CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 22

Phẩm 6: PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH

(Phần 1)

1. Nói về Hiền Thánh:

Nói hiền Thánh: Thuyết Văn chép: Có nhiều tài hành gọi là Hiền, theo Quế Uyển Châu Tùng chép: Vô sự nào không thông gọi là Thánh. Theo kinh Nhân Vương thì Địa tiền là Hiền, Địa thượng là Thánh, kinh nói ba hiền người Thánh. Theo luận này Thánh nghĩa là đã đắc đạo vô lậu sinh, xa lìa các pháp ác nên gọi là Thánh, đạt được rốt ráo ly hệ đắc, Y theo kinh, luận trên thì vị bảy phương tiện gọi là Hiền, khổ nhẫn trở lên là Thánh, vì phẩm này nói rộng gọi là Phân Biệt, Hiền Thánh cho nên để sau phẩm Tùy Miên, phẩm trước nói về dứt, đúng với diệt đế, đạo là thể của Thánh, Thánh tức đạo đế, đạo là nhân của diệt cho nên nói sau.

Luận chép: Đã nói như vậy cho đến tướng ấy thế nào? Là kiết trước khởi sau. Kiết trước dứt quả, khởi sau diệt nhân, đại văn phẩm này có ba: 1. Nói về thể tánh của đạo. 2. Sở quán của đạo. 3. Y theo đạo nói về nhân. Một hàng kệ tụng sau nói thể tánh đạo. Luận chép: Cho đến cũng là hữu lậu chăng? Kiết trước do kiến tu đạo, nay hỏi hai đạo hữu lậu vô lậu, luận chép: thấy đạo nên biết tu đạo có cả hai? Đáp: Thấy đạo chỉ có vô lậu, tu đạo có cả hữu lậu, vô lậu, tại sao gạn hỏi lý do giải thích trước. Luận chép: Thấy đạo mau có thể cho đến có cả hai thứ? Đáp: Thấy đạo mau có thể trị ba cõi là nhân thứ nhất, đốn chín phẩm kiến thì dứt là nhân thứ hai. do hai nhân này chỉ là vô lậu, đạo thế gian chẳng có công năng này, nên chỉ có vô lậu kiết thành tu đạo, chẳng phải mau dứt hoặc trong ba cõi. Chẳng phải dứt ngay chín phẩm, có khác thấy đạo nên có cả hữu lậu.

2. Thuyết của luận Chánh lý:

Chánh Lý bác bỏ rằng: Đã nói Kiến đạo chỉ có nhân vô lậu nghĩa là một Sát-na dứt chín phẩm, nhân này chẳng chứng, hữu lậu cũng có thể trong một Sát-na đoạn năm bộ. Đâu thể dứt ngay bèn thuộc vô lậu, nay xét điều Chánh Lý đã dẫn không đúng, đoạn hoặc kia, vặn hỏi dứt ngay chín phẩm, phải dùng đạo vô lậu, năm bộ hợp đoạn dễ, phàm vị chỉ hợp đoạn chín phẩm dứt ngay gạn hỏi, thấy đạo dứt ngay chín, do vậy chỉ có vô lậu. Ta dùng chín phẩm dứt ngay làm nhân tại sao đem năm bộ hợp đoạn làm câu gạn hỏi. Luận chép: Như trước đã nói do thấy đế, tướng ấy thế nào? Là thứ hai nói về đạo sở quán. Dưới đây là nói về cảnh của đạo trong văn có hai: Bốn đế và hai đế, một hàng tụng này nói về bốn đế luận chép: Cho đến nói khổ tập đế, văn có hai: Nói bốn đế là thể và nói thứ lớp bốn đế. Văn này chỉ cho ở trước gọi là thể lời văn rất dễ hiểu, thứ lớp bốn đế như kia đã nói. Hỏi (thứ lớp bốn đế như trong phẩm giới, trước nói đạo đế, kế nói diệt đế sau nói khổ tập thứ lớp như thế? Đáp: Không đúng. Tại sao? Là hỏi? Trả lời như nay nói cho đến ba diệt bốn đạo theo thứ lớp như thế. Tự thể của bốn đế cũng có khác, hỏi thể của bốn đế, thể nó cũng đồng thứ lớp khác với trước? Đáp không đúng, vì sao? Là hỏi Luận chép: Như trước đã nói cho đến nói cũng như thế, là đáp, trong bài tụng nói cũng thế là hiển bày thể đồng thuyết trước, bốn đế duyên cớ gì thứ lớp như thế, hỏi lý do thứ lớp trước khổ sau tu đạo. Tùy hiện quán vị cho đến sau mới nói về quả, trước thuận đáp sau giải thích ngược lại lời văn rất dễ hiểu. Nhưng hoặc có pháp thứ lớp trước sau nương bốn đế nói ba thứ lớp, như từ niệm trụ, thân, thọ, tâm, pháp tùy khởi theo thứ lớp, như tứ chánh thắng, chỉ tùy lời nói liền khởi, chẳng thể chắc chắn. Nay bốn đế tùy hiện quán vị theo thứ lớp trước sau, vì sao hiện quán thứ tứ phải như vậy? Hỏi hiện quán, trong gia hạnh vị quán như thế, vì sao gia hạnh vị phải quán như vậy, là hỏi về gia hạnh? Hoặc hữu pháp cho đến khổ tức khổ đế, trước quán nguyên nhân của quả khổ, kế lại quán khổ cho đến nhân tức tập đế, dùng khổ sau quán lý do của tập. Kế lại quán khổ cho đến đạo, tức đạo đế, là trả lời sau khổ tập quán diệt đạo theo thứ lớp. Như thấy người bệnh rồi, cho đến sau đó tìm thuốc hay, là nêu thí dụ hiển bày rõ.

3. Dẫn kinh chứng minh:

Khế kinh cũng nói cho đến khổ tập diệt đạo, là dẫn kinh chứng minh, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Cho nên vị gia hạnh rong ruổi bôn ba như ngựa, đây là hợp pháp, Bà-sa quyển bảy mươi bảy hỏi bốn Thánh đế này kiến lập như thế nào? Là y sự thật, là y nhân quả hay y hiện quán? Nếu y sự thật, đế lẽ ra có ba khổ tập một vật. Nếu y nhân quả đế lẽ ra có năm, vì đạo có nhân quả. Nếu y hiện quán thì đế lẽ ra có tám vì thượng, hạ tám đế. Nên nói bốn đế y theo nhân quả mà lập, vì đạo nhân quả tánh hợp lập một, nghĩa là vô lậu hợp nhân tánh, quả tánh đều có công năng vượt khổ hữu lậu, thế gian sinh già bịnh chết rốt ráo diệt thành nên hợp lập một, nếu vậy nhân tánh quả tánh hữu lậu đều là năng thú khổ, có sinh già bệnh chết thế gian. Lưu chuyển tập hành, lẽ ra cũng được lập, đế lẽ ra có ba, trả lời tuy hành tướng như thế có riêng có chung. Nên kiến lập Thánh đế chỉ có bốn, nghĩa là đối với quả tánh hữu lậu có bốn hành tướng, nhân tánh hữu lậu có bốn hành tướng, và nhân tánh, quả tánh của lậu đạo vô, gồm có bốn hành tướng.

4. Do ba duyên nên lập bốn đế:

Có thuyết nói do ba duyên nên lập ra bốn đế, vì sự thật vì nhân quả, vì chê, tin, vì sự thật, đó là bốn đế sự thật, có hai hữu lậu và vô lậu, vì nhân quả sự hữu lậu có nhân, quả tánh chia làm hai là khổ và tập, vô lậu có hai: 1. Có nhân tánh quả tánh. 2. Có quả tánh, không có nhân tánh có tánh nhân, quả tánh lập thành đạo đế. Có quả tánh không có nhân tánh lập làm diệt đế. Hỏi tại sao hữu lậu có nhân tánh, quả tánh đều lập một đế, nhân tánh, quả tánh trong đạo vô lậu hợp lập một đế. Trả lời duyên chê, tin kia vì có chung riêng, đó là với nhân tánh, quả tánh hữu lậu đều phân biệt khởi chê bai. Một là đối với quả tánh chê bai thật chẳng phải khổ, hai là khác nhau. đối với nhân tánh, quả tánh đạo vô lậu, khởi chung một chê bai, nghĩa là chê bai chẳng phải đạo, sinh chung một tín cho rằng tin là đạo, vì thế ba duyên kiến lập bốn đế.

Lại có người nói y theo hiện quán lập bốn đế, thượng hạ tuy có tám hành tướng đồng hợp lập thành một, hiện quán này gọi là nghĩa gì? Là hỏi tên gọi. Đáp nên biết nghĩa này gọi hiện đẳng giác, nói hiện, quán hiện có nghĩa là hiện tiền, quán là đẳng quán tức là cảnh chánh giác, vì sao ở đây chỉ nói vô lậu, đối hướng Niết-bàn nên được chánh danh, đối hướng Niết-bàn là đối hướng quả, là chân đạo chánh giác cảnh, nói nghĩa đối quán. Đây là giác chân tịnh nên được chánh danh, rõ vô lậu giác mới được gọi Chánh, nên biết trong đây cho đến chẳng phải vật có khác, là nêu ra thể của khổ đế, tập đế. Thể của Khổ tập này là tất cả có chấp năm uẩn, trong mỗi uẩn có nghĩa nhân, nghĩa quả, quả gọi là khổ, nhân gọi là Tập. Hai đế diệt đạo vật cũng có khác, là nêu ra thể của diệt đế và đạo đế. Diệt là trạch diệt vô vi, đạo là hữu vi hữu lậu, nên vật có khác, vì sao trong kinh nói Thánh đế, là hỏi tên bốn đế đã thật, phàm Thánh lẽ ra đồng, vì sao trong kinh nói là Thánh đế. Luận chép: Là bậc Thánh nên được gọi là Thánh. Thánh là chắc thật, nên gọi là Thánh đế, chẳng phải bậc Thánh đây đâu thành luống dối, là vặn hỏi:

5. Nêu thể của diệt đế và Đạo đế:

Bốn đế chẳng phải Bậc Thánh, há chẳng thật khổ cho đến thật đạo là luống dối sao? Vì sao bốn thứ này chỉ gọi Thánh đế? Đối với tất cả là đế cho đến chấp điên đảo, khổ thật là khổ, tập thật là nhân, cho đến đạo diệt khổ gọi chân đạo đối với Thánh với phàm, nghĩa thường như thế. Nhưng chỉ có bậc Thánh nếu thật thấy khổ, cho đến đạo thấy thật đạo, nên gọi là Thánh đế, phàm phu khổ chấp là vui, đạo chấp phi đạo vì chấp điên đảo, không gọi là phàm đế.

