CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 21

Phẩm 5: PHÂN BIỆT TÙY MIÊN

(Phần 3)

1. Kiết trước sinh sau:

Luận chép: Đã nói như thế cho đến vì lại có dư, là kiết bốn môn trước lại sanh môn sau, hỏi: tùy miên và triền, Đức Thế Tôn y theo lỗi khác nhau nói lậu, bộc lưu ách là chỉ có tên gọi lỗi như thế, hay có nghĩa khác đặt tên khác nhau? Nửa bài tụng thư hai sau dưới lại lập năm nghĩa, cấu chẳng phải triền, tùy miên nên nói rộng thành một môn, Luận chép: Cho đến lại nói năm thứ: Là kể năm tên: Kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não và triền. Luận chép: Thế nào là kiết? Dưới sau đây năm nghĩa và cấu có sáu số, nửa bài tụng năm hàng dưới đây là thứ nhất nói về kiết, có ba thứ, một là chín kiết, hai là năm kiết phần dưới, ba là kiết phần trên. Cả hai nửa bài tụng này nói về chín kiết. Luận chép: Cho đến chín san kiết, là nêu chín tên gọi, trong đây ái kiết sẽ nói tướng ấy, đưa ra ái kiết cho nên chín loại đều gọi là kiết.

Luận Chánh Lý chép: Đối cảnh đối sinh, có công năng trói buộc nên gọi là kiết, hoặc có thể làm cho các hữu tình bị nhiều khổ nên gọi là kiết, vì các khổ não an túc xứ. Trong đây ái kiết là tham trong ba cõi, y theo sở y và sở duyên thân nương ba cõi, duyên cảnh ba cõi chưa lìa tham nhiễm nơi ba cõi gọi là tham trong ba cõi. Cái gọi là tham. Nghĩa là có tâm sở ưa thích xứng ý thuộc thọ hành, đối với các hữu và các hữu cụ khởi mê đắm gọi là tham, vì sao tham này gọi là ái, vì tâm nhiễm này tùy cảnh vui. Ngoài ra tùy thích ứng sẽ nói tướng kia đó là nhuế kiết, như xứ giải thích sẽ biện tướng kia, Chánh Lý giải thích nhuế là trái tưởng và phân biệt lìa dục thuộc thọ hành làm tâm trái nghịch kiêu mạn, đó là bảy thứ mạn, như đoạn văn trước đã phân biệt. Nói vô minh kiết đó là ba cõi vô tri, đây xét sở y chẳng phải sở duyên, vì các pháp vô lậu không rơi vào giới, vô minh cũng dùng đó làm sở duyên, đây là phân biệt rộng như trong duyên khởi, kiến kiết, thủ két đều là tà so lường riêng bày tướng hiển kia, rộng như năm kiến.

2. Nói rộng về biên chấp kiến:

Trước nói rộng về biên chấp kiến, xứ thuyết kiến chấp là chấp đoạn chấp thường trong hạnh ngã hữu lậu, gọi là biên chấp kiến. Trong đó chấp đoạn gọi là gì? Đó là chấp sau khi chết hành không nối tiếp sinh, há không có đây là bác bỏ sau có tà kiến, mặc dù có điều trách này, hiện thấy thế gian có hành tướng đồng mà thể khác nhau. Như từ và ái thể khác mà hạnh giống, tại sao hạnh đồng mà thể khác? Như khởi gia hạnh muốn làm lợi ích cho người, hoặc thuộc tâm nhiễm từ ái sinh khởi. Hoặc từ tâm từ khởi thuộc tâm không nhiễm đó là hạnh giống mà thể khác nhau, như thế đối với hành kiến không nối tiếp sinh, từ tà phương tiện sinh. Đây thuộc chấp đoạn, lìa phương tiện mà khởi sinh loại này thuộc tà kiến, cũng là hạnh giống Mạt-na, mà thể khác, đây là nhau đoạn thường sinh phương tiện, như trong sáu mươi hai kiến nói.

Luận chép: Kiến kiết đó là ba kiến thủ, kiết nghĩa là hai thủ, ở đây chia năm kiến thành hai kiết, Luận chép: Y lý như thế cho đến tùy miên tùy tăng, sau dẫn luận này hỏi đáp, đây là có pháp tương ưng kiến, đó là kiến thủ giới thủ tương ưng pháp, vì hai thủ này là hai kiến, năm kiến, là ái kiết hệ chẳng phải kiến kiết, chẳng phải không có kiến tùy miên tùy tăng, đó là ái kiết hệ trong chín kiết, không phải kiến kiết hệ trong chín kiết, là kiến tùy miên tùy tăng trong mười tùy miên. Luận chép: có, là đáp. Luận chép: Vì sao, là hỏi lại. Luận chép: Tập trí đã sinh cho đến tùy tăng kia, là rộng dẫn cho rằng tập trí đã sinh diệt trí chưa sinh, kiến diệt thấy đạo hai thủ là pháp tương ưng, lúc nêu ra pháp thể, lúc tập trí đã sinh nghĩa là đã dứt khổ tập biến hành tùy miên khổ tập hạ thân kiến, biên kiến và tà kiến, vì ba kiến kiết này đã dứt, không thể ràng buộc, diệt, hai thủ đạo hạ là pháp tương ưng, diệt đạo hạ có tà kiến, là bất biến kiến kiết, vì duyên vô lậu, không duyên hai thủ diệt, đạo hạ là pháp tương ưng, cũng không tương ưng với nhau, do đây không bị kiến kiết hệ, mà bị diệt đạo hạ tham kiết là ái kiết sở duyên hệ vì năm kiến đều gọi kiến tùy miên.

3. Nói về hai thủ:

Hai thủ thuộc kiến tùy miên, tương ưng với kia nên có tương ưng tùy tăng, cũng chấp nhận nên có sở duyên tùy tăng. Vì sao ba kiến là thủ kiết? Ba kiến hai thủ lập làm hai kiết. Có hai nghĩa nên chia kiến thành hai kiết một là vật hai là thủ, lời văn rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý hỏi vật này so với nghĩa có lợi ích gì? Đối với kiến trong nghĩa kiết có lợi ích, ở đây gọi là ý thuyết như tham sân v.v… mỗi pháp độc lập có thể thành một kiết. Ba kiến hai thủ đều có mười tám vật hòa hợp đều thành một kiết sự, hoặc khác đây nên nói năm kiến đều là một kiết như tham, sân v.v… nên kiến và thủ có mười tám vật, cùng lập một kiết mới đối địch tham. Nếu như vậy thân kiến, biên kiến, kiến thủ có mười tám vật, giới thủ tà kiến cũng có mười tám vật như vậy. Chẳng lẽ không phải vật không như thế, vốn giải thích lý quyết định kia, vì sao? Vì thủ… ba kiến sở thủ, hai thủ v.v… là năng thủ.

Vì sao trong triền cho đến chẳng phải các triền khác? Là hỏi. Luận chép: Hai bất thiện nên chỉ lập hai là đáp, trong một triền có bốn là san, tật, phẫn, phú, tự lực khởi, chỉ có bất thiện, san, tật nhập vào kiết, phẫn phú chẳng phải kiết, hoặc lập tám triền trừ hai thứ phẫn, phú, chỉ còn có hai triền san, tật, tự lực khởi chỉ có bất thiện. Ngoài ra, triền đều thiếu hai nghĩa, vô tàm vô quý chỉ bất thiện, chẳng phải tự lực khởi. Hối có cả thiện ác chỉ có tự lực khởi, ngoài ra cả hai đều không có tùy miên, trạo cử hôn trầm. Hoặc triền chỉ có tám vì cũng đủ hai nghĩa là nạn, hoặc triền có tám chỉ có san, tham đủ cả hai lại lập làm nghĩa kiết thì không trái nhau chấp nhận triền có mười, đủ cả hai phẫn, phủ mà không xếp vào kiết, san tật đủ hai nhân tại sao nhập vào kiết nên giải thích phi lý. Luận chép: Do đây nếu chấp nhận tự bộ lại giải thích riêng .

4. Giải thích nghĩa rất nặng:

Lẽ ra nói tật, san tội lỗi rất nặng, là câu chung hai thứ này thường hiện hành, giải thích nghĩa rất nặng. Luận Chánh Lý chép: Nên giải thích chỉ có hai lỗi tật, san rất nặng, nên trong mười triền lập hai thứ là kiết, do hai thứ này thường hiện hành, sinh cõi Dục tuy có chín, sáu ba kiết vô kiết mà kinh chỉ nói tật, hai kiết san, não loạn trời, người. Mặc dù sinh trong hai cõi thiện bị tham nghèo rất khổ ách, thiện kiến, ti kiến và thiếu thốn tài vật cho đến rất thân cũng không kính ái. vì hai khắp hiện tùy phiền não, đó là tùy phiền não đều có hai thứ, một là cảm câu hành, hai là hoan câu hành, tật san khắp hiện hai tướng như thế, vì hai thứ này làm não loạn hai bộ. Nghĩa là chúng tại gia đối với tài vị do tật và san làm não loạn rất mạnh, hoặc chúng xuất gia trong giáo hạnh do tật san làm não loạn cực kỳ. Hoặc làm não loạn trời, chúng A-tố-lạc, nghĩa là nhân sắc vị nhiễu loạn nhau, hoặc làm não loạn hai chúng trời, người.

5. Nói về năm kiết phần dưới:

Như Đức Thế tôn bảo Kiều Thi Ca do tật kiết sử san làm não loạn trời, người, hoặc hai thứ này làm não loạn tự tha, nghĩa là do ganh ghét nên não loạn bạn bè, do trong lòng san tham loạn bản thân, nên trong mười triền lập hai làm kiết. Luận chép: Phật đối với các xứ y theo môn phân biệt, hai bài tụng dưới đây là thứ hai nói năm kiết phần dưới. Luận chép: cho đến vì ngăn che người nêu cách giải thích thứ nhất. Ý Luận sư này lấy cõi Dục làm hạ phần, thuận ích cõi Dục nên gọi là thuận kiết phần dưới, hai thứ sau nêu ra, ba thứ trước lại đưa vào nêu thí dụ rất dễ hiểu. Có Luận sư nói cho đến gọi là thuận hạ phần cách giải thứ hai ý Luận sư này nói, hạ có hai thứ: Một là hạ hữu tình, nghĩa là các dị sinh; hai là cõi dưới đó là cõi Dục do ba thứ trước nên không vượt qua hạ hữu tình, hai thứ sau nên không vượt qua cõi dưới. Luận chép: Các vị đắc Dự Lưu cho đến có dứt ba thứ kiết chăng? Là hỏi. Quả dự lưu dứt thân kiến, biên kiến, giới thủ, kiến thủ nghi tà kiến sáu thứ phiền não, vì sao kinh nói dứt ba kiết nên đắc Quả Dự lưu đúng lý chỉ nói dứt ba, lược khai thành hai môn trả lời câu vặn hỏi trước, Phật y đây nên lược nói ba.

Trong thì dứt thuộc ba môn kia, trình bày môn trước giải thích kiến thì dứt hoặc, đều có ba thứ, chỉ một thông hai thông bốn bộ. Đó là thân kiến, biên kiến, chỉ khổ hạ, giới cấm thủ thông khổ đạo, kiến thủ, tà kiến, nghi thông cả bốn bộ, thân kiến thuộc một bộ, giới thủ thuộc hai bộ, nghi thuộc bốn bộ. Luận chép: Lại Trong thì dứt cho đến đã nói đoạn sáu phẩm là giải thích thứ hai, thấy thì dứt phiền não ba tùy ba chuyển, sở tùy là năng tùy căn. Nói sở tùy kia gồm năng tùy nên dứt ba phẩm rồi lại dứt sáu phẩm, hữu tác là giải thích nên nói dứt ba là nêu thuyết khác, nghĩa là do thân kiến bố úy giải thoát không muốn phát thúc, e đắc Niết-bàn ngã dứt nên không muốn phát thú. Do giới cấm thủ y chấp tà đạo, chẳng phải đạo chấp đạo gọi là giới thủ, do nghi đối với đạo do dự càng nhiều, nghi chánh đạo là đạo, phi đạo. Cho nên Phật chỉ nói ba, hiển bày cả các loại khác, nên chỉ nói ba không nói sáu.

6. Nói về năm kiết phần trên:

Luận chép: Phật đối với các kinh khác như thuận hạ phần, trở xuống một bài tụng là thứ ba nói về năm kiết phần trên. Luận chép: cho đến gọi là thuận phần trên, kiết là giải thích. Đây do không vượt cõi trên thuận ích cõi trên nên gọi thuận kiết phần trên, thế thì cõi trên là phần trên. Luận Chánh Lý: Thể của năm chủng ấy có tám vật, trạo cử v.v… ba, hai là giới khác nhau, hai giới trên riêng thành sáu, chỉ tu thì dứt gọi thuận phần trên, thuận ích phần trên nên gọi là thuận kiết phần trên, chủ yếu chấp đoạn thì dứt vì kia mới hiện hành, hoặc kiến thì dứt lúc chưa dứt hoàn toàn cũng có thể giúp kia, khiến thuận hạ phần. Lúc chưa dứt kiến hoặc cõi trên tham và trao cử, mạn, vô minh có sức trợ giúp làm cho lại sinh cõi dưới, nên cần dứt hẳn hoặc kiến thì dứt mới hiện hành gọi là thuận phần trên. Lại đối với chút kiết này, nghĩa là bậc Thánh đối với chút ít chẳng phải kiết, đó là dị sinh hữu vi là kiết, đó là ly dục tham, hữu vi chẳng phải kiết, đó là chưa lìa dục tham, vì trao cử nhiễu loạn Tam-ma-địa, với thuận phần trên kiến lập làm kiết, do lý này trong thuận phần trên không nói hôn trầm vì thuận đẳng trì. Bà-sa chép: Hỏi tại sao chỉ tu thì dứt lập làm thuận kiết phần trên? Đáp khiến thú thượng sinh gọi thuận phần trên kiến thì dứt kiết cũng khiến đọa hạ nên không lập làm thuận kiết phần trên, lại nửa thượng nhân sở hành gọi là thuận thương phần, thượng nhân là Thánh chẳng phải các dị sinh, kiết thấy thì dứt chỉ có dị sinh khởi, cho nên không lập làm thuận kiết phần trên, trong bậc Thánh chỉ có quả Bất Hoàn khởi các kiết, lập thuận phần trên.

7. Hỏi đáp về năm kiết phần trên:

Hỏi nhân luận sinh luận, vì sao quả Dự lưu và quả bất lai khởi các kiết, chẳng phải thuận phần trên? Đáp: Thuận phần trên là thú thượng sinh, Dự lưu, Nhất lai khởi các kiết, cũng khiến sinh hạ, nên không lập làm thuận kiết phần trên, đã nói kiết phược như thế nào, dưới đây một câu nói ba phược. Luận chép: Cho đến thực hành thuyết định này, là giải thích trói buộc hữu tình gọi là phược, vì sao chỉ nói ba thứ này là phược, vì do ba thọ, y theo tự nối tiếp có tương ưng sở duyên tùy tăng, hoặc tha nối tiếp chỉ có sở duyên. Luận Chánh Lý chép: Do hay ràng buộc nên đặt tên là phược, nghĩa là làm ngăn con đường lìa nhiễm, hai tướng kiết, phược mặc dù không khác nhau, mà y luận này nói phược có ba đó là tham phược, sân phược và si phược vì các kiết phẩm loại đồng nhau. Thuộc ba thứ đó là năm kiến, nghi, đồng si phẩm loại, hai kiết mạn, san đồng với tham phẩm loại, tật kiết đồng với sân đều thuộc ba kiết.

