CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC
Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 23
* Ngài Hành Tư Thiền sư đời thứ 7 trở đi.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vân Yển ở Vân Môn Thiều châu, có 36 vị:
- Thiền sư Khải Nhu ở Bát Nhã Nam Nhạc
- Thiền sư Pháp tế ở Huỳnh Nghiệt Quân châu,
- Thiền sư Phong ở Cốc Sơn Tương châu,
- Hòa thượng Diệu ở Khương Quốc Tín châu,
- Thiền sư Phong ở Cốc Sơn Đàm châu,
- Thiền sư Uông Quả ở La Hán Sính Châu,
- Hòa thượng Lân ở Thương Khê Lãng châu,
- Thiền sư Thanh Bẩm ở Động Sơn Quân châu,
- Hòa thượng Tịch ở Bắc Thiên Đơn châu,
- Thiền sư Đạo Khiêm ở Trợ Đàm Hồng châu,
- Thiền sư Vĩnh Bình ở Nam Thiên Vương Lư châu,
- Thiền sư Lãng ở Vĩnh An Triều Nam,
- Hòa thượng Đàm Minh ở Hồ Nam,
- Thiền sư Minh ở Thanh Lương Kim Lăng,
- Thiền sư Thâm ở Phụng Tiên Kim Lăng
- Hòa thượng Thừa ở Thanh Thành Tây Xuyên,
- Thiền sư Trăn ở Diệu Thắng Lộ Phủ
- Hòa thượng Phong ở Phổ Thông Hưng Nguyên,
- Hòa thượng Đăng Phong ở Thiều châu
- Hòa thượng Viên ở Đại Phạm Thiều châu
- Thiền sư Viên Quang ở Dược Sơn Phong châu
- Thiền sư Vân Chấn ở Nga Hồ Tín châu,
- Thiền sư Thanh Diệu ở Khai Tiên Lô Sơn,
- Thiền sư Thanh Hải ở Phụng Quốc Tương châu,
- Hòa thượng Từ Quang ở Thiều châu
- Thiền sư Sư Mật ở Bảo An Đàm châu (26 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Thiền sư Dung ở núi Vân Cư Hồng châu,
- Thiền sư Thủ Hiền ở chùa Đại Thánh Hành châu,
- Thiền sư Vi ở Bắc Thiên Vương Lô châu,
- Thiền sư Hoằng Nghĩa ở núi Ba Tiêu Sính Châu,
- Thiền sư Quang ở viện Phước Hóa Mi châu,
- Thiền sư Quảng Từ ở Đông Thiên Vương Lô châu,
- Thiền sư Khâm ở Tây Thiền Tín châu,
- Thiền sư Chân ở Khánh Vân Giang châu,
- Thiền sư Lẩm ở Động Sơn Quân châu,
- Đại sư Tuệ Chân ở Song Phong Thiều châu. (10 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vĩnh ở núi Song Tuyền, Tùy châu, có 1 vị:
- Hòa thượng Đại Thông ở Quảng châu (1 vị này không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Sư Ngạn ở Đoan Nham, Thai châu có 2 vị:
- Hòa thượng Hoàng Long ở Nam Nhạc
- Thiền sư Thần Lộc ở Viện Thụy Phong Ôn Châu, (2 vị trên đây thấy có ghi lục).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Huyền Tuyền Ngạn ở Hoài châu, có 5 vị :
- Đại sư Hối Cơ ở Huỳnh Long Ngạc châu
- Hòa thượng Bách Cốc ở Lạc Kinh
- Hòa thượng Hòa Long ở Trì châu
- Hòa thượng đời thứ 2 ở Huyền Tuyền Hoài châu,
- Thiền sư Huyền Mật ở Diệu Thắng Lộ Phủ (5 vị trên đây thấy có ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Nhàn ở La Sơn Phước châu, có 19 vị:
- Thiền sư Ẩn Vi ở Đại Ninh Hồng châu,
- Thiền sư Đức Khiêm ở Minh Chiêu Vụ châu,
- Thiền sư Phạm ở Hoa Quang Hành châu,
- Thiền sư Thiệu Du ở La Sơn Phước châu,
- Thiền sư Tuệ ở Tây Sơn,
- Thiền sư Linh Yểm ở Bạch Vân Kiến châu,
- Thiền sư Nghĩa Chứng ở Thiên Kiền châu Trúc,
- Thiền sư Duy Khoáng ở Thanh Bình Cát châu,
- Hòa thượng Nghĩa chiêu ở Kim Trụ Vụ châu
- Hòa thượng Cốc Sơn ở Đàm châu,
- Thiền sư Tùng Thạnh ở núi Đạo Ngô Hồ Nam,
- Thiền sư Nghĩa Nhân ở La Sơn Phước châu,
- Hòa thượng Linh Nham ở Quán châu
- Hòa thượng Uông Sơn ở Cát châu,
- Thiền sư Trọng Mãn Hưng Thánh ở Phước châu
- Thiền sư Thành Tiến Bảo Ứng ở Đàm châu (16 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Thiền sư Diên Tuệ ở huyện Miên Trúc Hán châu
- Thiền sư Sơn Giám Long Hội ở Đàm châu
- Thiền sư Mục ở An châu, (3 vị trên đây không có cơ duyên Ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Chí Viên ở Bạch Khiêu Sơn, An châu, có 13 vị:
- Thiền sư Trí Hồng ở núi Đại Long Lãng châu
- Thiền sư Hạnh Ái ở núi Bạch Mã Tương châu,
- Thiền sư Hành Xung ở núi Đại Dương Sính Châu
- Thiền sư Hoài Sở ở núi Bạch Triệu An châu
- Thiền sư Thanh Giảo ở núi Tứ Tổ Đơn châu,
- Thiền sư Chí Thao ở núi Tam Giác Đơn châu,
- Thiền sư Sư Phổ ở Hưng Giáo Tấn Châu
- Thiền sư Chân Giám ở núi Tam Giác Đơn châu,
- Hòa thượng Sơn ở Hưng Dương Sính Châu
- Thiền sư Huyền Giai ở Đông Thiền Lâm châu
- Thiền sư Tuệ Vân ở nước Tân La,
- Thiền sư Huyền Ngạc ở viện Tuệ Nhật An châu,
- Thiền sư Ngạn Tân ở chùa Đại Phụng Kinh Triệu (5 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đằng Hà ở Đàm châu, có 2 vị: 1. Hòa thượng đời thứ 7 ở Dược Sơn Phong châu 2. Hòa thượng Sơn ở Vân Cái Đàm châu.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Sát ở núi Đồng An Phụng Thê Hồng châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Lương Cúng ở Ngưỡng Sơn Viên châu.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vô Ân ở Hòa Sơn Cát châu, có 5 vị:
- Thiền sư Tuệ Độ ở Vĩnh An Lô Sơn
- Thiền sư Nghĩa Sùng ở Tào Sơn Võ châu,
- Thiền sư Khế Vân ở Hòa Sơn Cát châu
- Hòa thượng Bảo Phước ở Chương châu,
- Thiền sư Sư Âm ở Thúy Nghiêm Hồng châu (5 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Vân ở Cái Sơn Cảnh Đàm châu, có 3 vị:
- Thiền sư Tạng ở Đài Nam Hoành Nhạc
- Thiền sư Thật ở Thủy Tùng Đàm Chá U châu,
- Thiền sư Chứng Giác ở núi Vân Cái Đàm châu, (ba vị này thấy có ghi lục).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạm Quyền ở chùa Qui Tịch, Lô Sơn, có 2 vị:
- Hòa thượng Uẩn ở Huỳnh Long Ngạc châu,
- Hòa thượng Bạc Sơn ở Thọ châu (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Uẩn ở Qui Tông, Lô Sơn, có 2 vị:
- Thiền sư đời thứ 4 ở Hoằng Chương Qui Tông (1 vị thấy có ghi lục)
- Thiền sư Nham Mật ở chùa Qui Tông
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Chương ở Kê Sơn Trì châu, có 1 vị:
- Thiền sư Đạo Kiền ở Song Tuyền Tùy châu.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Nhạc ở núi Vân Cư có 5 vị:
- Thiền sư Linh Sùng Phong ở viện Hóa Dương châu, ,
- Thiền sư Trung Ngạn ở Dược Sơn Phong châu,
- Hòa thượng Long Tuyền ở Tử châu, (3 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Hòa thượng Trụ Duyên ở núi Vân Cư,
- Hòa thượng Trụ Mãn ở núi Vân Cư (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Quang Tuệ ở núi Hà ngọc, Phủ châu, có 1 vị:
- Thiền sư Phước ở núi Hà Ngọc. (1 vị không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Diên ở Động Sơn, Quân châu, có 2 vị:
- Thiền sư Khánh ở Thượng Lam Quân châu
- Thiền sư Mẫn ở Động Sơn đời thứ 5 (1 vị không có cơ duyênngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Đại sư Tùng Chỉ ở Kim Phong, Võ châu, có 2 vị:
- Thiền sư Thần Giáng ở Đại Ninh Hồng châu
- Thiền sư Ngạn ở Dược Sơn Lễ châu (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Xử Chân ở Lộc Môn Sơn, Tương châu, có 6 vị:
- Hòa thượng Sùng Chân ở Ích Châu
- Hòa thượng Đàm đời thứ 2 ở núi Lộc Môn Sơn,
- Đại sư Trí Tịnh Cốc Ẩn ở Tương châu
- Thiền sư Hạnh Nhân ở núi Phật Thủ Nham Lô sơn (4 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Thiền sư Minh ở núi Linh Khê Tương châu
- Thượng tọa Chân ở chùa Đại An Hồng châu,
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Hà ở Tào Sơn, Phủ châu, có 3 vị:
- Hòa thượng Đông Thinh ở Gia châu (1 vị thấy có ghi lục),
- Đại sư Chánh Tuệ ở Hoa Nghiêm Hùng châu,
- Thượng tọa Kiện ở viện Chiêu Khánh Tuyền châu (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thảo Am ở Pháp Nghĩa Hoa châu, có 1 người:
- Thiền sư Ẩn Trung ở Qui Dương Tuyền châu (1 vị thấy có ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tạng Dữ ở Báo Từ, Đàm châu, có 1 vị:
- Hòa thượng Tồn ở chùa Thánh Hưng Ích châu,.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thẩm Triết ở Hàm Châu Sơn, Tương châu, có 6 vị:
- Hòa thượng Sơn ở Long Nguyệt Dương châu
- Hòa thượng ở núi Đại Thừa Đường châu,
- Đại sư Qui Hiểu ở Diêm Khánh Tương châu
- Hòa thượng Chân ở núi Hàm Châu Tương châu, (4 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Thiền sư Chương ở núi Hàm Châu ,
- Hòa thượng Yển ở núi Hàm Châu Đời thứ 2 (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Đại sư Khuông Nhất ở Tử Lăng, Phụng tường phủ, có 3 vị:
- Thiền sư Đạo Ẩn ở Quảng Phước Tinh châu
- Thiền sư Vi ở đời thứ 2 Tử Lăng
- Hòa thượng Đại Lãng ở Phủ Hưng Nguyên (3 vị trên đây thấy có ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư An Oai ở Đồng An, Hồng Châu, có 2 vị:
- Hòa thượng Thạch Cảnh ở Trần châu (1 vị thấy có ghi lục)
- Hòa thượng An Chí ở Trung Đồng (1 vị không có cơ duyên ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hiến ở núi Thạch Môn, Tương châu, có 1 vị:
- Thiền sư Tuệ Triệt đời thứ 2 ở núi Thạch Môn.