6. Dẫn giáo lý chứng minh:

Luận chép: Như có bài tụng cho đến chẳng phải Thánh nói là vui, là dẫn giáo lý chứng minh. Luận Chánh Lý chép: Nhưng bốn đế lý không có khác nhau, vì ở Thánh ở phàm đều như thật. Dựa vào người năng thấy riêng đặt tên Thánh, hoặc ý nói nghĩa chỉ các bậc Thánh đối với bốn đế lý, dùng Thánh hạnh quán tất cả thời hành tướng không khác, vì Thánh hạnh đế lý rất tương xứng, do đế tùy theo hạnh mà đặt tên Thánh đế, chẳng phải như sáu phi Thánh hạnh của thế gian, trước quán địa này là tĩnh v.v… có ba, sau lại quán thành ba tướng thô… chẳng tương xứng nên không nói theo tên gọi kia hoặc ý nghĩa mà nói, chỉ có các bậc Thánh dối với lý bốn đế, dùng Thánh trí quán, một đắc chánh quyết định, không trở lại lý bất định, nên đế tùy trí được gọi là Thánh đế. Tức do lý này Thánh trí quán đế, được đặt tên khổ tập diệt đạo trí. Phàm trí tuy thấy được lý bốn đế được chắc chắn rồi, vì chấp nhận bất định, đế không theo kia được gọi là phàm đế, do đó chỉ nên gọi là trí thế tục.

Hỏi: Vì sao hư không, phi trạch diệt chẳng thuộc đế? Luận Bàsa quyển bảy mươi bảy nói nếu pháp là khổ, (khổ đế là khổ nhân (tập đế) là khổ tận (diệt đế) là khổ đối trị (đạo đế) Thế Tôn lập làm đế. Hư không, phi trạch diệt, chẳng phải khổ chẳng phải nhân khổ chẳng phải khổ tận, chẳng phải khổ đối trị, vì vậy Thế Tôn không lập làm Đế, lại có nhiều giải thích không bằng giải thích này.

7. Nêu chấp khác:

Có Luận sư khác nói cho đến bậc Thánh chẳng phải Thánh đế, là nêu chấp khác, các Luận sư kinh bộ chấp diệt đế đạo đế chỉ là Thánh đế, vì chỉ có Thánh chứng. Hai đế khổ tập có cả phàm Thánh, vì đều thành tựu. Bà-sa quyển bảy mươi bảy hỏi có bốn hành tướng quán quả sinh tử, vì sao quả này chỉ gọi là khổ đế không gọi là phi thường v.v… lạinửa tướng khổ không cung, chỉ pháp hữu lậu là khổ chẳng phải loại

khác nên gọi là khổ đế, chẳng phải thường v.v… ngoài ra là cộng tướng. Nghĩa là phi thường tướng ba đế đều có, không phi ngã tướng khắp tất cả pháp, nên ở đây không gọi các đế như phi thường v.v…

Hỏi: Có bốn hành tướng quán nhân sinh tử, vì sao nhân này chỉ gọi là tập đế. Lại nửa tướng tập chỉ với pháp hữu lậu, có chiêu tập sinh tử chẳng phải vô lậu, tướng nhân, sinh, duyên vô lậu cũng có, vì Thánh đạo cũng có nhân, sinh, duyên. Tập bất cộng nên gọi là đế, có bốn hành tướng quán đối với Niết-bàn, vì sao Niết-bàn chỉ gọi Diệt đế, không gọi ba thứ đế như Tĩnh… Lại nửa, diệt gọi bất cộng cho nên đặt tên Đế, tên diệt chỉ nói lên diệt rốt ráo, tên tĩnh lẫn lộn với định, diệu ly lầm với đạo, nên không gọi là tĩnh diệu, ly đế. Có bốn hành tướng quán đối với Thánh đạo, tại sao Thánh đạo chỉ gọi là đạo đế, không gọi là ba đế như như, v.v… Lại nửa, đạo gọi là chỉ hiển bày hướng về đường Niết-bàn, nên đặt tên đế “Như” lộn Chánh Lý, hành có cả hữu lậu xuất chung với Niết-bàn, nên ở đây không gọi như, hành, xuất đế.

8. Nói về khổ đế:

Luận chép: Chỉ thọ một phần là tự thể của khổ, dưới đây là một hàng tụng là nói về khổ đế, cũng không có lỗi, Văn xuôi giải thích. Trước giải thích chung, sau giải thích riêng, khổ có ba tánh, các pháp hữu lậu hợp với ba tánh này nên gọi chung là khổ đế. Luận chép: Trong đây vừa ý cho đến nên gọi là khổ, là giải thích riêng, trong đây là vừa ý là hành pháp hữu lậu, hợp với lạc thọ gọi là hoại khổ, chẳng phải hành pháp vừa ý, hợp với khổ thọ gọi là khổ khổ. Trừ hai thọ này hợp các hành hữu lậu khác, hợp với xả thọ nên gọi là hành khổ. Luận chép: Tại sao gọi là vừa ý chẳng vừa ý? Là hỏi, trước nói hạnh vừa ý hợp với hoại khổ, sao gọi vừa ý hành với nghĩa là ba thọ như lạc… cho đến được là gọi vừa ý. Là đáp do sức lạc khiến thuận lạc thọ hạnh gọi là vừa ý, cho đến do xả thọ lực hợp thuận xả thọ hành ngoài ra gọi phi vừa ý phi bất vừa ý hành.

Gạn hỏi lý do vì sao lạc thọ v.v… gọi là tánh của hoại khổ, luận chép: nếu các lạc thọ phi thường tức là khổ. Là đáp.

Trước tiên trả lời lý do ba thọ thành khổ, sau đáp lý do thuận khổ. Đây là văn phần đầu. Cho là lạc thọ thành khổ, vì lúc hoại là khổ, như Khế kinh nói lúc các lạc thọ sinh lạc, lúc trụ lạc, lúc hoại khổ, nên trước khí chưa hoại sinh, trụ đều lạc, cho đến lúc hoại mới gọi là khổ, nên biết lạc do hoại thành khổ. Nếu các khổ thọ do thể thành tánh khổ. Như Khế kinh nói lúc các khổ thọ sinh là khổ, lúc trụ là khổ, nên đã sinh trụ đều khổ, do vậy biết được do thể thành tánh khổ. Hoặc không khổ không lạc thọ do hành thành tánh khổ nên gọi là Hành, do các duyên tạo. Như Khế kinh nói chẳng phải thường tức là khổ, đã nói chẳng thường là khổ, nên biết không khổ không lạc thọ, chẳng phải hai thứ trước, tức là do hành thành khổ. Luận Chánh Lý chép: Hữu lậu vô thường đều là khổ.

Luận chép: Như thọ thuận thọ các hành cũng thế.

9. Giải thích các hành thuận thọ:

Thứ hai là giải thích các hành thuận thọ đồng nghĩa với thọ. Luận Chánh Lý chép: Nhưng đức Bạc-già-phạm nói trong Khế kinh lúc khổ thọ sinh lúc trụ khổ, do tánh của khổ thọ kia là khổ, lúc hoại là lạc, lúc khổ thọ hoại, nếu không có lạc thọ, do khổ thọ dứt, dường như lạc hiển hiện nên cũng gọi là lạc so với nối tiếp, dứt vị đặt tên là hoại. Lúc khổ thọ dứt gọi khổ thọ hoại (chẳng phải sát-na hoại) cho đến lúc lạc thọ sinh, lúc trụ lạc không do tánh lạc thọ kia là lạc. Lúc hoại thì khổ nghĩa là các hữu tình lúc chưa lìa nhiễm, tâm thường tìm lạc, đối với lạc hoại vị thì khởi lo buồn v.v… do vậy lạc thọ là hoại khổ tánh, lúc lạc thọ hoại thì nếu không có khổ thọ, dường như khổ hiện hiện cũng là khổ hữu vi, không khổ không lạc thọ, lúc sinh lúc trụ đều chẳng khổ chẳng lạc vì là tánh kia. Tức lúc kia hoại, vì khổ vui tùy một chấp nhận hiển tiền, có thể nói đều có khổ, lúc lạc hoại không chấp nhận có hai, nên Đức Phật đối với đây nói dị biệt, nghĩa là không trí là khổ trí sinh là vui, do thọ này vô trí thêm rộng, thọ này vô minh tùy tăng, do vô trí.

Trong đường ác có đầy đủ vô biên hành khổ sinh khởi rất nhỏ nhiệm nên rất khó biết, chỉ có bậc Thánh mới biết được, nên có bài tụng, dẫn văn tụng đồng với luận này. Luận chép: Có Luận sư khác giải thích cho đến gọi tánh hành khổ, là nêu thuyết khác, ý Luận sư này nói ba khổ đều là trì nghiệp thích, khác nhau với Hữu Bộ hoại rồi sinh khổ gọi là hoại v.v… Nên biết trong đây cho đến hành khổ nên khổ, là giải thích phục nạn, ý phục nạn hoặc rằng: Các duyên tạo ra các hữu lậu, tánh là vô thường đều là hành khổ, vừa ý bất vừa ý lẽ ra cũng là hành khổ. Vì sao nói là hoại khổ, khổ khổ, giải thích rằng: Pháp vừa ý có hoại, khổ hành khổ, hoại khổ bất cộng, hành khổ là cộng, pháp bất vừa ý có hai nghĩa khổ khổ và hành khổ, khổ khổ bất cộng, hành khổ là cộng, ý lý bất cộng mà nói hoại khổ, khổ khổ, đúng lý tất cả đều là hành khổ.

10. Dẫn tụng chứng minh:

Luận chép: Ở đây chỉ có bậc Thánh cho đến duyên cực sinh nhàm chán, sợ hãi, là dẫn bài tụng để chứng minh, do các kẻ ngu cho đến đối với hữu đảnh uẩn, là nói hễ nhàm chán phẩm khổ bậc thượng khổ, không bằng bậc Thánh nhàm chán hành khổ phẩm hạ. Đạo đế lẽ ra cũng cho đến tánh hữu vi, là nạn trước giải thích rằng: Không khổ lạc thọ là do hành thành khổ, vì do các duyên tạo, như Khế kinh nói nếu vô thường tức là khổ, như thọ thượng thọ cũng vậy, y theo đây đạo đế cũng là hữu vi, vì các duyên tạo, vì tánh chẳng phải thường, vì tánh hữu vi nên thuộc về hành khổ. Đạo đế chẳng phải khổ vì các khổ tận, Luận chủ dẫn giải thích của Luận sư khác, Thánh đạo tuy là vô thường, nhưng năng dẫn các khổ hết, không trái tâm Thánh không gọi là khổ, do vậy biết được giải thích của Luận sư khác. Luận Chánh Lý có Luận sư nói Thánh đạo chẳng phải khổ, vì năng trái nghịch là tướng khổ, chẳng phải Thánh đạo khởi sinh trái nghịch tâm Thánh, do đây có thể làm cho các khổ hết.

