LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

Thứ 11: KIỀN ĐỘ KIẾN

Hỏi: Nếu các pháp là nhân duyên của pháp kia, từng có khi nào pháp ấy nói chẳng phải là nhân duyên của pháp kia hay không?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng như khi pháp kia chưa sinh, bấy giờ, pháp kia chẳng phải nhân.

Hoặc có thuyết nói: Do việc nhân duyên, nên nhân và nhân duyên khác, không phải nhân duyên. Kế là quyết định tất cả các hành, mỗi hành đều tự là nhân, tự là quả. Và đạt được quả báo khác, không bao giờ còn sinh. Nếu nên như vậy thì mọi cảnh giới sẽ có sự trái ngược, có pháp rất tốt đẹp.

Hỏi: Bậc A-la-hán lui sụt có thể trở lại chứng đắc quả A-la-hán, các vị A-la-hán chứng đắc lực căn và hiểu được ý đạo thì nên gọi là trước kia vốn đã không chứng đắc mà chứng đắc hay nên nói là trước kia vốn không chứng đắc nay mới chứng đắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu được đẳng giải thoát, nên nói vốn đắc mà đắc. Nếu được giải thoát vô ngại, nên nói là vốn không được mà được. Lại nữa, A-la-hán có sáu thứ căn có tăng, giảm. Các A-la-hán đều phân biệt nghĩa ấy. Lúc căn kia tương ưng với căn này, thì căn kia vốn không ở người khác mà được dấu vết đạo, tư duy sự hữu ích và đoạn hữu ích. Sự tư duy hữu ích nên nói vốn được mà được, nói là có đạo tư duy đoạn, có lợi ích lâu dài, nên nói vốn không được mà được.

Hỏi: Nếu A-la-hán tạo ra tưởng bố thí của A-la-hán, giả sử không phải A-la-hán mà tạo ra tưởng bố thí của A-la-hán, thì ai sẽ được phước nhiều?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu A-la-hán tạo ra tưởng bố thí của Ala-hán, thì A-la-hán kia sẽ được phước nhiều . Vì sao? Vì ruộng phước có lợi ích tăng trưởng, làm ruộng phước tốt.

Hỏi: Như tâm, ý, hành, như niệm sanh khởi, làm sao tạo ra thuyết này: Được phước rất nhiều. Nếu do ruộng tốt mà được phước nhiều, thì các người có bố thí cho một vị A-la-hán, họ đều được phước bình đẳng, thế nên việc này không đúng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cả hai đều được phước bằng nhau. Vì sao? Vì một là do ruộng tốt, hai là do tâm.

Nếu do ruộng tốt mà tâm có ích, vì không phải do tâm, nên làm sao được phước bình đẳng? Lại nữa, nếu không phải A-la-hán mà tạo ra tưởng bố thí của A-la-hán thì người kia sẽ được phước nhiều. Vì sao? Vì tâm công đức của A-la-hán rất mầu nhiệm.

Hỏi: Nếu ngoại đạo dị học Ni-kiền-tử tạo ra tưởng bố thí của A-lahán, thì họ có được nhiều phước hay không?

Đáp: Họ không biết công đức của A-la-hán. Nếu người kia lại là A-la-hán tạo ra tưởng bố thí của A-la-hán, như thế người ấy sẽ được phước nhiều. Người ấy không có năng lực này để duyên công đức của A-la-hán. Nếu biết được công đức của A-la-hán, thì người ấy sẽ không bố thí cho dị học Ni-kiền-tử. Lại nữa, tóm lại, như cây cột bị cháy nám vì khô mục, tạo ra tưởng A-la-hán mà tuệ thí, người ấy cũng sẽ được công đức lớn.

Hỏi: Không được cái gì? Không được quả Tu-đà-hoàn. Nếu được bèn mất chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như Tu-đà-hoàn kia, bảy lần qua lại nhân gian, có tín giải thoát. Tu-đà-hoàn kia thuộc về quả có kiến đế nhưng không được quả Tu-đà-hoàn. Nếu người kia được kiến đế, thì sẽ thuộc về quả của tín giải thoát, ấy là bỏ quả Tu-đà-hoàn. Lại nữa, Tuđà-hoàn kia phải bảy lần trở lại sinh tử, thuộc về Tu-đà-hoàn phẩm hạ. Các người căn cơ chậm lụt, không được phẩm thượng, trung, như Tu-đàhoàn trải qua bậc Gia gia, hoặc hai, hoặc ba. Nơi thuộc trải qua ấy, đã diệt hết gốc khổ của mình. Tu-đà-hoàn đó thuộc về căn phẩm hạ, ấy là theo trình tự, là đã được phẩm thượng, trung. Nếu Tu-đà-hoàn trải qua Gia gia, vòng quanh hai nhà, dứt hết nguồn gốc đau khổ, Tu-đà-hoàn đó thuộc về Tu-đà-hoàn hạ trung, ấy là bỏ, chẳng phải do quả Tu-đà-hoàn vô vi hoặc được hoặc bỏ.

Hỏi: Nếu các pháp thành tựu, các pháp tướng đó có thành tựu chăng? Nếu các pháp tướng thành tựu, pháp kia có thành tựu chăng?

Đáp: Nếu các pháp thành tựu, thì các pháp đó sẽ thành tựu lẫn nhau, các tướng ngoài đều không thành tựu. Nếu tự tướng của các pháp thành tựu, thì pháp đó sẽ thành tựu.

Hỏi: Nếu các pháp không thành tựu thì các pháp tướng kia sẽ không thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc pháp tướng không thành tựu, pháp ấy chẳng phải không thành tựu, vì các tướng ngoài đều không thành tựu, mà tự tướng của pháp đó thành tựu.

Hỏi: Thành tựu, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Tương ưng với tự tướng, gọi là thành tựu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa không thành tựu?

Đáp: Không tương ưng với tự tướng, đó là nghĩa không thành tựu. Lại Đức Thế Tôn nói: Gọi là sinh ra sinh này, tạo ra thuyết như thế này: Mạng khác, thân khác. Nếu tạo ra thuyết như thế, thì hai thân, mạng kia đều đồng một nghĩa, phân biệt có ngần ấy.

Hỏi: Thế nào là đồng một nghĩa?

Đáp: Nếu tự dựa vào mình mà được nghĩa duyên kia, nên tạo ra thuyết này: Nên gần gũi Đức Thế Tôn!

Có nhiều vị tạo ra kiến này, thân kia, mạng kia Hỏi: Vì sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sinh ra thân, ấy là sinh ra kiến này, cho đến có căn, thân cùng tương ưng, nay cũng như thế, ở trong đó lại có mạng, có thân.

Hoặc có thuyết nói: Quán căn chúng sanh, tướng chúng sanh, chúng sanh có căn cơ chúng sanh, tánh chúng sanh, loại chúng sanh, dòng họ chúng sanh, ở trong đó có mạng chúng sanh kia, thân chúng sanh kia. Như thế đã nói: Thân nữ có sức, ở trong đó không có chết yểu. Người có thân lớn không có giác cánh lạc khổ, thì ý căn sẽ đoạn tuyệt.

Hỏi: Các kiến đã sinh mạng khác, thân khác, làm sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lần lượt quán thân tâm sở, tâm pháp, nghĩa là cũng lần lượt quán lẫn nhau. Tâm sở, tâm pháp kia tạo ra tưởng ngã, mạng khác, thân khác mà có kiến này.

Hoặc có thuyết nói: Các người có thiền, quán oai nghi của họ, tạo thành nhân duyên, rồi quán nhân duyên đó, họ bèn tạo ra ý này: Thân khác, mạng khác, thân đã làm khi xoay lại hành.

Hoặc có thuyết nói: Thân không bại hoại, ấy là mạng chung, bèn nghĩ rằng: Thân khác, mạng khác. Nếu thân chưa trụ, ấy là mạng chung.

Hoặc có thuyết nói: Trong giấc ngủ say, mộng thấy mình đang dạo chơi, ở đây có thân, người ấy bèn nghĩ: Mạng khác, thân khác, nếu trong mộng có chỗ dạo chơi.

Hoặc có thuyết nói: Do Tam-muội, tự nhớ lại đời trước của mình, nào là ở chỗ đó, chết ở nơi đó, sinh trong cõi này. Thân kiến kia trụ trong ấy tạo ra thuyết này: Thân khác, mạng khác.

Hoặc có thuyết nói: Nghe thấu suốt, do thiên nhãn quán chủng loại chúng sanh, lúc chúng sanh sinh, khi chúng sanh chết, thân bị ràng buộc ở trung ấm mà thấy sự sống chết kia, bèn nghĩ: Thân, mạng này đều dạo chơi.

Lại nữa, thân trung gian, nhớ lại đời trước của mình đã từng trải qua. Do trôi lăn trong phương tiện khéo léo, người ấy bèn nghĩ: Mạng khác, thân khác, hoặc về sau này, người khác cũng nói: Mạng khác, thân khác.

Các kiến này đã sinh, không có nhân, không có duyên. Chúng sanh, mê đắm các cấu uế, không phải có nhân, không phải có duyên.

Chúng sanh đắm nhiễm, làm sao sinh ra kiến này?

Hoặc có thuyết nói: Nếu ở chốn nhàn nhã

Hoặc có thuyết nói: Quán các thứ cấu uế khởi, quán ở trong cung, hoặc thấy thanh tịnh, người kia bèn nghĩ: Không có nhân khởi các mê đắm cấu uế! Lại nữa, do hai lực nên sinh ra các mê đắm cấu uế. Hoặc nương sức của nhân, hoặc sức của cảnh giới hay do nhân duyên này mà chẳng biết không có nhân, không có duyên. Chúng sanh đắm nhiễm, các kiến. Nếu người khác nói: Các kiến đã sinh không có nhân, không có duyên, chúng sanh thanh tịnh. Chẳng phải có nhân, chẳng phải có duyên, chúng sanh thanh tịnh vì sao sinh ra kiến này?

