BIỆN NGỤY LỤC
Đời Nguyên, Sa-môn Tường Mại ở chùa Vân Phong, núi Đạo Giả, vâng sắc thực lục kính soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 3
Phàm giáo lý của ba bậc Thánh đều được xếp của Trung Quốc, như chân đỉnh vững vàng để giúp Hoàng Đế cai trị. Nhân nghĩa mà Khổng Tử nói chính là khuôn phép cho kẻ sĩ vô đạo. Sự khiêm nhường mà Lão Tử nói chính là sự dập tắt cho những người hơn thua. Tánh mạng mà Phật giáo nói chính là muốn khiến trở lại cội nguồn vậy. Thế nhưng, Thúc Diệp phân luận chỉ thấy riêng cho y kiến mình là độc tôn, tự khoe tự cho mình hơn, mê gốc lầm tông, bởi không rõ đường đạt đạo. Rất không biết nhân nghĩa được thực hành thì người người dẫm bước trên đường của quân tử, khiêm nhường được thực hành thì người người lấp được sự mong cầu tham lận. Và tánh mạng được rõ ràng thì người người đạt đến cội nguồn Đạo mầu. Còn không như vậy sao gọi là Đạt sĩ Quân tử ư? Điều mà Trọng Ni nói: “Từ Tề một biến là đến Lỗ, từ Lỗ một biến là đến Đạo”, gần như vậy mà các đạo sĩ đời sau chuyên chuộng khoe dối. Lấy sự khoát lát chưa trải qua làm điều khác lạ, cho sự luống dối chẳng thật là cửa mầu. Bỏ thuần nồng của nhị thiên, xen tạp uế thuật của Tam Trương, Vương Hại Phong lấy điên cuồng làm chí đức, không rõ cội nguồn của đạo. Khâu Xử Cơ lấy Hành loan làm thần kỳ, mất chỗ yếu diệu của toàn chân. Đi đến phương Tây muôn dặm, không biết bàn luận cùng Chúa Thượng, trở lại phương Đông ba năm, tình cờ nêu sự khác lạ ấy, khinh người dối Thánh, khoe khoang tự cao. Ban đầu thì bàn có quạ, cuối thì thánh thuyết không phải, xưa nay kiểu vọng vả lượt chẳng nói, nay chầu hành sự lại bày mấy đoạn. Đức Thái Tổ thành Cát Tư Hoàng Đế của ta, rồng bay đồng bắc, hổ rảo bước ở trung nguyên, ứng với Bảo Lịch để giúp mưu, tới kỳ hưng thạnh mà tư thâu, thuận trời đổi mạng, dẹp loạn định công. Quân nước tuy phiền, song để tâm ở đường giác, đầu tiên ban ân chiếu giữ gìn che chở cửa Phật, Đại Thánh thần hóa không thể đo lường, ngay tại hình nghi, không được tổn hoại, tùy chỗ chùa miếu, chỗ có ruộng đất, nước tưới trên đất, nước lăn nước mài, chùa dùng các vật lặt vặt, phàm xâm phạm đến chỗ Phật đều bảo hoàn trả, không được xâm chiếm. Các thứ khoa dịch lớn nhỏ, trạm ngựa chỉ nên, đồng thời ngưng xuất. Vị tăng xuất gia là đệ tử Phật, cùng con con cháu cháu trong Hoàng gia ta đây, những người niệm kinh cầu trời giúp đỡ tu phước. Phàm là vị tăng đi ở tự tại không có ngăn ngại, có kẻ tồi xấu thường cậy sức mạnh khuấy nhiễu chùa Phật, tấu đem họ tên lại, để các bậc Minh Quân đời sau đều tuân theo thể thức đó. Vậy mà Ma biện bác chân vọng sinh cao thấp, đều nói Khâu Xử Cơ mở nềng móng của Tam giáo làm đất gốc của Nho giáo, Phật giáo. Thử từ đầu đến cuối, xin giấu kỹ chăng? Ban đầu, sự hưng thạnh của toàn chân, việc chẳng khơi dậy xưa cũ.
Căn cứ theo văn bìa “Trùng dương chân nhân” của Nguyên Dụ nói: Ngay lúc nhà Kim đang lớn mạnh, thì có Vương Thế Hùng là người ở Tam phụ vậy. Thuở nhỏ được gọi là hào hiệp, đến tuổi trung niên, bỗng có sở đắc, bèn bỏ việc nhà, trôi nổi nơi quán rượu, đủa bỡn lãng xao không tiết chế, càn rỡ liều lĩnh vọng hành, ôi không cười một mình. Người thời bấy giờ cho là bệnh cuồng, cho nên Mục Vương hại phong vậy. Về sau, gặp hai đạo sĩ mặc áo dạ cừu, dẫn nước uống rượu, cuồng túng càng thêm quỷ quyệt khó lường. Tại huyện Đông, đào mồ để ở, để làm mắt người chết sống lại, ở đó hai năm, sau dời đến am Lưu Tương, dại chúng không nhóm đến ba người, am không liền với hai nhà, từ đó, ở hoài trong hang đất, chỗ nương tựa đã cùng đường, xé rách áo lông cừu để đắp thân, cầm gậy mang bình đi xin ăn tự sống. Bắt chước giữ sự im lặng của những người si thiền, ngồi xoay mặt vào tường mà tự bó buộc. Thường nói rằng các vị Thiền tăng tuy thấu đạt tánh mà không rõ mạng, còn các Nho sĩ bàn về mạng mà chẳng nói đến tánh, còn ta thì gồm cả hai mà tu, nên hiệu là Toàn chân. Đi xin ăn ở phía Đông đến tận Ninh Hải Quân, có được bảy đệ tử như Khâu Xử Cơ, Lư Đầm Hác v.v… Giáo pháp của Toàn chân từ đó lan rộng ra vậy. Sau đó bọn Phan Chí Nguyên v.v… tìm đến, Phạm Quân mạc phủ đến đó. Vương Quân viết số mạng, Nguyên Dụ thuật văn bia ca ngợi. Đức Dụ dẫn dắt, Cát Hồng Trĩ xuyên ở đời Tấn, Đào (Hoằng Cảnh), Trinh Bạch ở đời Lương, Khấu Phụ Chân (khiêm chi) ở đời Ngụy, Tư Mã Tử Vi ở đời Đường, Trần Đô Nam (bác) ở đời Tống, từ đó, bắt đầu các vị hiền sĩ đều không sánh kịp, tạo thành sự tốt đẹp ấy mà bọn Toàn chân gọi là không sáng tỏ, nên Văn Lập thích hỏi mà lại hủy bỏ bọn ấy. Lại phát hiện ở tháp báu Đỗ Thuận liên hoàn xương vàng, vùi chôn trong huyệt mã Thế Hùng, làm xá-lợi của Vương Hại Phong vậy.
