CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 30
Phẩm 9: PHÁ CHẤP NGÃ
(Phần 2)
1. Độc tử bộ dẫn kinh vặn hỏi:
Luận chép: Nếu chỉ có năm thủ uẩn cho đến thì gánh nặng, là Độc tử bộ dẫn kinh vặn hỏi, hoặc năm thủ uẩn gọi là ngã, vì sao Đức Thế Tôn nói như thế, có trọng trách lấy bỏ vì sao ở đây Phật không ứng thuyết, là Luận chủ gạn lại, vì sao đối với giả ngã này không chấp nhận Phật nói như vậy. Không nâng gánh nặng gọi là năng gánh vác, bộ ấy trả lời, năm thủ uẩn gọi là ngã, sau là đảm nhiệm thì có thể gánh vác. Như tông ta nói năng gánh vác là ngã, gánh vác thủ uẩn thì không có lỗi này, vì sao? Là Luận chủ gạn hỏi cho nên Phật không nên nói. Luận vì chưa từng thấy, là Độc tử bộ trả lời, chưa từng thấy có thể gánh vác việc không thể nói cũng không nên nói, là Luận chủ bác bỏ. Ông lập thứ năm không thể nói pháp tạng là ngã, việc này không thể nói cũng không nên nói.
Vì sao? Là độc tử bộ gạn vì cũng chưa hề thấy, là Luận chủ trả lời, chưa thấy không thể nói mà nói, hoặc nói tức là có thể nói chẳng phải không thể nói. Nhận lấy gánh nặng cho đến vì chưa từng thấy là Luận chủ lại gạn hỏi. Nhận lấy trọng trách là ví dụ, có thể nhận lấy trọng trách đó là tham v.v… đã nhận trách nhiệm là năm thủ uẩn thuộc tham v.v… tức là năm thủ uẩn, vì sao năng thủ tức là sở thủ, vì chưa hề thấy. Luận chép: nhưng kinh nói ái cho đến gánh vác, lẽ ra như thế. Luận chủ nêu thủ đảm nhiệm là thuộc uẩn, có khả năng gánh vác cũng thuộc về uẩn, đối với các uẩn cho đến nói rộng, là Luận chủ dùng nghĩa giải thích, tức đối với các uẩn lập sác thủ thú. Phật sợ chấp thật có riêng có ngã thường trụ thật có, văn sau tự chép: Chỉ theo thế tục nói cụ thọ này có tên như vậy. Như trên đã dẫn cho đến Bổ-đặc-già-la, là Luận chủ giải thích ý kinh vì làm cho hiểu rõ lấy uẩn làm ngã, có thể nói vô thường, chẳng thật có tánh. Tự tướng của năm thủ uẩn bức hại được tên trọng trách, Sát-na trước trước dẫn sau sau, nên gọi là gánh vác, chẳng thật có ngã gọi riêng là gánh vác.
2. Dẫn luận chứng minh thật ngã:
Vì Bổ-đặc-già-la cho đến thuộc về tà kiến, tông kia lại dẫn văn luận chứng minh thật ngã, nếu không có thật ngã, thì lẽ ra không có hóa sinh hữu tình bác không gọi là tà kiến. Ai nói không có cho đến lý thật có, là Luận chủ giải thích. Ta không nói chẳng có hữu tình hóa sinh, như Phật đã dạy nên ta nói có lời Phật dạy: Là uẩn nối tiếp có thể đến đời sau, không do thai noãn thấp gọi là hữu tình hóa sinh, vì thật có lý các uẩn hóa sinh, bác bỏ điều này là không nên thuộc về tà kiến, chẳng phải thật ngã, chấp nhận tà kiến này cho nên không nên tu sở đoạn, Luận chủ lại gạn hỏi không bác bỏ ngã tà kiến. Ông nói bác bỏ không có ngã hóa sinh nên gọi là tà kiến, tông ông nói ngã chẳng thuộc Tứ đế, chấp này không lẽ chấp đoạn Bốn đế, lại mê lý nên chẳng tu đạo đoạn vì vậy biết không có bát bỏ ngã tà kiến. Nếu cho rằng kinh nói cho đến nhất tụ nhất ngôn, Luận chủ ngăn kia dẫn văn quá rộng. Kinh nói rằng: Ngã sinh ở thế gian, là nói chẳng phải uẩn,vì uẩn chẳng phải một cũng không đúng lý, trong nhóm uẩn chung, giả gọi là một, như thế gian nói một hạt mè, một hạt gạo tuy có tám nhỏ nhiệm nhiều vật nhưng đều nói chung là một.
Hoặc Bổ-đặc-già-la cho đến sinh thế gian, là Luận chủ gạn hỏi lại, do kinh nói một, thì chẳng phải uẩn một ngã riêng là, sinh ngã lẽ ra có là trái tông của ông, chẳng phải nói sinh như uẩn mới khởi, mà tông kia thông cả ngã sinh chẳng như uẩn mới khởi. Nương vào đâu nói sinh ở thế gian là Luận chủ gạn, ngã sinh ở thế gian chẳng phải như uẩn khởi ? Nương theo nghĩa gì mà nói sanh ở thế gian, y theo thời nay lấy biệt vị, ta vì sống chẳng phải như uẩn mới sinh, chỉ là ngã thủ tân uẩn nên gọi là sinh. Như thế gian nói người có công năng nói dõi là sinh, người ký luận là sinh, nhưng ban đầu thật ra chẳng phải mới sinh. Như thế gian nói già sinh, bệnh sinh, nhưng thật ra già bệnh chẳng phải mới sinh do chấp lấy địa vị khác gọi là sinh, ta cũng như thế, thật chẳng như uẩn, phân biệt mới sinh, do chấp có uẩn gọi riêng là sinh.
