Mật Tông & Kinh Đại Thừa
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

CHƯƠNG 4

Mật – Thừa Tây Tạng

Chương 3 đã trình bày về Chân Ngôn Tông Trung Hoa với những pháp môn độc đáo về việc thiết lập Đàn-tràng Mạn Đà La, về sự trì tụng thần-chú cùng quán chiếu những chủng-tự.

Chương 4 này sẽ trình bày về Mật Thừa Tây Tạng, với những pháp-môn quán chiếu có sự-tướng (Yogas avec signes), thường được gọi là 6 Pháp-môn thiền quán của ngài Naropa… Lẽ dĩ nhiên là Mật Thừa Tây Tạng cũng sử dụng đến cùng cực những đàn-tràng, thần-chú và chủng tự.

Sở dĩ Chân Ngôn Tông Trung Hoa không triển khai rõ rệt về những pháp-môn quán chiếu có sự-tướng này, là vì môi-trường giáo lý của Trung Quốc đã quá phong phú rồi, đã có nhiều trào lưu để bổ khuyết vào chỗ đó… Tỷ dụ như về Pháp-môn thiền quán để thăng hoa luồng tinh-lực cũng mở hỏa-hầu tam muội, thì Trung Hoa đã có phép tu Thần Tiên Phái của Lão Giáo, tuy rằng phép này chưa cao sâu bằng Mật Thừa của Phật Giáo. Hoặc về phép quán chiếu hóa-hiện sắc thân Như Huyễn, thì Trung Hoa đã có Thiên Thai Tông, hay Hoa Nghiêm Tông… dạy lối quán chiếu của ngài Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát để đắc Hiển Nhứt Thiết Sắc Thân tam muội. Còn như về phép quán chiếu Tánh Không để đi vào nơi Không Hải, thì đã có Tam Luận Tông… Rồi về phép quán chiếu trung-ấm-thân để vãng sanh Tịnh Độ, thì có đầy rẫy sách vở cùng tông phái dạy vãng sanh… Ấy là chưa kể ngành thiền Đốn Ngộ Đông Độ.

Trong khi đó thì ở Tây Tạng, Phật Giáo du nhập là để thay thế nền tôn giáo bản xứ Bon, nên cần phát triển toàn bộ và mọi mặt… về đàn-tràng cùng thần-chú chủng-tự về những pháp môn thiền quán có sự tướng, cũng như về ngành thiền trực-chỉ vượt sự-tướng thường được gọi là Đại Thủ Ản tức Mahamudra… Dân Tây Tạng vốn sống ở miền rừng núi cao, khí hậu cực kỳ lạnh lẽo, lại thêm chịu nhiều về thiên tai đột ngột và khủng khiếp, nên có ý chí kiên quyết cùng nhiều tín- tâm về sự hiện-hữu của các vị thần-linh. Do đó, nên thường ngả theo những phương pháp tu tập cam go của Mật Thừa…

Vậy thì nay nói tới 6 PHÁP MÔN THIỀN QUÁN CÓ SỰ TƯỚNG của ngài Naropa trong Mật Thừa Tây Tạng… Những pháp môn này, tuy tu tập theo sự-tướng, nhưng đều nhằm đạt tới Vô Tướng Pháp Giới.

Trên đại thể, lối tu tập cùng quán chiếu thường cam go khó khăn, cần dụng công nhiều. Ket quả cũng thường mau lẹ thẳng tắt, nhưng cũng rất nhiều nguy cơ rình rập, nhất là trong pháp-môn mở luồng hỏa-hầu tam muội… Tương tự như một người trèo núi, lại chọn một vách đá dựng thẳng để trèo, chứ không chịu đi theo những con đường vòng lên cao lần lần như trong những pháp-môn khác.

Bởi vậy, nên những người tu thường cần có một thân thể cường tráng, ý chí kiên quyết, cần có mãnh lợi, lại cần có thầy giỏi, phải ở những nơi hẻo lánh hay núi sâu để nhập thất nhiều tháng hay nhiều năm mới có thể dụng công đến nơi đến chốn được.

Và trong các tu-sĩ Tây Tạng, không phải là người nào cũng tu theo lối triệt để Mật Thừa này đâu… Phần đông đều tu theo lối tham bác xen lẫn, vừa tụng kinh, vừa lễ Phật, niệm Phật, vừa quán tâm theo lối Bát Nhã tức Thiền Không sự-tướng, đôi khi cũng xen lẫn ít nhiều lối quán chiếu theo Mật Thừa tùy theo căn cơ từng người… Nhưng có điều chắc chắn là hầu hết đều sử dụng đàn-tràng, nhất là thần-chú, cùng ít nhiều quán chiếu về chủng-tự…

6 pháp môn thiền-quán của ngài Naropa là:

1- Pháp môn quán chiếu để mở luồng hỏa-hầu tam muội (Yoga de la chaleur psychỉque, hay Tummo)

2- Pháp môn quán chiếu để hóa-hiện sắc-thân Như-Huyễn (Yoga du cóp illisoire)

3- Thiền quán về mộng (Yoga du Rêve)

4- Thiền quán về Hào-quang chói sáng của Không- Hải (Yoga dela Claire lumiere du Vide)

5- Thiền quán về trạng thái trung-ấm-thân (Yoga du Bardo)

6- Thiền quán về sự chuyển thần-thức để thọ sanh (Yoga du Transfert de conscience)

Trong 6 pháp môn này, thì pháp môn hỏa-hầu tam muội là khởi đầu và cơ bản… Vì có mở được luồng hỏa-hầu tam muội, mới dễ vào tam muội và đủ sức quán chiếu để thành tựu những pháp môn kia. Do đó, nên kẻ hành giả, sau khi đã trải qua một thời gian dài để thuần thục vụ hỏa-hầu tam muội, dù muốn bước sang tu tập những pháp môn kia, vẫn thường phải dành thời giờ cùng công phu để làm kiên cố tăng trưởng vụ hỏa hầu tam muội.

Riêng pháp-môn thứ 5, tức là pháp môn quán chiếu trung-ấm-thân để cầu vãng sanh tịnh-độ, thì không nhất thiết là phải mở được luồng hỏa-hầu tam muội mà vẫn có thể tu tập được…

Những trang sau đây không có hoài bão chỉ dẫn đầy đủ về những lề lối tu tập cùng chi tiết vi-mật, mà chỉ mong phác lược những nét thống-quan về lối tu tập của Mật Thừa Tây Tạng… Nên chỉ trình bày kỹ càng hơn cả về Pháp-môn hỏa-hầu tam muội mà thôi, còn về 5 pháp môn kia thì chỉ sơ lược vài nét chính…

1)- PHÁP MÔN THIÈN QUÁN MỞ LUỒNG HỎA HẦU TAM MUỘI

Đây là cửa ải đầu tiên và cơ bản, một cửa ải cheo leo và nguy cơ rình rập, nên không mấy ai có thể tự đi đuợc và cần có chân-su huớng dẫn và gia trì. Neu không thì những luồng khí-lực hay hỏa-hầu rất dễ đi lạc đuờng, khiến kẻ hành giả mắc ma-chuớng THAM DỤC VÔ ĐỘ, hoặc lâm trọng bệnh, hoặc điên cuồng, hoặc chết… khiến giới-thân huệ-mạng trong nhiều kiếp chua chắc đã phục hồi được.

Ngoài ra, người tu Mật Thừa cũng như người tu Hiển Giáo, cần ghi xương khắc cốt một điều thiết-yếu: luôn luôn nhớ đến Tánh-Không của Bát-Nhã, nhớ Đại Bi Tâm, và giữ tâm Vô Sở cầu… Tuy rằng tu hỏa-hầu tam muội, hoặc tu hóa hiện sắc-thân Như Huyễn, hoặc tu Vãng Sanh, nhưng vẫn luôn nhớ và hiểu rằng ngay luồng hỏa hầu ấy rốt ráo vẫn chỉ là không-tịch vắng lặng, và sở dĩ mình tu hỏa-hầu chỉ là vì muốn đạt những đạo-quả để làm hoàn mãn những đại-bi-nguyện độ sanh từ nhiều kiếp, còn như trong tâm mình thì tuyệt nhiên chẳng có một số cầu nào vị-kỷ và hữu-biên cả, mà chỉ toàn là những tâm-nguyện bất-nhị tự-tha vô ngại mà thôi… Neu không như vậy, thì dọc đường, tất sẽ khởi ma-ý, rớt vào ngoại đạo, và không thể thành tựu tuyệt vời được. Cũng như ngài Đệ Nhất Đa Lai Lạt Ma Gendum Drub từng căn dặn: “Người tu Mật Thừa, nếu không biết quán Không của Bát Nhã, thì dù có tử công phu tu tập, nhiều lắm cũng chỉ như những người tu Mật Thừa của ngoại đạo thôi… ” Vì những ngoại đạo, khi tu mở hỏa-hầu Kundalini, thường đinh ninh rằng hỏa- hầu ấy là có-thật, không mấy ai có thể nghĩ rằng chính cái đó cũng chỉ là huyễn mộng. Đồng thời, tuy có tâm Từ Bi, nhưng chưa phải là Đại Từ Bi tự-tha vô ngại, nên vẫn âm thầm chấp trước mong cầu hữu-biên… Và mấy điểm Bát Nhã, Đại Bi cùng Vô Sở cầu hạnh chính là những cánh chim bay tuyệt vời, khiến giáo lý của chư Thế-Tôn thắng vượt lên trên những giáo lý khác. Nên người Phật-tử đừng quên điều đó.

Cũng cần ghi ngay rằng: về Pháp-môn mở luồng hỏa-hầu này, không phải chỉ riêng Mật Thừa Phật Giáo là có, mà nhiều truyền-thống thần bí của các giáo lý lớn đều có triển khai… Tỷ dụ như Mật Thừa Ấn Độ Giáo thì có Kundalini Yoga, Thần Tiên Phái trong Lão-giáo cũng có những phương thức hơi tương tự (nay đã khá thất truyền) để tu luyện khiến cho ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh, vào được Tàng Thức và kết thành một thứ Thánh-thai có thể bay đi bay lại tự tại của các vị trong Tiên-đạo. Hoặc xưa kia, trong truyền thống cổ Do Thái của kinh Cựu-Ước, đã có những nhân vật tiên tri như Moise, từng khai mở được con rắn lửa, tức luồng hỏa hầu tam muội và đắc ít nhiều thần thông…

Và mở luồng hỏa hầu tam muội tức là lọt được vào Tàng Thức Sơ Năng Biến, vào biển quang minh hư-vô vi tế của thức biến.

Song hầu hết những truyền thống ấy mới chỉ vào được tới đó thôi… Vì không có giáo lý Bát Nhã Tánh Không rốt ráo, không hiểu Như- Huyễn cùng Duy Tâm Sở Hiện, vì không biết khởi Đại Bi Tâm đến cùng cực để nhập trọn vẹn Pháp Giới, nên các vị tu sĩ ấy thường khởi ma-ý, dừng chân tại đó, không thể tiến xa hơn nữa để trôi vào biển Diệu Giác Vô Sở Đắc…

a. VỀ NHỮNG BÌNH DIỆN THỰC TẠI, NHỮNG LUÂN XA, NHỮNG ĐƯỜNG KINH MẠCH VI DIỆU, CÙNG NHỮNG SANH TỬ HUYỀN MÔN TRONG TIỂU VŨ TRỤ TỨC THÂN TÂM CON NGƯỜI:

Nền Mật Thừa Phật Giáo, cũng như nhiều truyền thống thần bí khác, đều được xây dựng trên cơ sở một nền khoa học huyền-bí về Pháp Giới tức Đại-vũ-trụ (macrocosme) và về thân-tâm con người hay chúng sanh, thường được gọi là Tiểu-vũ-trụ, tức Microcosme.

Tức là về những bình diện thực tại (plans de réalité), về cái guồng-trục của sự sống tức núi tiểu-tu- di, về những luân-xa (chakras hay channel-wheels) rải rác trên guồng-trục ấy, về những đường kinh-mạch vi- diệu và tịnh sắc (matière subtile) của tiểu-vũ-trụ… cũng như luồng khí-lực (souffles vitaux) thường đi qua lại trong các thứ đó, và làm huyễn-hiện nên sức sống của thân căn và tâm linh.

Cái vòng-vãng-lai-qua-lại của những luồng khí- lực ấy thường được gọi là tiểu-chu-thiên (lepetit cycle), nó thường sinh hoạt theo cái nhịp-điệu bồng bềnh của nó, lúc đóng lúc mở. Nó là một vòng tuần-hoàn của các bình diện tinh-lực (Circuit energetique) từ thô kệch đến tế-vi… Neu người tu hành biết giữ gìn vòng đó an toàn, không mất mát, không rỉ lậu, và ngày càng tăng trưởng, thì kẻ ấy lần lần ngày càng đi sâu vào những bình-diện tinh-lực vi-tế, sẽ đạt được một thứ trường-sanh bất tử nào đó và đắc những thần-thông khác người. Trái lại, kẻ thế-nhân mờ mịt không biết tu hành, thường trôi lăn theo ngoại vật, chỉ chạy theo nắm bắt những tinh-lực thô kệch không bao giờ nghĩ đến việc thăng hoa chúng, nên lần lần vòng tuần hoàn tinh-lực ấy bắt buộc phải mất mát, rỉ lậu, rồi sụp xuống trong những cơn khổ-lụy lão-bệnh-tử.

