BẮC SƠN LỤC

– Đất Tân châu, chùa Huệ nghĩa, Sa-môn Thần Thanh soạn – Nước Tây Thục, đình Thảo huyền, Sa-môn Huệ Bảo chú.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

XI. TỐNG DANH LÝ

(… Các định khởi lên, mặt đất rung chuyển, kẹt còn dính đất, Phật bảo: Xá-lợi-phất thiền định, Mục-liên còn chẳng biết tên) Phú-lâu-na nghe trí tuệ ở đệ tử mà vì nói pháp biết (Phú-lâu-na-di-la-ni tử, Hán dịch là Mãn từ tử, từ mẹ mà bày tên, Mãn từ là họ mẹ) Đại Ca-diếp làm nối dõi dòng pháp mà riêng nổi tiếng Đầu-đà (Ẩm Quang Ca-diếp là nam, người thành Vương xá, bỏ giàu sang, khất thực tự nuôi sống, tu hạnh Đầu-đà) Xá-lợi, Mục-liên v.v… soạn A-tỳ-đàm, mà Ca- chiêndiên chuyên hiệu là luận Nghị (A-tỳ-đàm, Hán dịch là Vô Đối pháp, tức là luận Tạng, Mục-liên, Xá-lợi đều soạn luận ấy mà chỉ Ca-chiên-diên được xưng là luận Nghị bậc nhất, cũng gọi là Ca-đa-diễn, dịch là chủng tộc hớt tóc, thưở xưa có vị tiên, ở trong núi đã lâu, tóc dài mà không có người cắt, có một vị tiên chuyên cắt tóc cho các tiên, nguyện hộ trì đến đắc đạo, từ đó về sau gọi là chủng tộc hớt tóc, Tôn giả tức là tiếp sau đó) đây là hoằng chỉ của đấng Đại thánh, chẳng phải những chỗ khác chẳng gồm (do chuyên tốt đẹp được xưng) nhưng ở khoảng đó, hoặc có khuyên hộ, hoặc có cản trở, đều là hữu vi mà nói, nên Kiếp-tân-na riêng thấu cùng lịch tượng (Kiếp-tân-na, Hán dịch là phòng tú, bởi nhân cảm đó mà sinh, nên liễu rõ lịch tượng) Thủ-lung-na hồi nhiên tinh tấn (là Tỳ-kheo ức nhĩ, từ lúc mới sinh, chân chẳng giẫm đất, khi xuất gia rồi ban đêm hành đạo, dưới chân ra máu. Đức Phật cho nghe giảng nói du đàn cầm , phải khiến gấp mạn được sở nhân chứng quả) Đến như năm trăm, nếu dùng một hạnh mà cầu, thì không gì chẳng ở giáp mà chẳng phải ất, đó như khổng môn có ba ngàn vị thăng đường, bảy mười hai người nhập thất, nêu lấy bốn khoa mười triết, tuy tăng sâm chẳng nêu đức hạnh mà được gọi là hiếu để (đức hạnh, chính sự, văn học, ngôn ngữ là bốn khoa, nhan hồi, mẫn tổn, nhiễm ung, ngôn yển, Bốc Thương, nhiễm canh, Trọng do, Nhiễm hữu, Tể ngã, Tử cống là mười triết, Tăng sâm chẳng dự) họ Tả chẳng lên, văn học mà viết bút quốc sử (chẳng dự hàng mười triết, mà soạn thuật Tả Truyện, Tả Khâu Minh cũng là đệ tử của Khổng Tử) kính lễ ba trăm vị oai nghi, ba ngàn chỉ cao lập của Công Tây Xích (Công Tây Xích tự là Tử Hoa, rất có dung nghi, Khổng Tử nói: Buộc đai đứng ở triều có thể khiến cùng tân khách nói) nên phong giáo hai tông huyền phù ở đè nâng, xưa, ngợi khen Đại Cadiếp thì gọi là đồng một giải thoát, chê trách Xá-lợi-phất tức nói chỗ chẳng thể biết (theo kinh Pháp Hoa chép: Dù cho các Tỳ-kheo đầy khắp các cõi nước ở mười phương đều như Xá-lợi-phất cũng chẳng thể biết được) các cõi nước ở mười phương chẳng phải chẳng thanh tịnh, riêng khen ngợi nước Vô Lượng Thọ, các bậc đại sĩ đều chứa từ bi, chỉ riêng hiển bày năng lực Quán Tự Tại. Đại sĩ ở núi Tuyết thấy tướng biết mạng chung (Đức Phật ở tại Câu-thi nhập diệt, Đại Ca-diếp đang ở tại núi Tuyết thấy mặt đất rung chuyển, lại thấy ánh sáng, biết đâu hẳn là Như lai diệt độ, bèn trở về với chúng hội) Bồ-tát giả danh nghe nói thường trú bởi chẳng phải chỗ ích mà chẳng khéo việc đó, chẳng phải có thể lâu mà chẳng tuyên giáo đó (giả danh là mới phát tâm, nghe Đức Phật nói trú lâu ở đời không lợi ích gì. Kinh Niết-bàn chép: Sau ba tháng sẽ nhập Niết-bàn, bèn sinh buồn khóc, kinh Pháp Hoa chép: Nếu Phật trụ lâu ở đời, những người đức mỏng chẳng gieo gốc lành) đó là chỗ người truyền pháp chưa đắc, là khó ở đây. Phàm chấp văn để định nghĩa, nghĩa kết quy bít lấp, trách nghĩa để trái văn, văn sẽ bị hại (lìa văn xuyên tạc là hại văn). Hoặc học rộng mà lý chẳng thể tinh thông, hoặc tâm biết mà miệng chẳng thể nói. Hai hạng này thật là có (bởi không tâm đầy đủ ở một người) nhưng chỗ nói kinh đều xưng là bậc nhất, hẳn có ý chỉ. Phàm thâu biển ở chỗ người bị hoạn là (Sử Ký chép: Du phụ Biển Thước đều là thầy thuốc xưa) âm thảm quế tiêu là tốt (âm thảm là lạnh, quế tiêu là nóng nên là tốt) dương tháo băng tuyết là tốt (dương tháo là nóng, băng là lạnh, là tốt) mà pháp Đại y vương xót thương các loài có thân (Phật là bậc Đại y vương) dùng Bát-nhã phá danh tướng, dùng Pháp Hoa hội ba thừa, dùng Kinh Quang Minh đặt để ai sám, đều có mục đích mà chẳng ở thứ lớp (kinh Kim Cương dùng phá tướng gọi là tối thượng bậc nhất, kinh Pháp Hoa dùng hợp xe dê xe nai, trung tiểu ba thừa quy về xe trâu trắng lớn làm bậc nhất, kinh Kim Cang Quang Minh y cứ Bồ-tát Tín Tướng sám hối tất cả tội chướng là bậc nhất) mà kinh nói: Quốc quân mất đạo, ngọc chúc chẳng điều (bốn mùa hòa, gọi là ngọc chúc) mưa gió trái mùa dịch bệnh dấy khởi bởi ngôn từ của cảnh giới (như kinh Nhân Vương, kinh Kim Quang minh, v.v… cảnh là động, giới là ước). Vương: Dùng phong hóa đến dưới, phong đó nếu mờ tối, thì người biến thành xấu ác, đức mỏng họa dày, sao được Đại khang nên tiếm người đó, không cho giữ nước, thì mất lộc vị, như sự sụp đổ của núi (tiếm là giết hết, võng là không, Dân là tên núi, nếu vua vô đạo, thì trời giáng ương họa, giết hết hiền lương tôi trung, nước hoại như núi sụp đổ). Đây, đại thánh uyển mà thành chướng, như ở trong giáo cũng có tợ mà ý chẳng phải, nhưng yến ở ba tháng bảo tất cả chẳng được thấy, chỉ trừ một người cúng dường (Đức Phật an nhàn mà ở, trước bảo chẳng cho mọi người nhìn thấy), có Tỳ-kheo Hòa Tiên cùng sáu mươi vị tu hạnh Đầu-đà (chẳng thọ thỉnh, thường đi khất thực, ở trên núi, mặc áo thô xấu, ngồi dưới gốc cây, ngày ăn một bữa, chỉ giữ ba y, thường ngồi chẳng nằm, quán thây chết, chẳng ăn thịt, như vậy đều là hạnh