Đại Phương Đẳng Đại Tập
Hiền Hộ Kinh giảng ký
大方等大集賢護經講記
慈法法師主講
Chủ giảng: Pháp sư Từ Pháp
Địa điểm: Hằng Dương Am núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam
Thời gian: Từ 08 tháng Tám đến 04 tháng Chín năm 2006
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang

 

(Kinh) Phục thứ, Hiền Hộ! Như Lai túc mạng trí lực giả, Như Lai năng dĩ chư túc mạng trí, tri ư quá khứ chư túc mạng sự. Sở vị chúng sanh sanh thử, tử bỉ, hoặc ư nhất xứ, sơ thọ nhất sanh, hoặc nhị, hoặc tam, hoặc ngũ, hoặc thập, hoặc bách, hoặc thiên, nãi chí hoặc thọ vô lượng bách sanh, vô lượng thiên sanh, vô lượng bách thiên sanh. Như thị nãi chí vô lượng chuyển kiếp, vô lượng định kiếp, vô lượng chuyển bất chuyển kiếp đẳng, giai như thật tri. Hựu ư bỉ sở sanh thú, như thị xứ, như thị gia, như thị chủng tánh, như thị danh tự, như thị tướng mạo, như thị sanh trung, như thị phục thực, như thị sở tác, như thị thiện ác, như thị ưu hỷ, như thị khổ lạc, nãi chí nhược can thọ mạng đẳng, diệc như thật tri. Hựu ư mỗ xứ, xả bỉ thân dĩ, phục sanh mỗ xứ. Như thị thân tướng, như thị sở thuyết, như thị sở kinh, nãi chí thọ mạng chư quá khứ sự, giai tất tri cố. Hiền Hộ! Như Lai năng dĩ chủng chủng vô lượng chư túc mạng trí, tri bỉ chúng sanh túc mạng sở kinh, thỉ tự nhất sanh, cập vô lượng sanh, nãi chí thọ mạng, chư quá khứ sự, như thật tri giả. Thị tắc Như Lai túc mạng trí lực dã. Đắc thị lực dĩ, xử đại chúng trung, tác sư tử hống, chuyển đại phạm luân, tích sở vị chuyển. Nhược bỉ thế gian, sa-môn, Bà La Môn, nhược thiên, nhược Phạm, nhược ma, nhược nhân, chung vô hữu năng nhược tư chuyển giả. Hiền Hộ! Thị vi Như Lai đệ cửu trí lực. Bồ Tát Ma Ha Tát ưng đương tu học, cụ túc thành mãn. Phục thứ Hiền Hộ! Như Lai lậu tận lực giả, Như Lai năng tận nhất thiết chư hữu, vô phục chư lậu, tâm huệ giải thoát, tự giác pháp dĩ. Thị cố xướng ngôn: “Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu”. Hiền Hộ! Như Lai như thị năng tận chư lậu, tâm huệ minh thoát, tự chứng tri cố. Cố ngôn ngã sanh dĩ tận, nãi chí bất thọ hậu hữu, như thật tri giả. Thị tắc Như Lai lậu tận trí lực dã. Như Lai đắc dĩ, xử đại chúng trung, tác sư tử hống, chuyển đại phạm luân, tích sở vị chuyển. Nhược bỉ thế gian, sa-môn, Bà La Môn, nhược thiên, nhược Phạm, nhược ma, nhược nhân, chung vô hữu năng nhược tư chuyển giả. Hiền Hộ! Thị vi Như Lai đệ thập trí lực. Bồ Tát Ma Ha Tát đương ưng tu học cụ túc thành mãn.

()復次賢護如來宿命智力者如來能以諸宿命智知於過去諸宿命事。所謂衆生生此死彼或於一處初受一生或二或三或五或十或百或千乃至或受無量百生無量千生無量百千生。如是乃至無量轉劫無量定劫無量轉不轉劫等皆如實知。又於彼所生趣如是處如是家如是種姓如是名字如是相貌如是生中如是服食如是所作如是善惡如是憂喜如是苦樂乃至若干壽命等亦如實知。又於某處舍彼身已復生某處。如是身相如是所說如是所經乃至壽命諸過去事皆悉知故。賢護如來能以種種無量諸宿命智知彼衆生宿命所經始自一生及無量生乃至壽命諸過去事如實知者。是則如來宿命智力也。得是力已處大衆中作師子吼轉大梵輪昔所未轉。若彼世間沙門婆羅門若天若梵若魔若人終無有能若斯轉者。賢護是爲如來第九智力。菩薩摩訶薩應當修學具足成滿。復次賢護如來漏盡力者如來能盡一切諸有無復諸漏心慧解脫自覺法已。是故唱言我生已盡梵行已立所作已辦不受後有。賢護如來如是能盡諸漏心慧明脫自證知故。故言我生已盡乃至不受後有如實知者。是則如來漏盡智力也。如來得已處大衆中作師子吼轉大梵輪昔所未轉。若彼世間沙門婆羅門若天若梵若魔若人終無有能若斯轉者。賢護是爲如來第十智力。菩薩摩訶薩當應修學具足成滿。

(Kinh: Lại này, Hiền Hộ! Sức túc mạng trí lực của Như Lai là Như Lai có thể dùng các túc mạng trí, đối với các chuyện túc mạng trong quá khứ, như là chúng sanh sanh nơi đây, chết nơi kia, hoặc ở một chỗ, nhận lãnh một đời, hoặc hai, hoặc ba, hoặc năm, hoặc mười, hoặc trăm, hoặc ngàn, cho đến hoặc thọ sanh vô lượng trăm đời, vô lượng ngàn đời, vô lượng trăm ngàn đời. Như thế cho đến vô lượng chuyển kiếp, vô lượng định kiếp, vô lượng chuyển bất chuyển kiếp v.v… đều biết như thật. Lại còn đối với đường đã sanh vào, chỗ như thế, gia đình như thế, dòng họ như thế, tên gọi như thế, tướng mạo như thế, trong cuộc đời như thế, ăn mặc như thế, làm lụng như thế, thiện ác như thế, lo, mừng như thế, khổ, vui như thế, cho đến thọ mạng dài chừng nào v.v… cũng đều biết như thật. Lại ở chỗ nào đó, đã xả thân đó, lại sanh vào chỗ nào đó. Thân tướng như thế, nói năng như thế, từng trải như thế, cho đến các chuyện thuộc về thọ mạng trong quá khứ, đều biết trọn hết. Này Hiền Hộ! Như Lai có thể dùng vô lượng các thứ túc mạng trí, biết chuyện chúng sanh đã từng trải qua trong đời trước, bắt đầu từ một đời, cho đến vô lượng đời, cho đến thọ mạng, các chuyện quá khứ, đều biết như thật. Đấy là túc mạng trí lực của Như Lai. Đã đạt được sức ấy rồi, ở trong đại chúng, hiện sư tử hống, chuyển đại phạm luân, xưa kia chưa chuyển. Dẫu cho sa-môn, Bà La Môn, hoặc trời, hoặc Phạm Vương, hoặc ma, hoặc người trong thế gian, trọn chẳng có ai có thể chuyển như thế. Này Hiền Hộ! Đó là trí lực thứ chín của Như Lai, Bồ Tát Ma Ha Tát hãy nên tu học thành tựu viên mãn trọn đủ.

Lại này Hiền Hộ! Lậu tận lực của Như Lai là Như Lai có thể hết sạch các hữu, chẳng còn các lậu, tâm huệ giải thoát, đã tự giác ngộ pháp. Vì thế, xướng rằng: “Ta đã hết sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng nhận lấy hậu hữu”. Này Hiền Hộ! Như Lai có thể hết sạch các lậu như thế, tâm huệ sáng suốt, giải thoát, do tự chứng biết. Vì thế nói “ta đã hết sanh”, cho đến “chẳng nhận lấy hậu hữu”, biết như thật. Đấy là lậu tận trí lực của Như Lai. Như Lai đạt được rồi, ở trong đại chúng, hiện sư tử hống, chuyển đại phạm luân, xưa kia chưa chuyển. Dẫu cho thế gian, sa-môn, Bà La Môn, hoặc trời, hoặc Phạm Vương, hoặc ma, hoặc người, trọn chẳng có ai có thể chuyển như thế. Này Hiền Hộ! Đó là trí lực thứ mười của Như Lai, Bồ Tát Ma Ha Tát hãy nên tu học thành tựu viên mãn trọn đủ).

“Như Lai Lậu Tận lực”: Trong quá khứ, đã nói về Tam Minh, tức là Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh, và Lậu Tận Minh. Đây là ba cơ chế giáo ngôn riêng biệt trong Phật pháp, biết quá khứ, hiện tại, vị lai. “Như Lai năng tận nhất thiết chư hữu, vô phục chư lậu, tâm huệ giải thoát” (Như Lai có thể tận hết thảy các hữu, chẳng còn các lậu, tâm huệ giải thoát) tức là biết hiện tiền. Rất nhiều người nói đến thời điểm hiện tiền, có thể dùng Lậu Tận Lực để xem xét kỹ thì sẽ dễ nói hơn. “Như thật tri giả, thị tắc Như Lai lậu tận trí lực dã” (Do biết như thật, đấy là sức lậu tận trí của Như Lai): Đây chẳng phải là vô ích, vô lực, mà thật sự là đích thân chứng.

(Kinh) Hiền Hộ! Nhược chư Bồ Tát Ma Ha Tát độc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập thị tam-muội giả, tắc năng nhiếp thọ Như Lai Thập Lực dã. Nhĩ thời, Thế Tôn vị trùng minh thử nghĩa, dĩ kệ tụng viết: – Thập bát bất cộng đẳng giác pháp, Thập Lực minh trí chư Phật   đồng.

()賢護若諸菩薩摩訶薩讀誦受持思惟修習是三昧者則能攝受如來十力也。爾時世尊爲重明此義以偈頌曰十八不共等覺法十力明智諸佛同。

(Kinh: “Này Hiền Hộ! Nếu các Bồ Tát Ma Ha Tát đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập tam-muội này, sẽ có thể nhiếp thọ Thập Lực của Như Lai”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn vì muốn nói lại nghĩa này, dùng kệ tụng nói như sau: – Giác pháp như mười tám bất cộng, Thập Lực trí sáng chư Phật đồng).

Sự biểu đạt bằng sanh mạng của hết thảy Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, hoặc sự biểu đạt của các vị trí giả đều nương theo mười tám món bất cộng và Thập Lực, cùng với Tứ Vô Úy sẽ nói trong phần sau v.v… để hoằng pháp, trụ thế, thủ hộ pháp bất cộng lợi ích rộng khắp thế gian. Đấy cũng là biểu hiện và sự lựa chọn nơi thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, quá khứ, hiện tại, vị lai.

(Kinh) Bồ Tát tu tập thử diệu Thiền, tự nhiên thành tựu tư nhị chủng.

()菩薩修習此妙禪自然成就斯二種

(Kinh: Bồ Tát tu tập diệu Thiền này, tự nhiên thành tựu hai loại ấy).

Ở đây, đức Thế Tôn hoàn toàn biểu đạt công đức và lợi ích trọn đủ của hai loại pháp “mười tám Bất Cộng” và Thập Lực trong Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội.

18. Phẩm thứ mười lăm: Tùy HCông Đức

Mọi người công khai đến cùng nhau đọc tụng, học tập kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ này, đúng là đã rộng kết duyên thù thắng tu trì Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội. Bất luận tu trì tương ứng hay chẳng tương ứng, nhân duyên này đều là cơ hội mười phần có ý nghĩa, mười phần đáng để cho mọi người  thâm  nhập  tu tập, thâm nhập tham dự.

(Kinh) Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Phần Tùy Hỷ Công Đức phẩm đệ thập ngũ.

()大方等大集賢護分隨喜功德品第十五。

(Kinh: Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Phần. Phẩm thứ mười lăm: Tùy HCông Đức).

Trong kinh điển, đức Thế Tôn nơi nơi đều chỉ dạy chúng ta phải thành tựu Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, học tập, đọc tụng pháp tắc này, truyền bá pháp tắc này, cho đến vì người khác giải nói như thế nào, khiến cho pháp này được trụ thế lâu dài, khiến cho hết thảy hữu tình hữu duyên được chẳng thoái chuyển nơi Phật pháp. Đối với pháp Tịnh Độ, cho đến pháp môn Niệm Phật, nếu có thể gặp gỡ, người ấy chắc chắn thuộc vào chủng tánh bất thoái chuyển trong Phật pháp.

Nhân duyên bất thoái chuyển ấy quả thật là sự giáo hóa chẳng thể nghĩ bàn, tức là cái được gọi là “sự giáo hóa chân thật trong giáo ngôn thuộc về quả địa của chư Phật Như Lai”.

(Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn phục cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: – Hiền Hộ! Nhược Bồ Tát Ma Ha Tát cụ túc thành tựu tứ tùy hỷ cố, tức đương đắc tư hiện tiền tam-muội.

()爾時世尊復告賢護菩薩言賢護若菩薩摩訶薩具足成就四隨喜故即當得斯現前三昧。

(Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ Bồ Tát rằng: – Này Hiền Hộ! Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát do thành tựu trọn đủ bốn thứ tùy hỷ, sẽ liền đắc hiện tiền tam-muội này).

Trong phần trước, đã nói nhiều pháp tắc có thể chứng đắc tam-muội; ở đây, chỉ nói về công đức tùy hỷ. Trong phần trước, thường nhắc tới xa lìa kiêu mạn, ghen tỵ. Ở đây, nhắc tới tùy hỷ thành tựu.

(Kinh) Tốc tật thành mãn A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

()速疾成滿阿耨多羅三藐三菩提。

(Kinh: Mau chóng thành tựu viên mãn A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Không chỉ là đích thân chứng Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, mà còn mau chóng thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

(Kinh) Hà đẳng danh vi tứ chủng tùy hỷ dã? Sở vị bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát ưng tác như thị niệm.

()何等名爲四種隨喜也所謂彼菩薩摩訶薩應作如是念。

(Kinh: Những gì gọi là bốn thứ tùy hỷ? Tức là Bồ Tát Ma Ha Tát hãy nên nghĩ như thế này).

Đức Thế Tôn nhẫn nại, tỉ mỉ hướng dẫn chúng ta quan sát, tư duy, tu tập, cho đến hướng dẫn chúng ta trong mỗi ý niệm như thế. Kinh điển như vậy rất hiếm thấy, mà cũng là mười phần thuận tiện, đối với hết thảy hữu tình dù phàm hay thánh, dù trí hay ngu, đều chân thật gia trì tăng thượng công đức và lợi ích.

(Kinh) Như bỉ quá khứ nhất thiết chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, các ư vãng tích hành Bồ Tát thời, giai nhân tùy hỷ, đắc thị tam-muội. Nhân tam-muội cố, cụ túc đa văn. Do đa văn cố, tốc tật thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

()如彼過去一切諸如來應供等正覺各於往昔行菩薩時皆因隨喜得是三昧。因三昧故具足多聞。由多聞故速疾成就阿耨多羅三藐三菩提。

(Kinh: Như hết thảy các đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác trong quá khứ, mỗi vị khi hành Bồ Tát thuở trước, đều do tùy hỷ mà đắc tam-muội này. Do vì tam-muội, đầy đủ đa văn. Do vì đa văn, mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Đây là ý niệm quan sát tương ứng, tức là hết thảy các vị Bồ Tát Ma Ha Tát do tùy hỷ tam-muội này, bèn thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cơ chế giáo ngôn này chẳng đơn giản chỉ là hướng dẫn chúng ta cầu tam-muội này, đọc tụng kinh điển, vì người khác giải nói, cho đến đích thân chứng đắc tam-muội, mà còn nói người tùy hỷ tam-muội này sẽ chắc chắn chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề, đạt được thành tựu. Điều này thật sự vượt khá xa sự nhận biết đơn giản của chúng ta khi thoạt đầu tiếp xúc tam-muội Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền này. Chẳng hạn như thoạt đầu, [Hiền Hộ Bồ Tát] nêu ra một trăm hai mươi hai công đức; ở đây, không chỉ nêu ra một trăm hai mươi hai công đức đó chỉ là chút ít phần trong rất ít phần vô lượng công đức của chư Phật, mà còn nói thẳng thừng: “Có thể thành tựu Vô Thượng Bồ Đề”. Do tùy hỷ tam-muội này, cho nên được thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cơ chế giáo hóa như vậy quả thật rúng động lòng người, rất chẳng thể nghĩ bàn!

(Kinh) Như ngã kim nhật, diệc ưng như thị, y nhân tùy hỷ, đắc thị tam-muội. Nhân tam-muội cố, cụ túc đa văn. Do đa văn cố, tốc đắc thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

()如我今日亦應如是依因隨喜得是三昧。因三昧故具足多聞。由多聞故速得成就無上菩提。

(Kinh: Như ta ngày nay, cũng nên như thế, do nương vào tùy hỷ, đạt được tam-muội này. Do tam-muội, cho nên trọn đủ đa văn. Do đa văn nên mau chóng thành tựu Vô Thượng Bồ Đề).

Đức Thế Tôn hướng dẫn chúng ta: Muốn được mau chóng viên mãn đạo Vô Thượng Bồ Đề, hãy nên tùy hỷ tam-muội này, hãy nên tu tập, hãy nên thành tựu. Sau đó, trọn đủ đa văn. Do nhân duyên này mà được thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

(Kinh) Hiền Hộ! Thị vi Bồ Tát Ma Ha Tát đệ nhất tùy hỷ công đức tụ dã.

()賢護是爲菩薩摩訶薩第一隨喜功德聚也。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Đó là khối công đức thứ nhất do tùy hỷ của Bồ Tát Ma Ha Tát).

Bảo Vương tam-muội này đúng là kho chứa hết thảy công đức, là đại tổng trì môn. Nếu có thể gặp gỡ, chứng môn tam-muội này, hoặc là tùy hỷ tam-muội này, hoặc hướng tới, hoặc vì người khác giải nói, cho đến đọc tụng. Công đức ấy đều là đại công đức tụ, lợi ích ấy chẳng thể nghĩ bàn!