3. Luận chủ uẩn kinh để ngăn:
Phật đã ngăn nên cho đến vì Phật đã ngăn: là Luận chủ cũng dẫn kinh ngăn, Phật dạy xả uẩn này và có thể nối tiếp các uẩn khác, chỉ trừ năm uẩn pháp giả, chấp nhận có các uẩn năng nối tiếp, đã ngăn ngã riêng. Ông nói thật ngã xả chấp các uẩn há chẳng ngăn. Luận chép: khế kinh cho đến lấy bỏ các uẩn: là Luận chủ lại dẫn kinh để chứng minh lấy bỏ các uẩn, vô ngã lấy bỏ các uẩn, ông dẫn thí dụ không thành, Luận chủ bác bỏ cả hai thí dụ trước, hoặc nói là ngã thì không cực thành vì ta không thừa nhận, hoặc là tâm không bình đẳng vì niệm niệm diệt mới mới sinh lấy bỏ không thành, thân như tâm đẳng lại như minh đẳng có khác với thân, uẩn cũng khác Bổ-đặc-già-la. Hai thân già bệnh trước sau khác nhau đều không có lấy bỏ, hoặc đồng với số luận nói có chuyển biến, như trước đã phá, lại chấp nhận uẩn sinh cho đến đây khác uẩn và thường.
Nếu uẩn của tông kia sinh, ngã không sinh, thì chắc chắn thừa nhận ngã khác uẩn và ngã là thường, trái với Bổ-đặc-già-la chẳng phải thường chẳng phải vô thường không phải một không phải khác với uẩn. Luận chép: lại ở đây chỉ có một uẩn có khác với uẩn, Luận chủ lại nêu ra chấp kia, ngã một uẩn năm ngã khác uẩn, đại chủng có bốn không khác đại chủng, độc tử bộ lại gạn Luận chủ. Đại chủng có bốn sắc chỉ có một, mà đại chủng không khác tạo sắc. Tuy uẩn có năm ngã chỉ có một, vì sao không chấp nhận chẳng khác năm uẩn Luận chủ giải thích là lỗi của tông kia. Độc tử bộ hỏi vì sao nói là tông kia chấp các tạo sắc là đại chủng luận tông kia nói đại chủng là tạo sắc. Hoặc chấp Bổ-đặcgià-la dù phá chấp, nếu Độc tử bộ chấp ngã và uẩn đồng Giác thiên tạo sắc tức đại chủng, cũng đồng đại chủng là tạo sắc, uẩn tức ngã.
Hoặc Bổ-đặc-già-la cho đến mạng tức thân, là Độc Tử bộ vặn hỏi. Nếu không như tông của uẩn ngã có ngã riêng tức ngay nơi năm uẩn gọi là mạng, Đức Thế Tôn trả lời ngoại đạo, sao không ghi nhận mạng tức thân. Người xem hay hỏi lông rùa cứng hay mềm, Luận chủ trả lời, uẩn giả lập là ngã thì uẩn tức ngã, ngoại đạo vọng chấp thật có ngã riêng đồng khác với uẩn, do ngã không thật có nên giới khác không thành, vì thế Phật không thọ ký. Như người không trả lời lông rùa cứng hay mềm, nếu trả lời thì tức là nói lời khác lạ, không đúng với câu hỏi đầu.
4. Giải thích nghi của Độc tử bộ:
Các Luận sư xưa cho đến là một, là khác với thân, là Luận chủ nêu các vị Luận sư xưa để giải thích nghi của Độc Tử bộ, lời văn rất dễ hiểu, tại sao Phật không nói mạng đều không, là ngoại đạo hỏi? Cũng quán xem người hỏi cho đến không vì nói giả có, Luận chủ trả lời, hoặc các uẩn gọi là mạng, không nói mạng vì bát bỏ các uẩn tùy tà kiến, chẳng thọ pháp khí không vì nói giả có. Luận chép: Lý phải như thế cho đến như kinh có nói rộng. Lại dẫn chẳng thọ pháp khí, không vì nói, hoặc trả lời có sợ chấp thường ngã, nếu đáp là không thì e sinh chấp đoạn nên Phật không trả lời y nghĩa như thế cho đến thì hư hạt giống lành.
Y theo nghĩa như thế cho đến bèn hoại hạt giống nghiệp thiện, theo nghĩa Văn xuôi mà nói bài tụng này. Như hổ ngậm con không chặt không lỏng, nếu gấp nói có mạng thì chấp chân ngã là có, là răng ngã kiến tổn thương, hoặc thả lỏng nói không có mạng bác bỏ ngã thế tục là không, bèn hỏi hạt giống nghiệp thiện do đó không trả lời. Lại nói bài tụng cho đến Phật không trả lời có hay không lặp lại nghĩa trước, lời văn rất dễ hiểu, vì sao không ghi thế gian là thường, do luận sinh luận, những thứ khác không ghi là luận, cũng quán xét người hỏi A-thế-da, là Đáp, vì ý người hỏi khác nhau nhau. Người hỏi nếu chấp là phi lý, thì hai thứ ý lạc đều không thể ghi, hoặc chấp ngã là thế gian, vì ngã thể đều không, chẳng thể trả lời thường, vô thường, vừa thường vừa vô thường, phi thường phi vô thường. Nếu chấp sinh cho đến cũng đều phi lý, hoặc chấp sinh tử cho là thế gian, trả lời thường, vô thường v.v… cũng đều phi lý. Nếu thường cho đến đều không đúng lý, là giải thích chấp sinh tử thế gian, bốn trường hợp trả lời đều có lỗi lời văn rất dễ hiểu. Như lìa hệ tử cho đến không được định ký, là dẫn ví dụ giải thích vì bốn trường hợp nhi hữu biên v.v… đều có lỗi đâu biết bốn nghĩa này đồng là thường, v.v… có ngoại đạo nói cho đến nghĩa đồng với trước, Ôn-để-ca, Hán dịch là năng thuyết, lại vì sao cho đến có bốn? Là hỏi.
