NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA

Sa-môn Tuệ Lâm tu hạnh dịch kinh thời Đại Đường soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 11

Từ quyển mười một đến hết quyển ba mươi sáu gồm có hai mươi sáu quyển.

Kinh Đại Bảo Tích quyển thứ mười một. Sa-môn đời Trúc Phá hộ đời Tây Tấn dịch.

純 淑 Thuần thục: giá quỳ chú quốc ngữ nói thuần là chuyên, phương ngôn nói thuần là tốt đẹp. Cố Dã Vương nói thuần là đẹp. Khổng chú Thượng thư nói thuần là việc là m duy nhất, Thuyết Văn từ bộ mịch âm truân, chữ dưới là thục, là chữ thông dụng, Mao Thi truyện nói thục là hiền là nh, Thuyết Văn nói thục là trong trẻo. Sách viết thực là thuận theo.

劈 裂 Phách liệt: Quảng Nhã nói phách là bửa ra. Tỳ Thương gọi là mổ ra. Thuyết Văn gọi là bửa ra, bộ đạo âm tý. Chữ dưới là liệt, Quảng Nhã nói liệt là chia ra, Thuyết Văn nói liệt là bội dư. Theo nghĩa bội dư là phân đoạn màu sắc.

車釭 Xa công: Thuyết Văn gọi là cái ống ngang trong bánh xe hoặc viết chữ hồng bộ xa.

始滴 Thủy tích: văn kinh viết bộ đế âm đề, là chữ thường dùng, Thuyết Văn viết bộ thủy âm đích.

翼草 Dực thảo: Khảo Thanh gọi là vỏ lúa vậy.

Chữ y: Quách Phác chú phương ngôn nói. Đó là áo màu đỏ.

Lõa hình: Thuyết Văn gọi là cỡi trần, để lộ hình thể. Lưỡng nhã gọi là đản. Quách Phác nói: cởi áo để thấy hình thể. Nay đọc âm là khỏa hay lòa cũng được.

羅蔔 La bặc: là tên của một loại rau quả. 沌種Thuần chủng: Thuyết Văn gọi là nước sữa. Người Giang nam thời nay gọi nhủ trấp gọi là chủng.

斧銚 Phủ Diêu: Nhan Sư Cổ Chú Cấp Tựu Chương nói: là cái đồ đựng nước để nấu nướng. Lớn thì gọi là phủ, nhỏ thì gọi là phúc, chữ dưới là miêu. Khảo Thanh gọi là cái ấm, cạn hơn cái chảo, Nhan Kim gọi cái ấm nước nóng có quai sách gọi là diêu.

薺往 Tê vãng: là chữ thông dụng: chánh thể là bộ tề viết thành tê, Khảo Thanh gọi là cầm đồ đưa cho người gọi là tê, bộ bối âm tề.

彌迦 Di-ca: là tiếng Phạn, khi Phật mới thành đạo cô gái đến dâng bát sữa bò gọi là di-ca. Trung Quốc dịch không đúng.

謙恪 Khiêm khác: Khảo Thanh nói khiêm là nhường là lui, Thuyết Văn gọi là kinh bộ ngôn âm khiêm, chữ khác sách gọi là cung kính, Thuyết Văn gọi là các.

瓌琦 Khôi kỳ: hoặc viết chứ khôi bộ ngọc, bộ nhơn bốn mặt bằng nhau, Khảo Thanh nói khôi kỳ là biểu đồ rất đẹp, văn kinh viết từ chủ quán là không phải chánh thể là tên của một người thanh niên hùng hồn mạnh dạn. Chẳng phải chữ này, chữ kỳ nay từ bộ vương. 閡心 Ngại tâm: Khảo Thanh gọi là lấy cây chắn cửa gọi là ngại.

Thuyết Văn gọi là ngoại nhân hoặc viết là trở ngại.

欲踖 Dục tích: tích là té ngã. 曾喧 Tằng huyên: hoặc viết là tuần cũng giống như Vương Dật chú sở từ nói Thuấn là ghé mắt nhìn, Thuyết Văn gọi là liếc mắt, bộ mục âm huyên, văn kinh viết bộ nhật là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 12

鐾哉 Tí tai: Trịnh chú lễ ký nói: tí là suy tư giá chú quốc nói lý là đo lường, Khảo Thanh gọi là khen ngợi, thuyết pháp gọi là người chăn nuôi. Chữ dưới là tai, Cố Dã Vương gọi là lời cuối câu. Thuyết Văn nói tai, bộ khẩu âm tai.

稽顙 Khể tảng: nó là chữ tả dụng trong Công Dương truyện, chánh thể viết bộ chỉ, thủ và chữ cổ. Nay viết quen là chữ khổ này Chu Lễ nói y bái mà đầu sát đất, lễ ký: lễ bái mà lòng hết sức bi thương.

Phương ngôn nói tảng là ngạc. Công Dương truyện nói thêm, gọi là khổ tảng. Hà Hưu nói: như bây giờ khấu đầu sát đất.

之誼 Chi nghi: Trịnh Chú chu lễ ký nói: có thể chế định sự kiện gì gọi là nghi. Khảo Thanh nói điều người nên là m. Dật Pháp nói: khéo chế pháp mệnh, luận bàn không gấp gọi là nghi, bộ ngôn âm nghi.

諷誦 Phúng tụng: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: xếp sách lại mà đọc gọi là phúng, tụng theo nhịp âm tiết gọi là tụng. Thanh Loại nói: những câu thơ ca ngợi công đức sâu dày. Khen tặng tướng hảo xinh gọi là trọng.

憺怕 Đảm phạ: tử hư phú nói: đảm hề tự trí, phạ hề vô vi vậy. Cố Dã Vương nói là lặng lẽ, Tự Thư nói đảm phạ là tâm chí trọn vẹn, đều là chữ hình thanh.

根株 Căn chu: Khảo Thanh gọi là cây chết, Thuyết Văn gọi là gốc cây, bộ mộc âm chu.

相揩 Tương khai: Quảng Nhã nói khai là lau, Thuyết Văn viết bộ thủ âm giai, Khảo Thanh gọi khai là chùi. 滑哉 Hoạt tai: Thuyết Văn nói hoạt là lanh lợi.

之罔 Chi võng: là chữ hình thanh.

Phẩu phán: Khổng An quốc chú Thượng thư nói phẩu là chặt phanh ra, Đỗ chú tả truyện nói chia đôi gọi là phẩu. Thuyết Văn gọi là phán, bộ đao âm thâu. Chữ dưới là phán, Mao Thi truyện nói phán là phân ra,Trịnh chú chu lễ nói phán là một nửa, Thuyết Văn gọi là bộ đao âm bán.

Hy vọng: ý luôn mong muốn. 罪釁Tội hấn: Đỗ chú tả truyện nói chấn là dấu vết, là tội lỗi giá chú quốc ngữ gọi là điềm. 蠲去Quyên khứ: Quách Phác chú Phương Ngôn nói quyên là túi, bỏ, từ chữ thục và ích ghép lại.

瑕疵 Hà tỳ: Quảng Nhã nói: hà là vết nhơ, Ngọc Thiên gọi là xé, Cố Dã Vương nói hà là lầm lỗi. Chữ dưới là tỳ, Khổng chú Thượng thư nói tỳ là bệnh, Thuyết Văn viết từ bộ mạch âm thử.

琬緬 Uyển diên (trên đã giải thích).

瘖痖 Âm á: Thuyết Văn giải thích âm là không thể nói được. Ty thương nói á là cân văn tự tập lược nói: miệng không thể nói được vậy. Những từ này đều lẫn lộn không rõ ràng. Theo chữ âm là thinh lặng không có tiếng động. Á là có tiếng mà không nói được vì lưỡi không chuyển được vậy. Nay văn kinh viết rất nhiều chữ á bộ khẩu là sai.

Anh thủng: Thuyết Văn nói anh là bứu cổ. Chữ dưới là thủng, Vận Anh nói chân bịnh phù,Vận Thuyên nói không đi được, Thuyết Văn nói chân bị phù thủng. Bộ nạch, bộ đồng, nay văn kinh viết chữ trọng là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 13

妖魅 Yêu mị: chánh thể viết bộ thị và âm yêu, nay viết chữ yêu là bộ nữ là sai. Tả truyện nói trời trái thời gọi là tai, đất trái vật gọi là yêu, nghĩa là yêu là tai hại. Chữ mị, Sơn Hải kinh nói: mị là con vật có thân người đầu đen, Thuyết Văn gọi là tinh của vật già. Bộ quỷ đọc lược âm vị.