Khoa học ngày nay, tuy đã tiến mạnh và xa, nhưng vẫn còn luẩn quẩn trong vòng những dữ-kiện thô kệch của sắc-ấm, chỉ mới làm phát hiện nổi một số tinh- lực thấp kém lân cận với sắc-ấm,… nên dĩ nhiên chưa thể hiểu nhiều về cái vòng-vãng-lai-qua-lại của những tinh-lực tế vi hơn như hơi thở (soụffle hay prana), như gió, lửa… hư không (ether) và thức-tâm sơ năng biến. Tức là những tinh lực vi diệu của Thọ-ấm, Tưởng-ấm, Hành-ấm và Thức-ấm.

Thực ra thì tất cả mọi thứ trong thế gian này đều là tinh-lực và đều là thức-biến cả, chỉ khác nhau ở mức độ thô hay tế, nhiều hay ít tự-tại-lực mà thôi… Hành- ấm, Tưởng-ấm, Thọ-ấm cũng đều là Thức-biến, nhưng đã chuyển hiện xuống những mức độ ngày càng thô kệch và kém tự-tại-lực. Còn sắc-ấm thì cũng là thức- biến, nhưng ở vào cực-độ của lịch trình phổ vào những lớp lưu-ngại thô kệch.

Và tất cả công phu tu hành chỉ là thăng-hoa những tinh-lực thô-kệch này ngày càng trở thành vi- tế… để lọt được vào Tàng Thức Sơ Năng Biến rất hư- vô-vi-tế, rồi nhập vào nguồn Tâm mà thôi. Vì ngoài nguồn Tâm ấy, thì bổn-lai chẳng có một vật…

Vậy thì tất cả pháp giới này, dù là Đại-vũ-trụ hay Tiểu-vũ-trụ, dù là Đại-chu-thiên hay Tiểu-chu- thiên , cũng chỉ là những bình-diện tinh-lực thô hay tế, trong cái trường-lực mênh mang của thức-tâm chuyển- hiện.

Neu chúng ta hay một loài chúng sanh nào, do những hành-nghiệp từ vô thủy cũng như do sự chú tâm trong kiếp này, chỉ biết trụ-tâm mình ở bình diện sắc-ấm thô kệch và ưu thích những cái đó… thì lẽ dĩ nhiên sự xoay vần miễn viễn của những cơn-lốc quang minh của các vọng tưởng kiên cố ấy, đến kiếp này, phải kết tụ lại thành thân-căn máu mủ này, với những phù-trần- căn thô kệch của nó. Ở bên trong những phù-trần-căn này, tất nhiên cũng có tịnh-sắc-căn cùng tâm linh nữa, song mấy thứ đó, chúng ta chưa thể biết được, vì ta thường chỉ thích chú tâm vào sắc-ấm thô kệch thôi… Đã có những căn thô phù như vậy, thì do luật tắc tương- ứng, cái Tướng-phần trong Tàng-thức chúng ta bắt buộc phải ảnh-hiện nên những cảnh-giới bên ngoài để các căn có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy. Và đó là những Trần-cảnh thô kệch, ít sáng láng, nhiều khi tối tăm mờ đục, bụi bặm, gồ ghề hiểm trở, có vẻ như ù-lỳ cố định lưu ngại và khó lay chuyển. Và chúng ta chỉ có thể nhìn thấy như vậy thôi, không thể nhìn thấy những cảnh giới vi-diệu hon như núi Tu Di, các tầng trời hoặc Chư Thiên v.v… Là vì tâm-thức ta còn nặng trĩu tham-dục thô kệch, làm sao tương-ưng với hào quang của những cảnh giới ấy được!?… Ngoài ra, thân này là máu mủ, tạo nên bởi tinh-khí cùng dâm- thủy, nên phân thành nam-nữ, có dương-căn và âm- căn. Và hầu hết mọi người, do hành nghiệp suy động, đều nghĩ rằng có lẽ khoái-lạc lớn nhất ở đời chỉ có thể là sự giao-họp nam-nữ, và ngoài ra, khó có thể có một sự Diệu-hỷ hay Diệu-lạc nào khác… Đã nghĩ như vậy rồi, thì chỉ cỏn một cách là lao đầu vào, khó thể nghĩ rằng chính cái đó có thể thăng hoa thành một thứ Diệu- lạc. Và mỗi khi giao hợp, thì tuy có gặt hái được một khoái lạc phù du, song những giọt tinh-khí dâm-thủy lại bắt buộc phải noi theo con-đường-đi-xuống, và thoát ra khỏi theo lỗ hổng của dương-căn hay âm-căn. Tức là gì? Tức là những giọt-tinh-lực kỳ dị đã lọt ra khỏi vòng tuần-hoàn tiểu-chu-thiên của thân-tâm, và đó là một rỉ-lậu mất mát lớn lao. Khiến cho vòng-tinh- lực tuần hoàn lần lần bắt buộc phải tan rã sụp đổ…

Nên lối tu tập của Mật Thừa, lúc khởi đầu, chính là nhằm vào điểm then chốt này. Để thăng hoa nó.

Nay nếu người tu, do công phu tu hành của kiếp này hoặc do những túc duyên sanh-đắc-thông rơi rớt từ những kiếp trước, mà vượt nổi cái màn-sương-mù thô kệch của sắc-ấm, thì người đó sẽ bước vào một bình- diện vi-diệu hơn gọi là màn-sương-mù của thọ-ấm… Ngoại đạo thường gọi cái này là thứ body, tức là astral body (hình hài của thế-phách), tức là một hình hài của các cảm-thọ cảm-giác. Trong các kinh nhà Phật, nhất là kinh Lăng Nghiêm, thì tránh không muốn dùng chữ body hay hình hài mà chỉ gọi nó là một ấm, một aggregat, một màn-sương-mù-vọng-tưởng hư-minh, và chính màn sương mù này đã làm lóe lên các thứ huyễn-tướng cảm thọ lệch lạc, mà nhà Phật gọi là Kiến- trược.

Tại sao nhà Phật chỉ gọi như vậy, mà không muốn gọi là bodyl

Là vì để tránh cho người tu sự khởi-niệm chấp chước, cũng như để luôn nhắc rằng tất cả những gì phát-hiện (manifesre) đều chỉ là huyễn-mộng, rốt ráo vắng lặng không-tịch… các chúng sanh vốn đã có kiến- chấp rất nặng nề về thân-căn thô kệch này rồi, nay vừa bước lên được một bước, lại vội chui đầu vào một kiến chấp khác, chấp vào cái hình-hài của cảm-thọ. Đã chấp có hình-hài, thì lại khởi tâm chấp có ngã, rồi đủ các thứ ngã-sở, tức là chấp monde astral là có thật, rồi lan man triền-miên trong đó, quên mất lẽ huyễn-mộng, thì đến bao giờ mới ngoi đầu ra được… Cho nên, người tu Mật Thừa Phật Giáo, dù là quán chiếu nhữnglLuân-xa cùng kinh mạch của màn-sương-mù-thọ-ấm, không bao giờ được phép quên lý Như Huyễn, Bát Nhã Tánh Không cùng Đại Bi Tâm. Vì nếu quên, thì rớt vào ngoại đạo rồi, còn gì mà bay bổng tuyệt vời nữa? Còn gì mà có thể đạt quảng-đại-tự-tại-lực, cùng hóa-thân vô lượng để nhập trọn vẹn Pháp Giới?!…

Bước vào bình diện vi-diệu hơn của màn-sương- mù-Thọ-ấm rồi, thì dĩ nhiên Căn cũng khác, và Cảnh cũng khác. Ở đây, không còn là những Phù-trần-căn có hình tướng rõ rệt và thô kệch như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và hệ thống thần-kinh-hệ bằng gân bằng thịt nữa. Mà là những Tịnh-sắc-căn, gồm những luân-xa, những đường kinh mạch vi-diệu… được kết tập nên bằng quang minh của những vọng tưởng hư-minh, nên có hình tướng linh động kỳ ảo hơn, và nhiều tự-tại-lực hơn. Các luân-xa đều có hình tướng giống như những vệt-nước-xoáy, những cơn-lốc quang minh, những chiếc bánh xe xoay tròn miên viễn, những bông-hoa- hào-quang có nhiều hay ít cánh và xoay-tít không ngừng nghỉ. Còn các kinh mạch (Nadis) thường giống như những ống-thủy-tinh dài đầy hào quang, có màu sắc khác biệt, và rỗng ruột, hoặc chạy dài theo dọc xương-sống, hoặc vòng vèo ôm tròn lấy xương sống như hình những con-rắn uốn-khúc vậy.

Nhưng tuy các Căn có khác biệt giữa bình diện sắc-ấm cùng Thọ-ấm, song giữa 2 bình diện ấy vẫn có sự tương-ứng mật thiết (correspondance étroite).

Các căn ở Thọ-ấm đã khác biệt, thì dĩ nhiên các cảnh-giới phát hiện cũng khác biệt… Tỷ dụ như người tu, khi sử dụng được 1, 2 tịnh sắc căn ấy, thì có thể mở được ít nhiều thiên-nhãn, nhìn thấy núi Tu Di, thấy vài tầng trời thấp, một số Chư Thiên hay chúng sanh ở trung-giới, hoặc có thể thấy vi-trần, hoặc thoáng thấy một vài nẻo luân hồi V.. .V… Ở bình diện Thọ-ấm này, cũng tương tự như con dao sắc 2 lưỡi, vì đây là bình diện của sự lóe lên những cảm-thọ mãnh liệt. Nơi đây, những niềm hỷ-lạc rất bồng bột mãnh liệt, song những nỗi sợ hãi kinh hoàng cũng ghê gớm hơn nhiều so với bình diện sắc-ấm. Cơ hội thăng tiến rất mạnh, song những cơ hội sa-đọa trở thành tham dục vô độ cũng dễ có, như trong kinh Lăng Nghiêm đã nói rõ nơi đoạn ma-chướng của Thọ-ấm… Màn-sương-mù này tương tự như một biển lớn, sóng gió rất mạnh và thay đổi mau lẹ, nên cần vững tay chèo, và phải có thầy giỏi. Người tu Mật Thừa, là người muốn đột nhập mau lẹ vào biển Thọ-ấm này, nên nếu không có thầy giỏi, nếu quên Như Huyễn cùng Bát Nhã Đại Bi, thì dễ trở thành một thứ mồi làm trò hý-lộng cho các thứ ma-chướng… Cho nên, nếu không có thầy giỏi cùng căn cơ cao độ, chớ nên phiêu lưu vào miền này, cứ nên theo lối từ tốn của Hiển Giáo mà đi, vì trước sau cũng đến nơi và an-toàn hơn nhiều.

Về các luân-xa cùng kinh mạch vi-diệu, mấy trang sau đây sẽ nói kỹ hơn… Nay chỉ cần nói ngay rằng: khi hành giả đã bước vào màn-sương-mù thọ-ấm, các luân-xa cùng kinh mạch thường phát-hiện đầy đủ hình tướng, và tùy theo sức quán chiếu, sẽ nhìn thấy lờ mờ hay rõ rệt linh động. Luân-xa cùng kinh mạch đều phát-hiện dọc theo xương-sống, tức là dọc theo guồng- trục (Axe) của tiểu-chu-thiên tức thân tâm chúng sanh, và guồng trục này chạy dài từ nơi Đảnh-đầu xuống thẳng nơi lỗ hổng cuối cùng của dương-căn hay âm- căn.

Song các luân-xa không phải cùng một loại. Có những cái tương đối thô kệch, và có những cái vi-diệu hơn. Dọc theo guồng-trục song hành với xương-sống, càng lên cao bao nhiêu thì luân-xa càng vi-diệu bấy nhiêu… Mấy luân-xa ở phía bụng dưới tương đối thô kệch, nên thường được dệt nên bởi những luồng hào quang hư-minh còn thấp kém, và chi phối những tinh lực thấp kém của tiểu-chu-thiên. Lên lần lần tới các luân-xa ở dưới rốn, rồi ở ngực, ở cổ họng, ở bạch hào, rồi ở đảnh đầu… thì lần lần luân-xa mỗi lúc trở thành vi-diệu hơn, dệt bằng những luồng hào quang vi diệu, và chi phối những luồng tinh-lực vi diệu hơn của tiểu- chu-thiên… Do đó, nên người hành giả, với sự quán chiếu những luân-xa cùng các chủng-tự độc đáo của mỗi luân-xa, ngày càng đi sâu vào những bình-diện thực tại mỗi lúc mỗi cao, đi vào màn-sương-mù của Thọ-ấm, rồi vào Tưởng-ấm, vào Hành-ấm, rồi vào thức-ấm sơ năng biến. Như thế, luồng hỏa-hầu tam muội ngày càng mở rộng và sâu, các cơn định đạt được cũng rộng và sâu hơn, và các thần-thông cùng cảnh giới cũng phát hiện khác biệt, bao là và kỳ diệu hơn…

Nay cần nói rõ hơn về cái guồng-trục (Axe) huyền ảo của tiểu-chu-thiên, và các luân-xa, về những kinh mạch vi diệu cùng những sanh-tử huyền môn trong tiểu-chu-thiên.

