LUẬN TẠP A TỲ ĐÀ TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Tam Tạng Tăng già Bạt Ma, người Thiên Trúc, Đời Lưu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Phẩm 5: HIỀN THÁNH

Đã nói về các phiền não, bây giờ nói về tu hành:

Mới đầu gọi thỉ nghiệp

Kế là đã tập hành

Tư duy người đã độ

Phải biết chủng thứ ba.

Ba thứ tu hành, nghĩa là thỉ nghiệp, hành đã tu tập và tư duy đã độ. Thỉ nghiệp nghĩa là bất tịnh chuyển, chưa từng được cảnh giới ý giải phần tư duy. Hành đã tu tập, nghĩa là thọ tự tướng, niệm xứ chuyển, chưa từng được căn thiện của phần quyết định. Trên đây phải biết là tư duy đã độ, vì đạo nhất thừa trên đây.

Lại nữa, quán bất tịnh cũng có ba loại tu hành, nghĩa là khởi sự từ ngón chân cho đến đỉnh đầu, bỏ đi ý giải tư duy da, máu, thịt. Đây gọi là thỉ nghiệp. Đối với vòng xương này, khởi tưởng không tạo tác, sinh ra cùng khắp đại địa. Lại quán bộ xương khởi tưởng không tạo tác, bộ xương kia sẽ lần lượt đối nhau, với trận gió to thổi đến đập tiêu tan thành đống tuyết. Đây gọi là hành đã tu tập.

Lược quán về bộ xương, lại đến thân mình. Nơi đối tượng duyên đó, thanh tịnh vắng lặng, chỉ quán một sắc. Đây gọi là tư duy đã độ. Như vậy cho đến tóm lược cảnh giới, phải biết căn thiện tăng dần, nên biết hết thảy phương tiện căn thiện khác cũng như thế. Đã nói tu hành, nay sẽ nói về pháp khác.

Hoặc sợ phiền não này

Xa lìa các Hiền Thánh

Chánh cụ túc như thật

Phương tiện nên khéo nghe.

Hoặc: Nghĩa là hoặc chủng, hoặc phương tiện, hoặc phân biệt. Này: nghĩa là thứ lớp chỉ bày phiền não. Phiền não nghĩa là nóng nảy,

bứt rứt, cũng lìa tất cả hữu lậu, chỉ vì lỗi phiền não như cơm độc. Thế nên nói lìa phiền não, gốc của mọi sợ hãi, là khởi các thứ nghiệp, các thứ sinh. Xa lìa: Nghĩa là thường diệt, diệt. Hiền Thánh nghĩa là nhóm chánh định: Bảy người và phàm phu chân thật. Chánh cụ túc như thật nghĩa là trụ nơi đạo chân thật. Phương tiện nên khéo nghe nghĩa là đạo phương tiện kia phải nhất tâm lắng nghe. Phương tiện là tất cả phương tiện của pháp thiện hướng đến giải thoát, khởi sự thực hành bố thí, v.v… không phải chỉ có đạo. Ba khổ ép ngặt thế gian không thể giác ngộ, vì muốn cho tu định.

Bắt đầu phần tự thân

Buộc giữ tâm cho định

Muốn buộc nơi chân thức

Vì tận trí tuệ oán.

Thỉ: Nghĩa là trước hết, phần tự thân là một chỗ trong thân mình, hoặc giữa hai đầu chân mày, với đốt sống mũi và ngón chân. Buộc giữ nghĩa là an lập trong duyên, khiến cho không tản mát. An lập chỗ nào?

Nghĩa là nhờ định lực của tự tâm nên khởi trí tuệ.

Hỏi: Vì sao phải buộc giữ như thế?

Đáp: Muốn buộc giữ ở nơi chân thức là vì tâm trôi lăn không dừng, nên phải buộc giữ trong một duyên. Vì nhất tâm, nên biết chân thật không loạn.

Hỏi: Vì sao phải buộc giữ trong một duyên?

Đáp: Vì cùng tận trí tuệ oán. Trí tuệ oán nghĩa là các phiền não, các phiền não đó nên dứt trừ, tuy quán thân người khác như quán tử thi. Khế kinh nói vì nhân xa kia, đây nói quán nhân gần. Lại nữa, vì thuận theo tất cả môn độ, nghĩa là quán phần thân xương trắng, thuận theo ba môn độ. Quán tử thi chỉ thuận theo một độ môn bất tịnh. Ba độ môn nghĩa là quán bất tịnh, an-ban niệm và quán giới phương tiện. Người tham dục kia dùng quán bất tịnh để độ. Người tư giác thì dùng an-ban niệm độ. Người kiến hành nghĩa là dùng quán phương tiện giới để độ. Như chỗ thầy truyền trao, tùy sự ưa thích mà tu hành. Quán bất tịnh, niệm an-ban (nói rộng trong phẩm Khế kinh), nay sẽ nói về quán phương tiện giới. Do vậy người ngu không chánh tư duy, che lấp tuệ nhãn, không quán pháp duyên khởi chân thật. Đã gieo trồng vô lượng pháp phiền não nghiệp đời trước, chứa nhóm năm ấm, khởi tưởng chứa nhóm, vì ngu hoặc nên trong phần duyên khởi tạo ra các tà kiến trói buộc, chấp ngã tạo tác, v.v… Hoặc lúc tu hành gần thiện tri thức, được nghe chánh pháp, khởi chánh tư duy rồi, có thể đối với thân mình dùng quán phương tiện giới các thứ lớp tánh của thân này, các thứ nghiệp, các thứ tướng nghĩa là sáu giới như địa, v.v… Địa giới kia vì thủy giới thấm nhuần nên không lìa nhau. Vì thủy giới được địa giới gìn giữ nên không chảy tan. Vì hỏa giới thành thục nên không ứ đọng hư hoại. Vì phong giới dao động nên được tăng trưởng. Không giới vì rỗng không nên thức ăn v.v… vào ra. Vì thức giới hòa hợp nên có chỗ tạo tác.

Lại quán thân này từ chân đến đầu, đầy dẫy các thứ bất tịnh nhơ nhớp, ghê tởm. Quán sát sắc này cũng như trận gió dữ thổi tan đống cát. Đối với pháp vô sắc, trước sau nối tiếp nhau, quán sát từng phần khác nhau. Người quán như thế, sẽ được hạt giống của môn giải thoát không, đối với sinh tử kia nhàm lìa không ưa, được hạt giống của môn giải thoát vô nguyện, đối với sinh tử không ưa thích rồi hướng thẳng Niết-bàn, được hạt giống của môn giải thoát vô tướng.

Nếu ở đây biết được tưởng không tạo tác rồi, quán tất cả hữu vi đều tan hoại, đó gọi là phương tiện giới viên mãn.

Hỏi: Quán như thế xong, lại còn gì nữa?

Đáp:

Phương tiện này ở thân

Tướng chân thật quyết định

Các thọ và tự tâm

Pháp cũng quán như thế.

Người tu hành kia quán bất tịnh, niệm an-ban, quán phương tiện giới, mỗi chỗ trụ xong, thân, thọ, tâm, pháp đều quán chân thật. Chân thật nghĩa là không điên đảo. Tướng có hai thứ: Tự tướng và cộng tướng. Sắc tướng là thân, bốn thứ lớp tướng và tướng tùy giác được tạo, là tự tướng của thọ.

Thức tướng là tự tướng của tâm. Pháp niệm xứ có nhiều thứ pháp, nhiều loại tướng khác nhau. Tùy tri là tướng tưởng, là tạo tướng của tư, so sánh như thế, về cộng tướng sẽ nói sau.

Hỏi: Niệm xứ này như kiến lập địa đại nên nói một, chia ra hữu lậu, vô lậu nên nói là hai. Phân biệt hạ trung thượng nên nói là ba. Tức phân biệt hữu lậu, vô lậu này nên nói là sáu. Phân biệt thân v.v… hữu lậu vô lậu nên nói là tám. Phân biệt chín phẩm nên nói là chín. Phân biệt thân v.v… hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc trong ngoài nên nói là mười hai. Chia ra chín phẩm hữu lậu, vô lậu nên nói là mười tám. Chia ra hạ, trung, thượng của thân hữu lậu, vô lậu phải nói là hai mươi bốn. Phân biệt thân hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc trong ngoài, hoặc nhàm lìa, hoặc không ưa, hoặc quán sát, nên nói là ba mươi sáu. Phân biệt chín phẩm hữu lậu, vô lậu của thân nên nói là bảy mươi hai. Nếu niệm niệm phân biệt, nên nói là vô lượng, vì sao chỉ nói bốn niệm xứ?

Đáp: Bốn đảo, bốn niệm, bốn thức trụ và ấm, vì bốn thứ tu đối trị, nên nói bốn thứ pháp tu trị bất tịnh, điên đảo tưởng là tịnh ấy nên nói thân niệm xứ. Đối trị tưởng điên đảo về khổ vui nên nói thọ niệm xứ. Đối trị tưởng về điên đảo vô thường là thường nên nói tâm niệm xứ. Pháp tu trị tưởng vô ngã, điên đảo tưởng là ngã nên nói là pháp niệm xứ. Như thế, các thứ các loại pháp khác tùy chỗ thích ứng nên nói.

Hỏi: Niệm xứ này làm sao để tròn đầy?

Đáp: Dùng hai nhân duyên tròn đầy, đó là hoại cảnh giới và căn thiện tăng. Hoại cảnh giới nghĩa là dùng sát-na cực vi nơi cảnh giới hư hoại tùy theo nghĩa ấy. Căn thiện tăng nghĩa là nương vào căn thiện trung, dựa vào đó mà được tăng trưởng, đây gọi là đầy đủ.

Hỏi: Vì sao trước nói thân niệm xứ, sau đó mới nói pháp niệm xứ?

Đáp: Vì khởi tùy thuận. Đức Thế Tôn nói ba thứtùy thuận: Tùy thuận khởi, tùy thuận thuyết và tùy thuận vô gián đẳng. Tùy thuận khởi nghĩa là niệm xứ và thiền. Người tu hành Vô Sắc, trước khởi thân niệm xứ, cho đến sau đó khởi pháp niệm xứ. Vì thế Đức Thế Tôn trước nói thân niệm xứ, sau mới nói về pháp niệm xứ. Phải biết thiền Vô Sắc cũng như thế. Tùy thuận thuyết nghĩa là nhân nơi chánh đoạn, như ý túc, căn, lực, giác đạo chi thừa. Một sát-na khởi tinh tiến đủ bốn chánh đoạn nên nói dễ. Pháp ác bất thiện đã sinh, phương tiện khiến đoạn, cho đến pháp thiện đã sinh, phương tiện khiến trụ, nói rộng như thế. Chánh đoạn như vậy vì chỗ tạo tác nên nói là bốn chánh đoạn, vì không phải tự tánh.

