CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Năm vị Tổ Trung Hoa và bàng xuất các vị Tôn Túc, gồm có 2 vị:

1. Tổ thứ 28: Bồ-đề-đạt-Ma
-Thiền sư Đạo Dục (Bồ-đề-đạt-đa bàng xuất 3 vị):
– Thiền sư Đạo Phó
– Ni Tổng Trì
Ba vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú, cho nên không ghi chép.

2. Tổ thứ 29: Đại sư Tuệ khả.
– Thiền sư Tăng na (Đại sư Tuệ Khả bàng xuất đời gồm có 1 vị):
– Cư sĩ Hướng
– Thiền sư Tuệ Mãn ở Tương Châu (ba vị trên đây thấy có ghi chép).
– Thiền sư Thiền Định ở Hiện Sơn.
– Thiền sư Bảo Nguyệt
– Cư sĩ Hoa Nhàn
– Đại sĩ Hóa Công
– Hòa công
– Cư sĩ Liêu
– Đàm Thúy (Cư sĩ Hoa nhàn lưu xuất).
– Tuệ Giản ở Diên Lăng (Đàm Thúy lưu xuất 2 vị).
– Tuệ Sai ở Bành Thành
– Tuệ Cương ở Chùa Định lâm
– Đại Giác ở Lục Hợp (Tuệ cương lưu xuất).
– Đàm ành ở Cao bưu (Đại Giác lưu xuất).
– Minh Luyện ở Thái sơn (Đàm Anh lưu xuất).
– Tĩnh Thái ở Dương Châu (Minh Luyện lưu xuất, 1 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ lục, cho nên không ghi chép).
3. Tổ thứ 30: Đại sư Tăng Xán
4. Tổ thứ 31: Đại sư Đạo Tín (bàng xuất 6 vị xem quyển thứ ).
5. Tổ thứ 32: Đại sư Hoằng Nhẫn (bàng xuất 10 vị xem ở thứ ).

– Tổ 28 (1): BỒ-ĐỀ-ĐẠT-MA: Là con thứ 3 của vua Hương Chí nước Nam Thiên Trúc, dòng Sát-đế-lợi, vốn tên là Bồ-Đề-Đa-La. Sau gặp tổ hai mươi bảy là Bát-Nhã-đa-la đến nước này được vua cúng dường. Biết Sư ẩn kín dấu vết nên nhân đó thử, khiến hai anh bàn về bố thí châu báu mà phát sáng tâm yếu. Được Tôn giả bảo: Ông đối với các pháp đã được thông suốt. Đạt-ma nghĩa là thông đại nên gọi là Đạt-ma, nhân đó đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Sư mới bày tỏ với Tôn giả rằng: Con đã đắc pháp nên đến nước nào mà làm Phật sự xin thầy chỉ bảo. Tôn giả nói: Ông tuy đắc pháp nhưng chưa thể đi xa phải ở Nam Thiên Trúc đợi ta diệt độ sáu mươi bảy năm thì mới sang Chấn Đán (Trung Hoa) mà lập Đại pháp dược tiếp dẫn thẳng bậc thượng căn, chớ nên đi sớm e mau suy tàn. Sư lại hỏi ở đây có Đại sĩ có khả năng làm pháp khí chăng? Sau ngàn năm có chướng ngại không? Tôn giả nói: Chỗ ông hóa độ người được Bồ đề rất đông không thể kể xiết, Ta diệt độ rồi hơn sáu mươi năm thì nước ấy có nạn, văn bày trong nước tự khéo hàng phục. Ông đến thì không nên ở phương Nam. Ở đó chỉ thích công nghiệp hữu vi mà không thấy Phật lý. Ông dẫu có đến đó cũng không thể ở lâu được, hãy nghe kệ ta:

Đường đi nhảy nước lại gặp dê
Riêng tự man mác lén vượt sông
Ngày xuống nên thương đôi voi ngựa,
Hai cây quế đẹp tươi tốt lâu.

Lại nói tám bài kệ đều dự biết Phật giáo thịnh hành và suy tàn (có nói trong Bảo lâm truyện) Sư cung kính nương theo giáo nghĩa lại siêng trợ giúp mọi người suốt bốn mươi năm không hề bỏ sót. Khi Tôn giả viên tịch bèn diễn hóa trong nước ấy. Lúc đó có hai Sư một tên là Phật Đại Tiên, một tên là Phật Đại Thắng Đa vốn cùng Sư đồng học Phật-Đà-bạt-đà về Thiền quán Tiểu thừa. Phật Đại trước đã gặp Tôn giả Bát-nhã Đa-la, bèn bỏ Tiểu thừa theo Đại Tiên cùng Sư mở rộng giáo hóa, lúc đó gọi là hai Cam Lộ Môn. Nhưng Phật Đại Thắng Đa lại rẽ đường mà chia ra sáu Tông: 1/ Hữu tướng tông, 2/ Vô tướng tông, 3/ Định tuệ tông, / Giới hạnh tông, / Vô đắc tông, 6/ Tịch tịnh tông. Đều phong cho mình là hiểu biết riêng nguồn truyền hóa xóm làng hưng thịnh đồ chúng rất đông. Đại sư bùi ngùi than rằng: Sư ấy đã đạp lỗ chân trâu, huống chi lại chi li phồn thạnh mà chia ra sáu tông, nếu ta không dẹp trừ thì mãi bị tà kiến buộc ràng. Nói xong bèn hiện thần lực đến chỗ tông Hữu tướng. Hỏi rằng thế nào là Thật tướng của: Tất cả các pháp. Trong chúng có một người lớn nhất tên là Tát-bà-la đáp rằng. Trong các tướng chẳng có các tướng lẫn nhau đó gọi là thật tướng. Sư nói tất cả các tướng mà không có lẫn nhau nếu gọi thật tướng thì lấy gì mà định? Người ấy đáp: Trong các tướng thật không nhất định, nếu nhất định các tướng thì sao gọi là Thật. Sư nói: Các tướng chẳng nhất định nên gọi là thật tướng, nay ông chẳng nhất định thì làm sao được. Người ấy đáp: Tôi nói bất định mà chẳng nói các tướng. Phải nói các tướng nghĩa nó cũng thế. Sư nói: Ông nói chẳng nhất định phải là thật tướng, mà định đã chẳng nhất định tức không phải là thật tướng. Người ấy nói định đã chẳng định tức chẳng phải thật tướng biết (ngã) chẳng đúng cho nên chẳng nhất định chẳng thay đổi. Sư nói nay ông chẳng đổi sao gọi thật tướng. Đã đổi đã qua thì nghĩa ấy cũng thế. Người ấy nói: Bất biến thì thường tại vì tại hay chẳng tại cho nên biến thật tướng để định nghĩa nó. Sư nói thật tướng chẳng đổi đổi thì không phải thật, trong có không sao gọi thật tướng được. Trong tâm Tát-Bà-La biết là Thánh sư hiểu sâu xa thông suốt kín đáo. Liền đưa tay chỉ hư không nói rằng: Đây là thế gian có tướng cũng có thể là không thì thân ta đây có giống như thế chăng? – Sư đáp: Nếu hiểu thật tướng liền thấy chẳng phải tướng. Nếu hiểu chẳng phải tướng thì sắc ấy cũng thế, phải ở trong sắc mà không mất sắc thể, ở trong phi tướng mà chẳng ngại có, nếu như thế là hiểu được tên thật tướng này. Chúng ấy nghe xong thì tâm ý rỗng rang bèn kính lễ tin nhận. Trong nháy mắt Sư lại biến mất.

