CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

Phẩm 3: PHÂN BIỆT THẾ GIAN

(Phần 5)

1. Nói về ba giới hạn:

Luận chép: Đã y theo như vậy cho đến ba lượng rất nhỏ, dưới đây là đại văn thứ ba nói về ba giới hạn, một là nói về ba cực thiểu, hai là nói cực thiểu tích thành nhiều lượng, nửa bài tụng dưới đây nói về ba cực thiểu. Trong ba cực thiểu, hai thứ là sở thuyên, một thứ là năng thuyên, trong sở thuyên có sắc lượng và thời lượng. Sắc cực nhỏ, là nói về sắc rất nhỏ, theo Đại thừa không thật có, chỉ là do giác tuệ phân biệt để thành cực vi, đây là thức tâm sở biến, chẳng phải chứa nhóm nhỏ mà thành. Theo Tiểu thừa nói cực vi thật có, để thành đại sắc, là phân tích sắc lớn đó cho đến khi không thể phân tích được nửa gọi là một cực vi. Luận chép: Phân tích Như thế cho đến như nói Cù Danh, là nói về tên và thời, là lượng rất nhỏ từ ba mươi hai danh tự phân tích cho đến khi còn một danh tự, gọi là rất nhỏ. Y theo đây phân tích nhiều danh cho đến lúc còn một danh để làm cực nhỏ, tức hợp hai danh tự trở lên, hoặc không có biệt thể, hoặc có biết thể, nghĩa cũng không trái nhau. Như loại vàng, nước, đầu lông thỏ, đầu lông dê, đầu lông trâu v.v… lìa thể nhỏ nhiệm đó không có tự thể riêng.

Thế nào gọi là lượng một Sát-na, là vặn hỏi chung giải thích lại, trước hỏi sau đáp, đây là phần hỏi. Các duyên hòa hợp cho đến độ một cực vi. Trong câu trả lời có hai ý. một là dẫn kinh bộ để đáp, hai là dẫn Hữu Bộ để đáp, đây là câu thứ nhất. Trong kinh bộ trả lời có hai ý, một là pháp trước vô thể, là vị lai, được thể rồi diệt là quá khứ, được thể chưa diệt gọi là hiện tại. Tức đây trong khoảnh khắc được thể chưa diệt gọi là một Sát-na, hai là hoặc có pháp động, độ một cực vi gọi là một Sát-na, chỗ cực vi lượng ngắn, thời lượng của Sát-na rất ngắn. Hoặc do được hai cực vi trở lên gọi là một Sát-na, Sát-na thì có trước sau chẳng phải thời gian cực nhỏ v.v… nếu do được một cực vi trãi qua hai Sát-na thì lượng cực vi có phần cực vi chẳng phải cực nhỏ, vì thế nên nói do một cực vi gọi là một Sát-na.

Hỏi nếu các pháp được tự thể khoảnh khắc gọi là một Sát-na, được khoảnh khắc tự thể tức là một niệm, vì sao kinh Nhân vương Bátnhã nói một niệm có chín mươi Sát-na, một Sát-na có chín trăm sinh diệt. Đáp: Sinh diệt nhỏ nhiệm chỉ có Phật mới biết được. Tiểu thừa tâm thô thấy sinh diệt thô, Chư Phật tâm tế thấy sinh diệt tế do đó khác nhau. Nay xét Kinh bộ giải thích như pháp có động độ một cực vi, chẳng hay cái động này là lấy cực mau chóng hay lấy tiểu chậm. Nếu lấy tiểu chậm đối với mau chóng thì lại có trước sau chẳng phải cực nhỏ, nếu lấy cực mau, thì lại như bốn thiên hạ, vắn tắt có mười hai ức ba ngàn bốn trăm năm mươi Du-thiện-na, bốn thiên hạ xoay quanh mặt trời lược có ba trăm muôn Du-thiện-na, một Du-thiện-na có khoảng mười tám dặm thiếu tám mươi bước ba trăm muôn Du-thiện-na có khoảng hơn năm ngàn muôn dặm, lấy dăm tính bước đã nhiều ngày đêm. Ngày đêm Sátna, Sát-na chỉ có sáu trăm bốn mươi tám muôn, bước đã hơn đây, huống chi thước, tấc v.v… và các vật mau khác, chẳng hay ý Luận sư thế nào?

2. Sự chấp trước của Hữu bộ:

Luận chép: Các Luận sư Đối pháp cho đến lượng một Sát-na, là nói về chấp của Hữu Bộ, trong luận Tỳ-bà-sa lại có nhiều thí dụ, so sánh, vì sợ rườm rà nên không nói, mặc dù có hơi khác với Kinh bộ, nhưng cũng chưa thể nói về lượng Sát-na. Có một Luận sư cho rằng: Lượng thật của Sát-na, Đức Thế tôn không nói, theo Luận Chánh Lý Sát-na khó biết giả dụ để hiển rõ, nhưng chưa tột lý, mặc dù ở đây có giải thích cùng số ngày Sát-na cũng chẳng phù hợp, cũng không thể nói rõ Sát-na rất nhỏ không chia trước sau. Như trong thời gian búng ngón tay có sáu mươi lăm Sát-na, khoảnh khắc đó chẳng phải chỉ đo sáu mươi lăm cực vi, nếu đo nhiều cực vi thì chẳng phải không có trước sau, hoặc một cực vi gọi là một Sát-na, tức chẳng phải chỉ có sáu mươi lăm, nay lược có hai, giải thích một.

Ngày đêm Sát-na không giống với Sát-na ở đây, ngày đêm Sát-na chỉ là cách tính số. Như các lượng cân, đo v.v… là tên gọi rất nhỏ. Khi không có Phật Pháp số này thường chắc chắn, đây là Sát-na sinh diệt tức là lượng sinh diệt của các pháp. Theo Kinh bộ thì trong khoảnh khắc các pháp đắc tự thể, Hữu Bộ lấy khoảnh khắc của quả, thời gian rất nhỏ gọi là một Sát-na, là tên số lượng thời gian, tức là rất nhỏ gọi là một Sát-na, rất nhiều gọi là kiếp v.v… Sát-na lại chẳng phải không có phần nhỏ, kiếp chẳng phải càng không có nhiều thời gian, nên suy nghĩ kỹ.

3. Nói về tích sắc:

Luận chép: Đã biết ba cực nhỏ cho đến Du-thiện-na v.v… trở xuống là thứ hai của đại văn nói về tích sắc. Luận chép: Cho đến là đốt ngón tay, mười một vị trở lên đều là bảy thành. Đầu lông thỏ nhuyễn như hạt bụi, nhỏ như lông dê, lông trâu thấm trần nhỏ, lớn là lông dê. Nói bảy thành, sáu phương và tâm thành bảy. Luận chép: Ba đốt là một ngán tay không phân biệt riêng, giải thích bài tụng không nói ý ba đốt do thành một ngón tay, dùng ba đốt làm một ngón tay là ba đốt dọc, như ngón tay người đời nay, hai mươi bốn ngón cho đến trung gian đạo lượng, là nói sau bốn lượng, sau thời xưa một vòng cung có tám thước tức là tầm xưa, thời nay có sáu thước trở xuống là cách bước sáu thước, đời nay phần nhiều dùng cách bước năm thước. Câu-lô-xá là nơi tiếng người và tiếng trâu không vang đến được, chỗ không có tiếng ồn ào lẫn lộn. Tiếng Phạm gọi A-luyện-nhã, A là vô, luyện-nhã là ồn náo, hoặc dùng thước là một tầm để tính năm lượng trăm cung là bốn ngàn thước. Hoặc dùng sáu thước để tính thì có ba ngàn thước, nếu dùng một khuỷu tay, một thước sáu tấc tính một cung lượng thì có sáu thước bốn tấc.

Thời xưa soạn luận tính tám thước, nói tám Câu-lô-xá là một Du-thiện-na là bốn nhân tám thành bai mươi hai là ba muôn hai ngàn thước.

