KIM CANG KINH TOẢN YẾU SAN ĐỊNH KÝ

SỐ 1702

QUYỂN 01

Trường Sa (Tống), Sa Môn Tử Tuyền Lục

TỊNH TỰ

Giáo của họ Thích, Kinh Kim Cang xưa nay được đời tôn sùng. Từ đời Tần đến nay hơn mấy trăm năm, phúng tụng chẳng kể cao hèn, chuyện cảm ứng ghi đầy sách vở, lợi đến cõi u minh mà đạt ở thần linh. Để hướng đến Đại thừa thênh thang, phá tiểu thừa hoành lược, mà Bổ Xứ tụng lấy đó làm Bổn, hai luận giải thích mà xuyên suốt nhau, các sớ đua nhau giải thích, hoặc theo hoặc trái. Khuê Sơn Đại Sư, chọn lọc tinh anh, bỏ nhau giải thích, hoặc theo hoặc trái. Khuê Sơn Đại Sư, chọn lọc tinh anh, bỏ bớt phù ngụy, tên sách “Toản yếu”, thủ lấy trung dung, lại còn ghi chép, dùng để truyền tập. Thạch Bích Sư, thông suốt nghĩa ý, viết riêng một cuốn, đặt tên “Quảng Lục”, hay thì hay vậy, nhưng lời rườm rà, hậu học thướng chẳng tiện dùng, nay san định lại, cắt bỏ những điều phiền hà tạp loạn, khiến cho trôi chảy chẳng trệ, học rồi suy tư giảng giải, đạo chúng ta chẳng lo đọa địa vậy.

Đại Tống, Niên Hiệu Thiên Thán, năm thứ hai, tháng chạp ngày giáp Tý.

(chú thích của dịch giả: Kinh sớ số 102 này là quyển Sớ chú thích từng câu từng chữ kinh sớ No 101. tức là san định cuốn “Kim Cang Kinh Sớ Luận Toản Yếu”. Nên quyển sớ này mới có tên là “Kim Cang Kinh Toản Yếu San Định Ký”, tức là san định lại cuốn “Toản Yếu”).

 

KIM CANG KINH TOẢN YẾU SAN ĐỊNH KÝ

Sớ Văn chia ra ba phần:

Phần Thứ Nhất: ĐỀ MỤC: Gồm hai phần

I. Tên Sách Sớ Kinh:

“Kim Cang Bát-nhã Kinh Sớ Luận Toản Yếu”: Đề này chín chữ, từ rộng đến hẹp. Năng sở sáu lớp:

1. Năng thích và Sở thích (giải thích): “Kim Cang Bát-nhã Kinh” năm chữ là sở thích (được giải thích, chú thích). “Sớ Luận Toản Yếu” bốn chữ này là Năng thích.

2. Năng thuyên và sở thuyên (thuyên giảng): Chữ “Kinh” là Năng thuyên, “Kim Cang Bát-nhã” là sở thuyên.

3. Năng giảng và Sở giảng (phân biệt): Có hai phần:

a) Giảng chung: Chữ “Kinh” thì thông cả một đời thời giáo, còn chữ “Bát-nhã” chữ cục hạn ở đương bộ.

b) Giảng riêng: “Bát-nhã” thông cả tám bộ, “Kim cang” chỉ thuộc một kinh.

4. Năng Dụ và Sở Dụ: “Kim Cang” là Năng Dụ, “Bát-nhã” là sớ dụ.

5. Năng Toản và, Sở Toản: chữ “Toản” thuộc năng, nghĩa là chủ Sớ, tác giả viết chú thích, người giải thích. Chữ “Yếu” là sở; nghĩa là chánh nghĩa. Nếu thêm vào hai chữ “Tịnh Tự” thì lại thêm một lớp nữa, hai chữ “Tịnh Tự” là năng, những chữ ở trước nó đều thuộc về Sở.

Mà bảy lớp này chẳng ra ngoài Giáo, hàn, nhơn, lý. Nghĩa là: chữ “Kinh” và “Sớ Luận tịnh tự” cả năm chữ này là giáo, là năng thuyên, năng thích, năng tự. Chữ “Bát-nhã” là Hành, là quán chiếu. Chữ “Toản” thuộc Nhơn, là sớ chủ, người sớ giải kinh. Chữ “Kim Cang”, chữ “yếu” thuộc về Lý. Kim Cang là dụ cho Thật tướng, tức là Chơn lý, chữ “yếu” là chánh nghĩa, tức là Đạo lý.

Đã biết một đề, năng sở rõ ràng, cần biết trong đề, nghĩa lý cạn sâu. “Kim Cang” có ba nghĩa: đó là Kiên (cứng), lợi (bén), Minh (sáng). “Bát-nhã” cũng có ba nghĩa: đó là Thật tướng Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Văn tự Bát-nhã. “Kinh” có ba nghĩa” là Thường (thường hằng), Quán (xuyên suốt, thông suốt), nhiếp (thâu tóm, bao trùm). “Sớ” cũng có ba nghĩa: là Sơ (sơ tông) quyết, bố (trãi. “Luận” là nghị (bàn xét). Cũng có ba nghĩa; là nghị lý, nghị trí, nghị hành. “Toản yếu” cũng có ba nghĩa: là yếu nghĩa, yếu hành, yếu văn.

Kim Cang ba nghĩa là: Vạn vật chuyển thể làm hư hoại nó, nó có thể làm hư hoại vạn vật. Lại còn có khả năng chiếu dụng, có thể dụ cho ba loại Bát-nhã vậy! Kiên (cứng) là dụ cho Thật tướng Bát-nhã; vì nó tuy trãi qua nhiều kiếp lưu chuyển lục đạo chưa từng sanh diệt, chưa từng sức mẻ hao mòn, cho nên gọi là Kiên. Vì vậy mà Tâm kinh nói: “Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm,…” Lợi (Sắc bén) là dụ cho Quán chiếu Bát-nhã, nghĩa là khi nó hiển hiện rõ thì soi chiếu chư pháp không, cho nên nói là “Lợi” (sắc bén). Vì vậy mà Tâm kinh nói: “Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật Đa thời chiếu ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Cho đến nói rằng: Vô trí diệc vô đắc”… Minh (sáng tỏ) là dụ cho văn tự Bát-nhã. Vì văn tự có thể thuyên giải rõ ràng, tỏ rõ về thật tướng và quán chiếu khiến cho hiển hiện. Do từ ba nghĩa này tựa như Kim Cang kia, vì vậy mà nêu ra Kim Cang để dụ cho Bát-nhã. Mà Bát-nhã này, chư Phật và chúng sanh thảy đều có. Do kia đang tại triền (trói buộc) nên chẳng thể lợi dụng. Nếu được nghe giáo giải ngộ, nhờ lực nội ngoại huân hun thì sẽ đoạn dứt phiền não, xuát khỏi sanh tử. Lý và trí cùng nhau hòa hợp, có thể phát khởi đại dụng, cùng Phật chẳng khác. Cũng như vàng ở mỏ khoáng, nếu ra khỏi mỏ khoáng thì ắt sẽ thành thứ chặt đứt đồ vật. Mới biết Huệ này ai ai đều có, mới biết Huệ này xây lên nghĩa lớn. Nay gọi “Bát-nhã”, đó là âm phạm, nghĩa là Đại Huệ “Kim Cang” tức chánh dụ cho “Bát-nhã”, pháp và Dụ cả hai đều rõ ràng. Cho nên gọi là “Kim Cang Bát-nhã”. Nếu theo đề kinh đầy đủ hợp lại gọi là “Ba-la-mật”. Tức là khen ngợi cái công của Huệ. Tiếng Đường gọi là “Bỉ Ngạn đáo”, đây còn mang phong thái tiếng Tây vực. Nếu thuộc với phương này (Trung Hoa) thì gọi là “Đáo Bỉ Ngạn” (Đến bở bên kia). “Bỉ Ngạn”, tức là Niết-bàn, để đối lại với sinh tử là “Thử Ngạn” (Bờ bên này), gọi Niết-bàn là Kia, ý nói Bát-nhã là Huệ đến bờ kia, đây là biệt tướng của Huệ, mà Huệ đến bờ kia gồm có hai ý: Là Đốn và Tiện. Đốn là: khi huệ này hiển hiện, trong khoản một Sát Na, soi chiếu chư pháp không, tức là đến bờ kia, gọi đó là Huệ đến bờ kia. Vì chẳng trãi nhiều thời gian nên mới gọi là “Đốn”. Tiệm là: tuy đốn chiếu pháp không, nhưng vì quen với Tính, thành ra nhậm vận kế chấp, do vậy cần phải thúc đẩy Huệ đốn ngộ kia, giác sát vọng tình, tổn chi hựu tổn chi, (một câu trong Lão tử đạo đức kinh, tổn nó lại tổn nó, tổn cái vọng tình) để đạt đến vô vi. Tiệm này rốt cuộc cũng đạt đến bờ kia, cũng gọi là Huệ đến bờ kia. Vì trãi nhiều thời gian nên gọi đó là Tiệm. Tiệm và Đốn, nhanh chậm tuy khác, nhưng cùng một loại, gọi là Huệ đến bờ kia. Hợp lại đầy đủ gọi là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật”, ở đây lược bớt.