Đầu-đà) đi thẳng vào gặp Phật, Phật biết ít muốn mà ngợi khen, trong đó như người chẳng phải ít muốn mới ngộ là ngồi yên, do chúng tôi, cùng dẫn nhau như Hòa Tiên mới được thấy Phật (Hòa tiên nhờ ít muốn mà thấy Phật, người nhiều ham muốn bèn dẫn nhau mà ít muốn) xưa nói chín bộ kinh, ngợi khen ở hóa thành, ở mà không thật, khi đến bảo sở (Phật nói giáo trung tiểu, gọi đó là quyền bày, như người muốn đến bảo sở, giữa đường tâm muốn lui vị đạo sư ở giữa đường hóa thành một diệt, phương tiện nói là bảo Sở, đợi nghỉ ngơi xong mới nói là quyền biến hóa, dẫn đó tiến đến Bảo Sớ, chín bộ Tiểu thừa giáo) ở lời nói như đồng mà ý đó thường chẳng đồng. Có lời nói trái mà ý chỉ hòa như kinh giáo giới. Tỳ-kheo bất đãn, Đại thánh để lại trách đó, thành dụ kinh, đã đãn, chẳng trùm hai (đãn nghĩa là hở bày vai, thông là vai hai vai đều che, lại chẳng phải đãn). Thu tử dùng Chánh ngôn, dường như trái với lấy bỏ chưa dụ (chưa biết có thể chấp) Phật nói hạnh cúng dường là đãn, làm ruộng phước chẳng nên đãn, chỗ quý là khéo thời, chẳng phải kiên bạch có thể lìa (lấy bỏ vừa lúc, tới lui theo quyền, chẳng phải như mài mà chẳng mỏng mới nói là chắc (kiên) nhuận mà chẳng thâm mới nói là trắng ư?). Từng bảo vua Tần Bà-sa-la rằng: Chớ buông tha Tỳ-kheo xấu ác, khiến ruộng tăng hoang uế, tội đó rất lớn như khoét ngàn mắt (chủ thành Vương xá) có lúc vì Tỳ-kheo phá giới như hoa chiêm-bặc héo úa, vương quan mặt sắc trắng, chớ được hình phạt, (kinh Di Giáo chép: Hoa Chiêm-bặc tuy héo, vẫn hơn các hoa khác, các Tỳ-kheo phá giới, vẫn hơn các ngoại đạo. Lại nói: Các Tỳkheo ta nếu phạm pháp vua, hoặc giết hoặc đánh, hoặc xé ca-sa, ép khiến hoàn tục, hoặc đuổi ra khỏi nước, như sống mà mổ ba ngàn đầu trâu, tội đó còn nhẹ, bởi vua quá nhân từ khiến người ngu tha hồ thắc (thắc là ngầm ác), quốc vương quá ác, khiến người uổng lạm, lo mất, trong đó bày hai kinh để phòng tổn, giới kinh mới đầu xoay vần can ngăn nhau, cuối cùng dạy chỉ tự quán thân (giới kinh lại chép tăng tàn có văn ba lần can ngăn, giới bảy Đức Phật lại chép: Chỉ tự quán thân hành, chớ quán làm, chẳng làm) vì thẳng mình mà chẳng thể thẳng người, chế khiến đều can ngăn, phạt thiện mà ham tố tụng, lỗi lầm là chế khiến trở lại xét ở chính mình, có sự chuyên ẩn mà nói thật, như Kiều-Phạm-ba -đề làm rơi vài hạt thóc mà năm trăm đời làm trâu, kia lại phải có nghiệp trâu mà chỉ nêu rõ ở một việc. (tức Tỳ-kheo Ngưu Ty ở đời quá khứ nhặt một cành thóc rơi vài hạt gạo, mà năm trăm đời có chân trâu, miệng trâu, Đức Phật lo ngại người đời cười chê, nên bảo Ngài mãi trên tầng trời Ba mươi ba.) A-na-luật thí một bữa ăn mà chín mươi mốt kiếp thọ vui cõi trời cõi người (Hán dịch là Vô diệt, thiên nhãn bậc nhất) kia do duyên lành giúp nhau thành trong nhiều kiếp, nhưng do điềm từ một bữa ăn, ẩn ngọn mà xứng gốc. Như ở đời gọi là người giàu, ăn một tiền vàng, kia mới đầu dùng một tiền vàng, mà sau thành người giàu. Phàm đồng có mười hiệu, vì sao hơn kém, mà xưng bái ích có giàu nghèo ư? (đồng do mười hiệu thành Phật xưng lễ ở có thấy được ích lợi chẳng đồng) bởi nêu một lúc một hạnh, mà bày ở đây chẳng phải một (như phương Tây nghiêng về tiếp dẫn, còn dược sư nghiêng về cứu hoạn, v.v…) có lý mà chẳng phải nói quấy, như uống rượu, cầm giữ của báu nhất định chẳng phải Sa-môn (điều giới kinh cấm) thọ ký Đề-bà-đạt-đa một kiếp vào địa ngục (Đề-bà-đạt-đa gây ra năm tội nghịch, đọa vào địa ngục một kiếp, trọng tâm hai kiến, tội trọng giết người (như đặc khởi thượng phẩm sân tâm hại kiến, trọng ở nhầm ý hại người) tuy ở sự thì nhỏ, mà duyên tình thì lớn, đều là ngôn từ của bậc Chí thánh ché trách. Nên trong kinh chép: Ta nói người Tu-đà-hoàn được thành Phật, ông chẳng hiểu ý ta (y cứ hồi tâm tu hành mà nói) ta nói chẳng thành Phật, ông cũng chẳng hiểu ý ta (y cứ định tánh nguội thân chưa hồi tâm mà nói). Hoàng thánh chiếu soi căn cơ, co duỗi không nhất định, có khi dùng giáo khởi theo người nên trước nói người trời, sau dùng đế duyên mà tổn hoại (người trời nghĩa là năm giới mười điều thiện, v.v… đế là Bốn đế, duyên là mười hai duyên sinh) trước nói đế duyên, sau dùng Nhất thừa mà tổn hoại đó khiến bỏ xe dê, xe nai, hướng về xe trâu trắng lớn. Từ tổn đến vô tổn là trở về, nói Đại đạo có khi dùng giáo không theo người. Như Hoa Nghiêm hội trước các tiểu thánh ngồi tại tòa, chỗ thấy nghe mờ mịt (tám hội đầu, tuy tiểu thánh tại tòa mà chẳng thấy chẳng nghe, qua hội thứ chín mới thấy nghe). Có khi dùng người không theo giáo, như sơ chuyển pháp luân, mười hai ức chúng phát vô thượng đạo ý (Phật mới thành đạo, nói pháp cho Trưởng giả Đề-vị có mười hai ức chúng đắc vô sinh pháp nhẫn) nhiếp ngọn về gốc, vô lượng người, trời đắc pháp nhãn tịnh, phàm như, chẳng câu nệ sâu mà chẳng đạt vậy, xưa kia Trọng Ni chỉnh Xuân Thu, nêu bày khen chê, mà học trò dạo khắp xứ Hạ chẳng dám chỉ một từ, há chẳngvì trí chẳng bằng ư? Đến như hỏi nhân, hỏi chính, nghe hành này, những điều hỏi là một, mà chỗ bảo chẳng đồng (như luận ngữ) tuy muôn dòng đều thấm đượm mà chẳng vẩn đục nguồn đó, nên nói tin gần ở nghĩa, nói có thể xét lại (có nghĩa chẳng hẳn tin, có thể xem xét lại). Xưa kia, Đại Thục Thị (tức Mục-kiền -liên (thời xưa có vị tiên ở nơi núi vắng, thường hái lá đậu mà ăn, do đó lấy họ là Thái Thị, mẹ của Tôn giả là dòng họ đó) dự ghi bảy ngày sau sẽ mưa (dự ghi bảy ngày thường mưa mà chẳng mưa, thì Mục-liên quán sát chẳng tinh tế) trâu cái sinh nghé trắng, trọn dùng khắc sảng (lại ghi: Bà-la-môn có trâu cái sinh nghé, trán trắng mà đuôi cũng trắng, đây đều là tâm thô của Mục-kiền-liên) năm trăm vị Vô học