(Kinh) Hiền Hộ! Bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát phục ưng như thị niệm: Như bỉ đương lai nhất thiết chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, hành Bồ Tát thời, giai nhân tùy hỷ đắc thị tam-muội. Nhân thử tam-muội cố, cụ túc đa văn. Do đa văn cố, tốc tật thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

()賢護彼菩薩摩訶薩復應如是念如彼當來一切諸如來應供等正覺行菩薩時皆因隨喜得是三昧。因此三昧故具足多聞。由多聞故速疾成就阿耨多羅三藐三菩提。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát ấy lại nên nghĩ như thế này: Như hết thảy các đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác trong tương lai khi hành Bồ Tát, đều do tùy hỷ mà đắc tam-muội này. Do vì tam-muội này, đầy đủ đa văn. Do vì đa văn, mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Theo thứ tự, đức Thế Tôn hướng dẫn rõ ràng cho chúng ta: Trong phần trước là nghĩ tới hết thảy chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác trong quá khứ, các Ngài đều do tùy hỷ tam-muội này, cho nên chứng đắc tam-muội. Do chứng tam-muội nên đắc đa văn. Do đa văn cho nên mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Ở đây, hãy nên nghĩ tùy hỷ hết thảy các đức Như Lai Thế Tôn trong tương lai. Trong khi tu nhân, các Ngài cũng do tùy hỷ tam-muội này. Do tam-muội mà đa văn, do đa văn nên mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

(Kinh) Như ngã kim nhật, diệc ưng như thị, đương nhân tùy hỷ đắc thị tam-muội. Quy bằng tam-muội, cầu mãn đa văn. Do đa văn cố, tốc tật thành bỉ Vô Thượng Bồ Đề. Hiền Hộ! Thị vị Bồ Tát Ma Ha Tát đệ nhị tùy hỷ công đức tụ dã.

()如我今日亦應如是當因隨喜得是三昧。歸憑三昧求滿多聞。由多聞故速疾成彼無上菩提。賢護是爲菩薩摩訶薩第二隨喜功德聚也。

(Kinh: Như ta ngày nay cũng phải nên như thế, hãy nên do tùy hỷ mà đạt được tam-muội này. Dựa vào tam muội, cầu thỏa đa văn. Do đa văn nên mau chóng thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Này Hiền Hộ! Đó là khối công đức thứ hai do tùy hỷ của Bồ Tát Ma Ha Tát).

“Bỉ Vô Thượng Bồ Đề” chính là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Trong sự hướng dẫn theo thứ tự này, chúng ta thấy hết sức rõ ràng phải nên tùy hỷ hết thảy chư Phật dù quá khứ, dù tương lai, hay hiện   tại.

(Kinh) Hiền Hộ! Thị Bồ Tát Ma Ha Tát phục ưng như thị niệm: Nhi kim hiện tại vô lượng vô biên A-tăng-kỳ chư thế giới trung, nhất thiết chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, các ư vãng tích hành Bồ Tát thời, diệc nhân tùy hỷ đắc thị tam-muội. Nhân thị tam-muội, cụ túc đa văn. Do đa văn, diệc ưng tùy hỷ, nãi chí vị dục tốc thành Vô Thượng Bồ Đề cố. Hiền Hộ! Thị vi Bồ Tát Ma Ha Tát đệ tam tùy hỷ công đức tụ dã.

()賢護是菩薩摩訶薩復應如是念而今現在無量無邊阿僧祇諸世界中一切諸如來應供等正覺各於往昔行菩薩時亦因隨喜得是三昧。因是三昧具足多聞。由多聞亦應隨喜乃至爲欲速成無上菩提故。賢護是爲菩薩摩訶薩第三隨喜功德聚也。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cũng nên nghĩ như thế này: Trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ thế giới hiện thời, hết thảy các đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, mỗi vị khi xưa lúc hành đạo Bồ Tát, cũng do tùy hỷ mà đắc tam-muội này. Do tam-muội này, trọn đủ đa văn. Do đa văn, cũng nên tùy hỷ, cho đến vì muốn nhanh chóng thành Vô Thượng Bồ Đề. Này Hiền Hộ! Đó là khối công đức thứ ba do tùy hỷ của Bồ Tát Ma Ha Tát).

Tùy hỷ chư Như Lai trong quá khứ, chư Như Lai trong tương lai, cho đến chư Như Lai trong hiện tại. Tất cả ba đời hết thảy chư Phật Thế Tôn đều do tùy hỷ tam-muội này mà chứng đắc sức tam-muội. Do sức tam-muội mà nghe nhiều, thấy nhiều, mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đúng là sự tùy hỷ ở đây có công đức chẳng thể nghĩ bàn. Người trong thời đại này vì trong tâm nhiệt não, cho nên so đo. Do so đo, lại sanh ra nhiệt não, mỗi người nẩy sanh kiêu mạn, tri kiến chẳng chánh đáng, ghen tỵ, và đấu tranh. Ở đây, chỉ nhắc tới công đức chân thật của pháp tùy hỷ. Trong mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm cũng tuyên nói nhiều về công đức và lợi ích của tùy hỷ.

(Kinh) Phục thứ Hiền Hộ! Bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát phục ưng như thị niệm: Ngã kim dĩ đắc ngưỡng học tam thế nhất thiết chư Như Lai, bổn ư quá khứ hành Bồ Tát thời, giai nhân tùy hỷ đắc thị tam-muội, giai nhân tam-muội, cụ túc đa văn, giai do đa văn nhi đắc thành Phật. Kim ngã dĩ thử tùy hỷ công đức, nguyện dữ nhất thiết chúng sanh cộng chi, đồng sanh tùy hỷ, đồng hoạch tam-muội, đồng cụ đa văn, đồng tất thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Hiền Hộ! Thị vi Bồ Tát Ma Ha Tát đệ tứ tùy hỷ công đức tụ dã.

()復次賢護彼菩薩摩訶薩復應如是念我今已得仰學三世一切諸如來本於過去行菩薩時皆因隨喜得是三昧皆因三昧具足多聞皆由多聞而得成佛。今我以此隨喜功德願與一切衆生共之同生隨喜同獲三昧同具多聞同悉成就阿耨多羅三藐三菩提。賢護是爲菩薩摩訶薩第四隨喜功德聚也。

(Kinh: Lại này Hiền Hộ! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát lại nên nghĩ như thế này: Ta nay đã được kính ngưỡng, học theo ba đời hết thảy các vị Như Lai, vốn trong quá khứ, khi hành Bồ Tát, đều do tùy hỷ mà đắc tam-muội này, đều do tam-muội mà đầy đủ đa văn, đều do đa văn mà được thành Phật. Nay ta do công đức tùy hỷ này mà nguyện cùng với hết thảy chúng sanh, cùng sanh tùy hỷ, đồng đắc tam-muội, đồng trọn đủ đa văn, cùng đều thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Này Hiền Hộ! Đó là khối công đức thứ tư do tùy hỷ của Bồ Tát Ma Ha Tát).

Ở đây là nguyện, rất nhiều người tu pháp suốt đời mà chẳng có nguyện lực chống đỡ, chẳng có nguyện lực hướng dẫn. Vì thế, tu pháp phần nhiều do mê mờ bèn tiếp tục chuyển đổi nhân duyên, nhưng chẳng thể thật sự hiểu rõ pháp tắc “thâm nhập một môn”. Vì chẳng có sức như thế, cho nên phần nhiều là bỏ dở nửa chừng, hoặc “sáng ba, chiều bốn” (thay đổi thất thường), chẳng thể chân thật tương ứng với đạo nghiệp.

Nguyện vọng ở chỗ này chính là công đức thứ tư do tùy hỷ. Nếu có các Bồ Tát Ma Ha Tát phát nguyện như thế, thật sự là rất dễ đạt được, rất dễ thành tựu tướng công đức to lớn này. Trên cơ sở của ba nguyện trước, ở đây đã thực hiện tùy hỷ triệt để, tổng kết, “nguyện dữ nhất thiết chúng sanh cộng chi, đồng sanh tùy hỷ, đồng hoạch tam-muội, đồng cụ đa văn, đồng tất thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” (nguyện cùng chung với hết thảy chúng sanh, cùng sanh tùy hỷ, cùng đạt được tam-muội, cùng trọn đủ đa văn, đều cùng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề). Đây đúng là nguyện đại trí huệ chẳng thể nghĩ bàn, là nguyện đại dụng, là nguyện đại phương tiện!

Trong kinh giáo, đức Thế Tôn đã nhiều lượt tuyên nói nguyện vọng thù thắng, pháp tắc thù thắng, tâm địa thù thắng, và sự thủ hộ cùng thành tựu thù thắng như thế. Tâm trí của hạng phàm phu lè tè sát đất thường hẹp hòi, ích kỷ, dùng Thân Kiến, Pháp Kiến, hoặc đủ loại nghiệp kiến, tức là các tri kiến chẳng tương ứng như tham, sân, si, mạn, nghi, tri kiến chẳng chánh đáng v.v… để tổn giảm, lãng phí sanh mạng hoàn chỉnh vốn sẵn thanh tịnh của chính mình. Nếu có thể phát nguyện như thế, đúng là chẳng thể nghĩ bàn.

(Kinh) Phục thứ Hiền Hộ! Nhi bỉ Bồ Tát ký đắc thành tựu như thị tùy hỷ, như thị tam-muội, như thị đa văn, như thị tốc tật thành tựu Bồ Đề. Dĩ thị công đức, tất dữ chúng sanh cộng đồng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Như thị công đức, nan khả xưng lượng, ngã kim vị nhữ lược khai thiểu phần, nhữ nghi đế thính, thiện tư niệm chi.

()復次賢護而彼菩薩既得成就如是隨喜如是三昧如是多聞如是速疾成就菩提。以是功德悉與衆生共同迴向阿耨多羅三藐三菩提。如是功德難可稱量我今爲汝略開少分汝宜諦聽善思念之。

(Kinh: Lại này Hiền Hộ! Nhưng vị Bồ Tát ấy đã được thành tựu tùy hỷ như thế, tam-muội như thế, đa văn như thế, mau chóng thành tựu Bồ Đề như thế. Do công đức ấy, đều cùng với chúng sanh cùng nhau hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Công đức như thế khó thể tính kể, ta nay vì ông nói đại lược chút phần, ông hãy nên lắng nghe, khéo suy nghĩ đó).

Đối với tướng công đức của bốn loại khối công đức trên đây, đức Thế Tôn sẽ dùng tỷ dụ để chúng ta có thể cảm nhận, có thể thật sự tùy hỷ sự hành trì của hết thảy chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai trong khi tu nhân. Do tùy hỷ tam-muội này, sẽ đích thân chứng tam-muội này, có thể đạt được đa văn, cho đến đích thân chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đối với tướng công đức to lớn này và nội dung thực chất của nó, đức Thế Tôn dùng tỷ dụ để chúng ta có thể cảm nhận phần nào, sẽ phát khởi sự tùy thuận quyết định đối với pháp tắc tùy hỷ này.

(Kinh) Hiền Hộ! Thí như hữu nhân định thọ bách tuế.

()賢護譬如有人定壽百歲。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Ví như có người chắc chắn thọ một trăm tuổi).

Nay chúng ta đang ở trong kiếp giảm, tuổi thọ của con người chỉ còn trong vòng một trăm năm. Đây là giai đoạn khổ nhất của nhân loại từ bao kiếp rộng lớn đến nay, nhưng người trong thời đại này hết sức kiêu mạn, tự đại, ghen tỵ, hiếu chiến. Vì lẽ nào? Cộng nghiệp của mọi người không ngừng cường hóa, đem lại quả báo thuộc loại xấu ác ấy. Khi chúng ta nghe tuổi thọ của con người là tám vạn bốn ngàn năm, tâm trí sẽ cảm thấy thoải mái, thong dong, vì khi đó, sẽ có đủ thời gian để làm mọi chuyện, tinh lực, thể lực, phước đức lực đều trọn đủ, còn hiện tại thì tâm trí và nghiệp duyên của con người bị nhiều nỗi bức bách, bị Khổ Khổ bức bách. Do sanh mạng ngắn ngủi, cho nên con người nóng lòng đạt được hiệu quả và lợi ích chẳng màng thủ đoạn, chẳng bận tâm đến pháp tắc, kết quả là mắc hại vì chỉ chuyên chú đạt lợi ích bất cần thủ đoạn! Tuy làm thành công một chuyện chi đó, nhưng đã tạo vô lượng nghiệp. Dẫu đạt được một mục đích, nhưng đã thương tổn vô lượng hữu tình.

Như vậy đều là do cái tâm cưỡng chấp hiệu quả và lợi ích của chính mình, gieo hại cho chúng sanh, nhiễu loạn xã hội, bức bách lẫn nhau, khiến cho năm sự ác, năm sự đau, năm sự thiêu đốt trong thế giới này càng thêm hừng hực. Đấy quả thật là chuyện đọa lạc mà nhân loại trong thời đại này cần phải đặc biệt phản tỉnh. Nếu hiện thời chẳng phải là con người thọ tám vạn bốn ngàn năm, dẫu là năm vạn năm, chúng ta vẫn có thể yên tâm vận dụng, tu tập các pháp tắc đó. Nhưng hiện thời, tuổi thọ của con người quá ngắn ngủi, trong vòng một trăm năm, thời gian chúng ta có thể tự làm chủ là bao lâu? Thời gian chúng ta có thể nghe pháp, hành pháp lại là bao lâu? Trí huệ của chúng ta lại thật sự có thể sáng suốt trong thời gian bao lâu? Đấy quả thật là những chỗ chúng ta phải nên suy nghĩ!

(Kinh) Thân khinh khí mãnh, hành tuấn nhược phi. Thị nhân sanh tiện tức năng hành nhất thế giới. Tiên hành Đông phương tận thế giới biên. Như thị thứ đệ hành ư Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy, thượng, hạ, châu toàn thập phương, cùng cực địa tế. Hiền Hộ! Ư ý vân hà? Giả sử hữu nhân thông minh xuất thế, thiện thông toán thuật, năng kế thị nhân sở hành địa giới đạo lộ viễn cận, trường đoản da?

()身輕氣猛行駿若飛。是人生便即能行一世界。先行東方盡世界邊。如是次第行於南西北方四維上下周旋十方窮極地際。賢護於意云何假使有人聰明出世善通算術能計是人所行地界道路近遠長短耶?」

(Kinh: Thân nhẹ nhàng, sức mạnh mẽ, đi vùn vụt như bay. Người ấy vừa sanh ra đã có thể đi khắp một thế giới. Trước hết, đi trọn hết các thế giới ở phương Đông. Theo thứ tự như thế, đi trong các phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên, dưới, trọn khắp mười phương, cùng cực ranh giới các cõi đất. Này Hiền Hộ! Ý ông nghĩ sao? Giả sử có người thông minh ra đời, khéo thông thạo tính toán, có thể tính toán đường sá xa gần, dài ngắn nơi các cõi đất mà người ấy đã đi hay chăng?)

Ở đây, đức Thế Tôn nêu một giả thiết: Một người đi lại nhanh chóng như bay, sanh ra đã có thể đi khắp một thế giới. Trước hết đi từ phương Đông, sau đó đến Tây, Nam, Bắc, bốn phương bàng, trên, dưới, mỗi phương đều đi cùng tận giới hạn của cuộc đất, hỏi rằng người thông minh có thể tính toán đường sá mà kẻ đó đã đi dài ngắn cỡ nào hay chăng?

(Kinh) Hiền Hộ bạch ngôn: “Bất dã!” “Hựu năng xưng lượng da?” “Bất dã!” “Hữu năng quán sát da?” “Bất dã”. “Diệc năng tư duy da?” “Bất dã, Thế Tôn”. “Hiền Hộ! Thả trí sơ hành, tức sử thị nhân mãn túc bách niên, tốc tật vãng phản, biến chí thập phương vô lượng thế giới. Bỉ minh toán nhân, phục năng tri phủ?” Hiền Hộ báo ngôn: “Bất dã, Thế Tôn. Bỉ minh toán nhân, thượng bất năng tri sơ thời sở hành địa giới cận viễn, vân hà năng kế thị nhân nhất thế, tận lực phi hành châu biến thập phương vô số thế giới đạo lộ do-tuần, kỳ số đa thiểu? Nhược dục đắc tri, duy độc Thế Tôn cập đại đệ tử Xá Lợi Phất, dữ bỉ bất thoái chư đại Bồ Tát đẳng, nãi năng tri nhĩ!

()賢護白言不也」「又能稱量耶?」「不也」「又能觀察耶?」「不也」「亦能思惟耶?」「不也世尊賢護且置初行即使是人滿足百年速疾往返遍至十方無量世界。彼明算人復能知否?」賢護報言不也世尊。彼明算人尚不能知初時所行地界近遠云何能計是人一世盡力飛行周遍十方無數世界道路由旬其數多少若欲得知唯獨世尊及大弟子舍利弗與彼不退諸大菩薩等乃能知耳

(Kinh: Hiền Hộ bạch rằng: “Thưa không ạ!” [Đức Thế Tôn hỏi]: “Lại có thể tính kể hay chăng?” “Thưa không ạ”. “Có thể quan sát hay không?” “Thưa không ạ!” “Cũng có thể tư duy hay không?” “Bạch Thế Tôn! Không ạ”. “Này Hiền Hộ! Hãy để chuyện đi trên đây lại đó. Giả sử người ấy trọn một trăm năm, qua lại nhanh chóng, đến khắp vô lượng thế giới trong mười phương, người giỏi toán đó lại có thể biết được chăng?” Hiền Hộ thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, không ạ! Người giỏi toán đó còn chẳng thể biết lúc kẻ đó khi đi lần đầu, đã đi trong bao nhiêu cõi đất gần xa, thì làm sao có thể tính ra kẻ đó trong một đời, tận lực phi hành trọn khắp mười phương vô số thế giới, con số do-tuần nơi các đường sá kẻ đó đã đi là bao nhiêu? Nếu muốn biết, chỉ riêng đức Thế Tôn và đại đệ tử Xá Lợi Phất, cùng với các vị đại Bồ Tát bất thoái mới có thể biết mà thôi!”)

“Do-tuần” (Yojana) là một đơn vị đo lường [chiều dài] của Ấn Độ. Nếu nói khá chuẩn xác, đại khái là ở vùng núi thì năm mươi dặm là một do-tuần, nơi núi đồi thì ba mươi dặm hoặc bốn mươi dặm là một do-tuần, nơi đồng bằng thì sáu mươi dặm là một do-tuần. Cũng có người trực tiếp coi bốn mươi dặm là một do-tuần [trong mọi trường hợp].

(Kinh) Phật cáo Hiền Hộ: – Như thị, như thị. Ngã kim ngữ nhữ. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân khởi tín kính tâm, ư bỉ phong hành tráng nhân sở kinh thế giới, thịnh mãn trân bảo, trì dụng phụng hiến thập phương chư Phật, kỳ sở hoạch phước, tuy viết cực đa, nhiên thượng bất như tùy hỷ tam-muội công đức thiểu   phần.

()佛告賢護如是如是。我今語汝。若有善男子善女人起信敬心於彼風行壯人所經世界盛滿珍寶持用奉獻十方諸佛其所獲福雖曰極多然尚不如隨喜三昧功德少分。

(Kinh: Lại này Hiền Hộ: – Như thế đó, như thế đó. Ta nay bảo ông, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân khởi tâm kính tin, đối với các thế giới mà người mạnh khỏe đi như gió ấy đã trải qua, bèn chứa đầy trân bảo, dùng để dâng cúng mười phương chư Phật, phước do người ấy đạt được tuy nói là cực nhiều, vẫn chẳng bằng chút phần công đức do tùy hỷ tam-muội).

Đây là tỷ dụ, nêu rõ sự sai biệt giữa Tài Bố Thí  và  Pháp  Bố  Thí.