Tiếp đến là nói về chữ “Kinh”. Có đủ ba nghĩa. Nhưng theo các nhà giải thích, gồm có nhiều nghĩa, chỉ là những nghĩa từ gốc mà suy diễn ra. Nếu theo cuốn Phật Địa Luận thì chỉ thuyết hai nghĩa: Quán và Nhiếp. Quán là xuyên quán những nghĩa đã thuyết. Nhiếp là nhiếp trì những chúng sanh được Hóa. lại nữa, Như Lai nhập Diệt hơn hai ngàn năm, di phong vẫn còn, người được nghe chánh pháp, đó đều là nghĩa xuyên quán của kinh. Chúng sanh trôi nổi, chẳng biết theo đâu, được giáo môn Phật, đều quy về chánh đạo, đó đều là nghĩa nhiếp trì của kinh. Có đủ hai nghĩa này, gọi đó là Kinh. Nay ở đây thêm vào một nghĩa nữa là nghĩa Thường, để đối với ba loại Bát-nhã: Thật tướng Bát-nhã là Thường. Quán chiếu Bát-nhã là Quán (Xuyên suốt), văn tự Bát-nhã là Nhiếp.

Kinh này do La Thập dịch, câu kệ trong sáng, bóng bẩy, làm cho người thích nghe. Đến nay già trẻ sang hèn, đầy cả hoàn vũ, ai cũng đều thọ trì kinh này. “Sớ Luận Toản Yếu” tức là một quyển sớ văn này. Sớ tức là những quyển sớ chú giải thích như quyển Đại Vân của Thanh Long, quyển trần ngoại của Tự Thánh. Luận tức là trí Độ Luận của Ngài Thiên Thân Vô Trướng công đức thí luận của ngài Kim Cang Tiên. Trong mỗi một bộ luận, nhạm vận nghị bàn về Lý, Trí, Hành.

Hỏi: Đã có Sớ Luận giải thích kinh rồi, hà tất còn chế thêm sớ này.

Đáp: Vì để toát yếu, tức là chọn lọc những yếu nghĩa của những sớ luận khác mà thành Sớ này. Mà bày ra toát yếu, gồm có hai ý:

  1. Trên thì phù với Thánh chỉ.
  2. Dưới thì hiệp với lòng người. Ý rằng các thuyết có thuyết chẳng phù hợp với ý chỉ của Thánh Nhơn, chẳng thể hiệp với lòng người.

Vả lại ý thứ nhất là: Như kinh này là không Vô Tướng Tông, có người lại dùng pháp tướng Hạnh vị kê ra mà giải thích, thế tức chẳng phù hợp với Thánh chỉ sai về Tông. Vì vậy mà bài tự nói rằng: “Hoặc phối với danh tướng, trước dính sự trái với Tông”. Có người nghe là không Tông, bèn mật mạch dùng đạo lý vô tướng để giải thích, đó cũng chẳng phù hợp với ý chỉ của Thánh Nhơn. Vì Tông tuy là Vô tướng nhưng nghĩa lại vô cùng, cứ dùng một lối giải thích, thế ắt mê ở ngọn. Cho nên bài Tự nói: “Hoặc chỉ nói Nhất Chơn, vọng nguồn mê sông”. Trước thì trái với Tông chẳng mê sông, đây thì mê sông chẳng trái tông, đều có đắc thất, đều chưa suông sẽ. Còn có người dựa theo kiến giải của riêng mình mà chú thích, tông và chỉ đều sai, chẳng đáng để bình luận. Cho nên bài tự nói: “Ngoài ra những chú thích hời hợt cạn cợt chẳng đáng luận vậy”. Mà các thuyết tuy có chỗ hay của nó nhưng vì chưa suông sẽ thì đều nói là chẳng phù hợp với Thánh chỉ. nay chế sớ này, chẳng thêm pháp tướng để khỏi trái với Tông. Tùy theo văn mà giải thích thì chẳng mê ở ngọn, khỏi hai lỗi trên thì sẽ đắc trung. Như thế mới phù hợp với Thánh chỉ. mà nay trong quyển sớ này đều dùng lời Thánh. Cho nên bài tự nói: “Chú thích chẳng công kích dị đoan tà thuyết, sớ văn luận này, như phi thành nội”. Hơn nữa hai vị Bồ-tát, tôn sư Bổ xứ, Bổ Xứ Như Lai, sư Thích Ca Phật, triển chuyển suy bổn, Phật Phật tương thừa giáng đến Vô Trướng, Thế Thân càng không có dị thuyết, mới biết sớ này tức là lời Phật, người báng sớ này, tức như báng Phật. Cho nên bài Tự nói: “Vả lại, Thiên Thân, Vô Trướng, tôn sư bổ xứ, hậu học đàu nghi, hoặc thêm hoặc bớt”. Ý thứ hai là hiệp với lòng người là: Các sách chú của các nhà, tại Lý thì chưa đúng, về văn thì quá rườm, làm cho người học, ít người dám bỏ ý, nên kẻ chuyển được niệm, kẻ thông hiểu rất ít. Cho nên bài tự nói: “Khiến cho miệng tụng lông trâu, tâm thông sừng lân”. Nay sớ này tóm tắc những điều chính yếu để hiểu rõ kinh. Phần kinh và Sớ công lại khoản năm mươi trang. Chẳng kể tăng lử hay người trần tục đều có thể lưu tâm, chẳng chỗ thượng, trung, hạ căn đều có thể học tập. Có hai ý này, nên chú thích kinh vậy. Đây là trước Trí sau Bi, tự và tha cùng lợi vậy. Vì vậy mà gọi là “Kim Cang Bát-nhã kinh Sớ Toản yếu Tịnh Tự”: Tịnh là cộng, cùng kiêm, và. Tự là thuật, là chú thích, Tự thuật chú thích ý của kinh và Sớ. Lại nữa, Tự là đầu mối,. Ý rằng bài tự chỉ nữa trang giấy, làm đầu mối để chú thích giải nghĩa vậy.

Quyển Sớ này có hai tác giã. Chữ “Kinh” là kinh độ, là đại. tức là Sĩ thứ quý tiện đều hội tụ ở xứ lớn, mà là Tây kinh chứ chẳng phải là Đông, Bắc. Vì ngầm chọn nên chẳng nói là Tây. Hai chữ “Sa Môn”

là tiếng phạm, tiếng Hán gọi là Cần Tức, tức là danh hiệu chung của chúng Thích Ca, nghĩa là siêng tu các hạnh, dập tắt phiền não. Chữ “Thuật”; nghĩa là chẳng phải tự mình chế tạo ra, phù hợp với chữ “Toản yếu” ở trước. Chỉ là tự thuật lại những ý của tiên thánh, chẳng phải riêng mình chế tạo ra, ví như phu tử nói: “Thuật mà chẳng tác, tin mà hiếu cổ, ngầm so với Lão bành ta”.

II. TỰ TÔNG CHỈ có hai phần:

1. Tự tán ý chỉ của Kinh. Có hai phần.

1. Mê Chơn Khởi Vọng. Có hai phần.

(Đây là giải thích bài tự của cuốn “Kim Cang Bát-nhã Kinh Sớ Luận toản yếu”, câu trước là “Gương tâm vốn tịnh”, câu sau là “Hình sắc nguyên không”.

a. Chơn không:

Tính lìa duyên. Câu sau tức là Duyên, duyên thì vô tự tính, đại khái là như vậy, nếu nói cho chi li thì trước là lược phối, sau là giải tích rộng phần lược phối trước, trong hai cú này, gương và hình bóng là Dụ, tâm và sắc là pháp. “Vốn Tịnh” và “Nguyên không” thông cả pháp và Dụ. Gương là dụ cho tâm, hình bóng là dụ cho Sắc, hình bóng là cái sở hiện của gương, cũng như sắc là cái sở hiện của tâm. Gương tuy hiện hình, “Hình ấy nguyên không”, tức là hiểu rõ “gương vốn Tịnh”. Tâm tuy hiện sắc, sắc nguyên không, tức là hiển tỏ tâm vốn tịnh. Nói “Vốn Tịnh” tức là Tính Tịnh, thông cả Nhân va quả, phàm và Thánh, cho nên Hoa Nghiêm nói: “Phi Thức sở năng thức, diệc phi tâm cảnh giới. Kỳ tính bổn thanh tịnh, khai thị chư quần sanh” (chẳng phải chỗ mà Thức biệt được, cũng chẳng phải cảnh giới của tâm, tính ấy vốn thanh tịnh, khai thị cho quần sanh). Đây là lược chỉ về phối. Nếu rộng giải thích thì gương tức là gương ở nhân gian thường dùng, nhưng có bụi trần chẳng thể dùng để soi, có gương tuy sạch không có bụi trần nhưng để trong hộp, cũng chẳng thể soi. Có gương sạch, không có bụi nhơ, treo ở trên cao, soi tỏ vạn hình. Nay lấy loại gương sau cùng làm dụ.

