CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 11

Phẩm 3: PHÂN BIỆT THẾ GIAN

(Phần 4)

1. Nói về khí thế gian:

Luận chép: Đã nói như thế cho đến nay sẽ nói dưới đây là thứ hai của toàn văn đương phẩm nói về khí thế gian, trong đó có ba: Nói về sở cư khí, nói về năng cư lượng và nói về phạm vi giới hạn. Y theo sở cư khí có hai: Riêng là tiểu khí và chung là đại thiên, theo biệt tiểu khí có tám đó là ba luân, chín lớp núi, tám biển, bốn châu, hắc sơn v.v… địa ngục, mặt trời mặt trăng, thiên khí ba hàng bài tụng sau thứ nhất nói về ba luân: Văn tụng rất dễ hiểu, luận chép cho đến, hình lượng khác nhau, đây nói về hình lượng khác nhau của Tam thiên Đại thiên thế giới ba luân khác nhau các bộ đều chấp nhận. Luận chép: Các hữu tình cho đến Du-thiện-na, là nói về phong luân rộng dầy.

2. Nói về phong luân và thủy luân:

Luận chép: Như thế phong luân cho đến phong luân không tổn hại, là nói phong luân dầy chắc. Đại-nặc-kiện-na: Là tên vị thần trong loài người, Hán dịch là Lộ hình, có sức mạnh (đại lực).

Luận chép: Lại, các hữu tình cho đến Du-thiện-na: Là nói thủy luân dầy; rộng đồng, với kim luân nên ở đây không nói. Luận chép: Vì sao thủy luân không theo dòng chảy mà phân tán, là hỏi. Luận chép: Có các Luận sư nói cho đến rơi vào thục tạng, là nói về các Luận sư khác giải thích. Luận chép: Có bộ khác nói cho đến như giữ gìn hạt lúa, nói về bộ khác giải thích, chưa biết bộ nào nên kiểm nghiệm. Nghiệp lực hữu tình cho đến ba ức hai muôn là nói về kim luân, và nói thành vàng rồi lại có hai vòng dầy mỏng, lượng rộng của hai luân đến Duthiện-na, đây là nói về chiều rộng của hai luân thủy, kim. Y theo ba luân: Kim luân, thủy luân vào phong luân khác nhau, phong luân vô số, lý hợp với đại thiên đồng nhất, hai đường kính mười hai ức tức là một tứ thiên hạ. Tính sơ lược tám lớp núi, bảy lớp biển, rồi hơn sáu mươi muôn Du-thiện-na, lại thêm ngoài biển, luân vi cũng có mười hai ức. Văn dưới nói mười muôn là lạc xoa nên biết mười muôn là ức, có người cho rằng hơn mười hai ức là đường kính của đại thiên hoàn toàn chẳng tương đương. Luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi bốn nói phong luân rộng vô số. Lại chép: Thủy luân như thế là vị chưa ngưng kiết, sâu mười một ức hai muôn Du-thiện-na, có thuyết cho rằng chiều rộng đồng với phong luân, có thuyết nói ít phần bách cu chi hẹp một phần nhỏ, trăm cu chi luân lượng đó đều bằng nhau, nghĩa là đường kinh mười hai ức, ba ngàn bốn trăm rưỡi, chu vi gấp ba lần nghĩa là ba mươi sáu ức một muôn ba trăm năm mươi Du-thiện-na. Có thuyết cho rằng kim luân rộng như thủy lượng, có Luận sư cho rằng ít rộng hơn thủy luân, y theo luận này giải thích. Trong sư trước, nay dịch hai thuyết trước, thuyết trước là thiện, đã đồng một nước mưa để thành thủy luân. Trong đó vì sao chia ra kim, thủy khác nhau. Ba luân nương nhau, phong luân đã đồng với đại thiên, thủy, kim vì sao là nhỏ.

Tụng chép: Dưới đây có bốn hàng tụng, là thứ hai nói về chín lớp núi, Tô-mê-lô: Hán dịch là Diệu cao. Du-kiện-đạt-la Hán dịch là Trì song, trên đỉnh núi này có hai đường giống như vết bánh xe, hai dấu vết giữ gìn núi nên gọi là Trì song. Y-sa-đà-la Hán dịch là Trì Trục sơn, trên ngọn cao chót vót cũng như trục xe nên gọi Trì Trục. Hạt-địa-lụcca là tên một loại cây ở Ấn-độ, cây báu của núi này hình dáng tương tợ nên từ sự giống đó mà đặt tên. Tu-đạt-lê-xá-na Hán dịch là Thiện Kiến, người thấy trang nghiêm tốt đẹp khen ngợi nên gọi là Thiện Kiến. Át-thấp-phược-yết-noa, Hán dịch là Mã-nhĩ, đỉnh ngọn núi này giống như tai ngựa. Tỳ-na-hằng-ca Hán dịch là mũi voi tên vị thần ở Ấn-độ, hình như núi giống mũi voi nên đặt tên như thế. Ni-dân-đạt-la, đây là tên loài cá, cá này mỏ nhọn, ngọn núi giống như mỏ cá nên đặt tên. Hai câu sau của bài tụng lời văn rất dễ hiểu.

3. Nói về chín lớp núi:

Luận chép cho đến, Phệ lưu ly sắc, đây nói chín núi an bố nơi chốn và có thể thành tài bảo có khác nhau. Các loại báu như thế từ đâu sinh ra? Cũng từ các hữu tình chuyển biến thành, do ánh sáng các báu từ đó sinh, do nghiệp gió sức nước ngưng kiết báu sinh, chẳng phải ngay nơi thể của nước chuyển biến thành sắc.

Luận chép: Số luận nói: Vì sao chấp nghĩa chuyển biến, là hỏi. Luận chép: Nghĩa là chấp có pháp cho đến có pháp, khác diệt, là đáp đây là thuyết của ngoại đạo, như vàng đúc thành đồ, trang sức, khi món đồ ấy thay đổi biến dạng thì món đồ có sinh diệt nhưng chất vàng không sinh diệt. Sự chuyển biến như thế đâu trái với lý, là hỏi trái lý. Luận chép: Nghĩa là chắc chắn không chấp nhận cho đến pháp diệt pháp sinh, là nêu ra trái lý, ở đây ý muốn nói thể tánh của vàng và môn đồ không khác nhau. Tại sao nói pháp khác là thường, pháp khác sinh diệt đó là thật đế thường, hai mươi ba đế là vô thường, luận chép: Chỉ nói ngoài pháp cho đến gọi là hữu pháp, là ngoại đạo chống chế. Ai nói ngoài thật đế có hai mươi ba đế, ngoài vàng có món đồ riêng, tức là thật đế chuyển biến như tướng sinh diệt, chuyển biến của vàng. Luận chép: Điều này cũng phi lý, là Luận chủ bác bỏ.

