Ngã tưởng… Pháp đã không có, tóm lược có mười câu:

1: Ngã, gọi là giả danh chủ tể của các Uẩn. Vì vậy Trí Luận quyển thứ 35 nói: “Ở trong năm Uẩn mà khởi lên tâm Ngã-Ngã sở.” Luận Du Già trên đại thể giống như ở đây nói. Câu này là tổng quát, chỉ là một Ngã mà tùy theo sự việc lập ra tên gọi riêng biệt. Nhưng bởi vì mê mờ về Thật tánh của duyên sinh, cho rằng có Ngã ngay nơi Uẩn mà khác với Uẩn; đã hiểu rõ về tánh Không thì tưởng mê lầm này vắng lặng, cho nên nói là không có. Nếu tách biệt quán sát về nguyên cớ không có, thì phân rõ như Định thứ hai trong phẩm Thập Định.

2: Chúng sinh, Trí Luận nói: “Bởi vì sinh trong năm Uẩn hòa hợp.” Luận Du Già gọi là Hữu tình, nghĩa là các bậc Hiền Thánh nhận biết rõ ràng như thật, bởi vì chỉ có pháp này mà lại không có gì khác.

3: Hữu tưởng, Trí Luận và luận Du Già đều gọi là Sinh, nghĩa là cho rằng có Ngã-Nhân chủ động khởi lên nhiều sự việc, như cha sinh ra con, có tức là thụ động khởi lên sinh ra các nẽo.

4: Mạng, nghĩa là Mạng căn thành tựu, vì vậy luận Du Già nói: “Thọ mạng hòa hợp cho nên giữ lại mạng sống hiện tại.”

5: Chủng chủng, Trí Luận gọi là Chúng Số, nghĩa là các nhân duyên như Ấm-Giới-Nhập, là pháp thuộc Chúng Số; cách dịch mới(Tân dịch) gọi là Dị Sinh, bởi vì có thể thọ sinh vào những nẽo khác nhau.

6: Bổ-đặc-già-la, Trung Hoa nói là Số Thủ Thú, luận Du Già nói: “Chấp có Ngã-Nhân, luôn luôn hướng về chọn lấy các nẽo mà không hề chán bỏ.” Tên gọi này dựa vào trong một Thanh để gọi một người, nếu dựa vào trong nhiều Thanh để gọi nhiều người, thì nói là Bổ-đặcgià-la.

7: Nhân, gọi là có linh hồn đối với đất đá cỏ cây, Trí Luận nói: “Bởi vì thực hành theo pháp của con người.” Kinh Đại Bát Nhã gọi là Sĩ Phu, luận Du Già giải thích rằng: Bởi vì có thể thực hiện tất cả công dụng của Sĩ phu.

8: Ma-nạp-bà, Trung Hoa nói là Nho Đồng, nghĩa là cho rằng có Ngã-Nhân, là người trẻ tuổi có học. Tên gọi này dựa vào trong một Thanh chỉ gọi một người, nếu gọi nhiều người thì gọi trong nhiều Thanh, nên nói là Ma-nạp-bà Phược-ca.

9: Tác giả, bởi vì làm ra các nghiệp, Trí Luận nói: “Bởi vì tay chân chủ động phát sinh những động tác.”

10: Thọ giả, Trí Luận nói: “Bởi vì cho rằng đời sau nhận lấy quả báo-tội phước.”

Kinh Đại Bát Nhã quyển thứ 3-, kinh Đại Phẩm quyển thứ 2 và trong kinh Kim Cang Bát Nhã nói về số lượng có tăng giảm, về tên gọi có lúc khác nhau ở chi tiết, nhưng ý chính thì không khác nhau, Thập Hồi Hướng-Thập Định dựa theo đây kết hợp để giải thích.

Tiếp từ “Đản quán…” trở xuống là trình bày về quán sát Pháp Không, Bồ-tát đã hiểu rõ về Pháp Không, lẽ nào có Ngã hay sao? Bởi vì trên đây nói Nhân Không mà không phải là như Nhị thừa có pháp về Nhân Không, cho nên ở đây thẳng thắn nói là chỉ quán sát về pháp giới Không… Pháp giới-Chúng sinh giới là tổng quát nêu ra Thể của pháp đã quán sát, không ra ngoài hai pháp này. Bồ-tát hiểu rõ hoàn toàn không sai khác, không gian (Hoành) thì vô biên, bởi vì giống như hư không; thời gian (Thụ) thì không có phạm vi, bởi vì lìa xa trước-sau. Pháp Không thì hai loại này đều Không, Không cũng là câu tổng quát. Vì sao nhận biết về Không? Bởi vì chỉ có tên gọi chứ tất cả không có thật, tất cả không có gì: 1- Bên ngoài không có Tướng trạng của tự tướng và cọng tướng; 2- Bên trong không có Thể tánh của hữu vi và vô vi; 3- Không có nơi chốn trú vào, đó gọi là không thuộc về trongngoài-trung gian mà trú vào trong có; 4- Không có tướng của hai pháp dựa vào nhau, bởi vì Hữu mất đi mà không giữ lại Không; 5- Không có công dụng của tạo tác cho nên không có tất cả, không có tất cả cho nên Không, Không cho nên Chúng sinh giới tức là Pháp giới.

Sau từ “Tác thị…” trở xuống là lợi ích của hai quán, chín câu đều nói là không thấy, bởi vì cùng tận pháp tánh mà đến bờ giải thoát (Bỉ ngạn). Ba câu đầu tức là ba Luân, phước điền là do bố thí mà sinh ra. Nghiệp dựa theo nhân tác thành mà nhận lấy quả ấy, hạn kỳ đạt được là Quả, đáp lại nhân gọi là Báo. Tập nhân luôn luôn nối tiếp đối với trước, Tập quả hạn kỳ đạt được là sau, Tập nhân-Tập quả gọi chung là nhân. Có thể dẫn đến Báo của đời sau, Báo này đáp lại nhân, đây là quả nối thông đạt được ở hiện tại. Vả lại, Báo gọi là hữu lậu, Quả gọi là vô lậu. Cùng là quả ấy, mà hữu lậu-vô lậu khác nhau, bố thí ít thì quả nhỏ, bố thí nhiều thì quả lớn.

Môn sau là nguyện thực hành Pháp thí, văn phân làm hai: MộtQuán sát về cảnh thuộc Bi là nguyên cớ khởi nguyện; Hai- Từ “Ngã đương tận học…” trở xuống là lợi ích của khởi nguyện, không hoại pháp tánh là nhân kiên cố, an ổn vui sướng là quả kiên cố.

Hạnh thứ hai: Nhiêu Ích. Trong mục 2 là giải thích về tướng, trước là tóm lược-sau là mở rộng, đều hiển bày về ba Tụ hàm chứa chín Giới.

Trong mục trước là tóm lược, văn có ba: Đầu là trình bày về tướng giữ gìn (Trì), tiếp là làm sáng tỏ về lìa xa lỗi lầm, sau là hiển bày về ý giữ gìn.

Đầu là trình bày về tướng giữ gìn (Trì): Câu đầu là tổng quát, tổng quát bao gồm ba Tụ tức là tự tánh của Giới; từ “Ư sắc-thanh…” trở xuống là riêng biệt giải thích về nghĩa của thanh tịnh, trong tâm ý không đắm theo là nghĩa của luật nghi chân thật, cũng giảng giải cho chúng sinh, tức là Tụ giới làm lợi ích cho hữu tình.

Tiếp từ “Bất cầu…” trở xuống là làm sáng tỏ về lìa xa lỗi lầm, cũng là đối với quả không hề dựa vào, hiển bày về nghĩa của thanh tịnh.

Sau từ “Đản kiên trì…” trở xuống là hiển bày về ý của trì giới: Câu đầu là tổng quát, suốt đời kiên quyết giữ gìn; từ “Tác như thị…” trở xuống là dùng lời thề tự mình phải thành tựu về tướng kiên cố trên đây, nghĩa là tất cả lợi dưỡng cung kính. Luận khác thì Căn bản và Tùy phiền não không thể nào chế phục, mà ngăn chặn tất cả điều ác, đạt được Chánh pháp của Phật là thiện hạnh chân thật.

Triền nghĩa là tám Triền, tức là Vô tàm-Vô quý-Trạo cử-Ác tác-Hôn-Thụy-Xan và Tật. Hai loại đầu chướng ngại về Giới, chính là chướng ngại luật nghi; hai loại tiếp chướng ngại về Chỉ; hai loại tiếp chướng ngại về Quán; hai loại sau chướng ngại về Xả, tức là chướng ngại về thiện pháp làm lợi ích. Ở trong tướng của Tu, Triền ràng buộc thân tâm, cho nên chỉ nói về Triền. Có nơi nói mười Triền, nghĩa là thêm vào Phẫn-Phú, bởi vì vào lúc dấy lên che phủ làm cho chướng ngại sâu nặng, đây tức là tùy theo mê hoặc.

Phược nghĩa là bốn Phược, tức là Tham dục-Sân nhuế-Giới thủ và Ngã kiến. Tham lợi dưỡng không được như ý thì nóng lòng sinh ra giận dữ, Phạm hạnh khó thực hành thì sinh ra hủy báng, hủy báng thì sinh ra Giới thủ, Ngã kiến thì sinh ra tối tăm hỗn loạn; không hủy hoại-không giữ gìn mới là bình đẳng.

Mục sau từ “Phật tử Bồ-tát như thị…” trở xuống là mở rộng hiển bày về ba Tụ, tức là phân làm ba: Một- Nhiếp luật nghi; Hai- Nhiếp chúng sinh; Ba- Nhiếp thiện pháp.