Rồi đến chỗ Vô tướng tông thứ hai, hỏi rằng: Ông nói vô tướng thì lấy gì làm chứng. Trong chúng ấy có người trí tên là Ba-la-đề nói rằng: Tôi nói vô tướng là tâm không hiện ra. Sư nói tâm ông không hiện thì nói cái gì? Người ấy bảo: Tôi nói vô tướng là tâm chẳng lấy bỏ ngay lúc nói cũng là vô thường. Sư nói đối với các tâm có không chẳng lấy bỏ lại là vô thường thì nói đều không. Người ấy nói nhập vào Tammuội Phật còn không thật có huống chi là vô tướng mà muốn biết. Sư nói tướng đã chẳng biết thì ai nói có không, còn không thật có thì sao gọi là Tam-muội. Người ấy nói: Tôi nói chẳng chứng là chứng không chỗ chứng, chẳng phải Tam-muội nên tôi nói Tam-muội. Sư nói: Không phải Tam-muội sao lại có tên. Ông đã chẳng chứng, chẳng phải chứng làm sao chứng. Ba-la-đề nghe Sư luận rõ liền ngộ bổn tâm, lễ tạ Sư mà sám hối lỗi xưa. Sư ký rằng: Ông sẽ được quả, chẳng bao lâu thì chứng nước này có ma chẳng bao lâu sẽ giáng xuống. Nói xong liền biến mất.

– Lại đến chỗ thứ ba là tông Định tuệ, hỏi rằng: Ông học Định Tuệ là một hay hai? Trong chúng ấy có Bà Lan Đà đáp rằng: Định Tuệ của tôi không phải một mà chẳng phải hai. Sư nói đã chẳng phải một, hai sao gọi Định Tuệ? Người ấy đáp: Đối với Định không phải Định, đối với Tuệ không phải Tuệ, một chẳng phải một mà hai cũng chẳng phải hai. Sư nói: Một mà chẳng một, hai mà chẳng hai, đã chẳng phải Định Tuệ thì y cứ Định Tuệ nào? Người ấy đáp: Chẳng một chẳng hai Định Tuệ có thể biết chẳng phải Định chẳng phải Tuệ cũng giống như thế. Sư nói Định chẳng phải Tuệ làm sao biết, chẳng một chẳng phải hai thì thế nào là Định thế nào là Tuệ? Bà-Lan-Đà nghe xong thì tâm nghi dứt mất.

Đến chỗ thứ tư là tông Giới hạnh, hỏi rằng: Thế nào là giới, thế nào là hạnh? giới hạnh này là một hay hai. Trong chúng ấy có 1 người hiền đáp rằng: Một, hai, hai, một đều là kia sinh ra, y giáo không nhiễm thì đó gọi là giới hạnh. Sư nói: Ông nói y giáo tức là có nhiễm, một, hai đều phá, sao nói y giáo? Thứ này trái nhau chẳng kịp với hạnh, trong ngoài chẳng sáng sao gọi là Giới. Người ấy nói tôi có trong ngoài mình người biết hết. Đã được thông suốt thì là giới hạnh. Nếu nói trái nhau thì đều phải đều trái, nói đến thanh tịnh thì tức giới tức hạnh. Sư nói: Đều phải đều trái sao gọi thanh tịnh. Đã được thông suốt sao nói trong ngoài. Người ấy nghe xong rất hổ thẹn qui phục.

Đến chỗ thứ năm là tông Vô đắc hỏi rằng: Ông nói vô đắc, vô đắc làm sao đắc. Đã không sở đắc thì cũng không được cái vô đắc. Trong chúng ấy có Bảo Tịnh đáp rằng: Tôi nói vô đắc là chẳng phải vô đắc mà được phải nói đắc là đắc hay vô đắc là đắc. Sư nói đắc đã chẳng phải đắc cũng chẳng phải không đắc. Đã nói được cái được, được cái được sao được. Người ấy nói thấy được thì không phải được, không phải được là được. Nếu thấy không được thì gọi là được cái được. Sư nói được đã không phải được thì được cái được là không được. Đã không chỗ được thì sao lại được cái được. Bảo Tịnh nghe xong thì liền dứt lưới nghi.

Lại đến chỗ thứ sáu là tông Tịch tịnh, hỏi rằng: Sao gọi là Tịch tịnh, ở trong pháp này ai tịnh ai tịch. Trong chúng ấy có Tôn giả đáp rằng: Tâm này bất động gọi là Tịch, đối với pháp không nhiễm thì gọi là Tịnh. Sư nói: Bổn tâm chẳng tịch cần nhờ tịch tịnh, xưa nay tịch cho nên đâu cần phải Tịch tịnh. Người ấy nói các pháp vốn không vì không mà không cho nên không ấy là không mà gọi là Tịch tịnh. Sư nói không không đã không các pháp cũng thế. Tịch tịnh không tướng thì sao là tịnh sao là tịch. Tôn giả ấy nghe Sư chỉ dạy mà rỗng sáng khai ngộ – Rồi cả sáu chúng điều thề quy y. Do đó mà hóa độ Nam Thiên tiếng tăm lừng lẫy khắp cả năm vùng An độ. Xa gần học giả đều kính mến. Qua sáu mươi năm độ vô lượng chúng. Sau gặp vua Dị Kiến khinh chê Tam bảo thường nói rằng: Tổ Tông ta đều tin Đạo Phật bị rơi vào tà kiến, không sống mãi được mà ngôi vua trị vì cũng ngắn. Lại thân ta là Phật, đâu lại cầu bên ngoài. Thiện ác báo ứng đều do người nhiều trí vọng cấu kết (lập ra) thuyết ấy. Cho đến ở trong nước, các bậc kỳ cựu vua trước kính thờ đều là hạng vụng về bỏ đi – Sư biết rồi thì than thở vua ấy đức mỏng làm sao cứu. Lại nghĩ trong tông vô tướng có hai thủ lãnh, Ba-la-đề có duyên với vua lại sắp chứng quả. Còn người thứ hai là Tông Thắng đều là biện luận rộng mà không có nhân xưa. Lúc đó đồ chúng sáu tông cũng đều nghĩ rằng Phật pháp gặp nạn sao Ngài tự an. Sư xa biết ý chúng liền búng ngón tay, sáu chúng nghe tiếng liền bảo mật lệnh của Đạt-ma thầy ta chúng ta nên mau đến lãnh lệnh. Nói xong liền đến chỗ thầy lễ bái thăm hỏi. Thầy hỏi nay một cái màn che lấp hư không ai có thể vẹt tan. Tông Thắng nói: Con tuy cạn mỏng nhưng xin liều mạng thực hành điều ấy. Sư nói: Ông tuy biện tuệ nhưng đạo lực chưa toàn. Tông Thắng tự nghĩ: Thầy ta sợ ta gặp vua sẽ làm Phật sự lớn, tiếng tăm hiển hách sẽ làm mất uy danh Thầy. Nếu kia là vua Phước Tuệ còn ta là Sa môn lãnh ý chỉ Phật há khó địch lại. Nghĩ xong lén đến chỗ vua nói rộng pháp yếu và các việc thiện ác khổ vui của thế giới trời người. Vua cùng hỏi đáp tranh luận cặn kẻ. Vua hỏi chỗ ông giải thích là pháp nào? Tông Thắng nó: Như vua cai trị phải họp với Đạo, vua có Đạo nào? Vua nói: Ta có Đạo sắp trừ pháp tà, ông có pháp sẽ hàng phục người nào? Sư đang ngồi yên mà biết Tông Thắng đuối lý. Bèn bảo Ba-la-đề rằng: Tông Thắng chẳng nghe lời ta lén hóa độ vua phút chốc sẽ thua, ông mau đến cứu. Ba-la-đề vâng lời thầy nói xin nhờ thần lực của thầy. Nói xong dưới chân nổi mây, liền đến trước vua đứng im không nói. Lúc vua đang hỏi Tông Thắng bỗng thấy Ba-la-đề cỡi mây đến thì ngạc nhiên quên hỏi đáp, bảo rằng: Người cỡi mây kia là chánh hay tà? Đáp rằng: Ta không phải tà chánh mà đến chánh tà. Nếu Tâm vua chánh thì ta không tà chánh. Vua tuy kinh lạ nhưng kiêu mạn hẫy hừng liền đuổi Tông Thắng ra. Ba-la-đề nói: Vua đã có Đạo sao đuổi Sa- môn. Tôi tuy không hiểu nhưng xin vua cứ hỏi. Vua giận mà hỏi rằng: Phật là gì? Đáp: Thấy tánh là Phật. Vua hỏi: Sư có thấy tánh chăng? Đáp: Tôi thấy Phật tánh. Vua hỏi tánh ở đâu? Đáp: Tánh ở tác dụng. Vua hỏi tác dụng nào ta chẳng thấy? Đáp: Nay thấy tác dụng vua tự chẳng thấy. Vua hỏi ở ta có chăng? Đáp rằng: Nếu vua tác dụng không có chẳng phải, nếu vua không tác dụng thì thể cũng khó thấy. Vua hỏi như khi đang dùng thì mấy chỗ hiện ra? Đáp: Nếu khi xuất hiện thì có tám chỗ. Vua nói tám chỗ xuất hiện phải là ta nói. Ba-la-đề bèn nói kệ rằng:

Ở thai là thân
Ở đời là người
Ở mắt là thấy
Ở tay là nghe
Ở mũi ngửi hương
Ở miệng bàn luận
Ở tay cầm nắm
Ở chân đi chạy.
Biến hiện thì khắp sa giới
Thu lại ở một hạt bụi
Người biết gọi là Phật tánh
Không biết gọi là tinh hồn.

Vua nghe kệ xong thì tâm liền khai ngộ bèn sám hối lỗi xưa mà học hỏi pháp yếu, sớm chiều quên mệt mỏi suốt cả chín tuần. Lúc đó Tông Thắng đã bị đuổi liền ẩn vào rừng sâu, nghĩ rằng nay ta trăm tuổi tám mươi làm quấy, hai mươi năm sau mới về Phật Đạo. Tánh tuy ngu muội nhưng hạnh dứt lỗi lầm. Không chống được nạn thì sống sao bằng chết. Nói xong liền tự nhảy xuống núi. Bỗng có một vị Thần đưa tay nâng lên đặt trên tảng đá lớn bình yên vô sự Tông Thắng nói: Ta thẹn làm Sa-môn đang làm chủ chánh pháp, không có năng lực để trừ diệt điều sai trái của vua, vì vậy bỏ thân tự trách mình, vị Thần nào giúp tôi đến đây xin lên tiếng để cho tôi tiếp tục sống. Do đó vị thần nói kệ rằng:

Thầy sống lâu trăm tuổi
Tám mươi mà tạo lỗi
Để gần với Chí Tôn
Huân tu mà vào Đạo
Tuy có ít trí tuệ
Mà lại nhiều kia đây
Khi thấy các bậc hiền
Không hề sinh cung kính
Hai mươi năm công đức
Tâm ấy chưa yên tĩnh
Thông minh nên khinh mạn
Mà phải đến nỗi này
Bị vua không kính trọng
Mà cảm quả như thế
Từ nay không biếng lười
Chẳng lâu thành người trí
Các Thánh đều giữ tâm
Như lai cũng như thế.

Tông Thắng nghe kệ vui mừng bèn ngồi yên ở đầu ghềnh. Lúc đó vua Dị Kiến lại hỏi Ba-la-đề rằng: Nhân giả trí tuệ biện tài Thầy ông là ai? Đáp: Tôi xuất gia ở chùa Ta-la, Tam tạng Ô-Sa-Bà là Thầy học của tôi, còn thầy xuất thế là Bồ-Đề-Đạt-Ma là chú của Đại vương. Vua nghe tên sư kinh hãi giây lâu bảo: Ta nối ngôi vua hèn mọn này mà trái chánh theo tà, quên mất chú ta. Bèn sai quan cận thần đón mời, Sư liền theo sứ mà đến vì vua sám hối lỗi xưa. Vua chí thành than khóc tạ tội với sư. Lại mời Tông Thắng về nước. Đại thần tâu rằng Tông Thắng bị vua khiển trách đã nhảy xuống núi chết rồi. Vua bảo Sư Tông Thắng chết là do trẫm, làm sao Đại từ khiến cho thoát khỏi tội này. Sư nói Tông Thắng đang ẩn tích trong núi, chỉ cần sai sứ mời thì đến. Vua liền sai sứ vào núi quả nhiên thấy Tông Thắng đang ngồi Thiền. Tông Thắng được mời bèn nói rằng: Rất thẹn ý vua, bần đạo thề ở chốn suối rừng mà các bậc hiền đức trong nước vua nhiều như rừng. Đạt-ma là chú vua là thầy của sáu chúng. Ba-la-đề là long tượng trong pháp, mong vua kính thờ hai vị Thánh làm phước cho nước nhà. Sứ về phục mạng. Chưa về đến thì Sư bảo vua rằng: Có mời được Tông Thắng chăng? Vua nói chưa biết. Sư nói mời một lần không đến, mời nữa sẽ đến. Lâu sau sứ giả trở về quả đúng như lời sư nói: Sư bèn từ tạ vua rằng: Nên khéo tu đức, không lâu sẽ bị bịnh, ta đi đây. Bảy ngày sau thì vua bị bịnh. Thầy thuốc trị bịnh chỉ nặng thêm mà không lành. Cận thần Quý Thích nhớ lời Sư nói trước đây bèn gấp sai sứ báo Sư rằng: Bịnh vua càng nặng, nguyện chú từ bi ở xa mau về cứu trị. Sư liền đến chỗ vua an ủi thăm hỏi bịnh tình. Lúc đó Tông Thắng cũng theo lời vua mời mà từ biệt núi rừng, còn Ba-la-đề thọ ân vua từ lâu nên cũng về thăm. Ba-la-đề hỏi làm sao cho vua khỏi khổ. Sư liền bảo Thái tử vì vua chuộc tội thi ân tôn kính Tăng bảo, lại vì vua sám hối rằng nguyện tội tiêu hết. Ba người Như thế đều đến thăm hỏi bịnh vua. Sư thầm nghĩ duyên Chấn Đán đã chín, giờ hành hóa đã đến. Bèn trước giả từ Tổ Tháp kế từ biệt đồng học, và đến chỗ vua mà an ủi khuyên gắng rằng: Phải siêng tu bạch nghiệp hộ trì Tam bảo. Ta đi chẳng muộn mười chín thì về. Vua nghe Sư nói thì khóc rằng:

Nước này có tội gì cõi kia sao may mắn. Chú đã có duyên cháu không ngăn được. Chỉ mong chẳng quên đất nước của mẹ cha, việc xong thì về sớm. Vua liền sắm thuyền to đủ các báu cùng các quan đưa tiễn sư. Sư bèn dong thuyền đến Nam Hải vào ngày 21 tháng 9 năm Đinh Mùi Đại Thông đời Lương năm thứ nhất (đời Lương niên hiệu Đại Thông năm thứ nhất). Thứ sử Quảng Châu là Tiêu Ngang đủ lễ ra đón, dâng biểu tâu vua, vua nghe tâu sai sứ mang chiếu đón mời. Ngày mồng 1 tháng 10 thì đến Kim Lăng. Vua hỏi: Từ khi ta lên ngôi đến nay xây chùa chép kinh độ Tăng vô số có công đức gì chăng? Sư nói không có công đức. Vua hỏi vì sao không có công đức? Sư nói: Đây chỉ là nhân tiểu quả hữu lậu trời người như bóng theo hình tuy có mà không thật. Vua hỏi thế nào mới là công đức chân thật? Sư đáp: Tịnh trí diệu viên thể tự vắng lặng công đức như thế không vì đời mà cầu. Vua lại hỏi: Thế nào là Thánh đế Đệ nhất nghĩa? Sư nói vắng lặng không Thánh. Vua hỏi: Người đang dối trẫm là ai? Sư đáp: Không biết. Vua chẳng hiểu. Sư biết cơ không khế. Ngày 19 tháng ấy liền thầm về Giang Bắc, ngày 23 tháng 11 thì đến Lạc Dương. Đó là đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh năm Thái Hòa năm thứ mười Sư ngụ tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn. Ngồi xoay mặt vào vách suốt ngày không nói. Người không lường được gọi là Bích Quán Bà-la-môn. Lúc đó, có vị tăng Thần Quang là người khoáng đạt, ở lâu tại Lạc Dương đọc nhiều sách giỏi luận bàn huyền lý, thường than rằng: Lễ thuật phong quy là giáo của Khổng-Lão, sách của TrangDịch chưa cùng tận diệu lý. Gần đây nghe: Đại sĩ Đạt-đa ở chùa Thiếu Lâm, người đến không lay động, đó là người đạt đến Huyền cảnh. Thế là đi đến đó sớm chiều tham cứu. Sư vẫn ngồi yên xoay mặt vào vách không hề khuyên bảo điều gì. Thần Quang tự nghĩ người xưa câu đạo chẻ xương lấy tủy chích máu cứu đói, trải tóc trên bùn, liều mình nuôi cọp. Xưa còn như thế, ta thì sao. Vào đêm mồng 9 tháng 12 năm ấy trời mưa tuyết lớn, Quang đứng giữa sân bất động đến sáng thì tuyết đến gối. Sư thương mà hỏi ông đứng lâu ngoài tuyết để cầu việc gì? Quang buồn khóc rằng: Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ quân phẩm. Sư nói: Đạo mầu vô thượng của chư Phật nhiều kiếp siêng năng việc khó làm mà làm được, việc không thể nhẫn mà nhẫn được há là hạng tiểu đức tiểu trí khinh tâm mạn tâm muốn được chân thừa mà luống công siêng năng. Quang nghe sư khuyên dạy , lén cầm dao bén tự chặt cánh tay trái đặt trước mặt sư. Sư biết là pháp khí, bèn nói: Chư Phật xưa kia cầu Đạo vì pháp quên thân, nay ông chặt tay trước ta mà cầu. Sư bèn đổi tên gọi là Tuệ Khả. Quang thưa: Pháp Ấn chư Phật con xin được nghe. Sư bảo pháp Ấn chư Phật không phải từ người mà được. Quang nói Tâm con chưa an, xin Sư an cho. Sư nói đem tâm đây ta an cho. Quang nói con tìm tâm không thấy. Sư nói ta đã an tâm cho ông rồi. Sau vua Hiếu Minh nghe Sư có điều lạ liền sai sứ đến thỉnh, nhưng trước sau ba lần Sư không rời Thiếu Lâm. Vua càng kính phục. Bèn ban cho hai chiếc y ca sa, bát vàng gấm lụa, Sư đều ba lần trả lại. Ý vua kiên quyết nên sư đành phải nhận. Từ đó chúng Đạo tục càng tin tưởng theo về. Chín năm sau muốn về Tây Trúc. Bèn bảo học trò rằng: Giờ đã đến, các ông nên trình chỗ đã được. Khi ấy Đạo phó thưa rằng: Như chỗ con thấy chẳng chấp danh tự cũng chẳng lìa văn tự mà vì Đạo dụng. Sư nói: Ông chỉ được phần của da ta. Ni Tổng Trì thưa: Nay con hiểu như Khánh Hỷ thấy nước Phật A-Súc hễ thấy thì không thấy lại nữa. Sư nói: Ngươi chỉ được phần thịt của ta. Đạo Dục thưa rằng: Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng thật có, mà con thấy không có một pháp nào để được. Sư nói: Ông đã được phần xương của ta. Cuối cùng Tuệ Khả lễ bái rồi đứng y đó. Sư bảo: Ông đã được phần tủy của ta. Bèn nhìn Tuệ Khả bảo rằng: Xưa Như lai đã giao phó Chánh Pháp Nhãn cho Đại sĩ Ca-diếp, lần lượt giao đến ta, nay ta giao cho ông, ông nên giữ gìn và trao cho ca sa để làm pháp tín đều nên biết có biểu thị. Tuệ Khả nói: Xin thầy chỉ bày. Sư nói: Trong truyền pháp Ấn để chứng khế tâm, ngoài giao ca sa để định tông chỉ, đời sau nhiễu loạn nghi lo càng sinh bảo rằng: Ta là người Tây Thiên, con là kẻ xứ này dựa vào đâu mà được pháp, lấy gì làm chứng. Nay Ông nhận pháp y này. Sau này có nạn chỉ đưa y này và pháp kệ của ta để biểu minh cho hóa ấy vô ngại. Sau khi ta mất rồi hai trăm năm thì y chỉ không truyền nữa pháp cùng khắp sa giới người hiểu đạo thì nhiều, người hành đạo thì ít, kẻ nói lý thì nhiều mà người thông lý thì ít phù hợp kín đáo chứng ngộ âm thầm ngàn vạn có thừa. Ông nên mở mang chớ khinh người chưa ngộ, một niệm hồi cơ thì giống như bản đắc. Hãy nghe ta nói kệ.

Ta vốn đến xứ này
Truyền pháp cứu mê tình
Một hoa nở năm cánh
Kết quả tự nhiên thành.

Sư lại nói: Ta có kinh Lăng-già bốn quyển cũng giao cho ông (nên biết kinh Lăng-già do Phật nói không phải do Đạt-ma đặt ra), tức là Như lai tâm địa yếu môn giúp các chúng sinh khai thị ngộ nhập. Ta từ khi đến đây có tất cả năm lần bị trúng độc ta thường tự lấy ra mà thử để trên đá thì đá nứt. Duyên của ta vốn lìa Nam Ấn mà đến Đông Độ này, thấy Xích Huyền Thần Châu có khí tượng Đại thừa, bèn vượt biển vượt sa mạc vì pháp mà tìm người. Cơ hội chưa đến thì giả như kẻ ngu khờ, nay được ông rồi thì ý truyền trao của ta đã trọn.

Biệt Ký nói rằng: Sư trước ở Thiếu Lâm chín năm, vì Nhị Tổ nói pháp chỉ dạy rằng. Ngoài dứt các duyên, trong tâm không thở gấp, tâm như tường vách thì sẽ vào Đạo. Tuệ Khả nói các loại nghĩa lý về tâm tánh, đạo chưa khế hợp. Sư ngăn lỗi ấy không để cho nói tâm thể vô niệm. Tuệ Khả nói: Con đã dứt các duyên. Sư hỏi: Không thành đoạn diệt chứ? Khả đáp: Không thành đoạn diệt (dứt mất). Sư nói: Lấy gì nghiệm biết là không đoạn diệt. Khả nói: Thường biết rõ không thể nói ra được. Sư nói: Đây là tâm thể của chư Phật đã truyền không còn nghi gì…

Nói xong, bèn cùng đồ chúng đến chùa Thiên Thánh ở Võ Môn dừng lại ba ngày, có Thái thú thành ấy là Dương Huyễn Chi sớm kính mến Phật thừa, hỏi Sư rằng: Tổ nối nhau ở năm xứ Tây Thiên, Đạo ấy thế nào? Sư nói sáng tâm tông Phật, hành và giải tương ưng gọi đó là Tổ. Lại hỏi ngoài thì sao? Sư nói: Phải sáng tâm người khác biết rõ xưa nay, chẳng nhàm chán có không, đối với pháp không chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ nếu được như thế gọi đó là Tổ – Lại hỏi: Đệ tử qui tâm Tam bảo đã mấy năm mà trí tuệ tối tâm còn mê chân lý. Vừa nghe sư nói không rõ chỗ đặt để, mong sư từ bi chỉ rõ tông chỉ.

Sư biết là thành khẩn liền nói kệ rằng:

Cũng chẳng thấy ác mà chê bai
Cũng chẳng thấy thiện mà siêng làm
Cũng chẳng bỏ trí mà gần ngu
Cũng chẳng bỏ mê mà đến ngộ
Thấu Đại đạo cùng quá lương
Thông Phật tâm thì xuất độ
Chẳng cùng phàm Thánh đồng chen
Vượt lên trên mà gọi Tổ.