Luận chép: Ngoại đạo hỏi phi lý điều gì? Luận chép: Tức là vật này chưa hề nghe, là Luận chủ bác bỏ, luận chép: Sự biến sinh như thế cho đến trong biển ngoài biển, đây là nói sự biến sinh các báu v.v… lại có gió nghiệp đều phân biệt là núi là biển v.v… chín lớp núi như thế cho đến nêu ra thủy lượng đồng, đây là nói lượng cao rộng của chín lớp núi.

Tụng chép: Dưới đây có hai hàng tụng, là thứ ba nói về tám lớp biển.

4. Nói về tám lớp biển:

Luận chép: Cho đến đã không bị thương bụng là nói biển phía trong có nước tám công đức. Luận chép: Bảy biển như thế cho đến Duthiện-na, là nói lượng biển ban đầu y theo văn luận này, núi Diệu Cao có bốn mặt số đó đều gấp ba lần, vì đều thành hai ức bốn muôn. Luận chép: Còn sáu biển kia cho đến hai muôn hai ngàn, là nói sáu biển còn lại và lượng biển mặn, tổng lược gồm có chín lớp núi và tám lớp biển. Đường kính của một Tứ-thiên-hạ có một trăm hai mươi muôn tám trăm bảy mươi lăm Du-thiện-na. Tụng chép: Dưới đây có bốn hàng tụng, thứ tư là nói hình dáng khối lượng của bốn đại châu, cho đến hai ngàn Duthiện-na, lược nêu bốn châu, đồng thời nói rõ tướng của châu Thiệm-Bộ ở phía Nam, luận chép: Vì trong châu này cho đến năng giữ gìn, là nói chỗ tòa Kim cương. Luận chép: Châu Thắng Thân ở phía Đông cho đến mặt người cũng như vậy, là nói ngoài ba châu và mặt người, luận chép: Lại có tám trung châu cho đến La-sát-bà-cư, là nói tám trung châu, Thứ-mạt-la, dịch là mèo ngựa tốt, Phiệt-la-thứ-mạt-na dịch thẳng là mèo ngựa, Đề-ha, Hán dịch là thân, tỳ-đề-ha Hán dịch là Thắng thân. Xá cứ dịch là siểm, Ôn-đát-la-mạn-đát-lý-noa dịch Thượng nghị, củlạp-bà dịch Thắng biên, Kiêu-lạp-bà dịch là Hữu thắng biên. Có thuyết nói tám châu đều có người ở, thuyết khác cho là chỉ có La-sát-bà cư ngụ. Luận Bà-sa quyển một trăm bảy mươi hai, nói trong tám châu này thân người thấp nhỏ, như thiếu niên ở cõi này có thuyết cho rằng bảy châu là chỗ người ở, Châu-thứ-mạt-la chỉ có La-sát bà cư ngụ, có thuyết cho rằng nói tám tức là tên khác của bốn đại châu, do mỗi châu đều có hai tên khác. Nói như thế lẽ ra nói như ban đầu. Y theo văn luận này tức trong hai thuyết, thuyết trước là đúng.

5. Nói về Hắc sơn v.v…

Tụng chép: Trở xuống là một hàng tụng, thứ năm nói về Hắc Sơn, v.v… luận chép cho đến để đặt tên Châu. Núi Hương Túy, mùi hơi trong núi này người ngửi sẽ bị say nên gọi là Hương Túy. Một là sông Cănggià từ phía Đông chảy quanh ao một vòng, rồi ra biển Đông, hai là sông Tín Độ từ phía Nam chảy một vòng quanh ao rồi vào biển phía Nam, ba là sông Đồ-đa từ phía Bắc chảy quanh ao một vòng rồi vào biển Bắc, bốn là sông Phược Sô, từ phía Tây chảy vòng một vòng quanh ao, rồi chảy vào biển phía Tây.

6. Nói về địa ngục:

Luận chép: Lại đối với chỗ nào để đặt Nại-lạc-ca, dưới đây là thứ nói về địa ngục, trong đó có hai: Một là nói tám địa ngục lớn, hai là nói mười sáu tăng. Luận chép: Cho đến không có việc như thế, là nói đại địa ngục Vô Gián. Luận chép: Có các Luận sư khác nói cho đến mà có đẳng lưu, là nói giải thích khác. Luận Thuận Chánh Lý có một thuyết rằng: Có thuyết cho rằng không có kẽ hở gọi là Vô Gián, vì tuy hữu tình ít mà thân lớn, đây đồng với luận Bà-sa quyển một trăm mười lăm do các hữu tình gây ra nghiệp ác lớn lao, đọa vào địa ngục đó có thân cao lớn. Mỗi thân hình đều cao lớn đầy khắp, trong nhiều chỗ đó không có chỗ hở nên gọi là Vô Gián.

Lại quyển một trăm bảy mươi hai có một sư nói tuy cũng có sự xen hở mà giả nói là Vô Gián, có thuyết cho rằng trong chỗ đó thường chịu khổ không hưởng được hỷ lạc nên gọi là Vô Gián, tức luận này sau giải thích, có thuyết cho rằng rất nhiều hữu tình ây ra nghiệp ác, nối tiếp đọa vào đó, đây đủ ở trong đó nên gọi là Vô Gián, lời bình: Không nên nói như thế, đọa địa ngục khác nhiều đời không gián đoạn là ít có. Vì sao? Vì gây ra nghiệp ác của thân, miệng, ý phẩm thượng mạnh mẽ, nên mới đọa vào đó. Hữu tình gây ra nghiệp ác phẩm thượng thêm lớn nên người sinh về đó ít, gây ra nghiệp ác phẩm trung phẩm hạ thêm lớn, người đọa vào địa ngục khác nhiều. như làm nghiệp thiện phẩm thượng thêm lớn người sinh Hữu đảnh ít, làm việc thiện phẩm trung phẩm hạ thêm lớn, người sinh chỗ khác nhiều. Nên nói như vậy, do gây ra nghiệp bất thiện phẩm thượng thêm lớn đọa vào đó có thân hình cao lớn mỗi hữu tình y theo nhiều chỗ không có chỗ hở nên gọi là Vô Gián, đây nhà phê bình nghĩa tức là một Luận sư giải thích trong Luận Chánh Lý.