Về tâm: Có hai tông, Tính Tông và Tướng Tông, hai thuyết khác nhau:

– Thuyết của Tướng Tông; hoặc tập khởi là tâm, duy chỉ Thức thứ tám tích chứa các chủng tử mà khởi hiện hành, hoặc lấy Duyên lự làm tâm; thông cả tám Thức, đều có thể duyên lự với cảnh của tự phần. Nhưng thuyết này chỉ là Hữu vi sinh diệt, chẳng phải chỗ dụ ở đây.

– Thuyết của Tính Tông: tức là Như Lai Tạng, nguồn gốc tự tính thanh tịnh tâm, Ở đây nói tâm, chính là Tâm này, bởi vì mê hay ngộ,

phàm hay thánh, thế gian hay xuất thế gian đều chẳng lìa nó. Do vậy trong khởi Tín Luận, lập nó làm pháp thể của Đại thừa. Cho nên luận nói: Ma Ha Diễn là một pháp hai nghĩa. Cái gọi là pháp đó là chúng sanh tâm, tâm này nhiếp tát cả pháp của Thế gian và xuất thế gian, nương theo tâm này mà hiển thị nghĩa Ma Ha Diển (Đại Thừa).

Lại nói: Nương một tâm pháp, có hai loại môn:

  1. Tâm Chơn Như Môn.
  2. Tâm sanh diệt môn.

Hai loại môn này, mỗi môn đều tổng nhiếp tất cả pháp, nghĩa này là sao? Vì hai môn này không tách lìa nhau. Vì Chơn Như Môn là tướng chung nên nó nhiếp tất cả sinh diệt môn tuy là tướng riêng nhưng vì nó tức sinh diệt của Chơn như nên cũng nhiếp tất cả. Vì hai Môn này cùng nương theo một tâm làm suối nguồn, thì biết vạn pháp chẳng ra ngoài tâm này. Lại như Hoa Nghiêm là một thừa cực kỳ viên trên, cũng lấy tâm này làm Thể của Nhất Chơn pháp giới, cho nên quyển sớ thuyết về kinh kia, gom cả bốn pháp giới làm thành một Chơn pháp giới. Nghĩa là vắng lặng, rổng rang, xung thâm, bao bác, thâu tóm vạn hữu, tức là một tâm. Thể thì tuyệt Hữu tuyệt vô, tướng thì phi sanh phi diệt. Cho đến nói rằng: chư Phật chứng cái diệu giác tròn sáng này, hiện hành Bồ-đề, vì vật mà khai thị. Mà một tâm này, có tính có tướng. Tướng thì phàm và Thánh, Mê và Ngộ, Nhân và quả,.. khác nhau. Tính thì linh linh chẳng muội, liểu liểu thường tri. Mà Tính và tướng này bất tức bất ly. Vì tướng chẳng lìa Tánh nên Hương thì đồng mà xứ thì dị (khác nhau). Vì tính chẳng lìa tướng nên ở dị (khác) mà xứ thì đồng (giống nhau). Vì tính chẳng lìa tướng nên ở dị (khác) mà xứ thì đồng (giống nhau). Vì Tính chẳng tức tướng, nên không hẳn là có sai biệt. vì tướng chẳng tức là Tính, nên chưa từng chẳng khác nhau. Bởi duyên Tính và tướng nhất vị, cho nên đồng và dị cả hai đều còn tồn, chúng cũng giống như nước và sóng vậy, tính và tướng, đồng và dị có thể biết vậy. Mà Linh tâm này chẳng phải là tất nhưng có thể vì tất cả, danh từ tâm cũng do từ đó mà đặt ra. Nay nói “Tịnh” là chỉ dựa theo nghĩa tất cánh không, chẳng phải là Tịnh do phân biệt với Nhiễm, chỉ duy một tâm, xuyên suốt cả Nhiễm Tịnh. Hà Trạch nói : “Chỉ một chữ “Tri”, cửa của chúng diệu”, tất cả chư pháp y theo đó mà kiếp lập. Đã là Bí phủ mà kiến lập. Đã là Bí phủ cùa đắc thất, vừa là Huyền khu của thăng giáng, gọi là “cửa của chúng diệu”, thật là đạt vậy. Nay điều muốn bàn, tức là tâm này, mà hai loại Tông đã nói phần trên, tướng tông là Môn sinh diệt bên trong tâm này, để bàn về cạn sâu thì cần phải chia ra để phân biệt, rồi hòa hợp thông 6 nhiếp thì thật không bị sai sót. “Vốn Tịnh” là dụ thì có thể biết.

Trong phần pháp thì có hai ý:

  1. Tâm này từ bổn đến nay, tính tất Cánh Không.
  2. Hiện bị phiền não vây bọc nhưng vô nhiễm đây vừa đúng là Chơn Như Môn trong cuốn Khởi Tín Luận.

Cho nên Đại Tập Kinh nói: “Thiện nam tử, tất cả chúng sanh tâm tín bổn tịnh vì tâm bổn tịnh nên phiền não chư kết chẳng thể nhiễm trước, giống như hư không, chẳng thể nhiễm ô”. Tâm tính và không tính là đẳng không có hai đẳng, hình bóng tức là vạn tượng hiện ra ở trong gương. Sắc tức là các pháp hiện ra ở trong tâm bổn tịnh (vốn tịnh), mà những pháp hiện ra đó chẳng ra ngoài Sắc tâm.

Nay ở đây (bài tựa của cuốn toàn yếu), chỉ nói “Sắc” mà chẳng nói tâm, là vì:

  1. Vì câu văn chật hẹp.
  2. Vì ảnh ở dưới.
  3. Vì lấy phần đầu mà nhiếp phần sau.

Hai ý trước dể hiểu, Ý sau cùng (ý thứ ba) là tất cả chư pháp chẳng ra ngoài Ngũ uẩn. Một chữ “Sắc” đứng đầu xuyên suốt cả năm. Nay nói “Sắc” là nêu ra đầu mà nhiếp cả những uẩn sau. Cho nên trong kinh Đại Bát-nhã, mỗi lần ví với chư pháp đều dùng chữ “Sắc” làm đầu. như nói: “Thiện Hiện! Vì Bát-nhã Ba-la-mật Đa thanh tịnh, nên Sắc thanh tịnh. Vì sắc thanh tịnh nên Nhất Thiết trí trí thanh tịnh…”, do vậy văn tuy nêu “Sắc” mà ý kiêm luôn cả tâm. Sắc tâm đã tỏ, vạn pháp đủ vậy.

“Nguyên không” là dụ, dể hiểu có thể biết vậy. Trong pháp, có hai ý:

1/ Tức bổn lai là không. Luận nói: Tất cả chư pháp, chỉ y theo vọng niệm mà có sai biệt, nếu lìa tâm niệm thì không có tướng của tất cả cảnh giới.

2/ Tức hiện kiến không (ngay hiện thấy không): Các pháp sắc…. Vốn tự không, người mê chẳng biết vọng chấp là có, tuy là chấp có, chưa hẳn bất không, cho nên Trung Luận nói: Chư pháp nếu bất không, tức là Vô Đạo, Vô ngã. Lại nói: Vì có nghĩa không, nên tất cả pháp được thành. Mà một cú này, cũng là giải thích mối nghi, e người nghe nói tâm tính vốn tịnh. Còn thấy Luận nói: Tâm này nhiếp cả pháp thế gian, bèn cho rằng vốn có đủ cả nhiễm, chẳng hợp với Tịnh, nên câu sau giải thích rằng “Hình sắc nguyên không”. Ý nói rằng Sắc,.. nếu là thật thì sẽ làm nhơ nhớp Tịnh tâm, sắc… đã là không, thì lấy gì mà làm nhơ nhớp tâm. Như gương hiện ra hình nhơ nhớp, hình nhơ nhớp nguyên

không, tựa có mà thật không có thì làm sao nhiễm nhơ. Cho nên nói:

“Gương tâm vốn tịnh, hình sắc nguyên không”.