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Nghĩa ở Quảng Đức, Tương châu, có 3 vị:
- Hòa thượng Diên đời thứ 2 ở Quảng Đức Tương châu
- Hòa thượng thượng Tuyền ở Kinh châu,
- Hòa thượng Châu ở Quảng Đức.
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Hương Thành ở kinh Triệu, có 1 vị:
- Hòa thượng La Mân ở Đặng Châu.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Ấu Chương ở viện Thụy Long, Hàng châu, có 1 vị:
- Thiền sư Đức Ngôn ở Tây Xuyên.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thủ Trừng ở Hộ Quốc Tùy châu, có 8 vị:
- Đại sư Thủ Khâm ở Trí Môn Trì châu
- Đại sư Tri Viễn đời thứ 2 ở Hộ Quốc,
- Hòa thượng Năng ở núi Đại An – An châu,
- Thiền sư Ân ở viện Tiến Phước Sính Châu,
- Hòa thượng Diên Thọ ở Đàm châu,
- Đại sư Chí Lãng đời thứ 3 ở Hộ Quốc
- Hòa thượng Phong Quỳnh ở hương Lô Thư Châu,
- Hòa thượng Mãn ở núi Bàn Long Kinh Triệu (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Qui Nhân ở Linh Tuyền Lạc kinh, có 2 vị:
- Hòa thượng Tuân ở chùa Thạch Môn Tương châu
- Hòa thượng Kiên ở núi Đại Dương Dịnh châu,
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiện Tịnh ở viện Vĩnh An, Kinh Triệu, có 1 vị:
- Hòa thượng ở Đại Minh.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Ngạn Tân ở núi Ô Nha Đơn châu, có 3 vị:
- Thiền sư Hưng ở núi Cổ Đại An An châu
- Thiền sư Hành Lãng ở núi Ô Nha Đơn châu,
- Thiền sư Thường ở Lô Sơn Quắc châu,.
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Thanh Phong ở Phụng Tường Phủ, có 7 vị
- Hòa thượng Linh Khám ở Tây Xuyên
- Thiền sư Đoan Kỷ ở núi Tử Các Kinh Triệu
- Thiền sư Hoài Họa ở Khai Sơn Phòng châu
- Hòa thượng Truyền Pháp ở U châu,
- Thiền sư Qui Tín ở Tịnh Chúng Ích châu,
- Thiền sư Thanh Miễn đời thứ 2 ở Thanh Phong (6 vị trên đây thấy có ghi lục)
- Thiền sư Mãn ở núi Trường Bình Phùng Tường phủ, (1 vị trên đây thấy có ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Bạch ở Đại Nham, Dương châu, có 1 vị:
- Hòa thượng Bích Vân ở Ngang châu (1 vị không có cơ duyênngữ cú)
– Thiền sư Hành Tư ở đời thứ 7.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Văn Yển ở Vân Môn Sơn, Thiều châu.
1. Thiền sư Khải Nhu ở chùa Bát Nhã, Nam Nhạc.
Tăng hỏi: Tây Thiên dùng người sáp làm nghiệm cõi này thế nào? Sư nói: Giày cỏ người Tân La. Hỏi: Như thế nào là ngàn Thánh đạo lý đồng quy? Sư nói: Chưa đạt cảnh khổ không thì không có ai chẳng thở than. Sư lên pháp đường, nghe 3 tiếng bảng đại chúng mới tụ tập. Sư nhân đó nêu 2 kệ rằng:
Khéo thay ba tiếng bảng
Mọi người đều đến tham vấn
Đã khéo phân thời tiết
Nay ta chẳng nhiều lời.
Sau Sư ở Diên Thọ kinh Nam. Rồi đến ở viện Quảng Giáo Kinh Triệu mà viên tịch.
2. Thiền sư Pháp Tế ở núi Huỳnh Nghiệt, Quân châu.
Tăng hỏi: Thế nào là gia phong của Hòa thượng. Sư nói: làm gương mẫu cho mọi người thiên hạ. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Khoảng không ở trong Đại giác như 1 bọt nước ở trong biển, mọi người đều phải vô sự. Sư lại lên pháp đường im lặng hồi lâu rồi bảo rằng: Nếu biết được Huỳnh Nghiệt trưởng tử bình sinh việc hành cước từ trước đến nay đã xong. Xin cẩn thận.
3. Đại sư Sùng Tuệ Thủ Sơ ở Động Sơn, Tương châu.
Trước Sư tham vấn ngài Vân Môn. Vân Môn hỏi: Gần đây rời đâu đến đây? Sư nói: Tra độ. Môn hỏi: Mùa hạ ở đâu? Sư nói: Báo Từ, Hồ Nam. Hỏi: Khi nào rời đó. Sư nói: Ngày 25 tháng 08. Môn nói tha ông 3 gậy. Sư ngày hôm sau lên hỏi: Hôm qua được Hòa thượng tha cho 3 gậy chẳng biết lỗi ở đâu. Môn nói ông cơm áo (túi cơm). Giang Tây Hồ Nam lại đi đâu. Sau lời nói ấy Sư đại ngộ, bèn bảo từ nay đã đi, hướng 10 chữ đầu đường mà chẳng chứa 1 hạt gạo, chẳng trồng 1 cọng rau tiếp đãi mười phương mỗi người vãng lai. Giáo ấy nắm cái mũ làm nạp Tăng sáng mắt há chẳng vui sao. Vân Môn nói: Cơm áo (túi cơm), thân như cây liễu lớn mở lớn miệng ra. Sư ở đó, sau có vị Tăng hỏi: Một đường xa xôi lúc ấy thế nào? Sư nói: Trời tạnh chẳng chịu đi đợi mưa ướt đầu. Hỏi: Các Thánh làm gì? Sư nói: Vào bùn vào nước. Hỏi: Khi tâm chưa sinh thì pháp ở đâu? Sư nói: Gió thổi lá sen động quyết định có cá bơi. Hỏi: Sư lên tòa sư tử thỉnh Sư nói: Đạo tình. Sư nói: Tạnh khô mở đường nước, vô sự bày tào ty. Hỏi: Đó tức là tạ ơn Sư chỉ bày. Sư nói: Bà lão bán giày chân. Hỏi: Như thế nào là Tam bảo? Sư nói: Thương lượng chẳng thấp. Hỏi: Như thế nào là tháp Vô Phùng. Sư nói: Mười chữ đầu đường sư tử đá. Hỏi: Như thế nào là miễn được pháp sinh tử? Sư nói: Thấy thì chẳng lấy, nghĩ thì 3 năm. Hỏi: Lìa tâm cơ ý thức thỉnh Sư nói: 1 câu. Sư nói: Đạo sĩ ngồi trong vàng. Hỏi: Phi thời thân cận thỉnh Sư 1 câu. Sư nói: Đến chỗ cần gì nêu. Hỏi: Căn cứ vào hiện định mà nêu. Sư nói: Tha ông 30 gậy. Hỏi: Lỗi ở đâu. Sư nói: Tội chẳng trọng khoa. Hỏi: Hoa sen chưa ra khỏi mặt nước thì thế nào? Sư nói: Đầu núi sở dựng ngược. Hỏi: Khi ra khỏi mặt nước rồi thì thế nào? Sư nói: Nước Hán chảy về Đông. Hỏi: Như thế nào là kiếm thổi lông. Sư nói: Khách Ni ở Kim Châu. Hỏi: Khi xe ngừng trâu không ngừng thì thế nào? Sư nói: Dùng gã đánh xe làm gì? Hỏi: Như thế nào là việc phần thượng của Nạp Tăng? Sư núi đầu núi sở trong mây, quyết định có nhiều gió mưa. Hỏi: Biển cạn người mất lúc đó thế nào? Sư nói: Khó được. Hỏi: Vẫn cứ như vậy lúc đó thế nào? Sư nói: Mây ở trời xanh nước ở bình. Hỏi: Có không 2 mất, quyền thật đều quên rốt ráo thế nào? Sư nói: Đầu núi Sở cao nghiêng. Hỏi: Lại cho Học nhân lãnh hội cũng không? Sư nói: Cũng có phương tiện. Hỏi: Thỉnh Sư phương tiện. Sư nói: Ngàn dặm vạn dặm. Hỏi: Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ tổ thì thế nào? Sư nói: Lang giá mộc trụ trượng. Hỏi: Gặp rồi thì thế nào? Sư nói: 8 lỗ vải áo (rút 8 sợi vải áo). Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Chước nhiên đế đang. Hỏi: Vạn duyên đều dứt ý chỉ như thế nào? Sư nói: Người bàn viên táo trong bình đá. Hỏi: Như thế nào là kiếm của Động Sơn? Sư nói: Làm gì? Vị Tăng nói: Học nhân cần biết. Sư nói: Tội lỗi. Hỏi: Càn khôn thôi để ý, vũ trụ chẳng để quan tâm, Học nhân chỉ mặc Sư lại làm gì? Sư nói: Núi Hiên dừng nổi sương, thác cao chẳng để thuyền. Hỏi: Đại chúng đã vân tập thỉnh Sư tóm tắt khu yếu, nêu rõ đại cương. Sư nói: Trên nước bọt nổi bày 5 sắc, dưới đáy biển ếch kêu trăng sáng. Hỏi: Lúc chánh đáng Văn Thù Phổ Hiền ở đâu? Sư nói: Trưởng giả tuổi 81, cây ấy chẳng sinh nữa.
Hỏi: Ý chỉ như thế nào? Sư nói: 1 thì chẳng thành, 2 thì chẳng phải.
4. Hòa thượng Diệu ở Khang Quốc Tín châu.
Tăng hỏi: Văn Thù cùng Duy-ma bàn nhau việc gì? Sư nói: Ông hướng sau đầu lâu hiểu mới được. Hỏi: Người xưa nói trong đầu lâu đưa và lấy lại thế nào? Sư nói: Ông vẫn đưa được chăng? Hỏi: Đó tức là người xa được gặp Sư đi. Sư bảo chớ nói lời lừa gạt.
5. Thiền sư Phong ở Cốc Sơn Đàm châu.
Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông Phong ai? Sư nói: Đỉnh tuyết hoa mai nở, động mây Lão tăng khiếp. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Ngựa giỏi đường trước dễ, người dạo sau chỏ treo (gang tấc xa), đã tham khách nơi xa, hãy vì trình Lão tăng xem. Có vị Tăng vừa bước ra Sư liền đánh bảo rằng: Sao không sớm xuất đầu lộ diện?.
6. Thiền sư Khuông Giới ở La Hàn Sính Châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là kiếm thổi lông? Sư nói: Xong Hỏi: Hòa thượng trăm tuổi rồi bỗng có người hỏi, Hòa thượng hướng về đâu mà đi thì đáp thế nào? Sư nói: Lâu sau gặp tác gia phân minh nêu giống. Hỏi:
Ai là người tri âm. Sư nói: Người tri âm thì không hỏi như vậy. Hỏi: Như thế là cảnh của La Hán? Sư nói: Tòng cối dáng xưa. Hỏi: Khi đục vách trộm ánh sáng thì thế nào? Sư nói: Lầm. Hỏi: Làm sao khổ chí chuyên tâm? Sư nói: Lầm lầm!