11. Dẫn thí dụ giải thích:

Nếu quán các pháp hữu vi chỉ hiển bày hữu lậu dẫn thí dụ để giải thích, đạo đế hữu vi vô lậu, trạch diệt vô vi Niết-bàn vắng lặng. Khổ là hữu vi hữu lậu, có trạch diệt kia gọi là Niết-bàn vắng lặng, trong kinh nói quán các pháp hữu vi Niết-bàn vắng lặng cũng do trước thấy pháp hữu vi này, vì là hữu vi khổ, sau quán khổ diệt là vắng lặng, nên biết kinh nói hữu vi là khổ, đây nói hữu vi chỉ hiển bày hữu lậu, nếu đối với các pháp cho đến khổ là Thánh đế, là hỏi, có một cách giải thích cho đến chấp ung thư là vui, là nêu Sư khác của Hữu Bộ giải thích, ý này giải thích vui ít khổ nhiều, theo nhiều gọi là khổ. Luận chép: Có người khác đối với việc này cho đến nói vui cũng là khổ, Cưu Ma-la-đa giải thích, thể của lạc thọ chẳng phải khổ, do ba nhân nên gọi là khổ: Một là năng làm nhân khổ; hai là năng nhóm hợp các khổ; ba là có khổ mong vui. Do ba nhân này nói vui là khổ, đúng lý nên nói cho đến là đế chẳng phải lạc, là nêu Hữu Bộ chánh giải thích Thánh quán ba cõi và lạc thọ đều là khổ, do hành khổ đồng nên gọi chung là khổ đế.

12. Hỏi đáp về khổ:

Luận chép: Vì sao cũng quán lạc thọ là khổ? Là hỏi, do tánh chẳng phải thường cho đến nhất như khổ đạo. Là đáp Thọ lạc cùng hữu lậu khác đồng là vô thường, quán lạc thọ kia trái nghịch tâm Thánh nên gọi là khổ, không chấp lấy tướng lạc thọ vui thích, như lúc dùng khổ quán quán sắc v.v… chấp sắc đồng thượng ngoài tướng trái nghịch gọi là khổ, chẳng phải tướng khổ kia, nhất như khổ thọ. Hữu lậu lạc thọ cho đến giải thích này phi lý. Luận chủ bác bỏ cách giải thích của La-đa, trước đều bác bỏ, sau phá riêng. Năng làm nhân khổ cho đến há thiếu nơi khổ, chẳng lẽ chấp nhân chẳng phải khổ hạnh, các bậc Thánh là nhân khổ thọ, phá uẩn chẳng phải nhân khổ. Kinh lại nói hành khổ là gì? Bác bỏ hành khổ vô dụng, hoặc do chẳng phải thường thì hành tướng đâu khác nhau? Hoặc vô thường nên khổ, tức vô thường hành lẽ ra cũng là khổ hành, hai thứ hành tướng có gì khác nhau? Đáp pháp sinh diệt cho đến năng dẫn hành tướng khổ, pháp sinh diệt nên là hành tướng phi thường, trái với tâm Thánh, là hành tướng khổ, chỉ thấy phi thường biết trái tâm tánh. Đây là hành tướng phi thường dẫn hành tướng khổ, chẳng phải hai thứ đồng.

Các Luận sư của các bộ cho đến thọ chỉ là khổ, trình bày chấp của đại chúng bộ và sư khác của Kinh bộ, làm sao biết như vậy? Là Hữu Bộ gạn hỏi? Vì giáo lý. Là Đại chung bộ trả lời, vì sao do giáo? Là Hữu Bộ hỏi?

13. Dẫn ba kinh để đáp:

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói cho đến gọi là điên đảo là dẫn ba kinh. Để đáp. Thế nào là do lý? là hỏi về lý do các nhân lạc cho đến lý cũng thế, do nhân lạc này không định là lý, sau nhân lạc sinh khổ, nên biết căn bản cũng là nhân khổ, ban đầu gạn không biết lý thứ nhất, lúc trị khổ chắc chắn không có thật vui, do trị khổ nên mới sinh lạc giac. Lúc lìa khổ nặng cho khổ nhẹ là vui, thật ra không có thọ vui, lý thứ hai: Các Luận sư đối pháp cho đến lời này ứng lý, Luận chủ phê bình Hữu Bộ tông, làm sao biết như thế là Đại chúng bộ hỏi, vả lại nên gạn lại cho đến có lạc nên thành gạn hỏi ba chấp. Hoặc cho rằng khả ái cho đến phi khả ái, là luận chủ nhắc lại chống chế vì trước là khả ái, sau phi khả ái, nên biết khả ái cũng chẳng phải thật, nên chứng minh lạc thọ không có lý thật thành. Không như vậy thì khả ái là chẳng phải pháp ái, Luận chủ giải thích nạn, tự tướng của lạc thật là khả ái. Bậc Thánh cho thọ này là chỗ buông lung.

Phải do công lực rộng lớn mới thành, biến hoại vô thường nên phi khả ái, chẳng phải tự tướng kia phi khả ái. Hoặc tự thể kia cho đếnthật có lạc thọ, là Luận chủ hai lận gạn hỏi thành Hữu Bộ tôn, tự tướng thọ năng sinh đáng yêu, vì dị môn quán thọ là khổ.

14. Dẫn kinh chứng minh:

Nên biết tự tướng của lạc thọ khả ái chẳng phải thể là khổ, nhưng Đức Thế Tôn nói cho đến nói như thế, là dẫn kinh chứng minh, Phật nói tất cả đều là khổ, y hai môn khổ hành, hoại mà nói thì khổ thọ có hai đó là khổ khổ và hành khổ. Lạc thọ có hai nghĩa hành, hoại, xả thọ chỉ có một nghĩa hành, hoặc y môn hành khổ quán ba thọ đều khổ, theo hoại khổ môn thì lạc thọ cũng khổ. Quán tự tướng thọ khổ thọ là khổ, hai thứ còn lại chẳng phải khổ, Phật tự giải thích ta nương các hành đều là vô thường, và các cõi đều là biến hoại, ngầm nói tất cả các thọ đều là khổ. Nên biết do môn hành khổ thầm nói là khổ, kinh này không y khổ khổ mà nói như vậy.

Hoặc do tự tướng cho đến thật ra có ba thọ, đây là Luận chủ dẫn kinh gạn hỏi Đại chúng bộ. Ngài Khánh Hỷ đã nói các kinh nói có ba thọ không nói mật ý, nên biết nói ba thọ chẳng phải ý kinh, ngàib Khánh Hỷ đã nói mật ý gì, kinh nay lại nói các sở hữu đều là khổ. Nên biết nói các thọ khổ là kinh mật ý.

15. Nêu câu hỏi chứng minh:

Đức Thế Tôn đã nói chẳng phải liễu nghĩa chân thật, trước nêu câu hỏi chứng minh, sau nêu lời đáp để chứng minh, nói các thọ khổ chẳng phải liễu nghĩa, lại khế kinh vì pháp biến hoại thông cả kinh thứ hai. Kinh nói do khổ quán lạc thọ, lạc thọ có hai, một là môn tự tướng, là đáng yêu nên là lạc tánh, hai là môn y dị, vô thường biến hoại là khổ tánh. Phật dùng dị môn quán là khổ, chẳng phải tự tướng môn quán là khổ, nhưng khi quán lạc, cho đến quán lạc là khổ, là giải thích câu hỏi. Hoặc tự tướng là lạc, dị môn là khổ, vì sao Đức Thế Tôn dạy quán dị môn, không quán tự tướng? Đáp rằng: Nếu quán tự tướng tăng tham v.v… lúc quán dị môn có thể đắc giải thoát, nên dạy quán khổ không dạy quán vui.

16. Nói thọ đều là khổ:

Làm sao biết tự tướng này là vui? Là Đại chúng bộ hỏi? Như có bài tụng chép: Cho đến nên nói thọ đều khổ, là dẫn bài tụng dị môn nói vui là khổ, là nêu bài tụng để trả lời. Lại Khế kinh nói biết ý thuyết là có cả kinh thứ ba, do các thế gian cho đến không thành thật lý, giải thích lý do biệt ý thuyết. Do các thế gian vui ít khổ nhiều, mà cho là đều vui nên gọi là điên đảo, chẳng phải hoàn toàn không có vui mà cho là vui thành điên đảo. Các cõi cũng do vui ít khổ nhiều hoàn toàn cho là vui gọi là điên đảo, hoặc tự tướng thọ cho đến có thắng lợi gì? Là Luận chủ lại gạn hỏi sư Đại chúng bộ tự tướng của tất cả thọ là lạc thuyết đều là khổ, là dục trừ tham, tự tướng tất cả thọ là khổ, Phật nói là lạc có thắng lợi gì? Hoặc cho là Đức Thế Tôn cho đến nói rộng. Luận chủ nhắc lại chống chế để bác bỏ, Thế Tôn nói thọ đều là khổ, nói ngã mật ý. Quán năm thọ thuyết như thật, nên biết đều khổ là dị môn, năm thọ là tự tánh, chẳng phải tùy pháp thế tục nói, dẫn kinh để chứng minh, lời văn rất dễ hiểu. Lại Phật vì sao cho đến phân biệt nói ba lần hỏi, hoặc thọ là một, vì sao pháp đồng nhân phân biệt nói ba. Hoặc cho thế gian cho đến thượng đẳng lạc giác. Luận chủ bác bỏ chấp, hoặc cho thế gian khổ bậc hạ khởi lạc giác, khổ bậc thượng cho là khổ, khổ bậc trung là xả, tùy kia thuyết. Lạc cũng có ba phẩm khác nhau, lẽ ra với khổ bậc hạ khởi thượng lạc giác, khổ bậc trung khởi trung lạc, khổ bậc thượng khởi hạ lạc giác.

Luận chép: Lại thọ thù thắng gạn hỏi cũng thế, khổ thứ hai không thành lỗi, lúc thọ thắng cảnh có khổ bậc hạ gì đối với trung khởi lạc, hoặc khi thọ thắng cảnh có khổ bậc hạ, như vậy thọ cảnh đã diệt chưa sinh, lúc ấy không có khổ bậc hạ, thì lẽ ra lạc giác chuyển càng tăng thắng. Bấy giờ các khổ thượng đẳng đều không có. Phẩm hạ thọ cho đến làm sao ứng lý, là lỗi điên đảo thứ ba, trong ba thọ rõ ràng mạnh mẽ, chỉ có hai thứ khổ và vui xả thọ tối tăm, hoặc lúc phẩm khổ bậc hạ hiện ra trước, chấp nhận là lạc thọ thì rõ ràng, lúc phẩm khổ bậc trung thọ hiện ra trước, chấp nhận xả thọ là tối tăm, hạ thọ rõ ràng, trung thọ tối tăm, nghĩa kia điên đảo nên thành lỗi. Luận Chánh Lý chép: Chấp hạ rõ ràng, trung lại tối tăm, ai là người có trí nhận được chấp này. Ba định sau cho đến ba thọ như lạc… đây là lỗi thứ tư trái nhân quả, Chánh Lý chép: Định tiệm thắng chấp khổ tiệm tăng, đối với phi lý đâu có gì hơn đây, do đó không nên y ba thọ như lạc… là tổng kết bác bỏ.

