BẮC SƠN LỤC

– Đất Tân châu, chùa Huệ nghĩa, Sa-môn Thần Thanh soạn – Nước Tây Thục, đình Thảo huyền, Sa-môn Huệ Bảo chú.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

XV. DỊ HỌC

(Dị học là học bên ngoài, tập giải của dị tông giúp cho chỉ quy của bản giáo)

Người là pháp khí rộng lớn hư thọ là tốt, người tâm xa thì thấy nghe làm vui (Lễ nói: Ngọc chẳng giũa chẳng thành vật dụng, người chẳng học chẳng biết đạo lý. Khổng Tử nói: Ngày biết chỗ đó mất, tháng không mất khả năng đó, ôn cũ biết mới, có thể tôn làm thầy, là tốt đẹp). Nên đấng Đại thánh là các bậc triết vương xưa mừng vui khen ngợi tài rộng trọi là trí cao thương, khiến đầu tròn chân vuông, hiền ngu ở nơi riêng biệt (người mà chẳng học như mặt tường đứng, da của hổ báo như da của chó dê) sư Tá-bà-đa (là tông của Tiểu thừa ở Tây Vực, Hán dịch là Quảng giải sư, rộng thông mẫn trí, dẫn lợi pháp hoá, trong mười hai thời cho phép để một thời học bên ngoài, nên đối với Tông đó phải phân biệt được nội ngoại, khéo giải luận nghĩa, Đàm-vô-đức bộ (Hán dịch là Pháp (cảnh bộ, tức từ Hoá Địa bộ phân ra) tục nghệ chú thuật vì ngại mình hại, dùng cả nhàn tà mở học chẳng phạm (tông đó lập năm tạng: Một là luật, hai là kinh, ba là luận, bốn là chú, năm là Bồ-tát tạng) kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng ngợi khen Bồ-tát là: Nghĩ nhã tài sâu vua trong văn, ca múa bàn nói được chúng mừng (quyển mười bốn) Luận Đại Trí Độ hiển bày kết tập, La-hán đức nói: Đọc tụng ba tạng, biết kinh sách trong ngoài, ngoại đạo có mười tám thứ sách lớn, cũng đọc biết hết (tức luận Tỳ- già-la, Phệ-đà, v.v…) xa xem gió trước, bậc thánh đều chẳng hạn cục chỗ biết, bỏ điều thiện nhỏ, gần thì sùng văn đức, xa thì thành chủng trí (huân tập để thành chủng tánh). Xưa có vị La-hán chẳng biết nghĩa của muối đỏ, các tục ngoài đảng lấy làm cười chê (tại thành Xá-vệ, Bà-la-môn Pháp Dự thường thỉnh tăng thọ thực, hỏi về nghĩa đó, người đáp được thì tự cho là thức ăn ngon, người chẳng đáp được thì khiến người dưới cho thức ăn dở, vì vậy các Tỳ-kheo đều chẳng được đến nhà đó, nhân đến chỗ Phật, cách Phật không xa có vị Tỳ-kheo La-hán Pháp Dự bèn hỏi: Sao gọi là muối đỏ? Muối có mấy thứ? Tỳ-kheo ấy bảo: Tôi biết ông là Pháp Dự, khinh mạn Tỳ-kheo, nay lại làm phiền tôi, muối chỉ là muối, nghe Tỳ-kheo nói vậy rồi, mịt trong tâm mờ đến chỗ Phật. Phật bảo: Tỳ-kheo này chưa học với thầy, nên chẳng thể hiểu đáp về muối, có Tỳ-kheo tên là Phất-hy-lô, Phật bảo đến hỏi nghĩa muối, Tỳ-kheo bảo: Muối có hai nghĩa: Một là chủng vị như nước biển lớn đồng một vị mặn, hai là tánh vị thì có muối đen muối đỏ, muối Tân-đầu, muối Bạt-già, muối Tỳ-lãm, muối Ca-già, muối Tưđa, muối Tỳ-ca, lược nói cón hai thứ là muối sống và muối rang đó là nghĩa muối. Pháp Dự nghe xong vui mừng mà lui) bởi ra từ nhà mục nát, thì phàm phu sinh tử mạo thay, chẳng bằng (mạo là xa. Đại thánh ra vườn nhà cũ kỹ hư nát, còn ở phàm phu sinh tử chẳng thể bằng) nói việc bên ngoài thì thánh trí giải thoát, hoặc chẳng như phàm phu (chỉ dùng một hành một trí, dứt hoặc chứng thánh ở chỗ biết chưa khắp, hoặc chẳng bằng phàm phu) hái đống phù ở kỹ tử, buộc vũ nghi ở hồng hộc, săn văn thể ở hổ báo, thì ở vật có mấy (cơ là gần, đống là phù, gần với kỹ tử, Vũ Nghi gần với hồng hộc, văn thể gần với hổ báo, vì loại đó tìm có thể được) La-hán biết khắp thì chẳng thể (bốn gia giai đoạn hạnh còn như phóng mũi trên trong tối, hoặc trún hoặc chẳng trún huống chi hàng Tiểu thánh ư?) xưa có người ở vùng ngoại ô thành Vương Xá chẳng cho rằng Đại thánh có trí biết khắp muôn vật, nên đem những sự hèn xấu thô mục để hỏi, Đại thánh thương xót các việc ấy mà trình bày, mục tộc kỳ lạ nghe đó hớn hở kính tin, nhân đều hợp với đạo (Nan-đà chăn Trâu, cho rằng Phật sinh nơi cung vua, xuất gia thành đạo chắc chắn chẳng hiểu việc thả trâu, Vậy đâu thể gọi là biết khắp. Bèn đến hỏi Phật, Phật vì đó giảng nói kinh Thả Trâu một quyển, đều là việc của chỗ an dưỡng bốn mùa, dòng họ đó vui mừng xuất gia, đều được đạo quả) nên đệ tử họ Thích bên trong xét mình, đối với môn tấn tu đáng học mà không học, đáng biết mà không biết thì kết tội không học chẳng hiểu biết. Sở học của Tây Vực gồm có Năm minh (một là Thanh minh, nghĩa là giải thích văn tự, hai là y phương minh, nghĩa là y thuật bói toán, ba là công xảo minh, nghĩa là tất cả nghề nghiệp, bốn là Nhân minh, tức ba thứ tông, nhân, dụ, định ra tà chánh, năm là Nội minh, nghĩa là thấu đạt nhân quả, rốt ráo chân tông) đó là thuộc tha-tất-đà, đây gọi là Thanh minh, là một trong Năm minh, vì đó rộng ghi thanh giáo các pháp, mà tục điểm kia gồm nói là: Tỳ-hà-yết-la-lặc-noa xưa gọi là luận Tỳ-già-la, đại số có năm như năm kinh ở xứ này: Một gọi là Chương Tất Đàm, lấy thành tựu cát tường làm nghĩa, có đủ nơi người mới học, vốn lấy bốn mươi chín chư tương thừa thành mười tám chương, gồm có hơn muôn chữ, gồm có hơn ba trăm bài tụng, mỗi bài tụng gồm bốn câu, mỗi câu tám chữ, gồm ba mươi hai chữ, tương truyền do trời Đại tự tại nói (văn này tương truyền tại Tây Vực, nay chẳng thể biết hết) hai là Tô-tát-la (tức Tố-tát-lãm, Hán dịch là Khế Kinh, tức giải kinh của Thanh giáo) là chánh kinh