CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 23

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÁNH HIỀN

(Phần 2)

1. Nói về bốn niệm trụ:

Đã nói như thế cho đến thế nào là tu? Dưới đây, ba hàng tụng thứ ba nói về bốn niệm trụ, hai bài tụng trước nói về biệt tướng niệm trụ, một bài tụng sau là nói tổng tướng niệm trụ. Hai hàng tụng này nói về biệt tướng, luận chép cho đến tu bốn niệm trụ: Là giải thích chung về ý nghĩa tu niệm trụ. Xa-ma-tha Hán dịch là chỉ, Tỳ-bát-xá-na Hán dịch là quán, theo Luận Chánh Lý đã tu thành chỉ để làm sở y, vì quán mau thành tu bốn niệm trụ, chẳng phải không đắc định có thể thấy như thật. Xét kỹ ý luận là năm pháp quán dừng tâm là dứt tán động, tu riêng chỉ. Bấy giờ, giả tưởng quán bộ xương vụn, một tướng trụ tâm gọi là chỉ, bốn niệm trụ quán lấy tướng khác nhau giữa thân, thọ, tâm, pháp.

2. Vì sao tu tập bốn niệm trụ:

Trong thân lấy nhiều tướng khác nhau, trừ bốn đảo, sinh cái thấy như thật, nên gọi là quán. Vì sao tu tập bốn niệm trụ? Là hỏi: Đáp dùng tự cộng tướng cho đến gọi là Cộng tướng, Luận Chánh Lý dùng tự tướng quán thân, thọ, tâm, pháp. Nghĩa là người tu quán, chuyên tâm một cảnh, dùng cảnh tự, tướng cộng tướng đối với cảnh như thân, mỗi pháp phân biệt quán tu bốn niệm trụ. Phân pháp khác này với pháp khác có nghĩa khác nhau gọi là quán tự tướng, phân pháp khác này với pháp khác không có nghĩa khác nhau gọi là quán cộng tướng. Vả lại, thân niệm trụ quán tự tướng, đó là quán sát tự tánh mười chỗ trong ngoài của thân đều khác nhau, từ nhãn cho đến xúc, mỗi pháp đều có nơi chốn, vì tự tướng. Như thế trong đó đều pháp riêng, có chánh trí sinh gọi là quán tự tướng. Lúc quán tự tướng này được thành tựu tròn đầy, có đạo sắc khởi, lúc đó mới đặt tên gọi tự tướng chủng tánh thân niệm trụ.

Đây cũng biết khắp tự tướng của pháp kia, do đây đều riêng có chánh trí sinh, chẳng phải trong các cảnh đều sinh một trí, có người nói chẳng phải trong tự tướng quán sắc vô biểu, vì sắc vô biểu rất giống với Vô Sắc phẩm, có thuyết nói pháp quán này cũng quán vô biểu vì có đạo sắc sinh, kế là quán thân niệm trụ cộng tướng, nghĩa là quán sát tướng của mỗi chỗ trong thân, tuy có khác nhau mà thân đồng khác. Lại lúc ấy quán mười một xứ, đều là sắc tướng không có khác nhau, nghĩa là đều không vượt đại chủng sở tạo. Như thế đối với một loại pháp kia, có chánh trí sinh gọi là quán cộng tướng, lúc quán cộng tướng này được thành tựu tròn đầy, có đạo sắc khởi. Bấy giờ, mới đặt tên cộng tướng chủng tánh thân niệm trụ, đây cũng biết khắp pháp công tướng kia, do đây đều có một chánh trí sinh, chẳng phải trong các cảnh đều sinh một trí (nói đạo sắc là cảnh sắc trong thiền định).

3. Tự tánh của thân, thọ tâm pháp:

Luận chép: Tự tánh thân: Cho đến trừ ba pháp còn lại là nêu ra tự tánh của thân, thọ, tâm, pháp, theo truyền thuyệt ở tại định cho đến như thế nên biết, là nói về thành tựu tròn đầy. Như ứng tri, tùy sở ứng đó có thể phân tích từng phần, mỗi phần quán gọi là thành mãn vị. Luận Chánh Lý trước nói đồng với luận này, hoặc như trước nói quán tướng rốt ráo đó là hậu hậu vị gốc lành thêm lớn, như nước đầy tràn lai láng trong ruộng, có người nói như lửa cháy chẳng phải tướng ái khởi. đây có hai thứ một là làm phát khởi sân, hai là khiến cho không vui, trong đây chỉ có tướng làm cho không vui. Do tập sự hoặc chưa tự tại, vì cầu thành tựu tròn đầy nên khởi tâm ưa thích, thói quen đã được tự tại, dứt tâm mong cầu nên không ưa thích. Thế nào gọi là thể của bốn niệm trụ là hỏi? Bốn niệm trụ này cho đến có sở duyên khác nhau, là đáp: tự tánh niệm trụ cho đến có ba thứ niệm trụ, đây là nhắc lại tự tánh thứ nhất, là giải thích, tức là ba tuệ văn, tư, tu, làm thể, tức là gọi ba tuệ này là niệm trụ. Nói tự tánh là phân biệt với sở duyên, tương tạp dùng tuệ làm thể, gọi là Tự tánh, chẳng phải như xen lẫn và sở duyên kia chẳng phải niệm trụ, xen lẫn với niệm trụ và làm sở duyên, từ tự tánh đó gọi là Niệm trụ.

Luận chép: Tương tạp niệm trụ cho đến các pháp làm thể, là nhắc lại ba niệm trụ, còn lại để giải thích. Pháp tuệ câu hữu và tuệ làm thể, xen lẫn nhau nên đều gọi là tương tạp niệm trụ. Sở duyên niệm trụ làm sở duyên của tuệ cũng thuộc tuệ, vì các pháp làm sở duyên của tuệ, đâu biết tự tánh là tuệ chẳng phải cái khác là hỏi. Kinh nói đối với thân cho đến lần lượt quán dụng, là đáp. Trong Khế kinh nói lần lượt quán thân chẳng phải tuệ thì không thể, nên biết niệm trụ dùng tuệ làm thể, vì sao tuệ được đặt tên là niệm trụ? Thể đã là tuệ vì sao gọi là Niệm? Luận chép: Sư Tỳ-bà-sa cho đến do sức giữ gìn là đáp, tuệ do niệm giữ gìn, tuệ gọi là niệm trụ, quả tuệ này gọi tên từ nhân niệm, nên Luận Chánh Lý chép, đâu biết tuệ trụ phải do niệm lực, do có tuệ niệm thêm sáng.

Lẽ ra nên nói cho đến liền trụ không sai lầm, là Luận chủ giải thích, tuệ khiến cho niệm trụ, được gọi là niệm trụ. Tuệ là nhân, niệm trụ là quả, tuệ gọi là niệm trụ, nhân được gọi là quả, dẫn hai kinh đẻ chứng minh, lời văn rất dễ hiểu, Luận Chánh Lý sư có cả hai cách giải thích. Tiếng Phạm là A-ni-luật-đà Hán dịch là Vô diệt, nhưng có kinh nói cho đến thọ tâm pháp diệt, là giải thích vặn hỏi. Ý câu hỏi nếu bốn niệm trụ lấy tuệ làm tánh, vì sao nói do thực xúc, danh sắc, tác ý nên tập diệt cũng thế? Nên biết kia nói cho đến đắc an trụ đây là giải thích. Kinh này nói thân, thọ, tâm, pháp là niệm trụ sở duyên, sở dĩ duyên thân v.v… gọi là niệm trụ, vì tuệ đối với thân v.v… kia đắc trụ. Thân v.v… gọi là thân v.v… niệm trụ, thực v.v… và thân v.v… làm nhân nên thực v.v… nhóm hợp thân v.v… chẳng nói tự tánh niệm trụ.

Phân biệt niệm trụ cho đến đều có ba thứ, đây là y theo tự, tha trong câu nối tiếp, phân ra bốn niệm trụ đều thành ba, nên Luận Chánh Lý chép: Thân v.v… các niệm như trụ đều có ba thứ vì duyên trong ngoài đều có khác. Vả lại thân niệm trụ có ba thứ, duyên tự nối tiếp gọi là nội, duyên than thân gọi là ngoại, cả hai thứ duyên gọi là nội ngoại, do có ngã ái mà mạn Noãn. Lẽ ra quán nội thân giống như cảnh bên ngoài (theo Luận Chánh Lý trong tha nối tiếp duyên tha thân, chấp chẳng phải nối tiếp). Luận này văn lược không nói Đẳng.

4. Nói về thứ lớp:

Thuyết bốn niệm trụ này kế tùy sinh, là nói về thứ lớp. Sinh lại duyên gì thứ lớp như vậy? Là hỏi về thứ lớp sinh, vì tùy cảnh thô nên trước quán, là giải thích thứ nhất. Luận Chánh Lý chép: Hoặc tùy sở duyên thô tế sinh, nhưng chẳng do tâm này quán sau cùng , vi trong pháp Niết-bàn rất nhỏ nhiệm. Hoặc các dục tham theo thứ lớp như thế, là giải thích thứ hai, lời văn rất dễ hiểu.

5. Nói về tạp duyên không tạp duyên:

Bốn niệm trụ này cho đến không thêm không bớt, là giải thích niệm trụ chỉ có bốn, do đối trị bốn điên đảo nên lập ra bốn niệm trụ, điên đảo chỉ có bốn nên niệm trụ cũng có bốn. Luận Chánh Lý lại nói đối trị bốn thực, ba thứ trong bốn cho đến gọi là tạp duyên, đây là nói về tạp duyên, không tạp duyên. như vậy tu thuần thục tạp duyên như thân v.v… dưới đây một hàng tụng nói về tướng chung, khổ không phi ngã. Theo Luận Chánh Lý pháp tạp duyên niệm trụ gồm có bốn thứ vì hai, ba, bốn, năm uẩn là cảnh khác nhau, chỉ duyên chung năm gọi là sở tu. Trong đó tu bốn hành tướng, quán chung tất cả thân, thọ, tâm, pháp. Nghĩa là phi thường, khổ, không, phi ngã, nhưng lúc tu tập niệm trụ này, có các gốc lành làm phương tiện. Nên theo thứ lớp tu để được hiện tiền, đã tu thuần thục pháp tạp duyên niệm trụ lúc muốn tu tập niệm tu này, trước nên duyên chung tu hành vô ngã, kế quán sinh diệt, sau quán duyên khởi. dùng quán hạnh trước quán các hành từ nhân sinh diệt, phương tiện đối với tướng nhân quả thuộc quán môn, vì dễ tiến nhập.

Hoặc có người trước muốn quán duyên khởi, sau đó dẫn khởi duyên ba nghĩa quán. Đây quán Vô Gián tu bảy chỗ gốc lành với bảy xứ khéo đắc thiện xảo, có thể trước đã thấy các cảnh, lập nhân quả đế thứ lớp quán sát. Như vậy tu trí thuần thục và định rồi, bèn an lập thuận hiện quán đế, dục, khổ cõi trên, v.v… đều khác nhau, tám thứ như vậy quán theo thứ lớp. Tu hoặc chưa hề tu mười sáu hành tướng, do văn, tuệ kia trong tám đế, ban đầu khởi mười sáu quán hạnh như thế, như cách lớp lụa mỏng thấy các sắc, đều gọi là văn tuệ mãn, tuệ do tư hành, kế với sinh tử càng sinh tâm nhàm lìa, ưa thích công đức vắng lặng Niếtbàn. Văn sau dẫn nhiều pháp quán nhàm chán hiện tiền, phương tiện riêng tu dần dần tăng thắng. Dẫn khởi như thế thuận theo quyết trạch, thuộc do tư mà thành, gốc lành trên hết, là tu pháp duyên chung cộng tướng pháp niệm trụ (y theo văn luận trên thì sau ba nghĩa bảy chỗ, khởi tướng chung niệm trụ nhập Noãn pháp. Quán ba nghĩa là ba khoa uẩn, xứ, giới, bảy xứ thiện biết đúng như thật, sắc khổ, sắc tập, sắc diệt thú, sắc diệt hành, sắc vị, sắc hoạn và sắc xuất ly. Biết đúng như thật thọ, tưởng, hành, thức; bảy xứ cũng thế, biết như thật sắc là bốn trí. Trí là pháp loại trí, thế trí, khổ trí. Hỏi vì sao trong bảy xứ thiện lại nói ba thứ trước, có thuyết nói đạo đế, lại nửa ba đế hữu biên, đạo đế vô biên không nói lại, bốn xứ thiện trước là thấy đạo vị, thấy đạo phải quán đủ bốn đế, cho nên nói đủ bốn, ba xứ thiện sau gọi là vị tu đạo, trong vị tu đạo đã tu Thánh đạo, tức là đạo đế, chưa hẳn quán đủ bốn Thánh đế, chỉ nói ba thứ).