反足鬼 Phản túc quỷ: là tên của một loại quỷ, Quát Địa Chí nói: nước Nhu Lợi ở phía đông nước Nhất Mục có một người có một tay một chân, đầu gối cong ở trên chân chú nói là một tay một chân Đông Phương Sóc gọi là vị thần, kinh khác nói: ở Tây hoang có một con thú hình nó như con hưu mặt giống người có răng như vượn tay như gấu chân thẳng mắt to, lỗ mũi xếch ngược, chân to sức rất mạnh gọi là ác thú, đây là loại quỷ. 暐哗 Vĩ hoa: Khảo Thanh nói vi hoa là ánh sáng rực rỡ, đều là bộ nhật âm vi hoa.

甘任 Cam nhiệm: Chu lễ nói thiện là hai kẻ nấu ăn cho ma. Trịnh Huyền nói thiện là lời nói khéo léo. Nay thì nói vật đẹp gọi là lời khéo. Thiện Phu là chức quan trưởng coi việc nấu nướng. Khảo Thanh nói năm vị đều ngon gọi là thiện. Thuyết Văn nói là đủ ăn, bộ nhục âm thiện, văn kinh viết thực là chữ thông dụng nhưng chẳng phải chánh thể. 龚恪 Cung khác: Thượng thư là nghiêm trang vậy. Khổng An Quốc chú nói cung là phụng sự, Khảo Thanh gọi là cung kính, chí thành. Thuyết Văn gọi là cung cấp, bộ tâm âm cọng, chữ khác theo Thuyết Văn gọi là kính trọng.

魔鬼 Ma quỷ: âm trên là ma chính là đọc tắt của tiếng Phạn, Đường dịch là sức mạnh chính là tên khác của Ma-ba-tuần trong cõi tha hóa tự tại thiên. Loài quỷ thần này có sức mạnh lớn có thể gây ra mọi chướng nạn cho người tu hạnh xuất thế, nên gọi là ma-la. Vì lấy sức mạnh mà đặt tên, nay lược bỏ chữ la.

標鄹 Tiêu tụ: Nhĩ Nhã nói lay động gọi là phiêu, Quách Phác nói gió mạnh thổi từ trên xuống, hoặc viết ba bộ khuyển. Chữ dưới là tu, Đỗ Dự chú tả truyện nói: tụ là đông, Thuyết Văn gọi là hội.

Bôn trì: Khảo Thanh nói đó là đàn trâu chạy, hoặc viết chữ bôn là bộ đại cũng được.

Sở thấu: Khảo Thanh nói thấu là nước giao hội, là chảy về, cũng viết là sấu nghĩa là tụ hội đông đúc.

Câu dực là tiếng Phạn, là tên của trời Đế Thích, hoặc gọi là Kiều Thi La.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 14

沃曰 Ốc viết: Quảng Nhã nói: ốc là rót vào (âm tì), Khảo Thanh gọi là tẩm phán, Thuyết Văn gọi là khác quán (rót).

小艹 Tiểu thảo: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói trạo là lay động, Quảng Nhã gọi là chấn, là động, ném vứt.

難頭华難頭 Nan-đầu-hóa-nan-đầu: tiếng Phạn là trai tên của Long vương, thân thể chúng xấu xí chánh âm tiếng Phạn là na nỏ, chữ nan trên là tên của rồng anh. Bát-nan-nô, chữ nan thượng thanh là tên người em, chính là hai huynh đệ Nan-đà-bạt Nan-đà trong các kinh.

大溷 Đại hỗn: Thiên Thương Hiệt nói hỗn là chuồng heo, Thuyết Văn gọi hỗn là nhà xí, tức là chỗ dơ uế vậy.

飢饉 Cơ cẩn: Thuyết Văn nói cơ là đó, Khảo Thanh gọi là bụng rỗng. Chữ dưới là cẩn, Thuyết Văn gọi là rau không chín, mất mùa không có gạo ăn gọi là cơ, không có rau ăn gọi là cẩn, đều là chữ hình thanh.

Khuy khuyết: 能 暢 Năng sướng: thuộc bộ thân và bộ dịch kết hợp.

訢逮 Hân đãi: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói hân là vui (âm lạc), Thuyết Văn gọi là hỷ, hoặc viết như chữ hân bộ cân.

Cám sắc: Khảo Thanh nói cám là màu xanh sẩm mà pha sắc đỏ gọi là cám.

朱黠 Chu hiệp: Cố Dã Vương nói: trên cổ ngựa có cọng lông dài, nay văn kinh viết chữ mao là sai vì sai với ý kinh.

Quái ngại: Giáng chế: 儔失 Trù thất: Khảo Thanh nói trù cũng như thất, nghĩa là đây đấy cùng hằng vai xứng đôi.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 15

(Tịnh Cư Thiên tử hội thứ năm hai quyển.)

Chẩn cấp: Nhĩ Nhã nói chẩn là giàu, Khảo Thanh gọi là cấp giúp, nghĩa là cấp cho người nghèo thiếu vậy.

Cấu nị: Thuyết Văn gọi là bắp thịt, bộ nhục âm nhị.

Cách tí: Mao Thi truyện nói cách là da, Khảo Thanh nói là giày không dính gót, Tử Kinh nó cách tí tức là dép da của Bà-la-môn xứ Ấn vậy.

豺狼 Sài lang: Thuyết Văn nói sài cũng thuộc họ sói, bộ trảo âm tài. Văn kinh viết bộ khuyển viết chữ sài là sai không có chữ này. Nhĩ Nhã nói: sài là chân của chó, chữ này có hai loại, loài thường dạo chơi chốn hang núi mà lớn gọi là sài lang, nhỏ gọi là sài nô. Cùng đi với loài chó săn, hưu đã bị chết rồi mà không dám ăn, chúng đợi sài lang, sài lang tới ăn rồi, thì sài nô mới dám ăn những thứ còn lại. Lỗ ký Nguyệt kinh nói: này sương giáng của tháng cuối thu sài bèn bắt thú là kẻ hầu cho mình.

Thuyết Văn nói lang là loài giống chó đầu nhọn cổ trắng là loài dã thú, thuộc họ sài báo.

日蝕 Nhựt thực: Lý Thuần Phong Ất Kỷ Chiêm nói luận về nhật thực vẫn đúng chu kỳ, khi trăng lên che khuất mặt trời, mặt trời vận hành chậm một ngày thì một tháng đi hai mươi chín vòng. Tháng dư thì nhanh thì tháng hai mươi bảy này, một vòng hai mươi chín ngày khi đuổi kịp mặt trời thì nó cùng quỷ đạo với mặt trăng, nó ở trong ánh sáng của mặt trời nên gọi nhật thực.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 16

打治 Đả trị: âm nhà Ngô là đỉnh, nay không lấy âm đó. Tập Huấn gọi là đỉnh, Quảng Nhã nói đã là đánh, Tỷ Thương gọi là bổ ra. Đây là chữ thông dụng xưa nay, bộ thủ âm đinh. Chữ dưới là trị, Vận Thuyên nói trị là sửa sanh, Quế Uyển Châu Lâm nói là tà tu bổ vậy.

淤泥 Ứ nê: nghĩa là bùn xanh đọng trong ao nước.

Phược phạt: chánh thể viết bộ mộc thành chữ phác, Quế Uyển Châu Lâm nói là buộc cây trúc thả trên mặt nước gọi là phác.

白癩 Bạch lại: Khảo Thanh gọi là bệnh hủi, hoặc viết chữ lệ.

喜釂 Hỷ tiếu: tiếu là cuốn lưỡi lộn lên nóc họng rồi thổi ra khiến cho hơi bật ra thành tiếng dài.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 17

(Hồi thứ năm vô lượng thọ, gồm hai quyển).

蘋澤 Tần trạch là đọc nhầm của tiếng Phạn. Hữu hiệp: là bả vai vậy.

擅美 Thiện mỹ: Vận Thuyên gọi là chuyên, hoặc viết chữ thiền đều là bộ thủ, bộ mộc là sai.

Quyên xả: Vận Anh nói là vứt bỏ.

Ca-thi-ca:

法皼 Pháp cổ: chữ cổ trong văn kinh có nhiều khởi nguồn sai lầm hoặc viết bộ bì, hoặc viết bộ dư, chính là chữ nước Thục đều sai. Thuyết Văn viết chữ cổ âm chỉ nghĩa giường cờ gióng trống lên.