Một: Nhiếp luật nghi giới, tức là kiên quyết giữ gìn không vi phạm, là điều khó giữ gìn thứ nhất, trong văn cũng có hai: Trước là hiển bày về cảnh của khó giữ gìn, nghĩa là đã nhiều mà còn đẹp, lại thêm tâm mê hoặc, ngày từng ngày trải qua thời gian dài, cho nên là khó. Sau từ “Nhĩ thời Bồ-tát…” trở xuống là khởi lên quán sát đối trị, tức là có thể giữ gìn đối với điều khó giữ gìn. Nói cho đến, kinh Đại Phẩm nói: “Tham trước năm dục làm chướng ngại sinh lên cõi trời, huống gì là Bồ-đề.” Những sự việc thù thắng đều làm cho chướng ngại, vì vậy nói là cho đến.

Hai: Từ “Duy trừ…” trở xuống là Nhiếp chúng sinh giới, trong đó có bốn:

1. Trình bày về quên vi phạm mà cứu giúp chúng sinh, như Kỳ-đà và Mạt-lợi chỉ là rượu-chỉ là Giới, chỉ trừ ra giáo hóa, tức là thực hành ở nơi không phải đạo; tâm không rời bỏ Trí, tức là thông đạt về Phật đạo.

2. Từ “Phật tử…” trở xuống là coi nhẹ thân mạng mà làm lợi ích chúng sinh, là điều khó giữ gìn thứ hai, ngay cả xả bỏ tính mạng mà cũng không có thiếu sót.

3. Từ “Bồ-tát tự đắc…” trở xuống là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn giữ gìn, là điều khó giữ gìn thứ ba, nghĩa là luôn luôn trú trong Chánh niệm không có sai lầm, tức là dùng khó để so sánh với dễ, dùng sai lầm để so sánh với trước kia. Tánh vốn có thường theo thói quen mà thành phạm vi giới hạn, ban đầu trú vào phát tâm, thấy rõ ràng tâm tánh mà thành tựu Chánh giác, hiểu rõ về pháp Vô sinh mà thường thấy Phật, xúc cảnh đều là Phật, lẽ nào có lẽ do Phật mà nảy sinh ý tưởng về Dục hay sao?

4. Từ “Nhĩ thời Bồ-tát…” trở xuống trình bày về khởi lên Đại Bi sâu sắc là tướng của Thiện sĩ, trong văn phân ba: a- Xót thương chúng sinh đắm theo Dục; b- Sinh tâm khuyến khích giữ gìn; c- Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Tiết a có mười câu: Đầu là hai câu tổng quát, không có lúc nào không dấy khởi, là nghĩ nhớ ở trong đêm dài. Sau là riêng biệt: 1: Nghĩ nhớ điều chưa đạt được; 2: Hướng về điều có thể đạt được; 3: Tham trước điều đã đạt được; 4: Quyết định cho là thanh tịnh; 5: Đắm theo nhiễm ô không hề chán bỏ; 6: Mê say đến nỗi chìm đắm; 7: Thuận theo cảnh mà lưu chuyển; 8: Muốn thôi mà không được.

Tiết b từ “Ngã kim…” trở xuống là sinh tâm khuyến khích giữ gìn: Đầu là khuyến khích người khác giữ gìn giới pháp, tiếp từ “Trú tịnh giới…” trở xuống là bao gồm ca ngợi công đức của giới.

Tiết c là đưa ra giải thích về nguyên cớ, bởi vì Đại Bi lợi ích cho người khác là gia nghiệp của Bồ-tát.

Ba: Từ “Tác thị học…” trở xuống là trình bày về Nhiếp thiện pháp giới, văn phân làm hai: Đầu là trình bày đang thâu nhiếp thuộc về Tự phần, sau là phân rõ sẽ thâu nhiếp thuộc về Thắng tiến.

Tiết đầu thuộc về Tự phần, thiện pháp tuy nhiều mà không ra ngoài Bi-Trí, trong văn tóm lược nêu ra, trong đó phân ba: 1- Cùng nêu ra Bi-Trí; 2- Từ “Nhiên tri…” trở xuống là cùng giải thích về hai tướng; 3- Từ “Như thị giải giả…” trở xuống là cùng trình bày về hai quả.

1. Cùng nêu ra Bi-Trí: Trước là Trí, sau là Bi. Trong Trí, trước là trình bày về lìa xa lỗi lầm, nghĩa là lìa xa ác hạnh Vô minh; sau từ “Dĩ Trí…” trở xuống là trình bày về thành tựu đức ấy. Sau từ “Vi chúng sinh…” trở xuống tức là thuộc về Bi.

2. Cùng giải thích về hai tướng, Bi-Trí cùng vận dụng, văn phân làm hai: a- Dùng Trí dẫn dắt Bi tự nhiên thành tựu Chánh quán; b- Từ “Nhất thiết chư pháp…” trở xuống là bao gồm trình bày tiến vào pháp để hiển bày về nhân điên đảo ấy.

a- Dùng Trí dẫn dắt Bi, văn có bốn cặp: Ba cặp trước là hai tướng hướng về với nhau, một cặp sau là ngay nơi Thể để phân rõ.

Trong ba cặp trước: Hai cặp trước là không tách rời, một cặp sau là không ngay đó, tức là hiển bày về chúng sinh và điên đảo không phải ngay đó-không phải tách rời. Chúng sinh tức là người chủ động khởi lên điên đảo, chính là phần nhiễm thuộc về Y tha; điên đảo tức là vọng thụ động khởi lên, là Biến kế sở chấp. Cặp thứ nhất là trình bày về không tách rời (Bất ly), nghĩa là dựa vào tương tự mà chấp là thật, lìa xa chúng sinh thì không có điên đảo; dựa vào chấp tương tự mà khởi lên, lìa xa điên đảo thì không có chúng sinh.

Cặp thứ hai là trình bày về không cùng nhau tồn tại, trở lại giải thích về nghĩa trước đây. Nói về không tách rời, là trình bày về nhân quả đối đãi với nhau, do duyên mà thành tựu chứ không phải là Thể có trước kia, hai vật cùng nhau tồn tại. Trong nhân không có quả, cho nên trong điên đảo không có chúng sinh, nếu chắc chắn có thì lẽ ra Biến kế là Y tha khởi; trong quả không có nhân, cho nên trong chúng sinh không có điên đảo, nếu muốn làm cho có thì lẽ ra không có chúng sinh nào không điên đảo.

Cặp thứ ba là trình bày về không ngay đó (Bất tức), bởi vì không làm hỏng hai tướng chủ động-thụ động Biến kế của nhân quả. Dựa vào ba cặp trước thì biết chúng sinh-điên đảo không phải một-không phải khác, không phải ngay đó-không phải tách rời.

Cặp thứ tư là ngay nơi Thể để phân rõ về tâm điên đảo: Dựa vào cảnh mới nảy sinh cho nên không phải là pháp bên trong, nếu là pháp bên trong thì không có cảnh mà thuận theo có cảnh. Bởi vì tình chấp cho nên không phải là pháp bên ngoài, nếu là pháp bên ngoài thì người trí đối với cảnh không thuận theo mà không nhiễm ô. Đã không phải bên trong-bên ngoài thì lẽ nào ở trung gian, thì biết tâm và cảnh, Thể ấy tự nhiên rỗng không, lấy gì so sánh để trình bày về ngay đó và tách rời? Chúng sinh cũng như vậy, ngay nơi Uẩn mong cầu không có cho nên không phải là pháp bên trong, tách rời Uẩn cũng không có cho nên không phải là pháp bên ngoài, đã không phải bên trong-bên ngoài mà cũng bặt dứt trung gian, bổn tánh tự nhiên Không thì sao có thể khởi lên điên đảo, lấy gì so sánh để trình bày về không phải ngay đó và tách rời? Đã biết như vậy thì tự nhiên không có điên đảo, vì chúng sinh mà nói về điều này thì điên đảo mê hoặc tự nhiên trừ diệt.

b- Từ “Nhất thiết chư pháp…” trở xuống là bao gồm trình bày tiến vào pháp để hiển bày về nhân điên đảo ấy, nghĩa là bởi vì không thông hiểu do duyên thành tựu không vững chắc, mà vọng sinh ra Biến kế, cho nên nói là dối gạt làm mê hoặc người ngu, thật sự thì người ngu tự dối gạt mình, giống như vượn khỉ nắm mặt trăng.

3. Từ “Như thị…” trở xuống là cùng trình bày về hai quả, tức là quả đã thành tựu do Bi-Trí trước đây, cũng là hai giới thuộc về môn trao cho niềm vui hai đời trong chín môn: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Trong tổng quát: Bởi vì hiểu rõ các pháp huyễn hóa không thật, tức là giác ngộ rõ ràng về các hành, hiểu rõ Tướng của hành rỗng không, gọi là thông hiểu về sinh tử; nhận biết Thể của hành vắng lặng, là hiểu rõ về Niết-bàn, hiểu rõ đến cuối cùng tức là đạt được Bồ-đề.

Từ “Tự đắc độ…” trở xuống là riêng biệt có chín cặp: Một- Vượt qua Khổ;Hai- Thoát khỏi Tập, bởi vì hiểu rõ về sinh tử; Ba- Điều phục theo Đạo; Bốn- Vắng lặng theo Diệt, bởi vì hiểu rõ về Niết-bàn. Bốn cặp tiếp theo tức là chứng được đức của bốn Đế, như thứ tự phối hợp với trên, nghĩa là bởi vì đoạn Khổ cho nên đạt được an lạc… Chín-Tức là chứng được niềm vui Bồ-đề của Phật.