Đã hiển rõ thấy đế, ngoài ra nói ba phược, thông phượng sáu thức thân bỏ ngục sinh tử. Phật riêng vì người giác tuệ yếu kém hiển rõ tướng thô phiền não nên chỉ nói ba phược. Có Luận sư nói do tùy thế lực ba thọ dẫn khởi. Nói phược có ba nghĩa là tham phần nhiều đối với tự lạc thọ. Hai thứ sở duyên tương ưng tùy tăng, ít phần đối với bất khổ, bất lạc, với tha khổ và tha lạc xả, chỉ có một loại sở duyên tùy tăng. Sân cũng phần nhiều đối với tự khổ thọ, sở duyên tương ưng hai thứ tùy tăng, ít phần cũng đối với bất khổ bất lạc, đối với tự, tha lạc và tha khổ xả chỉ có một loại sở duyên tùy tăng. Si cũng phần nhiều đối với tự xả thọ, sở duyên tương ưng hai thứ tùy tăng, phần ít cũng đối với lạc thọ, khổ thọ. Đối với người khác tất cả thọ chỉ có sở duyên tùy tăng.

Cho nên Thế Tôn phần nhiều y theo lý, nói tùy ba thọ lập ra ba phược, loại tham gì ngăn hướng thú lìa nhiễm gọi là phược đó là chỉ hiện hành, hoặc khác đây đều thành ba rốt ráo ngăn đường lìa nhiễm, sau giải thích đồng Câu xá, trước giải thích ba phược chung cho tất cả phiền não, chỉ nói ba ngoài ra pháp nhiễm bổn mẫu, nói ba cũng nhiếp các loại khác.

8. Nói về tùy miên:

Luận chép: Đã phân biệt phược tùy miên như thế nào, dưới đây một câu là thứ ba nói về tùy miên. Luận chép cho đến như trước đã nói là chỉ cho ở trước nói. Luận chép: Tùy miên đã nói, còn tùy phiền não thế nào? Trở xuống nửa bài tụng là thứ tư nói về tùy phiền não. Luận chép: Cho đến Như trong Tạp Sự giải thích văn tụng, phiền não căn bản cũng gọi là tùy phiền não, do tùy tâm làm việc não loạn, tức tâm này là sở tùy phiền não là năng tùy.

Lại có phiền não khác như phẫn v.v… tâm nhiễm ô sở thuộc hành uẩn, tùy phiền não khởi nên cũng gọi tùy phiền não đây là phiền não căn bản làm sở tùy, phẫn… là năng tùy, chẳng phải phẫn v.v… không gọi là phiền não vì chỉ tùy tha, nói rộng như Pháp Uẩn Túc Luận quyển chín Tạo Sự phẩm. Luận chép: Sau sẽ nói lược thuộc về triền phiền não cấu sanh ra văn dưới, dưới nói triền cấu trước nói về triền, cho nên nói vả lại, dưới đây có hai hàng rưỡi là thứ năm nói về triền, một hàng tụng trước nêu ra danh thể của triền, một hàng tụng rưỡi sau nói triền tùng sinh.

9. Nêu thuyết khác:

Luận chép: Cho đến lại thêm phẫn phú, là nêu thuyết khác. Y theo thảo kinh nói dục tham triền là duyên, nên biết phiền não căn bản cũng gọi là triền, Phẩm Loại Túc nói tam, Tỳ-bà-sa nói mười. Luận Chánh Lý chép: Mười thứ trói buộc hàm thức như thế, đọa vào ngục sinh tử nên gọi là Triền, hoặc mười làm nhân khởi cá hành vi ác, khiến ràng buộc đường ác nên gọi là Triền.

Luận chép: Vô tàm vô quý như trước đã giải thích, chỉ cho phẩm căn ở trước giải thích. Luận chép: Tật nghĩa là đối với người khác cho đến như trước đã nói, đây là giải thích tật, san, ác, tác. Chỉ cho trước. Luận chép: miên khiến cho tâm cho đến cũng như trước đã giải thích, giải thích miên, trao cử, hôn trầm. Hối có cả thiện và ác, chỉ lấy bất thiện, miên có cả ba tánh, chỉ lấy nhiễm ô làm triền. Luận Chánh Lý chép: Làm cho tâm mê muội lược, tương ưng hôn trầm không thể giữ thân, là tướng miên, miên tuy cũng có hôn trầm nhưng không tương ưng, chỉ nói về triền, nên nói như thế, miên không tương ưng với gia hạnh thiện vì tánh tướng ưng trái nhau, chỉ sinh đắc thiện, vì tánhh yếu kém, có cả bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký chỉ có dị thục sinh, vì khởi khéo léo v.v… nên miền liền hoại. Có Luận sư khác nói trong miên vị cũng có khởi tâm oai nghi, công xảo, nhưng chẳng phải sơ vị kia có thể hiện hành ngay, sau đó trong chiêm bao mới hiện hành được.

Luận Bà-sa quyển ba mươi bảy chép vô phú vô ký là oai nghi, công xảo, dị thục sinh, chẳng phải quả chung, oai nghi như trong mộng tự cho là hiện hành, công xảo như trong chiêm bao trừ trước đã nói ngoài ra vô ký chuyển. Có Luận sư nói chỉ có dị thục sinh là vô phú vô ký trong tùy miên, do tâm tối tăm không phát ra thân ngữ, nên không có tánh oai nghi và công xảo. Luận chép: Trừ sân và hại cho đến gọi là Phú, là giải thích phẫn và phú. Luận chép: Điều ở đây nói cho đến là các dòng như nghi v.v… dưới đây là giải thích mười triền là phiền não căn bản đẳng lưu, do đó gọi tùy phiền não, không gọi là phiền não.

10. Nêu thuyết khác:

Có người nói phú là cho đến như thứ lớp kia, là nêu thuyết khác lời văn rất dễ hiểu.

Luận chép: Phiền não cấu còn lại tướng trạng thế nào? dưới đây một hàng rưỡi tụng là thứ sáu nói về sáu cấu. Nửa bài tụng trước nêu ra danh và thể của cấu, một bài tụng sau nói về tùy sinh. Luận chép: Cho đến gọi là phiền não cấu, đây là nói cấu của phiền não. Vì tướng thô nên khác tên với tướng cấu, là giải thích tướng sáu cấu, là giải thích riêng tướng rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý chép: Tướng Hận và phẫn có khác, như pháo hoa tướng nó mạnh mẽ mà sức khác yếu nên gọi là phẫn. Như mùa đông nhà nóng tướng nó nhẹ nhàng, thế lực mạnh gọi là hận, do có tướng hận, này nên nói tướng của hận phẫn dứt rồi nối tiếp sinh làm cho tâm đục dơ gọi là hận. Lại giải thích về cuống, nghĩa là trước dự định lập ra phương tiện này, khiến thời gian sau sinh hiểu điên đảo nên gọi là cuồng. Nhưng thế gian nói, vì lợi vì danh hiện tướng mê hoặc người khác gọi là cuồng, các cuống dẫn sinh thân nghiệp ngữ nghiệp, quả cuống nên giả đặt tên cuống. Như tên chung gọi là quả sự.

11. Giải thích sáu cấu:

Sáu thứ cấu này cho đến các kiến đẳng lưu, là giải thích sáu cấu từ phiền não căn bản đẳng lưu, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Cấu này và triền cho đến gọi là tùy phiền não, là giải thích lý do mười triền sáu cấu gọi là tùy phiền não. Luận chép: Cấu và triền này đoạn cái gì? Dưới đây là thứ ba của đại văn phân biệt nghĩa môn, trong đó có năm: 1. Ba đoạn. 2. Ba tánh. 3. Ba giới. 4. Sáu thức và . Năm thọ tương ưng. Một bài tụng này phân biệt ba đoạn, kiến là đế thì dứt đó là vô tàm vô quý, hôn trầm, trạo cử, thùy miên, năm thứ này vì tương ưng chung với kiến, tu thì dứt phiền não, nên có cả kiến đoạn, tu dứt. Ngoài ra san, tật, hối khởi tự do chỉ có tu dứt, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Tùy phiền não này chung với tánh nào? Dưới đây là nửa bài tụng là thứ hai nói rộng ba tánh, Luận chép: Cho đến đều chỉ bất thiện. Nói miên, hối, trạo, cả ba trong cõi Dục, tương ưng thân kiến, biên kiến là vô ký. Còn lại là bất thiện, ngoài triền cấu đều là tánh bât thiện. Luận chép: Trong hai cõi trên thuộc tánh vô ký là nói hai cõi trên chỉ có vô ký.

12. Nói rộng về giới hệ:

Luận chép: Tùy phiền não này thuộc giới hệ nào? Nửa bài tụng dưới là thứ ba nói rộng về giới hệ. Luận chép: Cho đến nay nói lại là giải thích lý do có cả xiểm, cuống, lời văn rất dễ hiểu. Hôn trầm, trạo cử, kiêu mạn chỉ cõi Dục hệ, trong mười triền sáu cấu, xiểm cuống có ở cả hai địa, hôn trầm, trạo cử, kiêu có ở cả ba cõi, năm thứ này như trước đã nói, ngoài ra mười một chỉ ở cõi Dục hệ. Luận chép: Đã nói tùy miên và tùy phiền não, dưới đây một bài tụng là thứ tư nói rộng về sáu thức. Luận chép: Cho đền vì không có khởi, là nói chỉ có ý thức tương ưng có ba thứ một là kiến thì dứt, hai là mạn, thùy miên, ba là tự lực khởi tùy phiền não địa. Ba thứ hoặc năm thức này không được khởi. Luận chép: Ngoài ra tất cả cho đến đều được khởi, là giải thích có cả sáu thức. Nghĩa là tu thì dứt tham sân, vô minh và vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cư, đại phiền não thuộc tùy phiền não, nương sáu thức thân mà khởi.

Luận chép: Như trước đã nói năm thọ như lạc… dưới đây có bốn hàng tụng là thứ hai nói về thọ tương ưng, trong đó có hai: bổn hoặc và tùy hoặc, hai hàng tụng này là thứ nhất nói về bổn hoặc. Luận chép: Cho đến vì khắp sáu thức, là nói về ba tương ưng tham, sân, vô minh, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Vì tà kiến có cả cho đến tội phước nghiệp, đây là giải thích tà kiến tương ưng với thọ. Trước tạo tội, sau cho là không có nhân quả, tâm thì không sinh vui mừng, trước tạo phước, sau cho là không có nhân quả, tâm sinh lo lắng.

13. Giải thích nghi và thọ tương ưng:

Luận chép: Nghi và ưu tương ưng cho đến vì tâm sầu lo, giải thích nghi và thọ tương ưng, tâm nghi do dự cầu trí quyết định. Lúc tâm nghi đối với cảnh không quyết định nên sinh lo lắng, bốn kiến mạn còn lại cho đến chỉ có ý địa, nói bốn kiến, và mạn tương ưng, do hoan hạnh chuyển chỉ có ý địa không có lạc thọ. Luận Chánh Lý chép: có Luận sư khác nói chẳng tương ưng năm thứ này, tương ưng với chỉ hỷ, hiện thấy trong năm hiện hạnh cũng có ái. Nghĩa là thế gian hiện kiến, chấp có ngã cũng tự lo lắng, vì ta chịu khổ, chấp cái ta đoạn cũng sinh lo lắng. Nên Khế kinh nói các kẻ ngu đối với đoạn ngã hoại tâm sinh sợ hãi, chấp tự khổ hạnh làm tịnh thắng, vì nội tâm hẳn hoại rất lo buồn, đa văn trí tộc v.v… thấp kém. Thường bị người khác xem thường lăng nhục, chung khởi với mạn hẳn có lo lắng, do đó năm thứ này tương ưng với ưa, kia nói không đúng, vì dị tâm khởi. Cho rằng tự lo tổn thương ta chịu khổ, chỉ duyên khổ mà tự lo buồn, lúc ấy không chấp có ngã, hoặc khởi ngã kiến hiện ra trước. Đối với ngã sẽ có hoan hạnh chuyển, có tâm chấp đoạn, vì thấy thì dứt đức, không nhân đoạn tướng mà sinh lo buồn. Hoặc thường kiến đối với đoạn sinh lo sợ, nhưng sinh sợ thì không chấp thường chấp tự khổ hạnh là tịnh thắng, phải trong tâm khác duyên tự sở thọ nhiều thứ khổ mà sinh lo buồn, hoặc lúc chấp hạnh khổ là tịnh thắng, thì sẽ sinh hoan, vì thấy đức kia, bị người khinh nhục mà sinh lo buồn.

Lo buồn như thế phải ở tâm khác, ái bị người lăng nhục sinh lo buồn mà khởi mạn hối xem thường người nên có năm thứ, hỷ đều thành thật là thiện. Luận chép: Đã y theo biệt tướng cho đến phải trụ xả thọ, là nói các hoặc đều tương ưng với xả thọ, lời văn rất dễ hiểu.

14. Giải thích địa trên:

Cõi dục đã như vậy cho đến các thọ tương ưng, là giải thích địa trên, hoặc trong các địa cho đến nêu không nói riêng lại trình bày rộng. Sơ thiền có bốn thức, thọ có hỷ, lạc, xả, hỷ ý, lạc ba, xả có cả nhị thiền trở lên chỉ có y thức. Nhị thiền có hai thọ hỷ, xả, tam thìen có hai thọ lạc, xả, Tứ thiền trở lên chỉ có xả thọ. Phiền não địa trên tùy theo sự thích ứng có cả bốn thức, một thức cùng thức kia tương ưng tất cả các thọ. Luận Hiển Tông quyển hai mươi bảy hỏi vì sao hai nghi đều không quyết định mà trên tương ưng với hỷ, lạc, chẳng phải nghi, hỷ thọ chung khởi ở cõi Dục. Do các phiền não ở địa ly dục, tuy không quyết định cũng không lo buồn, mặc du lưới hoài nghi, không phế tình di. Như ở nhân gian cầu đắc sở ái, tuy nhiều mệt nhọc mà nghĩ là vui.