căn bản của tất cả thanh minh, lược giải thích yếu nghị, có một ngàn bài tụng, do tiên Hồng-nho-bà-nễ thời thượng cổ soạn, người đó được Đại tự tại hộ trì, mặt có ba mắt, ba là Đà-đô có một ngàn bài tụng, chuyên công hiển chữ, như kinh trên (cũng như kinh trên là căn bản của Thanh minh) bốn là Tam-khí-la, là nghĩa hoang sơ, cứng cỏi, ý như mở mang điền mẫu, gồm có ba chương, mỗi chương đều có ngàn bài tụng (có ba thiên) rộng hiển bày thanh vận hợp thành thể chữ (như ở xứ này có bốn thanh như trắc, v.v…, là trước tiên của học) năm là Bí-lật-để-tôn-đát-la, tức là giải thích Tô-đát-la (có bốn thứ trên là chánh kinh, dưới đây đều là giải thích), trong đó diệu nhất có mười tám ngàn bài tụng, giải thích bản kinh đó (là giải thích bản kinh trên) là do Xà-da-điệt để đại học sĩ soạn, người ấy là đầu tiên của nước này (vào niên hiệu Trinh Quán vua Võ Đức thời Tiền Đường) đến Tây Vực chẳng học tập ở đây, với chỗ học đồ đó vậy! Trong đó còn có Bí-lật-để-tô-đátla giải thích hai mươi bốn ngàn bài tụng, do học sĩ Bát-điên-tổ-la soạn đây lại hiển bày kinh trước (giải thích chánh kinh ở trước) lại có luận Ha-lợi-phạt-trí hai mươi lăm ngàn bài tụng, nói rộng về nhân sự thanh minh, hưng phế của các nhà, (như Thư sử ngày nay). Tức lấy người ấy làm con mắt của luận, tất cả sách này ở khu vực khác pháp tục thông học, mới đầu là có biết (dị vực tức các nước Tây Vực) luận sư ở phương kia, trước có Long Mãnh, Đề-bà (Long Mãnh tức là Long Thọ, con nhà Phạm Chí ở Nam Ấn-độ, soạn luận Đại Trí Độ gồm mười muôn bài tụng, Đề-bà người xứ Nam Ấn-độ, tài vượt mọi người, trong nước có đúc tượng trời Đại Tự Tại bằng vàng cao hai trượng, dùng pha-lê làm mắt, đề-bà đục lấy, mộng thấy thần đòi mắt, bèn đưa tay móc mắt trả lại, bèn khuyết một mắt, xin xuất gia với Long Mãnh, sau bị ngoại đạo giết chết, Mã Minh là thầy của Hiếp tôn giả, vốn là ngoại đạo, vì vua Nguyệt Thị nói pháp, ngựa rơi lệ hý buồn, lại có thuyết nói lúc chào đời các con ngựa đều kêu hý nên đặt tên là Mã Minh) kế có Vô Trước, Thiên Thân (người Bắc Ấn-độ, ra đời khoảng sau Phật diệt độ chín trăm năm) Tăng Hiền, Thanh Biện (Tăng Hiền còn gọi là Chúng hiền, Thanh Biện soạn luận Chưởng Trân, dùng hạt cải đánh hang Tu-la, đợi Di-lặc ra đời mà hỏi nghĩa) gần đây thì có Trần-na, Hộ pháp, Pháp Xứng, Giới Hiền, Sư Tử Nguyệt, An Tuệ, Tuệ Hộ, Đức Quang (Giới hiền thì Pháp sư Huyền Trang thời Tiền Đường lúc đến Tây Vực còn gặp) không ai chẳng đầy đủ nội điển, ngoại điển, đại sĩ nói Mã Minh soạn ca từ Thái Tử Tô-đạt-noa (Thái Tử thích bố thí xả việc nam nữ ,v.v…) và thơ bản hành (nói về việc Phật thành đạo, v.v… cùng Phật ở sở hành tán, nay đều ở trong tạng) Long Thọ đem đại thư gửi Bà-đa-bà-hán-na nước Nam Ấn-độ, người ở xứ đó đều tụng vịnh (như văn tuyển của xứ này) lấy làm hoa mà điển, trong đó có Ma-đát-lý-chế-đà được Phật đã thọ ký trước rộng bày tán kinh. Mới đầu soạn bốn trăm bài tụng, tiếp theo soạn năm trăm bài tụng, Vô Trước và Thế Thân là những nhà tu từ ở Tây Vực, không ai chẳng khen ngợi cung kính, noi theo điều tốt đẹp (Luận ngữ chép: Toản (khoang đục) đó càng chắc, ngữa đó càng cao, tổ tập là noi theo thầy, là tổ tông, học tập) tại nước Thân-độc đó coi Bàla-môn là trên hết, chẳng tính cùng ba chủng tộc (Bà-la-môn vốn là con cháu của Phạm Thiên, đức tôn vậy, Sát-đế-lợi chỉ là quý, nên đều chẳng bằng) vì thế có bốn sách Vi-đà, có tới mười muôn bài tụng (Một là Ado, Hán dịch là Phương Mạng, nghĩa là Y Phương, v.v… hai là Thù-dạ, nghĩa là Tế Tự, là sách vậy; ba là Bà-ma, nghĩa là lễ nghi mười tướng âm nhạc đấu pháp các sự ,v.v… bốn là A-đạt-bà nghĩa là chú thuật, v.v… đều do Phạm Thiên nói ra, đều truyền trao bằng miệng, chẳng viết ra trên da, hay lá bối (bảy tuổi đến cầu thầy, miệng tụng học, học thành làm thầy của nước nhà) ở nước ấy tương truyền rằng: Có học pháp thông minh: Một gọi là phúc thẩm sinh trí (nghĩa là suy tìm đạo lý, xem xét nghĩa vị) hai là hiển bày tự mẫu (từ chữ sinh chữ, từ tiếng sinh tiếng) an thần ở trong tuần tháng suy tư như suối vọt, nếu không có pháp này thì không lấy gì để tụng các lời như khơi bắn, xưa kia Phật-đà-da-xá, Cầu-na-bạt-na là hạng người đó, mới đầu Da-xá đến đất Tần, sắp bày việc phiên dịch, người Tần thử đó, đem trao sai Tịch Dược Phương và các sách, nội trong ba ngày đọc tụng xong, Cầu-na đọc tụng hơn trăm muôn lời, các vị Tam Tạng pháp sư ở các nơi, ít có vị nào chẳng đến, tại Hoa Hạ (Trung Hoa) từ dòng họ Toại nhân ngửa trông đầu cực để định phương danh (Phục Hy là thuần độn của dân, chỉ biết mẹ, chẳng biết cha, chỉ biết che trước chẳng biết che sau, đói thì cầu ăn, no thì bỏ thừa, Thái Hạo hàng phục giáo hóa, nên gọi là Phục Hy ngước nhìn thiên văn, cúi xét địa lý dể nói về phương vật) Bào Hy dùng đó để hoạ bát quái, tạo thư khế đến như ba phần năm điển tám sách chín khâu, đều là sách vở để lại của người xưa (Baphần là sách của Ba Hoàng, Năm Điển là sách của Năm Đế, tám sách là sách về tám quái, chín khâu là chí của chín châu) như chỗ đọc của sở ỷ thị (thời Sở Linh Vương, tả sử ỷ tướng năng đọc Ba Phần Năm Điển Tám sách Chín Khâu) đến lúc Trọng Ni san thi định lễ nhạc, tán dịch đạo, tu Xuân Thu, dựng lại phong