Tiết sau từ “Phật tử…” trở xuống là sẽ thâu nhiếp thuộc về Thắng tiến, trong đó có hai mươi câu. Mười câu trước là đầy đủ đức thù thắng: 1- Thuận theo Phật; 2- Lìa xa thế gian; 3- Thực hành về pháp thù thắng; 4- Trú trong lý bình đẳng; 5- Từ bình đẳng; 6- Trí sáng suốt; 7- Lìa xa lỗi lầm; 8- Quên mọi duyên; 9- Rời chấp trước; 10- Không đoạn phiền não mà nhập Niết-bàn. Mười câu sau là trú trong Trí sâu xa, câu cuối cùng là tổng quát, tức là Trí của Phật; còn lại riêng biệt hiển bày về nghĩa của sâu rộng: 1- Hướng lên trên không có gì vượt qua; 2- Ngôn từ không đạt tới; 3- Lìa xa đắm trước dựa vào; 4- Không có biến động; 5- Vượt lên trên số lượng; 6- Không có giới hạn; 7- Không có cuối cùng; 8- Bặt dứt sắc tướng; 9- Bởi vì những điều trên đây cho nên sâu xa.

Hạnh thứ ba: Vô Vi Nghịch, tức là Nhẫn nhục độ (Nhẫn độ). Ở trong mục 2 là giải thích về tướng, văn phân hai phần riêng biệt: Đầu là tóm lược phân rõ về tướng của Hạnh, sau là đối với cảnh đích thực tu tập.

Phần đầu phân ba: Một- Tu tập về Hạnh của Nhẫn; Hai- Lìa xa lỗi lầm của Nhẫn; Ba- Ý của tu tập về Nhẫn.

Một- Tu tập về Hạnh của Nhẫn: Thường tu pháp Nhẫn, tức là nêu lên pháp của Hạnh, lời nói khiêm tốn… là làm sáng tỏ về tướng của Nhẫn. Văn có mười câu: Đầu là tổng quát hiển bày về tự tánh, khiêm nhường kính trọng mà làm rạng rỡ, nhún mình mà không thể vượt quá, như biển ở dưới thấp là nơi trăm sông chảy về, cung kính tôn trọng người thì lẽ nào dám không nhẫn nhịn? Sau từ “Bất tự hại…” trở xuống là chín câu riêng biệt trình bày, gồm có ba cách giải thích: 1- Dựa theo ba Độc; 2- Dựa theo ba Nghiệp; 3- Dựa theo ba Nhẫn.

1. Dựa theo ba Độc: Ba câu trước là đối trị Sân mà thực hành về Nhẫn, bởi vì Sân nhất định phải làm hại: Một- Không có cảnh như trước mà tự làm hại bằng hình phạt; Hai- Sức mạnh có thể làm hại người khác; Ba- Dùng cái chết để đối địch với nhau, bất luận trước-sau cho đến cùng lúc, chỉ chuốc lấy làm hại cả hai. Ba câu tiếp là đối trị Tham mà thành tựu về Nhẫn, Lương Nhiếp Luận nói: “Thủ là tên gọi khác của tham ái.” Một- Tự mình tham lấy danh lợi; Hai- Sai sử người khác khiến cho giữ lấy, hoặc là tùy hỷ người khác giữ lấy; Ba- Gồm đủ hai việc làm trên. Ba câu sau là đối trị Si mà tu tập về Nhẫn, bởi vì Si mà chấp trước: Một: Đắm theo công đức và tài năng của mình, vì sao nói xấu mình; Hai- Người kia nếu là mình, thì vì sao làm nhục mình; Ba- Cả hai đều nhiễm, có thể biết. Chín câu này đều là lỗi lầm, do đó Bồ-tát đích thực quán sát, bởi vì không quán sát thì không thể nào đối trị, văn sau tự nhiên phân rõ.

2. Dựa theo ba Nghiệp: Làm hại nhất định phải do thân, đắm trước chắc chắn là do ý, khen ngợi đề cao mình và người khác gọi là Thủ. Nếu như tâm khen ngợi người khác thì hãy còn là nịnh bợ, huống hồ tự đề cao mình hay sao? Vì vậy đều yên tâm nhẫn nại.

3. Dựa theo ba Nhẫn: Hại tức là oán hại, Thủ tức là không thể nào yên lòng nhận chịu khổ sở như đói-lạnh… mà tùy tiện nhận lấy, Trước thì không thấy rõ lý của Thật nghĩa (Đế lý). Do thấy rõ lý của Thật nghĩa, cho nên ba Nhẫn đều thành tựu. Kinh Tư Ích nói: “Các pháp diệt trong từng niệm, tánh ấy thường không dừng lại, trong đó không có nhục mạ, cũng không hề có cung kính, nếu xẻ thân làm từng đoạn, tâm ấy thường không lay động…”

Vả lại, ba cách giải thích trên đây tức là dựa theo cảnh nghịchthuận và bình thường, cho nên trở thành ba Độc; còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Hai: Từ “Diệc bất…” trở xuống là lìa xa lỗi lầm của Nhẫn: Danh tiếng dẫn dắt là người bậc Trung, lợi dưỡng dụ dỗ là người bậc Hạ, Bồ-tát là bậc Thượng sĩ, bởi vì không tham cầu.

Ba: Từ “Đản tác…” trở xuống là ý của tu tập về Nhẫn: Sở dĩ tu Nhẫn, thì trước phải tự mình nhẫn nhịn, sau vì chúng sinh mà giảng nói, khiến cho tu hạnh về Nhẫn, lìa xa điều ác-đoạn trừ mê hoặc, thì bên trong yên lòng nhẫn nhịn. Mê hoặc không còn, Trí tuệ hiện rõ, là trú trong pháp Nhẫn. Đã loại bỏ quặng bẩn của phiền não, thì thân tâm nhu hòa; có thể dùng làm pháp khí, như vàng ròng đã được tinh luyện. Trên đây đều là Nhẫn thuộc thanh tịnh.

Phần sau từ “Phật tử…” trở xuống là đối với cảnh tu tập về Nhẫn, mở rộng hiển bày về tướng của Hạnh, trong văn phân hai: Trước là trình bày về Hạnh tu Nhẫn, sau là trình bày về ý tu Nhẫn.

Trong phần trước có ba: Một-Chịu đựng oán thù làm hại; hai-Yên lòng nhận chịu khổ đau; ba-Quán sát tường tận về pháp.

Phần một phân hai tiết: 1- Làm sáng tỏ về cảnh của Nhẫn; 2- Trình bày về Hạnh có thể nhẫn chịu, đây cũng là Nhẫn khó thực hành. Tiết 1 phân ba: a- Trình bày về miệng làm cho hủy nhục, Lương Nhiếp Luận nói là chịu đựng oán thù làm hại (Nại oan hại), cũng gọi là nhẫn nhịn người khác hủy nhục, tóm lược hiển bày về mười loại: 1- Bởi vì phạm đến điều kiêng kỵ; 2- Bởi vì phép tắc xấu ác; 3- Bởi vì làm cho buồn rầu; 4- Bởi vì không có thái độ nhã nhặn; 5- Bởi vì hết sức tầm thường hèn mọn; 6- Bởi vì giải thích tà vạy xấu ác; 7- Bởi vì không phù hợp với lòng người; 8- Bởi vì giải thích hỗn tạp; 9 -Bởi vì hết sức hèn hạ xấu xa; 10- Bởi vì hết sức thô bạo lỗ mãng. Từ “Dĩ thị ngôn…” trở xuống là tổng quát kết luận về những việc đã làm, nhiều người-nhiều miệng đều nhiều lời nói xấu ác. b- Từ “Hựu thử…” trở xuống là thân làm cho bức bách có hại. Hai sự việc trên đây là mở rộng. c- Từ “Như thị kinh…” trở xuống là tổng quát phân rõ trải qua thời gian dài, là nói về cảnh khó nhẫn nhịn.

Tiết 2 từ “Bồ-tát tao thử…” trở xuống là trình bày về Hạnh có thể nhẫn chịu: a- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, nghĩa là gặp phải khổ đau vô cùng trước đây; b- Từ “Tác thị niệm…” trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Nhẫn, bởi vì mất đi điều quan trọng của mình. Văn có mười câu: Một câu đầu là giả thiết về không Nhẫn mà mất đi ý niệm đến nỗi thay đổi chí hướng, cho nên nói là động loạn. Chín câu còn lại là trình bày về sai lầm: 1- Bởi vì không điều phục sân nhuế; 2- Bởi vì không giữ gìn căn môn; 3- Mê mờ về pháp môn của Nhẫn; 4- Không tu về hạnh Nhẫn; 5- Tùy thói quen bên ngoài mà chuyển; 6- Động loạn nảy sinh bên trong; 7- Không tiếc thiện căn; 8- Chưa quên bên này-bên kia. Tám câu trên đây là tự làm hại mình, vì vậy không thể nào làm lợi ích cho người khác (Lợi tha). Nay có thể nhẫn nhịn, cho nên không thể không tu, khiến cho thành tựu tám Hạnh, tự-tha cùng lợi ích, tự-tha cùng điều phục. Nếu nói về lợi ích thù thắng này thì thành tựu Hạnh của Thiện sĩ.