法皷 Pháp loa: loa là chữ thông dụng, chánh văn viết chữ luy.

Pháp tràng: chữ tràng bộ cân, là chữ chánh thể, kinh viết bộ tâm là sai.

雨大法雨 Vũ đại pháp vũ: chữ vũ trên là động từ. Khảo Thanh gọi là từ trên mưa xuống, chữ vũ dưới như chữ bổn thượng thanh.

Hà đảm: Thuyết Văn đều viết hai chữ này bộ nhơn, Ngọc Thiên nói gánh vác trách nhiệm gọi là hà đảm. Nay văn kinh viết chữ hà bộ thảo, chữ đảm bộ thủ là chữ thông dụng không phải chữ chính.

Chiết nhất: Vận Thuyên nói chiết là phân chia, Thuyết Văn gọi là chẻ cây, viết đúng là bộ mộc, bộ cân, hoặc viết chữ phiến.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 18

Phong nẫm: Dã Quỳ chú quốc ngữ nói: nẫm là chín, Tự Thống nói là lúa chín gọi là nẫm.

Phân phức: Thuyết Văn viết bộ thào, khi cỏ mới mọc mùi thơm lan khắp, chữ phức ở dưới cũng là mùi thơm, có trong Hân Thi.

Kim tỏa: Khảo Thanh gọi là vòng tròn, Tự Thư nói là vòng xích nối nhau.

盧蔗迦寳 Lô-giá-ca-bảo

Mạc-sai bảo: đều chưa rõ sắc mạo, tra khảo trong bổn phạn chưa được.

Giáp giả: chánh thể viết bộ phụ, chữ này nghĩa là nơi biên giới hiểm trở. Ngọc Thiên gọi là chỗ không rộng rãi, kinh viết bộ khuyển là sai, chữ này chính là thói quen khuyển mã, chữ quân là trái ý kinh.

清浄 Thanh tịnh: văn tự âm nghĩa nói: nước lóng rất trong sạch, Thuyết Văn viết bộ thủy âm kinh.

浚流 Tuấn lưu: Vận Anh nói: tuấn là sâu, chữ lưu Thuyết Văn viết bộ thủy âm lược ở trên có dấu chấm.

沿流 Duyên lưu: Thuyết Văn gọi là thuận dòng chảy xuống, bộ thủy âm duyên.

戳流 Trạc lưu: âm trọc, Quảng Nhã nói trạch là giặt, Nhĩ Nhã gọi là ban đầu, to lớn. Thuyết Văn gọi là sáng sủa, bộ thủy âm trạch.

Đồng túy: Tập Huấn nói túy là tụ là tập. 何濱 Hà tân: là bốn sống.

半擇迦 Bán-trạch-ca: là tiếng Phạn là loại người Nam hoàng môn hai hình.

Khả du: Thuyết Văn viết bộ ngôn hoặc bộ khẩu, viết chữ dụ. Tập Huấn gọi là tỏ rõ là thí dụ là m rõ.

Bi hồ: Quế Uyển Châu Lâm nói: Bi là hồ chứa nước nghĩa là lấy đất đắp lại thành hồ chứa. Theo Thảo Trạch là cái ao có nước gọi là bi, chữ hồ theo Thuyết Văn nói đại bi là hồ. Theo Ngô Việt thì động đình có cỏ xanh đều gọi là hồ lớn.

標式 Tiêu thức: Tập Huấn nói: tiêu là nêu, là viết, bảng sách là bảng. Thuyết Văn viết bộ mộc, hoặc viết bộ càn, chữ thức theo Thuyết Văn gọi là cách thức, là dụng.

Thuấn tức: Vận Anh gọi là nháy mắt, văn kinh viết chữ thuấn là chữ thông dụng, Thuyết Văn viết chữ dần khai là mắt động mấy lần, bộ mục âm dần. Theo nghĩa chữ thuấn là một cái chớp mắt. Tức là một hơi thở, nghĩa là khoảnh khắc rất nhanh, Lã Thị Xuân Thu nói: muôn đời giống như một nháy mắt.

層樓 Tầng lu Quách Chú Sơn Hải kinh nói: tầng là lớp Thuyết Văn nói tầng là tầng nhà, bộ hộ âm tằng.

Nhân nhục: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: nhân cũng là nhục, Cố Dã Vương nói lấy da hổ là m nệm.

抮溺 Chẩn nịch: chữ chẩn là thượng thanh, là chữ thông dụng của Lệ Thư, Thuyết Văn viết chánh thể là bộ thủ âm biện hoặc viết chữ đăng, Thuyết Văn gọi là đưa lên, Đỗ Dự nói: chẩn là cứu trợ, phương ngôn gọi là vớt ra khỏi vũng bùn, Quảng Nhã nói chẩn là thu lấy, bộ thủ âm chẩn.

疇昔 Trù tích: Nhĩ Nhã nói trù tích là ngày xưa, Như Thuần chú lễ ký nói: gia nghiệp đời đời tương truyền gọi là trù, Khảo Thanh gọi là túc, là chữ hình thanh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 19

(Bất động Như Lai hội thứ sáu).

輕躁 Khinh táo: Ngọc Thiên nói: táo là động, giá chú quốc ngữ gọi là miễu, Tịnh Chú luận ngữ nói táo là bất động chẳng an, tự thư gọi là tánh nóng nảy, bộ túc âm táo.

Sở tiết: Tập Huấn nói tiết là rỉ ra, là hiệt, giảm.

Tỷ não: (đã giải ở trước).

Hộ dũ: Quảng Nhã nói dũ là cửa sổ khoét giữa vách. Vận Thuyên nói: bên song cửa sổ gọi là dũ, Thuyết Văn nói xuyên qua vách lấy cây là m chấn song.

Lại đoạ: Khảo Thanh gọi là không nhúc nhích, Thuyết Văn gọi là giải đãi, bộ nữ âm lại, có thuyết nói nằm ăn gọi là nọa. Chữ đọa theo Quảng Nhã nói đọa cũng như lại, Vận Anh gọi là giải đãi, Thuyết Văn gọi là bất bình, bộ tâm âm đọa.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 20

Kim hoàng: Quảng Nhã nói chất phép chưa luyện gọi là hoàng còn gọi là khoáng. Thuyết Văn chất đồng sắt còn nguyên gọi là hoàng, thuộc bộ mộc âm hoàng.

Chú luyện: Khảo Thanh nói: chú là nung chảy, âm dung. Thuyết Văn gọi là đúc kim loại, chữ luyện theo Vận Thuyên gọi là tôi luyện kim loại. Thuyết Văn gọi là nung kim loại, bộ kim âm đông hoặc bộ hỏa.

Sa lịch: Thuyết Văn gọi là đá nhỏ, Khảo Thanh gọi là các thô, là đá vụn.

Nhai tế: Vận Thuyên nói: nhai là bến sông, Khảo Thanh cũng gọi là giếng nước, Khổng chú Thượng thư nói nhai cũng như tế, Thuyết Văn viết chữ nhai bên cạnh có bộ sơn, chữ tế theo Quảng Nhã gọi là hợp, góc, Đỗ chú tả truyện nói. Khảo Thanh gọi là bờ, cõi. Thuyết Văn gọi là hội.

Văn của chữ vạn: Phạn gọi là thất ký nhị hợp mạt tha. Đường dịch là tướng kiết tường, có thuyết nói chữ vạn bộ thảo là sai. Trang quyển thứ tám kinh Hoa Nghiêm nói đủ tướng này, nhưng cũng không phải chữ này vậy. Đúng là trên thân Như Lai có mấy chỗ có tướng đại phước đức tốt là nh này.

倉廪 Thương lẫm: Chu lễ gọi là thương nhơn mang gạo vào kho, Thuyết Văn gọi là kho lúa. Bộ thực, bộ khẩu giống như hình chiếc gươm. Chữ lẫm theo Thuyết Văn là từ bọ ngạch, chữ hồi.

盈儲 Doanh trữ: Quảng Nhã nói: doanh là đầy, Thuyết Văn gọi là bình đầy. Chữ trữ, Khảo Thanh gọi là tích chứa, trữ lại.

Cơ cẩn: cơ là lúa không chín, cẩn là rau người chín, đều là chữ hình thanh.

Vũ bào: Thuyết Văn gọi là nước mưa, bộ thủy âm bào.

Tích lịch: chữ chánh xưa nay gọi là tích lịch là sét đánh thình lình, trên hình dưới thanh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 21

(Bị giáp trang nghiêm hội thứ bảy năm quyển.)