Cõi sắc có hỷ lạc tương ưng với nghi, vì đều tịnh y nghĩa bình đẳng lập ra tương ưng, đã đồng vắng lặng, tương ưng không lỗi. Như dục hỷ căn chẳng phải xứ sinh nên tướng không vắng lặng, nghi thì không như vậy. Do hỷ, nghi này không tương ưng lý, là hiện đời thấy có người nghèo khổ, cho đến thiếu ăn, thiếu mặc, lại bị trọng tách nặng nề trấn áp. Mặc dù gặp nhiều thứ khó khăn này, mà có tâm ưa vui các múa hát, hoặc thấy người khác khổ mà lại sinh ưa vui. Như vậy hỷ căn có phi xứ khởi, nghi thì không như vậy nên không có nghĩa bình đẳng. Do lý không bình đẳng nên không tương ưng, có người nói cõi Sắc tuy lại hoai nghi, mà trong nghi nghĩ là thiện phẩm, nên kia được tương ưng với hỷ lạc. Nghĩa là kia hiện thấy, các người lìa dục phần nhiều do nghi dẫn dắt sinh ra chánh định. Có người nói sơ nhị tam Tĩnh lự sinh chung với nghi, nên hoàn toàn không có thọ, nên chỉ sanh chung với bản tánh.

15. Tương ưng tùy phiền não thọ:

Luận chép: Đã nói phiền não tương ưng với các thọ, dưới đây có hai hàng tụng là thứ hai nói về tương ưng tùy phiền não thọ. Luận chép: Cho đến vì chỉ có y địa, sáu tùy phiền não tật hối, phẫn, não hại hận, chỉ có hoặc hành chuyển nên tương ưng ưu căn. Vì chỉ có ý địa chẳng tương ưng khổ, theo Luận Chánh Lý có Luận sư khác nói, não hỷ tương ưng kiến thủ đẳng lưu cho đến ở dưới bác bỏ. Luận chép: Tương ưng San hỷ cho đến vì rất giống nhau, trong kinh có văn phân biệt, ưu tương ưng san đắc hỷ, san không được thì ưu, như trên là chú thích. Luận chép: Cuống, siểm, miên, phú cho đến tâm hành lo lắng, bốn thứ này có cả hại hạnh nên tương ưng, với hỷ, chỉ có ý địa nên chẳng tương ưng khổ vui, hoặc có lúc do tâm hành hoan hỷ xiểm cuống, miên, phú, liền tương ưng với hỷ. Hoặc có lúc do tâm hành lo buồn, nên bốn thứ này tương ưng với ưu.

Luận Chánh Lý chép: Có Luận sư khác nói: Đã nói cuống là tham đẳng lưu, chỉ có hoan hạnh, không nên nói tương ưng vớu ưu căn là hoan hạnh đẳng lưu, vì không nên lo buồn, vì đang lúc cuồng thì không lo buồn, hoặc nói cuồng là si đẳng lưu. Luận chép: Kiêu hỷ lạc tương ưng cho đến tương ưng với hỷ, là giải thích kiệu có ở khắp ba cõi, hoan hạnh chuyển nên không tương ưng với ưu căn vì chỉ có ý địa, địa dưới không tương ưng với lạc căn, có cả địa trên nên cho đến đệ tam thiền tương ưng với lạc. Luận chép: Trên đây đã nói cho đến khắp tương ưng, từ trước đã giải thích các tùy phiền não đều tương ưng khắp với xả thọ. Tam thiền trở xuống tăng thạnh như trước nói, lúc nối tiếp dứt đều tương với ưng xả. Tử thiền trở lên hoặc mau chóng, hoặc sắp dứt đều xả tương ưng, vì địa pháp không có thọ khác.

16. Giải thích bốn thứ khác:

Lại xả và vui buồn, sáu thức trên dưới các địa tất cả không ngăn ngại đều tương ưng khắp. Thí như vô minh tương ưng khắp các phiền não, ngoài ra vô tàm vô quý cho đến thuộc về địa pháp, là giải thích bốn loại khác. Bốn khắp này tương ưng với năm thọ vì vô tàm, vô quý bất thiện địa, tương ưng chung với tất cả pháp bất thiện, bất thiện thông cả sáu thức, vì năm thọ, hôn trầm, trạo cả là đại phiền não địa. Tương ưng với tất cả tâm nhiễm, tất cả tâm nhiễm có cả sáu thức thọ, thượng địa dưới, do đây tương ưng chung năm thọ.

17. Nói về năm cái:

Luận chép: Trong phần nói về phiền não tùy phiền não, trở xuống một bài tụng là. Thứ tư của đại văn nói về năm cái. Luận chép: cho đến năm nghi cái dẫn kinh nêu thể, Luận chép: Trong đây đã nói cho đến có cả ba cõi. Hôn trầm, trạo cử và nghi đã có ở cả ba cõi là chỉ chấp dục hay có cả cõi trên? Luận chép: nên biết ba thứ này cho đến chẳng phải Sắc Vô Sắc, là đáp, do chỉ có bất thiện mà lập làm năm cái. Cõi trên chẳng phải bất thiện nên không lập cái. Luận Chánh Lý chép: Vì nói về hai thứ hôn trầm, trạo cử, duy cõi Dục có lập làm cái, do vậy cùng miên, hối hòa hợp mà lập. Vì miên hối chỉ là cõi Dục hệ hiển bày miên hối chỉ có nhiễm ô được gọi là cái. Nên cùng hai thứ hồn trầm, trao cử hòa hợp mà lập, vì hôn trầm trạo cử chỉ là tánh nhiễm ô, nghi y theo bốn thứ trước ở cõi Dục rất dễ hiểu.

Luận chép: Vì sao hôn trầm, thùy miên cho đến hợp lập làm một? Là hỏi. Luận chép: Thực trị dụng đồng cho đến thực chẳng phải thực đồng, đây là trả lời sơ lược. Luận chép: Thế nào gọi là cho đến tâm tánh nặng nề tối tăm, là giải thích hôn trầm miên cái thực và phi thực sự dụng đồng. Luận chép: Trạo hối tuy hai cả hai cho đến hai hợp thành một, là giải thích hai việc trạo, hối giống nhau để tổng kết, lời văn rất dễ hiểu. Chánh Lý đáp hỏi này rằng dục tham cái thực là tướng đáng ưa, cái này đối trị là tưởng bất tịnh. Sân nhuế cái thực là tướng đáng ghét cái này đối trị là từ gốc lành, nghi cái thực là pháp ba đời. Như Khế kinh nói đời quá khứ sinh nghi như thế, cho đến nói rộng đây là cái đối trị, nghĩa là nếu có thể như thật quán sát duyên tánh duyên khởi, ngoài ra hai cái thực khác đồng như Câu xá nói. Hoặc tham, sân, nghi là mãn phiền não, đều có khả năng gánh vác dụng của một phú cái. Hôn, miên, trạo, hối chẳng phải mãn phiền não, cả hai hợp lại gánh vác một dụng cái, ở đây đồng với luận Bà-sa, nghĩa bình đẳng gánh vác là cái.

18. Nói về lập cái:

Luận chép: Các phiền não v.v… cho đến chỉ nói năm thứ này? Là hỏi. Luận chép: Chỉ năm thứ này lập làm Cái. Là đáp, Luận Chánh Lý hỏi năm thứ này gọi là cái nghĩa nó thế nào, nghĩa là quyết định che lấp Thánh đạo, Thánh đạo gia hạnh nên đặt tên cái, nếu vậy các phiền não v.v… đều được gọi là Cái, tất cả đều hay ngăn che Thánh đạo và gia hạnh. Như Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo rằng: Nếu bị một pháp ngăn che thì không thể rõ nhãn là vô thường, một pháp đó là tham cho đến nói rộng mỗi việc nói riêng như trong Tạp sự. Vì sao Đức Thế Tôn nói cái chỉ có năm? Đúng lý là như thế, Phật đối với việc lập cái môn chỉ nói năm, vì chỉ với năm cái có công năng làm thắng chướng, y theo hỏi đáp ở trên mà giải thích tên gọi cái, lẽ ra nói làm che lấp Thánh đạo và gia hạnh gọi là cái, hoặc che lấp năm uẩn cái nên gọi là Cái?

19. Sư khác nói về chướng:

Luận chép: Nếu nói như vậy cho đến trước là chướng tuệ, là vặn hỏi, y theo đúng lý cho đến sợ hãi trạo hối, là nêu Sư khác nói về chướng đây là hỏi đáp cái trước sau lời văn rất dễ hiểu. Nhưng ý Luận sư nói chấp hôn trầm chướng định, trạo cử chướng tuệ, Chánh Lý không chấp nhận, sợ rườm rà nên không chép ra. Có người phân biệt chỉ có năm thứ này, trình bày Luận sư lập năm nhân. Luận Chánh Lý phá Luận sư này rằng: Thật luống uổng chê bai đương Thánh từ tôn, vì Thánh từ tôn còn một đời cách chưa chứng vô đẳng Đại thừa trí, đâu thể luống chê bai hiện năng tịch tôn, kia hỏi vì sao nói, là luống chê bai Phật? Vì lời nói kia trước sau trái nhau và tương ưng với lý của Khế kinh. Vì sao kia nói trước sau trái nhau, đó là hai cái dục tham sâm nhuế hiện khởi, làm chướng tâm sắp nhập định. Chướng đã hiện ra trước làm sao nhập định được? Hoặc riêng tu trị phục rồi nhập, thì không nên nói chánh nhập định vị, đối với chỉ và quán không thể chánh tập, lại không thể tu tập chỉ quán, làm sao gọi là chánh nhập định vị, luận đã nói chánh nhập định là do văn tư Thánh năng tu mà thành?

Hoặc nói tôi cho là văn tư thành gọi là chánh nhập định, thì không nên nói luận kia nêu ra định vị tư lúc trạch pháp. Do văn tư thành thì có phân biệt, cho nên tư trạch pháp, đâu đợi lúc xuất, hoặc nói tôi nói do tu thành định, gọi là chánh nhập định, theo lý cũng không đúng. Do tu thành thì tâm chánh hiên tiền vị, hôn miên trạo hối thì đâu chấp nhận hiện ra. Nếu không hiện tiền thì đâu chướng chánh quán.

Tại sao kia nói kinh và lý trái nhau, nghĩa là hôn miên trạo hối theo thứ lớp như chướng Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na, vì trái với giáo và lý trước. Luận nói chỉ lập năm nhân không có công năng chứng cái, chỉ có năm, do trước khéo nói lý có thể nương tựa, tại sao không nói không lập làm cái. Vì không nói thành.

Như Khế kinh nói vô minh che lấp, vì che lấp là cái, có Luận sư khác nói trong bình đẳng gánh vát lập ra các cái, vô minh gánh vác nghiêng nặng vì thế không nói. Nếu lập vô minh thành một cái, tất cả phiền não che chướng, có công năng hợp lại so sánh với vô minh vẫn không thể sánh bằng nên không lập trong các nhóm cái. Lại vì sao mạn không lập làm cái do có mạn năng tu thắng pháp, vì nghĩa cái yếu kém nên không lập cái. Có Luận sư khác nói hễ là cái thì làm cho tâm hướng hạ, mạn thì không như thế, có thể làm pháp hướng thượng của tâm. Cho nên chẳng phải mạn có năng lực đè ép tâm khiến hướng hạ, do vậy không lập cái. Các kiến vì sao không lập cái, chấp các hữu tình, liên quan vô ngã kiến, vì tuy chấp có nghĩa mà có công năng lìa nhiễm, có người nói các kiến tuệ làm thể, vì tánh lanh lợi không thuận nghĩa cái, vì cái phải trái với nghĩa này, trong tùy phiền não thì không lập cái.

Y theo văn trước đã nói như lý suy nghĩ, hai cõi trên hoặc phiền não không lập cái, lìa nhiễm ba cõi vì ban đầu chẳng phải chướng, ban đầu là chướng nên đặt tên cái, hoặc nghiệp ở cõi trên tuy vô ký, cái chỉ có bất thiện, như trước đã nói. Nay nên tư trạch cho đến đoạn do nhân gì, dưới đây là thứ hai của Đại văn nói về đoạn, trong văn có sáu: Đoạn nhân, đối trị, đoạn sở tùng, nhân luận nói về bốn đạo, đoạn trùng đắc và dứt biết khắp. Thứ nhất của văn này nói về đoạn nhân, trong đó có ba đầu tiên văn tụng hỏi đáp kế nêu văn tụng, sau giải thích bằng Văn xuôi. Đây là văn tụng trước hỏi. Ý hỏi cõi khác duyên hoặc, lúc chấp tự giới khổ tập, kiến bất kiến sở duyên, lúc chấp sở duyên không đoạn. Diệt đạo hữu lậu duyên, lúc chấp diệt đạo đoạn, không chấp hoặc sở duyên, lúc thấy khổ tập, thấy hoặc sở duyên kia mà kia không dứt hai hoặc, đoạn này do nhân gì? Đáp chẳng cần biết khắp sở duyên nên dứt, là đáp. Luận chép: Cho đến vô lậu duyên, đây là nói biến tri sở duyên cho nên dứt, chấp khổ tập dứt tự giới duyên và chấp diệt đạo đoạn duyên vô lậu.

Do dứt năng đạo biết khắp phiền não sở duyên nên dứt, khổ tập tham sân mạn v.v… tuy không đích thân trình bày đế lý mà khởi, nhưng cảnh sở duyên là khổ tập, khổ tập nhẫn khởi duyên khổ tập đế vì kia liền dứt. Tuy có hai nghĩa từ biến tri sở duyên dứt, khổ tập tự giới duyên này nói cõi Dục, hoặc Sắc, Vô Sắc tha giới tha địa duyên cũng là biết khắp sở duyên dứt, do lúc khổ tập loại nhẫn khởi, vì biết khắp hai cõi trên. Trong đây có ba đoạn: Một là tự giới duyên tham, mạn v.v… hai là cõi trên duyên kiến nghi, ba là tự giới duyên kiến nghi. Mặc dù ba thứ khác nhau khổ tập loạinhẫn đều biết khắp sở duyên kia, từ biến tri sở duyên nên dứt, Luận Chánh Lý chép:

1/ Do biến tri sở duyên nên dứt, đó là cõi Dục hệ thấy khổ tập, dứt tự giới duyên hoặc. Cõi Sắc, Vô Sắc thấy khổ tập, dứt tất cả các hoặc, do hai cõi trên tha giới địa duyên, vì cũng do biến tri sở duyên dứt, duyên khổ tập đế loại trí nhẫn sinh, vì chung có thể đốn quán cảnh hai cõi và chung ba cõi kiến diệt đạo đoạn vô lậu duyên hoặc, vì như thế các hoặc đều do biến tri sở duyên dứt.

2/ Do dứt kia cho đến tùy đoạn kia, là nói đoạn thứ hai. Luận Chánh Lý nói hai là do dứt năng duyên kia nên dứt, đó là cõi Dục hệ tha giới duyên hoặc. Do cõi Dục hệ thấy khổ tập dứt tự giới duyên hoặc, năng duyên đối với hoặc kia đây, với năng tác y trì kia, vì lúc y trì kia dứt thì dứt theo, như người gầy yếu phải tựa ghế để đứng vững, vì họ bỏ chỗ dựa thì bị ngã, vì sao với năng tác y trì kia, vì đây với kia năng làm nhân, há không nói do hại nhân nên dứt, thật ra kia đây chỉ là tên khác, nhưng vì mượn dùng, nghĩa là cõi Dục hoặc tự tha giới duyên, đều có kia đây làm nhân lẫn nhau, nhưng không có kia đây lần lượt duyên nhau, trong đó nói dứt năng duyên, muốn cho dể hiểu chỉ duyên tha giới, do dứt nhân này nên kia liền dứt theo.

