BẮC SƠN LỤC

– Đất Tân châu, chùa Huệ nghĩa, Sa-môn Thần Thanh soạn – Nước Tây Thục, đình Thảo huyền, Sa-môn Huệ Bảo chú.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Bộ sách này gồm mười quyển nói về các mục sau:

  1. Thiên Địa Thủy
  2. Thánh Nhơn Sanh
  3. Pháp Tịch Hưng
  4. Chơn Tục Phù
  5. Họp Bá Vương
  6. Chí Hóa
  7. Tông Sư Nghị
  8. Thích Tân Vấn
  9. Tang Phục Vấn
  10. Cơ Dị Thuyết
  11. Tống Danh Lý
  12. Báo Ứng Nghiệm
  13. Luận Nghiệp Lý
  14. Trụ Trì Hạnh
  15. Dị Học
  16. Ngoại Tín.

 

LỜI TỰA

Trước tôi muốn nghe sách Phật nên học hỏi ngài Nam Bình Phạm Trăn Pháp sư mà nhận được lục này. Ngài Nam Bình nói: Xưa tôi từng nghe Lão sư nói Đinh Bí Giám rất thích sách này, mới xem qua không rằng trong tay có được bản gốc. Lời Lão sư rất đáng tin. Những bài viết của Đinh Bí Giám đều nêu ra những điều rất hay. Nhất thừa là gốc mà sách của Bá gia chỉ là nhánh lá. Tìm nhánh thì như tìm sông mà đi trên đất không được nguồn gốc cũng đủ xem là học rộng huống là thấu suốt nguồn gốc ư? Song sách ấy lưu hành chưa bao lâu thì trên đời hiếm thấy người đọc. Người đọc đều là kẻ có tiếng thời ấy. Mà người đọc chỉ dùng chơi riêng làm của không hề truyền rộng ra ngoài. Tôi nghe ngài Thần Thanh ở thời Nguyên Hòa đạo ngài rất hiển hách, đường thời được các công khanh kính trọng lễ bái, người theo học Ngài có đến ngàn người. Tánh Ngài thích sáng tác các phần trích luận trong kinh hoặc học bớt hoặc hàn thêm có hơn trăm quyển mà riêng lục này thì nêu ra được các điều sâu sắc và rộng lớn nhất khiến người học thấu đáo sách mà đạt đến nguồn cội thì lo gì mà chẳng được Thần Thanh. Thần Thanh là tên Ngài sanh ra ở dưới núi Đại An, sau ở Trường Bình Sơn Âm nên gọi là Bắc Sơn Lục. Ngài Hiền Đại sư có được Bản Thục đầu tiên bèn đem truyền rộng cho các người thích sách bèn mời tôi ở Đại phương mà khắc bản in ra. Nhơn đó tôi thuật lời của ngài Nam Bình Pháp sư để ở đầu quyển.

Năm đầu Hy Ninh, ngày 12 tháng 05 Tiền Đường Trầm Liêu kính lời tựa.

 

QUYỂN 1

I. THIÊN ĐỊA THỦY (nguồn gốc của trời đất vũ trụ)

Bậc Ngại Nho (Lão Nho có đạo đức) gây tiếng tốt cho Đạo Nho và đám nhà Nho mến thích giáo ấy. Tiểu Tử tôi nghi việc khởi đầu của vụ trụ trời đất mà kính lạy nêu hoài bảo. Ngại Nho nói: Lớn lao thay lời hỏi. Ta biết trời đất mênh mông rộng lớn và mịt mờ đối với người mà hiểu biết sáng tỏ. Hãy lắng nghe lời ta giải bày. Dịch có Thái Cực mà sanh Lưỡng Nghi, lúc đầu tiên chưa có điềm gì thì bằng bằng dực dực hạng hạng đổng đổng (mênh mông lẫn lộn), trong đục một lý, hỗn độn (trộn lẫn) không có hình tượng gì. Kịp khi nguyên khí hồng mông bắt đầu manh nha (nảy mầm) trời đất lúc chưa phân cũng như cái trứng gà trong đục đã có điểm rồi thì gọi là lưỡng nghi, khí trong là trời khí đục là đất, khí hòa là người, là tam tài) về sau mới có Bàng Cổ sanh trong đó 18.000 tuổi. Khi trời đất mở ra, trời cao một trượng, đất dày một trượng. Mặt trời Bàng Cổ dài một trượng, đầu ở Đông Chân ở Tây, tay trái đến Nam, tay phải đến Bắc. Mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm thở ra là nắng nóng, hít vào là lạnh, thở hơi ra thành gió mây, nhả tiếng ra thành sấm sét. Bèn có bốn mùa, vạn vật sanh ra. Tám hành vi là lớn, có gì nhiều hơn (tám hoành = tám hướng, chín vi = chín châu) Tam Hoàng Ngũ Kỷ là tôn quí có ai trước hơn. Thời Thái Cổ (xa xưa nhất) ăn dơ uống bẩn. Mùa đông thì ở trong hang đốt lửa, mùa hạ thì ở trên cây. Khi chưa có lửa đế nấu ăn thì ăn trái hạt cây cỏ, thịt chim thú thì uống máu ăn lông. Khi chưa có tơ thì mặc bằng lông chim da thú. Sau có thánh chỉ bày mới lợi dụng được ích (mới dùng lửa mà sửa trị?) lợi của lửa. Bèn đúc vàng nắm đất làm đồ dùng rồi cất nhà cửa cung điện, rồi nấu nướng chưng cất, rồi chế biến tơ gai làm vải, nuôi người sống chôn kẻ chết thờ chúng quỉ thần. Từ Thái cổ đến nay không thể kể hết năm tháng, từ sau đời Phục Hy khoảng bốn mươi vạn năm thì có tiền của, có vua quan nhân dân có giúp hại hưng vang. Nho trước chỉ dạy, Nho sau tuân làm 29 mà bận rộn lăng xăng không có một ngày nào dứt…. Từ trên là lời của Ngại Nho nói về sự mở mang của trời đất.