tục đã đổ hoại (nhà Chu từ thời U Lệ, theo hướng đông dời về lạc ấp, chư hầu chuyên đánh nhau, lễ nhạc đổ nát. Lỗ Ai công mười một tuổi, phu tử từ đất Vệ về lại đất Lỗ, mười bốn năm gặp được Kỳ Lân, bèn sửa Xuân Thu, san Thi, định Lễ, chấn chỉnh phong tục đã đỗ nát, nên có sáu kinh (Xuân Thu, Lễ Ký, Chu Dịch, Thượng Thư, Mao Thi, Nhạc Âm) nên Khổng Tử nói: Ôn nhu đôn hậu thi giáo (chẳng học thi không lấy gì để nói) sớ rộng biết xa là thư giáo (đạo của Chánh Vương nói) Quảng Bác dịch lương là nhạc giáo (tình của Hoà Dân, khiết tịnh tinh vi là dịch giáo (cùng lý tận tánh) cung kiệm trang kính là lễ giáo (an trên trị dân) thuộc từ tỷ sự là Xuân Thu giáo (chánh đạo của khen chê, sự loại gần nhau) Tả Thị Quốc Ngữ (Tả Thị Minh đem việc Xuân Thu chưa hết nghĩa đặt quốc ngữ để lấy lẫn nhau) Sử Ký của Mã Thiên (Tư Mã thiên bị tội giam trong nhà nuôi Tằm, nhân đó tu chỉnh Sử Ký cho đến thời Hán Võ gồm một trăm ba mươi quyển) từ thời Hán Nguỵ về sau đều có thư chí (Ban cố có Tiền Hán Thư một trăm hai mươi quyển, Tư Mã Bưu có hậu Hán Thư tám mươi quyển, Trần Thọ có Tam Quốc Chí ,v.v… sách vở các nước rất nhiều) gồm cả trăm họ đầy đủ nơi mục của Kim Mã Thạch Cừ (đều là phủ của sách Hán Tạng, lại gần đây, có kinh Tịch Chí, Tây Tề của họ Ngô, Đông Tề của họ Mẫu, đều thấy trong mục lục). Còn về khởi đầu của Văn Chương là Ca Ngu Tụng Ân, cho đến Chu Đức Hạ Suy thi nhân rất thạnh. Sau thi nhân thì Tao Tống Biến ở Phong Nhã (Tao là Khuất Nguyên, Tống là Tống Ngọc) đều là thi nhân của sáu nước. Cổ Mã Dương Ban dần biến ở Tao (Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng Bang Cố). Cho đến An Biến ở Giả Mã (thời Hán Hiến đế) Tấn Tống đã giáng, hàm thiều chẳng tiếp (Hàm thiều là nhạc của Nghiêu Thuấn) khoảng thời Tề Lương, văn vẻ nối nhau (Tỷ Ước, Lưu Hiệp, Nhậm Phưởng, Tạ An ,v.v…) sáu thư của Phương này (tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thành, chuyển chú, giả tá) định chỗ ra của văn tự, nên cùng Đại Triện thì chẳng mê lầm văn tự. Xứ kia có sáu thích (một là trì nghiệp, hai là y chủ, phân ra y sĩ, ba là tương vi, bốn là đái số, phân ra đồng y sĩ, năm là lân cận, sáu là hữu tài) nói về nhân của danh đề cho nên cùng tận thế ngữ, điển ngữ thì đối với danh đề hữu đắc (tất cả danh đề chân tục thế đế đều dùng sáu thích mà nhiếp, không gì chẳng biện nhận Tông chỉ ấy) ngoài Khương Tăng Hội, Chi Đạo Lâm, Trừng Thập, Ân, Viễn, học trò của La-thập có bốn vị thánh (Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ) đời Lương có Tăng Hựu, đời Chu có Đạo An, đời Tùy có Ngạn Tông, đầu thời Tiền Đường có Tịnh, Tuyên, Lâm, Khái (Tuệ Tịnh, Đạo Tuyên, Pháp Lâm, Minh Khái) không ai chẳng suốt rành bản giáo, hiểu thấu kinh sử, nghiên cùng từ bút, đều chuyên việc soạn thuật, rất mực khuôn phép, tiếp nối (đều là những vị cao tăng dịch kinh trong khoảng niên hiệu Trinh Quán) Lễ nói: Nghe rộng biết nhiều mà nhường đôn, khéo hành mà chẳng biếng lười, gọi là Tăng quân tử. Chi Độn chú giải Thiên tiêu Dao của Trang Tử, khách như Hy Huyền đề cao thấu đạt, Tuệ Tịnh soạn Anh Hoa Tập (thi tập) các bậc văn vẻ ngợi ca soi xét, do vậy bày chánh trời người, chiết trung sư luật, văn trường pháp uyển, đời nào rộng hay, từng có vị khách nghe nghĩa thật tướng của Viễn Công qua lại thời gian đổi đời, càng thêm vị nghi ngờ, Viễn Công bèn dẫn nghĩa của Trang Tư làm liên loại, mọi người lầm hoặc mới ngộ, từ sau thời của An Công, nghe Viễn Công chẳng phế bỏ sách thế tục, khoảng niên hiệu Nguyên Gia đời Tống (Văn đế) ngày Tỵ (mồng ba tháng ba) xa giá đến Khúc thủy, bảo Tuệ Quán cùng các sĩ triều phú thi, Tuệ Quán ngay chỗ ngồi dâng trước, khoảng niên hiệu Kiến Đức thời Chu, Trần Chu Hoằng Chánh đến sính hỏi mưu đàm sĩ, Đàm Diên đầu tiên ứng đó (thời Võ đế nhà Chu) đại giá đích thân đến thích điện, Đàm Diên ngồi tại chiếu ép nâng, người trần trải áo, cúi đầu bái nghe (trải bày khăn áo đảnh lễ mà nghe) nhân dàn bày thi thơ gồm mười bày Giản Diên, Đàm Diên dùng vận đó đáp hoà, như đã tụng rành từ trước, kia mới đắp vẽ tượng Đàm Diên đưa về Trần (Chu đóng đô ở Trường An, Trần đóng đô ở Kim Lăng) sớm tối hướng về phương Bắc kính lễ, gọi là Bồ-tát Đàm Diên, phàm ở đời lấy dung từ đức hạnh khó dùng cầu đầy đủ nhân, khó nói khuyết chân, có thể gọi là rành rành khó cùng làm nhân (nhưng dung của Tử Trương, từ của Tử Trách, đức hạnh của Nhan Hồi mỗi có khác) Linh Dụ lúc mới xuất gia, thầy bảo tụng kinh, tay cầm quyển mà nói trước rằng: Tôi đối với ba Tạng cho, đến Nho giáo, rất mong thông hiểu, không để du chí đó (du là biến đổi) từ đó học toả anh tài đương thời người đời gọi là Bồ-tát Linh Dụ, Lương Võ lúc lớn tuổi, ban chiếu bãi bỏ đạo pháp (Hoằng Minh Tập chép: Lương Võ lúc đầu sùng đạo, đến niên hiệu thiên giám năm thứ hai bỏ đạo trở về Phật, có văn từ đầy đủ) xem thường cả Nho giáo, kia hoặc lo ngại người đắm sâu chẳng trở lại (bậc thánh khiến tập ngoại điển chỉ giúp biết đó, nhưng lo ngại thành rồi đắm mê đường tà) hoặc chánh mất cùng cực đó, số của sắp mất (nếu mất chánh thì mê lý). Hễ có ích đối với sinh dân, Đại thánh chưa hề vất bỏ (giáo của Nho đạo đều lợi ích cho người, vì vậy giáo tôi chẳng hẳn trừ bỏ). Nên