Kinh Vô thượng y nói: Thanh tịnh có hai nghĩa:

  1. Tự tính thanh tịnh: đó là tướng chung.
  2. Ly cấu thanh tịnh, đây là tướng riêng.

Trong cuốn Thật Tính Luận cũng có hai nghĩa:

  1. Tự Tính thanh tịnh, đó là tính tịnh giải thoát.
  2. Ly cấu thanh tịnh: nghĩa là chướng tậm giải thoát.

Đời Ngụy dịch cuốn Duy Thức Luận nói: Tâm có hai loại:

1/ Tương ưng Tâm, đó là tất cả phiền não thọ, tưởng, hành,…

2/ Bất tương ưng tâm, đó là Đệ Nhất Nghĩa Đế, thường trú bất biến, là Tự tính thanh tịnh tâm. Nay cái được tỏ tức là tự tính thanh tịnh và Đệ nhất nghĩa đế tâm, cho nên nó là “Vốn Tịnh”. Lại nữa hai cú (tức là cú trước và cú sau”; “gương tâm vốn giải tịnh” là cú trước, “Hình sắc nguyên không” là cú sau) hổ tương giải thích cho nhau mà thành, lấy cú trước giải thích cú sau, thành nghĩa “Sắc không”, lấy cú sau giải thích cú trước, thành nghĩa “Tâm tịnh”. Sắc nếu chẳng không thì tâm ắt chẳng tịnh. Tâm nếu chẳng tịnh thì sắc tức chẳng không, do tâm tịnh nên sắc không, do sắc không nên tâm tịnh. Vì hai pháp; sắc và tâm chẳng lìa nhau nên biết do tâm tịnh mới có thẻ hiện sắc, như gương trong sạch mới có hể hiện hình bóng, nhiễm thì chẳng thể. Lại nữa, do vì sắc không, nên chẳng thể nhiễm tâm, cũng như hình ảnh không, nên chẳng thể làm nhơ nhớp gương. Nếu hình thật thì sẽ như vậy. Cú trước và cú sau, pháp và Dụ đối nhau mà tỏ, phản phục tương thành cho nhau.

Cho nên nói là hổ tương giải thích cho nhau.

b. Vọng Hữu:

Từ câu “Mộng thức vô sơ…”: tức là vừa đúng với tâm sinh diệt Mông trong cuốn Khởi Tín Luận. Mà đây cũng có đủ cả pháp dụ, lấy mộng dụ cho Thức, lấy những vật hiện ra ở trong mộng dụ cho cảnh. Như người sau khi ngũ, nằm mộng ở chỗ không có vật mà thấy vật, dụ cho tâm mê thành Thức, ở chỗ có cánh mà thấy cảnh. Nhưng tuy vật y theo mộng mà hiện, nhưng mộng và vật đều là hư, tuy cảnh từ Thức sinh ra, mà Thức và cảnh đều là vọng.

“Mộng”: Như người thường, bị thùy cái che lấp, tâm thức hôn muội, hoảng hốt thành mộng. Theo trong tự điển Thiết vận thì “Mộng” là trạng thái của tâm loạn, còn nói: “Mị kiến viết mộng”, ý nói tâm thức hôn loạn thấy những chuyện lạ, gọi đó là mộng.

“Thức”: là bổn tịnh. Một tâm bổn nguyên bất giác, bất giác là vọng, tâm tính là Chơn. Chơn và vọng hòa hợp, gọi đó là Thức, tức là Thức thứ tám A Lê Da thức. Cho nên Khởi Tín Luận nói: Y theo Như Lai tạng mà có sinh diệt tâm, đó là bất sinh bất diệt hòa hợp với sinh diệt, phi nhất phi dị, gọi tên là A Lê Da Thức.

“Vô Sơ”: Là sơ thủy, là khởi đầu, là đầu tiên: ý nói Thức này không có Tiền Tế (bờ mé trước kia), mà Chơn tâm và vọng thức, tuy hư và thật khác nhau nhưng nếu xét cho cùng thì không có bờ mé khởi đầu, mà có hai ý:

1. Như kinh Phật Đảnh nói: Phiền não và Bồ-đề, cả hai đều vô thủy. Nghĩa là từ khi có Chơn tâm này đên 1nay liền có vọng thức này chẳng phải Chơn có trước rồi vọng có sau, cũng chẳng phải vọng trước Chơn sau. Nếu nói Chơn trước vọng sau thì đúng phải chư Phật sẽ còn khởi vô minh lại. Nếu nói vọng trước Chơn sau thì làm sao có chuyện cái vọng của không có Chơn đứng riêng một mình được, do vậy mà biết cả hai đều vô thủy. Ở đây thì dụ mộng chẳng chỉnh, lại tựa như vàng và khoáng. Nếu nói khoáng trước vàng sau thì hợp khoáng bị vứt bỏ, luyện nó thành vàng. Nếu nói vàng trước khoáng sau thì đúng phải đồ đã thuần vàng rồi lại sinh ra khoáng được sao? Do vậy cả hai vật đều không có bờ mé khởi đầu. với pháp có thể biết vậy.

Hỏi: Như Luận nói: Y Như Lai Tạng mà có sinh diệt tâm đã nói là y Chơn có vọng, tức là vọng sau Chơn trước, sao lại nói cả hai đều vô thủy?

Đáp: Chẳng vậy! Cái gọi là y là tỏ rằng vọng không có tự thể, y theo Chơn mà thành, hiển rõ cái nghĩa gốc và ngọn, chứ chẳng phải cái nghĩa trước và sau. Cho nên Khởi Tín nói: Vì Như Lai Tạng không có tiền tế (bờ mé trước kia, khởi thủy) nên tướng của vô minh cũng không có khởi thủy. Nếu nói ngoài tam giới ra còn có chúng sanh bắt đầu khởi, tức là kinh của ngoại đạo nói.

2. Vọng và Thể toàn không, đều không có tung tích sinh khởi, cho nên nói là “vọng vô thủy”. Cho nên Khởi TÍn Luận nói: “Giác tâm sơ khởi, tâm vô sơ tướng” tức là nghĩa này. Nếu theo ý này thì dụ mộng là thích hợp vì khi mộng sinh ra, chẳng có tung tích.

Có hai ý trên, cho nên nói là “Vọng Vô Sơ”. Mà trong hai dụ mộng và khoáng trên kia, mỗi dụ lấy một ít phần cùng với một thức thì nghĩa vô sơ mới tận lý. Mộng thì dụ pháp vô sơ, khoáng thì dụ cho Thời vô sơ. Nếu chỉ dùng riêng một dụ khoáng thì vọng Thức có thật. Nếu chỉ lấy dụ mộng thì vọng thức có thủy (khởi thủy). Nay đã chia ra lấy chỗ tương tự, lý cực thành vậy.

“Vật”: Tức là những vật hiện ra trong mộng.

“Cảnh”: Những cảnh ngã, pháp biến ra trong thức.