7. Nói về bảy địa ngục còn lại:

Luận chép: Bảy Nại-lạc-ca cho đến bảy đẳng hoạt, là nói bảy địa ngục còn lại. Có thuyết cho rằng bảy địa ngục này ở bên cạnh địa ngục Vô Gián, là nói về thuyết khác, luận Bà-sa quyển một trăm bảy mươi hai hỏi địa ngục Vô Gián ở chỗ nào? Đáp phần nhiều ở dưới Châu Thiệm-bộ, làm sao an lập? có thuyết cho rằng từ dưới châu này bốn muôn Du-thiện-na cho đến đáy địa ngục Vô Gián, địa ngục Vô Gián rộng mỗi bề đều hai muôn Du-thiện-na, kế ở trong một muôn chín ngàn Du-thiện-na an lập bảy địa ngục còn lại, bảy địa ngục này mỗi địa ngục rộng mỗi bề một muôn Du-thiện-na. Có thuyết cho rằng từ dưới châu này bốn muôn Du-thiện-na cho đến địa ngục Vô Gián, địa ngục Vô Gián này rộng mỗi bề đều hai muôn Du-thiện-na, kế là trên có ba muôn năm ngàn Du-thiện-na an lập bảy địa ngục còn lại, mỗi bề cao năm ngàn Du-thiện-na. Có thuyết cho rằng: Địa ngục Vô Gián ở giữa, bảy địa ngục còn kia bao xung quanh, như nay làng xóm vây quanh thành phố lớn.

8. Giải thích mười sáu tăng:

Luận chép: Tám Nại-lạc-ca tăng đều có mười sáu, trở xuống là thứ hai giải thích mười sáu Tăng, trước dẫn hai hàng kệ trong kinh để chứng minh, sau là nhắc lại để giải thích. Luận chép: Cho nên Bạc-giàphạm cho đến lửa dữ thường cháy rực, là dẫn kinh chứng minh có mười sáu tăng luận chép: Mười sáu Tăng, cho đến đều có bốn sở, trước nêu số chỗ ở. Luận chép: Ổi lỗi tăng cho đến khi bình phục như cũ, là giải thích thứ nhất. Hai là Thi phẩn tăng, cho đến miệng ăn tủy của họ, là giải thích thứ hai, luận chép: Nhận tăng ba là Mâu cho đến lại có ba thứ, đây khai thứ ba để làm ba. Luận chép: Một dao chém xuống cho đến bình phục như cũ, là giải thích cách thứ nhất, luận chép: Hai là rừng là dao, cho đến răng xé thức ăn là giải thích thứ hai, ba là rừng kiếm chém cho đến nên thuộc về một Tăng, đây là giải thích thứ ba, đồng thời tổng kết. Luận chép: Bốn là Liệt hà tăng, cho đến nên nói, đều có mười sáu là giải thích tăng thứ tư đồng thời tổng kết. Đây là tăng thượng cho đến lại bị hại, là giải thích tăng thêm danh từ, do địa ngục này vừa bị hại rồi lại bị hại nửa nên gọi là chỗ tăng thượng bị hình hại.

9. Nói về giải thích:

Luận chép: Có thuyết cho rằng hữu tình cho đến nên nói là tăng là nói về giải thích khác, trước do khổ lại tăng thêm nên gọi Tăng, sau giải thích số lần chịu khổ nên gọi là Tăng. Phê bình về ý của luận chỉ là hai giải thích, không phải ba giải thích, có người cho rằng ba giải thích là sai. theo Luận Chánh Lý trong mười sáu địa ngục này chịu khổ tăng lên dữ dội còn hơn địa ngục trước, nên gọi là Tăng, hoặc trong đây chịu nhiều thứ khổ, khổ cụ có nhiều loại nên gọi là Tăng luận chép: Nay ở trong đây cho đến là hữu tình chăng, dưới đây là nói ngục tốt trong địa ngục có phải là hữu tình chăng? Là hỏi: Luận chép: Có thuyết gọi là phi tình, là đáp, động tác thế nào? là hỏi. Luận chép: Nghiệp lực hữu tình như thành kiếp gió. Luận chép: Nếu vậy vì sao cho đến khi chết làm lính của Diệm-ma, là nạn. Luận chép: Vua Diệm-ma sai cho đến chẳng phải thật hữu tình, đây là vặn hỏi chung, luận chép: Có thuyết nói hữu tình là nói về thuyết khác, nếu thế thì nghiệp ác này ở chỗ nào thọ dị thục? Tức trong địa ngục cho đến đây lý gì ngăn? Là đáp: Luận chép: Như vậy vì sao gì mà lửa không thiêu đốt họ? Đây chắc chắn là do nghiệp lực cho đến nên không bị thiêu đốt, có hai giải thích, lời văn rất dễ hiểu.

Luận Chánh Lý cho rằng Vô Gián, Đại nhiệt và Viêm nhiệt cả ba nơi đó đều không có ngục tốt canh giữ, Đại khiếu, Hào khiếu và Chúng hợp ba chỗ đó ít có ngục tốt. Vua Diệm-ma thường đi tuần qua lại xem xét, ngoài ra đều có ngục tốt canh giữ. Vì hữu tình, vô tình khác loại ngục tốt giữ gìn trị phạt hữu tình có tội. Luận chép: Nai-lạc-ca nóng cho đến tám ngược kia là gì? Dưới đây là giải thích tám địa ngục lạnh, trước kể tên, sau nói về nơi chốn. Luận chép: Một Át-bộ-đà cho đến Ma-ha-bát-đạc-ma. Át-bộ-đà Hán dịch là Pháo, khí rất lạnh ép bức thân, nổi lên, các mụt nước Ni-thích-bộ-đà Hán dịch là pháo liệt, hơi lạnh cùng ép ngặt thân cắt xé phỏng da còn hơn trước, trên đây từ thân phỏng da và xé phỏng da mà đặt tên địa ngục. Át-chiết-tra là âm thanh miệng phát ra khi nhận chịu cái lạnh, lạnh tăng thêm nên miệng không mở được, chỉ được động lưỡi tạo ra tiếng Chiết-tra, Hoắc-hoắc-bà: Cái lạnh càng tăng nên lưỡi không cử động được, chỉ phát ra âm thanh hoắc hoắc. Hổ-hổ-bà: Ở ngục này cái lạnh càng tăng nên không mở miệng được, chỉ phát ra tiếng hổ hổ. Ôn-bát-la, Hán dịch là hoa sen xanh, cái lạnh càng tăng nên thân biến thành màu xanh như màu hoa sen xanh. Bát-đặc-ma, dịch là hoa sen đỏ, lạnh càng tăng thêm nên thân chúng sinh bị nứt ra như hoa sen đỏ. Ma-ha-bát-đặc-ma, dịch là hoa sen đỏ lớn, hơi lạnh càng tăng nên thân chúng sinh ở đó bị nứt ra như hoa sen đỏ lớn, như trên là nêu tên địa ngục.