Huyễn Chi nghe kệ thì buồn vui lẫn lộn thưa răng: Xin Sư ở lâu trên thế gian mà hóa độ chúng sinh. Sư nói: Ta sắp qua đời, chẳng thể ở lâu, căn tánh vạn loại khác nhau gặp nhiều hoạn nạn. Huyễn Chi nói: Không kể là ai đệ tử vì Sư trừ dẹp được. Sư nói: ra đem truyền bí mật Phật lợi ích chúng mê, hại sẽ tự yên, ắt không lý này. Huyễn Chi nói: Sư nếu chẳng nói sao biểu thị được năng lực quán chiếu về Thông Biến.

Sư bất đắc dĩ nói lời sấm rằng:

Giang Sai phân sóng ngọc
Quản Cự mở khóa vàng
Năm miệng cùng nhau đi
Chín mươi không mình người.

Huyễn Chi nghe xong chẳng hiểu gì thầm ghi nhớ bèn lạy tạ mà lui. Lời sấm của Sư tuy lúc đó khó hiểu nhưng sau thì đều nghiệm đúng. Lúc đó nhà Ngụy kính thờ Phật, kẻ giỏi thiền đông như rừng. Luật sư Quang Thống Tam tạng Lưu Chi là loan phượng trong Tăng, thấy sư diễn đạo bày tướng chỉ tâm, đã từng cùng với Sư luận bàn phải quấy. Sư thì huyền môn nổi tiếng xa gần thí mưa pháp khắp nơi nhưng lượng riêng cục bộ tự không kham nỗi nên khởi tâm tranh giành mà nhiều lần bỏ thuốc độc để hại Sư đến lần thứ sáu. Sư thấy hóa duyên đã xong truyền pháp được người bèn không tự cứu mà cam tâm chịu chết. Đó là ngày mồng tháng 10 năm Bình Thìn, đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Đế niên hiệu Thái Hòa năm thứ mười – Ngày 2 tháng 12 năm ấy thì an táng ở núi Hùng Nhĩ, xây tháp ở chùa Đông Lâm. Sau ba năm Ngụy Tống Vân vâng chỉ vua đi sứ ở Tây Vực về gặp Sư ở Thông Lãnh, thấy Sư tay xách một chiếc dép bay đi vùn vụt. Vân hỏi: Sư đi đâu? Sư đáp: Về Tây Thiên. Lại bảo Vân rằng: Chúa ông đã qua đời. Vân nghe thì hoang mang, từ biệt Sư mà đi về Đông. Khi phục mạng thì Minh Đế đã băng, Hiếu Trang lên ngôi. Vân kể lại mọi việc. Vua sai mở nắp quan tài thì trống rỗng, chỉ còn lại một chiếc dép. Cả triều đều kinh hãi ngợi khen, vâng chiếu vua lấy một chiếc dép thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến năm Đinh Mão niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười lăm đời Đường, thì bị Tín Đạo trộm thấy ở chùa Hoa Nghiêm núi Ngũ Đài, nay không biết ở đâu. Khi xưa lúc Lương Võ Đế gặp Sư nhân duyên chưa khế hợp, đến khi hành hóa ở nước Ngụy bèn muốn soạn bia cho Sư mà chưa rãnh. Sau nghe việc Tống Vân thì bia mới thành. Đường Đại Tông ban Thụy là Viên Giác Đại sư, tháp hiệu Không Quán. Sư từ khi thị tịch vào (năm Bính Thìn) đời Ngụy đến hết đời Hoàng Tông niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất (giáp thìn) tính ra 6 năm (phải nói từ đời Ngụy năm Canh tý đến hết đời Hoàng Tông, niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất (Giáp thìn) là năm mới đúng).

– Tổ 29 (2). TUỆ KHẢ: Thứ hai mươi chín là tính ở Ấn-độ, thứ hai là tính ở Trung quốc)
Người ở Võ Lao, họ Cơ, cha là Tịch. Lúc chưa có con thường thầm nghĩ rằng nhà ta ưa chuộng điều lành chẳng lẽ không con. Cầu con đã lâu một buổi tối cảm được ánh sáng lạ sáng rực nhà cửa, mẹ do đó có thai. Do lấy việc ánh sáng sáng cả nhà nên đặt tên là Quang. Từ nhỏ chí khí khác thường, thích thơ sách, rành huyền lý, không ưa việc nhà chỉ thích ngao du khắp núi sông. Sau xem sách Phật mà siêu nhiên tự đắc. Liền đến Hương Sơn ở Long Môn Lạc Dương, nương Thiền sư Bảo Tịnh mà xuất gia thọ giới cụ túc, ở chùa Vĩnh Mục đi khắp các trường giảng, học nghĩa Đại Tiểu thừa. Năm ba mươi hai tuổi liền trở về Thương Sơn, suốt ngày ngồi yên. Lại qua tám năm trong lúc yên tịnh thì thấy 1 thần nhân gọi bảo rằng: Sắp đắc quả sao còn vướng đây. Đại đạo chẳng xa ông nên về Nam. Quang biết thần giúp mình nên đổi tên là Thần Quang. Hôm sau thấy đầu đau như bị đâm, thầy muốn trị bịnh thì trên hư không có tiếng nói. Đây là đổi xương nên rất đau. Quang bèn đem việc thấy Thần mà thưa với Thầy, thầy thấy xương đỉnh đầu Quang như mọc lên năm ngọn núi, bèn bảo tướng ông tốt lắm, sẽ có chỗ chứng. Thần khiến ông về Nam, đây thì Đại sĩ Đạt-ma ở chùa Thiếu Lâm sẽ là Thầy ông. Quang bèn đến chùa Thiếu Lâm và việc gặp ngài Đạt-ma được truyền pháp y đã nói ở trước. Từ khi ngài Đạt-ma về Tây Thiên thì Sư mở mang Huyền Phong rộng tìm người Đệ tử nối pháp – Đến niên hiệu Thiên Bình năm thứ 2 đời Bắc tề, có một Cư sĩ tuổi hơn bốn mươi không nói tên họ, đến đảnh lễ hỏi Sư rằng: Đệ tử bị bịnh kinh phong xin Hòa-thượng cho con sám tội. Sư nói: Đem tội ra đây ta cho ông sám. Cư sĩ rất lâu mới nói rằng: Con tìm tội không được. Sư nói ta đã cho ông sám tội rồi đấy. Rồi nương Phật pháp Tăng mà ở. Thưa rằng: Nay thấy Hòa-thượng đã biết là Tăng, chẳng hay thế nào là Phật pháp. Sư nói: Tâm ấy là Phật tâm ấy là pháp, Phật pháp không hai, Tăng Bảo cũng như thế. Thưa rằng: Ngày nay mới biết tội tánh chẳng ở trong, chẳng ở ngoài chẳng ở giữa, như tâm ấy Phật pháp cũng không 2. Đại sư biết là thâm khí bèn cạo tóc cho bảo rằng đây là vật báu của ta, đặt tên là Tăng Xán. Ngày 1 tháng 03 năm ấy thọ giới cụ túc ở chùa Quang Phước. Từ đó bịnh kia dần hết làm thị giả hầu thầy hai năm. Đại sư bảo rằng: BồĐề-Đạt-Ma ở Tây trúc xa xôi đã lén trao Chánh Pháp nhãn tạng cho ta, nay ta trao cho ông cùng với tín y của Đạt-ma. Ông nên giữ gìn đừng để dứt mất. Hãy nghe kệ ta:

Xưa nay duyên có đất
Nhân đất trồng hoa nở
Xưa nay không có trồng
Hoa cũng chẳng hề nở.