Phần hai từ “Bồ-tát nhĩ thời…” trở xuống là yên lòng nhận chịu khổ đau, Nhẫn tuy dựa vào văn trước mà nghĩa thích hợp với yên lòng nhận chịu, cho nên dẫn ra khổ đau đã nhận chịu trước đây để so với khổ đau hiện tại, mà cần phải yên lòng nhận chịu. Sở dĩ dẫn ra, từ vô thỉ là hiển bày về khổ đau xưa kia trải qua thời gian dài, các khổ là trình bày về nhiều sự việc ấy. Tuy nhiều sự việc trải qua thời gian dài mà trống rỗng chứ không có tự lợi và lợi tha, nay thời gian ngắn ngủi-khổ đau ít hơn nhưng có thể thành tựu về Nhẫn độ, tự lợi-lợi tha thì lẽ nào không Nhẫn hay sao? Vì vậy cố gắng rèn luyện, kệ nói rằng: Ông đã nhiều kiếp trải qua trong đường ác, chịu khổ vô ích còn có thể vượt qua, nay thực hành chút thiện đạt được Bồ-đề, lợi ích lớn không nên sinh lòng lui sụt.

Do đó trở lại tự khuyên nhủ và khích lệ mình, khiến cho thanh tịnh mà không còn hỗn loạn, vui mừng mà không buồn lo, điều phục sân nhuế che phủ, thâu nhiếp giữ gìn căn môn, thì tự mình trú trong pháp Nhẫn, giúp cho chúng sinh cùng nhau tu Nhẫn.

Phần ba từ “Phục cánh dĩ…” trở xuống là quán sát tường tận về pháp, Nhẫn cũng dựa vào trước đây khởi lên, cho nên nói là lại trải qua. Đây là trong một Nhẫn, đã có đủ ba Nhẫn, biểu thị không phải là hoàn toàn khác nhau, mà một cảnh trình bày đầy đủ. Văn phân ba mục riêng biệt:

Mục một: Tự mình thành tựu về pháp Nhẫn, văn có năm câu: Đầu là câu tổng quát nêu lên; từ “Vô ngã…” trở xuống là giải thích thành tựu về nghĩa Không, dùng bốn hành về Khổ-Không-Vô thường-Vô ngã để giải thích ngược lại làm thứ tự ấy. Lại dựa theo Đại thừa vốn loại bỏ cả hai như Khổ-Lạc…: 1- Nhân ngã và Pháp ngã, cả hai không còn; 2- Thường và Vô thường không phải là thật, bởi vì đối đãi với nhau mà có; 3- Không và Hữu đều vắng lặng, cho nên nói là không hai; 4- Khổ và Lạc đều loại bỏ, cho nên nói là không hề có gì.

Mục hai: Từ “Chư pháp Không…” trở xuống là khiến cho người khác thành tựu về Nhẫn, chúng sinh mê mờ về Không, vì vậy phải giảng giải cho biết, đều là Nhẫn thanh tịnh.

Mục ba: Từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận về Hạnh cần phải tu tập. Nhưng trong luận Trang Nghiêm, dựa vào ba Tư-năm Tưởng thì có thể chịu đựng (Nhẫn thọ): 1- Nghĩ rằng người khác hủy nhục mình là tự nghiệp của mình; 2- Nghĩ rằng người và mình đều là Hành khổ; 3- Nghĩ rằng Tự lợi của Thanh văn hãy còn không thể làm cho người ta khổ đau. Văn ba câu này ở trong Nhẫn thuộc về yên lòng nhận chịu, suy nghĩ về các khổ xưa kia mà tự-tha cùng điều phục thâu nhiếp. Nói năm Tưởng: 1- Tu tưởng về người thân của mình, bởi vì chúng sinh từ vô thỉ đến nay không có ai không phải là thân thuộc; 2- Tu tưởng về Pháp, bởi vì đánh mắng không thể có được; 3- Tu tưởng về Vô thường; 4- Tu tưởng về Khổ; 5- Tu tưởng về thâu nhiếp tiếp nhận, tức là văn này thâu nhiếp có thể suy nghĩ hướng về trước đây.

Phần sau từ “Vi Từ niệm…” trở xuống là trình bày về ý tu Nhẫn, văn có mười câu mà nghĩa gồm đủ nối thông và tách biệt. Nối thông thì ba Nhẫn đều là nghĩa của mười câu này, có thể biết. Tách biệt tức là năm câu đầu, bởi vì tu tập chịu đựng oán thù làm hại, Từ niệm là tổng quát. Câu tiếp là chỉ muốn làm lợi ích cho người khác, không sợ người khác không làm lợi ích, chủ yếu muốn làm yên lòng người khác thì lẽ nào thích hợp để báo thù, thương xót họ chìm đắm điên đảo thì lẽ nào ôm lòng thù hận, dùng Nhẫn để điều phục thực hành thâu nhiếp mọi điều nóng giận. Một câu tiếp là Nhẫn thuộc về yên lòng nhận chịu khổ đau, tùy theo chúng sinh mà không mệt mỏi khổ sở. Hai câu tiếp là hiểu rõ tự-tha mà tu tập quán sát tường tận về pháp. Hai câu sau là bao gồm ba câu trước, một chữ Vi (bởi vì) trên đây xuyên suốt xuống đến câu này, chính là môn trao cho niềm vui hai đời trong chín môn.

Hạnh thứ tư: Vô Khuất Náo. Náo là cong queo, là yếu đuối. Tức là Hạnh tinh tiến vững vàng. Trong mục 2 là giải thích về tướng, có hai: Trước là tổng quát hiển bày về tướng ấy; sau là tùy theo khó khăn riêng biệt giải thích.

Trong phần trước, văn có ba: Một- Chính thức hiển bày về Tinh tiến; Hai- Từ “Tánh vô…” trở xuống là trình bày về lìa xa sai lầm; Ba- Từ “Đản vi…” trở xuống là phân rõ về tiến thêm những việc làm. Ba mục này: Một là tổng quát nêu ra; hai là giải thích về Tinh, nghĩa là không có xen tạp; ba là giải thích về Tiến, bởi vì hướng đến những việc làm.

Trong mục một là chính thức hiển bày: Câu đầu là nêu lên Hạnh phụ thuộc; từ “Sở vị…” trở xuống là hiển bày thù thắng để nêu ra tên gọi, Tinh tiến thì nhiều tên gọi hướng về nghiệp dụng. 1- Đệ nhất, cũng là nghĩa về đứng đầu (Thủ), nghĩa này có ba: a-Đại vốn là Đệ nhất, nghĩa là bởi vì Đại Bồ-đề; b- Thắng vốn là Đệ nhất, bởi vì công đức quang minh; c- Thù thắng vốn là Đệ nhất, nghĩa là bởi vì vượt ra ngoài. 2- Đại cũng có ba nghĩa: a- Tối thắng vốn là Đại, bởi vì cao nhất trong thù thắng, như Đại vương ở thế gian; b- Tối diệu vốn là Đại, bởi vì Sự-Lý dung thông, như Đại đức ở thế gian; c- Thượng vốn là Đại, bởi vì Thể của Hạnh cao thượng, như bậc Tôn trưởng ở thế gian. 3- Thắng cũng có ba nghĩa: a- Vô thượng vốn là Thắng, bởi vì không thể thêm nữa; b- Vô đẳng vốn là Thắng, bởi vì không thể sánh bằng; c- Phổ biến vốn là Thắng, bởi vì Thể rộng khắp pháp giới, không có gì có thể hơn được.

Trong mục hai là lìa xa sai lầm, tức là Tinh tiến khó thực hành, bởi vì tánh không có gì xen tạp vốn là khó nhất: Trước là lìa xa lỗi lầm do phiền não của mình, nghĩa là Căn bản và Tùy phiền não mặc ý vận dụng không khởi lên, cho nên nói là tánh không có gì, Địa tiền đạt được như vậy trong giáo viên dung. Sau từ “Chung bất vi…” trở xuống là trình bày về lìa xa phiền não do người khác.

Trong mục ba là phân rõ về những việc làm thuộc Tinh tiến, có hai mươi câu hàm chứa đầy đủ ba loại Tinh tiến, chỉ bởi vì khoác áo giáp của bốn Hoằng nguyện, mà thực hành tức là gia hạnh thuộc phương tiện, pháp của những việc làm là thiện đã thâu nhiếp. Văn phân làm bốn tiết: 1- Ba câu đầu là đoạn trừ phiền não; 2- Bảy câu tiếp là hóa độ chúng sinh; 3- Bốn câu tiếp là nhận biết về pháp; 4- Sáu câu sau là mong cầu Phật. Tức là bốn Hoằng nguyện.

Tiết 1: a- Đoạn trừ hiện hành; b- Đoạn trừ chủng tử; c- Đoạn trừ tập khí sót lại.

Trong tiết 2 là hóa độ chúng sinh, bởi vì thành tựu Trí thuộc Thập Lực: Phiền não là lậu, ý khiến cho không còn lậu ấy. Cảnh giới tức là hành ở khắp các nẽo. Nghĩa về tâm hành bao gồm đối với nghiệp. Nghĩa về sinh tử bao gồm Lực thuộc Túc trú và Xứ-Phi xứ. Tổng quát cho nên không trình bày.

Trong tiết 3 có bốn câu nhận biết về pháp: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt: a- Sự pháp giới, nếu tự mình tiến vào pháp thì dùng niềm tin thanh tịnh làm căn bản, nếu dựa theo Lợi tha thì dùng Từ Bi làm căn bản. b- Tức là Lý pháp giới, nói là tánh bình đẳng. c- Lý Sự vô ngại pháp giới, Sự thuộc về ba đời tức là Lý tánh bình đẳng, Sự tùy theo-Lý dung thông, nghĩa hàm chứa Sự Sự vô ngại.