4. Nói về thời lượng:

Nếu tính theo cách bước năm thước để thì có sáu ngàn bốn trăm bước, nếu tính theo ba trăm sáu mươi bước cách dặm thì có mười tám dặm thiếu tám mươi bước, đã nói Du-thiện-na v.v… như thế thứ hai là nói về thời lượng, trong đó có hai: Một là từ Sát-na cho đến niên lượng, luận chép: hai là nói về kiếp lượng. Hai hàng tụng dưới đây trước là nói Sát-na cho đến niên lượng, một trăm hai mươi Sát-na là một Đát-sát-na, là tiết thứ nhất, ở đây có một trăm hai mươi Sát-na. Luận chép: Sáu mươi đát-sát-na là một lạp-phược tiết thứ hai, đây có bảy ngàn hai trăm Sát-na, ba mươi lạp-phược là Mâu-hô-túc-đa, là tiết thứ ba, có hai mươi mốt muôn sáu ngàn Sát-na. Luận chép: Ba mươi Mâu-hô-túc-đa là một ngày đêm, là tiết thứ tư có sáu trăm bốn mươi tám muôn Sát-na. Ở đây ngày đêm cho đến nên biết đêm giảm, có thời tăng ngày đếm gồm có ba mươi Mâu-hô-túc-đa, Hán dịch là Tu du. Đêm tăng thời gian mười tám ngày có mười hai tức ở Trung quốc là đông chí, ngày tăng ở Trung quốc là hạ chí. Có lúc thời gian đồng nhau đúng ngay xuân phân, thu phân, tháng sáu đêm giảm nói là đêm gồm cả ngày, tháng sáu trong mười hai tháng đêm giảm tức là ở Trung quốc tháng sáu tiểu tận, dẫn bài tụng để chứng minh. Mùa lạnh, mùa nóng, mùa mưa nhắc lại ba mùa. Một tháng rưỡi đã qua, nghĩa là tháng mùa mưa giảm một ngày, cho đến nửa tháng thứ hai đã qua là cuối nửa sau tháng thứ hai thiếu một ngày, tức là tháng mùa mưa ở ở Trung quốc giảm một ngày. Ngoài ra còn nửa tháng tức là nửa sau tháng thứ hai ở Trung quốc cũng có tính đại, tính tiểu và tháng nhuần, lược qua không nói.

5. Nói về kiếp lượng:

Luận chép: Đã nói như vậy cho đến nay sẽ nói, trở xuống là thứ hai có bốn hàng tụng nói về kiếp lượng, trong đó có ba, một là nói đại, tiểu, hai là nói về nhân gian, ba là nói về tai họa, dưới đây nhất là nói kiếp đại, tiểu lời văn tụng rất dễ hiểu. Luận chép cho đến. Ngoại khí đều hết, là nói về kiếp hoại, trong bài tụng, đầu tiên nói về bốn kiếp có kiếp hoại, có kiếp thành, có kiếp trung và có đại kiếp.

6. Nói về hoại:

Nay trước giải thích kiếp hoại. Kiếp hoại nghĩa là hữu tình không còn sinh lại trong địa ngục, cho đến ngoại khí đều hết, đều là kiếp hoại. Luận chép: Hoại có hai thứ cho đến hai ngoại khí hoại, lại có hai lớp hai hoại, một là trong hoại hữu tình chia hai, hai là hữu tình và ngoại khi phần có hai, cộng chung là bốn môn.

Luận chép: Thế gian này cho đến kiếp hoại liền đến, là nói sáu kiếp trụ có kiếp hoại, kiếp trụ có hai mươi trung kiếp, nghĩa là trong đó có hai mươi kiếp trung như đao tai, binh tai v.v… Kiếp hoại còn gọi đẳng trụ, đối với kiếp hoại không có kiếp đao, kiếp binh v.v… những thời gian kiếp trụ nên gọi đẳng trụ kiếp, ở đây bốn kiếp thành, trụ, hoại không đều có hai mươi kiếp hợp lại thành tám mươi trung kiếp, là một đại kiếp. Nếu thời gian ở địa ngục cho đến địa ngục đã hoại, dưới đây giải thích thú hoại. Y theo trong đường hoại, trước giải thích địa ngục, hai là giải thích xúc sinh, ngạ quỷ, ba là giải thích cõi người, bốn là giải thích tầng trời. Ở đây giải thích địa ngục ứng sinh bất sinh gọi là kiếp hoại. Hữu tình đều hết gọi là đã hoại. Luận chép: Có các chúng sinh địa ngục này sinh đến ngục ở phương khác, người ở trong thế giới này hoặc không chắc chắn sau tai họa thời gian nhận chịu, hoặc hoàn toàn không thọ, các cõi định thì thọ ở phương khác. Nay xét thấy khi địa ngục hoại không vượt qua kiếp trung , luận chép: Do đây y theo biết cho đến đồng hoại với tầng trời, cõi người. Ở đây nói thứ hai là súc sinh, ngạ quỷ hoại, chỗ ở của quỷ vốn ở dưới châu này năm trăm Du-thiện-na, bàng sinh ở biển cả. Nói đều trước hoại bổn xứ, trước hoại súc sinh, sau hoại đường quỷ. Luận chép: Hoặc thời gian cõi người cho đến cõi người đã hoại. Thứ ba là nói cõi người hoại, lúc kiếp hoại người ở ba châu. Do năng lực của pháp nhĩ đồng sinh ở Phạm Thế. Người ở Châu-câu-lô phía Bắc sinh cõi Dục thiên rồi sau sinh Phạm thế, vì định sinh các tầng trời cõi Dục, vì không thể lìa nhiễm. Hoặc ở tầng trời cho đến so sánh đồng với thuyết này. Thứ tư là nói tầng trời hoại trong tầng trời đó được lìa dục nhiễm sinh thẳng lên Phạm Thế không có chuyển sinh. Cho đến hữu tình cõi Dục đã hoại, phần hai sau đây nói về giới hoại, hoặc thời gian Phạm Thế cho đến hữu tình thế gian, thứ ba là hữu tình thế gian hoại, chỉ có khí thế gian cho đến cháy hết thành tro, không còn sót gì, thứ tư là nói thế gian hoại, luận chép: Tự địa hỏa diệm cho đến đúng như sự thích ứng nên biết, nói từ địa tai, chỉ hoại tự địa không hoại địa khác.

Luận chép: Như thế bắt đầu từ cho đến gọi chung là kiếp hoại, là tổng kết kiếp hoại, đã nói kiếp Thành cho đến kiếp thành liền đến, đại văn thứ hai nói về kiếp Thành, sau kiếp không mới có kiếp Thành, cả kiếp Không và kiếp Thành đều đồng với kiếp Trụ có hai mươi kiếp, là nói trong kiếp Thành lại chia ra làm bốn. Một là nói về thành thứ lớp, hai là nói về tướng sắp thành, ba là nói về thành ngoại khí, bốn là thành hữu tình, dưới đây thứ nhất là nói về thứ lớp. Luận chép: Tất cả hữu tình cho đến sắp thành tướng trước, dưới đây thứ hai là nói tướng thành. Luận chép: Gió từ từ tăng thạnh cho đến ngoại khí thế gian, dưới đây thứ ba là nói thành khí, luận chép: Ban đầu một hữu tình cho đến lẽ ra biết đã đầy đủ, ở đây thứ tư là nói hữu tình thành. Luận chép: Sau đây lại có cho đến thọ mới dần giảm, thứ ba của đại văn là nói kiếp Trụ, trong đó có năm: Một là nói về thành thứ lớp; hai là nói ban đầu chỉ có giảm; ba là nói trung thượng hạ; bốn là nói sau chỉ có tăng; năm là tổng kết trước, đây là nói ban đầu, từ thành hữu tình thế gian mười chín trung kiếp, người thọ vô lượng tuổi, dần dần giảm xuống còn một hữu tình cho đến địa ngục A-tỳ gọi là kiếp thành rồi. Từ đây về sau tuổi thọ của con người dần dần giảm. Luận chép: Từ đây về sau mười tám cho đến ví dụ đều như thế, đây là thứ ba, nói về trung gian mười tám có tăng giảm.

Đối với mười tám kiếp sau cho đến gọi kiếp thứ hai mươi, thứ tư là nói sau một kiếp chỉ có tăng, sau đây một kiếp tuy đồng mười tám, tăng đến tám muôn, do tăng chậm nên đồng thượng hạ ở trước. Luận chép: Tất cả kiếp tăng cho đến thành rồi kiếp trụ. Đây là thứ năm tổng kết ở trước. Luận chép: Còn lại thành hoại cho đến hai mươi trung kiếp, đây là nói y theo thời lượng của hai mươi kiếp trụ, đồng với lượng kiếp thành, hoại,không. Một kiếp không lại không có tướng riêng nên không giải thích riêng, luận chép: Kiếp thành, sơ kiếp cho đến hữu tình dần dần xả, là nói kinh sự khác nhau của kiếp thành hoại khí và thời lượng hữu tình. Lập kinh Thế chép: Khí và hữu tình thành, hoại đều mười kiếp, không giống với đây. Kia nói Phạm Vương ban đầu sinh mười kiếp, sau kiếp trụ là Phạm Phụ v.v… thứ lớp sinh, nên biết Phạm Phụ trở xuống mười kiếp thành. Hoặc gồm Phạm vương mười chín kiếp thành, Phạm vương nhập vào trong khí vì thế có mười kiếp, nên biết Phạm vương sau kiếp hoại thì trụ một mình mười kiếp. Luận chép: Đã nói như thế cho đến lượng thành đại kiếp, tổng cộng có tám mươi, thành một đại kiếp.