3/ Do dứt kia cho đến khi đoạn theo, là nói đoạn thứ ba. Luận Chánh Lý như người bệnh gầy ốm phải nhờ gậy mới bước đi được, lúc bỏ gậy thì họ liền ngã theo, vì sao trong dứt hoặc có dứt năng duyên nên nói đoạn sở duyên. Như duyên khổ tập cõi Dục lúc khởi hiện quán có dứt sở duyên nên nói dứt năng duyên, như lúc duyên các diệt đạo khởi hiện quán, tuy thật ra lúc đó kia đây đều dứt, mà do thì dứt có hơn có kém, nên lúc hơn dứt thì kém đoạn theo. Nếu đối với hoặc sở duyên kia vô lậu tuệ sinh có thể làm đối trị, hoặc kia gọi là hơn, ngoài ra gọi là kém. Vì sao hoặc kia chỉ được gọi là hơn? Vì đối với tuệ sở duyên vô lậu kia khởi, chuyên vì đối địch kia phát công dụng, dựa vào nghĩa đó nên nói duyên hiện quán do khổ, tập cõi Dục sanh khởi. Trong phiền não tự thì dứt, do tự giới duyên là thắng oán địch, duyên các diệt đạo khởi hiện quán. Trong phiền não tự thì dứt do vô lậu duyên là thắng oán địch, do duyên dứt nên yếu kém kia dứt theo.

Giải thích rằng: Thấy khổ tập dứt tự giới duyên gọi là thấy thì dứt sở duyên kia dựa vào căn bản. Đúng lý cũng có cả sở duyên dứt nên dứt, Luận chép: Hoặc tu thì dứt, trở xuống rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý chép: Chẳng lẽ không có tất cả kiến thì dứt, hoặc lúc đoạn, cũng do đạo đối trị khởi, hoặc do bộ này đối trị đạo sinh thì trong bộ đây các hoặc dứt, đúng lý là như vậy. Nhưng trong đây vì hiển rõ ba cõi tu thì dứt hoặc, chẳng phải không do chín phẩm đạo đoạn, đạo đối trị chắc chắn nên nói trong kiến thì dứt, chỉ có đảnh đối trị quyết định, như trước đã nói.

Giải thích rằng: Hữu đảnh chỉ có thấy thì dứt tu đạo, chỉ vô lậu dứt, nên gọi là quyết định, lại chép, hoặc kiến thì dứt các hoặc khi dứt phương tiện định có ba nên y theo nói riêng. Hoặc tu sở dứt năng dứt phương tiện vì không quyết định y theo chung mà nói, giải thích tu thì dứt nếu quán khổ tập đế dứt tức là kiến sở duyên kia, hoặc quán diệt đạo đế dứt, thì không kiến sở duyên. Hoặc thế tục đạo đoạn là đạo Vô Gián kiến sở duyên, đạo giải thoát không thấy sở duyên do bất định nên nói đối trị. Nghĩa thấy đạo ba đoạn là quyết định, nên y theo nói riêng. Luận chép: Cái gọi là đối trị gồm có mấy loại, trở xuống nửa hàng tụng là thứ hai nói bốn thứ đối trị Luận chép: Cho đến đắc càng xa, là giải thích ba đối trị trước, nói đoạn đối với đó là đạo Vô Gián vì chánh đoạn hoặc đắc. Hai trì đối trị nghĩa là sau Vô Gián này là đạo giải thoát, trì đoạn phẩm nhiễm pháp này đoạn đắc. Y theo đây đắc nhiễm pháp vô vi, chẳng phải do đồng bộ phẩm sở duyên phược đoạn, cho nên đắc vô vi.

Nên Luận Chánh Lý chép: Một là dứt đối trị nghĩa là đạo thân năng dứt các hoặc đắc là đạo Vô Gián. Hai là trì đối trị đó là đạo ban đầu cùng đoạn đắc câu sinh, tức đạo giải thoát, do đạo trì đoạn đắc như thế, làm cho các hoặc đắc không nối tiếp sinh.

20. Nói về thuyết khác:

Luận chép: Có Luận sư khác nói cho đến đắc càng xa, là trình bày dị thuyết. Y theo luận này thì các đạo càng không có giải thích khác, có người nói trì đối trị ẩn hiện hợp luận thì có cả bốn đạo, vì đều là năng trì đoạn đắc kia, viễn phần đối trị nếu ẩn hiện hợp luận cũng có cả bốn đạo, vì đều có thể làm cho thì dứt hoặc đắc kia càng xa. Đây là so sánh lập nghĩa không có y theo.

Luận chép: Bốn yểm hoạn đối trị cho đến càng sinh yểm hoạn, là nói về cách đối trị thứ lớp trên đây là nghĩa căn bản của luận Bà-sa. Hoặc theo luận Bà-sa quyển mười bảy có xả đối trị, như xả phá giới ác v.v… không giống luận này. Luận chép: Nhưng đối trị này cho đến khởi đạo tinh tấn. Luận chủ dùng cách giải thích trước đẻ giải thích yểm hoạn sau, chẳng phải là nghĩa tiện dùng, cho nên sửa đối so với trước, nhưng nhàm chán đối trị phần nhiều ở đạo gia hạnh. Cho nên trước nói lý thật bất định, hoặc ở trước đạo Vô Gián, hoặc ở sau đạo thắng tấn. Trong đạo Vô Gián giải thoát, duyên khổ đế, tập đế cũng được gọi là yểm hoạn đối trị đạo gia hạnh cũng bất định. hoặc một gia hạnh cho đến quả Vô học, hoặc hai hoặc nhiều vì bất định, luận Bà-sa nói ở sau đạo thắng tấn. Luận này từ nhiều thuyết ở trước đạo Vô Gián.

21. Nói về dứt chỗ theo:

Luận chép: Nếu các hoặc dứt thì định từ đâu? Nửa bài tụng thứ ba nói về dứt chỗ theo. Luận chép: Cho đến vì không còn sinh làm nói phiền não được dứt hẳn, nên làm cho xa lìa sở duyên, khiến sở duyên không còn sinh lại. Luận Bà-sa quyển hai mươi hai chép: Nhưng trong đây nói các tùy miên đối với sở duyên dứt, chẳng tương ưng, y theo tâm gọi là có nghĩa tùy miên, mà nói không y nghĩa thuyết tùy tăng, vì tùy tăng đều có thể dứt. Luận chép: Dứt hoặc vị lai, cho đến dứt như thế nào? Là Luận chủ vặn hỏi hoặc làm cho bất sinh gọi là dứt,lẽ ra chỉ đoạn vị lai tại sao cũng đoạn cả quá khứ. Luận chép: Nếu cho rằng bài tụng nói cho đến chắc chắn từ đâu, là ngăn giải thích, bài tụng nói theo sở duyên nói,, ý hiển bày biết khắp sở duyên dứt, y theo bốn phương tiện trước, chẳng phải chỉ biến tri sở duyên dứt, cũng có năng duyên dứt, nên dứt đồng ba thứ đoạn.

Từ nghĩa sở duyên kia thì bất định. Luận chép: Trong tự nối tiếp rốt ráo đoạn. Luận chủ từ Hữu Bộ giải thích nêu ra dứt chỗ theo, do năng lực đạo Vô Gián, khiến tự nối tiếp dứt được phiền não vì đoạn được sở duyên quá khứ vị lai kia, không có tùy tăng lực, không thể trói buộc cảnh sở duyên, do duyên các phiền não trong tha nối tiếp và tất cả sắc, pháp bất nhiễm ô, cũng gọi là dứt vì không có phiền não phược trong dự nối tiếp. Y theo Chánh Lý giải thích dứt tất cả phiền não, đều do thấy sở duyên của phiền não kia dứt, đó là căn bản, ba đoạn còn lại là ngọn ngành kia. Cho nên Luận Chánh Lý chép: Các hoặc dứt hẳn chắc chắn từ sở duyên, do sức sở duyên biết khắp làm cho hoặc dứt hẳn như trước đã nói, nhưng hoặc sở duyên gồm có hai thứ đó là hữu hệ sự và vô hệ sự. Duyên hữu hệ sự là cảnh các hoặc và dứt hoặc lực này dẫn sinh, không duyên việc này là cảnh các hoặc giải thích duyên hữu hệ là tự giới duyên, hoặc lực dẫn sinh không duyên việc này làm cảnh các hoặc và tha giới duyên hoặc. Hai hoặc này, với một hữu tình hiện nối tiếp dẫn khởi các đắc, nếu không có tâm nhiễm ô hiện ra trước, thì đắc này hiện hành không có gián đoạn, là nhân quả các hoặc ở đời quá khứ, vị lai. Như trên là việc duyên hữu hệ nên biết như thế. Duyên vô hệ sự là cảnh các hoặc và nhân thế lực của hoặc này dẫn sinh, sau đó tùy hiện hành không duyên việc này làm cảnh các hoặc, dẫn khởi các hoặc cũng giống như trước. Việc duyên vô hệ là cảnh các hoặc là diệt đạo hạ vô lậu duyên hoặc, thế lực dẫn sinh của hoặc này, cho đến nói không duyên việc này là cảnh các hoặc, là diệt đạo hạ hữu lậu duyên.

Nhân quả hoặc ở quá khứ vị lai, đó là các đắc này lúc hiện đời, là quá khứ hoặc tánh đẳng lưu, gọi là quả. Là hoặc vị lai sinh duyên tánh nên gọi là nhân, có đắc có thể sinh, vô đắc thì chẳng sinh. Nhưng các đắc này trái với các đắc hiện hành của đối trị đẳng lưu, vì năng giữ gìn các hoặc thì dứt ở quá khứ vị lai, làm cho tất cả duyên hoặc sự này và duyên các hoặc nối tiếp nhau chuyển. Duyên cảnh việc này các đoạn đối trị v.v… đẳng lưu lúc khởi hoặc được dịp dứt bặt, đã đắc các hoặc với tự sở duyên, mặc dù thể vẫn có mà do nhân quả được dứt bặt nên có thể gọi là dứt (do đạo tri tự giới duyên cảnh hoặc cũng đoạn duyên tha giới. Do đạo tri vô lậu duyên cảnh hoặc hữu lậu duyên cũng đoạn)

Do đó ít đối tượng hoặc chưa biến tri, duyên hoặc cảnh này và nhân hoặc lực này dẫn khởi duyên đối tượng hoặc khác, dẫn sinh hoặc nhân quả đắc ở quá khứ, vị lai. Trong hiện nối tiếp Vô Gián mà chuyển. Nếu đối với một ít cảnh lúc đắc biết khắp, hoặc chỗ dẫn đắc không còn chuyển, cho nên biết hoặc dứt chắc chắn từ sở duyên. Y theo đạo lý trên chứng minh biết được hoặc dứt chắc chắn từ sở duyên, phải do đạo kiến hoặc căn bản sở duyên, ngoài ra duyên cảnh này dứt hoặc và dẫn hoặc dứt, cho nên biết dứt hoặc từ đoạn sở duyên, nhưng đúng lý hoặc cùng đạo không chung hiện hành, mà đạo quán thấy cảnh khổ v.v… các hoặc liền dứt, nghĩa này khó hiểu, nên nêu thí dụ để rõ.

22. Nếu thí dụ để làm rõ:

Thí như có người bị chuột cắm, mặc dù lúc đó không nóng sốt mê loạn, nhưng do chất độc làm nóng cả thân thể, do vậy thường gọi là người bị bệnh, chẳng phải người không bị bệnh. Phải uống thuốc Ayết-đà chống lại chất độc đó mới là người vô bệnh, chẳng phải người bị bệnh. Mặc dù A-yết-đà và bệnh nóng sốt khác nhau thời hiện hành trong một thân, mà vì sức oai đức của A-yết-đà diệt được chất độc nóng sốt trong thân làm cho nóng sốt không phát sinh. Nói A-yết-đà hay trừ được các bệnh. Cũng thế Thánh đạo tuy không đồng thời hiện hành với các hoặc trong một thân mà Thánh đạo sinh ra sức uy đức, diệt được nhân quả không sinh các hoặc, có thể làm cho hành giả thân khí thanh tịnh, hoặc phiền não không nối tiếp, gọi là dứt.

Y theo văn luận trên nên biết từ sở duyên, có thể khiến các hoặc dứt, chẳng phải pháp kiết sử trong tự thân và một quả v.v… Do dứt đồng bộ, đồng phẩm hay ràng buộc nên đắc vô vi là do trị đạo kiến hoặc sở duyên dứt đắc kia, vì sở duyên không còn hiện phược, cũng đoạn cái dụng tánh phược ở quá khứ vị lai. Theo văn luận này thì tự thân kiết pháp và một quả v.v… do đạo lực làm cho đoạn được nhân quả đối với cảnh sở duyên, vì không có công năng ràng buộc, gọi là dứt. Vì không bị duyên khác trói buộc gọi là dứt, luận Bà-sa cũng vậy, chẳng phải nói đoạn sở duyên phược đắc nghĩa vô vi, lý do nào xưa nay các đức hiểu lầm văn này.

23. Nói về bốn viễn:

Luận chép: Cái gọi là viễn phần xa tánh có bao nhiêu? Trở xuống thứ tư là nói bốn viễn. Luận chép: Cho đến cũng gọi là Viễn, giải thích xa nhau. Do đồng một nhóm rất gần nhau, do tướng khác nhau nên cũng gọi là viễn. Luận chép: Hai trị xa tánh cho đến cũng gọi là viễn, là giải thích viễn thứ hai.

Như trì phạm giới tuy đồng ở trong một thân xứ rất gần nhau,đồng sắc tướng vô biểu lại chẳng xa, vì tánh năng trị sở trị khác nhau cũng gọi là viễn. Luận chép: Ba chỗ tánh xa cho đến cũng gọi là Viễn, là giải thích xứ viễn thứ ba, như biển Đông, biển Tây mặc dù đồng trong một thế giới, đồng là nước nên tướng lại chẳng xa, đồng hiện tại nên thời gian chẳng xa, như đông tây xứ cách nên gọi là xa.

Luận chép: Bốn là thời xa tánh cho đến cũng gọi là viễn, như đời quá khứ vị lai, mặc dù đều nương một pháp trên lập, tướng chẳng phải xa, xứ cũng không cách, thời phần cách nên cũng gọi là xa. Hy vọng gì nói xa, là Luận chủ hỏi? Đáp trông mong đời hiện tại là Hữu Bộ trả lời. Vô Gián đã diệt và lúc đang sinh gần với hiện tại vì sao gọi là xa, là Luận chủ vặn hỏi? Đáp do thế tánh khác nhau nên được gọi là xa, chẳng phải đã lâu tương đương mới được gọi là xa, là Hữu Bộ đáp. Nếu vậy hiện tại lẽ ra cũng được gọi là xa, vì trông mong tánh đời quá khứ vị lai cũng khác nhau Luận chủ gạn hỏi. Giải thích rằng quá khứ vị lai khác với hiện tánh , quá khứ, vị lai được gọi là Viễn, hiện tại cũng khác với quá khứ, vị lai, hiện tại lẽ ra cũng được gọi là xa. Nếu cho rằng pháp quá khứ vị lai không có tác dụng nên gọi là xa, tác dụng của các pháp vô vi đã không có, vì sao gọi là gần. Hoặc cho rằng hiện biến đắc vô vi nên gọi gần, hai đời quá khứ vị lai so sánh lẽ ra cũng thế. Hư không vô vi sao gọi là gần, cho đến chẳng lẽ hoàn toàn nói là xa, trên đây đều là Luận chủ ngăn dứt chuyển chấp.