6. Nói về công đức:

Luận Bà-sa quyển hai chép thuận theo thứ lớp nói về công đức, đầu tiên nói quán bất tịnh, kế dức niệm, sau niệm trụ, ba nghĩa quán, bảy xứ thiện, Noãn pháp, Đảnh pháp. Theo văn luận này thì niệm trụ hậu khởi ba nghĩa quán và bảy xứ thiện mà nhập vào Noãn. Nay xét thấy, luận Bà-sa và Chánh Lý khác với luận này, nhập hạnh thứ lớp, sau năm pháp quán dừng tâm, sau biệt duyên niệm trụ, khởi duyên chung chung nhập Noãn pháp, trung gian tu quán ba nghĩa và bảy xứ thiện, gồm duyên khởi v.v… lúc săp nhập Noãn từ niệm chung nhập Bà-sa, chú trọng niệm xứ, nêu niệm xứ trước, không nêu sau, luận này lược qua không nói trung gian, Chánh Lý ít nói gồm đủ ba vị. Cho nên ba luận này nghĩa không trái nhau. Tu quán này rồi sinh gốc lành gì, trở xuống là thứ tư nói về bốn gốc lành như Noãn… tức là bốn phương tiện sau trong bảy phương tiện, một là thể gốc lành, hai là gốc lành khác nhau, ba là thắng lợi, bốn là chuyển đường, năm là tu quả lâu mau, ba hàng tụng này nói về thể v.v…

Luận chép cho đến gọi là Noãn là nói pháp từ tướng chung sinh Noãn pháp, từ tư tuệ hoặc tu tuệ sinh. Luận Chánh Lý chép: Hoặc trước có lìa nhiễm ở cõi Dục, y cõi Sắc thuộc tuệ do tu thành, nhàm chán sinh xứ, ưa thích Niết-bàn. Thường nhàm chán hành chung tác ý, theo thứ lớp có thể dẫn dị loại Noãn gốc lành sinh, trước các cõi lúc chưa lìa dục nhiễm, nương tuệ do tư thành , dẫn sinh Noãn gốc lành. Pháp này như hơi ấm nên gọi là Noãn, là giải thích danh từ Noãn, đạo đế vô lậu cũng như lửa, củi đốt cháy phiền não, giai vị này ban đầu được tướng lửa, trước nên gọi là Noãn pháp. Noãn gốc lành cho đến mười sáu hành tướng là nói về đế hành, vì thời gian dài có thể quán đủ cảnh của bốn Thánh đế và mười sáu hành, y theo giảm duyên này quán Bốn đế, mỗi đế quán bốn hành rồi mới dễ chắc chắn.

7. Nêu tâm mười sáu hành với hành:

Luận Chánh Lý chép: Duyên chung cộng tướng pháp niệm trụ khác nhau, công pháp niệm trụ tuy duyên hữu lậu quán là khổ, không, vô thường, phi ngã, sơ vị trước khởi bốn hành tướng khổ, sau quán tập đế, không trái với lý, quán khổ Thánh đế cho đến như ở sau sẽ nói, ở đây nêu tên mười sáu hành tướng, Luận Chánh Lý chép: Nhưng các Noãn pháp tuy duyên bốn đế mà từ phần nhiều nói nhàm chán đi chung với hành, vì lúc khởi kia uẩn tưởng nhiều. Theo văn luận này thì lúc tại Noãn vị riêng quán khổ tập, Noãn gốc lành lại đặt tên khác, từ Noãn nhập Đảnh vị, Luận Chánh Lý nói hành giả tu tập hạ, trung, phẩm thượng Noãn gốc lành dần dần theo thứ lớp tiến lên, Đức Phật đã nói khổ tập, diệt, đạo, sinh thuận theo tín quán sắc các cõi, hằng bị lửa dữ thiêu đốt. Trong Tam bảo tin là thượng thủ, có tu thành thuận phần quyết trạch, kế khởi gốc lành gọi là Đảnh pháp là duyên chung pháp cộng tướng niệm trụ khác nhau.

Trong động gốc lành gọi là Đảnh, là giải thích danh từ đảnh, có hai một là do thắng trong thối đoạn động gốc lành nên gọi là Đảnh, cũng như đỉnh của người, hai là do tấn thối hai mé gọi là Đảnh giống như đỉnh núi, nên gọi là Đảnh. Theo Luận Chánh Lý thì đảnh thinh là hiển bày chỗ trên hết này, như việc tốt lành cho đến thành biện thời gian. Thế gian nói vì người này cho đến đỉnh, trong đây thiện vượt hơn nên gọi là Đảnh. Đây cũng như Noãn cho đến mười sáu hành tướng, là nói quán hành tướng của đế đồng với pháp Noãn ở trước, như thế Noãn, Đảnh chỉ là pháp niệm trụ, đều nói hai pháp thiện, lúc ban đầu an túc hạnh tu, chỉ duyên pháp niệm trụ. Luận Chánh Lý chép lúc đầu an túc chỉ có pháp niệm trụ, sau tăng tấn giai vị cả bốn đều hiện ra.

8. Nói về đặt chân:

Thuật rằng: Quán Biệt duyên yếu kém không thể thay đổi giai vị, sức quán chung thù thắng có thể thay đổi địa vị, do đây sơ vị đều là pháp niệm trụ. Vì sao cho đến bốn dấu vết Thánh đế, đây là giải thích lúc mới đặt chân, thời gian sau tăng tấn đủ bốn niệm trụ, là giải thích sau khi đặt chân: Hạ, trung, thượng, hoặc chỉ quán sắc, hoặc chỉ quán thọ, hoặc lại quán chung đều không ngăn ngại. Đầu tiên các sở đắc cho đến sinh tâm kính trọng, đây là giải thích từng đắc không khởi kính trọng. Luận Chánh Lý do thắng gia hạnh dẫn khởi gốc lành, cho nên trong đã đắc không sinh hoan hỷ, nhưng Đảnh pháp này tùy duyên bốn đế, nhờ tin Tam bảo phần nhiều hiện hành, Đảnh gốc lành cho đến gọi là Nhẫn pháp, đây là giải thích từ đảnh sinh nhẫn. Với bốn đế lý gọi là Nhẫn pháp, là giải thích danh từ nhẫn, tiền vị gốc lành với lý bốn đế cũng có thể nhẫn được, đây là trên hết nên đặt riêng tên Nhẫn, tiền vị tuy nhẫn khả, vị có thối đọa, đây không lui sụt riêng được gọi là nhẫn, hỏi nếu vậy vừa ứng vừa nhẫn.

Luận Chánh Lý chép: Thế đệ nhất pháp tuy đối với Thánh đế cũng có công năng nhẫn khả, vì Vô Gián phải năng nhập thấy đạo, phải không thối đoạn mà không đủ quán lý bốn Thánh đế, ở đây vì đủ quán nên chỉ được gọi là nhẫn, chỉ gọi Thuận đế nhẫn. Nhẫn gốc lành có khác với trước, là nói niệm trụ thông hay hạn cuộc khác nhau, theo Luận Chánh Lý cùng thấy đạo dần dần tương tợ, vì trong thấy đạo vị chỉ có pháp niệm trụ, nhưng pháp nhẫn nay cho đến rất gần tiếp nhau, là nói ba nhẫn khác nhau. Hạ, trung nhẫn đủ quán thượng, hạ tám đế đều đủ bốn hành thượng nhẫn chỉ có khổ đế một hành một Sát-na ở cõi Dục. Do nghĩa này Vô Gián khác nhau giải thích loại, Noãn, Đảnh, đủ quán tám đế mười sáu hành tướng, do ba vị Vô Gián này cho đến khác nhau.

Sư Du-già cho đến gọi là trung nhẫn vị, giải thích dần dần giảm hạnh và giảm sở quán, chỉ duyên khổ đế một hành hai Sát-na trước ở cõi Dục gọi là phẩm trung nhẫn. Theo luận này đối với Sắc, Vô Sắc đối trị đạo, mỗi sở duyên, hành tướng của Thánh đế giảm dần lược dần, nên biết hạ nhẫn duyên thượng, hạ tám đế đều đủ bốn hành tướng. Giảm Sắc, Vô Sắc đạo Thánh đế hạ một hành trở xuống gọi là Trung nhẫn, giảm đạo hành hết gọi là giảm sở duyên. Kế giảm đạo hạ ở cõi Dục rồi, cho đến khổ cõi Dục hạ hành đều đã giảm hành, sở duyên chỉ một hành một niệm gọi là Trung nhẫn. Luận Bà-sa quyển năm chép, lại nửa do trong nhẫn vị, hoặc thường dùng mười hai hành tướng quán sát Thánh đế, hoặc thường dùng tám hành tướng quán sát Thánh đế, hoặc thường dùng bốn hành tướng quán sát Thánh đế.

9. Giải thích:

Giải thích rằng: Hoặc có khi mười hai trừ đạo đế bốn hành, hoặc có khi tám hành trừ diệt, đạo mỗi loại bốn hành, hoặc có khi bốn hành tướng trừ diệt đạo tập đều bốn hành tướng, lại giải thích hoặc có khi mười hai hành, bốn đế đều trừ một hành, hoặc thời tám hành, bốn đế đều trừ hai hành hoặc thường bốn hành, bốn đế đều trừ ba hành. Y theo bảy xứ thiện thứ hai quán khắp sắc v.v… trừ đạo, dùng văn chứng minh, trước giải thích là hơn. Nếu theo giải thích sau thì không có văn chứng minh, theo văn Chánh Lý thì bảy xứ thiện ở trước là tướng niệm chung. Theo Bà-sa, một Luận sư thì kiến tu đạo còn luận Bà-sa thì bảy xứ thiện quán sắc có bốn trí, pháp loại khổ tục, trí hữu lậu quán đế đều gọi là tục trí, trí vô lậu quán đế gọi là khổ tập, y theo văn trên đế bảy xứ thiện có cả hữu lậu, vô lậu.

Luận Bà-sa quyển một trăm chín mươi hỏi tại sao Bổ-đặc-già-la nương không hành nhập thấy đạo, thế nào là Bổ-đặc-già-la y vô nguyện nhập thấy đạo? Đáp: Nếu thấy hành giả nương không mà hành nhập, hoặc ái hành nương vô nguyện nhập, chỉ trừ Bồ-tát, mặc dù là ái hành mà nương không mà nhập (giải thích rằng kiến hành trước ngã nên y không nhập, ái hành nhân trước hữu nên y khổ, vô thường nhập, Bồ-tát nặng về bi tâm nên gọi là ái hành, vì giáo hóa chúng sinh không nhàm chán các cõi). Lại thấy hành nhân có hai thứ, trước ngã kiến y phi ngã hành nhập, ngã sở kiến nương hành tướng không mà nhập. Các ái hành nhân cũng có hai thứ ngã mạn tăng nương theo hạnh phi thường mà nhập, biếng nhác tăng y khổ hành tướng nhập (giải thích rằng phân biệt biết thân vô thường, không tự nương cậy khởi kiêu mạn, hoặc biết tướng khổ kia, tinh tấn cầu ra khỏi).

10. Luận sư phương tây giải thích:

Luận sư Đức Quang ở phương Tây giải thích giảm hành rằng: Thượng, hạ tám đế đều có bốn hành tướng, như gọi thứ lớp bàn luận tương đương đều hệ thuộc nhau. như thời gian sau ở cõi Dục khổ đế hạ vô thường hành tướng nhập thấy đạo, với tự đế hạ, từ sau hướng về trước, trước trừ phi ngã, kế không, sau không. Nếu dùng không hạnh để nhập thấy đạo thì trước trừ vô ngã, kế khổ, sau vô thường. Nếu dùng khổ hạnh dường như nhập thấy đạo, trước trừ vô ngã, kế không, sau vô thường, hoặc do không hành dường như thấy đạo, trước trừ vô ngã kế khổ, sau vô thường. Hoặc do vô ngã dường như nhập thấy đạo, trước trừ không, kế khổ, sau vô thường. Đã trừ bốn hành khổ đế ở cõi Dục như thế, trừ thượng đạo đế bốn hành cũng vậy, sợ rườm rà nêu không chép đủ. Ngài Đức Quang giải thích rất rườm rà, không có văn luận, thì theo lý nào biết chắc hệ thuộc nhau. Như ngã kiến tăng, vì trị ngã nên khởi hạnh vô ngã, theo lý gì phân biệt giảm đẳng hạ, riêng khởi các hành vi ác như lìa v.v… trước quán các đế như giảm v.v…? Nay vì một giải thích từ văn, tư khi quán bốn đế, với mỗi đế đều vó bốn hành, như gọi thứ lớp đối với thượng đạo đế, sau khởi trước diệt, trước khởi sau diệt. Ngã kiến tăng khởi riêng phi ngã, từ ba hành theo thứ lớp giảm trung thượng nhẫn và đệ nhất pháp đồng với đây là một hành. Do hành này nhập thấy đạo, không trái với lý, từ địa vị Vô Gián này cho đến không tương ưng, từ trung nhẫn sinh thượng nhẫn.