Ở bến Bồi thủy dưới chân núi Bắc, kẻ quê mùa này từ lâu đã xa lìa vinh hoa tục lụy (đây là nói về thần thanh Sa-môn người soạn lục này) chí chuộng việc xưa mà chỗ biết chưa rộng, hết mình vì đạo nhưng đi du học thì trở ngại (ngại việc du học), bèn học ở trường làng nghe Nho phong mà mừng bảo rằng: Lớn lao thay lời Nho. Kịp khi học Phật thì bến bờ mênh mông mà không hề chán sợ. Chỉ lo không sớm được nghe ai là Thánh nhơn Tây trúc, nói kiếp trước đã hoại, trời đất đã không. Không rồi lại thành kiếp này mới bắt đầu. Lúc không đó thì có gió nhẹ thổi, gió nổi lúc càng mạnh ở dưới thế giới này là phong luân. Bỗng mây lớn hay lên không trung mưa xuống như thác đổ chứa trên mặt tung luân kết thành lớp nước là thủy luân. Phía trên thủy luân cứng lại thành vàng như sữa đặc (chỗ tựa cũng) là kim luân. Khi ba luân đã thành thì từ trên không mưa xuống ngày đêm không dứt suốt mấy ngàn năm trên lớp kim luân, lớp nước này trong đục khác chất, là trời Phạm Thế ở trên không là đá báu, là núi biển, là đất đai là nhà cửa cung điện và các đồ vật tạp nhạp, mà có khu vực. – Trên trời các trời chết rồi thì sanh xuống, hình thể có ánh sáng, chân đi trên mây không ăn không uống sống lâu vô số, bay đáp xuống. Đất có vị ngọt, da đất rễ cây cỏ và lúa thơm đều có vị thơm ngọt ăn được. Ăn các thứ ấy rồi thì tai họa vào thân, thân thể cứng nặng ánh sáng mất hết. Từ đó mặt trăng mặt trời và các sao hiện ra rồi thành hình ra cõi người (nhân đạo) giận hờn mến tiếc này ra, ái dục càng dữ mà có cha con, mà có vua tôi. Rồi phân ranh giới bờ cõi nước non có của ông của tôi, có buôn bán trồng trọt sinh lợi, rồi lập luật pháp để ngăn sai quấy, lập hình phạt để trị tội. Từ Diêm-phù-đề này cho đến trăm ức Diêm-phù-đề khác, từ bốn thiên hạ này cho đến trăm ức bốn thiên hạ khác, núi Thiết vi to lớn… đều từ lúc này mà thành một đại thiên thế giới là một cõi Phật. Rồi tuổi thọ của loài người giảm dần, giảm còn mười tuổi, giảm rồi lại Tăng, Tăng đến tám vạn tuổi, hai vạn tuổi đầu thì có Thiết Luân Vương, bốn vạn tuổi kế thì có Đồng Luân Vương, sáu vạn tuổi kế thì có Ngân Luân Vương, tám vạn tuổi sau thì có Kim Luân Vương. Như đây mà thống lãnh một Diêm-phù-đề cho đến hai, ba, bốn thiên hạ. Nay là kiếm giảm thứ chín của Hiền kiếp, còn mười một kiếp kia có thể biết rõ. Cuối một kiếp giảm, giảm đến ba mươi tuổi thì có lần tai ương đói kém kéo dài bảy nằm bảy tháng bảy ngày. Giảm đến hai mươi tuổi thì có một tai ương bị dịch bệnh kéo dài bảy tháng bảy ngày, giảm đến mười tuổi thì có một tai ương đao binh chém giết nhau suốt bảy ngày bảy đêm. Khi kiếp đã hoại thì lửa dữ cháy suốt chín trời phá tan đến trời Tam thiền. Rồi nước mênh mông dâng đến cõi này (bảy lần lửa cháy thì có một lần nước dâng, bảy lần nước dâng thì có một lần gió thổi tan hết). Mọi vật tan mất hết rồi thì trở thành kiếp không, kiếp không đã thành rồi thì sau đó kiếp mới bắt đầu. Kinh nói Thành – Trụ – Hoại – Không đều phải trải hai mươi tiểu kiếp làm thành đại kiếp.