24. Giải thích thời gian xa gần:

Luận chép: Nếu theo Chánh Lý cho đến quá khứ vị lai đã xả pháp tự tướng, là Luận chủ nói về nghĩa Kinh bộ để giải thích thời gian xa, nói một cách bình đẳng thì chưa nêu hết sự việc. Trong bốn thứ viễn lược nêu chưa hết nghĩa. Luận Chánh Lý giải thích rằng: Cùng hiện tại gần nhau làm sao gọi là xa, vì kia chẳng phải tất cả năm thức cảnh, cũng chẳng phải một phần ý thức cảnh. Hoặc có tác dụng trong thời phần nên gọi là xa, không thể vặn hỏi các pháp vô vi hoàn toàn không có tác dụng, nên gọi là xa. Do lúc xa gần y thời gian mà lập, do vậy đối với ba thời hoặc có tác dụng gọi là gần, hoặc không tác dụng gọi là xa, các pháp vô vi vượt tất cả thời gian. Làm sao y theo thời gian vặn hỏi làm cho thành xa, như xứ gần xa, y xứ mà lập, chẳng phải xứ không đúng, nếu vặn hỏi tướng vô vi có khác nên thành trái nhau, lý cũng không ngăn xa nhau thông suốt tất cả pháp, nếu vậy vì sao vô vi gọi là gần. Vả lại, thể hư không cùng khắp mọi nơi, không ngăn ngại nhau nên gọi là gần, chẳng phải thể trạch diệt không do công dụng, đối với tất cả thể, tất cả xứ thời vì đều thể đắc gọi là gần.

Trạch diệt vô vi các vị có tinh tấn chánh tu hành, khi dứt các hoặc tất cả thể không có khác nhau, vì mau chứng đắc gọi là gần. Vô vi gọi là gần lý thú đã như vậy, mà kinh chủ nói đời quá khứ vị lai so sánh cũng như thế. Nghĩa là các pháp các pháp như Tĩnh lự v.v… ở quá khứ vị lai như pháp vô vi mau đắc nên cũng được gọi là gần, do trước giải thích lý vì so sánh không thành, không có nghĩa nhiều hữu tình đối với tất cả thể không có khác nhau cùng đắc, hoặc chấp nhận so sánh đúng cũng không có lỗi. Như tất cả pháp mặc dù đối nhau có khác, nên đều gọi là xa nhau, mà y các lý chấp nhận thuyết một phần ít gọi cận không có lỗi. Quá khứ, vị lai như thế mặc dù y theo thời phần không có tác dụng nên gọi là thời gian xa, mà y các lý chấp nhận thuyết phần ít gọi gần không có lỗi, chẳng phải y theo ngoài lý gọi là xa, trái với nghĩa tướng thời phần.

Kinh chủ ở đây là nói như thế nếu y theo Chánh Lý lẽ ra quá khứ, vị lai lìa pháp tự tướng nên gọi là viễn, vì vị lai chưa đắc pháp tự tướng, vì quá khứ đã xả pháp tự tướng, kia nói nghiêng lệch trái với Chánh Lý, các tự tướng không có đều chẳng phải xa tánh. Đây thành xa tánh hẳn có tự tướng, vì thuộc xa tánh, như xa tánh khác là thấy các tánh trái nhau đồng thuộc xa tánh, tự tướng chẳng phải không.

25. Nói về trùng đắc:

Đã chấp nhận quá khứ vị lai la thuộc xa tánh, phải nên chấp nhận tự tướng kia chẳng phải là không. Nói tự tướng là không mà gọi là xa tánh nên kia trái với Chánh Lý. Luận chép: Trước nói dứt hoặc do trị đạo sinh có trùng đắc, một bài tụng thứ năm nói rõ trùng đắc, kia thắng đắc nghĩa, nói chung hoặc không có tái đoạn, vô vi có trùng đắc. Đặt câu hỏi trùng đắc gồm có mấy thời? Gồm có sáu thời, thến nào là sáu câu hỏi, sáu vị? Đó là trị đạo khởi cho đến lại khởi thắng đắc là trả lời sáu vị. Trị đạo quả có bốn, luyện căn có sáu. Luận Chánh Lý nếu y theo trụ thì năng chứng ly hệ này gọi là đạo Vô Gián, hoặc y theo trụ chánh chứng ly hệ này là đạo giải thoát. Nhưng các ly hệ tuy đủ hai thời, nói về chỗ khác nhau nghĩa là cõi Dục hệ cho đến có đủ sáu thời đắc. Y theo thứ lớp ở đây mà nói thì đoạn ba thấy đế là trước quả Dự Lưu, tự trị thành một, bốn quả là bốn và luyện căn nên có sáu thời.

26. Nói về năm thời:

Luận chép: Cõi Sắc, Vô Sắc cho đến trừ quả Dự Lưu là nói năm thời, vì lức đạo loại trí đắc quả Dự lưu, hậu trị sinh đắc quả chỉ có năm thời. Muốn tu năm phẩm quả Dự Lưu sau đó tuy còn trị sinh, quả thiếu một nên đồng năm thời đắc. Thứ sáu ly hệ trừ hai thứ trước, thứ chín ly hệ trừ ba thứ trước, rõ ba thời đắc, hữu đảnh thứ chín liền đắc quả, là nói hai thời đắc. Như vậy vả lại y theo chấp nhận có trừ dự lưu đẳng, trước nói sáu thời y theo chấp nhận có thứ lớp độn căn. Hoặc nói lợi căn thì trừ luyện căn, vì sáu, năm, bốn, ba, hai vị trước đều trừ một, tức có năm, bốn, ba, hai, một, hoặc siêu vượt hai quả là trừ dự lưu. Hoặc siêu vượt ba quả thì trừ Dự lưu, Nhất lai và độn căn thứ lớp. Chấp chung đạo thế tục, đắc thì có bảy thời, nếu lợi căn thứ lớp và siêu việt, chung với đạo. Thế tục, tức có sáu thời nhưng trị sinh thời có hai thứ, thế tục trị sinh là chánh dứt hoặc, vô lậu trị sinh thì có hai thứ: Một là dứt hoặc Vô Gián, giải thoát, hai là trùng ấn, tùy trùng ấn đạo cũng được gọi là Vô Gián, giải thoát, vì siêu vượt nhẫn trí cũng được gọi là Vô Gián giải thoát, trước dứt phiền não cũng gọi viễn phần.

Theo Luận Chánh Lý tùy lìa ít nhiều nhập Thánh đạo, kia đắc ly hệ, tùy sở ứng đó có đủ sáu thời, cho đến chỉ một do lợi căn, quyển sáu mươi mốt chép nương địa căn bản khởi các gốc lành như Noãn… kia đối với đời này chắc chắn được thấy đế. Do lợi căn nên nhàm lìa sâu xa, y theo Chánh Lý siêu vượt là lợi căn, người tùy tin hành nhập thấy đạo có bảy mươi ba vị, nên biết siêu vượt tuy lợi căn, nhưng chẳng phải lợi chủng. Cho nên lại khởi Vô Gián, Giải thoát, do Nhị thừa độn căn muốn khởi đạo sau phải y thứ lớp đạo trước Chư Phật vượt thứ lớp khởi, Luận Chánh Lý trước tiên các cõi lìa vô sở hữu nhiễm nhập Thánh đạo, chỉ trừ Bồ-tát ngoài ra cũng chắc chắn ở hai cõi, tất cả tu dứt ly hệ đắc vô lậu đắc, vì kia đều phải ở nơi hai cõi tu dứt tự thắng quả đạo khắp hiện tiền. Lý thú như vậy làm sao chứng biết, nói bậc Thánh sinh Tĩnh lự thư tư trở lên các địa quyết định Thánh lạc căn, và nói bậc Thánh sinh định Vô Sắc có sắc tham tận dứt biết khắp đắc, Bồ-tát vì sao không như vậy.

Không do gia hành tất cả công đức năng hiện ra.

27. Nói về sự chứng đạo của Thanh văn Độc Giác:

Như tận định diệt v.v… nghĩa là Thanh Văn, Độc Giác không có công lực tự tại có thể vượt khởi các đạo đối trị, muốn chứng đạo sau phải dùng đạo trước làm gia hạnh mới chứng được, lại tu đạo đối trị tức là lại tri ân chứng đạo Vô Gián, giải thoát không trái bốn đạo, một vị sư Bà-sa nói Lân Giác Phật đồng với Bồ-tát, lại theo Luận Chánh Lý cho đến quả vị không trở lại tu quả hướng đạo. Như trước lìa dục vượt đắc quả A-Na-hàm rồi, không còn khởi dục đoạn đối trị cũng không còn đắc đoạn dục vô vi, cho đến đắc quả A-la-hán, không bao giờ đắc, vì trước không có vô lậu đắc, vô đắc có thể xả, sau cũng không đắc. Y theo quả A-Na-hàm siêu vượt nghĩa Nhất Lai cũng y theo, theo Luận Chánh Lý thì trước dứt sáu phẩm nhập thấy đế, sáu phẩm lý hệ kiến thì dứt kia cũng có năm thời đắc, trừ nhất như ở trước.

Sáu phẩm ly hệ của tu thì dứt kia, chỉ có đạo thế tục trị sinh thời đắc, hẳn không khởi vô lậu đối trị kia, vì thuộc quả Nhất lai hướng đạo. Lúc không trụ quả khởi hướng đạo đó, vì trụ thắng quả không khởi yếu kém, Na-hàm y theo đây về su khởi ấn chứng thấy đạo đắc sáu phẩm thấy đạo, vì không khởi sáu phẩm tu đạo, không đắc sáu phẩm vô vi tu đạo, siêu vượt Na-hàm hoặc y căn bản nhập thấy đế, chín phẩm ly hệ của kiến thì dứt ở cõi Dục cũng nhất thời đắc, như trước nên biết, căn bản chẳng phải đoạn đối trị ở cõi Dục. Hoặc y theo Vị Chí, hoặc y theo căn bản, chín phẩm ly hệ của tu thì dứt kia cũng đồng thời đắc, chắc chắn không khởi vô lậu đối trị. Vì thuộc quả Bất Hoàn hướng đạo, địa căn bản tuy khởi thấy đạo, chẳng phải đối trị nên không khởi vô vi ở cõi Dục.

Đoạn trước đã nói dứt sáu phẩm chín phẩm ở cõi Dục nhập thấy đế, kia trước tu dứt sáu phẩm, chín phẩm ly hệ không có vô lậu đắc là không bao giờ đắc hay tạm thời không đắc? Lẽ ra quyết định kia không bao giờ đắc, há chẳng phải lúc chứng đắc A-la-hán, hătn đắc thời gian trước kiến, tu thì dứt tất cả ly hệ các vô lậu đắc. Hoặc thời gian trước kia đã dứt ly hệ có vô lậu đắc, hiện tại xả với lúc đó nay lẽ ra được vô lậu đắc. Hoặc trước kia không nay cũng không đắc ly hệ thời, chỉ tự trị khởi và xả yếu kém đạo đắc thắng thời. Hỏi lìa dục đắc căn bản, căn bản chẳng phải muốn dứt đối trị, lúc khởi thấy đạo không đắc vô vi, lìa ba thiền cõi dưới thiền thứ tư, thiền thứ tư chẳng phải hạ đối trị, y theo bốn khởi thấy đạo, lẽ ra cũng không đắc ba địa vô vi sau? Đáp Luận Chánh Lý chép: Nếu trước lìa vô sở hữu nhiễm, tùy lúc nương địa nào nhập thấy đế, thì đắc các kiến thì dứt vô lậu đoạn trị ở hai cõi. Kiến thì dứt kia, vì là một đoạn trị đốn thì dứt, lúc địa trên thấy đạo hiện ra trước, thì phải tu đạo địa dưới ở vị lai, vì Tĩnh lự cõi dưới có thể khắp làm dứt trị cõi trên.

28. Nói về đạo địa trên và đạo địa dưới:

Giải thích rằng: Đạo Địa trên thì dứt hoặc, vì đạo địa dưới khắp năng dứt, hoặc thì dứt ở đạo địa trên đều là hoặc năng dứt ở đạo địa dưới. Khởi địa trên đạo tu đạo địa dưới, là đồng trị tu, đạo địa dưới, hoặc thì dứt địa trên đạo chẳng phải năng dứt, cho nên đạo địa dưới không tu thượng đạo. Chánh Lý thì há không phải đã lìa vô sở hữu xứ nhiễm, y đệ tam định bình đẳng lúc nhập thấy đế. Lẽ ra tu thấy đạo địa trên ở vị lai, vi đồng là hữu đảnh đoạn đối trị, không đúng, vì chưa lìa đoạn nhiễm này. Lúc nương địa này nhập thấy đế, từ đó các địa cõi trên thấy đế thì dứt, khi thấy mỗi đế, vì là năng dứt ngay. Như có lúc chưa lìa nhiễm ở định thứ tư, nương định thứ tư nhập thấy đế, dứt ngay năm địa kiến thì dứt nhiễm, cho đến chưa lìa sơ Tĩnh lự nhiễm, lúc nương sơ Tĩnh lự nhập thấy đế, dứt ngay kiến thì dứt nhiễm ở tám địa, vì địa trên chưa hề dứt địa dưới, chẳng phải pháp thứ tư và pháp thứ ba.

Tất cả đều đồng pháp đối trị, do đã lìa đẳng nhiễm thứ ba, lúc nương đẳng thứ ba nhập thấy đế, tuy địa trên, năng trị tự địa trên, mà chẳng phải cùng hạ sở trị hằng giống nhau, do vậy lúc nương hạ không thể tu thượng.

Luận chép: Các vị dị sinh do đạo thế tục chấp đoạn thì dứt sở hữu ly hệ, chỉ do thế lực địa dưới thấy đạo, đối với tự địa trên khổ vô lậu đắc, nghĩa là nương địa trên thấy đạo hiện ra, phải tu địa dưới thấy đạo ở vị lai. Do thế lực đó đối với hạ ly hệ, được vô lậu đắc chẳng phải địa trên, do học vị này, chắc chắn nên khắp sắc, Vô Sắc thuộc thấy thì dứt ly hệ được vô lậu đắc, chẳng phải dục lý thành dục chỉ vị chí địa thấy đạo thì dứt, như trên là giải thích há chẳng phải như định thứ tư đẳng chẳng phải đệ tam đẳng địa dưới đối trị, nhưng đệ tứ đẳng thấy đạo hiện ra, có thể tu địa dưới đối trị. Nhưng đệ tứ thấy đạo, do đạo lực đó đối với các địa dưới thấy thì dứt ly hệ được vô lậu đắc, như vậy căn bản tuyu chẳng phải dục trị, nhưng căn bản địa thấy đạo hiện ra, lẽ ra tu Vị chí địa ở vị lai thuộc tất cả thấy đạo, do đạo lực đó, lẽ ra đối với cõi Dục thấy thì dứt ly hệ được vô lậu đắc (trên đây vặn hỏi căn bản không đoạn dục, không đoạn được cõi Dục. Địa trên không dứt dưới làm sao dứt được dưới.