Quý vị nói: “Như vậy thì chẳng phải là pháp tùy hỷ quá tiện nghi hay sao?” Chẳng phải vậy! Nếu chẳng có thiện căn từ bao kiếp lâu xa tới nay đã chín muồi, chúng ta sẽ chẳng có cơ hội được nghe! Đừng tưởng chính mình được nghe [tam-muội này] là chuyện rất đơn giản. Nếu [cứ nghĩ như thế], thật ra là đang tự khinh! Có khi do tự mạn, chúng ta nẩy sanh tri kiến tự khinh chẳng chánh xác! Thường là đối với thiện căn của chính mình, chẳng thể chánh tín, đối với ác duyên của chính mình chẳng thể trực diện xét kỹ, đối với lỗi lầm của chính mình cũng chẳng thể sám hối. Con người có khi là như thế đó, rất khó thể thuyết phục được! Nếu chúng ta có thể nắm rõ ràng, nhận thức chuẩn xác, sẽ rất dễ dàng xử lý các vấn đề sanh tử phiền não.

(Kinh) Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Do bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát tu thử tam-muội, cụ túc như thượng tứ đại tùy hỷ, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vị cầu đa văn thành Chánh Giác cố. Hiền Hộ! Dĩ thị nhân duyên, trì bỉ thí phước, vọng tiền tùy hỷ sở hoạch công đức, bách phần bất cập nhất, thiên phần bất cập nhất, bách thiên vạn phần bất cập nhất, ức bách thiên phần bất cập nhất. Nãi chí toán số thí dụ, sở bất năng cập. Hiền Hộ! Nhữ kim đương tri, chư Bồ Tát đẳng, tùy hỷ hồi hướng sở đắc công đức. Thị cố, ngã kim cánh vị nhữ thuyết Bồ Tát tùy hỷ công đức thiểu phần, nhữ nghi đế thính dã.

()何以故賢護由彼菩薩摩訶薩修此三昧具足如上四大隨喜迴向阿耨多羅三藐三菩提。爲求多聞成正覺故。賢護以是因緣持彼施福望前隨喜所獲功德百分不及一千分不及一百千萬分不及一億百千分不及一。乃至算數譬喻所不能及。賢護汝今當知諸菩薩等隨喜迴向所得功德。是故我今更爲汝說菩薩隨喜功德少分汝宜諦聽也。

(Kinh: Vì cớ sao? Này Hiền Hộ! Do Bồ Tát Ma Ha Tát ấy tu tam-muội này, sẽ đầy đủ bốn món đại tùy hỷ như trên, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì để cầu đa văn, thành Chánh Giác. Này Hiền Hộ! Do nhân duyên ấy, đem phước bố thí đó so với công đức đạt được do tùy hỷ trên đây thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn vạn phần, chẳng bằng một phần ức trăm ngàn. Cho đến toán số thí dụ, đều chẳng thể bằng được. Này Hiền Hộ! Ông nay nên biết công đức đạt được của các vị Bồ Tát do tùy hỷ hồi hướng. Vì thế, ta nay lại vì ông nói chút phần công đức do tùy hỷ, ông hãy nên lắng nghe).

Đức Thế Tôn lại dùng tỷ dụ để nói rõ với chúng ta một vấn đề, tức là phước đức đạt được do bố thí cúng dường chư Phật so với công đức tùy hỷ tam-muội, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề sẽ là chẳng thể nói trọn được!

(Kinh) Hiền Hộ! Ngã niệm vãng tích quá ư vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, nhĩ thời hữu Phật, hiệu Sư Tử Ý Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ư thế.

()賢護我念往昔過於無量無邊阿僧祇劫爾時有佛號師子意如來應供等正覺明行足善逝世間解無上士調御丈夫天人師世尊出現於世。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Ta nhớ xưa kia quá vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy có Phật, hiệu là Sư Tử Ý Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiện trong đời).

“Sư Tử Ý Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”, cách dịch này thuận theo kết cấu ngôn ngữ của người Hoa. Trong quá khứ, cũng có người dịch thành “Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư …. Phật Thế Tôn”. Đó là cách nói đảo ngược.

(Kinh) Hiền Hộ! Thời thử thế giới Diêm Phù Đề trung, nhân dân xí thịnh, đa nhiêu tài bảo, phong lạc an ổn, thậm khả ái nhạo. Hiền Hộ! Nhĩ thời, thử Diêm Phù Đề, kỳ địa hoằng quảng, cụ túc nhất vạn bát thiên do-tuần. Kỳ gian thành đô, tụ lạc, nãi hữu nhất vạn bát thiên, nhất thiết giai dĩ thất bảo sở thành. Kỳ thành tung quảng thập nhị do-tuần, ư chư thành nội, thành ngoại, giai hữu cửu thập ức dân gia.

()賢護時此世界閻浮提中人民熾盛多饒財寶豐樂安穩甚可愛樂。賢護爾時此閻浮提其地宏廣具足一萬八千由旬。其間城都聚落乃有一萬八千一切皆以七寶所成。其城縱廣十二由旬於諸城內城外皆有九十億民家。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Khi đó, trong Diêm Phù Đề của thế giới này, nhân dân đông đảo, của cải sung túc, giàu mạnh, an ổn, rất đáng yêu thích. Này Hiền Hộ! Lúc bấy giờ, trong Diêm Phù Đề này, cuộc đất rộng rãi, trọn đủ một vạn tám ngàn do-tuần. Trong đó, thành đô, xóm làng bèn có một vạn tám ngàn nơi, hết thảy đều do bảy báu tạo thành. Thành ấy có kích thước mười hai do-tuần, trong ngoài thành đều có chín mươi ức nhà dân).

“Nhất thiết giai dĩ thất bảo sở thành” (Hết thảy đều do bảy báu tạo thành): Trong Phật giáo, thường nhắc tới thất bảo. Dùng thất bảo để kiến tạo thành thị là như thế nào? Tâm trí của chúng ta rất khó suy nghĩ được, chẳng có khái niệm! Nay các thành thị tốt đẹp nhất của chúng ta đều chẳng rời các loại xi măng, cốt thép, ngói, gạch v.v… Bất luận trau chuốt cỡ nào, vẫn là ngói, đá! “Cửu thập ức dân gia” (Chín mươi ức nhà dân): Tại Ấn Độ, đối với chữ Ức, có khi hiểu là một trăm vạn, hoặc một ngàn vạn, mà cũng có khi nói là một vạn vạn. Ở đây nói theo kiểu nào? Chẳng thể biết!

(Kinh) Hiền Hộ! Nhĩ thời, đại thành danh viết Hiền Tác. Thành trung cư dân, hữu lục thập ức, bỉ thành tức thị Sư Tử Ý Như Lai hiện sanh xứ dã. Hiền Hộ! Nhĩ thời, Sư Tử Ý Như Lai sơ hội thuyết pháp, hữu cửu thập ức nhân chứng A La Hán quả. Quá thất nhật dĩ, ư đệ nhị hội, phục hữu cửu thập ức nhân đắc A La Hán quả. Quá đệ nhị hội, đệ tam hội trung, phục hữu cửu thập ức nhân đắc A La Hán quả. Quá tam hội dĩ, phục hữu cửu thập ức nhân hàm tùng tha phương nhi lai đại tập, tất thị thanh tịnh chư Bồ Tát chúng. Tự hậu, bỉ Phật hằng hữu vô lượng A-tăng-kỳ chư Thanh Văn chúng. Hiền Hộ! Nhĩ thời, nhân dân hành Thập Thiện nghiệp, như bỉ vị lai Di Lặc Phật thế.

()賢護爾時大城名曰賢作。城中居民有六十億彼城即是師子意如來現生處也。賢護爾時師子意如來初會說法有九十億人證阿羅漢果。過七日已於第二會復有九十億人得阿羅漢果。過第二會第三會中復有九十億人得阿羅漢果。過三會已復有九十億人咸從他方而來大集悉是清淨諸菩薩衆。自後彼佛恆有無量阿僧祇諸聲聞衆。賢護爾時人民行十善業如彼未來彌勒佛世。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Lúc bấy giờ, thành lớn tên là Hiền Tác. Trong thành có sáu mươi ức cư dân. Thành ấy chính là chỗ Sư Tử Ý thị hiện giáng sanh. Này Hiền Hộ! Lúc bấy giờ, trong hội thuyết pháp đầu tiên của Sư Tử Ý Như Lai có chín mươi ức người chứng A La Hán quả. Bảy ngày sau, trong hội thứ hai, lại có chín mươi ức người chứng A La Hán quả. Sau hội thứ hai, trong hội thứ ba, lại có chín mươi ức người chứng A La Hán quả. Sau ba hội, lại có chín mươi ức người đều từ phương khác đến tụ họp đông đảo, đều là các vị Bồ Tát thanh tịnh. Từ đó về sau, đức Phật ấy luôn có vô lượng A-tăng-kỳ chư Thanh Văn chúng. Này Hiền Hộ! Lúc ấy, nhân dân đều hành Thập Thiện nghiệp như thời Di Lặc Phật giáng thế trong đời vị lai).

Sau Thích Ca Mâu Ni Phật năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, Di Lặc Thế Tôn hạ sanh trong Diêm Phù Đề, thị hiện tám tướng thành đạo. Khi đó, con người thọ tám vạn bốn ngàn năm, tự nhiên hành Thập Thiện. Nay chúng ta hễ nói đến Ngũ Giới, Thập Thiện, phần đông đều sợ hãi, rất nhiều người nói: “Ối trời ơi! Tôi trì Ngũ Giới không nổi, đành trì một giới vậy!” Có kẻ nói có thể trì hai điều, ba điều, tức là một phần, họ là thiểu phần ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.

Nếu là nguyện vọng trì mãn phần Ngũ Giới đều chẳng có, càng chẳng nói tới chuyện hành trì. Đấy là cơ chế trong thời đại này, mọi người hãy như thật xem xét kỹ!

(Kinh) Giáo chư chúng sanh, cụ túc thành tựu thập chủng nghiệp hạnh. Nhĩ thời, nhân thọ bát vạn tứ thiên, như Di Lặc thời nhân thọ vô dị.

()教諸衆生具足成就十種業行。爾時人壽八萬四千如彌勒時人壽無異。

(Kinh: Dạy các chúng sanh trọn đủ thành tựu mười loại nghiệp hạnh. Lúc bấy giờ, con người thọ tám vạn bốn ngàn năm, như tuổi thọ của người thời Phật Di Lặc chẳng khác).

Vì Di Lặc Thế Tôn gần chúng ta nhất trong hiện thời, [cho nên so sánh như thế]. Hiện nay, Phật Thích Ca đã nhập diệt hơn hai ngàn năm, phải năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau, Di Lặc Thế Tôn mới giáng thế. Chúng ta sanh giữa hai vị Thế Tôn, trong thời trước và sau Phật đều chẳng thể thấy Phật, chỉ có thể lãnh thọ di giáo của Thích Ca Phật Thế Tôn, nương theo di giáo mà hành trì.

(Kinh) Hiền Hộ! Thời bỉ đại thành hữu Chuyển Luân Vương, danh viết Thắng Du, như pháp trị thế, cụ túc thất bảo. Sở vị: Kim luân bảo, tượng bảo, mã bảo, ma-ni bảo, nữ bảo, trưởng giả bảo, chủ binh bảo. Thị vi thất bảo.

()賢護時彼大城有轉輪王名曰勝遊如法治世具足七寶所謂金輪寶象寶馬寶摩尼寶女寶長者寶主兵寶。是爲七寶。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Khi đó, thành lớn ấy có Chuyển Luân Vương tên là Thắng Du, đúng pháp cai trị cõi đời, trọn đủ bảy báu. Tức là kim luân bảo, tượng bảo, mã bảo, ma-ni bảo, nữ bảo, trưởng giả bảo, chủ binh bảo. Đấy là bảy báu).

Phần nhiều là Luân Vương xuất thế, thất bảo mới sanh ra. Tức là khi [Luân Vương] giáng thế, bảy thứ công đức ấy tự nhiên hiển hiện bên thân. Đó là tướng Luân Vương. Như chúng ta biết Thiện Tài đồng tử vừa mới sanh ra, tất cả các phòng trống trong nhà đều tự nhiên trồi lên bảy báu đầy ắp. Do nhân duyên mạnh mẽ, cho nên thất bảo mới sanh ra tràn trề. Nếu ác nghiệp thành thục, gia đình của chính mình sẽ bị suy bại.

(Kinh) Mãn túc thiên tử.

()滿足千子。

(Kinh: Trọn đủ một ngàn con trai).

Đây cũng là tướng riêng biệt của Luân Vương. Trong loài người chúng ta, người có mười con trai hết sức hiếm hoi, trăm đứa con trai hầu như không có, nhưng Luân Vương do oai đức, có trọn đủ một ngàn con trai. Như A Di Đà Phật khi làm Luân Vương cũng trọn đủ một ngàn con trai. Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền v.v… đều ở trong số một ngàn đứa con trai ấy. Trong đó, Quán Âm và Thế Chí là con thứ nhất và thứ hai. A Di Đà Phật dùng thân Luân Vương phát nguyện, sau đó, thành Phật. Do trong lúc tu nhân, A Di Đà Phật có đại thế lực, một ngàn người con của Ngài cũng phát nguyện trong khi tu nhân, sau đó lại trở thành một ngàn vị Phật hoặc Bồ Tát. Tuy mỗi người con đều phát nguyện, nhưng đều lìa bỏ thế giới ngũ trược Sa Bà, cho nên Phạm Chí [tiền thân của] Thích Ca Mâu Ni Phật bèn phát ra năm trăm đại nguyện hòng nhiếp hóa thế giới bị một ngàn vị Phật lìa bỏ. Vì thế, một khi Phật Thích Ca ứng thế trong đời ô trược, chư Phật hoặc các vị đại Bồ Tát đều lìa bỏ Tịnh Độ của chính mình để đến giúp Phật Thích Ca thực hiện sự nghiệp hoằng hóa, trở thành quyến thuộc tùy thuận của Ngài để sự giáo hóa ấy được lưu truyền rộng rãi.

Vì ngũ trược ác thế hiện thời rất ô trược, bị chư Phật lìa bỏ, giống như chúng ta vứt rác rưởi vậy, chư Phật cũng lìa bỏ, chẳng quay lại nhìn tới thế giới này. Phật Thích Ca giống như trạm trưởng thu nhặt rác, tới thâu nhặt nghiệp duyên của chúng ta. Vì sao Ngài có thể hóa các thứ mục nát thành trân bảo? Ngài lập ra năm trăm trọng thệ, trở vào thế giới Sa Bà bị vứt bỏ này. Chúng ta đọc kinh Bi Hoa sẽ biết, nhưng thường là chúng ta chẳng tự biết, cứ tự phụ, tự kiêu mạn, trong chốn cực khổ coi khổ là vui, vẫn dùng khổ để thủ hộ tăng thượng mạn, xâm hại lẫn nhau. Điều này mười phần vẫn là chuyện khiến cho người khác hổ thẹn, tiếc nuối!

(Kinh) Thân tướng đoan nghiêm, thành tựu oai hùng, hàng phục oán địch. Bỉ vương sở thống tận thế giới biên, bất dụng đao binh, diệc vô oai bách, vô sở thuế liễm, chúng cụ tự nhiên.

()身相端嚴成就威雄降伏怨敵。彼王所統盡世界邊不用刀兵亦無威迫無所稅斂衆具自然。

(Kinh: Thân tướng đoan nghiêm, thành tựu oai hùng, hàng phục oán địch. Vị vua ấy thống lãnh đến tận ngằn mé thế giới, chẳng dùng tới chiến tranh, cũng chẳng dùng oai thế bức bách, chẳng có thuế khóa, các vật dụng tự nhiên [trọn đủ]).

Luân Vương có Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương, và Thiết Luân Vương. Thời Kim Luân Vương, hết thảy tự nhiên thành tựu. Thời Ngân Luân Vương, hễ kiến lập quân đội là được rồi (tự nhiên thống ngự thế giới). Thời Đồng Luân Vương, dẫn quân đội đi khắp thiên hạ liền chinh phục thiên hạ, nhưng thời Thiết Luân Vương thì phải giao chiến khổ sở.

(Kinh) Thời, Thắng Du vương nghệ Sư Tử Ý Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác sở, đảnh lễ tôn túc, nhiên hậu thoái tọa. Nhĩ thời, Sư Tử Ý Như Lai tri Thắng Du vương khát ngưỡng tâm dĩ, tức vị quảng tuyên hiện tiền tam-muội.

()勝遊王詣師子意如來應供等正覺所頂禮尊足然後退坐。爾時師子意如來知勝遊王渴仰心已即爲廣宣現前三昧。

(Kinh: Khi đó, vua Thắng Du đến chỗ Sư Tử Ý Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, đảnh lễ dưới chân đức Thế Tôn, sau đó lui ra ngồi [một phía]. Lúc bấy giờ, Sư Tử Ý Như Lai biết cái tâm khát ngưỡng của vua Thắng Du rồi, liền vì nhà vua tuyên nói rộng rãi hiện tiền tam-muội).

“Hiện tiền tam-muội” tức là Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội như đã nói, ở đây là gọi tắt.

(Kinh) Thời, bỉ vương ký văn như thị tam-muội, thâm tự khánh hạnh, phát tùy hỷ tâm.

()彼王既聞如是三昧深自慶幸發隨喜心。

(Kinh: Khi đó, vị vua ấy đã nghe tam-muội như thế, vui mừng sâu xa, phát tâm tùy hỷ).

Chúng ta trong thời gian học tập một tháng này, chẳng biết mọi người đối với chuyện được nghe nói tam-muội này có sanh khởi tâm trí “chính mình quá may mắn” hay không? Đúng là quá may mắn!

(Kinh) Dĩ nhất bả bảo phụng tán Phật thượng.

()以一把寶奉散佛上。

(Kinh: Dùng một nắm báu dâng rải lên trên Phật).

“Phụng thượng” (Dâng lên) là một phương thức cúng dường khá xưa cũ. Có hai loại dâng tặng: Một là trao tận tay, khiến cho đối phương chạm đến, tiếp nhận. Loại kia thì rải lên là được rồi. Dùng cách làm ấy để cúng dường pháp ấy, hoặc nhân duyên ấy, tức là cúng dường mà chẳng cần được đền đáp, mà cũng chẳng báo cho đối phương biết, chỉ cúng dường là được rồi! Như thế sẽ rất dễ giúp cho tùy hỷ. Nói “tùy hỷ” tức là chẳng cầu được báo đáp, thiện căn như thế chính là chẳng thể nghĩ bàn!