Tùy thuận vô gián đẳng nghĩa là nói người tu hành chân đế, trước nhập khổ vô gián đẳng, cho nên nói trước, nói rộng như thế.

Hỏi: Vì sao người tu hành trước khởi thân niệm xứ, cho đến pháp niệm xứ?

Đáp: Vì thô. Năm ấm thô là sao? Đó là bốn loại và ấm được tạo, cho nên trước quán thọ, tuy không phải sắc nhưng vì hành thô nên kế nói, nghĩa là tay, chân v.v… thọ nhận là tùy chuyển. Tuy tưởng hành ấm thô chẳng phải thức, mà hợp với Niết-bàn, nên đặt ra pháp niệm xứ, nên tưởng ấy rất vi tế, nên trước quán tâm, sau quán pháp. Tuy tất cả đều là pháp, tức đối với pháp tưởng tròn đầy nên kiến lập, thế nên nói một pháp niệm xứ, không phải pháp khác. Như trong phẩm Giới nói pháp nhập, ở đây cũng thế. (Tưởng mãn nghĩa là đối với tiếng là tưởng, đối với nghĩa đó gọi là mãn) Hỏi: Có bao nhiêu niệm xứ?

Đáp:

Ba thứ nói niệm xứ

Tự tánh cùng với cộng

Cũng gọi đó là duyên

Văn tuệ thảy cũng thế.

Ba thứ nói niệm xứ, tự tánh cùng với cộng, cũng gọi đó là duyên, nghĩa là ba thứ niệm xứ: Tự tánh niệm xứ, cộng niệm xứ và duyên niệm xứ. Tự tánh niệm xứ nghĩa là nói tuệ không điên đảo. Vì sao? Như nói quán thân thuận với thân, quán nghĩa là tuệ, niệm nghĩa là việc đã làm không quên mất, vì trao duyên, vì trừ lỗi tự tánh, nên nói niệm xứ. Cộng niệm xứ nghĩa là cùng một quả pháp với chánh tuệ. Như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo là pháp thiện chứa nhóm, nghĩa là bốn niệm xứ. Đây là thuyết đúng. Duyên niệm xứ nghĩa là tất cả pháp như đã nói: “Tỳ-kheo! Tất cả pháp đã nói về bốn niệm xứ, đây là thuyết đúng. vì thâu nhận đầy đủ, vì tóm lược duyên”. Cộng niệm xứ dứt trừ phiền não, không phải pháp khác. Tự tánh niệm xứ dù tóm lược cảnh giới, vì vật dụng, không đủ nên thâu nhận đầy đủ đạo dứt trừ phiền não. Duyên niệm xứ tuy bao gồm đông đủ, nhưng vì cảnh giới tản mát khắp, nên tóm lược cảnh giới đạo, dứt trừ phiền não.

Hỏi: Chỉ có ba loại niệm xứ này, pháp khác có như thế chăng?

Đáp: Văn tuệ v.v… cũng thế, pháp khác cũng có ba loại, đó là văn, tư, tu. Văn nghĩa là thường khởi ở danh, xứ, từ thầy thọ Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm. Tư nghĩa là hoặc tư xứ khởi, hoặc lìa tư. Tu nghĩa là hoàn toàn lìa danh mà khởi, như ba người học bơi: Mới học, học nửa chừng và học giỏi. Người mới học bơi gần bờ, người học nửa chừng, hoặc gần, hoặc xa bờ, người học thành thạo bơi xa bờ. Người thứ nhất ví như văn tuệ, người thứ hai ví như tư tuệ, người thứ ba ví như tu tuệ, tu tuệ có thể dứt trừ phiền não, vì lìa hẳn danh, và vì chánh định. Cho hai thứ vô nghĩa là không đúng. Vì sao? Vì hướng về tu tuệ, tu tuệ có đủ bốn niệm xứ: thân, thọ, tâm, pháp. Pháp niệm xứ kia dứt trừ phiền não, chẳng phải thứ khác vì cảnh giới chung, không phải thứ khác, vì cảnh giới sự, vì khởi pháp niệm xứ nên cũng không phải vô nghĩa. Pháp niệm xứ có hai thứ: duyên hoại, duyên không hoại, nếu tuệ duyên sắc là thân niệm xứ, nếu duyên thọ, là thọ niệm xứ, nếu duyên tâm là tâm niệm xứ, nếu duyên tưởng, hành và vô vi là duyên bất hoại. Nay sẽ nói pháp niệm xứ khác:

Nhập vào pháp quán chung

Đắc pháp tướng chân thật

Bốn này là vô thường

Không, vô ngã, phi lạc.

Nhập vào pháp quán chung, đắc pháp tướng chân thật, nghĩa là người tu hành nhập pháp niệm xứ của duyên không hư hoại. Tu mỗi niệm xứ, quán khắp tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp rồi, nhập pháp niệm xứ của duyên hoại. Sắc, thọ duyên niệm xứ, sắc tưởng duyên, sắc hành duyên, sắc thức duyên. Duyên ba, bốn, năm ấm như thế là pháp niệm xứ, thành tất cả thân, thọ, tâm, pháp niệm xứ. Một giác quán chung về độ, đó là thế nào? Bốn pháp này là vô thường, không, vô ngã, phi lạc. Do các hành như vô thường, v.v… quán chung tất cả pháp hữu lậu. Vì pháp kia mỗi niệm diệt, nên vô thường, vì lìa thường, v.v… cho nên không, vì không tự tại nên vô ngã, vì thật sự ép ngặt nên khổ.

Từ đây gọi là Noãn

Đối pháp giác mà sinh

Mười sáu hành cùng khởi

Quán sát bốn Thánh đế.

Từ đây gọi là Noãn, đối pháp giác mà sinh, nghĩa là người tu hành kia đối với pháp niệm xứ của duyên hoại lần lượt sinh căn thiện, gọi là Noãn.

Hỏi: Cảnh giới nào có bao nhiêu hành?

Đáp: Mười sáu hành cùng khởi, quán sát bốn Thánh đế, pháp hành của pháp Noãn ấy là mười sáu hành như khổ đế, v.v… Bốn hành của khổ Thánh đế cho đến bốn hành của đạo Thánh đế. Về nghĩa hành, ở phẩm Trí sẽ nói rộng.

Pháp Noãn kia sinh, pháp niệm xứ duyên ba đế tu hiện tại, vị lai có bốn. Một hành tu hiện tại ở vị lai có bốn, tự phần chẳng phải không tự phần. Pháp niệm xứ của duyên diệt đế, tu hiện tại tức vị lai này tu, không phải đầu tiên lìa ấm, quán đạo đắc tu duyên ấm. Một hành tu hiện tại, vị lai có bốn, tinh tiến nơi bốn niệm xứ duyên ba đế. Mỗi niệm xứ tu hiện tại, vị lai có bốn. Một hành tu hiện tại, ở vị lai có mười sáu.

Tinh tiến nơi pháp niệm xứ tu hiện tại duyên diệt đế, ở vị lai có bốn. Một hành tu hiện tại vị lai có mười sáu, tu căn thiện chưa tăng, tu hành tự phần, tăng căn thiện, tăng tu hiện tại, tu hành tự phần, không tự phần. Pháp Noãn là tuệ tự tại nơi pháp tùy chuyển, là tánh của năm ấm.

Noãn là sinh ra lửa Thánh trí. Vì Noãn là chủng nên nói pháp noãn.

Pháp này tăng trưởng rồi

Sinh Đảnh cùng với Nhẫn

Được pháp Thế đệ nhất

Dựa vào một sát-na.

Pháp này tăng trưởng rồi, sinh Đảnh cùng với Nhẫn, nghĩa là người tu hành chánh phương tiện, chánh ức niệm tăng trưởng, vì được thuận theo đủ mọi dụng cụ của nghiệp thiện nên pháp Noãn được tăng trưởng, kế là sinh căn thiện, gọi là Đảnh.

Mười sáu hành duyên bốn hành Thánh đế. Pháp Đảnh kia duyên bốn đế, duyên diệt đế, tiến thêm pháp niệm xứ, tinh tiến hiện tại tu ở vị lai. Có bốn, một hành tu hiện tại, trong vị lai có mười sáu. Bốn niệm xứ, tinh tiến duyên ba đế, mỗi xứ tu hiện tại ở vị lai có bốn. Một hành hiện tại ở vị lai có mười sáu.

Căn thiện này cũng là tánh của tuệ, pháp tùy chuyển của tánh năm ấm. Pháp Đảnh nghĩa là vì ở trên Noãn, nên nói là Đảnh, kém hơn Nhẫn gọi là dưới. Đôi khi Đức Thế Tôn nói: “Tín như vì Ba-la-diên nói”. Hoặc nói tuệ như vì các Tỳ-kheo trẻ tuổi nói việc thọ nhận ở nơi Đảnh này mà lui sụt gọi là Đảnh đọa. Noãn cũng phải có đọa, nhưng không nói.

Đảnh đọa nghĩa là do thường ưu não cho nên có, ba xứ khởi đại ưu não, như mất đi của báu lớn. Nghĩa là Phi tưởng Phi phi tưởng lìa dục, thối lìa dục của cõi Dục, và pháp Đảnh lui sụt gọi là tánh không thành tựu. Người tu hành kia đối với chánh phương tiện này thành tựu căn thiện của Đảnh, tăng tiến sinh đế thuận nhẫn, mười sáu hành duyên hành bốn đế, và pháp niệm xứ tinh tiến tu hiện tại, ở vị lai có bốn, một hành tu hiện tại ở vị lai có mười sáu. Nhẫn nghĩa là đối với bốn Thánh đế kham nhẫn dục lạc. Noãn, Đảnh cũng kham nhẫn thì không đúng, vì Nhẫn không lui sụt, vì trái với đường ác, vì gần với Thánh đạo, cho nên nói đế thuận nhẫn, chẳng phải Noãn, Đảnh.

Hỏi: Nhẫn tăng trưởng sinh ra căn thiện nào?

Đáp: Được pháp Thế đệ nhất dựa vào một sát-na, nghĩa là duyên thứ đệ tăng thượng nhẫn sinh, phàm phu sở đắc căn thiện thù thắng, gọi là pháp đệ nhất thế gian, pháp này cũng là tánh năm ấm, vì pháp đó hữu lậu nên gọi Thế gian. Vì vượt hơn Noãn… nên nói là đệ nhất. Pháp này cũng là chỗ tu công đức tối thắng của phàm phu, vì một sát-na không dừng, vì giống với kiến đạo, vì Noãn, Đảnh, Nhẫn nối tiếp nhau.