trong kinh nói: chẳng hoại tục đế mà kiến lập chân đế, hai giáo kia là hành của Nhân Trí cũng là quả báo của người trời, như thanh hư ít muốn nhân hiếu trung tín, đều là hạnh của trời, người, chỉ báo trả ở trời người là bậc thềm để vào cửa đạo, sao hẳn bỏ mà khinh thường đó? Bậc thánh chẳng riêng tư ở mình, đâu vì mình chẳng muốn mà thí thiên hạ ư? (Chẳng thể vì mình chẳng muốn mà khiến thiên hạ đều vất bỏ). Nay trọng Danh giáo, kia còn không thân sơ, trọng Lễ nhạc kia còn không có vua tôi, trọng luật lịch kia còn mờ nóng lạnh, trọng hình pháp kia còn loạn di điển (di là thường, tức điển pháp), trọng khiêm nhường kia còn khuôn tiếm cạnh, trọng đạo đức kia còn chuộng phù ngụy, huống chi thêm đó khiến người hai giáo sau hỗn độn như chim thú (nếu người chẳng học tập hai giáo thì nào khác chim thú) mà muốn đem vô sinh để dạy răn ư? (Nho đạo còn mờ tối, huống chi bày cho chân lý). Hễ muốn đẹp xinh đen vàng trước phải sạch trắng, muốn hợp đạo đức trước trải qua nhân nghĩa, nên đại thánh lưu lại giáo pháp đã hai ngàn năm, mà người Trung quốc vì trước có hư vô nhân trí của Khổng Lão, mà sau biết giáo pháp Tinh Chân. Hồi hướng sùng phụng là nhà nhà như mặt trời giáo pháp. (Hiếu Kinh nói: Chẳng phải nhà đến mà mặt trời thấy đó). Người của bốn Di, chẳng phải chỗ kịp của hai giáo, đến nay còn chẳng thể trai giới huống chi thần thức có thể dạo chơi trong Tám giải ư? (Tám giải thoát quán, tên gọi như trong có quán ngoài không sắc, v.v…) Nên Thích giáo nhờ hai giáo làm tiên khu (dẫn trước), mà Lão giáo nói tự nhiên là tên gọi tương tợ chân như. Nói muôn vật tự nhiên, nghĩa là đạo của tự nhiên cùng muôn vật là một (muôn vật là sự pháp hữu vi, tự nhiên chân lý vô vi. Sự pháp muôn vật cùng chân lý vô vi chẳng tức chẳng lìa vậy), chẳng phải muôn vật chẳng do nhân duyên (chẳng nói muôn vật chẳng từ nhân duyên mà sinh) gọi đó là Tự nhiên. Nay các người nói chưa đạt (hạng người dị chấp) mới hủy nghĩa nhân duyên của nội giáo, vọng phát huy lý tự nhiên, đây là Vực đồng kiến với cùng ngoại đạo ở Tây (như ngoại đạo Tự nhiên nói: Ai gai nhọn khắc họa cầm thú, ai đào sông biển cùng dòng ngòi, bão gió chợt nổi dậy, trở lại tự định muôn pháp phải biết đều tự nhiên) đâu gọi là hai hóa của Ca-diếp ư? (Kinh Thanh Tịnh Pháp Hạnh chép: Lão Tử là do Ca-diếp hóa thành) mà ở môn Thù Tứ lấy nhân làm chí hạnh chẳng phải đạo đức thì hẳn trước ở nhân. Nên tuy do vậy có thể khiến trị phú của ngàn thừa (phú của chư hầu, có thể khiến Tử Lộ trị. Đỏ cũng có thể khiến Thúc Đái lập ở Triều (Công Tây Hoa có thể khiến làm quan Thông sứ lập triều cùng Tân khách nói). Sở Tử Văn không có sắc của Tam Tỵ (Sở Lịch Duẫn, họ Đấu, tên Cốc, tự Ô Thố, ba quan làm Lệnh Duẫn chẳng ưa thích, Tam Tỵ bỏ chức cũng chẳng giận. Chính của Lệnh Duẫn phải cáo với Lệnh Duẫn mới). Trần Văn Tử bỏ ngựa của mười thừa, tìm nhân xưng. (Trần Tu không, bấy giờ Thôi Trữ giết vua, Văn Tử bỏ bốn mươi con ngựa mà chạy ác). Chỗ Trọng Ni chẳng cùng (Khổng Tử đều nói: Chẳng biết nhân đó mà rõ Đạo nhân đó là khó). Kia nhân vậy là chung cả trăm hạnh, hiệp ở một đức (đức của chuyên một) chưa có chẳng lý do. Nhân mà rộng lớn. Tại năm xứ Ấn-độ gọi là Bồ-tát, ở chín châu gọi là người nhân. Bởi người năng từ tuệ, từ tuệ năng nhân, Bồ-tát là cực hạnh của hành nhân. Quân tử dần được môn đó. Nếu Lương Võ chẳng do hai giáo, đâu được làm quân tử Nho mà đến nơi Đại phương ư? (Phương là đạo, nếu nói Lương Võ chấp cục, thì đâu được gọi là quân tử Nho mà đến với Đại đạo?) Nay vì người luận hẳn bày thế của Tôn Ngô (Tôn Võ Ngô khởi đều là tướng tốt của sáu nước, đều có trước thuật Binh thư khéo giỏi đánh trận. Nay luận nghĩa là cùng địch leng keng, như thế đánh của Tôn Ngô). Người học giới hẳn dốc tiết của Nhan Liễu (Nhan Thúc Tử ở một mình, có thiếu nữ đang đêm mưa gió phòng sụp đổ tìm đến ngủ nhờ. Thúc Tử chống cự chẳng thôi, ra khỏi phòng khiến đó vào nhà. Liễu Hạ Tuệ họ Triển tên Ly, Thực ấp Liễu Hạ thụy là huệ, đêm lạnh vợ chẳng kịp Quốc môn, Liễu Hạ Tuệ đem áo che đắp, đến sáng mà đi, chẳng phạm lỗi hạnh của nam nữ chẳng hành). Hạng nương thiền hẳn mộ cao của Sào Do (Hứa Do Sào Phụ đều là cao sĩ đời vua Nghiêu, Nghiêu sắp thiền vị, ghét đó mà rửa tai ở ẩn, chẳng ra làm quan). Hạng duy trì thì nghĩ biến của Tề Lỗ. (Hạng gìn giữ giềng mối hẳn phải đổi thay giúp dẫn, như Tề một biến đến Lỗ, Lỗ một biến đến Đạo) nên trì ngoại giáo để cặp dụ, trông nội pháp để khơi chí, cũng ác có hại (ác là sao, mới đầu dùng ngoại giáo dẫn dắt, sau dùng nội giáo chỉ dạy cũng nào có hại). Leo cây là tranh cao, đào suối là tranh sâu. Chẳng có nhu trước sao làm dũng sau, chỉ họ Lương tuy rất tin, mà chẳng xét còn mất khi xưa, thức hằng sự đó (thức là dùng) chợt muốn đổi vật theo đạo để cùng tánh của vật, chẳng vui đông dã rốt cùng, ngự mà kết cục ở an lành (Nhan Hồi thấy Đông Dã cuối xe biết đó sẽ bại, vì ngựa đó chưa điều tốt, đã cưỡi thì quả nhiên xe hư mà ngựa tổn thương). Thường đọc văn dứt rượu thịt, từ quá hơn Phật, khinh thân vay pháp, việc hơn Đế vương (ba lần xả thân vào chùa, làm tôi tới cho chúng, bề tôi lo đủ trăm muôn tiền xin chuộc đó ở chúng tăng, im lặng mới trở về, tuy cúi mình làm tòa