7. Hòa thượng Lân Thương Khê ở Lãng châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh của Thương Khê? Sư nói: Trước mặt nước chảy về Đông. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Thương Khê? Sư nói: Vào thì liền thấy. Hỏi: Pháp ấy trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ Vân Môn Hòa thượng hướng chỗ nào mà đi. Sư nói: Thấy chăng? Đáp: Lầm. Sư nói: Lầm lầm. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Chẳng lầm. Sư nhân việc có tụng rằng:
Trời đất chỉ đường trước
Thời nhân chớ chia ranh
Trong đó sinh hiểu biết
Trên mày lại đặt mày.
8. Thiền sư Thanh Bẩm đời thứ 8, ở viện Phổ Lợi Động Sơn, Quân châu.
Sư người Tiên Du Tuyền châu, họ Lý. Thuở nhỏ Sư lễ ngài Hồng Mật ở viện Trung Phong làm thầy năm 16 thì Sư ở chùa Thái Bình Phước châu thọ giới. Trước Sư đến Nam nhạc tham vấn với Duy Kính Đầu Đà nhưng chưa được ý chỉ, bèn đến Thiều Dương lễ tháp Tổ trở về Vân Môn. Vân Môn hỏi: Hôm nay lìa đâu đến đây? Đáp: Ở Tuệ Lâm đến. Vân Môn đua gậy lên nói: Tuệ Lâm Đại sư đi đâu ông thấy chăng? Đáp: Con hiểu sâu câu hỏi này. Vân Môn quay đầu nhìn quanh mỉm cười mà thô. Sư từ đấy mà vào thất ấn ngộ. Sư bèn đến Kim Lăng, Quốc chủ là Lý Thị mời Sư ở Quang Mục, chưa bao lâu lại sai vào Trừng Tâm đường tập họp ngũ yếu của các phương. Trải 10 năm đón Sư về ở Động Sơn. Ngày Khai đường Duy-na lễ bái thưa rằng: Pháp tịch Long tượng động, hãy xem Đệ nhất nghĩa. Sư nói: Cũng là 1 tin tức tốt. Chỉ sợ ông hiều lầm. Vị Tăng hỏi: Vân Môn 1 khúc Sư thân nói: Ngày nay Tân Phong việc thế nào? Sư nói: Cũng cần phải nói.
9. Đại sư Ngộ Thông Hòa thượng Tịch ở Bắc Thiền Đơn châu.
Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Ở Huỳnh châu đến. Sư hỏi: Ở viện nào? Đáp: Ở tư Phước. Sư hỏi: Phước đem giúp thế nào. Đáp: Hai lớn công án. Sư nói: Sao ở trong tay Bắc thiền. Đáp: Ở trong tay liền thu lấy. Sư liền đánh.
10. Thiền sư Đạo Khiêm ở Lặc Đàm Hồng châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Trợ Đàm? Sư nói: Xà-lê đến đây mấy ngày. Hỏi: Chỉ có mảy may là trần chẳng có lúc nào sinh. Sư lấy tay che 2 mắt. Hỏi: đang lúc đứng lên nêu ra thì ai là người nghe?
Sư nói: Lão tăng chẳng sợ tai điếc.
11. Thiền sư Vĩnh Bình Nam ở Thiên Vương, Lô châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Chẳng vãi cát. Hỏi: Như thế là cảnh của Nam Thiên Vương? Sư nói: Mặc cho ngắm xem. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Lại hiểu lời trước (trước lời). Hỏi: Đánh lâu ở sa trường vì sao công danh không đến? Sư nói: Chỉ vì ngủ sương nằm tuyết sâu. Hỏi: Đó tức là dứt hết can qua bó tay về với triều đình. Sư nói: Chỉ huy sứ chưa đến mà ông làm.
12. Thiền sư Lãng ở Vĩnh An Hồ Nam.
Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Động Dương? Sư nói: Vào cửa liền thấy. Hỏi: Như thế nào là vào cửa liền thấy? Sư nói: Khách là thầy bói. Hỏi: Như thế nào là nói đến cuối cùng? Sư nói: Ái biệt ly khổ.
13. Hòa thượng Đàm Minh ở Hồ Nam.
Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh của Tương Đàm? Sư nói: Núi liền Đại Nhạc, nước tiếp tiêu tương. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Thường biết đúng lúc. Hỏi: Thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư nói:
Trăm mê lầm hao phí tinh thần sức lực.
14. Thiền sư Minh ở Thanh Lương Kim Lăng.
Giang Nam Quốc Chủ thỉnh Sư lên pháp đường, tiểu Trưởng lão (Sư trẻ) hỏi: Phàm có nói năng đều rơi vào phương tiện, chẳng rơi vào phương tiện thỉnh Sư mau nói ra? Sư nói: Quốc chủ ở đây chẳng dám vô lễ.
15. Thiền sư Thâm ở Phụng Tiên Kim Lăng.
Giang Nam Quốc Chủ thỉnh Sư ngày Khai đường, Sư vừa lên tòa thì Duy-na Bạch Chùy thưa rằng: Pháp Tịch Long Tượng Đông, hãy xem Đệ Nhất Nghĩa. Sư liền nói: Quả nhiên chẳng biết kẻ ngu giết người. Lúc đó có vị Tăng bước ra lễ bái hỏi rằng: Như thế nào là đệ nhất nghĩa? Sư nói: Nhờ gặp nói xong. Hỏi: Phải hiểu như thế nào? Sư nói: Mau lễ 3 lạy. Sư lại cầm lại nói: Đại chúng nói ông ngu độn lạc vào phần thượng của ai.
16. Hòa thượng Thừa ở núi Đại Diện Thanh Thành tại Tây Xuyên.
Tăng hỏi: Như thế nào tướng luân phong? Sư nói: Khí núi bốc cao. Hỏi: Việc hướng thượng như thế nào? Sư nói: Vào đất 3 thước. Hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp. Sư nói: Trống đánh thùng thùng trước cửa Hưng nghĩa. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu. Sư nói: Sáng đánh 3.000 chiều đánh 800.
17. Thiền sư Trăn ở Diệu Thắng Lộ phủ.
Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh của Diệu Thắng? Sư nói: Khi Long Tạng mở ra thì Bối Diệp rõ ràng. Hỏi: Kim Túc Như Lai lại đến trong hội của Thích Ca? Sư nói: Hương Sơn phía Nam, Tuyết sơn phía bắc. Hỏi: Việc Nam Thiệm Bộ châu lại là thế nào?. Sư nói: Nước sông Hoàng Hà chảy gập hòa sóng thô. Hỏi: Tâm tâm vắng lặng thì chẳng hỏi, như thế nào là 1 đường hướng thượng? Sư nói: 1 điều tế thủy quán Tân La. Hỏi: Xa nghe tiếng Vân Môn Nam Bắc ngang dọc 4 hướng thượng hạ, việc đó thế nào? Sư nói: Ngày nay ngày mai.
18. Hòa thượng Phong ở Phổ Thông phủ Hưng Nguyên.
Tăng hỏi: Ngày nay 1 hội ao giống Linh Sơn? Sư nói: Chấn động trời đất. Hỏi: Như thế nào là cảnh của Phổ Thông? Sư nói: Trước sân có trúc 3 đông đẹp, trong cửa không đèn trưa đêm sáng.
19. Hòa thượng Tịnh Nguyên ở Đăng Phong Thiều châu.
Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Cổ nhân nói: Sơn hà đại địa khắp nơi là chân như. Đại chúng nếu được chân như liền ẩn vào Sơn hà đại địa khác. Nếu không được chân như thì trái với chí ngôn của Cổ đức. Trong chúng nếu nói được thì bước ra nếu nói không được thì trở về nhà. Trân trọng. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Hòa thượng vì người 1 câu. Sư nói: Chẳng dùng sức).
20. Hòa thượng Viên ở Đại Phạm Thiều châu.
Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Đại chúng lúc này tốt nhất phải cố gắng, thời gian không đợi người, ai nấy trở về nhà tự tham lấy với Thiện tri thức của mình đi. Vị Tăng hỏi: Đại chúng vân tập thỉnh Sư nêu lời. Sư nói: Có ai nghi xin cứ hỏi. Sư nhân lấy Thánh Tăng liền hỏi Tăng này Thánh Tăng này bao nhiêu tuổi. Tăng đáp: Cùng tuổi với Hòa thượng. Sư hét: Đó hết đấu chẳng dễ nói được.
21. Thiền sư Viên Quang ở Dược Sơn Phong châu.
Tăng hỏi: Dược kiều tuyền đăng cho Sư là thứ mấy? Sư nói: Gặp nhau nói hết dẹp quan chức, dưới rừng nào thấy có 1 người. Hỏi: Đất nước đều chẳng đi Sư tiếp chăng? Sư nói: Tổ lỗ tô lỗ. Sư hỏi: Vị Tăng mới đến: Từ Nam hay Bắc đến? Đáp: Từ Bắc đến. Sư nói: Không lạc vào lời nói mau nói đi. Đáp: Con là người ở vùng Phước Kiến, dễ dàng hiểu chuyện quê nhà Sư nói: Vào gặp chúng đi. Đáp: Đúng như vậy. Sư nói: Nhảy xa liền đánh. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ Sư Tây Trúc đến? Sư hỏi nói gì?
22. Thiền sư Vân Chấn ở Nga Hồ, Tín châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Phật pháp? Sư nói: Xà-lê không phải. Sư hỏi: Tăng gần đây lìa đâu đến đây? Đáp: Lưỡng chiết. Sư hỏi: Có đem được kiếm thổi lông đến chăng? Vị Tăng mở rộng 2 tay ra. Sư nói: Sắp bảo là Lạn Khả Tiên, nguyên lai là lão đánh bạc. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Nga Hồ. Sư nói: Khách là tướng chủ nhân. Hỏi: Đó tức là tạ ân Sư Chu Tuyền. Sư nói: Sư nói: Khó xuống giường Trần phiên.
23. Thiền sư Thanh Diệu ở Khai Tiên Lô Sơn.
Tăng hỏi: Như thế nào là đèn chẳng dứt? Sư nói: Dương xanh lại kịp trồng. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu? Sư nói: Dưới cây không rễ nêu hư danh. Hỏi: Phệ vân 1 câu Sư thân nêu, việc Trường Khánh sáng nay như thế nào? Sư nói: Nhà nhà Quán Thế Âm. Hỏi: Như thế nào là cảnh của Phệ vân. Sư nói: Một bình nước trong đặt dưới cửa sổ, liền ở sinh nhai trải mấy thu. Hỏi: Như thế nào là cảnh của Trường Khánh? Sư nói: Trong nhà Lão tăng đầu bạc trắng. Hỏi: 2 cảnh đồng qui sẽ phải khác lý. Sư nói: Tại chỗ được người nghi. Hỏi: Khe xưa suối lạnh ai hay đến?
Sư nói: Khô. Hỏi: Đó tức là đến vậy. Sư nói: Sâu nhiều ít?
24. Thiền sư Thanh Hải ở Phụng Quốc tương châu.
Tăng hỏi: Trúc biếc xanh xanh đều là chân như. Thế nào là chân như? Sư nói: Điểm ngói thành vàng khách nghe trên chẳng thấy hình. Hỏi: Đó tức là lễ tạ rồi đi. Sư nói: Thời xưa vọng tưởng đến nay còn. Hỏi: Theo người xưa nói: Thấy trăng thôi xem chỉ về nhà bỏ hỏi trình, như thế nào là nhà? Sư nói: Thử nêu thoại đầu xem. Hỏi: Bỏ qua (lỗi) tức đường Đông mà nói Tây, không bỏ qua thì sao nói. Sư nói: 2 năm đồng 1 xuân.
