BIỆN NGỤY LỤC

Đời Nguyên, Sa-môn Tường Mại ở chùa Vân Phong, núi Đạo Giả, vâng sắc thực lục kính soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Văn bia: Thánh chỉ đốt bỏ Đạo tạng kinh ngụy tạo ở các con đường.

Các quan: Đường Phương, Dương Văn Úc, Vương Cấu, Lý Khiêm, Diêm Phục, Lý Đào, Vương Bàn v.v… ở Hàn lâm viện kính vâng chỉ dụ biên soạn Tháng 3, niên hiệu Chí Nguyên thứ 21 (12).

Chiếu sai Tư Đức đại phu tổng chế viện sứ kiêm lãnh đô Công Đức sứ ty sự tướng ca dụ Hàn lâm viện: Năm mậu ngọ (125) chư tăng và đạo sĩ biện luận với nhau, đến ngày 20 tháng 10 niên hiệu Chí Nguyên thứ 1 (121) đốt bỏ từ đầu đến cuối Đạo tạng ngụy kinh, có thể viết lại việc ấy ở sau.

Thần tôi Vương Bàn v.v… căn cứ theo sự tích ghi trong Thích giáo tổng thống hợp Đài Tát Lý, thì xưa kia, dưới triều đại vua Hiến Tông, Đạo gia có truyền bá quyển sách với nhan đề “Lão Quân Hóa Hồ thành Phật kinh” và tám mươi mốt Hóa Đồ, khắc in bản gốc truyền bá khắp bốn phương, trong đó lời văn thấp kém, gian dối với ý đồ khinh thường Phật giáo, đề cao tông giáo mình. Đại sư Lan-ma; người nước Kế-tân coi sóc chung, Trưởng lão Phước Dụ ở Lâm tấu trìnhviệc ấy lên triều đình để xét biết. Bấy giờ, Thượng Hoàng đang ở trong dinh, Hiến Tông có chỉ dụ bảo cả tăng sĩ và Đạo sĩ cùng đến để biện bạch phân minh. Cả hai bên đều giao ước: Nếu đạo sĩ thắng thì chư tăng đội mũ lên đầu để làm đạo sĩ, còn tăng sĩ thắng thì đạo sĩ phải cạo đầu làm tăng.

Chư tăng hỏi đạo sĩ rằng: “Sách của các ông tên là Hóa Hồ thành Phật kinh. Vậy, Phật nghĩa là gì?” – Đạo sĩ trả lời: “Phật là giác. Nghĩa là giác thiên, giác địa, giác âm, giác dương, giác nhân, giác nghĩa”. Tăng sĩ nói: “Vậy đâu phải. Nói giác tức là tự giác, giác tha và giác Hạnh viên mãn, ba giác tròn sáng nên được tôn xưng là Phật-đà. Đâu chỉ giác thiên, địa, âm, đương, nhân, nghĩa mà thôi?” Thượng Hoàng nói với các quan đứng hầu rằng: “Tâm ta cũng biết nhân nghĩa là lời của Khổng Tử. Cho rằng Phật giác nhân, giác nghĩa, nói thế chẳng đúng vậy”. Đạo sĩ lại mang các sách sử ký để dâng vua, muốn đem nhiều thuyết cầu may giành phần thắng. Bạt-Hiệp-tư-bát là đế sư biện luận hỏi rằng: “Đó gọi là sách gì?” – Đáp: “Sách của Đế Vương đời trước”. Thượng Hoàng nói: “Nay nắm giữ lý luận về giáo pháp, sao lại dính líu đến Đế Vương đời trước?” Đế sư nói: “Ở Thiên Trúc ta cũng có sử ký, ông có nghe chăng?” – Đáp: “Chưa nghe”. Đế sư nói: “Ta vì ông mà nói vua Tần-bà-sa-la ở Thiên Trúc khen ngợi công đức Phật có nói:

“Trên trời, dưới thế không ai bằng Phật
Các cõi mười phương cũng chẳng ai sánh.
Tất cả thế gian, ta đều thấy hết,
Không có một ai bằng được như Phật!”

Lúc, vua Tần-bà-sa-la nói lời ấy thì Lão Tử ở đâu? “Đạo sĩ không trả lời được. Đế sư lại hỏi: “Trong sử ký của ông có thuyết giáo hóa người Hồ không?” – Đáp: “Không”. Hỏi: “Vậy thì Lão Tử lưu truyền lại những kinh gì?” – Đáp: “Đạo đức kinh”. Hỏi: “Ngoài Đạo đức kinh ra còn có kinh gì nữa?” – Đáp: “Không”. Đế sử hỏi: “Trong Đạo đức kinh có việc giáo hóa người Hồ không?” Đế sư nói: “Trong sử ký đã không, trong đạo đức kinh lại chẳng chép. Vậy việc giáo hóa người Hồ là Ngụy vọng đã rõ ràng vậy”. Đạo sĩ đuối lý. Thượng Thư Diêu Khu nói: “Đạo sĩ thua rồi”. Thượng Hoàng bảo y như lời giao ước mà hình phạt, sai sứ thần Thoát Hoan dẫn mười bảy vị như Phiền Chí Ứng v.v… đến chùa Long Quang, cạo đầu làm tăng, đốt bỏ ngụy kinh gồm bốn mươi lăm bộ. Các ngôi chùa Phật trong nước bị đạo sĩ chiếm là hai trăm ba mươi bảy ngôi, đến đó thảy đều bàn giao trả lại. Cam Chí Tuyền với chức sắc Đề Điển trong Đạo giáo, ở tại viện Cát Tường, đó là một cơ sở chiếm đoạt mà không chịu giao trả lại.

Tháng , mùa hạ, niên hiệu Chí Nguyên thứ 17 (120) Tăng nhân lại bị bắt bẻ giáo lý, các Đạo sĩ ở Trường Xuân muốn mưu hại Tăng Lục Quảng Uyên. Nhóm hạp đồ chúng bắt bớ đánh đập tăng chúng, tự đốt nhà kho rồi vu cáo Quảng Uyên sai bảo tăng nhân phóng lửa. Vả lại, trong lời vu cáo nói thiêu đốt gạo hơn ba ngàn chín trăm thạch và những vật khác cũng như thế. Sự việc đưa đến Trung Thư tỉnh biện rõ việc vu cáo ấy, Cam Chí Tuyền, Vương Chí Chân thảy đều hùa theo, vua ban chiếu sai Khu Mật Phó sứ Bột-la và các quan đại thần xét lại, vẫn không lời khác. Chí Tuyền, Chí Chân bị phạt xẻo mũi chặt chân, có một số chạy trốn thoát khoảng mười người. Y cứ theo lời nói gạo và các vật đúng như số gom về. Tăng chúng biết đạo gia ngụy kinh vẫn còn nên nói với các Hoàng Thái Tử biết.