11. Giải thích ngăn dứt nạn:

Phẩm thượng nhẫn Vô Gián cho đến chỉ một Sát-na, là nói từ phẩm thượng nhẫn sinh pháp Thế đệ nhất và nói Thế đệ nhất đồng với tăng thượng nhẫn duyên hành tướng. Đây là hữu lậu cho đến pháp Thế đệ nhất. Có người dùng sức cho đến nên gọi là trên hết, là giải thích ngăn nạn. Luận Bà-sa quyển ba nói tâm tâm sở này ngoài thế pháp vì đều thù thắng nên gọi đệ nhất, vì phần vượt hơn nên gọi là bậc nhất. Nếu như thế có lỗi gì, hoặc đều thù thắng nên gọi là bậc nhất, đây là năng thắng hiện quán biên sở thế tục trí. Nhưng hiện quán biên tu thế tục trí là quyến thuộc của thấy đạo, sức thù thắng của tuệ thấy đạo, pháp này không như thế. Lại đây đâu phải thắng tạp tu Tĩnh lự, nhưng đẳng chí kia và chiêu cảm sinh không cùng dị sinh, pháp này không như vậy. há lúc thắng sơ tận trí tu gốc lành, nhưng khi tu lìa tất cả chướng, chỗ nương tựa thanh tịnh, pháp này thì không như thế. Đâu phải thắng không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, ba Tam-mađịa, nhưng kia còn nhàm chán Thánh đạo, huống chi với hữu lậu, pháp này không như thế. Hoặc phần thắng nên gọi là bậc nhất, Noãn Đảnh, nhẫn cũng gọi là bậc nhất, đều là thắng bỉ bỉ hạ vị gốc lành.

Có thuyết cho pháp này đều thù thắng nên gọi là bậc nhất, nhưng xem xét có thể khai môn Thánh đạo, chẳng phải y theo tất cả cho là hiện quán biên thế trụ trí, tuy có nói thắng sự như trước, nhưng đều không có năng lực khai môn Thánh đạo, pháp này có thể độc lập cho nên đều hơn, hoặc có thuyết nói pháp này đối với ngài tất cả việc vượt hơn nên gọi là bậc nhất, nghĩa là hiện quán biên thế tục trí v.v… tất cả thắng sự đều do đây thành. Vì sao? Các thắng sự kia hoặc không có pháp này khai môn Thánh đạo, thể còn không tu, huống chi có thắng dụng, phải nhờ pháp này khai môn Thánh đạo mới tu tự thể đó, đây là có thắng dụng. Các thắng sự kia do đây thành tựu, đối với ngoài tất cả sự thắng, có Luận sư nói pháp này phân thắng nên gọi là bậc nhất? Đáp vì trong hai phần kia đều chẳng thù thắng, nghĩa là thiện pháp thế gian đều có hai phần một là nương dị sinh, hai là nương bậc Thánh. Pháp Thế đệ nhất thì nương bậc Thánh thế tục trí v.v… không gọi là trên hết, mà trong dị sinh đắc thiện đều trên hết. Cho nên lập riêng pháp đệ nhất, không có lời bình.

12. Hỏi đáp về duyên Đẳng vô gián:

Hỏi: Nếu thế vị lai tu không thể làm duyên đẳng Vô Gián dẫn sinh Thánh đạo lẽ ra chẳng phải bậc nhất? Đáp luận Bà-sa quyển hai chép mặc dù kia không tạo duyên đẳng Vô Gián, mà có thể thuận theo đã khởi đắc, thí như Bí-sô và tăng dục pháp, ngoài các tăng sự cũng được thành lập. Hỏi pháp Thế đệ nhất tùy chuyển sắc tâm bất tương ưng hành, kia đã không tạo duyên đẳng Vô Gián, tại sao được gọi pháp Thế đệ nhất? Luận Bà-sa quyển hai: Kia tuy không tạo duyên đẳng Vô Gián mà có thể thuận theo. Do kia, đồng trụ, đồng diệt, đồng quả đồng đẳng lưu, đồng khác thục thân cận, với pháp tâm, tâm sở này như thế Noãn v.v… cho đến chú trong hiện tiền, đây là nêu ra thể, chấp lấy câu hữu pháp nhưng trừ đắc kia.

Luận Bà-sa quyển ba hỏi vì sao quả Sa-môn quả Sa-môn, mà pháp Thế đệ nhất đắc nhưng phải pháp Thế đệ nhất? Đáp: Vì quả Samôn đắc thành tựu đã rõ ràng, quả Sa-môn đắc là quả Sa-môn, vì pháp Thế đệ nhất duyên đẳng Vô Gián đã rõ ràng, kia đắc chẳng phải duyên đẳng Vô Gián, cũng không thuận theo như kia sinh v.v… kia đắc chẳng phải pháp Thế đệ nhất, Noãn, Đảnh, Nhẫn, đắc cũng chẳng phải Noãn v.v… chẳng đắc Thánh rồi lại hiện tiền. Có thuyết nói đắc cũng là pháp Thế đệ nhất, có Luận sư nói kia đều khởi là pháp Thế đệ nhất lời lời bình: Nếu kia chung khởi hoặc sau khởi đắc, tất cả đều chẳng phải pháp Thế đệ nhất vì chủng loại đồng Noãn v.v… cũng thế. Do vậy ban đầu nói thiện, hỏi vì sao pháp Thế đệ nhất sinh, là pháp Thế đệ nhất mà đắc chẳng phải? Đáp sinh… cùng kia đồng một quả, hành theo nhau không rời, thường hòa hợp không trước sau, tướng và sở tướng chưa hề lìa nhau, hành không theo nhau, tánh lìa nhau không hòa hợp, hoặc trước hoặc sau, đắc và sở đắc có lúc lìa nhau, thì như nhánh cây hoặc có lúc lìa cây, do đó đắc chẳng phải pháp Thế đệ nhất Noãn Đảnh, nhẫn đắc cũng giống như vậy.

Luận Chánh Lý nói nhưng do thấy đế không chấp nhận Noãn v.v… lại hiện ra trước, vì người đã thấy đế, gia hạnh hiện tiền thành ra vô dụng. nay vì một cách giải thích quả trước chẳng thuộc hướng đạo sau, hướng sau khởi đắc vì không trái lý, Noãn v.v… là Thánh đạo gia hạnh kia. Đạo hậu khởi Noãn… là trái lý, đắc thành không xả Noãn, quả sau khởi có lỗi, đắc quả xả hướng quả trước sau không có hướng đắc.

13. Nói về Noãn:

Trong đây Noãn pháp cho đến vị lai, bốn là nói Noãn tối sơ hành đắc hai tu hành tướng nhiều ít, vì địa vị đầu tiên tấn gốc lành. Đối với ba đế chỉ duyên chung pháp niệm trụ, đắc tu có cả quán chung, riêng nên tu bốn niệm trụ, tụ tự đế hành tướng, nên có cả bốn hành, không tu phụ nên không có mười sáu hành, với diệt đế chỉ không duyên cả pháp niệm trụ, vì không có thân, thọ, tâm hai tu chỉ có pháp niệm trụ, không có tu phụ nên không tu ngoài các đế bốn niệm trụ, do đây chủng tánh cho đến mới có thể tu, giải thích lý do không có tu phụ.

Đồng phần là đồng đế, sau tăng tấn vị cho đến mười sáu hành vị lai, là nói Noãn tăng tấn, vị hành đắc tu. Vì ba đế đều có sắc, thọ tâm, pháp chẳng phải vị sơ chấp khác nhận hiện biệt quán sắc, thọ, tâm v.v… tùy một niệm trụ hiện tại tu, tuy có thể riêng tu các đế niệm xứ, số không quá bốn nên nói tứ, tùy một hạnh hiện tại tu vị lai mười sáu hành, do tu phụ các đế, vì duyên diệt đế vô dư niệm trụ, pháp niệm xứ hiện tại tu. Tu phụ các đế nên vị lai có bốn, hạnh tu trước sau đều đồng pháp niệm.

14. Nói về tu phụ:

Vì nhờ cũng chủng tánh cho đến cũng có thể tu, là giải thích lý do đắc tu phụ, lời văn rất dễ hiểu. Đảnh mới đặt chân cho đến vị lai mười sáu, nói về đảnh sơ nhập vị, ban đầu tiến tới địa vị khác nhau nên hạnh chỉ có pháp niệm, vì tấn vị không phân biệt hạnh. Tùy tu bất cứ một hành tướng nào, vị lai bốn và mười sáu, vì chấp nhận tu phụ, vì bốn đế đồng nên hợp nói, sau lúc tăng tấn cho đến vị lai mười sáu, là nói về vị tăng tấn chấp nhận quán riêng. Tùy nhất niệm xứ hiện tại tu, vị lai bốn đẳng giải thích như trong Noãn, ba đế khác nhau nên giải thích riêng.

15. Nói về nhẫn vị:

Nhẫn sơ an túc cho đến vị lai mười sáu, là nói về nhẫn vị, Bà-sa quyển một trăm tám mươi tám hỏi vì sao nhẫn ban đầu và sau đều là pháp niệm trụ? Đáp do nhẫn gần với thấy đạo nên tương tợ thấy đạo, thuật rằng: Nhưng tất cả đều dường như thấy đạo. Luận chép: Nhưng đối với tăng tấn cho đến không tu hành hành tướng kia, là nói trung, thượng nhẫn tùy giảm duyên không tu hạnh kia. Luận Chánh Lý giải thích nghĩa là đủ duyên có bốn, tu đủ có mười sáu, hoặc duyên ba, hai, một, như thứ lớp tu mười hai, tám, bốn. Vì pháp Thế đệ nhất cho đến tương tợ thấy đạo, là nói Thế đệ nhất tu hành nhiều ít, vì tương tợ thấy đạo, vì không có dị phần tu, vì không hạnh khác. Luận Bà-sa hỏi có trụ khoảng một Sát-na sẽ đắc pháp Thế đệ nhất chẳng phải sở duyên kia chăng? Sẽ đắc sở duyên đó chẳng phải pháp Thế đệ nhất chăng? Sẽ đắc pháp Thế đệ nhất và sở duyên kia chăng? Không phải đắc pháp Thế đệ nhất và sở duyên kia chăng? Đáp có khi trụ tăng thượng nhẫn nên tạo bốn trường hợp, vả lại y định vị chí nhập chánh tánh ly sinh, lúc trụ tăng thượng nhẫn sẽ đắc pháp Thế đệ nhất, chẳng phải sở duyên kia, nghĩa là định vị chí thuộc pháp Thế đệ nhất. Trừ duyên đương hiện ra trước sở y pháp Thế đệ nhất, các duyên trừ cảnh pháp Thế đệ nhất.

Sẽ đắc sở duyên kia chẳng phải pháp Thế đệ nhất, đó là thượng ngũ địa thuộc pháp Thế đệ nhất, duyên sở y đệ nhất pháp sẽ hiện ra trước. Sẽ đắc pháp Thế đệ nhất và sở duyên kia, nghĩa là vị chí định thuộc pháp Thế đệ nhất, duyên sở y đương hiện ra trước pháp Thế đệ nhất, không phải đắc pháp Thế đệ nhất và sở duyên kia, đó là thượng ngũ địa thuộc pháp Thế đệ nhất, trừ duyên sở y hiện tại pháp Thế đệ nhất. Các duyên ngoại trừ cảnh pháp Thế đệ nhất, như y định vị chí ngoại trừ năm địa cũng vậy.

(Thuật rằng: Đắc tu pháp Thế đệ nhất có duyên khác nhau, hoặc hạnh tu phải duyên chung, sở y pháp Thế đệ nhất là y thân, là thân cõi Dục nên cũng là sở duyên, cũng sẽ đắc. Sở duyên là tất cả pháp hữu lậu ở cõi Dục, trong đó hoặc là sở y cũng là sở đắc, từ ngoài sở duyên đều chẳng phải sở đắc. Các pháp Thế đệ nhất hoặc đồng địa đẳng đều đắc tu, các dị địa chắc chắn không đắc).

16. Nêu ra bốn trường hợp:

Có khi nào thành tựu thế đệ nhất pháp hay không thành tựu ly hệ đắc kia hay không? Đáp nên tạo bốn trường hợp, thành tựu pháp Thế đệ nhất không thành tựu ly hệ đắc kia nghĩa là hoặc y địa này nhập Chánh tánh ly sinh kia chưa lìa nhiễm địa này. Thành tựu ly hệ đắc kia không thành tựu pháp Thế đệ nhất, nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh, khi kia qua đời sinh địa trên. Thành tựu pháp Thế đệ nhất cũng thành tựu ly hệ đắc kia, nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh, kia đã lìa nhiễm địa này không qua đời sinh cõi trên. Không thành tựu pháp Thế đệ nhất cũng không thành tựu ly hệ đắc kia, nghĩa là hoặc chưa thể nhập chánh tánh ly sinh vị hữu dư, y hữu lậu ly hệ đắc kia khởi mà nói rằng. Hỏi: Có bậc Thánh thành tựu pháp Thế đệ nhất mà không thành tựu ly hệ đắc kia hay không? Đáp nên trả lời bốn trường hợp.

1. Thành tựu pháp Thế đệ nhất mà không thành tựu ly hệ đắc kia, nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh, kia chưa lìa nhiễm địa này. 2. Thành tựu ly hệ đắc kia mà không thành tựu pháp Thế đệ nhất, nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh, kia qua đời sinh lên địa kế trên. 3. Thành tựu pháp Thế đệ nhất vừa thành tựu ly hệ đắc kia, nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh, kia đã lìa nhiễm địa này qua đời không sinh địa trên. 4. Không thành tựu pháp Thế đệ nhất cũng không thành tựu ly hệ đắc kia, nghĩa là y địa này nhập địa trên khác. Hữu dư y tất cả pháp Thế đệ nhất, và tất cả ly hệ đắc kia.

Hỏi: Có trường hợp thành tựu pháp Thế đệ nhất, mà không thành tựu ly hệ đắc kia hay không?