Khế kinh nói cho đến chút phần thật vui, là lỗi thứ năm trái kinh, lời văn rất dễ hiểu, như thế lại nói cho đến làm chứng bất thành, là kiết phá dẫn giáo lý không thành chứng minh. Lý sở lập nói cũng không thành chứng minh, kế là phá lý, vả lại do các nhân lạc cho đến chẳng phải không quyết định, phá chấp nhân lạc bất định, nghĩa là quán sở y thân phần vị khác nhau, cảnh bên ngoài mới là nhân của vui, hoặc là nhân của khổ, chẳng phải cảnh bên ngoài, như sở y lạnh nóng là nhân của vui, sở y lạnh nóng là nhân của lạc, ngược lại là nhân khổ, nhân khổ, vui chẳng phải chỉ cảnh bên ngoài, cũng y thân phần làm nhân khổ, lạc, phần vị quyết định thì nhân cũng quyết định. Như lửa ở thế gian quyết định lý thành, nêu thí dụ để hiển rõ, lời văn rất dễ hiểu.

17. Bác bỏ nhân vui để thoát sinh:

Trong ba Tĩnh lự vì năng sinh khổ, là bác bỏ nhân khổ bất định, hoặc ba định sau đều có thọ vui, không có thọ khổ kia. Trong ba định sinh ra nhân vui, há không quyết định. Lại kia đã nói cho đến khởi lạc giác, là bác bỏ trị khổ sinh lạc, khi thọ thắng cảnh vì không trị khổ, nên không có lạc giác. Nếu khi chấp nhận như thế cho đến sinh cực lạc giác, đây là bác bỏ, Tĩnh lự lạc cho đến y theo trước nên nói, đây là phá thượng địa không có khổ trị. Lại kia đã nói cho đến nên biết cũng vậy, đây là bác bỏ nhân lạc để thoát sinh, đối với ban đầu lúc đổi vai có thật lạc sinh, hoặc khác đây, sau lúc dễ đầu lẽ ra lạc dần dần tăng, do. Do trước khổ nặng sau dần dần nhẹ, dễ thoát oai nghi sinh ra vui cũng giải thích y theo đây. Hoặc trước không khổ cho đến sinh ra khổ giác, đại chúng bộ gạn hỏi, hoặc ban đầu khi đổi vai không có khổ, vì sao thời gian sau bỗng sinh ra cảm giác khổ. Do thân biến đổi cho đến thật có lý thành là đáp, như rượu theo thời gian mà sinh thành mùi ngọt chua, rượu chua ngọt trước đã có. Do đây chắc chắn biết cho đến như ứng gọi là khổ, trên đây tổng kết thể của khổ đế.

18. Giải thích rộng tập đế:

Thể của khổ hành cũng gọi là tập đế, dưới đây là giải thích Tập đế. Ở đây nói chắc chắn ái là tập, sư kinh bộ dẫn kinh vặn hỏi. Kinh y theo thắng cho đến cũng là tập đế, là Hữu Bộ giải thích kinh, như vậy lý thú do đâu chứng biết? Là kinh bộ gạn hỏi. Ngoài ra trong Khế kinh gọi là Bổ-đặc-già-la, là Hữu Bộ dẫn kinh chứng minh, chẳng phải chỉ thủ ái là tập đế, vì gồm nghiệp vô minh là Tập đế, nên biết nói ái y theo thắng. Khế kinh lại nói cho đến nói có chấp thức là giải thích năm hạt giống, có hai giải thích, cách giải thích thứ nhất có năm gốc, nhánh, cọng, đốt, hạt giống dụ cho có chấp thức, là giải thích thứ hai, năm hạt giống đó là hạt giống trong năm đường, nói có chấp thức, chấp là phiền não, có phiền não thức là nhân trong năm đường gọi là có chấp thức. Trong Khế kinh không nói dụ thuyết, giải thích sau là đúng, trong đây chứng minh kinh chẳng phải chỉ nói ái, kinh kia lại nói bốn thức trụ là đặt để trong địa giới, nói rộng gọi là bốn thức trụ. Năm hạt giống kia đặt để trong địa giới dụ cho năm thủ thức, bốn thức trụ, phiền não và thức bốn uẩn thủ thức này làm nhân, chẳng phải chỉ có ái. Luận chép: Cho nên điều trong kinh nói là mật ý nói Khế kinh nói ái là tập đế, gượng nói theo mật ý. A-tỳ-đạt-ma y theo pháp tướng mà nói, nương pháp tướng nói tức khổ hành pháp nghĩa của nhân là tập, tất cả các hành hữu lậu kia, gọi là Tập đế. Nhưng trong kinh nói cho đến và nhân kia hội hai kinh nói khác nhau, vì ái là nhân, nói riêng khởi nhân, nói đủ ba nhân nghiệp, ái, vô minh, nghiệp là sinh nhân, ái là khởi nhân, vô minh là Nhân nhân, ái là nghiệp nhân, vì vô minh và ái có thể làm nhân nên gọi là Nhân nhân. Làm sao biết như thế? Là hỏi? Đáp vì nghiệp là sinh nhân cho đến trong kinh đã nói. Luận chép: lại trong kinh kia có đầu mối là kinh Đại nhân duyên pháp môn. Sau hành là chi hành. Chữ “Đẳng” bình đẳng chấp mười chi sau đều thứ lớp nói có nhân có duyên và có đầu mối. Tức chi trước là nhân là duyên là đầu mối. Luận Bà-sa quyển hai mươi ba kinh Đại Nhân Duyên Pháp Môn nói Đức Phật bảo ngài A-nan già chết có nhân như thế, có duyên như thế có đầu mối như thế, cho đến nói rộng. Luận Bà-sa theo thuyết sau luận này theo thuyết trước.

Luận chép: Vì kiến lập riêng cho đến và bốn thức trụ, có chỗ chấp thức như hạt giống, bốn thức trụ như ruộng, nên chẳng phải chỉ có ái là thể của Tập đế, là Hữu Bộ kiết pháp gì gọi là sinh pháp gì gọi là khởi, là kinh bộ hỏi? Đáp giới thú sinh v.v… cho đến nên biết cũng vậy. Giới thú v.v… khác nhau, phẩm loại khác nhau, do nghiệp khác nhau xuất hiện gọi là sinh, ái chỉ khiến khởi chẳng phải nhân khác nhau, luận nêu thí dụ hiển bày, lời văn rất dễ hiểu. Ái là nhân phát khởi lý gì làm chứng, là kinh bộ hỏi? Lìa ái hậu hữu cho đến vì chắc chắn theo ái, Hữu Bộ lần thứ nhất chỉ sự trả lời, lại do ai cho đến rong ruổi theo thân hậu hữu đây là dẫn ví dụ thứ hai để giải thích, lại chấp thân sau cho đến như ngã ái, đây là lần thứ ba dùng thắng để giải thích, nhờ lý này chứng minh ái là nhân sinh khởi, đây là tổng kết.

19. Nói về hai đế:

Như vậy Đức Thế Tôn nói đế có bốn, trở xuống một bài tụng là thứ hai nói hai đế. Luận chép: Cho đến y… cũng như thế. Y theo bình, y nói thế tục đế, bác bỏ nói lên chẳng phải thật, lại nếu có vật cho đến lửa v.v… cũng vậy đây là dùng tuệ phân tích chỉ rõ chẳng thật, vật này gọi thế tục đế, giải thích này chẳng phải thật mà gọi là đế. Y theo lý thế tục thật có, chẳng phải luống dối gọi là thế tục đế, giả vật khác đây gọi là thắng nghĩa đế, là nói tướng thắng nghĩa đế. Các vật như sắc v.v… cho đến thọ v.v… cũng vậy, chỉ cho sự giải thích, chân thật có cho đến gọi thắng nghĩa đế, giải thích lý do gọi là thắng nghĩa đế. Tiên Quỹ Phạm Sư cho đến gọi là thế tục đế, là nêu Sư khác trong kinh bộ giải thích, ý Luận sư này nói chánh trí chấp cảnh không điên đảo nên gọi là thắng nghĩa đế, chẳng phải chánh trí chấp cảnh chẳng thật gọi là thế tục đế.

20. Y theo giai vị nói về người:

Đã nói các đế phải nói thế nào? Phẩm Đại trượng thứ ba y theo giai vị nói về người, trong văn có ba đó là Thánh đạo gia hạnh, y theo giai vị nói về người, trong văn có ba đó là Thánh đạo gia hạnh. Y theo ba đường nói về người và các đường khác nhau, trong phần nói về Thánh đạo gia hạnh có ba: Một là nêu chung môn gia hạnh; hai là tịnh thân, khí; ba là nói rộng bảy gia hạnh. Một hàng tụng dưới đây nêu chung gia hạnh, theo Luận Chánh Lý cầu kiến Thánh đế trong sơ nghiệp địa, tập hạnh nghi rất ràng buộc, muốn giải thích riêng, với mong cầu trong các luận tập quán hạnh các bậc Thánh. Tóm lại, người tu hành nên với giải thoát cụ thâm ý lạc quán đức Niết-bàn trái với lỗi sinh tử. Trước nên có phương tiện gần gũi bạn lành, vì bạn lành là căn bản các hành vi ác. Đầy đủ sức nghe được gọi là bạn lành, thì như thầy thuốc, cho đến nói rộng. Luận chép: Cho đến tuệ do khởi tu mà thành là nói về thứ lớp. Trước phải phát tâm sẽ tiến tới thấy đế, thứ hai là an trụ Thi-la, thanh tịnh thứ ba là cầu thuận thấy đế văn tuệ, thứ tư tư duy, thứ năm tu định. tức là trước trụ giới, sau tu ba tuệ.

Ba tuệ trong đây khác nhau thế nào là hỏi tướng của ba tuệ? Sư Tỳ-bà-sa cho đến ba tuệ cũng vậy, là dẫn Bà-sa trả lời. Văn tuệ duyên theo danh, tư tuệ gọi là nghĩa, tu tuệ chỉ có nghĩa, dẫn thí dụ rất dễ hiểu. Có người nói nếu vậy cho đến do văn tu thành, là bác bỏ Bà-sa giải thích, theo luận có nói, tức là Luận chủ dẫn sư khác để bác bỏ, nay xét thấy ba tướng ấy cho đến gọi là do tu mà sở thành. Đây là Luận chủ lập ba tướng đó là y văn, y tư, y tu sinh ba tuệ khác nhau. Luận nói sở thành, cho đến ăn cỏ mà thành, là giải thích thành tên gọi, do nghe mà thành, là nghĩa của nhân, như mạng người nhờ ăn uống, trâu nhờ cỏ để sống theo, Luận Chánh Lý thì tướng của ba tuệ khác nhau thế nào? Nghĩa là như kết duyên danh, gọi là nghĩa cảnh, thật ra ba tuệ lúc thành tròn đầy, tất cả đều chỉ duyên nghĩa làm cảnh. Lúc vị gia hạnh văn duyên với danh, tư duyên với danh và nghĩa, tu duyên với nghĩa, luận Bà-sa quyển bốn mươi hai lời bình nên nói rằng ba tuệ đầu có cả mười sáu hành tướng và các hành tướng khác. Nhưng tuệ do văn tư thành, tự lực nên không tu vị lai, tha lực nên có vị lai tu, tuệ do tu thành, tự lực nên có vị lai tu, ba tuệ đều có cả bốn niệm trụ, tuệ do tư thành hai căn tương ưng, đó là hỷ và xả.