Đại sư trao phó pháp y rồi, lại nói ông thọ giáo ta phải vào núi sâu, chưa thể hành hóa được sẽ có quốc nạn. Xáng nói: Thầy đã dự biết trước xin hãy chỉ bày. Sư nói không phải ta biết, đây là Đạt-ma truyền cho Bát nhã Đa-la có dự ký trước rằng: Trong tâm tuy tốt mà bên ngoài xấu. Ta tính năm tháng chính là bây giờ. Vậy phải nghe lời nói trước chớ để gặp nạn. Song ta cũng có lụy xưa, nay phải trả, khéo đi đứng, đợi thời truyền trao Đại sư dặn dò rồi liền ở Nghiệp Đô mà tùy nghi nói pháp, 1 lời diễn nói bốn chúng đều về. Như thế trải qua ba mươi bốn năm. Bèn dấu mình đổi dạng hoặc vào các quán rượu thịt, đến chỗ giết mổ, hoặc ở giữa đường, hoặc cùng làm việc, người hỏi Sư là Đạo nhân vì sao như thế. Sư nói ta tự điều tâm đâu có quan hệ gì đến việc của các ông? Lại ở dưới ba cửa của chùa Khuông Cứu tại huyện Quản Thành mà nói Đạo vô thượng, người nghe đông như hội. Lúc đó có Pháp sư Biện Hòa ở trong chùa giảng kinh Niết-bàn, học đồ nghe sư đến mở pháp bèn dần dần bỏ đi. Biên Hòa nổi giận, gièm pha với trưởng Ấp là Địch Trọng khản. Trọng Khản bi mê hoặc bởi tà thuyết cho Sư là phi pháp. Sư vui vẻ thị tịch, người chân chánh cho là trả nợ xưa. Lúc đó Sư đã một trăm lẻ bảy tuổi. Tức ngày 16 tháng 03 năm Quý Sửu, đời Tùy Văn Đế niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười ba. An táng Sư ở huyện Phủ Dương Từ Châu, cách 0 dặm về phía Đông Bắc. Vua Đường Đức Tông ban thụy cho Sư là Đại Tổ Thiền sư. Từ ngày sư hóa đến năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất đời vua Hoàng Tông được 13 năm.

– Tổ Tuệ Khả truyền pháp chính thức cho Tổ Tăng Xán, nhưng ngoài Tăng Xán ra còn có mười bảy vị nổi tiếng. Trong đó, ba vị có Ngữ lục, là: 1/ Thiền sư Tăng Na. 2/ Cư sĩ Hướng. 3/ Tuệ Mãn ở Tương Châu.

a. Thiền sư Tăng na: Ngài họ Mã, tuổi trẻ thần sáng thông suốt các sách. Năm hai mươi mốt tuổi thì giảng lễ dịch ở Đông Hải người nghe đông như chợ. Đến khi về Nam thì học chúng liền đến. Gặp Nhị Tổ (Tuệ Khả) nói pháp bèn cùng mười vị đồng chí đến xin xuất gia. Khi đó tay chẳng cầm bút quyết quên hết sách vở, chỉ một y một bát một ngồi một ăn theo hạnh Đầu đà. Hầu hạ Tổ đã lâu, sau bảo Tuệ Mãn rằng: Tâm Ấn Tổ sư không phải chuyên khổ hạnh, nó chỉ giúp đạo mà thôi. Nếu khế bổn tâm mà tùy ý phát dụng chân quang thì khổ hạnh chỉ như nắm đất thành vàng. Nếu chỉ cốt khổ hạnh mà không sáng bổn tâm, sẽ bị yêu ghét buộc ràng, thì khổ hạnh như đêm ở đường hiểm. Ông muốn sáng bổn tâm thì phải suy xét kỹ. Gặp sắc gặp thanh khi chưa khởi giác quán thì tâm ở đâu, là không có hay là có? Đã không rơi vào chỗ có không thì tâm châu riêng sáng thường chiếu sáng thế gian mà không 30 ngăn cách một hạt bụi, không hề có một một sát-na xen hở. Cho nên Sơ Tổ (Tổ Đạt-ma là Sơ Tổ ở Trung quốc) trao kinh Lăng-già quyển, bảo thầy ta là Nhị tổ nói rằng: Ta thấy Chấn Đán (Trung quốc) chỉ có kinh này đáng dùng để ấn tâm. Này Nhân giả y theo thực hành tự được vượt khỏi thế gian. – Lại Nhị tổ hễ khi vào nói pháp xong thì bèn nói kinh này sau bốn đời biến thành danh tướng thật đáng buồn thay. Nay ta trao cho ông phải nên giữ gìn, không phải người thì cẩn thận chớ truyền. Dặn dò xong sư bèn đi du phương, không ai biết sau này sư ra sao.

b. Cư sĩ Hướng: Sống trong rừng sâu ăn rau trái uống nước khe. Đầu niên hiệu Thiên Bảo đời Bắc Tề nghe Nhị Tổ hóa Đạo thạnh hành bèn viết thư giao hảo thưa rằng: Bóng do thân khởi, vang do tiếng có, chơi bóng thì nhọc thân mà không biết thân là gốc của bóng, ngăn tiếng dứt vang mà không biết tiếng là gốc của vang. Trừ phiền não mà đến Niết-bàn là bỏ thân mà tìm bóng, lìa chúng sinh mà cầu quả Phật là im tiếng mà tìm vang. Cho nên biết mê ngộ một đường ngu trí chẳng khác, không tên mà làm tên, do tên ấy mà sinh ra phải trái. Không lý mà làm lý nhân lý ấy mà tranh cãi khởi huyễn hóa không chân thì ai phải ai quấy, luống dối không thật thì cái gì không cái gì có. Nên biết được cái không thể được mất cái không thể mất. Chưa kịp đến để nêu rõ ý này. Rất mong trả lời. Nhị tổ sai người trả lời rằng: Xem rõ ý gởi đến đều đúng thật lý chân thuyết rốt ráo chẳng khác, ngọc ma ni mà vốn mê nên gọi là ngói đá. Rỗng sáng tự giác là chân châu, vô minh trí tuệ bằng nhau không khác, phải biết muôn pháp đều như. Thương xót đồ chúng có hai kiến này mà nêu lời đạp tạ thư này. Xem thân và Phật chẳng khác, đâu cần tìm kiếm ở vô dư. Cư sĩ kính cầm thư Tổ mà kính lạy, ngầm được ấn ký.

c. Thiền sư Tuệ Mãn: ở chùa Long Hóa ở Tương Châu, người Vinh Dương, họ Trương. Mới đầu ở chùa ấy gặp Thiền sư Tăng Na khai thị. Chí rất kiệm ước chỉ có 2 chiếc áo mùa đông mặc thêm mùa hè bỏ bớt. Tự nói một đời tâm không khiếp sợ, thân không chấy rận, ngủ không mộng mị, thường đi khất thực không ở một chỗ hai đêm, hễ đến chùa thì chẻ củi, làm giày. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười sáu ở Lạc Dương bên chùa Hội Thiện, ngủ trong mộ cổ gặp tuyết rơi nhiều. Sáng hôm sau vào chùa gặp Pháp sư Đàm Khoáng. Khoáng kinh ngạc hỏi từ đâu tới? Sư nói: Pháp có tới lui chăng? Khoáng sai tìm chỗ đến, thì thấy bốn bề tuyết phủ đều dày năm thước. Khoáng nói không thể lường biết được. Vừa nghe có Quát Lục Sự, chư Tăng đều trốn lánh, chỉ mình Sư ôm bát đi không xóm làng vô ngại, hễ được thì cho hết không để hoang phí. Có người mời Sư về ở đêm và cúng trai thì Sư nói: Khi nào trời đất không có Tăng mới nhận lời thỉnh này. Lại có dạy chúng rằng: Chư Phật nói tâm khiến biết tâm. Tướng là luống dối. Nay bèn lại chú trọng nhiều về tâm tướng là trái xa ý Phật, lại càng thêm luận bàn mà khác với đại lý. Cho nên Sư thường ôm kinh Lăng-già quyển xem là tâm yếu, đúng theo lời dạy mà làm. Bởi rằng theo lời di phó nhiều đời. Sau ở trong lò gốm không bịnh mà hóa, thọ bảy mươi tuổi.