Đáp: Nên tạo bốn trường hợp, trường hợp thứ nhất nghĩa là hoặc y định Vị Chí, hoặc Sơ Tĩnh lự, trung gian nhập chánh tánh ly sinh, kia chưa lìa nhiễm sơ Tĩnh lự. Trường hợp thứ hai; Nghĩa là nếu y địa này nhập chánh tánh ly sinh, kia qua đời sinh lên địa trên, hoặc chưa đắc pháp Thế đệ nhất sinh cõi Dục, cõi Sắc, đã lìa nhiễm sơ Tĩnh lự và sinh Không vô biên xứ. Trường hợp thứ ba; Nghĩa là hoặc y địa này nhập chánh tánh ly sinh rồi, lìa nhiễm sơ Tĩnh lự, không qua đời mà sinh lên địa trên câu thứ tư: Nghĩa là trừ các tướng trước.

17. Nói về gốc lành khác nhau:

Đã nói về thể tướng của gốc lành được sanh ra: Ba bài tụng sau phần thứ ba nói về gốc lành khác nhau. Tên phần quyết trạch, đây là câu hỏi thứ nhất, quyết là quyết đoán tướng bốn đế, là đáp tên gọi quyết trạch, do các Thánh đạo năng dứt nghi nên gọi là quyết trạch, do năng phân biệt tướng bốn đế nên gọi là giản trạch, tức các Thánh đạo gọi là quyết trạch. Phần là phần đoạn cho đến gọi là phần quyết trạch, đây là giải thích tên phần. Tất cả Thánh đạo đều gọi là quyết trạch, thuận chỉ là thấy đạo nên gọi là phần nên gọi là thuận phần quyết trạch. Bốn thứ này làm duyên thuận phần quyết trạch, là giải thích danh từ thuận, bốn này làm duyên dẫn một phần quyết trạch, vì cũng có thể thuận ích quyết trạch một phần, cho nên bốn thứ này được gọi là Thuận kia.

18. Luận chép: Bốn thứ như thế cho đến địa đẳng dẫn:

Là nói rộng về tuệ thứ hai, thứ ba, gần thấy đạo nên chẳng phải văn tư. Trong bốn thứ, hai thứ trước cho đến chỉ là phẩm thượng, loại thứ ba tùy một nghĩa dùng để phân phẩm, lời văn rất dễ hiểu. Bốn gốc lành này cho đến biến tri đoạn, tức loại thứ tư thuyết minh y địa. Bốn gốc lành này tu tuệ làm thể là quyến thuộc của thấy đạo, vì cõi Dục không tu, còn cõi Vô Sắc tâm không duyên dục. Cõi Dục lẽ ra trước tiên là biến tri đoạn.lại giải thích Vô Sắc không có thấy đạo, do cõi Dục trước nên biến tri đoạn. Thấy đạo trước phải duyên cõi Dục, cõi Vô Sắc, không duyên dục nên không có thấy đạo, do vậy cõi Dục trước lẽ ra là biến tri đoạn.

Luận Chánh Lý chép: Trong ba cõi vì kia thô nhất, luận chép: bốn gốc lành này cho đến trái với các hữu. Thứ năm là nói về quả, môn này không có văn tụng, nhân đã nói y địa là giải thích dị thục. Hoặc âm thinh là hiển bày cho đến, và dục bảy địa, là giải thích bảy chữ trong bài tụng. Bốn gốc lành này trừ Châu Câu-lô phía Bắc. Thứ sáu là nói y thân khác nhau, do vậy gốc lành chỉ y chín xứ, Chánh Lý giải thích: Nương chín thân, cõi Dục, vì thừa nhận nhập ly sinh. Vì ba gốc lành trước cho đến một Sát-na. Thứ bảy là nói sơ, hậu khởi, Luận Chánh Lý chép: Có Luận sư khác nói hoặc với thời gian trước đã từng tu trị bốn gia hạnh này, kia đối với tầng trời đều đắc sơ khởi, nhưng không chấp nhận. Luận Bà-sa quyển bảy chép: hỏi vì sao ở tầng trời không thể sơ khởi? Đáp vì xứ kia không có thắng nhàm lìa đẳng tác ý. hỏi trong đường ác có thắng nhàm lìa đẳng tác ý, tại sao không khởi gốc lành này? Đáp vì trong đường ác y thân không có thắng, hoặc có thắng nhàm lìa v.v… tác ý cũng có thân thắng y thì có thể sơ khởi, trong cõi người có đủ cả hai cho nên có thể sơ khởi.

19. Nói về nam nữ khác nhau:

Bốn gốc lành này cho đến chẳng phải trạch diệt, thứ tám là nói nam nữ khác nhau. Luận Chánh Lý chép: Bốn gốc lành này chỉ y nam nữ, ba thứ trước nam, nữ đều đắc cả hai. Thứ tư thân nữ cũng được hai thứ, vì chẳng phải sau đắc thân nam không thành Noãn v.v… Y nam chỉ đắc gốc lành nam nữ. Vì địa vị Noãn, Đảnh, Nhẫn chấp nhận có chuyển hình, hai là nương gốc lành lần lược làm nhân tánh. Pháp Thế đệ nhất y theo thân nữ có thể làm hai nhân, vì đúng lý nữ đắc Thánh rồi chấp nhận có chuyển đắc thân nam. Luận Bà-sa quyển bảy hỏi Noãn, Đảnh, Nhẫn pháp Thế đệ nhất nương thân gì khởi? Đáp nương thân nam nữ. Hỏi nương thân nữ đắc thân nữ khởi Noãn, hay cũng đắc thân nam khởi Noãn? Đáp như được Noãn, đắc đảnh, nhẫn cũng thế.

Hỏi nương thân nam đắc thân nam khởi Noãn, hay cũng đắc thân nữ khởi Noãn? Đáp đắc, như đắc Noãn; đắc đảnh, đắc nhẫn cũng vậy, thân nữ đối với thân nữ khởi Noãn cũng đắc, cũng tại thân, cũng thành tựu, cũng hiện ra trước, đối với thân nam sở đắc Noãn đắc, mà không ở thân thành tựu, không hiện ra trước, như nói pháp Noãn, Đảnh Nhẫn cũng vậy, thân nam đối với than nam khởi Noãn cũng đắc, vừa tại thân vừa thành tựu, cũng hiện ra trước, đối với thân nữ khởi Noãn đắc, mà không tại thân thành tựu, không hiện ra trước. Như nói Noãn nói Đảnh nói Nhẫn cũng vậy. Thân nữ khởi Noãn làm nhân cho thân nữ khởi Noãn, cùng với thân nam khởi Noãn cũng làm nhân, như nói Noãn nói Đảnh nói Nhẫn cũng vậy. Thân nam khởi Noãn cho thân nam làm nhân khởi Noãn, không làm nhân cho thân nữ khởi Noãn, vì sao? Vì thắng chẳng phải nhân yếu kém, vì kia là yếu kém, như nói Noãn nói Đảnh nói Nhẫn cũng vậy. Ba cách lý luận này thì ba thứ trước là gốc lành. Nam nữ đều đắc hai, y gốc lành đồng. Theo Chánh Lý, Câu xá đều nói thứ tư thân nữ cũng được hai thứ nên biết tức nhiều đạo gia. Nếu một đạo gia, thì đạo ấy là nhất, y thân nam nên gọi là y thân nam đạo, y thân nữ nên gọi y thân nữ đạo. Y thân nữ đắc pháp Thế đệ nhất, chỉ được y thân nữ, không được y thân nam, tại sao gọi là y thân nam đạo? Đã nói đắc hai, nên biết đồng với luận Bà-sa là chẳng phải một đạo.

20. Chủ trương của bà-sa chánh lý:

Nhưng luận Bà-sa Chánh Lý chủ trương nhân khác nhau, ý đều khác nhau, ví Chánh Lý y theo Thánh đạo làm nhân soạn luận, thuyết làm nhân lẫn nhau. Như y nam, nữ Thánh đạo được làm nhân lẫn nhau và các hữu lậu, văn, tư, tu tuệ và sinh đắc thiện, pháp nhiễm ô… đều nam nữ được làm nhân lẫn nhau, không nói nương nữ yếu kém. Vì sao mà bốn thiện nói là yếu kém? Cho nên không lấy nghĩa của Bà-sa, nói làm nhân lẫn nhau, Chánh Lý, Bà-sa xứ chẳng phải chỉ có một. Có người nói bốn giải thích không dứt khoát, lại đều chưa hiểu, e rườm rà nên không nói, đối chiếu xem thì biết. Nhưng y theo nhiều đạo gia Bàsa, thì A-la-hán v.v… y một thân khởi đạo, đắc tu chín y thân đạo ở cõi Dục, không dùng thân phi trạch diệt nên không tu năng y đạo kia. Nay hai bộ luận đều lấy bậc Thánh vì không tạo tác nữ, không đắc nữ pháp Thế đệ nhất, ý khó hiểu. Pháp sư thâm do trái lý này, trong đây nói đắc, không nói tu. Trong đây đắc là sau pháp đắc nghĩa là y thân nữ khởi pháp Thế đệ nhất, chuyển thành thân nam cũng y thân nữ đắc. Y thân nam khởi pháp Thế đệ nhất, không được chuyển thành thân nữ, vì được thân nữ chẳng phải trạch diệt.

Nay y luận Bà-sa giải thích bốn gốc lành đắc khác nhau với đạo, không thể làm thí dụ, đạo tức trùng đắc, bốn gốc lành không thế. Đạo không tùy y thân nam, nữ nói hơn kém kia, bốn gốc lành thì tùy nam, nữ nói có hơn kém, đâu được so sánh với đạo.

21. Nói về xả:

Nay đắc cũng thế, vì khác với đắc đạo, phi trạch diệt tức không đắc. Thánh y địa này cho đến đời sinh địa trên, dưới đây là thứ chín nói về xả: Ở đây nói bậc Thánh mất địa xả, dời sinh địa trên gọi là mất địa, là mất Noãn sở y địa. Như thân ở cõi Dục y Sơ thiền đắc Noãn, lúc sinh sơ định không xả Noãn, sinh đệ nhị định gọi là dời sinh địa trên, dị sinh đối với địa cũng do thối xả, nói về phàm xả, dị sinh qua đời xả gốc lành này, hoặc sinh cõi trên và tự địa dưới. Chỉ có lúc qua đời căn liền xả Noãn v.v… vì hai gốc lành trước có thể lui sụt, dị sinh cũng lui sụt chẳng phải là Thánh. Do chết bị lui xả cho đến dị sanh cũng không lui sụt. Đây là nói phàm Thánh xả định khác nhau.

Ở đây lẽ ra cũng nên nói pháp Thế đệ nhất dị sinh cũng không qua đời xả, xả, đắc đã y theo lúc tướng sinh, trong đây nói xả đều là đồng thời, đó là đúng lúc qua đời, vì chẳng đắc sinh cho đến tướng sinh. Vì nương địa căn bản cho đến rất mạnh mẽ, thứ mười y căn bản chắc chắn chứng quả Thánh. Luận Chánh Lý nương địa căn bản khởi các gốc lành Noãn v.v… kia đối với sinh này chắc chắn được thấy đế, do lợi căn nên nhàm chán các cõi rất sau. Y định vị chí trung gian khởi Noãn, với sinh này không hẳn được nhập thấy đế (thuật rằng: Do chỉ, quán không quân bình nhàm chán các cõi không sâu, chỉ quán khác nhau đều, tâm lại không lanh lợi). Có Luận sư nói y định căn bản khởi Noãn, đồi này chắc chắn sẽ đắc Niết-bàn vì nhàm chán các cõi càng sâu. Y theo Bà-sa thì Noãn, Đảnh y căn bản cũng không lui sụt, định vị chí trung gian thì có lui sụt. Bà-sa quyển sáu nói nương địa căn bản khởi Noãn, hiện thân phần nhập chánh tánh ly sinh. Vì sao?

22. Nói về đắc:

Vì kia do Thánh đạo dẫn Noãn, nương định Vị Chí, định trung gian khởi Noãn thế thì không chắc chắn, vì sao? Vì kia do Noãn dẫn sinh

Thánh đạo. (Giải thích rằng căn bản địa chỉ quán đồng đều nhàm khổ sinh tử, ưa thích thượng Thánh đạo thắng vị chí v.v… khởi Noãn v.v… chắc chắn nhập Thánh đạo, định vị chí, trung gian quán nhiều ít, do túc tập Noãn lực dẫn khởi Thánh đạo do hai địa này đắc có mau chậm). Hoặc trước xả rồi thành công dụng lớn. Thứ mười một nói về đắc chẳng phải trước, do người tu chưa được thuần thục, gia hạnh gốc lành thành tựu lúc khởi chẳng như các định hữu lậu tu thuần thục từ vô thỉ thành công dụng lớn, cho nên lúc trùng khởi phải là công dụng lớn mới khởi. Luận Chánh Lý chép: do thời gian trước khởi rồi sau lại đắc, cũng có công lao lớn mới khởi được, vì xả ở trước không hoan hỷ. Hoặc trước đã đắc cho đến lại tu từ gốc. Thứ mười hai nói xả rồi lại khởi, Bà-sa chép hoặc trong các đời khởi Đảnh, từ tác ý Vô Gián nào khởi? Đáp như lúc khởi Noãn tất tác ý, như nói từ Noãn khởi Đảnh, từ Đảnh khởi Nhẫn cũng vậy.