Có thuyết nói: Pháp niệm xứ tu tuệ kia quán chung tất cả, thứ lớp sinh ra phần quyết định thế gian hành căn thiện, căn thiện ấy kiến lập ra chín phẩm. Đó là hạ hạ, hạ trung, hạ thượng, gọi là pháp noãn, hạ trung, trung trung, gọi pháp Đảnh, trung thượng, thượng hạ, thượng trung, gọi là pháp Nhẫn, thượng thượng gọi là pháp đệ nhất thế gian.

Nếu quán căn thiện của ấm là vô thường, v.v… gọi là pháp Noãn. Quán công đức của Tam bảo, gọi là pháp Đảnh. Quán sát Thánh đế, gọi pháp Nhẫn. Quán khổ Thánh đế theo thứ lớp Thánh đạo, gọi là pháp đệ nhất thế gian. Người tu hành khi được pháp Noãn rồi, hoặc lui sụt xả, hoặc qua đời xả, hoặc độ giới địa xả, cũng khởi lên nghiệp vô gián đoạn trừ căn thiện, sinh trong đường ác. Vì duyên theo phước này mục đích là đạt được Niết-bàn.

Lui sụt pháp Đảnh cũng như thế, chỉ trừ cắt đứt căn thiện, nhẫn thì không lui sụt. Có mạng chung xả và độ giới địa xả, không tạo ra nghiệp vô gián, không đoạn căn thiện, không rơi vào đường ác, vì sức lớn của nhẫn, như sư tử, đầu đàn, các thú đều tránh xa. Sức nhẫn cũng thế, tất cả ác tâm không phải thường diệt, cũng như trú xứ của đại vương, tâm hạnh ác của người, trời đều nhu hòa.

Hỏi: Pháp đệ nhất thế gian duyên theo pháp gì? Có bao nhiêu hành?

Đáp:

Khổ dưới có bốn hành

Nói thuộc nương sáu địa

Pháp nhẫn cũng như thế

Là khác, hoặc nương bảy.

Khổ dưới có bốn hành, nghĩa là khổ cõi Dục nói là khổ dưới, khổ ấy là đối tượng duyên của pháp đệ nhất thế gian. Các hành vô thường, khổ, không, vô ngã, chuyển chẳng phải pháp khác, vì giống như kiến đạo. Có hai thứ tu hành: Ái hành và kiến hành. Ái hành có hai thứ là: Ngã mạn hành và tăng giải đãi. Kiến hành cũng có hai thứ: Chấp trước ngã và ngã sở. Ngã mạn nghĩa là tu hành vô thường, pháp đệ nhất thế gian. Tăng giải đãi nghĩa là tu hành khổ. Chấp trước hành ngã nghĩa là tu hành phi ngã. Chấp trước ngã sở nghĩa là tu hành không.

Hỏi: Thuộc về bao nhiêu địa?

Đáp: Thuộc về sáu địa: Vị lai, trung gian và bốn thiền căn bản, không phải cõi Dục vì vô định, không phải cõi Vô Sắc vì không có kiến đạo.

Hỏi: Phần căn thiện quyết định khác thuộc bao nhiêu địa?

Đáp: Pháp nhẫn cũng giống như thế. Nghĩa là thuộc về sáu địa nhẫn. Như pháp đệ nhất thế gian, nghĩa là pháp khác hoặc nương dựa bảy. Noãn, Đảnh cũng thuộc sáu địa. Tôn giả Cù-sa nói muốn cho cõi Dục cũng có.

Hỏi: Đã nói phần quyết định thứ lớp khởi. Thánh đạo thứ lớp khởi ra sao?

Đáp:

Pháp đệ nhất thế gian

Kế sinh khổ pháp nhẫn

Nhẫn, kế sinh ra trí

Đều quán khổ cõi dưới.

Pháp đệ nhất thế gian, kế sinh khổ pháp nhẫn, nghĩa là pháp đệ nhất thế gian theo thứ lớp sinh ra khổ pháp nhẫn. Kiến khổ dứt trừ cõi Dục, đối trị mười sử. Đây là đạo vô ngại vô lậu đầu tiên. Lại nữa, pháp đệ nhất thế gian theo thứ lớp không làm, không hướng, không hành, xả nghiệp tà, đường tà, kiến tà. Nghiệp tà là năm nghiệp Vô gián, đường tà là đường ác. Kiến tà là năm kiến. Lại nữa, pháp đệ nhất thế gian chia ra khổ pháp nhẫn, tạo nên năm thứ định, đó là định địa, định hành, định duyên, định sát-na và định duyên thứ đệ. Định địa: Nghĩa là nếu pháp đệ nhất thế gian của địa này, tức là khổ pháp nhẫn của địa ấy. Định hành nghĩa là nếu pháp đệ nhất thế gian của hành này thì chính là khổ pháp nhẫn của hành ấy. Định duyên nghĩa là vì chắc chắn đồng duyên. Định sát-na nghĩa là nếu trái với sát-na này tức là sát-na này sinh. Định duyên thứ lớp nghĩa là pháp đệ nhất thế gian, tất nhiên lần lượt sinh khổ pháp nhẫn, tăng thượng nhẫn, chia làm ba thứ định, trừ sát-na và duyên thứ đệ. Vì vậy nên duyên khổ nhẫn, về sau sẽ được vượt lên ly sinh.

Người tu hành kia tư duy khổ ở cõi Dục và khổ của cõi Sắc, Vô Sắc cho đến đối trị hành của cõi Sắc, Vô Sắc, đó gọi là hạ nhẫn. Người kia lại tư duy khổ cõi Dục, cho đến hành đối trị cõi Dục, xả đối trị hành của cõi Sắc, Vô Sắc, đó gọi là trung nhẫn. Người kia quán sát mỗi đế xả trở lại, cho đến khổ cõi Dục nối tiếp tu, sau đó lại xả, tiếp nối cho đến tư duy một sát-na về khổ cõi Dục là tăng thượng nhẫn. Sau đó sinh ra pháp đệ nhất thế gian. Kế là nhẫn sinh ra trí: Nghĩa là khổ pháp nhẫn theo thứ lớp sinh khổ pháp trí, tự tánh của đạo giải thoát.

Hỏi: Trí nhẫn này duyên theo cái gì?

Đáp: Đều duyên theo khổ dưới, khổ dưới là khổ cõi Dục. Trí kia đều quán.

Là khổ sắc, Vô Sắc

Tập, diệt, đạo cũng thế

Pháp này vô gián đẳng

Là nói mười sáu tâm.

Là khổ cõi sắc, Vô Sắc, nghĩa là khổ cõi Sắc, Vô Sắc cũng như thế. Đạo vô ngại của khổ tỷ nhẫn, đạo giải thoát của khổ tỷ trí. Tập, diệt, đạo cũng thế, nghĩa là tập, diệt, đạo đế cũng dùng hai nhẫn làm đạo vô ngại, hai trí làm đạo giải thoát. Pháp vô gián này đẳng là nói mười sáu tâm, nghĩa là mười sáu khoảnh tâm này là pháp vô gián đẳng. Vô gián đẳng là kiến nghĩa, mười lăm tâm khoảnh này là kiến đạo, một tâm sau cùng là tu đạo.

Hỏi: Vì sao ba đế nhẫn và trí thuộc về Kiến đạo? Tâm đạo đế tối hậu thuộc về tu đạo.

Đáp: Vì tu mười sáu hành đạo, đạo tỷ trí tương ưng với mười sáu hành, chẳng phải kiến đạo tu mười sáu hành, vì đạo tỷ trí nối tiếp nhau, thuộc về đạo quả cho là không ứng hợp thì không đúng. Như tận trí thành thì đạo quả này thành. Nếu đạo quả này không có thì đạo vô học cũng chẳng có phần. Nói lược về ba địa: kiến địa, tu địa, vô học địa. Ở nơi các địa này kiến lập con người, như nghĩa đó nay sẽ nói:

Tùy pháp hành, lợi căn

Đây ở mười lăm ý

Tùy tín hành, độn kiến

Phải biết ở giữa trong đó.

Tùy pháp hành lợi căn, đây ở mười lăm y: Nghĩa là người kiến đạo có mười lăm tâm, nếu thuộc lợi căn thì gọi là Tùy pháp hành. Vì tùy theo pháp hành nên gọi là Tùy pháp hành, vì niềm tin không xuất phát từ người khác.

Tùy tín hành độn kiến, phải biết cũng ở giữa, nghĩa là ở hạng người mười lăm tâm này nếu là độn căn, thì nói là Tùy tín hành. Vì tin vào người khác được độ. Người tùy tín hành là ít quán sát, người Tùy pháp hành là thường quán sát.

Tùy tín, tùy pháp hành

Hoặc có phiền não buộc

Cho đến năm thứ đoạn

Phải biết hướng quả đầu.

Tùy Người tín, Tùy pháp hành này hoặc có phiền não trói buộc, hoặc một, hai, ba, bốn, năm thứ dứt trừ, gọi là quả hướng Tu-đà-hoàn. Vì phiền não phân biệt thượng thượng v.v… nên lập ra chín phẩm. Người kia nếu lúc còn là phàm phu, chưa hề dứt trừ một phẩm phiền não thì gọi là Cụ phược. Nếu dứt trừ một phẩm thì gọi không cụ phược. Nếu dứt trừ năm phẩm thì vượt lên ly sinh, thấy khổ dứt trừ năm phẩm cõi Dục, dứt khổ pháp trí đắc giải thoát chứng, cho đến kiến đạo dứt trừ năm phẩm đoạn đạt đạo pháp trí đắc giải thoát chứng, tu đạo dứt trừ năm phẩm đoạn của quả Tư-đà-hàm, chứng được giải thoát.

Sáu tận cho đến tám

Là hướng quả thứ hai

Lìa dục đến tám địa

Đây là hướng thứ ba.

Sáu đoạn cho đến tám, là hướng quả thứ hai, nghĩa là người Tùy tín hành, Tùy pháp hành ấy nếu đã dứt trừ sáu, bảy, tám phẩm phiền não thì đây quả hướng gọi là Tư-đà-hàm. Lìa dục đến Bát địa, đây là hướng thứ ba, nghĩa là người Tùy tín hành, Tùy pháp hành này, nếu lìa dục cho đến Vô sở hữu xứ hết, thì họ đều hướng đến quả A-na-hàm.

Nếu đến mười sáu tâm

Đó gọi là trụ quả

Kiến yếu, tín giải thoát

Kiến lợi gọi kiến đáo.

Nếu đến mười sáu tâm, đó gọi là trụ quả, nghĩa là đến tâm thứ mười sáu gọi là đạo tỷ trí, tương ưng với đạo kia khởi, đều nói là trụ quả, hoặc Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà-hàm, hoặc A-na-hàm. Kiến yếu, tín giải thoát: Nghĩa là nếu người kiến yếu kém nhập kiến đạo, gọi là Tùy tín hành, lúc người tu hành ấy trụ ba quả, gọi là Tín giải thoát. Kiến lợi gọi kiến đáo: Nghĩa là nếu người lợi căn nhập kiến đạo thì gọi là Tùy pháp hành, người đó lúc trụ ba quả, gọi là kiến đáo. Tín căn của Kiến đáo vượt hơn Tín giải thoát, chỉ vì tuệ đã huân tập, nên nói là kiến đáo.