Các truyền thống Mật-thừa đều được xây dựng trên nguyên lý Tương-ứng: tương-ứng giữa các bình diện thực tại cũng như tương-ứng mật thiết giữa đại- chu-thiên và tiểu-chu-thiên. Và một câu châm-ngôn của truyền-thống Mật Thừa là: “Ở Trên như the nào, thì ở Dưới cũng thế” (As above, as below).

Ở bình diện sắc-ấm thô kệch, thì chúng sanh hay con người thọ lãnh được cái sắc-thân máu mủ lầy nhầy, do thai sanh mà ra. Guồng trục của thân-căn này tức là xương-sống gồm 33 đốt xương cùng bộ đầu, chạy dài từ cuối đốt xương cụt lên tới đảnh đầu. Gồm một bộ não thần kinh trung tâm ở trong đầu, nối dài bởi 2 hệ-thống thần kinh sympathique va parasympathique chằng chịt ôm sát lấy xương-sống như 2 con rắn-uốn- khúc. Một hệ thống thần kinh có khuynh hướng đi-ra, ly-tâm, để truyền những mệnh lệnh của bộ não trung tâm ra những đường thần-kinh ở chân tay cùng thân thể. Và một hệ thống có chiều hướng đi-vô, hướng-tâm, để chuyển vào trung tâm não bộ tất cả những cảm giác cảm thọ tiếp nhận bởi các phù-trần-căn cùng thân thể. Hệ thống này cũng tự-động điều hành sự sinh hoạt của các tạng phủ trong cơ thể con người… Hệ thống guồng trục thần kinh hệ, cũng như mọi thứ khác, đều là do sự kết-tụ của những luồng lực hành-nghiệp xoay vần miên viễn từ vô thủy, rồi đến kiếp này, ta vẫn tiếp tục trụ tâm vào đó, và sinh hoạt theo nhịp điệu bồng bềnh của nó, chẳng mấy ai vượt ra khỏi. Và nhịp điệu của nó vẫn là nhị-biên đối đãi, vẫn là hướng-tâm và ly-tâm, và là có trong có ngoài, có đây có kia, có ta có người… Nên chúng ta khó tránh nổi phiền não, khó tránh trôi-lăn lưu chuyển, khó định được thân tâm để vào tam muội.

Khi vào đến màn-sương-mù của Thọ-ấm, thì trên đại thể, vị-trí của guồng-trục tiểu-chu-thiên vẫn là ở chỗ đó, vẫn đi theo dọc xương-sống đi lên đảnh đầu. Song những guồng kinh mạch không còn là những đường thần-kinh máu thịt nữa, mà dệt bằng những lớp hào quang vi tế hơn, vô hình tướng hơn, kỳ ảo hơn, và nhiều tự-tại-lực hơn… Theo kinh sách Mật Thừa, những kinh mạch này rất nhiều, tỏa ra khắp châu-thân. Nhưng tựu trung, chỉ có 3 đường kinh mạch chính, mà người tu lúc đầu cần tập trung sức quán chiếu vào đó: luồng kinh mạch chạy dọc theo bên trái của xương- sống và gọi là : IDA, luồng kinh mạch chạy dọc bên phải xương-sống là: PINGALA, và giữa 2 cái đó là luồng kinh mạch trung-ương đi qua giữa xương-sống, tương tự như cây trúc rỗng ruột, và gọi là SUSHUMA… Tiếng Tây Tạng gọi là IdaPingala la JunmaRoma.

Kinh mạch Ida có thể gọi là Âm-mạch, và được tượng trưng bởi mặt-trăng cùng ánh sáng của mặt- trăng. Nó có chiều hướng muốn ly-ngoại và hướng- tâm, muốn thúc-liễm và luồng-lực của nó là muốn thúc đẩy con người xa lìa những lóp thể chất thô kệch bên ngoài, để đi vào, trở về nơi Không Hải của tâm thức nơi Tánh Không của Bát Nhã… Nó khởi đầu từ lỗ mũi bên trái, đi lên bạch-hào, lên đảnh đầu, xuống xương- sống, xuống tới cuối xương-cụt, vòng vèo cái khúc nữa, rồi xuống tới đầu lỗ hổng của dương-căn hay âm-căn… Vậy thì, khi người hành giả, lấy ngón tay che lỗ mũi phải, rồi hít một hơi dài qua lỗ mũi trái, thì người đó đã hít một luồng ánh-trăng cùng mặt-trăng vào tiểu-chu- thiên của mình, hít một luồng âm-lực có sức thúc-liễm, sức hướng-tâm để đi về Không Hải, tức là một luồng lực Bát Nhã.

Kinh mạch Pingala có thể gọi là Dương-mạch, được tượng-trưng bởi mặt-trời cùng ánh sáng của mặt- trời. Nó có chiều hướng muốn ly-tâm, muốn hướng- ngoại, muốn hiện-tướng, muốn phát-hiện, và luồng-lực của nó là muốn thúc đẩy con người đi sâu vào những lớp thể chất thô-kệch lưu ngại, làm huyễn-hiện đủ các sắc-tướng. Để làm gì? Là để thỏa mãn chiều hướng muốn nhập Pháp Giới trọn vẹn, muốn thành tựu Đại- bi-tâm độ sanh. Cũng như ánh sáng mặt-trời làm tăng trưởng muôn vật, khiến hoa cỏ nở bừng và thân chúng sanh cũng cao lớn thêm… Cho nên, khi người hành giả, lấy ngón tay che mũi trái, hít một hơi dài qua lỗ mũi phải, thì người đó đã hít mặt-trời vào tiểu-chu-thiên của mình, hít một luồng dương-lực, có sức làm phát-hiện các hình tướng, tức là một luồng Đại Bi Tâm-bình- đẳng… Kinh mạch Pingala này cũng khởi đầu từ lỗ mũi phải, lên bạch-hào rồi đảnh đầu, xuống xương- sống, vỏng vèo ôm chặt xương-sống như con rắn-uốn- khúc, xuống xương-cụt, vòng vèo vài khúc nữa, rồi xuống đến lỗ hổng của dương-căn hay âm-căn.

Do đó, nên trong chữ ÚM viết theo Phạn- w văn, ở trên đâu là hình mặt trời tròn, và ngay ở dưới là hình mặt-trăng lưỡi liềm bán nguyệt.

Trên đầu chữ HỒNG cũng vậy, là hình mặt trời tròn, và ngay dưới là hình mặt trăng lưỡi liềm bán nguyệt.

Khi tu tập quán chiếu, kẻ hành giả cần quán chiếu kinh mạch Ida như một ống thủy tinh rỗng ruột, tỏa hào quang màu trắng, và kinh mạch Pingala như một ống thủy tinh tỏa hào quang màu đỏ.

Kinh mạch thứ ba gọi là SUSHUMA, là quan hệ hơn cả… Nó là kinh mạch trung tâm (Central channel), là cây trúc rỗng ruột, là guồng-trục của tiểu-chu-thiên tương tự như núi Tu Di là guồng-trục của một tiểu-thế- giới bên ngoài, là con đường sạn-đạo của kẻ tu tập để đi vào những sanh-tử huyền môn, là con đường vi-tế của tam muội để đi vào những bình diện thực tại cao sâu, đi vào tưởng-ấm, hành-ấm, để bước vào nơi Không Hải của Thức-ấm sơ năng biến… Và trong bộ Đạo Đức Kinh Ngài Lão Tử đã gọi nó là Cốc-thần tức là cái hang thần.

Nó khởi đầu từ nơi bạch-hào giữa 2 chặng mày, lên tới đảnh đầu, rồi xuống xương-sống, chạy dọc theo xương-sống và qua xuơng-sống, xuống đến tận cùng là phía dưới rốn, cách phía dưới rốn chừng hơn một ngón tay, tức là nơi mà các đạo-sĩ Trung Hoa thường gọi là huyệt khí-hải.

Màu hào quang của nó là xanh-lơ.

Nó tượng trưng và là sự hiện-tướng của lĩnh vực Bất-nhỊ, tượng trưng cho tam-muội, cho sự hòa-họp giữa ánh sáng mặt nhật-nguyệt tịnh-minh (cũng tương tự như ở các cõi tịnh-độ, thì không còn mặt trời, mặt trăng chiếu sáng nữa, mà thuần là hào quang phát ra từ thân các bậc thượng-thiện-nhân cũng như từ các thân chúng sanh), cho sự lìa bỏ mọi tâm-niệm hữu- biên, chỉ còn những tâm-niệm vô-niệm và bất-nhị, không còn trong-ngoài, đây-kia, ta và phi-ta nữa.

Nói tóm lại, thì trong tiểu-chu-thiên của những kẻ thế-nhân như chúng ta, các luồng hơi thở cùng khí- lực, hoặc các thứ tinh-lực vi-diệu hơn (vì hơi thở chỉ là hình thái thô-kệch nhất của tâm-lực, vì nó ở nơi ranh giới giữa tâm-vật, và khi nào tâm-lực cao độ, thì hơi thở có the bặt đi… như trong trạng thái của đệ-tứ- thiền), chỉ thường qua-lại-vãng-lai nơi Ida cùng Pingala mà thôi, rồi tỏa vào các kinh mạch vi-ti để tỏa khắp châu-thân. Chứ chưa có thể NHẬP VÀO SUSHUMA được.

Bởi thế nên tâm thức chúng ta thường là thô kệch, tán loạn, đứt-nối không chừng, những làn-sóng phát ra thường nặng nề mờ đục, và đều là những tâm- tưởng nhị-biên đối đãi (conceptual thoughts), tức là có đây có kia, có trong có ngoài, có ta có phi-ta, có chủ có khách, có cái này cái nọ, có thiện-ác, cấu-tịnh, yêu-ghét v.v… Nên nhiều lắm thì chỉ có chú-tâm thôi, khó định-tâm và không vào tam muội được.

Nhưng nếu do công phu tu tập quán chiếu, cũng như sức gia trì của thầy-tổ cùng các bậc đại thần linh, người hành giả có thể đưa những luồng khí-lực cùng tâm-lực đột nhập vào con đường sạn-đạo Sushuma, thì luồng hỏa-hầu tam muội sẽ lần lần khai mở. Những tâm-tưởng nhị-biên lần lần rơi rớt lả tả, dòng tâm-lực sẽ đứng lặng và phát sáng… Và trong đường sạn đạo, càng lên cao bao nhiêu, lại càng có những cơn định sâu bấy nhiêu. Sẽ lần lần đi vào Tứ-thiền, rồi Tứ-không- định, rồi khi luồng hỏa-hầu lên tới đảnh đầu, thì có thể nhập diệt-tận-định, lọt vào nơi không-hải chói sáng của Tàng Thức Sơ Năng Biến. Gột sạch được phiền não chướng, tức là vượt sanh-tử huyền môn và phần-đoạn sanh tử. Là thành tựu Không quán và Tánh Không Bát Nhã… Lúc đó, lại phải hùng khởi Đại Bi Tâm, khởi Giả-quán cùng Trung-quán, để nhập Pháp Giới độ sanh, tiêu dung nốt những tạp-khí mạng-trược cùng biến-dịch sanh tử vi tế… thì mới trôi vào biển Diệu Giác vô sở đắc và thành tựu Phật-quả.

Tóm lại, buớc khởi đầu và quan hệ của người tu Mật Thừa chỉ là như vậy, là mở con đường sạn-đạo đó, và đưa những luồng khí-lực cùng tâm-lực đột nhập vào noi ấy… Như vậy, kết quả sẽ mau lẹ thẳng tắt.

Cũng cần ghi ngay rằng: người tu Hiển Giáo trước sau cũng đi vào con đường sạn-đạo ấy như người tu Mật Thừa. Tỷ dụ như lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, hoặc ngồi thiền quán hơi thở cùng quán tâm theo lối thường, hoặc quán không, hoặc quán Từ Bi, quán Như Huyễn…, tới khi hành trì thuần thục và khá cao độ, thì lần lần, những tâm-tưởng có chiều hướng nhị-biên cũng tự rơi rớt, các luồng khí-lực cùng tâm- lực sẽ tương túc, đứng lặng và phát sáng, sẽ tự đi vào con đường sạn-đạo ấy, tuy người hành giả không biết gì mấy nỗi về sự vận hành của những kinh mạch vi diệu ấy… Và hành giả cũng sẽ đạt Tứ-thiền, Tứ-không- định, và vào Không- Hải… Có điều là kết quả sẽ chậm chạp lâu lắc hơn người tu Mật Thừa.