21. Nói về tịnh thân khí:

Các cõi Dục đối với tu siêng năng tu học, dưới đây ba hàng tụng là thứ ba nói về tịnh thân khí, ba trụ bốn Thánh chủng, nêu tên ba thân, luận chép: Thân xa lìa cho đến vui đủ ít muốn, là giải thích nhân đầu, lìa tướng tạp trụ đó là lìa bạn ác. Đây là lìa tướng tạp trụ và lìa bất thiện tầm cả hai, dễ có thể được thành, do vui đủ ít muốn. Theo Luận Chánh Lý thì hai thứ này do đâu dễ thành? Do y phục v.v… vui đủ ít muốn, các cõi phần nhiều mong cầu dụng dụ giúp ích cho đời sống. Ban ngày trấn áp bạn bè xấu ác, ban đêm khởi ác tầm tư do đây không chấp nhận làm cho tâm đắc định, hỷ lúc cho đến không có đại dục, là giải thích nhân kế đó, chẳng phải không cóvui đủ. Nghĩa là được nhiều ít thô và diệu thảy đềuvui đủ, không đại dục là không mong cầu nhiều, không mong cầu thì không có hai thứ khác nhau là thế nào? Không có bất vui đủ và vô đại dục, không có hai thứ khác nhau thế nào, các Luận sư đối pháp gọi là đại dục, ở đây trình bày giải thích của các Luận sư Đối Pháp.

22. Bác bỏ các giải thích:

Luận Chánh Lý giải thích đó là đã được nhiều y phục tốt đẹp, không được bội diệu này, bội đa tức ở, trong đây nói bội thắng lại ưa thích dục nên gọi bất hy túc. Hoặc chưa được nhiều y phục tốt đẹp, mong cầu được gọi đại dục, các vật sở hữu đủ để trị khổ, hoặc càng cầu nhiều liền vượt thiện phẩm, nghĩa trong đây như Khế kinh nói, tùy cõi được thân an vui, làm tâm dễ định và hay nói pháp, nên có vật mong cầu trị khổ là giúp đạo, chẳng phải lỗi lầm, chẳng lẽ không còn cầu cho đến lẽ ra không thành, đây là phá giải thích của các Luận sư đối pháp, sao không cùng cầu gọi bất vui đủ, lẽ ra không khác với đại dục, vì câu duyên chưa đắc cảnh, do vậy nên biết khác nhau. Luận chủ tự giải thích không có lỗi, đã được bất diệu, bất đa, bất sinh vui mừng biết đủ tâm nên gọi là bất vui đủ, chưa đắc các việc như y phục v.v… cầu tốt, cầu nhiều gọi là đại dục, cảnh khác tâm khác chẳng đồng, vui đủ ít muốn dục tham làm tánh là năng trị và sở trị, thể tánh giới hệ rộng hẹp khác nhau. Luận Chánh Lý thì thiện tâm tương ưng cõi Dục hệ vui đủ, ít muốn là cõi Dục hệ. Hai cõi vô lậu, sở trị hai thứ chỉ cõi Dục hệ lấy gì chứng minh biết được, cõi Sắc cõi Vô Sắc cũng có năng trị vui đủ ít muốn, do hiện kiến có sinh tại cõi Dục, từ lúc Sắc, Vô Sắc dẫn khởi, vì sắc trị hai thứ hiện hành viễn, vì năng trị hai thứ hiện hành tăng.

23. Giải thích nhân sau:

Có công năng sinh ra các bậc Thánh cho đến đó là lạc đoạn tu, là giải thích nhân sau trước giải thích Thánh chủng danh, sau nêu thể Thánh chủng. Luận Chánh Lý chép: Như ở cõi Vô Sắc mặc dù không có cảnh oán, mà cũng có được gốc lành vô sân. Cho nên ở cõi Vô Sắc mặc dù không có y… mà cũng có được gốc lành vô tham, như kia không tham thân, cũng không tham tư cụ, do vậy cõi Vô Sắc có đủ bốn Thánh chủng, bậc Thánh thọ dục. Trong Thánh chủng có A-thế-da mà không có gia hạnh các bậc Thánh chủng gọi là Thánh chủng. Thánh chúng đều từ bốn đại này sinh . Lần lược nương kế tiếp thứ lớp không dứt mất trước vì hậu chủng, thế được cực thành, pháp thân các Thánh, đều từ y sinh vui đủ lực dẫn khởi, là Thánh tộc tánh đắc Thánh chủng sinh. Luận Bà-sa quyển một trăm tám mươi mốt hỏi lạc đoạn, lạc tu có gì khác nhau? Đáp lạc đoạn phiền não lạc trụ Thánh đạo, lại đạo Vô Gián gọi là lạc đoạn, đạo giải thoát gọi lạc tu. Thấy đạo gọi là lạc dứt, tu đạo gọi là lạc tu, lại, lạc đoạn nói lên các nhẫn, lạc tu hiển bày các trí, theo

Luận Chánh Lý đoạn nghĩa là ly hệ tu là Thánh đạo, lạc đối với tình rất mến thích, là ưa mến nghĩa diệt và đao, hoặc tu lạc đoạn gọi Lạc đoạn tu, tức ưa mến nghĩa đạo diệt, vì chứng diệt lạc tu đạo.

Vì sao cũng lấy vô tham làm thể? Là đáp vì có thể xả bỏ hữu dục tham, theo Chánh Lý thì chẳng lẽ không phải thứ tư cũng có thể trị sân, v.v… thời cũng dùng vô sân làm tánh chẳng phải không có nghĩa này, nhưng dùng ba thứ thứ làm tư lương, vì ba thứ trước chỉ là tánh vô tham, ở đây cũng tự có thể đôis trị tham, từ hiển nói riêng. Hỏi Thánh chủng vì sao chỉ là hy túc, chẳng phải ít muốn cũng là Thánh chủng chăng? Đáp luận Bà-sa quyển một trăm tám mươi mốt chép: Ít muốn đối với vị lai xứ chưa đắc sự chuyển,vui đủ đối với hiện tại xứ đã được sự chuyển, không thủ chấp hiện tại một Ca-lý-sa-bát-noa làm nạn, chẳng phải vua Chuyển Luân ở vị lai dùngvui đủ nạn lập thành Thánh chủng, Bát-na Hán dịch là Tiền, một Ca-lý-sa tương đương mười sáu bối châu, tám mươi bối châu tương đương một Bát-noa, mười sáu Bát-noa gọi Ca-lýsa-bát-noa. Theo luận Tạp Tâm dịch Ca-lý-sa-bát-na là một đồng tiền là sai.

24. Nói về ít muốn:

Chánh Lý đáp rằng: Do ít muốn cho các vật như y… vì có mong cầu, nghĩa là có ý lạc tánh yếu kém, đối với cảnh chưa đắc không dám cầu nhiều, dù được nhiều chấp nhận cầu không dứt, thấy vui đủ ít có sở đắc, còn cầu thêm huống chỉ là được nhiều. Do vậy chỉ có vui đủ kiến lập Thánh chủng, hoặc ngăn dứt khổ hạnh, dục không nói ít muốn dùng làm Thánh chủng, chẳng phải tâm ngoại đạo kia có thắng dục, hằng có dục yếu kém năng nối tiếp, hoặc tùy sở đắc sinh tâm vui mừng, lại không mong cầu gọi làvui đủ. Đoạn lạc dục là đây là trên hết, hữu tình cõi Dục thường ưa thích dục lạc, lửa dục lạc này trái với tâm xuất gia. Trong lìa hoặc làm cho tâm ám độn, ngăn chướng phạm hạnh, Tĩnh lự hiện tiền, là lỗi rất sâu, vì vui đủ năng trị, chỉ có vui đủ kiến lập Thánh chủng, chẳng phải trong lúc chưa đắc nhiều y v.v… khởi tâm mong cầu sinh vui mừng, huống gì đối với ít, do đó ít muốn đối trị lạc được dục lạc vì chẳng phải trên hết không lập Thánh chủng.

25. Hỏi đáp về vui đủ:

Hỏi duyên y phục v.v… sinh vui đủ, làm sao có thể nói là vô lậu? Đáp ai nói vui đủ ấy là vô lậu, nếu vậy thảnh chủng chấp nhận đều có cả vô lậu, so tăng thượng kia sanh khởi, Thánh đạo kia dẫn khởi từ đó đặt tên, do vậy nói Thánh chủng đều có cả vô lậu chẳng nói duyên y phục v.v… có hỷ đều chung vô lậu, ít muốn vô lậu, y theo đây giải thích thuật rằng: Gọi Thánh đạo làvui đủ v.v… do vui đủ v.v… dẫn sinh, cõi trên đủ bốn), vì nói lên đều gì mà lập bốn Thánh chủng? Đáp do các đệ tử cho đến giải thoát chẳng lậu. Vì sao an lập hai việc như vậy, vì sao an lập sinh cụ sự nghiệp hai thứ sự? Vì muốn đối trị cho đến nói bốn Thánh chủng, đáp: Do đối với ẩm thực, y phục, ngọa cụ, có, không có ái, sinh ái trước, vì đối trị bốn ái nên Thánh chủng chỉ có bốn. Theo nghĩa này cho đến nói Thánh chủng thứ tư, giải thích loại thứ hai, ba thứ trước là ngã sở, loại thứ tư là tự thân. Ba thứ trước là tạm dứt loại thứ ba dứt hẳn. Với thuốc vui đủ sao chẳng phải Thánh chủng. Luận Chánh Lý đáp: Vì không nói hữu ái sinh kia, vì tự ái sinh kiến lập Thánh chủng. Theo kinh chỉ nói có bốn thứ ái sinh, do đó thuốc không được lập làm Thánh chủng, hoặc thuộc về ba thứ tại tiền, nghĩa là thuốc có trong y phục (như bệnh lạnh thường mặc áo dầy v.v…) có bao gồm trong ẩm thực (như bệnh nóng dùng nhiều thức ăn bột) có bao gồm dtrong ngọa cụ (như người lạnh mặc áo lông ngọa cụ dày). Cho nên đối với thuốcvui đủ không lập Thánh chủng riêng, hoặc giả trong đó dẫn sinh lỗi kiêu ngạn, đối trị kia nên kiến lập Thánh chủng, với thuốc không dẫn lỗi kiêu, nên Thánh chủng không có thuốc hy túc, hoặc tất cả mọi người đều thọ dụng. vớivui đủ kia có thể lập Thánh chủng, chẳng phải Tôngiả Phược-cự-la, kia v.v… chưa từng bị bệnh thọ dụng thuốc, hoặc bất cứ lúc nào lẽ ra đều thọ dụng. đối với vui đủ có thể lập Thánh chủng, chẳng phải thọ dùng thuốc bất cứ lúc nào. Luận Bà-sa quyển một trăm tám mươi mốt nói đều đọa ba cõi và không đọa giới.