Tán phong: lễ ký gọi là chất lúa, Bát nhã gọi là ngoan. Nghĩa là dáng núi cao, Khảo Thanh gọi là quần thể núi nhỏ, nhóm chất gỗ, Thuyết Văn viết bộ mộc âm tán, hoặc bộ sơn. Phong nghĩa là núi cao mà nhọn, ở đây viết bộ sơn trong kinh viết bộ kim cũng được.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 22

防禦 Phòng ngự: Trịnh chú chu lễ nói ngự là cấm. Đỗ Chú tả truyện gọi là cấm chỉ, Thuyết Văn gọi là đế lỗ, bộ thị âm ngự.

Nghi nhiên: Khảo Thanh gọi là dáng núi đứng, chữ nhiên theo Thuyết Văn từ bộ nhục và bộ khuyển.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 23

炊然 Xuy nhiên: Nghệ Tông nói: xuy là chợt, Thiên Thương Hiệt gọi là tốt (chết), Thuyết Văn gọi là thổi lên.

悚慄 Tủng lật: Tiểu Nhĩ Nhã nói: tủng lật là dáng vẻ hết sức sợ hãi, đều là chữ trái hình phải thanh.

梃特 Đĩnh đặc: Quảng Nhã nói đĩnh là rút ra, Khảo Thanh gọi là trực, Thuyết Văn gọi là bạt (nhổ lên) bộ thủ âm đình. Chữ đặc theo Khảo Thanh gọi là hùng độc nhất, Khảo Thanh gọi là con trâu đực, bộ ngưu âm tự.

Chú dĩ: Tập Huấn nói: mưa thuộm thời nên muôn vật sinh sôi.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 24

筳裔 Diên duệ: Thuyết Văn gọi là đi đường xa, chữ duệ theo Đỗ chú tả truyện nói duệ là xa, Quảng Nhã nói duệ là tứ biểu. Thuyết Văn nói duệ là gấu áo.

階砌 Giai thiết: Cố Dã Vương nói: gia là lối lên, Lưu Hi nói giai là bực thềm, Thuyết Văn nói giai là bậc thang. Chữ thiết theo Khảo Thanh gọi là xếp chồng chất, thiết cũng như giai, chữ này bộ thạch âm thiết.

Oánh đổi: Mao Thi truyện nói cánh là uốn quanh, Vận Anh gọi là nhiễu quanh, Khảo Thanh gọi là cuốn lại, bộ mịch.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 25

提塘 Đề đường: Tô là m gọi là bờ đê, Vệ Chiêu nói: chứa đất lại để là m bờ ngăn hoặc viết chữ đề bộ phụ, chữ dưới là đường. Vận Anh nói: đường là cái đê hoặc viết bộ phụ cũng được.

爲榦 Vi cán: Khảo Thanh gọi là lễ, chánh, an, chất là thân cây Bồ-đề, là chánh gốc.

阿呵 A A: hai chữ đồng âm, trong kinh đã rõ âm.

澄蟫 Trừng đàm: đàm là lắng trong, chữ đàm theo Khảo Thanh là chỗ nước sâu thăm thẳm.

Hoa nhị: trong kinh viết chữ hoa lúa là sai, Tập Huấn nói nhị là nhụy của hoa.

Diêu duệ: là dáng gió bay.

Biên phiên: là kiểu chao hiện.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 26-27

(Pháp tư thể tánh hội thứ tám hai quyển.)

Đồi phụ: Khảo Thanh gọi là đống đất cao. Thuyết Văn gọi là gò nhỏ, bộ thể âm chuy, cổ văn viết bộ phụ. Chữ dưới là phụ là âm đọc của Ngô Sở. Vận Anh gọi là âm phụ, Nhĩ Nhã nói đất liền là phụ. Mao thi truyện nói: phụ là lớn, Khảo Thanh gọi là loại gò. Giá quỳ quốc ngữ nói phụ là sâu. Quảng Nhã nói gò không có đá gọi là phụ.

棖触 Tranh xúc: Quảng Nhã viết tranh là thích Khảo Thanh gọi là đồng, bộ thủ âm trường. Chữ xúc theo Quảng Nhã xúc là đột xuất, Tự Thư viết chữ để là sai, hoặc viết chữ xúc bộ ngưu là chữ hội ý.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 28

(Đại thừa thập pháp hội thứ chín)

捔塍 Giác thăng: Khảo Thanh nói giác là tiếp, chánh thể viết bộ đẩu, âm cấu. Thuyết Văn gọi đấu là đong lường, chữ thăng bộ lực âm thắng.

奢麻那 Xa-lợi-da: Phạn ngữ là tên của một bộ lạc của Bà-la-môn. Đức Thế Tôn ở trong ấp này khất thực không được mà mang bát không trở về.

遮摩那 Già-ma-na: là tên của nữ ngoại đạo tên là Tôn-đà-lợi. Vì chậu gỗ chuột cắn nên lấy đồ rịt lại rồi lấy đi, thân còn sống mà rơi vào vô gián địa ngục. Ở trong hầm ấy thấy trong thành Xá vệ.

Tỳ-lan-đa: là tên của trưởng giả, thỉnh Phật an cư, trưởng giả quên không biết Như Lai đến, Như Lai trong ba tháng chỉ ăn dé của ngựa.

Thổ thôi:

Thuần bị: Khổng chú Thượng thư nói: thuần là hạnh thuần nhất, Phương ngôn gọi là tốt, chữ bị theo Thuyết Văn gọi là đủ, bộ nhơn âm bồ nay văn kinh viết chữ bị bộ nhơn là chữ thông dụng.

Trảo chướng:

Ba-ti-chuyện: tiếng Phạn, là tên của Thiên ma, tương truyền lầm là ba tuần, tiếng Phạn không có chữ ba tuần. Cổ dịch là ba thuấn âm huyện, người sau viết nhầm chữ thuấn là tuần.

Qua đả: qua là đánh ngựa. Khảo Thanh gọi là đốt cây cỏ, bộ mộc âm quá. Thanh Loại gọi là chùy, chữ dưới là đả là đánh, đập, bộ thủ âm đinh.

Thiêu khước: Khảo Thanh nói thiêu là kén chọn, có âm là thao, Vận Thuyên nói thiêu là gạt ra, loại bỏ bộ thủ âm diêu.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 29

(Văn Thù Phổ Môn hội thứ mười, một quyển)

唯然 Duy nhiên: Tự Thư nói: duy là cung kính vâng dạ, tên giả vâng mệnh mà nghe theo lời dạy.

聚沫 Tụ mạt: gọi là bọt nước.

常鵂 Thường hưu: lấy mũi để ngữi, văn kinh viết bộ khẩu là chữ thông dụng.

鹹酢 Hàm tạc: Nhĩ Nhã nói hàm gọi là mặn, Khảo Thanh nói đó vị của nước, Thuyết Văn nói hàm là ngậm (bộ kim), văn kinh viết bộ dậu là sai, Thiên Thương Hiệt nói tạc là chua. Từ bộ dậu âm tạc, nay tục dùng như chữ thù tạc. Văn kinh viết chữ tích theo truyện dùng như chữ toan, chữ tụ bộ nhật, hai chữ dùng lẫn lộn nhau. Thuyết văn, Ngọc Thiên, Tự Thống đều viết chữ tạc bộ dậu.

细滑 Tế hoạt: Khổng chú Thượng thư nói: tế là nhỏ, Thuyết Văn gọi là tinh vi, bộ mịch âm tín, văn kinh viết theo thói quen là bộ điềm là sai. Chữ hoạt, Khảo Thanh gọi là mỹ, trơn. Thuyết Văn gọi là lưu loát, thuộc bộ mộc âm cốt.

興澍 Hưng chú: Trịnh Tiển Thi nói hưng là thạnh, Trịnh chú Khảo Công ký nói: hưng là động, Thuyết Văn gọi hưng là khởi. Chữ chú còn âm là chú bộ vương, Khảo Thanh nói mưa phải thời gọi là chú, bộ thủy, bộ thốn.

橐龠 Thác dược: Ngự chú Lão Tử nói: Thác dược là cái túi không đáy, tục gọi là cái túi da. Thược là ống sáo, là tên của loại nhạc cụ đều là loại chứa không khí và thoát ra thành tiếng.

捷疾 Tiệp tật: Khảo Thanh gọi là luận tiện, Thuyết Văn gọi là tiệp, bộ thủ âm tiệp.