29. Đối trị ở cõi Dục:

Thấy đạo có hai một là cõi Dục đối trị, hai là cõi trên đối trị cõi Dục đối trị có ba, đó là dứt đối trị, yểm hoạn đối trị và viễn phần đối trị. Sắc, Vô Sắc trị ba thứ cũng thế, trong ba dục trị đầu trên là dứt đối trị thuộc vị Chí, ngoài ra có cả sáu địa, thượng trị ba thứ đều có cả sáu địa, nhưng cõi trên đoạn trị thấy đạo, chỉ có năng đối trị tự địa trên nhiễm, ngoài ra trị thấy đạo cũng trị địa dưới, địa trên mặc dù chẳng phải địa dưới đoạn trị, mà lúc thấy đạo hiện ra trước, tu khắp địa dưới thấy đạo vị lai, vì địa dưới và địa trên đồng sở trị. Không có dứt trị thấy đạo ở cõi Dục, có thể cùng căn bản đồng một sở trị, không có cõi Dục đoạn trị thấy đạo, có công năng cùng với căn bản đồng một sở tri có thể căn bản địa thấy đạo hiện ra, thuộc về năng tu địa vị chí ở vị lai, muốn thấy đoạn pháp đoạn trị thấy đạo, do đạo lực đó có thể ở cõi Dục thấy thì dứt ly hệ được vô lậu đắc, nên luận kia dẫn thí dụ khác nhau, như trên là giải thích.

30. Đối trị ở cõi Sắc, Vô sắc:

Luận chép: Các căn bản địa cõi Dục yểm hoạn viễn phân đối trị, cõi Sắc, cõi Vô Sắc ba thứ đối trị thấy đạo hiện ra, lại tu Vị chí ở vị lai địa. Đối trị hai thứ ba thứ như thế. Chẳng phải do sức đối trị nhàm lìa cõi Dục ở vị lai bèn ở cõi Dục thấy thì dứt ly hệ, được vô lậu đắc, chỉ có lực đoạn đối trị có thể dứt được hệ, các vị trước lìa dục, hoặc y chưa cho đến nhập thấy đế. Cõi dục yểm hoạn viễn phần đối trị thấy đạo hiện ra, cũng tu dục đoạn đối trị vị lai, vì dục đoạn đối trị địa đạo chánh hiện ở trước. Do lý như vậy chẳng phải trước lìa dục nhập thấy đế, đều ở cõi Dục thấy thì dứt ly trói buộc vô lậu đắc. Các vị trước lìa dục nhập thấy đế, không bao giờ chấp nhận đối với dục tu dứt sở hữu ly hệ, được vô lậu đắc, do thuộc Vị Chí cõi Dục tu dứt đoạn đối trị thu nhiếp vô lậu tu đạo, đối với thân người chứng quả bất hoàn ở hiện tiền và vị lai tu đều phi lý, theo lý không chấp nhận trong thân người chứng quả Bất Hoàn có hai hướng đạo Nhất Lai, bất hoàn, các cõi trước lìa vô sở hữu nhiễm nhập Thánh đạo, chỉ trừ Bồ-tát ngoài ra cũng định so với hai cõi tất cả tu dứt ly hệ được vô lậu đắc, kia phải tu dứt ở hai cõi. Từ thắng quả đạo khắp hiện tiền, lý thú như thế làm sao chứng biết.

Nói bậc Thánh sinh Tĩnh lự thứ tư trở lên các địa chắc chắn thành lạc căn và bậc Thánh ở cõi Vô Sắc, định hữu sắc tham dứt kiết vì biết được tất cả. Một là dứt dục thấy đạo khác nhau đoạn với địa trên, nương địa căn bản tuy tu chưa cho đến đều tu ngoài hai đối trị, không tu đối trị. Y chưa cho đến đẳng đoạn sơ thiền hoặc, sẽ cùng thượng địa dưới đồng nột đạo đoạn, do đây y địa trên đạo tu hạ đối trị. Hai là hai cõi trên tu dứt không được nói đến, y đệ nhị thiền trở lên đọa đắc tu địa dưới, không tu dứt trị, trong thắng quả siêu vượt phải tu dứt trị, vì quả hướng sau, đạo ấy cần tu thứ lớp. Ba là các đạo quả sau trở lên chắc chắn không khởi tiền hướng đạo, vì vô minh y theo đây vượt chưa hẳn thứ lớp, cũng đắc vượt khởi thượng đạo. Do siêu vượt Na-hàm v.v… không khởi hướng trung đạo địa dưới, tức khởi đoạn trị đạo v.v… ở sơ thiền.

31. Nói về đối trị:

Có người đối với đây đặt lời hỏi đáp, đã dứt đoạn trị thì không hiện hành, tại sao gọi là tự khởi đối trị, trước nói tự trị chỉ là đạo Vô Gián, giải thoát giải thích rằng dường như tự trị nên gọi là tự trị, hoặc tự dứt tự đắc hiện hành nên gọi là tự trị sinh, chẳng phải khởi dứt trị, hoặc ở đây nói tự trị sinh chẳng cần đoạn trị, xa lìa nhàm dứt trị khởi cũng tự trị sinh. Nay xét thấy ý luận là tự trị sinh có hai thứ đó là chánh đoạn hoặc và bất đoạn hoặc. Chánh đoạn hoặc như trước bốn đạo, không dứt hoặc nghĩa là đạo vô lậu, bàn luận Vô Gián giải thoát, khởi thắng quả đạo. Như trước đã dứt hoặc phiền não phẩm, đạo thứ lớp khởi gọi là tự trị đạo, chẳng phải chánh đoạn, cũng có thể hy vọng chánh đoạn hoặc gọi là viễn phần đối trị. Luận bàn Vô Gián giải thoát khác nhau các đạo thắng tấn gọi tự trị sinh.

32. Nói về dứt biết khắp:

Luận chép: Các ly hệ đối với quả đặt tên gọi là nhân, trở xuống là thứ sáu nói về dứt biết khắp. Trước nói biến tri có hai, một là trí biến tri, đó là trí vô lậu, vì rất dễ hiểu khắp bốn Thánh đế như khổ, hai là dứt biết khắp, thể tức ly hệ. Hỏi năng biến tri nên gọi là biết khắp, là tên khác của trí, thế nào gọi là dứt? Đáp: Là quả của trí, như nghiệp giải quả, nghĩa là Khế kinh nói sáu xứ gọi là nghiệp, là nghiệp quả, lại nói vô vi ứng quả là giải, là giải quả. Biến tri như thế gọi là dứt không có lỗi. Hỏi: Nếu vậy nhẫn quả lẽ ra chẳng phải biết khắp? Đáp vì nhẫn đều là quyến thuộc của trí, với nhẫn tạo tác đặt tên là Trí, như việc quan làm cũng gọi vua làm. Hoặc định Kim cương Dụ đẳng trì tương ưng vô lậu trí lực, năng tổng tập các đoạn vô lậu ly hệ đặc. Nhẫn quả lúc đó cũng thành trí quả, dần dần đắc quả bình đẳng được Nhất lai, bất hoàn nhẫn quả vô lậu ly hệ đắc rồi thành trí quả.

Luận chép: Vì dứt tất cả lập một biết khắp, dưới đây là hỏi đáp chia thành chín đoạn, trong văn có sáu, một chia đoạn thành chín đoạn, nói về sáu đối quả, kiến lập duyên, thành tựu vị, tổng tập xứ và đắc xả, đây một hàng rưỡi tụng chia làm chín đoạn, lập ba biết khắp, đây giải thích câu đầu, đáp tổng cộng có chín nghĩa, kiến sáu tu ba, vả lại ba cõi cho đến lập sáu, thế nào là hỏi thấy thì dứt? Đáp cõi Dục hệ cho đến lập ba biến tri đó là cõi Dục thấy khổ, thấy tập hợp thành một biết khắp. Thấy diệt đạo mỗi loại có một biết tri, hợp lại thành ba. Như cõi Dục có ba cho đến sáu thứ biết khắp, là giải thích hai cõi trên, hai cõi trên cũng đồng cõi Dục, khổ tập hợp một, diệt đạo một loại có một hợp chung thành ba.

33. Hỏi về tu dứt:

Như vậy gọi là thấy đế ở ba cõi đã dứt pháp đoạn sáu thứ biến tri, là tổng kết. Luận chép: Ngoài ba cõi hệ còn lại cho đến ba cái gì, là hỏi tu dứt? Đáp: vì cõi Dục hệ cho đến lập với trước, lúc đoạn dục tu dứt phẩm thứ chín lập một biết khắp, gọi là năm kiết phần dưới tận biết khắp, cho nên không gọi là dục tham tận.

Nói năm kiết phần dưới tận, do lúc đó độ giới, đắc quả tập kiến tri, vì pháp tập biến tri đã lập luận ở trước. Cõi sắc ràng buộc cho đến ba thứ biến tri, là trả lời hai cõi trên lìa cõi Sắc nhiễm gọi sắc ái tận, lúc đó không có tập biết khắp, chỉ cùng sắc giới tu đạo dứt vô vi làm thể. Đoạn Vô Sắc nhiễm gọi là tất cả kiết tận biến tri, lúc ấy độ giới và đắc quả nên tập biết khắp. Theo thứ lớp bấy giờ, vì lấy ba cõi tất cả trạch diệt vô vi làm thể gọi tất cả kiết tận, như thế gọi là trở xuống là tổng kết. Luận chép: Vì sao cho đến chẳng phải thấy thì dứt? Là hỏi, vì sao thấy thì dứt vô vi hai cõi hợp lập làm ba tu đạo vô vi hai giới đều lập làm một? Luận chép: Do tu thì dứt trị khác nhau, lúc chấp đoạn hoặc hai giới hợp đoạn, đồng dùng một đạo đối trị là đồng, lúc đoạn tu hoặc hai cõi đoạn riêng, đối trị khác nhau đều phân lập riêng, do vậy biết khắp, khai hợp có khác.

34. Nói về sáu đối quả khác:

Luận chép: Như thế đã lập cho đến bao nhiêu đạo quả, trở xuống hai hàng rưỡi tụng là thứ hai nói sáu đối quả khác. Theo luận Bà-sa có tám cặp mười sáu môn, sáu cặp như luận này lại có hai đối trị, luận này đã lặp lại nêu không trình bày. Luận chép: Cho đến tu đạo quả, giải thích nhẫn trí quả nhiều ít, nhẫn quả có sáu, trí quả có ba, như căn rất dễ hiểu. Luận Bà-sa quyển sáu mươi ba hỏi có bao nhiêu thấy đạo quả? Đáp có sáu đó là sáu thứ trước, có nói bảy, là bảy thứ trước. Hỏi có mấy loại là tu đạo quả? Đáp: Có ba, là ba thứ sau, hỏi có bao nhiêu là nhẫn quả? Trả lời lẽ ra nói như thấy đạo quả, có mấy trí quả? Trả lời: Lẽ ra nói như tu đạo quả, hai thuyết không có lời bình, trong hai câu hỏi câu nào là chánh, trả lời y theo nghĩa phân biệt lập không trái lý. Sáu là y theo thứ lớp, bảy gồm cả siêu vượt, cho nên các luận phần nhiều nói đắc sáu, không nói bảy, có hai nhân duyên, một là căn bản kiến lập biến tri, vì y theo thứ lớp lập, hai là hợp nói mới thành đó là siêu vượt mặc dù được năm kiết phần hạ hết biết khắp, lúc đó không được đạo đế hạ biến tri ở cõi Sắc, Vô Sắc, vì có tập biết khắp. Trong vị trước chỉ có năm tức siêu vượt rất nhiều, chỉ thành năm biết khắp, theo thứ lớp phần nhiều thành sáu thứ hai người hợp nói nên thành bảy.

Nếu y theo thứ lớp chỉ có sáu là đúng, hoặc gồm siêu vượt quyết định có bảy. Nếu không như vậy siêu việt nhân cho đến đạo loại trí, đắc biếm tri gọi là vật gì, không thể nói đắc đạo hạ biến trị cõi trên, vì lúc đó ttập biết khắp, cũng không thể nói không đắc biết khắp. Nhà bình luận nói Bồ-tát, Độc giác lúc đó đắc năm phần dưới hết biết khắp, cũng không thể nói là trí quả, vì nhẫn là đạo Vô Gián, cũng không thể nói cõi trên thấy thì dứt là khách, cõi Dục tu dứt là chủ biết khắp. Không gọi là dục tham tận nên biết khắp, đã gọi năm thuận kiết phần dưới đoạn, dục tham là thuận giới hạ, hai cõi trên gồm kiến hoặc thuận giới hạ hữu tình bậc hạ và phòng la, đều thuận hạ phần. Nhưng chủ khách cũng không thể theo thuyết thứ ba nên không phải nghĩa đúng, luận Bà-sa thượng hạ không có so sánh này. Thuyết thứ hai so sánh chẳng phải một, cũng không thể nhiều luận thuyết là đúng. Các luận phần nhiều y theo thứ lớp, như Câu xá tuy nói có sáu mà được xả trong xả, xả năm được một đó là năm kiết phần dưới tận biết khắp. Cho nên biết Câu xá chấp nhận là nhẫn quả. Y theo thứ lớp nói đắc có sáu, cũng không thể nói đắc gọi là không đắc thể, vì tùy sở đắc tức là thể, cũng không thể nói đắc thể không đủ nên không gọi là đắc.

35. Giải thích quyết định:

Lúc siêu vượt Na-hàm đắc La-hán, vì cũng đắc tất cả hết biết khắp, Độc Giác Bồ-tát y căn bản thiền đắc năm kiết phần hạ hết biết khắp, đây là giải thích quyết định không nhọc giả thích nhiều, thuận nghĩa phê bình luận Bà-sa, vì sao nhẫn quả gọi là do nhẫn là quyến thuộc của trí cho nên giả gọi là Tri, hai là do trí nhẫn đồng một quả. Đồng một quả có hai giải thích đó là Vô Gián giải thoát đồng một quả và nhẫn sở đắc cho đến quả Bất Hoàn, A-la-hán vì cũng là trí quả, nên dựa vào giải thích sau, luận Chánh Lý và luận Bà-sa đều đồng cách giải thích này. Nay kế nói về phiền não, đây là giải thích cặp thứ hai, y theo cặp thứ hai trước giải thích vị chí sau giải thích căn bản, nghĩa là địa năng dứt phiền não trong ba cõi, do vậy có đủ chín biến tri. Tĩnh lự căn bản cho đến quả Vị Chí, đây là cách giải thích thứ hai quả Tĩnh lự căn bản, trong đó có hai là trình bày nghĩa đúng và trình bày nghĩa diệu âm. Ở đây là nói về nghĩa đúng.