Cõi Sắc không có uống ăn, cõi Vô Sắc không có ba thứ trước, làm sao ba cõi đều có đủ bốn thứ? Mặc dù kia không có thực mà có công đứcvui đủ, có người nói cõi dưới có đủ bốn thứ, lần lược dẫn sinh cõi trên cũng có bốn thứ. Tôn-giả Thế Hữu nói như vậy, cõi trên tuy không có thực, mà có đối trị, nhưng đối trị có bốn thứ đó là dứt đối trị, yểm hoạn đối trị, trì đối trị và đối trị phần xa. Cõi Sắc với thực v.v… có bốn đối trị, cõi Dục ba trừ đoạn, y theo đây thì giải thoát đạo hậu khởi dục thiện, cũng gọi là viễn phần v.v… Cõi Vô Sắc có hai: Trì và viễn phần, theo đây đạo sau và vô vi đắc đều gọi là Trì.

26. Nói về bảy gia hạnh:

Đã nói như thế tu sở y khí, dưới đây là thứ ba nói về bảy gia hạnh, theo văn có bảy, một hàng tụng này là thứ nhất, nói về giai vị năm dừng tâm, trong văn có hai, trước nói chung hai môn nhập tu, sau giải thích riêng hai môn. Đây là văn đầu. Luận chép: Cho đến có công năng chánh nhập tu, lược nói hai yếu môn, nhập tu yếu môn có nhiều loại, các hữu tình loại hành biệt rất nhiều. Môn nhập tu cũng có nhiều loại, rộng thì rất nhiều kế có năm thứ, đó là tham nhiều bất tịnh, đa sân từ bi đã si duyên khởi, trước ngã sáu cõi, tàm tứ trì tức, nhưng y theo phần nhiều lược nhất là hai môn một là bất tịnh quán, hai là trì tức niệm, nên chỉ hai môn này gọi là yếu môn bất tịnh tự tham, trì tức trị tầm, từ nhiều phần mà nói đều năng trị một. Nhưng thật ra bất tịnh cũng trì tầm v.v… trì tức cũng trị được đã tham… nên Chánh Lý nói y theo trị môn nói bất tịnh quán trị được tham, chẳng phải không trị các thứ khác. Tức niệm trị tầm nên biết cũng vậy. Nhưng trì tức niệm duyên cảnh nhỏ nhiệm không khác nhau, vì sơ duyên hệ thuộc tự nối tiếp, chẳng phải như quán bất tịnh duyên nhiều cảnh bên ngoài nên có thể dừng loạn tầm, có Luận sư nói trị không có công năng kia, trình bày hai thuyết khác nhau của các Luận sư. Trong đây trước nên nói về quán bất tịnh, trở xuống là thứ hai giải thích riêng hai môn một là quán bất tịnh hai là trì tức niệm, y theo môn trước đầu tiên là quán tướng bất tịnh sau là phân biệt nghĩa môn, hai hàng tụng này là môn đầu.

27. Nói về bốn thứ tham:

Luận chép: Cho đến Bốn thứ cung phung tham, là nói về bốn thứ tham, về sắc tham đó là màu sắc tươi như xanh, vàng v.v… hình sắc tham là hình dáng đẹp. Xúc tham trơn láng mịn màng là mềm mại, dịu dàng v.v… cung phụng tham là khéo cúi ngước. Duyên màu xanh bầm v.v… cho đến không có bốn cảnh tham, đây là nói năng trị bốn thứ tham, duyên theo cảnh xanh bầm trái với màu xanh tốt đẹp, duyên thức ăn bị sói, lang, trái với tướng xinh đẹp, duyên trùng muỗi v.v… trái với xúc êm ái dễ chịu, duyên thây chết bất động, trái với việc cung phụng bốn thứ quán bất tịnh này đều trị một loại tham, hoặc quán xương trắng có thể trị bốn tham. Lúc thấy xương trắng không có diệu hiển sắc, diệu hình sắc. Diệu xúc, diệu oai nghi. Y theo Luận Chánh Lý là đây là nói độn căn. Luận Chánh Lý chép đối trị bốn tham y hai tư trạch một là quán nội tử thi hai là quán ngoại tử thi. Người lợi căn trước đối với nội thân da là bên ngoài, từ chân lên đỉnh đầu quán sát cùng khắp, khiến cho tâm nhàm chán, vì muốn phục trị hiển sắc tham nên chuyên tùy niệm trong nội thân phần máu, mủ, dịch, tinh, gân, nhờn, tủy não, đại tiểu tiện v.v… thay đổi hiển sắc, vàng trắng xanh đen như mây như khói, loang lỗ đen sạm không sáng không sạch. Do đây làm cho tâm sinh rất nhàm chán, bèn phục trị được duyên hiển sắc tham, để biết thân này là như thế chẳng phải chỗ nương tựu của ái hiển sắc, đối với tất cả đều được lìa nhiễm.

28. Đối trị tham hình sắc:

Vì muốn phục trị tham hình sắc, nên phân biệt quán sát các chi nội thân là tóc, ba mươi sáu vật như lông… nhóm họp an lập hòa hợp mà thành, lìa đây thì không có các hình sắc như lông… Lại dùng thắng giải phân cắt thân chi thành hai hoặc nhiều, rãi rác dưới đất, nhiều loại cầm thú giành nhau ăn nuốt, xương trắng rơi rớt, chi thể chia lìa. Nhờ vậy làm cho tâm sinh nhàm chán, nhờ đó có công năng phục trị duyên hình sắc tham. Vì muốn phục trị diệu xúc tham, nên dùng thắng giải trừ bỏ da thịt, chỉ quán bộ xương, giống như ngói gạch, nhờ đó làm cho nhàm lìa tâm san, bèn có thể phục trì duyên diệu xúc tham. Vì muốn phục trị cung phụng, nên dùng thắng giải quán sát nội thân, như ngũ, say, chết giấc, bệnh ung thư, chi thân không thể vận động tự do, như lúc già bệnh, hoặc chí, vị chí, bị các việc như thế ràng buộc thân mình, lại quán nội thân không tự tại, đi đứng đều bị ràng buộc bởi các duyên nên phát sinh, trong đó đều không có chút sự chấp nhận của thân phần, có thể làm sở y để cung phụngoai nghi, luống vọng chấp làm năng cung phụng giả. Kia quyết định việc năng cung phụng, nhưng cung phụng gọi là nghĩa, đó là bỉ bỉ thân phần làm duyên. quyết định có thể làm các việc như oai nghi múa, ca, cười, nháy mắt, ngậm miệng, khóc, giỡn v.v… quán sát các việc đó đều không có tánh nhất định. Như đàn không hầu v.v… phát ra âm khúc, tất cả đều là loại huyễn hóa tạo tác, nhờ vậy làm tâm sinh nhàm chán, bèn có thể phục trị duyên cung phụng tham là lợi căn.

29. Hàng phục bốn tham:

Ban đầu tập nghiệp là tuệ do tự thành, quán sát nội thân, năng hàng phục bốn tham làm cho không hiện khởi. Hoặc người độn căn, do căn độn nên phiền não mạnh mẽ khó có thể dẹp trừ điều phục, nhơ sức duyên bên ngoài mới phục trị được. Do vậy trước nên quán sát rõ ràng ngoại tử thi, dần dần khiến phiền não trong tự tâm, bị dẹp phục, nghĩa là kia ban đầu lúc muốn quán bên ngoài tử thi, trước khởi từ tâm cho đến chỗ thí thân, như Thế Tôn nói người mới tu hành muốn cầu phương tiện mau diệt tham dục, phải khởi tâm từ sợ hãi siêng năng tu tâp, cho đến nói đầy đủ. Cho đến chỗ đó rồi vì muốn phục trị bốn thứ tham, nên sợ sệt qua bốn con đương như thế, tu quán bất tịnh quán tướng ngoài thây chết cho đến tướng nội thân cũng thế, nhờ phương tiện này lần lần có thể làm cho tâm rất nhàm chán nội thân, bèn có thể phục trị bốn thứ thâm đã nói ở trước. Vì đối với nội thân thấy tự tánh, vì quán bất tịnh mau thành tựu tròn đầy, nên tu tám tướng phục trị bốn tham, vì muốn phục trị hiển sắc tham, tu quán tướng xanh bầm và tướng vàng đỏ. Vì muốn phục trị hình sắc tham tu quán tướng bị ăn muốt và tướng chia lìa, vì muốn phục trị diệu xúc chạm nên tu tướng phá hoại và tướng xương trắng. Vì muốn phục trị cung phụng tham tu tướng sình trướng máu mủ chảy đầy. Chấp nhận duyên xương, tu quán bất tịnh có cả năng phục tự bốn tham như thế, dùng một trong xương vụn đủ lìa bốn cảnh tham. Luận chép: Vì thế nên nói cho đến, khiến cho không hiện hành. Giải thích quán bất tịnh không đoạn phiền não. Đoạn phiền não là tác ý cộng tướng và duyên khắp một địa mới dứt phiền não, quán xương vụn tác ý thắng giải ít phần duyên, không dứt phiền não chỉ có thể chế phục làm cho không hiện hành.

30. Nói về quán:

Luận Chánh Lý chép: quán ba mươi sáu vật trong tự thân, bình đẳng gọi là nương tự thật mà quán, do tương ưng tác ý với tự tướng, vì thế không thể dứt hẳn phiền não. Y sức thắng giải giả tưởng tu duy các tướng bất tịnh, chẳng thuộc tác ý điên đảo, vì trái với tánh phiền não. Điên đảo: Vốn là muốn cho là không thể thành tựu, đây tùy sở dục năng phục phiền não. Thế nào là điên đảo? Hoặc cho rằng cảnh này chẳng phải đều là xương, hoặc đều là xương, há chẳng phải điên đảo, lý cũng không đúng. Như vậy nên hiểu, cho rằng đối với tâm ác khởi người biết, không hiểu như vậy, nay ta dùng tướng người gỗ quán là điên đảo, giời đây quán hành giả nghĩ rằng: Trong các cảnh giới tuy chẳng phải xương, nay ta vì hàng phục các phiền não. Nên dùng thắng giải quán khắp, là xương đã tùy sở dục như sự thích ứng mà hiểu năng phục phiền não chẳng lẽ là điên đảo? Ở đây quán thế lục hàng phục được phiền não khiến tạm thời không hiện hành, đã có sức phương tiện khéo léo như thế, tại sao chẳng phải thiện, vì thế không có lỗi nạn như thế.