10. Giải thích lý do đặt tên:

Luận chép: Hữu tình trong đây cho đến để đặt tên, là giải thích lý do đặt tên, hai địa ngục trước, ba địa ngục sau tùy thân thay đổi mà đặt tên, địa ngục thứ ba, tư, năm từ tiếng thay đổi mà đặt tên. Luận chép: Tám chỗ cư ngụ này cho đến ở bên địa ngục lớn đây nói về chỗ ở. Luận chép: Châu-Thiệm-Bộ này cho đến Vô Gián đẳng chăng? Là nạn. Luận chép: Châu như đống thóc cho đến từ từ hẹp, từ từ sâu là đáp. Luận chép: Như trên là nói cho đến chiêu cảm nghiệp tăng thượng, đều nói về chỗ địa ngục trước, là quả cộng nghiệp tăng thượng. Luận chép: Cô địa ngục còn lại cho đến trống không và chỗ khác, Cô địa ngục đều do nghiệp riêng chiêu cảm chỗ ở không chắc chắn. Các địa ngục khí cho đến chi phải không chắc chắn, tổng kết chỗ địa ngục, luận chép: Chỗ ở của bàng sinh đến sau trôi lăn đến chỗ khác là nói chỗ ở của bàng sinh. Bổn xứ của loài quỷ đã nói đầy đủ như trong kinh: Là nói về chỗ ở của quỷ và sự giàu nghèo khác nhau.

Luận Chánh Lý chép: Phía Nam Châu Thiệm-bộ sâu thẳng xuống qua năm trăm Du-thiện-na có thành vua Diệm-ma, chiều rộng mỗi bề cũng như thế, có người nói dùng văn này chứng minh biết tòa Kim cương gần phía Bắc, các địa ngục v.v… ở dưới vương đô hơi gần bên phía Nam không ngăn ngại nhau. Nay xét giải thích này e không đúng, địa ngục Vô Gián rộng hai muôn Du-thiện-na ngoài bốn cửa có mười sáu Tăng, hoặc nói bảy địa ngục bao quanh ngục Vô Gián, bên nó lại có chỗ của địa ngục hàn băng, dẫu ít gần phía Nam cũng tiến gần xuống tòa Kim cương. Hiện nay là chỗ ở của loài người và quỷ, nhà cửa không làm chướng ngại nhau, cho nên biết địa ngục quỷ thú và tòa Kim cương làm không ngăn ngại nhau. Nếu không như vậy, thì chỗ ở của loại quỷ há không phải đất đá hay sao?

11. Nói về mặt trời mặt trăng:

Luận chép: Các nghĩa như cư lượng v.v… của mặt trời mặt trăng, dưới đây có ba hàng kệ, thứ bảy là nói xứ lượng của nhật, nguyệt. Luận chép: Cho đến mà cho không dừng rơi, là nói chỗ nương của nhật nguyệt, luận chép: Chỗ trụ kia cách đây cho đến lưng chừng núi Diệu cao, là nói về cao thấp. Luận chép: Đường kính của nhật, nguyệt cho đến mười sáu Du-thiện-na là nói về lớn nhỏ luận chép mặt dưới của nhật luân là ích hay tổn là nói về thể dụng. Nhân sinh ra lớn lên là ích lợi, nhân suy yếu rơi rụng là tổn hại, luận chép: Chỉ một mặt trời, mặt trăng ngoài ra như thí dụ nên biết, trình bày dụng rộng hẹp, ở bắc châu nửa đêm thì đông châu mặt trời lặn, Nam châu giữa ngày thì tây châu mặt trời mọc, đây là y theo sự cùng một lúc , chẳng phải hoàn toàn tột lý. Nếu không như vậy thì Bắc châu nửa đêm Nam châu là giữa trưa, theo lý thì có thể đúng, Đông châu mặt trời lặn đúng là một gốc đông Nam của núi Diệu Cao, Nam châu giữa ngày đúng về hướng nam của núi Diệu Cao, phương Tây mặt trời mọc là đúng hướng Tây nam của núi Diệu Cao, đâu có hoàn toàn nhất định.

12. Sự tăng giảm của ngày đêm:

Luận chép: Mặt trời vận hành châu này đến hết liền dần dần tăng, trình bày sự tăng giảm của ngày đêm. Nói về đêm tăng ngày tăng, đêm giảm ngày giảm có hai nghĩa đó, một là đêm ngắn ngày đã qua ngày tăng, ngày ngắn đêm kia đã qua gọi là đêm tăng. Nếu theo nghĩa này, thì phần mùa thu rồi sau là đêm tăng, phần mùa xuân đã qua là ban ngày dài, cả hai cùng khởi thời gian này đã qua đêm dần dần dài ra, tức mặt trời thứ hai thêm lớn, mặt trời thứ nhất đồng gọi là ban đêm tăng, ban ngày tăng thì trái với đây.