Phi sự các phiền não

Các phiền não dứt hết

Cho đến vị tiến hành

Đó gọi Tu-đà-hoàn.

Nếu kiến đạo dứt trừ hết tám mươi tám kiết thì đây là quả Tu-đàhoàn, cho đến Vị tiến hành, gọi là trụ quả Tu-đà-hoàn. Nếu phương tiện dứt trừ chủng thượng thượng thì gọi là quả hướng Tư-đà-hàm, tức từ chủng này cho đến dứt năm phẩm, vượt lên ly sinh, đạo tỷ trí khởi gọi là Tu-đà-hoàn, không phải hướng Tư-đà-hàm, vì hướng đến đạo quả kia mà vẫn chưa một niệm hiện ở trước.

Hỏi: Dứt trừ rất nhiều phiền não, vì sao Đức Thế Tôn nói là ba kiết hết?

Đáp: Mười sử là căn bản. Năm kiến: nghi, ái, sân, mạn, vô minh; Thấy đạo đoạn là sáu (năm kiến và nghi). Kiến đạo kia dứt trừ sáu sử hết hẳn, sáu là ba chuyển và ba tùy chuyển. Thân kiến kia là chuyển, biên kiến là tùy chuyển. Giới thủ là chuyển, kiến thủ là tùy chuyển, nghi là chuyển, tà kiến là tùy chuyển.

Đã nói chuyển, phải biết là đã nói tùy chuyển, cho nên Đức Thế Tôn nói ba kiết hết là Tu-đà-hoàn. Hơn nữa, các phiền não này hoặc một thứ, hai thứ, bốn thứ, đã nói thân kiến, phải biết đã nói một thứ, đã nói giới thủ phải biết đã nói hai thứ. Đã nói nghi phải biết đã nói bốn thứ. Nhất thiết biến, không nhất thiết biến, duyên hữu lậu, duyên vô lậu như thế, đều phải biết mọi kiết này đã hết, đã biết, cho đến A-la-hán vẫn còn có tương tợ tùy chuyển.

Chưa hết chủng tu đạo

Thọ sinh, sinh tử bảy.

Phải biết Thế Tôn nói

Tu-đà-hoàn viên mãn.

Chủng tu đạo của Tu-đà-hoàn kia chưa hết. Cực mãn ấy phải biết là bảy hữu. Bảy lần sinh làm trung ấm, sinh ấm ở nhân gian và các tầng trời cõi Dục. Đây là nói chung bảy hữu, vì không quá bảy, như cây bảy lá.

Hỏi: Vì sao nói bảy hữu, không thêm, không bớt?

Đáp: Như bị rắn bảy bước cắn. Vì sức bốn đại nên bước đến bảy bước, vì sức độc nên không đến tám. Vì nghiệp lực như thế nên bảy lần sinh, vì đạo lực nên không đến tám. Tu-đà-hoàn kia lúc trụ tăng thượng nhẫn, trừ bảy lần sinh cõi Dục. Ngoài ra tất cả đều sinh, được không phải thường diệt, đến hoàn toàn không hiện ở trước. Nếu nhân gian vượt lên Ly sinh thì nhân gian phải đủ bảy lần sinh trên cõi trời, rồi lại mãn trên trời bảy lần. Thánh đạo trung gian tuy thể hiện ở trước nhưng vì nghiệp lực gìn giữ, nên không nhập Niết-bàn.

Hỏi: Nếu mãn bảy lần sinh rồi mà Đức Phật không ra đời, thì vị kia làm sao chứng được quả A-la-hán?

Đáp: Có thuyết nói tại gia được quả A-la-hán, được quả rồi không trụ ở nhà. Lại nói chính thân hình người kia tự xuất gia, vì thành tựu tịnh bất hoại, vì hy vọng tròn đầy, vì nhận thấy lỗi của hành vi ác, cho nên pháp Tu-đà-hoàn không đọa vào đường ác. Lại vì sinh trong chủng tánh Phật, vì lửa trí sáng sạch, vì thấy lỗi lầm của cảnh giới, vì chỉ, quán đầy đủ, vì được hun đúc do thuốc Thánh đạo, như Thái tử của vua, như người được tăng thêm nội lực, như cá khéo léo. Vì thế nên Tu-đà-hoàn không đọa đường ác. Tuy phàm phu không đọa đường ác nhưng vì ít và bất định, cho nên không nói. Vì trụ nhóm chánh định , nên nói là định, tất nhiên vì được Niết-bàn nên nói hướng về chánh giác. Bảy hữu (như trước đã nói). Trụ là trung ấm. Sinh là sinh ấm cho nên nói trụ sinh. Lại vì không thọ sinh khác nên gọi trụ khổ biên, không hẳn là hết thảy Tuđà-hoàn đều mãn bảy đời.

Nếu dứt ba, bốn thứ

Thành tựu đối trị kia

Hai đời ba đời khác

Đây gọi là Gia gia.

Vì ba nhân duyên nên lập Gia gia, nghĩa là phiền não dứt trừ, thành tựu căn và thọ sinh. Phiền não dứt trừ nghĩa là cõi Dục do tu đạo dứt trừ phiền não. Ba phẩm, bốn phẩm dứt trừ, không có năm phẩm dứt trừ gọi là Gia gia. Nếu người dứt trừ được năm phẩm là nhờ uy lực, thì phải dứt sáu phẩm, thành Tư-đà-hàm, chứ không phải do sức của phẩm thứ sáu có thể ngăn trở, khiến không đến quả. Thành tựu căn nghĩa là được các căn vô lậu đối trị. Thọ sinh hoặc là còn thọ cõi Dục nữa, hai đời ba đời khác nghĩa là nếu trong ba nhân duyên, mỗi duyên không đủ thì chẳng phải Gia gia. Có hai thứ Gia gia: Hoặc trời, hoặc người. Thiên gia gia nghĩa là các tầng trời cõi Dục. Hoặc thọ hai đời, ba đời, hoặc thọ một chủng loại thân ở thiên xứ, hoặc hai, hoặc ba lần sinh ở cõi trời. Nhân gia gia nghĩa là thân ở nhân gian, hoặc một thiên hạ, hoặc hai, hoặc ba. Hoặc một nhà, hoặc hai hay ba.

Hỏi: Gia gia có nghĩa là gì?

Đáp: Từ nhà đến nhà mà nhập Niết-bàn nên gọi là Gia gia. Tu-đàhoàn vì vượt hơn nên gọi là Gia gia.

Sáu phẩm phiền não dứt

Kiến đạo dứt tất cả

Là nói Tư-đà-hàm

Là Vị Tiến hành kia.

Nếu tu đạo dứt ba phẩm thượng, ba phẩm trung cõi Dục và thấy đạo dứt trừ tất cả thì hoàn toàn trụ quả Vị Tiến hành, gọi là Tư-đàhàm.

Hỏi: Tư-đà-hàm có nghĩa là gì?

Đáp: Ở đây chết đi, sinh lên trời cõi Dục. Một lần đến nhân gian rồi nhập Niết-bàn, gọi là Nhất lai.

Nếu phẩm bảy, tám đoạn

Thành tựu căn đối trị

Phẩm khác thọ một đời

Đó gọi một hạt giống.

Nếu phẩm bảy phẩm tám của cõi Dục do tu đạo đoạn và kiến đạo dứt trừ tất cả đều được căn đối trị vô lậu kia, một đời khác ở cõi Dục, gọi là một hạt giống. Ba nhân duyên, bất cứ một nhân duyên nào không đủ, thì không phải là một hạt giống. Nếu một hạt giống trời thì thọ một thân trời mà nhập Niết-bàn. Nhân gian cũng thế. Vì hạt giống của một đời khác nên nói là một hạt giống.

Hỏi: Vì sao phẩm tám dứt trừ gọi là một hạt giống? Phẩm năm dứt trừ không gọi Gia gia?

Đáp: Dù cho phẩm sáu dứt trừ là Gia gia, nghĩa là còn sinh cõi Dục, là nghiệp phiền não của cõi Dục không bị chướng ngại. Vì phẩm chín của một hạt giống đều sinh cõi Sắc, cho nên nghiệp phiền não cõi Dục rất chướng ngại. Vì thế nên nói nghiệp của chúng sinh ở ba chỗ rất gây não loạn ba chỗ ở sau sẽ nói. Một hạt giống là Tư-đà-hàm ở trên.

Bất hoàn: Chín phẩm hết

Phải biết có nhiều thứ

Hoặc năm và bảy, tám

Hoặc là nói rất nhiều.

Bất hoàn dứt chín phẩm: nghĩa là kiến đạo dứt trừ tất cả và tu đạo cõi Dục dứt trừ chín phẩm kiết hết, nên biết là A-na-hàm.

Hỏi: Có ngần ấy phiền não được dứt trừ, vì sao Đức Thế Tôn lại nói năm kiết phần dưới hết là A-na-hàm?

Đáp: Một, hai, bốn, năm thứ, như thế tất cả đều thuộc về năm kiết phần dưới, đồng nghĩa với đáng ghét thấp hèn. Lại nữa, có thuyết nói có hai chủng loại dưới: Cõi dưới và chúng sinh dưới. Cõi dưới nghĩa là cõi Dục, chúng sinh dưới là phàm phu, bị tham, sân buộc ràng, cõi dưới nghĩa là vì khó độ, vì bị thân kiến, giới thủ, nghi trói buộc, chúng sinh dưới như lính giữ cửa canh phòng. Bậc Thánh trước hoặc dứt trừ hai kiết, hoặc ba kiết, vì dứt trừ tập nên nói là năm. Không trở lại cõi Dục gọi là A-na-hàm. Điều này cũng có nhiều thứ, hoặc năm và bảy, tám, hoặc lại nói đa số, gọi là A-na-hàm. Năm thứ là trung bát Niết-bàn, sinh bát Niết-bàn, hành bát Niết-bàn, vô hành bát Niết-bàn và thượng lưu bát Niết-bàn.

Bảy thứ là: Trung bát Niết-bàn có ba thứ. Như Khế kinh nói trung bát Niết-bàn có ba thứ: Như tấm bình phong nhỏ trước ngọn lửa to. Như tấm phên nhỏ đặt cạnh tấm sắt nóng. Như tấm bình phong bị viên sắt nóng đốt cháy. Nghĩa này tức là nghĩa Khế kinh nói.

Bốn thứ như ở trước nói tám, năm thứ như trước nói. Lại nữa, hiện pháp bát Niết-bàn, A-na-hàm ở cõi Vô Sắc và bất định. Lại nữa, năm thứ căn của cõi Sắc được kiến lập thì có mười lăm trung bát Niết-bàn thượng, trung, hạ. Cho đến thượng lưu bát Niết-bàn cũng như thế.