諸冥 Chư minh: Mao Thi truyện nói minh là sâu xa. Trịnh Tiễn nói: minh là tối tăm, Thuyết Văn gọi là u tối. Nó thuộc bộ khuynh bao lại. Tiếp đó là bộ nhật và chữ lục, mỗi khi đến ngày mười sáu mặt trăng bắt đầu mờ dần đến khi tối hẳn, là chữ hội ý. Văn kinh phần nhiều viết bộ miên, chữ cụ viết thành chữ minh là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 30

(Xuất hiện Quang Minh hội thứ mười một, năm quyển.)

燈漻 Đăng liêu: Khảo Thanh nói liêu là khinh nhiễu, Tự Thư nói đốt đuốc gọi là liệu, Thuyết Văn gọi là phóng hỏa, bộ hỏa âm liêu.

Hà cấu: hà là vết ngọc, cấu là dơ uế.

Chiêm-bặc-la: là một loại cây hoa của Ấn Độ. 拘律陀 Câu-luật-đà: phải nói là Ni-câu-luật kinh là lặc tụng lượt bỏ chữ ni hoặc nói là ni cấu loại, hoặc nói Ni-câu-đà, là đọc lược của âm Phạn. Tàu dịch là vô tiết thọ nói giống cây ngô đồng, da không xanh không có ngấn nhan, thân cao thẳng tròn trịa.

Kiên-phúc-ca: (Phạn ngữ) là tên của loại công hoa ở Ấn Độ, Đại Đường Tây vực ký nói: Ấn Độ có rất nhiều cây kiên-phúc-ca hoa của nó màu đỏ hình như bàn tay người, âm nghĩa trước hoặc gọi là A-thúcca. Xứ này gọi là tây-vô-ưu hoa của nó cũng màu đỏ.

優曇鉢羅 Ưu-đàm-bát-la: hoặc gọi là Ô-đàm-bạt hoặc chỉ gọi là

Ưu-đàm đều là tiếng Phạn.

Thi-lợi-sa: đây gọi là kiết tường, nghĩa là cây hợp hôn, tục gọi la ban đêm hoa nó khéo loại rất thơm.

阿提目多 A-đề-mục-đa: là tiếng Phạn, chính Phạn âm là tên của loại A-địa-mục-đắc-ca hoa. Ở Ấn Độ có loại cây này nhưng Trung Hoa không có.

Mục-chơn-lân-đà: là đọc trại âm Phạn. Đọc đúng là mẫu chơn lân thủ (thượng thanh) đó là tên loại cây hoa. Cũng là tên của Long vương.

磨罥 Ma quyến: âm trên là Ma là đọc lược của âm Phạn, chính phạn âm là Ma-la, đường gọi là sức mạnh. Loại quỷ thần này có sức mạnh lớn có thể là m chướng ngại sự tu hành thập thiện nên lấy đó mà đặt tên, quyến là lưới, quyến cũng gọi là buộc, bộ võng âm quyên.

Kỳ chú: chú nghĩa là tim đèn, là chỗ dẫn dầu.

Kim sáng: bộ mộc âm dương, văn kinh viết bộ hán và bộ mộc là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 31

Chú Cam Vũ: Huấn giải như văn kinh đã giải ở trước.

Chích liêu: chích là đốt lửa, kinh viết âm cũng là sai. Liêu là mồi lửa. Trong kinh viết chữ liệu là bịnh, chữ này e rằng sai nghĩa kinh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 32

拘枳羅 Câu chỉ la: (Phạn ngữ) là tên của loài chim, câu chỉ là lấy âm thanh mà đặt tên, loài chim này tính thích chỗ rừng rậm không thích ở nơi rừng cây trụi lá.

Bễ phước: sách nói bễ là da trước đùi. Thuyết Văn viết bộ cốt âm tỳ, văn kinh viết bộ nhục chữ dưới là bác. Tự Lâm nói bác là bắp tay, Văn tự tập lược nói là kiên giáp (chỗ giữa hai vai liền nhau). Thuyết Văn viết bộ cốt âm bác. Chữ bác là từ bộ bổ, bộ thốn, văn kinh viết bộ nhục để vay chữ, chẳng phải chữ này, vì rất trái với nghĩa kinh.

傭滿 Dong mãn: Vận Anh nói: dong là thẳng, Khảo Thanh gọi là trên dưới bằng nhau, Thuyết Văn viết bộ nhơn âm dung, chữ mãn là từ bộ thủy âm man, là chữ hình thanh.

足跟 Túc cấn: tự thống nói cân là gót chân, chữ này là bộ túc âm cấn.

紺青 Cám thanh: cám là màu xanh thẩm, Thuyết Văn gọi là bạch đem nhuộm màu xanh mà pha sắc đỏ, bộ mịch âm cam, chữ thanh là bộ sanh và chu kết hợp nay viết chữ thanh biến thể.

芬轼 Phân thức: Khảo Thanh nói là mùi thơm, Thuyết Văn nói héo cỏ mới mọc tỏa ra mùi thơm, thuộc bộ triệt âm phân, nay lệ thư viết bộ thảo.

螺文 Loa văn: là chữ thông dụng, chánh thể viết chữ luy, loài hải sản có vỏ, vết vằn xoay bên trái. 漥曲 Oa khúc: Vân Thuyên nói: gọi là chỗ đất ẩm thấp, Thuyết Văn gọi là bộ huyệt âm cao.

炳著 Bính trước: Thiên Thương Hiệt nói bính là sáng, Khảo Thanh gọi là lửa sáng, Thuyết Văn viết bộ hỏa âm bính, hoặc viết giống như chữ trứ, nghĩa là sáng.

膊傭 Bác dong: hoặc viết chữ phác, thoan, toan bốn kiểu đều là một, là xương đùi, Thuyết Văn viết bộ nhục âm chuyên, chữ chuyên là bộ thốn.

迦蘭陀洚 Ca-lan-đà-hồng: là tiếng Phạn, tên của một loài chim, cũng là tên cái ao, cũng là tên của vườn trúc, cũng là tên của tụ lạc.

恨戾 Hận lệ: Tự Thư gọi là rất ác, bộ nhơn âm cấn.

詭異 Quỷ dị: Khảo Thanh nói: ngụy là dối trá, lừa bịp, quỷ kiệt. Cố Dã Vương nói quỷ là kỳ lạ, hoặc viết bộ tâm.

耎草 Nhuyễn thảo: Thuyết Văn gọi là yếu, bộ nhị, bộ đại. Văn kinh viết bộ xa là sai, tất cả sách đều không viết chữ nhuyễn có bộ xa này.

瘡疣 Sang vưu: là chữ thông dụng, Khảo Thanh nói: sang là bệnh nhọt. Thuyết Văn gọi là bị thương, Cổ văn viết bộ qua. Chữ vưu, Thiên Thương Hiệt nói vưu là bệnh bứu, Khảo Thanh nói bứu mọc ngoài da.

阿那婆伽 A-thác-phược-ca: là tiếng Phạn là tên của đại tướng quỷ thần nơi hoang dã, hoặc gọi là yết tra bạc, tục gọi là đại tướng 8 nguyên soái, là một trong mười sáu đại dược xoa tướng.

摩那婆伽 Ma-na-bà-già: (tiếng Phạn) là tên của Long vương cũng là tên của đại thần.

牟廬 Mâu-lư: tiếng Phạn là tên của loài trời, vị trời này anh của bốn chị em thiên nữ, đều là quyến thuộc của chư thiên trong cõi dục.

尸棄碁 Thi-khí-kỳ: (tiếng Phạn) là tên của Trì Quốc Thiên vương ở phương Đông.

鳩槃茶 Cưu-bàn-trà: là tên của họ quỷ Thiên vương ở phương Nam, mặt giống như quả dưa mùa đông.

毘盧擇伽 Tỳ-lô-trạch-ca: âm trạch trong kinh viết chữ thích là sai, là một trong Tứ đại thiên vương, Thiên vương ở phương Nam thống lãnh, như các chúng Cưu-bàn-trà ở trước.

Tam-mộ-đa: (tiếng Phạn) là thần gió, cũng là tên khác của phong thiên.

綵幔 Thái mạn: Quảng Nhã nói mạn là tấm màn là che đậy, Thuyết Văn gọi là mạc, bộ cân âm man.

叢廁 Tùng xí: Khảo Thanh gọi tòng là tụ, xí theo Quảng Nhã gọi là khoảng, Thiên Thương Hiệt gọi là bế đến là chỗ tạp, bộ nghiễm âm tắc.