Phàm cao dày không gì lớn hơn trời đất, lâu xa không gì qua cổ kim (xưa nay). Lớn lao thay Phật (Đại Thành) đã biết rõ chỗ bắt đầu của trời đất, chỗ chung cuộc của trời đất, biết chỗ cao của trời chỗ dày của đất, biết sự chiếu sáng của mặt trời mặt trăng và các sao, biết rõ sự đi về của kiếp biết xưa đã qua biết nay sắp đến. Thấy rõ nhất không gì bằng Thiên nhãn, nghe rõ nhất không gì bằng Thiên nhĩ, biết rõ ý niệm không gì bằng Túc mệnh thông. Có cái gương sáng rỗng suốt này mà chẳng khắp thiên hạ đều không. Cho nên che trùm không kín được, mặt trời mặt trăng không chiếu đến được, sương mù không rơi vào được, thuyền xe không chở được, mong thấu suốt ở tâm mục huống là một khu ở Oa Giác. Thương tôi sanh ở trong ấy mà làm Ê-kê, mà làm ve sầu, làm sao biết được sự rộng xa của vũ trụ, sự dài lâu của năm tháng thành ức, há ức năm là kiếp, phàm nhiều đất làm cõi nước há cõi nước là thế giới. Vua Thang hỏi Cách Nhật: Trên dưới tám phương có chỗ cùng cực chăng? Cách đáp: Ngoài cái vô cực lại có vô cực. Nhiễm hữu hỏi Trọng Ni: Lúc chưa có trời đất có thể biết được không? Trong Ni đáp: Xưa cũng như nay. Thế nên biết các vua Tiên Triết đến các Tiên Nho đều có biết chỉ vì ngầm xét mà thôi. Phàm lên núi Mông mà không coi nhỏ (khinh khi) kẻ ngu độn (xem nước Lỗ là nhỏ), phàm lên núi Thái sơn mà không coi thường thiên hạ(xem thiên hạ là nhỏ) huống là có cao như núi Thái sơn thật chẳng dối vậy – Xưa vua Huỳnh Đế ngủ ngày mộng thấy dạo chơi nước Hoa Tư, chẳng biết nước ấy có mấy ngàn vạn dặm, bởi không phải sức thuyền xe mà đến được. Nước ấy không có Sư trưởng, tự nhiên mà có trí, không chết ác, không chết yểu, không biết quí mình mà khinh người, nên không thương ghét, không biết trái nghịch hướng thuận nên không có lợi hại. Đều không có chỗ thương tiếc cũng không có chỗ kiêng sợ. Khi Huỳnh Đế thức dậy thì vui mừng có chỗ được. Tôi khảo cứu suy nghĩ nước ấy thì như thiên hạ của Bắc Tước (Uất) (cõi Bắc-cu-lô-châu). Ở ngoài Cữu vi (chín châu của nhơn gian) ở trong Doanh hải (là biển lớn ở phía Bắc núi Tu-di) nếu không phải sức của Thiên Lão, Lực Mục, Thái Sơn Kê thì không thể biết được (ba người này là tôi của vua Huỳnh Đế) vì Huỳnh Đế chánh tâm sửa mình cầu đạo nuôi thân điều khiển vật cho nên có Thần dạo chơi như thế. Nếu không phải Bắc Châu thì không mộng được như thế. Cho nên ta dạy (nói) các người trung Tiểu thừa (bậc tiểu thánh) kiếp trước kiếp sau đều tám vạn thấy nghe hai ngàn cõi bậc Bồ-tát thừa (bậc trung thánh) thì thấy nghe được ba ngàn cõi. Bậc Đại thánh (Phật thừa) thì tất cả đều thấy biết. Mặt trời mặt trăng và các sao đều sáng rỡ trên không. Mặt trăng mặt trời không có hưng vong, các sao cũng không đầy vơi, một ngày một đêm chúng chiếu bốn Đại châu hướng theo Nam Bắc để phân lạnh nóng (mùa hạ thì mặt trời gần Bắc, mặt trăng gần Nam; mùa đông thì ngược lại) do gió giữ gìn, di chuyển chẳng ngừng mà không rơi. Phía trên có các Trời ở. Ngày đêm dài ngắn so với phương này thì phân chia thời tiết đồng nhau mặt trời to năm mươi mốt do-tuần, mặt trăng to năm mươi do-tuần, sao to thì một do-tuần, sao nhỏ thì một Cu-lư-xá (một dotuần # ba mươi, bốn mươi dặm, một Cu-lư-xá= hai dặm. Một do-tuần của Tiểu thừa là mười sáu dặm) mặt dưới của mặt trời mặt trăng mà ở lỗ sao rơi như mưa, ở Tống có năm vẫn thạch. Bởi đó bỗng nhiên mà có điềm lành điềm dữ.

Nhà Nho nói ở ngoài Đông nam hải, trong Đại hoang, tại Cam tuyền có nước Hy Hòa, có người con gái tên Hy Hòa, sanh mới mười ngày thường tắm ánh nắng mặt trời ở Cam tuyền. Ở đời vua Nghiêu có mười mặt trời hiện ra sai quan bắn thì chín mặt trời rơi xuống. Đến thời Chí Đức, thì mặt trời mặt trăng như họp bích, năm sao như Liên châu. Các sao đi từ Đông về Tây, mặt trời mặt trăng trái trời mà về Đông – Thái Hạo vẽ Bát quái thông Thần minh mà làm sách kết dây. Bà Nữ Oa bắt trời lập cực, cùng với Chuyên Húc tranh làm vua, cùng với Đầu Xúc chẳng khắp núi, chống trời vạch đất duy tuyệt. Cho nên trời nghiêng về Tây Bắc mặt trời mặt trăng và các sao tựu hội. Đất chẳng khắp Đông Nam nước trăm sông từ xa kéo về. Dương Châu nói: Việc Thái tổ (quá xưa) mất rồi ai ghi chép. Việc của Tam Hoàng hoặc còn hoặc mất, việc của Ngũ đế hoặc biết hoặc không, việc của ba vua hoặc ẩn hoặc biển. Theo lời biện biệt của Dương Tử thì ta là chất gì. Trọng Ni nói: Ngũ (5) đế là dùng ở thuyết Tam (3) vương là dùng ở độ, xa thì chỉ do ngôn thuyết, gần thì cần pháp độ, xa thì chỉ do ngôn thuyết, gần thì cần pháp độ. Trung Quốc coi cái cao nhất trong thiên hạ thì không gì to cao hơn gò (núi) Côn lôn. Trên có mây (ráng) năm phương, dưới có sóng năm sắc. Nếu không phải là bậc Đại nhân lịnh tiên thì không đến được. Cho nên vua Huỳnh Đế lên đó trông về phía Nam mà trở về, vua Chu Mục vương đãi yến Vương Mẫu ở Dao trì. Bèn từ đó mà lồng lộng giáng xuống sức tạo hóa.