Đạo sĩ Khâu Xử Cơ, tự là Thông mật, người xứ Thê Hà thuộc
Đăng Châu, hiệu là Trường Xuân Tử, bắt chước Vương Hại Phong, tiếp nối đề xướng Toàn chân, vốn không có đạo thuật. Có Lưu Ôn tự là Trọng Lục, lấy làm gọi là Đích hạnh ở Thái Tổ, đầu tin hẹp nói A ý Cam ngôn, dâng y dược lên Hoàng Thượng và nói: Khâu Xử Cơ nay đã hơn ba trăm tuổi, có thuật bảo duỡng sống lâu, mới tấu cử đến. Vào năm Mậu Dần, nên triệu đến phương Bắc, Khâu Xử Cơ mỏi mệt trong việc đến đi, nghe thượng hoàng đi đánh dẹp phương Tây, bèn dâng biểu xin đợi trở lại sứ trung thư Trạm Nhiêu Ôn Chiếu vời lại, Khâu Xử Cơ bèn đi. Ban đầu, đến hướng Tây đánh dẹp Đại Thạch Lâm nha và nước Khả-phất-xoa, đến cùng đất ấy mới toát mồ hôi, chiếm đoạt đánh phá khắp nơi, quân ngựa mạnh mẽ, y cứ có Thành Tầm Tư Can nghe Thượng Hoàng đánh dẹp phương Tây, bèn chạy về phương Nam vào cửa sắt, trốn ở phía Nam núi Đại tuyết, lén vượt đến Ấn-độ. Thượng Hoàng đem quân đuổi theo đánh úp, dựng đóng quân ở phía Nam núi Đại Tuyết. Ngày 1 tháng 11 mùa Đông năm Tân Tỵ, Khâu Xử Cơ đến thành Tầm tư Can, vì núi Tuyết, có tuyết lớn đến hai trượng, sâu không thể đi nên dừng ở trong thành. Đến ngày mồng năm tháng tư mùa hạ năm Nhâm ngọ, mới qua núi tuyết đến ở Hàng cung. Đến trước Hoàng thượng bái chào rồi lui mình rất cung kính, lễ bái xong, sau đó vào trướng. Hoàng thượng hỏi: “Có thuốc sống lâu gì để giúp thân thể trẫm chăng?” Khâu Xử Cơ lùi lại cúi mình đáp: “Có đạo vệ sinh chứ không có thuốc sống lâu”. Hoàng Thượng cho đó là nói thật bèn ban cho sữa ngựa. Lúc trở về lui Hột Sơn, có giặc loạn ở Mật Nhĩ, vả lại bảo Khâu Xử Cơ về lại thành Tầm Tư Can, kỳ hẹn đến tháng mười sẽ vời lại. Vào khoảng hậu tuần tháng , Khâu Xử Cơ lại đến Hàng cung, hễ có điều gì đối đáp đều nói tiếng trầm trầm, không thể nghe được. Hỏi về tuổi tác đã được bao nhiêu thì giả bộ nói không biết, hỏi về cốt yếu của Thần tiên thì chỉ luận bàn cố tinh dưỡng khí, ra thần vào mộng, cho đó là rốt cùng của đạo. Mỹ Lâm Linh Tố thần du, ưa thích việc nhập mộng của Vương Hại Phong. Lại cử Mã Đơn Dương Hằng nói: thường mong thánh hiền dắt dẫn, chân tánh được ngao du ở cõi khác. Lại cảnh lắm ác mộng chẳng phải của nhà thiền, bởi do phước mỏng nên không thể đến cảnh mộng tốt lành vậy. Lại hỏi cư sĩ Trạm Nhiên về ý nghĩa ca ngợi Quán Âm, Trung thư xem thường nên chẳng đáp, nhưng có biết nghe đến, không ai chẳng hoàn toàn đảo ngược. Lúc đã trở lại phương Đông, dâng biểu cầu xin bia phù, tự nêu danh hiệu của thầy, riêng cấp biển ngạch Đạo Quán, tự điền Thánh chỉ, dối lừa Chúa thượng, riêng miễn khoa dịch cho môn nhân của Khâu Xử Cơ, chẳng cùng các vị tăng và các đạo chúng khác, 23 việc làm từ xưa không hề có thể lệ, tự ý muốn thi hành. Điều Hoàng Thượng nói, cư sĩ Trạm Nhiên biên vào trong: “Tây Du Lục”. Rõ đủ mười sự sai lầm của Khâu Xử Cơ. Trở về đến các châu như Tuyên Đức v.v… được các vị tăng đón rước. Sau đến thành yên, hai bên đánh trống ngợi khen năng lực xâm chiếm, khiến các đạo đồ Vương Bá Bình dẫn đường theo mấy mươi, treo bảng ra vào, rong ruổi khắp các châu, muốn quản lý cả tăng ni, Khâu Xứ Cơ tự đến Kế Châu, riêng mở Thánh chỉ, bức hiếp, muốn truy tìm nhiếp phục Hòa-thượng Cam Tuyền Bổn Vô Huyền, muốn ngài khuất tiết, nhưng cuối cùng không thể được. Ở phía Tây thành Kinh Thiên, miếu thờ Đức Phu Tử bị phá làm Văn thành Quán, ở Cảnh Châu, chiếm đoạt núi Long Giác, cổ tiên sinh đổi thành Xung Hư Quán. Về sau, chư tăng muốn lấy lại, Khâu Xử Cơ gửi thư cho cư sĩ Lạc bào chữa lỗi lầm của mình. Ở huyện Bình Cốc, ba tôn tượng nơi chánh điện chùa Thủy Cốc đều do Lưu Loan chặt tay đánh vào trong khe, đổi thành Quán và ở đó. Ở phủ Thái Nguyên, đệ tử của Khâu Xử Cơ là Tống Đức Khương chiếm núi tịnh cư, đục đá làm động, đổi thành đạo viện, lập bia dựng bảng hiệu. Ngôi chùa xây dựng vào đời Tùy, Đường ở núi Hoàng Hoa, Tương Châu, bia khắc vẫn còn, bị các đạo sĩ chiếm định. Chùa Bản Sùng Phước ở Hỗn nguyên Tây Đạo viện bị các đạo sĩ chiếm hẳn. Mấy ngôi Phật Điện ở Loan Châu Hạ Huyện, các đạo sĩ phá hủy xong đều hủy các tượng Phật. Ở Đàn Châu, chùa Linh Nham ở núi Thử Cốc, xưa kia, là nơi Trâu Diễn mở mang luật học, Điện Đường mái hiên thảy đều hoàn bị đầy đủ, khi Toàn Chân Cổ Chí qua đời, Vương Chí Khâm cậy vào khí lực của Khâu Xử Cơ, đập bỏ hết tượng Phật, vẽ họa Tam Thanh, dựng cột đá, đẩy vào trong khe, có các ruộng vườn, chiếm ruộng làm chủ, đổi tên là Đại Đồng Quán. Chánh điện, chùa Mộc Lâm ở Đàn Châu có xây tường bao quanh, năm Nhâm Tý, Toàn Chân Hứa Tri Quán hủy phá tượng Phật đắp họa, đổi thành Tam Thanh, lấy hiệu là Cung Thiên Bảo Vạn Thọ. Chùa Hưng Thiền ở thôn Trương Tạ, ở hướng đông nam huyện Lương Hương, đất đai vườn cây, rừng cây táo đều bên ngoài hết sạch, đệ tử của Khâu Xử Cơ là Khổng Chí Đồng cưỡng chiếm làm ruộng, khinh thường ni chúng. Những trường hợp như thế có đến mấy trăm. Tuy đàng điếm đầy tràn trái ngược ở Nam Kinh, trộm cướp hung tợn ở Đông Lỗ, so với thời cướp bóc này cũng không hơn. Chẳng lấy đạo đức làm tâm, chỉ lấy cướp đoạt làm việc chính. Về sau, bệnh lỵ phát tác, nằm trong nhà xí suốt bảy ngày, đệ tử vào dời ra ngoài như chịu, đau đớn khốn cùng, mới nói dối rằng: “Nằm rạp ở đây so với ngủ đâu khác gì?” Lại qua hai ngày nữa, cuối cùng nằm trong nhà xí mà chết. Thế nhưng các đệ tử bên ngoài nói dối với mọi người rằng: “Sư phụ cầu phước”, soạn biên thành “Khâu Công lục” (do Lý Hạo Nhiên soạn tập), ngay giữa ban ngày lên Bảo Quang mà hóa, hương thơm khác lạ khắp phòng. Việc ấy, mọi người đều biết mà còn nói khác như thế. Ngoài ra, những thứ bất công khác đại lược đều như vậy nên người thời bấy giờ đều nói rằng:
“Một nắm hình hài thân gầy ốm
Xuân dài một sớm hóa thành thu
Hòa tuy mang phẩn, chết nhà xí
Một đạo lưu truyền, hai dòng đạo.”
Ấy là chứng minh rõ ràng vậy (lời của Đại Đạo Tứ Tổ), tức ngày mồng chín tháng bảy năm Đinh Hợi (127)
Sau đó, đạo sĩ Chí Thường tự là Hạo Nhiên, hiệu là Chân Thường Tử, cắm mũ tự chỉnh tiếp nối lại dấu vết trước, thâu góp tài sản của đạo sĩ, mua chuộc ý của Vương thần, du đảng xảo sức, dua nịnh thời lưu, dối mạo danh hiệu Toàn chân, chẳng thực hành đạo đức chân thật, như chim kêu chánh đạo, hổ nhìn nhà Phật. Cậy tà làm oai xâm chiếm chùa Phật, men theo vết ngụy của Khâu Xử Cơ, cuốn thổi gió thừa của giặc hèn hạ, thao túng kẻ dưới cướp đoạt, tùy tình riêng mà hủy phá, đập phá tượng Phật mà thờ tượng Lão, phế bỏ Bồ-tát dựng lập Thiên tôn, tham được quên nhân, dòm ngó tìm cầu vô độ, xứ khác xa xôi sợ người không chỗ nương. Vả lại, từ kinh thành cho đến trong các châu huyện, chiếm đoạt chùa viện, xâm lấn trồng trọt ruộng vườn, mài hủy bia cờ, đập phá tượng Phật, lược nêu một vài trường hợp, nghiệm lại liền biết hư thật.