Hỏi: Nếu vậy vì sao nói Noãn Vô Gián khởi Đảnh, Đảnh Vô Gián khởi nhẫn? Đáp nương trong một thân nối tiếp khởi, nói như thế thì chẳng phải tất cả. Hai xả thất và thối cho đến thất không hẳn như vậy. Thứ mười ba là nói hai xả đồng khác, mất là sinh lên địa trên và xả chúng đồng phần, sinh lên địa trên khi chết tâm định không nhiễm xả chúng đồng phần xả bất định, hoặc tâm nhiễm mà qua đời, hoặc tâm không nhiễm khi chết. Hoặc thối xả phải khởi tâm nhiễm, do đây nên nói thối chắc chắn có lỗi khởi, mất không hẳn như thế. Nói không hẳn như thế là nói bất định, đã xã đắc gọi là thối, hai thứ xả này chẳng phải đắc làm tánh, đắc gốc lành này có thắng lợi gì. Một hàng tụng sau là thứ ba nói về có thắng lợi, cho đến chắc chắn đến Niết-bàn.

23. Nói về có thắng lợi:

1. Noãn thắng lợi, luận chép: nếu thế đâu khác gì phần thuận giải thoát, là hỏi, phần thuận giải thoát thiện cũng phải đắc Niết-bàn, Noãn đã cũng đồng có gì khác? Đáp: nếu không chướng ngại thì hành tướng đồng, chắc chắn đắc Niết-bàn, hai thứ tuy đồng gần xa khác nhau. Phần thuận giải thoát cực mau đời thứ ba chứng quả Thánh, Thuận phần quyết trạch cực mau tức đời này đắc. Luận Chánh Lý chép: Vì đẳng dẫn địa thắng gốc lành (giải thích rằng giải thoát phần là tán địa thiện, đây là định thiện và tán khác nhau).

Nếu đắc đảnh pháp cho đến không dứt gốc lành.

2. Nói về Đảnh thắng lợi nói tăng sau phải gồm trước, theo Luận Chánh Lý thì quán sát công đức cao quý của Tam bảo làm môn, vì dẫn sinh tâm tịnh tín. Nếu đắc Đảnh rồi không Dứt gốc lành, vì sao kinh nói thiện Thọ thối đảnh, do kia từng khởi gần đảnh gốc lành, y chưa đắc lui sụt ngầm nói như vậy. hoặc lúc đắc nhẫn cho đến không đọa đường ác.

3. Nhẫn thắng lợi luận chép: Nhưng bài tụng chỉ nói cho đến như trước đã nói, trong bài tụng giải thích chỉ lược ý không lui sụt, chỉ trước nói, giai vị này không đọa cho đến nghiệp phiền não, là lý do không đọa đường ác. Luận Chánh Lý chép: Vì đọa đường ác phi trạch diệt, nếu đến Nhẫn vị cho đến đắc pháp bất sinh là nói đến nhẫn vị đắc bất sinh. Đây là chia ra sáu chương, nhắc lại giải thích, thú là các đường ác cho đến hoặc kiến thì dứt, ở đây nhắc lại giải thích, ở đây là vị thượng hạ cho đến thượng nhẫn mới đắc, là nói sáu bất sinh đắc khác nhau.

Luận Chánh Lý chép: Thiểu phần sinh là Noãn sanh, thấp sinh do hai thứ sinhnày phần nhiều ngu muội. Xứ là Vô tưởng, đại phạm Bắc Châu, Vô tưởng, Đại phạm là tịch kiến xứ, vì Châu Câu Lô ở phía Bắc không có hiện quán, thân là phiến-đệ v.v… có nhiều các phiền não, có người cho rằng thứ tám bình đẳng Thánh hẳn không có thọ, vì hoặc kiến thì dứt hẳn không khởi. đắc pháp Thế đệ nhất cho đến chánh tánh ly sinh, đoạn thứ tư nói về thắng lợi bậc nhất, bài tụng tuy không nói cho đến không qua đời xả, đây là giải thích lược ý mạnh chung xả trong bài tụng. vì sao chỉ ở đây cho đến xả tánh dị sanh, là nói chỉ có Thế đệ nhất có công năng nhập ly sinh. Lúc khác Thế đệ nhất trụ ở hiện tại cùng khổ pháp trí nhẫn làm duyên đẳng Vô Gián dẫn khởi sinh tướng, gọi là nhập. Pháp Thế đệ nhất như đạo Vô Gián, khổ pháp trí nhẫn như đạo giải thoát, hai thứ này cùng xả tánh dị sinh.

Luận Bà-sa quyển hai chép: Nói như thế lúc pháp Thế đệ nhất trụ gọi là nhập, hỏi nếu thế dị sinh lẽ ra là bậc Thánh, vì nhập Thánh đạo? Đáp: Không có lỗi như thế, pháp Thế đệ nhất cho đến lúc trụ vị, khổ pháp trí nhẫn ở lúc đang sinh, chưa thành tựu nên không gọi là bậc Thánh. khổ pháp trí nhẫn dù lúc chưa sinh, đã sanh, do đang sinh gọi là Đẳng Vô Gián, pháp Thế đệ nhất bấy giờ là đẳng Vô Gián duyên nên gọi là nhập thuật rằng: (Sinh, đắc theo thứ lớp gọi là Đẳng Vô Gián).

24. Nói về ba thừa chuyển:

Bốn gốc lành này đều có ba phẩm, trở xuống một bài tụng là thứ tư nói về ba thừa chuyển. Luận chép cho đến được nghĩa thành Phật là nói Noãn, Đảnh có thể chuyển nhẫn không thể chuyển. Luận Bà-sa quyển bảy chép chuyển chủng tánh Thanh Văn phần thuận giải thoát , khởi Độc Giác và Phật chủng tánh phần thuận giải thoát, chuyển chủng tánh Độc giác phần thuận giải thoát, khởi chủng tánh Thanh Văn và Phật phần thuận giải thoát, hoặc khởi Phật chủng tánh phần thuận giải thoát rồi, thì không thể chuyển vì rất mạnh mẽ.

Lại quyển ba mươi mốt chép: Chẳng phải như Thanh Văn rất lợi căn trải qua mười sáu kiếp, không như Độc giác rất lợi căn chỉ trải qua trăm kiếp. Y theo văn luận trên hoặc Nhị thừa, hoặc siêng tu, chắc chắn là trăm kiếp, sáu mươi kiếp chắc chắn đắc Niết-bàn, chẳng phải cho là không tu, do đó biết được. Bà-sa quyển bảy chép: Hoặc có người gieo trồng gốc lành phần thuận giải thoát rồi, hoặc trải qua một kiếp, hoặc một trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, trôi lăn trong sinh tử không thể khởi Thuận phần quyết trạch. Hoặc có người khởi thuận phần quyết trạch rồi, hoặc qua một đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, trôi lăn trong sinh tử không tâm nhập chánh tánh ly sinh. Như trên là văn luận. Nhưng thuyết Đảnh vị trở xuống có thể chuyển, Thanh Văn nếu không chuyển thì trải qua sáu mười kiếp chắc chắn đắc Niết-bàn, nếu chuyển thì bất định, Độc Giác không chuyển một trăm kiếp chắc chắn đắc Niết-bàn, nếu chuyển tức bất định.

Theo Chánh Lý, Bồ-tát chuyên làm việc lợi tha, vì muốn cứu giúp vô biên hữu tình, hoằng thệ trang nghiêm, trải qua vô lượng kiếp, nên vào đường ác như dạo chơi trong vườn rừng. Nếu không như thế thì không có nghĩa thành Phật. Luận này lại chép: cho nên chắc chắn không được nghĩa thành Phật, theo đây nếu không thể vào đường ác, thì không được thành Phật. Do đây luận chép: Nhẫn trở lên không có hồi tâm, hai gốc lành trước có hồi tâm. Chủng tánh Thanh Văn cho đến gọi là dư, là giải thích bài tụng rằng: Ba là Noãn, Đảnh, Nhẫn dư là Độc Giác chủng tánh ngoài Phật thừa gọi là Dư. Vì Lân Giác Phật cho đến tự thừa giác, hai hạng này không thể chuyển, Độc giác có hai: Bộ hành và Lân giác. Bộ hành như Thanh Văn nói có thể chuyển. Lân giác như Phật không thể chuyển, vì hễ ngồi liền thành tự thừa giác, đây là nói hai hạng này không thể chuyển.

25. Giải thích hai bậc giác:

Tĩnh lự thứ tư cho đến vô thượng giác sở y, đây là giải thích lý do hai bậc này nương thiền thứ tư, trong đây giác là nói cho đến tánh Bồ-đề, đây là giải thích hai bậc giác đó là quả Bồ-đề tức là giác, nói vừa ngồi cho đến Bồ-đề, đây là nêu hai htuyết không rời khỏi tòa. Một thuyết từ Noãn vị, một thuyết quán bất tịnh. Theo Luận Chánh Lý y thiền thứ tư từ thân niệm xứ cho đến tận, vô sinh, chỉ với nhất tọa có thể thứ lớp khởi, cho nên Lân giác dụ và Phật chủng tánh, các gốc lành như Noãn v.v… đều không thể chuyển, văn còn lại rất dễ hiểu. Theo đó, nhất đọa về sau không thể chuyển, khác nhau với luận Bà-sa. Là ý riêng, của luận, hoặc là văn trước Bà-sa dùng một nghĩa lợi căn nên không chuyển. Trong đây gồm nhất tọa hai nghĩa không chuyển, chẳng phải dục chấp nhận vị trước chuyển. Có đời này mới tu gia hạnh, trở xuống một bài tụng là thứ năm nói về tu quả gần xa, cho đến đắc giải thoát, là nói cực ba đời. Niết-bàn gọi là giải thoát, phẫn là nghĩa của nhân, thiện này thuận theo kia làm nhân cho kia, do vậy thiện này gọi là phần thuận giải thoát. Chủng tánh Thanh Văn mau nhất là ba đời, Độc Giác bốn đời, thí như hieo giống cho đến truyền thuyết cũng thế, là nêu thí dụ để rõ.

Luận Chánh Lý chép: Nhanh nhất là ba đời mới đắc giải thoát, đời thứ nhát sinh phần thuận giải thoát đời kế thành tựu, đời thứ ba sinh khởi thuận phần quyết trạch, tức nhập Thánh đạo. Nếu cho rằng thứ hai là sanh khởi thuận phần quyết trạch đời thứ ba chứng quả Thánh cho đến đắc giải thoát, luận ấy trái với thuyết trước, nghĩa là nương địa căn bản khởi Noãn, kia hẳn ở đời này đắc nhập thấy đế, hoặc kia nên chấp nhận mau nhất là hai đời, đó là thứ hai nương địa căn bản khởi Noãn, vì kia với hiện đời phải nhập Thánh đạo đắc giải thoát. Sư Câu xá chống chế nương địa căn bản khởi Noãn v.v… hẳn với đời trước đã khởi Noãn, v.v… hoặc có thể đời thứ tư mới có thể y căn bản khởi. Phần thuận giải thoát cho đến phần thuận giải thoát, là nói về Thể tánh, ở tại cõi Dục nên chẳng phải tu sở thành mà thuộc tư nguyện, khởi thân, ngữ cũng được gọi là phần thuận giải thoát , vượt hơn chỉ có ý nghiệp, gồm thủ thân ngữ, cho nên dùng ba nghiệp làm thể tánh, cho đến bố thí chút ít một bửa ăn, giữ một giới, nhưng rất ưa thích Niết-bàn, nhờ nguyện lực giữ gìn, bèn gọi gieo trồng mầm giải thoát phần thiện.

26. Nói về thực xứ:

Phần thuận giải thoát cho đến như lẽ ra là không, là nói thực xứ, tầng trời tâm nhàm chán yếu kém, đường ác tuệ yếu kém. Bắc Châu cả hai đều yếu kém, nên không thể tu, gặp Phật ra đời cho đến cũng gặp Độc Giác, là nói gieo duyên theo đây các thời khác hạt giống không thể sinh, gặp Phật ra đời: Là đích thân thấy Phật hoặc gặp giáo pháp, biết sinh tử đáng nhàm chán, biết Niết-bàn đáng ưa thích gieo hạt giống giải thoát phần. Luận Chánh Lý chép: Có Phật ra đời, hoặc lúc không có Phật đều gieo giống phần thuận giải thoát. Bà-sa quyển bảy hỏi gốc lành này là ở ý hay ở năm thức thân? Đáp: Ở ý địa chẳng phải ở năm thức thân. Gốc lành này là gia hạnh đắc, lìa nhiễm đắc, hay sinh đắc? Đáp chỉ có gia hạnh đắc, có người nói cũng là sinh đắc, lời bình: Thuyết trước là đúng, vì từ gia hạnh khởi. Gốc lành này nương thân nào khởi?

Đáp cũng nương thân nam, cũng nương thân nữ, vì sao mà gieo gốc lành này? Đáp hoặc do bố thí, hoặc nhân trì giới, hoặc nhân nghe, mà không quyết định, tại sao vì ý ưa thích khác nhau.