Trong thời đại của chúng ta, loại cúng dường Phật theo kiểu tùy hỷ này khá ít! Mọi người thường nói là: Trương X… hoặc Trần Y… dâng cúng bao nhiêu tiền, có ý nguyện gì đó. Chẳng hạn như trong nhà có người bệnh mong được chữa lành, hoặc mong phát tài, hoặc mong lập công ty v.v… mong Phật, Bồ Tát, thánh nhân gia trì. Chúng ta có thể như pháp cúng dường hay không? Ở đây, kinh điển đã chỉ bảo chúng ta, nhưng con người hiện thời đối với chuyện này thường là nhận biết chẳng đầy đủ. Vì sao vậy? Có chướng ngại trong tu tập, có chướng ngại nơi tâm lý, hoặc thường là không có tâm trí “chẳng mong cầu được đền đáp thứ gì”. Vì thế, chúng ta bỏ ra điều gì, đều cần phải được đền đáp thứ chi đó. Chuyện này nói theo phía phàm phu là có ý nghĩa, nhưng chỉ có thể kết thành một duyên, duyên ấy sẽ chẳng rộng lớn, sẽ chẳng sâu đậm, chẳng phải là duyên thù thắng. Nếu quý vị kết một nhân duyên thanh tịnh, chẳng đòi lấy được gì, đó sẽ là duyên thù thắng, có thể nhanh chóng đạt được công đức và lợi ích. Quý vị nói: “Đấy chẳng phải là tham ư?” Chẳng phải! Tướng công đức là như thế, lợi ích chân thật ở chỗ này!

(Kinh) Bỉ vương duyên thử tùy hỷ thiện căn, mạng chung chi hậu, hoàn sanh Diêm Phù, vi bỉ vương tử danh viết Phạm Đức, phục thiệu vương vị, như pháp trị hóa. Bỉ Phật diệt hậu, ư chánh pháp trung, hữu nhất tỳ-kheo kỳ danh viết Bảo, thông minh, tinh tấn, thường vị tứ chúng, tuyên dương, quảng thuyết như thị kinh điển.

()彼王緣此隨喜善根命終之後還生閻浮爲彼王子名曰梵德復紹王位如法治化。彼佛滅後於正法中有一比丘其名曰寶聰明精進常爲四衆宣揚廣說如是經典。

(Kinh: Vị vua đó do thiện căn tùy hỷ ấy, sau khi mạng chung, vẫn sanh trong Diêm Phù, làm vương tử tên là Phạm Đức, lại nối tiếp ngôi vua, đúng như pháp mà cai trị, giáo hóa. Sau khi đức Phật ấy diệt độ, ở trong chánh pháp, có một vị tỳ-kheo tên là Bảo, thông minh, tinh tấn, thường vì bốn chúng, tuyên dương, nói rộng kinh điển như thế).

“Kinh điển như thế” chính là giáo điển Ban Châu Tam Muội Kinh như vậy.

(Kinh) Hiền Hộ! Nhĩ thời, bỉ Phạm Đức vương ư tỳ-kheo sở văn tam-muội dĩ.

()賢護爾時彼梵德王於比丘所聞三昧已。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Lúc bấy giờ, vua Phạm Đức ở chỗ tỳ-kheo nghe tam-muội rồi).

Do trong kiếp trước, do nhân duyên đối trước đức Phật, trong khoảng sát-na, rải báu cúng dường và tùy hỷ, ở nơi đây, chuyển sanh làm vua Phạm Đức, vẫn được nghe tam-muội này.

(Kinh) Đắc thâm tịnh tín, khởi tùy hỷ tâm, trì thượng diệu y, giá trị bách thiên, phú tỳ-kheo thượng.

()得深淨信起隨喜心持上妙衣價直百千覆比丘上。

(Kinh: Đạt được lòng tin thanh tịnh sâu xa, dấy lòng tùy hỷ, cầm áo thượng diệu, giá trị trăm ngàn, che trên tỳ-kheo).

Trong chỗ sống thuộc đời trước, [vua Phạm Đức] đã cúng dường Thế Tôn, còn ở đây là che diệu y để cúng dường tỳ-kheo. “Che y để cúng dường” khá phổ biến trong Nam truyền Phật giáo, còn đối với người nơi đất Hán, khái niệm “cúng dường y bát” chẳng rõ ràng cho lắm. Ở Ấn Độ, y có giá trị rất cao, có tấm y giá trị liên thành. Trong tâm mục của người Hoa, nếu nói một tấm y có giá trị liên thành, phần nhiều cảm thấy chẳng thể nghĩ bàn. Từ xưa tới nay, dường như rất ít nghe nói theo kiểu như thế. Tuy có “kim lũ y, ngân lũ y” (y ca-sa dệt bằng sợi vàng, sợi bạc), nhưng nói là “giá trị liên thành” thì vẫn rất khó nghĩ bàn. Nhưng tại Ấn Độ, một tấm y giá trị liên thành thường xuất hiện, có thể do nhân duyên phong tục trong dân chúng.

(Kinh) Hiền Hộ! Hựu Phạm Đức vương tùng tỳ-kheo sở văn tam-muội dĩ, tức phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, vị ái pháp cố, xả gia, xuất gia, thế trừ tu phát, phi phục ca-sa. Thị thời, diệc hữu bách thiên nhân chúng thành tựu tín tâm, tức tùy bỉ vương, pháp phục xuất gia, diệc vị như thị tam-muội kinh cố.

()賢護又梵德王從比丘所聞三昧已即發阿耨多羅三藐三菩提心爲愛法故舍家出家。剃除鬚髮披服袈裟。是時亦有百千人衆成就信心 即隨彼王 法服出 亦爲如是三昧經故。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Lại nữa, vua Phạm Đức từ chỗ tỳ-kheo nghe tam-muội xong, liền phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, do vì yêu mến pháp bèn bỏ nhà, xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác mặc ca-sa. Lúc ấy, cũng có trăm ngàn người thành tựu tín tâm, liền theo nhà vua ấy, khoác pháp phục xuất gia, cũng vì kinh tam-muội như thế).

Vua Phạm Đức do công đức của tam-muội bèn phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm. Vì yêu thích pháp nên bỏ nhà, xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác mặc ca-sa. Cho đến có trăm ngàn người như thế cũng tùy thuận vị vua ấy mặc pháp phục xuất gia, đều là vì kinh tam-muội này!

(Kinh) Thời, bỉ Phạm Đức tỳ-kheo dữ bỉ bách thiên chư tỳ-kheo chúng, kinh bát thiên tuế, cúng dường thừa sự bỉ Bảo tỳ-kheo, vô hữu bì quyện, chung bất năng đắc như thị tam-muội.

()彼梵德比丘與彼百千諸比丘衆經八千歲供養承事彼寶比丘無有疲倦終不能得如是三昧。

(Kinh: Khi đó, tỳ-kheo Phạm Đức cùng với trăm ngàn các vị tỳ-kheo, trải qua tám ngàn năm cúng dường, thừa sự vị tỳ-kheo Bảo ấy, chẳng hề mệt nhọc, trọn chẳng thể đắc tam-muội như thế).

Hàm nghĩa trong đoạn văn tự này rất rõ ràng. Tỳ-kheo Phạm Đức do trong đời quá khứ cúng dường Phật, được nghe nói và tùy hỷ pháp này. Sau đó, chuyển sang kiếp khác, làm vương tử, lại ở chỗ tỳ-kheo Bảo nghe giáo điển này. Do vậy, phát Vô Thượng Tâm, bỏ nhà, xuất gia, trong tám ngàn năm thừa sự tỳ-kheo Bảo chưa hề mệt mỏi, nhưng nhà vua trọn chẳng thể đắc tam-muội như thế. “Đắc” có nghĩa là đích thân chứng.

(Kinh) Duy trừ nhất văn.

()惟除一聞。

(Kinh: Chỉ trừ một lần nghe).

Cũng có nghĩa là chỉ có thể nghe nói tam-muội này, nhưng chẳng có cơ chế tu tập, thành tựu.

(Kinh) Văn dĩ tùy hỷ, cụ dĩ tứ chủng tùy hỷ công đức, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Như sơ tùy hỷ, như thị quảng hành, nhiên hậu, Phạm Đức tỳ-kheo cập bách thiên chúng, duyên thử thiện căn.

()聞已隨喜具以四種隨喜功德迴向阿耨多羅三藐三菩提。如初隨喜如是廣行然後梵德比丘及百千衆緣此善根。

(Kinh: Nghe rồi tùy hỷ, trọn đủ bốn loại công đức tùy hỷ, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Như thoạt đầu tùy hỷ, hành rộng rãi như thế, sau đó, tỳ-kheo Phạm Đức và trăm ngàn đại chúng, do thiện căn ấy).

“Duyên thử thiện căn” (Do thiện căn ấy) tức là thiện căn tùy hỷ, chỉ có thể nghe lời dạy này, chẳng hành, chẳng chứng, nhưng phần nhiều sanh lòng tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề.

(Kinh) Tầm đắc trị ngộ lục vạn bát thiên chư Phật Thế Tôn.

()尋得值遇六萬八千諸佛世尊。

(Kinh: Liền được gặp gỡ sáu vạn tám ngàn chư Phật Thế Tôn).

Tuy chưa chứng Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, nhưng do tùy hỷ mà đạt được nhân duyên phước đức này.

(Kinh) Phàm sở sanh xứ, thường đắc vị chúng, ban tuyên, quảng thuyết như thị tam-muội.

()凡所生處常得爲衆頒宣廣說如是三昧。

 (Kinh: Phàm sanh ở chỗ nào, cũng đều thường vì đại chúng ban bố, tuyên nói rộng rãi tam-muội như thế).

Nương vào thiện căn tùy hỷ chín muồi, được gặp sáu vạn tám ngàn chư Phật Thế Tôn, cho đến chỗ nào cũng đều làm thầy hướng dẫn cho đại chúng, tuyên nói công đức của Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội.

(Kinh) Bỉ vương tỳ-kheo nhân bỉ thiện căn, phục cánh trị ngộ lục vạn bát thiên ức số chư Phật, như thị thứ đệ chủng chư thiện căn, đắc thử tam-muội.

()彼王比丘因彼善根復更值遇六萬八千億數諸佛如是次第種諸善根得此三昧。

(Kinh: Vị cựu vương tỳ-kheo ấy do thiện căn đó, lại gặp gỡ sáu vạn tám ngàn chư Phật, lần lượt gieo các thiện căn như thế, đắc tam-muội này).

Do vậy có thể thấy: Nếu hiện thời chúng ta hễ hơi dính dáng đến pháp tắc liền nóng lòng đạt được lợi ích, như thế là không được! Bởi lẽ, đối với pháp tắc này, cầu được truyền dạy, tu tập, đọc tụng, vì người khác giải nói, cho đến chứng đắc tam-muội này, công đức đều giống hệt nhau. Thậm chí tùy hỷ, thủ hộ, công đức cũng đều chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, chúng ta hướng đến tu tập tam-muội này, đối với pháp tắc tam-muội này phải nên thực hành, phải nên tùy hỷ, nhưng chớ nên nóng ruột cầu đạt được lợi ích, chớ nên vội vã bức bách chính mình. Có khi do gấp rút, sẽ sanh ra duyên trái nghịch, chẳng tương ứng, nhưng tùy hỷ mười phần trọng yếu.

(Kinh) Cụ túc viên mãn trợ Bồ Đề pháp dĩ, tầm đắc thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

()具足圓滿助菩提法已尋得成就阿耨多羅三藐三菩提。

(Kinh: Trọn đủ viên mãn pháp trợ Bồ Đề rồi, liền được thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Do chứng tam-muội mà đạt được đa văn. Do đa văn mà thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Trong phần văn tự trước đó có nói đích thân chứng Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, sẽ có thể đa văn. Vì lẽ nào? Vì có thể thấy mười phương chư Phật, vì có thể thấy chư Phật nghe pháp, cho nên chứng tam-muội này, tất nhiên sẽ đa văn. Đa văn thì tất nhiên có thể thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, có thể nhanh chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đấy là lời thành thật!

(Kinh) Hiệu viết Kiên Cố Tinh Tấn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, nhi bỉ bách thiên chư tỳ-kheo chúng, đắc thử tam-muội, diệc năng thành tựu trợ đạo pháp cố, giai dĩ thành ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, danh viết Kiên Dũng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Phục linh vô lượng bách thiên chúng sanh trụ ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

()號曰堅固精進如來應供等正覺明行足善逝世間解無上士調御丈夫天人師世尊而彼百千諸比丘衆得此三昧亦能成就助道法故皆已成於阿耨多羅三藐三菩提名曰堅勇如來應供等正覺。復令無量百千衆生住於阿耨多羅三藐三菩提。

(Kinh: Hiệu là Kiên Cố Tinh Tấn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, mà trăm ngàn các vị tỳ-kheo kia, do đắc tam-muội này, cũng có thể thành tựu trợ đạo pháp, đều đã thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, hiệu là Kiên Dũng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Lại khiến cho vô lượng trăm ngàn chúng sanh trụ trong A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Tỳ-kheo Phạm Đức chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Một ngàn vị tỳ-kheo theo Ngài xuất gia cũng chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cũng nhờ vào điều ấy mà thành tựu nhân duyên. “Phục linh vô lượng bách thiên chúng sanh trụ ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” (Lại có thể khiến cho vô lượng trăm ngàn chúng sanh trụ trong A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề), tức là lay tỉnh càng nhiều hữu tình trụ trong pháp tắc Vô Thượng Bồ Đề.

(Kinh) Hiền Hộ! Bỉ đản nhĩ văn, thượng hoạch như thị, hà huống Bồ Tát văn thọ tam-muội, độc tụng, ức trì, vị tha quảng thuyết, phục cần tư hành, nhi bất đắc dã?

()賢護彼但耳聞尚獲如是何況菩薩聞受三昧讀誦憶持爲他廣說復勤思行而不得也

(Kinh: Này Hiền Hộ! Họ chỉ do tai nghe mà còn được như thế, huống hồ Bồ Tát nghe nhận tam-muội, đọc tụng, nhớ giữ, vì người khác rộng nói, lại còn tư duy, hành trì, mà chẳng đắc [tam-muội này] ư?)

“Cần tư hành” (Siêng năng suy nghĩ, hành trì), chẳng phải là nóng lòng mong đạt được lợi ích. Trong quá trình hành pháp, siêng hành, tán thán, tùy hỷ, vì người khác rộng nói đều được, nhưng cái tâm chỉ chú trọng đạt lợi ích thì không được, cái tâm kiêu mạn chẳng được. Trên thực tế, nóng lòng mong đạt lợi ích đều là chiết xạ của các trạng thái tâm lý kiêu mạn và ghen tỵ đó thôi! Như thế thì sẽ chẳng thể chứng tam-muội này. Cho đến chỗ này, đối với câu chuyện của vị vua này, chúng ta thấy rất rõ ràng: Do nghe nói mà tùy hỷ. Sau đó, chuyển sang kiếp khác làm vua, kế đến là xuất gia, nhưng do công đức tùy hỷ mà được thành tựu quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đây là nêu ra tấm gương để nói, khiến cho chúng ta đọc tụng, tư duy, truyền bá, tu tập pháp tắc này.

(Kinh) Hiền Hộ! Dĩ thử nghĩa cố, chư Bồ Tát đẳng, văn thị tam-muội, thùy bất tùy hỷ? Thùy bất độc tụng? Thùy bất thọ trì? Thùy bất tu tập? Thùy bất quảng thuyết?

()賢護以此義故諸菩薩等聞是三昧誰不隨喜誰不讀誦誰不受持誰不修習誰不廣說

(Kinh: Này Hiền Hộ! Do vì nghĩa này, các vị Bồ Tát nghe tam-muội này, ai chẳng tùy hỷ? Ai chẳng đọc tụng? Ai chẳng thọ trì? Ai chẳng tu tập? Ai chẳng rộng nói?)

Đây là nhắc nhở chúng ta: Lợi ích như thế, ai chẳng tùy hỷ? Ai chẳng đọc tụng? Ai chẳng thọ trì? Ai chẳng tu tập? Ai chẳng rộng nói? Là trí hay ngu? Đặt ra những câu hỏi ấy nhằm khích lệ chúng ta trực diện quán kỹ pháp tắc này!

(Kinh) Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Dĩ bỉ Bồ Tát văn thị tam-muội, tức đắc thành tựu trợ đạo pháp đẳng, tốc tật thành ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố. Hiền Hộ! Dĩ thị nhân duyên, ngô kim ngữ nhữ, nhược nhân chánh tín tịnh tâm, dục cầu  A  Nậu  Đa  La  Tam  Miệu Tam Bồ Đề giả, yếu tiên chí tâm cầu thử tam-muội.

()何以故賢護以彼菩薩聞是三昧即得成就助道法等速疾成於阿耨多羅三藐三菩提故。賢護以是因緣吾今語汝若人正信淨心欲求阿耨多羅三藐三菩提者要先至心求此三昧。

(Kinh: Vì cớ sao? Này Hiền Hộ! Do vị Bồ Tát ấy nghe tam-muội này, liền được thành tựu các pháp trợ đạo v.v…, mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Này Hiền Hộ! Do nhân duyên ấy, nay ta nói với ông: Nếu ai chánh tín, tịnh tâm, muốn cầu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, trước hết, phải chí tâm cầu tam-muội này).

Đức Thế Tôn đã đặt tam-muội này làm điều kiện hàng đầu để thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì sao vậy? Nếu hướng tới tam-muội này, sẽ có thể thấy vô lượng vô biên chư Phật. Nếu tùy hỷ tam-muội này, sẽ có thể thấy vô lượng vô biên chư Phật. Nếu có thể đọc tụng, có thể vì người khác giảng nói, có thể đích thân chứng, thì cũng có thể thấy vô lượng vô biên mười phương chư Phật. Bởi đó, có thể thấy Phật, nghe pháp, có thể nhanh chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thông qua sự hướng dẫn của văn tự, chúng ta cũng biết pháp tắc này mạnh mẽ và chân thật rốt ráo chẳng thể nghĩ bàn.

(Kinh) Bồ Tát nhược văn bách do-tuần nội, hữu thử thậm thâm tam-muội kinh giả.

()菩薩若聞百由旬內有此甚深三昧經者。

(Kinh: Nếu Bồ Tát được nghe trong vòng một trăm do-tuần có kinh tam-muội rất sâu này).

Nay trong tay chúng ta đều cầm bộ kinh này, chẳng biết mọi người đối với kinh có cảm xúc gì? Coi thành vô thượng trân bảo, hay là coi như một bộ sách bình thường? Hy vọng mọi người sau khi học tập, tốt nhất là có thể mỗi người đem theo một quyển, tốt nhất là lại có thể thường xuyên đọc tụng, tu tập pháp tắc này. Hoặc tối thiểu là thường tư duy và trao đổi với người khác. Pháp bổn trân bảo như thế khó có, khó gặp, khó nghe. Nếu trong đời quá khứ, chúng ta đã từng được thấy, vận dụng; đời này sẽ có thể là bậc Bồ Tát đầy đủ thiện xảo. Nếu không, chắc là đời quá khứ đúng là chưa từng gặp gỡ.

(Kinh) Bồ Tát tức ưng cung tự vãng nghệ, thính thị kinh điển.