Tháng 9, niên hiệu Chí Nguyên thứ 1 (121) Đô Công Đức Ty là Thoát Nhân Tiểu Diễn Xá tâu rằng: “Các ngụy kinh bản gốc hóa đồ của đạo gia đã đốt bỏ năm trước, phần nhiều vẫn còn cất giấu chưa đốt bỏ. Các loại sách của Đạo tạng đều mắng nhiếc hủy báng Phật giáo, ăn cắp lời Phật và thêm phần phân biệt”. Lúc ấy, vua ra lệnh xu khu mật phó sứ cùng với tiền Trung Thư tỉnh Tả Thừa Văn Khiêm, bí thư Giám Hữu Trực, thích giáo Tổng thống hợp Đài-tát-lý, Thái Thường Khanh Hốt Đô Vu Tư, Trung Thư Tỉnh, Khách tỉnh sứ đô Lỗ ở tại kinh đô, Tăng Lục Ty giáo thiền chư tăng và các quan v.v… đến Cung Trường Xuân vào thềm cấp điện vô cực. Các vị Đạo sĩ như Chánh nhất Thiên Sư Trương Tông Diễn, Toàn Chân Chưởng giáo Kỳ Chí Thành, Đại Đạo chưởng giáo Lý Đức Hòa, Đỗ Phước Xuân Ký v.v… khảo chứng ngụy chân, xem duyệt cả tuần, tuy pho quyển có đến số ngàn nhưng nghiên cứu về gốc ngọn thì chỉ hai thiên đạo đức là do Lão Tử soạn, còn lại đều do Trương Đạo Lăng đời Hán, Khấu Khiêm Chi đời Hậu Ngụy. Ngô Quân, Đỗ Quang Đình đời Đường, Vương Khâm đời Tống v.v… các vị ấy soạn tập giảng nói. Nương gá vào những việc không có để mắng nhiếc hủy báng Phật giáo, vọng tự tôn sùng mình. Lại có người vì ưa thích những lời đó mà trộm làm của mình. Mượn âm dương thuật số để nói lên sự sâu xa, góp nhặt của các thầy thuốc để khoe sự hiểu biết rộng rãi, thường sửa đổi danh hiệu, truyền bá chú giải sai lầm, lẫn lôn đánh mất gốc chân. Lại ghi phù chú vọng bảo đeo mang, khiến người buôn bán ham bội lợi, con cháu đông nhiều, hòa hợp sánh đôi như uyên ương. Dùng lời mai mối, dâm dục mà mưu cầu của cải. Đến nỗi có khi dạy người đeo bùa vào cánh tay thì nam làm quân tướng, nữ làm hậu phi, nhảy xuống nước không chìm, bị xô vào lửa không cháy, dao kiếm không thể làm tổn hại v.v… nó ngụy vọng lẫn lộn như thế, bọn chúng để lại để mê hoặc hàng ngu tục, trừ Đạo Đức kinh ra, đều nên đốt bỏ, chúng thần đồng lời tấu trình để Thượng Hoàng xét biết.

Thượng Hoàng nói: kinh văn của Đạo gia truyền bậy dẫn bạ chẳng phải chỉ trong một ngày. Nếu vội vàng đốt bỏ thì bọn chúng chưa hẳn đã tâm phục. Trong kinh sách ấy có nói bị xô vào lửa không cháy, nhảy xuống nước không chìm, có thể lấy đó làm đầu mối để thử xem, đợi những điều ấy không thật sự linh nghiệm rồi hãy đốt bỏ cũng chẳng muộn vậy. Vua bèn bảo Khu Mật Phó sứ Bột-la là quan Thủ ty Đồ Hòa Lễ, Hoắc Tôn v.v… bảo Trương Tông Diễn, Kỳ Chí Thành, Lý Đức Hòa, Đỗ Phước Xuân v.v… trong các vị ấy chọn ra một người đeo bùa nhảy vào lửa để tự thử xem việc đó. Cả bốn người đều tâu: “Đó là thuyết luống dối, chúng tôi nhảy vào lửa chắc chắn sẽ thành tro bụi, thật không dám thử, xin đốt bỏ Đạo tạng, ngõ hầu tắm gội cho chúng tôi đỡ tội”. Thượng hoàng chấp nhận lời tấu ấy. Bèn ban chiếu chỉ bảo khắp dân chúng trong nước rằng: “Trong các kinh sách của Đạo gia chỉ có thể để lại hai thiên Đạo đức kinh. Ngoài ra, các thứ văn tự và bản gốc hóa đồ, thảy đều đốt bỏ, ai cất giấu sẽ bị tội. Trong dân gian, khắc in truyền bá các loại sách về thuốc của các nhà Hiền triết thì không nằm trong cấm chế. Từ này về sau, các Đạo gia đều phải tuân theo pháp của Lão Tử. Còn ai thích theo Phật thì cạo tóc làm tăng. Những người không muốn làm tăng sĩ và đạo sĩ thì cho về làm dân. Đến tháng 10 Nhâm tý, nhóm họp các quan đến chùa Mẫn Trung, đốt bỏ Đạo tạng ngụy kinh và các sách khác, sai sứ đi đến các ngã đường bảo phải tuân hành”.

Chúng thần là Vương bàn, v.v… nghe rằng: “Đạo của Lão Tử lấy thanh tịnh làm tông, vô vi làm gốc, lấy khiêm nhường chan hòa để xử sự, tự mình không chèn ép kẻ dưới, không có sự tham dục háu thắng. Về sau, phân chi lập phái, đồ chúng đông nhiều, theo nhau làm bậy, trở thành hư ngụy, dối trá, sinh ra trăm thứ, khiến thanh tịnh biến thành ô uế, vô vi biến thành không gì chẳng vi. Như Văn Thành Ngũ Lợi đời Hán dốc mình cầu tiên, hoảng hốt dối huyễn, trên lụa trắng dối viết là ăn ngọ, nói dối vàng ròng có thể thành, một mai bại lộ, bị Võ Đế giết chết. Bọn ba người họ Trương dùng quỷ đạo mê hoặc quần chúng, xúi giục dân chúng trong nước làm loạn, bị Hoàng Phủ Tung Tào Ngụy dẹp tan. Tống Vương Tử, xưa kia ở tại Thượng Thanh Bảo Lục Cung cùng với Nữ Quan làm gian. Lâm Linh Tố tự xưng là thần, Tiêu Tử Phủ Tiên Khanh cầu nước lớn không được ứng nghiệm, đều bị vua Huy Tông giết chết. Đến cuối năm này có hai người là Ma-Bị và Thiết-lạp-lý dùng mưu gian bí kế vào ra cửa thời quý, tha hồ làm việc dâm ô, đều bị giết chết. Nhiều đời về sau, các loại như thế không thể tính kể. Truy tìm cội nguồn của họa loạn, đều gốc từ gian trá quỷ quyệt. Nhất định đều mượn Phù lục để thần tượng hóa giáo điển của mình, nương gá ngụy kinh đề kính giữ phong tục, buông lung xảo trá, làm những việc lạ lùng, mắng hủy thánh giáo, trộm cắp nội điển, hẳn đã trái ngược với sự ngăn cấm không tranh giành, không trộm cướp của Lão Tử vậy, cho đến vùi lấp luật hình nhà vua, đều là chồi con từ trong làm bướng. Vậy tội ấy thuộc về ai? Vả lại, phàm là giáo điển của họ Thích mở rộng tốt đẹp rộng lớn, các giáo phái khác không bằng được. Trải trăm ngàn đời, các bậc Thánh Đế Minh Vương không ai chẳng tôn sùng. Các xứ Đông mạo, Phù tang, Tây cực, Muội cốc, Băng thiên, Quế hải, núi sông đất đai, côn trùng cây cỏ, các loài thấp sinh, thai sinh, noãn sinh, hóa sinh, hữu tình vô tình v.v… trăm ngàn muôn loài, đều nhờ Phật chở che mà sinh sống, động tĩnh ở trong trời đất, nên trên trời, dưới thế chỉ có Phật là tôn quý hơn cảm, ra khỏi ngoài vòng tử sinh, về đến cùng cực chân thật vô ngại. Trí tuệ phủ khắp ba cõi, thần diệu bao trùm các nơi, thấm nhuần khắp đại thiên, công dụng chẳng ai hơn. Sự lớn lao như thế ấy, chỗ thuyền từ ghé đến, không ai bị chìm đắm mà chẳng cứu vớt, chỗ mưa pháp thấm nhuần hữu tình đều thấm đượm. Thương người đời nổi trôi trên biển huyễn, điên đảo đắm đuối trong bờ mê, nên xoay vần nhiều đời, trải qua kiếp, dẫn dắt cho thoát phàm trông ngóng đến thánh, bỏ tệ sùng chân, nên Thần quang phá cửa trầm hối, Đại giác chỉ nẻo vô sinh. Đức nhân như thế, vì sao cuồng mưu mà sinh ganh ghét? Dù có chứa nhóm, thiêu hủy cốt chúng, xông ấm núi Lật, pháp thể viên thành vẫn không mảy may sức mẻ. Thí như người mù không thấy mặt trời mặt trăng, đâu làm thương tổn ánh sáng của mặt trời mặt trăng ư? Như con ếch nhỏ ở đáy giếng, đem thả xuống sông biển, đâu có tổn mất sự rộng lớn của sông biển. Thật thấy nhiều mà không biết vậy.