Chánh điện viện Quán Âm ở ải kinh thông huyền, có ba gian nhà họa vẽ đầy đủ, Lý Chí Thường sai đạo chúng trong bổn viện phá hủy hết các thánh tượng trong bổn viện, đắp vẽ tượng Tam Thanh, tuy thường dâng kháng chiếu trình bày tố cáo nhưng chẳng cho, nay tuy đổi chánh nhưng ở ngã tư phía Tây viện, nhà gần ba mươi gian vẫn chưa phân giao. Chánh điện chùa Tịnh Ân ở kinh đô và liêu phòng, phương trượng, kho, nhà hơn năm mươi gian, trong chánh điện tôn tượng Phật Vô Lượng Thọ, tượng thập lục quán, toàn bằng vàng ngọc sáng lòa mắt, Nữ quan đổi làm Tu Chân Quán, vĩnh viễn chiếm ở. Tại kinh đô, Đông tháp chùa Mẫn Trung, viện đại đạo bị tín đạo cô chiếm giữ để ở. Cung Trường xuân thuộc viện từ thánh ở kinh đô, bị Tịch đạo lục đổi thành Huyền Đô Quán chiếm giữ để ở. Thiên Trường quán thuộc viện kinh tạng, chùa Bảo Tháp ở kinh đô ban cho đạo cô Phước Đồng chiếm định để ở. Chùa Tư Thánh ở kinh đô, vào thời Đường Liêu xem đó là ngôi chùa cổ, đường thông trước sau, có hơn ba mươi mẫu đất, có hơn một trăm gian phòng, Toàn Chân Củng Chí Lãng cải đổi làm Bảo Chân Quán và chiếm định để ở. Tại kinh đô, phía ngoài cổng cảnh hoa có chùa Kim Kiều, trong chánh điện, tôn tượng Đức Phật Thích-ca đúc bằng vàng ròng, Toàn Chân Trương Tri Quán phá hủy đại điện, sang bằng nền móng, an trí phần mã của Khâu Xử Cơ, đổi thành đất chôn cất. Tại kinh đô, viện kiến phước ở phường Đồng Mã, Toàn Chân Bằng Đầu Trương tiên sinh chiếm đổi để ở. Tại kinh đô, phía Tây phường Xuân Đài, viện hoằng giáo ở phường Vạn Doanh, Chánh Điện, Thánh Đường, liêu phòng chúng tăng, nhà trù, nhà kho, vườn trồng rau, bia đá đều bị phiền tiên sinh đập phá, sau đó, liền đem cây đá từ ngoài lang trạch mang vào phía Đông che làm miếu thiên tề thánh nhân. Tại góc Tây bắc kinh đô, cung Trường Xuân, thuộc viện Cát Tường bị chiếm làm Diêu Đàn (= lò) để luyện Đan kinh, nay thánh chỉ đã quyết định mà còn chưa giao trả. Viện Diệu Phong ở làng Bắc thuộc huyện Ngọc Điền, đạo sĩ Toàn Chân Vinh đều phá hủy hết, ruộng nhà đều bị Đạo Cô, Lộ Đạo Cô ở Nữ Quan Dương chiếm ở. Ở Thông Châu, trước sau chánh điện nhà trù, nhà kho, tăng phòng viện Quán Âm, Toàn Chân Trần Hòa Đồng đập phá tôn tượng Quán Âm trong thành, đổi lại đắp họa Lão Quân và đổi tên là Thông Tiên Quán. Chùa Linh Lục ở thôn Trại Đường tại huyện Uyển Bình,, Toàn Chân Lưu Tri Quán bán tượng Thái Tử Thích-ca cho người khác, đốt phá bia đá, cất giấu chuông đồng, đập phá điện Phật, lại đập phá tháp báu xá-lợi, sang bằng khu tháp mộ, đổi thành Thông tiên Quán, và đắp họa tượng Tam Thanh. Viện Thiết Tế tại Thành Trác Châu, có tháp Xá-lợi cao hơn năm mươi thước, Toàn Chân Cổ Tiên Sinh nửa đêm đập phá đỉnh tháp nhọn, các quan sở tại hỏi han quở trách, bên trốn bỏ đi, vào năm Giáp dần, đổi thành Tề Tiên Quán. Điện Quán Âm của chùa Hạnh Mãn ở Trác Châu có tôn tượng Quán Âm bằng ngọc thạch màu trắng ngồi cao ba thước, có Khang Thiền nghe lời Chí Kiên, nửa đêm đập nát tất cả mười một khối, đồng thời chiếm lấy chùa viện, đổi thành Vĩnh Ninh Quán và ở đó. Ở chùa Quảng Nhân, các vị thường trú tại cựu đường đều đầy đủ, Toàn Chân Lương Tiên Sinh đổi thành Thập Phương Quán và ở đó. Tại chùa Lịch Tây ở huyện Bình Cốc, trong chánh điện có các tôn dung Thánh tượng, Toàn Chân Vương Tri Quán đập phá tôn tượng đắp họa, chiếm làm vườn trồng giẻ, mài phá bia đá, cày phá đất đai. Tại trang trại văn gia, chùa Thủy Cốc, điện vũ ba cửa, Vân Đường, phòng kho, nước lăn cối nghiến giã bằng sức nước, đất vườn, Toàn Chân Vương Tri Quán đập phá tượng đắp và đắp lại tượng Lão Quân, đồng thời ở chùa Độc
Ba, phá hủy chánh điện, chiếm làm vườn trồng giẻ, đổi thành đạo viện. Chùa Niên Phong Long Tuyền ở Thuận Châu, đất trồng cây gai, vườn táo, ngoài ra đều hết sạch, đều bị Mã pháp sư chiếm định và đổi thành Đại Đạo Quán. Chùa Bắc Đài tại huyện An Thứ, Toàn Chân Dương Bì Lý chiếm làm ruộng, chùa Phổ Từ, Dương Đạo Cô chiếm đoạt. Hạ viện chùa Đài Sơn tại huyện Tuân Hóa, vườn cây giẻ ở núi Linh Ứng, Lưu tiên sinh chiếm đoạt. Vườn cây giẻ của hang La Văn ở viện Tịnh Nhân bị Trương tiên sinh chiếm đoạt. Đại điện viện Bát-nhã ở phía Đông bắc huyện Thực và Vân Đường chùa Trung Đồng, Vân Đường ba cửa của cốc Tịnh Gia đều bị Trương tiên sinh phá hủy, che làm khai Dương Quán. Đất đai vườn cây giẻ chùa Thiên Hương ở Kế Châu đều bị Vương đạo Chính chiếm làm ruộng, tháp báu xá-lợi cao bốn mươi thước, bị Vương đạo Chính phá hủy, trụ sắt trên tháp cũng tự xô ngã, lại phá hủy mười ba ngôi tháp mộ. Tại hạ viện núi Cam Tuyền một cối nghiến giã bằng sức nước, Tôn tiên sinh cưỡng hành chiếm mất. Tại chùa Báo Quốc, vườn cây giẻ ở Hạ Viện, bị Cổ tiên sinh chiếm đoạt. Ruộng đất vườn cây giẻ ở Hạ viện núi Không Đồng, Ngô tiên sinh che quán và chiếm giữ. Các trường hợp trên đâu phải đã đầy đủ. Ngoài ra, tại các con đường ở Đông Bình, Tế Nam, Ích Đô, Chân Định, Hà Nam, Quan Tây, Bình Dương, Thái Nguyên, Võ Sóc, Vân Trung, Bạch Tập, Liêu Đông, Phì Thủy, v.v… đều bị đập phá chiếm đoạt làm hư nát trụ phướn, mài xóa văn bia, khó thể nói hết, chỉ lược biết về tên gọi có hơn năm trăm chỗ, đều do Lý chí Thường chủ trương thực hiện.