Riêng Phật giáo thì lấy núi Tu-di cho là lớn nó từ nước biển mọc lên cao, tám vạn do-tuần cao rộng do bốn báu tạo thành, dưới bốn phía đều có tầng bậc. Trên hết thì có cung điện của trời Tứ đại (thiên) vương làm rào ngoài cho Đế-thích mà giữ gìn Tu-la. Ở trên đảnh Tích-lô vuông vức tám vạn do-tuần thì bằng phẳng và êm như bông, là nơi đóng đô của Đế-thích. Ở bốn phương có tám trời bao vây hầu vua ở giữa là trời ba mươi ba (Đế-thích ở đấy, là trời Đao-lợi nhiếp giữ cả ba mươi hai trời kia). Các núi trên biển có nhiều trời ở trên đất, bởi là kinh đô của bốn trời Tứ thiên vương. Đó là phương trượng Bồng Lai, năm rất dài, cõi rất đẹp, ngọc vàng sáng rực làm đầu đài lầu các. Chuyên làm Tiên đạo, là nơi tập họp dạo chơi của các thần tiên. Nguyện làm vây cánh mà ở, làm đùi vế mà hộ vệ trời Đế-thích, có nghiêm có dực mà thống lãnh các trời. Chiếu trùm các cõi, ngự điện Thiên luân, lưới kết châu sáng rực cả vùng mà hiển bày các thứ. Cho nên tội phúc sống chết thọ yểu, cát hung, gặp gỡ đều hiện rõ trong châu. Thế nên bậc thượng lưu (Thánh hiền, vua quan). Có tội thì trời hình phạt, còn tội của kẻ hạ dân thì trời nhờ các bậc ấy hình phạt. Còn người thiện thì có phước cũng như thế. Người quân tử thì nói họa phước do mạng trời, nói giản dị là do lòng vua. Lại nói cát hung chẳng lạm (quá mức), nói Càn đạo (đạo trời) là chánh. Cho nên Thần nông hậu tắc ở người thay trời mà nuôi Cao Đào và Bổ Hình thay trời mà hình phạt. Vua Thành Thang phát từ nhà Chu thay trời mà đánh dẹp. Truyện nói Triệu Bá thay trời mà trị. Hoặc là hướng từ dùng năm phước (là thọ, phú, khang ninh, Du Hảo Đức, Khảo Chung Thọ), oai thì dùng sáu cực (là hung đoản chiết, tật, ưu, bần, óc, nhược). Không phải là Thánh nhân thì không thể thấy được các hiện tượng của luân thường. Đại phạm là tôi của Đế-thích, Đế-thích là tôi của Tứ Thiên là tôi của các thần (Đại phạm có tôi là Đế-thích, Đế-thích có tôi là Tứ Thiên, Tứ Thiên có tôi là các thần) cho đến các hậu. Sách nói: Dám dùng trâu đen mà cúng tế chiêu cáo các Thiên thần hậu, ngẫu nhiên mà được chẳng phải đại thiên ư? Nếu chẳng thể thì trời xanh không thơm không thúi, ai thật là chúa tể. Phàm có việc ở Viên khâu mà tế Hạo Thiên Thượng đế, cúng tế các thần ở bốn phương, lễ mặt trời mặt trăng và các sao. Đây hoặc là thơ (việc) các trời Đại Phạm vương, Thiên Đế-thích, Tứ thiên vương v.v… phàm năm khí năm giao Đế lên đàn, họp tế năm thần, cùng tế trăm thần hoặc là Tứ thiên vương Đế-thích. Chỉ đời sau làm theo phép xưa đã bày. Xưa tức là thời Hồng

Hoang rất thuần phác tỉnh lược, đều do chiếm cứ đất đai theo vận khí Ngũ hành, mà thành, bày ra lễ kinh gọi là thần kỳ (tế thần), giết vật sống mà cúng tế, tên có khác, nhưng việc thì phù hợp giống nhau. Nên ở Tây vức không có đàn để cúng tế mà có đền Trời (Thiên Tử) cũng có phong tục giống cõi Hoa Hạ (Trung Quốc) này.

Xưa Triệu Giảng Tử hưởng vui ở Điếu thiên, vua Tần Mục Công lạy ban cho Thuần Thủ. Bởi Thần cùng Trời giao nhau, hồn đi mà thân còn, cao thấp tuy xa mà ứng rất gần. Giáp Sanh làm Tố Bị Phát. Lưu Ước có thỉnh Mỹ Ngọc. Bởi trời trao cho linh tính bày chết cho biết, nếu không thì dân thường ai tin.

Từ ba mươi ba trời này đều ở trên không nêu không có thần thông thì chẳng đến được, phàm có hai mươi sáu trời ở trên nhiều từng mây, sống rất lâu (từ năm trăm năm đến tám vạn kiếp). Hoặc là mây nhỏ hoặc là hình nhỏ hai mươi tám trời này cả bốn loài trong ba cõi đều nhiếp hết.

Hổn Thiên Nghi nói: Trời như cái trứng gà, đất như lòng đỏ mà ở trong trời. Trời lớn đất nhỏ, trong ngoài có nước. Trời đất đều nương mây mà đứng, nước nâng mà nổi.

Có người thích hỏi bảo rằng: Bàn Cổ kia nói: Nơi nào đất dày thì đến đó mà ở, ngoài Hổn Thiên ra thì ai che chở. Mà một nhà học giả ấp úng lo nghĩ gì để được việc ấy – Sông xuất phát từ núi Côn lôn, chảy về tích chứa ở Thạch sơn bị vua Võ mở đường dẫn nước đi, chảy qua Trung Quốc rồi dần chảy ra biển Đông. Sông Hoàng hà này từ ao A-nậu-đạt chảy ra. Ao này từ phía Bắc Trung thiên qua Thất hắc sơn đến phía Bắc núi đại Tuyết sơn và Hương túy sơn, mà chảy ra phía Nam hai núi ấy, vuông vức năm mươi do-tuần, bốn báu làm bờ, bốn mặt đều chảy ra một sông lớn rồi chảy về Đông. Các sông này từ Thông sơn phân lưu mà chảy ngầm.

Phù Tang Linh Kha lên ở Đại Minh, hoặc đây là cây Diêm-phù, nó lớn cả trăm do-tuần, quả nó ăn được, đầy cả vùng cực Nam ở châu này. Các và chim to lớn tức là loại cá Ma-kiệt và chim Ca-lăng-la (kim sí điểu). Vua Sở chẳng biết được loại bèo thật, người họ Tạng sai đem tế ở Viên cư. Nếu như không gặp Thánh Khổng Tử thì liền bảo hai vật ấy là lạ lùng. Cho nên Phương Hạ xưa nay, nước Yên nước Việt ở trong quan ải ở ngoài quan ải thì lời nói ấy với vật đồng mà tên chẳng đồng (phương là bốn phương, Hạ là Trung Quốc, Yên ở Bắc, Việt ở Nam nói năng tên gọi có chỗ chẳng đồng). Nếu là khác cõi sao lại là đó – Ở chân núi Tu-di nước tám công đức dùng làm biển lớn (nước tám công đức:

Một là trong, hai là lạnh mát, ba là nhẹ, bốn là mềm mại, năm là thơm, sáu là chẳng thúi, bảy là uống vào không hại cổ họng, tám là không hại bụng), sâu rộng cùng đồng với Tu-di. Biển bao quanh núi. Bên ngoài biển lại có hai núi như biển Luân vi, cao dày bằng phân nửa núi Tu-di. Trên ngọn cao ngang mặt trời mặt trăng. Có các núi khác biển khác vây quanh, đã thấp lại hẹp, ngoài núi thứ bảy mới có biển mặn. Mà bốn đại châu ở bốn mặt núi Diệu cao đều ở trong biển mặn. Đó gọi là một tiểu thế giới, một ngàn tiểu thế giới gọi là tiểu thiên, một ngàn tiểu thiên gọi là một trung thiên, một ngàn trung thiên gọi là một đại thiên. Đó thì biết trời đất vô cùng. Phẩm vật lưu hình cái gì ở ngoài Lục hạp. Áo Nho áo Đạo danh và lý đều cao quí. Có Vụ Huyền tiên sanh luận sâu Nho học, nhà có nhiều sách đạo, bảo rằng từ xưa nay tôi bình chú thì chỉ có đạo Phật là rộng lớn. Tôi không thể nghĩ bàn, tuy là cuối đời của Thánh nhân đều được bã rượu mà chua ngọt mập gầy ai chẳng nói là khác. Cho nên kiếp xa nếu chẳng phải Lệ Thủ thì không thể tính đếm, Diệu Linh nếu chẳng phải là khoa phụ thì chẳng toại lòng. Bởi Đông, Tây, Nam, Bắc bốn biển đều có bờ. Hỗn Nghi, Chiết Thiên, Thiên Khung Long Tuyên Dạ, trải tạo hóa một khối mà thôi. Xưa là Thánh nhân Trung Quốc biết đến (nay) mà dấu đi (xưa), xét đi (xưa) mà biết đến (nay), xét hết Thần mà biết Hóa, rõ đầu mà biết cuối. Dẫu chưa đến (phi thời – không phải thời) nhưng đạo chẳng dối làm. Vả lại sửa kinh Bá Ích mà biết dấu vua Đại Vũ, đặt ra Tam cương, Ngũ thường, lạy khắp Hoa Hạ, đó gọi là một thiên hạ. Đến như bốn loài rợ Bì Phục, Điêu Đề, Tả Nhâm, Cùng Phát đối với Vương Hóa còn thô lậu đều theo về cống nạp. Có đến thì ghi chép còn không thì thôi, huống là cả đại thiên mênh mông không bến bờ, phương sách lại thiếu, không muốn nêu thành văn. Có người cho họ Thích (Phật giáo) là dối lừa (sanh ra), ấy là ganh nhau. Phàm dối lừa (sanh ra) thì trời đi (trừ đi?) từ lâu, sao được truyền khắp (đi trong) thiên hạ. Thật đáng sợ thay ngọn cây thương thâu phương mà cười Nam minh (biển Nam) là xa. Cho nên đem tâm Thánh nhân mà cầu thì vạn thứ đều được, còn đem tâm hẹp hòi mà cầu thì một việc cũng không thành. Như việc hai nước Man và Xúc nghe thân người Tiều Nghiêu cao một thước rưỡi, người Chu Nho cao ba thước mà thật sợ, còn người Tiều Nghiêu và Chu Nho nghe người Phòng Phong Dưu Man và Rợ Trường Địch Kiều Như thân cao ba trượng, xương chất đầy xe, cổ họng rách nát thì cái sợ cũng như Man Xúc nghe Bành Tổ bị hại bởi Thương Tử mà không biết là Thương Tử của Vương Mẫu – Con rắn bò ngoằn ngoèo mà đi nhanh hơn gió, con quì một chân mà nhảy nhanh hơn rắn. Cho nên riêng nhỏ mà chẳng biết lớn, riêng gần mà chẳng biết xa, riêng cô quả một mình là khác biệt đông. Sao không đúng như thế ư?

 

II. THÁNH NHÂN SANH

Đạo khế hợp với vô vi, có nhơn và đức cao hơn người, hóa khắp muôn hạnh thì gọi là Thánh nhân đây là chỉ cho Phật Thích-ca Mâu-ni giáng sanh.

Đo là 08 tháng 02, mùa xuân năm Giáp dần đời Châu Chiêu Vương thứ hai mươi bốn, Đại thánh sinh ra ở nước Ca-duy (Ca-tỳ-la-vệ – dưới cây vô ưu, tại cung thành vua Tịnh Phạn ở Trung Ấn Độ) khắp bày Đức giáo ở Ngũ Thiên trúc mà người Châu không biết.

Trước hết sông suối dâng đầy, đất đai rúng động khí lành bay lên không xâu suốt Thái vi khắp hiện sắc xanh hồng ở phương tây. Vua hỏi Thái sử Tô Do rằng: Điềm lành gì thế? Thái sử đáp: Có đại Thánh nhân sinh ra ở Tây phương. Vua hỏi: Đối với thiên hạ như thế nào? Đáp rằng: Bây giờ thì không có gì khác, nhưng một ngàn năm sau thì Thanh giáo truyền dạy khắp phương này. Vua nhơn đó khắc bia đá để ở Nam giao. Xưa nước Cao Ly hỏi người Tề thì sư Pháp Thượng cũng lấy văn này mà đáp. Phàm Chiêu Vương nối nghiệp các vua Văn – Võ – Thành – Khang đem hình phạt trị nước. Có dịp suy nghĩ về vô vi, cẩn trọng về Đạo mà mắt thấy các điềm lành nhưng tâm không tinh cầu. Bởi phước ứng đến đây cho người có số.