()菩薩即應躬自往詣聽是經典。

(Kinh: Bồ Tát hãy nên lập tức cung kính tự đến đó, nghe kinh điển này).

Chúng ta học tập kinh giáo trong một đạo tràng, thoạt nhìn dường như rất đơn giản, trên thực tế, ẩn sau đó là mọi người phải có phước đức và nhân duyên rất thành thục mới có thể kiên trì học tập. Cũng chắc là có người nói: “Có gì đâu! Tự mình cũng thường đọc”. Nhưng hoàn toàn chẳng phải là như thế! Có đôi khi thấy một vấn đề rất đơn giản, nhưng nhân duyên ẩn sau đó chẳng đơn giản. Đối với chuyện học tập kinh điển này, thực tế là cảm động trời đất, là chuyện chẳng thể nghĩ bàn! Nếu chẳng tin, chúng ta có thể không ngừng đọc tụng kinh điển này, lợi ích sẽ là chẳng thể nghĩ bàn. Hoặc là tuyên nói với người khác, hoặc tự mình tu tập, đều có lợi ích và oai đức chẳng thể nghĩ bàn. Cơ chế thiện căn này thật sự giống như đức Phật đã tuyên nói trong phần trước, rất khó thể tính kể, vì là rốt ráo Bồ Đề.

(Kinh) Văn dĩ, tức ưng độc tụng, thọ trì, tu tập tư duy, vị tha quảng thuyết.

()聞已即應讀誦受持修習思惟爲他廣說。

(Kinh: Nghe rồi hãy nên liền đọc tụng, thọ trì, tu tập tư duy, vì người khác rộng nói).

Thời gian chúng ta học tập một tháng sẽ viên mãn rất nhanh chóng, chư vị thiện tri thức hãy nên đối diện pháp tắc này như thế nào? Ở đây, tôi cầu mong, chúc phước mọi người có thể đúng như trong giáo ngôn của đức Thế Tôn đã nói mà như thật đọc tụng, tư duy, yêu mến pháp tắc này, cho tới vì người khác tuyên nói rộng khắp, hồi thí cho những người hữu duyên quanh ta sẽ nhanh chóng thành tựu cơ chế trợ đạo pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đương nhiên chúng ta chẳng phải là tuyên truyền chi đó, mà là như thật tuyên nói công đức thù thắng chẳng thể nghĩ bàn này, khiến cho thiện căn của hữu tình trong thế gian thành thục. Nếu chư vị Bồ Tát gặp pháp tắc này mà chẳng truyền bá, chẳng thủ hộ, chẳng yêu thích, đúng là đáng tiếc!

(Kinh) Hiền Hộ! Thả trí bách do-tuần nội, đương vãng thính thọ. Hựu bỉ Bồ Tát, nhược văn nhị bách do-tuần, tam bách, tứ bách, ngũ bách, nãi chí thiên do-tuần nội, hữu thị tam-muội, tại mỗ đô thành, mỗ tụ lạc sở, Bồ Tát tức ưng cung vãng thính thọ, tập tụng, thọ trì.

()賢護且置百由旬內當往聽受。又彼菩薩若聞二百由旬三百四百五百乃至千由旬內有是三昧在某都城某聚落所菩薩即應躬往聽受習誦受持。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Chuyện “trong một trăm  do-tuần  phải  nên đến nghe nhận” hãy để lại đó. Lại nữa, vị Bồ Tát ấy nếu nghe trong hai trăm do-tuần, ba trăm, bốn trăm, năm trăm, cho đến trong một ngàn do-tuần mà có tam-muội này, ở đô thành nào đó, trong thôn xóm nào đó, Bồ Tát liền nên cung kính đến đó, nghe nhận, tu tập, đọc tụng, thọ trì).

Đây là yêu cầu của đức Thế Tôn. Một trăm do-tuần, một ngàn do-tuần, đối với hành nhân trong quá khứ vẫn là chẳng dễ dàng. Hiện thời [cả thế giới] là thôn địa cầu, rất thuận tiện!

(Kinh) Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Dĩ thị Bồ Tát thanh tịnh tín tâm, vị cầu thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố. Thị cố, Bồ Tát bất ưng khởi giải đãi tâm, sanh lãn nọa tâm, khởi tán loạn tâm, đương cánh phát tinh tấn tâm, phát mãnh lợi tâm. Ưng đương vị thị tam-muội, tốc chí thiên do-tuần sở, nãi chí đản đắc văn thị tam-muội, hà huống độc tụng, thọ trì, tư duy, giải thuyết!

()何以故賢護以是菩薩清淨信心爲求成就阿耨多羅三藐三菩提故。是故菩薩不應起懈怠心生懶惰心起散亂心當更發精進心發猛利心。應當爲是三昧速至千由旬所乃至但得聞是三昧何況讀誦受持思惟解說

(Kinh: Vì sao vậy? Này Hiền Hộ! Do vị Bồ Tát ấy có tín tâm thanh tịnh, vì cầu thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Bởi thế, Bồ Tát chớ nên dấy lòng giải đãi, sanh tâm biếng nhác, dấy tâm tán loạn, mà hãy nên phát tâm tinh tấn, phát tâm mạnh mẽ. Hãy nên vì tam-muội này mà nhanh chóng đến chỗ xa ngoài một ngàn do-tuần, thậm chí chỉ để được nghe tam-muội này, huống hồ đọc tụng, thọ trì, tư duy, giải nói).

Một ngàn do-tuần có xa lắm hay không? Tám vạn dặm. “Tọa địa nhật hành bát vạn lý” (Vừa sanh ra đã có thể một ngày đi tám vạn dặm), tức là đi quanh địa cầu một vòng là tám vạn dặm, như thế thì người trên địa cầu này đều phải nên nghe; thật sự là phải nên! Trong bộ giáo điển này, đức Thế Tôn đã giải thích mười phần rõ ràng. Ngài dạy Bồ Tát Ma Ha Tát phải khéo nghe pháp, vì pháp này có thể nhanh chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Bất luận là tùy hỷ, hoặc đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người khác giải nói. Do thiện căn ấy, có thể gặp gỡ vô lượng chư Phật, nhanh chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do vậy, pháp này có công đức chẳng thể nghĩ bàn! Hiện thời, trong số chúng ta, có những vị Bồ Tát từ các nơi rất xa trong nước đến nghe, có thể trước sau vẹn toàn, thật sự là thiện căn khó nghĩ bàn! Đừng nên coi thường nhân duyên của chính mình! Có khi khinh hủy bản thân cũng là phạm lỗi, nhưng cũng chớ vì chính mình có thiện căn mà khinh mạn!

(Kinh) Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Dĩ thị tam-muội năng nhiếp nhất thiết trợ đạo pháp cố. Phục thứ Hiền Hộ! Thị trung, nhược hữu Bồ Tát dĩ thuần tịnh tâm, vị cầu Bồ Đề, ưng đương vãng nghệ thiên do-tuần sở. Vị thính như thị tam-muội pháp thời, Bồ Tát ưng đương thừa sự, cúng dường bỉ thuyết pháp sư. Nhất thiết chúng cụ, tất giai phụng thượng.

()何以故賢護以是三昧能攝一切助道法故。復次賢護是中若有菩薩以純淨心爲求菩提應當往詣千由旬所。爲聽如是三昧法時菩薩應當承事供養彼說法師。一切衆具悉皆奉上。

(Kinh: Vì sao vậy? Này Hiền Hộ! Do tam-muội này có thể nhiếp thủ hết thảy các pháp trợ đạo. Lại này Hiền Hộ! Trong ấy nếu có Bồ Tát dùng cái tâm thuần tịnh, vì cầu Bồ Đề, hãy nên tới chỗ xa ngoài một ngàn do-tuần. Khi vì nghe pháp tam-muội như thế, Bồ Tát hãy nên thừa sự, cúng dường vị thầy thuyết pháp ấy. Hết thảy các vật thảy đều dâng lên).

Pháp duyên có hai loại:

– Một loại như rải báu cúng dường, chủ động cúng dường, tâm trí yêu thích mà cúng dường, sẽ sanh khởi nhân duyên thành thục mạnh mẽ.

– Hai là bị bức bách, có tánh chất thù tạc, như thế thì sẽ là dẫu nghe mà như chẳng nghe, dẫu thấy mà như chẳng thấy, lãng phí nhân duyên!

Có khi chúng ta đối với chuyện này chẳng hiểu rõ cho lắm, sợ là đến núi báu mà trở về tay không! Do vậy, vẫn hy vọng mọi người sanh khởi tâm thật sự tôn trọng, yêu mến và thủ hộ đối với pháp tắc này. Thật ra, vì pháp này, vứt bỏ sanh mạng cũng thật sự đáng giá! Nhưng hiện thời, mọi người có bao nhiêu người mang lòng tôn trọng và tùy hỷ? Tôi cũng không biết, nhưng tối thiểu là kết thành nhân duyên “tai nghe”, cũng là chẳng thể nghĩ bàn!

Cúng dường ở đây chẳng phải là cúng dường bao nhiêu tiền, chẳng phải là nói đến vật chất nhiều hay ít, chỉ là tùy hỷ, chỉ là tùy phần. Tùy hỷ thì như giọt nước trở về biển cả, công đức ấy chẳng thể nghĩ bàn! Nếu quý vị nói: “Chỉ cần tôi đã nghe, cũng là chẳng thể nghĩ bàn”. Nhưng đối với pháp này, chẳng sanh tâm tùy hỷ, tâm cầu được truyền trao, đọc tụng, rộng vì người khác nói, cho tới cái tâm khát vọng chứng đắc tam-muội này, tuy rốt cuộc vẫn là một tăng thượng duyên cho A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, nhưng có vấn đề nhân duyên chín muồi hay không. Tuy vậy, ở đây, đức Thế Tôn thật sự cổ vũ mọi người sanh khởi duyên thù thắng đối với pháp này, do cơ chế thuần thục, chẳng phải là dẫu nghe pháp này mà “tuy thấy, dường như chẳng thấy; dẫu nghe mà như chẳng nghe”, thậm chí hành các pháp khác, hoặc là hành theo đạo khác.

“Tất giai phụng thượng” (Thảy đều dâng lên): Chủ yếu là nói tới công đức tạng. Mỗi cá nhân chúng ta phải nên xét kỹ tự tâm, chính mình có hướng đến pháp tắc này hay không? Nếu không có tâm niệm và nguyện vọng ấy, tuy có duyên mà thật ra như vô duyên, tuy đã nghe mà giống như chẳng nghe. Nếu đối với pháp này mà chẳng tin tưởng, chắc là bản thân chúng ta còn có thứ gì sơ sót, mấy năm sau sẽ có sự sai khác rất rõ rệt, chúng ta nhìn vào sự biến hóa là biết ngay. Một phẩm này từ đầu đến cuối đều nói về tùy hỷ. Ở đây, đức Thế Tôn cảnh tỉnh mọi người, vẫn là hy vọng mọi người nhờ vào pháp này, tối thiểu là tùy hỷ, trong tâm chẳng tương ứng với thứ chi khác.

(Kinh) Thường đương tùy trục pháp sư nhi hành, hoặc thời nhất niên, hoặc phục nhị niên, hoặc thập, nhị thập, hoặc kinh bách niên, nãi chí tận thọ, tùy trục pháp sư, bất đắc xả ly, nãi chí đản cầu văn thị tam-muội. Hà huống năng đắc độc tụng, thọ trì, tư duy nghĩa lý, vị tha giải thích. Như thị Bồ Tát tùy pháp sư thời, đương xả tự tâm chư sở vi sự, thường đương tùy thuận bỉ A Xà Lê pháp sư ý hành, cẩn tâm thừa sự, bất đắc vi giáo, khởi tôn kính tâm, cập trọng ái tâm, trừ xả nhất thiết vô ái kính sự.

()常當隨逐法師而行或時一年或復二年或十二十或經百年乃至盡壽隨逐法師不得舍離乃至但求聞是三昧。何況能得讀誦受持思惟義理爲他解釋。如是菩薩隨法師時當舍自心諸所爲事常當隨順彼阿闍梨法師意行謹心承事不得違教起尊敬心及重愛心除舍一切無愛敬事。

(Kinh: Thường nên theo sát pháp sư mà hành, hoặc là trong thời gian một năm, hoặc lại là hai năm, hoặc mười, hai mươi, hoặc trải qua trăm năm, cho đến hết tuổi thọ, theo sát pháp sư, chẳng được lìa bỏ, thậm chí chỉ để cầu nghe tam-muội này. Huống hồ có thể được đọc tụng, thọ trì, tư duy nghĩa lý, vì người khác giải thích. Bồ Tát như thế, khi theo pháp sư, hãy nên xả các chuyện tự tâm muốn làm, hãy nên thường thuận theo ý của vị pháp sư A Xà Lê mà hành, tâm cẩn trọng phụng sự, chẳng trái nghịch lời [pháp sư] dạy, dấy tâm tôn kính, và tâm yêu mến sâu đậm, trừ bỏ hết thảy các chuyện chẳng yêu kính).

Đây là thật sự nhờ vào thầy để hoàn thành công đức của bản thân. Chúng ta thủ hộ viên mãn sự phát tâm thuần tịnh của chính mình, thật ra là thành tựu sự phát tâm của chính mình, thành tựu sự viên mãn của chính mình. Thường là chúng ta chẳng biết ngoại duyên đầy đủ hay không. Nếu tự tâm trọn đủ, sẽ có thể soi thấy ngoại duyên đầy đủ.

Vì lẽ này, chánh báo đã viên mãn, y báo lẽ nào chẳng viên mãn ư? Chánh báo chẳng viên mãn, y báo làm sao viên mãn cho được? Thật ra, đây là cổ vũ, khích lệ chúng ta phát tâm, là một thứ thiện xảo căn bản để thuần thục sự phát tâm của chúng ta, hoặc có thể nói là trợ duyên thiện xảo.

(Kinh) Ư pháp sư sở, phát thiện tri thức tưởng, nãi chí đương khởi như chư Phật tâm.

()於法師所發善知識想乃至當起如諸佛心。

(Kinh: Đối với pháp sư, hãy tưởng là thiện tri thức, cho đến tâm nên tưởng [pháp sư] giống như chư Phật).

Đây cũng là dạy chúng ta hãy nên tư duy như thế nào? Coi thầy như là Phật, đấy thật sự là bước khởi đầu trọng yếu trong học Phật. Kinh điển nơi đất Hán rất ít khi nói như thế, nhưng trong kinh Ban Châu đã nêu ra rất khẳng định “như thế nào để thành tựu tam-muội nhanh chóng?” Chính là phải coi thầy như Phật. Thật ra, coi thầy như Phật, tức là tự tâm như Phật, như thế mà thôi! Đó gọi là “tâm tác Phật thời, tâm thị Phật” (khi tâm làm Phật, tâm là Phật). “Tâm tác viên mãn, đắc kiến viên mãn” (Tâm tạo viên mãn, sẽ thấy viên mãn). Do tâm chẳng tự thấy, tâm chẳng tự biết, tâm vô tướng, chẳng có gì phụ thuộc, cho nên khi tâm ta làm Phật, tâm chính là Phật. Đấy thật sự là phương tiện tu hành, là phương tiện trợ duyên.

(Kinh) Hiền Hộ! Bỉ Bồ Tát ư thị pháp sư A Xà Lê sở, năng sanh như thị kính ái tâm dĩ, nhược đương bất đắc độc tụng, thọ trì, tư duy, quảng thuyết, nãi chí thính văn thị tam-muội giả, chung vô thị sự. Duy trừ vãng tích phỉ báng như thị thậm thâm kinh điển, nghiệp thời dĩ thục, định đọa ác đạo, nghiệp bất tịnh nhĩ.

()賢護彼菩薩於是法師阿闍梨所能生如是敬愛心已若當不得讀誦受持思惟廣說乃至聽聞是三昧者終無是事。惟除往昔誹謗如是甚深經典業時已熟定墮惡道業不淨耳。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Vị Bồ Tát ấy đối với pháp sư A Xà Lê mà có thể sanh tâm kính yêu như thế, nếu chẳng đọc tụng, thọ trì, tư duy, rộng nói, cho đến lắng nghe tam-muội này, trọn chẳng có lẽ ấy! Chỉ trừ xưa kia đã phỉ báng kinh điển rất sâu như thế, đến lúc nghiệp đã chín muồi, chắc chắn đọa vào ác đạo, do nghiệp bất tịnh).

Nếu báng bổ kinh điển này, sẽ biểu hiện thành nghiệp quả báo ứng “chẳng có cơ hội đọc tụng kinh này”, hoặc “chẳng thể nghe nhận, tiếp xúc kinh điển này”. Phỉ báng kinh như vậy, thật ra là đã đánh mất cơ hội đối với pháp tắc như thế, hứng chịu ác báo chẳng thể nói gì được! Chúng ta có thể tự xét kỹ, như trong kinh Quán Phật Tam Muội Hải, đức Phật đã bảo ngài A Nan rằng: Trong đời Mạt Pháp, các ông hãy nên dạy người trì Niệm Phật tam-muội này ngầm thủ hộ ba nghiệp, đừng nên tăng thượng mạn. Nếu tăng thượng mạn, sẽ ví như voi cuồng vào trong ao sen, phá hoại thiện căn của người khác, trở thành quyến thuộc của ma, mà cũng đánh mất cam lộ vị niệm Phật. Nếu chúng ta báng kinh điển quá sâu như thế, hễ Dị Thục Quả chín muồi, khẳng định là quả báo rất khổ. Quý vị nói xem, đức Thế Tôn nói [quả báo] do phỉ báng kinh điển khủng bố như thế để làm gì? Thật ra chẳng phải vậy! Đó là tướng nhân quả mà thôi! Kẻ đại ác ắt có đại khổ báo; người đại thiện bèn có đại thiện báo. Người rốt ráo thanh tịnh sẽ có quả báo là thành tựu Bồ Đề. Các pháp do nhân duyên mà sanh đó thôi!

(Kinh) Phục thứ Hiền Hộ! Giả bỉ Bồ Tát, hoặc dục tu ly bỉ pháp sư giả, thường đương tri ân, thường đương niệm ân, thường đương báo ân. Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Dĩ thị pháp sư tuyên giảng nhân duyên, linh tư kinh điển, cửu trụ bất một.

()復次賢護假彼菩薩或欲須離彼法師者常當知恩常當念恩常當報恩。何以故賢護以是法師宣講因緣令斯經典久住不沒。

(Kinh: Lại này Hiền Hộ! Giả sử vị Bồ Tát ấy nếu cần phải lìa khỏi vị pháp sư đó, hãy thường nên biết ân, thường nên nghĩ tới ân đức, thường nên báo ân. Vì cớ sao? Này Hiền Hộ! Do nhân duyên tuyên giảng của vị pháp sư ấy, đã khiến cho kinh điển tồn tại lâu dài, chẳng bị mất đi).