Nhưng trái lại, an toàn hơn, đỡ hiểm nguy. Vì người tu Mật Thừa, một khi đã gắng công nhóm cháy luồng hỏa-hầu lên rồi, lại không khéo nhiếp-tâm để dẫn nó vào sạn-đạo và đi lên… thì nó sẽ chạy xuống phía dưới, gây thành những biến chứng cực kỳ nguy hại: tham dục không bờ bến, hoặc điên cuồng, làm mồi cho các thứ quỷ cướp đoạt tinh-khí, hoặc trọng bệnh, hoặc chết… khiến trong nhiều kiếp, giới-thân huệ mạng chưa thể phục hồi được.

Trong kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo, nới đoạn Sáng-thế-ký (Genese), có ghi đại lược như vầy: “Ở nơi vườn Địa Đàng (Jardin d’Eden) của Thượng- đe, 2 cẩy dị-thảo: một là cây của Sự Song (T.ree of life) và thứ 2 là cây của Tri-giác (Tree of Knovdedge). Neu ai ăn trái cây của Sự Song, thì sẽ được sự Song đời đời. Còn như nếu ăn trái vừa ngọt vừa đắng của cây Tri- giác, thì bị nhiễm tội to-tông-truyền… ” Và hình như Thiên Chúa có cấm A-dong và E-va không được ăn trái cây tri-giác.

Như thế nghĩa là thế nào?

Lời dạy này là một ngụ-từ của thần-bí-học (allegorie hermetique)… Vườn Địa Đàng chẳng phải là nơi chốn xa lạ, mà chính là thân-tâm tiểu-chu-thiên của con người, chính là thân ngũ-ấm này. Cây của sự Sống chính là con đường sạn đạo Sushuma, tuy nhỏ bé chật hẹp nhưng chứa đựng những chân trời mênh mang, và những ai biết nhiếp tâm và dụng công đi vào đường đó, thì sẽ xa lìa những tâm tưởng tán loạn để đi vào sự nhất tâm của lòng tin lớn, xa lìa những tâm tưởng nhị-biên và khổ-lụy của phân-biệt-trí, đi vào định, vào tam-muội, đi vào sự giao hợp hài hòa với những luồng tinh lực uyên-nguyên của vũ-trụ, tức là đi vào nguồn sống bất sanh bất diệt… Còn những ai mê muội, lại hay ưa thích những mùi vị ngọt-đắng chập chờn của phân-biệt-trí và của vọng tình yêu-ghét, thì bắt buộc phải đi xuống và trôi-lăn lưu chuyển, nên gọi là phạm tội tổ-tông-truyền. Tức là rớt vào thế giới sai biệt nhị-biên đối đãi, vào những hình trạng phân hóa lưỡng-cực, với tất cả những vọng tưởng vọng tình, nên thấy rằng có đây có kia, có cái này cái nọ, có trong có ngoài, có ta và phi-ta, có bóng dáng này đẹp đẽ và bóng dáng kia xấu xí, có nam có nữ… có những niềm khoái lạc phù-du cùng khổ lụy triền miên… Và trái cây tri giác này chính là nhịp điệu sinh hoat bềnh bồng từ vô thủy của 2 luồng kinh mạch IdaPingala.

Trong mảnh vườn tâm-thức hoang-sơ ấy, A- dong và E-va còn đang ngẩn ngơ không biết lựa chọn trái cây nào, thì con Rắn xuất hiện… Trong thần thoại Do Thái cũng như Ân Độ, rắn cũng là loài Rồng mà cũng vừa là rắn, vì nó chính là tâm-thức quay cuồng miên viễn của người. Khi nó tung mình bay bổng trên không trung và hiện những thần biến chập chùng, thì nó là Rồng, không gì sánh kịp. Nhưng khi nó rớt xuống đất bùn, len lỏi theo những đường khúc-khuỷu tối tăm nơi lòng đất, thì nó là rắn. Nên nó vừa tượng trưng cho Huệ Tâm cao siêu tuyệt vời của những cơn thiền định tam muội, lại vừa tượng trưng cho cái quỷ-quái tinh ma của tâm thức khi nó lắt lay trôi lăn lưu chuyển.

Ở đây, nó là rắn, tượng trưng cho sức quái quắt tinh ma của hành nghiệp chứa chất từ vô thủy trong Tàng Thức. Lúc đó, nó hiện hành nổi lên, và vì biết người nữ thường si-mê tham đắm tối tăm hon người nam, nên rắn nhủ thầm vào tai E-va rằng: “Trái cây tri giác kia mọng đỏ, và nhiều mùi vị lạ lắm, có nếm vào mới biết… Còn trái cẩy sự Song kia, thì nó vốn lầ thứ trái cây vô-tướng, chẳng thấy hình dung rõ rệt, thì chắc mùi vị chỉ có thể là nhạt phèo… Cứ việc ăn trái kia, là nhà ngươi sẽ hết sự sợ hãi và có nhiều quyền năng, chẳng kém gì Thiên Chúa vậy… ”

Nên người nữ nhẹ dạ đã ăn, rồi rủ A-dong cùng ăn… Ăn vừa khỏi miệng, thì tất cả vọng tưởng vọng tình rào rạt nổi lên, thấy vũ trụ này có thật và cố định, thấy thân-căn của mình là có thật vì nó tưong tự như cây đàn đem lại niềm khoái lạc… và lạ lùng hơn cả, thấy thân-căn của mình khác với người kia, thấy mình là người nữ và kẻ kia là người nam, và giữa 2 mảnh hình hài phân thành lưỡng cực có một sức thu hút ghê gớm muốn-nhập-một, tương tự như một niềm nuối-tiếc khởi lên từ thuở nào… Thấy vậy rồi, bèn thấy mình trần truồng, nên e thẹn lấy một chiếc lá che phía bụng dưới và lẩn trốn trong bụi cây… Và E-va không hề nhớ rằng thân căn của mình trước kia vốn là một với A-dong (androgỵne) và thoát thai từ một chiếc xương-sườn của A-dong mà ra.

Như thế, E-va cùng A-dong đã rớt xuống đến tận cùng của vực-thẳm trong diễn trình đi xuống sâu vào những lớp thể chất lưu ngại. Xuống đến mức thang cuối cùng của sự si-mê say đắm trong khoái lạc thể chất… Vì niềm khoái-lạc giao hợp thể chất chính là cực-độ-sa-lầy (pole inverse) của trạng-thái- diệu-hỷ- lạc (bliss) của người tu hành trong những cơn định thăng hoa của tâm thức…

Do đó, kinh Cựu Ước nói rằng A-dong và E-va phạm tội tổ-tông-truyền… Và theo Cựu Ước, nhiều nhà tiên tri như Moi-se chẳng hạn, đã làm ngược lại, ăn trái cây của Sự sống, đi vào đường sạn-đạo và mở luồng hỏa-hầu tam muội. Thăng hoa luồng tinh lực tổ-tông- truyền (tức là những hành-nghiệp tích lũy từ thuở nào của tham-dục) để đi lên, trở về những bình diện vi-tế uyên nguyên…

Nay nói đến các luân-xa tức Chakras

Các luân-xa xuất hiện theo dọc những kinh- mạch nói trên, và tương tự như những trạm biến-hiện tinh lực (postes de transformation energetique), những nút-xoáy chuyển biến, nút-xoáy tiếp-hiện giữa các bình diện tâm lực của tiểu-chu-thiên và đại-chu-thiên.

Nên chúng xuất hiện như những cơn-lốc quang minh xoay tròn, những chiếc bánh xe xoay tròn không ngừng nghỉ, hoặc những bông hoa có 2 cánh, hay 8 cánh, hay 16 cánh, hay 64… hoặc 1000 cánh, và xoay tròn không ngừng nghỉ.

Bắt đầu là luân-xa ở dưới thấp nhất, mà tiếng Phạn gọi là Muladhara chakra… Nó nằm ở nơi giữa bộ phận sinh dục và hậu môn của người, trên một nút tiếp giáp giữa kinh mạch IdaPingala. Nó tượng trưng cho cái bình diện thấp kém nhất của tiểu-chu- thiên trong lịch trình đi xuống, sâu vào những thể chất lưu ngại. Đối chiếu với thuyết 7 đại của nhà Phật, nó tương xứng với ĐỊA-ĐẠI… Nó chi phối sự vận hành của những luồng tinh-lực thô kệch đi sâu vào lưu ngại, tỷ dụ như sự tạo dựng thành phần rắn chắc nhất trong cơ-thể như xương, răng, móng tay chân, cũng như những luồng tinh lực đi xuống như sự bài-tiết thành phân và nước tiểu, hoặc sự tô-luyện kết tụ thành tinh- khí cùng dâm-thủy để đi xuống và thối thoát ra ngoài do dương-căn và âm-căn trong những cơn giao-hợp nam-nữ.

Lên trên một chút nữa, ở mức độ bọng đái, và cũng ở một nút tiếp-giáp giữa IdaPingala, là một luân-xa thứ 2 mà tiếng Phạn gọi là Swadhisthana chakra… So với 7 đại, nó tương xứng với THỦY- ĐẠI. Nó cũng chi phối sự vận hành của những luồng tinh-lực thô kệch trong tiểu-chu-thiên, và công dụng của nó là làm mềm, làm thuần thục những tinh lực địa- đại, tỷ dụ như sự bài tiết ra các thứ nước của hạch-tuyến trong co thể…, như nước bọt, các thứ hạch-thủy hormones, nước tiểu, cùng dâm-thủy và tinh-khí.

Hai luân xa trên đây là những nút xoáy hào quang thấp kém nhất. Chúng xoay-tròn với một tốc-độ kinh khủng, nhưng so với các luân-xa ở trên, thì hào quang của chúng còn rất chậm chạp nặng nề.

Hai luân-xa này cũng chính là 2 trái cam của vườn địa-đàng của kinh Cựu Ước, mà A-dong và E-va đã ăn phải, rồi truyền lại cho chúng ta. Chúng có thể làm phụt lên một sự khoái lạc phù-du, tiếp theo bằng khổ-lụy triền miên khiến trôi lăn lưu chuyển… Chúng cũng là cái bẫy của Ma Vưcmg, để chiêu dụ chúng sanh thành ma-dân và ma nữ… Chúng cũng đều ở phía dưới kinh mạch Sushuma, và chưa nhập vào đường sạn-đạo này. Tức là vẫn chi phối cái giai tầng thế giới rất sai biệt, có đây có kia, và có hiện tướng phân chia thành nam-nữ.

Trong phạm vi con người, và đối với đại đa số chúng ta, nhịp điệu sinh hoạt bồng bềnh của tiểu-chu- thiên thường mới chỉ mạnh mẽ ở mức độ 2 luân-xa này, còn các luân-xa khác chỉ hiện hành một cách yếu ớt lẻ loi thôi. Bởi thế nên phần đông rất ít nghĩ điều gì khác, chỉ ưa thích chạy theo ngũ-dục, như tài, danh, ăn uống, ngủ nghỉ… và nhất là giao-hợp nam nữ. Khi nhìn thấy một miếng thịt chiên thơm ngon, hoặc một ly rượu quý, thì một tâm-tưởng thèm khát tức là một làn sóng quang minh bèn nổi dậy, và tâm tưởng này tác động vào 2 luân-xa đó, khiến cho nước dãi cùng các thứ nước trong bao tử ruột phèo đều hiện-tướng chảy ra, và ta khó thể nhịn được… Hoặc nhìn thấy một bóng dáng óng ả đi qua, thì một tâm tưởng tình-dục khởi lên ùn-ùn như một đám mây, tác động vào 2 luân-xa ấy, khiến chúng xoay- tròn mãnh liệt, thu hút các cực-vi tinh hoa của máu huyết, kết tụ lại, hiện tướng thành dâm-thủy hay tinh khí. Rồi trong cuộc giao-hợp thực sự hay tưởng-tượng, đi sâu xuống, và chảy thoát ra khỏi dương-căn hay âm- căn. Khiến cho tiểu-chu-thiên mất mát một lớp bột tinh-hoa quý báu, có thể thăng hoa thành tinh-lực của diệu-hỷ-lạc… Cho nên, người tu Mật Thừa sợ hãi nhất là việc mất tinh-khí hoặc bị cướp đoạt mất tinh-khí. Các sách Mật-thừa cho rằng mỗi lần mất mát như vậy, thì công phu dễ bị hủy hoại.