7. Tánh chất của kiếp:

Luận chép: Tánh của kiếp như thế nào? Là hỏi thể của kiếp, luận chép: Chỉ có năm uẩn là đáp thể của kiếp, nói không có pháp riêng, tức lấy thời năm uẩn kia làm thể. Không giống ngoại đạo có thời gian, phương hướng riêng. Luận Bà-sa quyển một trăm bốn mươi lăm chép: Thể của kiếp là gì? Có thuyết cho là sắc, như nói thế thì ngày đêm v.v… các vị không đâu chẳng phải là năm uẩn sinh diệt, do kiếp thành này, nên thể của kiếp cũng như vậy. Kiếp đã có cả ba cõi. Thời, phần, nên dùng bốn uẩn, năm uẩn làm tánh, hoặc cõi Vô Sắc dùng bốn uẩn làm tánh, kiếp không thì lấy hai uẩn làm tánh. Luận Bà-sa chép. Thế nào gọi là kiếp, kiếp có nghĩa gì? Đáp: Vì nói rộng thời phần nên gọi là kiếp, đó là phân biệt Sát-na, lạp-phược Mâu-hô-túc-đà thời phần do thành ngay đêm, phân biệt ngày đêm thời phần để thành nửa tháng, một tháng, năm, phân biệt thời phần của nửa tháng v.v… mà thành một kiếp. Do đó, trong phân biệt thời phần có cùng tột nên được gọi chung là âm thanh.

Thanh Luận sư cho rằng vì nói rộng về vị nên gọi là kiếp, vì sao? Vì là giai vị rốt ráo trong pháp hành hữu vi. Luận chép: Kinh nói ba kiếp cho đến ba kiếp vô số? Là hỏi. Luận chép: Nhiều đại kiếp về trước cho đến ba kiếp vô số là đáp. Luận chép: Đã gọi là vô số vì sao lại nói ba là hỏi, luận chép: Chẳng phải vô số nói cho đến là một số , A-tăng-xí-da Hán dịch là vô số, chẳng phải không có số là nói bất khả số, đây là tên của một số trong sáu mười số của kinh Giải Thoát. Luận chép: Sao gọi là sáu mười? Như kinh ấy nói cho đến ba kiếp vô số, là tổng kết đáp. Luận chép: Vì sao Bồ-tát cho đến mới mong quả Phật? Tại sao Bồ-tát không mau thủ chứng Niết-bàn Nhị thừa mà nguyện thời gian dài lâu để chứng Bồ-đề? Vì sao không chấp nhận phát nguyện lâu dài? Đáp vì quả vô thượng Bồ-đề rất khó chứng đắc, nếu vị Bồ-tát đó không thể phát nguyện lâu dài tu nhiều hạnh khổ v.v… thì không đắc quả Bồ-đề, vì vậy phải phát nguyện lâu dài. Hoặc các phương tiện khác cho đến từ lâu đã tu nhiều hạnh khổ, đây là lặp lại câu hỏi, hoặc vì quả Vô thượng Bồ-đề rất khó chứng đắc, phát nguyện lâu dài tu nhiều hạnh khổ, đã có phương tiện mười sáu kiếp hoặc ba đời, cũng đắc Niết-bàn ra khỏi khổ thì dùng Bồ-đề đã lâu tu nhiều hạnh khổ Làm gì? Vì muốn lợi lạc cho chúng sinh nên cầu quả vô thượng Bồ-đề, vì lợi ích loài hữu tình, nên xả đạo Niết-bàn để thủ chứng Bồ-đề. Luận chép: Cứu giúp hữu tình khác đối với mình nào có ích lợi gì, là hỏi giúp đỡ người khác với mình có lợi ích gì mà khổ hạnh như thế? Luận chép: Bồ-tát cứu giúp chúng sanh cho đến tức là lợi mình, là đáp lòng bi của Bồ-tát thường xót làm ích lợi cho vật, đã được thành Phật cứu độ chúng sinh mình bèn sinh tâm bi tức là có ích cho mình.

Luận chép: Ai tin Bồ-tát có việc như thế? Là hỏi, việc này khó tin, ai có thể tin được điều này? Có tâm nghi nhớ thấm nhuần nơi mình thì việc này không phải là điều khó tin, ông ghi nhớ thấm nhuần ở bản thân không có lòng đại từ bi hay sao, đối với việc này thật là khó tin, do bản thân mới có người nên thật không tin được. Nếu không thấm nhuần ở bản thân có đại từ bi việc này chẳng phải khó tin, vì người khác rồi mới tới mình. Như có người tu tập đã lâu vì sao họ không tin? Nêu thí dụ để chỉ rõ, lời văn rất dễ hiểu, như hữu tình vì sao không tin lại nêu thí dụ, hai thí dụ trên đây do thường nhóm họp. Lại do chủng tánh cho đến có lợi ích riêng, là nói chủng tánh như thế phát khởi nguyện bi, Luận chép: vì nương nghĩa như vậy cho đến người khác vì mình, là dẫn bài kệ để chứng minh, y theo bài tụng này, hai câu trước nói về hạ sẽ là dị sinh, hai câu kế trung sĩ là Nhị thừa, bốn trường hợp sau thượng sĩ là Bồ-tát.

8. Nói về cõi người:

Đã phân biệt vị trí kiếp thành như thế, dưới đây phần đại văn thứ hai nói về cõi người, thứ nhất nói về Độc Giác, thứ hai nói về Bốn Luân Vương, thứ ba nói Tiểu Vương Hưng, một bài tụng thứ nhất nói về Phật Độc Giác, cho đến khi Chư Phật xuất hiện, nói thời gian Phật ra đời, từ tám muôn tuổi giảm dần không nhất định thời gian, tức trên tám muôn tuổi giảm nửa năm v.v… đều có ra đời, xuống đến một trăm năm, một trăm năm trở xuống không có Phật ra đời.

Theo kinh Hiền Kiếp quyển mười chép: Thời Đức Phật Câu-lưu- tôn con người thọ bốn muôn tuổi lúc đó có Phật ra đời. Khi Đức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni ra đời con người thọ ba muôn tuổi. Thời Đức Phật Ca-diếp ra đời con người thọ hai muôn tuổi, thời Đức Phật Thích-caMâu-ni ra đời con người thọ một trăm tuổi. Theo Tây Vực Ký quyển sáu chép: Trong thời gian con người thọ sáu muôn, bốn muôn, hai muôn, một trăm tuổi thì có Phật ra đời, lại theo Kinh lập thế quyển chín chép: Hai mươi tiểu kiếp thế giới bắt đầu thành rồi trụ, có bao nhiêu người đã qua có bao nhiêu người chưa qua, tám tiểu kiếp đã qua, có mười một tiểu kiếp chưa tới. Kiếp thứ chín hiện tại chưa hết. Xét theo văn kinh này, nay đúng là kiếp thứ chín, tức là trong Kiếp Hiền có bốn vị Phật ra đời, do đều ở trong kiếp thứ chín này dần dần giảm, nên xem xét cho rõ ràng. Y theo văn này thì trong tám kiếp trước không có Phật ra đời, Phật Di-lặc đúng vào kiếp thứ mười thì xuất hiện, lại xét kinh Di-lặc quyển tám chép: Kiếp là kiếp đao binh, kinh chép: trong kiếp đao binh cho đến đời này, lại xét văn này sau chỉ có mười một kiếp lại có chín trăm chín mươi sáu vị Phật ra đời, lúc ấy e quá ngắn. Rõ ràng kiếp Hiền đó giống như kiếp phong, trong sáu mươi bốn kiếp đây là kiếp thứ nhất, tổng cộng sáu mươi bốn kiếp là một kiếp hiền, trong đó ngàn vị Phật theo lý lại có thể đúng, nên xem xét kỹ.