Thác nhữu: Khảo Thanh gọi là lẫn lộn. 瞻菩伽 Chiêm bồ-ca: là tên một loài hoa.

Tất-lực-ca: tiếng Phạn là tên của một loài hương.

Hoài nhâm: cổ văn viết bộ nữ thành chữ hoài, Thiên Thương Hiệt viết chữ hoài là ôm ấp. Chữ nhậm, Quảng Nhã gọi là có thai. Có âm thân hoặc chữ nhâm, Thuyết Văn gọi là bào thai, Khảo Thanh nói người phụ nữ có thai, bộ nữ âm nhậm.

鐶釧 Hoàn xuyến: Nhĩ Nhã nói thịt ngon như một gọi là hoàn. Quách Chú nói: vòng có lỗ, chữ xuyến theo Vận Anh nói xuyến là vòng tay, là chữ hình thanh.

樊謄 Phàn đằng: Thuyết Văn nói phàn là dẫn đằng, theo Khảo Thanh đằng là loại dây leo tràn lan, bộ thảo âm đằng.

蠲勞 Quyên lao: Quách Phác chú Phương ngôn nói: quyên là trừ bỏ.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 33

Đổi hận: Thuyết Văn nói: đổi là oán. Văn kinh viết chữ đối bỏ chữ tâm.

抮漈 Chẩn tế: không phản âm, lấy chữ chẩn, thượng thanh, Phương ngôn nói: chẩn là cứu trợ, bộ thủ âm chẩn.

Đà-la-nhị-noa-chú: chữ trong chú này chỉ lấy thanh vận, do ảnh hưởng chữ Phạn nên không tiện giải thích. 瞖羅 Ế-la: bộ mục âm ế, văn kinh viết nhầm bộ dậu, thành chữ y là sai, chữ la ở dưới là âm bật của lưỡi.

Mang nang.

Nhưỡng.

Nghiệt.

Những câu chơn ngôn này không phải chính Phạn bổn, chỉ dịch nhờ vào bản cũ.

皆挾 Giai hiệp: Khảo Thanh nói hiệp là giữ, là dấu riêng.

沍橖觸 Hỗ đng xuùc: Khaûo Thanh noùi tranh laø caùi truï. 金柄 Kim bính: Khảo Thanh nói bính là đồ vật có chuôi cầm.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 34

補特伽羅 Bổ-đặc-già-la: (tiếng Phạn) Đường dịch là pháp vô ngã.

Quảng hiểm: Khảo Thanh nói hiểm là nơi hiểm trở, gồm bộ hán, bộ phụ âm hiệp, văn kinh viết bộ khuyển là sai.

Đà-la-ni-đế-thế.

喉腭 Hầu ngạc: là chữ thông dụng, chánh thể viết bộ nhục, hai bộ khẩu, âm huyên.

賷持 Tê trì: là chữ thông dụng, Cố Dã Vương nói tê cũng giống như trí, Quảng Nhã gọi là tặng, Thuyết Văn gọi là đem đi, chánh thể vết chữ tê bộ bối âm tề.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 35

(Bồ-tát Tạng hội thứ mười hai, trước có nói về ý nghĩa nay chỉnh thêm, hai quyển)

Bạt-già-phạm: (Phạn ngữ) là danh hiệu tôn xưng của Như Lai, đây là tên hay trong các Đức Phật Địa Luận kệ nói:

Tự tại xí thạnh và đoan nghiêm.

Gọi là kiết tường và tôn quý Như vậy lục chủng nghĩa sai biệt Nên biết gọi chung Bạc-già-phạm.

Câu văn này bao hàm nhiều nghĩa.

Người dịch kinh vì sợ không lột tả hết sự mầu nhiệm đó nên vẫn giữ nguyên chữ Phạn.

Thất-la-phiệt: (tiếng Phạn) là tên của một quốc gia ở Ấn Độ, cổ dịch là thành Xá vệ, hoặc gọi là xá-bà-đề. Nghĩa là nước này xuất hiện nhiều bậc nhân tài, có nhiều tài nguyên quý giá. Thiện kiến luật cũng gọi là nước giàu có, nghĩa là nước đó có rất nhiều bậc thông minh, trí tuệ xuất hiện. Trân bảo các nước đều cống nạp về nước này. Vì có nhiều tài sản quí giá nên gọi là “đa hữu”. Thời xưa có người Xá vệ ở đất này, vì thế đặt tên là Xá-vệ, nó thuộc miền Trung Ấn.

魔王 Ma vương: Tự thư vốn không có chữ ma này. Dịch giả chuyển chữ ma thành ma-la, cổ dịch là hay làm chướng ngại người tu hành. Lại nói vì làm mất tuệ mạng, cho nên khởi kinh nói: cõi trời tha hóa dưới cõi sơ thiền có cung điện của ma ba-tuần, sắc thân và tuổi thọ của ma trội hơn các trời tha hóa tự tại. Nó thường so tài với Phật Nhiếp thuộc Nhĩ hóa thiên, Phạn ngữ gọi là Ba-tất-duyện, Đường gọi là ác dục, đa ái dục.

阿素洛 A-tố-lạc: cựu dịch là A-tu-luân, hoặc gọi là A-tu-la đều đọc trại âm của tiếng Phạn, chánh âm là A-tố-la chuyển lưỡi. Tàu gọi là phi thiên, nó là loài có phước đức lớn nhất trong các loại quỷ thần chướng ngại phong tục ở Ấn Độ phàm các loại quỷ thần đều gọi chung là thiên. Loại này thường hay tranh giành phần hơn với chư thiên, cho nên gọi tắt là phi thiên. Khởi thế nhân bản kinh nói: loài này có bốn loại: một loại cung điện ở dưới biển, bốn phía núi Tu-di đều có mỗi cõi, phương Đông là của Tỳ-ma-chất-đa, phương Nam của dũng dược, phương Tây là của huyễn hóa, phương Bắc của La-hầu, trên cách mặt biển cả vạn du thiện na, khi cảm tứ phong luân chuyển mang bước khiến cho ở được. Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là kiên cố hoặc ở trong các núi, hải đảo luôn nghe có hang A-tu-la. Các truyện ký đã nói là Bồ-tát Thanh Biện đã vào những nơi này.

Dược xoa: cựu dịch duyệt xoa hoặc gọi là dạ-xoa, hoặc gọi là dãxoa đều đọc trại, chính là chúng của Đa-văn Thiên vương cai trị.

摩揠佗 Ma-yết-đà: hoặc gọi là Ma-kiệt-đà, hoặc gọi là Ma-kiệtđề đều là một. Tây Vực ký nói: ở nước Trung Ấn gọi là Ba-liên-phấtấp vùng đất ấy ẩm ướt sinh sản nhiều loại lúa gạo, là lãnh thổ của vua Vô-ưu cai trị, xứ này có rất nhiều thánh tích.

鷲峰 Thứu phong: âm tựu hoặc gọi là linh thứu, hoặc gọi là thứu đầu, hoặc thứu tố. Đều tùy thoe thói quen mà nói. Cổ gọi là Kỳ-xàquật, chính là đọc lược âm tiếng Phạn, chánh gọi là hợp hai âm hột lý và đà-la. Đọc chuyển lưỡi là củ thác sơn là nơi chim thứu ở, là loại cao đài nên đặt tên là thứu đài, vì loại chim này ở trên đỉnh núi cho nên gọi là thứu phong hột.

僧伽觝 Tăng-già-để: Âm tri, cực gọi là tăng-già-lê, tàu gọi là do kép, tức là đại y của chư tăng ngày nay. Dưới là cửu điều, trên là hai mươi lăm điều, chỉ lấy kỳ số chín loại sai biệt, đầy đủ như trong văn luật đã nói, Phật chế khi vào cung vua, khi vào tụ lạc, khi chiết phục ngoại đạo, khi thấy thú dữ thì phải mặc y này.

Nghiêm chỉnh: Khảo Thanh nói: chỉnh là tề, chánh lý.

Siêu đỉnh: phương ngôn nói siêu là xa, Thiên Thương Hiệt gọi là vượt qua. Quảng Nhã gọi là băng qua, Vương Dật chú sở từ gọi siêu là việt. Thuyết Văn gọi là khiêu. Bộ tẩu âm chiêu. Chữ chiêu gồm bộ đao bộ khẩu, chữ dưới là nị, Vương Dật chú sở từ nói: nị là trơn.

An-thiện-na: (tiếng Phạn) là tên của loại thuốc nhỏ mắt. Đây gọi là loại thạch dược, màu xanh sẩm và pha lẫn sắc đỏ cũng giống kim tinh.