ngồi cũng chưa hơn đây, đâu chắc như vậy!) Vả lại ban bảo ở Lỗ gấm lụa chẳng được có hình của cầm thú, mà ghét cắt rọc, khởi ý giết hại tổn thương, (sợ thương tổn Đạo Nhân thứ). Đây tuy được phương thuật của Dưỡng Hổ, mà cũng dè răn người có tâm giết hại (Mục Chánh Lượng ở thời Chu Tuyên Vương khéo nuôi dưỡng Hổ, lấy sinh vật của chẳng cho làm nhân giết đó mà tức giận, chẳng lấy toàn vật cho đó làm nát hoại mà tức giận. Đói no theo giờ, đạt tâm tha thứ đó chẳng nghịch ý đó, chẳng khiến nó mừng, mừng lại chắc chắn tức giận, tuy muốn dứt tâm giết hại mà vụt sinh niệm giết đó. The lụa vốn không có tướng giết, nay gượng khởi ý nghĩ giết, đây là từ không bày có, cũng là nghĩa dạy người có tâm giết hại). Tông miếu giao tế, dùng bún làm hy sinh, chẳng làm thì chẳng làm, sao lừa dối cha ông ư? Mà đều có mắc trái đó (lấy bún làm thịt thì thành lừa dối, chẳng làm thì lại mắc lỗi với cha ông). Ông do truy mà tiếp nối, chẳng xét gian si, thức bày khoe ngạo, đề trên khiếu đường Tố phủ, đặc biệt chẳng biết là dụ dịch đến cướp (nay có người tự đắm mặc nâu sồng đến hiển vinh, chẳng biện rành thiện ác, rỗng buông tuồng ngạo nghễ, mà lại gồm lấy việc của tổn bỏ Thượng giáo, đề rối ren trên tường vách vải chắn, có thể gọi là tự chuốc đến Bàn Cật (xưa, vào thời nhà Chu, Đạo An soạn luận Nhị Giáo, đời Tùy, Ngạn Tông soạn Luận Thông Cực. Buông tuồng tâm mắt, ra vào huyền áo, giả lập khách chủ, trước bày nạn ấy, sau mới giải thích. Đem thám trách dị đảng, chanh gai đường tà, làm pháp liệu thản (trước giả lập Dị tông, cật nạn bản giáo, sau mới trả lời, dự bị chỗ thấy của Dị Tông). Nhưng ở đời sau, Lý Trọng Khanh, v.v… được xuyên lủng đó làm trộm, ẩn chỗ thông đó, diễn chỗ khó đó, để chế luận mười dị, chín mê ,v.v… dối lừa chỗ kia chẳng biết đó (đều là hạng người tà kiến ở thời Tiền Đường, dùng sự học hỏi cạn cợt lừa dối, chẳng thấy luận của Đạo An, Ngạn Tông vậy). Tế Hủy từ đó, há chẳng phải hai kẻ mưu thuần mà lại gặm cắn (đều do hai ông soạn luận phòng ngại nhỏ nhiệm, lại gặp trộm đồ để kích nhau), đem an mà mua nguy, chỉ luận đây chưa xong. Tà nạn chưa dứt, phàm các bậc tiên vương dùng cân đấu bỏ trộm, mà người lấy đó ở trộm (đặt kiếm là ngầm vì giết giặc, nay giặc lại được lấy dùng) dùng binh khí để dứt giết hại, mà người lấy đó ở giết hại, nên chỗ phòng ngại vượt nhiều, chỗ vốn vượt xa. Ôi, khó thay! Nhưng giữ Bản giáo là chất phác thì có thừa, người gồm Dị học đua tranh thì có thừa, chẳng phải quân tử chẳng dùng nghiêm cẩn cùng cực (nếu giữ Bản tông, có thể tự chất phác, nhân tập học Dị tông, bèn nhiều cạnh tranh, như gồm cả Dị tông ngoại học mà khiêm cẩn, thì đáng gọi là Tăng quân tử), nên các bậc Hiền triết nói: Học đó ở thân, như Nhĩ như Nhạc, phàm nhĩ (bánh bột) dùng giấm thịt muối mai. Tề mà khiến hòa. Tế mà chẳng kịp, tiết lộ lỗi đó, mà sau hưởng đó. Năm tạng trung bình (tế là thêm, tiết là bớt, đây là Tề Hầu cùng Lương Khâu chiếm cứ Đài Yến Thuyên. Yến Tử đối từ của Tề Hầu. Tả Truyện thứ hai mươi bốn văn có khác chút ít). Nhạc dùng kim thạch ty trúc vận đó khiến hài hòa (kim là chuông, thạch là khánh, ty là cầm sắt, trúc là tiêu, bầu là sinh tranh, thổ là viên, cánh là trống, mộc là chỉ ngữ gọi là tám âm), tiết sắp thừa sót, bắn chỗ dân đó (sau của năm tiếng, chẳng cho phép đàn, thì có nhiều tay tiếng dâm ,nên bắn tiết đó) mà sau nghe điều đó là Năm khí chánh (khí của năm hành). Nếu chuyên ở một vị một âm, thì ở vậy sao lấy. Xưa kia Tuệ Viễn soạn luận Sa-môn bất kính, chỉ muốn nêu lý mình mà chẳng hủy Nho đạo. Người đến ở nay nhân ban cho đó. Thời nhà Chu, Đạo An soạn luận Nhị Giáo, quên công chỉ lỗi, lời phát tâm đấu. Vũ văn thị lén nhìn, được đâm Hổ của Biện Trang Tử (xưa, Biện Trang Tử thấy hai con Hổ đấu nhau vì giành ăn. Sắp chết, người nhà can xin để xem nó đấu. Lớn thì sẽ bị thương, nhỏ thì sẽ chết, sau đâm đó có thể một phát mà được cả hai. Quả nhiên đúng vậy. Nay Đạo An cùng ngoại tông hủy nhau đều cùng cực dấu vết đó, Chu Võ được mà lén nhìn và dùng mưu đó), nhưng Đế Ung cậy oai (Ung là tên của Chu Võ. Đế lên ngôi vào niên hiệu Võ Thành năm thứ ba, đến niên hiệu kiến Đức năm thứ hai thì phế hủy Phật giáo, Đạo giáo, đến niên hiệu Đại Thành năm thứ nhất thì băng . Hủy diệt từ năm Quý Tỵ đến năm Mậu Tuất), chẳng tin chẳng lắm ở Hoàn Huyền. Mà hoàn thì phục, Chu thì chống cự (Hoàn Huyền sắp khiến Tăng bái và sa thải trừ bỏ, Viễn Công dâng thư mới ngưng, lại soạn luận bất bái). Há chẳng vì tài thức sâu cạn mà có thể biết. Chỉ thời có kẻ chẳng học, tâm trí mù điếc, cậy ngu bạc đó như heo như dê, rất ngang trái chạy theo. Xem nơi trí nghề, lớn mặt mà cười đó, cho là dính mắc văn tự, sánh quá núi Đại, chưa nói là nặng (đó là hạng bình thường ngu tối cạn cợt như heo như dê, vụt lấy tập học văn tự làm quá hơn núi non). Các bậc Tiên thánh cho là Tăng bầy dê, chẳng quá lắm ư? (Kinh luật gọi là Tăng dê câm). Lại có kẻ cuồng quyến, vất bỏ Bản giáo, tạm xem phần tố, dạo diễn bên trong khi thường, như heo dính sình, sạch sẽ thì kỵ (cuồng quyến là dạo rảo mà chẳng trúng. Họ có từ Thân mến Đạo, cắt ái làm tăng, mà chẳng biết tự gắng tiến tu, toàn vất bỏ giáo điển, chuyên tâm tập học bên ngoài, ngâm