9. Tuổi thọ tăng từ thấp đến cao:

Luận chép: Vì sao vào giai đoạn tuổi thọ tăng mà không có Phật ra đời, là hỏi tăng từ thấp đến cao, thời gian tăng đều không có Phật ra đời? Luận chép: Vì hữu tình cái vui tăng thì khó dạy cho nhàm chán là đáp. Bổn ý của Phật ra đời là làm cho chúng sinh nhàm chán sinh tử, các vui từ từ giảm dễ khởi tâm nhàm chán, vì vui dần dần tăng khó dạy bảo họ nhàm chán. Luận chép: Vì sao giảm một trăm năm không có Phật ra đời, là hỏi? Giảm một trăm năm về sau thì các khổ càng tăng, thêm, vì sao không dạy họ để nhàm chán? Vì năm thứ vẩn đục tăng càng cực nên khó có thể giáo hóa, là đáp. Giảm một trăm năm phiền não đồng tăng, tuệ niệm đều giảm nên rất khó giáo hóa. Năm thứ vẩn đục cho đến năm thứ hữu tình trược, thừa dịp nói rõ năm thứ vẩn đục, trước tiên ví dụ chương môn sau là nhắc lại chương giải thích, kiếp giảm sắp hết cho đến gọi là trược, đều giải thích trược gọi là hiểu rõ cái ác, ở chỗ ẩm thấp dơ nhớp nên gọi là trược, như nước dơ v.v… do hai thứ vẩn đục trước rất bị suy tổn, nói lỗi lầm của hai thứ vẩn đục trước, do tuổi thọ trược nên suy tổn đến tuổi thọ, do kiếp trược nên suy tổn tư cụ, tức lúc cuối kiếp thì của cải vật chất bị suy tổn, luận chép: Do hai thứ vẩn đục kế cho đến xuất gia là thiện, là nói hai thứ vẩn đục kế là tội lỗi, do phiền não trược đam mê dục lạc tổn đến thiện tại gia, do kiến trược kia, dối thực hành hạnh khổ, tổn hại xuất gia thiện, luận chép vì một trược sau cho đến và vô bịnh, là nói chúng sinh trược, nên làm cho trí tuệ niệm v.v… đều bị suy tổn.

Luận Bà-sa quyển một trăm mười ba chép: Hữu tình tổn hại nghĩa là vào đầu kiếp ở châu Thiệm-bộ này, rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh, đo số các hữu tình thuần thiện có phước đức, thành ấp thứ lớp tốt đẹp, dân cư đông đúc, đến thời gian cuối của kiếp chỉ còn một muôn người. Theo luận Bà-sa, hữu tình suy tổn có hai: Một là khiến cho kém ác; hai là khiến cho ít đi, ác nghĩa là trược, số ít chẳng phải nghĩa trược. Như nước dơ, rượu bẩn không do ít mà gọi là Trược, chỉ do ở chỗ ẩm thấp dơ nhớp mới gọi là Trược, luận này nói hữu tình trược, vì thế lược không nói về ít. Độc Giác xuất hiện ở cả kiếp tăng và giảm, thứ hai nói về thời gian độc giác ra đời, nhưng các Độc Giác cho đến lúc chuyển gọi là Độc thắng sau đây là nói hai thứ Độc Giác. Dụ sừng lân nghĩa là không có Phật ra đời chỉ có độc nhất xuất hiện, bộ hành Độc Giác, trước là Thanh Văn quả Dự lưu, kia về sau lúc không có Phật tiến tu đắc thắng quả, nên gọi Độc Giác, đây là giải thích thứ nhất. Có thuyết khác cho rằng vị đó đến lúc được danh xưng Độc thắng là cách giải thích thứ hai. Đầu tiên tu hạnh Thanh Văn thuận phần quyết trạch, sau lúc không có Phật nhập thấy đạo gọi là Độc Giác. Vì trong bổn sư đến không nên tu hạnh khổ, dẫn văn này chứng minh là phàm phu, bậc Thánh đã dứt giới thủ, không nên tu khổ hạnh, đã tu khổ hạnh chứng đắc là dị sinh. Luận chép: Dụ sừng lân, sừng lân dụ cho Độc Giác, phần thứ hai này giải thích lân dụ Độc Giác dị bộ hành, luận chép: Vì Độc Giác cho đến không điều phục được người khác, giải thích tên Độc Giác có hai nghĩa: Một là thủ chứng cho đến lúc đắc quả không bẩm thọ chí giáo; hai là đã đắc quả, lại không giác ngộ cho người. Đủ hai nghĩa này gọi là Độc Giác chẳng phải do vị mà không do giáo pháp.

Luận chép: Vì sao Độc Giác không điều phục được người? Là hỏi, sau đây có bốn trường hợp vặn hỏi, Luận chép: Vì chẳng phải họ không có công năng cho đến vô ngại giải là câu hỏi vặn hỏi thứ nhất, Luận chép: vì họ có thể nhớ nghĩ đến giáo lý của Thánh hiền là câu hỏi thứ hai, vì có lúc không thể nói nên hiện thần thông là câu hỏi thứ ba, vì không thể nói cho đến để đối trị đạo là câu vặn hỏi thứ tư. Mặc dù có lý này cho đến không nói hy vọng, ở dưới có ba thứ lý để trả lời, đây là lý thứ nhất. Vì biết có hữu tình cho đến khó làm cho nghịch dòng là lý thứ hai, vì tránh nhiếp độ chúng ít ồn náo là lý thứ ba.

10. Nói về luân vương:

Luận chép: Luân Vương ra đời cho đến có uy nghi gì? Ý tưởng gì? Trở xuống hai hàng tụng, là thứ hai nói về Luân Vương, trong đó có năm: Một là hỏi thời gian nào; Hai là hỏi chủng loại nào; Ba là hỏi bao nhiêu câu; Bốn là hỏi có uy đức gì? Năm là hỏi tướng gì? Luận chép cho đến không có Luân Vương, là đáp thời gian ra đời, luận chép: Vị vua này do luân phiên cho đến gọi là vua Chuyển Luân, là giải thích được tên Luân Vương. Trong Thi Thiết Túc luận cho đến vua bốn châu giới, là dẫn Thi Thiết Túc luận trả lời mấy loại, Khế kinh y theo sự vượt hơn cho đến nên biết cũng như vậy, là giải thích kinh, chỉ nói Kim Luân, theo thật lý các Luân Vương khác cũng thế. Luận chép: Luân Vương như Phật cho đến Luân Vương cũng thế, là đáp: Ở trên là mấy Câu, luận chép: Nên suy xét lựa chọn cho đến để y theo tất cả giới, là hỏi dựa vào đây mà nói có mười phương Phật, đây là hỏi, luận chép: Có thuyết cho rằng cõi khác cho đến cõi khác lẽ ra cũng như thế, là nói về chấp của Hữu Bộ, một vị Phật đều có công năng giáo hóa khắp tất cả mười phương , vì thế chỉ có một vị Phật không có hai, ba… nếu với một chỗ nào hữu tình giáo hóa Phật không thể giáo hóa, Chư Phật ở trong đó cũng không thể giáo hóa, cho nên không có nhiều Phật ra đời.

11. Dẫn Thánh giáo chứng minh:

Đức Thế Tôn bảo cho đến, chỉ một Như lai: Ở đây lại dẫn Thánh giáo chứng minh. Luận chép: Nếu thế vì sao cho đến được tự tại chuyển: Là Đại Chúng bộ… dẫn kinh vặn hỏi, nếu cho rằng một vị Phật đều được tự tại đối với khắp cả thế giới ở mười phương, vì sao kinh nói nay ta ở tam thiên đại thiên này được tự tại chuyển mà không nói chuyển, ở các thế giới khác. Luận kia có mật ý, Hữu Bộ v.v… là đáp. Luận chép mật ý gì? Là Đại chúng bộ hỏi, luận chép: Nghĩa là Đức Thế Tôn cho đến nêu ví dụ này nên biết. Hữu Bộ trả lời. Luận chép: Các bộ Luận sư khác cho đến xuất hiện ở thế gian có đại chúng bộ khác v.v… chấp. Luận chép: Tại sao? Là gạn hỏi lý do. Luận chép: Có nhiều Bồ-tát cho đến có vô biên Phật hiện. Là Đại chúng bộ giải thích lý do có nhiều Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, lẽ ra chấp nhận nhiều người được thành Phật, một cõi một vị Phật lý có thể đúng, nhiều cõi nhiều vị Phật lý gì có thể ngăn? Luận chép: Nếu chỉ có một vị Phật cho đến việc này mau thành, là lại giải thích vặn hỏi. Luận chép; Vì vậy cùng lúc chắc chắn có nhiều Đức Phật là tổng kết thành, Luận chép: Nhưng kia dẫn cho đến một cõi nhiều cõi, là hỏi ngược lại để giải thích kinh. Luận chép: Hoặc nói nhiều cõi cho đến riêng cõi Phật chăng? Dẫn Luân Vương làm thí dụ, Luân Vương nói chỉ có một, cõi khác có Luân Vương. Đức Như Lai tuy nói một đâu ngăn ngại các cõi khác. Luận chép: Phật xuất hiện ở thế gian cho đến quyết định thắng đạo. Đây là lặp lại lời gạn hỏi, nhiều Phật ra đời có nhiều điềm lành có nhiều điều lợi ích. Vì sao không châp nhận có nhiều Đức Như Lai đồng thời ra đời, Luận chép: Nếu vậy vì sao cho đến cùng lúc xuất hiện, là vặn hỏi. Nếu do nhiều Phật ra đời có nhiều lợi ích, thì khiến cho trong nhiều cõi có nhiều Phật ra đời, đã có nhiều Đức Phật ra đời thì có nhiều điều tốt lành, vì sao không chấp nhận một cõi có nhiều Phật.