Kính mong thánh Thiên tử biết vượt bốn đế, đạo ham thích ba thừa, dự vào chân không vô hình tướng; truyền tâm ấn của Pháp vương. Do đó, kính lễ tôn sùng, thành tâm quy hướng, nẳn sửa trăm ngụy để theo chân, gạt bỏ các tà mà về chánh, có thể chẳng dung chẳng nghiêm được chăng? Huống gì loại bút mực khuyến dâm, yêu thuật lừa đời, buông lung lừa dối, xách động những kẻ ngu. Nếu chẳng sửa đổi hoàn toàn thì tà thuyết tha hồ lưu hành, đạo tà vạy mê hoặc dân chúng, trong dân chúng ở đời sau sẽ thế nào? Phàm lý của thiên hạ có thiện có ác, có chánh có tà, có chân có ngụy, thường hỗn nhiên mà đồng xứ, tạp nhiên mà đều thực hành, tự chẳng phải bản chất của thượng thánh vừa mới đản sinh mà biết được tánh, trí xuất ra nhiều vật, chiếu soi tình thức chúng sinh thì hồng tía loạn với đỏ, oa dâm biến đổi hòa nhã, vậy ai biện rõ được ư? Cho nên nói rằng: “Thánh Thiên tử cứu giúp chân đồ, nâng đỡ đại pháp, công thật rất lớn, đại lược các thánh không thể thêm được vậy. Đến như đục thông tai mắt của hàm Linh, mở mang đường chánh bị hoang uế, khiến ánh sáng của trí tuệ mãi mãi soi chiếu vô số kiếp, trùm khắp các thế giới nhiều như số cát sông Hằng. Kéo dài thánh thọ không ngằn mé, chứa nhóm lâu dài phước lợi của Đế Quân, đảnh lộc lâu đến cả ức muôn năm, công có đã thế, nên có thể thuật lại như vậy”.

Chúng thần Vương Bàn tôi v.v… kính vì soạn thuật, để tặng người sau, giúp những ai học đạo Lão Tử có được sự cảnh giác ấy!

Thảng 3, niên hiệu Chí Nguyên thứ 21 (1284).

Trong thánh chỉ Hoàng Đế nói: Trung thư tỉnh đóng gần cung Trường Xuân, Đạo sĩ Vương Chí Chân v.v… tố cáo Tăng Lục sứ Quảng Uyên chùa Phụng Phước sai bảo tiểu hòa thượng Mã Giới Hiển phóng lửa thiêu đốt kho lẫm, phòng nhà của bản cung, đồng thời bị cháy gạo thóc lương thực hơn ba ngàn chín trăm thạch và các thứ dầu mì muối bột. Việc công quy hỏi được xác đáng. Ban đầu vốn là do Cam Đề Điểm xúi giục Mã Giới Hiển ở Giao Chỉ do Tăng Lục Quảng Uyên sai lệnh phóng lửa, Vương Chí Chân sai khiến Bằng Đạo Đồng dẫn Mã Giới Hiển phóng lửa và bị giặc bắt, đồng thời dối làm tên gọi tri cung, Bằng Đạo Đồng xúi bảo. Đó là ngôn ngữ của người viết cáo trạng.

Lại hỏi được nguyên cáo, lương thực không hề bị cháy, đó chỉ vì danh, ở chỗ mọi người, cầu xin thí lợi tiền vật, lấy mỗi việc ấy để chiêu phục. Ngày 22 tháng 6, có các vị quan tên Bột-la, Phó Khu Trương Bình Chương, Trương Hữu Thừa, Tiêu Thượng thư, Cảnh Tham Chánh, Thoát Nhân, Thoát Lý, A Lý Thượng Thư v.v… kính vâng thánh chỉ tiết cai. Trong thời gian các đạo sĩ cùng với Hòa-thượng tranh đoạt quán viện, nhóm đến năm trăm cái, đạo sĩ nắm gậy đánh hòa thượng. Thường mỗi lần đến, trong mỗi giáo pháp ấy chẳng thực hành theo Hồ Tố, trách mắng trong đó có thể lệ ấy. Trước kia trong địa phận phủ Kinh Triệu, Vương Tổ Sư Am Đầu nhóm nhiều người, bọn sinh tâm tồi đến. Như nay, các đạo sĩ ấy thường lại có loại Hồ hành đó. Các đạo sĩ ấy thường rõ ràng vời đến, Thượng Đầu đứng đầu bọn, giết cả hai cái vậy. Riêng một cái là cắt tai, một cái xẻo mũi và riêng một cái là đánh đập. Ngoài ra, giao bắt làm quân. Loại ấy đoán được xong xin kính vâng trừ diệt. Nay đem số người đã đoán định khai đủ ở khoảng dưới và đem thủ cấp của Đề Điểm Cam Chí Tuyền đến cửa bổn cung, buộc vào đầu cây tre và thường xuyên treo như vậy, mang hợp hành, dựng bia đá, để công chúng được biết, chánh hai tên điển hình. Giáo lệnh hư chỉ Tăng Lục Quảng Uyên phóng lửa là phạm nhân Đề Điển Cam Chí Tuyền. Dối bắt Mã Giới Hiển làm kẻ giặc phóng lửa là Tri Cung Vương chí chân, một người cắt tai xẻo mũi. Người ghi thêm tình tiết của cáo trạng là Đề Điểm Thái Chí Tường, đày đi nơi xa sáu tên. Người nhóm chúng hành hung là Ân Hạc Đồng, Trần Đạo Quảng. Người lên đô tiên cáo trạng là Vương Chí Ngọc, Trần Chí Dụng. Người kiểm ghi cáo trạng là Lan Đức Nghĩa. Người dối báo lương thực bị thiêu đốt là Lý Đức Trinh. Người xử đoán tha ba người là Sứ Lệnh Vương Chí Thân, người cáo trạng Đề Điểm Thái Chí Hy và người đồng cáo trạng là Phó Cung Chu Đạo Toàn; Giả Chí Nhu.