– Tổ 30 (3) TĂNG XÁN: Chẳng biết người ở đâu, trước nương Nhị tổ mà học hỏi. Khi được truyền pháp thì ẩn cư tại núi Hoàn Công ở Thủ Chu. Sau đời Hậu Châu, vua Võ Đế phá diệt Phật pháp. Sư qua lại núi Tư Không ở huyện Thái Hồ hơn mười năm, lúc đó không ai biết. Đến đời Tùy niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 12, có Sa di Đạo Tín, tuổi mới mười bốn đến lạy Thầy thưa rằng: Xin Hòa-thượng từ bi ban cho pháp môn giải thoát. Sư nói: Ai ràng buộc ông. Đáp: Không có ai ràng buộc. Sư hỏi: Sao lại cầu giải thoát. Đạo Tín sau lời nói ấy thì Đại ngộ làm việc khổ nhọc trong chín năm. Sau ở Kiết Châu thọ giới hầu thầy rất cẩn thận, thầy nhiều lần thử thách huyền vi. Biết duyên đã chín liền giao cho pháp y có kệ rằng:

Hoa trồng tuy nhờ đất
Từ đất trồng hoa mọc
Nếu không người gieo giống
Hoa đất sẽ không mọc

Sư lại nói: Xưa được Đại sư giao pháp cho ta sau đến Nghiệp Đô mà hành hóa ba mươi năm mới trọn nay ta được ông thì còn ngại gì. Rồi đến núi La Phù ở đó hai năm, rồi trở về chốn cũ hơn tháng, sĩ dân vây quanh Sư thiết lễ cúng dường, Sư vì bốn chúng nói rộng tâm yếu xong thì ở Pháp Hội dưới cộ cây chấp tay mà mất, lúc ấy là đời Tùy Dương Đế niên hiệu năm Bính Dần Đại Nghiệp năm thứ hai, ngày rằm tháng mười. Vua Đường Huyền Tông ban thụy là Giám Trí Thiền sư, tháp hiệu là Giác Tịch. Đến đời Hoàng Tông niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất thì đã trải 00 năm. – Đời Sơ Đường ở Hà Nam có Duẫn Lý Thường kính ngưỡng Tổ Phong mà được huyễn chỉ. Năm Ất Dậu niên hiệu Thiên Bảo gặp Hà Trạch Thần Hội hỏi rằng: Tam tổ Đại sư an táng ở đâu. Có người nói vào La Phù mà không thấy trở về, có người nói mất trong Sơn cốc chưa biết ai đúng. Hội nói Đại sư Xáng ở La Phù trở về Sơn cốc được hơn tháng mới tịch. Nay ở Thư Châu thấy có mộ Tam Tổ Thường chưa thể tin được. Hội bèn vì Thư Châu Biệt Giá nhân đến hỏi chư tăng chùa Sơn cốc rằng nghe nói sau chùa có mộ của Tam Tổ phải chăng lúc đó có Thượng tọa Tuệ Quán đáp rằng: “có”, thường vui mừng cùng liêu thuộc đến chiêm lễ. Lại mở quan tài lấy xương cốt đem trà tỳ thì được xá-lợi năm màu ba trăm hạt thì lấy một trăm hạt đem xây tháp thờ, một trăm hạt gởi lại cho Hà Trạch Thần Hội, để trưng bằng cớ thì đem theo mình một trăm hạt. Sau ở Lạc Trung Tư Đệ thiết trai ăn mừng. Lúc đó có Tây Vực Tam tạng là Kiện na ở trongHội, Thường hỏi Tam tạng. Tổ sư Thiên Môn ở Thiên Trúc nhiều hay ít. Kiện Na đáp: Từ Ca-diếp đến Bát-nhã Đa-la có hai mươi bảy vị tổ. Nếu kể từ Tổ Sư Tử , từ Đạtma Đạt bốn đời có hai mươi hai vị, thì gồm chung có bốn mươi chín vị tổ. Nếu từ bảy Đức Phật đến Đại sư Tăng xán, nếu chẳng gồm chia tắt ngang thì có ba mươi bảy đời. Thường lại hỏi các kỳ đức trong hội rằng: Từng thấy Tổ Đồ (bản đồ về Tổ sư) hoặc dẫn hơn năm mươi vị Tổ cho đến chi phái khác nhau, tông tộc chẳng nhất định hoặc chỉ có tên không lấy gì chứng nghiệm. Lúc đó có Thiền sư Trí Bổn là học trò Lục tổ đáp rằng: Đây là bởi đời Hậu Ngụy Phật pháp mới suy yếu, có Sa môn Đàm Diệu trong lúc ngổn ngang nhiều việc đã lấy lụa trắng một mình chép ra tên tuổi các tổ hoặc quên mất thứ lớp để lẫn trong quần áo mà giấu trong hang núi trải qua ba mươi lăm năm cho đến khi Văn Thành Đế lên ngôi pháp môn được trung hưng, thì Đàm Diệu được kính trọng bèn làm Tăng Thống, mới nhóm hợp các Sa môn mà luận bàn kết tập mục lục soạn bộ Phó Pháp Tạng Truyện, lúc đó có chút ít sai sót, tức khi Đàm Diệu sao lục vì quá sợ sệt, lại trải qua mươi ba năm vua khiến Quốc tử tiến sĩ Huỳnh Nguyên Chân cùng Tam tạng Bắc Thiên Trúc là Phật Đà Phiến-đa Cát-Phất-yên, v.v… nghiên cứu lại Phạm văn phân biệt tông chỉ theo thứ lớp Thầy trò mà không còn sai lầm nữa.

Tổ 31 (4) Tổ ĐẠO TÍN: Họ Tư Mã, nhiều đời ở Hà Nội, sau dời về huyện quảng Tế ở Kỳ Châu, sư sinh ra đã khác thường. Thuở nhỏ kính mến Không tông các môn giải thoát. Rõ ràng túc duyên xưa đế nối Tổ phong nhiếp tâm không ngủ nghỉ chẳng tới giường nằm suốt 60 năm. niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ mười ba Đời Tùy, lãnh đồ chúng đến ở Cát Châu, gặp bọn trộm cắp vây thành bảy tuần không giải tỏa, dân chúng sợ sệt. Sư thương xót dạy niệm Ma-ha Bát Nhã. Lúc đó bọn giặc cướp thấy trên bức thành thấp có binh thần gọi nhau cho rằng trong thành có dị nhân không nên tấn công. Rồi dần dần kéo đi. Đời Đường Võ Đế năm Giáp Thân Sư trở về kỳ Xuân ở núi phá Đầu, bạn học đến rất đông. Một hôm Sư đến huyện Huỳnh mai, giữa đường gặp một đứa bé cốt cách kỳ lạ khác thường. Sư hỏi con họ gì? Đáp: Họ tức là có chứ không phải là họ thường. Sư hỏi: Là họ gì? Đáp: Họ Phật Sư bảo con không có họ, thì đáp: Họ Không. Sư im lặng biết là pháp khí. Liền bảo thị giả đến nhà xin cha mẹ cho đi xuất gia, cha mẹ vì có túc duyên nên mau mắn cho làm đệ tử, đặt tên là Hoằng Nhẫn. Đến khi giao pháp truyền y thì có bài kệ rằng:

Giống hoa có tánh mọc
Do đất hoa sinh sinh
Đại duyên hợp với tín
Sẽ đời đời không sinh.