5. Đã giải thoát ngũ gọi là Như lai:
Cũng quán người hỏi cho đến nêu câu hỏi, là đáp, kia nói đã giải thoát ngã gọi là Như Lai, nên Phật không trả lời, đồng với lỗi trước, nay nên vặn hỏi cho đến sau khi chết cũng có, là hỏi Độc Tử bộ, kia nói sợ có người rơi vào lỗi thường, là độc tử bộ trả lời, vì tông kia chấp ngã phi thường vô thường, vì sao rơi vào lỗi thường sợ đọa vào thường nên không trả lời sau khi chết có ngã, e rơi vào chấp thường nên vì sao thân hoại. Hoặc Phật trước thấy cho đến do ngã thể đều vô, là Luận chủ bác bỏ, hai lần, hoặc nói chưa giải thoát ngã vì Phật trước thấy, liền thọ ký cho kia Niết-bàn rồi bèn không còn thấy nửa, do không biết có nên Phật không thọ ký có. Tức Bác bỏ đại sư có Nhất thế trí, vì có mà không biết, hoặc chấp Thế Tôn có Nhất Thế trí mà không ghi nhớ, hoặc chấp có ghi nhớ do ngã thể đều không. Hoặc nói Thế Tôn và lỗi thường trụ, hoặc thấy giải thoát ngã kia mà không nói tức lỗi lìa uẩn, vì uẩn diệt ngã tồn tại, và rơi vào lỗi chấp thường vì châp ngã thường. Hoặc kiến phi kiến chẳng phải Nhất thiết trí; Thấy, không thấy đều không thể nói, tức nên nói dần dần là không thể nói Phật là bậc Nhất Thiết trí, chẳng phải Nhất Thiết trí, vì trái với kinh nói Phật là Nhất Thiết trí. Hoặc nói thật có rơi vào chỗ ác kiến, là nêu chấp kia.
Khế kinh gọi là Đế, trụ định chấp vô ngã rơi vào chỗ ác kiến nên biết có ngã, hoặc chấp vô ngã rơi vào ác kiến không thành chứng minh rơi vào chỗ ác kiến, là Luận chủ bác bỏ. Do kinh nói chắc chắn chấp vô ngã rơi vào ác kiến, tức chứng minh có ngã, kinh kia lại nói chắc chắn chấp có ngã vì rơi vào ác kiến cũng chứng minh vô ngã. Nên biết ở đây lìa đoạn thường không chứng minh có ngã, Luận chủ dẫn A-tỳ-đạt-ma chứng minh rõ ràng, nói ngã có hay không là thuộc là thường kiến đoạn kiến, càng ứng lý, vì chấp ngã có không thường đoạn biên, hoặc chắc chắn không có Bổ-đặc-già-la cho đến chắc chắn có Bổ-đặc-già-la, Độc tử bộ gạn hỏi, hoặc không có ngã thì cái gì đáng nói ai trôi lăn sinh tử, không lẽ sinh tử tự trôi lăn, trong kinh đã nói rong ruổi theo dòng sinh tử, nên biết chắc chắn có Bổ-đặc-già-la, hoặc các uẩn nối tiếp ngay đó liền diệt, làm sao có trôi lăn được.
6. Luận chủ hỏi:
Thế nào là trôi lăn sinh tử? Là Luận chủ hỏi, ngã chẳng phải vô thường, làm sao nói trôi lăn sinh tử? Do xả uẩn trước chấp uẩn sau, là ngoại nhân giải thích, ngã chẳng phải vô thường, vì chấp xả uẩn là vô thường gọi là trôi lăn. Nghĩa tông như thế trước đã giải thích rõ, phá ngã nương uẩn, như đốm lửa cháy lan đén trôi lăn sinh tử, là Luận chủ bác bỏ chấp của ngoại đạo rồi tự trình bày nghĩa giả ngã trôi lăn. Trước dụ sau pháp lời văn rất dễ hiểu, nếu chỉ có uẩn gọi là diệu nhãn, ngoại đạo dẫn giáo lý vặn hỏi, uẩn trước đã diệt uẩn sau sinh riêng. Làm sao nay có thể nói nay ngã đối với xưa là đạo sư thế gian, Luận chủ hỏi lại ở đây nói có lỗigì? Hoặc nói năm uẩn giả danh gọi là ngã. Xưa uẩn nay uẩn thể đã khác nhau, vì sao ngã nay là ngã xưa?
Nếu thế là vật gì? Là Luận chủ hỏi lại? Ngoại nhân trả lời đó là Bổ-đặc-già-la xưa ngã tức nay thể ứng với thường trụ, Luận chủ vặn hỏi, tông ông chấp ngã chẳng phải thường, vô thường, hoặc ngã xưa tức ngã nay, thường trái tự tông. Nên nói ngã nay cho đến từng đốt cháy việc kia, là Luận chủ trình bày chánh nghĩa. Như người dùng một ngọn đuốc trước đốt cỏ kia, sau đốt cây gỗ, tuy Sát-na diệt là một nối tiếp, có thể nói lửa này đốt cỏ, chẳng nói trước sau, thể của lửa không khác. Bạch đức Thế Tôn! Nay con là nghĩa của sư xưa. Nói lên xưa và nay là một nối tiếp, chẳng phải trước không diệt, hoặc quyết định cho đến bỏ xa giải thoát, là Luận chủ vân nạn, hoặc quyết định có ngã chân thật, ngã này nhỏ nhiệm, trí Phật trên hết. Lúc quán ngã nay thấy rõ ràng nhất, đã thấy ngã rồi bèn khởi chấp ngã cho đến bị ngã ái ràng buộc, liền chê bai Phật bỏ xa giải thoát, trong văn trước nêu ra lỗi. Trước dẫn giáo lý, sau tổng kết thành.