25. Hòa thượng Từ Quang ở Chiêu châu.
Tăng hỏi: Tức tâm tức Phật lời chỉ dạy chẳng dính với dấu vết trước thì như thế nào chỉ dạy? Sư nói: Đông Tây lại đặt việc Nam Bắc làm gì? Hỏi: Như thế tức Học nhân không lường biết được? Sư nói: Đầu rồng mà đuôi rắn.
26. Thiền sư Sư Mật ở Bảo An Đàm châu.
Tăng hỏi: Ném hạt cải lên mũi kim lúc đó thế nào? Sư nói: Rơi chỗ nào? Hỏi: Chẳng phạm vào lời mũi nhọn? lúc đó thế nào? Sư nói: Thiên Thai Nam Nhạc. Hỏi: Lúc đó như thế nào? Sư nói: Giang Tây Hồ Nam.
* Đệ tử nối pháp của Sư Ngạn ở Thụy Nham Thai châu.
1. Hòa thượng Huỳnh Long ở Nam nhạc.
Sở Vương họ Mã thỉnh Sư ở Kim Luân. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Kim Luân câu thứ nhất? Sư nói: Lão ngu độn. Hỏi: Như thế nào là 1 chiếc tên của Kim Luân? Sư nói: Qua rồi (lỗi rồi?). Hỏi: Như thế nào là đèn Tổ. Sư nói: 8 gió thổi chẳng tắt. Hỏi: Đó tức là tối ngầm chẳng sinh.
Sư nói: Ban ngày không có người nhàn rỗi.
2. Thiền sư Thần Lộc ở Ôn Lãnh viện Thụy Phong, Ôn châu.
Sư người ở Phước thanh, Phước châu ở chùa Thiên Trúc ở bổn ấp mà xuất gia, đắc pháp với ngài Thụy Nham và từ lâu làm thị giả. Sau Sư đến mở núi lập viện bạn học đến nương cậy. Sư có kệ rằng:
Chỗ vắng một mình ý trầm ngâm
Ai tin không dây phát tiếng hay
Trọn ngày pháp đường ngồi yên lặng
Lại không người hỏi tâm xưa nay.
Lúc đó Bằng Ngạn Thượng tọa theo kệ trước mà hỏi rằng: Như thế nào là tâm xưa nay? Sư gọi lại nói Bằng Ngạn, Ngạn: Dạ, Sư nói: Rót trà cho Lão tăng. Ngạn do đó mà tín nhập. Năm đầu Thái Bình Hưng Quốc thì Sư mất thọ 105 tuổi.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Huyền ở Tuyền Ngạn Hoài châu.
1. Thiền Sư Hối Cơ ở núi Hoàng Long, Ngạc châu.
Sư người Thanh Hà, họ Trương. Trong năm Đường Thiên Hựu Sư du hóa đến núi này. Tiết Soái cho tiền lập pháp đường, tâu vua ban cho tử y và hiệu là Siêu Tuệ Đại sư để mở lớn pháp tịch. Vị Tăng hỏi: Chẳng hỏi việc bên Phật Tổ, như thế nào là việc bình thường? Sư nói: Ta ở núi này được 15 năm. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Bình bát lưu ly không đáy. Hỏi: Như thế nào là kiếm của Quân vương? Sư nói: Chẳng làm thương tổn vạn loài. Hỏi: Người đeo là như thế nào? Sư nói: Máu vấy Phạm thiên. Hỏi: Tốt nhất là chẳng làm thương tổn vạn loài. Sư liền đánh. Hỏi: Phật còn sống vì chúng sinh thuyết pháp, Phật pháp nhập diệt rồi có người nói pháp không? Sư nói: Hổ thẹn với Phật. Hỏi: Lông nuốt biển lớn hạt cải chứa núi Tu-di không phải là việc bổn phận của Học nhân, vậy như thế nào là bổn phận của Học nhân? Sư nói: Để phong thơ trong mâm dán trong chợ. Hỏi: Cấp thiết giúp nhau thỉnh Sư thông tin. Sư nói: Lửa đốt quần đeo hương. Hỏi: Như thế nào là người nghi lớn. Sư nói: Ngồi nhau trong mâm rơi chén. Hỏi: Lúc gió yên sóng lặng như thế nào? Sư nói: Đầu sào trăm trượng 5 lượng rủ. Khi Sư sắp mất, có vị Tăng hỏi: Trăm năm sau y bát người nào đem đi. Sư nói: 1 nhậm đem đi. Hỏi: Việc mặt trong như thế nào? Sư nói: Dệt sợi (may rồi) mới biết. Hỏi: Người nào được? Sư nói: Đợi biển yên tiếng sấm sẽ nói với ông. Nói xong thì viên tịch.
2. Hòa thượng Bá Cốc ở Lạc Kinh.
Tăng hỏi: Khi khắp thấm mưa pháp thì như thế nào? Sư nói: Có Đạo Tuyền vị trời, chẳng hút ao phụng hoàng. Hỏi: Việc 9 tuần cấm túc trong 3 tháng như thế nào? Sư nói: Chẳng rơi cơ người săn.
3. Hòa thượng Hòa Long ở Trì châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Tổ tổ truyền tâm nhau? Sư nói: Lại 3 lần dặn ông. Hỏi: Như thế nào là tông chỉ tùng lượng. Sư nói: Hướng vào miệng Xà-lê mà đến được chăng. Hỏi: Chỗ tỉnh yếu xin Sư 1 tiếp. Sư nói: Rất là tỉnh yếu.
4. Hòa thượng Huyền Tuyền đời thứ 2 ở Hoài châu.
Tăng hỏi: Lời cùng lý hết lúc ấy thế nào? Sư nói: Không vào lý há cùng hết. Hỏi: Diệu Hữu Huyền châu như thế nào lấy được. Sư nói: Chẳng giống ma-ni dứt sắc đẹp (tuyệt sắc đẹp?), mắt xanh người Hồ há thấy được. Hỏi: Có miệng nói chẳng được, lúc ấy thế nào? Sư nói: 3 tấc chẳng thể bằng giọng trống, người câm biết nói gỗ ca.
5. Thiền sư Huyền Mật ở Diệu Thắng Lộ phủ.
Tăng hỏi: Khi 4 núi hướng vào nhau như thế nào? Sư nói: Trời đỏ chẳng rủ bóng đất tối chẳng tri âm. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu. Sư nói: Hạc bay qua các núi sao trở lui. Hỏi: 2 rồng tranh châu lúc ấy thế nào? Sư nói: Lực sĩ vô tâm hiến phấn tấn tức trầm quang. Hỏi: 1 khúc Tây phương ngàn người hát, trong trăng khêu đèn ai sáng nhất. Sư nói: Không tiếng họa không bằng, sáng tối há thâu được.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Nhàn ở La Sơn Phước châu.
1. Ẩn Si Thiền sư ở viện Đại minh, Hồng châu.
Sư người Tân Kiềm Dự Chương, họ Dương. Đêm sinh ra Sư có ánh sáng lạ đầy nhà, năm 7 tuổi thì nương ngài Đạo Kiên Thiền sư ở Thạch đầu viện tại bổn ấp mà xuất gia, năm 20 tuổi thọ Cụ giới với Trí Xứng Luật sư ở chùa Khai nguyên. Sư trải tham các tôn tượng mà đến La Sơn. Ngài Pháp Bảo Đại sư chỉ dạy Sư về pháp yếu của sư tử trong hang và ra khỏi hang, nhân đó mà tỉnh ngộ trong mấy năm. Sư lại trở về Giang Biểu, gặp long Tuyền Ấp Tể là Lý Mạnh Tuấn thỉnh Sư ở tại Thập Thiện Đạo tràng mới bày tông chí. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Lại có người bay trên không mà ra đây chăng. Chúng không người ra. Sư bèn nói kệ rằng:
Bay trên không chính lúc
Phải nháy mắt trên mày
Từ đây mà hiện ra
Chớ đợi lúc bạc đầu.
Tăng hỏi: Như thế nào là cầu Thập Thiện? Sư nói: Hiểm. Hỏi: Người qua cầu như thế nào? Sư nói: Tang. Hỏi: Tư Phước Hòa thượng khi thiên hóa thì đi đâu? Sư nói: Hài cỏ hư rồi. Hỏi: Như thế nào là Huỳnh Mai 1 câu? Sư nói: Tức nay mặc sinh. Hỏi: Như thế nào là thông thế nên. Sư nói: Đường 9 sông dứt mất. Hỏi: Kẻ sơ tâm hậu học phải học thế nào? Sư nói: Đầu đội trời. Hỏi: Rốt ráo như thế nào? Sư nói: Chân đạp đất. Hỏi: Như thế nào là kiếm Pháp vương? Sư nói: Lộ. Hỏi: Lại có giết người không? Sư nói: Làm gì. Hỏi: Như thế nào là kiếm Long tuyền? Sư nói: Chẳng ra khỏi hộp. Hỏi: Xin cho ra đi? Sư nói: Sao mất ngôi. Hỏi: Cõi nước an ninh vì sao châu chẳng hiện? Sư nói: Rơi vào chỗ nào? – Đầu năm Chu Quảng Thuận (Tân Hợi) Lý Thị ở Kim Lăng nghe tiếng đức Sư mà mời vào ở Long Quang Thiền Uyển. Thử Giác Tịch Thiền sư, đến năm Kiến Long thứ 2 (Tân dậu) theo Giang nam Lý Thị đến Hồng Tỉnh ở tại Đại Ninh tinh xa mà rộng bày huyền chỉ. Tháng 10 năm ấy Sư có bịnh. Ngày 17 Sư cạo tóc tắm gội rồi lên pháp đường cáo biệt chúng và ngồi mà hóa. Ngày 06 tháng 02 năm sau thì đem về chôn ở huyện Cát Thủy tại Cát Châu theo lời di chúc. Sư thọ 76 tuổi, lạp được 56, thụy là Huyền Tịch Thiền sư, tháp đề là Thường Tịch.