Địa kiến lập có hai mươi: Sơ thiền có năm, cho đến đệ Tứ thiền cũng có năm, kiến lập chủng tánh thì ba mươi. Trung bát Niết-bàn có sáu loại, đó là chủng tánh của pháp lui sụt, pháp tư, pháp hộ, pháp trụ, pháp thắng tiến và chủng tánh của pháp bất động. Như thế cho đến thượng lưu cũng vậy.

Xứ sở kiến lập thì tám mươi, thân trời Phạm có năm. Như thế cho đến trời A-ca-nị-trá. Căn chủng tánh kiến lập thì chín mươi. Địa chủng tánh kiến lập thì một trăm hai mươi. Kiến lập căn địa chủng tánh có ba trăm sáu mươi. Tánh xứ kiến lập xứ chủng tánh là bốn trăm tám mươi, kiến lập căn cứ chủng tánh là một ngàn bốn trăm bốn mươi. Ký rằng:

Mười lăm có hai mươi

Ba mươi và tám mươi

Chín mươi, trăm hai mươi

Và ba trăm sáu mươi

Bốn trăm tám mươi thứ

Ngàn bốn trăm bốn mươi

Nói rộng lược như thế

Nhiếp thọ A-na-hàm

Căn, địa và chủng tánh

Kiến lập rộng xứ sở

Tùy phiền não dứt kia,

Nay sẽ lần lượt nói.

Lại nữa, một A-na-hàm là nói trung bát Niết-bàn, kiến lập căn có ba: địa bốn, chủng tánh sáu, xứ sở mười sáu. Chủng tánh căn mười tám, địa chủng tánh hai mươi bốn. Địa lìa dục ba mươi sáu, căn của địa chủng tánh có bảy mươi hai, xứ chủng tánh có chín mươi sáu. Địa chủng tánh lìa dục có hai trăm mười sáu. Căn xứ chủng tánh có hai trăm tám mươi tám, căn địa chủng tánh lìa dục có sáu trăm bốn mươi tám, xứ chủng tánh lìa dục có tám trăm sáu mươi bốn, kiến lập căn xứ chủng tánh lìa dục có hai ngàn năm trăm chín mươi hai. Phải biết là số của trung bát Niết-bàn, cho đến thượng lưu cũng như vậy. Tất cả gồm một vạn hai ngàn chín trăm sáu mươi. Ký chép:

Một, ba, bốn và sáu

Mười sáu và mười tám

Là nói hai mươi bốn

Lại nói ba mươi sáu.

Bảy mươi có hai thứ

Chín mươi có sáu thứ

Hai trăm mười sáu thứ

Hai trăm tám mươi tám.

Sáu trăm bốn mươi tám

Tám trăm sáu mươi bốn

Và lại nói hai ngàn

Năm trăm chín mươi hai.

A-na-hàm như vậy, số ấy gấp năm lần (tức là ở trên có hai ngàn năm trăm chín mươi hai, gấp năm là một vạn hai ngàn chín trăm sáu mươi). Đã nói tất cả A-na-hàm, nay sẽ nói tướng của năm A-na-hàm:

Hạ phiền não lợi căn

Trụ ở một thứ nghiệp

Là trung bát Niết-bàn

Phân biệt sáu thứ tánh.

Hạ phiền não lợi căn, trú nơi một thứ nghiệp, là trung bát Niết-bàn: Nghĩa là người lợi căn và trung phiền não yếu kém, tác nghiệp trung ấm tăng trưởng, không tác nghiệp sinh ấm, người ấy chết ở cõi dục, trú ở trung ấm cõi sắc, đắc đạo vô lậu, dùng đạo này để xả các kiết khác mà bát Niết-bàn, đó gọi là trung bát Niết-bàn, vì vượt qua nạn cõi Dục nên phải ở trung ấm cõi Dục mà bát Niết-bàn. Nếu muốn cho người bát Niết-bàn, thì người ấy phải dứt hai thứ kiết là bất thiện và vô ký, đắc hoặc hai, hoặc ba quả Sa-môn, vượt ra ba cõi, trung ấm cõi Dục đối với điều ấy là không thể. Nếu chết ở cõi Sắc là thuộc về phẩm thượng lưu.

Hỏi: Người này có bao nhiêu chủng tánh?

Đáp: Chia ra sáu chủng tánh, nên biết trung bát Niết-bàn có sáu chủng tánh: Thối pháp cho đến Bất động. Nếu nói lợi căn không thối chủng tánh là không đúng, vì người ấy cũng kiến lập chín phẩm căn.

Phương tiện siêng tinh tiến

Tu tập mau tiến đạo

Là sinh bát Niết-bàn

Kia cũng có hai thuyết.

Phương tiện siêng tinh tiến, tu tập mau tiến đạo, là sinh bát Niếtbàn, nghĩa là người sinh bát Niết-bàn tạo nghiệp trung ấm, sinh ấm, khi chết thọ trung ấm và sinh ấm ở các tầng trời cõi Sắc. Người ấy lúc mới sinh khởi đạo hữu hành, đó là phương tiện siêng năng và tiến đạo dứt trừ nhanh chóng các kiết khác. Lúc mới sinh liền bát Niết-bàn nên nói là sinh bát Niết-bàn.

Việc ấy cũng có hai thuyết. Có thuyết nói: Lúc mới sinh, liền dứt phiền não, được bát Niết-bàn là không đúng. Có thuyết nói: Vì không xả phần thọ hành, nghĩa là trú đến khi tuổi thọ hết, nghĩa này có lý hơn.

Phương tiện siêng thứ ba

Xa lìa mau tiến đạo

Không siêng cầu thứ tư

Ba cùng nói sáu thứ.

Phương tiện siêng thứ ba, xa lìa mau tiến đạo: Nghĩa là người ấy hành bát Niết-bàn sai khác, không hành mau tiến đạo, ngoài ra như trước đã nói. Danh: Là khởi đạo hữu hành, dứt phiền não khác mà bát Niết-bàn là hữu hành bát Niết-bàn. Lại nữa, nương vào tam-muội duyên vô vi dứt phiền não mà bát Niết-bàn cũng là hữu hành bát Niếtbàn. Không siêng cầu thứ tư nghĩa là vô hành bát Niết-bàn này cũng là không siêng cầu, cũng không hành mau tiến đạo, ngoài ra như trước đã nói. Danh: Là khởi đạo vô hành dứt trừ phiền não khác mà bát Niếtbàn là vô hành bát Niết-bàn. Lại nữa, nương vào tam-muội duyên vô vi đoạn trừ phiền não mà bát Niết-bàn, cũng là vô hành bát Niết-bàn. Ba đều nói sáu loại nghĩa là hành cùng vô hành và sinh bát Niết-bàn. Phải biết đều nói sáu chủng tánh. Ba loại này tuy đều là sinh bát Niết-bàn, vì nghĩa sai khác nên nói ba không lỗi.

Siêu, bán siêu, xứ xứ

Đó gọi là thượng lưu

Đây là sáu chủng tánh

Phải biết tiến, bất tiến.

Siêu, bán siêu xứ xứ, đó gọi là thượng lưu: Thượng lưu có hai loại: Hoặc trước đắc huân thiền, hoặc không đắc, trước đắc kia: Nghĩa là trước đã huân tu Tam thiền, sau đó lại lui sụt trụ Sơ thiền, tương ưng vị Sơ thiền, khi chết sinh lên cõi Phạm thiên: trường hợp này cũng có ba loại: siêu, bán siêu và qua đời ở tất cả xứ. Siêu nghĩa là sinh ở Sơ thiền cho đến lìa đệ Tam thiền, muốn huân tu tròn đầy, siêu đệ Tứ thiền, ở đó chết đi sinh lên tầng trời A-ca-nị-trá. Bán siêu là chết ở Phạm thiên, hoặc sinh một, hai, ba xứ, sau đó sinh lên cõi trời A-ca-nị-trá. Chết ở tất cả xứ nghĩa là sinh ở một xứ cho đến tầng trời A-ca-nị-trá, trước không được huân tập, nghĩa là không sinh lên tầng trời Tịnh Cư mà sinh ở cõi Vô Sắc, ngoài ra như trước đã nói.

Hỏi: Nghĩa này có bao nhiêu chủng tánh?

Đáp: Nghĩa này có sáu chủng tánh, thượng lưu cũng có sáu chủng tánh: từ thối pháp cho đến bất động, đây chẳng phải chủng tánh căn mới trú bất động. Nghĩa là chủng tánh thối pháp lui sụt ở huân tu thiền lui sụt, sau đó đắc kiến đáo. Phải biết tiến chẳng tiến: Thượng lưu nên biết là có tiến chẳng tiến, nên chia làm bốn trường hợp:

1. Nên tiến tu chẳng phải không tiến, nghĩa là trú Phạm thiên cõi Dục.

2. Không tiến, chẳng phải nên tiến, nghĩa là trụ ở tầng trời A-canị-trá.

3. Vừa tiến vừa không tiến, nghĩa là trụ ở cõi trời khác.

4. Chẳng phải tiến, chẳng phải không tiến, nghĩa là không có. Nếu hướng đến cõi Vô Sắc nghĩa là chẳng phải huân tu, cho nên nói sinh lên cõi Vô Sắc.

Hỏi: Thế Tôn nói đường của bảy sĩ phu, thế nào là kiến lập đường của bảy sĩ phu?

Đáp:

Là sinh căn phiền não

Thuyết này có ba loại

Bất sinh cũng như vậy

Cùng hai Thượng lưu một.

Bốn nhân duyên của một A-na-hàm nên có bảy thứ kiến lập là căn kiến lập, phiền não kiến lập, sinh bất sinh kiến lập và thượng tiến kiến lập. Sinh: Nghĩa là lợi căn ban đầu ở hạ phiền não, trung căn thứ hai của trung phiền não, hạ căn thứ ba của thượng phiền não, như sinh có ba, bất sinh cũng có ba. Thượng lưu nghĩa là nói về thượng tiến, vì phàm phu chuyển hoàn nên chẳng phải thượng lưu. Thượng lưu cõi Vô Sắc có năm việc thù thắng: giới thù thắng, địa thù hắng, chánh thọ thù thắng, ấm giảm thù thắng và phiền não đoạn thù thắng. Tuy có năm việc thù thắng nhưng không được huân tu nên không kiến lập sĩ phu thú hướng.

Chín phiền não như vậy

Ở tại tám địa trên

Là hai đạo, diệt kia,

Do Đức Thế Tôn nói.