“Thành Có”: Ví như trong mộng thấy cảnh giới mình người khi tỉnh giấc nhớ lại liền chắc là không có, khi đang trong mộng quyết chắc là có. Nếu chẳng vậy thì sao lại có những chuyện khen mừng, chê giận, ghét khổ thích sướng, vì vậy mà biết là có (Hữu), như trong sách Trang Tử kể: trang Châu mộng làm bướm, quên mất mình là Trang Châu, đến lúc tỉnh dậy hết mộng, đâu từng còn có Bướm, khi làm trang Châu đã chẳng ham thích bướm. Khi làm bướm cũng chẳng ham thích Trang Châu, bướm và Trang Châu đường ai nấy đi, chẳng quen biết nhau. Mà theo ý sách ấy là để tỏ rõ sống và chết ngang bằng. Nay ở đây dẫn ý sách ấy là để tỏ rõ cái nghĩa chấp thật. Nghĩa là nương vào Vọng Thức mà biến khởi những tướng, ngã, pháp … Ngộ đến rồi, liểu đạt thì biết là không. Nếu khi đang mê, chấp chặc là có. Nếu chẳng vậy thì đâu có những chuyện ham, giận, yêu, ghét, lấy, bỏ … Mới biết là có. Cho nên Thành Duy Thức Luận nói rằng: Y Thức sở biến, vọng thấy Ngã pháp. Giống như huyển mộng. Vì lực huyển mộng, tâm tựa nhiều thứ tướng ngoại cảnh hiện, duyên theo chấp này làm thật có ngoại cảnh. Nhưng tuy trong mộng thấy nhiều sự việc, suy cho cùng chỉ là một tâm mộng. Vì khi tâm mộng diệt thì việc mộng đều diệt. Trong pháp cũng vậy. Cảnh tuy vô lượng, căn gốc của nó chỉ là một Thức tâm, khi Thức tâm diệt, cảnh giới tùy diệt. Cho nên khởi tín luận nói: tất cả chư pháp tuy y vọng niệm mà có sai biệt. nếu lìa tâm niệm thì không có tất cả tướng của cảnh giới, biết rằng tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, thật chẳng đổi thay! Do tam thế gian này, tất cả khi lậu nhiễm pháp đều từ vọng thức mà sanh, cho nên gọi tên Thức này là vọng bổn (gốc vọng). Mà tất cả hữu làm nhiễm pháp, thứ tự sinh khởi vi trước, gồm có hai lớp: 1. Căn gốc vô thủy; 2. Cành ngọn triển chuyển. Phần cành ngọn triển chuyển sẽ nói trong phần sau, phần “Đuổi vọng”. Phần căn gốc vô thủy đúng đang nằm ở đoạn này. Nói căn gốc, tức là căn bản vô minh. Nói vô minh, nghĩa là không có cái sáng suốt của Diệu giác. Vì dựa theo tướng chung mà nói thì đúng với Thức này, mà căn bản vô minh, có đủ hai nghĩa, đó là mê Chơn, chấp vọng. “Mê Chơn”; tức Chơn tâm vốn chẳng sanh diệt, đức tướng và nghiệp dụng của nó nhiều không kể xiết, thường ngày dùng nó mà chẳng hay, như cuồng như say, cũng như cô gái nghèo trong nhà có chôn cất kho báu. Con trai cùng khổ trong áo có minh châu, tuy có như không, oan uổng chịu khổ nạn cho nên Hoa Nghiêm nói: chẳng liểu hiểu Đệ Nhất nghĩa, gọi đó là vô minh. “Vọng chấp”: Vọng tức là sắc ngã uẩn cùng với tâm, như huyển như hóa, vốn không có thật thể, chúng sanh nhận đó cho là tự thân tâm mình, cho hư là thật, gọi là vọng chấp. Cho nên kinh Viên Giác nói: Vọng nhận tứ đại cho đó là tự thân tướng mình. Lục trần duyên theo ảnh cho đó là tự tâm tướng mình, cho đến kết luận rằng do từ vọng này mà có luân chuyển sinh tử. Cho nên gọi là vô minh. Mà hai nghĩa này (mê Chơn, vọng chấp) tương thành cho nhau, nêu ra một nghĩa thì kiêm luôn cả hai, chưa từng riêng lẻ. Nếu chấp vọng thì ắt phải mê Chơn. Nếu Mê Chơn thì ắt cần chấp vọng. Thí như có người mê Đông ắt chấp tây, cũng hổ tương thành lập cho nhau, ngẩm suy sẽ rõ. Bài tự của sớ,từ đây về sau là phần hai.

2. Tập Vọng Lưu Chuyển:

Ngay khi vọng pháp sinh khởi là Môn thứ hai, triển chuyển cành ngọn.

“Do bởi…”: Do bởi là nhân vì, bởi vì. Vì mè Chơn mà thành thức, hiện khởi thế gian tất cả cảnh giới. Duyên theo cảnh giới này mà khởi Hoặc, tạo nghiệp, thọ báo vô cùng. Trong đoạn văn này có chữ “Hoặc nghiệp, Báo ứng”, chỉ là ba đạo, mà ba pháp này trong các giáo, có giáo gọi đó là ba chướng, vì làm chướng ngại Thánh Đạo, hoặc gọi là ba Đạo. Vì dẫn tâm quanh co men đến nghiệp báo, hoặc gọi là Ba tạp nhiễm, vì tính chẳng thanh tịnh. Lại nữa, Ba chướng này nương cậy nhau: Do vì phiền não mà khởi ác nghiệp, do nhân duyên ác nghiệp mà đắc quả khổ.

“Hoặc”: tức phiền não. Về phẩm loại tức là căn bản và tùy căn bản có sáu: đó là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kến. Tùy phiền não có hai mươi: phẩn, hận, phú, não, tật, san,… tán loạn, bất chánh tri. Nếu nói tóm tắc thì chẳng ngoài ba thứ trong căn bản phiền não, đó là tham sân si, ngay ở ba thứ này thì có thể thành tựu tam giới thế gian. Vọng nhận thân tâm ngủ uẩn. Ngay thân tâm này là căn gốc lỗi lầm hoạn nạn, cho nên Triều Công nói: Dựa theo trời đất mà làm ra cao thấp. Dựa theo trời trăng mà làm ra đông tây, dựa theo thân xác mà thành ra kia đây, dựa theo tâm mà làm ra thị phi đúng sai phải trái. Lão tử cũng nói: ta có hoạn nạn lớn, đó là ta có thân xác, đến khi ta không có thân thì ta có hoạn nạn gì! Mới biết thân này là gốc rể của tất cả lỗi hoạn nạn. Đã chấp nó là có, bèn chia ra mình và người, nương theo thân tâm này mà khởi những phiền não, trên tất cả cảnh thuận với tình, khởi lên tham tâm. Trên tất cả cảnh trái với tình, khởi lên sân tâm, để tự hộ vệ tự thân mình cho nó là chủ tể, ở trong hai thứ đó, chẳng biết đó là vọng, nhậm vận mà khởi, mới gọi đó là Si, những thứ phiền não này, xét cùng nguyên nhân của chúng đều từ căn bản vô minh mà có.

“Nghiệp”: Nghiệp tuy vô lượng, gom lại chỉ có ba; đó là thiện, ác, bất động, do tham, sân hừng hực, phát động thân, khẩu làm các ác nghiệp, tức là mười nghiệp; thân ba nghiệp, khẩu bốn nghiệp, ý ba nghiệp, hoặc có người hơi biết Nhân quả, tham đến sinh ra những sự việc vinh dự vui thích, liền lật ngược làm thành thiện, trì giữ năm mươi tám giới như, bất sát,… tức là thiện nghiệp, hoặc ghét những chướng thô khổ ở dưới, thích những lợi diệu tịnh ở trên, tu thiền định Hữu lậu, gọi là Bất động nghiệp. Mà ba loại nghiệp này tuy hơn kém khác nhau, đều do mê tâm tạo ra, đều nằm trong Hữu lậu. cho nên trong viêc giác kinh kết luận ba nghiệp rằng: Vì đều luân hồi, chẳng thành Thánh đạo, do đó mà biết ba nghiệp trước đều nương theo phiền não mà thành.

“Báo Ứng”: ứng tức là Báo, đã có nghiệp chủng, uẩn tại trong Thức, khi nhân duyên hội, ắt phải thọ báo. Niết-bàn kinh nói: Dù trong bầu trời biển. Dù vào giữa đá núi, không có phương chốn nào, mà thoát chẳng thọ báo. Thương Thư nói: Trời làm nghiệt, còn có thể trái, tự mình làm nghiệp thì chẳng thể trốn. Do vậy, có nghiệp ắt có báo ứng, nhưng nếu suy các nghiệp, thể, tướng đều không có. Như bóng gương, như tiếng vang, chẳng sai lầm. Mà xét chung quả báo, lục đạo khác nhau, xếp theo loại thì chỉ có ba loại: đó là khổ, lạc, xả, do những Ác nghiệp trước kia làm Nhân sẽ cảm khổ báo tam đồ; là Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Do từ Thiện nghiệp trước kia làm Nhân liền cảm lạc báo cõi người cõi trời, đó là Tứ châu, lục Dục. Thiện do những Bất động nghiệp trước kia làm Nhân tức cảm báo giới trên sai biệt, tức sắc giới, vô sắc giới. Mà ở trong Tam giới, thân cảm thọ khỏ Lục là biệt nghiệp chánh báo môi trường sống hơn kém tức là cộng nghiệp. Y báo, chánh báo có sanh lão bệnh tử, y báo có thành, trụ, hoại, không, môi trường sống không rồi lại thành, Hữu tình chết rồi trở lại sinh, vô thủy đến nay liên miên bất tuyệt, mê hoặc đắm say, thật đáng thương thay! Nên Pháp Hoa nói: tam giới vô an, giống như nhà lửa, do vì báo nhân nghiệp cảm, Nghiệp do hoặc mà thành, Nhân của hoặc là vô minh, vô minh vô thủy, một niệm vọng có. Ắt biết Tam giới, lục đạo, Hữu tình, vô tình xét về nguyên do, đều vì mộng thức mà có.