Nay niêm yết để mọi người cùng biết.

Tháng 6, niên hiệu Chí Nguyên thứ 17 (1280). Dựng lập bia đá.

Thánh chỉ đưa đến chùa Đại Mẫn Trung ở Đại Đô, về việc đốt bỏ ủy Đạo tạng ngụy kinh, trừ Đạo Đức kinh, tất cả đều đốt bỏ. Bèn bảo niêm hương châm lửa tạ ân đã xong xuôi.

Trong bài Niêm Hương nói rằng: “Thiên tử tâm Phật thương chúng sinh, sợ rơi hố tà kiến ba đường, trong đó rất không riêng khu xứ, nhưng mà đỏ tím phải rõ ràng. Vì thế, Đạo Thánh soi chiếu vô tư, máy trời chẳng thể lường được. Đã là trọng đức, đâu dám chẳng nhớ ân. Hương này, chính vì kính chúc Thế chủ triều chính Đại Nguyên đương kim Hoàng Đế thánh thể muôn năm, muôn năm, muôn muôn năm! Kính mong: Kim Luân và Pháp Luân cùng quay. Phước vượt cả ba kỳ, mặt trời Thuấn và mặt trời Phật cùng soi sáng. Thọ đến ức kiếp”.

Và trong lúc châm lửa có nói rằng: “Nhớ xưa kia, đương thời Minh Đế đã từng nhờ lửa dữ để biện rõ tốt xấu, nay Đại Nguyên Thiên tử đây cũng tiếp nối khuôn phép ấy, nâng chánh xô tà ai chẳng biết. Than ôi! Đạo giáo như sâu mọt, ngầm gặm sách Phật, từ xưa đến nay, tạo lầm nắn ngụy, trộm cắp ngôn cú kinh Phật, đồ mưu Bối diệp đề tên, phỉ báng Như Lai, vu oan bậc Thánh trước, từ xấu, lời ác, sao có thể nói ư ? không vướng cuồng đàm thật khó nêu khắp. Ban đầu từ Trương Đạo Lăng, Đỗ Soạn chẳng tuân theo huyền ngôn của Lão Tử, lầm soạn tiếu thư và góp nhặt linh bảo. Dối đạo theo không được nói dối, Thái thượng đích thân trao truyền ba trang Quỷ pháp để mê hoặc người ngu, bày năm vận thần phù mà yểm gian thất phụ. Lấy đó mà xem xét thì Cát Hiếu trước kia nhọc sưu tầm yếu diệu, Đào Hoằng Cảnh dối thuật lời hư, Đỗ Quang Đình nêu lời khéo trộm, không khác gì kiếp giặc! Lục Tu Tĩnh ngoài tốt lành trong yếu hèn, nói khách khác gì. Nếu chẳng ngậm đắng, chẳng cam tranh bằng, nói tốt nói xấu, bảo tĩnh bị giết còn có thể, Vương phù chiêu báo chẳng nhẹ nhàng, phó Dịch Khương Bân chẳng kham ghi chép, Trương Sinh nhóm bọn đâu đáng luận bàn. Khấu Khiêm Chi miệng lưỡi lật lọng, hại người lợi mình. Lâm Linh Tố cơ mưu xảo trá dua nịnh, nước mất nhà tan, hủy phá tổ tông của người, nhất định bị 272 nhục một thời, diệt bậc hiền lương, chắc chắn vời lấy ương họa ba kiếp, Nhân quả không sai, báo ứng nhất định. Than ôi! Thương thay pháp lâm không gặp mà gặp bọn biếm gièm. Bùi ngùi đạo đời tuy trở lại mà khó thực hành, đến nỗi khiến cho Thích tử phải thương tâm, may được hoàng thiên mở mắt.

Kính mong Đại nguyên Thế chủ thánh minh hoàng đế bệ hạ chúng ta đây bỏ tà về tánh, dứt ngụy còn chân, sợ chúng sinh mãi đoạ trên bến mê, giúp mọi người đều lên đường giác. Rửa sạch oan khiên đã xong nên cảm tạ ân đức hoàng thượng, thân nát xương tan, chẳng thể báo đáp, bèn dùng lửa đuốc quay một vòng tròn nói với tất cả: “mọi người chỉ như Tam Đổng linh văn, lại có thể chứng được hỏa quang Tam-muội này chăng? Nếu ngay đây có thể hội được thì mọi nhà đều có bắc đẩu, luống uổng dạy người, miệng chẳng an ổn? Nếu chưa được vậy thì theo hơi khói tro này khi tàn rụi theo hơi đến chỗ mách cùng thiên tôn; trong phúc chốc sẽ thấy rõ trước mắt!”

Ngày 20 tháng 10, niên hiệu Chí nguyên thứ 18 (1281).

Trưởng lão Cát Tường – Bậc sĩ Lâm Tuyền chùa Báo Ân ở Đại Đô vâng phụng sắc ban châm lửa.

HƯ CHUNG THỌ KHẤU TẬP

Trưởng lão Như Ý đời Nguyên vâng Chiếu kính soạn.

Thuật lại việc: Như Ý tôi trả lời cùng Thạch Giới về sự quái lạ.

Đời Tống, có Thạch Giới tự là Thủ Đạo, tạo nên thuyết quái lạ, vu báng Phật giáo và Lão giáo, bít lấp tai mắt kẻ khác, người thông minh không bị mê hoặc, chỉ có thể luống dối hàng ngu phu. Ông nói rằng: “Trung Quốc là nơi bậc Thánh cai trị, là nơi thường ở của bốn dân (sĩ, nông, công, thương), là chốn nhóm họp của áo mão, dòng họ Thích cạo bỏ râu tóc, đắp y vai phải, chẳng phải sĩ, chẳng phải nông, thật là một nửa rợ Di vậy. Thậy là quái lạ ở Trung Quốc vậy. Phàm tại Trung Quốc là chỗ trị của đạo đức, là chỗ thực hành thể nhạc, là nơi hoàn bị năm thường, vậy mà buông lung, giáo hạnh chẳng sửa, là chỗ đủ thứ yếu quái dối trá huyễn hoặc, thật đáng quái lạ vậy”. Lại nói rằng: “người quân tử thấy lúc nhật thực, một vị sao băng, mưa gió không đúng mùa, cây cỏ không gieo trồng được thì cho đó là sự quái lạ của trời đất. Những kẻ kia diệt đạo vua tôi, dứt tình cha con, bỏ đạo đức, trái lễ nhạc, phá hoại năm thường, dời đổi bốn dân, hủy bỏ áo mão của người Trung Quốc, bỏ sự cúng tế tổ tông. Trái lại chẳng biết đó là quái lạ mà lại kính phục. Lúc người thấy một con cáo đẹp, một chim le kêu ngoài đồng trống, chim thước hót vang, trẻ con chạy vào, thì người lấy đó làm quái lạ, mà cách biệt cha con, tập theo di quỷ, có hơn ngàn năm, lại chẳng cho là quái lạ ư?”