7. Luận chủ nhắc lại chấp để bác bỏ:
Hoặc nói cho đến lời này vô nghĩa, Luận chủ nhắc lại chấp để bác bỏ, hoặc chẳng phải ngã chấp ngã, bèn khởi ngã ái, với ngã thấy ngã không khởi ngã ái, ở đây gọi là vô nghĩa. Vì sao? Vì ngoại đạo gạn hỏi lý do vô nghĩa, đối với chẳng phải ngã cho đến vô lý làm chứng, là trả lời lý do vô nghĩa. Với ngã chấp ngã, với chẳng phải ngã chấp ngã, chấp mình khác người chẳng có khác nhau, vô lý làm chứng không không có ái, vọng ngã tức ái. Luận chép: kia đối với Phật cho đến khởi thấy như ung nhọt tổng kết lỗi của Độc tử, một loại như thế cho đến lỗi không giải thoát, nói trong Phật Pháp có Độc tử bộ và bác bỏ thể của tất cả pháp đều chẳng thật có. Ngoại đạo chấp có tánh chân ngã riêng, đều đồng như không thể tránh khỏi lỗi không giải thoát, hoặc tất cả loại cho đến đâu thể nhớ biết, các người chấp ngã cùng câu vặn hỏi này hoặc tất cả loại ngã thể đều không có. Sát-na tâm diệt, nào có thể nhớ biết đã từng thọ cảnh và tương tợ cảnh, như vậy nhớ biết cho đến tâm sai khác sinh, Luận chủ dùng nghĩa Kinh bộ trả lời.
Từ trong nối tiếp là tự thân nhớ cảnh tưởng loại là tâm lúc trước, nhớ cảnh chấp tượng tâm phân biệt hạt giống sinh. Sai khác là tên khác của hạt giống, chấp tượng là tác dụng của tưởng. Ban đầu nhớ nghĩ cho đến Vô Gián sinh ngoại đạo hỏi, trước giải thích sau nghĩ nhớ cho đến khởi từ tâm nhớ nghĩ sai khác ở trước sinh tức ức niệm trước là từ các tâm sai khác nào sinh? Từ hữu duyên kia cho đến tâm sai khác khởi, là trả lời. Sơ ức niệm này từ hữu duyên trước kia, pháp tương tợ tác ý kia tương thuộc tưởng tâm sai khác. Không y chỉ sai khác là thân khác, sầu lo tán loạn… là tổn hoại công năng hạt giống, chủ yếu duyên phẩm trước, không bị duyên này làm tổn hoại công năng hạt giống, liền sinh sơ ức niệm tức là sơ ức niệm sinh. Từ duyên cảnh này tác ý đẳng duyên và hạt giống kia sinh, Luận chủ giải thích tuy có như thế cho đến có công năng. Luận chép: kia đối với Phật cho đến ức niệm sinh chắc có hai thứ nhân và duyên mới sinh. Không thấy lìa hai loại này có công năng của ngã, vì sao khác tâm có lý ức niệm. Tông kia vặn hỏi tâm trước tâm sau khác nhau, tâm sau nhớ nghĩ cảnh tâm trước của thiên thọ từ thọ hai tâm khác nhau, từ nhớ được tâm cảnh của thiên thọ.
Câu vặn hỏi này phi lý cho đến vì có tánh nhân quả, nghĩa là tâm trước tâm sau đồng nối tiếp có nhân quả, cho nên tâm sau nhớ cảnh của tâm trước, thiên thọ từ thọ là khác nối tiếp vì không có nhân quả, không nhớ nhau. Chúng ta không nói cho đến sau ghi nhớ biết sinh, là Luận chủ giải thích lại, chẳng phải khác tâm thấy cảnh hay nhớ khác tâm vì một nối tiếp. Nhưng từ quá khứ duyên tâm cảnh kia, hạt giống công năng khác nhau dẫn khởi thời nay hay nhớ nghĩ thức nghĩa là như trước đã nói, vì năng lực nối tiếp chuyển biến khác nhau. Sinh niệm có lỗi gì do năng lực nhớ nghĩ này, sau có nhớ biết sinh, ngã thể đã không có thuần thục là nhớ được, là sư kia hỏi, nhớ được là nghĩa gì? Luận chủ hỏi Luận sư kia, trả lời do niệm hay chấp cảnh. Luận chủ gạn hỏi chấp cảnh có các niệm chăng, đã do nhớ cảnh chẳng lẽ ngoài niệm có chấp cảnh.
8. Sư kia trả lời:
Tuy không khác niệm chỉ do tác giả, là sư kia trả lời, mặc dù ngoài niệm không chấp cảnh riêng, nhưng lúc niệm chấp cảnh thì do có tác giả. Tác giả tức cho đến là loại tâm khác nhau kia, là Luận chủ trả lời ông nói tác giả có khác so với ngã, ta nói tác giả tức là nhân niệm. Nhưng thế gian gọi là cho đến nói kia năng nhớ, Luận chủ giải thích lại. Luận chép: Nhưng thế gian nói Chế-đất-la năng nhớ, với uẩn nối tiếp đặt tên là Chế-đất-la, chẳng phải với thật ngã, từ trước thấy tâm sau nhớ nghĩ khởi, nói kia năng nhớ, Chế-đất-la là tháng giêng, tên của một người sinh vào tháng đó lấy sao này đặt tên, nếu không có ngã thể cho đến nói âm thanh thứ sáu. Là Sư kia văn hỏi. Âm thanh thứ sáu nương thuộc chủ, là Luận chủ đáp. Như vật gì thuộc chủ nào, là Dư kia hỏi, ở đây như ngưu, v.v… thuộc chế-đát-la, là Luận chủ đáp. Kia thế nào là Ngưu chủ? Là sư kia hỏi Y bỉ bỉ kia được tự tại, là Luận chủ đáp. Muốn ở chỗ nào cho đến tìm cầu niệm chủ, là Luận chủ trách.
Đối với cảnh sở Niệm rong ruỗi theo niệm, là sư kia đáp. Rong ruỗi theo niệm là gì? Luận chép: Vì Luận chủ hỏi là khiến niệm khởi, là Sư kia đáp, kỳ lạ thay tự tại cho đến mà rong ruỗi, là Luận chủ trách, sao vì để sinh đây lại dời đổi tức là lỗi năng sinh là sở sinh, ngã so với niệm cho đến khiến niệm hành, Luận chủ hỏi hai lần, Niệm không hành nên chỉ làm cho khởi, là sư kia đáp, niệm là tâm pháp không thể khiến hiện hành, nên ngã làm cho niệm này khởi thì nhờ tên chủ cho đến là niệm chủ, Luận chủ vì sư này giải thích niệm chủ.