Neu một người, chỉ biết trú tâm mình ở bình diện 2 luân-xa này mà thôi, thì chẳng thể nghĩ đến gì khác, chỉ có thể nghĩ đến ngũ-dục, chẳng biết đến bao giờ mới hiểu con đường đi lên, ra khỏi mê-đồ-ảo-phố chập chùng. Cũng may là trong phần đông chúng ta, đều có sự le lói chiếu soi của những luân-xa ở trên, tương tự như ánh đèn trong đêm tối, thúc giục con người đi lên.

Những luân-xa kế tiếp đều phát hiện trên đường sạn đạo Sushuma, tương tự như những đóa hoa nở trên thân cây ấy, và tượng trưng cho những chặng-đường đi sâu vào tâm thức, tâm-linh… để sau cùng nó thành một bông hoa 1000 cánh hào quang sáng ngời, xuất hiện trên biển Không Hải của Tàng Thức Sơ Năng Biến.

Luân-xa thứ 3 gọi là Manipura chakra, nằm ở phía dưới rốn chừng hơn một ngón tay, ở chỗ plexus solaữe, nên cũng được gọi nôm na là navel center, tức là ở trung tâm ở dưới rốn… nó là cực-độ (pole) ở phía dưới của sạn-đạo Sushuma, vì guồng trụ này giống như một thỏi sắt nam châm, và cực-độ phía trên của nó là luân-xa ở đảnh đầu.

Nó tương xứng với HỎA-ĐẠI. Nghĩa là tất cả những gì thuộc về HƠI NÓNG của sự sống trong thể- chất hữu hình của con người, đều thuộc sự chi phối của luân-xa này… Theo đạo Phật, thì sức sống là gì? Chỉ là hơi nóng (tức noãn), và Thức-Tâm. Khi nào con người còn hơi nóng, và còn thức-tâm phân biệt… tức là còn sống ở bình diện thể chất hữu-hình này. Khi nào hơi nóng cùng phong-đại lắt lay chuyển động, chìm vào trong cái biển hư-không (tức không-đại hay esther), thì thức-tâm phân biệt thô kệch như mắt-mũi-tai-lưỡi-thân-ý cũng chìm vào Mạt-na-thức, cùng Tàng-thức, và không hoạt động nữa… và như thế, người đời gọi là chết. Nhưng kỳ thực, chỉ là chết tạm, đối với bình-diện thể-chất thô kệch này mà thôi.

Vậy thì luân-xa này chi phối sự vận hành của các luồng hơi nóng, các luồng khí-lực tiếp giáp ngay với cơ-thể thuộc sắc-ấm. Nó là một cực-độ một trung tâm quan hệ… Sách vở Trung Hoa thường gọi nơi này là huyệt khí-hải, tức là biển khí-lực của cơ thể, và những người luyện võ nghệ, như phái Thiếu-lâm-tự chẳng hạn, đều là luyện luân-xa này, tìm cách tập trung các luồng khí-lực về nơi biển này, rồi lại phân phối chúng vào các kinh mạch gân cốt của cơ-thể. Tóm lại, mới chỉ là luyện tập nơi luân-xa này, tuy là trung tâm của cơ thể, nhưng còn ở bình diện thấp kém, và chưa biết sử dụng đến tâm-lực như các vị Tiểu Thánh hay Đại Thánh. Vì các vị này có thần thông rất lớn, chứ không phải chỉ nhằm đánh ngã 5, 7 người.

Trong khi 2 luân-xa ở phía gần bộ phận sinh- dục là thuộc địa-đại và thủy-đại, nên chỉ nhằm chảy- xuống, để đi tới chỗ cùng cực của thô-kệch và hữu-hạn (moving downward), thì luân-xa nơi rốn này là thuộc hỏa-đại, nên có chiều hướng đi lên (moving upward), muốn gìn giữ những luồng tinh-lực của cơ thể, hàm chứa chúng ở nơi đó, rồi thăng hoa để đẩy chúng đi lên trở về nguồn tâm.

Tỷ dụ như khi ta khởi một tâm tưởng dâm-dục, thì lập tức, luân xa ở dưới cùng xoay-tròn mạnh lên, muốn thu hút cực-vi tinh hoa của máu huyết, để kết-tụ lại thành hình tướng cô-đặc là tinh-khí, có chiều hướng chảy xuống và thoát ra ngoài, làm rỉ-lậu mất tinh lực… Nhưng nếu ngay giữa lúc đó, ta hít một hơi dài vào sâu đến luân-xa phía dưới rốn, rồi giữ lại một lát nơi đó, thì luân-xa này hoạt động mạnh thêm, giữ những cực-vi tinh hoa của máu huyết ở trạng thái bàng bạc (vuporeux), không cho chúng cô đọng lại, rồi thúc liễm thăng hoa chúng và đẩy chúng chúng đi lên, và như thế, tiểu-chu-thiên không bị mất mát tinh lực… Và nếu thở vài lần như thế, thì tâm tưởng dâm dục giảm bớt nguội dần, và luân-xa phía dưới cùng giảm hoạt động… Suy ngẫm kỹ, sẽ thấy rằng mọi sự vận hành trong tiểu-chu- thiên chỉ là một tuồng biến-hiện của những làn sóng tinh-lực tức quang minh, mà những động-cơ khởi đầu chỉ là những tâm-niệm hay tâm-tưởng. Bởi thế, mọi sự tu luyện chỉ là sự quán chiếu và kiểm soát tâm-niệm. Làm được thì thành Tiên-Phật, còn không làm được thì đành tiếp tục phận chúng sanh.

Tóm lại, sự tu hành là sự dụng tâm, thâu nhiếp những luồng tinh-lực tuy thấp kém nhưng mãnh liệt, nhiếp tâm để khiến cho chúng đừng chạy xuống rồi thoát ra ngoài, gìn giữ chúng ở luân-xa dưới rốn khiến cho cơ-thể sung mãn ấm áp tráng kiện, rồi hâm nóng khiến chúng bùng cháy thành một ngọn lửa hỏa-hầu tương tự như hình lưỡi con rắn, tức là thăng hoa chúng, rồi tìm cách quạt ngọn lửa ấy lọt vào đường sạn-đạo để đi lên…

Đi lên đâu?

Đi lên con đường sạn-đạo vi-ti chật hẹp ấy, đi lên những luân-xa trên nở ra trên sạn-đạo, lên những bình diện tâm thức ngày càng vi-tế, vào những cơn tam muội ngày càng sâu rộng, đạt những thần-thông ngày càng du-hý vô tác và nhiều tự-tại-lực.

Luồng hỏa-hầu tam muội, một khi được nhóm cháy ở nơi đan điền, thì hành giả thấy toàn thân sung mãn, khang kiện, ấm áp, khiến người ngồi tu nơi đảnh núi, chỉ mặc chiếc áo mỏng mà vẫn không thấy lạnh.

Nhưng đó mới chỉ là thứ lửa hơi ấm của thể chất.

Song tới khi hành giả biết dùng những phương- thức thiện-xảo để quạt “ngọn lưỡi lửa” ấy lọt vào đường sạn-đạo, nó lần lần bò lên như con rắn trường mình, làm bùng cháy những cực-vi-tế-vi của các lớp tâm thức mỗi lúc mỗi sâu thẳm, tạo thành luồng lửa hỏa-hầu tam muội… Xưa kia, nhiều bậc A La Hán từng dùng ngọn lửa này để thiêu rụi sắc-thân thô kệch và theo Phật để vào Niết Bàn.

Khi luồng hỏa-hầu bò lên đến luân-xa thứ 4, thì nhiều chuyển biến quan hệ phát hiện.

Luân-xa này nằm ở trước ngực, chỗ gần tim, và thường được gọi là Anahata chakra… Nó tương xứng với PHONG-ĐẠI, tức là gió và sự lay động. Nghĩa là tất cả những cái gì lay-lắt-chuyển-động trong thân-tâm con người thuộc giai tầng sắc-ấm và Thọ-ấm, (tỷ dụ như nhịp điệu bồng bềnh của các tế bào, những giọt máu luân lưu trào lên rớt xuống, hoặc hơi thở ra vào, hoặc các căn như mắt-taiphóng những làn sóng quang minh tiếp nhận sự vật, hoặc những cảm giác cảm-thọ khởi lên như những đảm mây V…V…) đều thuộc về những luồng-lực chi phối bởi luân-xa này.

Khi đêm xuống, con người sửa soạn đi ngủ, thì một phần những luồng phong-luân hay gió-lắt-lay ấy lần lần bị thúc-liễm, rút vào một lỗ-hổng (vacuole) trong luân-xa này. Nên sự linh động nơi giai tầng thân- tâm này bị tạm thời sút giảm, và con người đi vào giấc ngủ. , ,

Giấc ngủ có thể không-mộng hoặc có-mộng. Khi phần lớn những gió-lắt-lay ấy được rút vào sâu trong lỗ-hổng, thì giấc ngủ say và không mộng mị… Khi còn một ít gió-lắt-lay ở bên ngoài, và nhất là lắt lay ở luân-xa thứ 5 nơi cổ họng, thì có những ảnh-tượng mộng mị hiện ra trong giấc ngủ.

Tới khi con người thức dậy, các gió-lắt-lay ấy lại tủa ra bên ngoài, để điều động nhịp điệu sinh hoạt của cơ-thể cùng tâm thức… Và chúng thường tủa ra nhiều nhất nơi các căn, cũng như ở nơi bạch-hào, vì bạch-hào là trung tâm của tâm thức. Và con người lại rớt vào trạng thái “thức ” (estat de veille), để tiếp nhận những ảnh-tượng bên ngoài phát hiện tương-ưng với trạng thái “thức ” ấy.

Xét cho kỹ, thì cần hiểu rằng: mỗi giấc ngủ là một cái chết nhỏ. Đạo lý vận hành của vũ trụ (hay muốn gọi là Hóa-nhi như kiêu nhà Nho cũng được) đã an bài như vậy, để chúng ta tập dần làm việc ngụp-lặn (plongeon) vào biển mênh mang của Tâm-thức. Vì cái chết là một chu-kỳ ngụp-lặn lớn và sâu, vì phải lặn sâu vào Mạt-na thức cùng Tàng-thức, để rũ bỏ sắc thân và đi thọ sanh… Còn giấc ngủ là một chu-kỳ ngụp-lặn nông cạn, vì chỉ lặn sâu tới chỗ làm mờ ý-thức tức thứ thứ 6 thôi, nên vẫn còn giữ sắc-thân cũ. Và mỗi buổi sáng, khi tỉnh dậy, con người lại nhìn thấy sắc-thân hôm qua, thở phào, và nghĩ là mình chưa chết. Kỳ thực, thì mình đã trải qua một chu-kỳ để tập-sự chết…

Nay trở lại luân-xa thứ 4 ở ngực.

Khi hành giả dụng công đưa được luồng hỏa- hầu tới gần rồi vào luân-xa thứ 4 này, thì con người đổi khác khá nhiều, vì đã xa lìa mấy bình diện thô kệch ở dưới.

Dòng tâm thức lần lần trở thành vi-tế nhỏ- nhiệm, bắt đầu đứng lặng và phát sáng. Những tâm tưởng thô kệch, rong ruổi nhị-biên trước kia, lần lần tan biến… Lối nhìn cuộc sống cũng thay đổi khác, và những khát vọng triền-miên xưa kia nay bỗng tiêu dung đâu mất. Xưa kia, thích ăn, thích ngủ, thích tiền, thích hư danh là như vậy, nay lần lần thấy nhạt phèo, không còn háo hức. Ngay cho đến khát vọng THAM DỤC trước kia mãnh liệt, mà nay cũng thấy khác, ít còn rạo rực. Dù có chạm phải sự khích động của những bóng dáng đẹp đẽ, cũng không thấy khởi tâm say đắm… Vì không còn trụ tâm ở bình diện ấy nữa, khiến cho dương-căn hay âm-căn cũng trở thành vắng lặng thờ ơ, tương tự như nơi đền miếu cũ mà mùi khói hương đã nhạt, Cho hay rằng nếu ta cứ trú tâm lâu dài vào một cái gì đó, thì cái đó càng ngày càng biến thành Có, còn nếu ta buông tâm ra, thì càng ngày trở thành Không…

Giai đoạn này là hành giả bắt đầu đi vào Sơ- thiền và NhỊ-thiền. Vì Sơ-thiền chính Ly tham dục, là Ly-sanh-hỷ-lạc-địa. và Nhị-thiền là Định-sanh-hỷ-lạc- địa. Bắt đầu nếm mùi vị Định, cũng như mùi Diệu-hỷ- lạc. Sẽ phát tín-tâm sâu rộng về con đường Tâm thức, cũng như mở Huệ-tâm…

Bắt đầu thấy những hào quang khác thường, thấy những cảnh giới kỳ lạ. Hoặc đôi khi, nghe thấy những âm thanh chưa từng nghe… Thấy biển tâm thức phát sáng thành một thứ ánh sáng trắng, vằng vặc như ánh sáng mặt trăng.

Đại lược là như vậy.