Tôi xin trả lời: “Hễ tốt thì đồng, xấu thì khác là thường tình của con người. Chẳng thấu đạt cội nguồn của đạo, mà bàn biện sự khác nhau của hình tướng và y phục, thật đó là biết đá mà chẳng biết ngọc vậy! Phàm các bậc thánh ra đời làm lợi ích cứu giúp chúng sinh rất sâu xa, bởi vì căn khí khác nhau nên lập giáo cũng có khác nhau. Hoặc rõ được sự giáo huấn trong khu vực, thì nói pháp năm thừa hoặc mở mang phong hóa của tượng ngoại, riêng nêu Nhất thừa cùng cực, phá tự nhiên mà đàm luận nhân quả, duyên hợp mà sinh, vì trệ ngại nơi hữu nên giảng nói chân không, các pháp vô tánh, ứng với bệnh mà cho thuốc, nên có nhiều phương pháp rốt ráo quy về một tông, chẳng có một pháp. Vậy mà kẻ ngoan cố ngu tục khoác lác miệng lưỡi, chẳng hiểu thấu đúng sai vọng bày ra biện luận mà chẳng nghĩ chỗ giống là đạo, chỗ khác là phục (điều phục hình tướng). Vả như nhân nghĩa mà Khổng Tử nói thì nhà Phật gọi đó là từ ái, còn huyền diệu mà Lão Tử nói thì nhà Phật gọi là vắng lặng. Chỗ chí lý chẳng khác như văn từ có biến đổi chút ít. Vả lại, Phu Vũ vào nước Khỏa, cởi bỏ áo mão, là thuận theo phong tục ở đó vậy. Thái Bá chạy đến đất Ngô thì vẽ mình cạo tóc để hợp nghi ở đó vậy. Há như thế là quái lạ ư? Biến đổi tập tục để vì hợp với đạo nên bỏ y phục đẹp của vua quan, chẳng phải trái lễ vậy. Dứt bỏ tình thân để vì xóa đi hệ lụy, vì thế quên tình vợ con, chẳng phải xem thường tập tục vậy. Tử Lăng từ chối lễ nghi của Quang Võ, càng thấy tôn nghiêm. Dật Dân chẳng thờ Vương hầu là ý cao thượng. Chẳng rõ cội gốc, lầm bài xích cho là rợ Di. Cũng như Sở Linh mắng trời, trời đâu có giận; Tử Cống khen trời, trời đâu có vui, vui giận chẳng liên can gì mà mắng khen tự chuốc lấy nhục.

Phàm bậc Thánh ở cõi trời chẳng cầu cõi người, chỉ lưu lại điển giáo mà rải khắp thần châu. Hóa chẳng nói mà tự hành, gió vô vi mà tự tốt đẹp. Chùa chiền giăng bày như sao, già lam nhóm rải, lập tượng yên người, dâng hoa rưới nước, vua tôi kính lễ trọng vọng, thường dân khâm phục tôn sùng. Nếu như không có công lớn thì ai bằng lòng sùng phụng ư? Vả lại, từ đời Hán đến nay, năm tháng trải qua nhiều như thế, vua tôi sĩ dân, chúng đông như vậy. Trời đất thần minh linh thiêng đến thế, các bậc ấy đáng khinh thường ư? Quyết chẳng vu oan vậy. Phàm, đạo làm người, phải lường sức tự biết. Thạch giới chỉ là gã học trò, trí nhỏ như hạt cải, đem sự không thấu đạt của chính mình mà hủy báng bậc Thánh một cách còn bậy, thật giống như chim yến mà cười chê cá côn, chim bằng, như loại triều khuẩn mà khinh Tồng Bá vậy. Hỏa Hoán của Ngụy Văn vào lửa càng tươi, kiếm của Côn Ngô khắc ngọc càng bén, đâu thể không thấy mà bèn trách là sai lầm ư? Trí của Thạch Giới so với Tôn Xước là nhỏ, tài của Thạch Giới sánh với Chiếu Minh thì cạn. Luận của Thạch Giới ví với Vương Thông khó gần, văn của Thạch Giới so với Liễu Tử thì hiếm, vị của Thạch Giới trông với Ngụy Trưng thì cách xa như trời với đất. Sự học của Thạch Giới sánh với Tô Thức thì như vũng ao và biển cả. Thơ của Thạch Giới so với Đỗ Phủ thì như vàng và sắt. Tài luận nghị của Thạch Giới hợp với Lục Chí thì như chó và lân. Các bậc quân tử trên đều tin Phật, tài lượng của ông, có hơn ai mà vọng ý dèm pha chê trách bài bác Đại Thánh, Phật như mặt trời mặt trăng, ai có thể hơn ư? Xưa kia, Điền Ba biện luận càn quấy, miệng lưỡi hơn người song không nhiếp phục được tâm người. Miệng chê ba Hoàng ngồi chẳng bằng năm Đế, đến nay nghe thế, người còn lạnh răng. Huống hồ, Đức Phật có cả sáu thông sáng soi, muôn xưa chẳng ai bằng, vậy mà ganh ghét thánh hiền, môi lưỡi tôi tớ, buông lung miệng mồm. Thật là thấy được nhiều mà không biết lượng vậy.

Trong “Lục thiếp” ghi sớ viết tay của Ngu Thế Nam cúng dường trai phạn ngàn vị tăng thì nói: “Đệ tử Ngu Thế Nam cúi đầu kính lạy mười phương Tam Bảo. Đệ tử lúc còn bé, thường gặp bệnh nặng, liền vận tâm nguyện nhờ năng lực Phật, đến ngày lành bệnh kính bày thiết trai cúng dường ngàn vị tăng. Nay kính cẩn đến đạo tràng, dâng cơm rau cúng dường trăm vị tăng. Mong chờ nguyện lực này, hy vọng đời đời kiếp kiếp thường không bệnh tật khổ não, đồng thời cha mẹ bảy đời, kẻ oán người thân trong sáu đường, đều đồng được như ý nguyện hôm nay!” Lại đọc trong “Đế Kỷ” biết được sử Thế Nam biện luận về việc niên hiệu Kiến Đức thứ ba (57) vua Võ đế nhà Chu là Vũ Văn Ung, phá diệt Phật giáo và Đạo giáo, có người hỏi rằng: “Vũ Văn Ung phế diệt Phật giáo và Đạo giáo là đúng hay sai?” Thế Nam trả lời: “Là sai, xin cùng bàn luận điều đó. Pháp của Phật giáo chẳng vướng kẹt không – hữu, nhân ngã đều quên, dứt rễ sinh tử, bặt lụy hoạn lớn, danh lợi không màng, trở về vắng lặng. Đó là lời bàn tượng Ngoại vậy. Nghĩa là Lão Tử thì cốc thần bất tử, nhiệm mầu thường còn, cầu diệu đồng huyền, cỡi rồng gá hạc. Đó là giáo trong khu vực vậy. Đến như thắng tàn dứt sát, chỉ tranh chuộng nhân từ, đều có ích cho vương hóa, không trái ngược khuôn phép. Giả sử người có khuyết thiếu, đối với pháp đâu thể gạt bỏ. Nay vì tăng đồ phạm luật, đạo sĩ trái kinh, bèn cho rằng giáo đó có thể bỏ, đạo ấy có thể dứt. Đâu khác gì trách Đào Ngột mà phế vua Nghiêu, oán Hữu Miêu mà bỏ Vũ, thấy Biếm lạm của Hồ Tử bèn lấp nguồn sông, trông lửa dữ của Côn Nhạc liền ném đồ lấy lửa! Từng chẳng nghĩ đức của Nhuận Hạ lợi tế rất sâu, dụng của Biến tinh, công ấy rất rộng lớn. Ếch ngồi đáy giếng trông nhìn biển cả thường tự chẳng biết, ve sầu chim cưu liệng quanh cây du, xấu hổ gặp phải cánh chim đại bàng. Tự hạn cuộc nơi lượng nhỏ mà mờ ám nơi phương trời rộng lớn, luân hồi mê suốt đêm dài, tự để lại khổ chìm đắm, nghi lầm người sau, thật đáng thương thay!”