Bèn đối đãi nhau bằng tình thầy trò. Một hôm bảo chúng rằng: Trong niên hiệu Võ Đức ta đến Lô Sơn lên chót đảnh mà nhìn sang núi Phá Đầu thì thấy mây tím như hình cái lọng bên dưới có khí trắng chia ra sáu luồng, các ngươi có hiểu không? Chúng đều im lặng. Nhẫn hỏi: Phải chăng có một Hòa-thượng khác sinh ra một chi Phật pháp. Sư nói đúng. Sau, vào năm Quý Dậu niên hiệu Trinh Quán, vua Đường Thái Tông nghe Đạo vị của Sư muốn chiêm ngưỡng bèn mời về kinh đô. Sư dâng biểu lên vua ba phen tạ từ, sau lấy cớ bịnh mà từ chối. Đến lần thứ tư vua ra lịnh cho sứ rằng: Nếu không đến thì mang đầu về đây. Sứ đến núi truyền chỉ dụ, Sư bèn đưa cổ dưới kiếm mà thần sắc vẫn an nhiên. Sứ kinh lạ quay về trình vua. Vua càng kính mến bèn bàn y báu cho được toại chí. Đến niên hiệu Vĩnh Huy đời vua Cao Tông năm Tân Hợi ngày mồng 0 tháng 09 nhuận, Sư bảo môn nhân rằng: Tất cả các pháp đều giải thoát, các ông đều nên giữ gìn mà truyền hóa ở vị lai. Nói xong thì ngồi yên mà mất, thọ bảy mươi hai tuổi. Xây Tháp thờ ở núi ấy. ngày mồng 0 tháng 0 năm sau vô cớ cửa tháp tự mở, thì hình dung như lúc còn sống. Sau đó môn nhân không dám đóng lại. Vua Đường Đại Tông ban thụy là Đại Y Thiền sư, tên tháp là Từ Vân. Từ khi viên tịch đến năm Giáp thìn niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất đời vua Hoàng Tống tất cả là 36 năm (có chỗ nói 3 năm?)

Tổ- 32 (5) Tổ HOẰNG NHẪN: Người huyện Huỳnh Mai ở Kỳ Châu, họ chu, sinh ra ở Kỳ Nghi. Thuở nhỏ dạo chơi gặp một người hiểu biết khen rằng: Đứa bé này thiếu bảy tướng nữa mới bằng Như lai. Sau gặp Đại sư Đạo Tín mà được làm Đệ tử nối pháp. Ở Hàm Đình tại núi Phá Đầu có 1 cư sĩ họ Lô tên Tuệ Năng từ Tân Châu đến ra mắt Sư. Sư hỏi: Ông từ đâu tới? Đáp: Ở Lãnh Nam tới. Sư hỏi: Cần việc gì? Đáp: Chỉ cầu thành Phật. Sư nói: Người Lãnh Nam không có Phật tánh, làm 3 sao được thành Phật? Đáp: Người thì có Nam Bắc, Phật tánh há như thế. Sư biết là dị nhân. Liền hét bảo: Xuống nhà giã gạo đi! Tuệ Năng bèn lạy sư mà lui. Rồi lo việc giả gạo làm việc nặng nhọc, ngày đêm không nghỉ suốt tám tháng. Sư biết giờ trao pháp đã đến bèn bảo chúng rằng: Chánh pháp khó hiểu, không thể luống ghi nhớ lời ta mà làm phần của mình. Các ông nên mỗi người tự nêu ý mình bằng một bài kệ. Nếu lời ý họp nhau thì sẽ trao cho y pháp. Lúc đó, trong hội có hơn bảy trăm vị Tăng. Thượng tọa là Thần Tú học thông nội ngoại, chúng đều tôn kính đều khen ngợi rằng: Nếu không phải ngài Thần Tú thì còn ai. Thần Tú nghe chúng khen thì không cần suy nghĩ mà chép một bài kệ trên vách rằng:

Thân là cây Bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi bặm.

Sư nhân đi kinh hành thấy bài kệ ấy biết là của Thần Tú bèn khen ngợi rằng: Đời sau y theo đây tu hành cũng được quả vị cao siêu. Vách này định để Xử Sĩ Lô Trân vẽ Lăng-già Biến Tướng khi thấy chép kệ này liền ngăn lại không vẽ mà bảo tụng đọc kệ ấy. Chỗ giã gạo có người đọc kệ ấy, Sư hỏi là chương cú nào thì đáp: Ông chẳng biết Hòathượng tìm người Đệ tử nối pháp khiến mỗi người soạn kệ nêu tâm. Bài kệ này là của Thượng Tọa Tú, Hòa-thượng rất khen ngợi thì chắc chắn là sẽ truyền y pháp cho Ngài. Tuệ Năng hỏi kệ ấy ra sao, người ấy liền đọc lại. Tuệ Năng giây lâu nói: Hay thì thật là hay mà hiểu thì chưa (liễu). Người ấy nói Tuệ năng là kẻ tầm thường biết gì mà nói điên. Tuệ Năng nói ông không tin ư, sẽ xin họa một kệ, người ấy không đáp cười mà bỏ đi. Đến nửa đêm Tuệ Năng nhờ một cậu bé cùng đến vách, Tuệ Năng cầm đuốc nhờ cậu bé viết dùm bên cạnh bài kệ của Thần Tú một kệ rằng:

Bồ đề vốn không cây
Tâm gương cũng không đài
Xưa nay không một vật,
Đâu cần lau bụi bặm.

Sau khi thấy kệ ấy thì Đại sư bảo: Bài này ai làm cũng chưa thấy tánh. Chúng nghe Sư nói thì không để ý gì. Nửa đêm mới ngầm sai người đến nhà giả gạo gọi Tuệ Năng vào thất. Sư bảo chư Phật ra đời vì 1 việc lớn, tùy cơ Đại Tiểu thừa mà hóa độ nên có mười địa Ba thừa, đốn tiệm các ý chỉ để làm giáo môn. Nhưng Phật đã đem Chánh Pháp nhãn tạng Vô Thượng Vi Diệu Bí Mật Viên Minh Chân Thật mà trao cho Thượng Thủ Đại Ca-diếp Tôn giả, lần lượt truyền đến hai mươi tám đời. Đến Tổ Đạt-ma sang cõi này tìm được Đại sư Khả rồi lần lượt truyền đến cho ta. Nay truyền Pháp Bảo và y ca-sa này lại cho ông, ông nên khéo giữ gìn đừng để dứt mất, hãy nghe kệ ta:

Hữu tình đến gieo giống
Nhờ đất quả lại sinh
Vô tình đã không giống
Vô tánh cũng vô sinh.

Cư sĩ Tuệ Năng bèn quì xuống nhận y pháp mà thưa rằng: Pháp thì đã trao, y giao cho ai. Sư nói: Xưa Tổ Đạt-ma mới đến người chưa tin biết nên truyền y để nói là đắc pháp. Nay tín tâm đã chín, còn y là đầu mối tranh giành, nên đến ông thì không nên truyền nữa. Lại phải trốn tránh mà đợi lúc hành hóa, vì người nhận y mạng sống như sợi tơ treo. Năng hỏi: Nên trốn lánh nơi nào. Sư nói: Gặp ai Thương thì ở, gặp hội thì giấu. Tuệ Năng lạy thầy lãnh y mà đi. Đêm ấy đi xa về Nam thì chúng mới biết. Đại sư Nhẫn từ đấy không lên tòa nói pháp ba ngày. Đại chúng quái lạ bèn hỏi. Tổ nói Đạo ta đã đi sao còn hỏi. Lại hỏi y pháp ai được. Tổ nói: Tuệ Năng được. Do đó chúng bàn Lô hành giả tức là Tuệ Năng, bèn đi tìm nhưng đã đi mất. Huyện biết đã được bèn đuổi theo tìm. Đại sư Nhẫn đã trao y pháp, trải bốn năm đến niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai bỗng bảo chúng rằng: Nay việc ta đã xong hãy ra đi. Liền vào thất ngồi yên mà tịch, thọ bảy mươi bốn tuổi, lập pháp ở phía Đông núi Huỳnh Mai. Vua Đường Đại Tông ban thụy là Đại Mãn Thiền sư, Tháp đề là Pháp Vũ. Từ khi Đại sư mất đến năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Đức năm thứ nhất đời Hoàng Tông 1 là 330 năm.