***

Tới đây, hành giả vẫn tiếp tục dùng hơi thở cùng sức quán chiếu để đẩy luồng hỏa-hầu lên luân-xa thứ 5, ở nơi cổ họng.

Luân-xa này năm trên đường sạn-đạo dọc xương-sống, và ở nơi cổ họng, thường được gọi là Vishudha chakra… Nó tương xứng với Không – đại (Ether hay Espace).

Đừng tưởng rằng Không-đại là Không, là ngoan-không đơn thuần. Nó cũng chỉ là một màn sương mù, một lớp quang minh vi-tế của Thức-biến, nên có vẻ như vô hình tướng. Nó cao hơn, sâu hơn, vi-tế hơn những lóp quang minh dệt nên địa-thủy-hỏa-phong, đồng thời vi-tế hơn những quang minh hư-minh của Thọ-ấm cùng quang minh dung thông của Tưởng-ấm tức là những tâm-tưởng thô kệch nhị-biên (conceptual thoughts) của ý-thức… Nó nằm ở ranh giới của thức thứ 6 và Mạt-na-thức chấp ngã, và là nơi bắt đầu có sự HIỆN TƯỚNG thành những tâm tưởng, cảm giác cùng sắc-tướng, do sự suy động của hành-nghiệp quá khứ.

Vì ở bình diện này, luôn luôn hằng khởi lên vô vàn những cơn-lốc quang minh vô-hình của hành- nghiệp muốn hiện-tướng, nên chúng cũng làm phát- hiện nên vô vàn những lay-động vi-tế có những thể-tốc (speed) tương đối sai biệt… Vì có nhiều thứ Thể-tốc sai biệt, nên tạo dựng thành nhiều thứ vọng-tưởng là thứ-đệ (thứ-lớp đây kia), Thời (thời gian), Phương (không gian) và số (nhiều-ít, vô-lượng hay muôn-hình- vạn-trạng). Và mấy thứ vọng-tưởng này đều là những Bất-tương-ưng-hành-pháp mà nhà Phật đã nói trong Duy Thức-học.

Do đó, nên luân-xa nơi cổ họng là cái nút hào quang chủ chốt, để chi phối những luồng-lực của tâm thức trong sự tạo dựng vọng-tưởng về KHÔNG GIAN của con người, cũng như chi phối những lay-động-vi- tế vô vàn của tâm thức để hiện tướng… Đó là 2 vai trò chính-yếu của nó. Nó cũng chi phối ít nhiều về sự tạo dựng nên vọng-tưởng thời-gian, nhưng chỉ ít thôi, vì vai trò chính yếu của sự tạo dựng vọng tưởng này là thuộc về luân-xa thứ 6 ở bạch-hào. Nó cũng chỉ chi phối những lay-động-vi-tế của tâm thức thôi, còn những lay-động-thô-kệch của thân-căn cùng cảm-thọ là thuộc về luân-xa thứ 4 ở nơi ngực, và chủ trì Phong- đại. Tỷ dụ như hơi thở ra vào của kẻ thế-nhân là thuộc luân-xa thứ 4, còn như hơi thở rất vi-tế (thai-tức) của một người ngồi sâu trong cơn đại định là thuộc về luân- xa nơi cổ họng…

Bởi vậy, nên khi luân-xa thứ 5 này bị thương tổn hay hư hỏng (mà ta không hề hay biết), thì cái vọng- tưởng về Không-gian cũng bị nhòe nhoẹt, không còn vững vàng nữa, và kẻ ấy sẽ trở thành điên-loạn. Vì cái nhịp cầu nối liền Mạt-na-thức chấp ngã với 6 thức trước đã bị hư hỏng gián đoạn.

Khi luồng hỏa-hầu lên tới đây, thì Tâm thức hành giả sẽ ra sao, thấy cái gì và được cái gì?

Đen đây, hành giả đã qua được một chặng đường quyết định trên lộ-trình tiến vào biển hào quang chói sáng nơi Không Hải của Tàng Thức Sơ Năng Biến. Đã vượt qua được Thọ-ấm cùng Tưởng-ấm, xa lìa những tâm-tưởng nhị-biên thô kệch, và bước vào miền bất-nhị. Và con đường tam-muội đương mở rộng thênh thang trước mặt.

Nơi đây, hành giả vào được Đệ Tứ thiền, tức Xả- niệm-thanh-tịnh-địa. Xa lìa những tâm tưởng thô kệch cùng các lay động thô kệch, nên làm chủ được hơi thở, có thể bặt được hơi thở cùng nhịp đập của tim. Có thể phóng quang và biến-hóa ít nhiều… Vọng tưởng về không-gian bắt đầu thay đổi, nhìn thấy cái nhỏ cũng không thấy là nhỏ, và nhìn cái lớn không thấy là lớn lắm… Đến đây, hành giả có thể kiểm soát được nhiều thứ mộng trong giấc ngủ, vì các thứ mộng, trừ những mị ra, phần lớn đều khởi lên từ miền này, tức là ở nơi ranh giới của Tưởng-ấm và Hành-ấm.

Đệ Tứ-thiền này cũng được gọi là Bất-động- diệt-vô-vi. Nhưng thứ Bất-động này còn là nông và thấp, chưa phải là thứ Bất-động-địa tức Biến-hóa-địa của Bồ Tát Đệ-bát-địa, vị Bồ Tát này biến hóa rất tự tại và có thể hóa hiện vô lượng hóa-thân… ở Đệ Tứ thiền, tuy gọi là bất-động, nhưng mới chỉ là những lớp thô và tưởng là bất-động thôi, và bên dưới vẫn còn những dòng-biến-dịch-vi-tế liên miên như thác đổ của Mạt- na- Thức và Tàng Thức…

Rồi luồng hỏa-hầu tam muội tiếp tục tiến lên nữa, để lên tới luân-xa thứ 6 ở nơi bạch-hào, thường được gọi là Ajna chakra.

Từ nơi cổ-họng lên bạch-hào, con đường sạn- đạo Sushuma trở nên mông lung mịt mùng hơn, không nhất thiết là có một hình tướng lộ-trình rõ rệt như ở dưới nữa… Vì có những hành giả đưa luồng hỏa-hầu đi qua luân-xa thứ 7 ở nơi đảnh đầu, rồi mới xuống luân-xa nơi bạch-hào, rồi sau lại trở lên nơi đảnh đầu. Nhưng cũng có những hành giả chỉ ngồi quán chiếu nơi bạch-hào, hoặc quán chữ HỎNG nơi bạch-hào, và luồng hỏa-hầu cũng tự lên đó, không nhất thiết là đi qua nơi luân-xa đảnh đầu.

Vì thế, nên trong các kinh như kinh Lăng Nghiêm, tuy Phật không giảng rõ về những phương- thức Mật Thừa, nhưng ngài vẫn hay nói tới vụ quán bạch-hào. Nếu hành giả quán chiếu lâu dài và thuần thục, thì tuy hành giả không hiểu rõ Mật Thừa, song những tâm-tưởng nhị-biên thô kệch cũng lần lần rơi rớt lả tả, khiến các luồng khí-lực dần dà tự rời bỏ IdaPingala, rồi chui vào sạn-đạo, mở luồng hỏa-hầu lên tới bạch-hào… Hoặc khi hành giả quán Không thuần thục, hay là quán từ-bi tự-tha vô ngại thuần thục, thì những tâm-tưởng nhị-biên cũng roi rớt, và luồng hỏa- hầu cũng được mở rồi lên tới đó. Nên điều cốt thiết là chuyên tâm, rời bỏ những tạp-khí tâm tưởng nhị-biên, và chuyển tâm đến trạng thái bất-nhị tưong-tục…

Ajna có nghĩa là chỉ huy, là chi phối (command). Nên luân-xa này là luân-xa chỉ huy gần như toàn bộ thân-tâm con người, và chỉ ở dưới luân-xa nơi đảnh đầu… Và trong khi luân-xa ở rún chi phối trực tiếp nhịp sinh hoạt của thể-xác cùng những cảm-thọ đơn sơ, thì luân-xa bạch-hào này khởi lên từ nơi Tàng Thức Sơ Năng Biến, và chi phối mọi sự hiện hành của Hành-ấm chấp ngã, mọi tâm tưởng của Tưởng-ấm, mọi cảm-thọ cảm giác của Thọ-ấm, cũng như mọi sinh-hoạt tác động oai nghi của sắc-ấm tức thể-xác… Vì sao vậy? Chỉ là vì tất cả những động-tác oai nghi ấy, cảm thọ cảm giác ấy, tâm tưởng hay hành-nghiệp đều là do những tia-chớp-nhoáng quang minh phụt lên tương-tợ- tương-tục từ nơi Tàng Thức, rồi kết tập lại để làm huyễn-hiện nên các thứ ấy.

Nên luân-xa này tương xứng với đại thứ 6, tức là THỨC-ĐẠI đã được giảng nói trong kinh Lăng Nghiêm. Thức đại này là một biển những làn sóng lăn tăn, lay-động-cực-kỳ-vi-tế-và-mãnh-liệt của Thức-tâm, nhưng chưa đứng-lặng. Vì nếu nó đứng lặng rồi, thì nó tương tự như mặt nước hồ thu phản chiếu trọn vẹn, và lúc đó, nó chuyển thành Kiến-đại, thuộc sự chi phối của luân-xa nơi đảnh đầu… Nhưng cũng vì luôn luôn lay-động vi-tế và cực kỳ mãnh liệt, nên nó mới làm huyễn hiện lên tất cả thân-tâm chúng sanh cùng cảnh giới.

Luân-xa này tương tự như một trung tâm (foỵer) luôn luôn không ngừng nghỉ làm phát ra (hoặc tiếp nhận) những làn sóng quang minh Tâm-thức, có thể là những tâm tưởng nhị-biên hay là những tâm niệm bất- nhị. Các làn sóng vô lượng vô vàn này kết lại thành một màn thiên-la-võng quang minh, giao thoa xen lẫn lồng vào vô vàn những thiên la võng của những chúng sanh khác, rồi chập-chùng làm huyễn-hiện nên những ảnh- tượng đồng-nghiệp của pháp giới này.

Luân-xa này cũng đóng vai trò chính yếu trong việc làm huyễn-hiện nên vọng tưởng về Thời-gian của chúng ta. Vì Thời-gian chính là do nhịp đập cùng thể- tốc của những làn sóng quang minh tâm thức ấy. Làn sáng càng nhẹ bao nhiêu, càng nhanh và tương tục bao nhiêu, thì thời-gian xuất hiện mau lẹ bấy nhiêu. Tỷ dụ như có người ngồi trong định sâu như ngài Ca Diếp, thì tuy ngồi mấy ngày hay mấy kiếp, nhưng đối với vị đó, thời gian qua mau lẹ như khảy móng tay… Còn như đối với thế nhân, thì những làn sóng thường nặng nề, chậm chạp do vọng tưởng vọng tình, lại thêm tạp-loạn đứt-nối, nên vọng tưởng thời gian xuất hiện dài lê-thê.

Ở bình diện này, vọng tưởng về Không-gian cũng bắt đầu xuất hiện rồi, nhưng mới chỉ manh-nha… Cho tới khi phổ xuống bình-diện Không-đại nơi cổ- họng, thì vọng tưởng về Không-gian mới hiển lộ toàn vẹn.

Một khi hành giả dụng công loại bỏ được các tâm tưởng nhị-biên đứt-nối, và đưa luồng hỏa-hầu tới nơi luân-xa này, thì hành giả lọt được vào mấy tiền-đồn của Không-hải tâm-thức, tức là mấy thứ Không-định như: Không-vô-biên-xứ định, Thức-vô-biên-xứ định, Vô-sở-hữu-xứ định, và Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ định… Thấy Không và Thời-gian lần lần tiêu chìm…

Rồi vào Diệt-tận-định, thân tâm như cây-khô- tro-nguội, làm bặt cả thọ-tưởng-hành-thức, bước vào nơi Không-hải chói sáng của Tàng-thức sơ năng biến, thành tựu Không-tam-muội… và đưa luồng hỏa hầu lên luân-xa thứ 7 nơi đảnh đầu hay nhục-kế.

Luân-xa thứ 7 hay cuối cùng này, thường được gọi là Sahasrara chakra, tương tự như một bông hoa hào-quang 1000 cánh xoay tròn. Và tương-xứng với đại thứ 7 của kinh Lăng Nghiêm tức KIẾN-ĐẠI.

Kiến-đại cũng tức là Thức-đại, nhưng là lớp Thức-đại tối sơ, rất là hư-vô vi-tế, vừa mới hiện tướng ra (nên kinh Lăng Già gọi là Hiện-thức), từ nơi biển quang minh vô-tướng-mạo của Chân-tâm hay Chân – Không, hay Tột Không-Diệu-hữu, mà kinh Lăng Già gọi là Chân-thức.