đồng dùng thiên nhãn thảo luận trời đất, đều vài ba thuyết, bởi phân lý sự hoặc cũng trái, phàm mười hai phần giáo như đêm ngày có giờ, nóng lạnh có tháng, thuốc thang vị phân, thiếu thì ít lực, nhiều thì không cần (trên đây đều chẳng thể thiếu, pháp cũng như vậy) Bà-sa bảo là: Như Ba châu theo lịch bốn thánh đế số, nếu luận đó chẳng cùng cực (ba châu số bốn đế nghĩa là giảm duyên giảm hành quán) thì Đại thừa ta chẳng chướng tiểu quả, chúng Độc tử kia (thời xưa có vị tiên nhiễm trâu cái mà sinh, nên gọi là Độc Tử Bộ) hoặc chấp đó, mà người đều cho là tùy mắt sinh ngã. Tôi chẳng tin, nên Thiên Thân soạn luận Đối Pháp, chỗ y cứ có hai, bởi chẳng lấy một tông làm môn tận thiện (Thiên Thân vốn ở tông Hữu Bộ mà xuất gia, nói nghĩa nhiều tông kinh Bộ) pháp thắng đạo A-tỳ-đàm tâm luận, nói nếu sinh các phiền não là thánh nói hữu lậu. Đạt-ma-đa-la cho rằng chữ Sinh đó lạm ở diệt đạo, mới riêng soạn Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận rằng: Nếu tăng các phiền não là thánh nói hữu lậu. Vô Trước soạn luận Bát-nhã, Thiên Thân hai đó. (Bồ-tát Vô Trước soạn luận Kim Cương Bát-nhã Bồ-tát Thiên Thân cũng soạn nên nói là hai) dùng Bá Trọng, dùng thầy trò, dùng hạnh vị, Thiên Thân đều chẳng trước vậy (Vô Trước, Thiên Thân và Sư Tử Giác là ba anh em, người nước Lưu-lũ-sa-phú-la ở Bắc Thiên-trúc, Hán dịch là Trượng phu Thổ, là xứ Thiên Đế đánh là Tu-la, đều xuất gia với phái Tát-bà-đa, Vô Trước ngộ Đại thừa trước, lên cung trời Đâu-suất thỉnh Di-lặc giảng nói Du-già, sau khuyên Thiên Thân khiến ngộ Đại thừa) chỗ không đúng là, chỉ vì Vô Trước trí chướng chưa dứt mà tránh chẳng kịp nơi bụng ngựa. Thước có ngắn ở tấc ấy (trí chướng là chướng sở tri, Tả Truyện nói: Tuy roi đó dài chẳng kịp bụng ngựa, dụ cho Vô Trước tuy soạn luận, còn có chỗ chưa đến). Thanh Biện cùng các học trò thệ ở hang Tu-la-đợi hội Long Hoa thành đạo mới phỏng hỏi bốn bờ, nghĩa là nay Di-lặc chưa là biến tri vậy (Bồ-tát Thanh Biện dùng hạt cả đánh hang Ta-la, ẩn đợi Phật Di-lặc ra đời, đem hỏi việc chưa hiểu, nay Bồtát Di-lặc chưa là bậc chí thánh). Sau Đức Quang mượn Long Quân mà được thấy chỗ chẳng lễ bái. Lại lấy hình nghi để đòi (được đến Đâusuất thấy Di-lặc mà chẳng lễ bái vì đó làm tướng người, trời) Trước kia tai Trung Hoa chưa có thuyết Nê-hoàn chưa thuyết Nê-hoàn thường trụ, chỉ nói thọ mạng lâu dài mà thôi. Viễn Công than rằng: Phật là chí cực, chí cực thì không biến, lý của không biển đâu có cùng ư? Bèn soạn luận Pháp Tánh (tức Tuệ Viễn ở Lô Sơn) La-thập thấy đó bảo: Người nước vùng ven chưa có kinh, bèn mờ tối hợp với lý, há chẳng diệu thay! Chỉ đạo sinh giảng kinh Nê-hoàn cho rằng người nhất xiển đề đều được thành Phật, các vi cựu học cho đến Tà Thuyết, bèn đuổi đến Hổ khâu, sau đó (đạo sinh) trụ ở Lô Sơn, đến lúc Bản kinh đầy đủ truyền tới, quả nhiên khéo léo khế hợp (kinh Nê-hoàn chép: Có một loại Xiển-đề không chủng tánh, chẳng bao giờ thành Phật, đến lúc kinh Niết-bàn phần sau truyền tới, thì nói tất cả chúng sinh đều được thành Phật, thật phù hợp với nghĩa của Sinh Công) Đạo Sinh mới lên pháp tòa, luận nghĩa vài phen, bụi bặm rối ren liền rơi rụng, ẩn cơ thuận hóa, Đạo sinh xưa chẳng chết, có đợi chờ nên vậy (khi kinh Đại Bản chưa truyền tới, Đạo sinh cố đợi chờ đó, nay đã đến mới chết, người thời bấy giờ gọi là Nhẫn tử sinh). Đạo sinh nay chết đợi đã xong. Xưa không có Sinh công giải thích thì rành rành Phật tánh ẩn đối với hạng của không biết. Đầu thời Tiền Đường, Huyền Trang Tây Vực, dùng hoa cầu thỉnh trước tượng Bồ-tát Quán tự tại, thưa rằng: Nếu tất cả chúng sinh thật có Phật tánh, thì xin cho hoa đã rải hãy treo nơi cổ Bồ-tát, liền đúng như nguyện. Nay là: Nếu khiến Huyền Trang có cái biết của Sinh Công thì lẽ ra chẳng nên có cầu chúc đó. Nếu như lời chúc đo chẳng tốt thì sẽ chẳng tin ư? Phàm, bói là quyết do dự định hiềm nghi, chẳng nghi thì sao bói? Dịch nói: Trong tâm nghi là Từ chi đó. Huyền Trang chẳng phải chi đó (chi là tán rải, Trang Công chẳng được có Đạo nghi tán). Nếu làvật mà như thế bởi vì dẫn vật làm nghi mới dẫn dắt tâm của người (Huyền Trang vốn chẳng nghi, sợ người sau nghi, nên bày ra như vậy để dẫn dắt, dẫn dắt lìa tán. Bên trong rơi tán là nghi tâm của đời sau). Đàm Diên soạn Niết-bàn sớ, lo chẳng phải hợp với Thánh ý, nên đặt sớ trước tháp xálợi, đốt hương thỉnh cầu chứng nghiệm sớ đó, cùng xá-lợi phóng quang suốt ba ngày đêm soi chiếu liên tiếp chẳng dứt, mà đồ chúng của Tịnh ảnh vẫn chưa hài lòng. Lớn đã chế nên, trọn đều xua bỏ. Phàm, vọng thư đã ngự chẳng nhờ tải toại (vọng thư là trăng sáng, trăng sáng đã lên, hành giả chẳng cần cầm đuốc). Ế hiệu đã giăng, sao mong riêng rưới (Ế hiệu là mây sấm, mây sấm đã giăng, nước ngọt đượm thấm khắp) mà nhà của cửa nẻo, hoa công đặc cử (ảnh trăng tuy tỏa mà lan công còn chiếu), Lão của trại vườn, dây bồn đều rưới (rau lá căn tánh chẳng tưới). Vì ánh sáng xa chẳng rọi hóc hẻm, chợt mưa chẳng ướt tới gốc, mỗi mỗi chỉ lợi làm tốt đẹp. Bàn nghị lấy xa thì văn cú thích đáng, dài thì nêu rộng đủ. Học là đàn tốt đẹp, gồm thiện mà cầu đến, chẳng vì cảm linh, được Diên mà phế bỏ Viễn (Địch là bàn hặc. Bắc Viễn và Đàm Diên đều soạn Niết-bàn kinh sớ, Đàm Diên thì văn từ rộng đủ, Tuệ Viễn thì ngôn từ giản đáng, về sau phần nhiều lưu truyền bản Sớ của Tuệ Viễn, chẳng dùng bản sớ của Đàm Viên, vì có điềm linh phóng quang. Nên xưa nói: Tuy có trí của khế bình mà giữ chẳng nhờ đồ vật (Đỗ Dự nói: Khế Bình trí nhỏ, tuy chỗ trí nhỏ giữ chẳng thể nhờ người). Đó tại pháp nghĩa khéo. Nay có hành sự đều chuộng Trung Thiên làm tốt đẹp. Tiếng Phạm đều