Xưa thế giới mới thành có ngàn hoa hiện ra là xa báo tin ở Hiền kiếp có ngàn Phật ra đời. Nay là kiếp giảm thứ chín, tuổi thọ của người từ sáu vạn tuổi xuống còn trăm tuổi, mà bốn Phật hiện ra đời (Phật Câu-lưu-tôn ra đời người sống sáu vạn tuổi, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni ra đời người sống bốn vạn tuổi, Phật Ca-diếp ra đời người sống hai vạn tuổi, Phật Thích-ca ra đời người sống một trăm tuổi). Các Phật khác ở khắp kiếp giảm khác. Đại thánh nối tiếp Phật xưa từ cung Tri túc (Đâu suất) giáng thần sanh vào cung vua, chiếu sáng khắp trăm ức, từ đó mà theo các trời đại oai đức đến các thần quỉ trên dưới biết đã đúng lúc. Bèn ở vườn Tỳ-lam dưới cây Ba-la (vô ưu) mà từ hông hữu sanh ra. Xưa người sanh ra có ráng hồng thì được làm vua trị đời, cho nên Đại thánh cũng dùng voi trắng làm điềm lành. Xưa vua Nghiêu có tám lông mày hai đồng tử mà làm vua lớn, cho nên Đại thánh cũng dùng ba mươi hai tướng mà biểu hiện ngôi bậc. Nước có Lão tiên (vị Tiên già) bảo vua rằng: Than ôi, Vương tử có tướng kỳ lạ, nếu ở tại gia thì làm Chuyển luân vương, nếu xuất gia thì sẽ thành đạo Vô thượng. Xem tướng hảo đẹp sáng tỏ ắt là chẳng ở tại gia. Vua Tịnh Phạn nghe nói thì lòng rất buồn lo. Thật là nối ngôi nước không phải ở đây thì họ ta sẽ mất. Dân chúng không bảo hộ con cháu mà xưng là khách của nước thì nước ấy sao còn. Mưu đồ được an thì hết lòng làm, lập người giữ gìn và dạy dỗ, trải các việc học bắn cung cỡi ngựa. Vương Tử bèn ngồi xe dê đến trường học, học ba điều : phụ – quân – sư trưởng. Từ đó ngồi voi khảy đàn bắn cung cỡi ngựa đấu vật đánh nhau, làm đủ các thứ đều đứng đầu thiên hạ. Lại làm cung Thiếu dương rồi tìm chọn mỹ nữ hầu hạ và cưới con gái của vua Thiện Giác là Gia-du-đà-la dung nhan đẹp đẽ tiết hạnh đoan trang, dùng đủ mọi thứ âm nhạc hay quí cốt làm vui lòng Thái tử, tổ chức yến tiệc vui chơi. Nhưng Ngài vẫn tai ngơ mắt lấp mà chuyên tinh đạo tánh. Vào ngày 08 tháng 02 tiết xuân, thời cảm ứng đã đến nên quỉ thần họp bàn mưu giúp. Đêm chưa hết, buồn thương dằn lòng, chán việc vợ con, phóng ngựa bay lên không, đến Thanh sơn mà cắt tóc. Thể luôn vui mà hóa độ thiên hạ. Than ôi, người tính thua quỉ tính, quỉ tính thua trời tính. Người mưu tính là theo dục, trời mưu tính là theo đạo, quỉ không phải kẻ địch của người huống lại giúp trời ư? Thế nên lính giữ thành bỏ cửa, kẻ canh gát lỏng lơi, người tấu nhạc im tiếng. Vì họ hôn mê không rảnh rang há làm tròn chức phận. Cho nên chất sanh ra tuy nói tánh trời, công còn độ vật mà chẳng được làm Thiên tánh.

Vua cha thấy Thái tử chậm trở về cung âm thầm nhìn núi rừng người đi mãi không về, bèn khóc lóc ủ uê. Rồi mời trong tộc họ các anh em cậu chú năm người mà đến tìm. Khiến hầu hạ ấm lạnh giúp Thái tử hành tàng mà không trái ý Thái tử, qua sáu năm thì đều tỉnh ngộ. Tu khổ hạnh mà chẳng được công đức gì. Bèn cho bụng no mới là chí đạo. Rồi tháng ấy ngày ấy đêm ấy khi sao hôm đã chuyển, các động đã yên, ngồi tòa Kim cương như rồng cuộn khúc, dứt hết đại nạn muôn đức đến chầu. Lồng lộng nhiều kiếp hồng huân bèn như một phút giây. Phàm như những vật nhỏ nhặt dần dần tích chứa từ lâu xa như nhiều bụi của đất, nhiều đá của núi, nhiều giọt nước của biển bỗng chốc mà thành đại dụng. Đại sĩ đến tu Đại hạnh làm thiện không trái dùng hạnh nguyện Phổ Hiền mà vào tất cả. Cho nên vào sáng nay thân ấy khắp ngồi tất cả Đạo tràng. Mà kẻ tiểu trí thì thấy là thân trượng sáu bậc Đại sĩ thì thấy lớn xa. Lớn xa thì bao gồm báo thân, còn trượng sáu thì là hóa thân. Nó cũng như ngồi đáy giếng nhìn trời tùy miệng giếng lớn nhỏ mà thấy trời rộng hẹp. Thương thay biển khổ chìm nổi thác dữ cuốn trôi, gặp ai trước để độ thoát. Do đó, mà nhìn quanh dụ dự trải hai mươi mốt ngày đêm. Rồi đi nhanh đến vườn nai. Vườn Thí lộc Phật xưa đã hóa độ. Nay được năm người ở đất này (là năm anh em Kiều Trần Như) họp với chuyện xưa. Kịp đi ba lần Chuyển pháp luân mà chứng ngộ chẳng đồng. Lúc ấy Thần đất lên tiếng trăm thần đều theo, trên thấu chín trời, dưới thông Địa phủ, khắp cả tám phương trời người đều mừng vui, mặt trời mặt trăng chiếu sáng không ai chẳng vui mừng khen ngợi, quần linh hòa vui, muôn Thánh suy tôn Đại giác là Pháp vương. Lúc đó là thời Châu Mục Vương nước Cực Tây có Hóa nhân đến, vào được nước lửa, xuyên qua vàng đá núi sông, dời được thành ấp, bay trên không chẳng rớt, gặp vật cứng không ngăn cản được, ngàn biến vạn hóa vô cùng cực. Đã đem hình biến đổi vật lại lo dị nhân. Mục Vương kính như thần, thờ như vua. Hóa nhân bảo vua cùng dạo chơi. Vua nắm tay áo Hóa nhân bay lên không trung mà đến cung điện của Hóa nhân. Cung điện cấu tạo bằng vàng bạc và châu ngọc, ở trên mây mưa chẳng biết ở dưới là đâu, nhìn thì thấy toàn mây. Vua bèn ở đấy mấy ngàn năm chẳng nhớ quê cũ. Hóa nhân lại rủ vua cùng đi. Chỗ trở về ngước chẳng thấy mặt trời mặt trăng, cúi nhìn chẳng thấy sông biển, ánh sáng chói lòa chẳng thấy được gì, tiếng vang dội tai chẳng nghe được gì. Vua xin Hóa nhân trở về. Hóa nhân dời đi, vua như từ trên không rơi xuống. Tỉnh lại ở chỗ ngồi như cũ. Vua hỏi ở đâu về, tả hữu nói vua chỉ ngồi im vua từ đó ba tháng không trở lại (nhớ gì). Lại hỏi Hóa nhân, Hóa nhân nói ta cùng vua thân vía dạo chơi, thân sao động được. Lại chỗ ở xưa đâu có cung vua khác, chỗ dạo xưa sao khác vườn cũ. Vua rất vui. Bỗng nghĩ đã gặp Phật nhưng chưa biết là Phật. Tiếc thay! Vua nói phàm người chưa thấy Thánh hoặc không được thấy. Đã thấy thánh rồi cũng chẳng do thánh (dùng được), thật là ở đây. Cây Bồ-đề rậm mát, tòa Kim cương bất động. Cây là biểu thị cho tòa, ngồi tòa ấy thì nhờ cây ấy. Cây ấy tốt đẹp chớ chặt chớ đốn, tòa ấy chắc chắn chẳng sụp đổ. Thánh nhân thành đạo mà đức trong cả thiên hạ. Chỗ này ghi dấu thánh tích nơi khác không có. Cho nên Tiên vương ngoại quốc, khắc đá làm tượng Nam Bắc nêu chí để xem Di hóa.