Trong tiết có sáu câu là mong cầu Phật: Hai câu đầu tức là Trí, câu trước là ánh sáng của Trí thuộc về Giáo, câu sau là Trí thuộc về Chứng. Hai câu tiếp là nhận biết về cảnh, câu trước là Chân, câu sau là Tục. Hai câu sau đều là Quyền Trí, câu trước là nhận biết căn cơ-hiểu rõ thuốc pháp, câu sau là bốn Biện, trình bày rõ ràng-phân biệt diễn thuyết tức là Lạc thuyết vô ngại, câu chữ thuyết giảng về Pháp-Nghĩa tức là Từ vô ngại. Bốn Hoằng nguyện nói trên, hai loại đầu là biết Khổđoạn Tập, hai loại sau là tu Đạo-chứng Diệt, tức là cảnh thuộc về Vô tác Tứ đế.

Phần sau từ “Phật tử Bồ-tát…” trở xuống là tùy theo khó khăn riêng biệt giải thích, trong đó có hai: Một- Trình bày về khoác áo giáp Tinh tiến; Hai- Trình bày về lợi ích yên vui của Tinh tiến.

Mục một, toàn bộ giống như văn của luận Du Già, nhưng luận lấy khoác áo giáp làm đầu, bởi vì dựa theo Tự thệ nguyện thuộc tâm trước đây; ba Tinh tiến trong kinh Bổn Nghiệp thì loại đầu gọi là Đại Thệ, nay ở sau Nhiếp Thiện, chính là giả thiết về gặp duyên mà thôi.

Văn có hai lần hỏi-đáp: Lần thứ nhất có thể biết; sau từ “Thiết phục hữu…” trở xuống là trong lần thứ hai, càng khó hơn so với trước. Đạt được lợi ích tốt đẹp to lớn, là ban đầu mình phát tâm, nguyện chịu khổ thay cho chúng sinh, nhưng nghĩ rằng không chịu thay cho nhau được, nay nghe thân khổ có thể toại nguyện thuận với tâm Bi vốn có, không nghĩ đến thời gian lâu dài, chỉ thêm vui mừng trải qua đời kiếp không mệt mỏi, huống hồ suốt đời hay sao? Một niệm không hối tiếc, tức là quên thân không gián đoạn. Tự mừng đạt được lợi ích, tức là bình đẳng thông suốt. Có công đức sâu xa vì khó thực hành.

Mục hai từ “Bồ-tát dĩ thử…” trở xuống là lợi ích yên vui của Tinh tiến, tức là Dụng của gia hạnh thuộc về Nhiếp Thiện trước đây. Bởi vì làm lợi ích chúng sinh, khiến cho đạt được an lạc thật sự của Niết-bàn ấy.

Hạnh thứ năm: Ly Si Loạn. Trong mục 2 là giải thích về tướng, có hai: Trước là tổng quát hiển bày về không có Si-Loạn; sau là riêng biệt trình bày về không có Si-Loạn.

Phần trước, câu tuy có sáu mà nghĩa lại có mười: Đầu là tổng quát-còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói về thành tựu Chánh niệm, nhưng bao gồm ba nghĩa đều gọi là Chánh niệm: 1- Dựa vào phẩm Xa-ma-tha gọi là Chánh niệm, Chánh niệm tức là Định. Bởi vì Định tâm ấy lìa xa tán loạn của vọng niệm, cho nên gọi là Chánh. Đây là từ nghiệp dụng mà lập ra tên gọi, cũng là sát bên cạnh mà gọi tên. Trong tám Chánh đạo thuộc về Chánh niệm-Chánh định. Luận Khởi Tín nói: “Nếu tâm rong ruổi tản mác thì nên thâu nhiếp để làm cho trú vào Chánh niệm.” 2- Dựa vào phẩm Tỳ-bát-xá-na, cũng gọi là Chánh niệm, nghĩa là không chỉ xem xét thông hiểu rõ ràng đối với duyên. Vì vậy văn sau kinh nói: Chánh niệm về các pháp chưa hề quên mất. 3- Cùng vận dụng về Đạo, gọi là Chánh niệm. Tiếp theo văn sau kinh nói: Bởi vì Chánh niệm cho nên khéo léo hiểu rõ về thế gian…; đó là hiểu rõ về duyên là nghĩa của không có Si, không khác với pháp đã duyên gọi là nghĩa của không có Loạn, tức là vận dụng cả hai. Lại văn sau kinh nói: Thiền định giữ gìn tâm thường trú vào một duyên, Trí tuệ hiểu rõ cảnh giống như Tammuội. Tuy có Tỳ-bát-xá-na và cùng vận dụng về Đạo, mà đều dựa vào tâm cùng một cảnh, phân rõ tên gọi về tự tánh của Thiền.

Trong riêng biệt: Câu 2- Lại là tổng quát về không có Loạn, nghĩa là không chuyển theo cảnh cho nên không có tán loạn; 3- Chướng không có thể hủy hoại, gọi là kiên cố; 4- Duyên không có thể dẫn dắt, cho nên nói là bất động; 5- Vượt lên trên yếu kém hiển bày về thù thắng, cho nên nói là tối thượng; 6- Đời khác không có nhiễm ô, cho nên nói là thanh tịnh. Năm câu trên là giải thích về không có Loạn. Bốn nghĩa dưới là giải thích về không có Si: 7- Xứng với pháp giới, cho nên nói là rộng lớn; 8- Hướng về Nhất thiết trí, cho nên nói là to lớn; 9- Dẫn phát khó suy lường, cho nên nói là vô lượng; 10- Không rời bỏ Đại Bi, gọi là không có mê hoặc. Thâu nhiếp chín câu riêng biệt trên đây làm thành ba Thiền: Sáu câu trước là trú trong niềm vui của pháp hiện tại (Hiện pháp lạc trú), hai câu tiếp là dẫn dắt phát sinh công đức, một câu sau là làm lợi ích cho hữu tình.

Phần sau từ “Dĩ thị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về không có Si-Loạn. Như thứ tự giải thích về mười nghĩa trước đây, tức là mười đoạn.

Đoạn một: Tổng quát giải thích về Chánh niệm trước đây, trong đó phân hai: Đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau từ “Thiện giải…” trở xuống là hiển bày về công năng của Chánh niệm. Văn gộp lại phân hai: Trước là nêu lên cả hai, sau là giải thích cả hai.

Phần trước: Chánh niệm có Quán cho nên có thể khéo léo hiểu rõ, Chánh niệm có Chỉ cho nên có thể giữ gìn. Thế gian nói không có ích lợi mà chỉ cần khéo léo hiểu rõ, xuất thế gian có ích lợi mà chỉ nói đến ghi nhớ giữ gìn. Xuất thế gian không hiểu rõ thuận theo không giữ gìn về nghĩa, thế gian nói không giữ gìn thuận theo không có ghi nhớ. Vì vậy văn tuy phỏng theo tóm lược mà nghĩa nhất định gồm đủ cả hai, hiểu rõ về Sự-hiểu rõ về Lý cho nên gọi là khéo léo hiểu rõ.

Phần sau từ “Sở vị…” trở xuống là giải thích cả hai, phân hai: MộtBao gồm dựa vào các cảnh để trình bày về không có Si-Loạn; Hai- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là riêng biệt dựa theo pháp đã giữ gìn để trình bày về không có Si-Loạn.

Mục một, dựa vào không có Si-Loạn, văn chỉ có chín, tách câu đầu ra làm hai, thì cũng có mười, đó là bởi vì pháp-nghĩa riêng biệt.

Câu 1- Tức là Pháp vô ngại, hợp với Uẩn làm thành hai, đó là Sắc và Tâm; Phi sắc nói là Tâm, tức là bốn Uẩn còn lại.

Câu 2- Từ “Năng trì kiến lập…” trở xuống là Nghĩa vô ngại. Nghĩa có hai loại, tự tánh cũng có hai, một Sự-hai Lý. Sự tức là chất ngại làm tánh của Sắc…, Lý tức là Vô tánh làm tánh như Sắc…, đều không có trong danh tướng, thi thiết kiến lập về giữ gìn lời nói và nghĩa lý, tức là Văn trì-Nghĩa trì. Nay đích thực hiểu rõ về Sự-Lý lìa xa phân biệt hư vọng, gọi là không có Si-Loạn.

Hai câu này giải thích về có thể giữ gìn trên đây, tám câu sau giải thích về khéo léo hiểu rõ trước đây, nghĩa chắc chắn bao gồm đầy đủ cho nên cùng nêu ra Si-Loạn.

Câu 3- Đối với năm Uẩn sinh diệt có thể không có Si-Loạn, phẩm Thập Địa nói: Tử có hai loại nghiệp, một là có thể hủy hoại các hành, hai là không hiểu biết cho nên nối tiếp nhau mãi không dứt. Nay Bồ-tát này vắng lặng đối với Sự-Lý của hai loại, soi chiếu không có gì sót, cho nên không có Si-Loạn.

Câu – Chỉ nói đến Thai sinh để trình bày về không có Si-Loạn, luận Du Già quyển thứ 2 nói: “Bốn loại tiến vào thai: Một- Nhận biết chính xác tiến vào mà không nhận biết dừng lại và thoát ra, đó gọi là Luân Vương. Hai- Nhận biết chính xác tiến vào và ở lại mà không nhận biết chính xác thoát ra, đó gọi là Độc-giác. Ba- Tất cả đều có thể nhận biết chính xác, đó gọi là Bồ-tát. Bốn- Tất cả đều không nhận biết chính xác, đó là những hữu tình.” Người ở hai loại trước hãy còn có Si-Loạn. Tướng Si-Loạn của phàm phu, đó là bậc Hạ thấy nơi sinh ra ở tại nhà xí dơ bẩn; bậc Trung thấy ở nhà cửa tốt đẹp; bậc Thượng thấy ở rừng hoa. Nếu người nam thì đối với mẹ sinh lòng yêu thích, đối với cha sinh tâm giận dữ, bởi vì cho rằng tranh giành người mẹ; người nữ thì ngược lại. Kinh Đại Tập quyển thứ 27, kinh Niết Bàn quyển thứ 1-thứ 2, luận Câu Xá quyển thứ , đều nói đầy đủ về điều đó.