lấy kinh mới dịch làm chánh. Rõ ràng vua các nước khắp năm xứ Ấn-độ chế tác mỗi khác, huống chi năm tháng đời phong tục xưa nay trị loạn. Vốn là, đấng Đại thánh hễ đến nước nào đó, nhân việc mà diễn giáo, đâu được đồng luật độ một lượng cân kia (lượng là đấu, cân là xứng). Nên do-tuần Câu-lô-xá, xa gần nói khác nhau (tám Câu-lô-xá là một do-tuần, hoặc nói mười sáu dặm, hoặc bốn mươi dặm. Xa gần chẳng đồng nhau). An cư trị nhuận, dài ngắn có nhiều loại (An cư có bảy, tiền an cư là từ ngày 1 tháng 0. Trung an cư là từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 05. Hậu an cư là từ ngày 1 tháng 05, phân bốn tâm niệm đối thú quên thành cập giới. Cập giới có bốn thứ: Một chân cập giới, hai chân chập giới, một chân cập lam, hai chân cập lam, cùng với trước thành bảy loại. Đối với năm chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Thức-xoa, Sa-di và Sa-di-ni. Tiền an cư, năm lần bảy thành ba mươi lăm. Hậu cũng ba mươi lăm, thành bảy mươi. Trung an cư, chỉ có tâm niệm đối thú, hai hai năm mươi, cộng thành tám mươi, An cư tâm niệm, nghĩa là riêng ở một mình không người tác pháp. Đối thú như thường, quên thành chợt quên, cho đến ngày mười bảy muốn rõ mới ghi nhớ cũng thành an cư. Trung an cư chỉ một tháng nên không có pháp này. Cập giới v.v… nghĩa là từ ngoài đến, chưa nói đến chùa, một chân vào cũng được) mà người đi chưa nên thấy khắp, người đến sao không ít biết. Tại sao muốn đem một đời để định giáo của Bậc thánh muôn phương ngàn xưa ư? Kinh nói: Nếu người sống trăm năm chẳng hiểu pháp sinh diệt, chẳng bằng sống một ngày mà được hiểu rõ. Có vị Tỳkheo được thầy dạy liền tụng rằng: Nếu người sống trăm năm chẳng biết con Hạc nước già, chẳng bằng sống một ngày mà được thấy nó. Anan nghe vậy than thở đến đính chính, mà vị thầy kia không dạy đệ tử mình sửa đổi. Thầy là không ai lớn hơn Phật, về sau các người học, đều coi thầy m,ình là thầy, chẳng nương Phật làm thầy, nên có gom nhặt lời tương tợ, giữ lại tục chưa giúp đỡ, bỏ kinh tượng mà trước tự tánh, nói: Là Tông giáo của tôi, (như bậc sĩ ngôn cú). Nhà giải thích đó, đều xét lấy sớ luận, phát từ đoán lý, chẳng hề dùng kinh. Luyện chung việc đó, bảo: Tôi nhận thọ đó ở thầy tôi (nghĩa là nhà giảng nói. Thầy là có thể học của nhân, chẳng giữ sở học đó (phát minh ở thầy, biến thông do mình) chương cú có thể dùng làm nôm lưới chẳng phải giữ đó làm nôn lưới (nôm dùng để bắt cá, lưới dùng để bắt tho). Vì vướng học bít văn, có người đến chỗ đó (chẳng dùng văn hại ý). Bồi thần trung với chư hầu mà chẳng tin ở Thiên tử, thì vương hóa đánh nhau, gia lão trung với Đại phu mà chẳng tin ở chư hầu, thì cung thất nguy vậy (đó do bỏ văn kinh mà chấp chương cú). Nên đảng là hại trên vậy, mà kia chẳng phải nhân biết đảng đó. Chỉ nghiêm ái gìn giữ ở khoảng đó, danh dự lợi dưỡng còn ở trong đó, tổn đảng thì chỗ được chẳng ở mình. Xưa kia, Điều-đạt do năm tà mà rơi vào lửa dữ (Điều-đạt do năm tội nghịch mà đọa vào địa ngục) ở Tây Vực còn có người thực hành theo giáo đó, há chẳng phải trên biển có mùi hôi (mùi hôi dưới nách, nay gọi đó là mùi quạ) còn chẳng ở riêng, thật có mến mộ loại ấy vậy. (Người đều có bè đảng). Thiên tử kỳ kỳ dung dung (kỳ là kính, dung là dùng). Tiểu nhân ghét thiện, hẳn đảng rất lắm, (ghét điều thiện là đạo của bè đảng ác). Phàm là đời nay đều ẩn chẳng có khả năng đó, mà đối khả năng đó ác hơn mình mà tốt chẳng bằng mình. Phàm, vội vàng ở chẳng bằng mình là như khoe đen vàng với kẻ mù, đùa vui cung vi với kẻ điếc, chỉ luống nhọc. Nếu đem nhìn ly lũ nghe Sư Khoáng (Ly lũ trăm bước nhìn Thu nữ, Sư Khoáng nghe tiếng biết Hưng phế) thì kia có chỗ rõ, tôi được tất cả. Nên cao nghị Kỳ-đàm phải như đục tối mở cửa, sẽ có chỗ thấy. Còn việc khen chê chẳng nịnh, sùng tiếm khắc hiển (sùng là trọng, tiếm là phế, khen chê chẳng theo ở đời, đáng gọi là quân tử). Khắp đời như vậy đó, có chỗ nói là không đúng, khắp đời chẳng như vậy đó, có chỗ nói là đúng (chúng xấu sẽ xét, chúng tốt sẽ xét), như Vệ Linh Công hôn thắc, Trọng Ni lấy làm hiền quân, nhậm trí trao năng, chẳng mất xã tắc (hôn là mờ tối, thắc là ngầm ác, Linh Công tuy vô đạo mà chẳng mất, Vương Tôn Giả trị quân, lữ chúc Thi trị Tông miếu, Trọng Thúc Ngữ trị tâm khách, nên cũng lấy dùng người đó, được Phu Tử khen). Tạng văn trọng Uyên Tuệ, Trọng Ni cho là chẳng hiền, chẳng nhân chẳng trí, cả hai đến ở ba (tạng văn trọng có ba thứ bất nhân: Hạ triển cẩm, Thả nghịch Kỷ, Dối chức am, ba thứ bất trí: Phế sáu ải, tế viện cư, làm hư khí). Họ quản chín hợp làm công, giáng làm tiểu khí (Phụ Hoàng Công chẳng đến Vương Đạo, mà dùng Bá Thuật nên nhỏ đó). Tử Cống vì Lỗ Quân rớt ngọc gạt bỏ là không may (Lỗ Định Công mười lăm tuổi, Chu Ẩn Công đến chầu, cầm ngọc cao dung đó ngửa trông. Định Công nhận ngọc xong cho đó cúi. Tử Cống bảo: Dùng lễ mà xét, hai quân này đều có chết mất. Năm đó, Định Công băng, Lỗ Ai mới bảy tuổi, Chu Tử bèn trốn chạy, đều như lời đó nói). Do đó miệng là vườn từ, tâm là phủ trí, cất giấu là lăng của bất đức (Biều là vuông, lăng là nhọn, có trí là năng tròn), phát huy hoa của ngầm thiện mới đáng gọi là nhân luân bàn giám (bàn giám là gương soi). Thời nay, một kẻ sai lầm chẳng phải hòa là muôn kế, một kẻ lờn khen hòa là cũng muôn kế (tùy dòng theo khối là rất đông). Chỉ, chỉ là đều chẳng biết lý do thiện ác. Đó có môn bỉ tránh háo thắng, tự chẳng ẩn quát ngu thí đột kích bác (cho nên tập làm mâu thuẫn vì đồng bạn làm kình địch), như quái ném vào đá (quái là dùng cây dẫn đá, dùng kích đánh người, như chiếc lược ngày nay, chỗ gọi là ném bỏ) lấy làm năng bít địch cương