Hoặc có thuyết nói: Quán ở đây đến chốn nhàn nhã mà không thanh tịnh. Ở trong cung sâu, hoặc có thanh tịnh, nơi đó, bèn nghĩ rằng: Không có nhân mà vẫn có sự thanh tịnh. Lại nữa, do ba sức nên thanh tịnh, ba sức là: Sức của nhân, sức của cảnh giới, sức của phương tiện. Sức của nhân, sức của cảnh giới ở thời gian tương ưng kia, pháp thiện như xoay lại có thanh tịnh sinh ra. Do đấy, nên chẳng biết không có nhân duyên, chúng sanh thanh tịnh được kiến này hoặc do người khác nói.

Các kiến đã sinh ra không có nhân, không có duyên, chúng sanh không có trí, không có kiến này? Chẳng phải có nhân, chẳng phải có duyên, chúng sanh vô trí vô kiến, vì sao sanh ra kiến này?

Hoặc có thuyết nói: Người ấy không có siêng năng, thì sao lại khởi không có trí, không có kiến? Nếu sinh lại thì như thế không có trí. Ở trong đó lại nghĩ: Không có nhân, không có duyên, chúng sanh không có trí, không có kiến. Lại nữa, nhân duyên của hành sinh tử, không có vận dụng phương tiện, cũng không siêng năng mong cầu, ở trong không có trí, không có kiến, không tư duy nhân kia với pháp tương ưng khác, không có trí tương ưng với không có kiến, có lúc không tương ưng, lúc tương ưng với trí, không có nhân, không có duyên, chúng sanh không có trí, không có kiến mà được các kiến. Nếu do người khác nói, thì các kiến đã sinh ra sẽ không có nhân, không có duyên, trí kiến của chúng sanh chẳng phải có nhân, chẳng phải có duyên.

Hỏi: Trí kiến của chúng sanh sao lại là kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người quán ân cần, không khởi trí kiến. Do ít ân cần, hoặc khởi trí kiến, trong đó bèn nghĩ: Sự ân cần kia do không có nhân, nên chúng sanh mới có trí kiến. Lại nữa, có năm sự luân chuyển của trí kiến: Nghĩa thuộc về danh, sự gian ngụy thuộc về nghĩa. Biết nhân kia tương ưng với pháp khác. Tương ưng, không tương ưng với trí kiến, biết vào thời gian này không có nhân, không có duyên, trí kiến của chúng sanh được các kiến, hoặc do người khác nói.

Hỏi: Các kiến được sinh ra, không có sức, không có tinh tiến, làm sao sinh ra kiến ấy?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hoặc thấy dáng dấp của người có nghề làm ruộng, có người không có nghề làm ruộng. Hoặc lại có diện mạo của người ít có nghề làm ruộng, ở trong đó dáng dấp của người không có quả, không có sức, không có tinh tiến, nên mắc phải các kiến. Lại nữa, có rất nhiều pháp tương ưng với đời nay, đời sau, hoặc có được quả báo. Đối với người kia hoặc do sự mà không được quả báo, khi người ân cần ở trong đó mà không được quả báo là do không có sức, không có tinh tiến, nên mắc phải các kiến, hoặc do người khác nói:

Nhân người vốn sở duyên

Tu-đà-hoàn thành tựu

Bốn thứ và hai thứ

Nhân mạng, bốn thứ lực.

Hỏi: Các kiến đã sinh, không có kẻ bố thí, không có người thọ nhận, Khế kinh nói, vì sao sinh ra kiến này?

Đáp: Quả của hành vi thiện, hành vi ác sinh ra, nếu lúc thân cận, ở trong đó không thể biết được quả thật không có hành vi thiện, hành vi ác, vì mắc phải các kiến, hoặc do người khác nói: Không có đời nay, không có đời sau, cũng không có các loài chúng sanh. Người có sinh, như thế, có người kia quán không có cha, mẹ, nhân sự mà có. Đời không có A-la-hán, người tu hành đạo, mà không có đạo.

Hỏi: Các kiến đã được sinh, trong cõi này có mạng sống, đời sau không còn chết nữa, vì sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nói là con người có thân của ngã, người kia, nếu người kia khi chết thân đất lại về với đất, nước trở về với nước, lửa trở về với lửa, gió trở về với gió, các căn trở về với hư không.

Hoặc có thuyết nói: Khi vượt qua ấm thế gian, không thấy trở về, ở trong đây, mạng sống gặp phải các kiến. Lại nữa, ở trong thai, nếu sau cuối ở trong thai, quán sát mạng mình, thì mang kia cũng có trước sau.

Mạng sống ở đây gặp phải các kiến, hoặc do người khác nói.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Có sáu cách sinh.

Hỏi: Thế nào là có sáu cách sinh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như Khế kinh đã gọi: Người sinh ra theo màu đen là do đối với pháp đen tối mà sanh. Lại nữa, nhóm dị học ngoại đạo nói: Có sáu cách sinh: Sinh ra theo màu đen, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu trắng vi diệu. Đối với sự sinh theo màu đen kia, là kẻ giết mổ heo, đánh bắt cá, săn nai, thả chim ưng, giết bò và hành vi ác khác. Sự sinh màu xanh: Người học đạo Ni-kiền-tử. Sự sinh màu vàng: cư trú ở nhà, thọ giáo với Phạm chí. Sự sinh màu đỏ, như Samôn Thích-tử và các người tu phạm hạnh. Sự sinh màu trắng: Lõa hình học đạo. Sự sinh màu trắng vi diệu: Nan-đà, Bà-tha, Ngật-lê, Xá-tăng, Ngật-lật, Đố-cù, Xá-lô-vị, Ca-Lê-tử.

Hỏi: Các kiến được sinh ra thật có. Thân bảy đại này không làm việc không nên làm, không hóa độ người không nên hóa độ. Tụ ít, rời trụ rất sâu, vì sao sinh ra kiến ấy?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tính chất bốn đại, tính chất khổ vui, lần lượt xoay lại không quán hữu vượt hơn. Người kia dựa vào sự nhận thức về tướng mạng. Thân bảy đại này không làm việc không nên làm, được các kiến.

Hoặc có thuyết nói: Bốn đại khổ, vui, bốn đại do sinh quán, thời gian đó có thân bảy đại không làm việc không nên làm. Như thế, được các kiến. Lại nữa, tâm và sắc chọn lựa đối tượng kiến, ở trong đó không làm hư hoại tự giác, thân bảy đại không làm việc không nên làm, như thế, sẽ được các kiến, hoặc có lúc do người khác nói.

Hỏi: Các kiến được sinh khởi không có gió, làm sao sinh ra kiến ấy?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Gió có tưởng mạng, người kia lại nghĩ: Không có gió, đây là loại chúng sanh. Lại có tưởng thường, tưởng bại hoại. Dựa vào tưởng không có gió đó, được các kiến, nếu do người khác nói.

Hỏi: Làm sao biết được kiến này không phải được tạo nên do sự giàu sang?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu tạo nên nhân sự giàu sang thì kiến kia sẽ giàu. Tất cả các vật đều có sự xoay chuyển lại, sinh liên tục không dứt, thế nên, sự giàu sang không phải là nhân của kiến kia.

Lại có thuyết nói: Nếu sự giàu sang có nhân, thì tất cả vật sẽ giống nhau, đương nhiên là nhân với trước kia, lần lượt sẽ là vật đẹp đẽ. Thế nên, là nhân của sự giàu sang. Lại nữa, nếu sự giàu là nhân, thì bên trong không có sự vật, không nhóm họp, không là sự ở trung gian, không nhóm họp không có vật. Thế nên sự giàu sang không phải là nhân.

Hỏi: Làm sao biết được sự giàu sang này không phải nhân?

Đáp: Nếu không phải là nhân tạo ra, thì sự nhóm họp sẽ có tất cả vật nối tiếp sinh không đứt đoạn, khi quán sự nối tiếp ràng buộc của nhân kia, không sinh lại.

Lại tạo ra thuyết này: Nếu không có nhân xoay chuyển lại vật, thì tất cả các vật đều phải giống nhau? Nhân có tăng, bèn quả có tăng, là quả không phải nhân. Lại nữa, nếu vật không có nhân xoay chuyển lại, thì sẽ không ở trung gian có tiến triển, có nhóm họp. Sự vật không ở trung gian, không nhóm họp ở đó biết được không phải có nhân xoay chuyển lại vật.

Hỏi: Làm sao biết được tướng kia không phải mạng, tướng kia không phải thân?

Đáp: Tự tướng của ngần ấy thân bại hoại, tướng mạng không có tan rã được yêu mến, ở trong đó biết được tướng kia không phải mạng, không phải thân.

Hoặc có thuyết nói: Thân bị nhân duyên ràng buộc, lần lượt mà sinh, không phải mạng yêu mến lần lượt, ở trong đó biết được tướng kia không phải mạng, không phải thân. Lại nữa, thân đã gây tạo hoặc tự làm, hoặc bảo người khác làm. Như thế, không yêu mạng sống, trong đó biết được không phải mạng, không phải thân.

Hỏi: Làm sao biết được không phải mạng khác, thân khác?

Đáp: Thân, mạng khác, không thể được, cũng không có thời gian nào có thể đạt được, cũng không thể nói, ở trong đó biết được không phải mạng khác, thân khác.

Lại có thuyết nói: Nghĩa thân khác với vô số, tự nhiên, không có đối tượng làm, nhưng có vô số ái. Qua đó, biết được không phải thân khác, mạng khác. Về nghĩa là thân đã tạo ra việc của ta. Trong quá khứ đã có sự lần lượt mạng không phải ái lần lượt nên ở trong đó biết được không phải thân khác mạng khác.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Người kia làm, người kia tự được, vô ký không thể nói người khác làm, người khác tự được, điều này không thể nói năng.

Hỏi: Nghĩa của lời nói này thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người kia làm, người kia tự được, điều này thuận theo thường tĩnh, người khác làm, người khác tự được. Đây là thuận theo sự đoạn diệt. Hai vật này mà cầu, trong xứ Như lai mà nói pháp, trong đó không ghi nhận.