Nếu dựa vào nghĩa này thì mùa hạ đến khi mặt trời đã qua gọi là ban đêm tăng, mùa đông đến lúc mặt trời đã qua gọi là ban ngày tăng. Luận này nói tăng giảm là sao? Y theo luận trả lời mặt trời đi qua châu này đến hướng Nam, hướng Bắc, như thứ lớp đó đêm tăng ngày tăng. Tức là mùa hạ đến rồi sau đến mùa đông đến ngày đêm tăng, mùa đông đến ngày rồi sau đó hạ đến mặt trời ban ngày tăng. Luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi sáu chép: Nhưng ngày và đêm tăng giảm trái nhau, tuy đều có hai thời mà không lập bốn vị, ngày đêm tăng giảm đều có một lạp phược, cho nên mỗi Mưu-hô-túc-đa, ba mươi Mưu-hô-túc-đa thành một ngày đêm, trong đó ngày đêm nhiều ít bốn thứ không giống nhau, thêm lớn đến cùng tột không quá mười tám, giảm đến cực ngắn chỉ có mười hai, ngày đêm đình vị đều có mười lăm, nghĩa là Yết-túcđể-ca ngày thứ tám nửa tháng có trăng, ngày đêm đều có mười lăm Mâu-hô-túc-đa, từ đây rồi sau ngày giảm đêm tăng. Giải thích phía Tây do mặt trời lặn là trước, tháng sáng trăng là sau, Yết-túc-để-ca là tháng tám ở xứ Trung quốc. Nếu lấy theo Trung quốc thì mười sáu tháng bảy là ngày đầu tháng, nửa tháng có trăng nhằm ngày mồng tám tháng tám ở Trung quốc. Nếu lấy ngày mười sáu tháng tám ở Trung quốc mà ngày đầu tháng thì nửa tháng có trăng nhằm mồng tám tháng chín ở Trung quốc. Thời phần ngày đêm nhằm ngày mười lăm tháng tám ở Trung quốc, vì lấy sau ngày mồng tám thì ngày giảm đêm tăng, cũng là tiết khí của mặt trời mặt trăng chẳng phải trăng mọc trăng lặn. Ở đây trăng mọc, trăng lặn ngày đêm thêm bớt không nhất định.

Nếu lấy theo xứ Trung quốc ngày mồng tám táng tám ngày đêm dừng, thì khí hậu phương Tây trước sớm một ngày là mồng bảy, hoặc lấy mốc dừng lại của ngày đêm mồng tám tháng chín ở đây thì mùa ở phương Tây trễ vào ngày hai mươi ba ở Trung quốc. Y theo đường kinh núi Luân vi một trăm hai mươi muôn tám trăm bảy mươi lăm Du-thiệnna, lược tính tây châu, nam châu cách nhau ba mươi muôn Du-thiện-na, khí hậu nam châu khác nhau tínhcó khác nhau chín mươi ngày người này cách nước kia không quá bốn mươi lăm muôn dặm, mùng bảy khí hậu không giống là không trái nhau. Nếu ngày hai mươi ba khác nhau lý thì mà cho ngăn cách. Nên lấy ngày mười sáu tháng bảy là tháng Yếttúc-để-ca mà làm đầu tháng.

Theo luận Bà-sa chép: Cho đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng của tháng Mạc-già-thỉ-la, đêm có mười sáu Mâu-hô-túc-đa ngày mười bốn đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng Báo-sa, đêm có mười bảy, ngày có mười ba, cho đến ngày thứ tám nửa tháng Ma-ca có trăng, đêm có mười tám ngày mười hai. Từ đây về sau đêm giảm ngày tăng, mỗi một lạp phược, đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng Phả-lặc-sổ-na, đêm có mười bảy ngày mười ba, đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng Chế-đát-la, đêm có mười sáu ngày mười bốn, đến ngày thứ tám nưa tháng có trăng của tháng Phệ-xá-khư ở đây đúng ngày mùng tám tháng hai của Trung quốc, cũng nói từ đây vì sau đêm giảm ngày tăng) đêm ngày đều có mười lăm, từ đây về sau đêm giảm ngày tăng đều một lạpphược cho đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng của Thánh Thệ-sắt cứ, đêm có mười bốn ngày mười sáu đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng của tháng A-xa-đồ đêm có mười ba ngày mười bảy, đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng của tháng Thất-la-phiệt-noa (đúng ngày mùng tám tháng năm ở Trung quốc) đêm có mười hai ngày mười tám từ đây về sau ngày sụt đêm tăng đều một lạp-phược. Đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng tháng Bà-đạt-ha-bát-đà đêm có mười ba, ngày có mười bảy, đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng A-thấp-phược-dữu-xà đêm có mười bốn, ngày có mười sáu. Như thế lại đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng của tháng Yết-túc-để-ca (đúng mùng tám tháng tám ở Trung quốc, là ngày hai mươi ba tháng tám ở Trung quốc) ngày đêm tạm ngưng đồng nhau là nói lược phần chứng của thời gian.

Theo văn luận trên thì mặt trời hướng về phía Bắc tháng sáu đêm giảm (sụt) hướng nam tháng sáu đêm tăng. Nhưng nếu ngày đêm tăng giảm nói bốn chỗ có thư tám nửa tháng có trăng của Yết-túc-để-ca, ngày đêm đều có mười lăm Mâu-hô-túc-đa. Từ đây về sau ngày sụt đêm tăng (đúng mùng chín tháng tám ở Trung quốc, hai mươi bốn tháng tám ở Trung quốc) đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng Ma-ca đêm có mười tám, ngày có mười hai Mưu-hô-túc-đa (đúng ngày tháng mười một ở Trung quốc) từ đây về sau đêm sụt ngày tăng, đến ngày thứ tám nửa tháng có trăng Xá-khư đêm ngày đều có mười lăm Mưu-hô-túc-đa, từ đây về sau đêm sụt ngày tăng (đúng mùng chín tháng hai ở Trung quốc). Đến ngày thứ tám tháng có trăng của tháng Thất-la-phiệt-noa, đêm có mười hai ngày có mười tám (đúng mùng tám tháng năm ở Trung quốc, ngày hai mươi ba tháng năm ở Trung quốc) từ đây về sau ngày giảm đêm tăng đúng ngày mùng chín.

Luận này chép: Mặt trời vận hành theo đường ở châu này có khác nhau nên làm cho ngày đêm có trồi có sụt, đúng với luận Bà-sa nhưng ngày và đêm tăng giảm trái nhau, mặc dù đều có hai thời mà không có bốn vị. Từ ngày thứ chín nửa sau tháng thứ hai của mùa mưa, ở đây nói mùng chín tháng năm, mùng chín tháng tám đều không trái với luận Bà-sa. Sau ngày thứ tám tháng hai đều nói từ đây về sau đêm tăng ngày giảm. Theo văn luận này mùng chín tháng năm luận Bà-sa dịch bạch bán, luận này dịch là hậu bán, nên biết ngày mười sáu tháng tư tức là ngày đầu tháng thứ hai, đầu tháng thứ nhất tức là mười sáu tháng ba. Từ ngày thứ chín nửa sau tháng thứ tư mùa lạnh đêm dần dần giảm, đây là nói mùng chín tháng mười một, mùng chín tháng hai đều không trái luận Bà-sa đã nói. Sau ngày thứ tám hai tháng đều nói từ đây về sau đêm giảm ngày tăng.