Đề thanh: là tên bảo bối, chỉ có thiên đế mới có loại ngọc xanh này, vì thế đặt tên là đế thanh.

Thiên cung: hoặc gọi là đế cung, tức là cầu vồng, tục gọi chữ hồng là giáng, thi nói đế đông và hồng nhi đều là một.

Hà uế: Ngọc Thiên nói hà là vết của ngọc, uế là không sạch sẽ.

鑄金 Chú kim: Cố Dã Vương nói nung đồng là m đồ dùng gọi là chú Thuyết Văn gọi là nung chảy kim loại, bộ kim và chữ thọ kết hợp.

奢摩呵 Xa-ma-ha: (Phạn ngữ) Đường gọi là định hoặc gọi là tịch tịnh đều một nghĩa.

鴈行 Nhạn hành: Mao Thi truyện nói: con lớn là hồng, con nhỏ là nhạn.

Kiều-đáp-ma: (tiếng Phạn) Ngài Nghĩa Tịnh dịch là loại trâu phẩn, là chủng tộc cam giá hoặc gọi là loại đất bùn (nê thổ chủng) cổ gọi là cù-đàm.

Toan-nghê-hạm: Nhĩ Nhã nói toan nghê như loài sư tử ăn thịt hổ báo. Quách Phác nói: chính là sư tử, xuất hiện ở Ấn Độ, vào thời Hán Vũ Đế vua Sơ-lặc nuôi.

Tiêm tạp: tiêm là nhỏ, chữ tạp gồm bộ y âm tập, tạp nghĩa là ác năm mày.

Kiên bác: đã giải ở trước.

Bể thoán: Thuyết Văn gọi là đùi ngoài, bên trong gọi là cổ, ngoài gọi là bể, bộ nhục âm tỳ. Chữ dưới là thoan, hoặc viết là đoán, Thuyết Văn gọi là gót chân, bộ nhục âm đoan.

Võng man: Quảng Nhã gọi là căng da. Trong mười ngón tay của Như Lai có chỉ thịt nổi giống như chân thiên nga.

Song chích: hoặc gọi là tích, Thuyết Văn gọi là bàn chân.

Cù-lạp-pha: (Phạn ngữ) Tàu gọi là hai bên hông.

Đạo không: Lưu Triệu chú Công Dương truyện nói: đạo là thực hành, Thuyết Văn gọi là dẫm đạp.

Khiếm hoài: Khảo Thanh gọi là nghĩ thầm, là dòm lén, Thuyết Văn gọi là ăn trộm. Từ trong hang ra, thuộc bộ huyệt.

Na-du-đa: (tiếng Phạn) là danh từ pháp số của Ấn Độ, cổ gọi là Na-do-tha, kinh Hoa Nghiêm, phẩm A-tăng kỳ nói là câu chi. Câu chi là một A-du-đa, A-du-đa là một na-du-đa. Trong ba tầng pháp số, đây chính là tầng lớn nhất.

Câu chi: cũng là pháp số của phương kia, phẩm A-tăng kỳ trong kinh Hoa Nghiêm nói: mười vạn là một lạc xoa, một trăm lạc xoa là một câu chi. Đây là số trung bình.

Sử lưu: Thiên Thương Hiệt nói sử là nhanh chóng. Quế Uyển Châu Tụ nói: là vội vã, bộ mã âm sử. Văn kinh viết bộ quyết là sai, chữ lưu gồm bộ thủy, bộ thốt, bộ xuyên bỏ dấu chấm thành chữ lưu.

Phiêu một: Thuyết Văn gọi phiêu là nổi, Quảng Nhã nói phiêu là tẩy, chữ một theo Đỗ chú tả truyện gọi là chìm. Thượng loại gọi là nịch, Thuyết Văn gọi là trạm.

Mạc-ma: (Phạn ngữ) Tàu gọi là tử tiết nghĩa là lóng đốt của con người như bị đánh bị đập rồi chết sớm gọi là tử tiết.

Độc diễm: Thuyết Văn nói lửa đốt cháy sáng rực, Vận Anh gọi là ánh lửa.

Si cổ: Thuyết Văn nói si là ngu si không có trí tuệ, Trịnh Chúng chú chu lễ nói: không có mắt gọi là cổ, mang mang như da trống.

Diệm ma: trong phần âm nghĩa của Đại Bát-nhã đã nói rõ.

Hồi phục: chữ hồi văn tự âm nghĩa nói: trong nước xoáy, chữ phục theo Khảo Thanh gọi là dòng nước cuồn cuộn.

Ba đào: Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói: nước thủy triều vọt lên gọi là đào, Thiên Thương Hiệt nói sóng lớn gọi là đạo.

Chẩm trước: Vận Anh nói: chẩm là đam mê, Khảo Thanh gọi là ngoạn mục, đắm trước. Trước theo Quế Uyển Châu Tòng nói: trước là gần Hán Thư gọi là chí (đến) bộ thảo và chữ giả văn kinh viết bộ mục là chữ thông dụng trong sách vỡ.

Luy liệt: Khảo Thanh nói luy là gầy ốm, Thuyết Văn gọi là môn. Chính là chữ sấu, chữ liệt tự như nói liệt là yếu, bộ thiểu trên bộ lực là chữ hội ý vậy.

Lục xứ: theo Phạn ngữ gọi là A-đát-na. Tàu phiên là xứ, xứ nghĩa là xứ sở, là chỗ sanh ra cựu dịch là lục nhập thất. Phạn bổn là Bát-laphiệt-xá, Tàu gọi là nhập.

Hôn mao: Thuyết Văn nói hôn là vọng, Quảng Nhã nói hôn là si mê. Chữ mao, tự thư gọi là loạn, bộ lão âm mao.

Bì hoãn: Nhĩ Nhã nói hoãn là thong thả. Cố Dã Vương nói là khoan thai, theo nghĩa bì hoãn là khoan mang (chậm rãi) bộ mịch âm viên.

Ma-nạp-bà (Phạn ngữ) hoặc gọi ma-na-bà hoặc gọi na-la-ma-nạp hoặc gọi là ma-nap-phược-ca, hoặc gọi là na-la-ma-na, hoặc chỉ gọi là ma-nạp đều là lời đọc trại âm, cùng chung một nghĩa, Tàu gọi là nho đồng nghĩa là đồng tử.

Toát-ma: Khảo Thanh nói: túm lấy. Quảng Nhã nói toát là cầm giữ.

Bị sanh: hoặc nó ngu dị sanh, nghĩa là ngu si ám chướng không sinh vô lậu, cổ dịch là tiểu nhi biệt sinh, vì khờ như đứa trẻ, hoặc nói tiểu nhi phàm phu hoặc viết anh ngu phàm phu, hoặc nói là mao đạo phàm phu, hoặc nói mao đầu phàm phu, nghĩa tuy là một nhưng cách nhau rất ra nghĩa đầu là đúng.

Chiên-trà-la: (tiếng Phạn) chính là người chủ quả ngục hoặc kẻ hốt phân dơ.

Bị cương: Khảo Thanh nói: lấy cung tên bắn chim, tự thư gọi là bỏ thân ngoài đường, hình ấy giống như cây cung, chữ này bộ cung âm canh.

Ma-quyến: Khảo Thanh nói: dùng lưới giăng bắt, hoặc bó buộc, Vận Anh nói: bắt giữ, bộ võng âm quyên. Kinh nói: ma-quyến là ngũ dục, Ma vương do đây mà trói buộc chúng sanh.

Bất giác: nghĩa là ngủ nghỉ.

Thính bất: tự thư nói thính là cho phép, thuận theo.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 36

(Phẩm thọ ký Kim tỳ-la thiên, Bồ-tát Tạng hết quyển này).

Kiền đạt phược: (Phạn ngữ) lỗ chất. Đường gọi là thưởng thức mùi hương, lấy hương để nuôi thân cũng gọi là thần hương hành, hoặc nói là xú hương, còn gọi là tầm hương thần hoặc nói ở trên núi hương, hoặc nói thân có mùi thơm lạ. Có thuyết nói đó là thần âm nhạc là nghĩa dịch vậy. Cựu gọi là càn-thát-bà, cũng gọi là càn-đạp-hòa đều là âm khinh trọng bất đồng của các nước.

Yết-lộ-trà: cũng là thứ đề không đẹp. Cựu gọi là ca-lâu-la hoặc gọi là kim xí điểu.