Luận chép: Vì không có công dụng cho đến lợi ích tất cả, là đáp, trong đáp, có bốn: Đây là ý thứ nhất. Luận chép: Lại nguyện lực cho đến là nhãn hay đạo lý v.v… thứ hai, là lý, luận chép: Lại vì làm cho kính trọng cho đến lại càng kính trọng, là lý thứ ba, mà cho mau hành trì cho đến không có hai vị Phật xuất hiện, là lý thứ tư, đồng thời tổng kết.

12. Nói về sự việc của Luân vương:

Luận chép: Như vậy đã nói cho đến khắc thù thắng bèn dừng lại, là nói uy của bốn Luân Vương có khác nhau. Đây là vua Kim Luân bậc nhất, trong đó có hai: Dị và đồng, đây là nói về uy lực khác nhau. Luận chép: Tất cả Luân Vương chắc chắn được sinh lên tầng trời, thứ hai là đồng, mặc dù hiện uy lực có khác nhau, do đồng không bọ tổn thương và bị hại. Thập thiện hóa sinh nên chắc chắn sinh thiên, kinh nói Luân Vương cho đến chủ binh thần báu, đây trả lời câu thứ năm hỏi tướng gì, tướng có hai thứ, một là tướng y báu, tức bảy báu làm tướng, hai là nội thân tướng, đây là tướng bảy báu, trong đó có hai, trước nêu tên, sau hỏi đáp. Đây là phần thứ nhất. Luận chép: Năm thứ báu như Voi v.v… cho đến sinh hữu tình khác, sau trong lời hỏi đáp đây là câu hỏi, châu báu trong bảy thứ báu, luân báu chẳng thuộc hữu tình, có thể do tự nghiệp của Luân Vương chiêu cảm được, năm thứ báu như voi… đã là hữu tình, đều do tự nghiệp, làm sao Luân Vương chiêu cảm được bảy báu, luận chép: Chẳng phải hữu tình khác cho đến nương tự nghiệp sinh khởi là đáp. Năm báu tuy thuộc số hữu tình đều do tự nghiệp sinh, nhưng một do có thuộc nghiệp ràng buộc với vua Thánh Chuyển Luân , Luân Vương ra đời ở thời gian này thì báu mới sinh ra.

13. Thân tướng Vua Chuyển Luân:

Nhưng luân bảo của Luân Vương khác đã thua kém, các báu còn lại cũng yếu kém, luận chép: Đã nói như thế cho đến tướng thù thắng của Đại sĩ, đây là nói về thân tướng vua Chuyển Luân, tất cả Luân Vương đều có ba mươi hai tướng, Bốn Vương đã khác thì tướng có hơn kém. Luận chép: Nếu thế thì Luân Vương và Phật đều có khác nhau, là hỏi. Luận chép: Phật là tướng đại sĩ nên có khác nhau, đáp xứ chánh, nghĩa là đúng chỗ đó, như tướng bánh xe ngàn căm chính là tướng dưới chân, minh nghĩa là rõ ràng, như tướng ngàn căm hiển bày rõ, tròn đầy nghĩa là tướng bánh xe ngàn căm đầy đủ. Luận Tỳ-bà-sa nói giả lập luận thuyết, bên Châu Thiệm-bộ ở mé biển cả có đường vua Chuyển Luân, rộng mười Du-thiện-na. Các vua Chuyển Luân, hoặc không ra đời, nước dâng tràn chìm ngập không thể đi theo, nếu khi ra đời nước biển giảm còn một Du-thiện-na đường này mới hiện, đáy rãi cát vàng, nước thơm chiên đàn tự nhiên rưới khắp. Lúc Luân Vương muốn tuần du châu này dẫn theo bốn quân đi qua đường này.

Luận chép: Ở kiếp sơ người thì có vua thì không? Trở xuống một hàng tụng, thứ ba là nói tiểu vương v.v… ở kiếp sơ, luận chép: Cho đến trường thọ sống lâu đây là nói lúc chưa có đoàn thực, luận chép: Có các loại như thế cho đến từ đây xuất hiện. Từ đây về sau dần dần ăn thức ăn đoạn thực, không có ánh sáng, mặt trời và mặt trăng, nước lúc này xuất hiện, từ đây về trước ăn vị của đất. Do dần dần tham đắm vị đất chio đến tranh nhau say sưa ăn vị đất đó, thứ hai ăn bánh da đất, luận chép: Bánh đất lại ẩn cho đến cây cối, dây leo xuất hiện, thứ ba là nói ăn thức ăn cây cối, dây leo. Luận chép: Vì đua nhau ăn cho đến do đầy khắp thức ăn, thứ tư là nói ăn thức ăn lúa thơm. Thức ăn này thô nên sinh căn nam nữ, từ đó về sau có căn nam, căn nữ, Luận chép: Do hai căn khác nhau cho đến đầu tiên phát ra thời này, từ đây về sau có phi phạm hạnh. Luận chép: Bấy giờ, mọi người cho đến bắt đầu đối với thời này, từ đó về sau có trộm nghiệp đạo. Luận chép: Vì muốn ngăn dứt cho đến gọi là Sát-đế-lợi: Là nói có chủ, Sát-đế-lợi Hán dịch là điền chủ, luận chép: Đại chúng khâm phục cho đến vị vua này là thượng thủ, nói lập vị chủ có đức danh lớn. Tam-mạt-đa Hán dịch là cộng hứa. Luận chép: lúc ấy con người hoặc có cho đến danh xưng Bà-la-môn, từ đây về sau có hai chủng tánh. Về sau có vua cho đến bắt đầu thời này, nói có nghiệp đạo sát luận chép: Khi có người tội cho đến lúc này là người đứng đầu, là nói có lời nói dối. Luận chép: Vào thời gian kiếp Thành cho đến tướng đó thế nào? Dưới đây là đại văn thứ ba nói tai họa, trong đó có hai: Thứ nhất nói về tiểu ba tai; thứ hai nói về địa ba tai.

14. Thời gian phát khởi tiểu ba tai:

Phần thứ nhất nói về tiểu ba tai, luận chép: Cho đến phát khởi đến cuối trung kiếp, là nói thời gian phát khởi, các tai họa này từ hai làm gốc, đó là mê đắm thức ăn lạ và tánh làm biếng. Do phiền não này nên kiếp dần dần giảm có tiểu ba tai. Luận chép: Ba tai cho đến ba cơ cẩn là nêu tên gọi, luận chép: Cuối trung kiếp cho đến tàn hại lẫn nhau. Đây là giải thích tên kiếp đao binh thứ nhất, Luận chép: Lại cuối trung kiếp cho đến khó có thể cứu chữa cho lành, đây là giải thích kiếp tật dịch thứ hai. Lại cuối trung kiếp cho đến xương trắng vận trù thứ ba là kiếp cơ cẩn, Luận chép: Do hai thứ nhân này cho đến gọi có nhóm họp, đây là giải thích nhóm họp có hai nhân, luận chép: Nói có xương trắng đem ngâm nước uống, là giải thích xương trắng có hai nhân, có vận trừ để cứu giúp mạng khác, là giải thích vận trù có hai nhân. luận chép: Nhưng có chí giáo cho đến cơ cẩn tại phát khởi, là nói về ba nhân thiện lìa được ba tai, ba tai phát khởi cho đến khi con người có tuổi thọ dần tăng, đây là nói thời phần an trụ của ba tai, đao binh nhanh nhất, đói khát là thời gian dài nhất, đều nói có bảy, khi ba tai phát khởi thì pháp nhĩ như vậy.

Luận chép: Hai châu Đông, Tây cho đến Bắc châu đều không có, là nói ba tai chỉ có ở Châu Thiệm-bộ trong bốn châu.