Câu 5-6-7 và 10, văn đều có thể biết.

Câu – đều có gồm chung và tách biệt. Tách biệt, đó là bốn ma-mười ma và nghiệp, nói như phẩm Ly Thế Gian, và phẩm Ma Sự trong kinh Đại Phẩm-luận Khởi Tín. Nếu dựa vào Trí Luận, thì trừ ra Thật tướng của các pháp, còn lại đều là ma sự của Bồ-tát, khởi tâm động niệm đều là ma nghiệp. Nay dùng Trí quán sát hiểu rõ mà không chuyển theo ma sự và ma nghiệp, như người hiểu rõ về giặc cướp và kẻ trộm-con chó, nhận biết Như ở cảnh giới của ma và Như ở cảnh giới của Phật, vốn như nhau không khác. Đã hiểu rõ về ma sự thì không tạo ra ma nghiệp.

Mục hai từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là riêng biệt dựa theo pháp môn đã giữ gìn để trình bày về không có Si-Loạn, văn có hai mục riêng biệt: Trước là chính thức trình bày; sau là đưa ra giải thích.

Trong mục trước có ba: Một- Kết thúc phần trước nêu lên phần

sau; Hai: Từ “Sở vị…” trở xuống là chính thức hiển bày về pháp môn đã giữ gìn; Ba: Từ “Bồ-tát…” trở xuống là kết luận về không có Si-Loạn.

Trong tiết một là chính thức hiển bày, có mười lăm pháp: 1- Thể của Lý đã chứng, phần lớn là nghĩa sâu xa, đó gọi là Không, tức là Sự chân thật. 2- Ngay nơi Thể là nghiệp dụng của pháp. 3- Đầy đủ đức tướng. 4- Một đầy đủ tất cả, cho nên nói là đủ loại. Bốn câu trên đây tức là pháp thuộc về Lý đã giải thích. 5- Tức là pháp thuộc về Giáo có thể giải thích, nghĩa xem ở quyển thứ nhất.6 – Pháp thuộc về Hạnh, dùng nhân trang nghiêm quả. 7- Pháp thuộc về Quả. Bảy câu trên đây bao gồm trình bày về bốn pháp.

Tám câu dưới đây chỉ dựa theo phần vị của Địa, cũng thu nhận Hạnh thuộc về Quả: 8- Tức là Đại nguyện ở Địa thứ nhất, đã chứng Lý cho nên gọi là Chánh hy vọng, quyết định đoạn trừ hai chướng cho nên nói là thanh tịnh. 9- Tức là Căn bản trí. 10- Tức là Hậu đắc trí. Hai Trí này nối thông đến Địa thứ bảy. 11- Pháp rất rộng lớn, tức là pháp của Địa thứ tám chứng được Pháp Nhẫn sâu xa, bởi vì giống như pháp giới. 12- Địa thứ chín là phần vị Pháp sư, bởi vì hiểu rõ căn cơ của chúng sinh. 13- Địa thứ mười, bởi vì nhận biết về tập hợp giống nhau-không giống nhau… của thế gian, Khổ-Vô thường… gồm chung Sắc-Tâm cho nên gọi là giống nhau (Cọng), Sắc-Tâm khác loại gọi là không giống nhau (Bất cọng); lại Khí thế gian gọi là giống nhau, bởi vì nghiệp giống nhau mà cảm đến, Chúng sinh thế gian gọi là không giống nhau, bởi vì nghiệp của mình mà thành tựu. Hai câu này chỉ dựa theo pháp đã nhận biết. Lại thực hành tùy theo ý người khác gọi là giống nhau, thực hành tùy theo ý mình gọi là không giống nhau. Vả lại, Tĩnh lự-Vô sắc-Tứ đẳng-Ngũ thông, tuy cùng chung phàm phu-Tiểu thừa và Bồ-tát, nhưng bởi vì Đại Bi vô lậu cho nên gọi là không giống nhau. 14- Trí thuộc Đẳng Giác. 15- Trí của Như Lai.

Trên đây trình bày về các phần vị theo chiều dọc. Nếu dựa theo chiều ngang để phối hợp, thì một phần vị đầu chỉ riêng nhân, một phần vị sau chỉ riêng quả, sáu phần vị ở giữa thì Trí gồm chung nhân quả, mà nghĩa tách biệt hiển bày lẫn nhau.

Tiết ba là kết luận về không có Si-Loạn, không quên cho nên không si ám, không mất cho nên không tán loạn; từ “Tâm thường ức…” trở xuống là tổng quát kết luận nối tiếp nhau.

Mục sau từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là đưa ra giải thích. Trong giải thích: Bởi vì nhân sâu xa, không làm rối chúng sinh cho nên đạt được quả không có Loạn, không hủy hoại Chánh pháp tăng thêm Trí rộng lớn cho nên đạt được quả không có Si, không đoạn mất thiện căn cho nên đạt được quả nối tiếp nhau, nhân quả ảnh hưởng nhau sâu xa không có sai khác.

Đoạn hai: Từ “Phục thứ…” trở xuống là riêng biệt giải thích về chín câu thâu nhiếp làm thành ba Thiền trước đây, sáu câu đầu giải thích về trú trong niềm vui của pháp hiện tại (Hiện pháp lạc trú) trước đây, tức là sáu mục.

Mục một: Giải thích về tâm không có tán loạn trước đây, văn có hai chi: 1- Nêu ra; 2- Từ “Sở vị…” trở xuống là giải thích. Trong chi 2 là giải thích lại có hai tiết:

Tiết a- Giải thích về các loại âm thanh, tóm lược nêu ra bảy loại. Nói làm cho sáu căn hủy hoại, không những khiến cho mất đi Nhĩ căn, mà cũng khiến cho những căn khác không thể nào duyên theo cảnh, cho nên gọi là làm cho căn hủy hoại, bởi vì thấy… mà làm thành nghĩa. Lại làm cho hủy hoại, như kinh Trị Thiền Bệnh nói: “Bởi vì Thanh bên ngoài tác động đến sáu tình căn, làm cho tâm mạch rối loạn, năm loại gió xấu ác theo tâm mạch tiến vào, gió động đến tâm, vì vậy hoặc là ca hát, hoặc là nhảy múa gây ra đủ loại thay đổi.” Đây tức là nghĩa của phá hoại. Ý và Thân đã hủy hoại, còn lại đều hủy hoại theo. Nhưng Sắc có thể nhắm mắt, hợp lại nhận biết về Xúc-Vị, giải thích hiển bày đôi chút về Hương. Bởi vì gai nhọn của Thiền định chỉ thuộc về Thanh, cho nên chỉ nói đến Thanh để trình bày về không có Si-Loạn, chứ không phải là bốn Trần còn lại không thể nào làm cho tán loạn. Vì vậy trong Nhẫn trước đây gặp phải thân làm cho tổn hại, mà tâm không có tán loạn.

Tiết b từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là giải thích về không thể nào làm cho mê hoặc, văn cũng phân hai: Trước là tổng quát trình bày về không tán loạn trải qua thời gian dài. Sau từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của không tán loạn, có mười một câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Riêng biệt làm thành năm cặp: 1- Xem xét Cảnh, giữ vững Tâm; 2- Thông hiểu Giáo, thành tựu Hạnh; 3- Nhớ đến Nhân, nghĩ về Duyên; 4- Quán sát Chân, phát khởi Dụng; 5- Bên ngoài thanh tịnh phiền não của người khác, tự mình quyết định về nghĩa môn, tuy gặp phải tiếng ác mà nghĩa môn này đều không có gì tổn hại. Trên đây đều là Nhất thiết chủng Thiền, đó là bao gồm Danh-NghĩaChỉ-Quán và Tự lợi-Lợi tha.

Đoạn ba: Từ “Bất tác…” trở xuống là giải thích về Kiên cố trước đây, nghĩa là bốn Chướng không thể hủy hoại, là nhận biết về Chánh niệm kiên cố, cũng là đưa ra nhân của không tán loạn trước đây. Nói đến Pháp chướng, là đối với pháp không thể hiểu rõ, giống như loài trâu-dê kia, đây chính là Sở tri chướng. Ba chướng là nói thâu nhiếp vào phiền não, bởi vì Thể tức là Vô minh, đây cũng là Tĩnh lự thanh tịnh.

Đoạn bốn: Từ “Phật tử như thượng…” trở xuống là giải thích về Bất động trước đây, nghĩa là các duyên xấu ác không thể lôi kéo được, tất cả có thể hủy hoại làm rối loạn thân tâm của chúng sinh, làm sáng tỏ về lỗi lầm của Thanh không thể nào hủy hoại tâm của Bồ-tát này, so sánh để hiển bày về khó nghĩ bàn.

Đoạn năm: Từ “Bồ-tát nhập…” trở xuống là giải thích về Tối thượng trước đây, nghĩa là vượt lên trên yếu kém hiển bày về thù thắng. Ba đoạn dưới đây cũng chính là đưa ra duyên không có Si-Loạn trước đây, chính thức nêu ra tướng trú trong niềm vui của pháp hiện tại.