Theo văn luận này mặt trời hướng nam đêm tăng ngày giảm cho nên nói là hậu bán (nửa sau). Luận Bà-sa gọi là nửa tháng có trăng, vì thế biết rằng ở Trung quốc mùng chín tháng mười một rất dài, nếu lấy tháng năm làm tháng thứ hai mùa mưa, tức là ngày mười sáu tháng tư ở Trung quốc là đầu tháng thứ hai mùa mưa, không giống Luật Tứ Phần, Luật Tứ Phần lấy mười sáu tháng tư làm tháng thứ nhất mùa mưa, hoặc lấy tháng tám làm tháng thứ hai mùa mưa, tức là mười sáu tháng sáu ở Trung quốc là đầu tháng thứ nhất mùa mưa. Nếu lấy tháng mười một làm tháng thứ tư mùa lạnh tức ngày mười sáu tháng bảy ở Trung quốc là đầu của mùa lạnh không giống với Luật Tứ Phần. Nếu lấy tháng hai làm tháng thứ tư mùa lạnh tức là ngày mười sáu tháng mười đầu mùa lạnh, đều không trái văn luận Bà-sa. Nhưng lấy thuận thời gian ở Trung quốc nên lấy ngày mười sáu tháng sáu làm bắt đầu của mùa lạnh, vì ở Trung quốc từ mù thu trở đi mưa nhiều.

Ngài Tam Tạng đời Đường lấy ngày mười sáu tháng ba làm đầu mùa mưa, lấy mùng chín tháng năm đêm tăng cũng trái với luận Bà-sa. Nhưng theo Pháp sư Thái giải thích lấy ngày mười sáu tháng sáu làm đầu mùa mưa, lấy ngày mùng chín nửa tháng sau tháng tám đêm tăng, cũng trái luận Bà-sa. Theo Luật Tứ Phần lấy ngày mười sáu tháng tư làm đầu mùa mưa (mùa mưa) đây là người dịch sai, theo Trung quốc lấy ngày mười sáu tháng năm làm đầu tháng thứ hai mùa mưa, ở Trung quốc lấy ngày mười lăm trước tháng sáu làm ngày thứ tám nửa tháng có trăng Thánh năm, cũng có thể chung rằng: Tỳ-bà-sa là nước Ca-thấpdi-la, Luật Tứ Phần chẳng phải tông Hữu Bộ, là nước khác, lạnh nóng không giống với hai tháng có khác nhau cho nên khác nhau. Theo Tây Vực Ký thì có nước cũng lấy tháng mười hai làm tháng mưa, vì nước đó mùa đông mưa nhiều, luận Bà-sa thì ngày thứ chín tháng có trăng của tháng thứ tám, tháng năm đều nói đêm tăng. Câu xá chỉ nói mặt trời đi về hướng nam đêm tăng, tức là luận Bà-sa ngày mùng chín giữa tháng năm có trăng. Nay giải thích theo Câu xá ngày thứ chín nửa tháng có trăng của tháng thứ hai mùa mưa, tức là ngày thứ chín tháng thứ năm ở Trung quốc mà định mốc. Nhưng luận Bà-sa đều nói ngày thứ tám nửa tháng có trăng ngày, đêm, tăng giảm, Trung quốc đều lấy ngày mười lăm làm ngày đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân và thời tiết khí mặt trời mặt trăng, cho nên không giống nhau. Khí luận từ Tây đến Đông. Do mặt trời từ tây đến đông nên phương Nam mùa hạ, phương Tây mùa Thu, phương Bắc mùa Đông, phương Đông mùa xuân, phương Nam ban đêm rất ngắn, phương Bắc ban đêm rất dài, phương Đông, tây ngày đêm dừng.

Nói về thời gian tăng của ngày đêm, một ngày đêm tăng bao nhiêu? Là hỏi: Tăng một lạp-phược, ngày đêm giảm cũng như thế, ba mươi lạp phược là một tu-du, một trăm tám mươi ngày tăng đến cực dài, một trăm tám mươi ngày tính đúng là với sáu tu-du, một trăm tám mươi ngày giảm tương ưng sáu tu du, mặt trời vận hành từ châu này đến đêm tăng ngày giảm, đây là nói về ý nghĩa sự vận hành tăng giảm của mặt trời.

Vì sao thấy mặt trăng có khuyết? Theo thế gian giả lập từ giữa tháng đến cuối tháng không tròn, y theo đây dường như trăng thấp mặt trời cao, phát ra bóng che khuất bóng mặt trăng. Luận chép: Theo Tiên cựu sư giải thích cho đến hiện có tròn khuyết, là nói về giải thích của tiên cựu sư kinh bộ.

Luận chép: Cung điện của mặt trời… đâu có hữu tình cư trú là nói. Luận chép: Bốn vị Đại Thiên Vương sở bộ thiên chúng là đáp. Chư thiên chúng chỉ trụ ở đây sao? Là hỏi, luận chép: Hoặc không cư thiên cho đến các tầng cấp v.v… là đáp. Luận chép: Có bao nhiêu tầng cấp và số lượng đó như thế nào? Phần thứ tám sau đây nói về thiên khí, trong đó có ba: Một là nói về trời Đại vương chúng, hai là nói về trời ba mươi ba, ba là nói về các tầng trời khác ở cõi Sắc, phần thứ nhất của hai bài tụng sau nói về trời Tứ vương chúng, trong đó có ba câu hỏi. Luận chép: Cho đến tám bốn hai ngàn, nói về lượng bốn tầng cấp, có thần Thuốc xoa cho đến cùng ở đó nói chỗ nương của chư thiên ở bốn tầng cấp. Vì thế kinh nói theo đây nói. Trời Bốn đại vương chúng, là dẫn kinh giải thích tên gọi. Cho nên bộ lãnh thiên chẳng phải một loại, nên gọi là chúng. Như núi Diệu cao cho đến sở bộ thôn ấp, ở đây nói trời trên bảy lớp núi vàng, luận chép: Đó gọi là y địa cho đến tầng trời này rộng nhất, là kiết tầng trời thứ nhất và nói về sự rộng lớn.