Chúng ta đều biết: Trong Tam Tạng mười hai bộ loại, bị diệt mất sớm nhất là hai bộ kinh điển, một là kinh Lăng Nghiêm, hai là kinh Ban Châu. Vì lẽ nào? Do [hai kinh ấy] bị dè bỉu nhiều nhất. Do dần dần chẳng có người hành trì, mọi người sẽ chê bai các kinh ấy, nói là kinh điển chẳng thật. Chẳng hạn như nói chín mươi ngày chẳng ngủ để kinh hành, làm sao có thể thực hiện được? Vì hiện thời kẻ hành pháp đông đảo, mọi người dần dần cảm thấy chẳng có gì là có thể hay không thể, chỉ có như pháp hay là không, nhưng thoạt đầu, sự phỉ báng như thế vẫn rất nhiều, rất mạnh mẽ. Khi đó, tôi thường nói với đối phương: “Nếu là đánh giá khuyết điểm của cá nhân, chúng tôi có thể sám hối, hoặc là đối với các chỗ chẳng thích đáng của cá nhân, hãy nên điều chỉnh. Nhưng đối với kinh điển hoặc giáo pháp, chớ nên dễ ngươi phỉ báng! Chúng ta có thể không hiểu, không biết [ý nghĩa chân thật của lời dạy trong kinh], nhưng tốt nhất là chớ nên khinh dễ đánh giá. Hãy nên xem xét, xem đọc, quan sát trước đã!”

(Kinh) Phục thứ Hiền Hộ! Nhược hữu Bồ Tát vị thị tam-muội, thượng đương ưng vãng thiên do-tuần xứ, huống phục tùy cận thành đô, quốc ấp, tụ lạc, không xứ, hoặc sơn dã trung, nhi đương bất vãng thính thọ, độc tụng, tư duy nghĩa lý, vị tha quảng thuyết dã.

()復次賢護若有菩薩爲是三昧尚當應往千由旬處況復隨近城都國邑聚落空處或山野中而當不往聽受讀誦思惟義理爲他廣說也。

(Kinh: Lại này Hiền Hộ! Nếu có Bồ Tát vì tam-muội này, còn  nên đến chỗ xa một ngàn do-tuần, huống hồ là chỗ thành đô, quốc ấp, xóm làng, chỗ trống, hoặc trong rừng núi gần đó, mà chẳng đến nghe nhận, đọc tụng, tư duy nghĩa lý, vì người khác rộng nói).

Hiện tiền đại chúng chúng ta, nếu tùy thuận giáo ngôn như thế để đọc tụng, tư duy, vì người khác diễn nói, cho đến quan sát pháp tắc này, thật sự là thiện căn và phước đức nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn! Chẳng hạn như nay chúng tôi ngồi ở vị trí này, đọc tụng cho mọi người, tôi cũng trọn chẳng dám khinh mạn nhân duyên của chính mình. Đương nhiên là cũng chẳng dám khinh mạn nhân duyên của bất cứ một người nào trong hiện tiền đại chúng. Quý vị nói xem, nếu có người nào chẳng muốn nghe nhận, chẳng yêu mến pháp tắc này, hãy nên đối đãi với kẻ ấy như thế nào? Vẫn tôn trọng y hệt! Chỉ vì thiện căn của người ấy chưa chín muồi, pháp duyên chưa trọn đủ, có chút đáng tiếc mà thôi.

(Kinh) Phục thứ Hiền Hộ! Ngã kim ngữ nhữ, nhược hữu Bồ Tát vị tam-muội cố, tức năng vãng chí thiên do-tuần sở, nãi chí bất đắc văn thị tam-muội, nhi bỉ Bồ Tát tuy phục bất đắc văn thị tam-muội, ư thị pháp trung, niệm cầu thiện căn, đương phát tinh tấn, mạc tức giải nọa, nhữ ưng đương tri: Như thị chi nhân, tắc vi dĩ đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Hà huống thính văn, thọ trì, độc tụng, tư duy, tu tập, vị tha quảng tuyên.

()復次賢護我今語汝若有菩薩爲三昧故即能往至千由旬所乃至不得聞是三昧而彼菩薩雖復不得聞是三昧於是法中念求善根當發精進莫即懈惰汝應當知如是之人則爲已得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。何況聽聞受持讀誦思惟修習爲他廣宣

(Kinh: Lại này Hiền Hộ! Ta nay nói với ông, nếu có Bồ Tát vì tam-muội liền có thể đến chỗ cách xa một ngàn do-tuần, thậm chí chẳng được nghe tam-muội này, nhưng vị Bồ Tát ấy dẫu chẳng được nghe tam-muội này, nhưng ở trong pháp này, nghĩ mong cầu thiện căn, hãy nên phát tâm tinh tấn, chớ có biếng nhác. Các ông nên biết: Người như thế chính là đã chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Huống hồ lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người khác rộng nói).

Đức Thế Tôn nói: Nếu  có  Bồ  Tát  hướng  đến  tam-muội  này, đi ngàn dặm [tìm đến chỗ pháp sư đang giảng tam-muội này], dẫu chưa có thể nghe giáo ngôn tam-muội này, vẫn đắc bất thoái chuyển đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì lẽ nào? Vì “niệm cầu thiện căn”, do nhân duyên ấy mà thành tựu đắc bất thoái chuyển đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Trong phần sau, đức Thế Tôn nói theo kiểu đối lập: “Hà huống thính văn, độc tụng, tư duy, tu tập, vị tha quảng thuyết thử pháp tắc” (Huống hồ nghe nhận, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người khác rộng nói pháp tắc này ư?)

Các cách nói của đức Thế Tôn trong kinh điển chẳng có mảy may nào là lời lẽ chẳng đúng như sự thật. Đức Thế Tôn là đấng nói lời thành thật, là đấng nói lời chân thật, là đấng nói lời đúng sự thật, là đấng chẳng nói tăng giảm. Nếu chúng ta chẳng ngờ vực mà quan sát, thủ hộ như thế, tức là người có thiện căn đã chín muồi, sẽ có thể đạt được lợi ích từ chỗ an ổn này. Trong cơ chế giáo ngôn của Phật giáo Nam Truyền thường nói: “Thưa trưởng lão! Tất cả các công đức của Ngài đều nên thưởng cho tôi, nên thuộc về tôi”. Tức là công đức của chư Phật cũng nên thuộc về tôi. Nếu quý vị chẳng dám mong muốn, đó là chuyện cá nhân của quý vị! Chúng ta niệm A Di Đà Phật, có nghĩa là: “Thưa A Di Đà Phật! Công đức của Ngài thuộc về con”. Vì lẽ nào? Lấy quả địa giác làm nhân địa tâm (lấy sự giác ngộ nơi cái quả làm cái tâm để tu nhân). Công đức nơi quả địa sẽ tùy thuận nhân địa mà an trụ. Nhưng quý vị chẳng dám, bảo “đó chẳng phải là kiêu mạn, cuồng vọng hay sao?” Thật ra đó là “giọt nước trở về biển cả”. Khi giọt nước trở về biển cả, công đức của biển cả sẽ thuộc vào giọt nước, điều này chẳng hề có chỗ nào chần chờ! Bản thân chữ Nam Mô có nghĩa là “công đức của Phật thuộc về chúng ta”, nhưng chúng ta thường có cái tâm bài xích, tâm ngờ vực, tâm chẳng tương ứng đối với điều ấy. Do vậy, chư Phật Thế Tôn liền dùng đủ loại phương tiện hướng dẫn chúng ta vận dụng công đức của chư Phật, vận dụng như thế nào? Tâm, Phật, chúng sanh vốn chẳng khác biệt. Khác biệt là do nơi chúng sanh, chẳng phải do phía Phật, mà cũng chẳng phải từ phía pháp, cũng chẳng phải nơi phía Tăng, chẳng ở nơi thành tựu, mà ở nơi mê mất. Do vậy, chúng ta chỉ là giác ngộ, thành tựu, tùy thuận, liền đạt được công đức và lợi ích to lớn của chư Phật. Nếu chẳng xét kỹ như thế thì ngã mạn và ngã chấp của chúng ta vẫn chưa trừ, ngã kiến vẫn chưa diệt.

(Kinh) Hiền Hộ! Nhữ kim đương quán bỉ Bồ Tát bối, văn thử tam-muội dĩ, nhi năng thọ trì, tư duy, tu hành, tức đắc nhĩ hứa đại công đức tụ, nãi chí cầu dĩ bất năng đắc văn, diệc đương cụ túc kỷ đại thiện căn! Nhược văn bất văn, giai vi dĩ trụ bất thoái chuyển địa.

()賢護汝今當觀彼菩薩輩聞此三昧已而能受持思惟修行即得爾許大功德聚乃至求已不能得聞亦當具足幾大善根。若聞不聞皆爲已住不退轉地。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Ông nay nên quán các vị Bồ Tát ấy, đã nghe tam-muội này rồi, bèn có thể thọ trì, tư duy, tu hành, liền đạt được khối công đức to ngần ấy, cho đến người đã cầu mà chẳng thể nghe, cũng sẽ đầy đủ thiện căn to ngần ấy. Dù nghe hay chẳng nghe, đều đã trụ nơi địa vị chẳng thoái chuyển).

“Chí cầu dĩ” (Đã đến để cầu [được nghe tam-muội]): Nghe và không nghe, đều đạt được lợi ích. Giáo ngôn kiểu này rất nhiều trong lời thọ ký của đức Thế Tôn. Trong Thiện Đạo Đại Sư Toàn Tập đã bảo chúng ta: “Thấy và chẳng thấy đều là ân Phật, gia hộ ngấm ngầm hay gia hộ hiển nhiên đều là Phật đức”. Đọc xong, tâm mọi người sẽ cảm thấy rất kiên định, chẳng tạo tác, xa lìa đối đãi, lập tức quy y. Ở đây, cũng giống như thế. Nếu muốn nghe mà chưa được nghe, đều trọn đủ đại thiện căn, trụ bất thoái chuyển, còn chúng ta đã nghe pháp này, hướng đến cầu chứng pháp này, đọc tụng kinh điển, truyền bá pháp này, cũng đều có thể an trụ nơi địa vị bất thoái chuyển. Vì thế nói: “Ban Châu tam-muội nhiếp chuyện thuộc Bát Địa”. Đó là nói như  thật!

Rất nhiều người hỏi tôi học Phật, xuất gia phát nguyện gì? Về cơ bản thì nguyện vọng chủ đạo là: “Nguyện những người hữu duyên đều bất thoái Bồ Đề trong một đời”. Thực tế là nguyện vọng Tịnh Độ mà thôi! Đối với tất cả các thọ ký trong kinh điển Tịnh Độ, đức Thế Tôn đều nói được gặp gỡ pháp tắc như thế thì sẽ bất thoái ngay trong một đời, như kinh A Di Đà nói: “Nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thoái ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh” (Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về cõi của A Di Đà Phật, thì những người đó đều được chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với cõi ấy, hoặc là đã sanh, hoặc nay sanh, hoặc sẽ sanh). Trong khá nhiều kinh giáo, điều này đúng là chẳng thể nghĩ bàn, đúng là đại ân đức hồi thí, thật sự là đại quán đảnh!

(Kinh) Tất cánh thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Hà huống văn dĩ độc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, quảng vị tha thuyết, diệc linh đa nhân, văn dĩ tụng trì, tu tập tư duy, xí nhiên lưu bố dã.

()畢竟成就阿耨多羅三藐三菩提。何況聞已讀誦受持思惟修習廣爲他說亦令多人聞已誦持修習思惟熾然流佈也

(Kinh: Rốt ráo thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Huống hồ nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, rộng vì người khác nói, cũng khiến cho nhiều người nghe xong bèn tụng trì, tu tập tư duy, lưu truyền mạnh mẽ vậy).

Mọi người chúng ta phải nên thủ hộ như thế, hướng tới pháp này như thế, đọc tụng, thọ trì, tư duy tu tập, vì người khác rộng nói, khiến cho các hữu tình được nghe biết, sẽ có thể tư duy, khiến cho pháp này được hừng hực lưu truyền trong thế gian, khiến cho vô lượng hữu tình thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ngay trong một đời.

(Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn vị trùng minh thử nghĩa, dĩ kệ tụng viết: – Ngã niệm quá khứ hữu Như Lai, hiệu Sư Tử Ý nhân trung thiên.

()爾時世尊爲重明此義以偈頌曰我念過去有如來號師子意人中天。

(Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn vì muốn nói rõ lại nghĩa này, dùng kệ tụng nói: – Ta nhớ quá khứ có Như Lai, hiệu Sư Tử Ý nhân trung thiên).

“Nhân trung thiên” (Vị trời trong loài người): Cách xưng hô này được sử dụng hết sức rộng khắp trong Phật giáo, chủ yếu là thuận ứng lúc đức Thế Tôn xuất hiện nhằm lúc Ấn Độ có chín mươi sáu thứ ngoại đạo, đấy là xưng hô bậc tôn quý trong loài người. Trong tiếng Hán, cũng có khi dịch là Đại Thiên, Đại Tiên, hoặc Thiên Trung Thiên v.v…

(Kinh) Bỉ thời, hữu vương vi chúng thủ, thân vãng nghệ Phật cầu tam-muội. Thời đại trí vương đắc văn dĩ, hoan hỷ biến mãn bất khả tuyên!

()彼時有王爲衆首 親往詣佛求三昧 。時大智王得

聞已歡喜遍滿不可宣。

(Kinh: Lúc ấy, vua đứng đầu đại chúng, tự đến chỗ Phật cầu tam-muội. Vua đại trí khi được nghe xong, khắp thân hoan hỷ, chẳng nói trọn).

“Hoan hỷ biến mãn” là một danh từ mô tả lợi ích của Phật pháp trong Phật giáo. Quá khứ nói là “sung doanh chi chí” (充盈之至, đầy ắp tột bậc), miêu tả trạng thái mười phần hữu lực và vui sướng. Mỗi cách tu từ[1] trong Phật pháp đều là một tiêu chí thực tế, ở đây có ý nói tướng trạng an lạc do đạt được lợi ích và tướng trạng đắc lực.

(Kinh) Dĩ thủ trì bảo phụng tán chi, cúng dường nhân tôn Sư Tử Ý. Nội tâm tư duy phát thị ngôn: “Ngã kim quy y Vô Thượng Giác, vị chư thế gian tác nhiêu ích, duy nguyện thiện thuyết tam-ma-đề”.

()以手持寶奉散之供養人尊師子意。內心思惟發是言我今歸依無上覺。爲諸世間作饒益唯願善說三摩提。

(Kinh: Tay cầm báu rải để dâng hiến, cúng dường nhân tôn Sư Tử Ý. Nội tâm suy nghĩ, thốt lời này: “Con nay quy y Vô Thượng Giác, lợi ích rộng khắp các thế gian, chỉ xin khéo nói tam-ma-đề”).

Chúng ta không ngừng thấy các danh từ tam-muội, tam-ma-đề, tam-ma-địa v.v… Tam-muội chứa đựng hai pháp nhân quả, nhưng ở đây nói đến tướng quả đức thì là tam-ma-đề, tức là sự thành tựu và vận dụng chân thật của tam-muội.

(Kinh) Thời vương hưng kiến thử nghiệp dĩ, xả thân hoàn sanh ư bỉ cung, tầm đắc trị ngộ Bảo tỳ-kheo, đại đức danh văn mãn thập phương.

()時王興建此業已捨身還生於彼宮。尋得值遇寶比丘大德名聞滿十方。

(Kinh: Khi ấy, vua lập nghiệp ấy rồi, xả thân lại sanh trong cung ấy, liền được gặp gỡ tỳ-kheo Bảo, là đại đức danh rền mười phương).

Các vị đại thiện tri thức trong quá khứ oai danh truyền xa, thật đức lợi đời, cũng có nghĩa là các Ngài có công đức chân thật lợi ích thế gian rộng khắp, ví như vầng mặt trời trừ các tối tăm. Vì các vị đại thiện tri thức ấy xuất thế, có thể khiến cho hữu tình ngu si điên đảo được an vui, được thoát khỏi ngu si và tri kiến điên đảo, tiếng tăm thật sự chẳng dối. Vì thế nói là “danh mãn thập phương”.

(Kinh) Bỉ văn tỳ-kheo thiện thuyết thời, tâm sanh hoan hỷ vô xưng lượng. Tức dĩ thắng diệu chúng bảo phục, cái bỉ tỳ-kheo vị Bồ Đề. Phục dữ sổ thiên chúng xuất gia, cúng dường thừa sự bỉ tỳ-kheo. Kinh lịch mãn ư bát thiên tuế, vị cầu như thị tam-muội cố.

()彼聞比丘善說時心生歡喜無稱量。即以勝妙衆寶服蓋彼比丘爲菩提。復與數千衆出家供養承事彼比丘。經歷滿於八千歲爲求如是三昧故。

(Kinh: Khi nghe tỳ-kheo khéo nói pháp, tâm sanh hoan hỷ khôn tính kể, liền dùng các áo báu thượng diệu, phủ lên tỳ-kheo, cầu Bồ Đề. Lại cùng mấy ngàn người xuất gia, cúng dường thừa sự tỳ-kheo ấy. Trải qua trọn cả tám ngàn năm, vì để cầu tam-muội như thế).

Vua Phạm Đức do nghe lời dạy về Ban Châu tam-muội, sanh lòng hớn hở hoan hỷ đối với tỳ-kheo Bảo, bỏ ngôi vua, khoác pháp phục xuất gia. Đồng thời, cũng có rất nhiều hữu tình theo nhà vua xuất gia. Vì để chứng đắc tam-muội như thế, mà cúng dường, thủ hộ tỳ-kheo Bảo.

(Kinh) Bỉ duy nhất thuyết, bất tái tuyên, văn thọ thâm diệu như đại hải.

()彼惟一說不再宣聞受深妙如大海。

(Kinh: Thầy nói một lần, chẳng nhắc lại, nghe nhận sâu mầu  như biển cả).

“Bỉ duy nhất thuyết, bất tái tuyên” (Vị ấy chỉ nói một lần, chẳng nhắc lại): Đó là nhắc nhở các vị Bồ Tát chúng ta: “Giáo ngôn tam-muội này rất sâu!” Chẳng phải là vị tỳ-kheo ấy tiếc pháp, mà là thị hiện như thế. Quả thật là do pháp này khó tuyên nói, khó được nghe!

(Kinh) Nhĩ thời, tâm trí đô vô quyện, cầu thử như thật thắng tịch Thiền.

()爾時心智都無倦求此如實勝寂禪。

(Kinh: Lúc ấy, tâm trí đều chẳng mệt. Cầu Thiền như thật, thắng tịch này).