Chín phiền não như vậy, ở tại tám địa trên, nghĩa là như tu đạo dứt phiền não cõi Dục có chín phẩm từ hạ hạ cho đến thượng thượng. Tám địa trên cũng như vậy, đó là bốn thiền, bốn Vô Sắc. Kiến đạo khởi ban đầu do một thứ đạo dứt chín thứ phiền não.

Hỏi: Nếu phiền não cõi Sắc, Vô Sắc cũng có chín thứ, tại sao không kiến lập người lìa dục?

Đáp: Trong một xứ có hai sinh chẳng phải phần. Cõi Dục có cõi trời như vậy, phương như vậy, nhà như vậy, bậc Thánh nhị sinh, chẳng phải bậc Thánh nhị sinh ở cõi Sắc, Vô Sắc. Nhị sinh nghĩa là vô sinh bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu, đó là hai đạo diệt. Do Đức Thế Tôn nói, nghĩa là phiền não của ba cõi này phải biết là đạo vô ngại giải thoát diệt. Đạo vô ngại có thể dứt phiền não, đắc đạo giải thoát, chứng đắc giải thoát. Đạo vô ngại dứt phiền não, đạo giải thoát vì không mất chốn tạo tác nên nói là hai đạo diệt. Nếu nói đạo giải thoát đoạn phiền não, thì thế nào là khởi, là chưa khởi? Nếu nói khởi thì lúc tận trí sinh đầu tiên lẽ ra có phiền não, điều này chẳng rốt ráo. Nếu chưa khởi thì không cần đạo vị lai dứt phiền não chăng?

Hỏi: Dùng đạo nào để dứt phiền não?

Đáp:

Đạo hữu cấu, vô cấu

Có thể lìa Bát địa

Thân chứng trụ thuyết ấy

Là đắc chánh thọ diệt.

Đạo hữu cấu, vô cấu đều có thể lìa tám địa: Hữu cấu là đạo thế tục, vô cấu là Thánh đạo. Trừ địa hữu dư bậc nhất lúc lìa dục, phải biết đạo hữu lậu vô lậu lìa đệ nhất hữu chỉ có vô lậu, vì hữu lậu ở nơi phi phần kia, vì đạo thế tục phan duyên với địa trên. Xa lìa phiền não địa dưới như bắt côn trùng ở lầu gác. Phi tưởng Phi phi tưởng xứ không có địa trên để để phan duyên dựa và xa lìa kiết. Tự địa bị trói buộc nên không thể lìa kiết của tự địa. Như người bị trói không thể tự mở. Đạo vô ngại của thế tục ấy có ba hành: hoặc thô, hoặc khổ, hoặc thô chướng. Vì hiện ra nên nói là thô, vì ba khổ thành lập nên nói là khổ, vì dễ quán nên nói là thô chướng. Đạo giải thoát cũng có ba hành, đó là chỉ, diệu, xuất. Mỗi hành nơi đạo vô ngại duyên dưới, đạo giải thoát duyên Thánh hạnh trên, về sau sẽ nói rõ. Thân chứng trú thuyết ấy, là đắc chánh thọ diệt, nghĩa là trú nơi kiến đạo, tu đạo đoạn của tám địa, kiến đạo đoạn của nhất địa trú ở trong ấy được chánh thọ diệt gọi là thân chứng. Cho nên người học đối với hữu thứ nhất mỗi mỗi lìa dục khởi chánh thọ diệt. Người ấy hoặc đầy đủ sự ràng buộc của kiết, đắc chánh thọ diệt, hoặc đều đắc tám phẩm. Đức Thế Tôn vì độ các chánh thọ nên nói là độ tất cả. Phi tưởng Phi phi tưởng tưởng biết diệt thân tác chứng, trú pháp đầy đủ, do Niết-bàn cùng hòa hợp với thân nên nói là thân chứng. Chánh thọ diệt ở phẩm Định sẽ nói rộng:

Kế định Kim Cương dụ

Ắt sinh nơi tận trí

Ngã sinh tận, sinh ý

Ứng cúng lìa các lậu.

Kế định Kim Cương dụ, ắt sinh nơi tận trí: Nghĩa là đạo vô ngại thứ chín lìa dục của địa Phi tưởng Phi phi tưởng gọi là Tam-ma-đề Kim Cương, không có một vật gì không bị hủy hoại, nên gọi là Kim Cương.

Nghĩa này sẽ nói rộng trong phẩm Trạch.

Định Kim Cương thứ lớp, ắt sinh ra tận trí, hai trí đầu tiên này hoặc khổ tỷ trí, hoặc tập tỷ trí. Nghĩa là tận trí kia đã khởi, khởi hành của chính mình. Sinh ý: Ngã sinh tận vì duyên bốn ấm của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ kia là căn bản hữu.

Ứng cúng lìa các lậu: Khi tận trí lại sinh thì tất cả hữu lậu đều dứt hết, gọi là Ứng cúng, vì xứng đáng nhận tất cả sự cúng dường. Vì trừ bỏ tất cả phiền não nên càng không ở nơi ruộng hữu, gieo trồng hạt giống thức nữa. Tận trí của A-la-hán bất động thứ lớp khởi trí vô sinh. Tận trí kia trong một sát-na, trí vô sinh hoặc một sát-na, hoặc theo thứ lớp cùng thấy hiện ở trước một sát-na. Hoặc trí vô sinh hiện ở trước thì giải thoát thời và ý nối tiếp nhau. Tận trí hoặc một sát-na, hoặc thứ lớp cùng thấy hiện ở trước một sát-na, hoặc tận trí lại hiện ở trước thì nối tiếp nhau.

Hỏi: Có bao nhiêu loại A-la-hán?

Đáp:

Có sáu loại La-hán

Tùy tín hành sinh năm

Vị kia được hai trí

Phải biết Thời giải thoát.

Có sáu loại La-hán, đó là Thối pháp, Pháp tư, Pháp hộ, Pháp trụ, Pháp tất thăng tiến và Pháp bất động. Nếu địa sơ học và phương tiện bất thường, dùng phương tiện không tức thì, đó gọi là thối pháp. Pháp tư cũng như thế, có thể nghĩ đến thệ nguyện. Pháp hộ nghĩa là phương tiện thường, phương tiện không tức thì, liền dùng để theo giữ gìn nên không lui sụt. Pháp trụ nghĩa là phương tiện tức thì, phương tiện bất thường, không lùi cũng không tiến. Pháp tất thăng tiến nghĩa là phương tiện thường, phương tiện tức khắc thì độn căn, có thể được bất động. Pháp bất động nghĩa là phương tiện thường, tức khắc là lợi căn. Có thuyết nói nếu là người thối pháp, là ắt thối cho đến được thăng tiến, người tất thăng tiến thì sẽ thăng tiến.

Thuyết kia nói sáu loại là A-la-hán cõi Dục. Cõi Sắc, Vô Sắc có hai thứ: Pháp trụ và pháp bất động. Có thuyết nói thối pháp không hẳn là thối, nếu người lui sụt thì chỉ có chủng tánh này, chẳng có chủng tánh khác. Thuyết kia nói ba cõi đều có sáu loại A-la-hán.

Tùy tín hành sinh năm, nghĩa là năm loại trước trong sáu loại A-lahán là chủng tánh tín. Tín kia thành tựu hai trí, là tận trí và vô học đẳng kiến. Người kia hoặc vì có lúc lui sụt nên không nói là trí vô sinh. Đức Thế Tôn vì không còn thọ sinh nữa nên tất cả Khế kinh nói không còn thọ thân sau, vì biết như thật.

Phải biết thời giải thoát nghĩa là nên biết là thời giải thoát này nương vào tùy thuận thức ăn, y phục, giường nằm, ngọa cụ, xứ sở nói pháp và con người nên căn thiện tăng tiến, không thể tùy theo điều mình muốn tiến hành bất cứ lúc nào, nên nói là Thời giải thoát.

Lợi căn, pháp, bất động

Là bất thời giải thoát

Người kia được ba trí

Thành tựu tự giải thoát.

Lợi căn, pháp, bất động là bất thời giải thoát: Nghĩa là nếu pháp bất động hoàn toàn lợi căn, thì có thể trong tất cả thời, tùy theo điều mình mong muốn, tiến tu nghiệp thiện, không chờ đợi mọi sự đầy đủ nào, là bất thời giải thoát.

Người kia được ba trí: Nghĩa là người kia thành tựu ba trí: tận trí, trí vô sinh và vô học đẳng kiến, là pháp bất thối.

Thành tựu tự giải thoát nghĩa là phải biết người kia giống như mình, gọi là thành tựu giải thoát. Thời ý giải thoát nghĩa là vì thời gian chờ đợi nên thời ý giải thoát thành tựu pháp bất động. Vì bất động, không bị phiền não làm động nên nói bất động, là nghĩa bất thối.

Hỏi: Vì sao thời ý giải thoát gọi là ái, chứ chẳng phải bất động?

Đáp: Vì thời ý giải thoát kia rất tự giữ gìn, cũng như người chỉ có một mắt nên không tự tại, vì sợ lui sụt. Như mượn vật người khác, vật đó ràng buộc căn thiện lẫn nhau, không phải phần. Bất động giải thoát có căn thiện quan hệ nhau, nghĩa là vì giải thoát kia có Tam-ma-đề khác, cho nên không gọi ái, nghĩa là không không, vô nguyện vô nguyện, vô tác vô tác, dùng định để xả định, gọi là lệ thuộc nhau.

Phải biết tuệ giải thoát

Không đắc định Diệt tận

Nếu đắc định Diệt tận

Nên biết câu giải thoát.

Phải biết tuệ giải thoát, không đắc định Diệt tận, nghĩa là sáu loại A-la-hán này không được định Diệt tận, là nói tuệ giải thoát, vì tuệ lực khiến giải thoát phiền não chướng nên gọi tuệ giải thoát.

Nếu được định Diệt tận, nên biết là câu giải thoát, nghĩa là sáu loại A-la-hán này được định Diệt tận là nói câu giải thoát, do tuệ lực của họ nên lìa phiền não chướng, tâm được giải thoát. Lực chánh thọ diệt lìa giải thoát chướng được giải thoát, cho nên gọi là câu giải thoát. Nếu lại là thối pháp, thì tất cả đều giải thoát nên chia làm bốn trường hợp:

1. Thối pháp không phải đều giải thoát: Nghĩa là thối pháp không được định Diệt tận.

2. Đều giải thoát chẳng phải thối pháp, nghĩa là năm loại A-la-hán được định Diệt tận.

3. Vừa thối pháp, vừa là câu giải thoát, nghĩa là thối pháp được định Diệt tận.

4. Cũng chẳng phải thối pháp, cũng chẳng phải câu giải thoát: Nghĩa là năm loại A-la-hán không được định Diệt tận, cho đến bất động giải thoát cũng như thế.

Các căn nói chín thứ

Cũng nói chín hạng người

Có bảy loại Thanh văn

Duyên giác và Như lai.