“Quen tập, xoay vòng”: “Quen” nghĩa là tiếp nối, nghĩa là, liên tục, do hoặc mà phát nghiệp, nghiệp chiêu cảm khổ, thứ đệ tương tục nhau. “tập” nghĩa là huân tập, bắt chước nhau, ý nói Hoặc nghiệp niệm niệm bắt chước nhau, niệm niệm huân tập nhau. Duy Thức nói: Do chư Nghiệp, tập khí nhị thủ, tập khí câu, nên gọi là Tập. Mà hai nghĩa này cùng nuôi dưỡng cho nhau. Nghĩa là vì tương tục nối tiếp nhau nên bắt chước nhau, bắt chước nhau nên nối tiếp nhau, cho nên gọi là “Quen tập”. Cho nên Duy Thức nói: Dị Thục trước kia đã hết, lại sinh ra dị thục khác. Thí như có người tập Nho học văn, do thừa tập ở Nho mới có thể học tập văn. Do học tập văn mới có thể kế thừa Nho. Nghĩa nuôi dưỡng nhau há chẳng rõ ràng ư! “Xoay”: là xoay tơ: Nghĩa là chúng sanh nghiệp chủng tuy lại vô biên, rốt cuộc chẳng cùng một thời thọ nhận quả báo lục đạo, báo có thứ tự, cho nên gọi là xoay tơ. Mà có hai nghĩa:

  1. Như người mắc nợ, chủ nợ mạnh thì kéo trước.
  2. Như người trồng cây, càng tươi nhuận thì mọc trước.

“Vòng”: là chuyển vòng, nghĩa là sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh, sinh tử chẳng ngừng, cho nên gọi là “Xoay vòng”. Hoặc chết ở cõi trời, sinh ra ờ cõi người, chết ở cõi người, sinh ra ở cõi súc sanh, cho nên kinh Vô Thường nói: Tuần hoàn trong tam giới, giống như bánh xe múc nước. Mà hai nghĩa này cũng hổ tương nuôi dưỡng nhau. Do xoay tơ mà chuyển vòng, do tơ kia chuyển vòng mà chẳng ngừng nghĩ. Khiến đầu tơ khởi chuyển chẳng tuyệt, cũng co đầu tơ khởi chẳng dứt, khiến cho tơ xoay vòng chẳng ngừng. Hoặc có thể lấy chữ “Luân”, thì nghĩa cũng thông, là trầm luân, chìm đắc, nghĩa là trong dòng sông lớn sinh tử, bị chìm đắm lâu ngày, nên gọi là “Luân”. Niết-bàn Kinh nói: Nếu có chúng sanh, vui với Hữu Vi, tạo tác các nghiệp, người ấy mê mất Chơn thường, đó gọi là ạm ra lại chìm. Trong quyển Sớ Toản yếu lại dùng chữ “Luân” (vòng) như trên đã nói. “hoặc Nghiệp” thì nói là “Quen tập”. “Báo ứng” thì nói là “Xoay vòng”. Mà hai đôi đối nhau, cũng hổ tương nuôi dưỡng nhau, nghĩa là do hoặc nghiệp quen tập mà báo ứng xoay vòng, khiến cho Hoặc quen tập, đây tức là thừa theo Nhân mà cảm quả, y theo quả mà tạo Nhân. Nhân và quả nuôi dưỡng nhau làm cho chẳng dứt. Đây tức nghĩa của Thập Nhị Nhân duyên, tiền tiền làm Nhân, hậu hậu làm quả. Cho nên Duy Thức Tụng nói: “Do chư nghiệp tập khí, Nhị Thủ Tập khí câu, Tiền Dị Thục dĩ tận, phục sinh dư dị thục”. Hoặc nói: Cứ như vậy mà khởi Hoặc, tạo nghiệp, thọ báo, luân chuyển thời kiếp dài ngắn hay sao? Cho nên tiếp đến nói rằng:

“Trần Sa kiếp Ba, chẳng hề dứt tuyệt”: Trần là vi trần do đập tan thế giới mười phương. “Sa” tức là cát trong sông Hằng, mịn như bột. Sông này chu vi bốn mươi dặm, cát mịn như bột. “Kiếp Ba” là âm phạm, tiếng Hán gọi là thời phần. Đại kiếp, tiểu kiếp, thời dài, thời ngắn, co dãn tuy khác, gọi chung là Thời phần. “Chẳng hề”: là chẳng thể. “Dứt tuyệt” là ngừng, diệt. Ý nói lục đạo chúng sanh, khởi hoặc tạo nghiệp thọ sanh luân chuyển cho đến nay, một hạt cát là một kiếp ba, cát hết nhưng kiếp ba chẳng kết, lại cho mộ trần là một kiếp ba, trần hết mà kiếp ba chẳng tận. Trần sa thì có hạn, kiếp ba thì vô cùng, nối tiếp đến nay, chẳng thể ngừng nghỉ. Cho nên nói: “Chẳng hề dứt tuyệt”. Mà hai đoạn này, chữ câu tuy niều, nếu xét sự việc thật thì chẳng qua chỉ năm chữ; đó là “Tâm, Thức, Hoặc, Nghiệp, Báo”, ngoài ra đều là tỏ rõ Chơn và Vọng, thành lập từ ngữ luân hồi. Ý nói vốn là một tâm, bất giác thành ra thức, khởi Hoặc, tạo Nghiệp, sinh tử vô cùng. Do vậy mà Như Lai hiện thân thuyết giáo, cho nên mục này gọi là “Duyên khởi giáo”.

2. Ý của thuyết giáo.

Trong bài tự của quyển “Sớ Luận Toản Yếu”, từ câu “Vì vậy, ta….”: Như Pháp Hoa Kinh nói: “Ta dùng Phật Nhãn thấy lục đạo chúng sanh, bần cùng không có phước và huệ, nhập vào con đường cheo leo sinh tử, khổ nối tiếp nhau chẳng dứt… vì những chúng sanh ấy mà khởi Đại bi tâm…”

Văn chia ra hai phần:

1. Nói về ý A Hàm. Có hai phần.

a. Chánh tỏ:

Đoạn văn này, hai câu đầu nêu Phật hiện thân:

“Vì vậy”: là do vậy, cho nên.

“Ta”: tức là chỉ cho Phật.

“Mãn Tịnh”: là để phân biệt khác với một phần Tịnh. Vì Phật vô minh vĩnh viễn tận hết, cực kỳ vô niệm.

“Giác”: là giác ngộ.

“Giả”: Là chỉ cho người. Nghĩa là Phật là người giác ngộ, tiếng phạm là Bồ-đề. Hán dịch là giác, đây là dựa theo pháp. Tiếng phạm là Phật Đà, Hán dịch là Giác Giả, đây là dựa theo Nhơn (người). Nay ở đây nói về người (Nhơn). Cho nên nói là “Giác giả”. Cũng có thể chữ “Mãn” là tổng (chung), chữ “Giác” nồi là biệt (riêng), chữ “Giả” là thuộc về Nhơn (người) tức tỏ rằng Như Lai là bậc mãn tịnh mãn giác, phân biệt với chư Thánh Nhơn, Giác và Tịnh chưa mãn. Duy chỉ có Phật Như Lai, ba chướng đều tận, ba giác đều viên tròn. Cho nên gọi Như Lai là “Mãn Tịnh giác giả”. Nếu dùng Tịnh và giác so với chúng sanh, Nhị thừa Bồ-tát, chư Phật và Bổn Tính để phân biệt thì có hai loại bốn cú: lại về Tịnh: chúng sanh bất tịnh, Nhị Thừa Bồ-tát được phần tĩnh, chư Phật Mãn tịnh, Bổn Tính chỉ có tịnh.

Loại về Giác: Chúng sanh bất giác, Nhị Thừa Bồ-tát có phân giác, chư Phật mãn giác, Bổn Tính chỉ có giác.

Nay ở đây trong hai loại bốn cú này, đều đúng ở cú thứ ba.

“Hiện tướng”: Tức là tướng của Hóa thân.

“Trong cõi loài người”: Tức là xứ hiện hóa, duy chỉ thị hiện tướng trong cõi loài người. Trên cõi trời thì đắm dính vào vui thú, không có nguyên do để phát tâm, trong tam đồ thì quá khổ, đúng vào nơi khổ nạn, duy chỉ ở trong cõi người, kiêm cả khổ và lạc, đối khổ ắt có thể phát tâm, cho nên Phật xuất hiện giáo hóa. trên cõi trời giống như bệnh chưa phát, đâu cần châm cứu. Tam đồ thì tựa như bệnh bẩm sinh khó trị, chẳng đủ y trị. Trong cõi người thì như bệnh tương đối nhẹ, có thể cho thuốc, cho nên Phật xuất hiện. Mà Như Lai hiện tướng gồm có bốn loại: Tha Thọ Dụng Báo Thân, Đại Hóa Thân, Tiểu Hóa Thân, tùy loài Hóa Thân. Nay tỏ rằng người thuyết giáo này tức là Tiểu Hóa Thân.

Mà có tám tướng:

  1. Từ Đâu Suất Thiên thối lui.
  2. Nhập thai.
  3. Trú thai.
  4. Xuất thai.
  5. Xuất gia: (chú) năm 19 tuổi.
  6. Thành đạo (chú), năm hai mươi lăm tuổi.
  7. Chuyển pháp luân (chú) trãi năm mươi lăm năm.
  8. Nhập Niết-bàn. (chú) năm tám mươi tuổi.