Lão Tử sanh năm Châu Định Vương ba, ngày 1 tháng 09 tại nước Sở, quận Trần, thôn Lại, làng Khúc nhân, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bách Dương, thụy là Đam. Trọng Ni sanh ở năm Lỗ Trương Công hai mươi, mùa Đông, thôn Bình nước Lỗ. Lão Tử ngầm biết Năng Nhơn (Phật?) Trọng Ni hỏi Lễ với Bách Dương về kinh Thanh Tịnh Pháp Hạnh, lấy Đại Ca-diếp làm Lão Đam, lấy Nho Đồng Bồ-tát làm Khổng Khâu – Kinh Thăng Tây (tức Đạo Đức kinh) nói: Thầy ta hóa đạo Thiên trúc khéo nhập Nê-hoàn. Đây bèn giữ gìn đạo không dám đứng trước thiên hạ. Đức của Lão Tử toàn là ở đây. Thi nói: Không ganh đua thì chỉ có ở Lão Tử. Phù Tử nói thầy của Lão Tử là Thích-ca Văn. Đây hoặc là theo lời Lão Tử. Xưa Thương Thái Tể hỏi Khổng Tử rằng: Ngài (Phụ Tử) là Thánh chăng? Đáp rằng: Ba vua khéo dùng trí dõng, Thánh thì Khâu này không biết. – Năm đế là Thánh chăng? Đáp: Năm đế khéo dùng nhơn tín, Thánh thì Khâu này không biết. – Ba Hoàng là Thánh chăng? Đáp: Ba Hoàng khéo dùng thời chính, Thánh thì Khâu này không biết. Thái Tể kinh hãi hỏi vậy lấy ai làm Thánh nhân. Phu tử nghiêm sắc mặt đáp rằng: Ở phương Tây có Thánh vậy. Chẳng trị mà không loạn, chẳng nói mà tự tin, chẳng dạy mà tự làm. Thênh thang người không thể gọi tên. Thể mới biết đạo nho sáng rỡ như mặt trời trên không nhưng lại khiêm nhường như thế, bởi Thích sư đã ngầm hóa độ – Ba giáo Huyền thuyết đồng nhau, (?) chỉ có pháp Bi có nhiều cách, kinh sách có nhiều môn Thích tông thì dùng nhân quả, Lão Tử thì nêu hư vô, Trọng Ni thì dùng lễ nhạc. Từ cạn vào sâu, lời huyền vi làm giáo thích họp với đương thời, giúp nhau làm đẹp. Cũng như trời đất bốn mùa nếu không có lúa thóc rau cỏ thì chẳng phải xuân, chẳng có cỏ thì chẳng phải thu. Cho nên Nho giáo thà dần đến (Tiệm chí), Ân Thang sửa chú, chỉ câu và không lưới cá. Lão Giáo thì Trung chí, một là từ, hai là kiệm, ba là chẳng dám đứng trước thiên hạ. Thích giáo thì Cực chí, từ chim thú nếu giết hại đều bị trừng phạt. Như có người dùng Thích giáo khiến người ở lậu tận như có người dùng Lão giáo khiến dân rất xung hòa. Như có người dùng Khổng giáo khiến dân lên Nhơn Thọ. Do đó Đại thánh (Phật) sanh ra đời Châu Chiêu Vương. Người năm thiên, ấp ngàn thặng, vua trăm xe đều do Thánh trí – hai giáo sanh ra ở đời suy mà Đại Đạo rất cao rộng, cho nên Lão Thánh, ngầm ở Long Đức ẩn ở Trụ hạ, Tử khí xông lên ở quan ải xa đến Lưu Sa. Trọng Ni thì Tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiếu chương Văn Võ, từ Vệ trở về Lỗ mà sửa kinh Xuân Thu Cảm Linh Ứng ấy tay áo lau mặt bảo đạo ta đã cùng, đều chẳng phải chí ta. Mà kẻ biết đạo thì có quan Duẫn, kẻ biết đạo Nho thì có Nhan Hồi làm hai giáo thì có Bá vương (trăm vua?). Lão Tử là Cao Tiên, Trọng Ni là Tố Vương. Thánh mưu mênh mông cùng với trời đất mà vô cùng. Lúc đó có người thấy giận (Uẩn kiến) bảo rằng: Nếu chẳng chê đè hai giáo thì dạy mà có đức nào. Tôi bảo ông ấy chẳng biết chỗ mâu thuẫn. Kinh ta đã do hai người chí hóa đến nay đã suy vi (Ca-diếp là Lão Tử, Nho đồng là Trọng Ni) thời trái nghĩa ấy.