Mạc-hô-lạc-ca: hoặc gọi là mây-hô-lạc đều đọc trại âm, Tàu gọi là đại phúc hạnh tức là thần mãng xà. Có sức thần lớn có khả năng biến thành người.

Khẩn-nại-lạc: là thần múa, thân người mà đầu ngựa hễ là nữ thì như người đoan chánh khép ca múa, phần đông là m thê thiếp với Cànthát-bà.

Ôn-bát-la-hoa: (Phạn ngữ) Đường gọi là hoa sen xanh, hoa màu xanh, là mềm rộng, dài, mùi thơm lan khắp, thế gian này không có hoặc gọi là Ưu-bát-la.

Bát-đặc-ma-hoa: hoặc gọi là bát-đầu-ma, hoặc gọi bát-nỏa-ma, chính Phạn âm là bát-nạp-ma, Tàu dịch là hoa sen hồng, hoặc gọi là màu vàng tía.

Câu-hóa-đà: hoặc gọi câu-mễ-đà, hoặc gọi câu vật đầu, chính Phạn âm là câu-mâu-na tức là hoa sen màu đỏ thẩm, có thuyết nói màu sắc như ánh lửa.

Bôn-trà-lợi-ca hoặc gọi là Phương-đà-lợi, chính Phạn âm là Bônô-nỏa. Lợi-da Tàu dịch là hoa sen tuyết, loại này không có ở nhân sản sinh ở ao đại long, cũng gọi là A-nâu-liên-trì.

Y hổ: Nhĩ Nhã gọi là cây nhờ.

Đỗ-sử-đa: (tiếng Phạn) là tên của trời Không Cư Thiên trong cõi dục giới. Cựu dịch: Đâu-suất-đà hoặc gọi là Đâu Thuật hoặc gọi Đâu Sử Đa, đều đọc trại từ âm Phạn, Đường gọi là tri túc, hoặc gọi là diệu túc, phàm thánh giới địa phương nói: cõi phàm thì đa phảng dật, cõi trời thì nhiều ấm độn, cho nên gọi là tri túc, đa số các vị Bồ-tát Nhứt Sanh Bổ Xứ là m Thiên vương ở cõi này. Tuy đầy đủ muôn hạnh và công đức thập độ nhưng vẫn chuyên ròng tinh tấn. Luận Bà-sa và chánh pháp niệm kinh nói: cõi kia lấy mây báu là m đất, dưới cách mặt biển ba mươi hai vạn du thiện na. bốn trăm năm ở cõi nhân gian bằng một ngày một đêm ở cõi kia, tuổi thọ bốn ngàn tuổi. Thân cao hai dặm.

Tứ châu: Nhĩ Nhã nói: có thể ở trong lãnh địa bình thường gọi là châu. Nói tứ châu trong biển cả bốn phía núi Diệu cao đều có một châu. Phía Đông gọi là Thân thắng, Nam là Thiệm bộ, Tây gọi là Ngưu hóa, Bắc gọi là Cao thắng. Thân hình và tuổi thọ trong mỗi châu đều khác nhau, rộng như trong khởi thế câu xá đã nói:

Khắc-già-sa: (tiếng Phạn) là tên của một con sông ở Ấn Độ, thượng nguồn của con sông này xuất phát từ sông Vô nhiệt não, cát của nói nhuyễn mịn như bụi trần, vì không thể đếm xiết cho nên nêu ra để là m thí dụ.

Chuyên ngõa:

Lịch thạch: Khảo Thanh gọi là đá vụn, Thuyết Văn viết bộ thạch, đọc lược từ âm lạc.

Tru ngõa: tru Thuyết Văn gọi là gốc cây, chữ dưới theo Tự Thư gọi là tên khác của sát thọ.

Độc thích: Chu lễ nói thích là giết, bộ đao âm thúc.

Đố-đơn-na: tiếng Phạn là tên của loài quỷ, gọi là phú-đơn-na, hoặc gọi phú-đà-na, đều đọc trại chứ không đúng, Tàu gọi là xú uế. Tuy thân hình nó hôi thúi nhưng nó là loài cá phước báo lớn nhất trong các loài ngạ quỷ.

Mục-kiền-liên: (đọc nhầm tiếng Phạn) chính âm Phạn gọi là Mộthùng-nô-đắc-lạc-lạ, Đường gọi là họ Thái thúc. Tổ tiên của vị đại Ala-hán này thuộc chủng tộc Thái thục lục đậu (hái đậu xanh) lấy đó mà đặt họ.

Uất-đa-la tăng già: (tiếng Phạn) là tên của ca-sa bảy điều mà chúng tăng thường đắp cũng gọi là y cắt sọc.

Tứ nhữ: Vận Anh nói tứ là buông lung.

Nhiễu chuyển: Tập Huấn nói: Nhiễu là đùa giỡn nhiều loạn nhau,

Tam thương nói: nhiễu là nô đùa, là ngược.

Vi nhứt thiết: Vận Anh gọi là trợ giúp. Từ bộ trảo viết thành chữ vi là đứng. Văn kinh viết chữ vi tắc.

Vi phổ: Khảo Thanh nói là là m.

Đệ đăng: Vận Anh nói đệ là thềm bằng gỗ, bục gỗ, bộ mộc, âm đệ. Chữ đăng, Quách Chú Mục Thiên tử nói đăng là cái bệ. Vận Anh nói đăng cũng như đệ, Tự Thư nói đăng là hiểm hóc, chữ này bộ phụ.

Vi kiều: Khảo Thanh nói kiều là cái cầu. Tự Thư nói kiều là cái cầu để bắt qua sông, bộ mộc âm kiều.

Lao cố: Quảng Nhã nói: lao là bền vững, Thuyết Văn nói bốn mặt đều bao bọc, Cố Dã Vương nói lao cũng như Cố. Thuyết Văn gọi là xây chuồng nuôi trâu dê.

Quyết nhất: Mao Thi truyện nói: quyết là động, Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói quyết là đi, Cố Dã Vương nói quyết cũng giống như kinh hãi, nghĩa là mau chóng. Quảng Nhã nói quyết là đạp dẫm, hoặc viết là thú quyết đều giống như chữ nhất. Thuyết Văn gọi là túng.

Xuyên triệt: Vận Anh nói: xuyên là cái hang, Thuyết Văn gọi là thông suốt, gồm bộ huyệt bộ nha. Chữ triệt theo Đỗ chú tả truyện nói: triệt là thấu đạt, Thuyết Văn gọi là thông thạo, bộ xích.

Tĩnh lự: Cổ gọi là thiền định, Thuyết Văn gọi tĩnh là thẩm sát, Khảo Thanh gọi là an ổn tĩnh mịch. Tập Huấn nói lự là suy nghĩ, bộ tâm và âm lư.

Quỹ phạp: Mao Thi truyện nói: quỹ là cạn kiệt, Khảo Thanh nói quỹ là nghèo thiếu, Thuyết Văn gọi là cái hộp, bộ phương âm quý, hoặc có khi viết thêm bộ mộc chữ phạp, Thượng thư đại truyện nói đi đường mà không có tài sản gọi là phạp, Tả Thi truyện nói trái với chánh gọi là phạp.

Tam-ma địa: (Phạn ngữ) Đường gọi là định, hoặc gọi là đẳng trì hoặc gọi là đẳng chí đều có nghĩa là định.

Bát-la-nhã: âm bát là đọc nhầm âm Phạn, chánh Phạn âm là hợp hai chữ bát la, và chỉ nhưỡng. Đời Đường gọi là tuệ, cổ dịch là trí tuệ, nghĩa là sáng suốt.

Tát-đỏa: (tiếng Phạn) Đường gọi là hữu tình, cổ dịch là chúng sanh.

Táo động: Trịnh Huyền chú luận ngữ nói là không an tịnh, Giả Quỳ nói: táo là nhiễu nhương. Mật pháp nói: thích biến động gọi là táo. Thuyết Văn nói táo là tánh vội vã, bộ túc âm táo.

Tha-na: là đọc nhầm âm Phạn, chính âm là đà-nang, Tàu dịch là thí.

Mãnh lệ: Mao Thi truyện nói: lệ là ác, Trịnh Huyền nói: phạm tội là m ác gọi là lệ. Đỗ chú tả truyện nói: lệ là mãnh, Mật Pháp nói: tàn bạo (bạo mạn) không có ai thân gọi là lệ, giết hại không còn ai gọi là lệ, văn kinh viết bộ lực là sai, Thuyết Văn viết bộ hán và chữ vạn.