vịnh phong tao, mà đối với bản giáo lại sinh khinh thường. Nên các bậc cao đức thấy vậy kỵ như vật dơ, cái gọi là cô phụ các bậc Tiên thánh, không ích lợi cho đàn việt sắp đọa ba đường ác, tự chuốc lỗi ấy). Như các vị Tuệ Lâm, Tuệ Hưu đời Tống, (hai vị ấy đều là Thi Tăng ở Giang Biểu, đối với Đạo Đức thì không có. Tuệ Lâm từ học chóng nổi trội, làm chỗ thưởng thức của Thái Tổ (Thái Tổ là Lưu Dụ), thường lên ngồi một mình trên giường, Nhan Diên rất ghét tài đó, thán trách chẳng bằng lòng đó rằng: Đây là tòa của Tam đài, đâu thể khiến hạng hình thừa ở đó ư? Tuệ Lâm biếng lười khinh mạn, tự cho là hiền nhân. Thầy của Tuệ Lâm là Đạo Uyên là người có học hạnh, vua Văn Đế rất quý trọng, thường đến nhà Phó Lượng, Tuệ Lâm đang ngồi đó, Đạo Uyên đến mà chẳng đứng dậy kính lễ, Đạo Uyên đổi sắc mặt tức giận. Phó Lượng đánh Tuệ Lâm hai mươi roi. Sau soạn luận Hắc Bạch, so sánh sáu Độ và năm giáo đều thực hành, tin thuận và từ bi đều lập, trong đó tự có nhiều thương hủy. Hà Thừa Thiên cho rằng Tỳ-kheo Tuệ Lâm chóng sinh thấy lạ. Nhan Diên cho đó ở trong nhà mà dò xét đó khuyết lại làm trộm hại đạo pháp, làm sao đất có thể dung ư? Về sau phạm tội tại Giao Châu, tức giận mà chết. Nhưng Phó Công đó là phạt quân tử ư? Chẳng vì mình mến vui bạn đảng quá mà mất hình luật, thật là giáo của Trúc vật. Tiểu nhân thì không như vậy, cùng bề tôi đó mà trái ngược vua, khen ty tiện đó mà xem thường tôn quý. Vả lại, vui chỗ lợi của mình mà lại quên xấu xa lớn. Tuệ Lâm làm văn, danh trùm các vị thượng tài, mê đắm tửu sắc mà không nghi pháp (ở Thục có Sa-môn Khả Bằng cũng vậy, chết ở Nghịch Lữ mà thây bỏ nơi đồng hoang). Hiếu Võ vì hạnh ô uế Sa-môn bèn ban chiếu buộc hoàn tục, bổ nhậm làm Dương Châu văn học, theo việc mắc hoạn mà bất đắc chí, cuối cùng ở cú dung lệnh. Có Sa-môn Minh Giải, Thiên thập lầm thư đan thanh cho là tuyệt nghệ, thấy người hậu học mang cặp mà gọi là lừa con. Khoảng niên hiệu Hiển Khánh (đời vua Cao Tông thời Tiền Đường) chùa Tây Minh hoàn thành, ban chiếu khiến Linh Nhuận chọn người có đức hạnh ở đó. Các Quan liêu đề cử Minh Giải. Nhuận Công bảo: Công, v.v… là Quốc khí, Danh thần mở lời chẳng dễ thích nghi tâm, giới định tuệ học tăng trưởng ruộng phước, đâu chấp nhận nêu hạng họa sư rượu thịt để đáng Hồng Ký? Minh Giảng nghe vậy rất lấy làm oán hận, Vua ban chiếu trưng bày bốn khoa chẳng kể tăng tục, bèn ứng thí đỗ đạt, mừng vui nói: Nay được bỏ da lừa. Sau làm quan không thành, đói lạnh bị bệnh sắp chết, thấy mười người dị hình cầm đuốc cháy đỏ mà rước, là điềm chẳng lành. Nên lượng của tiểu nhân có nghề của quân tử, chưa hề chẳng điên lật bại nhục, thật trời ban cho chẳng lành. Đó như voi cuồng đốt đuôi (lấy bó lau buộc ở đuôi ngựa mà đốt, khiến nó chạy đạp kẻ địch, gọi là toại tượng) giận gà giúp cánh (Quý Hậu ở gần chỗ đá gà, họ Quý dùng vàng tháp giúp cánh ga, họ Hậu dùng vàng làm khoảng cách hai nhà, nhân đó đánh nhau đến loạn lạc) chỉ thêm hại đó. Nên Dịch nói: Phụ lại cưỡi khiến cướp đến (Dịch giải quẻ sáu mươi ba hào từ, nói ở chẳng phải vị đó, giẫm chẳng phải chánh đó, cưỡi hai vác bốn để dung thân là giặc cướp đến, chỗ tự mình khiến nên). Nói tiểu nhân chẳng đáng có trộm nghĩ đoạt đó, chẳng phải riêng tài nghệ do đó, nhưng mạo cũng chưa từng chẳng vậy (chẳng phải tài đó mà có nghề đó là vì điên đảo, chẳng phải tài đó mà có mạo đó, cũng khiến điên đảo) nên Dương Hóa tượng Khổng Tử (bề tôi ở nhà họ Quý tại đất Lỗ tên là Dương Hóa dáng mạo tợ Khổng Tử mà hại họ Quý, vì làm loạn chạy ra khỏi đất Lỗ nên Khổng Tử từng đến Khuông, bị Khuông vây bắt, lầm nhận là Dương Hổ, vì Dương Hổ từng hung bạo đối với Khuông). Hạng Tịch như Đế Thuấn (Hạng Vũ. Thuấn mắt có hai con ngươi, Hạn Vũ mắt cũng có hai con ngươi) đều là văn độc trạng hổ, mà cuối cùng tàn mới thọ. Nay vì Thích mà chẳng dùng Đạo, chỉ dùng Nho học mà nghe kia, bởi cắt tóc một người tục, đó có thể khiến được trọn lâu dài ư? (Gần đây có vị thi tăng ở núi Vân Đảnh tên là Chiêu Phù khinh Phật hủy người, lao đầu xuống sông mà chết, ở Đông Xuyên có Sở Loan tự thắt cổ mà chết, Bình Ưng chết nơi nhà khách, Lãnh Nhiên bày đói đỏ đất mà chết. Quy Phù suốt năm ung nhọt, đều là những kẻ khinh mạn) xưa kia ở đời Tấn, Đạo Bảo sắp cạo tóc làm thơ rằng: “Mới biết nước muôn dặm, phát từ nguồn Lạm Thương”. Thật là ý đạo chợt nhiên. Các hàng thức giả cảm lời đó mà khuyên tiến, đó là làm Văn Phu Đạo, Huề làm y, Đào Thổ làm khí (Đạo huề là ca sa, Đào thổ là bình bát). Khiến người mặc mà giữ gìn. Điềm nhiên vô vi, sau đó lấy kinh luật làm dây mực, lấy văn chương làm nhuận sắc, đó năng chẳng nghĩ dung phục mà thần phước gì ư? Thi nói: Duy Đề ở Lương, chẳng ướt cánh nó, kia con của nó, chẳng xứng y phục đó (Đề là chim Ô trạch, Lương là ngư Lương, nay chim trạch ở Lương mà ướt cánh nó là chưa nghe việc đó. Đây là Thi Bản Thứ Tào Cộng Khéo dùng tiểu nhân lên tước vị đó, chỉ sạch y phục đó vui chơi mà thôi, không có tâm trị nước, như Đề Ô ở tại Lương. Nay Thích Tử chẳng có tăng hạnh mà ở trong ruộng tăng cũng vậy). Tôi từng thấy các người xuất gia là đọc sách làm văn, chỉ biết tục tình mà chẳng biết gì ngoài khác, đến lúc mắc bệnh thở gằn, lệ tràn hoen