Hoặc có thuyết nói: Người kia làm, người kia tự nhận lấy. Đây là nghĩa tối đệ nhất vô ký, nhận biết các hành, người khác làm, người khác tự nhận biết. Vì vô ký này được đẳng đế, nên hiện hành không thể hư hoại, không phải nguyên do mà thọ nhận báo hành. Lại nữa, người kia làm, người kia tự chịu, mình làm, mình tự nhận lấy. Đức Thế Tôn nói không, ở đó không nói là người khác làm, người khác thọ báo, nghĩa là sự giàu có được tạo ra, người khác thọ hưởng.

Như thế, Đức Thế Tôn nói nhân duyên, thế nên không thọ ký.

Hỏi: Làm sao biết được sự hành khác đã gây tạo?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu có hành sự gây tạo, thì hành của tất cả hành sự kia, cả hai đều cùng đã tạo ra hành nối tiếp nhau sinh, cho nên, sự không tạo ra hành.

Lại có thuyết nói: Nếu sự tạo ra hành, thì tất cả hành đều không phải khéo đẹp. Hành khéo đẹp lần lượt trong một sự, qua đó, biết được không phải sự tạo ra hành. Lại nữa, nếu sự tạo ra hành, thì ở trung gian có hành, không ở trung gian, xoay lại hành. Ở trong đó biết được không phải sự tạo ra hành.

Hỏi: Làm sao biết được chỗ mất sau cùng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thấy tâm bị tâm mềm mỏng xoay lại, ở giữa, ấy là sau cùng, tâm bị tâm mềm mỏng xoay lại. Như thế, ở trong đó biết được phần sau cuối của chỗ khác. Về sau, tạo ra thuyết: căn, chỗ dựa là căn vốn đã sinh, ấy là có ý căn rộng lớn, nhân quán ý căn kia, nếu đã ở trong thai mẹ, thì sẽ không ở ý căn gốc của trung gian. Ý căn kia cũng không là căn gốc ở trung gian. Thế nên, ở đời trước, ý căn kia ở đây đến trong kia, biết được thời gian sau cuối của chỗ khác. Lại nữa, tâm, tâm sở có chỗ làm không ở trung gian, thấy tâm, sắc dựa vào sắc kia có tâm của mình. Tướng cấu uế là tâm xoay lại thấy sắc, ở trong đó biết được kiến có chỗ dư thừa, có các vật từng bước sinh ra. Vì sao? Vì lúc trước kia không sinh.

Hoặc có thuyết nói: Vì sự không đầy đủ.

Hỏi: Hoặc không có hai sự?

Đáp: Đều có thời gian được có quả thật.

Hỏi: Vả lại, không có hai thời gian phải không?

Đáp: Đều có lúc hiện ở nhân.

Hỏi: Đây cũng là điều ngờ vực của tôi: Vì sao không sinh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các vật sinh vào lúc gốc. Vật đó được biểu hiện ở nhân. Lại nữa, ở nhân vị lai, giống như không có nhân, nếu thời gian gốc của nhân kia không sinh. Lại nữa, các vật vốn sinh, nay tận nhân sinh, nhưng gốc không tận, quả của thời gian gốc không sinh, ở trong đó là sẽ có, huống chi lại là thời gian gốc của hành bất tận.

Nên thực hành quán này: Vì trung gian của luận, không phải do sự tận diệt nên nói.

Như học giới tạo ra thuyết này: Vật có bại hoại, nhưng không mất đi.

Hỏi: Làm sao biết được vật tận mà không bại hoại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu vật tan hoại thì ở chỗ kia cũng có vật đến. Nếu đứa con ở trong thai mẹ, cùng lúc đến, nếu từng bước, từng bước biết thì ở đó sẽ biết được vật có tận mà không bại hoại.

Hoặc có thuyết nói: Nếu vật bại hoại, thì vật ấy cũng sẽ đến. Đứa con ở thai mẹ, hình biểu hiện sự đoạn tuyệt, xoay lại thường, ở trong đó sẽ biết được vật có tận mà không bại hoại. Lại nữa, kiến là pháp tương ưng của sự kia, tư duy mà sinh, thế nên vật nhóm gộp đều là phương tiện bại hoại. Sự giận dữ có tăng, đã có thể được trụ, ở trong đó, biết vật có tận mà không bại hoại.

Nếu có ở đời này

Giàu sang cũng không nhân

Mạng mất ở chỗ khác

Vật tận và bại hoại.

Kiền độ kiến thứ mười một xong.

********

Thứ 12: KIỀN ĐỘ CĂN

Khế kinh Uất-đà-la-da nói rộng.

Hỏi: Đây là lời Thế Tôn nói, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ý, cảnh giới của năm thức thân có xoay chuyển lại ở giữa, ấy là tạo ra thuyết này: Cảnh giới du hành của ý này, ý có từ bỏ.

Hỏi: Như Khế kinh Lục Trùng nói: Các thứ chủng loại đều có ngần ấy. Tất cả cảnh giới là ý, năm thức thân thấy cảnh giới, bèn có oai nghi chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Căn của thân năm thức kia đã nói, ý thức là ý thanh. Năm thức thân, mỗi thức đều duy trì nhau. Nghĩa ấy là tất cả cảnh giới của ý thức đều được gìn giữ, nhớ dai không quên, cũng như năm người thợ giỏi mỗi người đều có kỹ nghệ, qua lại hỏi han, để thọ nhận một người.

Hoặc có thuyết nói: Cảnh giới của năm thức thân ở hiện tại, là oai nghi của năm thức thân, quá khứ, vị lai là ý. Đây là yếu chỉ của Khế kinh này.

Lại có thuyết nói: Cảnh giới của năm thức thân là tự tướng của năm thức thân hiện tại, do ý thức nhóm họp mà từng trải qua.

Lại có thuyết nói: Cảnh giới của năm thức thân gồm nhiếp năm thức thân với sự giống nhau khác.

Lại có thuyết nói: Năm thức thân duy trì thân ý thức mà có, pháp chủng nhân quả tương tự của năm thức thân kia là ý thức, năm thức thân ấy là có cảnh giới, là nghĩa được nói ở đây.

Lại có thuyết nói: Thân ý thức có hai thứ: Có giảng nói rộng và không giảng nói rộng, Có giảng nói rộng, gọi là cảnh giới của ý.

Lại nữa, trên đây là lời răn dạy của Đức Thế Tôn. Nếu nói nhân duyên năm thức thân Ưu-đà-la-da, đối với nghĩa này mà giảng nói rộng, cho nên, đương tri căn, dục tri căn nên ghi nhớ thân thức.

Hỏi: Thế nào là giới?

Đáp: Các căn, nên nói là cảnh giới oai nghi của ý, ý có tận, ý có niệm, ý vốn ghi nhớ sự việc, ý vốn ghi nhớ sự việc an trụ.

Phương tiện muốn biết ý nên ghi nhớ đối tượng đã nghĩ.

Hỏi: Ý kia truyền đi khắp hy vọng là thế nào?

Đáp: Vốn bốn ý chỉ mà xoay lại, thế nên là phương tiện của niệm.

Phương tiện muốn biết ý sẽ ghi nhớ bốn ý chỉ.

Hỏi: Bốn ý chỉ kia có niệm là sao?

Đáp: Nên nói là nghĩ đến Bà-la-môn, phải ghi nhớ bốn ý chỉ. Bốn ý chỉ là gốc xoay lại bảy giác ý. Thế nên, phương tiện muốn biết ý chỉ, nên ghi nhớ bảy giác ý.

Làm sao có được bốn ý chỉ này? Thế nên, bốn ý chỉ của Bà-lamôn nên ghi nhớ bảy giác ý. Tu bảy giác ý, trụ minh, giải thoát, thế nên phương tiện muốn biết giác ý, nghĩa là nên ghi nhớ minh, giải thoát.

Hỏi: Làm sao có bảy giác ý này?

Đáp: Bảy giác ý của Bà-la-môn, ghi nhớ minh, giải thoát, giống như tạo ra minh, giải thoát. Bảy giác ý của Bà-la-môn kia được hai căn dứt kiết, nên muốn biết minh, giải thoát.

Vô minh, hữu ái, ái đoạn, nên tạo ra sự ghi nhớ này: Thế nào là trụ minh, giải thoát? Bà-la-môn không có minh, giải thoát, nhớ nghĩ Niếtbàn. Uất-đà-la-da nhớ đến luận lâu xa, để vượt qua luận này. Đức Thế Tôn cũng nói: Đây nói là sự xoay lại giới cấm của Hiền Thánh. Hoặc có đối tượng giác, ít có đối tượng ghi nhớ. Vô minh kia đã dứt, ái hết, việc phải làm đã làm xong, nên nói là qua đến Niết-bàn, phạm hạnh của ta đã lập.

Hỏi: Căn vị tri ý nghĩa thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người chưa vượt qua trình tự: Không tu hành các học, trí tuệ, căn trí tuệ, pháp vững chắc của tất cả các căn, chưa tu hành bốn đế mà tu hành bốn đế, nói là vị tri căn. Vì sao? Vì không phải tất cả nhận biết kia.

Hỏi: Tất cả không nhận biết của Tu-đà-hoàn, cũng lại do tất cả nhận biết này phải không?

Đáp: Người kiến đế lìa biết các căn. Lại nữa, người có căn vị tri có tướng như thế. Giống như nhãn căn, người này không có tướng này, thế nên phải quán tướng A-tỳ-đàm.

Hỏi: Nghĩa của căn dĩ tri là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các bậc hữu học, trí tuệ, căn trí tuệ của người kiến đế và tín giải thoát của căn khác, kiến đế thân chứng, tu hành bốn đế trên, gọi là căn dĩ tri. Vì sao? Vì là người không có biết.