trường, (âm dịch, đất ở biên giới) chẳng cớ chợt kỵ, ở chỗ chẳng cho thì chạy cắn chân, rất đáng sợ. (bè đảng tông đồ sinh ra hủy diệt lẫn nhau gọi là ác ấy muốn đó chết). Phàm Hoằng Nghệ là không hẳn răn, tinh thức là khó làm hòa hợp. Hoằng thì thời chẳng vì cần yếu, tinh là người ác đò xét (có hạnh của cao nhân, nên bị chê trách ở đời. Có lo nghĩ riêng là hẳn là kiêu ngạo đối với người). Chỉ chẳng thể dùng đó mà chẳng làm. Nay huyên học đồ (Huyên là loài nhỏ bay) đối với Sớ Luận Thiền Pháp đều kém người mà hơn mình, vì chỗ mình chưa nghe gọi là chưa nghe của người, vì chỗ mình chưa biết gọi là chưa biết của người, chẳng từng xem xét các bậc thầy, quyết rành chỗ đó chuyên. Vì vậy làm được chút thiện mà người ngu chẳng làm, trông khi đó thì đầy không lấy làm thêm (lộng lưới ở hạng người quê kệch, trống quạt hướng đến trong người ngu). Người mộng khi thức mới biết là mộng, người mê ngộ rồi mới biết là mê. Vừa khiến chánh xứ, ở trong mê mộng, người cho rằng mê mộng thì sẽ cấu tra ( cấu tra là giận mắng). Xét qua chỗ chế soạn, ít có chánh ở Danh lý, như Tục Cao Tăng Truyện nói: Oanh võ chết gọi là diệt độ, đạo pháp mất, đời gọi là ngồi hóa trong định (tất cả tâm định không có tử sinh). Thập Công mất gọi là Hoăng (Thiên tử gọi là băng, như trời đất sụp đổ, chư hầu gọi là Hoăng như tiếng núi đổ. Nay hoặc sánh Thập Công với chư hầu). Huyền Trang đại xả sám, gọi đó là xả đọa (đọa là tên tội, đó là ba mươi Ni-tát-kỳ, như cất chứa y mười ngày nên hai người đối tay giả xả, gọi đó là xả, nếu quả mười ngày chẳng xả thì kết tội Ni-tát-kỳ, gọi đó là Đọa, nên nói là xả đọa. Nay xả tài sám hối, chỉ có thể gọi là xả sám). Bởi lưu tục cạn nhầm, chẳng kỵ bàn nói. Trọng Ni nói: Quân tử đối với lời đó không chỗ cẩu mà thôi (cẩu là cẩu thả). Nên Vệ Quân đợi con mà làm chánh. Tử bảo: Đúng vậy, chánh danh ư? (Vệ Linh Công vời Phu Tử, Tử Lộ hỏi: Nếu Phu Tử đến đất Vệ thì sẽ thực hành điều gì trước? Tử đáp: Trước là chánh danh của muôn vật, danh chẳng chánh thì lời chẳng thuận, lời chẳng thuận thì sự chẳng thành). Linh cán giảng kinh Hoa Nghiêm, soạn Hoa Nghiêm quán, lúc sắp tịch, nhạc trời đến đón rước, Linh Cán từ tạ chẳng muốn đi, chợt thấy nước lớn tràn đầy ngồi trong hoa sen. Kia truyền là như chẳng đạt, phàm, cung trời cũng ở trng Hoa Tạng (ý người nói là Linh Cán chẳng muốn sinh lên cõi trời, phải sinh về cõi nước của Chư Phật, thì chẳng thấu đạt Hoa Tạng bao gồm pháp giới há không có các trời ư? Bởi người truyền sai nhầm). Đàm vinh có vị Tăng hành đạo, thấy bảy Đức Phật trong ánh sáng, bảo rằng: Đó là Phật Phổ Quang Minh ở kiếp Hiền, nay dùng trăm kiếp tu tướng tốt, chân hóa cầu đó, như thật chưa được (sau Thập Địa mãn tâm Kim Cương định mới trăm kiếp tu tướng tốt, ngàn kiếp học oai nghi Phật, muôn kiếp học hóa hành, v.v… nếu là chân thân thì đâu cho kẻ phàm thấy, nếu là hóa thân thì sao có thể tu tướng tốt). Việc chẳng đáng ghi, lời chẳng phải là điển, đâu nhọc giản độc ư? (Sự chẳng y cứ theo xưa thì đâu đáng để biên thành truyện). Vì vậy, đại biện thì không lời, lời thì dẫn ý, ý thì có chỗ về, nên thấu suốt nhỏ nhiệm mà nói cốt yếu, hết từ mà chỉ kín mầu, đối với điều lừa dối thì không ghi chép(như lời tựa Tục Truyện nói: Pháp Tấn thực hành Thủy quán, người nhà lấy củi, thấy trên giường dây có nước trong đẹp, múc hai thạch đặt ở đó, chiều Pháp Tấn trở về cảm thấy đau lưng v.v… Đây là sai nhầm rất lắm. Vả lại, thực hành quán thì độc ảnh cảnh, chỉ là giả tưởng, nếu khiến người khác thấy thì thuộc về tánh cảnh. Đây là bàn nói của Tuyên Công Mạnh Lãng). Chấn động ở đời thì ghi, đó gọi là Táng Chuẩn, đối với Nho Lão cũng vậy. Nếu là bình nay xưa thật chẳng giấu, chẳng thể lấy tôn nghiêm xưng, chẳng thể vì Ty nhục phế, chẳng thể vì thân hậu đảng, chẳng thể vì chê bai mà ngược lại (hễ viết sử: Một là tài, hai là học, ba là quán, tự chẳng phải hạng huân cô nam sử, chớ phải nhậm đây). Kia ba Hoàn của Lỗ (Quý Tử, Trọng Tôn và Thúc Tôn đều là con cháu của Lỗ Hoàn Công) nhận biết đâu bằng Nhan Mẫn bảy hiền của Hán (dòng tộc của kim trương bảy đời quý thạnh, Tả Tư nói: Kim Trương dẫm nghiệp cũ, bảy đời đeo Hán điêu) tài đâu vượt qua Dương Mã (Hương Hùng tự là Tử Vân, thuật kinh Đại Huyền, Pháp Ngôn, Phương Ngôn ,v.v… Tư mã Tương Như tự là Trưởng Khanh, soạn văn Phong Thiền, Văn Phú v.v…) có con xem hòm cây ngô đồng bốn tấc, biết chết mà chẳng muốn chóng mục nát, bói thương dẫn thi nhân hứng vịnh phát ra lời than của Khởi Mâu (Khổng Tử nói: Khởi Mâu là Thương), từ kim ngôn hà tốt, soạn thuật nhiều môn, Quảng bản, lược bản, Danh nghĩa chẳng đồng, Đơn dịch trùng dịch, có không sai khác (Tạng kinh có một dịch gọi đó là đơn, có vài ba trở lên gọi là Trùng dịch). Nên Đại Thánh khiến nương nghĩa chẳng nương ngữ, đây là sự soạn thuật của các bậc tiên kiến. Phật có tám âm bốn biện (tám âm: một là Thanh tịnh âm, hai là Nhu nhuyến âm, ba là Hòa thích âm, bốn là Đế liễu âm, năm là Bất nữ âm, sáu là Bất ngộ âm, bảy là Thân viễn âm, tám là Bất kiệt âm; Bốn biện là: 1/ Pháp vô ngại biện, 2/ Từ vô ngại biện, 3/ Nghĩa vô ngại biện, / Tổng trì vô ngại biện). Vượt hẳn các hữu, duệ tâm xung chiếu, linh cáo chân nhã, mà người dịch dẫn tình cạn dễ, chương cú lậu mạn, đến nỗi khiến các hàng Tấn thân Phùng dịch (Tấn là cấp nón, Thân là đai lớn, Phùng dịch là Đại tụ nho phục) cùng trông lại ý có chỗ chẳng đúng (vì từ ngữ đó chẳng phải Điển Nhã, như An Thế Cao) khoảng đó thì có nhặt vỗ phần tố, gọt giũa văn tự, nói quá dẫm tục (như Trúc-Pháp-Hộ, Chi Khiêm, v.v… dịch các kinh, văn hoàn toàn như thể soạn thuật). Lý trái tinh mật, rất mất cách