9. Luận chủ giải thích:
Các hành nhóm cho đến cũng không lìa nhân, Luận chủ giải thích ngưu cho sư kia nghe chủ và ngưu đều không thật có, chung là các hợp một loại nối tiếp, nhưng có thể khiến kia khác phương biến khác sinh nhân gọi là ngưu chủ, là hay xua đuổi trâu. Nhớ nghĩ đã như thế, đại thể tuy đồng chẳng phải không có chút khác nhau, nhân duyên của thức cho đến nên biết, giải thích hơi khác nhân nghĩa đồng từ duyên hơi khác. Có người nói rằng cho đến Năng liễu v.v… là thứ ba của Đại văn cũng bác bỏ số luận, ý của niệm này là lập năng liễu v.v… là ngã kia, nay lẽ ra vặn hỏi kia cho đến năng liễu cũng thế Luận chủ trước phá dụ xét dụ phá pháp, là hai lần hỏi. Thiên thọ là gì, hoặc là thật ngã hoặc giả sĩ phu thể chẳng phải một vật. Với các hành nối tiếp của Thiên Thọ giả đặt tên Thiên Thọ, đây là bác bỏ dục. Như thiên thọ năng hành, thức năng liễu cũng thế, loại phá pháp, y lý gì nói thiên thọ năng hành, Sátna cho đến âm thinh năng hanh, là tuân chủ đáp. Giả nối tiếp tuy Sát-na diệt, từ đây cho đến kia khác chỗ lúc sanh gọi là hành, nhân gọi hành giả chẳng phải thật ngã, từ đây cho đến kia. Giống như lửa, âm thanh tuy niệm niệm diệt, sanh chỗ khác nên thế gian nói là hành, thiên thọ như thế cho đến cũng nói như thế. Bậc Thánh thuận theo thế gian nên nói như thế.
10. Luận chủ đáp:
Kinh nói các thức cho đến sở tác là gì? Là hỏi. Luận chép: Đều không có sở tác cho đến gọi là liễu cảnh, là Luận chủ đáp, ở đây đồng kinh Giải Thâm Mật ngoại đạo không chung Đà-la-ni, hoặc pháp tạp nhiễm, hoặc pháp thanh tịnh, ta nói tất cả đều không có tác dụng cũng không có Bổ-đặc-già-la, do tất cả pháp lìa tạo tác. Thế nào là tợ cảnh? Là hỏi. Đó là gồm tướng kia gọi là liễu cảnh, khi thức sinh có cảnh tướng gọi là liễu cảnh. Không có căn tướng nên không gọi là liễu căn. Hoặc thức đối với cảnh cho đến nói chuông trống có thể kêu lại giải thích thức năng liễu, như do chuông trống có tiếng, do thức trước làm nhân cho thức sau vì có công năng rõ cảnh, y theo nhân mà nói. Hoặc như ngọn đèn năng hành thức năng liễu cũng thế, là giải thích thứ ba là dựa theo lý gì mà nói ngọn đèn năng hành? Là hỏi. Vì ngọn đèn cháy liên tục cho đến gọi là năng liễu. Là giải thích. Khi ngọn đèn khác nối tiếp cháy gọi là đèn hành, thức đối với cảnh khác gọi là thức năng liễu, ngay thể là năng, hoặc như sắc sinh sắc trụ cho đến lý cũng nên như thế, dùng dụ nói lên không có hành. Như sắc sinh bình đẳng không sinh riêng, thức liễu với cảnh cũng không liễu, hoặc sau thức sinh như mầm cành lá v.v… hữu vi đều có trụ cho đến sau hẳn khác trước, là Luận chủ giải thích. Vì pháp hữu vi có tướng khác, thức sau không thể định tợ với trước.
Nếu khác đây thì tự nhiên từ định lưu xuất, là Luận chủ hỏi ngược lại để giải thích, nếu sau thường tợ trước, thì không xuất định, vì các tâm nối tiếp chủng tánh khác nhau, giải thích có định kế tâm. như tâm người nữ không gián đoạn do chủng tánh khác, chỉ giải thích về sự, tâm người nữ Vô Gián cho đến ngoại duyên khác nhau là giải thích tâm người nữ sau phân biệt, tuy chấp nhận khởi nhiều tâm. Nhưng nếu trước thường khởi là minh liễu, cận khởi, là tiên khởi, do tâm tu lực mạnh như thế. Hoặc sắp khởi vị thân ngoại duyên khác nhau thì không chắc chắn, như thường khởi tâm, hoặc lúc gặp con hoặc khởi tâm là con, thân bịnh khổ xúc liền khởi dị tâm.
11. Giải thích tự quả:
Các vị có năng lực tu hành cho đến sinh tự quả, hoặc do sức tu tâm này thường khởi, những vị có tu thì năng lực mạnh nhất, chẳng lẽ không thường sinh tự quả? Do tâm này có cho đến tối thuận theo, là giải thích, nghĩa là do trụ dị tướng nên không hằng sinh tự quả, vì trụ dị tướng thuận sinh phẩm tâm, các tâm dị loại chỉ có Nhất thiết trí biết, nói về tâm thứ lớp nhỏ nhiệm suy ra Phật có thể biết gồm dẫn bài tụng chứng minh. Nhân khác nhau màu sắc cho đến có thể dễ biết: là nêu dễ so sánh. Sắc sở duyên có nhân khác nhau, chỉ có Phật mới biết, huống chi chẳng phải tánh sắc.
Có một loại ngoại đạo cho đến đều từ ngã, là thứ ba của đại văn phá ngoại đạo, trong phần hai phá Thắng Luận sư, các tâm lúc sinh đều từ ngã là ngã đức, hai câu vặn hỏi trước cho đến như mầm lá v.v… Luận chủ dẫn hai câu vặn hỏi trước gạn hỏi Thắng luận; Ngã đã là một, vì sao thức sau không thường giống thức trước và định thứ lớp. Hoặc cho là do đối đãi chẳng phải cực thành, là phá chuyển chấp, thức không hằng tợ thức trước, do đối đãi ngã và thật cú sắc, ý hợp khác nhau khác nhau. Có thức khác sinh lý chắc chắn không đúng, ngã thể là một cùng hợp không thành nhân. Hai vật hợp đều có diệt hoại, Luận chủ bác bỏ ý hợp với ngã, hai vật hợp có phần hạn, không thể hợp khắp ngã khắp tất cả chỗ vì ý có phần hạn, ngoại đạo tự giải thích hợp tướng, chẳng phải trước sau gọi là hợp, ngã hợp với ý, ý có phần hạn lẽ ra ngã, cũng có phần hạn. Ý chuyển dời lẽ ra ngã cũng chuyển dời, ý hoại diệt nên lẽ ra ngã hoại diệt. Nếu không như thế làm sao gọi là Hợp.