Theo tông Bà-sa địa trên đạo không chấp nhận dứt hạ hoặc, hạ có công năng dứt thượng, y căn bản Tĩnh lự chỉ đoạn hoặc cõi trên, không dứt hoặc cõi Dục, được tu các đạo. Hoặc nương Vị Chí kiến đạo năng tu thấy đạo đoạn trị ở ba cõi, không tu tu đạo đoạn tri ở cõi Dục. Hoặc y bốn Tĩnh lự căn bản, đều tu dứt trị hai cõi trên, do đồng trị, không tu kiến tu dứt trị ở cõi Dục, vì chẳng phải đồng trị. Sở đắc vô vi lệ thuộc đạo đoạn trị, do đó Tĩnh lự căn bản chỉ có năm biến tri.

Chánh Lý quyển năm mươi sáu chép: há chẳng phải lúc y theo Tĩnh lự căn bản nhập đế, cũng tu dứt trị đạo ở cõi Dục y chưa cho đến địa ở vị lai. Đắc đoạn trí nên lẽ ra cũng chứng thấy thì dứt pháp đoạn vô lậu ly hệ đắc ở cõi Dục, sao nói căn bản chỉ đắc năm quả, ở đây trách không đúng. Bấy giờ sở tu y Vị Chí địa dứt đối trị, chỉ có Sắc, Vô Sắc dứt đối trị, đạo căn bản địa, đã không thể làm dứt đối trị ở cõi Dục.

36. Nói về Tĩnh lự căn bản:

Hiện khởi vị kia làm sao có thể tu dứt trị đạo ở cõi Dục, do tu dứt trị ở vị lai chỉ trị cõi trên, nên quả chỉ có năm. Luận Bà-sa quyển sáu mươi ba chép: Hỏi có mấy quả Tĩnh lự căn bản? Đáp có năm đó là thứ hai, thứ ba, thứ sáu và hai thứ sau. Có người nói thứ hai, thứ tư và ba thứ sau là năm, Bà-sa không phê bình, loại nào là đúng, luận này đồng ý loại nào. Có người giải thích Luận sư trước sở dĩ nói đắc thứ sáu không nói thứ bảy, y theo hoàn toàn đắc thể thứ sáu kia, còn sở dĩ Luận sư sau nói đắc thứ bảy không nói đắc thứ sáu, là y theo có thể đắc tên thứ bảy, vả lại lây cả tên thư sáu và thứ bảy.

Trong năm kiết phần hạ tuy tu thì dứt ở cõi Dục không đắc biết khắp, nhưng dứt được ba kiết thấy thì dứt ở cõi trên. Nói theo ướng chung trong năm đắc ba, do ít theo nhiều, được gọi thứ bảy, hoặc tạo cách giải thích này đều y theo một nghĩa và không trái nhau. Câu xá nói có năm, hoặc đồng với sư trước với Bà-sa, hoặc đồng với sư sau của Bà-sa, văn không phân biệt rõ ràng, tùy đồng không có lỗi. Nay xét kỹ đây là giải thích nói rộng về vị lai, luận Bà-sa tự có lời bình rõ ràng. Chánh Lý, Câu xá cũng có văn nói cần gì giải thích rộng. Luận Bà-sa quyển sáu mươi ba trong “Thành tựu biết khắp” chép: Hỏi Độc giác học vị là thành tựu bao nhiêu? Đáp Bộ Hành Dụ Giả như Thanh Văn nói, Lân giác dụ như Bồ-tát nói. Ở đây khác đồng với Chánh Lý, Chánh Lý đồng Thanh Văn, khác nhau Bồ-tát, vì không siêu vượt đạo ý luận đều nói rộng không nên hòa hợp nếu muốn giải thích nên nói lân giác, Độc Giác có hai thứ, đó là mãnh lợi căn và hơi độn so với thượng.

Đối với người căn tánh lanh lợi như Bồ-tát nói, người yếu kém khởi thứ lớp đạo. Hỏi Bồ-tát thấy Thánh vị thành tựu bao nhiêu? Đáp có nhiều thuyết. 1. Như Dự Lưu hướng, trong thấy thì dứt chỉ đắc hai biến tri khổ, tập, diệt ở cõi Sắc và Vô Sắc, không đắc ba biến tri ở cõi Dục. Giải thích lúc nào đắc sắc ái hết biếp khắp, nói đạo loại trí vị liền đắc, lại có hai giải thích, lời lời bình không nên nói như thế, vì không có trong khoảng một niệm đắc hướng quả. Nên nói Bồ-tát Thánh vị quyết định không đắc thấy đạo đoạn pháp dứt biết khắp ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc và sắc ái hết biết khắp, vì tổng tập biến tri, vì không chấp nhận tu dứt đối trị kia. Y theo lời nhà phê bình nương địa căn bản đắc năm kiết phần hạ hết biết khắp biến trí, thì nhà phê bình của Bà-sa về sau nói là đúng.

37. Nói về xả và đắc:

Luận Chánh Lý quyển năm mươi sáu chép: trong đắc xả vị siêu vượt hoặc nay chưa cho đến xả năm đắc một, đó là năm kiết phần dưới tận. Nếu theo căn bản thì xả hai đắc một đó là năm kiết phần dưới tận. Theo đây, Chánh Lý đồng với nhà phê bình luận Bà-sa. Sau này đạo là đúng và chấp nhận thấy đạo nhẫn quả đắc năm kiết phần dưới hết biết khắp. Câu xá trong phần đắc xả chép: Người siêu vượt xả năm đắc một, đó là năm kiết phần hạ hết biết khắp. Luận Chánh Lý chép: Nên nói y theo định Vị Chí xả năm đắc một, vì y căn bản xả hai đắc một. Câu xá chấp nhận thấy đạo và nhẫn quả cũng đắc năm kiết phần hạ hết biết khắp, cũng trở về sau nói đúng. 2. đây tức là văn ý dựa vào căn nào để nói trước cũng được đúng. Lúc này có đủ hai duyên nên chắc chắn tu tập biết khắp, không phải lúc đó đắc biết khắp thứ sáu, nên biết Luận sư trước hoàn toàn không có lý thú. Nhẫn quả trí quả, thấy đạo quả tu đạo quả hai thuyết chấp nhận y theo thứ bảy, siêu vượt nghĩa khác nhau. Quả Tĩnh lự căn bản Luận sư trước chắc chắn sai, vì không có mối khác, đây là dắc thể bất tận, chẳng phải được tên không được thể, nếu siêu việt hai quả, thì không đắc phẩm tu đạo vô vi trước và nương địa căn bản đắc quả A-Na-hàm, thời gian sau đắc quả A-la-hán, đều được thể bất tận. Chẳng lẽ được tên không được thể hay sao!

Do luận này cũng có hai thuyết, đã không như vậy, luận Bà-sa quyển sáu mươi ba chép: hỏi nếu đã lìa sắc nhiễm nhập chánh tánh ly sinh thì lúc nào đắc sắc ái hết biếp khắp. Thuyết thứ nhất nói lúc đạo loại trí, nhà bình luận bảo rằng không nên nói như thế, vì lúc không trụ quả gọi là Trụ hướng. Có thuyết nói sau hoặc lìa không vô biên xứ nhiễm, lúc ấy mới đắc sắc ái hết biến khắp, nghĩa là tu các Tĩnh lự địa vô lậu ở vị lai đoạn đối trị kia. Luận kia cũng không chấp nhận thuyết này, lúc ấy chỉ tu các Tĩnh lự vô lậu vị lai, vì đối trị Vô Sắc chẳng phải đối trị sắc. Lại có thuyết khi đắc quả A-la-hán, định Kim cương dụ hiện ra trước, mới đắc sắc ái hết biếp khắp, kia cũng không nên nói như vậy, lú ấy các đoạn tổng tập làm một, gọi tất cả kiết tận biến tri. Tại sao nói đắc sắc ái hết biếp khắp, nói như thế thì luận kia chắc chắn từ quả khởi đạo thắng tấn lúc hiện ra trước, chính là mới đắc sắc ái hết biếp khắp này.

Nếu không chấp nhận kia quyết định từ quả khởi thắng quả đạo hiện ra trước, nghĩa là đã lìa nhiễm ở Tĩnh lự thứ tư, y địa dưới nhập chánh tánh ly sinh, lúc đạo loại trí đắc quả thứ ba, đã không khởi thắng quả đạo hiện ra trước. Hoặc qua đời sinh thiền thứ tư, hoặc cõi Vô Sắc không thành tựu vô lậu lạc căn, nếu như vậy thì trái mười môn nạp tức. Như nói ai thành tựu lạc căn? Đáp hoặc sinh biến tịnh, hoặc sinh biến tịnh hạ, hoặc bậc Thánh sinh biến tịnh thượng, chẳng có lỗi này. Phải nên chấp nhận đắc quả rồi, thì kia chắc chắn từ quả khởi thắng quả đạo, lúc đó mới gọi là đắc sắc ái hết biến khắp. Đã nói tám thấy đạo quả, thứ hai là nêu nghĩa diệu âm, trong đó có hai nói: Tĩnh lự căn bản có dục đoạn trị và nói về dục tu dứt chỉ ở Vị Chí.

38. Thuyết của luận chánh lý:

Luận Chánh Lý quyển năm mươi sáu, một Luận sư cũng đồng với sư kia, chấp căn bản thiền lúc khởi thấy đạo chắc chắn khởi bốn pháp trí nhẫn, nên biết dứt được phiền não ở cõi Dục. Các cõi trước lìa nhiễm ở cõi Dục, nương địa căn bản lúc nhận thấy đế được tu biệt đạo dẫn vô lậu đắc. Do đây cũng đắc ba quả thấy đạo cõi Dục, chẳng phải nghĩa đúng. Trừ thuận kiết phần dưới cho đến dứt đối trị là nói căn bản địa không có tu đạo dứt đối trị ở cõi Dục. Do y căn bản khởi dứt dục tu hoặc đạo Vô Gián giải thoát, vì cũng không tu hạ đoạn đối trị. Ý của Luận sư kia do y thiền thứ tư nhập thấy đạo tu sáu địa đoạn trị, tu đạo thì không như thế. Luận Chánh Lý phá rằng đây không thành luận chứng nghĩa là Địa sở tu tuy khác nhau, nhưng đều chỉ tu trị cõi trên. Luận chép: Trung gian Tĩnh lự như căn bản thuyết, giải thích loại trung gian thiền. Nay sẽ nói cho đến quả biến tri, là nói cặp thứ ba, y đạo thế tục chấp nhận y không xứ cận phần ly thứ tư thiên nhiễm đắc sắc ái hết biếp khắp. Y thượng cận phần nghĩa là không lìa sắc nhiễm, chỉ không xứ cận phần đắc nhất quả. Ba căn bản sau y đạo vô lậu, đều chấp nhận đoạn phi tưởng nhiễm đắc tất cả kiết tận biến tri, do ba căn bản này cũng đắc một. Vì Phi tưởng không có công năng dứt phi tưởng hoặc và hạ hoặc, trong địa này không có quả biết khắp.

Luận chép: Nay kế nói đạo thế tục cho đến, pháp trong ba cõi là nói cặp thứ tư, đạo thế tục không thể dứt riêng kiến hoặc ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc, do đây không đắc quả thấy đạo nhẫn, hữu lậu cũng không thể dứt phi tưởng tu hoặc, nên cũng không đắc tất cả kiết tận. Sáu hạnh có thể dứt tu nhiễm cõi Dục và cõi Sắc, cho nên đắc năm kiết phần dưới tận và sắc ái tận. Thánh đạo năng dứt riêng kiến và tu hoặc trong ba cõi, do đây đắc chín. Luận chép: Nay sẽ nói pháp loại trí cho đến đắc hai quả sau, là đối thứ năm, lời văn rất dễ hiểu, pháp loại trí đồng phẩm cho đến vì nhiếp chung trí và nhẫn, cặp thứ sáu, trong đây nói đồng phẩm gồm cả nhẫn. Loại trí đồng phảm năm quả đó là ba thứ nhẫn quả, ba thấy thì dứt hai cõi trên, hai thứ trí quả này là tu dứt ở hai cõi trên. Y theo thứ lớp này văn sau nói xả năm đắc thuận phần kiết tận biến tri, thuyết siêu vượt hoặc hợp hai thuyết nên nói đắc sáu.

Luận Bà-sa quyển sáu mươi ba chép: Hỏi có mấy loại trí phẩm quả? Đáp có năm đó là thứ hai, thứ tư, thứ sáu và hai thứ sau, có người nói sáu là thứ hai, thứ tư, thứ sáu và ba thứ sau. Sư trước của Bà-sa y theo thứ lớp sư sau gồm siêu vượt, hai Luận sư trái nhau, luận này cũng vậy, y theo thứ lớp có năm. Theo siêu vượt cũng chấp nhận đắc năm kiết phần hạ biết khắp, cho nên đắc tri, trong đắc xả chép: Vì xả năm đắc năm kiết phần hạ hết biết khắp, Chánh Lý cũng nói xả hai đắc một. Luận Bà-sa lại có hai đối, đó là kiến tu đạo quả và Tĩnh lự Vô Sắc quả, do trùng lặp nên luận này không nói.

39. Nói về duyên kiến lập biết khắp:

Luận chép: Tại sao mỗi lần đoạn không lập riêng biến tri, chỉ y theo như chín vị trước kiến lập? Dưới đây một hàng tụng là thứ ba nói về duyên kiến lập biết khắp. Nói tại sao mỗi lần đoạn đây là thấy đạo tám đế, tu đạo tám mươi mốt phẩm, mỗi lần đoạn không lập biết khắp, chẳng phải tùy hệ sự lượng lập biết khắp. Nên Luận Chánh Lý chép: Vì sao mỗi đạo sở đắc đoạn, không lập riêng một biến tri, hoặc y theo Bà-sa, Tạp Tâm v.v… thì thấy đạo có bốn duyên, tui đạo có năm duyên. Theo luận này thì thấy đạo ba duyên tu đạo bốn duyên, do lúc chung ly hệ tức là lúc chung nhân diệt. Hỏi vì sao ba duyên bốn duyên mới lập biết khắp? Đáp vì loại này dứt hẳn tướng. Luận Chánh Lý nói vì sao mỗi đạo đắc đoạn, không lập làm một biết khắp, do lúc đoạn hẳn nói biết khắp. Như Khế kinh nói nay ta vì ông nói về biết khắp, cho đến nói rộng, trong đây thế nào gọi là biết khắp, nghĩa là tham dứt hẳn, sân dứt hẳn, si dứt hẳn cho đến nói rộng: Nói dứt hẳn là hiển rõ đắc đoạn đều không tùy phược mới gọi biến tri, sao gọi là có tùy phược đoạn, sao gọi là không có tùy phược đoạn, đoạn đủ ba thứ hoặc bốn thứ duyên gọi là không có tùy phược, không đủ gọi là có, cho rằng hoặc có dứt, mặc dù được ly hệ đắc, mà thiếu các đắc nên chấp nhận chẳng phải xả hẳn. Hoặc lại có dứt, đắc còn lại tuy sinh, nhưng không thiếu sanh tử bền chắc, do tám địa nhiễm tuy thường có lìa, nhưng chưa thể thiếu loại kia, lại đọa đường ác địa ngục.

Hoặc lại có dứt mặc dù cũng thiếu kia, ngoài ra phiền não trói buộc chưa dứt, với nghĩa dứt hẳn chưa được tròn đầy. Hoặc lại có dứt nhưng cũng trừ các phược, mà vẫn chưa thể vượt giới sở thuộc, do đồng loại hoặc chưa dứt vô dư, với nghĩa dứt hẳn cũng chưa tròn đầy.

40. Nói về ba duyên thấy đạo:

Như vậy trong chín vị, ba, bốn duyên đủ doạn không có tùy phược để lập biến tri. Luận chép: Vì thiếu thì không như thế, là nói ba duyên thấy đạo nói lên nghĩa dứt hẳn, pháp hữu lậu dứt tuy nhiều thể, nhưng tùy hệ sự lượng, vô vi cũng vậy, tuy nhiều vị nghĩa là thấy đạo có tám và tu đạo có tám mươi mốt. Vì có bốn duyên nên chỉ với chín vị lập ra chín biết khắp, vả lại do ba duyên lập sáu nhẫn quả, thật ra nhẫn quả cũng có cả thứ bảy. Y theo thứ lớp nói nhẫn có sáu, nói ba duyên một là được ly hệ vô lậu đắc, hai là thiếu hữu đảnh, ba là diệt cả hai môn. Theo luận Tạp Tâm v.v… có bốn duyên lại thêm câu ly hệ. Luận chép: Như vị dị sinh cho đến không gọi biết khắp, đây chỉ cho sự thích. Trong đó có ba vị, thứ nhất tại phàm phu vị, thiếu hai duyên nên không lập biết khắp một là chưa có vô lậu đắc, ba là chưa thiếu Hữu đảnh. Nói thiếu hữu đảnh trong địa kia có năm bộ hoặc chưa dứt một phần là chưa thiếu. Luận chép: Hoặc trong Thánh vị cho đến chưa diệt song nhân là vị thứ hai. khổ loại nhẫn hiện hành trước kia mặc dù được vô lậu, đắc đắc vô vi.

Lúc đó, Phi tưởng năm bộ hoặc đều thành tựu nên không gọi là thiếu, nói song nhân là nhân tự bộ tự phẩm gọi là tự nhân. Tự bộ tha phẩm và tha bộ hoàn toàn gọi là tha nhân. Bậc Thánh dứt chín phẩm kiến hoặc, đồng dứt một phẩm. Hoặc dứt tự bộ tự phẩm, tức dứt tự bộ tha phẩm không do tự bộ tha phẩm bất thành biết khắp, chỉ do tha bộ không thành biết khắp. Tu đạo thì dứt chỉ do tự bộ tha phẩm không thành biết khắp, không do tha bộ không thành biết khắp, vì trước phải dứt nhân tha bộ, do luận Bà-sa thấy đạo lấy tha bộ làm một nhân, tu đạo lấy tha phẩm làm một nhân. Vì vậy chỉ lập song nhân không lập câu hệ. Luận Chánh Lý chép: Song nhân, câu hệ tuy nương một vật, một vật đều là y theo đoạn lập, mà hệ và nhân ý nghĩa khác nhau, nghĩa là đối vơi năm bộ làm cho khởi gọi là nhân, trong đó năng ràng buộc gọi là Hệ. Hệ và Nhân có ý nghĩa khác nhau. Vả lại khổ trí sinh, tập trí chưa sinh, hai bộ tuy không có năng lực làm sinh lẫn nhau khởi mà có công năng xoay vần làm nhân tánh. Thấy tập dứt hoặc nghĩa trói buộc như xưa, vì phược do thấy khổ thì dứt nghĩa đều là không, chẳng diệt song nhân, tức lìa câu hệ, lại không thể nói nghĩa nhân tức hệ, vì vô lậu duyên hoặc không ràng buộc nhóm khác. Do đó tông ta hai thứ chung, nay không nói, chỉ nên nói kia đây tự thành, chẳng thể nói không khác vì thể, nghĩa rộng.

41. Nói về song nhân:

Vả lại nói song nhân (thể rộng là tương ưng pháp câu hữu, nghĩa rộng là đồng loại, biến hành, tương ưng câu hữu các nghĩa đều là nhân). Luận chép: Cho đến khổ loại pháp trí tập nhẫn vị cho đến các nhân biến hành, là vị thứ ba lúc đó đủ hai thiếu một không thành biết khắp. Luận chép: Cho đến hậu pháp trí cho đến kiến lập biết khắp, đây là nói đủ duyên vị, cho đến tập pháp trí, tập loại trí, diệt loại trí, đạo pháp trí đạo loại trí, vì đây đủ sáu vị bâ duyên, kiến lập biết khắp. Hỏi: Siêu vượt là thứ tư, thứ năm tâm đảnh song nhân trước diệt, khổ pháp trí vị được vô lậu đắc. Khổ loại trí vị lại thiếu hữu đảnh, ba duyên đã đủ vì sao không lập biết khắp? Đáp kiến lập biến tri y theo thứ lớp tác pháp, siêu vượt phải thứ lớp lập biến tri vị, mới lập biết khắp. Trong tiền vị tuy đủ ba duyên, không lập biến tri, do đủ bốn duyên đều lìa hoàn toàn, đây là bốn duyên tu đạo. Hỏi vì sao thấy đạo lập ba không lập siêu giới, tu đạo lập vượt giới? Đáp thấy đạo biến tri chỉ là vô vi trên pháp nhiễm, cho đến đoạn song nhân dứt hẳn tướng hiển. Vì kia đồng triền phiền não, trói buộc đã dứt tu đạo phiền não không duyên với đây, tu đạo biết khắp dùng nhiễm, bất nhiễm vô vi làm thể, mặc dù dứt song nhân v.v… Do có đồng loại phiền não chưa dứt, tướng dứt chưa rõ ràng nên không lập biết khắp.

Y theo văn dưới chép: Xả năm đắc một là năm hạ kiết tận biến tri, Luận Chánh Lý lại nói y căn bản thiền xả hai đắc một, đó là năm kiết phần hạ hết biết khắp. Theo đây, năm kiết phần dưới tận cũng là nhẫn quả, vì sao chỉ nói ba trí quả, luận Bà-sa quyển sáu mươi ba trong thành tựu biến tri chép: Thành tựu một quả Bất Hoàn, đó là năm thuận kiết phần dưới tận. Từ đạo loại trí hoặc lìa dục nhiễm đạo giải thoát thứ chín, cho đến chưa khởi thắng quả đạo địa gọi là quả Bất Hoàn, kia thành tựu năm thuận kiết phần hạ hết biết khắp, nhà phê bình nói: Nêu nói rằng: Bồ-tát Thánh vị chắc chắn không đắc thấy đạo thì dứt pháp dứt biết khắp và sắc ái hết biếp khắp ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Vì tổng tập biến tri, không chấp nhận tu dứt đối trị kia, ở vị thứ bảy này cũng có nhẫn quả, vì sao chỉ nói nhẫn quả có sáu? Đáp vì kiến lập môn chỉ y theo thứ lớp trí quả ba nhẫn quả sáu.

42. Giải thích của luận tạp Tâm v.v…

Có người lập ly câu hệ cho đến mới kiến lập được, là nói luận tạp tâm v.v… giải thích. Nếu kia lập thì thì thấy đạo bốn duyên tu đạo năm duyên, ly câu hệ này không nói riêng, trình bày tự không lập ý, mặc dù trong năm duyên lìa câu hệ cùng diệt hai nhân và vượt quả duyên, tuy nghĩa có khác cũng được lập riêng, nhưng lúc nói câu nhân này lìa thì thành câu hệ ly v.v… mặc dù nghĩa có khác nhưng dùng không khác nên không nói rộng. Luận chép: Tuy vượt các giới vị cho đến chưa lập biến tri, là giải thích vặn hỏi, hoặc lúc song nhân diệt phải lìa câu hệ, dùng không riêng nên chỉ lập bốn duyên. lúc vượt quả phải lìa hai nhân, tại sao ngoài lìa hai nhân lập riêng vượt giới? Đáp: tuy lúc vượt qua giới phải là nhân câu hệ. Khi lìa ba địa hoặc dưới ở cõi Sắc, cõi Vô Sắc, mặc dù vượt hai nhân nhưng chưa vượt giới, do đó lập riêng duyên vượt giới, chẳng phải như lìa hai nhân thì chắc chắn lìa câu hệ, hoặc lìa câu hệ thì chắc chắn phải lìa hai nhân.

Luận chép: Bậc nào thành tựu mấy biết khắp, dưới đây có một hàng kệ là thứ tư nói thành tựu quả biết khắp. Luận chép: Cho đến cũng chưa thành tựu. Là nói không thành tựu, có hai vị là tất cả phàm phu và năm tâm thấy đạo, nghĩa là từ khổ pháp nhẫn cho đến lúc tập pháp nhận không thành biết khắp. Luận chép: Cho đến Tập pháp trí liền thành tựu, năm là nói sẽ thấy đạo có mười lăm tâm, năm tâm trước không thành biết khắp, mười tâm sau thành tựu năm. Tục tu đạo vị đều thành tựu sáu, nếu tu đạo chưa lìa dục, hoặc lìa dục mà lui sụt, đều thành tựu sáu, vì chưa tập biết khắp. Luận chép: Cho đến hoàn toàn ly dục cũng đồng như trước, là nói tu đạo Hữu học, chưa đắc sắc ái tập biến tri vị chỉ thành một, vì tu tập biết khắp. Y theo luận này hoặc trước lìa dục từ đạo loại trí, chưa khởi sắc ái tận thắng quả đạo, trước chỉ thành một biến tri, đó là năm hạ phần tận. Nên biết siêu vượt cũng đắc năm kiết phần hạ hết biết khắp và trong năm quả căn bản thiền, thấy đạo hai tu đạo ba là đúng.

43. Nói về tập biết khắp:

Luận chép: Hữu sắc ái cho đến tên lời văn trước đã nói, Hữu học vị thành hai biết khắp, trụ vị Vô học cho đến hằng tận biết khắp, là nói về vị Vô học. Tập biết khắpnên chỉ thành tựu một, tức tất cả pháp hữu lậu trong ba cõi. Trạch diệt vô vi là thể, vì sao Bất Hoàn cho đến lập một biết khắp. Dưới đây nửa bài tụng là thứ năm nói về tập biết khắp, lời văn xuôi giải thích rất dễ hiểu. Luận Bà-sa quyển sáu mười hai chép: Lại nửa, phải có hai nghĩa xứ phương tổng tập biến tri, một là trong ba cõi vượt bất cứ một cõi nào, hai là trong năm đường bốn loài tùy tận một loại. Đắc hai quả đầu, hai nghĩa đều thiếu, lúc lìa sắc nhiễm có một thiếu một, lúc đắc quả Bất Hoàn hai nghĩa không thiếu, một là vượt cõi Dục, hai là tận thai sinh cõi người, lúc đắc quả A-la-hán cũng đủ hai nghĩa một là vượt cõi Vô Sắc hai là tận tầng trời hóa sinh. Theo Luận Chánh Lý thì Tập là hợp một nghĩa, nếu đối với Vô Sắc phần lìa nhiễm nên đắc quả Dự lưu. Hoàn toàn lìa nhiễm đắc quả A-la-hán, phần nghĩa là thấy đạo, toàn là gồm tu đạo.

Nếu đối với cõi Dục phần lìa nhiễm nên đắc quả Nhất lai, hoàn toàn lìa nhiễm nên đắc quả Bất Hoàn (phần lìa là sáu phẩm tu đạo toàn lìa là chín phẩm tu đạo). Hoặc với cõi Sắc một phần lìa, hoàn toàn lìa đều không đắc quả, chỉ với hai xứ đầy đủ hai duyên. Nghĩa là lúc đắc quả cũng vượt giới nên quả A-la-hán và Bất Hoàn thì tập sở đắc đoạn lập một biết khắp, vì lúc ấy khởi chung một vị đắc. Ngoài ra thời gian đắc hai quả tuy một vị mà chưa vượt giới, lúc sắc ái tận mặc dù vượt giới nhưng không đắc một vị, nên với vị ấy không tu tập biết khắp, vì phải đủ hai duyên mới tổng tập. Luận chép: Ai xả ai đắc mấy loại biết khắp, trở xuống nửa hàng tụng là thứ sáu nói đắc xả biết khắp, Luận chép: Cho đến lìa dục lui sụt trong đây trước nói xả, sau nói đắc. Trong xả có xả một, xả hai, xả năm, xả sáu, không xả ba, bốn, thứ nhất là xả một: Có ba vị là: Từ Vô học lui sụt xả tất cả kiết tận biết khắp. Sắc ái tận lui sụt xả sắc ái hết biếp khắp, toàn ly dục lui sụt xả năm kiết phần hạ hết biết khắp, trong ba vị này đều xả một.

44. Nói về xả:

Luận chép: Nói Xả hai cho đến lúc đắc quả A-la-hán, là nói xả hai, trong đó có hai vị, một là Bất Hoàn đã lìa sắc ái, lui sụt khởi dục triền xả hai, là sắc ái tận và năm hạ phần tận. Hai là nếu đắc quả A-lahán cũng xả hai, như trước nói. Theo Luận Chánh Lý, y căn bản thiền nhập thấy đạo cũng xả hai, nghĩa là sắc, Vô Sắc kiến, khổ tập biến tri một, kiến diệt biết khắp một. Tập biết khắp nên không đắc đạo hạ biến tri. Luận nói xả năm, cho đến xả năm thứ trước, nói xả năm đây là cõi Dục kiến ba, cõi Vô Sắc thấy khổ tập sở đoạn và thấy diệt dứt. Tập biết khắp nên không đắc thấy đạo đoạn, y theo xả hai xả năm, nên biết hai luận siêu vượt nhẫn quả, cũng đắc năm hạ phần kiết tận biết khắp, Chánh Lý đều nói xả năm, hoặc nói xả hai, nên biết thiền căn bản quả, thấy đạo hai tu đạo ba là đúng. Xả sáu lúc đắc lìa dục nói xả sáu tức là thấy đạo sáu biết khắp, đắc cũng như vậy, chỉ trừ đắc năm, sau đây nói về đắc. Đắc đồng xả kia có một, hai, sáu nên nói cũng như vậy, chỉ trừ đắc năm, từ nhiều nên nói cũng.

Luận chép: Nói đắc một cho đến khởi sắc triền lui sụt là nói đắc một, nghĩa là đắc chưa đắc tức là thứ lớp dứt thấy đạo hoặc, đắc sáu biết khắp và tấn đoạn tu hoặc, trong mỗi vị dần dần đắc một. Và từ Vô học khởi sắc triền lui sụt đắc năm hạ kiết tận biết khắp. Luận chép: Nói đắc hai cho đến lúc các triền lui sụt là nói đắc hai, nghĩa là đắc sắc ái tận và năm kiết phần dưới tận hai. Luận chép: Nói đắc sáu nghĩa là lui sụt Bất hoàn, đắc thấy đạo sáu biết khắp, trở xuống là kiết có thể hiểu.