ngôn của bậc thánh, Khó vậy thay! Xưa nay tuyên dịch, đều suy tôn môn hạ của Thập Công chất văn phồn giản, nhã được chỗ đó, mở quyển thuộc vậy, xót thương Phong xưa. Thường đặt để ý ở người dịch là y cứ bản Phạm hay y cứ chuốt gọt ư? Như phẩm Pháp Sư trong kinh Pháp Hoa, La-thập chẳng ghi ở đầu, phẩm Phổ Môn thì xà-na tiếp dịch ra phần cuối (ở đây văn kinh Diệu Pháp Hoa thiếu, văn Chánh Pháp Hoa và Thiêm phẩm đầy đủ), trong đó cũng có lầm làm văn, như Chân Đế phiên dịch Câu-xá, nói: Thấy pháp có thì chẳng đắc. Huyền Trang dịch ra Bà-sa, thêm mười sáu chữ (đại Tỳ-bà-sa, chỉ có chỗ dịch Câu-xá của Tam Tạng Pháp sư Chân Đế trên, thêm văn đó gồm mười sáu chữ). Cho nên biết, lời chẳng gọt giũa, chỗ ấy chưa khế hợp. Đạo An lấy ba chẳng dễ năm lỗi lầm, rõ ràng phê bình phiên dịch, khéo diệu tận cùng tinh tế then chốt (vì Văn Phạm khó hiểu, Thánh ý sâu xa, từ chỉ nhã đáng, đó là chẳng dễ. Chẳng khéo Thánh chỉ chương cú lọt mất, ngôn từ hoang uế, là lỗi lầm). Đời sau chẳng thể nghiên cứu ý chỉ đó. Báu làm cân, độ lấy làm từ, chẳng do trung sinh như chẳng nghe (sinh là nhìn thẳng, vì xưa phiên dịch văn kinh chẳng nhuận, bèn chẳng thể xét cứu, nhưng không có chỗ ngộ giải, như chỗ An Thế Cao phiên dịch). Vả lại, Nho là giáo của xứ này, từ Khoa Đẩu làm hai Triện: (Xưa có sách khoa đẩu, về sau có Đại Triện tiểu triệu. Chu Tuyên, Vương Thái Sử, Sử Lưu tạo Đại Triện, Lý Tư đời Tần, v.v… tạo Tiểu Triện, Trình Mạo tạo Lệ Thư,v.v…). Triện biến thành Lệ, lại trải qua thời Tần diệt văn có lẽ là sai thiếu (Thỉ Hoàng ba mươi tuổi, nhân các sinh, đều luận về việc nhà Tần, mới thiêu đốt sách chôn học trò, diệt hủy điển tịch của đời trước). Tam Hoàng Ngũ Đế lấy bỏ khác thuyết. (Có chỗ nói: Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Hoặc nói là Phục Hy, Thần Nông và Hoàng đế. Ngũ đế là: Thiếu Hạo, Hiên Viên, Đế Khốc, Nghiêu và Thuấn). Lỗ Luận, Tề Luận, thứ lớp các thiên đâu nhất định (Lỗ Luận hai mươi thiên, Tề Luận hai mươi thiên, khoảng đó thứ lớp lại chẳng đồng). Lễ ký cùng Xuân Thu, Ai Công viếng điếu Khổng Tử, thêm bớt ai phải (Khổng Tử chết, Lỗ Ai Công đến viếng điếu. Lễ truyện văn đó sai lẫn nhau) Gia Ngữ với Đàn Cung, Trọng Ni trao đàn cầm khảng khảng thiết thiết, văn đó đâu đồng (Đã Tường mà cầm, Lễ Ký, gia ngữ, văn đó chẳng đồng). Nên chỗ lãnh của Mạnh Trang, mất lời lấy ý (Mạnh Kha tự là Tử Dư, viết sách mười bốn thiên, Trang Chu viết sách mười quyển, đều là ngụ ngôn lập ý, chẳng thể chấp văn chất nghĩa). Chỗ Mã Trịnh ghi chú, văn tự sửa đổi lẫn nhau (Mã Dung tự là Quý Trường, người ở xứ Bắc Hải; Trịnh Huyền tự là Khang Thành, cũng người xứ Bắc Hải, đều ghi chú Thi Lễ Luận Ngữ, đều có chỗ khác nhau). Huống chi năm xứ Ấn-độ khác ngữ, các bộ tông trái (có sáu Tông mười một bộ khác nhau. Lại Đại Tiểu thừa không tánh đều khác nhau). Từng gặp hạng vô đạo (thời Chu Ngụy hủy diệt) kinh vị khó riêng, dịch Phạm thành Hán, đó có thể một ư? Phàm dùng thủ đánh chuông (thủ là trúc nhỏ) chẳng tận cùng âm vang đó. Dùng ống rỗng lén nhìn trời chẳng đạt bờ mé. Đem phàm đạt thánh, sao rõ suốt sâu mầu đó, nhưng chẳng thể chẳng y cứ lực của thủ, nghe mà hòa đó, theo bờ của ống rỗng để xét ngằn mé, dốt hết suy nghĩ của phàm, tinh rành nghĩa lý, mà bậc sĩ của truyền pháp ghét chỗ sâu xa của nhầm lẫn, vì tin thực chí đạo chẳng người của thiên (thấy sự mênh mông của văn tịch, thấy đồng khác của các bản, khiếp sợ mà chẳng nghiên cứu, đây là tệ của người học). Kia dùng dao trụ côn đằng (côn là đeo, đằng là vá, cái gọi là đánh kinh ấy). Phát ra từ miệng vàng làm văn định. Đùa vui giũa gọt làm lỗi kinh điển đó, chê cười thảo luận là Thế trí biện thông (đây là kẻ sĩ của truyền tâm, lấy giảng giải là làm lỗi của mê đắm vị kinh điển, thảo luận là có bệnh Thế trí biện thông). Trọng Ni nói: Quân tử vị chỗ chẳng khả năng đó mà sợ người (vì tự mình chẳng có khả năng mà kính người có khả năng). Tiểu nhân vì chỗ chẳng có khả năng đó mà chẳng tin người (tự mình đã không khả năng, mà lại chẳng trọng chỗ hiểu biết của người). Nên quân tử nuôi lớn người có tài, tiểu nhân thì ép người để lấy hơn, mà ở đời có ẩn vết nép sẹo, trang bày trí, trùm đậy xấu xa, trộm Hư dự của Huyền tượng, giữ kín tình tối để tự lừa dối (vốn chẳng phải uẩn thức, bèn gọi là sư tượng, tình nhiều võng mạo, thường sợ nêu lên nghiên cứu). Đặc chẳng biết khát, cực thì uống nhiều, nghi sâu thì ngộ xa, kia là tiếm phu (các gọi là phu của tiến dịch). Hoặc nói: Khơi vết của tiền hiền, thì vật không vết ở giáo (vì giải thích thẳng chân lý thì đối với vật không kẹt, lấy đây bài xích tiền hiền). Nhật thì chẳng như thế. Thần Nông biện trăm cỏ chẳng phải muốn đưa ngươi đến chỗ thuốc độc, Kỳ-bà bàn nghị giam thạch, chẳng phải gọi là bại người ở ngũ tạng (Phật nói kinh chẳng phải muốn người đọa) chẳng lẽ Nam Hoa ngạn cơ Khổng, thì nhà nhà không có sáu Điển (Trang Chu chẳng thực phải ở Chu Công Khổng Tử, sáu kinh hà chẳng hành ư). Ban thư bình mã sử thì nhà nhà không sử ký ư? (Ban Chu Hán Thư chẳng phải Mã Thiên Sử Ký). Xưa kia, Thiên Thân soạn Câu-xá, Chúng Hiền soạn Bão mà chẳng đúng. Thiên Thân đổi tựa đề là Thuận Chánh Lý, hai luận đều mở mang, khiến kẻ phàm phu lại khơi tìm ngay thẳng bỏ mờ tối, nói rành tinh thô mà lấy bỏ (Bồ-tát Thiên Thân soạn luận Câuxá, Luận sư Chúng Hiền soạn luận Câu-xá Bão để bẻ dẹp, như mưa bão làm hư lúa mạ, đến công kích Thiên Thân, Thiên Thân đều lánh đó mới gởi trình chỗ soạn luận, Thiên Thân xem đó, đều thuận nghĩa của mình, do đó sửa thành luận Thuận Chánh Lý).

 

XII. NGHIỆM VỀ BÁO ỨNG

(Nói về nghiệp thiện ác báo ứng chẳng sai lầm).