Lại tự xét về sự cống hiến tiền, gạo, trái cây, mật đường, trà, gừng, phương tiện xe ngựa tới lui, đủ để mỗi năm đút lót trên dưới mà cầu vinh hiển, chẳng lấy sự khiêm nhường làm tâm, chỉ lấy khoe danh làm chính. Trong năm Nhâm Thìn, ít cùng với Hoàng Đế viếng thăm dân Lạc Nhiễu, hỏi tội Biện Lương, gấp ở bên ngoài chinh chiến chưa nhàn rỗi để chỉnh đốn bên trong, mà Lý Chí Thường gian tâm dòm ngó, muốn khinh thường Phật giáo, xem thường triều đình, dám làm điều không đúng với phép tắc. Thừa lúc quân nước Nhiễu nhương, đương khi Vũ Hịch giằng co, nên thao túng bọn tầm thường, viết làm các sách không có căn cứ. Nay cô chương đứng đầu góp nhặt Ngụy nói Sứ Chinh kinh, lại truyền bá Tà văn, lúa đậu chẳng phân, xưa nay không rõ, lượm nhặt lừa dối của Vương Phù lấy làm lời bàn luận bỉ ổi của Tây thăng. Bắt chước theo nhà Phật nói có tám mươi hai tướng tốt, lẫn lộn làm nên Lão Tử có tám mươi mốt hóa đồ, muốn hợp số chín mươi chín, mê hoặc 23 phong hóa của Nhị Thiên (Đạo Đức kinh), mới nêu Lý Nhĩ sống trước Hư vô, đem Đức Thích-ca đản sinh vào thời Chu Trang Vương, trộm ý của Phật giáo, bày vẽ lắm điều. Muốn cao hơn Đức Thích-ca mới nói Lý Nhĩ sinh vào năm Dương Giáp, muốn vượt lên trên Nho giáo, mới lập chín năm trước Thái Dịch. Muốn đồng thuyết năm Phương Như Lai của nhà Phật mới nói ở năm phương lưu xuất giáo pháp độ người. Bắt chước theo kinh Phật nói thế giới lúc mới hình thành phong luân thổi xuống, mới nói khí bay qua lại biến thành khí di-la, những việc như thế mỗi việc khó trình bày rõ ràng. Chỉ muốn hỗn tạp tự mình vẫn đục, lưu lạm dòng trong mát kia, vàng thau lẫn lộn, đục, trong khó phân. Lừa dối thánh hiền, che mờ mọi người, lòa mắt người khác tự mờ tâm linh, yêu cấm cửa Phật, khơi ngòi chánh đạo, ngạo mạn luật nước, chẳng sợ triều chương, khiến cho đạo chúng ở Trần Châu mờ mịt sự lưu truyền các phương xa phát dương, muốn chướng ngăn chỉ tự hại. Nếu chẳng gặp Minh Thánh thì thật giả ai phân, trong lúc Phật pháp hưng thạnh đợi thời mà xuất hiện. Nếu chẳng là vị ấy thì đạo chẳng dối truyền. Thánh thượng Mông Kha Hoàng Đế chúng ta được tôn xưng là Kỳ là Nghi, là Thánh là Minh, ban bố chính sách đơn giản nhưng nghiêm mật, thông đạt thần võ, tu chỉnh lệnh điển của Tổ Tông, nối tiếp khuôn phép lớn lao của đời trước, dẫn nguyên do từ chương cũ chẳng quên ngoại hộ. Đầu tiên đúc của báu quốc gia trước hết khen ngợi cửa Phật. Phàm là vị tăng đều không bắt thuế. Thánh Chỉ đặc ban cho Quốc sư Na-ma hai ngàn định vàng trắng tu phước cửa Phật (tính ra hai mươi muôn lượng). Lại ban lệnh cho Thắng am chủ phát năm trăm lượng vàng rồng, một muôn lượng vàng trắng ở chùa Hạo Thiên làm Phật sự lớn (bảy ngày mới mãn sự cúng dường trai phạn, hơn một muôn vị tăng). Trong lúc đó thì môn nhân của đạo sĩ Lý Chí Thường khắc bảng tám mươi mốt hóa đồ đã hoàn thành, ban bày bản ấy. Nếu chẳng xa gần đều ban bố thì làm sao biết được sự tốt đẹp của Lý Lão Quân. Nên trước tiên dâng lên triều đình thì các thứ còn lại tự nhiên thô suốt mà tổn hại, mới sai Kim Pha Vương tiên sinh, đạo nhân Ôn Đích Hãn mang rãi bản ấy khắp các quan của triều đình, ở Thổ Lỗ cho đến Khất Đài, Phổ Hoa v.v… đều truyền bản ấy.
Bấy giờ, Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm đang xây dựng chùa Cốt Lâm là người được Hoàng-thượng kính trọng, vì thấy bản ấy hủy báng Phật giáo nên sai học sĩ An Tạng dâng trình Đại vương A-lý-Bất-Ca và tố cáo đó là luống dối, Đại vương bèn giở Hóa Đồ ra kiểm nghiệm nghĩa lý, xem xét thật hư mới tâu lên vua trình bày rõ đủ sự dối trá giả mạo phá diệt Phật pháp, làm bại hoại phong hóa, vua vẫn chưa rõ là thật hay dối, nên sai mời Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm và đạo sĩ Lý Chí Thường đến dưới lầu Vạn An trong đại nội, cùng thừa tướng Bát Thích Hải, các thân vương quý thích v.v…, dịch ngữ Hợp Lạt, Hợp Tôn và học sĩ An Tạng, Hoàng Đế ngồi ở giữa còn hai bên đối diện nhau cùng khảo xét. Căn cứ theo Hóa Đồ mà gạn hỏi. Lý Chí Thường chỉ một lời không dối, khoanh mình xoa tay và chỉ nói “Khất Nhi không biết” mà thôi, suy lấy sự không biết, Trưởng Lão Dụ khiêm nhường hỏi: “Ông đã không biết, lại sao lại làm chưởng giáo?”, Chí Thường lại im lặng không nói. Trưởng Lão Du nhân đó nói: “Đạo sĩ xem thường nước nhà, dám làm điều không đúng phép tắc. Nay đây, trong Hóa Đồ nói Lý Lão Quân sinh trước thời Ngũ vận, lời luống dối ấy từ đâu mà có? Vả lại, trong sử ghi rõ Lão Tử và Khổng Tử đồng thời xuất hiện vào lúc đang suy biến.
Nên đầu đời Đường, tú tài Hồ thường ngâm vịnh sử thi rằng:
Thất hùng giáo mác loạn như mè
Bốn biển không ai được ở nhà Lão
Tử sợ, nghĩ đến Tây vực
Bèn nhờ từ giáp, vượt sa mạc.
Như vậy, Lão Tử là người ở vào cuối thời nhà Chu, mọi người đều biết tại sao vọng tạo ra thuyết ấy để dối gạt Chúa thượng ư ? Lý Chí thường nói: “Đó là do người xấu ở mặt dưới làm ra, Đệ tử thật không biết”. Trưởng Lão Dụ lại nói: “Lão Tử đã là bậc đại hiền, đáng ra nên giúp nước an dân phò vua còn chưa đủ, tại sao ngồi nhìn loạn lạc rồi bỏ đi đến phương tây vượt qua sa mạc, nhẫn tâm không cứu giúp ư? Ở ngay quê nhà mà không thể sửa sang, trái lại muốn đi xa mà hóa độ Khương Hồ, cũng chẳng là sai lầm ư? Đó đồng như lửa cháy trên đầu mà không thể tự dập tắt mà lại muốn đi xa cứu lửa ở núi khác! Giả sử là người ngu cũng biết đó là luống dối vậy!” Lý Chí Thường khoanh tay im lặng không nói được gì, mặt đỏ rần toát mồ hôi. Trưởng lão Dụ lại tấu rằng: “Đạo sĩ khinh mạn triều đình, ở chốn xa xôi, cậy lắm tiền của, mua chuộc nhiều quan dân để lừa dối nhân tình, ỷ cậy phép thuật hung dữ, bướng bỉnh chiếm cướp chùa Phật, đập phá tượng Phật, phá nát tháp đá. Ở núi Ngọc Tuyền, có tôn tượng Quán Thế Âm bằng đá ngọc trắng, ông đã đập phá, tùy chỗ có các trụ đá làm phướn ông đều xô gãy, chiếm trồng vườn nhà chùa, vườn trái cây lê, giẻ, nước đất, ruộng… nói chung thì biết được tên gọi có đến hơn năm trăm chỗ, nay đối trước Thiên tử, cần phải trả lại”, và Chí Thường tình nguyện trả lại, mà không nói gì. Trưởng Lão Dụ lại nói: “Hóa Hồ này vốn là ngụy tạo, nếu không đốt bỏ bảng khắc thì khó dập lấp nguồn tà”. Lý Chí Thường chỉ nói: “Xin tình nguyện đốt bỏ hết” và không thêm lời nào cả. Thượng Hoàng nói: “Ta là Hoàng đế, lúc chưa lên ngôi, xưa nay có đặt ra những gì thì y như xưa mà thực hành. Sau khi ta đã lên ngôi, những gì mà trước sau chưa đặt ra thì không nên bày thêm. Đã là nói dối, đạo nhân mới biên tập nên không được lưu hành”. Khi ấy, Thắng giảng chủ, trừng mắt mắng rằng: “Chỉ có loài súc vật, mới lù lù không đáp lại”. Thượng Hoàng nói với các quan rằng: “Đạo sĩ cụt lý nên không dám đối đáp vậy”.