Luận chép: Nhưng sư Dù-già cho đến ba lần siêu tác ý, nói quán bất tịnh có ba vị, đây là nêu ba vị sau nhắc lại giải thích. Nghĩa là quán hành giả cho nên quán ban đầu tập nghiệp vị, giải thích vị thứ nhất khiến lược quán cho đến đã thuần thục là nói về vị thứ hai, vì làm cho lược quán cho đến siêu tác ý vị, là nói vị thứ ba. Có quán bất tịnh cho đến vì có khác nhau, phân biệt bốn trường hợp, đã thuần thục chẳng phải tự tại ít, chưa thuần thục là tự tại ít, duyên tự thân là sở duyên ít, duyên cho đến biến chẳng phải sở duyên ít. Có khi sở duyên ít chẳng phải tự tại ít, là tu đã thuần thục, duyên tự thân. Có tự tại tiểu chẳng phải sở duyên tiểu đó là tu chưa thuần thục, sở duyên cho đến biển, có khi tự tại ít cũng sở duyên ít, nghĩa là chưa thuần thục chỉ duyên tự thân. Có khi chẳng tự tại ít cũng chẳng phải sở duyên ít, đó là đã tu thuần thục duyên cho đến biển, trong lúc đã thuần thục, đã thuần thục là câu thứ nhất, chưa thuần thục là trường hợp thứ hai, chưa thuần thục là trường hợp thứ ba, đã thuần thục là trường hợp thứ tư. Trong sở duyên thì nói tự thân là trường hợp thứ nhất, cho đến biển là trường hợp thứ hai, lại tự thân là câu thứ ba, lại cho đến biển là trường hợp thứ tư. Đây đủ văn luận tự thân cho đến biển, tự thân cho đến biển, thiếu một lớp.

31. Nói rộng nghĩa môn:

Luận chép: Quán bất tịnh này tánh gì mấy địa? Trở xuống một hàng tụng là thứ hai nói rộng nghĩa môn, vô tham là tánh, đây là nêu ra thể. Luận Bà-sa quyển bốn mươi mốt, sư nói là tuệ, một sư khác nói là nhàm, lời bình rằng: Pháp quán bất tịnh này vô tham làm tánh, chẳng phải tuệ chẳng nhàm vì sao? Vì đối trị tham, hoặc quyến thuộc bốn uẩn, năm uẩn làm tánh. Luận Chánh Lý gọi quán bất tịnh lẽ ra là tuệ, lý cũng không đúng, vì quán đều thuận, vì quán bất tịnh gần thì trị tham, đúng ra dùng vô tham làm tánh. Nhân của tham, tướng của tịnh do năng lực quán dứt trừ, nên nói vô tham là chỗ quán, thuận các pháp quán bất tịnh đều là vô tham, chẳng phải các vô tham đều là quán bất tịnh, có công năng phục trị các tham về hiển sắc mới gọi là thể của pháp quán này. Ở đây y theo tự tánh hoặc gồm tùy hạnh, đầy đủ bốn uẩn năm uẩn làm tánh, có cả mười địa cho đến trung gian cõi Dục là nói về y địa, chỉ duyên cõi Dục cho đến do đây đã thành, đây là nói cảnh giới sở duyên khác nhau.

Y theo mười địa vì mười địa này đều có công năng duyên sắc cõi Dục, Bà-sa chép: Do cõi Vô Sắc không duyên sắc pháp quán bất tịnh, cảnh sở duyên chỉ là hiển sắc và hình sắc ở cõi Dục, không duyên các nhập, vì chỉ duyên sắc là duyên nghĩa không duyên danh. Luận Chánh Lý nói sức quán bất tịnh này duyên khắp cõi Dục thuộc tất cả sắc xứ, hoặc cho rằng Tôn-giả A-nê-luật-đà không thể quán trời để làm bất tịnh. Xá-lợi-tử v.v… đối với sắc thân Phật cũng không thể quán là bất tịnh. Vì sao quán này duyên khắp sắc ở cõi Dục, câu vặn hỏi này không đúng, Thắng vô diệt giả, năng quan sắc trời là bất tịnh, Phật có khả năng quán sắc thân mầu nhiệm của Phật cho là bất tịnh, do pháp quán này chắc chắn duyên khắp sắc ở cõi Dục làm cảnh, đã hiển bày duyên nghĩa chẳng phải danh, trên đây đã nói thành đạo duyên cả ba tánh.

32. Nói nương vào thân:

Chỉ sinh cõi người cho đến huống chi sanh các cõi khác, là nói nương vào thân. Luận Chánh Lý ban đầu tập nghiệp chỉ nương cõi người năng sinh pháp quán này chẳng phải Châu-câu-lô ở phía Bắc.

Trong đường trời không có xanh bầm nên không thể sơ khởi, trước đối với đây khởi sau sinh chỗ kia cũng được hiện ra, đây là quán hành tướng chỉ là bất tịnh chuyển là tánh thiện, thể nó là tịnh xét về hình dáng nên nói là tịnh, thuộc về thân niệm trụ, gia hạnh chẳng phải căn bản, tuy tương ưng với ba căn hỷ, lạc, xả mà nhàm câu hành, như khổ tập nhẫn trí, nên luận Bà-sa hỏi chỗ nào khởi pháp quán bất tịnh này? Đáp: Chỉ có ba châu cõi người có thể sơ thiện khởi. Trên cõi trời không có tướng xanh bầm, cho nên sáu tầng trời cõi Dục chỉ có công năng hậu khởi, có thuyết nói sơ, hậu đâu chỉ có tầng trời khởi, sáu tầng trời cõi Dục không có tướng bất tịnh như xanh bầm nên đều không hiên khởi. Hai thuyết của luận Bà-sa không có lời bình, Chánh Lý đồng ý với Luận sư trước, luận này đồng Luận sư sau. Đặt tên bát tịnh chỉ có hành tướng bất tịnh, là nói về hành tướng. Luận chép: tùy đời nào cho đến duyên chung ba đời, là nói về duyên thế.

Thắng giải tác ý chỉ đối hiện cảnh giả tưởng duyên nên không duyên quá khứ, vi lai, như năm thức chỉ duyên hiện cảnh, hoặc quá khứ duyên quá khứ, hoặc hiện tại duyên hiện tại, hoặc vị lai sinh pháp duyên vị lai, hoặc không sinh pháp duyên ba đời, chỉ có thắng giải cho đến chỉ là hữu lậu, là nói lý do chỉ có hữu lậu, hành tướng vô lậu có mười sáu hạnh, chẳng phải thắng giải tác ý tương ưng duy có thắng giải, là nói chẳng phải vô lậu, có cả lìa nhiễm đắc cho đến chưa từng đắc, là nói hai đắc. Luận Chánh Lý lúc bỉ bỉ địa nhiễm đắc, khi bỉ bỉ định, cũng tức là đạt được địa kia quán này, lìa nhiễm được rồi lúc sau cũng do gia hạnh được hiện khởi. người chưa lìa nhiễm chỉ có gia hạnh đắc, trong đây tất cả Thánh, sau cùng có dị sinh, đều có cả chưa từng đắc, còn lại đã từng đắc.

Tỳ-bà-sa nói gia hạnh đắc lìa nhiễm đắc: Sinh đắc có gia hạnh đắc, có lìa nhiễm đắc, chẳng phải sinh đắc. Lìa nhiễm đắc là lúc lìa nhiễm, mà tu đắc vì gia hạnh hiện ra trước, Phật có gia hạnh đắc, Độc Giác hạ gia hạnh, Thanh Văn hoặc trung gia hạnh, hoặc thượng gia hạnh, dị sinh thượng gia hạnh hiện ra trước, từng đắc chưa từng đắc là có cả từng đắc và chưa từng đắc, bậc Thánh Bồ-tát sau có dị sinh, có cả từng đắc và chưa từng đắc, ngoài ra dị sinh chỉ có từng đắc (thuật rằng: Bậc Thánh nghĩa là tất cả bậc Thánh, trong dị sinh có hai: Một là Bồ-tát hậu hữu dị sinh phải là tự dư dị sinh Bồ-tát dị sanh đồng với bậc Thánh, tự sư dị sanh chỉ là từng đắc.

33. Nói về trì tức niệm:

Luận chép: Nói về Quán tướng bất tịnh khác nhau rồi, dưới đây thứ hai là nói trì tức niệm, một hàng tụng có chín môn nói về ý niệm. Luận chép cho đến, khiến nghĩa xuất thân ở đây thứ nhất giải thích tên hơi thở ra vào, trước vào sau ra, do lúc sơ sinh vì hơi thở vào trước. Tuệ do niệm lực cho đến như niệm trụ, thứ hai là giải thích tự tánh, thật ra là tuệ tánh. Nói niệm là niệm lực trì tuệ, đối với cảnh rõ ràng đều tạo tác thành như niệm trụ. Theo Luận Chánh Lý biện thuộc thân phong, lược có sáu thứ là nhập tức phong, xuất tư phong, phát ngữ phong, trừ khí phong, tùy chuyển phong và động thân phong, Phát ngữ phong là có biệt phong là dục vì trước lần lược dẫn khởi, phát ra lời nói thì tâm khởi làm cho tăng mạnh sinh từ chỗ rốn lưu chuyển đến cổ họng, kích động dị thục sinh nuôi lớn đại chủng, dẫn tánh đẳng lưu đại chủng phong sinh, cổ động răng môi, lưỡi, nứu khác nhau, do thế lực này dẫn khởi vị lai hiển danh, cú, văn tạo sắc tự tánh. Trong miệng gọi là ngữ nghiệp, lúc lưu xuất ra bên ngoài chỉ gọi là lời nói (theo văn luận trên nói dị thục đại chủng nuôi lớn đại chủng, chỉ là kích cổ không tạo tiếng. Cổ họng, đại chủng hay gây ra nghiệp âm thanh, đã có ra ngoài chỉ gọi là lời nói, y theo văn luận này cũng có lìa chất thinh).

Tùy chuyển phong nghĩa là có biệt phong tùy khắp thân thể, tứ chi các lỗ chân lông chuyển, do đây nên được gọi là tùy chuyển phong, không y thân chỉ y nghiệp lực, tùy thân lỗ hổng tự nhiên lưu hành. Do đây có thể dứt bỏ các vật hôi dơ cấu bẩn, thối rữa bám vào các lỗ chân lông. Động thân phong nghĩa là có biệt phong, làm kích động thân dẫn khởi biểu nghiệp, nên biết ở đây khởi do tâm làm nhân, khắp các thân chi làm cho bị kích động.

34. Nói về y địa:

Nương cả năm địa nên không khởi chung, thứ ba là nói về y địa, do trì tức niệm chỉ tương ưng xả, tứ thiền không có tức niệm, cho nên chỉ ở ba cận phần trước và ở cõi Dục Tĩnh lự, trung gian, hai thọ hỷ, lạc. Hay thuận dẫn tầm và trái chuyên chú không khởi chung, có người nói căn bản cho đến hơi thở không có, là chống chế thuyết khác. Ở đây chắc chắn duyên phong, cho đến trừ Châu Câu Lô ở phía Bắc thứ tư thứ năm là nói cảnh sở duyên và y thân.