Làm thiện thì trời ban trăm thứ tốt lành, là giúp đức (Hoàng Thiên không thân, chỉ có đức là giúp). Làm điều bất thiện thì trời giáng trăm tai ương, dốc dâm (dâm là lỗi, trời là phước thiện, họa là dâm). Nên, thuận lý, khác loại sinh ái, huống chi là Thánh hiền ư? (Như Rồng thần khâm phục v.v…) nghịch lý vậy thì chí thân còn dấy binh, huống chi quỷ thần ư? Trang Tử nói: Làm điều bất thiện, ở trong sự hiểu rõ, người biết được mà giết. Làm điều bất thiện ở trong mời tối, quỷ biết được mà giết. Thi nói Nghiệt của Hạ Dân, chẳng phải giáng từ trời, nói do tự mình (họa vốn không có cửa, chỉ người tự vời lấy). Trọng Ni bảo Ai Công rằng: Còn mất, họa phước do mình mà thôi. Chu Tụng nói: Sợ oai của trời, ở thời giữ đó. Cháu của vua A-dục ở Tây Vực là Phất-sa-mậtđa, xuống dưới sân bàn luận rằng: Tôi làm sao lưu danh lại chẳng mục nát ư? Các quan bảo: Phải như Tiên vương xây dựng tám mươi bốn ngàn (8000) ngôi tháp, không như vậy thì ngược lại, danh tuy có tốt xấu mà đều chẳng mục nát. Vua bảo: Ta không có oai đức để tiếp nối Tiên vương, phải xây dựng lời bàn luận sau, bèn xem thường lời dạy răn của Hoàng Tổ, … kỷ của Dịch Di luân (Di là thường, luân là lý, là lý của Đế vương thường thực hành hằng ngày). Đốt pháp dơ (âm bị) tháp kiền lưu thích chúng (kiền lưu là giết), trời sầu người oán, chẳng biết làm sao tàn khốc, tuy có Thánh hiền mà chẳng thể trái. Lên núi Nam kia, tự cầu khỏi hại, bạn của dứt tâm, máu chảy thành sông (giết hại đạo nhân). Đầu chùn kiêu mục đích là thưởng, phủ không có ngày trống, chính phú do đó mà cạn kiệt (mưu bàn có được đầu của chư tăng là thưởng cho Vua càng tức giận, lại bày giết ngược, dẫn sư đến tháp răng Phật, chết dưới núi Đồi Sơn. Vào đời Hán Hoàn Linh, Phạm Kim làm tượng Phật, gặp lúc nước loạn, để lại hố lấp vùi hoang. Ngô Tôn Hạo sai Vệ binh sửa vườn cấm, họ gặp được, bèn khiến đặt ở nhà xí, ngày mồng 08 tháng 0, đái trên đầu tượng (tiểu tiện) mà bảo: Rưới đảnh cho ngươi . Vua tôi cùng nhau cười vui. Bỗng chốc khắp thân thể sưng bỏng, chỗ kín rất đau, độc thống năm chỗ bên trong, tiếng ai thương vang tỏa bên ngoài. Sai người bói quẻ, đều cho là vì xúc phạm Đại thần. Tôn Hạo mới chạy khắp các vị thầy thuốc nổi tiếng, có thêm mà không bớt. Người trong cung tin Phật, bảo đó là Phật, Tôn Hạo bèn thỉnh tượng đi tắm rửa, sớm tối di úy (Di là kính), cúi tảng gõ trách (trách là giường. tảng là trán. Nghĩa là dập đầu xuống giường), tỏ bày tội trách mình, mọi người chung quanh nghe vậy, xót xa rơi lệ. Trong gây lát (có đỡ phần nào). Dốc tâm nghiêm khiết trai giới, sau mới yên vui. Ngụy Hạ Hách liên Bột bột Hung nô, chiếm cứ Sóc Hán, giăng cờ Rồng, vận phục Đế vương, tôn cao đức mình, mờ tối Đạo của bậc thánh, bảo: Bột là Phật; Ta là Phật đây, bày tượng Thánh ở sau chỗ ngồi, khiến các Sa-môn chầu nhóm lễ bái mình. Trời phạt kẻ có tội, nổi sấm sét đánh chết. Nên sấm là linh vật, tựa linh khí để làm oai (Vương Sung Luận chép: Sấm là khí âm dương xung đột nhau mà làm tổn hại vật, nên Dương khí cực mà sinh ánh sáng v.v… nhưng sấm có Thần, là sứ của trời, gìn giữ sự nghiêm tịnh, giận ghét kẻ xấu ác, nương khí dương mà hành, tựa mây mưa mà động, mùa đông thì tàng trữ sâu độc, dùng khí Dương thâu tàng đó). Phàm khí âm dương, buông thì an mà tỉnh, chứa thì ùn mà giận, có lúc ghét xấu ác má rung chuyển nơi cây đất để cảnh răn mọi người. Đối với đó mà chẳng kỵ thì tứ hại (tứ là buông phóng, kỵ là sợ. Nếu đối với nhìn không hề kỵ sợ, thì sẽ nhanh chóng hại đó). Đời Tống, Tạ Hối trấn tại Kinh Châu, gặp Sa-môn Tăng Xướng xây tháp trong thành, thế đất hẹp trũng, tự thân lo liệu. Hậu lao tửu thực, khiến buông lung oai dũng, trống nghiêm răn oai, không ai dám chẳng tiến tới trước, khua đánh đả hoại (đa là rơi đổ, còn gọi là hổ. Hoại âm là quái, là cố hoại, không tổn mà riêng hủy hoại). Khám tượng rơi đổ, bỗng chốc có gió bão, đầy trời mây mốc làm mờ tối đất trời, khiến lạnh cả gan mật. Tạ hối bị bụi đất lấm thân, dùng tay phủi bỏ, mà da dẻ theo tay rơi, tan vỡ lỡ loét, khắp thân không còn dáng mạo da thịt. Cuối cùng vì phản mà gia tộc bị giết chết (Tạ Hối tự là Tuyên Minh, người ở xứ Dương Hạ quận Trần, dung mạo khôi ngô, khéo nói cười. Ở thời Văn Đế nhà Tống, làm tướng quân Lãnh Quân ở Kinh Châu. Mục Phản Triệu Đàn Đạo tế xét đó, binh lính ở bến bắt đưa về Nghiệp đô, chém tại đô thị. Thời Chu Thế Tông, họ Sài dùng tượng Bồ-tát Đại Bi tại Trấn Châu để đúc thành tiền Chu Tông Nguyên bảo. Về sau, khắp thân thể họ bị lỡ loét mà chết, đây cũng thuộc về loại đó). Cho nên, tạo tội lớn là Thiên hạ chẳng điếu (Điếu là thương xót). Mới đầu giúp sức đó dẫn tràn họa đó, họa cùng cực thì đổi thay. Lúc đầu Sa-môn Pháp Mẫn hết lời can ngăn mà chẳng nghe, ( răn Tạ Hối), về sau vì đó mà soạn luận Hiển Nghiệm. Thời nhà Ngụy, Thái Võ lấy mũ trụ của khung lư (khung lư là phan phướn mà trướng) nhân nhờ thời vận, lâu sau có Hà Lạc (Đó vốn ở dưới núi Tiên Tỳ, ở đời làm Quân Trưởng, xưng là họ Thác Bạt, thời Tấn Võ dần thông trong nước. Đến lúc Hoài Mẫn bị Lưu Diệu giết hại, thì lúc đầu đóng đô ở Vân Trung, sau dời về Bình Thành, lại dời tới đất nghiệp. Đến thời Hiếu Văn Đế thì dời tới Hà Lạc, bèn đổi họ là Nguyên). Thôi Hạo chấp chính Tố truy y đến chỗ Thái Võ nói là: Phật hóa không ích lợi mà có thương tổn nhân dân, chẳng bằng phế bỏ là lợi lớn của nước nhà. Ngày khác dưới đài bốn phương như Trường An, năm khác có lệnh sau, nơi nào có Đồ tượng Sa-môn tất cả đều trừ dẹp. Từ đó chẳng được mùa. Thôi Hạo chuyển xác ấy (xuyết xa chế, văn trước đã giải thích). Thái Võ mắc bệnh dịch, mà pháp lệnh khoan thí (thí là buông thả). Đã dứt rồi trở lại (đến thời văn thành thì lại hưng thạnh). Trị quốc là: Lấy quan lớn làm tay chân, lấy quan nhỏ làm tai mắt (may mà được sủng ái thì gọi là bế). Chưa có chi khiếu tà mà thân thể chẳng bệnh hoạn, buồn thay mạng lớn chưa khuynh, chưa hề thỉ ngộ. Đã khuynh mà ngộ, phương mê nào khác (khuynh là nguy ách, mạc là không. Thỉ là trước, phương là chánh. Đến nguy ách mà ngộ, cùng chánh mà mê có gì khác nhau. Niên hiệu Hội Xương thứ năm thời Võ Tông nhà Đường, sa thải hủy diệt. Đến năm thứ sáu thì khắp thân thể bị ghẻ lỡ mà chết. Trước là lý đức dụ bày mưu, sau là Tuyên Tông bị biếm đày đến Nhai Xuyên mà chết). Nhưng có họ Tiễn Thôi, Thái Võ dấy khởi ở luận của Vô Ích (Đỗ Quang Đình soạn luận Vô Phật, cuối cùng mù cả hai mắt mà chết). Ý Thôi Võ lấy việc săn bắn, uống rượu, đam mê thanh sắc, đài tạ, khắc táng ở nước nhà (chỉ vì các thứ ấy làm tan nát nước nhà, chẳng vì hủy phế mà tan nát, bèn cho đó là vô ích), mà lúc đầu làm ích lợi đó ư? Tăng Tử nói: Người khéo làm lành, phước tuy chưa đến mà cách họa đã xa. Người chăm làm ác, hung tuy chưa đến mà cách họa rất gần. Đông Bình Vương đời Hán nói: Làm lành là rất vui. Tấn Lạc Quảng nói: Trong danh giáo tự có việc vui. Phàm, đó là chí ngôn, chưa hề chẳng phải không có ích lợi, mà chỉ là chẳng phải chỗ biết của hạng Hạ sĩ. Than là ở đời không người Hiền Trực Khiến Thôi như vậy. Mới đầu buông thả, vợ của Hạo vốn họ Quách, tụng kinh Bát-nhã, Hạo lấy kinh đem đốt ở chỗ hầm xí. Đến lúc sắp hành hình chuồng xe đưa đến phía Nam thành, mười người vệ sĩ tiểu dãi trên đó, tiếng kêu gào thét, nói: Đây là quả báo ném bỏ kinh. (Xuất xứ từ Lô cầu Kim Cương kinh Nghiệm). Luận chép: Kẻ tà kiến nhẹ lúc sắp chết tiếp tục làm lành, lành ấy tiếp tục (thiện là tâm tịnh tín, Đức tin là cội nguồn quả đạo, là mẹ sanh ra tất cả mọi công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành. Duyên lực dứt thiện là lúc đọa vào địa ngục tiếp tục, nhân lực dứt thiện là lúc chết đọa vào địa ngục tiếp tục). Tại Tây Vực, Luận sư Vô Cấu Xưng đến trước Tháp Chúng Hiền Cáo với u linh, thỉ hủy Đại thừa (thỉ là thề) phá luận của Thiên Thân. Nói xong, tâm phát cuồng, lười thè ra, chỗ ông chết, bỗng đất nứt ra và bị vùi lấp, mãi đến nay mọi người nhìn thấy, đều chúng chúng (chúng chúng là sợ hãi), ai có thể không thương ư? Sa-môn Tuệ Thiếu nghiên cứu học thuyết Tiểu thừa, tiếng tăm vang khắp Giang Hán, nghe tượng Vương Triết giảng Tam luận, chê bai rằng: Tam luận nói về không, mà người giảng chấp không. Sau đó, thì lưỡi dài ra ba thước, tai mũi đều rỉ máu. Bèn tinh 5 thành cầu sám bảy ngày mới trở lại như cũ. Có An Tuệ, vào niên hiệu Vĩnh Gia đời Tấn ở Lạc Dương, dùng lụa vàng viết tay một bộ Đại Phẩm thành một quyển gồm mười bản. Vợ của Chu Trọng Trí người họ Hồ mang một bản qua Giang Lăng, bị lửa hàng xóm thiêu đốt, chẳng kịp lấy kinh ra, chỉ buồn khóc như bệnh bỉ lửa đốt, bèn ở trong tro tàn tìm được kinh không tổn khuyết một chữ. Sùng tà là dập đầu mà tin. Bản kinh ấy đến đời Lương Võ còn cất giữ tại ngự các, lúc gặp loạn Hầu cảnh thì không biết lạc ở đâu. Kinh Niết-bàn bản Bắc đời Tống (do Trở Cừ Mông Tốn dịch) mới đầu lưu hành tại Nam Đô; Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán, Tạ Linh Vận chú sớ bản đó ngôn từ mở rộng, nương bản Nê-hoàn lại thêm nhuận sắc, sữa chữa giải thoát (tức kinh Niết-bàn bản Nam). Ban đêm Tuệ Nghiêm mộng thấy vị Thần cầm gậy sắt, màu đỏ lớn tiếng hỏi tội, bèn kinh ngộ mà sanh lolắng, toát mồ hôi hoảng sợ, nhòm họp cùng bàn luận, muốn tìm lại bản trước. Các vị thức giả cản ngăn, bảo là: Đây là vì muốn răn người sau, nếu như cẩu thả trái ngược đâu cho tức thời mới cảm. Ngày khác, Tuệ Nghiêm lại mộng thấy nói: Ông do mở mang kinh điển rất tinh chí, sau này sẽ thường thấy Phật. Cuối đời Tấn, có Hồng Dự đúc tôn tượng trượng sáu. Hồng Dự bị bắt giam nơi phủ Thừa tướng, trì tụng kinh Quán Âm, mộng thấy tượng đưa tay xoa trên đảnh đầu, bảo: Có sợ chăng? Hồng Dự đáp: Tự nghĩ sẽ bị chết, sao không sợ được. Bèn thấy trước ngực tượng mầu Đồng tan cháy sôi sục. Đến lúc sắp hành hình, gặp phải xe trâu của giám quan bị hư, lại hẹn ngày khác, có lệnh từ Bành thành đưa tới, tội của Nguyên Dự (Bành Thành là Tống Võ, Nguyên Xá). Tỷ mở khuông tượng trước ngực đúng như điềm mộng (tỷ là kịp, tiêu là vọt). Thời Đông Ngụy, Cao Hoan làm Thừa tướng, có người cháu là Kính Đức, người phu dịch của lính nhà đến trấn nhậm biên cương, tạo tượng Quán Thế Âm bằng đá, chí thành không hai. Về sau, Kính Đức bị liên lụy bởi tội của kẻ khác, thật phải tử hình gần tới lúc hành hình, lúc sáng sớm có vị tăng bảo rằng: Ta trao kinh cho ông, đến giờ Ngọ chỉ tụng đủ ngàn biến thì khỏi. Vừa nói xong vị tăng ấy bèn biến mất. Kính Đức nghĩ mắc phải thân họa, nên chí thành trì tụng chẳng biếng lười, vừa đủ thì pháp quan đến hành hình, giơ dao lên đều gãy, chỉ nghe xoang xoảng như tiếng vang chạm đá. Kính Đức bị cúc (cúc là cùng vấn) nói là không, tức tượng ứng ư? Quan sai đến nghiệm xét, cổ tượng đá quả nhiên có mấy vết. Họ Cao ghi chép kinh đó, mà Đề là Kinh Cao Vương Quán Thế Âm. Tôn Khanh nói: Thế của báo ứng, đều theo loại mà đến. Lời đó thật đáng tin cậy! Nếu người xưa nêu đức để ngăn ác, bày họa để hoằng dương điều thiện, khiến người chẳng cho ác là không thương tổn mà chẳng bỏ, chẳng cho thiện là không lợi ích mà chẳng làm. Chỉ nghiệp lý là nhanh hay chậm (thuận sinh báo, thuận hậu báo là chậm, thuận hiện báo là nhanh). Kỳ hạn của báo ứng ở xa hay gần, tình lự sinh ở dốc lòng hay không dốc lòng, tổn ích sai ở khinh trọng, mà số lành dữ thuộc về ảnh hưởng, nên lưới trời sơ sài mà chẳng lọt, âm phủ mịt mờ mà rất sáng. Vu Công cửa cao mà đợi đóng (Vu Công Định Quốc Trí Sử cao cửa nhà đó mà bảo người rằng: Tôi có trông coi ngục không riêng tư, con cháu sẽ hiển đạt). Nghiêm mẫu quét mộ mà đợi giết chết (Nghiên Diên Niên làm Hà Nam Duẫn hành pháp tàn khốc, người mẹ thường ngày quét mộ mà bảo: Con tôi hành pháp tàn khốc, tôi sắp đợi nó giết). Đâu sai lầm ư! Người cũng có nói: Gieo trồng chẳng thấy nó lớn, có lúc rất chỉ lệ, chẳng thấy khuyết, cuối cùng tiêu quyết sâu dầy đó (chỉ lệ là mài đá. Hành vi của người sẽ tự có quả báo, thiện ác hợp nhau, giống như hình và bóng, tiếng và vang.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10