Ngày hôm sau, Trưởng Lão Dụ lại dâng biểu tấu rằng: “Hòa Lâm thượng đô bắc Thiếu Lâm tự nối pháp tổ tuyết đình dã nhân vô cùng lo sợ, cúi đầu kính cẩn xin thưa: nghe rằng nên trình bày ngay thẳng lầm lộn để khiến mọi cong vạy được ngay thẳng. Nêu trình bày các thứ cong vạy để khiến cho các thứ ngay thẳng trở thành cong vạy. Đó là hai thứ cội nguồn của việc thưởng phạt, là cơ sở để trị loạn, không trường hợp nào chẳng xuất xứ từ trong ấy vậy, từ thủa sinh dân cho đến nay, thuần phác chưa tan, nên Ba Hoàng năm Đế, đều khoanh tay nhìn về hướng nam, các chính giáo ấy không cung kính mà thành, không nghiêm khắc mà bình trị, bởi vì các bậc thánh nhìn thiên văn để xem xét thời biến, nhìn nhân văn để hóa thành thiên hạ vậy, suốt ba đời cứu xét nhật băng để trừ gian. Nên thánh hiền giáng sinh ứng thời lập giáo, hoặc dùng đạo đức để rửa sạch hoặc ban cho nhân nghĩa, để phòng ngừa tệ hại nhỏ nhiệm ở đời sau vậy. Từ đó, Đức Đại Giác Thích-ca Thế Tôn chúng ta đã đản sinh tại Thiên Trúc vào thời vị chúa tể thứ năm thời nhà Chu là Chiêu Vương năm thứ 2 – ngày mồng 0 tháng 0 năm giáp dần, cha là Hoàng Đế Tịnh Phạn, mẹ là Thánh Hậu Đại-thuật (= Ma gia) bà mộng thấy voi trắng cỡi vầng mặt trời bỗng nhiên rơi vào bụng, khi tỉnh giấc thì mang thai. Gần đến ngày sinh, thánh mẫu tay vịn cành cây, từ hông phải thần hóa mà sinh, các vì sao cùng giúp sen hồng, chín rồng phun nước hương thơm để tắm rửa. Thân được trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt, kèm theo tám mươi vẻ đẹp. Tay chỉ trời, tay chỉ đất để xưng tôn, hiện điềm tốt lành mà ra đời, ra bốn cửa thành nhìn thấy cảnh khổ, nửa đêm vượt thành xuất gia, sáu năm tu khổ hạnh để viên thành nhân của nhiều kiếp, muôn đức khắp thân để khắc quả của nhiều đời. Giảng nói giáo pháp hơn ba trăm hội, hóa độ mở mang tám muôn pháp môn, nhận lời cầu thỉnh của ma Ba-tuần mà vào Niết-bàn, thuận theo căn cơ chúng sinh mà thị hiện viên tịch. Do đó, Đạo vượt thánh phàm, hóa khắp trời người, phàm thanh giáo lưu truyền, không đâu chẳng thấm nhuần, không phong hóa nào chẳng y theo, nên xếp vào địa vị thì đứng đầu trong các thánh. Những ai học theo đạo ấy thọ trì năm giới thì hoàn bị được năm thường, tu tập mười điều lành thì lấp bít mười điều ác. Người sống thì an ổn đối với Vương đạo. Kẻ chết thì thác sinh lên cõi trời, cõi người. Cao xa hơn thì mau dứt bởi cội nguồn sinh tử, riêng vượt ngoài thánh phàm.
Kế tiếp sau đó là các bậc Hiền xứ Hoa Hạ ở phương Đông (= Trung Quốc) có Lão Quân, vào đời vua thứ 22 thời nhà Chu, tức năm thứ hai của Chu Định Vương – Ngày 1 tháng 09 năm Bính Dần, Lão Quân sinh tại nước làng Khúc Nhân, xóm Lệ, huyện Quốc Khổ, nước Sở. Cha tên Hàn Càn, mẹ tên là Tinh Phu, mang thai tám mươi mốt năm và sinh dưới gốc cây lý, do đó lấy họ Lý, tên là Nhĩ và tự là Bá Dương. Thân cao một trượng sáu tấc, trán vồ, mày thô, môi lận, mũi gãy, vai nhọn, đùi rộng, tai vẹt, đầu bằng. Vừa mới sinh ra mà đầu đã bạc trắng nên gọi là là Lão Đam. Lấy đạo nghi riêng kín giữ trong tâm, lấy đức Tam Bảo giúp ích cho sở dụng, đó gọi là Từ, là Kiệm, là không dám ở trước thiên hạ. Đến năm thứ hai vua Giản Vương, làm quan với chức Thư tạng, mười bốn năm sau đổi làm Thái sử. Đến năm thứ 23 thời vua Cảnh Vương tức năm Ất Mão, vì Thất Hùng phân bá, dân chúng nhiễu nhương, Lão Tử không nỡ ngồi nhìn sự tệ hại ấy. Có luồng khí mầu tím nổi lên ở cửa ải, nên muốn tìm về hướng Tây, vượt qua sa mạc mà hỏi thăm đến Hàm Cốc, gặp được quan lệnh Y Hỷ, liền trao cho hai Thiên “Đạo đức kinh” và rất thâm thiết tạo thành Lý của Diệu Đạo, và rồi chẳng vượt qua được sa mạc, chết tại Hòe Lý, đồng thời an táng ở đó, tức nay là xứ Hưng Bình thuộc Kinh Triệu. Về sau, các người học theo đạo ấy, tâm rỗng lòng thật, chỉ đi trong đạo đức bỏ mặc sự thông minh, bước đi trên mây khói, sớm vượt ngoài trần thế. Tiếng tăm, lợi dưỡng không thể làm nhụt chí, hình phạt thế lực cũng chẳng thể đổi dời.
Tuy thời gian của hai bậc thánh hiền có cách nhau trước sau, giaó lý có sâu cạn, nhưng xét về tâm của các bậc thánh hiền thì không hề có ngăn cách. Kể từ lúc hoàng triều Thánh tổ khai mở đại thống về sau thì trong thời gian binh lửa, có học giả bắt đầu khai mở pháp môn ấy, đó gọi là Toàn Chân, đội mão mặc áo của Bá Dương, tự xưng là đồ đảng của Bá Dương mà lại bỏ tông miếu của Bá Dương, phản bội đạo đức của Bá Dương, xâm lạm bốn phương không thể tính kể, hủy phá chùa am, đập phá thánh tượng, ngụy bày hóa đồ, vọng lập điển chương, buông lung lắm điều để liên quan đến thời cuộc, mê hoặc mọi người. Tàn hại đạo lý của bậc thánh, liền đem những lời không chứng cứ tự khắc in vào tạng, gọi là kinh, thật đáng cười vậy. Như mới góp nhặt “Lão Tử tám mươi mốt Hóa Đồ Hóa Hồ kinh” v.v… nói cả trăm điều khiến người hiểu biết hễ đọc thì răng lạnh, hễ nghe thì bịt mũi. Như trong Hóa Đồ nói rằng: “Vào năm Canh Thân niên hiệu Dương Giáp, đời vua nhà Ân thứ 1 Chân Diệu Ngọc Nữ ngủ ngày, mộng thấy mặt trời cỡi chín con rồng bay xuống hóa thành hạt châu năm mầu, bà ngậm viên châu ấy mà có thai suốt tám mươi mốt năm, đến vua Võ Đinh – ngày 15 tháng hai năm Canh thìn đời vua thứ 21, bà mẹ của Lão Quân tay vin cây lý, vạch nách trái sinh ra, bước đi chín bước; dưới chân mọc hoa sen nâng đỡ và đi khắp bốn hướng. Nhật Đồng nâng đỡ, Nguyệt Phi rải hoa, Thất Nguyên giữ ảnh, mây lành che mát, Tứ linh kính giữ, Ngọc nữ bưng án. Bà mẹ vịn cành cây, muôn chim Hạc liệng quanh giữa không trung, chín con rồng phun nước. Thân có bảy mươi hai tướng tốt và tám mươi mốt vẻ đẹp, tay chỉ lên trời tay chỉ xuống đất và nói: “Chỉ có đạo là tôn quý hơn cả, đến lúc khôn lớn làm quan lại Thủ tạng dưới thời Văn Vương. Đến niên hiệu Thành Khang thì làm Trụ Hạ sử, bỏ tước của nhà Chu”, không biết thuyết này từ đâu mà có? Lại nói: “Vào ngày mồng tháng 0 năm thứ 2 thời vua Chu Chiêu Vương, Lão Quân bay lên Thái Vi, lại sinh ở thành đô trong nhà họ Lý cùng gặp Y Hỷ, lại bay đến Tây Trúc, bảo Y Hỷ làm Phật để hóa độ người Hồ, cạo bỏ râu tóc làm tăng, và sau khi chết trở về trời lại”. Vài điều sai lầm như vậy đều là lời của bọn trẻ nít đùa bỡn vậy.