Tôi đọc được văn ấy mới biết Ngu Thế Nam thật là người kỳ lạ. Đường Thái Tông thường khen ngợi Ngu Thế Nam có bốn thứ tuyệt diệu: “Một là đức hạnh, hai là trung tín, ba là văn chương và bốn là bút lễ”. Hễ người có đức hạnh khác thường thì chắc chắn có khả năng khác thường, có khả năng khác thường chắc chắn có tài năng khác thường. Xét Ngu Thế Nam làm người như vậy, là thờ vua trung hậu, chơi bạn ngay thẳng tin thực, đức cao hơn mọi vật, học cùng tận trượng phu, thấu cùng tông yếu sâu mầu của Thích Tôn; Lão Tử, thành đạt ý thú diệu huyền của các bậc Thánh. Tên “tự” cao một đời, công hạnh xuyên suốt bốn khoa, lên Doanh Châu của Hàn Uyển, chiếm chiếu tựa của văn trường. Dốc lòng kính tin Phật đà, tôn thờ sùng phụng chư tăng. Thầy giúp Dương Lâm Công làm khế ước kim lan. Đâu cùng với Hàn Vũ, Thạch giới bướng bỉnh cầu danh. Ngồi đáy giếng nhìn trời, mù nói chẳng phải thánh, không vào luận của người thông triết, lạm dựng dòng dõi nho nhân, hạ ngu chẳng đổi, nói thế xác đáng vậy!.

Văn bia: Thánh chỉ đặc biệt xây dựng tháp Thích-ca xá-lợi Linh Thông

Trưởng lão Như Ý đời Nguyên vâng sắc kính soạn.

Nghe rằng: Đức Thích Tôn tam kỳ luyện hạnh, chứng pháp thân chân tịnh, tu nhân sáu độ, Quả Diệu Giác viên dung, không sinh không diệt, dứt đến đi trong ba đời, chẳng tối chẳng sáng, lìa dấu vết của Bách Phi, chỉ dùng lòng chân từ đổi vật, xưa nguyện nay đáp, Phụng liệng Ca-duy, rồng bay cây đạo, vô tướng hiện tướng, mau rõ trăm ức thân, thường danh chẳng phải danh, truyền ứng thế giới Đại thiên. Trên pháp tòa phá diệt mười quân, vang động chín tầng trời. Nhóm các thánh nơi Trường Giác, sáng ngời khắp muôn nước. Nắm giữ ba luân mà phó cảm, xa gần đều khắp. Treo bốn biện để đàm luận, trùm khắp thánh phàm. Mở rộng mười hai thể loại kinh, mở khai tám muôn bốn ngàn pháp môn. Chứa túi mười trí, biết lại giấu đi. Vận gương thần sáu thông, suốt cổ cùng kim. Xâu mười hiệu để xưng tôn, vượt ba cõi mà riêng bước, trí cùng mé chân. Thập thánh mừng được sáng nghe, nhiệm mầu thêm huyền. Sáu vị giáo chủ ngoại đạo cam nhận tối chết, nhổ nóng bức nhà lửa, dẫn giải thoát đến mát mẻ, không nhọc mưa dầm dề truyền nói, cứu giúp bốn loài nơi sáu đường chẳng nhờ soi chiếu của mặt trời, mênh mông bảy thú tối tăm, mây từ che trời Hữu Đảnh, mưa pháp nhuần bủa vô cương, vạn linh kính giữ. Như các sao quay đầu hướng bắc, năm Ấn nghiêng tâm, tợ trăm sông xuôi chảy biển đông, đâu chỉ mang Ngu Dưỡng Hạ, đúc Ân nắn Chu! Thật là đè ép chín dòng, giam nhốt muôn loại, giả như Chu Công chế lễ tác nhạc, Trọng Ni khen dịch sửa sách, Trang Lão đàm huyền, Kha Hùng luận đạo, Trương Hoa biết rộng mọi vật, Phủ Từ suốt thông, Quách Phát học rộng, Tả Từ thần hóa. Duỗi hướng biển sâu vàng ngọc, ngựa ban áo lễ Hà Hán, đều là loanh quanh ở vức nội, lời chưa đạt đến phương trời rộng lớn, nên làm Cao Hiền trị đời, khó làm giáo chủ xuất trần!

Nếu chẳng phải là Lý bao trùm muôn tượng, đạo vượt Hoàn Vũ, che trùm các thánh mà chẳng hổ thẹn, đứng đầu trăm nhà mà vượt lên mọi người thì sao có thể gồm thâu các diệu ấy mà tập đại thành sách này ư? Đến lúc hóa duyên sắp mãn, đoái dạy tha thiết, chánh pháp giao phó A-nan, tâm ấn truyền cho Ca-diếp. Sau đó treo y nơi Song thọ, bỏ dép ở Kim hà, thoát khỏi lồng chậu của hai thứ sinh tử, vui vắng lặng trong tâm. Nhưng mà lòng từ lớn chẳng keo lận, tình lợi vật thâm sâu, phàm thân kim cương bất hoại, lưu cốt xá-lợi thông linh, sắc ngậm ngọc sáng, bền ví vàng ròng. Long Vương, Thiên Đế, đều phân chia xây cất ở cung mình. Ấn-độ Diêm-phù đua nhau kính thờ dựng xây tháp báu. Sau đó trăm năm, kính phụng càng thêm, có đại vương A-dục thống nhiếp châu Thiệm-bộ ở phía nam, xây khắp tám muôn bốn ngàn tháp báu. Từ đó, vết thần lan khắp năm Ấn, thánh hóa đi cùng bốn biển. Đến lúc, Hán Minh Đế nằm mộng thấy, thanh giáo được giảng nói, dịch phạm bối ở trong thất lan đài, họa kim dung trên gò Hiển tiết. Ban đầu, sóng gợn nơi Đế Kỷ, cuối cùng gió thoảng khắp xóm thôn. Do đó, Ngô Vương mở đầu ở kiến sơ, Tùy chúa thạnh hành nơi kinh lạc. Từ thành đô đến thôn dã rải khắp chùa miếu, khắp đồng xanh, núi đẹp bày các ngôi tháp, không đâu chẳng mâm vàng sáng rực, cùng tiên chưởng để cùng cao, chuông báu gió khua, vùng vang đến âm trời. Tầng mái xếp lớp, trên vượt suốt đại thanh, hàng hàng lưới bày, bèn xoay mặt trời, mặt trăng, trụ son nhạn liệt, ngói biếc ương phân, rồng vàng đổi dạng nơi rường đẹp, phụng ngọc rong chơi ở cửa thêu. Bỗng như long cung hóa ra, hoảng nghi trên trời dời đến. Đó đều xuất phát từ lòng tin, chẳng phải dụ dỗ mà vòng làm.