Bà-sa nói sở y chỉ ở cõi Dục chẳng phải cỏi sắc, cõi Vô Sắc có Luận sư nói nương cõi Dục, Sắc chẳng phải cõi Vô Sắc, nhưng lúc sơ khởi phải y cõi Dục. Có cả lìa nhiễm đắc và gia hạnh đắc thứ sáu nói về hai đắc, luận này thông cả hai đắc. Theo Luận Chánh Lý chỉ là gia hạnh đắc, chẳng phải lìa nhiễm đắc, vì người chưa lìa nhiễm chắc chắn do gia hạnh hiện ra trước, vì không thuộc lìa nhiễm đắc địa. Đã nói đều thuộc cận phần địa chẳng phải căn bản, niệm này chỉ là thắng gia hạnh dẫn, không nên nói đây có lìa nhiễm đắc, Sư Câu-xá chống chế rằng: Trong diệt định chép: Phật không có một đức chẳng phải lìa nhiễm đắc. Lại lìa phi tưởng hàng ba thừa phẩm nhiễm thứ chín, công đức hữu lậu trong tận trụ sơ tâm tu chín địa, thuộc định trung gian lìa nhiễm địa, đây là bình đẳng chẳng phải lìa nhiễm đắc chỉ tương ưng với chân thật tác ý, thứ bảy là môn hai tác ý.

35. Nói ngoại đạo không thể khởi:

Luận Chánh Lý chép: cũng có cả thắng giải tác ý, thuyết sau của Chánh Lý đồng với Bà-sa, Tạp Tâm, thuyết trước đồng với luận này. Vì chánh pháp hữu tình cho đến pháp nhỏ nhiệm, thứ tám là nói ngoại đạo không thể khởi, Độc Giác và Phật tự có công năng khởi, Thanh Văn do lơi nói mới có thể khởi, vì pháp nhỏ nhiệm, lại vô thuyết, ngoại đạo không thể tự khởi. Luận Chánh Lý chép: Ngoại đạo kcó vô lậu, vì kia không thể giác pháp nhỏ nhiệm, đây cũng rất trái với ngã chấp, ngã chấp kia có nên niệm đây không. Tướng này tròn đầy cho đến năm chuyển sáu tinh, thứ chín là nói nhân tròn đầy, đây là nêu tên của sáu nhân. Sổ là hệ tâm cho đến cực tụ tán, là giải thích tên gọi thứ nhất, nhưng trong đây cho đến gọi là số đúng, là nói về ba lỗi, theo Luận Chánh Lý lỗi tạp loạn với năm nhập sổ là xuất, với năm xuất sổ là nhập. Theo văn luận này xuất nhập khác nhau hợp thành mười, hoặc ba lỗi đó là lỗi quá ấm, lỗi quá gấp và lỗi tán loạn. Lỗi quá ấm nghĩa là do gia hạnh thái mạn Noãn nên có biếng nhác, hôn trầm, thùy miên trói buộc tâm, hoặc tâm buông lung rong ruổi tán loạn theo cảnh bên ngoài, lỗi quá gấp là do gia hạnh quá nôn nóng nên làm cho thân tâm không bình đẳng khởi. Hoặc lúc gắng sức thường thở ra vào, hơi thở bị bức ép nên khiến cho trong thân không ôn hòa phong khởi. Do phòng này nên ban đầu làm cho thân chi các huyết mạch chạy tán loạn, phong này tăng hay dẫn sinh bệnh, cho đến nói rộng tướng tổn ích. Lỗi quá loạn là do tâm tán loạn nên bị phiền não hàng phục, lúc cho đếm hơi thở nên hít vào trước, do sơ sinh vị hít vào trước tiên, cho đến lúc chết hơi thở ra sau cùng. Như vậy giác, quán sát chết sống với tướng vô thường dần dần có thể tu tập. Hoặc mười trung gian cho đến đắc định, là nói có lỗi khiến trùng số, tùy nghĩa là hệ tâm cho đến niệm hằng theo đuổi, thứ hai là giải thích tùy, căn cứ tùy có tùy nhập, có tùy xuất, đây là thở vào hoặc niệm hơi thở ra cho đến niệm hằng theo đuổi, là nói về tùy xuất, có Luận sư nói cho đến hoặc Phệ-lam-bà, là nêu thuyết khác, Phệ-lam-bà là gió giữa núi thiết vi, Sư chân đế nói Phệ-lam dịch là hằng khởi tức là gió vận chuyển mặt trời, mặt trăng.

36. Nêu thuyết khác:

Đây không đúng lý cho đến vì tác ý chung, là Luận chủ bác bỏ, niệm này chẳng phải giả tưởng tác ý, làm sao được hằng khởi, theo Luận Chánh Lý, kinh Chủ bác bỏ Luận sư kia, niệm này chân thật tác ý chung khởi không lẽ niệm dứt cho đến phong luân. Kia nói dứt niệm căn bản, mặc dù chung cùng thật tác ý, trung gian có thắng giải tác ý khác tương ưng khởi, làm cho chân thật tác ý mau thành. Do vậy trung gian khởi giả tướng này, tuy vậy nhưng không có lỗi xuất tức niệm do tức niệm gia hạnh ý lạc không dứt. Sư Câu-xá nói niệm gia hạnh này cũng chân thật, trong các luận nói chung cho giả tưởng, đều chẳng phải nghĩa đúng, chữ “Chỉ” nghĩa là hệ niệm cho đến là tổn là ích, thứ ba là giải thích chỉ (dừng). Quán là quán sát dùng làm cảnh thứ tư là giải thích quán, chuyển nghĩa là dời chuyển cho đến pháp Thế đệ nhất, thứ năm là giải thích chuyển.

37. Nêu thuyết khác:

Tịnh là thăng tấn nhập thấy đạo thứ sáu là giải thích tịnh, tịnh là vô lậu thấy đạo, đẳng là bình đẳng tu đạo Vô học đạo, có Luận sư khác nói cho đến mới gọi là tịnh, là nêu thuyết khác. Sư trước nói: Vô lậu trở xuống gọi là chuyển, vô lậu trở lên gọi là tịnh, Luận sư sau cho đến có phiền não đắc lại gọi là chuyển, dứt phiền não hết gọi là Tịnh. Vì thuộc sáu tướng cho đến là chuyển tịnh tướng khác nhau, do bài tụng nhiếp giữ sáu tướng trước, tướng hơi thở khác nhau, làm sao biết được, dưới đây một hàng tụng là sáu môn nói về hơi thở, luận chép cho đến vì thuộc một phần, thứ nhất tùy thân hệ, hơi thở ra vào cho đến đều không chuyển là môn thứ hai, trong bốn vị hơi thở không chuyển, chủ yếu trong thân cho đến mới được chuyển, là nêu đủ hai duyên hơi thở mới chuyển. Luận Chánh Lý nói bốn duyên là xuất nhập tức sở thân y thân, lỗ chân lông hở, phong đạo thông và hơi thở ra vào địa thô tâm hiện ra. Trong bốn thứ này hễ thiếu bất cứ một loại nào thì hơi thở liền không chuyển, trong định vô tâm vì tâm không có, sinh cõi Vô Sắc bốn thứ đều không, nên hơi thở không chuyển. Yết-thích-lam ở trong Noãn thai, lỗ chân lông chưa mở, phong đạo chưa thông nên hơi thở không chuyển, hoặc ở Noãn thai Yết-thích-lam vị, hơi thở ra vào chuyển thì lẽ ra tháo động thân còn mỏng manh nên bị tán hoại. Trong đây lẽ ra nói không có thân sở y của hơi thở ra vào. Át-bộ-đàm bình đẳng vị thân mặc dù dần dần dày, mà không có lỗ hổng nên hơi thở không chuyển, dưới đây là thân lổ hổng khai mở hơi thở chuyển, nhập định thứ tư các lỗ chân lông không mở, không hiện tâm thô nên hơi thở không chuyển.

Vì sao chỉ nói nhập định chẳng sinh? Là hỏi hể nói nhập định sinh kia đã thành là đáp. Lại nói hoặc nhập Tĩnh lự thứ tư của thế tục thân không có lỗ chân lông, lý đó có thể đúng, do định đó năng dẫn nhiếp vị mật đại chủng đầy đủ thân, hoặc lúc nhập định thứ tư vô lậu thân này vì sao cũng không có lỗ chân lông. Do kia chỉ dẫn tùy sở sinh địa đại chủng hiện tiền mặc dù thuộc sinh xứ, mà cực vi mạt tương tợ với kia, cho nên không có lỗi.

Pháp sư Thái dùng văn này chứng minh nên biết tạo vô lậu giới bốn đại, tùy thân lớn nhỏ đầy khắp trong thân. Một đủ bốn đại tạo bảy chi giới tùy đại nhiều ít mỗi pháp tạo riêng, đạo giới đã như thế thì định giới cũng vậy. nay giải thích nghĩa không đúng, tùy tâm chuyển giới tâm đều có nhân, vì thân lớn nhỏ bất định, hoặc bệnh tay chân v.v… nên biết bốn đại nhiều ít bất định, đâu được tùy đại chủng kia giới nhiều hoặc ít, mặc dù nuôi lớn đại khắp trong một thân. Nhưng đâu cần phải hay tạo sắc vô biểu. Hoặc sinh địa kia thân không có lỗ chân lông, tại sao sinh kia năng phát ra lời nói? Chẳng phải phát ra lời nói phải do lỗ chân lông mà chỉ do hàm động cũng phát ra tiếng được, như cơ quán phát ra âm thanh đầu cần lỗ chân lông. Có Luận sư khác nói sinh lên địa ấy cổ họng trở lên cũng có lỗ chân lông, có người nói sinh kia năng phát ra lời nói, lúc hiện ra trước tạm thời mở các lỗ chân lông, xét thấy thuyết sau đều không đúng. Kia do đều được thân không có lỗ chân lông, vì sao tùy duyên có lỗ chân lông? Xuất định thứ tự v.v… cho đến thở ra sau rốt, là nói hơi thở ra vào trước sau, vì hơi thở hữu tình số thuộc thân phần hữu tình. Thứ ba tình số phi tinh số môn, y theo đây nêu ra thân chẳng phải hơi thở ra vào vì chẳng phải hữu tình, chẳng có chấp thọ lìa căn. Thứ tư là môn chấp thọ, phi chấp thọ.

38. Nói về chấp thọ:

Luận chánh Lý chép: Chẳng có chấp thọ, do hơi thở thiếu giảm vì chấp tướng thọ, trong thân tuy có chấp thọ phong, mà hơi thở gió này không chấp thọ. Tánh Đẳng lưu này cho đến không có tướng như thế, thứ ngũ là môn năm loại, lời văn rất dễ hiểu, nhưng từ tâm địa trên cho đến có cả cảnh quả tâm, dưới đây thứ sáu nói nói tâm cảnh. Theo văn luận này thân sinh địa trên chỉ đắc khởi oai nghi địa dưới, thông quả tâm, như trong đây nói ý thức không nói ba thức. Vì quán hơi thở nhờ hạ thức khởi oai nghi địa trên, thông quả, chỉ duyên nghiệp sư và việc hóa sự… phát ra không duyên gió địa trên. Tâm vô phú vô ký không duyên hơi thở địa trên, Luận Chánh Lý chép: Tướng trì tức niệm thành mãn như thế nào? Lẽ ra nói rằng: Nếu hành giả quán trụ tưởng quán hơi thở nhỏ nhiệm từ từ lưu xuất, đều khắp thân như một lỗ hổng, hơi thở gió nối tiếp như xỏ châu đến hạt châu cuối cùng. Không thể động thân, không phát thân thức, ngang đây lẽ ra nói giữ hơi thở niệm thành.