2. Thiền sư Đức Khiêm ở Minh Chiêu Vụ châu.
Sư được ấn ký của ngài La Sơn không trệ vào 1 góc mà mở mang Huyền chỉ. Cóc kỳ túc đều sơ sự thông minh của Sư, các hậu học đều nể mũi nhọn của Sư. Sư tại Đại điện Chiêu Khánh ở Tuyền châu chỉ bức họa trên vách hỏi Tăng rằng: Đây là thần nào? Vị Tăng đáp Thiên Thần Hộ Pháp. Sư hỏi: Lúc nạn vua Đường sa thải đã đi lại ở đâu? Vị Tăng không đáp được. Sư bèn khiến Tăng đi hỏi Diễn Thị Giả, Diễn nói ông ở kiếp nào gặp nạn này đến đây? Vị Tăng ấy nêu y câu hỏi ấy cho Sư, Sư nói: Ngay cả Thượng tọa Diễn sau này tụ tập cả ngàn chúng có chỗ dùng nào. Tăng bèn lễ bái thỉnh riêng nói. Sư nói: Đi đâu? Thanh Bát Lộ: Nêu thoại cấy gặt của ngài Ngưỡng Sơn mà hỏi Sư rằng ý người xưa ở chỗ khoanh tay hay ở chỗ chống cuốc? Sư gọi Thượng tọa Thanh, Thanh lên tiếng dạ! Sư hỏi lại từng mộng thấy Ngưỡng Sơn chăng? Thanh nói: Không cần nói chỉ cần Thượng tọa thương lượng. Sư nói: Nếu cần thương lượng thì Đường Đầu có 1500 người, có Lão sư trong đó. Sư đến Song Nham. Trưởng lão Song Nham thấy dáng mạo Sư bèn bảo: Tôi có 1 câu hỏi hỏi Xà-lê, nếu đáp được thì tôi rời viện này, nếu không đáp được thì không rời. Kinh Kim cang nói: Tất cả chư Phật và pháp của chư Phật đều từ kinh này mà ra, lại hỏi kinh này ai nói. Sư nói: Nói cùng chẳng nói cùng lúc thì nắm bên nào chi như Hòa thượng quyết định gọi kinh này là gì. Song Nham không đáp được. Sư nêu kinh nói: Tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai khác. Lại như sai khác là lỗi hay chẳng phải lỗi. Nếu lỗi thì tất cả Hiền Thánh đều có lỗi, nếu chẳng phải lỗi thì gọi gì là sai khác. Song Nham cũng không nói. Sư nói: Đạo của Tuyết Phong đó (Tuyết Phong Đạo để). Sư ở chùa Trí Giả tại Vụ châu làm Đệ nhất tòa, bình thường Sư không nhận nước sạch. Tăng chủ sự hỏi: Vì sao không biết chạm nước sạch mà không nhận? Sư xuống giường đưa tịnh bình lên nói: Cái đó là sạch. Chủ sự không nói gì. Sư bèn đập vỡ bình. Từ đó tiếng nói của Sư càng vang xa. Chúng thỉnh Sư ở núi Minh Chiêu mà mở pháp. Các bạn thiền 4 phương đến đông thêm nhiều nhà cửa. Sư bảo chúng rằng: Mong gặp 1 cái dưới sườn núi, không chạy nhanh thì khó gặp. Nếu có cái đồng sinh đồng tử thì ngại gì không mở (nói) ra. Vị Tăng hỏi: Khi sư tử chưa ra khỏi hang thì thế nào? Sư nói: Diêu giỏi đuổi không kịp. Hỏi: Ra khỏi hang rồi thì thế nào? Sư nói: Vạn dặm càngrối rít. Hỏi: Khi muốn ra và chẳng ra khỏi hang thì thế nào? Sư nói: Hiểm. Hỏi: Việc hướng thượng như thế nào? Sư nói: Biếm chớp mắt?. Hỏi: Thế nào là 1 câu thấu suốt ngoài pháp thân. Sư nói: Đổi thân sau Bắc đẩu. Hỏi: Trong 12 giờ thú hướng như thế nào? Sư nói: Ném trên đất kim cang. Hỏi: Văn Thù cùng Duy-ma nói việc gì? Sư nói: Khăn cát và mão lụa ném vào chỗ nào? Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Cắn dính là hảo thủ. Hỏi: Lửa không khói người nào hướng được? Sư nói: Không tiếc lông mày. Hỏi: Hòa thượng hướng được chăng? Sư nói: Ông nói ta có nhiều ít lông mày. Sư thấy một vị Tăng mới đến vừa lên pháp đường liền cầm phất trần ném xuống. Vị Tăng ấy liền trân trọng lui ra. Sư nói: Tác gia tác gia. Hỏi: Toàn thân đeo kiếm lúc đó thế nào? Sư nói: Bỗng gặp chính lúc ấy lại làm gì? Vị Tăng không đáp được. Sư hỏi: Quốc Thái Thao Hòa thượng rằng: Người xưa nói Chu Chi chỉ niệm 3 hàng chú, liền được gọi vượt hơn tất cả người, làm sao cùng nó nắm được 3 hàng chú liền được gọi vượt hơn tất cả người. Quốc Thái dựng đứng 1 ngón tay. Sư nói: Không nhân hôm nay sao biết được Dưa Châu khách. Sư có Sư thức ở trong viện bịnh ngứa gởi thư đến hỏi: Ta có bịnh nặng nay rất đau đớn không để đâu được, có ai cứu được chăng? Sư đáp: Thư rằng: Trên đầu cửa mũi tên kim cang này đi thấu qua bên ấy. Có một vị Tăng từng lên Pháp tịch của Sư, từ giã ra đi ở am 1 năm sau đến lễ bái Sư thưa rằng: Người xưa nói 3 ngày không gặp nhau chớ xem là trước đây. Sư bèn vạch ngực hỏi rằng: Ông nói ta có nhiều ít lông che mặt? Vị Tăng không đáp được. Sư liền hỏi ông: Khi nào rời am? Đáp: Sáng nay. Sư nói: Tới đây gảy chân vạc sẽ phân phó cùng ai. Tăng cũng không đáp được. Sư bèn hét đuổi ra. Hỏi: Nhân Sư có nói: Ta ở đỉnh Minh Chiêu Hưng truyền tâm cổ Phật, như thế nào là đỉnh Minh Chiêu? Sư nói: Đổi mắt đi. Hỏi: Như thế nào là tâm cổ Phật? Sư nói: Ông lại khi cấp thở gấp chăng. Hỏi: Học nhân nắm mây chèo sóng đến thỉnh Sư mở bát. Sư nói: Đập bể đầu ông. Hỏi: Cũng cần tiên đà đi. Sư bèn đánh gậy đuổi ra. Sư riêng có tụng dạy chúng rằng:
Minh Chiêu một nhịp ít người hòa
Đây là chân tông cơ thượng diệu
Lửa đá nháy mắt đi về đâu
Triều sinh con phụng đều nên biết.
Sư ở núi Minh Chiêu 40 năm, câu nói truyền rộng các phương. Khi Sư sắp thiên hóa liền lên pháp đường dặn dò và từ biệt chúng. Đêm ấy duỗi chân hỏi Thị giả rằng: Xưa Phật Thích Ca Như Lai duỗi 2 chân phóng ra ánh sáng trăm báu, ông nói nay ta phóng ra nhiều ít. Thị giả nói ngày xưa rừng hạc ngày nay Hòa thượng. Sư lấy tay phủi lông mi bảo rằng: Chẳng cô phụ chăng. Sư lại nói kệ rằng:
Bỗng dao trong bụi trình toàn oai
Các ông cần phải khéo hộ trì
Trong lửa trâu sắt sinh trâu nghé
Gặp lúc ai biết rõ cơ ta.
Nói kệ xong liền ngồi yên mà tịch. Nay tháp viện vẫn còn.
3. Thiền sư Phạm ở Hoa Quang Hành châu.
Tăng hỏi: Linh đài chẳng lập lại có chỗ xuất thân không? Sư nói: Có. Hỏi: Như thế nào là chỗ xuất thân? Sư nói: Xuất. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Đạo. Hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Nói nghiệm. Hỏi: Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tử Tổ thì thế nào? Sư nói: Tự do, tự tại. Hỏi: Gặp rồi thì như thế nào? Sư nói: Tự do tự tại.
Hỏi: Như thế nào là trung sự của Phật pháp. Sư nói: xong hết.
4. Thiền sư Thiệu Du ở La Sơn Phước châu.
Sư lên pháp đường có mấy Tăng tranh nhau ra hỏi thoại. Sư nói: Chỉ 1 lúc ra hỏi đợi Lão tăng 1 lúc đáp cho. Tăng liền hỏi: Học nhân 1 loạt ra hỏi thỉnh Sư 1 loạt đáp. Sư nói: Được. Hỏi: Học nhân mới vào tòng lâm ý Tổ Sư thỉnh Sư chỉ thắng? Sư nói: Tốt.
5. Thiền sư Tuệ ở Tây xuyên.
Lúc đầu Sư tham vấn ngài La Sơn, La Sơn hỏi: Từ đâu đến? Sư nói: Xa thì lìa Tây Thục, gần thì lìa Khai Nguyên, việc nay thế nào? La Sơn vái chào nói uống trà đi. Sư im lặng hồi lâu không nói gì? La Sơn hỏi: Khi thu vừa ấm. Hôm sau La Sơn lên pháp đường. Sư ra hỏi: Bỗng mổ cửa nẻo người dưới hiên là ai? La Sơn bèn hét. Sư im lặng hồi lâu. La Sơn nói lông lá chưa đủ lại đi. Sư nhân vén áo hồi lâu được ấn ký. Sau Sư gặp Thắng Quang ở Thai châu. Quang ngồi trên giường dây Sư vào thẳng khoanh tay đứng bên cạnh. Quang hỏi: Ở đâu đến? Sư nói: Còn đợi đáp thoại. Sư liền đánh xuống. Quang nắm được gậy mà quăng phất trần xuống, trước pháp đường thấy Sư bèn đưa cây phất trần lên hỏi rằng: Xà-lê gọi cái đó là gì? Sư nói: Dám chết vì hơi thở gấp. Quang cúi đầu về phương trượng.
6. Hòa thượng Linh Yểm ở Bạch Vân Kiến châu.
Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Khiển Vãng tiên sinh môn ai nói đối tang chủ trân trọng. Vị Tăng hỏi: Việc mình chưa sáng lấy gì làm nghiệm. Sư nói: Gương gỗ chiếu tố dung. Hỏi: Nghiệm rồi như thế nào? Sư nói: Chẳng tranh nhiều. Hỏi: Tam Thai có thỉnh Sư 4 chúng đến chiếu pháp, đã ở đương Nhân thỉnh Sư 1 nói. Sư nói: Cần nói tức chẳng khó. Hỏi: Liền thỉnh Sư nói: Trước việc nên làm thì xin Sư một lời nói: Sư nói: Đêm vắng nước trong cá chẳng ăn, đầy thuyền không thở trăng sáng về.
7. Thiền sư Thường Chân Nghĩa Trừng ở Thiên Trúc, Kiền châu.
Trước Sư tham vấn ngài La Sơn đậu thuyền mấy năm. Sau nhân La Sơn bịnh, Sư hỏi: Rằng trăm năm rồi bỗng có người hỏi Hòa thượng lấy gì chỉ bày. La Sơn bèn buông mình nằm nghiêng. Sư nhân đó liền khế ngộ. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư nói: Nóng lạnh giục nhau. Hỏi: Tuân lệnh Thánh hoàng đại chúng đến chiếu pháp thỉnh Sư nêu. Sư nói: Nhận lấy, nhận lấy. Hỏi: Đó tức là trời người có nhờ cậy? Sư nói: Ông làm gì?
8. Thiền sư Chân Tịch Duy Khoáng ở Thanh Bình, Cát châu.
Sư lên pháp đường nói chẳng động tinh thần liền có ý thua thắng, còn có gì nảy sinh? Lúc đó có vị Tăng ra lễ bái. Sư nói: Không phải làm xuất gia. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là câu thứ nhất? Sư nói: Cần đầu thì lấy đi. Hỏi: Như thế nào là kiếm cứu sống người? Sư nói: Hiểu chăng? Hỏi: Như thế nào là dao giết người. Sư liền hét. Hỏi: Như thế nào là sư tử con. Sư nói: Đầu lông bài vũ trụ.