Có người cho rằng hoặc nhờ bố thí một vắt cơm, hoặc cho đến cho một cây tăm xỉa răng, là gieo trồng hạt giống giải thoát. Như Chiếnđạt-la v.v… kia tùy sự bố thí đều nói: “Tôi nguyện nhờ định này chắc chắn được giải thoát” hoặc có người tuy lập đại hội vô già mà không thể gieo hạt giống giải thoát, như không bạo ác v.v… kia bất cứ việc bố thí nào cũng đều cầu giàu sang, tiếng tăm thế gian, không cầu giải thoát. Hoặc có người thọ trì tám giới bát quan trai trong một ngày một đêm, thì có thể gieo giống giải thoát, hoặc có người thọ trì trọn đời chúng đồng phân biệt giải thoát, mà không thể gieo hạt giống giải thoát, hoặc có người đọc tụng bốn trường hợp Già-đà, thì có thể gieo hạt giống giải thoát, hoặc có người thông suốt văn nghĩa ba tạng mà không thể gieo hạt giống giải thoát.

Hỏi: Ai chắc chắn gieo trồng được gốc lành phần thuận giải thoát này? Đáp nếu có người tăng thượng ý lạc, ưa cầu Niết-bàn nhàm chán sinh tử, tùy khởi ít phần thí giới văn thiện, thì chắc chắn gieo căn lành này. Hoặc không có vô thượng ý lạc, ưa cầu Niết-bàn, nhàm chán sinh tử, mặc dù khởi nhiều phần thí, giới, văn, thiện, mà cũng không thể gieo trồng gốc lành này. Phần thuận giải thoát cũng có sáu thứ, đó là chủng tánh thối pháp, cho đến chủng tánh bất động pháp. Chuyển chủng tánh thối pháp phần thuận giải thoát, khởi tư pháp chủng tánh phần thuận giải thoát, cho đến chuyển khâm đạt chủng tánh phần thuận giải thoát, khởi bất động pháp chủng tánh phần thuận giải thoát .

27. Nói về người:

Đã nhân tiện nói cho đến lại sinh đạo gì? Dưới đây là thứ hai của đại văn y theo ba đạo nói về người, trong đó có ba: Thấy đạo tu đạo và Vô học đạo. Trong thấy đạo lại chia thành hai đoạn: Mười sáu tâm và y vị kiến lập, y theo phần nói về mười sáu tâm có bốn: 1. Nói về mười sáu tâm. 2. Nói về mười sáu y địa. 3. Nói về thứ lớp nhận trí. 4. Nói về thấy đạo, tu đạo khác nhau. Ba bài tụng này thứ nhất nói về mười sáu tâm, như cây có hoa, quả, là nói về pháp thế tự nhất, sinh khổ pháp trí nhẫn. Trong bốn gốc lành, nhẫn là tánh hữu lậu, nay trong đây nhẫn là tánh vô lậu, sợ lầm lẫn với nhẫn trước nên nêu quả pháp trí, hiển rõ là vô lậu khác với nhẫn trước. Chánh Lý giải thích rằng: Vô lậu là muốn phân biệt khác với Thế đệ nhất từ thế nhẫn. Vô lậu nhẫn này dùng pháp khổ cõi Dục làm sở duyên gọi là khổ pháp nhẫn. Nghĩa là đối với pháp khổ từ vô thỉ cho đến nay, thân kiến mê chấp ngã, ngã sở nay lập kiến kia chỉ là tánh của pháp khổ, nhẫn có thể hiện tiền gọi là khổ pháp nhẫn.

28. Giải thích tin khác của khổ pháp nhẫn:

Ở đây dẫn sinh hậu khổ pháp trí, vì đối với trí sinh chướng kia, được gọi là khổ pháp trí nhẫn. Tức ở đây gọi là Nhập cho đến chánh tánh quyết định, là giải thích tên khác của khổ pháp nhẫn, nhẫn ban đầu nhập nên được gọi riêng là Nhập. Kinh nói chánh tánh cho đến nên gọi là ly sinh, đây là giải thích tên gọi chánh tánh ly sinh. Luận Bà-sa chép: Lại nửa hoặc kiến thì dứt, khiến loài hữu tình đọa các đường ác chịu nhiều cực khổ, thí như thức ăn uống lâu trong thân, gây ra nhiều việc khổ não nên hoặc này gọi là sinh, thấy đạo có thể diệt nên gọi ly sinh. Lại nửa, có thân kiến v.v… mạnh mẽ chắc chắc khó điều phục như cọp beo nên gọi là sinh, thấy đạo thì diệt được nên gọi là ly sinh, lại tất cả phiền não hoặc các tham ái, làm cho gốc lành không được thành tựu, và làm cho các cõi nhuận sinh khởi tội lỗi, gọi là Sinh. Thấy đạo khởi rồi bẻ dẹp thế lực kia, làm cho không thêm lớn sinh lỗi nửa, do thấy đạo này chỉ gọi là ly sinh, có thể quyết đến Niết-bàn cho đến được gọi là bậc Thánh, giải thích danh từ quyết định và nhập.

Nghĩa là Thấy đạo quyết định đến Niết-bàn hiểu rõ đế tướng được gọi là quyết định, cho đến sơ thuyết thấy đạo gọi là Nhập, nhẫn sinh rồi được gọi là bậc Thánh, do vậy nhẫn này gọi là nhập chánh tánh ly sinh, cũng gọi là nhập chánh tánh quyết định, ở vị lai cho đến như ngọn đèn và tướng sinh, ngọn đèn lúc sinh thì xua tan bóng tối, lúc trụ thì diệt tướng sinh, lúc sinh thì có công năng sinh pháp, lúc trụ đã sinh, khổ pháp trí nhẫn cũng đối với lúc sinh diệt tánh dị sanh, lúc trụ đã diệt.

29. Nêu thuyết khác:

Có Luận sư nói cho đến xả tánh dị sanh, là nêu thuyết khác. Luận chép: Nghĩa này không đúng cho đến pháp thế gian. Tánh dị sanh và pháp Thế đệ nhất, đều là các pháp hữu lậu thế gian, vì sao pháp đệ nhất năng xả tánh dị sanh. Vì tánh trái nhau cho đến năng hại oán mạng, là giải thích tuy đồng thế gian nhưng tánh trái nhau.

Như đồng là người nhưng oán hận mang trên vai, tuy đồng oan khiên hay hại oán mạng. Pháp Thế đệ nhất và tánh dị sinh, tuy đồng thế gian y tánh dị sanh xả dị sinh. Theo Chánh Lý tánh trái nhau nên y kia năng xả, như oán trên vai mà hại oán mạng. Có Luận sư khác nói cho đến đạo giải thoát, là sư khác nói. Luận Bà-sa quyển ba chép: Có sư nói pháp Thế đệ nhất, khổ pháp trí nhẫn, lại giúp lẫn nhau xả tánh dị sanh. Nghĩa là là pháp Thế đệ nhất và tánh dị sinh, mặc dù thường trái nhau, mà sức yếu nên không thể xả riêng, do đây dẫn sinh khổ pháp trí nhẫn, cùng giúp sức nhau xả tánh dị sanh. Thí như người ốm yếu nương nhờ người mạnh khỏe, lại giúp sức nhau thì đánh bại được kẻ thù. Do nhân duyên này, pháp Thế đệ nhất như đạo Vô Gián, khổ pháp trí nhẫn như đạo giải thoát, xả tánh dị sanh.

30. Nói về sự sanh lẫn nhau:

Nhẫn Vô Gián này cho đến gọi khổ loai trí, ở đây nói về sự sanh nhau của khổ pháp loại nhẫn trí thượng hạ, vì tối sơ chứng biết mà chứng cảnh, giải thích tên gọi pháp loại nhẫn trí. Như duyên khổ đế gọi là đạo loại trí, y theo khổ đế giải thích ba đế còn lại, như vậy thứ lớp cho đến Thánh đế hiện quán, là tổng kết tên gọi. Mười sáu tâm này đều gọi hiện quán, hiện là hiện tiền, quán là thật quán. Luận Chánh Lý chép: Như thế thứ lớp có mười sáu tâm, gọi chung là Thánh đế hiện quán. Do đối tượng của bốn Thánh đế là ba cõi, vì thứ lớp hiện tiền như thật quán, đã làm cảnh cho bốn Thánh đế trong ba cõi, xoay vần lăng xăng tác ý tư duy, chẳng lẽ không làm chướng ngại hiện quán. Ban đầu tập nghiệp địa đối với cảnh các đế, phần nhiều lại tuần hoàn đã thuần thục. Trong đây các bộ chỉ là đối hiện quán, nêu chấp của Đại chúng bộ đồng với Đại thừa.

Nhưng ý thú kia không khác nhau, sư Hữu Bộ nói không khác nhau là kiến hiện quán hay sự hiện quán, hoặc duyên hiện quán nên suy tìm lại. Các hiện quán gọi sự hiện quán, là nêu thể của ba hiện quán khác nhau, lúc thấy khổ đế cho đến là dứt chứng, tu đây là hiện quán có nhiều ít. Lúc thấy khổ đế, khổ nhẫn trí gọi là kiến duyên hiện quán, vì kiến duyên khổ đế, khổ nhẫn trí gọi là kiến duyên hiện quán, vì khởi duyên khổ đế cũng gọi là sự hiện quán, vì biết khổ đế. Biết khổ dứt tập chứng diệt thì đạo gọi là sự hiện quán, lúc thấy khổ đã biết là khổ, là sự hiện quán, với tập đế có việc dứt, với diệt đế có chứng, với đạo đế có tu sự, nên nói ba đế có sự hiện quán.

Hoặc trong các đế cho đến hành tướng khác nhau, là Hữu Bộ nêu ra lỗi đốn kiến hiện quán, hành tướng bốn đế đều khác nhau khác nhau, vì sao một niệm năng đốn quán. Hoặc nói dùng một thấy khổ đế đây là chấp cùng nêu ra lỗi. Nếu ông dùng một hành tướng vô ngã đều thấy bốn đế, thì không nên dùng khổ, vô thường v.v… để thấy khổ đế. Như thế lại tương ưng với trạch pháp, nêu ra lỗi trái kinh. Nếu như vậy dùng một hành vô ngã, trong một niệm đốn quán bốn đế, như thế thì trái với Khế kinh. Khế kinh nói dùng hành tướng khổ tư duy khổ, cho đến dùng hành tướng đạo tư duy đạo, hoặc đốn hiện quán thì trái văn này.

31. Giải thích kinh:

Nếu nói kinh này cho đến như kiến, tu là bác bỏ, giải thích kinh, do trước thấy đạo mười sáu hành quán, tu đạo như kiến nên cũng có mười sáu. Nếu luận kia lại cho rằng cho đến lý cũng không có lỗi, chấp không có lỗi, thật ra không phải cùng lúc thấy bốn đế. Lúc thấy một khổ đế, vì ba đế còn lại được tự tại gọi là đốn hiện quán, về lý không trái, nhưng như thế cho đến suy nghĩ chọn lựa, là nói về khởi và bất khởi sẽ giải thích riêng. Hoặc kia lại cho rằng cho đến có sự hiện quán, đây là chấp nhận chấp khác không có lỗi, y kiến hiện quán cho đến kinh có phân biệt thí dụ, là dẫn ba kinh chứng minh dần dần hiện quán, một là kinh thiện thọ thì ở đây đã dẫn. Luận Chánh Lý như kinh Thiện Thọ, Phật bảo Trưởng Giả với bốn Thánh đế chẳng phải đốn hiện quán, mà phải tiệm hiện quán, nói rộng cho đến vô xứ vô dung. Với khổ Thánh đế chưa hiện quán xong, năng hiện quán tập, như thế cho đến vô xứ vô dung. Với diệt Thánh đế chưa hiện quán xong, có công năng hiện quán đạo, như thế kinh Khánh Hỷ và kinh Nhất Bí-sô, hai kinh đã nói ý đều giống với ở đây. Ba kinh mỗi kinh đều có thí dụ riêng.

Thiên Thọ: Tô-yết-đà, xưa dịch Tu-đạt, Trưởng Giả đó thưa hỏi Thế Tôn lúc đế hiện quán là đốn hay tiệm, Đức Thế Tôn bảo chẳng phải đốn hẳn là tiệm, vì cảnh tự tướng của bốn Thánh đế khác nhau, kinh Khánh Hỷ, kinh nhất Bí-sô hỏi đáp đều đồng nhưng nêu thí dụ đều khác nhau, theo kinh Thiện thọ nói như vậy. Phật bảo Trưởng Giả! Bốn Thánh đế chẳng phải đốn hiện quán phải tiệm hiện quán, vì tướng của tứ Thánh đế khác nhau. Cũng như thế gian xây đài quán, trước phải làm móng, kế mới xây tường, rồi mới đặt rường cột lên, sau cùng mới che lợp, bốn cách trước sau chắc chắn không cùng lúc. Vô xứ vô dung chưa xây nền móng xong, đã xây tường cho đến nói rộng. Kinh thứ hai chép cũng như lúc làm gác bốn thanh ngang, trước phải làm bậc thứ nhất rồi mới làm bậc thứ hai. Vô xứ vô dung là không làm bậc đầu tiên mà làm bậc thứ hai, cho đến nói rộng. Kinh thứ ba thí như lúc xây càu thang có bốn bậc thềm trước phải xây bậc đầu tiên rồi mới xây bậc thứ hai, vô xứ vô dung không xây bậc đầu tiên mà xây bậc thứ hai, cho đến nói rộng, y theo thí dụ như thế chắc chắn tiệm chẳng phải đốn.