12. Bác bỏ thức hợp với ngã:
Nếu một phần hợp cho đến không phân biệt, là bác bỏ phần hợp, do ngã không phân biệt, trên đây là phá thức hợp với ngã. Nếu chấp nhận có hợp, thì hợp đâu có khác, phá mặc dù chấp nhận có hợp, không chấp nhận hợp ý, ngã thể đã thường, ý không riêng khác, hợp nào có khác sinh thức khác trước. Hoặc đối đãi biệt giác được có khác nhau, là bác bỏ chuyển chấp, hoặc cho là đối đãi biệt giác nên thức sinh có khác, sinh và giác khác nhau đồng sinh thức khó, hoặc đối đãi hành khác cho đến dùng gì ngã tạo tác là phá chuyển chấp, hoặc đã hành biệt ngã ý hợp nên sinh thức khác, thì tâm chỉ đối đãi hành khác nhau năng sinh ý thức, dùng ngã làm gì? Ngã đối với thức sinh, Phổ-sa-ha phá, thức y hành biệt sinh có khác nhau, ngã đối với thức sinh không có dụng mà nói thức sinh do ngã. Như thuốc trị bệnh việc ấy đã thành điên cuồng kiêu mạn nói do ngã chú, Phổ-sa-ha, Hán dịch là cát tường.
Nếu cho rằng hai pháp này cho đến vô lý làm chứng, là bác bỏ chuyển chấp, tâm hành do ngã có, tuy có lời nói này nhưng không có lý chứng thành, hoặc cho rằng hai thứ này cho đến là sở y, là Luận chủ hỏi tướng nương? Ngoại đạo trả lời chẳng phải tâm và hành cho đến ngã là chỗ nương của kia, tâm hành do ngã có, tuy có lời này nhưng không có lý chứng thành, hoặc cho rằng hai thứ này cho đến là sở y, là Luận chủ hỏi tướng nương? Ngoại đạo trả lời chẳng phải tâm và hành cho đến ngã là chỗ nương của kia, tâm hành nương ngã, chẳng phải như bức họa, quả nương theo tường, khí, hoặc như hai thứ này thì có hai lỗi, lỗi ngại nhau, hoặc có lỗi thời biệt trụ. Nếu như thế tại sao Luận chủ gạn ngoại nhân, ngã và giác hành là sở y kia, không như món đồ giữ gìn trái cây, vách giữ bức vẽ, ông nói giác hành nương ngà là thế nào? Đây chỉ như đất cho đến là chỗ nương của bốn vật, là ngoại nhân trả lời, như bốn vật sắc, hương, vị, xúc nương đất. Luận chép: kia nói như thế cho đến giả đặt tên ngã, Luận chủ bác bỏ rằng: Nếu như lời ông nói thì ngã có hai chỗ nương, như đất là chỗ nương của hương, hương v.v… nương địa ngoài bốn thứ này không có đất khác tâm hạnh y ngã ngoài hai thứ này không có ngã riêng.
13. Người ngoài hỏi:
Lại gạn nếu lìa hương v.v… cho đến đất có hương… không? Là người ngoài hỏi, đã nói đất có hương biết có thể có khác với chỗ nơi, nên biết ngoài bốn thứ này có đất riêng, vì nói lên thể của đất cho đến thân tượng gỗ v.v… là Luận chủ giải thích vì hiển rõ thể đất khác nhau, địa thể có hương này v.v… khác. Như thế gian nói vì hiển bày tượng thể không giống mà nói thân tượng gỗ tuy cây là tượng nhưng phân biệt khác với tượng sắt, lại nếu có ngã cho đến sinh Nhất thiết trí, là Luận chủ lại phá hoặc ngã đối đãi hành khác nhau, sao khác nhau thời sinh Nhất thiết trí. Hoặc lúc hành này cho đến quả không thường sinh lại phá mong cầu, hoặc đồng thời sinh Nhất thiết trí do công năng thực hành mạnh ngăn các hành yếu kém, không sinh quả nên không được đồng thời sinh Nhất Thiết trí, đâu từ hành quả mạnh không thường sinh, luận chép đáp: Như thế trước cho đến vì dần dần biến đổi, tông ta chấp nhận dần dần có thay đổi, như trước vặn hỏi rằng: Tu gì sức mạnh nhất, há không thường sinh tự quả, do tâm này có tướng trụ dị, ta trả lời câu vặn hỏi này cũng đồng với luận kia, do thể của hành có dần dần biến đổi.
14. Bác bỏ do hành chuyển biến:
Nếu chấp ngã như thế cho đến thể không khác là bác bỏ do hành chuyển biến, hoặc thức sinh không sinh do nương hành giả, chấp ngã luống uổng, vì hành lực làm tâm sinh khác nhau, đạo kia chấp hành giống ngã giải thích tông tu tâm khác nhau mà sinh. Đã do sức tu nào có liên quan đến ngã, chắc chắn tin cho đến lý không thành, do có thể chứng minh ngã sở y. Tông kia chấp ngã là thật, niệm đức cú, đức nương thật cú không nương cái khác, nên biết ngã thể cũng có khi chẳng được nói không. Chứng minh này phi lý cho đến chỉ có lời nói suông, là Luận chủ bác bỏ ngoại chứng. Ngoại chấp thuộc về nghĩa đức cú như niệm v.v… thể đều chẳng thật, y pháp thật khác, tông ta không chấp nhận, cũng không có cực thành. Tông ta chấp nhận niệm có tánh thật thể riêng vì đều gọi là Thật, theo kinh thuyết có sáu vật thật gọi là quả Sa-môn, sáu vật thật là năm uẩn vô lậu và Trạch pháp. Y thật ngã kia cho đến chỉ có lời nói suông thứ hai là phá y ngã, chỉ đồng với phá trước nên không lặp lại.