9. Hòa thượng Nghĩa Chiêu ở Kim Trụ Vụ Châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Mở cửa nuôi sống. Vị Tăng hỏi: Bỗng gặp giặc đến lại thế nào? Sư nói: Đúng vậy. Có vị Tăng mới đến tham vấn. Sư vén rèm làm thế dỡ mũ. Tăng muốn đến gần. Sư nói: Lừa gạt giết người. Sư nhân việc ấy mà có tụng rằng:
Đầu hổ mọc sừng người khó xử
Lửa đá xẹt điện cần che kín (kín truyền?)
Giả nhiều liệt sĩ cũng rất khó
Mịt mù ai hay biết sai.
10. Hòa thượng Cốc Sơn ở Đàm châu.
Tăng hỏi: Chỗ tỉnh yếu xin Sư 1 lời. Sư bèn dứng dậy đi. Hỏi: Linh dương đeo sừng lúc đó thế nào? Sư nói: Ông hướng vào đâu mà tìm.
Hỏi: Mang sừng rồi thì như thế nào? Sư bảo chạy đi.
11. Thiền sư Tùng Thạnh ở Đạo Ngô Sơn, Lưu Dương, Hồ Nam.
Sư trước ở Long Hồ Cao An. Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là việc thăm viếng. Sư nói: Đi nước Tân La. Hỏi: Thế nào là gia phong của Long Hồi. Sư nói: Tung hoành bắn thẳng. Hỏi: Như thế nào là nguồn linh? Sư nói: Hiềm nghi ngờ làm gì? Hỏi: Gần thì như thế nào? Sư nói: Như người uống nước. Hỏi: Kẻ nghèo hèn đến Sư xin Sư cứu giúp. Sư nói: Chớ là khuất trứ ông chăng. Hỏi: Sao biết được Sư nói: Rất có nhiều người thấy.
12. Thiền sư Nghĩa Nhân ở La Sơn Phước châu.
Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Nếu là khách dưới cửa Tông sư ắt không lạ La Sơn. Trân trọng. Vị Tăng hỏi: Người xưa có nói: Từ khi nhận được nẻo Tào Khê thì chẳng hỏi như thế nào là nẻo La Sơn? Sư mở lớn 2 tay. Vị Tăng hỏi: Đó tức là 1 nẽo được thông các nẻo khác cũng thế. Hỏi: Các nẻo nào? Vị Tăng đến trước đứng. Sư nói: Hạc linh ngoài Yên tiêu, chim ngu chẳng lìa tổ. Hỏi: Nhân giáo có nói: Cần pháp thân vạn tượng đều vắng, tùy trí dụng vạn tượng đều sinh, như thế nào là vạn tượng đều vắng? Sư nói: Có gì. Hỏi: Như thế nào là vạn tượng đều sinh? Sư nói: Cái giường dây và ghế dựa.
13. Hòa thượng Linh Nham ở Quán châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là báu trong Đạo? Sư nói: Đất nghiêng Đông nam, trời cao Tây bắc. Thưa: Học nhân chẳng hiểu. Sư nói: trước ánh tà dương cơ đổi khác. Sư tụng Thạch Củng tiếp Tam Bình rằng:
Rút mũi tên trên ngực
Nhân sao chẳng nửa người
Vì theo đường mà hiểu
Cho nên chẳng toàn thân.
14. Hòa thượng Khuông Sơn ở Cát châu.
Sư có bài tụng dạy học trò rằng:
Đường khuông Sơn, Đường Khuông Sơn
Hàng núi hiểm cao người khó trèo
Người dạo định bàn cách ngàn núi
Một câu phân minh vượt Phật Tổ.
Lại có Tụng Bạch Ngưu rằng:
Ta có đàn xưa trâu trắng thật
Cha con Tạng đến trải mấy thu
Ra cửa thấu đến đỉnh Cô phong
Trở về tạm vượt qua Hổ Khê.
15. Thiền sư Trọng Mãn ở Hưng Thánh Phước châu.
Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Thấy mặt phân phó chẳng đợi văn nói, đối mắt trình cơ gọi là Tham Huyền Thượng sĩ, nếu hay như thế thì do đó Tông phong chẳng đổ sụp. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là câu Tông phong chẳng đổ sụp. Sư nói: Lão tăng chẳng nhận. Hỏi: Ngày xưa trong hội Linh Sơn, ngày nay trong chiếu Hưng Thánh. Hòa thượng thân truyền như thế nào nêu nói. Sư nói: Thiếu ông 1 câu hỏi.
16. Thiền sư Thanh Tiến ở Bảo Ứng Đàm châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là thật tướng? Sư nói: Mất ông rồi. Hỏi: Chí lý không lời như thế nào thông tin? Sư nói: Ngàn sai vạn khác. Hỏi: Chỗ đắc lực xin Sư chỉ bày? Sư nói: Lão ngũ gục!
* Đệ tử nối pháp của Chí Viên Thiền sư ở núi Bạch Triệu, An châu.
1. Đại sư Hoằng Tế Trí Hồng ở núi Đại Long, Lãng châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Đó tức là ông. Hỏi: Lãnh hội như thế nào? Sư nói: Lại ghen bát chậu không cán sao. Hỏi: Như thế nào là vi diệu? Sư nói: Gió đưa tiếng nước đến bên gối, trăng dời bóng núi đến bên giường. Hỏi: Như thế nào là chỗ cực tắc? Sư nói: Áo não trăng 3 xuân, chẳng bằng sáng 9 thu.
2. Thiền sư Hạnh ái ở núi Bạch Mã, Tương châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là pháp thân thanh tịnh? Sư nói: Ếch ngồi đáy giếng nuốt trăng. Hỏi: Như thế nào là Chánh nhãn của Bạch Mã.
Sư nói: Quay về Nam xem Bắc đầu.
3. Thiền sư Hành Xung ở núi Dương, Sính Châu (đời thứ 1).
Tăng hỏi: Như thế nào là vô tận tạng (kho vô tận)? Sư im lặng hồi lâu. Tăng không đáp được. Sư nói: Đến trước đây. Tăng vừa đến gần. Sư nói: Đi đi.
4. Thiền sư Hoài Sở ở viện Trúc Càn, núi Bạch Triệu, An châu đời thứ 2.
Tăng hỏi: Như thế nào là câu câu cần làm huyền lộ? Sư nói: Men theo dường đền thẳng Hồ Nam. Hỏi: Như thế nào là sư tử con? Sư nói: Đức Sơn nối Long Đàm. Hỏi: Như thế nào là Hòa thượng vì người 1 câu? Sư nói: Cùng ông chẳng có oán thù, 1 câu nguyên ở trong ấy. Hỏi:
Chưa biết ở chỗ nào? Sư nói: Lão ngu độn.
5. Thiền sư Thanh Giảo ở núi Tứ Tổ, Kỳ châu.
Sư người Phước châu, họ Vương. Trước Sư ở núi Đại dương, Sính Châu là đời thứ 2. Vị Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Bên thềm Sư nham, mây lành cuộn, trước đỉnh Bảo Thọ sấm pháp rung. Kế Sư ở viện Tuệ Nhật ở An châu, sau Sư dời núi Tứ Tổ ở Đơn Châu làm đời thứ 1. Lúc tuổi 70 có kệ rằng:
Tuổi ta đã tám mươi tám
Đầy đầu tóc bạc trắng
(đầy đầu phủ tóc trắng)
Nghiêm chính trấn hai núi
Bạch Triệu nối Tông quyết
Ngày ngày bảo cháu con
Chớ khiến có đoạn tuyệt (dứt mất).
Năm Thuần Hóa thứ 4 (Quý Tỵ) ngày 23 tháng 08 Sư viên tịch, thọ 88 tuổi.
6. Chí Thao Thiền sư ở núi Tam Giác, Kỳ châu (đời thứ 3)
Tăng hỏi: Giáo pháp rất nhiều mà Tông qui về 1 nẽo, Hòa thượng vì sao nói được có nhiều kẻ châu du (nhiều thứ dạo khắp?) Sư nói: Vì ông là kẻ châu du vậy. Hỏi: Thỉnh Hòa thượng tức cổ tức kim. Sư dùng tay nhấc giường thiền lên.
7. Thiền sư Sư Phổ ở Hưng Giáo Tấn châu.
Vị Tăng hỏi: đầy Long cung khắp Hải Tạng chân thuyên thì chẳng hỏi, như thế nào là pháp giáo ngoại biệt truyền? Sư nói: Trong mắt trong tai trong mũi. Hỏi: Chỉ đây là phải chăng? Sư nói: Là gì? Vị Tăng hết. Sư cũng hét. Hỏi: Tăng gần đây lìa đâu đến đây? Đáp: Hạ Trại. Sư hỏi: Còn gặp giặc cước chăng? Vị Tăng nói: Hôm nay bắt được. Sư nói:
Tha ông 30 gậy.
8. Thiền sư Chân Giám ở núi Tam Giác, Đơn châu (đời thứ 4).
Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Bỗng nhiên hành chánh lệnh lại thấy dưới thềm nhà.
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đằng Hà ở Đàm châu trước đây.
1. Hòa thượng Dược Sơn ở Phong châu (đời thứ 7).
Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Phàm học Bát Nhã Bồ-tát chẳng sợ được mất. Có việc thì tiến đến trước. Lúc đó có vị Tăng hỏi: Tổ Duệ Dược Sơn thỉnh Sư nói: Sư nói: Vạn cơ chọn chẳng ra. Hỏi: Vì sao vạn cơ chọn chẳng ra? Sư nói: Bờ hang khác duyên. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Dược Sơn. Sư nói: Lá rụng chẳng như xưa. Hỏi: Sấm pháp gầm thét lúc ấy thế nào? Sư nói: Vũ trụ chẳng từng chấn động. Hỏi: Vì sao không từng chấn động. Sư nói: Khắp đất Ta Bà chưa từng gầm thét. Hỏi: Việc chẳng gầm thét như thế nào? Sư nói: Hạp quốc không người biết.
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Cảnh ở núi Vân Cái, Đàm châu.
1. Thiền sư Tạng ở chùa Nam Đài, Hoành nhạc.
Hỏi: Từ xa xôi đến với Sư thỉnh Sư 1 tiếp. Sư nói: Chẳng cách cửa. Hỏi: Như thế nào là cảnh của Nam Đài? Sư nói: Khi phất vận tòng đá chẳng điểm, dưới đỉnh núi cao chất không bằng. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Trước hang núi trồng dã quả để tiếp đãi khách vãng lai. Hỏi: Đó tức là tạ ơn cúng dường. Sư nói: Cái gì sinh tư vị. Hỏi: Như thế nào là pháp đường? Sư nói: Không bích lạc. Hỏi: Khi chẳng đoái tưởng các duyên lúc đó thế nào? Sư im lặng hồi lâu.
1. Thiền sư Thật ở Thủy Tùng Đàm châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Đạo? Sư nói: Trong đó không có đỏ đen. Hỏi: Như thế nào là Thiền? Sư nói: Chẳng liền với mây trắng. Sư hỏi: Vị Tăng: Đến làm gì? Đáp: Đến để gần gũi. Sư nói: Mặc ông mây trắng trên đỉnh núi tranh sao thanh tiêu chẳng mở bày.