32. Nhắc lại chống chế để giải thích:

Hoặc cho rằng có kinh cho đến mật ý thuyết, lại nhắc lại chống chế giải thích, lời văn rất dễ hiểu, đã nói hiện quán có mười sáu tâm, dưới đây nửa bài tụng là thứ hai nói y địa đồng, như trước đã nói là giải thích văn rất dễ hiểu, vì sao phải có nhẫn trí như thế, dưới đây nửa bài tụng là thứ ba nói thứ lớp nhẫn trí. Đuổi giặc đóng cửa, là giải thích mười sáu tâm Vô Gián giải thoát, y theo dứt hoặc được vô năng cách ngại, giải thích đạo Vô Gián, vì cùng ly hệ được đồng thời khởi, giải thích đạo giải thoát. Đuổi giặc dụ cho đạo Vô Gián dứt hoặc để được xuất thân, đóng cửa dụ cho đạo giải thoát trì trạch diệt đắc khiến hoặc không nhập thân. Luận Chánh Lý chép: Kinh chủ giải thích rằng y theo dứt hoặc đắc vô năng cách ngại nên gọi là đạo Vô Gián, đã giải thoát hoặc được với ly hệ đắc đồng thời nên gọi là đạo giải thoát.

Nếu vậy đạo giải thoát lẽ ra cũng gọi là Vô Gián, y theo chung đắc với ly hệ cũng không có năng cách ngại, nên giải thích rằng vì không gián cách gọi là Vô Gián, Vô Gián tức là đạo, gọi là đạo Vô Gián, là Vô Gián loại đạo có công năng làm gián cách, làm cho đạo giải thoát không được nghĩa duyên nối tiếp các đạo Vô Gián chỉ một Sát-na, vì các đạo giải thoát hoặc là nối tiếp, tự trị các phiền não được rồi đắc giải thoát, cùng kia dứt đắc đồng thời khởi đạo, gọi là đạo giải thoát. Tự sở trị là muốn chỉ bày nghĩa gì? Các Vô Gián như khổ loại nhẫn… cũng cùng loại khác trị ly hệ đắc câu sinh, vì chẳng phải kia cũng gọi là đạo giải thoát.

33. Nhắc lại chấp để bác bỏ:

Hoặc cho rằng thứ hai cho đến đã dứt nghi trí, là nhắc lại chấp, để bác bỏ. Theo Luận Chánh Lý hoặc sau khổ pháp nhẫn có khổ loại nhẫn, cùng quả nhẫn trước đoạn đắc câu sinh, các địa vị khác cũng thế. Đây có lỗi gì? Hoặc như vậy địa vị này duyên khổ cõi Dục. Đã dứt nghi trí lẽ ra không sinh được, chấp nhận không sinh này có lỗi gì? Với hậu tu vị, ta đã biết khổ v.v… các trí quyết định lẽ ra không được sinh, đối với các cảnh như khổ v.v… vì trước chưa sánh trí. Hoặc địa vị trước chưa có trí sinh, sau đã biết nên thành vô nghĩa.

34. Kiến đạo, Tu đạo khác nhau:

Luận chép: Nếu cho rằng kiến vị cho đến chín nhóm kiết trái nhau, là ngoại đạo vặn hỏi. Do luận này nói bốn pháp loại trí và tu thì dứt dùng làm chín kiết, chín loại này đều là trí đoạn, nên biết kiến vị chẳng phải hoặc do nhẫn đoạn. Câu vặn hỏi này không đúng, cho đến gọi là việc do vua làm, là Hữu Bộ giải thích. Mười sáu tâm này đều thấy đế lý, dưới đây nửa bài tụng là thứ tư nói về thấy đạo tu đạo khác nhau. Luận chép: Cho đến nên thuộc về tu đạo, đây là nói thấy đạo tu đạo khác nhau, nhẫn gọi là kiến, trí gọi là trí, cho đến mười lăm tâm thấy khắp tám đế, với mỗi đế chưa hề thấy, đầu tiên thấy nên gọi là thấy đế, vì thấy đế trùm khắp, không phải chưa từng thấy, vì chưa thấy đế, mặc dù biết tám đế chưa được khắp hết, vì với địa trên chưa khởi trí, nay nói thấy đạo không nói trí đạo nên không có lỗi. Nếu nói trí đạo mười sáu mới trùm khắp, do nói thấy đạo nên cho đến mười lăm, mười sáu trùng kiến nên gọi là Tu, như ngoài tu đạo trùng thấy đế, lúc ấy đều chưa thấy nay thấy, là ngoại đạo vặn hỏi, lúc đạo loại nhẫn không thể tự thấy, cho đến kiến loại trí mới thấy nhẫn này, cũng là sơ kiến đâu chẳng phải Thấy đạo.

Trong đây y theo về đề cho đến như ruộng chưa cày, là Luận chủ giải thích, y theo đế tác pháp không y theo Sát-na, đã thấy đạo địa trên vô biên, chỉ ngoài một niệm chưa thấy nay thấy, đâu được theo đuổi ít gọi là chưa thấy đế. Luận Chánh Lý chép: Bấy giờ giải thích cả từng thấy, chưa từng thấy nên không có lỗi. Lại đạo loại trí cho đến chẳng thuộc thấy đạo, lại giải thích trùng lặp. Lập tỷ lượng tâm định thứ mười sáu là tu đạo, thuộc bốn quả, ở đây lập nhân, như tu đạo khác đây là nêu thí dụ. Luận Chánh Lý cho thấy đạo vị chỉ tu tự đồng loại cảnh trí và hành tướng ở vị lai, đạo loại trí vị như tu đạo, khác, giải thoát tu vị lai đồng khác, loại cảnh trí và hành tướng, nên thuộc tu đạo. Nếu cho rằng thấy đạo có nhiều loại, giả như có lúc chỉ tu vô lậu, có lúc tu cả hữu lậu, vô lậu, như thế lẽ ra chấp nhận có lúc chỉ tu tự đồng loại cảnh trí và hành tướng, có lúc tu cả đồng, dị loại cảnh trí và hành tướng, vì dụ này không đúng, chỉ tu đồng cảnh nhiều loại, văn này cũng tu tục trí, chỉ tu đồng đế hành tướng nhưng đạo loại trí cho đến thì dứt đoạn, là giải thích câu vặn hỏi rằng. Nếu đạo loại trí là tu đạo sao không bằng tu đạo khác độn căn có lui sụt? Đáp do nhậm trì thấy đạo thì dứt đoạn, thấy đạo không lui sụt, ở đây cũng không lui sụt, do đó cho nên có lỗi lớn. Do nhậm trì thấy đạo đoạn nên là thấy đạo, có lỗi lớn trong hậu quả đạo đều có thể nhậm trì kiến thì dứt đoạn, cho đến Vô học lẽ ra cũng thuộc thấy đạo, vì nhậm trì thấy đạo đoạn.

35. Giải thích câu vặn hỏi:

Vì sao bảy trí cũng thuộc thấy đạo, là hỏi, vì sao bảy trí lại thấy đế lý, chẳng phải tụ đạo cũng thuộc thấy đạo, kiến các đế lý cũng thuộc thấy đạo, là đáp, bảy trí tuy là thấy đế lý, nhưng chưa thấy trung gian khởi, thấy chưa rốt ráo nên chẳng phải tu đạo. Đã nói thấy đạo, tu đạo sinh khác nhau, trở xuống là phần thứ hai sau y vị kiến lập, trong đó có hai: Một là y theo thấy đạo lập hai là y theo tu đạo lập. Một hàng rưỡi tụng này y theo thấy đạo lập, trong đó kiến lập tùy tín, tùy pháp, ba quả và hướng lập chung năm người. Theo Đại thừa năm, người này từ bốn gốc lành lập, luận chép cho đến tùy pháp hành chia mười lăm tâm lợi, độn thành hai bậc Thánh. Do tín tùy hành cho đến nghĩa tùy hành, là giải thích tên gọi tùy tín hành, trước do tin tha làm đầu, hành tùy tín khởi gọi tùy tín hành, đây là giải thích tên hành. Kia có tùy tín hành, gọi tùy tín hành, là giải thích hạng người thứ nhất.

36. Giải thích nghĩa tùy hành:

Hoặc do tập quán tùy hành thành tánh kia nên gọi tùy tín hành, giải thích hạng người thứ hai. Kia trước tin tha tùy hành nghĩa, là giải thích chung tên gọi tùy tín hành, do trước tạo tác chỉ theo lời nói người khác không tự vạch ra giáo lý. Y theo đây nên giải thích cho đến nghĩa tùy hành, theo trên là giải thích người tùy tín hành, giải thích tùy pháp hành cũng vậy. dùng pháp làm đầu nghĩa tùy hành nên gọi là tùy pháp hành, luận Bà-sa quyển năm mươi bốn chép: hỏi thế nào gọi Tùy tín hành? Đáp do kia y tín, tùy tín hành nên gọi tùy tín hành, nghĩa là y hữu lậu tín, tùy vô lậu tín hành, y hữu chuyển tín, tùy giải thoát tín hành, y hữu hệ tín, tùy ly hệ tín hành do tín làm đầu được nhập Thánh đạo.

Chủng loại Bổ-đặc-già-la như thế, từ xưa đến nay tánh thường tín, hoặc nghe người khác khuyên ông nên làm nghề nông để tự nuôi sống, người kia không suy nghĩ xem xét ta nên làm hay không nên làm, ta có thể làm được hay không thể làm được, có điều kiện hay không có điều kiện, nghe rồi làm ngay. Hoặc nghe người khác khuyên ông nên làm nghề đi buôn, hoặc nên làm vua, hoặc nên tập học thư, toán số, bói quẻ… nhiều loại nghệ nghiệp để tự nuôi sống, cũng không suy xét, nói rộng cho đến, nghe rồi bèn làm cho đến xuất gia v.v… cũng vậy. Hỏi vì sao gọi là tùy pháp hành? Đáp do y pháp kia vì theo pháp thực hành gọi là tùy pháp hành, nghĩa là y theo pháp hữu lậu thực hành theo pháp vô lậu, y pháp có chuyển thực hành theo pháp giải thoát. Y pháp hữu hệ, thực hành theo pháp ly hệ, do tuệ làm đầu được nhập Thánh đạo, nhiều thứ Bổ-đặc-già-la như thế, vì từ xưa cho đến nay tánh nặng về tuệ.

37. Giải thích tên gọi Sơ quả:

Hoặc nghe người khác khuyên ông nên làm nghề nông để tự nuôi sống, người kia bèn suy xét đó là việc ta nên làm hay không nên làm. Tức hai bậc Thánh cho đến hướng về sơ quả, cụ phược dứt năm phẩm, trong mười lăm tâm thì gọi là sơ quả hướng, vì hướng tới sơ quả. Nói sơ quả cho đến chắc chắn ban đầu phải đắc, giải thích tên gọi sơ quả, nói phải sơ đắc là phân biệt siêu vượt quả thứ hai thứ ba. Kia tuy mới đắc vì chẳng phải đắc định ban đầu nếu trước đã dứt cho đến thứ hai này, đã dứt sáu, bảy, tám phẩm, trong mười lăm tâm lập quả hướng thứ hai, vì hướng đến quả thứ hai, vì trong quả biến đắc là quả thứ hai, siêu vượt đắc tuy mới đắc quả, trong quả biến đắc giải thích trước, nói về đệ tam hướng, lời văn rất dễ hiểu.

Tùy tín, tùy pháp hành như thế, do trước cụ phược đoạn hoặc có khác, số khác nhau thành bảy mươi ba thứ. Kế cho đến lúc y tu đạo đạo loại trí, trở xuống là thứ hai y theo tu đạo lập, trong văn có hai một là nói về tâm thứ mười sáu, hai là trụ quả chẳng phải hướng, một hàng tụng nói về môn thứ nhất, luận chánh cho đến nay trụ quả Bất Hoàn, là giải thích ba hướng ở trước cho đến mười sáu tâm trụ quả. Quả A-la-hán cho đến lý hữu đảnh là nói quả thứ tư không có sơ đắc, trong luận Đại thừa đối pháp có từ sơ quả siêu vượt thủ chứng A-la-hán. Luận chép cho đến trụ vị nay gọi là kiến chí, là nói mười sáu tâm hạng người Tùy tín, Tùy pháp hai. Chuyển sang gọi là tín giải kiến chí, tín giải độn căn, kiến chí lợi căn, hai bậc Thánh này cho đến kiến chí tên gọi khác nhau. Là giải thích tên hai hạng người. Tín tăng nên gọi là tín giải, kiến tăng nên gọi Kiến chí. Chánh Lý chép: Các vị độn căn trước gọi Tùy tín hành, nay gọi Tín giải, do năng lực tin tăng thượng thắng giải hiển bày (vì theo người khác sinh hiểu biết nên độn căn, hiểu tiến cho đến chứng quả mới gọi là giải thoát). Các vị lợi căn trước gọi tùy pháp hành, nay gọi Kiến chí vì chánh kiến hiển rõ (được dạy sinh hiểu, vì trước kiến sau cho đến quả nên gọi là Kiến chí).