Than ôi! Phật sinh vào thời Chu Chiêu Vương, Lão Tử sinh vào thời Định Vương, Y Hỷ thọ nhận Đạo đức kinh vào năm Kỷ Mão thời Cảnh Vương, cách nhau năm trăm lẻ bảy năm. Vậy, sao nói Y Hỷ làm Phật ư? Như thế, ngày nay thích vượt mà xưa đến thế, chẳng phải là quá dối ư? Phàm trước sau cuộc đời của Lão Tử đều ghi đủ trong Chu sử mà nay cho là Chân Diệu Ngọc Nữ sống vào niên hiệu Dương Giáp đời nhà Ân sinh ra. Song, Chân Diệu là phàm hay thánh? Nếu là thánh thì Lão Tử sao lại làm quan đời nhà Chu? Nếu là phàm thì thuộc dòng họ nào? Huống hồ, thánh như Lão Quân có muôn thứ tốt lành mà người đời há lại là không biết, mà cho là quan lại ư? Tại sao bỏ sự sáng suốt mà hướng về sự tối tăm như thế? Có thể chẳng hổ thẹn ư! Huống gì hiện nay ở làng Hòe phần mộ còn đó, mà họ cho rằng Lão Tử giữa ban ngày bay lên không trung, thì sao lại có phần mộ? Mới để cho cỏ gai lan tràn mà không cúng kiến. Đó đều là những điều không đáng làm của những người các căn đầy đủ. Như Trang Tử, Liệt Tử cũng là những người có danh tiếng trong đời; là Á thánh của Bá Vương vậy, mà con của Trang
Tử nói Lão Đam chết, Tần Dật đến điếu viếng gào khóc ba lần mà ra, không hề nói việc bay lên Thái Vi vậy. Con của Liệt Tử tuy khéo quan hệ với Y Hỷ mà một mực bác bỏ điều đó. Bên cạnh đó, đáng mừng lời đáp của Trọng Ni là “ở phương Tây có bậc đại thánh”. Đó là lời nói rốt cùng vậy, không hề nói đến việc giáo hóa người Hồ. Lược nêu hai việc ấy thì những điều sai lầm tự nó đã rõ ràng vậy. Vì các điều nói ra trước sau so với bản sử hoàn toàn trái ngược, dường như chẳng phải Lão Đam. Nhưng mà, ngoài Lão Đam còn có Thái Thượng Lão Quân thành thánh nữa ư? Sao dối bày là chẳng phải thánh như vậy. Vả lại, ở đời cũng có những kẻ rất không ra gì, nhưng đứng thẳng như những người hái củi, chăn trâu sao dám liền than như thế, huống hồ là bậc Thánh ư? Trọng Ni nói rằng: “Chẳng phải bậc Thánh thì không noi theo, đó là đạo của đại loạn vậy!” Thêm nữa, Hứa Xướng Tân làm bia của tam giáo, an trí Lão Tử ngồi giữa, Phật và Khổng Tử phụ ở hai bên, cũng rất là chẳng xét xem ngọn nguồn vậy. Vả lại, địa vị trong tam giáo, từ đời nhà Hán đến nay đã hơn ngàn năm, như đường chỉ trên lòng bàn tay, ngắn dài phải trái, cố nhiên đã có cố định sẵn, đâu phải những kẻ nam nữ tầm thường mà làm khác lại được? Xem đó, bắt chước bọn nhăn mặt quên gốc, đó là muốn hủy diệt đạo của đấng Đại giác, chẳng phải hủy mà diệt được, thật tiếc thay đạo của Bá Vương chỉ là quét đất, làm sao còn như cây đằng, cây la nhờ nương cây tùng cao, cành lá tốt nhiều che râm cả mẫu đất, những kẻ hái củi, chân trâu đi ngang qua đó ngửa mặt mà than rằng: “Lớn lao thay, sự rậm rạp đó là sự tốt tươi và lớn mạnh của cây đằng”. Như vậy mà không nói gốc lớn của cây tùng, cây bá vậy, đã là cây tùng mà không nhờ cành lá nó thì khô héo, khô héo thì tuyệt nhiên dây leo, cây la, sà xuống đất không chỗ nào chẳng lan đến. Tuy rễ sâu mún chặt mà lại muốn trông nó ở vân hán, cũng chẳng phải xa ư? Đối với đạo của Bá Vương đùa giỡn, nó cũng như vậy mà thôi. May gặp chúa thượng anh hùng, tiếp nối Thánh hiền, thông triết, ngự trời, ngồi làm gương sáng soi chiếu suốt tám phương như mặt trời vua Thuấn soi khắp bốn biển, xét từng mảy may mà không che giấu, vào Đại thống bằng sự vô tư, ngưỡng mong ngay chính điển mô của Tam giáo mà răn dạy các bảo hiệp đại hòa, làm khuôn phép chuẩn mực cho muôn đời hẳn không ít lợi ích, chỉ vì kẻ có phước đức, không chịu trông trời nhìn thánh. Vô cùng lo sợ, cúi đầu kính cẩn tỏ bày. Tức tháng tám năm Ất Mão (1255).
Hoàng Đế đã đề xem thị phi biết hết tốt xấu rồi, mới truyền thánh chỉ rằng: Đại sư Na-ma, Trưởng Lão Dụ ở thiếu lâm tấu lại, các ông hủy hoại hết kinh giáo của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và làm ra kinh điển giả dối. Hủy hoại tượng đắp Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và đặt trước tượng Lão Quân. An trí tượng đắp Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi dưới bên mặt của Lão Quân, cùng với Lý Chân Nhân đồng một chỗ đối chứng hỏi đáp. Lý Chân Nhân nói: “Ta đều không có lý hiểu được”, nay giao cho Bố Chỉ Nhi đứng đầu các quan xử đoán công việc. Người nào tạo kinh giả và in bản mộc, bất kể là ai có cội gốc, đều gọi cùng đối chứng qua. Nếu thật mới soạn thuyết ấy kinh ấy thì giao cho Đại sư Mana. Các ông nào tạo kinh giả, Bố Chỉ Nhi là vị quan đứng đầu các vị xử đoán công việc cùng một chỗ thẳng mặt đối chứng trái lúc, quyết đoán tội lỗi thích đáng nặng nhẹ, Đại sư Na-ma đều biết. Lại nữa, phá hủy tôn tượng Đức Phật Thích-ca và tượng Quán Thế Âm, đổi lại đắp vẽ hình tượng Lão Quân, dạy nào các ông phải y như cũ trước đây mà đắp vẽ tượng Phật Thích-ca và tượng Quán Âm, đắp sửa hoàn tất thì phân giao cho các Hòa-thượng, các ông nào phá hoại Phật, phải y theo lý mà xử tội thích đáng. Đoán sự quan đứng trước để chứng kiến giao cho Đại sư Na-ma xét biết. Còn nếu Hòa-thượng mà phá hoại tượng Lão Tử, để đắp vẽ tượng Phật, cũng y như thể lệ trước mà xử tội thích đáng. Tức ngày 29 tháng 09 năm Ất mão.