Hỏi: Người kia hướng về liền biết rõ sử dục, ấy là trí tuệ căn phải không? Lại nữa, ta đã biết nói là dĩ tri căn, cũng như nhãn căn, nhãn căn, gọi là cũng như vua, quan, như nương tựa Hiền Thánh, đó là Dĩ tri căn. Như dựa vào cây ăn quả có quả, không có tất cả tướng. Thế nên, phải quán tướng A-tỳ-đàm.

Nghĩa của vô tri căn thế nào?

Đáp: Các bậc vô học, trí tuệ, căn trí tuệ của A-la-hán lậu tận và

căn đã thực hành giải thoát, trí tuệ giải thoát. Nếu chỗ ở kiến pháp thiện của A-la-hán nói là vô tri căn, vì sao? Vì các căn này tạo ra mọi việc.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn nói là vô lậu?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì Niết-bàn kia không sinh hữu lậu.

Lại nói thế này: Không thể sinh hữu lậu.. Lại nói: Niết-bàn kia không tương ưng với hữu lậu. Lại nữa, Niết-bàn kia không tạo ra hữu lậu, cũng không mong cầu hữu lậu, cho nên, Niết-bàn được gọi là vô lậu.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn gọi là vô trí?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thế nào là đệ nhất nghĩa vô trí A-lahán?

Câu hỏi này cũng là điều hoài nghi của tôi: Vì sao tạo ra thuyết này: Quả vô trí, gọi là không có trí, cũng như quả hạnh, sáu tình, gọi là bổn hành. Đức Thế Tôn nói: Các hữu cung kính vô trí này là Niết-bàn, họ bèn có Niết-bàn vô trí tự nhiên. Thế nên, phải bỏ Niết-bàn này, không cần luận đến.

Hỏi: Vì sao tưởng không nói là căn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì nghĩa tăng thượng là nghĩa căn, nhưng tưởng không phải loại tăng thượng.

Hỏi: Như đã nói: Tất cả các pháp, đều là tăng thượng, thế nên tưởng cũng có tăng thượng? Đáp: Lại tạo ra thuyết này: Tưởng không thể dứt trừ kiết.

Hỏi: Như đã nói: Tu tưởng vô thường dứt hết ái dục, thế nên tưởng cũng dứt kiết? lại tạo ra thuyết này: Tưởng không thuộc về căn, như đã nói: Tu tưởng vô thường, dứt tất cả ái dục, Đức Thế Tôn nói thuyết này: Gây ra tướng của tưởng, nghĩa là nhiếp giữ tự tướng, như quán đối tượng gìn giữ.

Hỏi: Các hữu khổ, nghĩa là tất cả khổ kia đều thành tựu khổ căn phải không?

Nếu thành tựu khổ căn, thì tất cả khổ căn kia đều là khổ chăng?

Đáp: Các khổ, tất cả khổ kia thành tựu khổ căn, hoặc thành tựu khổ căn,khổ căn kia không phải khổ, được khổ căn mà không mất và căn khác mà hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các niềm vui, nghĩa là tất cả niềm vui kia đều thành tựu lạc căn? Nếu thành tựu lạc căn nghĩa là thành tựu tất cả lạc căn kia?

Đáp: Các niềm vui chính là tất cả thành tựu lạc căn kia. Hoặc thành tựu lạc căn nhưng chẳng phải niềm vui,được các lạc căn mà không mất và những căn khác hiện ra trước mắt.

Hỏi: Vị tri căn gồm nhiếp bao nhiêu căn? Lại có bao nhiêu căn gồm nhiếp vị tri căn?

Đáp: Vị tri căn thuộc về một ít nhập của một căn, một căn của trí tuệ căn gồm nhiếp trí tuệ căn của vị tri căn.

Hoặc có thuyết nói: Vị tri căn nghĩa là một ít nhập của chín căn. Năm ý căn thiện, lạc căn, hỷ căn, xả căn, chín căn gồm nhiếp vị tri căn. Đây cũng là thuyết Tôn giả Đàm-ma-da-la đã tạo ra: Vị tri căn thuộc về một căn của vị tri căn. Lại nữa, một căn gồm nhiếp vị tri căn tức là vị tri căn. Dĩ tri căn, vô tri căn cũng giống như thế.

Hỏi: Vị tri căn tương ưng với bao nhiêu căn? Có bao nhiêu căn tương ưng với vị tri căn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vị tri căn tương ưng với tám căn, năm căn an vui, hỷ căn, xả căn, tám căn cũng tương ưng với vị tri căn như trên không khác.

Hoặc có thuyết nói: Vị tri căn tương ưng với chín căn như nghĩa trên, chín căn tương ưng với vị tri căn.

Đức Thế Tôn cũng tạo ra thuyết này: Vị tri căn không tương ưng với các căn, các căn không tương ưng với vị tri căn. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng giống như thế. Vả lại, do nương vào sự hư hoại các yêu đắm, trước nhóm họp và rồi tạo ra quả.

Hoặc có thuyết nói: Nhãn căn hoại, nhãn thức không hoại.

Hỏi: Vì sao không nương nhãn thức?

Đáp: Sự sinh không có nương tựa các dục, do nhất thời cùng nhóm họp tạo nên quả thật. Người kia nói: Không, nhãn căn, nhãn thức đều sinh bốn đại, đều có bốn đại: sắc, thanh, hương, vị. Dựa vào bốn đại, sắc, thanh, hương, vị, là nghĩa ở đây.

Hỏi: Điều này cũng ở trong đó có nghi ngờ? Vả lại, dựa vào sự hủy hoại nương vào không hủy hoại? Các ái trên do yêu mến sắc mà tồn tại?

Đáp: Người kia nói là: Có, hoặc nhãn thức hoại, nhãn căn không hoại.

Hỏi: Nếu nhãn căn có các nhãn thức, thì nhãn căn đó nay không có, sao nay mười hai nhân duyên mà có trái nghịch? Cũng nhờ nhãn căn kia mà có, không có nhãn căn kia thì không có? Nếu người cõi Dục, không, sắc, thì họ sẽ nói là không, ví đối tượng nương tựa đã hoại, thì sự nương tựa kia đều hoại.

Vả lại, nhãn căn và nhãn thức đều sinh chăng? Như nghĩa trên đã nói, vì sao năm căn đều thiện? Sau đó, ba căn thiện, bất thiện, vô ký?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm căn là vô lậu, ba căn vừa là hữu lậu, vừa là vô lậu.

Đức Thế Tôn nói thuyết này: Năm căn biến khắp đều tương ưng với nói về đại sự, ba căn, nghĩa là không có lý nhất định.

Hỏi: Vì sao báo của ưu căn không thể được?

Đáp: Sự ân cần hiện tại, ấy là có ưu căn, ưu căn này không thể được, vì cũng mất, thế nên ưu căn kia không phải báo.

Đức Thế Tôn nói thế này: Vì ưu căn đắm nhiễm khắp, không giống với báo của nó, nên nói nó không phải báo. Vì sao? Vì nghi cõi Dục tương ưng với hai căn: ưu căn, xả căn. Nghi tương ưng với cõi Sắc, tương ưng với ba căn: lạc căn, hỷ căn, xả căn.

Hoặc có thuyết nói: Ở cõi Sắc không có ưu căn, thế nên không tương ưng với ưu căn kia.

Hỏi: Trong cõi Dục cũng có lạc căn, hỷ căn. Cõi Dục tương ưng với hai căn đó chăng?

Đáp: Đức Thế Tôn nói như thế này: Nghi không có vấn nạn tương ưng với ưu căn, vì nghiêng về bên trái của ưu căn, ấy là có số của xả căn, ưu căn, không có nghi, có lạc, có hỷ.

Hỏi: Vả lại, có pháp đệ nhất thế gian không là duyên duyên trung gian của khổ pháp nhẫn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có, trừ trí tuệ của khổ pháp nhẫn kia và trí tuệ của pháp đệ nhất thế gian khác, duyên trí tuệ trung gian.

Đức Thế Tôn nói như thế này: Thức thức trung gian duyên tâm sở, tâm pháp, xoay lại tánh của tâm kia một ít, trung gian có nhiều, nhiều trung gian có ít, thế nên không ở trung gian có duyên.

Hỏi: Vả lại, có pháp đệ nhất thế gian không tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn không?

Đáp: Có, như ba căn trên, như tương ưng của pháp đệ nhất này.

Như đã nói: Dựa vào đệ Tam thiền, đồng vượt qua trình tự, nhận lấy chứng. Nếu pháp đệ nhất thế gian mà hiện ở trước, nói là pháp đệ nhất thế gian tương ưng với lạc căn, như thế, pháp đó có trái nghịch.

Vì sao nam căn, nữ căn, gọi là hữu hình?

Đáp: Ở trong đó có danh là nam, là nữ.

Hỏi: Nếu đều có hai hình, thì cũng gọi là có hai hình. Các người nữ, hết thảy người nữ đó có thành tựu nữ căn chăng? Nếu thành tựu nữ căn, thì tất cả người kia đều là nữ?

Đáp: Các người nữ đều thành tựu nữ căn.

Hỏi: Vả lại, thành tựu nữ căn, người kia không phải nữ chăng?

Cũng giống như có hai hình, thành tựu hai căn, cũng như gấu đực, gấu cái và chủng loại sinh khác. Các người nam, tất cả người nam đó thành tựu nam căn chăng? Nếu thành tựu nam căn, thì tất cả nguời đó người đó là nam chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các người nam, tất cả người nam đó đều thành tựu nam căn.

Vả lại, thành tựu nam căn, người đó không phải người nam chăng? Cũng như có hai hình.

Lại nữa, hoặc là người nam, người ấy không thành tựu nam căn chăng? Cũng như các tầng trời sắc, Vô Sắc.