13. Nói về tầng trời Ba mươi Ba:

Luận chép: Tầng trời ba mươi ba trụ ở chỗ nào? Dưới đây là bốn bài tụng thứ hai là nói về tầng trời ba mươi ba, luận chép: Cho đến đều chỉ có hai muôn. Nói về Lượng đỉnh núi, trong đó có hai thuyết, một là trên dưới lượng đồng nhau, lưng chừng là nhỏ, hai là dưới rộng trên hẹp, y theo kệ tụng tám muôn thì có cả hai cách giải thích, hoặc đường kính. Hoặc chi vi, nhưng lấy đường kính của núi tám muôn là đúng. Bốn góc của đỉnh núi cho đến các vị trời giữ gìn là nói về, lượng của bốn ngọn núi và các vị thần ở đó. Luận chép: Trên đỉnh núi cho đến đô thành lớn, là lượng và nghiêm sức cung điện tầng trời Thiện Kiến luận chép: Ở trong thành đó có những việc đáng ưa thích, trong thành lớn cung điện trang trí rất tốt đẹp, bốn mặt ngoài thành cho đến trang nghiêm cho thành lớn, đây nói là chỗ dạo chơi bốn vườn ở ngoài thành. Luận chép: Bốn bên của bốn vườn cho đến góc vui chơi tốt đẹp, đây là nói chỗ dạo chơi thắng địa ở ngoài vườn, ngoài thành đông bắc cũng khắp năm mươi vòng trồng cây xung quanh, hình lượng, mùi hương thơm tho. Luận chép: Thuận gió có thể như vậy, vì sao nói nghịch huân? Là hỏi, luận chép: Có các Luận sư cho đến nên nói là nghịch huân, là nói về thuyết khác, theo Luận sư đây không chấp nhận nghịch gió huân. Đúng lý trồng cây xung quanh như thuận gió huân, là nói về nghĩa đúng, năng lực hương này vượt hơn, mà có thể ngược gió phát ra mùi hương. Do ngược gió nên gần chỗ đó thì giảm khác nhau với thuận gió. Luận chép: Hoa hương như thế cho đến sinh ra mùi hương riêng, là hỏi, luận chép: Nghĩa này không chắc chắn cho đến đều chấp nhận không có lỗi là đáp.

Luận chép: Nếu vậy vì sao cho đến khắp các nơi là dẫn kệ tụng để vặn hỏi? Y theo hương nhân gian cho đến không có công năng như thế, là giải thích, luận chép: Theo Hóa Địa Bộ cho đến chỉ khắp năm mươi là nói về chấp của dị bộ, luận chép: Ngoài góc Tây nam cho đến không như pháp sự là nói về nhà Thiện pháp , luận chép: Đã nói về tầng trời Ba mươi ba như thế , trở xuống nửa hàng tụng thứ ba sau đây nói về dư thiên trụ khí ở hữu sắc, đều y ngoại khí giải thích bài tụng nên biết. Luận chép: Như thế đã nói trong chúng chư thiên, sau đây nói về các việc của chư thiên, trong đó có năm.

  1. Nói về Dục thời.
  2. Nói về thân lượng mới sanh.
  3. Nói về Dục đẳng sinh khác nhau.
  4. Nói về cư khí gần xa.
  5. Nói cõi dưới có thấy cõi trên hay không?

14. Giải thích văn kệ tụng:

Nửa bài kệ tụng thứ nhất này nói về dục thời, Luận chép cho đến nên khiến như thế, là giải thích văn kệ tụng, trong đó có hai thuyết, lời văn rất dễ hiểu. Tùy theo các vị trời kia sinh nam nữ, trời nam hay trời nữ mặc dù hóa sinh thì hóa sinh ra từ trên đầu gối của vị trời đó. Nam nữ tầng trời kia, trời nữ là mẹ, trời nam là cha.

Thân lượng của lúc thiên chúng mới sinh như thế nào? Trở xuống một bài tụng rưỡi thứ hai là nói về lượng lúc mới sinh, luận chép: Cho đến y phục tốt đẹp, là giải thích văn kệ tụng. Luận chép: Tất cả thiên chúng cho đến đồng ở Trung Ấn-độ là nói ngôn ngữ đồng.

Luận chép: Mà sao biết được dục lạc sinh riêng? Trở xuống là một bài tụng rưỡi thứ ba nói về dục đẳng sinh khác, cho đến bốn tầng trời nước, nuốn sinh lên tầng thứ ba, có các hữu tình ưa biến hóa sinh tầng trời Lạc Biến Hóa muốn sinh lên tầng trời thứ ba, các hữu tình tầng trời Tha Hóa tự tại, muôn sinh lên tầng thứ ba là nói thứ ba, luận chép: Nương vào thọ như sinh cho đến ba thứ khác nhau, là giải thích lý do chia làm ba. Như sinh v.v… gọi là sinh các cảnh tự tại, thọ luận Bà-sa quyển một trăm bảy mười ba hỏi tại sao cõi người và bốn thiên chúng trước lập chung thành dục sinh, hai thiên chúng sau đều lập riêng? Cõi người và tứ thiên ở trước phiền não thô, hai tầng trời sau phiền não tê. Có thuyết nói: Người và bốn tầng trời trước đồng thích thọ dụng tự nhiên sinh cảnh giới nên lập chung thành một. Thiên chúng ở tầng thứ sáu, thứ bảy chỉ thích thọ dụng cảnh tự tha hóa nên đều xếp vào một.

15. Nói về lạc sinh thiên:

Luận người ưa sinh về tầng trời thứ ba nên gọi lạc sinh, đây là giải thích riêng thích sinh tầng trời thứ ba, ba Tĩnh lự dưới đều có ba tầng trời nên thành chín chỗ, sơ định là ly sinh hỷ lạc, nhị định định là sinh hỷ lạc ,tam định ly hạ hỷ lạc, cho đến hưởng lạc trong thời gian dài, thiền thứ tư trở lên không có lạc thọ nên không gọi lạc sinh, luận chép: sinh Tĩnh lự trung gian cho đến cũng gọi là lạc sinh thiên, là Luận chủ vặn hỏi. Theo Luận Chánh Lý chép: Đại Phạm Thiên đã có hỷ lạc hiện hành, gọi là lạc sinh thiên cũng chẳng có lỗi.