Bọn Não Nhi thực hành Thánh chỉ ấy, Đại sư Na-ma vin theo thánh chỉ ấy, thấy các ông ở chùa Phụng Phước xâm chiếm các tự viện khác, các ông không chịu giao phó, cho đến Tôn tượng Quán Âm ở núi Ngọc Tuyền, các ông đập phá mà không chịu bồi thường trả lại, khiến Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm, Trưởng Lão Kim Đăng cùng đến phủ Đức Hưng đối chứng với kim thượng Hoàng Đế, tuyên cáo thánh chỉ trước kia thì phải bồi thường thích đáng. Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm trước cùng chấp kết, quyền giáo Trương Chí Kính vọng muốn chống lại ta, không chịu giao phó, Kim Thượng tức giận khiến Trung Thị Lưu Hoạt nghĩ bắt đánh mắng nó, đầu mặt chảy máu, nhưng hoàn toàn không xấu hổ. Năm sau, sai khiến Hồ Đổ Tôn xuống lại y theo bổn ý Thánh chỉ của Hoàng Đế, thảy đều quy định đoán việc, dựng ranh giới tường rào, giao cho chùa Phụng Phước, đại diện thay thế thánh chỉ đầu tiên của Mông Kha Hoàng Đế, giao cho Bố Chỉ Nhi làm chức quan đứng đầu trong các vị xử đoán công việc, tùy đường cùng lui, các ông đang ở trên đất của chùa viện gồm ba mươi bảy chỗ đều bảo giao lại cho Phật giáo mà Lý Chí Thường không y cứ theo mà xử đoán, sai đạo sĩ Phiên Đạo Lục, lại tấu thánh chỉ sinh tình kiến riêng, y theo Hồ Đổ Hổ Na Diễn, sao số về sau không chịu sửa đổi. Tuy tấu như vậy, nhưng Kim Thượng Hoàng Đế chưa chấp thuận, mà đạo sĩ Phiên Chí Ứng những hướng đến các xứ Khất Đài Phổ Hoa để nói, tự tiện dối truyền thánh chỉ của Hoàng Đế, một mực từ khước, đều chiếm đoạt, lại xô ngã tường rào ranh giới.
Tháng 5 năm Bính Thìn (1256) Đại sư Na-ma lại cùng với Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm. Trưởng Lão Phụng Phước Hanh, Am chủ thống nhiếp Ôn, Trưởng Lão Thượng Phương Vân, giảng chủ Tư Phước Lãng, Trưởng Lão Khai Giác Mại, Trưởng Lão Đại Danh Tân, Đại sư Tháp tất tiểu tô ma thất lợi, trung sơn Đề lãnh yếu a thất chân định dịch âm mông cổ đải đều đến Hợp Lạt, cốt lâm dự đợi Lý Chí Thường v.v… cùng đối chứng giữa triều đình, thường cùng các ông thực hiện cuộc biện luận lớn. Định ngày 16 tháng bảy, ra mắt Hoàng Đế ở phía Nam thành cốt lâm; xưa là Thích hành cung. Hoàng Đế dẫn các sư vào đại nội, ôn hòa tiếp rước, đều ban cho vàng lụa, chỉ đợi các đạo sĩ biện minh chân ngụy mà Lý Chí Thường sợ không dám đến. Tự suy nghĩ trước đây đối với vua chỉ nói là “không biết”, nay lại chống đối, lo sợ thua cuộc, mới sai Quyền giáo Trương Chí Kính (tự là Nghĩa Hương), Ngụy Trọng Bình, Ôn Đích Hãn v.v… dời việc đến chậm, do xét chư tăng xa gần không bao giờ ra mặt, rình nghe các sư lui triều liền đến trình. Thiên tử A-lýBất-Ca Đại Vương biết các đạo sĩ là vô lý, tuy lại lắm lời mà chẳng hề nói với họ. Song, Lý Chí Thường thấy chư tăng đến thực hành, tiến thối nương nhau, sầu lo uất kết, biến thành bệnh ung thư não, lòng sợ hồn kinh, lại cảm thấy sấm sét, nhân đó mà chết, nên người thời bấy giờ vì thế mà làm thơ vịnh rằng:
“Quán tra tử có thuốc không chết,
Lão Khâu truyền lại lý chân thường
Ba ngàn Ngọc nữ, trường xuân quán,
Mười hai lầu Quỳnh nhà ngắm trăng,
Uống khí biến thành cơn tắt thở
Nuốt ráng hóa thành ung thư não
Toàn chân nghiệp suốt tròn năm tháng
Sấm sét xốc vánh, tội Ngọc Hoàng”.
Người nghe đều cho đó là lời thật (tức vào tháng sáu năm Mậu ngọ (125)).
Hoàng đế vì các vua mở đại hội lo việc ban thưởng, tha thiết đối với việc chư tăng và đạo sĩ đối đáp biện luận. Vả lại, bảo A-lý-Bất-Ca đại vương tán hành thưa hỏi tất cả các sự kiện mỗi mỗi đều tấu lên để biết. Chùa Trung Bàn Pháp Hưng ở trên núi Sơ Bàn, khoảng năm Hợi năm Tý (?) thiên binh mới qua, có ít vị tăng. Ở Hải sơn vốn không nối thờ Lão sư, Trưởng lão Chấn Công đầu tiên ở thượng phương, chuẩn bị hạt dẻ để làm lương thực sống qua ngày. Bọn Toàn chân cậy thế lực của Khâu Xử Cơ, mưu chiếm Trung Bàn, mới đến chỗ Chấn Công giả nói xin ở tạm. Chấn Công cho rằng Đạo nhân ở lại qua đêm còn hơn để hoang vắng, trái lại ra lệnh quyền dừng ở đã lâu bèn thành lệ định cư vĩnh viễn. Vương đạo chính Trần Tri Quán, Ngô Tiêu Sinh v.v… bèn sửa đổi mái điện, đập hết tượng Phật,, lại mạo tấu cùng quốc mẫu thái hậu nương nương, lập bia đổi biển ngạch là “Thê Vân Quán viện”, bên trong có ngôi tháp báu xá-lợi Phật xưa, cao hai trăm thước thì san bằng cả, ảnh đường chánh Điện, Vân đường ba cửa, thảy đều đập phá, chư tăng đòi lại mà không được. Năm Ất mão (1255), thánh chỉ quyết định ban cùng hòa thượng nhưng không chịu giao, sau đó, Trưởng lão Vân Công ở thượng phương tức giận điều vô lý ấy bèn đập nát văn bia, tấu báo cùng kim thượng hoàng đế. Lại cùng Đại sư Na-ma, Trưởng lão Dụ ở Thiếu lâm vào triều hầu Mông Kha hoàng đế, trình bày rõ ràng việc ấy. Thánh chỉ ủy phó cho kim thượng hoàng đế, sửa đổi tệ hại ấy, liền làm tăng viện, tức là ngày mồng bốn tháng chín năm Mậu ngọ (125).