Vả lại, thành tựu nam căn, người đó không phải là nam chăng? Cũng như có hai hình thành tựu hai căn, cũng như gấu đực, gấu cái và chủng loại khác, cũng như nửa tháng đầu mặt trăng đổi thay hình dáng, sự ganh ghét, hy vọng là hình ngoài, hoặc người nam có nam căn, nếu người sinh cõi Dục. Hoặc không phải người nam thì không có nam căn, người nữ sinh ít tạo ra bệnh, ít ở chúng sanh của mô trứng và thứ sinh khác, đôi lúc dầy dần. Các người phi nam, phi nữ, tất cả người ấy đều không có nam, nữ căn chăng?

Hỏi: Nếu người không thành tựu nam căn, nữ căn, thì tất cả người ấy không phải nam căn, không phải nữ căn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Những người không thành tựu năm căn nữ căn thì tất cả người ấy chẳng phải nam, chẳng phải nữ.

Vả lại, phi nam, phi nữ, họ có thành tựu nam, nữ căn không?

Cũng như có hai hình. Lại nữa, hoặc không thành tựu nam căn, nữ căn, không phải là nữ, không phải nam, cũng như trời sắc, Vô Sắc.

Vả lại, thành tựu nam căn, nữ căn, không phải là nam, không phải là nữ, cũng như có hai hình, thành tựu hai căn cũng như gấu đực, gấu cái và chủng loại sinh khác.

Vả lại, thành tựu nam căn, không phải nữ căn, nhưng không phải là nữ, không phải nam căn, cũng như hình bán nguyệt đổi thay, bệnh ganh ghét.

Vả lại, không thành tựu nam căn, nữ căn, người ấy không được nói là nam căn, là nữ căn, cũng như sinh ra chứng bệnh thủng, chúng sanh ở trong thai, mô trứng dầy dần và chúng sanh khác không rối loạn.

Năm, ba trí vô lậu

Tưởng, phương tiện khổ, vui

Không hoại có hai ý

Nghi nam, nữ thế gian.

Kiền độ căn thứ mười hai xong.

*******

Thứ 13: KIỀN ĐỘ NHẤT THIẾT HỮU

Hỏi: Nên nói tất cả đều có chăng?

Đáp: Nên nói tất cả đều có. Vì sao? Vì cũng như mười hai nhập, có mười hai nhân duyên này, thế nên, tất cả đều có.

Hỏi: Nếu tất cả đều có thì thế nào là không, cũng sẽ có? Không có vật, thì cũng đều là có?

Đáp: Làm sao đối với không nói không lại có? Nếu nói có tất cả, nghĩa là tất cả nói không cũng có?

Làm sao biết được cũng như không cũng có? Muốn cho hiện tại cũng có, không? Vì hiện tại có, vì ở chính giữa có, không chăng? Nếu tất cả, tất cả có, thì cũng nên có cái không có này? Thế nào là được tất cả có? Nếu không có tất cả có, thì cũng nên giả dối là không.Không có, nghĩa là không có vật, tất cả đều có?

Lại có thuyết nói: Nên nói tất cả có. Như tất cả này, cho đến hữu vi, vô vi, pháp ấy thì có, cho nên, tất cả có.

Hỏi: Chấp tất cả nhân tương ưng sự tốt đẹp là không, thế nên, nói tất cả tốt đẹp là có chăng?

Đáp: Như hữu vi hiện tại, so sánh chấp hiện tại. Hiện tại không có nhân tốt, muốn cho hữu vi hiện tại chăng? Nếu có tất cả thì tất cả nói không có nhân, làm sao lại là tất cả có? Không có tất cả nhân tốt, nếu thật tất cả không có nhân tốt, như đã nói có, thì tất cả không, tất cả nhân kia là không.

Lại có thuyết nói: Nên nói có tất cả. Vì sao? Vì nói không có tất cả, cũng không có ba tất cả: Tất cả, đối tượng gìn giữ, chủ thể theo giữ, thế nên, tất cả có.

Hỏi: Vì sao không tất cả gìn giữ, trở lại tự nhiên gìn giữ tất cả bên trong có.

Đáp: Nếu tất cả gìn giữ, lại tự nhiên gìn giữ tất cả bên trong có, là muốn cho có sự gìn giữ hiện tại chăng? Lại tự nhiên gìn giữ cái hiện tại bên trong có. Nếu có tất cả sự gìn giữ, lại gìn giữ, lại giữ gìn tự nhiên, làm sao trở lại tất cả gìn giữ? Làm sao trở lại tất cả sự gìn giữ không có tự nhiên gìn giữ? Nếu xét có tất cả sự gìn giữ, có tự nhiên gìn giữ, như đã nói có tất cả sự gìn giữ, có tự nhiên gìn giữ, thì cái có ấy cũng là không.

Lại có thuyết nói: Nên nói tất cả có. Vì sao? Vì như ngần ấy giác, không như cái có kia. Không là cái có kia, thì cái có kia là không, thế nên tất cả có, tất cả có khắp tất cả chăng?

Không được nói có. Vì sao? Vì cũng như có sắc xanh thì sẽ không có sắc vàng.

Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Không nên nói có. Vì sao? Vì không do vật có hơn, có thừa, không do ở hơn có thừa. Nếu vật kia có, thì vật này sẽ chẳng tốt, không đồng oai nghi.

Hỏi: Nên nói có tất cả chăng?

Đáp: Không được tạo ra thuyết này. Vì sao? Vì không do vô thường nói có thường, cũng không do có thường nói vô thường.

Đức Thế Tôn nói thuyết này: Tất cả danh là tướng này không có xứ sở, thế nên đều không được nói có.

Hỏi: Tất cả đều nên có tất cả chăng?

Đáp: Chẳng được nói không, vì đều có tất cả. Vì sao? Vì không do vô thường nói có thường, có thường nói vô thường.

Đức Thế Tôn nói thuyết này: Không nên nói lời ấy. Vì sao? Vì duyên là có giới đức của các pháp. Các pháp hao hụt, lẫn lộn, do các pháp lẫn lộn, hao hụt, nên chúng không có chỗ nhất định. Do đó, không nên nói như thế.

Hỏi: Một, nên nói tất cả có chăng?

Đáp: Không nên tạo ra thuyết này. Vì sao? Vì người phàm phu cũng không lại học pháp vô học. Học pháp vô học, chẳng học pháp hữu học, vô học, thế nên không nên tạo ra thuyết này.

Đức Thế Tôn nói thuyết này: Không nên tạo ra thuyết này, vì nếu thành tựu thì người kia sẽ có, nhưng vì không có tất cả thành tựu, thế nên không nên tạo ra thuyết này.

Hỏi: Một, nên nói tất cả thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không nên tạo ra thuyết này, do người phàm phu không thành tựu pháp hữu học, vô học, vì thế không nên tạo ra thuyết này. Lại nữa, không nên tạo ra thuyết này. Vì sao? Vì nếu có cái được mà không quên mất, thì cái được ấy sẽ thành tựu, nó cũng không đều được không mất. Vì thế, không nên tạo ra thuyết này.

Hỏi: Nhất thiết trí, nghĩa đó thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Giác biết tất cả, nói là Tát vân nhiên, cũng như hiểu sách thì gọi thầy sách. Lại nữa, đối với tất cả việc, biết tự tại, nói là Tát vân nhiên (Nhất thiết trí), lại đều biết tất cả.

Hỏi: Nếu biết tất cả, thì người kia đều là Tát vân nhiên chăng?

Đáp: Đúng thế, nếu biết tất cả, gọi là Tát vân nhiên. Lại nữa, không được tạo ra ngữ này: Đều biết tất cả, nói là Tát vân nhiên, cũng như thầy sách, nói về phần xa xôi của sách mình, nhưng Nhất thiết trí thì không như vậy. Biết khắp tất cả có thường, vô thường, nhưng không phải Nhất thiết trí.

Hỏi: Tất cả có tất cả, tất cả căn tất cả của tất cả, một tất cả, nhất thiết trí, mà trí làm sao có tướng có?

Đáp: Trí là tướng của trí đó, pháp là tướng của pháp đó. Có là tướng của cái có đó.Không có là tướng của cái không có đó. Thật là tướng của sự thật đó. Lại nữa, có ba cái có: Quán có, như tất cả ngọc báu, như cái có, nói có. Cái có trong đây, cái có trong kia. Thật có như đã có nói là có, làm sao không có là không có tướng, không có tướng trí, không có tướng hữu, không có tướng vật, không có tướng hữu, không có tướng pháp, không có tướng hữu.

Lại có thuyết nói: Như cái không có kia, tức là tướng mạo của cái không có đó. Lại nữa, có hai cái không, hai quán như tất cả gọi là không. Không có ngọc báu như tất cả, trong đây là cái không có trong kia.

Hỏi: Thế nào hữu lậu là tướng hữu lậu?

Đáp: Vô lậu đã sinh, sinh là tướng hữu lậu chăng?

Lại có thuyết nói: Vô lậu đã sinh, là tướng hữu lậu.

Lại có thuyết nói: Có sơ khởi hữu lậu là tướng hữu lậu. Lại có thuyết nói vô lậu tương ưng là tướng hữu lậu, lại nữa, chẳng có việc trung gian có hữu lậu ở, thế nên vô lậu, vì vậy phải quán tướng hữu lậu. Hữu lậu kia bèn có, vậy sao hiện nay không khởi vườn rừng?

Nhân duyên báo hành của chúng sanh kia, hành kia, nên quán hữu lậu sanh khởi, vì sao vô lậu là tướng vô lậu chăng?

Đáp: Như trên đã nói. Lại nữa, hoặc cả hành hữu lậu trung gian là không, hành đó nên quán là vô lậu.

Vì sao hữu vi là tướng hữu vi, ba cõi là tướng hữu vi, khởi, diệt tạo ra biến dịch?

Lại có thuyết nói: Tướng vô thường là tướng hữu vi.

Lại có thuyết nói: Tướng diệt của nhân duyên là tướng hữu vi.

Lại có thuyết nói: Tướng được tạo tác là tướng hữu vi.

Lại có thuyết nói: Tướng đọa lâu xa là tướng hữu vi. Lại nữa, nếu có chúng sanh nhóm họp là tướng hữu vi.

Thế nào vô vi là tướng vô vi?