Năm Châu Mục Vương thứ năm mươi hai, Nhâm thân, ngày 15 tháng 02 thì Đại Phật Thánh tịch diệt. Ngày ấy mây đen bốn hướng nổi lên, gió bão, đất đai rung chuyển, ở phương Tây có mười hai luồng ráng trắng xuyên ngang Nam Bắc suốt đêm không mất. Đó là tướng suy.

Đầu tiên Mục Vương nghe phương Tây có Thánh nhân lại thấy khí sáng, lo không trọn Chu Đạo bèn sai Lữ hầu hội họp chư hầu ở Đồ sơn đê dự bị có tai biến đến, đó đều là khải ốc (bầy tôi khuyên vua làm tốt).

Thuở xưa Đại thánh phó thác pháp tạng cho Đại Ca-diếp. Việc xong đến Song lâm Đạo tràng. Cuối cùng nằm trên giường bảy báu đầu xây về Bắc trong đêm vắng lặng im không tiếng động, mặt trăng Chánh biến tri ẩn vào núi Niết-bàn. Muôn thứ chấn động, suối khô núi sụp, ác tinh chợt rơi các sông chảy ngược. A-nan tâm chìm biển lo âu. La-hầula chỉ quán vô thường, bậc hữu học và vô học đều sầu thương. Các trời than khổ thay rừng Ta-la. Bốn đôi tám lẻ họp thành hai cây mà buông rủ xuống, đua bày sắc trắng bạch hạc nên gọi đó là cây hạc. Cành lá đều ngậm sương, đông giá chẳng điêu tàn, cho nên gọi là rừng kiên cố. Khi xưa lúc Đại thánh sắp ở vô vi từ thành Tỳ-xá-ly ra đi đến bờ sông Nam (phía Nam sông Hằng) Phật ngồi trên tảng đá vuông bảo A-nan rằng đây là lần cuối cùng ta thấy tòa Kim cương và Vương xá thành mà lưu lại vết tích. Cho nên nay trên đá có dấu hai chân Phật dài một thước tám tấc rộng sáu tấc (một thước ba), dưới có tướng ngàn nan xe chỉ rõ muôn chữ hoa văn và bình cá rất rõ ràng. Từ xưa đám tà chê hủy mà lại trở về nguồn (khôi phục lại?). Giáo này Thánh nhân gởi dấu để biểu thị giáo, giáo còn mà dấu chẳng mất. Người xem khóc chỗ nương nhờ mà nghĩ luôn còn tháng hai thời Châu nay là tháng mười hai, vào đêm rằm ở Ấn Độ. Tháng mười hai ấy lấy tên sao mà gọi. Sao mới mọc là sóc, sao lặn là hối, cho nên ngày mười sáu nay phải là sóc họp với ngày ba mươi mà thành. Nửa tháng trước gọi là Hắc phách tử, nửa tháng sau gọi là Bạch minh sanh. Phân mười hai tháng làm ba thời, gọi ngày mười sáu tháng giêng ngày mười lăm tháng năm là Nhiệt Tế. Từ ngày mười sáu đến ngày mười lăm tháng chín là Vũ tế, từ ngày mười sáu đến ngày mười lăm tháng giêng là Hàn tế. Gió lạnh nóng cùng lịch tượng này hội nhau. Xưa chánh (tháng giêng) ba đời có chỗ lấy bỏ. Họ Hạ Hậu chuộng đen, mà lập Dần làm chánh (tháng giêng). Người Châu chuộng đỏ mà lập Tý làm chánh (tháng giêng). Mà Đại thánh (Phật) sinh ra ở đời Châu nên lấy tháng mười một làm tháng giêng (chánh) khác với đời nay. – Tháng ấy trời đất chẳng mở, rồng rắn trốn mất, Vi Dương ngầm bày ở dưới suối, mầm hung chưa ló lên trên đất. Vì sanh này ứng khí vận mà đến, vì diệt này ứng với đại tạ mà đi phàm ở cuối mà chẳng chết là không phải Thánh nhân. Đã chết mà chẳng thể sanh là chẳng phải Thánh nhân. Chẳng chết chẳng sanh mà có thể sanh chết thì gọi là Đại Thánh nhân. Mà trong Lục hạp vạn loại theo chức phận, không làm hại hữu vi, không làm hại vô vi. Sanh mà lại sanh, chưa bắt đầu mà có cùng cực. Mà Thánh nhân ứng sanh thì sao lại có cùng cực. Do đó mà Đại thánh sanh cái sanh của đời, diệt cái diệt của đời sanh diệt là vật chắc chắn chẳng ở mình.

Ngày mồng tám sanh ra biểu thị cho hoa đầu tiên trọn đầy. Ngày mười lăm mà tịch diệt là hiển bày đầy mà lại vơi. Đầy thì thấm nhuần hoa, vơi thì hại đầy. Xét ngày ấy để thấy sanh diệt là hữu vi. Lại phương hoạch mà sanh, phản hoạch mà chết. Bởi sanh là hiển rõ tử hối, là trưng bày sáng suy nghĩ mà tối biếng nhác. Than ôi! Quần sanh lăng xăng như ở trong mộng. Hoặc có người thấy Phật sanh đó diệt đó, sống đó chết đó, thể thường còn đó vốn chẳng sanh. Thí như ngủ cùng nhà mà khác mộng. Người mộng cũng chẳng biết mình mộng. Lại có bậc Đại giác biết rõ người ấy mộng, quả có phân mà khác, chẳng thể họp cái đồng ấy mà đồng là chẳng thể lìa cái khác vậy.

Nếu năm Châu Trang Vương thứ mười là Phật sanh là xét theo Sử Lỗ, cắt cong ý kinh chỉ là nhiều xuyên tạc – Có nơi lấy 15 tháng 03 là ngày Phật diệt độ, bởi Tây vức theo lời Tỳ-la-bộ, các Huyết khác thì không như thế. Lão thánh là Tần dật đến Điếu như lại về Châu. Trọng Ni mộng Điện ở lưỡng Doanh – Xét vạn hóa mà đồng hết. Trí trời sanh ra ở vũ trụ, chết rồi về vũ trụ. Đó là chơn hay quyền. Chơn thì tượng Thánh, quyền thì nải Thánh. Nếu chẳng phải chơn chẳng phải quyền thì do thấy mà tâm có khởi diệt (khởi lên và diệt mất).

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10