15. Nói về ba đại tai:

Luận chép: Đoạn trước nói hỏa tai thiêu đốt thế giới, hai bài tụng sau đây là thứ hai nói về đại ba tai, luận chép: Cho đến do tướng gió kích động, đây là nói về sự năng hoại ba tai, khác nhau, luận chép: Sức ba tai cho đến cũng không còn tồn tại, là nói hoại khí thì cực vi cũng hết. Luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi ba chép lúc hỏa tai phát khởi, có thuyết nói bảy ngày trước ẩn trì cả hai, trước tiên có một mặt trời xuất hiện. Sau khi thế giới hoại có sáu mặt trời dần đần xuất hiện liền hoại thế giới. Có thuyết cho rằng một mặt trời chia thành bảy mặt trời. Có thuyết cho rằng một mặt trời mà thế lực gấp bảy mặt trời, có thuyết nói bảy mặt trời đầu tiên ẩn dưới đất sau đó từ từ xuất hiện. Như thế người thuyết hữu tình sức nghiệp loại tăng thượng làm cho thế giới thành, đến lúc cuối kiếp nghiệp lực hết, hễ ở gần chỗ nào có hỏa tai thì sinh đến, cho đến Phạm cung đều bị đốt cháy. Lúc thủy hỏa tai phát khởi có thuyết nói ba chắc chắn mưa bên nước khói nóng có thể làm hoại thế giới. Có thuyết cho rằng từ dưới thủy luân vọt ra. Nói các loại hữu tình nghiệp lực tăng mạnh làm cho thế giới thành, cho đến thời gian cuối kiếp vì nghiệp lực hết, hễ tùy ở gần chỗ có thủy tai thì sinh đến, do nhân duyên đó mà thế giới bị hoại. Lúc phong tai phát khởi có thuyết cho rằng gió từ bên bốn định nổi lên làm hoại thế giới. Có thuyết cho rằng từ dưới phong luân có gió mạnh thổi lên, như thế các loại hữu tình nghiệp lực tăng mạnh làm cho thế giới thành, cho đến lúc cuối kiếp nghiệp lực hết, hễ ở gần chỗ nào có phong tai thi sinh đến, cho đến khắp cả cõi Tịnh thiên đều bị tán hoại. Đây nói về ba tai phần nhiều không phải nghĩa đúng của luận Bà-sa, và ý riêng của Luận sư.

16. Bác bỏ chấp cực vi là thượng:

Luận chép: Một loại ngoại đạo cho đến ngoài ra là cực vi tồn tại, dưới đây là bác bỏ ngoại đạo thắng luận, kia chấp cực vi thường, họ cho rằng kiếp hoại chỉ hoại sắc thô, lúc ấy vẫn còn có các tổ thường nhỏ nhiệm khác. Luận chép: Vì sao họ chấp vẫn có cực vi khác, là Luận chủ gạn hỏi? Luận chép: Vì chẳng phải thô sắc sinh không có hạt giống là thắng luận đáp, họ chấp kiếp hoại hoại thô sắc khác, tổ cực vi tán trong hư không, nhưng ở trong hư không mỗi pháp đều trụ riêng. Lức kiếp sắp thành, cả hai hòa hợp sinh một đứa con nhỏ, lớn bằng cha mẹ, lại hữu vi đó hòa hợp cùng sinh một đứa cháu cực vi bằng với hai tử vi, như thế cho đến lần lược thành khí thế gian, căn bản do tối cực vi tổ vi làm hạt giống. Nếu tổ vi này cũng làm cho hết, hậu tử đồng vi sinh thì không có hạt giống, Luận chép: Há trước không nói đến gió mà hạt giống. Luận chủ trình bày tự gia có hai chủng tử, một là gió sinh nghiệp, hai là tai đảnh phong, gió nghiệp như trước đã giải thích, đảnh phong như sau đây sẽ giải thích, đã có hạt giống thì đâu cần nhỏ nhiệm. Luận chép: Có Hóa địa bộ cho đến phiêu chủng thành cõi này nói về chấp của hóa địa bộ. Luận Chánh Lý thì trong gió có nhiều loại vật nhỏ là nhân đồng loại dẫn đến vật thô phát sinh.

17. Ngoại đạo nói về sở chấp của mình:

Luận chép: Tuy nhưng không chấp nhận chính thân bị dẫn khởi, đây là ngoại đạo nói về sở chấp của mình. Như trước đã dẫn ba thứ hạt giống, trước sau đều là nhân đồng loại, như hạt giống, mầm v.v… tông ngoại đạo chấp, không chấp nhận hạt giống và mầm là nhân gần, phần mầm thì nẫy mầm, phần giống thì sinh hạt giống, làm nhân gần. Luận chép: Nếu như thế thì mầm v.v… từ đâu sinh ra, là Luận chủ hỏi lại Thắng Luận sư, mầm không từ hạt giống sinh thì chấp nhận từ đâu sinh. Luận chép: Từ tự phần sinh ra cho đến từ cực vi sinh ra, là Thắng Luận sư trả lời, tức mầm có thô sắc, tế sắc, cực vi, từ cực vi sinh ra tế sắc rồi sinh ra thô sắc, ở trong mầm… sinh ra thì hạt giống v.v… có năng lực gì? Là Luận chủ hỏi lại Thắng luận? Nếu lúc mầm sinh từ tự phần sinh, hạt giống v.v… đối với mầm có lực dụng gì, đã không có lực dụng sinh thì làm sao gọi là hạt giống? Luận chép: Trừ năng dẫn tập cho đến năng lực sinh ra mầm, v.v… Thắng Luận sư trả lời do hạt giống nên làm cho mầm cực vi nhóm họp mà an trụ lại không có năng lực gì khác.

Luận chép: Vì sao quyết định tạo ra chấp như thế? Là Luận chủ hỏi lại ý chấp của là Thắng Luận. Luận chép: Từ loại khác mà sinh chắc chắn không đúng lý Thắng luận trả lời, Luận chép: Chẳng đúng lý gì? Là Luận chủ hỏi, Luận chép: Vì lẽ ra không quyết định ở đây Thắng Luận sư lại vặn hỏi. Trong hạt giống và địa đại của Luận chủ hai thứ tuy khác nhau nhưng chấp nhận sinh nhau, đã là khác loại sinh nhau lẽ ra không nhất định, vì vậy hạt giống lúa mạch, mầm thóc cũng là khác loại, lẽ ra trong hạt giống lúa mạch lớn lên sinh ra hạt thóc nẫy mầm. Luận chép: Công năng chắc chắn nên không có lỗi bất định, là Luận chủ đáp. Hạt giống lúa mạch đối với mầm lúa mạch tuy khác loại nhưng có năng lực đối nhau, vì có công năng chắc chắn, không mọc mầm thóc. Như âm thanh thuần thục thay đổi đồng từ định khác loại sinh, đây là Luận chủ dẫn dụ hiển rõ, như sợi tơ, trúc, đất cỏ và âm thanh khác loại bị biến thành âm thanh trong dục, chắc chắn không phải bất định, như lửa, đất và thức ăn, sắt đều là khác loại, nhưng lửa đốt có công năng nấu chín thức ăn biến thành sắt, đất không có công năng, đâu chẳng phải quyết định, Luận chép: Đức, pháp có khác nhau, thật pháp không như vậy. Là Thắng luận chống chế, âm thinh đến lúc thuần thục biến thành Đức cú. Nhiệt và hợp, ly cũng thuộc đức cú, trong hạt giống đất, nước và mầm, địa đại đều là thật cú, nhân phải có âm thinh, nhân lửa mà biến thành chín đều là đức pháp khác loại sinh nhau khác với thật pháp các thật pháp như địa v.v… chỉ sinh đồng loại.