Trong các giáo điển khác, đức Thế Tôn nói: “Niệm Phật nãi vi thâm diệu Thiền” (Niệm Phật chính là Thiền sâu mầu), ở đây nói “như thật thắng tịch Thiền” (Thiền thù thắng tịch diệt đúng như thật). Chúng ta đều biết, trong Phật pháp, niềm vui tịch diệt chính là thủ hộ công đức chân thật. Như các vị A La Hán “việc làm đã xong, phạm hạnh đã lập, không tạo hậu hữu”, đã chứng như thật Hữu Dư, hoặc Vô Dư Niết Bàn, tức là chứng Thật Tế Lý Địa, ngay lập tức đạt được niềm vui tịch diệt, mà cũng là công đức chân thật tịch diệt. Do chứng đắc tịch diệt, chán nhàm thế gian, vô ý vận dụng bi tâm; nhưng trong pháp Ban Châu tam-muội này, hoặc là nói theo nội hàm của công đức tu trì Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, quả thật là đại bi lợi lạc cõi đời, khiến cho chúng sanh được nghe, hoặc chúng sanh hữu duyên, cho đến chúng sanh đọc tụng, giải nói, hướng tới, tùy hỷ tam-muội này, đều đạt được công đức chẳng thể nghĩ bàn, tức là thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì thế, ở đây nói “như thật thắng tịch Thiền”, cũng là vượt xa công đức tự lợi của Thanh Văn Thừa. Đấy là lời chân thật. Nếu chẳng thể quan sát, xét kỹ như thế, chúng ta vẫn rất khó thấy thấu suốt lợi ích rộng lớn rất sâu của pháp Ban Châu. Ở đây, tôi hy vọng mọi người có thể chân thật khéo tự quan sát, khéo tự so sánh.

(Kinh) Bỉ bối như thị tu hành dĩ, trị ngộ chư Phật đại oai hùng, cụ mãn lục vạn hữu bát thiên, kỳ gian diệc văn thử tam-muội.

()彼輩如是修行已值遇諸佛大威雄。具滿六萬有八千其間亦聞此三昧。

(Kinh: Bọn họ đã tu hành như thế, gặp gỡ chư Phật đại oai hùng, trọn đủ sáu vạn tám ngàn vị, cũng từ các Ngài nghe tam-muội).

Do nhân duyên nghe pháp này, có thể gặp gỡ sáu vạn tám ngàn chư Phật Thế Tôn. Đối trước sáu vạn tám ngàn chư Phật Thế Tôn, cũng nghe pháp này.

(Kinh) Dư thế cúng dường, phục thừa sự, lục vạn bát thiên ức Thế Tôn. Sở văn thâm diệu tất tùy hỷ, tư do Sư Tử Như Lai cố.

()餘世供養復承事六萬八千億世尊。所聞深妙悉隨喜斯由師子如來故。

(Kinh: Đời khác cúng dường và thừa sự, sáu vạn tám ngàn ức Thế Tôn, nghe pháp sâu mầu đều tùy hỷ, vốn do Sư Tử Ý Như Lai).

Cho đến gặp gỡ sáu vạn tám ngàn ức Thế Tôn, nghe kinh giáo rất sâu này. Đó đều là sự tiếp nối công đức đã sanh khởi do thoạt đầu được nghe giáo ngôn rộng lớn này từ nơi Sư Tử Ý Như Lai Thế Tôn. Dấu vết nghiệp nơi đại chúng hiện tiền trong tương lai sẽ là như thế nào? Hoặc là nói tướng công đức sẽ như thế nào? Đấy thật ra là gián tiếp thọ ký cho mọi người. Nói là Ký, tức là muốn khiến cho chúng ta đối với công đức và lợi ích của pháp này, sẽ sanh khởi sự thấu hiểu quyết định, quyết định tùy thuận.

(Kinh) Bỉ vương như thị cụ tu hành, chung đắc thành Phật hiệu Kiên Dũng, giáo hóa chúng sanh vô lượng số, sở tại sanh tử giai viễn trần. Tùy vương xuất gia sổ thiên chúng, diệc đồng đắc Phật danh Kiên Dũng.

()彼王如是具修行終得成佛號堅勇。教化衆生無量數所在生死皆遠塵。從王出家數千衆亦同得佛名堅勇。

(Kinh: Vua ấy tu hành trọn như thế, trọn thành Phật hiệu là Kiên Dũng, giáo hóa chúng sanh số vô lượng, trong sanh tử đều lìa trần cấu, mấy ngàn người theo vua xuất gia, cũng đều thành Phật hiệu Kiên Dũng).

Mấy ngàn người theo vị vua ấy cùng xuất gia cũng do tam-muội mà thành Phật trọn đủ mười hiệu.

(Kinh) Đức thanh biến mãn ư thập phương, văn tam-muội danh chứng Đại Giác.

()德聲遍滿於十方聞三昧名證大覺。

(Kinh: Tiếng đức hạnh trọn khắp mười phương, nghe tên tam-muội chứng Đại Giác).

Nghe giải thoát, nghe thành tựu, nghe công đức lợi ích. Trong Phật pháp đều có các trường hợp cụ thể và thí giáo về chuyện này. Thông qua học tập bộ kinh này, mọi người phải nên có sự nhận thức ấy!

(Kinh) Hà huống phục năng vị tha thuyết, bất nhiễm trước bỉ chư thế giới. Đương cánh quảng hiển diệu tư duy. Nhược tư tam-muội chư Phật diễn. Nhược tri tam-muội bách do-tuần, vị cầu Bồ Đề nghệ bỉ thính.

()何況復能爲他說不染著彼諸世界。當更廣顯妙思惟若斯三昧諸佛演。若知三昧百由旬爲求菩提詣彼聽。

(Kinh: Huống hồ lại vì người khác nói, chẳng đắm nhiễm các thế giới ấy. Hãy nên hiển rộng diệu tư duy, tam-muội chư Phật nói như thế, hoặc biết tam-muội trăm do-tuần, vì cầu Bồ Đề đến đó nghe).

Đây là khuyến thỉnh kẻ hữu duyên [nếu biết] trong một trăm do-tuần, cho đến trong vòng hai trăm, ba trăm, vài trăm do-tuần [có thiện tri thức dạy pháp này], cũng nên qua đó nghe giảng Ban Châu tam-muội, như trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn đã nói: “Giả sử khắp đại thiên thế giới tràn ngập lửa, vẫn nên vượt qua cầu pháp này”. Vì lẽ nào? Vì pháp như thế ấy rất khó gặp! Thà xả sanh mạng, vẫn mong được nghe pháp này. Công đức ấy cũng là chẳng thể nghĩ bàn. Vì sanh mạng một đời có thể hết, nhưng pháp này có thể lợi ích rộng khắp thế gian nhiều kiếp. Cho đến khiến cho hữu tình thành tựu Bồ Đề, cho nên lợi ích chẳng thể nghĩ bàn!

(Kinh) Ư ngôn giáo trung mạc từ quyện, văn giả công đức bất khả lượng.

()於言教中莫辭倦聞者功德不可量。

(Kinh: Trong ngôn giáo, chẳng hề chán mệt, người nghe công đức chẳng thể lường).

Tùy hỷ, nghe nói, đọc tụng, giải nói, đích thân chứng, các lợi ích ấy đều chẳng thể nghĩ bàn. Nói “lợi ích” chính là thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Trong cả bộ kinh này, đức Thế Tôn đều tuyên nói như thế.

(Kinh) Nhược chí ư bỉ bất đắc văn, thượng hoạch nhược can chư phước tụ.

()若至於彼不得聞尚獲若干諸福聚。

(Kinh: Nếu đến nơi đó, chẳng được nghe; vẫn được chừng ấy các khối phước).

Nếu chỉ nghe nói, sau đó chẳng tiếp tục, công đức do nghe rồi tùy hỷ cùng với công đức “cầu nghe mà chẳng được nghe” cũng là chẳng thể nghĩ bàn.

(Kinh) Hà huống văn dĩ, tư thuyết giả, duy đương tốc cầu thử tam-muội.

()何況聞已思說者唯當速求此三昧。

(Kinh: Huống hồ đã nghe, còn nghĩ, nói. Chỉ nên mau cầu tam-muội này).

Nếu là kẻ được nghe, hãy khéo tư duy, tu trì. Đức Thế Tôn nhiều lượt nêu ra các trường hợp “đọc tụng, tư duy tu trì, vì người khác giải nói, cùng với đích thân chứng”. Ở đây, nêu ra công đức và lợi ích đạt được do nghe tam-muội này.

(Kinh) Đương niệm bỉ cụ phạm đức nhân, thân cận, thừa sự vật sanh yếm.

()當念彼具梵德人親近承事勿生厭。

(Kinh: Hãy nghĩ người trọn đủ phạm đức, thân cận, thừa sự, chớ sanh chán).

“Cụ phạm đức nhân” là nói tới người tuyên nói trọn đủ giáo ngôn này, khiến cho giáo ngôn này được truyền rộng khắp trong thế gian.

(Kinh) Thùy tỳ-kheo sở hữu thử kinh, tức đương nghệ bỉ tu cúng dường.

()誰比丘所有此經即當詣彼修供養

(Kinh:Tỳ kheo nào có được kinh này, hãy đến tu cúng dường vị ấy).

Trong phần trước, chúng ta đã đọc thấy Hiền Hộ Bồ Tát là Thượng Thủ của năm trăm vị tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cho đến tám vị Đại Sĩ v.v… vì thủ hộ kinh giáo này, bèn đối trước đức Thế Tôn lập thệ nguyện rộng lớn, ở chỗ một đức Phật, hai đức Phật, cho đến tận vị lai hết thảy Phật, đều tuyên nói kinh này. Vì sao trong phần trước có bốn chúng, mà ở đây chỉ nhắc đến tỳ-kheo? Vì tỳ-kheo đứng đầu bốn chúng, nhắc đến tỳ-kheo thì ba chúng kia không gì chẳng được bao gồm.

“Tỳ-kheo sở” tức là dặn bảo. Đây là cơ chế trụ thế trong giáo ngôn chúc lụy của đức Thế Tôn, mà cũng là cơ chế truyền bá, tu trì. Khi đức Thế Tôn nhập diệt, Ngài đã căn dặn các tỳ-kheo hãy làm cho chánh pháp trụ thế, khiến cho Tượng Pháp trụ thế, thậm chí khiến cho trong thời Mạt Pháp, [Phật pháp] chẳng mất dấu vết trong thế gian, khiến cho kẻ tiến nhập Phật pháp, yêu mến Phật pháp sẽ có kinh giáo để có thể tu tập, cho đến nói có chỗ quy y. Vì thế, [đức Phật] sắc truyền tỳ-kheo hãy tùy cơ thị hiện. “Sắc truyền” là đức Thế Tôn truyền các vị đại A La Hán, các vị đại Bồ Tát đã sớm thành tựu, thậm chí ứng cơ thân (thân ứng hiện thuận theo căn cơ) của chư Phật, hiện đủ loại thân trong thế gian này, hoặc là thân thù thắng, hoặc thân kém cỏi, hoặc thân phàm phu, hoặc thân ngu si, hoặc thân tội ác, cho đến thân xuất gia, thân Bồ Tát, tùy thuộc căn cơ mà tuyên nói, dạy bảo, khiến cho kẻ hữu duyên được nghe kinh giáo có thể tu trì, có thể thành tựu.

Từ phần Trường Hàng cho đến phần Kệ Tụng của phẩm này, chúng ta có thể thấy đức Thế Tôn đối với chuyện nghe nói, hướng đến, và tùy hỷ pháp Ban Châu đã ban sự gia trì và thọ ký không chi lớn bằng, khiến cho các hữu tình hữu duyên nghe rồi bèn thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do tùy hỷ mà thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do đọc tụng mà thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do tư duy, quan sát, chánh hạnh mà thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thậm chí khiến cho người truyền tụng, người đích thân chứng [tam-muội] thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì sao nói như thế? Nếu đức Thế Tôn chẳng thọ ký cho chúng ta, tức là chẳng có Phật lực dẫn dắt và thọ ký, thường là đối với chỗ này, chúng ta chẳng có sức tư duy và nhìn thấu suốt một cách rộng lớn rốt ráo, có thể là đối với một chút nào đó, một khía cạnh nào đó mà có chút cảm giác, nhưng chẳng thể quan sát lợi ích rốt ráo, hoặc lợi ích viên mãn ở nơi đâu, hoặc chỗ quy hướng chân thật.

Các vị Bồ Tát hiện tiền đang nghe giảng, tư duy, đọc tụng, vì người khác diễn nói Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, trong cơ chế của mấy loại nhân duyên này, chắc là có dính dáng, hoặc đều có chút hành trì tương tự. Do vậy, ở nơi đây, giống như đức Thế Tôn đã ban cho chúng ta một sự chọn lựa và thọ ký, khiến cho chúng ta thật sự tiến nhập Bồ Đề, viên mãn vị lai!

19. Phẩm thứ mười sáu: Giác Ngụ

(Kinh) Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Phần Giác Ngụ phẩm đệ thập lục.

()大方等大集賢護分覺寤品第十六。

(Kinh: Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Phần. Phẩm thứ mười sáu: Tỉnh Ngủ)[2].

Trong phẩm này, đức Thế Tôn đã tuyên nói, khiến cho chúng ta giác ngộ kinh điển này khó có, khó nghe. Chúng ta có cơ hội nghe pháp, tu tập pháp, tư duy, luyện tập, đọc tụng, cho đến vì người khác giải nói, trao đổi, đích thân chứng nhập. Đó là thiện căn, phước đức như thế nào? Đức Thế Tôn chẳng ẩn giấu bất cứ nhân duyên nào, mà cũng chẳng khoe khoang bất cứ nhân duyên nào, chỉ nói như thật. Chúng tôi nêu một thí dụ đơn giản nhất. Chẳng hạn như trâu, ngựa, la, lừa chở nặng, nếu chúng nó chuyên môn đến nghe kinh giáo như thế này, gần như là chẳng có cơ hội ấy! Vì chủ nhân của chúng nó sẽ chẳng lôi lừa, ngựa đến nghe pháp. Chúng nó có thể ngẫu nhiên nghe thấy, nhưng hiểu hay không, biết hay không, vẫn là một câu hỏi! Tôi dự Phật Thất hoặc tụng kinh ở nhiều nơi, đã từng gặp chuyện súc sanh đến nghe pháp, nhưng chúng nó phần nhiều bị mọi người la hét, xua đuổi, phước đức của chúng nó chẳng đủ! Lại như các quỷ thần thường là có sức thần thông, nếu nơi nào đó hiện tướng quang minh to lớn, sanh ra âm thanh vi diệu, họ phần nhiều muốn tới đó, nhưng do phước đức chẳng đầy đủ, chẳng thể đi khỏi khu vực của chính mình. Tức là bị một loại nghiệp lực nào đó hạn cuộc, chẳng thể tiến nhập! Ngay trong loài người chúng ta, cũng có nhân duyên giống như thế. Chẳng hạn như có người nói cuộc sống và khoa học kỹ thuật trong các quốc gia phương Tây phát triển; do vậy, mong tới đó du học, sanh sống, hoặc phát triển tại những nước ấy, nhưng do phước đức ngăn trở, chẳng xin hộ chiếu được, chẳng ra khỏi nước được, chẳng làm chuyện ấy được! Phước đức nơi hết thảy các hiện tượng sanh mạng khi chưa thành thục, đều là như thế.

Trong một tháng này, chúng ta đã nhiều lần nghe danh tự Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, cho đến nội dung của giáo điển tam-muội này, không ngừng tư duy, quan sát, nghe nhận, trao đổi, cho tới tu tập. Thoạt nhìn, tuy mười phần đơn giản, nhưng đối với nội hàm của pháp tắc này, chúng ta biết hay không, hiểu hay không, tiếp nhận hay không, cho tới một niệm nguyện vọng học tập là nguyện vọng thuận theo tình thế, nguyện vọng thuận duyên, hay là nguyện vọng do chính mình lựa chọn? Phước báo ấy sai khác mười phần to lớn! Nếu đối với một pháp tắc, chúng ta có thể chủ động, rõ ràng tiến nhập, pháp hỷ tràn trề, yêu thích thủ hộ. Đấy thật sự là biểu hiện của thiện căn chín muồi. Nếu không như vậy, chúng ta chỉ thuận theo nghiệp tướng, tuy nghiệp tướng ấy cũng là thiện căn, nhưng nó sẽ thường tiến nhập hai loại: Một loại là tiếp tục thành thục, loại kia là chuyển vào duyên khác. Tức là do quý vị chẳng ưa, bài xích, thậm chí chẳng tiếp tục, nó sẽ sanh khởi tác dụng nơi nhân duyên khác. Vì vậy, đức Thế Tôn không ngừng hướng dẫn chúng ta, thậm chí hướng dẫn rất tỉ mỉ, muốn khiến cho chúng ta sanh khởi tín tâm quyết định đối với pháp tắc này, quyết định thủ hộ, cho đến quyết định tu tập, và chánh tư duy quan sát, hoặc là một niệm tâm tùy hỷ, hoặc là có tâm muốn nghe.

Đối với chuyện nghe kinh, nếu nghe rồi sanh lòng tin, nghe xong có thể hành, nghe rồi bèn biết, nghe rồi bèn sanh khởi chánh hạnh vui sướng. Đó gọi là Văn (聞, nghe). Nếu nghe xong, sanh lòng phỉ báng, bài xích, nghe mà chẳng mừng, sanh nghi, dẫu nghe mà như chẳng nghe. Có thiện tri thức hướng tới Ban Châu tam-muội này, nếu muốn nghe mà chưa được nghe, do đã hướng về, yêu thích, thiện căn ấy cũng chín muồi chẳng thể nghĩ bàn! Trong đời sau, có thể thấy Phật, có thể thấy nhiều vị Phật, có thể thấy trăm ngàn vị Phật, do thấy Phật mà nghe pháp. Trong kinh điển, đức Thế Tôn không ngừng hướng dẫn chúng ta như vậy, muốn khiến cho chúng ta có thể tiến nhập, có thể yêu thích pháp này. Đối với các giáo ngôn Đại Thừa, nhất là giáo ngôn thành tựu trong một đời như thế này, người nghe xong mà chẳng báng bổ, nghi hoặc rất ít ỏi, người nghe xong hoan hỷ càng tột bậc hiếm hoi! Người nghe xong, hoan hỷ, lại còn siêng năng tu tập, tư duy, tán thán, truyền bá, thủ hộ, tu tập, đã hiếm lại càng hiếm hơn! Đó là sự tương ứng dẫn khởi từ tâm địa. Các vị thiện tri thức ơi! Hãy nên khéo tư duy, khéo quan sát!

(Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn phục cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn.

()爾時世尊復告賢護菩薩言。

(Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ Bồ Tát rằng).

Vì Hiền Hộ Bồ Tát là bậc đương cơ, là vị khải giáo (khải thỉnh giáo pháp), và cũng là vị thượng thủ truyền bá thí giáo trong đời vị lai của giáo ngôn này, do vậy, trong kinh điển, đức Thế Tôn không ngừng bảo Hiền Hộ.

(Kinh) Hiền Hộ! Ngã niệm vãng tích quá đa vô lượng A-tăng-kỳ kiếp.