Kiến-đại hay Hiện-thức này, vì vừa mới hiện- tướng và chưa kết nút lại thành mạng-căn, nên chỉ hàm chứa một ít vọng-tưởng về mạng-trược và chấp-pháp (tỷ dụ như chấp chiếu-soi, chấp về tri-giả hay giác-giả mà kinh Đại Bát Nhã hay nhắc đi nhắc lại), nhưng tuyệt nhiên chưa có vọng-tình cùng phiền-não-chướng, nên có rất ít những lăn-tăn lay động vi tế, và hầu như đứng lặng. Vì đứng lặng, nên phản chiếu gần như trung thành pháp giới, và không làm lóe lên những ảnh-tượng lệch-lạc.

Vào tới lóp này, thì hành giả được những gì?

Về phía ngoại đạo, tỷ dụ như Bà La Môn giáo, thì người tu sĩ Bà La Môn thấy được biển quang minh ấy, lại thấy được hình-tướng thần Shiva hay Brahma mà họ thường quán chiếu mơ tưởng, và hình-tướng này xuất hiện giữa một vòng hào quang màu xanh biếc như ngọc xanh. Họ có thể thấy một số tiểu-thế-giới, nhưng không hề biết rằng những thế-giới ấy còn nằm trong cõi đại thiên thế giới này… Do đó, họ chưa thể nhìn thấy những cõi Phật khác, và thường tưởng rằng các thế giới mình trông thấy là tất cả pháp giới rồi. Và cũng bởi vậy, nên họ không hề hay biết tới sự hiện hữu của Tịnh Độ và uế Độ (chỉ có Phật có Phật nhãn lớn sâu mới chỉ bày về Tịnh Độ), và những thiên đường họ mô tả thường chỉ là những tầng trời ở Dục Giới hay sắc Giới mà thôi.

Ngoài ra, một khi tới nơi đó, nếu người tu-sĩ Bà La Môn hiểu biết và quán chiếu để gột sạch phiền-não- chướng, thì sẽ ra khỏi luân-hồi của phân-đoạn sanh tử. Bằng không, thì vẫn chưa ra khỏi… Nơi đây, một khi thấy được thần Shiva hay Brahma, họ lại thường khởi ma-ý, cho rằng mình đã tới bến nguyên sơ rồi, tới tột- bờ-mé rồi, và chỉ dừng chân nơi đó, như kinh Lăng Nghiêm đã chỉ rõ. Không hề hiểu rằng hình tướng thần Shiva, cũng như mọi hình tướng, đều chỉ là huyễn- mộng, và chính thần Brahma, tuy là một vị Bồ Tát khá cao rồi, vẫn còn 5, 6 phần vô minh vi-tế chưa gột sạch.

Tình trạng của ngoại đạo thường là như vậy, lạc vào ma-ý, tự cho là đủ, và dừng chân nơi đó, chưa lên tới tột-bờ-mé của Tột Không Diệu Hữu.

Cơ Đốc Giáo cũng vậy… Khi thấy được hình- tướng có cá-thể-nhân-ảnh-hóa (Dieu personnel et anthropomorphique) của thượng-đế hay của chúa Ki Tô mà họ thường nguyện-ngầm (contemplation) và mơ tưởng, là các tu-sĩ đều dừng chân nơi đó.

Lão Giáo cùng phái Dịch-học, hoặc các Thần Tiên Phái cũng vậy… Khi họ thấy được biển quanh minh chan hòa, thì họ nghĩ rằng đó là cái vòng Hư-vô của Thái-cực, và nơi đó phát sinh ra vạn vật. Nghĩ rằng cũng không phải hoàn toàn sai, nhưng họ không hề biết rằng đó mới chỉ là Không Hải của Tàng Thức Sơ Năng Biến, và nơi Tột-bờ-mé còn xa, còn Beyond, và còn phải lên đường để tới chỗ Tột Không Diệu Hữu, thì mới nhập trọn vẹn Pháp Giới như ngài Thiện Tài Đồng Tử được… Bởi thế, nên xưa kia, ngài Thiền sư Hám-Sơn, khi nhận định về Lão Giáo, cũng nói rằng: “Người tu sĩ cao siêu của Lão Giáo, cũng chỉ mới vào được nơi Không Hải của Thức thứ 8 thôi… Côn cần phải gột những vô-minh vi tế chấp pháp nữa… ”.

Vậy thì tóm lại, các ngoại đạo thường dừng chân nơi đây, vì nghĩ rằng mình đã tới bên nguyên-sơ rồi.

Nhưng còn về phía những người tu theo Chánh Pháp Vô Thượng, theo Đạo-lý lớn của chư Như Lai, thì ra thế nào?

Giáo-lý của chư Thế Tôn thức là cao sâu vi- diệu, khó tin, khó vào (chính Phật cũng nhiều lần nhắc nhở như vậy), và ngay đa số những Phật-tử, vẫn chưa hiểu nỗi chỗ vi-diệu, chỉ biết nương túc-duyên đi theo mà thôi.

Người Phật-tử tu theo Mật Thừa, khi dụng công đưa luồng hỏa-hầu lên tới luân-xa này, thì vào được nơi Không Hải, thành tựu pháp môn thứ 4 của ngài Naropa, tức là quán chiếu hào quang chói sáng nơi Không Hải.

Những vị tu theo Thanh Văn Đạo, tuy không biết rõ về phương thức hỏa-hầu, nhưng vì trì giới lìa tham dục cùng thiền quán lâu ngày, cũng đưa được hỏa hầu lên đó, vào Không Hải, được Không-tam-muội và thành tựu Không-quán. Được một thứ Huệ-khô mà kinh Lăng Nghiêm gọi là Càn Huệ, tức là thức Trí Huệ Bát Nhã của Thanh Văn, thấy Ngã Không mà chưa thấy Pháp Không. Được 6 căn rỗng lặng, tâm nhãn mở ra, có thể nhìn thấy một trung thiên hay một đại-thiên thế giới, nhưng không thấy hơn được… Cũng không thể thấy được đức A Di Đà hay Quán Thế Âm, vì không có tâm nguyện mơ-tưởng đến các ngài… Có thể đắc quả A La Hán, và ra khỏi phần-đoạn-sanh-tử được.

Các vị này, nếu là độn-căn, thì thường mắc bệnh triền-không, ưa thích niềm thiền lạc triền miên, nên dừng chân nơi đây và rớt vào định-tánh Thanh Văn mà kinh Lăng Nghiêm đã nói. Không hiểu và cũng không muốn đi xa hơn nữa, chỉ hưởng niềm thiền-lạc trọn báo thân này, rồi tới khi lâm chung, ra khỏi phần-đoạn sanh tử như củi hết lửa tắt… Còn các vị lợi-căn, hiểu con đường đạo-lý lớn, nhớ lời Phật dạy, nhớ lại bi-nguyện từ nhiều kiếp, lại lên đường đi xa hơn nữa. Tức là khởi Đại Bi Tâm, vào Đại Thừa, vào Bồ Tát đạo, lấy nước Đại Bi thấm nhuần căn-huệ, và đi tới chỗ bờ-mé Tột Không Diệu Hữu, nhập Pháp Giới trọn vẹn.

Cỏn như những vị Phật-tử hiểu và có tâm- nguyện Đại-thừa, tin hiểu những phương-tiện Đại Bi của chư Phật, nên đã phát nguyện vãng sanh sang Tịnh Độ thì khi luồng hỏa-hầu lên tới đây, vị đó sẽ thấy Không Hải và được Niệm-Phật tam muội. Nên vừa thấy Không Hải lại vừa thấy đức A Di Đà hay Quán Thế Âm… Đối với vị ấy, đương xứ Ta Bà này trở thành Tịnh Độ, và khi lâm chung, quyết định vãng sanh nơi đài sen thượng-phẩm.

Còn những người niệm Phật kém hơn, chưa vào được tam muội, luồng hỏa-hầu chưa lên được đảnh đầu, nhưng do thần-lực đại-bi gia trì, nên đôi khi, trong giây khắc, Tâm thức cũng lọt được vào Tàng Thức, và cũng thấy được những con Khổng Tước hay Bạch Hạc, hoặc thấy hoa sen, hoặc thấy bản-thân đức A Di Đà. Và lúc lâm chung, cũng quyết định vãng sanh, nhưng ở phẩm sen thấp hơn…

Đại lược là như vậy…

Khi luồng hỏa-hầu lên tới đảnh đầu rồi, thì từ đây trở lên, là con đường độc-đạo và vi-diệu mà chư Phật đã chỉ bày để nhập trọn vẹn Pháp Giới… Vì tất cả ngoại đạo đều chỉ nhìn tới đây, và chỉ biết tới đây, và dừng chân nơi đây, riêng có chư Phật là bảo rằng chưa hết, còn phải lên đường đi nữa, đi beyond, beyond, đi yết-đế, yết-đế… để lên chỗ tột-bờ-mé. Vì tới đây, tựu trung con đường mới chỉ đi được một khúc, và còn hai khúc nữa phải đi thì mới vào biển Diệu Giác Vô Sở Đắc cùng Nhứt Thiết Chủng Trí được.

Nhưng biển Diệu Giác ấy nằm ở đâu trong tiểu- chu-thiên?

Cũng vẫn nằm ở nơi nhục-kế đảnh đầu ấy, nhưng ở mức độ tột-sâu, ở mức độ Tột Không Diệu Hữu, trong khi Không Hải của ngoại-đạo cùng Thanh Văn mới chỉ là chớm bước vào biển Không thôi, và chưa lặn sâu xuống tới đáy.

Nơi tột-sâu ấy mới là Chân-thức, là biển quang minh vô-tướng-mạo của Diệu Tâm, kỳ diệu khôn lường. Nơi đây, Trí-huệ Bát Nhã sẽ trở thành Đại Bát Nhã, và Đại Bát Nhã chính là một với Đại Bi, không hai không khác. Vì vừa Tột Không, vừa Diệu Hữu.

Nhưng làm thế nào LĂN xuống chỗ tột-sâu được?

Câu trả lời cũng rõ ràng: là phải hùng khởi Đại- tâm, khởi Tâm vô lượng vì Pháp Giới là vô-lượng, phải luôn nhớ lại bi-nguyện từ nhiều kiếp, luôn nghĩ rằng mình với chúng sanh với pháp giới là một, và nếu chúng sanh chưa thành tựu thì sự thành tựu của mình chưa viên mãn tròn đầy… Phải luôn hùng khởi Đại Bi Tâm như kinh Lăng Già cùng Hoa Nghiêm hay nhắc nhở. Tuy biết rằng Pháp Giới cùng thân mình chỉ là mộng-huyễn, mà vẫn luôn khởi Đại Bi không ngừng

nghỉ để độ sanh. Tuy biết rằng pháp giới cùng thân- mình chẳng phải có chẳng phải không mà vẫn khởi Đại Bi độ sanh không nhàm mỏi.

Nhưng làm thế nào để Đại Bi độ sanh chan hỏa khắp pháp giới?

Ở mức độ đó, không còn là những thể-thức độ sanh cực hạn mà thế-nhân chúng ta thường làm nữa.

Mà là dùng Tâm-lực, dùng những tâm-niệm vô- niệm, dùng nhưng quang minh vi diệu của hiện-thức và chân-thức, để làm khởi lên những sắc-tướng, để HOÁ HIỆN vô lượng HOÁ THÂN, đi khắp các cõi để thuyết pháp và độ sanh.

Vì thế, nên các kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Quán Vô Lượng Thọ V.. .V… đều tràn ngập những vụ Hoá-hiện, và tràn đầy Hoá-thân. Vì đó chính là điểm siêu xuất độc đáo mà chỉ riêng chư Phật mới chỉ bày. Vì tất cả pháp giới này chỉ là hoá-hiện, chì là huyễn-hiện, chỉ là Tự-tâm biến-hiện chiêu cảm bởi thần lực cùng nghiệp-lực mà thôi.

Cũng bởi thế, nên trong các kinh, Đức Phật đây có ngồi ngắm nghía vầng hào-quang nơi nhục-kế của mình… Trái lại, Ngài luôn khởi Đại Bi, phóng vầng hào quang ấy biến thành một đại quang minh phản chiếu rõ rệt các Tịnh Độ cho bà Vi Đe Hy lựa chọn. Hoặc hoá-hiện một vị Hoá-Phật ngồi trên nhục-kế để tuyên nói thần-chú Đại Phật Đảnh khiến chúng-hội

cùng chúng sanh đời sau có thể tu Nhu Huyễn-tam-ma- đề mà không lạc vào ma-chướng… Sở dĩ Ngài không tuyên-xướng thẳng thần-chú, mà để vị Hoá Phật tuyên nói, là để chúng-hội thấy rõ ràng chú ấy là Tâm-chú tối thượng, và Hoá-Phật hiện lên từ biển Chân-tâm để tuyên nói thần-chú lưu-xuất từ Chân-tâm…

Rồi đến các kinh như Pháp Hoa, thì ở phẩm 23, ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát đắc môn Hiện Nhứt Thiết sắc Thân tam muội, để hoá hiện các hoá-thân… Còn như trong Hoa Nghiêm, thì các Đại Bồ Tát từ Thập Địa trở lên, đều hoá-hiện hoá thân nườm nượp, vô lượng vô số để độ sanh.