Nên nói không có khác như trên.

Tướng quá khứ của quá khứ là sao?

Đáp: Tướng bại hoại là tướng quá khứ. Tướng diệt tận là tướng quá khứ. Lại nữa, ý xoay lại đã vượt qua là tướng quá khứ, nên thực hành quán này.

Vị lai là tướng vị lai là sao?

Đáp: Tướng chưa sinh là tướng vị lai, tướng chưa khởi là tướng vị lai. Lại nữa, ý xoay lại, không trở lại, là tướng vị lai, nên thực hành quán này.

Thế nào hiện tại là tướng hiện tại?

Đáp: Sự sinh không bại hoại là tướng hiện tại.

Lại có thuyết nói: Sự sinh bất tận là tướng hiện tại. Lại nữa, khi ý xoay lại, nên quán hiện tại kia, nay sinh

Nếu tướng và hữu vi, hữu lậu và vô lậu, hữu vi vô vi, sự sinh quá khứ, vị lai và hiện tại ba đời, nên nói là quá khứ, là vị lai, hay nên nói là hiện tại?

Đáp: Đời quá khứ nên nói quá khứ, đời vị lai nên nói là vị lai, đời hiện tại, nên nói là đời hiện tại.

Hành vi lâu xa lừng lẫy. Ba chương luận nghị này, năm ấm, nên nói quá khứ, nên nói vị lai, hay nên nói hiện tại?

Đáp: Năm ấm, nên nói quá khứ, vị lai, hiện tại. Tóm lại, năm thạnh ấm cũng như thế, mười hai nhập, mười tám trì cũng như thế. Nếu tất cả các quá khứ của ý thân, tất cả kia là có, nếu có tất cả quá khứ kia.

Hoặc có thuyết nói: Các quá khứ, nghĩa là tất cả kia là có.

Vả lại, có không phải quá khứ kia, như đã nói: Từ xa xưa, Tỳ-kheo Xiển-đầu, từ nhà thí chủ, nhà bà con, nhà tri thức, nhưng các nhà kia chẳng thuộc quá khứ.

Lại nữa, hoặc quá khứ, quá khứ đó không phải có. Như đã nói: Tất cả kiết sử quá khứ, quá khứ đó, không có kiết sử khởi để diệt. Hoặc có không phải quá khứ kia, như đã nói: Xưa, Tôn giả Tỳ-kheo Xiển-đầu từ nhà thí chủ, nên đồng đi lúc ấy, hoặc có cũng quá khứ, các chúng tu hành xuất thế mà diệt độ. Hoặc chẳng phải có không phải quá khứ, trừ ngần ấy việc trên chính là nghĩa quá khứ đó.

Các vị lai, tất cả vị lai kia, tất nhiên sẽ có chăng? Nếu có thì có ấy là tất cả vị lai chăng?

Hoặc có thuyết nói: Các cái có, nghĩa là tất cả cái có kia là vị lai.

Vả lại, vị lai, vị lai đó không có chăng?

Hành của pháp chưa sinh. Lại nữa, hoặc có vị lai, có đó chẳng phải có, vì pháp hành chưa sinh, hoặc có, cái có kia không phải vị lai, như Đức Thế Tôn nói: A-nan kia nên làm Tỳ-kheo, hoặc lớn, hoặc nhỏ, ý không thông minh, tuổi trẻ bất thiện, ý không có trí, ngay lúc ấy đều là hành, hoặc vị lai và có các hành chưa sinh, rồi sẽ sinh.

Hoặc không phải vị lai, không phải có. Trừ ngần ấy việc trên, tức là nghĩa vị lai có kia.

Các hiện tại, tất cả hiện tại kia có chăng? Nếu có, tất cả có kia là hiện tại chăng?

Hoặc có thuyết nói: Tất cả các hiện tại đều có.

Vả lại, có tất cả, có tất cả đó không phải hiện tại chăng?

Quá khứ vị lai, hành và vô vi. Lại nữa, hoặc hiện tại không phải có, như đã nói:

Ta không có gia trưởng

Cũng lại không bà con,

Không vợ, con, tôi tớ

Đã được lìa, giải thoát.

Hoặc có chúng sanh với nhà, số lúc ấy bằng nhau, đều chuyển vận cũng như thế. Ở trong đây, không có, chỗ khác không có, hoặc có, hoặc không, pháp kia không phải hành hiện tại, quá khứ, vị lai. Vô vi hoặc hiện tại và có các sắc sinh, bèn diệt, cũng không có, cũng không là hiện tại. Nếu sắc quá khứ, như tất cả sắc kia, sắc đó là quá khứ chăng? Nếu có quá khứ, thì sắc quá khứ đó có chăng?

Hoặc có thuyết nói: Các vật quá khứ.

Hỏi: Như đã nói các quá khứ là tất cả sắc kia?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các sắc, vật, là vật quá khứ kia.

Hỏi: Tất cả các sắc, tất cả sắc đó đều là quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sắc, vật khác, vật quá khứ khác.

Có một thì có hai?

Lại nữa, sắc là vật quá khứ, sắc đã sinh, cũng tự nhiên, cũng lại đã sinh, như thế là có. Vật vị lai, hiện tại cũng giống như thế.

Đời nêu hai ấm

Các trì, hai nhập

Vật quá khứ, lai

Sắc hữu và ba.

Cũng như sắc vô thường, như vật sắc kia cũng lại vô thường. Nếu vô thường thì đều không có sở hữu, sở hữu kia như trên không khác, nếu là không, vô thường cũng giống như thế, cũng như màu xanh, dùng nhãn thức biết.

Thế nào là màu xanh kia, không khác nhãn thức kia? Nhãn thức kia biết sắc kia là màu xanh chăng?

Hoặc có thuyết nói: Cũng như sắc xanh, nhãn thức kia là trí.

Quá khứ là sắc xanh, thế nên quá khứ cũng biết? Cũng tạo ra thuyết này: Nhãn thức kia nhận biết, tức là sắc xanh.

Hỏi: Quá khứ không biết, thế nên quá khứ không màu xanh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Màu xanh khác, biết khác.

Hỏi: Nhãn thức thì điên đảo chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Màu xanh kia khác, biết khác.

Hỏi: Nhãn thức thì có điên đảo. Lại nữa, người trí là đẳng đế. Lại nữa, việc của vật tự nhiên. Lại, Đức Thế Tôn nói: Công dụng của thức là nhân biết vật. Thế nên, gọi là thức.

Nghĩa của lời nói này thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là tướng thức, vì công dụng nhận biết vật, nên nói là Thức.

Hỏi: Không có thức của quá khứ vị lai, đó không phải là thức chăng?

Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Câu Khế kinh lâu xa. Lại nữa, tóm lại, nên tạo ra thuyết này: Nếu muốn biết chúng sanh, thì nên quán thức kia, giống như thức kia, chúng sanh là biết chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng như thức kia, thức đó có biết chăng?

Hỏi: Thức quá khứ vị lai biết chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Giống như thức kia là biết.

Hỏi: Quá khứ, vị lai không biết, cho nên thức kia chẳng phải thức? Lại nữa, thức không biết duyên thức làm sở nhân mà sinh biết, có chúng sanh thì có đẳng đế, các đối tượng của thức thì biết tất cả chăng? Nếu biết thì tất cả đối tượng nhận thức đó là thức chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các hữu nhận thức, tất cả nhận thức đó đều là biết.

Hỏi: Thức quá khứ, vị lai biết chăng?

Đáp: Hoặc tạo ra thuyết này: Các đối tượng được biết tất cả đối tượng thức đó là biết.

Vả lại, có thức, thức đó chẳng phải biết chăng? Thức quá khứ, vị lai? Như đã nói: Thức: Là biết, gọi là thức, nói là Khế kinh có mê. Lại nữa, thức biết duyên đối tượng tạo tác, thức sinh cái biết, chúng sanh bèn có là phương tiện khéo của đẳng đế, làm sao biết tất cả tâm là duyên?

Hoặc có thuyết nói: Tất cả tâm duyên bốn nhân duyên sinh.

Hoặc có thuyết nói: Cảnh giới, tâm có chỗ thuộc về.

Hoặc có thuyết nói: Đức Thế Tôn cũng nói: Duyên hai nhân duyên, thức bèn sinh.

Hoặc có thuyết nói: Nếu tâm không có duyên, thì tâm đó là thức, biết, nghĩa là thức.

Đức Thế Tôn nói thế này: Tánh đã làm, nói là tâm xoay lại, duyên xoay lại. Tri thức này ở trong đó biết được tất cả tâm có duyên.

Vô thường, khổ, không

Vô ngã, tri thức

Biết các việc làm

Tâm nhân duyên kia.

Kiền độ nhất thiết hữu thứ mười ba xong.

*********

Thứ 14: KIỀN ĐỘ KỆ, (Phần đầu)

Đẳng nhị, chẳng cùng xa

Như lai vô lượng trí

Không nhiễm, giữ trong, ngoài

Như thật, kính cúng dường.

Đẳng nhị: Là Nhất thiết trí, mười lực, bốn vô sở úy v.v…, của bậc Đẳng giác. Phật-bích-Chi tự giác ngộ, A-la-hán giải thoát, vì tất cả hướng đến chỗ thấy bình đẳng, nên nói là Đẳng đẳng, bất đẳng xa.

Hoặc có thuyết nói: Sự đẳng này đối với đẳng trong đẳng, cũng như La-vân, Điều-đạt, vốn không có như như của Như lai. Không là đạo Như như đến, gọi là Như lai, vì lời nói không có khác, nên gọi là Như lai, thành tựu đại trí tuệ, vô lượng trí, thành tựu trí tuệ vô hạn, gọi là trí tue vô lượng, cảnh giới vô lượng. Trí tuệ thành tựu, gọi là trí tuệ vô lượng, Niết-bàn vô lượng, nói là vô lượng trí tue. Lại nữa, vô lượng trí tue, thành tựu vô lượng đại trí tue. Đức Thế Tôn trừ câu trí của giác trí tue kia, gọi là vô lượng trí tue. Không nhiễm ô, nghĩa là nội thọ ở trong đây, có bên ngoài là vật khác.