18. Thắng luận xác nhận:

Luận chép: Hiện thấy thật pháp cho đến như sợi tơ sinh ra áo v.v… là Thắng luận chỉ cho việc giải thích, bụi cây sinh nhánh, sợi tơ sinh áo hẳn đồng loại sinh không biến thành loại khác Luận: Đều này chẳng đúng lý, Luận chủ bác bỏ ví dụ được dẫn, luận chép: Chẳng đúng chỗ nào? Ngoại đạo Thắng luận hỏi về phi lý, Luận chép: Vì dẫn bất cực thành làm năng lập, tức Luận chủ trả lời về phi lý. Tông ta không chấp nhận dây leo sinh tứ nhánh, sợi tơ sinh ra áo, đã không cùng chấp nhận, thì không phải cực thành. Tông là sở lập, dụ là năng lập, dẫn không cùng chấp nhận sợi tơ sinh từ áo… là năng lập. Luận chép: Nay ở đây dẫn cái gì là bất cực thành là ngoại đạo Thắng luận hỏi lại Luận chủ, Luận chép: không chấp nhận dây leo sinh nhánh cho đến như kiến bò v.v… là Luận chủ trả lời. Như kiến cùng đi, câu và rừng, người và quân, tức là con kiến v.v… trong vị trí an bày khác nhau, đặt tên khác, chẳng có tự thể riêng, dây leo sinh nhánh, sợi tơ, sanh từ áo cũng giống như thế, tại sao nói sợi tơ v.v… có thể sinh từ áo? Luận chép: Làm sao biết được như vậy, theo Thắng Luận làm sao biết được sợi tơ, áo. Như kiến bò,v.v… Vì trong một sợi tơ hợp cho đến chỉ được một sợi tơ là Luận chủ trả lời, hiện thấy trong hành một con kiến hợp lại thì không thành hàng, cũng hiện thấy trong một sợi tơ hợp không được áo chỉ được sợi tơ. Cho nên biết lìa sợi tơ không có tự thể riêng của áo, tức là hợp nhiều sợi tơ làm thành cái áo. Luận chép: có gì làm chướng ngại để không được cái áo là Thắng Luận lại hỏi. Trên một sợi tơ có vật gì làm chướng ngại khiến cho chỉ thấy sợi tơ mà không thấy áo, Luận chép: nếu trong một sợi tơ có phần của áo hay không có phần của áo, là nhắc lại để cứu phá. Nếu trong một sợi tơ hoàn toàn không có áo nên không thấy áo, thì lẽ ra trong một sợi tơ có một phần của áo hay hoàn toàn không có áo. Luận chép: Lẽ ra chấp nhận hoàn toàn có áo, có phần gọi là áo, dẫu cho lập một phần áo đoạt phá toàn áo, toàn áo tức là phần áo thành, cho nên lại như con kiến… Luận chép: làm sao biết phần áo khác sợi tơ, trong đây lại bác bỏ có phần áo, hiện thấy ở thế gian, trong một sợi tơ chỉ thấy sợi tơ kia không thấy phần áo. Lại làm sao biết phần áo khác sợi tơ, chẳng phải dùng sợi tơ làm phần áo hay sao?

19. Chấp luận chống chế:

Luận chép: Nếu cho rằng áo phải đợi nhiều chỗ nương hợp lại, là nhắc lại chuyển sang chống chế. Thắng luận chống chế rằng, khi một sợi tơ hợp lại chưa có áo, thì phải dùng nhiều sợi tơ để dệt thành áo. Cho nên như con, cháu, chắc chỉ có một không phải như dùng trăm ngàn thường vi sinh một đai sắc, đối với giai vị trước thì sắc này bất sinh, luận chép: Duy nhiều sợi chỉ ngang hợp lạii lẽ ra cũng được áo, Luận chủ bác bỏ, hoặc cần nhiều sợi tơ hợp lại lẽ ra được áo không cần sợi ngang, do đâu nhiều sợi ngang đồng hợp lại mà không thấy áo, Luận chép: Hoặc đúng lý không bao giờ được áo, Luận chủ lại bác bỏ trước và ngăn chuyển sang chống chế. Hoặc cho rằng sợi ngang, sợi dọc chung thành, hễ thiếu bất cứ một phần nào cũng đều không thành áo, ứng lý không bao giờ được áo. Luận chép: Vì trong và bên ngoài không đối căn, Luận chủ nêu ra lý do không bao giờ được áo. Như trong nhiều sợi tơ dệt thành áo, sợi tơ và trong ngoài không giống nhau, hẳn không cùng thấy thì rốt ráo lẽ ra không được áo.

Luận chép: Hoặc cho rằng dần dần đều có thể đối căn, là nhắc lại chuyển sang chống chế, ở giữa và trong, ngoài tuy khác nhau thời, hoặc dần dần theo thứ lớp đều có thể thấy, Luận chép: Ứng mắt, thân cho đến có được phần áo: Là Luận chủ bác bỏ, hoặc chống chế như thế thì không thể nói thấy, xúc y nhãn, và thân không bao giờ được toàn phần, Luận chép: cho nên đối với các phần cho đến như quay vòng lửa, là Luận chủ tự trình bày tông nghĩa, như quay vòng lửa các vị trí nối tiếp nhưng chẳng phải vòng tròn. Luân giác lìa lửa kia không có vòng riêng, đối với các phần tiệm thứ liễu biệt, mà thật ra không có phần áo riêng nên khởi có phần giác.

20. Giải thích lại:

Luận chép: Nếu lìa sợi tơ cho đến vì không thật có, là giải thích lại lìa sợi tơ thì không có áo riêng, nghĩa là trên sợi tơ có các màu xanh, vàng v.v… các loại lông tằm v.v… để ngăn lạnh, có màu sắc riêng trên áo, loại và nghiệp khác nhau vì không thật có. Nếu thể tánh của áo và sợi tơ khác nhau thì lẽ ra có ba thứ lẽ ra cũng đều khác nhau nhau, đã có ba thứ không khác nên biết không riêng, đồng là vòng lửa quay tròn.

Luận chép: Hoặc trên áo gấm cho đến từ loại khác dệt ra là lại nhắc chấp, hoặc lấy màu sắc, loại, nghiệp v.v… trên gấm, thuộc về áo, tức áo thật là một, sợi chỉ thật ra có nhiều loại khác nhau, thì lẽ ra nên y theo thật pháp, từ nhiều loại khác nhau sợi tơ thật pháp sinh ra trái tự tông, tức trái với trước lập, đức pháp có thể như vậy thật pháp không đúng. Nếu áo không thật có, thì sắc nương vào đâu mà sinh, Luận chép: Mỗi sợi màu v.v… không có nhiều loại khác nhau, là kiết thúc lỗi trên, gấm có phần áo có nhiều màu, mỗi sợi tơ không có nhiều màu, áo và sợi tơ không giống nhau. Sợi tơ sinh ra áo nên chứng minh thật từ loại khác sinh, Luận chép: Hoặc đối với một phần cho đến do đó hiển rõ áo. Lại phá gấm có phần áo nhiều màu chung thành, vì một phần chỉ có tự sắc v.v… mà đối với một phần lẽ ra không thấy áo gấm, áo gấm do nhiều màu đó hợp thành. Đối với một phần xứ vì không có nhiều màu, Luận chép: Hoặc phần kia cho đến có các tướng như màu khác v.v… lại phá áo gấm đã do nhiều màu cộng thành, tướng của một phần áo gấm lẽ ra có nhiều màu.

Luận chép: Kia chấp có phần cho đến rất là linh hiển khác lạ, lại bác bỏ chuyển chấp kia, hoặc cho rằng có phần toàn y, thể chỉ là một mà có nhiều màu, nhiều loại, nhiều nghiệp dụng khác nhau, nhiều và một trái nhau rất là linh dị. Luận chép: Lại đối với một ngọn lửa cho đến lẽ ra không được thành, lại bác bỏ chấp của Thắng luận, họ chấp anh sáng đầy khắp trong hang, có một sắc thô đầy khắp cả nhà, áo cũng như vậy, tùy áo lớn nhỏ một màu khắp cả áo. Nay phá ánh sáng, áo cũng phá theo. Như trong một giới phần ánh sáng, ở gần thì sáng nóng, ở xa thì tối lạnh, đã đồng một thể vì sao không giống nhau. Luận chép: Đều phân biệt cực vi cho đến có thể hiện căn chứng, Luận chủ trình bày tự tông đều phân biệt mỗi một cực vi căn không thể lấy danh mà vượt căn thành nhiều hạt bụi nhóm hợp có thể hiện căn chứng, lúc hiện căn chứng thì lìa vi, lại không có sắc thô riêng.

21. Dẫn tông bên ngoài để làm chứng:

Luận chép: Như sở tông kia cho đến phải năng phát thức, là dẫn tông bên ngoài để làm chứng, như trong tông kia có nhiều vi hợp cho nên cùng sinh một quả, riêng thì không sinh. Hoặc như mắt, cảnh v.v… hợp lại có thể sinh nhãn thức, riêng thì bất sinh. Tông ta do nhiều hạt bụi hợp nên thức, căn năng thủ, không có năng thủ riêng. Luận chép: Như mắt nhậm thì không có công năng thấy, dẫn thế gian cùng chấp nhận để làm chứng, Luận chép: cực vi đối căn lẽ ra cũng như vậy, là tổng kết thành. Lý cũng đồng với kia hợp lại có thể sinh quả, căn, cảnh sinh thức, như tóc bay che mắt thấy. Luận chép: Đối với sắc v.v… cho đến cực vi cũng hoại, là nói sắc tức là cực vi, sắc hoại cực vi cũng hoại, Luận chép: Cực vi cho đến thật chắc chắn diệt cùng lúc, là ngoại đạo chống chế, Cực vi thuộc thật cú, sắc thuộc đức cú. Thật và đức có tự thể khác nhau, thể khác không lẽ quyết định cùng lúc diệt. Hai thể này khác nhau, thể khác nhau lẽ ra không chắc chắn diệt cùng lúc. Luận chép: Hai thể này khác nhau, cho đến nên chẳng có tự thể riêng. Luận chủ bác bỏ tự thể có riêng, văn có ba lớp. Thứ nhất nếu cho rằng địa đại cực vi là thật, sắc thuộc đức, hai thể khác nhau, nhờ đâu cùng lúc quán sát, không thấy ngoài đất v.v… có sắc riêng.