Chùa Thủy Cốc ở Phủ Đức Hưng, xưa nay tượng Phật và tượng mười sáu vị La-hán đều tạc bằng đá, kỳ công tuyệt đẹp. Sau thời binh lửa không có chư tăng coi ngó giữ gìn, nên các đạo sĩ chiếm trộm ở đó, trải qua lâu ngày, lo sợ chư tăng đòi lại nên phá hết các dấu vết ấy, bèn đập phá các tượng lấp vùi dưới ao nước. Về sau, chư tăng đòi lại, sợ vốn là đạo viện, chư tăng tìm soát tượng ra, các đạo sĩ bèn giấu. Tại Thượng Phương, Đề Lãnh Vân, Trưởng Lão mang tượng Phật bị nát đầu đến tấu triều đình, A-lý-Bất-Ca Đại Vương thấy vậy mà thương cảm, liền gọi Kim Pha Vương tiên sinh đến, nói người nương vào pháp lục, cho dùng tên bắn nó, dùng đá chọi nó, đầu của đạo sĩ đều chảy máu. Nói với đạo sĩ rằng: “Chân thân của Phật mịt mờ dứt điềm, giống như hư không, không thể phá hoại, mắt còn không thấy vậy làm sao hủy hoại được? Chỉ vì các ông không biết mới gieo nhân địa ngục. Giả sử ngươi; tà ngu trong đời ngươi hủy hoại được, nhưng đâu thể tổn hại được chân thân của Phật ư?” Vậy rõ biết các đạo sĩ xâm chiếm chùa Phật, phá hoại tượng Phật, hẳn không phải là lời nói luống dối. Thêm nữa, tại yên bắc, núi Ngọc Tuyền, xưa có tôn tượng Quán Thế Âm bằng đá ngọc màu trắng, bị đạo sĩ đập phá, thân đầu lìa nhau, đục nát tháp đá, xuyên thủng vách đá làm hang động, phía trong khắc chạm đạo tượng, còn dua nịnh triều đình, nói vì quốc gia mà làm nơi tu tạo phước lành. Gieo giản phước địa, muốn chiếm đoạt vĩnh viễn, sợ người sau này chiếm đoạt, nên sau khi Lý Chí Thường bị bệnh ung thư não đã phát, lại bị sấm sét mà chết, bèn giả chôn quan tài, làm nấm mồ thật lớn, cây gậy của ông chôn ở Ngọc Tuyền, mà thật là thây chôn ở trong Ngũ Hoa Quán. Âm mưu muốn dời năm, thay đổi cách an táng, chỉ lộ bày hòm không, vọng đợi chờ truyền bá, bắt chước như Tổ Sư Đạt-ma thây giải tiên đi, mà thần chẳng dung kẻ gian lận, muốn ẩn lại càng bày. Nhân Tái Điển Xích sai người cải táng, trình bày việc ấy. Phiên Hán nghe vậy, mỉa mai cười trách gian lận. Hoàng đế của đại vương nghe việc dối trá ấy, mới chê trách với Hoàng Đế rằng: các đạo sĩ, từ xưa đến nay xem thường quốc gia, năm xưa nói là gieo giản đất phước, ngày nay lại vùi chôn thây thối, nếu thật như thế thì không thể tha thứ”, bèn sai lính trạm Hà Hội Tất Xà Xích và A Tư Lan đến đào bới, quả thật phơi bày chiếc hòm rỗng, xét hỏi thì thật là thây chôn trong Ngũ Hoa Quán, dở ra xem thì đã thối nát. Các việc dối trá hư vọng như vậy, mọi người đều biết, mà đạo sĩ khắc chạm trong Hóa Đồ nói là xuất thần bay lên trời. Và, trong Thiên Trường Quán, một ngàn cái vân bản tự nhiên bị nứt, đánh không kêu, chiếc vạc chứa cả muôn người bất chợt nứt nẻ, gác lớn bằng lưu ly bỗng nhiên bị sụp đổ, mọi sự bất tường khó thể nói hết. Đó cũng chính do sự chứa nhóm hư nguy khinh thường mà chiêu cảm ra! Núi Ngọc Tuyền, đất nước, thánh chỉ giao hết cho Đại sư Na-ma, đạp bờ, lên trên dòng suối, xây dựng Quán Âm trùng các, bên trong đắp họa tượng Ngài, thếp vàng thêu lụa, rất khéo léo đẹp đẽ, trở lại có Phật. Hoàng Đế nói cùng các sư rằng: “Đất nước ta đây nương nhờ năng lực Phật sáng soi làm nền tảng lớn. Thánh chỉ của Phật chẳng dám không vâng, mà các ông mỗi lúc thấy Hoàng Đế ta đây, mọi người trong nhà đều quy y Phật pháp nên sinh tâm ganh ghét, rộng muốn đạo các ông ngăn ngại Phật giáo, chữ Phật giáo, Đạo giáo hai đường đều chẳng ngại nhau. Chỉ vì muốn bành trướng nhà mình mà ngăn cấm cửa nhà người, đó chẳng phải thông luận vậy. Nay các ông nói Đạo giáo tối cao, các vị tú tài nói Nho giáo là bậc nhất, đắp đổi vụn vặt, người kính phụng càng mất, quở trách rằng nói được sinh lên trời, được mất cậy thế làm càn rỗng giữa không trung, tạ trời ban thưởng cho. Suy xét một cách tinh tế, căn bản đều khó ngang bằng với Phật, khi ấy, Hoàng Đế đưa cánh tay lên mà thí dụ rằng: Thí như năm ngón tay đều từ trong bàn tay mà ra. Phật giáo như bàn tay, ngoài ra đều như các ngón tay, không nhìn chính gốc ấy mà mỗi giáo tự khoe khoang, đều là bọn người mù sờ voi mà nói vậy”. Bấy giờ, đang mùa Đông giá lạnh mà cá ông ấy chẳng hề chịu bước lên trên đường chỉ ngâm mình trong nước. Hoàng Đế nói với các sư: “Đạo gia đã không chịu đến thì chắc chắn đoản nên không dám 2 cùng đối luận”, bèn ban lệnh cho tăng chúng cỡi ngựa trở lại đất Yên. Tức ngày mồng 10 tháng 09 năm Bính Thìn.
Vào tháng , mùa thu năm Đinh Tỵ (1237), Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm, Trưởng Lão Kim Đăng lại cùng đến triều đình. A-lý-BấtCa Đại Vương đặc biệt ban truyền thánh chỉ: “Đạo gia từ trước đến nay làm ra 1 Hóa Đồ phá hoại Phật pháp và các thứ văn tự cũng như bản mộc phỉ báng Phật pháp, đều đốt bỏ hết, hoặc có đắp trước hay họa vẽ các hình tượng, khắc chạm trên trụ đá … Các ông mỗi mỗi đều chẳng y theo thể lệ thời xưa, đều cho phá hủy và chà rửa sạch. Người mài giao cho Kim Thượng Hoàng Đế như pháp thực hành rồi. Đế nghĩ rằng: “Ở đây đã định là đất Hán, không biết nêu chẳng đến kia, nhóm họp rộng rãi để đối biện do vì cạn lời mà tự thua, mới tố tụng quốc gia cưỡng bức chiết phục, khi Kim Thượng Hoàng Đế xây dựng thành ở Thượng Đô, vì nước nhà mà ban thánh chỉ của Hoàng Đế khắp trời đông, để lại cho tương lai. Ra lệnh nhóm họp các vị danh sĩ của chín học phái lại cùng khảo luận, khiến cho Phật giáo, Đạo giáo hai đường tà chánh phân rõ.
Kim Thượng Hoàng Đế nương Thánh chỉ trước, mời khắp cả Phật giáo Đạo giáo hai tông, Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm đứng đầu tăng chúng, Hòa-thượng mỗi Trương Chân Nhân đứng đầu đạo chúng. Các ông mỗi mỗi vào cung thượng đô dưới đại các, ngồi trước đối luận, trong chúng thì có Quốc sư Na-ma, quốc sư Bạt-hợp-tư bát, Tây Phiên Quốc Sư, các vị tăng nước Hà Tây, Ngoại ngũ lộ Tăng, các vị tăng nước Đại Lý, Hán Địa trung Đô Viên Phước Siêu trưởng lão, Phụng Phước Hanh trưỡng lão, bình loạn lộ khai giác mại Trưởng lão, Đại danh Tân Trưởng Lão, Đại sư Tháp Tất Tiểu, Đề-Điểm-tô-ma-thất-lợi dịch âm là Chân Định, Mông Cổ Đãi Bắc Kinh Tuân giảng chủ, Đại Danh Khuê Giảng chủ, Trung Đô thọ tăng lục, Tư Phước Lãng giảng chủ, Long môn dục giảng chủ, Thái Bảo Thông Công v.v… hơn ba trăm vị tăng. Nho sĩ Đậu Hán Khanh, Diêu Công Mậu v.v…, Thừa tướng mông tốc tốc Liêm Bình Chương, Thừa tướng Một Lỗ Hoa Xích, Trương Trọng Khiêm v.v… hơn hai trăm vị cùng làm người chứng nghĩa. Đạo sĩ Trương Chân Nhân,
Man Tử Vương, tiên sinh Đạo Lục, Phiên Chí Ứng, đạo Phán Ngụy Chí Dương, giảng sư Chu Chí Lập v.v… hơn hai trăm vị cùng với chư tăng biện luận, Kim Thượng Hoàng Đế hỏi rằng: “Đạo gia tạo ra tám mươi mốt Hóa Đồ và các thứ văn tự phỉ báng Phật giáo, Lý Chí Thường trước kia đối diện trước Mông Kha Hoàng Đế biện luận với Trưởng Lão Dụ ở Thiếu Lâm, đã bị thua và kinh sách bị đốt bỏ hết.