Nhà Đại Nguyên ta có được đất nước, nhân dân từ Tông Nghiêu tổ thuấn, Vũ gót Thang nền. Thánh đạo hiệp ở kim luân, Minh Đức sáng ngời Ngọc lịch, ứng trời đổi mạng, có võ công này. Âm thanh lớn vang động cả trăm man, oai linh thêm lớn nơi muôn nước. Tám hoang vào cống, chín phục đến mừng. Nhóm mưu lớn của bốn thánh, ứng kỳ vận cả ngàn năm, làm khuôn phép xa cả ức triệu, mở mang bờ cõi của đời lớn. Ngang võ dọc văn, chế lễ soạn nhạc, xây thành đảnh định, dựng quyết lập cung. Vì rằng không lớn lao rực rỡ chẳng lấy gì hiển bày tôn nghiêm, không oai hùng trang nghiêm chẳng lấy gì làm uy cùng dân chúng trong nước. Bèn mới mở rộng cửa chính, dẫn lớn điện đài, dựng gác lạ, giá cung tía, dùng màu xanh đỏ để trang sức, họa vẽ gấm lụa nhiều màu, vàng đề trụ ngọc, trên dưới chiếu sáng lẫn nhau, vẽ chuyết chạm rường, dọc ngang rải sắc, khuôn mẫu dung mạo hành thương, oai nghi dáng võ rão bộ. Bày chuông trống để thiết đãi vua quan, nhóm trăm quan để chầu muôn nước. Dẫn dắt cứu giúp hòa mục sáng ngời, thật là lễ lớn của vua. Những lúc nhàn rỗi triều chính, để tâm cửa Phật, vâng tuân theo cựu chương của tổ tông, thực hành chiếu chỉ khoan nhân. Phàm là Phật tử thảy đều được an vui, thường mời danh tăng, giảng nói sự sâu xa của Phật pháp, tâm thành đối với Phật pháp, tụng lời vàng của trăm tạng, nghiên cứu học hỏi điều chưa nghe, lãnh hội được nghĩa mầu của ba thừa. Hằng nghĩ thành mới đã xây nên ba năm dài, lấy phước làm nền không gì hơn xây tháp. Mong sự phù hộ của long thần giúp xã tắc được lâu dài, liền ở ngay trong thành đô, cạnh đất vườn riêng, nối rộng mênh mông cao ráo phẳng bằng, mài ngọc, đá để dựng xây tháp báu. Đầu tiên ở phía bắc cửa Thông Huyền nơi thành cũ, có chùa Vĩnh an, điện đường đều hoang phế, chỉ còn ngôi tháp, xem biển ngạch đề là tháp xá-lợi Phật Thích-ca, khảo xét bia đá có khắc: “Ngày 15 tháng 3 niên hiệu Thọ xương thứ hai (1096) đời Liêu, Pháp sư tu hiển mật viên thông là ngài Đạo Chân xây dựng”. Trong có xá-lợi giới châu hai mươi viên, hai ngàn tháp nhỏ Hương nê. Năm bộ kinh Đà-la-ni như Vô cấu tịnh quang v.v…, trục bằng thủy tinh, nhân gặp binh lửa hoang tàn phá hại, những lúc đêm vắng thường phát ra ánh sáng, ở gần hoảng sợ nghi là các mũi tên lửa, ngước mặt nhìn xem, khói lửa đều không có mới biết là oai linh của xá-lợi, người người bắt đầu kính lễ, tâu lên vua điềm lành ấy. Hoàng thượng nghe rất kính tin. Muốn thêm phần nguy nga tráng lệ, bảo mở tháp cũ để xem cho tận tường, quả thật có ngôi tháp nhỏ Hương nê. Ban mở hòm đá, bên trong có ngôi tháp sắt, phía trong nữa lại có chiếc bình đồng, nước thơm đầy tràn, sáng sách mới đẹp màu trắng như Ngọc tương, xá-lợi cứng tròn sáng như vàng báu, phía trước có hai long vương quỳ hầu giữ gìn. Năm bộ kinh trên bàn vẫn như cũ không hư tổn. Vàng ngọc bảy báu, mười thứ quả trái khác thường sắp bày cúng dường. Dưới đáy bình có một đồng tiền đồng, trên đúc bốn chữ “Chí nguyên thông bảo” mới biết rằng các bậc thánh chế pháp đã dự định trong âm thầm, đợi thời trình bày mở rõ ý trời.

Ngày 25 tháng 3 niên hiệu Chí Nguyên thứ 0 (1271), Đế Hậu xét xem, càng thêm tôn trọng, liền đón rước xá-lợi đó mà xây dựng tháp báu này. Đem quân gìn giữ, nghi giá tượng treo đà đô, khánh diệu kỳ công sâu cùng khắc chạm, Quỳnh Dao trên bịt, dưới vũ phu thành biểu pháp. Bày mô tòa, khắc chạm cầm thú bốn góc rũ xuống, gậy ngọc; thềm bày đá, lan can treo diềm, vòng hoa quấn thân, lưới ngọc chuông quý đón gió mà vọng âm, mâm vàng hướng về mặt trời mà soi chiếu. Dong dỏng cao vời xa rọi nơi cung tía, nguy hiểm không an trên gò ở Bích lạc. Phép tắc hay khéo, xưa nay ít có, nhân có Quốc sư Ích Lân Chân giả vốn người Tây phiên, thông minh thần giải, khí thuộc sâu xa, Hiển giáo Mật giáo đều thông dung, Đại thừa Tiểu thừa thảy đều tỏ ngộ, thắng duyên phù hội, đức chọn lòng vua, thường nghĩ đến Hoàng Gia tin Phật, công phu xây dựng tháp báu linh thiêng, ích nước an dân phải nhờ thần chú, bèn y cứ vào Mật giáo, bài bố trang nghiêm, tôn trí Như Lai, ba nghiệp thân, ngữ, ý, trên dưới giáp vòng, điều có thứ lớp:

– Thứ nhất chỗ thân nương tựa là trước tiên dưới đáy tháp phô bày hòm đá, khắc tượng Phật năm phương, tượng đá ngọc trắng tùy chỗ sắp bày, bên cạnh tôn trí tám đại quỷ vương, tám quỷ mẫu luân, và hình tượng ấy dùng có cố định, kế đến tầng dưới; ở trên tòa đá Tu-di, khắc tượng các thần hộ pháp; chủ tài bảo thiên, tám đại thiên thần, tám đại phạm vương, tứ vương cửu diệu và tượng trời rồng ủng hộ mười phương. An trí ở phía sau thân bình Đồ Tượng Đồ Ấn các vị thánh, tức các Đức Phật mười phương, các đấng Điều ngự trong ba đời Bát-nhã Phật mẫu, tàng lọng lớn màu trắng che Phật tôn nghiêm vô cấu tịnh Quang Malợi-chi Thiên, Bồ-tát Kim Cương Thủ, Văn-thù, Quán Âm lần lượt vây quanh.

– Thứ hai chỗ Ngữ y cứ là Đà-la-ni, tức là Phật Đảnh vô cấu bí mật Bảo khiếp Bồ-đề trường trang nghiêm Ca la sa bạt Ni tràng đảnh nghiêm quân quảng bác lâu các tam ký cú chú, Bát-nhã tâm kinh, kệ các pháp nhân duyên sinh, hơn trăm bộ kinh lớn như thế, mỗi mỗi lại tạo ra hơn trăm ngàn bộ, cắp đầy đồng sắt nghiêm chỉnh phô bày.