2. Thiền sư Chứng giác ở núi Vân Cái, Đàm châu.
Vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: 4 biển chẳng từng thông. Hỏi: Như thế nào là 1 hạt bụi chứa cả pháp giới? Sư nói: Chung thân thể chẳng trọn. Hỏi: Như thế nào là Cửu thế sát-na phân. Sư nói: Phồn hưng bất bố thải. Hỏi: Như thế nào là ý trong Tông môn. Sư nói: Vạn dặm Hồ Tăng chẳng vào balảng (sóng cả)
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Uẩn ở Qui Tông Lô Sơn.
1. Thiền sư Hoằng Chương ở chùa Qui Tông (đời thứ 4).
Tăng hỏi: Khi Học nhân có nghi thì như thế nào? Sư nói: Nghi đến đã lâu mau. Hỏi: Thuyền nhỏ vượt biển lớn lúc đó thế nào? Sư nói: So chút ít. Hỏi: Như thế nào qua được. Sư nói: Chẳng qua đến. Hỏi: Khi cây khô sinh hoa thì thế nào? Sư nói: Cầm 1 đóa đem đến đây. Hỏi: Khi lộn xộn tìm chẳng được thì thế nào? Sư nói: Là gì?
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Chương ở Kê Sơn Trì châu.
1. Thiền sư Đạo Kiền ở núi Song Tuyền, Tùy châu.
Tăng hỏi: Chuông lớn chưa đánh thì thế nào? Sư nói: Bặt dứt tiếng tăm. Hỏi: Đánh rồi thì như thế nào? Sư nói: Bặt dứt tiếng tăm. Hỏi: Như thế nào là người ở Đạo. Sư nói: Không niệm khác. Hỏi: Như thế nào là việc hiếm có? Sư nói: Hoa sen trắng hướng về nửa trời mà nở. Sau Sư mất ở viện Pháp Vân, An châu.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Nhạc ở Vân Cư đời thứ 4 Hồng châu.
1. Linh Sùng Thiền sư ở viện Linh Hóa, Dương châu (đời thứ 1).
Sư người Túc Tòng, Thư châu, 7 tuổi đã xuất gia, 20 tuổi thọ Cụ giới, khế duyên với ngài Van Cư Hoài Nhạc Hòa thượng, Sư mở pháp ở Nga Hồ, Tín châu. Tiết Soái Lô Châu là Chu bổn lập chùa ở góc Tây Nam Duy Dương mời Sư ở. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là địch quốc 1 nước cờ (mưu đồ địch quốc?)? Sư nói: Ở tương lai (mang đến đây?). Hỏi: 1 gậy đánh phá hư không lúc đó thế nào? Sư nói: Cầm 1 mảnh đem đến đây.
2. Thiền sư Trung Ngạn ở Dược Sơn Lễ châu (đời thứ 8)
Tăng hỏi: Giáo nói: Chư Phật phóng ánh sáng giúp phát nghĩa thật tướng, ánh sáng thì chẳng hỏi, như thế nào là giúp phát nghĩa thật tướng? Sư nói: Hiểu chăng? Đáp: Khác biệt phải chăng? Sư nói: Đó là gì? Hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Trăng Long xương đỉnh mây, suối trên động gió thần.
3. Hòa thượng Long Tuyền ở Tân châu.
Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tổ Sư Tây Trúc đến? Sư nói: Chẳng ở tại phần thượng của Xà-lê. Hỏi: Khi Học nhân muốn nhảy ngọn núi vạn trượng thì thế nào? Sư nói: Đánh giết.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Diên ở Động Sơn, Quân châu.
1. Thiền sư Khách ở viện Thượng Lam, Quân châu.
Trước Sư du phương hỏi ngài Tuyết Phong rằng: Như thế nào là ý của Tuyết Phong? Tuyết Phong lấy gậy đánh (gõ) lên đầu Sư. Sư lên tiếng: Dạ. Tuyết Phong cười lớn. Sau Sư nối ấn giải ngài Động Sơn mà ở Thượng Lam. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là kiếm không mũi nhọn của Thượng Lam. Sư nói: Không. Vị Tăng hỏi: Vì sao không? Sư nói: Xà-lê các phương có.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Xử Chân ở núi Lộc môn, Tương châu.
1. Hòa thượng Sùng Chân ở Ích châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Thiền? Sư nói: Đầm trong câu thỏ ngọc. Hỏi: Như thế nào là Tướng Đại nhân? Sư nói: Bùn nặn Tam quan nhà Thổ địa.
2. Hòa thượng Đàm đời thứ 2 là Chí Hành Đại sư ở núi Lộc môn, Tương châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là Thật Tế Lý Địa? Sư nói: Nam Thiệm Bộ Châu, Bắc Uất Đơn Việt – Hỏi: Đó tức là việc đồng 1 nhà? Sư nói: Cách núi Tu-di. Hỏi: Xa xôi đến với Sư thỉnh Sư 1 tiếp. Sư hỏi: Từ đâu đến? Đáp: Từ Giang Bắc đến. Sư nói: Ở yên tại Nhà Nam (Nam đường). Hỏi:
Như thế nào là pháp thân thanh tịnh? Sư nói: Năm sinh Tuất Hợi.
3. Đại sư Ngộ Không Trí Tịnh ở Cốc Ẩn, Tương châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là chỗ chuyển thân của Hòa thượng? Sư nói: Nằm dưới đơn. Hỏi: Như thế nào là Đạo? Sư nói: Dưới cửa Phụng lâm. Hỏi: Học nhân không hiểu? Sư nói: Thẳng đến Kinh Nam. Hỏi: Như thế nào là đường chỉ qui? Sư nói: Chớ dùng cái ấy. Hỏi: Vẫn để cho Học nhân đến không? Sư nói: Chỗ nào dính được ông. Hỏi: Linh Sơn 1 hội nào khác thời nay? Sư nói: Không khác như nay. Đáp: Việc không khác thế nào? Sư nói: Như Lai mật chỉ, Ca-diếp chẳng truyền.
4. Thiền sư Hạnh Nhân ở Phật Thủ Nham, Lô Sơn.
Sư người Nhạn môn, chưa biết họ, sớm theo Nho học, 1 hôm bỏ tục xuất gia, chí cầu Chân Đế bèn du phương. Trước Sư gặp ngài Chân Thiền sư ở núi Lộc Môn, Tương Dương. Thầy trò Đạo rất khế họp, Sư đến Giang Hoài trèo lên núi Đặng Lô. Ở phía Bắc núi có ngọn núi như 5 ngón tay dưới có hang đá sâu hơn 3 trượng, Sư ở yên trong đó. Nhân đó gọi là Hòa thượng núi Phật Thủ. Sư chẳng độ đệ tử, ở am gần bên có vị Tăng hầu hạ cúng dường. Thường có nai gấm chim đẹp vây quanh.
Giang Nam quốc chủ là Lý Thị rất quý trọng, 3 lần sai Sứ mời nhưng Sư không đến, bèn kiên quyết thỉnh nên Sư đến ở Hiền Tự mà mở pháp. Chẳng được 1 tháng thì Sư lại trở về núi cũ. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là đối hiện sắc thân? Sư đưa lên 1 ngón tay. Một hôm Sư có bịnh nhẹ, bảo Tăng hầu rằng: Vào giờ ngọ ta đi. Tăng hầu định nói, Sư xuống giường thiền đi mấy bước rồi ngồi mà hóa. Trên đỉnh núi có 1 cây tòng ngày ấy cũng héo khô, Sư thọ hơn 70 tuổi. Quốc chủ sai thợ vẽ hình Sư, đầy đủ củi thơm làm lễ trà tỳ, thâu di cốt xây tháp thờ ở phía Bắc hang núi.
* Đệ tử nối pháp của Tuệ Hà đời thứ 2 ở Tào Sơn, Phủ châu.
1. Hòa thượng Đông Đính ở Gia châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là người tức đi (liền)? Sư nói: Phiến xa quan hệ lương kế đoạn?
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thảo Am ở Pháp Nghĩa Hoa Châu.
1. Thiền sư Tuệ Trung ở Qui Dương Tuyền châu.
Sư người huyện Thiên Du ở châu này, họ Trần. Sư 9 tuổi theo núi này mà xuất gia, thọ Cụ giới xong thì vác tích trượng đi du phương, đến gặp ngài Thảo Am Hòa thượng. Thảo Am hỏi: Ở phương nào đến? Đáp: Ở ngọn Lục Mâu đến. Thảo Am hỏi lại đủ thanh tịnh Thông chăng? Sư nói: Bịnh chẳng phải mù nặng. Thảo Am cho là phải. Sư trở về núi cũ. Lúc Đường Võ Tông phế giáo thì đuổi Sư làm cư sĩ. Khi Tuyên Tông lên ngôi. Sư nói: Người xưa có nói: Đạo sĩ lên cao không nhận bùa chú Sa-di thành Phật chẳng đủ giới pháp. Thế là quá giờ Ngọ không ăn, ngồi Thiền nơi không có nhà cửa. Bèn nói 3 bài kệ rằng:
Tuyết rồi mới hiểu tùng quế khác
Mây hết mới thấy rõ chân trời
Chẳng vì vua chúa bảo hoàn tục
Sao luận bầy gà khác bầy hạc.
Nhiều năm việc đời trôi chầm chậm
Tuy mặc cà sa chưa phải Tăng
Ngày nay tu hành nương Thiện Tuệ
Đầu đầu để tóc chờ Nhiên Đăng.
Hình dung tuy đổi Đạo còn hoài – Lộc tục nguồn tâm cũng chẳng tối
Lại đọc kệ Thiện Tài khắp lễ – Lúc này chỗ nào chẳng Sa môn.
Từ khi bắt đầu tham lễ cho đến lúc mất Sư chưa từng xuống núi, chôn Sư ở phía Đông tháp Hòa thượng Vô Liễu cách 200 bước, gọi là tháp Đông. Qua mấy năm bỗng tháp ấy nứt thêm hơn 1 trượng. Lúc đó Tăng chủ tháp mới phát hiện. Trong đêm yên tĩnh thấy ngài Tây Tháp định thân nói rằng: Di thể của tôi đã nhọc ông chôn lại nay Đông tháp tôi chẳng phiền lại ra đi. Chủ tháp thấy linh cảm bèn chiêu tập Đàn tín tu bổ trang hoàng lại tháp cũ mà hương khói không ngớt. Người thời đó gọi Trần Trầm 2 chân thân là đó. Sự tích Vô Liễu Thiền sư Đệ tử nối pháp của Mã Tổ nêu rõ trong 1 chương khác.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thẩm Triết ở núi Hàn châu, Tương châu.
- Hòa thượng ở núi Long Huyệt Dương châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tổ Sư Tây Trúc đến? Sư nói: Cỡi hổ mà hát ca. Hỏi: Đại Thiện tri thức vì sao cùng Thổ địa đốt tiền (đốt tiền cho Thổ địa?) Sư nói: Người Thượng nhân ấy thật là khó đối đáp.
2. Hòa thượng ở núi Đại Thừa Đường châu.
Hỏi: Khi cây khô gặp xuân thì như thế nào? Sư nói: Thế gian hiếm có. Hỏi: Như thế nào là 4 mặt Thượng Sự? Sư nói: Trong thăng nhảy nhót, trong Đấu chuyển mình.
3. Đại sư Tuệ Quảng Qui Hiểu ở viện Diên Khánh, Phụng Sơn, Tương châu.
