chân tu duyên tu

Phật Quang Đại Từ Điển

(真修緣修) Không nhờ sự chú ý, cứ tự nhiên nhậm vận tương ứng với lý thể mà tu, gọi là Chân tu – nương vào lý chân như mà phát khởi sự tu có tâm, có ý thì gọi là Duyên tu. Duyên tu có thể được xem như phương tiện của chân tu. Từ ngữ này vốn do các sư Địa luận sử dụng. Đại sư Trí khải tông Thiên thai cho diệt trừ chân vọng, phá chín cõi, hiển bày cõi Phật là duyên tu, còn dung chân vọng, dứt pháp hiển là chân tu. Lại hai trí không, giả là duyên tu, trí quán trung đạo là chân tu. Đứng về phương diện bốn giáo hóa pháp của tông Thiên thai mà nói, thì ngài Trí khải cho hai giáo Thông, Biệt là Duyên tu, Viên giáo là chân tu. Nghĩa là từ Sơ địa của Biệt giáo trở về trước, từ Sơ trụ của Viên giáo là Duyên tu – từ Sơ địa của Biệt giáo, từ Sơ trụ của Viên giáo trở lên là chân tu. Lại y vào Viên giáo mà tạm lập Chân tu, Duyên tu, từ Sơ trụ trở lên (phần chứng tức) Chân tu. Như Quán vô lượng thọ kinh sớ diệu tôn sao quyển 2 ( Đại 37, 203 trung), nói: Phần chứng tức, tức tâm quán Phật, mượn cảnh hiển tình, tuy được tương tự, nhưng còn thuộc duyên tu – nay thì thân chứng, thuộc về chân tu. [X. Ma ha chỉ quán Q.6 phần dưới – Pháp hoa văn cú Q.4 phần trên – Pháp hoa huyền nghĩa Q.3 phần dưới].