Nếu thật không có ngã thì cái gì là ngã thể? Vì ngã phải chịu quả khổ vui nên gây ra nghiệp thiện ác, thể của ngã nếu không có thì ai gây ra nghiệp thiện ác. Nếu vì ngã tạo nghiệp, thì thể của ngã là gì? Ngã chấp cảnh. Luận chép: nói ngã là ngã chấp cảnh, sao gọi là ngã chấp cảnh, là ngoại đạo hỏi? Luận chủ trả lời các uẩn nối tiếp, ngã chấp cảnh tức là năm uẩn nối tiếp, chẳng có ngã riêng. Làm sao biết như thế, làm sao biết ngã chấp cảnh tức uẩn chẳng phải ngã? Luận chép: Vì tham ái kia, là Luận chủ đáp, có hai cách một là do tham ái ngã, tức tham ái thủ uẩn, nên biết thủ uẩn là ngã, cách thứ hai cùng với trắng v.v… cho đến chỉ duyên cá uẩn. Như thế gian nói tôi trắng, cho đến tôi mập hiện thấy thế gian, duyên trắng v.v… mà biết đồng xứ với ngã chấp sinh khởi, như thế gian nói ngã trắng, đen… nên biết tức là cảnh trắng là ngã chấp cảnh. Cho nên biết duyên ngã chỉ duyên các uẩn không duyên ngã, do thân đối với ngã cho đến là thân ngã, là ngoại đạo giải thích lời bắt bẻ của Luận chủ.
15. Giải thích giả ngã:
Ngã có hai thứ thật và giả, thật là chân ngã, thân là giả ngã, do thân đối ngã có ân giữ gìn, giả gọi là ngã. Như nói thần tức là thân ta, thân biết đồng gọi là ngã, đây là giả ngã chẳng phải thật ngã, trong có ân cho đến chấp không đúng là Luận chủ bác bỏ như ông chấp rằng ngã chấp duyên ngã do thân đối với thật ngã có ân giữ gìn, giả nói thân là ngã, mà các chấp uẩn là ngã đều cho là thật ngã không gọi giả. Hoặc chấp nhận nương thân cho đến duyên thân khác khởi, là ngoại đạo hỏi thân thật ra chẳng phải ngã, duyên thân khởi ngã chấp, thân người khác chẳng phải ngã, chẳng lẽ không có ngã chấp duyên thân khác mà khởi. Tha và ngã chấp cho đến thối quen như thế, là Luận chủ đáp vì tự thân và tâm năng chấp thuộc nhau, chấp tự thân là ngã, thân khác và tâm năng chấp không thuộc nhau, không chấp làm ngã. Thuộc nhau nghĩa là gì? Là ngoại đạo hỏi, nói thuộc nhau nghĩa là gì? Luận chép: tánh nhân quả là Luận chủ đáp. Thân và ngã chấp làm tánh nhân quả lẫn nhau gọi là thuộc nhau.
16. Hỏi đáp về Ngã:
Nếu không có ngã thể thì ai chấp ngã. Là ngoại đạo hỏi. Nếu có ngã thể thì ngã chấp thuộc ngã gọi là tánh thuộc nhau. Nếu không có ngã thể, thì ngã chấp thuộc ngã gọi là tánh thuộc nhau? Luận chép: Trước đây đã giãi thích cho đến là quả sở thuộc. Luận chủ chỉ cho đáp trước. Luận chép: Nếu thế thì ngã chấp lấy gì làm nhân? Là ngoại đạo hỏi ngã chấp nhân. Từ vô thỉ nay cho đến có tâm cấu nhiễm, Luận chủ đáp nhân đồng loại, ngã thể nếu không có thì ai có khổ vui, là ngoại đạo hỏi hoặc nương đây cho đến và cây có hoa, là Luận chủ đáp, pháp dụ rất dễ thể hiểu, khổ vui nương cái gì? Là ngoại đạo hỏi, nội lục xứ cho đến nói là chỗ nương của kia, là Luận chủ đáp, tức là nội lục xứ tùy đó khởi, lúc khổ vui nói là nương khổ vui sở khởi. Nếu ngã thật không có ái gây ra nghiệp chịu khổ, đã không có người tạo, người thọ, thì ai tạo nghiệp, ai chịu quả? Tác thọ nghĩa gì? Là Luận chủ hỏi: Tác là tạo tác, thọ là người thọ: là ngoại đạo đáp. Luận chép: chỉ đổi tên chưa hiển rõ nghĩa kia, là Luận chủ trách, nói về pháp tướng, cho đến gọi là Tục v.v… là ngoại đạo dẫn nói về pháp tướng của ngoại đạo, là giải thích. Luận chép: Trong đây các ông cho đến tự tại làm ra, là Luận chủ bác bỏ hai lần nếu nói thật ngã là thiên thọ thì dụ bất cực thành, là nói uẩn thiên thọ bèn chẳng phải tác giả tự tại. Nghiệp có ba thứ cho đến thuộc về nhân duyên, nói rộng các pháp đều là nhân duyên đối đãi đều không tự tại, ông chấp ngã cho đến nên chẳng được tự tại, là Luận chủ bác bỏ thật ngã tự tại. Thật ngã tuy không đối đãi nhân, không có tạo tác nên cũng chẳng phải tự tại.