38. Nói trụ quả chẳng phải hướng:

Vì sao trước dứt tu hoặc ở cõi Dục, dưới đây một bài tụng thứ hai là nói trụ quả chẳng phải hướng, không gọi là hậu hướng là đáp chung. Do chưa khởi thắng quả đạo nên chỉ gọi là trụ quả, Luận Chánh Lý lại lúc chẳng đắc quả thì có thắng quả đạo thì dứt phiền não ly hệ đắc sinh, đạo loại nhẫn không thể dứt ly hệ đắc kia, nhưng các địa vị trước đoạn cho đến chắc chắn thành lạc căn, là giải thích trước dứt một phẩm v.v… trong đời này chắc chắn khởi thắng quả đạo, nếu không như thế, trước lìa nhiễm cõi Sắc đắc quả A-na-hàm. Sinh cõi Vô Sắc lẽ ra không thành tựu lạc căn, luận này đã nói chắc chắn thành lạc căn, nên biết chắc chắn khởi thắng quả đạo, theo đây hai hướng đạo trước cũng quyết định khởi. sở dĩ định khởi Chánh Lý giải thích, vì chướng kia đã dứt hẳn ưa thích, vì chướng đã dứt đạo dễ hiện tiền. Luận Bà-sa quyển một trăm bảy mươi mốt chẳng lẽ có bốn Tĩnh lự vô lậu tiệm đắc chăng? Đáp có, do bậc Thánh lìa nhiễm địa dưới và lúc có khởi thắng quả đạo lìa tiệm thứ đắc, ba Vô Sắc là câu hỏi cũng thế, y theo văn luận này khởi thắng quả phải thứ lớp.

39. Chín phẩm thô tế đối nhau:

Như thế đã y theo trước cụ bội ly, trở xuống là thứ hai của đại văn y theo tu hoặc dần dần nói rộng về Thánh vị, trước nói về số phẩm chướng đạo, sau y theo giai vị mà phân biệt người, nửa hàng tụng này là môn thứ nhất. Chín phẩm cũng thế, nói về một và đức trong mỗi địa đều chia thành chín phẩm. Mất thất đức tại sao cho đến lý lẽ ra cũng đúng, là nói chín phẩm thô tế đối nhau, sức mạnh của bạch pháp cho đến đèn nhỏ có thể tắt, là nói đạo dứt mạnh có công năng dứt chướng, đã nói mất đức chín phẩm khác nhau là thứ hai trải qua địa vị nói về người, trong đó có bốn: 1. Nói dự lưu bảy lần sinh. 2. Nói về Nhất lại hướng và quả. 3. Nói về Bất hoàn hướng và quả. 4. Vô học hướng và quả.

Nửa hàng tụng này là thứ nhất nói về Dự lưu còn bảy lần sinh, nghĩa là còn lại sanh tử bảy lần nữa, là giải thích cực bảy lần phản sinh, cực là nhiều nhất, cũng chấp nhận trung gian không đủ bảy lần. Đó là trời, người đều có bảy, gồm có mười bốn đời, hoặc gồm Trung hữu hai mươi tám đời, các đạo vô lậu gọi là Dự Lưu, là giải thích tên gọi Dự lưu. Các đạo vô lậu thú hướng Niết-bàn nên gọi là Lưu, tức là Thánh đạo gọi đó là Lưu, đầu tiên đắc gọi là Dự. Xưa gọi Nhập lưu, Dự là tên khác của Lưu, kia bảy lần trở lại cõi người dự vào dòng Thánh đạo nên gọi là Dự Lưu. Dự Lưu này gọi là cho đến lẽ ra gọi là Dự Lưu vi tiến lùi rất chậm, hoặc Dự lưu gọi là Sơ đắc đạo. Tức Sơ đắc đạo người thứ tám địa nên gọi là dự lưu, hoặc sơ đắc quả là Dự lưu, tức siêu vượt quả thứ hai, thứ ba gọi Dự lưu. Dự lưu này gọi là cho đến gọi là dự lưu, là đáp khắp đắc tất cả là thứ lớp người sơ đắc quả kiến đặt tên gọi này, Nhất lai, Bất hoàn chẳng chắc chắn Sơ đắc, hoặc siêu vượt tức là sơ đắc, hoặc thứ lớp chẳng phải sơ đắc nên gọi là Dự lưu.

Vì sao tên gọi này không gọi là thứ tám, là hỏi vì sao tên gọi này không gọi sơ hướng, vì đây là mới dự vào dòng Thánh. Vì phải đến được cho đến không gọi là thứ tám, do ba nhân duyên không gọi là thứ tám, kia từ đây về sau cho đến đã nói như thế, là giải thích bảy đời. Thật ra trời, người đều có bảy thành mười bốn đời, và thêm trung hữu thành hai mươi tám, đều có bảy bình đẳng nên gọi là bảy đời, như bảy xứ thiện, năm uẩn mối loại có bảy thành ba mươi lăm xứ, chỉ gọi bảy xứ do số bằng nhau. Như cây có bảy lá từng bảy riêng nên chẳng phải chỉ có bảy lá. Nếu thế vì sao cho đến có nghĩa thứ tám, kinh nói không chấp nhận thọ hữu thứ tám, làm sao được gọi hai mươi tám đời. Ý Khế kinh này cho đến Trung hữu lẽ ra không có, trên là giải thích thuận, dưới giải thích nghịch. Nếu vậy thượng lưu cho đến không có đời thứ tám,

hoặc một đường nói không có đời thứ tám, thượng lưu Na-hàm cực Hữu Đảnh, lẽ ra một tầng trời không có đời thứ tám, y cõi Dục nói nên không có lỗi là đáp. Trời người cõi Dục, mỗi đường đều có bảy không có đời thứ tám, đây lấy gì chứng minh cho đến chẳng được thọ bảy, là trách chứng minh. Do Khế kinh nói không nên cố chấp, dẫn hai kinh để chứng minh một là dẫn kinh của Hữu Bộ, hai là dẫn kinh của bộ Ẩm quang.

40. Thuyết của các bộ:

Hữu Bộ v.v… nói trời bảy trời và người nên biết trời, người đều có bảy, kinh của Ẩm Quang bộ lại phân ra rõ ràng trời, người đều thọ bảy đời, giáo đã phân biệt không nên cố chấp. Đường người được cho đến trở lại đường trời, là nói bảy đời mãn xứ. Vì sao kia không thọ hữu thứ tám? Đáp nối tiếp ngang đây cho đến như sốt cách ngày thứ tư là đáp. Bà-sa chép: Như năm bảy, bốn đại lực nên không dưới bảy bước, do sức độc nên không hơn bảy bước, ngày sốt rét thứ tư là sốt rét cách ngày, lại hữu dư kia cho đến không chứng viên tịch, lại dùng bảy đẻ tổng kết cách giải thích. Chánh Lý phá: Nếu cho rằng chủng loại Thánh đạo, như bị nọc của rắn độc xà đi bảy bước, thí dụ này không đúng. Tuổi thọ định quá chừng hạn này cũng trụ, do hữu dư kia bảy lần kiết, đó là hai hạ phần năm kiết phần trên, đây cũng không chứng minh chỉ có bảy, chỉ có tham, sân kiết dẫn bảy hữu. Lại không có Khế kinh nói Bất Hoàn cực thất hữu, lại không có kinh nói năm kiết phần trên dẫn sinh cõi Dục, cho nên kia không có sức năng chứng, chỉ do pháp nhĩ cực thọ bảy đời, trong đó không nên gượng trình bày lý thú. Thuật rằng: Y theo văn luận trên không bác bỏ Luận chủ, là phá giải thích của dị sư Bà-sa. Luận này chỉ nêu Hữu Bộ có nhiều giải thích không tự lập nghĩa, nay xét kỹ dụ rắn độc bảy bước cũng là dùng sức độc pháp nhĩ không hơn bảy trước.

41. Nêu thí dụ:

Người thọ báo định tự là duyên riêng, như nói lửa có công năng đốt cháy, nước có công năng nhận chìm, đều có thể giết người. Mà thọ đề không bị thiêu đốt niệm Phật không bị nhận chìm há dụ nghi lửa đốt nước nhận chìm, dùng bảy kiết nên dục có bảy đời, giải thích này vô lý. Nếu cho rằng do có bảy kiết thì có bảy đời kế, hoặc có năm kiết nên có năm đời, lại gia gia đẳng ba người cũng có bảy kiết, vì sao sinh chỉ có ba đẳng? Bà-sa quyển bốn mươi sáu nói bảy lần sinh tầng trời, bảy lần sinh nhân gian, ở đây nói theo dự lưu tròn đầy nên trời người có thọ bằng nhau là bảy đời, những Hữu đảnh lưu trời, người sinh khác nhau, hoặc tầng trời bảy lần, cõi người sáu lần, hoặc cõi người bảy lần, tầng trời sáu lần, hoặc tầng trời sáu cõi người năm, cho đến tầng trời hai cõi người một, hoặc cõi người hai tầng trời một. Pháp sư thái lấy văn này không noid cõi người một, tầng trời, một là không có Tu-đà-hoàn thọ một đời và dẫn kinh Niết-bàn, luận Thành Thật để chứng minh. Lại chép: Hoặc trời, người đều một đời, tức là quả Nhất lai, ở đây đều không chứng minh.

42. Thuyết của luận Bà-sa:

Bà-sa chép: Trời, người có thọ bằng nhau là bảy đời, nhưng Hữu đảnh lưu trời, người sinh khác nhau bình đẳng thọ bảy đời, chỉ nói bảy đời. Lý cũng được nói sáu, năm, bốn, ba, hai, một đời bằng nhau. hoặc có một đời định nghiệp, thì dứt sáu phẩm thủ chứng Nhất lai, điều này cũng phi lý, vì dứt phiền não duyên co khác nhau. Hoặc cho rằng chắc chắn y theo sinh dứt hoặc, tức lẽ ra người không có hoặc thì đoạn, không dứt bất định. lại người chứng quả Dự lưu lẽ ra không diệt bảy, không có định thứ tám tức đoạn hoặc, hoặc trước thọ một, đời sau dứt phiền não làm sao không chấp nhận. Kinh Niết-bàn luận Thành Thật chẳng phải tông nghĩa này, nếu có nói cũng không thành chứng minh, thọ bảy đời trung gian tuy có Thánh đạo hiện ra, dùng các nghiệp trì khác không chứng viên tịch, thuyết này có lực trì của định nghiệp bảy đời nên không chứng viên tịch. Nhưng định nghiệp một đời trải qua đời khác không có nghiệp lực giữ gìn khiến không chứng viên tịch, hữu thứ bảy, cho đến hình dáng Bí-sô là giải thích không gặp Phật đắc quả A-la-hán. Do đạo lực Vô học vì hình dáng xuất gia, pháp nhĩ tự đắc hình dáng Bí-sô.

Luận Bà-sa quyển bốn mươi sáu chép: Nói như thế pháp nhĩ kia thành tướng đệ tử Phật mới đắc cực quả, như năm trăm vị tiên, trong núi Y-sư-ca tu đạo, vốn là Thanh Văn khi ra đời không có Phật ra đời. Có con khỉ hiện tướng đệ tử Phật, tiên kia học với con khỉ và chứng quả Độc giác, vì Vô học không thọ tướng ngoại đạo, có người nói kia đến xuất gia trong đạo khác là giải thích thứ hai, Chánh Lý bác bỏ theo lý không đúng, cho đến đạo khác do sức ác kiến tà nghiệp chuyển, theo đây không phá Luận chủ mà bác bỏ các Luận sư khác.

43. Nói về pháp không lui sụt:

Thế nào gọi là pháp không lui sụt, tại sao Dự Lưu cũng gọi là pháp không lui sụt? Đáp: vì không lớn lên cho đến đều thanh tịnh, vì nghiệp lui sụt không lớn lên, không gây ra nghiệp mới dẫn cho đến đường ác, trái nghiệp lớn lên kia cùng với quả. Xưa nhận lãnh nghiệp bất định trong đường ác không thể cùng quả, hoặc có định nghiệp không đắc Dự Lưu, vì gốc lành mạnh mẽ trấn giữ thân kia, là nghiệp vô lậu. Gia hạnh ý lạc đều thanh tịnh, đắc giới bất tác, các cõi quyết định cho đến cũng năng phù, dẫn văn nêu thí dụ chứng minh. Kinh nói quả Dự Lưu cho đến tên khổ bờ mé, y kinh đặt câu hỏi, y chừng hạn đời này gọi là Niết-bàn, dùng hai nghĩa đáp.

Luận chép: Vì sao Niết-bàn có thể nói sở tác? Đáp: Chấp nhận kia được chứng cho đến gọi là hủy đài quán, là đáp ngoài các giai vị cũng có cho đến nên không nói. Luận Chánh Lý chẳng phải Thánh cũng có bảy lần ngược sinh tử, nối tiếp thành tựu đắc nghĩa Niết-bàn, nhưng chẳng quyết định, do đó không nói. Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi chép: Hỏi các vị Dự Lưu là có hiện trí, năng tự xét biết đã hết địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, đường ác, hố hiểm mà tự biết? Đáp không biết, nếu thế làm sao biết được đáp, vì tin lời nói của Phật.