Đây nói chín thứ căn, nghĩa là từ hạ hạ cho đến thượng thượng. Bậc A-la-hán cũng có chín chủng tánh, nghĩa là năm chủng tánh trước và hai loại bất động, giải thoát. Hoặc nhân thời giải thoát, được bất động, hoặc mới được bất động. Bảy loại Thanh văn này và Duyên giác, Như lai, gọi là chín hạng người. Đã nói căn kiến lập người. Nếu người thành tựu căn, nay sẽ nói:

Căn hạ trung, tối hạ

Đây là người loại đầu

Cho đến tăng thượng thượng

Người thứ chín phải biết.

Thối pháp kia thành tựu căn hạ hạ, Pháp tư thuộc hạ trung, Pháp hộ là hạ thượng, Pháp trụ thuộc trung hạ, Pháp thắng tấn thuộc trung trung. Chủng tánh nhân thời giải thoát thuộc pháp bất động trung thượng, bất động giải thoát ban đầu là thuộc thượng hạ, Duyên giác là thượng trung, Như lai là thượng thượng.

Là do chủng tánh Học

Được quả Vô học kia

Hoặc tức chủng tánh ấy

Hoặc tiến bất thối chuyển.

Sáu loại A-la-hán, hoặc do học địa, với chủng tánh như thế, được A-la-hán, tức chủng tánh A-la-hán kia, hoặc căn tăng ích được bất thối chuyển, vì căn tu tập của chủng tánh kia. Thối pháp kia có ba việc sẽ nói sau). Pháp bất động chỉ có một việc, tức trụ bát Niết-bàn, A-la-hán khác có hai việc. Đã nói chủng tánh căn bản của A-la-hán, nay sẽ nói:

Về căn thắng tấn,

Cái gọi ba, bốn, năm

Sáu, bảy lần lượt tăng

Là các thối pháp thảy

Nói năm La-hán thảy.

Thối pháp kia có ba việc, đó là thối pháp, trú học, căn thối, pháp hoặc trụ căn thượng thắng tiến của bát Niết-bàn kia. Tư pháp có bốn việc, đó là căn thối trú học, thối tức là trụ nơi căn của thối pháp, hoặc khác tức là nên tiến không thối, vì trước đã nói chủng tánh kia bất thối. Trụ nơi căn thối pháp, tức là trụ nơi căn thượng thắng tiến của bát Niếtbàn.

Hộ pháp có năm việc, đó là pháp hộ, thối, căn trụ học, căn trú thối pháp, trụ căn trú pháp tư, tức trụ nơi căn thượng tăng tiến của bát Niết-bàn.

Pháp trụ có sáu loại, tất thăng tiến có bảy, tùy theo nghĩa mà nói ấy. Đã nói kiến lập tướng của bậc Hiền Thánh, nay sẽ nói: Về kiến lập pháp,

Là pháp tùy tín hành

Hoặc pháp tùy pháp hành

Cùng với đạo kiến đế

Đều là đồng một tướng.

Pháp Tùy tín hành, pháp Tùy pháp hành và đạo kiến đế, ba loại pháp này đều đồng một tướng. Sự khác nhau nghĩa là người Tùy tín hành là độn căn, người Tùy pháp hành là lợi căn.

Ở trong các căn ấy

Đó gọi vị tri căn

Là pháp hữu học khác

Phật nói dĩ tri căn.

Trong đó các căn pháp gọi là vị tri căn, nghĩa là căn thuộc về kiến đế thường có chín pháp: ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, năm căn như Tín ,v.v… gọi là Vị tri căn. Các căn này Tùy tín hành, Tùy pháp hành mà thành tựu. Danh: Chưa biết sẽ biết, nên nói là vị tri căn.

Hỏi: Khổ pháp nhẫn sinh quán năm ấm cõi Dục. Về sau khổ pháp

trí sinh không phải ở năm ấm là đã biết hay sẽ biết? Nếu nói chưa biết, sẽ biết thì điều này không đúng.

Đáp: Vì nhẫn không phải trí không phải tánh của trí nên không có lỗi. Vì nhẫn là kiến, chẳng phải tánh của trí, vì trí biết nên chẳng phải không đúng. Nghĩa là pháp hữu học khác, Phật nói dĩ tri căn là trừ pháp học của kiến đạo, còn pháp học khác, tức là chín pháp của số căn này được nói là dĩ tri căn. Tín căn giải thoát ấy là sự thành tựu của kiến đáo, thân chứng mà thành tựu. Dù đạo tỷ trí sinh ra quán đạo tỷ nhẫn, là vị tri, đương tri, vì ít nên không nói, như một giọt nước biển, một hạt bụi của Tu-di, chỗ ruồi đậu trong hư không.

Phải biết pháp vô học

Là nói vô tri căn

Đắc quả, bỏ đạo trước

Do trí vô ngại nói.

Phải biết pháp Vô học, là nói vô tri căn, nghĩa là phải biết pháp vô học tức căn này thường có chín pháp, nói là vô tri căn. Tuệ giải thoát của căn này do câu giải thoát thành tựu.

Sáu địa, bốn thiền, vị lai, trung gian của kiến đạo kia, không phải là căn thiện phương tiện của địa trên, vì không có và vì không phải cảnh giới rộng. Chín địa của pháp tu đạo học, sáu địa này và tánh của bốn ấm, năm ấm của ba Vô Sắc.

Được quả xả đạo trước, do Trí vô ngại nói, nghĩa là khi đắc quả, phải biết xả đạo vô lậu trước để được quả Tu-đà-hoàn, xả kiến đạo, được quả Tư-đà-hàm. Nếu trước diệt dục gấp bội hết, cũng xả kiến đạo. Nếu theo thứ lớp: Xả quả Tu-đà-hoàn và Tu-đà-hoàn tiến hướng đạo được quả A-na-hàm. Nếu trước dục ái hết cũng xả kiến đạo. Nếu theo thứ lớp nghĩa là xả quả Tư-đà-hàm và Tư-đà-hàm tiến hướng đạo, được quả A-la-hán thì xả quả A-na-hàm và A-na-hàm tiến hướng đạo.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bảy người như Tùy tín hành v.v… được kiến lập thế nào?

Đáp:

Phương tiện và các căn

Chánh thọ, giải thoát chung

Phải biết Hiền Thánh bảy

Sự thì nói có sáu.

Phương tiện và các căn, chánh thọ giải thoát chung, phải biết Hiền Thánh bảy: Nghĩa là vì năm nhân duyên nên nói bảy người, gọi là bảy, chứ chẳng phải sự có bảy. Năm nhân duyên là phương tiện, căn, chánh thọ, giải thoát và chánh thọ giải thoát.

Phương tiện nghĩa là Tùy tín hành, Tùy pháp hành. Tùy tín hành nghĩa là vì tín nhiều, nên nói tùy tín hành, trước vì gieo trồng các nghiệp tin người khác nên làm. Khi được đạo rồi, dùng gốc để gọi tên. Tùy pháp hành: Là trước tự mình tư duy để tạo ra các nghiệp. Sau được đạo rồi lấy gốc làm tên.

Căn nghĩa là tín giải thoát, kiến đáo. Độn căn nói là tín giải thoát, lợi căn nói là kiến đáo. Chánh thọ nghĩa là thân chứng. Giải thoát là tuệ giải thoát. Chánh thọ, giải thoát là câu giải thoát. Về sự nói có sáu nghĩa là các bậc Thánh này có sáu, kiến đạo có hai: Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Tu đạo có hai là Tín giải thoát và Kiến đạo. Đạo vô học có hai là Thời giải thoát và Bất thời giải thoát. Người tùy tín hành nên nói là một, nghĩa là vì căn của bảy người nên nói là ba, nghĩa là vì chủng tánh của hạ, trung, thượng nên nói năm, nghĩa là thối pháp cho đến đạo tất thăng tiến nên nói mười lăm. Từ trụ khổ pháp nhẫn, cho đến đạo tỷ nhẫn lìa dục, nên nói bảy mươi ba, lìa dục cõi Dục có mười, nghĩa là từ cụ phược cho đến hết chín phẩm. Sơ thiền chín, cho đến Vô sở hữu xứ.

Lại nữa, đạo của chủng tánh căn dựa vào kiến lập mà tăng, cũng nên nói rộng. Như thế người tùy tín hành có mười bốn vạn bảy nghìn tám trăm hai mươi lăm, thuộc về đạo kia.

Một, ba, năm, mười lăm

Cùng với bảy mươi ba

Là đạo chủng tánh căn

Lìa phiền não phải biết

Gấp ba, kế gấp năm

Mười lăm và gấp chín

Rất nhiều hạng như thế

Chỉ nói Tùy tín hành.

Phải biết bậc Thánh khác, tùy theo nghĩa đó cũng nên nói như thế.

Hỏi: Như Khế kinh nói tám người như hướng Tu-đà-hoàn, v.v… là thế nào?

Đáp:

Do vì có năm việc

Nói có tên tám người

Sự trước, sau đều một

Khoảng giữa thì có ba.

Bốn hướng, bốn quả này nói là tám người, danh sự có năm. Hướng Tu-đà-hoàn và A-la-hán, đây gọi là một việc, cũng một Tu-đà-hoàn và hướng Tư-đà-hàm, đây gọi hai việc. Một Tư-đà-hàm và hướng A-nahàm, A-na-hàm và hướng A-la-hán, cũng như thế.

Bốn người trước ấy là thành tựu Thánh đạo của một địa, tức ở đây cũng nói Gia gia và một hạt giống. Hướng quả A-na-hàm hoặc một địa cho đến sáu địa, quả A-na-hàm hoặc ba địa, cho đến sáu địa, hướng Ala-hán hoặc ba địa cho đến chín địa. A-la-hán thành tựu chín địa. Đạo quả Sa-môn kia hư hoại thì địa hư hoại, nên lập ra bốn trường hợp:

1. Đạo hoại, địa không hoại: Là quả Tư-đà-hàm.

2. Địa hoại, không phải đạo hoại, là quả A-la-hán.

3. Đạo hoại, địa hoại: Là quả A-na-hàm.

4. Đạo không hoại, địa không hoại: Là quả Tu-đà-hoàn (xen lẫn hữu lậu, vô lậu gọi là đạo hoại, xen lẫn dựa vào các thiền gọi là địa hoại).

Đã hết là giải thoát

Được nương vào một quả

Thứ chín, không nhiễm ô

Diệt tận nên sẽ nói.

Đã hết là giải thoát, được nương vào một quả: Các đạo giải thoát trong hướng đạo lúc đắc quả đắc giải thoát. Phiền não phẩm Pháp trí đã dứt hết, được một giải thoát, những phiền não do phẩm tỷ trí dứt hết được hai giải thoát. Vì được đạo không hư hoại nên nói lúc được một quả, nói năm nhân duyên được đạo chưa từng, xả đạo đã từng, đắc ngay tám trí, cùng lúc tu mười sáu hành, được quả của một vị giải thoát.