Lại tạo ra thuyết này: Nội thọ ở trong đây có ngoại hướng tới xứ thiện. Lại tạo ra thuyết này: Ở đây, yêu kính người nói pháp hóa độ, không khởi là người ngoài. Yêu kính pháp Phật đã nói kia, không khởi các kiết, như thật cung kính cúng dường, như thế, nên cúng dường.

Đối người đắm, không đắm

Đối mạn, không đắm mạn

Biết khổ, nghiệp tự tại

Như thật, kính cúng dường.

Đối với người đắm, không đắm: Các kiến là đắm. Nếu đối với kiến của ba cõi đã dứt hết, thì kiến đó gọi là quá khứ. Nếu đối với mạn, mà không đắm mạn, thì dối với ba thứ mạn thế tục mê đắm mà không mê đắm. Biết khổ tự nghiệp ruộng, nghĩa là nhẫn các nhập ngoại của khổ kia.

Lại có thuyết nói: Đối với mê đắm, không mê đắm, nghĩa là đã vượt qua sự đắm mạn, nói là không mê đắm. Đối với mạn, không đắm mạn, nghĩa là đối với bảy thứ mạn, kia đắm nhiễm mà không đắm nhiễm.

Biết khổ tự nghiệp ruộng: Thức khổ thọ nhận chỗ thức trụ, đắm nhiễm nghiệp ruộng.

Lại tạo ra thuyết này: Đối với mê đắm, không mê đắm, nghĩa là kiết được kiến đế dứt hết. Đối với mạn, không đắm mạn: Hiện do tư duy dứt kiết hết, biết khổ tự nghiệp ruộng, nghĩa là hành nghiệp ruộng của năm thạnh ấm khổ là kiết. Lại nữa, tất cả kiết ngừơi kia vượt qua tất cả mê đắm, nói là không có mê đắm. Đối với mạn không mê đắm mạn, nghĩa là đắm nhiễm các mạn, nhiễm không mê đắm các mạn, biết khổ tự nghiệp ruộng. Đối với khổ đế của khổ kia biết, nghĩa là biết đạo đế, nghiệp ruộng kia: là tập đế vốn đã dứt kiết hết gọi là tận đế.

Không dựa, quán mong nhàm

Giúp sanh khởi các kiến

Nhân duyên không có gì

Như thật, kính cúng dường.

Không dựa, quán mong nhàm: Là tham vọng, mạng vọng, không nên nương tựa. Sự tham vọng đó, có hai thứ: Ái và kiến. Các sự phụ giúp ái, mạng kia, ái giúp kiến, nhàm chán mà quán, có hai thứ quả đạo, được khởi các kiến khác. Kẻ kia nhàm chán quán có hai kiến đoạn diệt. Có thường kiến, mình vượt qua kiến đó.

Nhân duyên không có gì: Có hai nhân duyên: Ái và kiến, cũng là sự diệt tận kia.

Lại có thuyết nói: Không dựa vào sự hy vọng: Có ái và kiến. Hy vọng, nhàm chán quán: Đối với hiện xuất ly kia, khởi các kiến của khác.

Đối với tất cả các kiến, cũng biết xuất ly khác, đã vượt qua kiến kia.

Nhân duyên không có gì: Thức, thức xứ trụ đã tận.

Lại có thuyết nói: Không dựa vào sự hy vọng, nghĩa là hiện ái, kiết đều khởi các kiến khác, hiện các kiết hết. Nhân duyên không có gì nghĩa là nếu ái, kiết, duyên kiết hết, thì ái kiết kia sẽ không có đối tượng duyên. Lại nữa, không dựa vào hy vọng, chán quán. Tư duy đã dứt hết kiết, khởi các kiến khác. Khởi các kiến khác, kiết được hiện đế dứt hết.

Nhân duyên không có: Gì đã vượt qua tất cả các kiết, tư duy kiến đế đã dứt hết kiết, kiết kia không có đối tượng duyên.

Nơi nhà năng diệt ý

Nhà người không đắm nhiễm

Không khởi họa đây kia

Như thật, kính cúng dường.

Ở nhà có thể diệt ý: có hai nhà ái và kiến. Diệt ý, nghĩa là do nhà này dựa vào ý. Nếu quán hỷ rồi, dựa vào hai nhà ái và kiến kia, ấy là dựa vào sự tương ưng của ý. Sự đoạn này, nếu là đạo tương ưng của ý thì đối với việc đoạn của nhà người, không có bị đắm nhiễm. Có hai nhà: Nhà ái và nhà kiến. Đối với hai nhà đó, không vướng đắm nhiễm, không khởi lên tai họa ở đây, ở kia, vì ái được khởi do kiến. Các ái, kiến này hết, ý nọ không có đối tượng khởi. Lại tạo ra thuyết này: Không khởi lên tai họa của ái, kiến, cũng sẽ được như trên không khác.

Lại tạo ra thuyết này: Ý có thể diệt đối với nhà, tất cả kiết là hành, tất cả kiết tận. Không đắm nhiễm nhà người khác, nghĩa là đối với vợ, con gái, con trai của người, không đắm nhiễm. Nếu ái, hoặc kiến không khởi, thì đối với bốn thọ khởi hiện diệt tận ái kiến kia.

Lại có thuyết nói: Đối với nhà ý có thể diệt, đó là kiết, dục. Đối với nhà người, ý không đắm nhiễm, không khởi là không ái, không khởi về dục. Ái, dục đều dứt hết.

Lại có thuyết nói: Nhà là tập đế, ý là đạo đế. Đối với nhà người, không nhiễm, là khổ đế. Không khởi là tận đế.

Lại có thuyết nói: Đối với nhà, ý (đạo đế) có thể diệt, nghĩa là kiết kiến, hiện tại được dứt. Không đắm nhiễm đối với nhà người: Ái, kiết hiện tại hết, không khởi, nghĩa là các kiết ái, kiết kiến đều hết: Ái, kiến kia không có đối tượng gây tạo. Lại nữa, đối với nhà (tập đế) không đắm nhiễm, nghĩa là kiết đã được hiện kiến đế dứt hết. Đối với nhà người không có đắm nhiễm, nghĩa là kiết do hiện tư duy dứt hết không khởi, nghĩa là các kiến đế, tư duy đoạn dứt kiết hết, chúng không có chỗ để gây tạo.

Miệng vọng nói văn tự

Từ bỏ, diệt, không có

Giác, tất cả giải thoát

Kính, cúng dường như thật.

Hay nói và hy vọng nói văn tự nghĩa là người hay nương vào lời nói văn tự để tu.

Có thuyết nói: Hy vọng nhiều: trông mong nhiều là ái. Miệng, văn tự: Là miệng nói năng, trình bày.

Lại có thuyết nói: Hy vọng nhiều là các kiến, văn tự là ái. Lại nữa, hy vọng nhiều, nghĩa là tư duy dứt. Văn tự, nghĩa là đối tượng đoạn của kiến đế. Từ bỏ là đã diệt tận. Không có đối tượng mê đắm, nói là không khởi pháp. Chủ thể giác: Nhận biết tất cả các pháp, gọi là giác, nhận biết ba thọ, gọi là giác. Thông đạt các trí thảy đều thành tựu gọi là giác. Đối với tất cả giải thoát tức là giải thoát ba cõi và giải thoát khỏi ba sự ràng buộc là ái, cấu và kiến.

Si, không được phương tiện

Soi sáng tất cả pháp

Do thân mà nâng giữ

Đạt giác bậc tối thượng

Đây, lời quỷ tối tịnh.

Si mê không có dịp làm hại: Si nghĩa là vô minh, duyên tương ưng với ngu trung gian của vô minh ngu bên trong.

Lại tạo ra thuyết này: Ngu là vô minh, trung gian các kiến ngu tương ưng với ngu.

Lại có thuyết nói: Vô minh là ngu, trung gian kiết ngu tương ưng với ngu. Lại nữa, vô minh là ngu. Vô minh duyên trung gian hành ngu tương ưng với ngu, không có tận này. Thể hiện các trí đối với tất cả các pháp, thể hiện nhân duyên của trí kia, thể hiện phương tiện của trí kia, thể hiện dấu vết của đạo kia. Do thân mà nâng giữ: Trụ cõi Niết-bàn hữu dư. Theo kịp trí tuệ Phật. Do nhẫn này nhận biết bậc Vô học sáng suốt, mười lực, Nhất thiết trí, bốn vô sở úy. Vượt qua trút hết: chỗ nghỉ ngơi yên ổn.

Lời nói của quỷ (Dạ xoa), tối xinh đây là quỷ rất tinh đẹp, thanh tịnh môn vô học này.

Kệ nói không nên ăn

Đẳng quán đối pháp kia

Kệ nói Chư Phật vui

Các pháp gốc Phạm chí.

Kệ nói không nên ăn: Tạo ra thuyết này: Đức Thế Tôn không vì cái ăn mà trụ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì muốn giáo hóa Bà-la-môn, nên trụ ở đây. Về sau, tạo ra thuyết này: Hoặc không vâng theo lời ta, lại e Bà-la-môn sẽ nghĩ rằng: Sa-môn Cù-đàm vì cái ăn nên nói pháp. Lại tạo ra thuyết này: Vì muốn thể hiện thần túc của mình, nên không thọ nhận thức ăn. Bà-la-môn kia lẽ ra được Phật hóa độ. Nếu khi quán pháp kia, cho nên quán rõ. Và Thanh văn, đại trượng phu, là hành oai nghi của họ, nói là được Chư Phật hoan hỷ, nghĩa là đoạn diệt mà không nhận lấy. Các pháp bổn Phạm chí, trong đó có pháp Sa-môn Hiền Thánh. Như thế, Hiền Thánh dạy.

Các đại thần tiên khác

Lậu dứt quán hổ thẹn

Dùng thức ngon cúng dường

Trồng ruộng phước hơn hết.