my, oán lầm ngày trước, chừng đó tuy hối tiếc mà có thể đuổi kịp chăng? Thương thay! (Ở đất trải vàng, nhận ăn của Đàn việt, mặc áo của tín thí, mê đắm Phần Tố, chẳng việc tiến tu, tự cậy tài rộng, khinh thường hiền thiện, miệt thị bản giáo, lấy làm bỏ vật. Đây là Tỳ-kheo tặc trú, một mai gió đuốc thổi đến, có thể chẳng bận rộn chăng?) Nhưng có ôm khí Lâm Lang, rọi dáng voi rồng, núi cao bụi trần đã rộng lại sáng, dốc chí ham học, mở sách tìm cầu những điều chưa nghe, chuyên thấm đượm tốt lành để sùng đức đó. Còn như quán sát Di Thúc nhường nước, được lòng nhân đó. Làng gọi là hơn mẹ, Tăng Tử không vào, được tâm hiếu đó (Tăng Sâm là người chí hiếu, hạnh thứ có hơn mẹ làng, Tăng Sâm ghét danh đó mà chẳng vào). Liễu Hạ Tuệ viện ở một mình được lòng trinh đó, Nhan Thúc Tử từ người nữ ở gần, được cẩn thận đó. Tôn Thúc Ngao tước càng cao, thân càng thấp hèn (thân làm Sở lệnh Duẫn mà thường khiêm nhường hạ mình), được phòng ác đó. Chánh Khảo Phụ ba lần bảo trốn tường (Chánh Khảo Phụ là Tổ của Trọng Ni, Tống Quân bảo một lần mà cúi, kế bảo mà khom lưng, bảo lần thứ ba leo tường mà chạy), Mạnh Chi trở lại chẳng đánh được nhường đó (Mạnh Chi tức Trắc, Lỗ và Tề đánh nhau, Lỗ bại, Mạnh Chi trở lại chạy mà điện sắp vào cửa nước, người trong nước nêu công đó, đánh ngựa đó bảo: Chẳng phải dám sau, ngựa chẳng tiến tới, chẳng muốn lấy công đó, nên nói được nhường đó). Liệt Ngự Khấu chẳng nhận thóc của Trịnh Tử Dương, được biết khó khăn (Liệt Ngự Khấu người đất Trịnh, nhà nghèo, có vị khách nói với Trịnh Tử Dương. Trịnh Tử Dương đưa thóc cấp cho, Liệt Tử kính bái mà chẳng nhận, người vợ thấy vậy vỗ tim bảo: Thiếp nghe vợ con của người có đạo đều được an vui, nay bị khó khổ đói khát, vua ban cho, tại sao tiên sinh không nhận? – Đáp: Vua chẳng tự biết, vì có người nói mới cho tôi, là tội của tôi. Về sau, quả nhiên Tử Dương gặp khó khăn) Viên Tinh Mục ói nhả thức ăn của Hồ Khâu Phụ, được ghét ác đó (Viên Tinh Mục đi xin ăn đến Hồ Khâu Phụ, Khâu Phụ chẳng dùng chén mà cho thức ăn. Tinh Mục ăn xong, hỏi: Ông là ai? – Đáp: Tôi là Khâu, người của Hồ Phụ. Hỏi: ngươi có phải trộm không? Bèn ói ra mà chết. Người của Hồ Khâu là trộm, ghét đồ bất nghĩa đó). Tạ An mừng giận chẳng lộ ra sắc mặt, được lượng đó (Tạ An, tự là An Thạch, làm tướng của Hiếu Võ Đế thời Đông Tấn, Phù Kiên dẫn trăm vạn chúng đánh Tấn, Tạ An cũng không sợ, Đế lúc Tạ Huyền, v.v… phá được đó, Tạ An cũng chẳng mừng vui. Thật đáng biết lượng). Vương Kính Chi từ Võ ở nhà cháy, được xem xét đó vậy (Võ, Bộ, Vương Nguyên Độ tự là Tử Kính, con của Tấn Hữu Quân, nhà đó bị cháy, Tử Kính áo mão thông dong mà đi ra). Đái Quỳ chẳng trống đàn nơi nhà Vương, được thanh cảnh đó (Đái Quỳ và Đái Ngung là hai anh em đều giỏi đánh đàn, cả hai đi dạo đến nhà họ Vương, có mời Đái Ngung trổi trống đàn, Đái Ngung liền nổi trống, mời tới Đái Quỳ, Đái Quỳ bảo người Sứ rằng: Chỗ trống đàn của Quỳ tôi chẳng phải là lệnh nhân của nhà họ Vương, bèn đạp nát đàn trước mặt người sứ, tức sự hơn kém của hai Đái có thể biết). Họ năng châm chước một tốt lành ở tự thân để tỏa sáng ở cốt mục nát, huống chi gần đó ư? (Quân tử chóng mất nơi đời mà danh chẳng xưng, học như chẳng kịp còn sợ mất). Khổng Tử nói với Lỗ Ai Công rằng: Người có năm hạng, có người dung có người sĩ, có người quân tử, có người Hiền, có người Thánh. Người dung là tâm chẳng làm khuôn phép cẩn thận lúc sắp qua đời, miệng chẳng nhả lời cách huấn (cách là pháp, Tả Truyện nói: Tâm chẳng là nghĩa đức, thì kinh gọi là Ngu, miệng chẳng nói lời trung tín gọi ồn ào, chẳng chọn hiền, chẳng gá thân, chẳng lực hành để định chí, thấy nhỏ tối lớn mà chẳng biết mục đích, theo vật như dòng, mà chẳng biết chỗ chấp đó. Đây là người dung, người sĩ là tâm có chỗ định, tính có chỗ giữ, tuy chẳng năng tận đạo thuật, hẳn có suất (suất là thuật, là theo), tuy chẳng tốt lành khắp trăm thiện nhưng hẳn có xứ, cho nên trí chẳng chuyên nhưng nhiều hẳn xét chỗ biết đó, lời chẳng chuyên nhiều, hẳn xét chỗ gọi là, hành chẳng chuyên nhiều nhưng hẳn xét chỗ do đó. Trí đã biết, lời đã nói, hành đã do, thì như tánh mạng, hình hài chẳng thể thay đổi. Giàu sang chẳng đủ để ích lợi, nghèo hèn chẳng đủ để tổn hại, đây là người sĩ. Người quân tử là nói hẳn trung tín mà tâm chẳng vọng (không có tâm dối vọng). Nhân nghĩa ở thân mà sắc không đánh (không tự kiêu), tư lự thông minh mà từ chẳng chuyên, dốc hành tin đạo mà tự cố gắng chẳng nghỉ, dầu đèn như sắp có thể vượt mà chẳng bao giờ kịp. Đây là người quân tử. (Dầu đốt là dáng chẳng tiến, Việt là vượt qua, quân từ tuy năng làm đáng quý, đáng tin dùng mà chẳng thể khiến cho quý mình, tin mình, dùng mình. Vì vậy, xấu hổ chẳng tin, chẳng xấu hổ chẳng thấy tin, xấu hổ chẳng hay, chẳng xấu hổ chẳng thấy dùng, chẳng dụ ở ngợi khen chẳng oán phỉ báng, dẫn đạo mà hành). Người hiền là, đức chẳng vượt qua nhàn (nhàn là pháp). Hành trúng dây thước, nói đủ pháp với thiên hạ mà chẳng thương tổn ở thân, đạo đủ giáo hóa trăm họ mà chẳng thương tổn ở gốc (nói khắp thiên hạ mà không lỗi miệng, hành khắp thiên hạ mà không oán ác), giàu thì thiên hạ không uyển tài (ngắn dài kinh gọi là uyển tài uyển tích, nay có nương