Vì điểm Đại Bi hoá-hiện độ sanh chính là Cơ Tâm Vi Mật của chư Phật cũng như kinh Đại Thừa.

Trong khi đó, thì đọc hết kinh ngoại đạo, cũng không thấy nói đến hoá-thân, lại càng không có hoá- thân vô lượng, và cũng chẳng có pháp môn nào dạy về hoá hiện hoá-thân nườm nượp… Nhưng trong dã-sử ngoại đạo, đôi khi có nhắc đến hoá thân, nhưng chỉ 1, 2 hoá thân là cùng, và hoá thân này rất ít tự-tại-lực. Thường khi chỉ là cái astral body (hình hài của thể phách) xuất ra để đi tới một chỗ khác mà thôi… Trong khi đối với các Đại Bồ Tát, thì các Ngài chỉ cần khởi một tâm niệm là thành một hoá thân rồi.

Đối với các bậc Thanh Văn cũng vậy, hầu như không tạo dựng được hoá-thân… Là vì thiếu Đại Bát Nhã, Đại Từ Bi, thiếu Vô Sở cầu Hạnh, chua thấm nhuần giáo-lý Như Huyễn cùng Duy Tâm Sở Hiện.

Hoá hiện hoá-thân nườm nượp, tức là đã bước vào Giả-quán cùng Trung-quán cao độ rồi, vào sâu Như Huyễn tam muội rồi, tiêu trừ ngã-chấp cũng 7, 8 phần vô minh vi tế chấp pháp rồi… Còn như ngoại đạo chỉ mới bước vào Không Hải, còn đang bị loá mắt bởi hào quang chói sáng, đang âm-thầm chấp mình chứng-đắc, còn nghĩ rằng vị Thượng Đe ấy là có thật, còn mờ mịt về lẽ Tột Không Diệu Hữu… thì làm sao hoá-thân bời bời được?!?

Và cũng vì lẽ ấy, nên trong 6 pháp môn của ngài Naropa thuộc Mật Thừa Tây Tạng, pháp môn thứ hai chính là: Thiền quán để hoá-hiện sắc-thân Như Huyễn (Yoga corps illusoire).

về các luân-xa này, thiết tưởng cần nói thêm một điều quan hệ.

Con đường sạn-đạo Sushuma là guồng-trục của tiểu-chu-thiên, và nó có 2 cực-độ (poles) chính yếu và uyên-nguyên. về phía trên và cao, là cực-độ của luân- xa nơi đảnh đầu cùng nơi bạch-hào. Và ở phía dưới là luân-xa thứ 3 nơi dưới rốn.

Nhưng ở trong tiểu-chu-thiên của đa-số-thế-nhân, thì 2 luân-xa cực-độ uyên nguyên ấy còn nằm trong trạng thái mờ-mịt, chưa bộc lộ sinh hoạt trọn vẹn,nên chưa chi phối được tích cực nhịp điệu sinh hoạt của thân tâm. Là vì tâm lực của ta thường tán loạn thấp kém, lại nhiều tham dục.

Vì thế, nên vai trò cực-độ chi phối tích cực và trực tiếp thường bị chuyển xuống một bình diện thô kệch hon, noi 2 luân-xa ở dưới… Cực-độ trên được chuyển xuống luân-xa nơi ngực, tương xứng với Phong-đại. Và cực-độ dưới bị chuyển xuống 2 luân-xa cuối cùng ở phía bụng dưới, và tương xứng với Thuỷ- đại và Địa-đại.

Tóm lại, trong tiểu-chu-thiên thế-nhân, chỉ thường có 3 luân-xa ấy hoạt động mạnh mẽ hơn cả, còn mấy cái kia đều là mờ mịt… Bởi thế nên về phía dưới, thế-nhân thường chỉ hăng chạy theo những tham dục thô kệch thuộc nước và đất, và về phía trên, chạy theo những lay động của gió thuộc các cảm-thọ, cảm-giác cùng tâm tưởng nhị-biên chấp chước.

Vì luân-xa dưới rốn kém hoạt động, nên thân thể kém khang kiện, hay tật bệnh. Còn các luân-xa ở trên cổ họng cũng mờ-mịt, nên các tâm tưởng phát ra thường là nhị-biên và vướng mắc kiến chấp, nhất là chấp có.

Cũng tương tự như trong kinh Dịch, thì ở nơi Mạn Đà La Bát Quái Tiên Thiên, guồng – trục chính yếu và uyên-nguyên là guồng – trục Kiền – Khôn, đi dọc từ Nam xuống Bắc. Guồng trục này là uyên-nguyên, vì Kiền – Khôn là Chí-dương và Chí-âm, đối đãi lẫn nhau và ôm lấy nhau.

Nhưng sang đến Mạn Đà La Bát Quái Hậu Thiên, thì guồng-trục Kiền-Khôn trở thành mờ mịt, rơi vào chỗ hầu như vô dụng. Và nhường chỗ cho guồng- trục Ly-Khảm chạy dọc từ Nam xuống Bắc.

Ly là lửa, là một thứ khí thanh có thể sưởi nóng, và có chiều hướng bốc lên, nên cũng là khí-dương. Nhưng so với Kiền vốn là Chí-dương, thì Ly là một thứ khí-dương đã chuyển-hiện xuống thấp hơn một bậc, tức là bị thô-kệch hoá, nên kém tự-tại-lực.

Khảm cũng vậy, Khảm là trũng-xuống, là cái hố-thẳm có chiều hướng đi xuống sâu, nên cũng là nước chảy xuống, và cũng là một khí-âm thuộc Khôn… Nhưng so với Khôn là Chí-âm, tức là bị thô-kệch hoá và kém tự-tại-lực.

Cũng tương tự như trường hợp một vị vua, vì nhỏ tuổi hoặc hôn ám tửu sắc nên mờ mịt, và bị một quan đại-thần chiếm mất quyền hành cai trị thực tiễn.

Cho nên, cội nguồn của Dịch-học phần lớn cũng nằm trong truyền thống thần-bí Mật Thừa của nhân loại, và được sáng lập bởi những vị Tiểu Thánh hoặc Đại Hiền… Chỉ tiếc rằng những sách vở của người Trung Hoa thường giữ bí-truyền quá đáng, phần lớn những chú giải lại hay lạc vào những mâu thuẫn chi tiết, nên có lẽ trong những người học Dịch, không mấy ai lãnh hội nổi yếu-lý chân-truyền…

Cũng cần nhắc lại rằng: nếu người nào phiêu lưu tu tập quán-môn hoả hầu này mà thân tâm chưa được thanh tịnh, lại không có chân-sư hướng dẫn, thì có khi có thể nhóm cháy được con rắn hoả-hầu noi phía bụng dưới rốn rồi, nhưng lại nhiếp-tâm không khéo, động niệm thành sắc tán loạn, và không đưa luồng hoả-hầu đi lên được. Hoả-hầu không có lối thoát, nên có thường đi xuống, khích động 2 luân-xa dưới cùng sinh hoạt mãnh liệt, khiến cho hành giả trở thành tham dục vô độ. Lúc đó, như kinh Lăng Nghiêm đã nói, bọn ngoại ma sẽ thừa cơ nhập vào hành giả, khiến hành giả tưởng mình đã đắc quả thánh, rồi nghiễm nhiên ngồi thuyết pháp: “Chư thiện-nam tín-nữ! Chẳng còn hoài nghi gì nữa, và chẳng cần kiếm đâu xa nữa. Cái nam-căn ấy tương tự như một ngọn núi khởi lên, nó chính là Nát-bàn. Và nữ-căn ấy, tương tự như một thung lũng trũng- xuổng, nó cũng chính là Nát-bàn. Ngoài ra, chẳng côn Nát-bàn nào khác… ”. Rồi tha hồ mặc tình phóng túng. Hiện nay, có mấy vị tự nhận mình là đạo-sư… có nhiều phần là ở trong trường hợp này. Hoặc luồng hỏa-hầu đi lạc sang những nẻo khác mà không lọt vào được sạn-đạo, khiến hành giả trở thành điên loạn hoặc lâm trọng bệnh. Vụ này, Đạo Gia Trung Hoa thường gọi là Tẩu-hoả-nhập-ma… Điên cuồng hay trọng bệnh cũng chưa quan hệ lắm, và quan-hệ là ở chỗ giới-thân-huệ-mạng của hành giả sẽ bị chìm nổi nhiều kiếp, khó thể phục hồi.

Một lần, có người hỏi kẻ viết rằng: “Nếu tu hành là phải lìa tham dục thô kệch, rồi thăng-hoa nó, thì sợ rằng… một ngày kia, cõi thề gian sẽ hết người chăng? ”

Đó cũng là một câu hỏi chung của một số người mới bắt đầu suy nghĩ về con đường đạo-lý. Và thiển nghĩ có thể trả lời như sau:

Trước hết, đừng nên lo lắng rằng chúng sanh hết mất tham dục thô kệch, và chỉ nên lo rằng chúng sanh không hết được tham dục… Lo chúng sanh hết mất tham dục cũng tương tự như người nước Kỷ ngồi lo trời đổ, hoặc một người, ngồi ngắm biển cả, rồi lo biển cả hết sóng… Trong đạo-lý vận hành của pháp giới, màng lưới của nghiệp-lực và ma-vương lúc nào cũng hiển lộ, không ở cõi này thì ở cõi khác, vô-minh lúc nào cũng hằng-khởi, các lớp chúng sanh vừa là tận vừa là vô-tận, nên lúc nào cũng khởi lên… Những người tu hành là thuộc về chiều-hướng vận-hành đi lên để trở về, vậy chỉ việc lo tát cạn tham dục thô kệch, và chẳng nên lo rằng nó sẽ hết mất.

Vả lại, chỉ nhìn ngay trong các Phật-tử cũng đủ biết, có mấy ai tu hành đúng mức đâu mà lo hết tham dục?!

Lý do thứ hai là: trong đạo-lý vận hành của vũ trụ, loài người chưa phải là cứu cánh của pháp giới, mà chỉ là một trạm, nơi đó, sự giằng co giữa chiều-hướng đi lên đi xuống phát hiện mãnh liệt nhất… Và cứu-cánh của Pháp Giới là những bậc có Đại Bát Nhã, Đại Từ Bi và nhập Pháp Giới trọn vẹn… Vì người chưa phải là cứu-cánh, nên chỉ có quan hệ tương đối.

Lý do thứ ba là: nếu tỷ dụ như chúng sanh một cõi mà hết tham dục thô kệch, thì cõi đó sẽ biến hiện trở thành một cõi như tịnh-độ, và loài người sẽ không thai sanh nữa, mà là hoá-sanh… Hoặc nếu tỷ dụ như trái đất này, vì mất hết tham dục mà trở thành vắng hoe, thì lúc bấy giờ, có thể rằng sẽ có một số vị trời ở Quang Âm Thiên, vì động niệm thanh sắc, nên bị tụt xuống trái đất để sống kiếp người, như trong kinh từng dạy.

TẠM THAY LỜI KẾT

Viết đến đây thì lẽ ra, và để hoàn tất việc tìm hiểu Mật Thừa, tập tiểu luận này còn phải viết thêm mấy chuông dài nữa… Một chương về pháp môn Thiền-quán Hoá-hiện sắc thân Như Huyễn cùng phép Thiền-quán Trung-ấm-thân. Một chương về sự giao-họp thần bí (Union mystique) trong Mật Thừa. Một chuơng về thuyết Tức-thân-thành-Phật của Mật Thừa… thành Phật ở đâu, ở ngay Dục Giới này hay sang ở tầng trời sắc Cứu Cánh, hay ở Tịnh Độ?… Và một chương để so sánh giữa Mật Thừa Ấn Độ Giáo cùng Mật Thừa Phật Giáo, và làm nổi lên những điểm siêu-xuất của Mật Thừa Phật Giáo.

Nhưng kẻ viết xin được ngưng bút nơi đây, và chờ một cơ-duyên khác… Vì một tập tiểu luận quá dài cũng dễ khiến nguời đọc ngại ngùng chán ngán. Vả lại, thiển nghĩ rằng nếu vị Phật-tử nào đã hiểu đuợc Hiển Giáo cùng phần Mật Thừa trình bày trên đây, thì vị đó cũng có thể tự mình tìm hiểu thêm về những điểm còn thiếu sót…

NAM MÔ VÔ NGẠI QUANG NHƯ LAI
NAM MÔ LIÊN HOA MINH VƯƠNG BỒ TÁT
LONG THỌ BÒ TÁT

Trí-độ-tử
Tịnh Liên
LONG BEACH, cuối xuân 1985