() 賢護我念往昔過多無量阿僧祇劫。

(Kinh: Này Hiền Hộ! Ta nhớ xưa kia qua khỏi nhiều vô lượng A-tăng-kỳ kiếp).

Phẩm này nói về sự giác ngộ. Lời dạy của đức Thế Tôn không gì chẳng ngoài khiến cho chúng ta ngộ nhập tri kiến của Phật, thành tựu đạo nghiệp thanh tịnh. Đó là chánh nhân xuất thế của hết thảy chư Phật. Trong phẩm giác ngộ này, đức Thế Tôn dùng ngài Hiền Hộ làm đối tượng để tuyên nói, hòng chân thật thí giáo cho đại chúng hiện tiền.

“Ngã niệm vãng tích quá đa vô lượng A-tăng-kỳ kiếp” (Ta nhớ xưa kia qua khỏi nhiều vô lượng A-tăng-kỳ kiếp): Số lượng mà đức Thế Tôn biết, tâm trí của Bồ Tát chẳng thể theo kịp, Thanh Văn, Duyên Giác cũng giống như thế. Phàm phu chỉ nghe danh tướng, chẳng thể biết nổi con số đức Thế Tôn đã nói. “Vô lượng A-tăng-kỳ kiếp” là con số như thế nào? Đối với một kiếp, bọn nhân loại chúng ta phải nên tính toán như thế nào? Nếu nói “năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm có thể là thời gian tiếp nối giữa một đức Phật này và đức Phật kia”, vậy thì trong thời gian và không gian rộng lớn, rốt ráo phải nên dùng số lượng như thế nào để cân nhắc? Chuyện này đòi hỏi chúng ta phải chân thật tu chứng các pháp lợi ích cho nhiều, như thế thì mới có thể tiến nhập các pháp tắc chân thật, liễu giải số lượng như thật. Điều này được gọi là “hữu chứng lượng”. Tuy rằng “pháp chẳng có tự tánh, các pháp rốt ráo chẳng có thực chất, do nhân duyên sanh ra”, nhưng tu tập và đích thân chứng các pháp mười phần trọng yếu! Ở đây, chẳng phải là Pháp Chấp, chỉ là nhu cầu. Chúng ta đối với pháp tắc Ban Châu tam-muội, cho đến đối với hết thảy các pháp tắc đáng nên tu tập, đối với số lượng ấy, cho đến cảm nhận thế giới, đều phải nên tu trì như thật.

(Kinh) Hữu Phật xuất thế, danh Tát Giá Na Ma Như Lai.

()有佛出世名薩遮那摩如來。

(Kinh: Có Phật xuất thế, tên là Tát Giá Na Ma Như Lai).

Tát Giá Na Ma dịch nghĩa là Chí Thành, nhưng cách dịch này chỉ có thể nói là miễn cưỡng, chẳng hoàn toàn tương ứng. [Phiên dịch kinh Phật từ] Phạn văn có [quy ước] “ngũ chủng bất phiên” (năm loại không phiên dịch), “bí mật bất phiên” (do bí mật nên chẳng phiên dịch) là một loại trong ấy. Chẳng hạn như chân ngôn, hễ phiên dịch thì mọi người chẳng đọc, hoặc giải nghĩa thì chẳng có ý nghĩa. Khá nhiều tâm chú chính là thệ nguyện bí mật, đều chẳng thể nói rõ ràng được, vì người thế gian chẳng đủ sức [để thấu hiểu nội dung của thệ nguyện ấy]. Nếu nói rõ ràng, phần nhiều sẽ khiến kẻ khác nghe xong sợ hãi, nghe rồi sanh nghi ngờ, phỉ báng, nghe xong sanh tâm chửi bới, phần nhiều bị tổn hại thiện căn và phước đức. Trong năm thứ không phiên dịch, còn có một loại [chẳng phiên dịch] là vì phương này (Trung Hoa) chẳng có, cho nên chẳng thể dịch, hoặc do có nhiều ý nghĩa nên chẳng dịch. Các danh từ chuyên dụng cũng chẳng thể dịch, như từ xưa đến nay, mọi người đã quen sử dụng các danh từ ấy, như Bát Nhã Ba La Mật, Niết Bàn v.v… chỉ có thể hiểu ý, chẳng phiên dịch!

Na Ma tức là Nam Mô. Trong quá khứ, Nam Mô có năm thứ ý nghĩa mật thuyết (nói theo ý nghĩa bí mật), hai mươi lăm cách khai thuyết (nói theo cách nói công khai, rõ ràng, chẳng bí mật). Thông thường, phần nhiều chẳng tuyên nói năm nghĩa, nhưng phải nên biết các ý nghĩa “lễ kính, quy mạng, cúng dường, tùy thuận, trọn đủ, hàng phục, chân thật an trụ”. Nam Mô [được hiểu theo nghĩa nào] là do người sử dụng. Chẳng hạn như người lễ kính bèn coi lễ kính là Nam Mô. Người quy mạng tự coi quy mạng là Nam Mô. Người cúng dường hiểu cúng dường là Nam Mô. Người tùy thuận bèn do tùy thuận mà nói Nam Mô. Có người dùng Nam Mô để hàng phục phiền não hiện tiền; vậy thì hàng phục là Nam Mô. Có người do thấy chư Phật trọn đủ các thiện công đức, bèn thủ hộ như thế, lấy Phật đức làm đức của chính mình, ngay lập tức tiêu trừ [mọi phiền não], chẳng chấp trước, chẳng có Ngã Chấp, chẳng có Pháp Chấp, tâm trí thanh tịnh, tự tâm chân thật “chẳng đến, chẳng đi” ngay lập tức sáng tỏ. Loại người như thế tức là coi Nam Mô là “trọn đủ”. Lại còn có người coi xếp đặt các phương tiện bố thí là Nam Mô, tức Nam Mô theo kiểu lợi tha. Còn có người coi tán thán, hứa khả là Nam Mô, như chư Phật Như Lai Thế Tôn xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật chính là trực tiếp ca ngợi A Di Đà Phật Thế Tôn có quang minh chẳng thể nghĩ bàn, nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn, sức thần thông chẳng thể nghĩ bàn. Đó cũng là Nam Mô. Do vậy, Nam Mô có vô lượng vô biên nghĩa bí mật, trong một từ ngữ chứa đựng vô lượng nghĩa. Nếu sử dụng thích đáng, khéo sử dụng, sử dụng chân thật vô lượng nghĩa ấy, sẽ có công đức hiện tiền, liền có thể như thật khởi tác dụng của nội hàm chữ Nam Mô.

(Kinh) Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, thập hiệu cụ túc.

 ()應供等正覺十號具足。

(Kinh: Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, mười hiệu đầy đủ).

Trong quá khứ, các vị được xưng là chư Phật Như Lai Thế Tôn có đủ mười hiệu. Hiện thời, trong thế giới Sa Bà có nhiều loại hữu tình cuồng vọng, tự xưng là Phật, thậm chí còn [vênh váo tuyên bố] “vượt xa Phật Thích Ca”, coi thường Ứng Thân của đức Thế Tôn, cho đến coi thường giáo pháp của Ứng Hóa Thân Phật Thích Ca, tức là giáo pháp của Ứng Thân. Thật ra, chẳng thể chê bai! Vì ba thân Pháp, Báo, Ứng chẳng cách biệt, chẳng tách rời, một Thể cùng phóng quang minh, chỉ ứng theo nhu cầu của chúng sanh. Nếu dùng thân to lớn, thân trang nghiêm, thân oai đức hiển hiện trong cõi đời, hết thảy chúng sanh sẽ mê hoặc, điên đảo! Khi đức Thế Tôn xuất thế, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, có ngoại đạo liền báng bổ đức Thế Tôn, nói: “Cù Đàm (Gautama) là hóa nhân (người biến hóa ra), chẳng phải là có thật. Chẳng giống như người thế gian chúng ta có cha, có mẹ”. Đức Thế Tôn nói: “Cha ta là Tịnh Phạn (Śuddhodana), mẹ ta là Ma Da (Māyā) ở nước Ca Tỳ La Vệ ( Kapilavastu)”. Vì sao đức Thế Tôn chứng thực cha mẹ và quê hương của chính mình như thế? Muốn khiến cho hết thảy chúng sanh chẳng sanh tâm sợ hãi, cho nên Ngài  sanh  trong  thân  phận  tương ứng để an trụ.

Chư Phật Như Lai Thế Tôn trọn đủ mười hiệu, Thích Ca Mâu Ni Như Lai Thế Tôn cũng trọn đủ mười hiệu. Trong mười hiệu ấy, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn đều là các danh xưng trọn đủ đức. Nói cách khác, chẳng phải là khoác lấy danh xưng đẹp đẽ, to tát, mà là có nội hàm của mười loại công đức cụ thể. Vì thế, đó là danh xưng toàn vẹn nơi danh hiệu của chư Phật. Đối với A Di Đà Phật Thế Tôn, cũng như trong danh xưng của chư Phật Thế Tôn, hoặc trong các chân ngôn, đều dùng các mười hiệu ca ngợi trọn đức để xưng tán. Chẳng hạn như nói “Nam-mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư A Di Đà Phật Thế Tôn”. Hoặc nói: “Nam-mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư Dược Sư Lưu Ly Quang Phật Thế Tôn”. Trong quá khứ, có người niệm Phật truyền dạy cách niệm như thế, nhưng người hiện thời dường như cảm thấy niệm kiểu ấy quá rườm rà, dường như đọc lên quá mệt. Thật ra, chẳng phải vậy, vì Như Lai thật sự tương ứng trọn vẹn mười danh hiệu công đức ấy, hiển hiện trọn đủ oai đức, quyết định là bậc đạo sư trong tam giới, trong hết thảy chúng sanh Ngài quyết định an ủi, trong hết thảy thế gian, Ngài quyết định làm phước điền. Trong hết thảy chúng sanh, Ngài quyết định ban pháp thí, vô úy pháp thí trọn đủ, chẳng có mảy may chần chừ, siểm khúc, hoặc các [phiền não] tương tự như thế.

Trước kia, tôi đã gặp một vị tại gia Bồ Tát nói pháp tắc của ông ta tu tập cao hơn giáo pháp do Phật Thích Ca tuyên nói bao nhiêu lần! Tôi nói: – Ông chẳng cần phải khoe chính mình cao siêu! Có một phương pháp để ngay lập tức thí nghiệm. Vì Thích Ca Mâu Ni Phật Thế Tôn chứng đắc pháp thể tràn đầy, tức là cái Thể pháp tắc sung mãn, thân hiện viên quang, hết thảy Bồ Tát đều chẳng thể sánh bằng! Ở trong ngũ trược ác thế này, nếu nói đến thân quang (quang minh tỏa ra từ thân thể) thì A La Hán có hạng quang (quang minh tỏa ra từ phía sau cổ, bao quanh đầu), các vị Bồ Tát có thân tướng quang (hào quang bao quanh thân), nhưng đều chẳng có viên quang. Viên quang là chẳng có thân tướng trước sau. Vì viên quang tràn trề, là quang minh hỷ duyệt và trí huệ. Do vậy, chẳng thấy tướng lưng. Khi đức Thế Tôn tuyên nói, hết thảy chư thiên vây quanh, Bồ Tát vây quanh, các vị tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cho đến đại chúng vây quanh trước sau, đều thấy tướng chánh diện của đức Thế Tôn, chẳng thấy tướng lưng của đức Thế Tôn. Chẳng phải là đức Thế Tôn không có lưng, mà là do viên quang chiếu rọi. Thích Ca Phật Thế Tôn, cho đến chư Phật Thế Tôn trong lúc ứng hóa, đều có viên quang. Đấy là bất cộng pháp, bất cộng lực, bất cộng thiện xảo giữa tướng xuất thế của hết thảy chư Phật Thế Tôn và hết thảy Bồ Tát, phàm phu! Hữu tình cuồng vọng, ngu si, vô minh trong thế gian phần nhiều tự phụ, tự đề cao, khoe chính mình lớn hơn Phật. Vậy thì xin nhà ngươi hãy hiện quang minh chẳng có thân tướng trước sau xem sao? Đúng là thứ gì cũng chẳng phải, chỉ bất quá là tâm cuồng loạn, ý điên đảo, là thứ mất trí, bị các tâm trí xấu ác khống chế đó thôi! Chút phần công đức còn chẳng thể đạt được, vẫn xằng bậy xưng là Phật, vẫn nói là cao hơn Phật! Hiện thời, hữu tình thuộc loại này xuất hiện nhiều trong cõi đời, là yêu nghiệt rối loạn thế gian, mê hoặc hữu tình!

Bởi vậy, chúng ta nếu học Phật, nhất định phải tin chắc mười hiệu công đức trọn đủ là chư Phật. Chư Phật xuất thế chắc chắn đều có sự thọ ký thanh tịnh, chẳng hề chênh lệch. Chẳng hạn như Phật Di Lặc xuất thế trong vị lai đã có chư Phật thọ ký từ lâu, mà sau khi Phật Di Lặc xuất thế, lại có vị Phật thứ sáu, vị Phật thứ bảy, một ngàn vị Phật trong Hiền Kiếp được thọ ký nhiều lần; trong ấy, tuyệt đối chẳng có sự gián đoạn nào! Là một Phật giáo đồ, chúng ta phải nhận biết điều này! Nếu không, sẽ bị các ngoại đạo, cho đến bị phường tà kiến mê hoặc. Nếu vậy, chúng ta sẽ chẳng thể đạt được sự y chỉ rốt ráo an ổn. Hiện thời, trong thế gian này, hữu tình tâm trí cuồng điên hết sức đông đảo. Có một lần, tôi đến vùng Đông Bắc, một cư sĩ đến bảo tôi: “Tôi chỉ có thể chào thầy bằng một tay. Thầy có biết vì sao hay không? Tôi là Phật X… Nếu tôi chắp hai tay chào thầy, thầy sẽ bị tổn phước”. Tôi nói: “Ông là Phật thì cứ thong thả thủ hộ là được rồi! Hết thảy chúng sanh vốn là Phật, nhưng khi ông nói chính mình là Phật, các đức chẳng đầy đủ, hãy nên sanh tâm hổ thẹn, đừng kiêu ngạo, cuồng vọng, tự phụ!” Nhưng có kẻ mười phần mê hoặc thế gian như thế đó. Rất nhiều kẻ học Phật khi chẳng có chánh tri chánh kiến, sẽ thường dễ gặp vấn đề xuất hiện. Trước kia, có một vị cư sĩ còn kể với tôi: Ông ta quen một người tại gia làm nghề y, chẳng học Phật, nhưng có sức thần thông. Kết quả là rất nhiều Phật tử chẳng học Phật mà đến chỗ hắn, nói hắn là một vị Phật sống. Vì sao? Hắn ta “có công phu thật sự!” Nhưng sức thần thông là gì? Giống như kỹ thuật, hoặc kỹ xảo, chẳng thể đại diện cho Phật pháp, chỉ có thể đại diện cho một phương diện kỹ thuật chi đó! Nhưng vị cư sĩ ấy kể với tôi trong nước có nhiều vị cư sĩ chẳng học Phật nữa, đều đến chỗ kẻ đó, cho rằng kẻ đó mới là Phật thật. Hắn ta cũng mặc nhiên thừa nhận chuyện đó. Đó là gì? Chính là vì chẳng hiểu rõ giáo lý Phật pháp.

Mười hiệu trọn đủ cũng là sự thủ hộ cho nhận thức Phật giáo và tu tập Phật pháp của chúng ta. Đối với chỗ này, phải sanh quyết định giải, cho đến mỗi vị Phật ứng hóa, xuất thế, cũng đều chẳng thể tạp loạn. Nhất là vào cuối thời chánh pháp của đức Phật Thích Ca trong mai sau, giáo ngôn của Phật pháp phần nhiều bị các hữu tình ngu si, hữu tình cuồng vọng, hữu tình có tri kiến điên đảo dựa hơi, để “tương tự truyền bá”. Tức là chẳng thuận theo kinh giáo, cứ xằng bậy sáng chế, hoặc chẳng nương theo truyền thừa, cứ hư vọng tự “sáng chế”, hoặc chẳng tuân theo pháp hệ để truyền bá, cứ tự hư vọng “sáng chế”, hướng dẫn hữu tình sai lầm, khiến cho rất nhiều hữu tình bị mê mất. Vì thế, chúng ta học bất luận pháp tắc nào, nhất định phải có xuất xứ từ kinh điển, nhất định phải có giáo ngôn xuất xứ, hoặc xuất xứ truyền thừa, cũng như xuất xứ từ sự tu chứng của lịch đại tổ sư trong quá khứ. Xét coi kinh điển nói như thế nào? Lịch đại tổ sư nói như thế nào? Trong quá trình chúng ta tu tập, có tương ứng hay không? Đó đều là các tham số (parameters) an toàn cơ bản, tức là phán đoán quý vị có phải là dùng pháp Tứ Đế, Tứ Pháp Ấn, hoặc Tam Pháp Ấn để ấn khế tự tâm, dùng Thật Tướng Ấn để ấn khế pháp tắc. Nếu chẳng phải như vậy, sẽ chẳng an toàn. Nếu chúng ta tu tập pháp tắc trong Phật pháp, lại ngược ngạo đi đường vòng, thậm chí rơi vào tri kiến hoặc sự tu chứng của ngoại đạo thì sẽ là gặp Phật pháp mà chẳng được giải thoát, bị pháp tắc tương tự làm hại, quả thật quá đáng tiếc! Chư vị thiện tri thức hãy khéo tư duy, khéo quan sát ở chỗ này!

[1] Tu từ (修辭, Rhetoric) là các biện pháp nhằm khiến cho lời văn súc tích, sâu đậm, tạo ấn tượng mạnh khiến cho người đọc dễ lãnh hội, thậm chí lãnh hội ý nghĩa vượt ngoài ngôn từ. Các biện pháp tu từ thường sử dụng là dùng tỷ dụ, mô phỏng, trùng phức (nói liên tiếp nhiều ý hay nhiều tỷ dụ tương tự), luyến láy (chẳng hạn nhỏ tí tì ti, bé tẹo tẻo teo, lạch bà lạch bạch), so sánh đối lập (chẳng hạn “hữu ý trồng hoa, hoa chẳng nở; vô tâm cắm liễu, liễu xanh um” hoặc “thượng vàng, hạ cám”), bài tỷ (liệt kê một loạt hình ảnh có liên quan, chẳng hạn như “tọa sơn khán hổ đấu, tá đao sát nhân, dẫn hỏa xuy phong” tức là ngồi trên núi xem hổ đánh nhau, mượn đao giết người, dẫn lửa thổi gió…)

[2] Hiểu theo nghĩa thông thường, Giác Ngụ là thức dậy, đôi khi nó còn dùng như một chữ đồng âm do Giác Ngộ vì tỉnh ngủ giống như thoát khỏi giấc ngủ say sưa, giống như chúng sanh thoát khỏi giấc mộng vô minh thì gọi là Giác Ngộ.