Hỏi: Dứt trừ nhiễm ô trước đã nói, không nhiễm ô làm sao dứt trừ?

Đáp: Diệt tận thứ chín không nhiễm ô, nên phải nói. Trước đã nói chín phẩm dứt phiền não quyến thuộc.

Không nhiễm ô nghĩa là trụ đạo vô ngại thứ chín, dứt trừ mau chóng, chẳng phải dần dần. Không nhiễm ô nghĩa là thiện thế tục và vô ký không ẩn mất, sắc của năm ấm nhiễm ô cũng do đạo vô ngại thứ chín dứt trừ, vì ít nên không nói.

Hỏi: Vì sao dứt trừ chín phẩm phiền não, đạo vô ngại thứ chín không nhiễm ô dứt trừ?

Đáp: Vì phiền não trái với Thánh đạo. Thánh đạo trái với phiền não, không nhiễm ô, không trái nhau, cho nên phiền não kia như thế, đạo như thế khởi, tùy chỗ cần dứt trừ, phiền não được dứt trừ. Đạo hạ hạ khởi, phiền não thượng thượng dứt trừ, cho đến đạo thượng thượng khởi, phiền não hạ hạ dứt trừ. Như ánh sáng nhỏ diệt bóng tối thô, nguồn sáng lớn diệt bóng tối nhỏ. Đạo kia cũng như thế, do nhiễm ô nên tự tánh dứt trừ không thành tựu, người không cấu uế là xả lỗi phiền não như nạn độc.

Vô trước tên giống nhau

Kia hay được bất động

Chủng tánh tín giải thoát

Thăng tiến cũng tăng đạo.

Vô trước tên giống nhau, có thể được bất động, nghĩa là chẳng phải tất cả A-la-hán đều được bất động, chỉ có danh tương tự công đức là đắc, nghĩa chắc chắn thăng tiến tăng tiến căn trong năm loại kia là đắc, nghĩa là pháp tiến đến tư pháp. Thứ lớp như thế theo thứ lớp đều phải biết. Lại nữa, được bất động có chín đạo vô ngại và chín đạo giải thoát, như được A-la-hán. Chín đạo vô ngại, tám đạo giải thoát thuộc về thời giải thoát. Đạo giải thoát thứ chín thuộc về Bất thời giải thoát. Tất cả quả của đạo kia thuộc về đạo. Đạo phương tiện kia nếu là vô lậu thì thuộc quả đạo, còn nếu là hữu lậu thì không thuộc.

Chủng tánh tín giải thoát, thăng tiến cũng thăng tiến, nghĩa là tín giải thoát kia, hoặc chủng tánh tất thăng tiến có thể đắc kiến đáo, chứ chẳng phải tánh khác. Cho nên năm thứ học địa cũng là căn thăng tiến. Đạo thăng tiến nghĩa là căn bùng cháy. Căn thăng tiến nghĩa là tăng thêm trong loài người, chứ không phải đường khác. Thánh đạo tăng chẳng phải đạo thế tục. Học là nương vào thiền, vô học là nương vào thiền và Vô Sắc. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm thì nương vào căn tăng tiến ở vị lai, tức họ xả một địa, được một địa. Nếu A-na-hàm trước nương vào Sơ thiền và quyến thuộc vượt lên ly sinh và theo thứ lớp chưa đắc đệ Nhị thiền. Căn thăng tiến kia sẽ xả quả của ba địa, đắc quả của ba địa, hoặc đắc đệ Nhị thiền chứ không phải đệ Tam thiền. Về sau, sẽ nương vào căn thăng tiến của Sơ thiền, nghĩa là xả quả của ba địa và đạo quả vượt hơn của bốn địa, tức được quả của ba địa. Như thế cho đến đắc Vô sở hữu xứ vô lậu, xả quả của ba địa và xả đạo thắng quả của chín địa, đắc quả của ba địa. Như thế cho đến được Vô sở hữu xứ vô lậu, xả quả ba địa và xả quả địa thù thắng của Chín địa được quả ba địa, nếu cho xả nhiều đạo được ít đạo nên lui sụt thì không đúng. Vì sao? Vì đắc đạo thù thắng, vì ý giải của người đó.

Hỏi: Xả đạo, cũng xả đoạn (dứt trừ) chăng?

Đáp: Đạo thế tục đoạn là không xả. Nếu mỗi thứ phiền não của

Phi tưởng Phi phi tưởng xứ dứt trừ thì lúc được kiến đáo, Phi tưởng Phi phi tưởng kia sẽ do tu đạo dứt trừ, xả dứt và đối trị, mà không thành tựu phiền não đắc, như lúc phàm phu sinh nơi địa trên.

Lại nữa, nếu trước nương vào Sơ thiền, vượt lên ly sinh, về sau nương vào căn tăng tiến của đệ Nhị thiền thì người đó đã xả quả của ba địa và thắng quả đạo thù thắng của bốn địa, được quả của bốn địa. Như thế tất cả địa nên nói rộng.

Nếu trụ quả mà căn tăng tiến thì sẽ thuộc về phương tiện vô ngại và đạo quả giải thoát. Nếu trụ căn tăng tiến của thắng quả đạo, nghĩa là hoặc thuộc về đạo phương tiện vô ngại, hoặc thắng đạo quả vượt hơn, hoặc thuộc về đạo quả giải thoát, một đạo phương tiện một đạo vô ngại cũng là một đạo giải thoát. Như thế kiến đạo cũng có sáu chủng tánh mà không có căn tăng tiến, vì là đạo nhanh chóng.

Phần căn thiện quyết định phần như thế cũng có sáu chủng tánh. Người tu hành là căn tăng tiến theo thứ lớp, chỉ có pháp thế gian đệ nhất là không có căn tăng tiến vì do một niệm.

Đã nói các căn đủ, nay sẽ nói: Về là học đủ không đủ

Hoặc quả hữu học đủ

Hoặc căn, hoặc chánh thọ

Hoặc ba đều cùng đủ

Vô học hai cũng thế.

Học kia có ba sự đủ, hoặc quả đủ, hoặc căn đủ, hoặc chánh thọ đủ. Nếu tín giải thoát A-na-hàm không được định Diệt tận thì chỉ có quả đủ, chẳng phải căn đủ, vì căn yếu kém, không phải chánh thọ đủ, không được đủ, vì định Diệt tận.

Kiến đáo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm chỉ có căn đủ, chẳng có quả đủ, chẳng phải chánh thọ. Tín giải thoát A-na-hàm, đắc định Diệt tận, quả đủ và chánh thọ đủ không phải căn đủ. Kiến đáo A-na-hàm không được định Diệt tận, nghĩa là quả đủ và căn đủ không phải chánh thọ đủ. Kiến đáo được định Diệt tận, có ba sự đủ, vô học có hai cũng thế: Nghĩa là tất cả quả vô học đều đủ, vì tánh quả không hai. Hạ căn tuệ giải thoát, nghĩa là quả đủ, không phải căn đủ. Người lợi căn là quả đủ và căn đủ đều không phải chánh thọ đủ. Hạ căn câu giải thoát, nghĩa là quả đủ và chánh thọ đủ, không phải căn đủ. Lợi căn nghĩa là ba việc đủ.

Hỏi: Ba thứ đủ, đó là khéo quán đế, tại sao quán đế là mau chóng, hay dần dần?

Đáp:

Kiến lập công đức ác

Dần dần thấy chân đế

Sức đạo vô ngại được

Quả hữu vi, vô vi.

Kiến lập công đức ác, dần dần thấy chân đế: nghĩa là vì đối với chân đế này thấy rõ lỗi ác, nên lập khổ đế, tập đế. Vì nhận thấy công đức nên lập diệt đế, đạo đế. Cho nên không phải lúc thấy lỗi ác đồng thời thấy công đức, cũng không phải khi thấy công đức đồng thời thấy lỗi ác, vì thể khác nhau, cũng không phải không thấy đế như thật, gọi là đế vô gián đẳng, cũng không phải một trí quán chung đế, vì đế có nhiều tánh, cho thế nên dần dần thấy chân đế.

Có thuyết nói hành vô ngã đốn vô gián đẳng. Thuyết kia nói hành vô ngã duyên tất cả pháp như thế lẽ ra vô gián đẳng ngay tức khắc là không đúng. Vì sao? Vì quá nhiều điên đảo, và vì tự tánh tương ưng với pháp cộng hữu chẳng phải cảnh giới, vì tướng quả của đế.

Vô ngã, v.v… đối với đế này mang rất nhiều tánh điên đảo chẳng phải một. Vì vô ngã khởi dứt trừ rất nhiều tự tánh của hoặc, cho nên chẳng phải một. Vô gián đẳng dần dần. Vô gián đẳng sẽ nói rộng trong phẩm Trạch.

Hỏi: Đế vô gián đẳng được quả Sa-môn, sao lại là quả hữu vi?

Đáp: Sức của đạo vô ngại được quả hữu vi lẫn vô vi. Phiền não thường diệt và đạo giải thoát đều có sức của đạo vô ngại đạt được, cho nên đều nói là quả Sa-môn. Phiền não diệt là quả giải thoát và quả công dụng. Đạo giải thoát là quả công dụng và quả y.

Hỏi: Vô gián đẳng này có bao nhiêu loại?

Đáp:

Là ba vô gián đẳng

Duyên sự kiến vô gián

Phải biết có ba loại

Hoặc hai cũng là một.

Ba loại vô gián đẳng, đó là duyên vô gián đẳng, sự vô gián đẳng và kiến vô gián đẳng. Tuệ kia là hai loại vô gián đẳng. Duyên vô gián đẳng vì hữu duyên, Sự vô gián đẳng là vì có thể thành sự. Kiến vô gián đẳng là kiến tánh. Tuệ tương ưng pháp có hai thứ vô gián đẳng là duyên vô gián đẳng và sự vô gián đẳng, còn pháp cộng hữu kia chỉ có một là sự vô gián đẳng. Khổ nhẫn, khổ trí kia ở nơi khổ đế có ba thứ vô gián đẳng, đối với diệt đế, đạo đế có sự vô gián đẳng, phải biết tập nhẫn, tập trí đối với tập đế cũng như vậy. Diệt nhẫn, diệt trí đối với diệt đế có ba loại vô gián đẳng, đối với khổ, tập, đạo đế có sự vô gián đẳng.

Đạo nhẫn đạo trí đối với đạo đế có ba vô gián đẳng, đối với khổ, tập, diệt đế có sự vô gián đẳng. Tu đạo tùy theo nghĩa ấy, phải biết như vầy: Kiến đế vô gián đẳng vì nhân duyên này nên phải biết lần lượt vô gián đẳng.