Do đó ở sau nói cho đến mong cầu không thể được, là tổng kết vặn hỏi. Đối các pháp cho đến gọi là tác giả là Luận chủ tự giải thích tác giả, là phá ngã tác giả, có thể sinh thân nghiệp thắng nhân gì? Là ngoại đạo hỏi. Luận chép: Là từ ức niệm cho đến giống như đây nên suy nghĩ, là Luận chủ giải thích thắng nhân lần lược khởi dụng gọi là tác giả, ngoại đạo chấp ngã. Trong đây không có dụng cho nên chẳng phải tác giả, ngã làm sao lãnh nghiệp quả, Luận chủ trước phá tác giả, đây là phá thọ lãnh quả, trước nêu câu hỏi. Luận chép: Nếu cho rằng quả cho đến đã ngăn dứt. Luận chủ mượn để chỉ cho bác bỏ ở trước. Ngã đối thức tâm sinh không có công năng, chịu khổ vui cũng không có công năng. Nếu thật không có ngã, cho đến tội phước sinh trưởng. Nếu không có ngã, chỉ có uẩn sinh nhân gọi tác nghiệp. Người chịu khổ vui, các phi tình cũng có các tổn ích, vì sao không nói tội phước sinh trưởng. Kia chẳng chịu v.v… cho đến như trước đã nói Luận chủ giải thích câu vặn hỏi gồm phá chấp, chỉ có nội lục xứ thọ các tâm pháp y chỉ xứ, các pháp phi tình chẳng thọ y, vì chẳng y tội phước kia sinh trưởng, ngã chẳng thọ y, như trước đã nói.
Nếu thật không có ngã cho đến sinh quả vị lai, là ngoại đạo hỏi. Luận chép: Nếu có thật ngã sinh quả vị l ai, theo y ngã pháp chẳng phải pháp sinh. Ngã là pháp sở y, phi pháp là năng y, từ pháp phi pháp sinh quả vị lai, như ai nương ai không nên nương ngã, trước đã phá pháp, phi pháp y nghĩa. Nhưng trong Thánh giáo cho đến vị lai sinh quả, Luận chủ dùng nghĩa Kinh bộ giải thích. Hữu Bộ theo hai thứ nghiệp sinh, kinh bộ theo nghiệp hợp sinh, nghiệp nối tiếp cho đến không gián đoạn liền sinh, Luận chủ dùng nghĩa kinh bộ giải thích, đồng thời dụ hiển bày. Luận chép: Nếu thế từ đâu? Là ngoại đạo dụ. Từ nghiệp nối tiếp cho đến mới dẫn sinh quả, là Luận chủ đáp. Nếu thế sao gọi là chủng sinh quả? Là ngoại đạo hỏi hoặc từ lần lược từ hoa sinh, do hạt giống từ sinh quả khác nhau, như thế tuy nói cho đến sai khác sinh lúc nghiệp sinh quả kia chẳng phải Vô Gián sinh, chẳng lìa nghiệp sinh, từ nghiệp kia nối tiếp chuyển biến khác nhau sinh. Sao gọi là nối tiếp chuyển biến sai khác? Trước là Nghiệp gọi là khác nhau, như có thủ thức cho đến trôi lăn trong luân chuyển sinh tử, là Luận chủ chỉ ra sự mà giải thích, đồng thời dẫn tụng chứng minh trong nghĩa này cho đến diệt hẳn, là Luận chủ giải thích các nhân sinh quả diệt hoại khác nhau, lời văn rất dễ hiểu vì sao quả dị thục cho đến có sinh quả khác, là ngoại đạo vặn hỏi, như ngoài quả thuần thục có thể làm nhân cho quả sau, quả dị thục sao không làm nhân dị thục? Chẳng phải thí dụ cho đến không sinh quả khác, Luận chủ giải thích vặn hỏi trước, bác bỏ cả quả sanh. Vả lại chẳng phải thí dụ là pháp đều bình đẳng, là giải thích nạn trước. Nhưng từ chủng quả không sinh quả khác, là phá trước lập chủng quả lại làm nhân, nếu như vậy thì từ chỗ nào sinh ra quả sau? Là ngoại đạo hỏi từ sau khi thuần thục cho đến đổi sang đời khác gọi là chủng, Luận chủ giải thích hậu sanh nhân, ở đây cũng như thế cho đến nên dụ đồng pháp, là Luận chủ hợp pháp. Hoặc do pháp khác dị thục sinh biệt duyên sinh cũng đồng, dị thục.
17. Nói về dị thục:
Trên đây lại tùy theo cho đến lìa Phật thì không thể biết, là Luận chủ giải thích nghiệp nhỏ nhiệm suy ra Phật biết, đồng thời bài tụng chứng minh, lời văn rất dễ hiểu. Dưới đây ba bài tụng, là thứ hai của Đại văn. Trong phần này, về phần khuyến học lưu thông, một là khuyên học Văn tuệ, hai là khuyên học Tư tuệ, ba là khuyên học Tu tuệ, đã khéo nói nhân của đạo tịnh, tịnh là vô lậu, nhân là Phật giáo, Phật nói pháp tánh chân thật, nêu ra đạo thể tịnh nhân, nên xả tối mờ các ngoại chấp xả có ngã giáo, ác kiến tạo tác có nhân ngã giáo cầu tuệ nhãn, khuyên nghe giáo vô ngã, cung Niết-bàn này có một con đường rộng quán lý vô ngã là con đường rộng rãi đến Niết-bàn, ngàn Thánh dạo đi trong tánh vô ngã, ngàn Thánh dạo đi hiển bày con đường rộng tánh vô ngã, nêu ra thể của đạo. Mặt trời ánh sáng Chư Phật thường chiếu: Lời Phật như mặt trời chiếu tánh vô ngã, tuy mở mắt tối mờ không thể nhìn là Tư tuệ, vì Văn tuệ mong cầu nhìn thấy chưa xả giáo. Mà mắt chưa mở, Tư tuệ tuy mở, lìa giáo suy nghĩa, mờ tối không thể thấy.
Thứ ba là khuyên Tu tuệ, người được mở trí là môn tuệ nói về ý, tuệ vô lậu có công năng dứt trừ phiền não gọi là độc, bốn khéo Tu tuệ có thể làm gia hạnh gọi là Môn, để tùy sức mình có thể kham nổi, là chủng tánh học khác nhau. Khắp ngộ sở tri thành thắng nghiệp, ngộ khắp tất cả pháp sở tri đều không có ngã, thành nghiệp cao quý Niết-bàn.