Nói về thù thắng vượt lên trên: 1- Nêu lên con người mà chọn lấy Thiền, nói là Bồ-tát tiến vào bởi vì khác với phàm phu-Tiểu thừa. 2- Từ “Trú ư…” trở xuống là nêu ra pháp mà chọn lấy Thánh pháp, tức là vô lậu chọn lấy đối với phàm phu, tư duy quán sát chọn lấy đối với Nhị thừa, bởi vì Nhị thừa tiến vào Thiền không thể nào duyên với cảnh, Thân Tử không cảm thấy tay bị làm hại, Ca-diếp không nghe âm thanh của Niết-bàn. 3- Từ “Thiện tri…” trở xuống là chính thức hiển bày về tướng thù thắng, bởi vì hiểu rõ về tánh-tướng. Tướng thì niệm niệm không dừng lại, giữ lấy không thể được; tánh thì ba tướng là tánh Không, vốn không có gì đạt được. Không đạt được tánh tướng thì nghịch-thuận dựa vào đâu?

Đoạn sáu: Từ “Như thị văn dĩ…” trở xuống là giải thích về Thanh tịnh trước đây, tức là Thiền thanh tịnh. Trong cảnh thuận-nghịch không phát sinh ba Độc, không nhiễm ô mà khéo léo đạt được, bởi vì có ĐịnhTuệ. Hiểu rõ về tướng mà không có tướng, cho nên gọi là khéo léo đạt được; có Chánh niệm này, mặt đất làm trống, núi Diệu Cao làm dùi trống, lẽ nào có thể làm cho tán loạn hay sao?

Đoạn bảy: Từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là giải thích về rộng lớn, nghĩa là xứng với pháp giới cho nên sánh bằng hư không, cũng giải thích gần với văn trước, có sáu câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt: Không có đạt được là Tướng Không, không có tạo tác là Nhân Không, không có giới hạn là Tánh Không. Ba tướng này không còn cho nên Lý pháp giới hiện rõ, cùng với pháp giới như nhau bởi vì Sự như Lý, không có gì sai biệt bởi vì Lý tức là Sự.

Đoạn tám: Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là giải thích về nghĩa

của to lớn trước đây. Hai đoạn dưới đây là giải thích về dẫn dắt phát sinh công đức. Nay nói to lớn, là hướng về Nhất thiết trí mà không thối chuyển, tức là Thiền khó thực hành.

Đoạn chín: Từ “Thiện nhập…” trở xuống là giải thích về Vô lượng trước đây, nghĩa là có thể dẫn phát công đức khó suy lường, văn phân làm ba: 1- Dẫn phát công đức thuộc Tự lợi, văn có sáu câu: Câu đầu là nêu ra tất cả các môn Thiền; bốn câu tiếp là riêng biệt hiển bày; một câu sau là tương tự kết luận về nhiều môn, thì Định nào không thâu nhiếp? Lại nói về Môn là vô lượng Tam-muội, số lượng sánh bằng hư không. Nay trong một thâu nhiếp nhiều mà gọi là Môn, như kéo một chéo áo, như ong chúa bay đến. 2- Từ “Tăng trưởng…” trở xuống là dẫn phát công đức thuộc Lợi tha. 3- Từ “Thị thời…” trở xuống là kết luận về không bị tán loạn, không những không tán loạn mà Định vốn có càng tăng thêm, như con heo chùi núi vàng, gió hừng hực thổi vào lửa.

Đoạn mười: Từ “Tác như thị…” trở xuống là giải thích về không có mê hoặc, nghĩa là đắm say trong ý vị của Thiền, không dấy khởi Đại Bi, là bởi vì mê hoặc. Nay dùng Bi để dẫn dắt Thiền, cho nên không có mê muội, đây tức là Thiền làm lợi ích cho hữu tình. Trú vào niệm thanh tịnh tức là niềm vui của đời hiện tại, đạt được quả của Trí-Đoạn tức là niềm vui của đời vị lai, thì gọi là trao cho niềm vui hai đời.

Hạnh thứ sáu: Thiện Hiện, Thể tức là Bát-nhã, luận Du Già nói: “Tất cả Bát-nhã cũng có ba loại: 1- Tuệ có thể chân thật tùy theo hiểu rõ mà thông đạt đối với pháp đã nhận biết; 2- Tuệ có thể khéo léo quyết định đối với Như đã thuyết giảng ở năm Minh và trong ba Tụ; 3- Tuệ có thể làm lợi ích có ý nghĩa cho tất cả hữu tình.” Nhiếp Luận dùng Gia hạnh-Căn bản và Hậu đắc làm ba loại, nghĩa đều trình bày về sáu Độ; luận Duy Thức dùng Sinh Không và Pháp Không; kinh Bổn Nghiệp dùng soi chiếu đối với ba Đế, nghĩa đều trình bày về mười Độ. Kinh có mười Độ nên dựa vào kinh Bổn Nghiệp. Nay bởi vì thuận theo văn, tạm thời dựa vào luận Du Già thì Quyền-Thật vô ngại, đều gọi là Thiện Hiện, tuy luận ấy dựa vào sáu Độ. Nay Bồ-tát thực hành trọn vẹn thì mười Độ đều tu tập, dựa vào phần vị theo thứ tự trước sau (Hành bố) bao gồm phần vị chính thức không giống nhau, cũng không đan xen vào nhau.

Ngay trong mục 2 là giải thích về tướng, người xưa cũng dựa vào kinh Bổn Nghiệp, ba Tuệ phân ba: Một- Trình bày về Trung đạo; HaiNghĩ đến chúng sinh không có tánh…, lấy đó để soi chiếu về không có(Vô); Ba- Từ “Phổ nhập…” trở xuống là trình bày soi chiếu về có (Hữu). Đây là đạt được ba Đế theo thứ tự, không đạt được đối với viên dung. Lại soi chiếu về không có, trải qua Trung đạo thì pháp Phật-pháp thế gian, hai pháp không khác với nhau, cũng không tạp loạn, lẽ nào chỉ là không có hay sao?

Nay dựa theo viên dung, dựa vào luận Du Già bao gồm phần vị chính thức để phân rõ, bởi vì đều có đủ ba Đế. Luận ấy giải thích về Tuệ thứ nhất rằng: “Đối với tất cả các pháp tỏ ngộ về tánh bình đẳng, tiến vào Đại tổng tướng suy xét thông hiểu về giới hạn (Biên tế) của tất cả các pháp đã nhận biết, xa lìa hai bên tăng thêm-giảm bớt, mà thuận theo tiến vào Trung đạo.” Văn phân hai phần riêng biệt: Trước là trình bày về tướng của Hạnh; sau là hiển bày về lợi ích thành tựu.

Trong phần trước cũng có hai mục: Một là tóm lược; hai là mở rộng.

Trong mục một lại có hai chi: 1- Tổng quát nêu lên; 2- Từ “Năng tri…” trở xuống là giải thích.

Chi 1: Ba nghiệp thanh tịnh là chủ động nêu ra Thể, nêu ra đối với ba nghiệp chính là nghĩa của hiện rõ. Hiện rõ trú vào không có đạt được (Vô đắc). Hiện rõ ngay nơi không có đạt được, là Tịch-Dụng vô ngại. Đây chính là Trung đạo, có thể gọi là Thiện Hiện. Nếu khác với có-không có về sau, mà nói là Trung đạo thì chính là Trung đạo đối đãi với nhau.

Trong chi 2 là giải thích: Chủ động nhận biết về ba nghiệp, tất cả đều không có gì, là nghĩa của trú vào không có đạt được. Không tùy tiện giữ lấy có, lìa xa ràng buộc của hai bên, là nghĩa của thanh tịnh. Tất cả pháp đã nêu ra rõ ràng, không có tánh-không có nương tựa, là giải thích nêu ra nghĩa của không có đạt được. Bởi vì cảnh không có tánh nhất định, tâm không có nơi nương tựa, cho nên đều không thể đạt được. Ba nghiệp đều nêu ra, cho nên dùng đến chữ Tất cả (Phàm).

Mục hai từ “Trú như thật…” trở xuống là mở rộng phân rõ về tướng của Hạnh, trong đó có ba chi: 1- Tuệ như thật tùy theo hiểu rõ (Giác); 2- Từ “Phật tử thử Bồ-tát tác như thị…” trở xuống là Tuệ khéo léo đối với năm Minh…; 3- Từ “Bồ-tát nhĩ thời…” trở xuống là Tuệ có thể làm lợi ích có ý nghĩa cho tất cả hữu tình.

Chi 1: Như thật hiểu rõ (Giác), đối với ba nghiệp mà hiện rõ ba nghiệp, trong đó có hai: Trước là riêng biệt trình bày, sau là tổng quát kết luận.

Trong chi trước, ba nghiệp tức là ba tiết.

Tiết một, ý nghiệp là căn bản của hai Đế, vì vậy đầu tiên trình bày về ý nghiệp: Tâm như thật là chỗ dựa của Dụng, trú vào là Thể sâu xa của tâm, nhận biết về tâm vô lượng… là không trở ngại đến Dụng, tức là đã nêu ra ý nghiệp. Nhiều tâm-nhiều pháp đều là Đế thuộc về có (Hữu đế). Cảnh đã không có tướng thì tâm đạt được nơi nào, tức là Đế thuộc về không có (Vô đế). Có và không có không hai, cho nên nói là rất sâu xa, tức là nghĩa của Trung đạo.

Không thể nào theo thứ tự của ba Quán mà quán sát, cho nên gọi là khó tiến vào. Chỉ có căn cơ trọn vẹn mới có thể tiến vào, vì sao? Bởi vì nếu quán sát riêng biệt về ba Đế là Thường-là Đoạn, thì vốn là đối đãi với nhau. Nếu quán sát tổng quát, là như nhau thì làm hỏng đối với ba Đế, khác nhau thì mê mờ đối với một Thật. Vì vậy, ngay nơi một mà ba, ngay nơi ba mà một, không phải ba-không phải một, cùng soi chiếu ba-một, ở cảnh thì ba Đế viên dung, ở tâm thì ba Quán đều vận dụng, trú vào và nhận biết tức là Quán.