– Thứ ba chỗ ý y cứ là sự vậy. Ở ngoài thân bình khảm tượng các Đức Phật ở năm phương, nói lên tự tiêu biểu của pháp hiển bày, phương Đông một cái chày, phương nam Châu báu, phương Tây hoa sen, phương Bắc hai cái chày giao nhau, ở khoảng tứ duy, có khí vật do tượng bốn vị đại thiên cầm nắm. Lại thấy ở phương Tây chỗ Phật thành đạo dưới tòa kim cương là đất thật béo vàng và ở phương này các nơi Đông tây Ngũ Đài, đại nhạc danh sơn, các chỗ thánh tích, lấy đất ở đó, cùng với các thứ hương long não, trầm tiên, tử bạch chiên đàn, tô hợp, uất kim v.v… vàng, bạc, châu báu, san hô, bảy chất báu, cùng trộn chung với bột hương, làm tháp hương nhỏ một ngàn lẻ tám cái, lại dùng các thứ hương An tức, kim nhan, Bạch giao, huân lục, đô lương, cam tùng v.v… hòa tạp bột hương, làm tháp hương nhỏ mười ba muôn cái. Đều tôn trí trong tháp, uyển chuyển như Tam bảo thường trú bất diệt, Thần Công Thánh Đức không giới khó lường, giữ quốc giúp dân, ở đó có cả.

Trộm bàn luận rằng: từ xưa đến nay các bậc hiền triết, chi ghi tên suông, so sánh về linh tích, tối tăm không dấu vết, như mộ của Hoàng Đế trên núi cao, dối chôn áo mão, lăng của Ngu Thuấn nơi Thương Ngô, không ủy thiều nhạc. Phục Hy chỉ còn bát quái, văn mạng chỉ bày ở cửu trù, đâu nghe thật là bất hủ, huống gì thấy xương cứng chắc. Há như Mâu-ni xá-lợi thần hóa vô phương, càng luyện càng tinh, càng đập càng cứng. Vàng bền ngọc nhuận xưa nay thường truyền, Thánh đế minh vương, nhiều triều đại kính thờ. Nên đời Đường, Hoàng Đế Thái Tông có khen ngợi rằng:

“Công thành nhiều kiếp dấu ấn ngay
Chẳng là núi nam được sự khó
Mắt trông nhiều lớp sắc vàng nhuận
Tay nâng một phiến ngọc sáng bày.
Lúc luyện trăm lửa tinh thần thấu
Cất giấu ngàn năm ánh chẳng phai.
Nhất định Huân tu chân bí mật,
Vững tin chớ tưởng rỗi nhàn bày!”

Hoàng Đế Nhân Tông đời Tống có bài kệ khen ngợi tháp xá-lợi ở chùa Phụng Tường Pháp Môn rằng:

“Cốt vàng răng linh thể hiện bày
Hào quang chiếu sáng suốt trời mây,
Chày sắt mang đánh thêm nhọc sức
Trăm lửa đốt thiêu, sắc sáng thay!
Quân Vương nhiều đời từng cúng dường,
Thiên tử lắm triều dâng hương hoa
Hằng năm chỉ nghe mở xá-lợi
Đâu từng đầu đội cốt lão quân!”

Hoàng Đế Nhân Tông đời Tống, chiêm ngưỡng lễ bái xá-lợi, thuật lại bài kệ khen ngợi rằng:

“Ba hoàng vùi thân thành tro bụi
Năm đế lấp hình hóa mãy trần,
Khổng Tử khắp nơi tôn xưng Thánh
Lão Đam mọi giới đều gọi Chân,
Chôn thân chỉ thấy mồ không trống
Nơi nào cất giấu chỉ người sau?
Chỉ có thầy ta lưu xá-lợi
Trăm lần đốt luyện vẫn nguyên màu!”

Xét xem những lời cùng cực này, có thể như là mai rùa làm gương soi sáng. Luận Đại Trí Độ của Bồ-tát Long Thọ có chép: “Xá-lợi đức Như Lai làm lợi ích mọi vật sắp mãn, sẽ biến thành Luân vương như ý Bảo Châu, vẫn làm lợi ích lớn cho chúng sinh, thì Chân Linh không thể hết, phước đời làm sao cùng”.

Nay, vua không quên lời phó chúc, thường giữ ý ngoại hộ, dốc lòng kính tin lý Phật, khi ăn lúc nghỉ chẳng đổi dời. Phàm điện đường mới xây thành, phải mời chư tăng đốt hương giảng pháp. Thành đô vừa thành tựu, trước tiên xây dựng tháp này, nhờ sự năng lực chở che của Phật, mong vận báu vĩnh viễn lâu bền, bảo vệ sự hưng thịnh của nghiệp lớn, hưởng lộc trời suốt nhiều năm. Lo gò đổi mà hang biến, sợ lửa dữ mà không truyền, sao chiếu chỉ bảo cuối đời Thích phát huy đạo này.

Tôi đây, tài chẳng như Pháp Lâm, Tuệ Viễn, học thẹn với Đạo sinh, Đạo Dung, gắng sức phô bày mảy may, thiếu tám chữ của Tào Nga, hết tình cạn nghĩ, nhọc năm thần của Dương Hùng, khâm phục tâm của vua ta Hoằng Tán, mừng sự tốt đẹp thêm sáng của xá-lợi, tay vỗ chân nhảy, kính cẩn buộc khắc lời minh, vàng ẩn, mây rũ ngọc nhị hoa thơm. Nhiệm mầu thay! Ngàn Phật kiếp hiền hiển hiện cát tường, thánh tổ Thích-ca Mâu-ni là vị thứ tư ra đời. Mây nổi nơi trời Ma-kiệt-đà, gió liệng ở thành Ca-tỳ-la-vệ. Trời nâng lọng báu, rồng phún bồn vàng, đông tây riêng bước, trên dưới xưng tôn. Đạo thành ở xứ Ma-kiệt-đà, trí tỏa khắp trường giác ngộ, như sen xanh hé nở gặp ánh trăng soi, thanh giáo vang khắp các phương như bụi nhỏ, pháp màu truyền rộng các cõi như cát sông Hằng. Vô vi mà hóa, chẳng nói mà hiểu, vạch quyển kinh trong bụi nhỏ, chỉ hạt châu trong chéo áo, khiến người mê biết được nẻo quay về, người ngu ôm hoài mến đạo. Bày giáo ba thừa, vốn chỉ một thừa, việc lớn đã chu toàn, quy thần thường vắng lặng, giới định huân tu, để lại xá-lợi, phước giúp trời người, ân nhuần động vật thực vật. Ban đầu phát khởi tại Tây Trúc, sau truyền rộng đến Đông Châu. cửa vua cung rồng lễ cúng không thôi. Khương Tăng Hội cảm được linh ứng, Ngô Tôn Quyền dựng lập đầu tiên. Ngụy Hậu chân thành, Vĩnh Ninh mở mang. Cung kính vua ta ôm ấp chánh đạo, làm tường hào cửa Phật, phụ giúp pháp bảo, dựng thành vàng này, xây tháp ngọc ấy, dùng ngọc bích nước sở treo quanh, đem ngọc mân xứ yên rải khắp, diềm khuynh núi xa, cửa ánh rừng cao, gió tùng vi vu, bóng quế phẳng lặng. Chí nguyên gọi chung, thánh ý khó lường, trong tháp hiện ra, mới thấy điều lành. Chỉ hằng mong phước đức tạo dựng này phò trì Hoàng Đế ở đời, lâu dài đồng với trời đất, muôn xưa chẳng đổi dời.

BIỆN NGỤY LỤC
(Trọn bộ)

 

Pages: 1 2 3 4 5