Các điều khác: Các thức uống ăn dơ bẩn, hiện thọ thỉnh cúng dường. Đại thần tiên: Trở về với pháp Đại thừa, gọi là đại thần tiên. Tận lậu: Các hữu, vô minh, ái ở trong thân, có khả năng dứt bỏ, gọi là lậu tận. Hổ thẹn dừng nghỉ: Nếu giới trộm hết, thì sự hổ thẹn kia dừng nghỉ. Dùng cỗ ngon cúng dường. Gieo trồng đức là ruộng phước. Sao là ruộng đức, ruộng phước? Ở trong đó chuyện tinh ý mê đắm, mầm mộng này càng tăng trưởng, gọi là ruộng phước?

Hoặc có thuyết nói: Thánh hiền kia bèn có kệ. Dùng sự này để tạo ra cái khác, đại thần tiên kia đã dứt hết lậu, sự hổ thẹn dừng nghỉ, dùng cỗ ngon cúng dường, gieo trồng đức là ruộng phước.

Hoặc có thuyết nói: Bà-la-môn kia tạo nên bài kệ này. Các đại thần tiên khác đều dứt hết lậu, hổ thẹn dừng nghỉ, dùng cỗ ngon cúng dường, gieo trồng đức là ruộng phước.

Giáo hóa người chìm đắm

Vượt sinh, già, bệnh, chết

Năng nhân, đầy đủ lậu

Các nguyện đều khắp đến.

Giáo hóa kẻ chìm đắm: Chìm đắm các kiến, kiết do kia mà dứt bỏ. Vượt sinh, già, bệnh, chết: Vượt qua sinh, già, bệnh, chết, Năng nhân: Là vô học dứt các kiết sử. Đầy đủ lậu: đầy đủ các trí lậu thành tựu, gọi là giải thoát. Trí thành tựu vô hạn, gọi là Năng nhân thành tựu, lậu thành tựu. Các nguyện đều đạt đến khắp: Có công đức như thế, vượt qua sinh, già, bệnh, chết, vượt qua nguyện của các quả.

Lại có thuyết nói: Tất cả kiết sử chìm đắm, người kia có thể lìa bỏ, vượt qua sinh, già, bệnh, chết, gọi là Niết-bàn. Việc này cũng đều biết được, gọi là vượt qua sinh, gì, bệnh, chết. Lại tạo ra thuyết này: Giáo hóa người chìm đắm, thấy đắm nhiễm cấu uế. Vượt qua sinh, già, bệnh, chết: Kiết ái hiện tại dứt hết. Lại nữa, nếu giáo hóa người chìm đắm: Thể hiện các kiến đế dứt hết kiết, vượt qua sinh, già, bệnh, chết: Thể hiện tư duy dứt hết kiết. Vượt qua sinh, già, bệnh, chết: Thể hiện tư duy dứt hết kiết, dư thừa khác cũng như thế.

Năng nhân hành không dâm

Không buộc ở sức mạnh

Giải thoát khổ, thân dục

Năng nhân, bền chắc kia.

Năng nhân thực hành không dâm: Nói rộng truyền trao quyết định cho Tôn giả Đại Ca-diếp. Năng nhân: là bậc vô học. Hành: Giả đến hành động không có dâm, lìa bỏ phi phạm hạnh. Không bị sức mạnh ràng buộc: Hoặc có lúc thiếu sức mạnh, không cùng với tham dục, huống chi là già cả. Đối với mạn, được giải thoát: Vì không tạo nên ý không tham đối với bốn mạn nên phải xa lìa.

Sự bền chắc kia: Vứt bỏ các pháp ác, thành tựu trí tuệ bền chắc, gọi là bền chắc. Năng nhân: Là bậc vô học, biết rõ việc mình đã làm.

Lại có thuyết nói: Hành động của Năng nhân không có dâm: Thể hiện chỗ ở yên ổn, không bị trói buộc do sức mạnh: Thể hiện một ít sự mạnh mẽ sẽ cùng tận. Đối với dục, giải thoát hẳn: Nghiệp hiện tại sẽ dứt hết, dư thừa cũng như thế.

Không gấp hai vượt bờ

Cũng không một lần cuối

Nghĩa ngữ cú, cao, thấp

Do Sa-môn đã truyền.

Không gấp hai vượt bờ: Có các lưới nghi, không vượt qua bờ vô lượng sinh tử, vì lưới nghi chưa hết, nên không thể vượt qua sinh tử. Gấp hai lần: Là gian nguy, huyễn hoặc.

Lại có thuyết nói: Các hữu gấp hai lần: Người kia không thể vượt qua, không vượt qua. Gấp hai lần: Thành tựu hành vi cấu uế, một lần mất sau cuối.

Nghĩa, câu, ngư cao, thấp: Cao là hiện thân xuất y, không cao là hiện thân tu xuất ly.

Lại có thuyết nói: Cao: Gọi là sinh lên cõi trời, không cao, nghĩa là hướng đến đường ác, là đối tượng chuyển dời do Đức Thế Tôn giảng nói.

Hoặc người không mặc xiêm

Cũng không ưa trang sức

Hoặc người trì giới hương

Lời thẳng, không hung dữ.

Hoặc có người không hung dữ, hoặc có người vì không mặc y, nên phạm các giới cấm, cũng không ưa trang sức, không khởi ý này: Trang nghiêm thân, miệng, cũng không xem nghe kỹ nhạc. Hoặc có người vâng giữ giới hương, hoặc có học sĩ du hành bốn phương, khen ngợi danh hiệu Phật, thường không có tâm mỏi mệt, hoặc người tu phạm hạnh, không nói giới có thiếu sót.

Quy mạng Phật tối thắng

Tất cả đều giải thoát

Là mạnh mẽ hơn hết

Đi đến trong vô vi.

Phật: nhận biết tất cả các pháp. Hơn hết, nghĩa là đầy đủ các lực.

Quy mạng: nghĩa là cung kính. Tất cả đều giải thoát: Giải thoát cả ba cõi, giải thoát hai phược: Ái phược và kiến phược. Lại có ba phược là dục, phẫn nộ và si. Là mạnh mẽ hơn hết, thọ nhận pháp ngữ do Đức Thế Tôn giảng nói.

Đi đến trong vô vi: cũng không có tinh tiến, hiện có tinh tiến, chẳng phải vì không tinh tiến, không trở lại sinh tử nữa, vì việc phải làm đã làm xong. Không phải vì không có ý tinh tiến, nên tạo nên sự thủ hộ này, cũng như người không lùi sụt hiện pháp không lui sụt. Tôn giả Bàna-già bà-tha ở ẩn trong núi sâu, cùng với Uất-đầu-la-ma tử, tự nói kệ:

Chấp tỷ, chấp bà

Tỷ-na đề đế(người dịch không hiểu)

Tỳ-kheo Kế-lại Lâu đa di già.

Ý ta không đắm nhiễm, tâm thường tỉnh ngộ sáng suốt.

Chấp tỷ chấp bà, tỷ na đề đế: Âm vang của chim bay. Tỳ-kheo Kế-lại, Lâu-đa di-già: âm vang của hươu, nai. Ý ta không đắm nhiễm, nghĩa là không lùi sụt, cũng không khởi các dục, tâm thường tỉnh ngộ sáng láng, ưa các đạo, ưa Niết-bàn, gọi là Tỳ-kheo Kế lại.

Chỗ vui năm tháp, miếu

Cành lá, không mục nát

Kiến kia sinh các cành

Năng nhân dùng tuệ dứt.

Chỗ vui có năm tháp miếu: Ở trong năm ấm hữu, cành lá không hư hoại, nghĩa là cành ái. Ba cõi sinh các cành kiến, vô thường, khổ.

Năng nhân dùng tuệ dứt: Trí của người học trụ dứt.

Lại có thuyết nói: Chỗ vui của năm tháp miếu là khổ đế. Cành lá không hủy hoại là tập đế, kiến kia sinh các cành là đạo đế. Năng nhân dùng tuệ dứt là tận đế.

Lại có thuyết nói: Chỗ vui năm tháp miếu, cành lá không hư hoại, là các cấu mê đắm. Kiến kia sinh các cành, Năng Nhân dùng tuệ dứt trừ, được tướng thanh tịnh. Tôn giả Bà-na-ba-tha ở trong núi sâu, lúc trời mưa xuống có tâm hoan hỷ, bèn nói kệ:

Núi cao khéo sum suê

Nép dòng nước tắm thân

Ở chốn nhàn lìa dục

Người trí càng sinh thiện.

Núi cao khéo sum suê: Núi, chằm dưới rừng cây. Nép dòng nước tắm thân. Người ở chốn nhàn lìa dục: ở chỗ xa, chốn nhàn tĩnh. Sinh các tưởng không tham dục, không ở trong chúng.

Người trí sinh thiện gấp bội: Sinh các hỷ và thiện tăng ích, ở ý hỷ giác.

Người ngu tạo sinh tử

Thường nhập vào thai mẹ,

Nên người trí không tạo

Vỡ đầu cũng không ngủ.

Người ngu gây ra sinh tử, vô trí thành tựu vô minh. Gây ra sinh tử: Hành hữu lậu, tất cả tạo thành dục lạc. Thường vào bào thai: Ở trong thai mẹ. Do trí thành tựu, nên người trí không gây tạo, hành hữu lậu thọ nhận các hữu, ở trong đó cũng không làm.

Đầu vỡ cũng không ngủ: Cũng như người này.

Hoặc có thuyết nói: Người ngu gây ra sự sinh, tử là tập đế, thường vào bào thai là khổ đế, nên người trí không gây ra sinh tử là đạo đế, vỡ đầu cũng không ngủ: là tận đế, giống như người này.

Điều thường hy vọng có ngu nghĩa kệ, thai không vượt qua ý thường, Phật chấp tỷ chấp bà-da-giàvà năm ngu hoặc không thông minh. Kiền-độ kệ phần đầu xong.