Cổ đức dùng từ “Phàm sở…” trở xuống cho đến “Nan nhập” để trình bày về quán Duy Thức, không phải là không có nguyên cớ, nhưng mà nghĩa của Duy Thức không rõ ràng.

Lại có người giải thích rằng: “Tâm không ở ngoài cảnh cho nên không có đạt được, cảnh không ở ngoài tâm cho nên không có tướng, ngay nơi tâm là cảnh cho nên rất sâu xa, ngay nơi cảnh là tâm cho nên khó tiến vào.” Cũng là một lý.

Tiết hai từ “Trú ư chánh vị…” trở xuống là giải thích nêu ra thân nghiệp: Ba loại về Chánh vị…, tức là nêu ra chỗ dựa. Từ “Phương tiện…” trở xuống là dựa vào Thể khởi Dụng, bởi vì không phải là sinh của hoặc nghiệp, cho nên sinh diệt tức là không có sinh diệt. Trong này, Chánh vị tức là tên gọi khác của Chân Như, không phải dựa theo Kiến đạo mà dùng Trí để khế hội, cho nên gọi là trú mà không có trú. Trú, tức là trú trong Chân Như.

Tiết ba từ “Trú Niết-bàn…” trở xuống là giải thích nêu ra ngữ nghiệp: Ba câu trước là nêu ra chỗ dựa. Ngôn ngữ đạo đoạn, biểu hiện rõ ràng mà không có tướng, ngay nơi ngôn từ không còn ngôn từ, là đoạn dứt con đường của ngôn từ. Bản kinh thời Tấn nói: “Không phải có nói có, đoạn dứt con đường của ngôn ngữ.” Nhưng pháp đã trú vào trên đây tổng quát có bảy loại, Thể chỉ một mà tên gọi khác nhau, khác nhau theo nghĩa riêng biệt: Một là tâm như thật, tức là tâm thanh tịnh thuộc về tự tánh, đó là Tổng tướng. Tiếp là ba loại về Chánh vị…, tức là Thể tánh của tâm, Chánh vị là pháp đã trú vào, Chân Như nói đến Tự Thể ấy là Thật-là Thường, Pháp tánh dựa theo làm căn bản của các pháp. Mê mờ về Chân Như này mà có các pháp, thành tựu các pháp rồi không mất đi tự tánh, cho nên gọi là pháp tánh, cũng chính là tướng của nhân. Tiếp là ba loại về Niết-bàn…, tức là tướng của quả, trú trong cảnh giới Niết-bàn tức là Chân Như, bởi vì Thể viên tịch, cho nên ra khỏi hai chướng ngại. Vì vậy Trí Luận nói: “Có Bồ-tát phát tâm, liền quán về Niết-bàn mà hành đạo.” Sợ rằng Niết-bàn này lạm dụng chỉ thuộc về quả, cho nên nói là trú trong tánh tịch tĩnh, nghĩa là dựa theo Thể của Chân Như không có vọng động, tức là Niết-bàn. Tánh như vậy thì Thể là có mà không có, cho nên nói là không có tánh. Tánh mà không có tánh tức là Thật tánh, không phải cho rằng đoạn mất không có. Vì vậy nêu ra nhiều tên gọi, mới hiển bày sâu sắc về pháp đã trú vào. Dựa vào đây nêu ra rõ ràng, mới trình bày về pháp đã hiện rõ là Thiện.

Trong chi sau từ “Nhập ly…” trở xuống là tổng quát kết luận về ba nghiệp: Câu một kết luận về tâm vốn không có ràng buộc vướng mắc; câu hai kết luận về thân, tức là pháp đã trú vào Chân Như…; câu ba kết luận về ngữ trước đây, tức là vượt lên trên các thế gian…; câu cuối cùng tổng quát kết luận về ba nghiệp, đều là Tịch-Dụng vô ngại cho nên gọi là Thiện xảo. Tên gọi Thiện Hiện từ đây mà thiết lập.

Chi 2: Từ “Phật tử…” trở xuống là phân rõ về Tuệ khéo léo quyết định ở trong năm Minh và ba Tụ. Ở trong văn giải thích về pháp thế gian, trong đó phân ba tiết: a- Dùng Lý hiểu về Sự; b- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là Sự-Lý vô ngại; c- Từ “Vĩnh bất…” trở xuống là thuận theo Lý phát khởi Bi.

Tiết a, văn có sáu câu: 1- Chúng sinh duyên sinh, cho nên nói là không có tánh. 2- Pháp dựa vào Chân khởi lên, cho nên hiểu rõ thuộc về Vô vi. 3- Quốc độ vốn là tướng phần của tâm. 4- Thời gian dựa vào pháp, bởi vì ngôn từ vốn không thật. 5- Tên gọi vốn không có được công năng của vật, bởi vì nếu tên gọi ở trong pháp, thì thấy nghĩa phải biết tên gọi. – Vật vốn không có thật ở tên gọi, bởi vì nếu pháp ở trong tên gọi, thì nghe tên gọi phải hiểu rõ nghĩa, gọi đến lửa thì phải cháy miệng.

Tiết b: Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là trình bày về Sự-Lý vô ngại, văn có bảy câu: Một câu đầu là tổng quát hiển bày về rất sâu xa, những câu còn lại là riêng biệt hiển bày về tướng sâu xa. Nhưng pháp thế gian và pháp Phật, thật sự không có hai Thể, tạm thời dựa theo SựLý để phân làm hai Thể. Vì vậy dùng năm câu để hiển bày về không phải một-không phải khác: 1- Tướng thế gian tức là Không, cho nên nói là Tịch tĩnh. 2- Phật pháp bình đẳng, cho nên không có tăng thêm. 3- Bởi vì tất cả Lý đều là Sự, cho nên Phật pháp không khác với pháp thế gian; tất cả Sự đều là Lý, cho nên pháp thế gian không khác với Phật pháp. 4- Sự này đầy đủ Lý và Lý này đầy đủ Sự, mà Sự-Lý không lẫn tạp. 5- Tất cả đầy đủ, thu nhận toàn bộ lẫn nhau mà không có gì để sót, cho nên nói là cũng không có gì sai biệt. Câu cuối cùng là hiểu rõ các pháp trước đây, cùng chung Thể của pháp giới, cho nên có thể dung hòa trọn vẹn, tiến vào tất cả ba đời, ngang-dọc thâu nhiếp đầy đủ.

Nếu dựa theo Lậu-Vô lậu mà nói là pháp thế gian và pháp Phật, thì giải thích tất cả đầy đủ Sự-Lý: 1- Sinh tử tức là Niết-bàn, cho nên nói là thế gian tịch tĩnh. 2- Không có một pháp nào không phải là Phật pháp, lại tăng thêm nơi nào? 3- Hai pháp nhiễm-tịnh tuy khác nhau, nhưng cùng một Chân tánh, cho nên không khác nhau. 4- Không làm hỏng tướng, cho nên không có tạp loạn. 5- Đều là Sự ngay nơi Lý, mà tất cả cùng thu nhận không có gì để sót, tức là không có sai khác. 6- Cùng một pháp giới, tổng quát hiển bày về nhân của pháp.

Tiết c- Từ “Vĩnh bất…” trở xuống là thuận theo Lý phát khởi Bi, nghĩa là dùng Bi không hề có duyên (Vô duyên) để dẫn dắt Trí không có căn cơ (Vong cơ) trước đây, tiến vào tạm thời hóa độ chúng sinh: Câu đầu là tổng quát, nghĩa là tuy tiến sâu vào Trí tuệ mà không quên mất tâm ban đầu, không giống như tâm mong muốn buông bỏ ở Địa thứ tám. Ba câu sau là riêng biệt: 1- Không rời bỏ bấc đèn của Nguyện; 2- Tăng thêm dầu của Đại Bi; 3- Bao gồm ánh sáng của Trí trước đây, cho nên có thể làm nơi nương tựa.

Chi 3: Từ “Bồ-tát nhĩ thời…” trở xuống là Tuệ có thể làm lợi ích có ý nghĩa cho tất cả hữu tình, trong đó có hai: a- Thiết lập chí nguyện thâu nhiếp chúng sinh; b- Trước là người sau mới là mình.

Tiết a, văn có năm câu: Thành thục là câu tổng quát, hoặc là nhân thành tựu-quả thuần thục, hoặc là từ đầu đến cuối khuyến khích khen ngợi. Bốn câu còn lại là riêng biệt: 1- Làm cho khuất phục; 2- Thâu nhiếp giáo hóa; 3- Khiến cho tỏ ngộ về tánh vốn có mà thành tựu Đại Bồ-đề; 4- Đoạn trừ phiền não, thanh tịnh đạt được quả Niết-bàn.

Tiết b từ “Phục tác…” trở xuống trình bày về trước là người sau mới là mình, văn phân làm bốn: 1- Giả thiết về Tự độ. 2- Từ “Nhi chư chúng sinh…” trở xuống quán sát chúng sinh luân hồi bởi vì đầy đủ nghiệp-phiền não-khổ. 3- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là kết luận về những điều không thích hợp, bởi vì có hai lỗi lầm: Một là trái với tâm thề nguyện ban đầu, hai là rơi vào sai lầm bởi tham lam keo kiệt. Điều này là không thích hợp. – Từ “Ngã đương…” trở xuống là quyết 2 chí trước phải vượt lên.

Phần sau từ “Thị Bồ-tát…” trở xuống là hiển bày về lợi ích thành tựu của Hạnh, trong đó: Ba nghiệp không trống rỗng, là làm lợi ích cho tất cả; cuối cùng đến Bồ-đề, là lợi ích đến nơi cuối cùng.