22. Bác bỏ tông khác:

Luận chép: Lại trong tông kia cho đến đâu có khác sắc tiếp xúc, thứ hai là phá tông kia tự cho rằng địa v.v… thật cú mắt thấy, thân xúc chạm, sắc đức cũng là mắt thấy, xúc đức cũng là thân xúc thật và đức sắc, xúc khác nhau. Luận chép: Lại đốt lông tằm, cho đến hình lượng,v. v… thứ ba là phá lông là lông dê, tằm đó là tằm trắng, hoa là hoa hồng v.v… ba thứi này về cú thể thì khác, hình tượng thì tương tợ, đức khác nhau với lông đen, tằm trắng, hoa đỏ, lúc chưa bị đốt cháy thì do màu khác nhau, nên biết ba thứ dị sinh lông v.v… ba giác. Sau bị đốt đồng một màu đen vì hình lượng giống nhau, nên không còn nhớ biết lông, giạ lạ v.v… khác nhau, nên biết ngoài đức không có thật riêng. Nếu cho rằng ngoài thật có đức lông… riêng, là ba vật lúc chưa đốt cháy. Thật và đức đều khác nhau, bị đốt cháy rồi thì đức đồng, thật khác, tuy đức là đồng mà thật có khác. Thật lại là sở đắc của mắt, thân, vì sao không thể ghi nhớ biết lông, và giạ v.v… là khác, nên biết lìa sắc không có riêng, luận chép: Giống như hàng ngũ cho đến không nhớ biết, là dẫn thí dụ, do hai hàng một hàng là bình, một hàng là bồn, đồng một lông chim bồ câu, do thấy bình bồn khác hình dáng nhớ biết không giống nhau. Hoặc không xem hình dạng chỉ nhìn lông chim bồ câu, thì không thể ghi nhớ hai hàng có khác, lông và giạ, hoa hồng cũng vậy. Khi bị đốt cháy rồi, do màu giống nhau nên không thể ghi nhớ phân biệt, hình dạng lại không khác nên không ghi nhớ phân biệt. Nếu hình có khác thì sẽ nhớ phân biệt. Luận chép: Ai sẽ tìm tòi sao chép, cho đến rông tranh luận nên dứt, rất dễ hiểu.

23. Nói về ba đảnh:

Luận chép: Đảnh ba tai này cho đến gọi là đảnh tai họa kia, đây là nói ba đảnh. Luận chép: Vì sao ba định cõi dưới cho đến gặp ngoại tai, là nói định tai và lý do. Theo Luận Chánh Lý, Tĩnh lự thứ hai hỷ thọ là nội tai, cùng khinh an đều nhuận trạch như nước, nên khắp thân thô nặng, do đây đều trừ, nên kinh nói gốc khổ định diệt thứ hai, cho đến cũng do diệt khổ sở y thức thân, do vậy nói hai Tĩnh lự của gốc khổ diệt. Mặc dù sinh địa trên thức thân có hiện tiền, tùy dục không hiện hành, tự tại nên không có lỗi, nhưng kinh nói diệt khổ, y theo lúc chánh nhập định, trong sơ Tĩnh lự vẫn có tầm, tứ không có tăng thượng hỷ, không nói khổ diệt, lại chép: Cho nên trong sơ Tĩnh lự có đủ ba tai, ngòai ra cũng bị đủ ba tai làm hoại, trong Tĩnh lự thứ hai có hai tai, cho nên ngoài cũng bị hai tai làm hoại, trong Tĩnh lự thứ ba chỉ có một tai họa, nên ngoài chỉ bị một tai làm hoại (thân thô nặng là gốc khổ, định thứ hai nhẹ nhàng có thể trừ nên nói diệt gốc khổ).

Luận chép: Vì sao không lập cho đến địa lại trái với địa, là nói địa đại chẳng phải nguyên nhân của tai họa, Luận: Vì Tĩnh lự thứ tư cho đến không bằng, là nói lý do định thứ tư không có ngoại tai, luận chép: Có thuyết cho rằng Địa kia cho đến lại đến chỗ khác, là sư thứ hai giải thích. Theo Luận Chánh Lý thì sư Tỳ-bà-sa nói vì định thứ tư thuộc trời Tịnh Cư, tai họa không thể làm tổn hại, do đó không thể sinh lên các tầng trời Vô Sắc, lẽ ra cũng không sinh đến chỗ khác, lấy đây để chứng minh cõi khác không có trời Tịnh Cư, hoặc trong thế giới khác có Tịnh Cư. Lẽ ra như địa ngục dời đến phương khác đâu nói không dời đến nơi khác, ở ba tầng trời dưới, do oai lực của trời Tịnh Cư nhiếp giữ nên không có tai làm hoại, không dung một địa xứ nên có chút khác nhau, bèn có tai hoại hay không tai hoại khác nhau. Nếu vậy thì đất kia thể cũng chẳng phải thường, hỏi đáp định thứ tư khí là thường, vô thường.

24. Nói về Tĩnh lự thứ tư:

Luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi bốn chép, hỏi: Địa Tĩnh lự thứ tư nếu không có biên giới, tai họa không đến nổi há chẳng phải thường trụ, hay sao? Đáp: Sát-na vô thường nên không có lỗi này. Có thuyết cho rằng trong Tĩnh lự thứ tư cung điện sở y đều vô thường, nghĩa là chỗ đất cung điện đó tùy theo các vị trời ở đó lúc sinh lúc tử đều có sinh diệt, lời nói này phi lý. Vì sao? Vì lẽ ra không có nghiệp hữu tình và khí thế gian, như đoạn văn trước đã nói (y theo đây thì chẳng đồng với sự sinh diệt của cung điện…) theo Luận Chánh Lý quyển hai mươi mốt giải thích không có mây trời v.v… trở xuống là nơi ở của các vị trời trong hư không như mây rợp kín nên gọi là mây, các vị trời trên đây, lại không có mây và đất, ở chỗ đầu tiên không có mây, định địa thứ tư khác nhau đều không trái, các Luận sư đều đồng, nói diệt khác nhau, ý luận đều khác nhau. Luận này đã nói là luận Bà-sa ở sau sẽ giải thích, vì nhà phê bình ý nghĩa lấy đây làm phi nạn. Cung điện các vị trời, theo lý là tùy thân, cũng do nghiệp chung chiêu cảm, nếu không như vậy, lẽ ra không có lỗi qua lại, đúng lý thọ dụng cung điện. Luận chép: Đã nói ba tai thế nào là thứ lớp, sau đây thứ lớp ba tai phát khởi, trước hỏi sau đáp, ở đây là hỏi.

Luận chép: Phải trước Vô Gián cho đến một phong tai nổi lên, văn trả lời rất dễ hiểu. Luận chép: Vì sao như thế, là hỏi lý do, luận chép: Do hữu tình kia cho đến sáu mươi bốn kiếp, trở xuống là dáp, vì nhân quả địa trên cao quý nên chiêu cảm tuổi thọ, lượng ấy kế lâu dài, đã cảm ngoại khí, cũng dần dần an trụ lâu, đây là khéo thuận mà lập bày đủ trời Biến Tịnh cõi tam thiền, thọ sáu mươi bốn kiếp, bảy nạn lửa, một nạn nước, gồm có bốn mươi chín nạn lửa, bảy nạn nước, sáu là bảy nạn lửa, một nạn phong bảy lần chín sáu mươi ba nạn và một nạn phong tai là có sáu mươi bốn nạn. Nạn sáu mươi bốn tuy thiếu hai mươi hai trung kiếp, y theo toàn thuyết nên nói sáu mươi bốn, ở tầng trời này lúc kiếp mới thành, tối sơ sinh cho thọ sáu mươi bốn kiếp, sau đó người sống không được như thế. Nếu có định nghiệp dời đến cõi khác.