Luận chép: Chư thiên hai mươi hai chỗ đã nói, nửa bài kệ tụng thứ tư nói về cư khí gần xa, luận chép: Cho đến dưới biển… giải thích trong văn tụng lời văn luận rất dễ hiểu, luận chép: Từ đây hướng thượng được gọi là rốt ráo, là hai Luận sư giải thích tên Sắc Cứu Cánh, lời văn rất dễ hiểu, ở cõi dưới sinh lên có thấy cõi trên chăng, ở dưới nửa bài kệ thứ năm nói cõi dưới thấy cõi trên, luận chép cho đến cõi dưới thấy tầng trời trên, là nói thiên nhãn cõi dưới thấy tầng trời trên, vì đồng một địa đồng một ràng buộc, luận chép: Nhưng thiên nhãn cõi dưới không thể cho đến phải thực hành hóa địa dưới ý nói thiên nhãn địa dưới không thể thấy được màu đất ở địa trên và thân không xúc chạm đến xúc ở địa khác, vì địa hệ thô tế khác nhau. Hoặc thân ở địa trên, thì sắc địa dưới không thể làm chướng ngại cho nên hóa ra.

Luận chép: Có các Luận sư khác nói cho đến tầng trời dưới thấy tầng trời trên, là nói về chấp của Đại chúng bộ trong dị bộ. Luận chép: Các cung trời như Dạ-ma… nương xứ lượng có mấy loại? Là hỏi, thương thiên chỗ cư ngụ, cung điện, đất, hình tượng lớn nhỏ. Có Luận sư khác nói lượng đó không bờ mé. Tứ thiên ở cõi Dục có hai giải thích, trời sơ thiền có ba giải thích, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Lượng ngang đêu mà nói tiểu trung đại thiên, trở xuống là hai hàng tụng thứ hai sau đây nói về số tiểu, trung đại thiên, luận chép cho đến sau sẽ nói rộng, là giải thích văn tụng lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Như khí lượng bên ngoài cho đến thân lượng cũng khác. Trở xuống là hai hàng nửa bài tụng là thứ hai của đại văn là nói lượng năng cư trong đó có hai một là thân lượng, hai là tuổi thọ. Luận chép: Cho đến, đủ muôn sáu ngàn, là giải thích bài tụng rất dễ hiểu.

Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi tám chép: Như Yết-la-hô-atố lạc vương đã được thân hình rất cao lớn, như cõi Sắc Cứu Cánh được thân hình với lượng một muôn sáu ngàn Du-thiện-na. Câu-lô-xá, Hán dịch là minh hoán, sở dĩ không có mây giảm ba Du-thiện-na, có người cho rằng từ biến dị thọ ban đầu tu không biến dị dường như trái ngược, đã khó được định thân thọ nên thêm vào, nên nói hạ biến dị thọ do tâm dục lạc thù thắng, do đó gây ra nghiệp dẫn đến thọ v.v… vượt hơn. Bất biến dị thọ dẫn tâm ưa thích yếu kém, do đó gây ra nghiệp dẫn đến thọ v.v… giảm. Thân lượng đã khác tuổi thọ có khác nhau không? Trở xuống ba hàng rưỡi tụng là thứ hai nói về tuổi thọ, trong đó có hai: Một là nói tuổi thọ đường lành; Hai là tuổi thọ đường ác, đây là nói về đường lành. Luận chép: Cho đến đường lành không thể tính lượng là nói về đường người. Luận chép: Đã nói về nhân gian cho đến một vạn sáu ngàn năm, là nói về các tầng trời cõi Dục. Luận chép: Trì Song trở lên cho đến y chỗ nào được thành tựu, có hai câu hỏi một hỏi về tuổi tác, hai hỏi về ánh sáng. Luận chép: Dựa vào việc hoa nở khép cho đến thành ánh sáng bên ngoài, là đáp hai câu hỏi?

16. Nói về các tầng trời cõi Sắc:

Luận chép: Đã nói các tầng trời cõi Dục cho đến thọ một muôn sáu ngàn kiếp là nói các tầng trời cõi Sắc, luận chép: Đã nói cõi Sắc cho đến sáu mươi tám muôn kiếp, là nói cõi Vô Sắc. Trên đây nói kiếp là Trung kiếp hay Đại kiếp, là hỏi về lượng của kiếp số. Cõi Thiểu Quang trở lên thọ kiếp lượng, tầng trời trên, dưới, tầng trời đại kiếp trung, kiếp khác nhau, sơ định tam thiên lấy nửa đại kiếp làm một kiếp, nhị định trở lên lấy đại kiếp làm một kiếp, xét kỹ về tuổi thọ tăng giảm như ở trên và thân lượng tăng, giảm, Dục thiên, Sắc thiên, Vô Sắc thiên. Sơ định Sắc thiên lấy nửa kiếp làm kiếp và trung gian Tĩnh lự thân lượng khác nhau đều là nhân duyên pháp nhĩ sinh tử. Như đây không thể tìm lý do nhỏ nhặt, nhiều mắt, ba mắt, hai mắt, một mắt và không chân, nhiều chân v.v…

17. Nói về đường ác:

Luận chép: Đã nói tuổi thọ dài ngắn ở đường lành, trở xuống là ba bài tụng, thứ hai là nói về đường ác. Luận chép cho đến. Thọ một trung kiếp, là nói tuổi thọ ở địa ngục, luận chép: Tuổi thọ bàng sinh cho đến năng trì đại địa, là nói tuổi thọ của bàng sinh. Luận chép: Quỷ do nhân gian cho đến thọ năm trăm năm là nói đường quỷ. Luận chép: Na-lạcca lạnh cho đến tuổi thọ địa ngục, là nói địa ngục lạnh, Khư Lê được một đấu khí danh. Như tính trong khoảng thời gian này gọi là đấu, thăng v.v… Bà-ha Hán dịch là Thuyên, thọ hai mươi đấu, tức là hai mươi khưlê, một lượng Ma-bà-ha vì đựng đầy mà nên gọi là ma thuyên. Nước Ma-yết-đà đựng ma thuyên, phầm nhiều thọ hai mươi thạch, văn còn lại rất dễ hiểu, một trăm năm lấy một hạt mè trong thành. Luận chép: Các tuổi thọ này có trung yểu chăng? Trở xuống nửa hàng tụng, văm nói có trung yểu. Luận chép cho đến đều không có trung yểu, là giải thích tụng, có hai; một là xứ vô trung yểu, hai là y theo người mà khác, nói không có trung yểu, lời văn rất dễ hiểu.