Tăng hỏi: Đường nói năng dứt lúc đó thế nào? Sư nói: 2 lớp công án. Hỏi: Lãnh hội (hiểu) như thế nào? Sư nói: Rõ ràng nêu giống lời Động Sơn. Hỏi: Như thế nào là cảnh Phụng Sơn? Sư nói: Hiếu sinh xem lấy. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Biết chăng?
4. Hòa thượng Chân ở núi Hàm Châu, Tương châu (đời thứ 3)
Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Ý kín Hàm châu, đồng Đạo liền biết. Thưa: Như thế nào là chẳng nhờ lông cánh mà lên núi Thúy. Sư nói: Ngu độn. Hỏi: Khi giương cung chưa mài (lau) thì như thế nào? Sư nói: Mê muội chẳng được. Hỏi: Mài (lau) rồi thì thế nào? Sư nói: Đen như Sơn.
* Đệ tử nối pháp của Đại sư Khuông nhất ở Tử Lăng phủ Phụng Tường.
1. Thiền sư Đạo Ẩn ở Quảng Phước Tinh châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là 1 đường chỉ nam? Diệu dẫn linh cơ sự, sóng lặng bày Dị luận. Hỏi: Ba nhà đồng đến thỉnh, chẳng biết tới nhà ai? Sư nói: Trăng chiếu nước ngàn nhà, mọi nhà đều có Tăng.
2. Thiền sư Tử Lăng ở Vi (đời thứ 2).
Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Cảnh Tử Lăng? Sư nói: Đèn sáng lặng chiếu đêm đã sâu. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Vượn hú hổ gầm. Hỏi: Khi kiếm báu chưa ra khỏi hộp thì như thế nào?
Sư nói: Trên đá bàn đà trồng cây bách.
3. Hòa thượng Đại Lãng ở phủ Hưng Nguyên.
Tăng hỏi: Đã là quát mắng thần sông vì sao lại bị nước cuốn? Sư nói: Theo dòng mới được diệu, bám bờ ắt thành mê.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Oai ở Đồng An núi Phụng Thê, Hồng châu trước đây.
1. Thạch Cảnh Hòa thượng ở Trần châu.
Tăng hỏi: Gương đá chẳng mài vẫn chiếu hay không? Sư nói: Đời trước là nhân, đời này là quả.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hiến ở núi Thạch môn, Tương châu trước đây.
1. Thiền sư Tuệ Triệt ở chùa Càn Minh, núi Thạch Môn (đời thứ 2).
Hỏi: Kim ô ra khỏi biển chiếu sáng thiên hạ, cùng với thời gian việc thế nào? Sư nói: Rồng ra khỏi động gió mưa đến, núi biển trút hết. Trời trăng sáng. Hỏi: Các Thánh từ trước (tùng Thượng?) hướng vào đâu mà đi? Sư nói: Lộ trụ (cây gậy?) đeo lồng đèn. Hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Mảnh mây trên núi Phụng ông tiều (cây củi?) chỗ chỗ sáng. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Hiểu tiếp cây không rễ, khêu được đèn đáy biển. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Sư nói: Thiếu Lâm lặng 9 đảnh, sóng động trăm hoa mới. Hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp. Sư nói: Ngoài tam môn cây tòng thấy sinh thấy lớn. Hỏi: Khi 1 mảy may chưa phát thì thế nào? Sư nói: Tài Nghệ giỏi chẳng dùng cung mà tên trúng cửa khẩu Tam giang. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Tiều phu vượt đồng hoang cưỡi trâu cỏ chẳng bày.
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Nghĩa ở Quảng Đức núi Vạn đồng, Tương châu.
1. Hòa thượng Diên ở Quảng Đức Tương châu đời thứ 2.
Trước sư gặp Quảng Đức nghĩa Hòa thượng đảnh lễ hỏi rằng: Như
thế nào là chỗ sâu xa của Hòa thượng? Sư nói: Dấu mình chẳng cốt ở hang núi, chợ búa đông đúc hiếm người thấy. Sư nói: Đó tức là rót nước dâng hoa. Hỏi: Bỗng nhiên mây mù nhiều, Xà-lê làm sao? Sư nói: Nhặt lấy chẳng luống bày. Hỏi: Đại chúng xem thấy là Quảng Đức đời thứ 2, Sư bèn nối gót Sơn môn tụ họp học trò mở pháp. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Sư nói: Cá lội (nhảy) nước không nguồn, oanh kêu tòng vạn cổ. Hỏi: Như thế nào là người sống mãi (thường tại?). Sư nói: Tháng chạp rắn chết ở giữa đường, làm hai người đạp chẳng biết sao. Hỏi: Như thế nào là thời của Đại Thông Trí Thắng Phật? Sư nói: Mặt trời ngày Hạ mới sau mưa tạnh, ông phải trơ mắt mà xem. Hỏi: Như thế nào là sau Phật Đại Thông Trí Thắng? Sư nói: 1 mặt trời thôi chiếu sáng đỉnh núi Thứu, ông bảo vượn kia chớ đứt ruột. Hỏi: Như thế nào là làm được nghiệp vô gián, lửa dữ đốt nồi nấu điệp Phật. Sư nhân việc đó có tụng rằng:
Mới đến Hồng Sơn liền mọc rễ
Bốn bình tám mặt chẳng nói luận
Nhà khác tự có chí mây ngủ
Ống lau thổi ngang vũ trụ phân.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thủ Trừng ở Hộ Quốc núi Tùy Thành, Tùy châu trước đây.
1. Đại sư Viên Chiếu Thủ Khâm chùa Trí Môn, ở núi Long Cư, Tùy châu.
Tăng hỏi: Hai gương đối nhau vì sao khoảng giữa không hình ảnh. Sư nói: Tự mình cũng phải dấu. Hỏi: Gương bể đài mất lúc đó thế nào? Sư đưa nắm tay lên. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: trên trán không gắn bảng.
2. Đại sư Diễn Hóa Tri Viễn ở Hộ Quốc, núi Tùy Thành (đời thứ 2).
Tăng hỏi: Người đi thi vào cửa thì như thế nào? Sư nói: Duyên tình thể vật (theo tình mà hiểu vật là thế nào? Hỏi: Càn khôn thôi dừng ý, vũ trụ chẳng lưu tâm lúc đó thế nào? Sư nói: Đều là chiến tranh thâu nhặt được, tức nhờ ca múa phá trừ thôi. Hỏi: Cắt ngang căn nguyên Phật đã ấn, vạch lá tìm cành ta chẳng thể, ý chỉ như thế nào? Sư nói: Thôi trèo cây mây trái 3 thu, hết thương đầm biếc ánh trăng côi.
3. Hòa thượng Năng Đại sư Sùng Giáo ở núi Đại An Sơn, An châu.
Hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Đánh vang trống núi Nam, hát khúc ca núi Bắc. Hỏi: Như thế nào là cảnh 3 Đông.
Sư nói: Ngàn núi thêm sắc xanh, vạn cây mất hoa bạc.
4. Thiền sư Tư ở Tiến Phước viện, Sính Châu.
Tăng hỏi: Lúc điện xưa không Phật thì thế nào? Sư nói: Tiếng Phạm từ đâu đến. Lại hỏi chẳng nhờ tu chứng sao được thành? Sư nói:
Tu chứng tức chẳng thành.
5. Hòa thượng Diên Thọ ở Đàm châu.
Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông Phong ai? Sư nói: Dương Đế lấy Biên Thủy làm vinh, Lão tăng lấy sách bên Hồ Trì.
6. Đại sư Viên Minh Chí Lãng ở Hộ quốc núi Tùy Thành (đời thứ 3).
Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Tịnh quả là con, Sơ Sơn là cháu. Hỏi: Như thế nào là nguồn gốc của vạn pháp? Sư nói: Không trung thâu chẳng đặng, Hộ Quốc chẳng thể gồm (nêu).
* Đệ tử nối pháp của Ngạn Tân Thiền sư ở núi Ô Nha, Kỳ châu trước đây.
1. Thiền sư Hưng Cổ ở núi Đại An, An châu.
Tăng hỏi: Tăng chết rồi thiên hóa về đâu? Sư nói: Đêm qua canh 3 trăng lên đỉnh núi. Hỏi: Duy-ma im lặng là nói hay chẳng phải nói?
Sư nói: Trong tối trâu đá vượt lên chẳng ra cửa.
2. Thiền sư Hàng Lãng ở núi Ô Nha, Đơn châu.
Tăng hỏi: Chưa làm thân người trở về trước làm sao đến? Sư nói: Trên biển trâu đá ca 3 nhịp, chỉ hồng 1 sợi tay phân chia. Hỏi: y trên hàng Ca-diếp người nào được mặc? Sư đáp: Thiên nhiên ông vô tướng, chẳng đeo áo xuất trần.
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Thanh Phong ở phủ Phụng Tường.
1. Hòa thượng Linh Khám ở Tây Xuyên.
Tăng hỏi: Như thế nào là chỗ chư Phật xuất thân? Sư nói: Chỗ xuất chẳng can dự đến Phật, xuân đến cỏ tự xanh. Hỏi: Khi địa vị tầm thường (lục lục) thì như thế nào? Sư nói: Thử tiến lên 1 bước xem.
2. Thiền sư Đoan Kỷ ở núi Tử Các, Kinh Triệu.
Tăng hỏi: 4 tướng đều hết lập cái gì làm chân? Sư nói: Ông ở đâu đến đây? Hỏi: Nước sông vị chảy về hướng Đông lúc đó thế nào? Sư nói: Từ xưa đến nay không gián đoạn.
3. Thiền sư Hoài Họa ở Khai Sơn Phòng châu.
Tăng hỏi: Làm hạnh nghiệp nào tức chẳng trái với ngàn Thánh? Sư nói: Diệu hạnh không ai sánh (bè bạn), tình Huyền thể tự khác. Hỏi: Có tại chẳng rửa nước trong, vô tâm là mây trắng tối. Sư nói: Không có cây đeo ngàn vàng. Hỏi: Đeo rồi như thế nào? Sư nói: Mịt mờ người khó biện.
4. Hòa thượng Truyền Pháp ở U châu.
Tăng hỏi: ý giáo và ý Tổ đồng hay khác? Sư nói: Hoa nở chỉ vàng đẹp, Động xưa mây trắng sâu. Hỏi: Người ta vì sao đông đồ đệ, còn Sư vì sao ít học trò? Sư nói: Hải đảo rồng ở nhiều, cỏ tranh phụng không đậu.
5. Thiền sư Qui tín ở chùa Tịnh chúng, Ích châu.
Tăng hỏi: Khi hoa sen chưa mọc ra khỏi nước thì thế nào? Sư nói: Hoa sen trồi đầy ao. Hỏi: Ra khỏi nước rồi thì như thế nào? Sư nói: Lá rụng chẳng biết thu. Vị Tăng hỏi: Chẳng nhờ phao nổi liền lên biển lớn lúc ấy thế nào? Sư nói: Mỏ đỏ bay vườt ngoài 3 cõi, lông xanh cũng biết Đạo nấu trà.
6. Thiền sư Thanh Miễn ở núi Thanh Phong (đời thứ 2).
Tăng hỏi: Rượu Bồ Đào ủ lâu, ngày nay mở cho ai?. Sư nói: Người uống mới biết. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ Sư từ Tây Trúc đến? Sư nói: Ao nhục không 1 giọt, 4 biển tự cuồn cuộn.