Luận này nói hiện thân là nói tướng lúc thành đạo, tiếp đó nói về thuyết pháp, tức là tướng chuyển pháp luân. Tướng Phật thành đạo; là thân cao trượng sáu, thân màu vàng tía, cổ hào quang tròn, ngực đề chữ vạn, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp. Bát Bộ hộ vệ, tứ chúng tôn sùng, nguy nguy nga nga, sáng rợp trời trăng, đức tướng rất nhiều, chẳng thể kể xiết Tiểu Hóa thân này, tướng ấy hơi kém. Nếu là thọ dụng thân thì mây, bùn có khác. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: Trưởng giả cởi áo trân ngự, mặc áo nhơ rách, y phục trân ngự để dụ cho Thân thọ dụng, y áo như rách tức dụ cho hình thể vàng tía. Bởi vì chúng sanh cấu trọng, chẳng kham nổi thấy cái thân thắng diệu, đã chẳng thể thấy, cũng chẳng thể nghe, thì với chúng sanh đều không lợi ích. Đại bi tiếp vật mà hiện tiểu hóa thân cũng như Pháp Hoa kinh nói: Cùng tử thấy cha, ngồi ghế sư tử, bệ ngọc đở chân, phú quý thù thắng, oai đức đặc tôn, cùng tử thấy vậy, thầm nghĩ thế này; đây hoặc là vua, hoặc là hàng vương, chẳng phải là nơi ta ra trước được vật. Trưởng giả thấy con trai, lẳng lặng mà nhận con,.. bèn cởi bỏ áo quần sang trọng và đồ trang sức, mặc áo thô xấu tay phải cầm chỗi quét phân, nhờ phương tiện này, được gồm con trai. Dụ này là Như Lai dấu Thân thù thắng kia, hiện thân tướng kém.

Quyển “Sớ Luận Toản Yếu”, từ câu “Trước thuyết…”: là nói về thiết giáo. Vì Phật sự ở phương này, nhờ vào âm thanh, nếu không có ngôn giáo thì hiện tướng có ích gì, giáo thì trước là thuyết tiểu (Thừa) sau mới thuyết Đại (Thừa), hoặc có người nói rằng: Đây là nói về Bátnhã, sao lại luận về Tiểu Thừa? Đáp rằng: tuy đồng là Phật thuyết, có sâu có cạn, nếu chẳng đối biện thì làm sao biết cạn biết sâu, mà một đời Phật giáo chẳng ngoài Đại thừa tiểu Thừa, cho đến Viên Tông cũng là thâu tóm trong Đại thừa, mà tông thì đều là tông Nhân duyên, tuy đồng là tông Nhân duyên. Trong đó có cạn có sâu khác nhau; Tiểu thừa tức nhân duyên sinh diệt, Đại thừa thì Nhân duyên vô tính. Vô Tính Nhân duyên; là như Trung Luận nói: “Pháp do Nhân duyên sinh, ta nói tức là không”. Không tức nghĩa là Vô tính, nay tỏ về Tiểu Thừa cho nên nói “Nhân duyên sanh diệt”. Nhân duyên sanh diệt; là chư pháp duyên hội thì sinh, duyên lìa liền diệt. Đã sinh đã diệt, đủ biết vô thường, mà có pháp sinh diệt là bởi vì có pháp chấp. Phật xuất thế trước tiên thuyết Tiểu thừa là vì có hai đối trị: Thuyết sinh diệt để đối trị ngã chấp của phàm phu ngoại đạo. Ngã nghĩa là chủ tể, đã nói sinh diệt thì biết là vô chủ, vô chủ vô tể thì vô ngã. Thuyết nhân duyên để đối trị kế cho là tự nhiên của ngoại đạo. Cái chấp của ngoại Đạo đa phần là chấp vào thần ngã. Vì có tác giả có thọ giả nên chấp luôn cả tự nhiên. Đã nói Nhân duyên thì chẳng phải là Thần Ngã, chẳng phải tự nhiên. Vì để trị hai chấp trên do vậy “Trước thuyết Nhân duyên sinh diệt”, tức là Phật sơ thành đạo, bắt đầu từ Lộc Uyển độ năm Câu Luận, tiếp đó độ ba anh em Xá-lợi-phất, Mục Liên, Ca Diếp, trong khoảng mười hai năm thuyết giáo, tức là các bộ kinh A Hàm…

“Khiến ngộ …”: Phật thuyết pháp này, ý khiến cho chúng sanh ngộ Tứ Chơn Đế. Đây có hai loại Nhân quả: tập là Nhân Thế gian khổ là quả thế gian. Đạo là Nhân Xuất thế, Diệt là quả xuất thế. “Khổ” tức là Ba khổ, tám khổ. Ba khổ: là khổ khổ, Hoại khổ, hành khổ. Tám khổ là: sinh, lão, bệnh, tử, cầu chẳng được, năm ấm quá thịnh, yêu mà ly biệt, ghét mà hội nhau.

“Tập”; tức là Nghiệp Hoặc, như đã nói trong phần đuổi theo vọng. “Diệt”; tức là hai loại Niết-bàn; Hữu Dư và Vô Dư. Vào kinh có thể thấy. “Đạo”; tức là Bát chánh Đạo là chánh kiến, chánh tư duy, kì Ngữ, 6 chánh Nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. “Đế”: nghĩa là Thánh thật, như thế gian khổ tập, bức bách hòa hợp, sự không có hư dối, sai lầm, gọi đó là Thật nghĩa, chẳng phải nói Bất sinh bất diệt gọi là Thật, tức nói rằng khổ định khổ, tập định tập, do vì nghĩa này, cả bốn đế đều là vậy. Cho nên kinh Di giáo nói: Mặt trời có thể khiến cho lạnh, mặt trăng có thể khiến trở thành nóng, Phật thuyết khổ đế, Thật khổ chẳng thể khiến cho (trở thành) lạc, tức ví như Phật ở vườn Lộc uyển vì năm Tỳ kheo tam chuyển Tứ Đế pháp luân. “Tam chuyển” là:

1/ Thị tướng chuyển, Thị: nghĩa là hiển thị khổ hành tướng, khiến cho họ ngộ giải, nói rằng “Đây là khổ, đây là tập”.

2/ Khuyến Tu chuyển khuyến; nghĩa là khuyên răn khiến cho họ tu đoạn, rằng “đây là khổ, ông cần nên biết. Đây là tập, ông cần nên Đoạn”.

3/ Tác chứng chuyển: Tác chứng nghĩa là dẫn những việc mình đã làm, khiến cho họ tin nhân, rằng “Đây là khổ, ta đã tri. Đây là Tập, ta đã đoạn”. Ý nói ta đã tri, đã đoạn, đã tu, đã chứng, các ông bắt chước theo ta, sẽ tri, sẽ đoạn, sẽ tu, sẽ chứng thuyết như vậy xong, một loại người tiểu căn, như lời khải ngộ, ghét sinh tử khổ. Lạc cần Niết-bàn, phát tâm tiến tu, tác ngũ Đình tâm, bảy loại phương tiện, Đoạn những Hoặc thọ phân biệt dưới Tứ Đế tam giới, đắc chứng sơ quả, cho đến tiến tu dần dần đoạn dứt những Hoặc vi tế câu sinh tử ở Tam giới, chứng ba quả còn lại, đăc A La Hán, ắt khiến cho Thế gian nhân vong, quả táng, xuất thế gian Nhân Sinh, quả chứng. Pháp Hoa nói: Vì hàng cầu Thanh Văn, thuyết ưng Tứ Đế pháp, độ sinh lão bệnh tử, cứu cánh Niết-bàn, do vậy sớ nói: “Trước thuyết Nhân duyên sinh diệt, khiến ngộ khổ tập diệt đạo”.

b. Kết Phán

Quyển “Luận Sớ Toản yếu” bài tự, từ câu “Đã trừ…”:

“Ngã chấp”; tức ở tổng tướng của Ngũ uẩn, kế cho là có chủ tể, gọi đó là Ngã chấp, Nếu mỗi một uẩn mà suy cầu thì trong tính của sắc, thọ,… chẳng thấy thể của Ngã, gọi đó là Ngã không. Nếu thấy những pháp ngũ uẩn thật có thể tính thì gọi đó là pháp chấp. Nếu liểu hiểu ngũ uẩn như huyển như hóa, theo từ Duyên, không có Tính, thì gọi đó là pháp không.

“Đã trừ”: Là đã tận. Vì người Tiểu thừa nghe thuyết nhân duyên sinh diệt, chuyển chấp ở Ngã nữa, cho nên nói “Đã trừ ngã chấp”.