oán thiên hạ mà không oán ác, gọi là dùng nghĩa được). Thí thì thiên hạ chẳng bệnh nghèo (bệnh là hoạn), đây là người Hiền, Bậc Thánh là đức hợp trời đất, biến chung vô phương, cùng thỉ chung của muôn sự, hợp tự nhiên của thứ phẩm, bày Đại đạo đó mà bèn thành tình tánh, sáng đồng trời trăng, hóa hành như thần. Hạ dân chẳng biết đức, trông thấy chẳng gần (trăm họ dùng thường ngày mà chẳng biết). Đây là bậc Thánh. Công nói: Lành thay! Ông chẳng phải là hiền thì quả nhân tôi chẳng nghe lời này. Nay năm hạng người này làm Tăng của năm nghi, thật ra đều chẳng trái gốc. Nếu khiến cắt rọc Tôn ty đó, mài gọt tình tháo đó, bỏ đây lấy kia, đổi người dùng làm Sĩ Quân Tử, đổi Sĩ Quân Tử làm Hiền thánh, thì Tăng của thiên hạ đều là Cao tăng. Nên tượng của đẽo đá khắc cây khuôn vàng. Đá thì đá, cây thì cây, vàng thì vàng. Chẳng phải biến hóa thì chẳng thể đổi gốc thái đó, mà người có sinh mà biết, có học mà biết. Chỉ có biết thì chẳng khó ở chuyển đổi (đổi dung thành trí, đổi phàm thành thánh), chỗ khó đó là do chẳng biết. Ở đời cho rằng Bàn-đặc chẳng học mà chẳng gọi đó là vô đạo (bình sinh chỉ tụng nửa bài kệ mà đắc quả Thánh. Kệ tụng là: Giữ miệng nhiếp ý thân chớ phạm, hành như thế là được độ). Thiện Tinh học rộng mà chẳng gọi là lập một đức (Tỳ-kheo Thiện Tinh vốn họ Thích, thông minh dối làm quỷ Bạc-câu-la để dọa cho Phật sợ hãi mà đọa vào địa ngục) ấy là chẳng đạt. Bàn-đặc là bậc Thánh, Thiện Tinh là người dung, Bàn-đặc chẳng học mà sinh biết, Thiện Tinh tuy học mà chẳng biết. Nếu khiến Bàn-đặc không sinh biết thì chẳng phải thánh, Thiện Tinh có học biết thì chuyển thiện. Sinh ra đã biết, thì ngàn năm không có một người, học mà biết thì đầy khắp thiên hạ. Nếu lấy một của ngàn năm nói phế bỏ ở thiên hạ là, chẳng phải chí của bậc Thánh, huống chi học để giúp sinh ra đã biết. Nếu vàng đó có lệ (lệ là mài, tánh vàng tuy bén mà nhờ ở mài). Thuyền đó có tiếp (tiếp là mái chèo, Thượng Thư nói: Như Tế xuyên dùng ngươi làm thuyền chèo) chỉ lợi và nhanh, vật chẳng thể thêm. Xưa, Trọng Ni nói: Quân tử chẳng thể chẳng học, Tử Lộ nói: Ở Nam Sơn có loại trúc chẳng mềm mà tự thẳng, chặt mà dùng bắn, thấu nơi da tê, lấy đó mà nói học để làm gì? Khổng Tử bảo: Buộc mà vẫy, bịt mà gắng, nó vào há chẳng càng sâu ư? (Nhân bịt vẫy mà càng sâu). Tử Lộ kính bái nói: Nên cây do dây mà thẳng, đất tự nước mà bằng. Vua dùng người vật, chưa có ai chẳng học mà tự đạt đến kỳ công biết đạo. Người chẳng học, đó giống như bức tường (không thấy gì), người học rộng chẳng ra khỏi cửa mà biết khắp thiên hạ, mới đầu tôi nghe nói, tâm còn ở thân xem thường đó, đối với chỗ không học thật như che mắt, với chỗ biết xa thật chẳng do chân. Nên vực của có sinh (vực là sườn bờ) quý ở có học đã học, quý ở biết và đã biết, thì kính mến soi chiếu rộng của Đại giác, thành có ngày của biết khắp, nên ngày qua tháng lại còn sợ mất, Phật đà khẳng khái, trọng thư dưới màn, tiếc thời gian bóng chẳng trở lại (Huân Trọng Thư đọc sách ba năm dưới trướng, chẳng nhìn vườn rau, Phật-đà như trên đã chú thích). Xưa kia, Hoàng Bá (là Tướng đời Hán) cùng Hạ Hầu Thắng đồng ở dưới ngục. Bá muốn theo Thắng học kinh, Thắng từ chối vì bị tội sắp chết. Bá nói: Sáng nghe đạo, tối chết cũng thỏa mãn. Thắng gọi là Hiền bởi lời nói đó, bèn nhận đó lại đổi thay, giảng đọc chẳng biếng lười (Hán Chiêu Đế sắp bàn nghị lập miếu Võ Đế làm Thế Tông. Thắng tấu Võ Đế xa xỉ giết hại chẳng nên lập miếu, bèn bị tội hủy báng Tiên vương, cùng Hoàng Bá đồng bị bắt, Bá bèn cầu theo học. Được tha đều khỏi). Thường Đề cầu pháp với Pháp Dõng, (Bồ-tát Thường Đề nói ở kinh Bát-nhã) dùng hài cốt đặt hương hoa, gồm đợi ở cửa cung, suốt bảy năm, có chỗ nghe khác. Ở tôi thì ít chí, thật học mà biết, chẳng đủ giáo biết. Khốn đó nơm nớm khẩn cần thẹn luống qua đời nay (từ đây trở xuống, là Bắc Sơn tự thuật). Có soạn Họ Thị niên chí, Biên niên tự sự chuyên thành rừng chầm (Niên Chí ba mươi quyển, lại soạn Pháp Hoa Huyền Tiên mười quyển, Nhị Chúng Sơ Học Nghi Luật Tân Sớ Yếu Quyết, mười quyển, Thức Tâm Trừng Quán Câu-xá v.v… luận sao tất cả hơn trăm quyển). Lời của một nhà Bỉ dã, Kinh Bộ ấp khấu loạn mà mất. Bỉ vì học không thầy cố định, bèn hiểu rõ chỉ thú của ba giáo tham huyền, chọn lọc mà ghi chép, đến tuổi già thần nhọc, chẳng cùng tận chỗ chí muốn mà có bảo với chúng tôi rằng: Trời trăng đã qua, già suy đã đến. Cái thích văn tự ư? (Cái là sao chẳng, thích là buông bỏ), tôi hoãn nhĩ mà cười (hoãn nhĩ là dáng cười) nói: Điều ấy tôi chẳng biết. Nay tôi tự muốn thật nghĩa của phục tinh, đâu từng tính lợi mà tiến, độ xỉ mà phế ư (xỉ là tuổi). Bỏ học mà thần rỗng, thì khéo có sự bổ ích, chẳng thì nghe lời ồn náo, không như tụng lời làm ưu (Thính ngôn là lời trần tục, nhọc làm huyên náo. Tụng ngôn là lời của Điển nhã, nghe nơi kinh tế, ưu là thắng). Nhưng Pháp Hoa thật gần gũi (kinh Pháp Hoa chẳng chấp nhận gần gũi văn bút thế tục, chữ nghĩa ngoại đạo), Hoa Nghiêm trách người học rộng, vì sợ phong chỗ ưa thích (phong là dính mắc). Kín bày ngăn ngại đó gọi là chẳng vậy: Là đồng tử Thiện Tài kia trải qua một trăm mười thành quách làm gì.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10