“Chưa đạt”: Là vì chưa nghe thuyết Nhân duyên vô tính, còn kế

cho pháp uẩn là thật, cho nên nói “ chưa đạt pháp không”. Nếu nói cho đầy đủ thì hợp lại mà nói rằng “Đã trừ ngã chấp, đã đạt Ngã không, chưa đạt pháp không, chưa trừ pháp chấp”. Vì văn tóm lược nên nói “Đã trừ ngã chấp” thì chính là đã đạt Ngã không. “Chưa Đạt pháp không” tức là chưa trừ pháp chấp.

2. Tự Thuyết Ý Bát-nhã. Có hai phần: Bắt đầu từ câu “Muốn tận…”

1. Nói chung về đại bộ. Có hai phần:

a. Tự về Giáo, giải thích ý.

“Bệnh căn”: Là dụ cho pháp chấp, như người có bệnh khiến cho người bất an, như cây có gốc rể, có thể sinh ra ành lá, ý nói rằng hai chấp giống như bệnh, làm cho chúng sanh chẳng được an lạc. Nếu thủ pháp chấp thành ra là bệnh thì bệnh chính là căn, theo trì nghiệp mà giải thích. Nếu thả Ngã chấp là bệnh, là căn của bệnh thì giải thích theo chủ. Nay ở đây bệnh thông cả hai chấp. “Can” là dụ cho pháp chấp, bởi vì Năng y và sở y, hai thể khác nhau, Ngã là Năng y, pháp là sở y. vì Năng theo Sở mà sinh, cho nên Nặng chẳng phải là căn. Căn chỉ hạn cục ở Sở. Do vậy, phàm phu có Ngã chấp, ắt kiêm có luôn cả pháp chấp. Nhị Thừa có pháp chấp chẳng ắt có cả Ngã chấp. Lại nữa, Nhị Thừa không có Ngã chấp thì chưa chắc không có pháp chấp. Bồ-tát không có pháp chấp thì ắt không có ngã chấp, như nhân vì mê ghế mới có thể thấy người.

“Bát-nhã”: tức Huệ. Vì để hiển pháp này, cho nên di ngôn thành giáo. Giáo tức là văn tự. Bát-nhã tức là hai Bát-nhã; Quán chiếu Bátnhã và Thật tướng Bát-nhã. Nay dựa theo Phật mà luận, cho nên cả pháp và giáo đều gọi là Bát-nhã. Trong đoạn văn này ý nói: Như Lai ý muốn tận căn bệnh hấp có của chúng sanh mới thuyết về Bát-nhã không Tông. Mà Đại thừa giáo pháp vô lượng vô biên, vì sao trong này chỉ nói về Bát-nhã? Đó là vì Bát-nhã là cánh cửa đầu tiên của Đại thừa, nó có khả năng phá chấp. Hai chấp nếu trừ thì Chơn tính tự hiện. Do vậy mà chỉ thuyết về Bát-nhã để trừ những căn bệnh đó. Do vậy mà Cổ Đức nói: Hoa Nghiêm kinh giống như phép trị quốc, như thuốc dưỡng tính. Bát-nhã giáo giống như tướng định loạn, thuốc trị bệnh. Hai kinh đã vậy, các kinh khác có thể suy ra mà biết.

“Tâm cảnh …”: mà Phật đầu tiên thuyết Tiểu thừ, tâm và cảnh đều có. Thuyết Đại thừa pháp tướng thì cảnh không, tâm có. Thuyết Bát-nhã giáo thì tâm và Cảnh đều không. Nay chính tỏ điều này, cho nên nói là “Đều dứt” “Tâm” tức là Tâm, Tâm sở pháp. “Cảnh” tức là

tướng phần của các Thức. Tâm thì thông cả Năng biến và năng duyên, cảnh thì thông cả bản chất và hình ảnh. Tâm và cảnh đều mất, cho nên nói là “Đều dứt”. Nghĩa là dựa theo Biến kế thì đều vô sở Hữu, như dây thừng mà tưởng là con rắn. Dựa theo y Tha thì duyên vô tự tính, như dây thừng trên gai. Do tâm mà cảnh, do cảnh mà tâm. Cảnh diệt tâm không, tâm như cảnh rụng. Mà chư pháp tuy nhiều, chẳng ngoài Tâm và Cảnh. Tâm cảnh đã dứt thì tất cả đều dứt. Tâm kinh cũng nói: “Vô nhãn nhỉ tị thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nải chí vô ý thức giới…”, cho nên nói “Đều dứt”.

“Tức là Chơn Tâm”: Là hiểu rõ chẳng phải đoạn diệt. E rằng nghe tất cả pháp dứt thì đều là vô ( không có), chư pháp đã không có thì đúng phải thành là đoạn diệt, cho nên ở đây hiểu rõ rằng “ tức là Chơn tâm”. Mà tâm này khác với chữ “Tâm” ở phần trên. Trên là Duyên sinh vọng tâm, tức mộng thức ở phần trước. Còn đây là thường trú Chơn tâm, tức là “gương tâm” ở phần trước. Vì để tách biệt rõ, cho nên nói là “Chơn”. Vì tất cả pháp đều y theo tâm này, nếu lìa tâm này thì không có một pháp nào riêng biệt. cho nên kinh nói: tất cả thế gới Nhân quả, vi trần, nhân ở tâm mà thành Thể, những thứ mà tâm hiện ra, gọi đó là y Tha, chấp chúng là Thật, thì gọi là Bến kế, Y Tha và Biến kế đã mất, tức là viên thành, như dây thừng nhờ sợi gai mà có, tưởng con rắn do ở dây thừng mà sinh ra. Dây thừng và con rắn đã mất thì ắt trước dính vào sợi gai vậy. Đó là mật ý của tác giả quyển “Sớ Luận toản yếu” khi xuất ra Bát-nhã. Nếu căn cứ theo văn kinh thì chỉ nói chư pháp giai không, chẳng nói “tức là Chơn tâm”. Cho nên phần sau kinh nói: “Ly tất cả tướng, tức danh chư Phật”. Văn tuy chẳng nói ra, nhưng nghĩa thật thì như vậy. Nếu theo pháp tính tông thì ngay ở chỗ chư pháp không mà hiển ra Chơn tâm. Cho nên Viên Giác kinh nói: “Nhiều thứ Huyển hóa đều sanh ra Diệu tâm viên giác Như Lai. Giống như không hoa, từ không mà có, cho đến nói rằng: Chư huyển tận diệt, giác tâm bất động, cho nên nói “Tức là chơ tâm”.

“Như sạch đều mất”: Phần trên nói tâm, cảnh, nhiễm, tịnh đã xả, văn chưa nói rõ, cho nên nói lại. Y nói chẳng những không có những pháp tâm, cảnh Hữu lậu. nếu ở trong pháp, pháp nhiễm, tịnh cũng lại chẳng có. Vì để đối trị nhiễm như, nên mới nói tên Tịnh pháp, nhơ cấu bị trị đã mất thì cái Tịnh Năng trị sao đứng vững được. Cũng như không có xan tham thì Bố thí cũng bỏ, thế mới biết hoặc lý hay trí, hoặc Nhân hay quả, tất cả hành vị, các môn đối trị, thảy đều chẳng có. Nhơ và sạch đều không có, cho nên nói là “đều mất”. Vì vậy mà tâm kinh nói: Vô vô minh diệc vô vô minh tận…”:

“Tất cả Thanh tịnh”: Chữ tịnh này khác với chữ “Sạch” (tịnh) trên. Tịnh trên đổ đối lại với nhiễm. Tịnh ở đây gọi là “Chơn không là Tịnh”. Vì Thanh Văn sợ không, cho nên nói Thanh tịnh. Thanh Tịnh tức nghĩa không, trong kinh Đại Bát-nhã, hoặc nói không, hoặc nói là thanh tịnh. Mà vạn pháp tuy nhiều nhưng chẳng ra ngoài tâm và cảnh, e thu chẳng hết nên lại dựa theo sạch và Nhơ để tỏ lại. Nay ở đây thì pháp này đều thâu tóm, không có bỏ sót một pháp nào cả, cho nên nói là “Tất cả”. Vì vây mà Đại Bát-nhã nói: “Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã Ba-lamật Đa thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh,… chư Phật Vô Thượng Bồ-đề thảy đều thanh tịnh”. Lại nữa, chẳng phải cho rằng mất hết tâm cảnh hiểu rõ Chơn tâm rồi, sau đó mới mất Nhơ, sạch hiển Chơn không. Đây là vì nhà văn muốn viết cân cho đối nhau. Nếu muốn thuận nghĩa thì phải nói rằng: “Tâm cảnh đều dứt, nhơ sạch đều mất, tất cả thanh tịnh, tức là Chơn tâm” thì lý được rõ vậy. Nghĩa là trong Chơm tâm vốn không có những pháp; tâm. Cảnh, nhơ, sạch, gọi đó là không., chẳng phải cho rằng không có tâm pháp, trở thành đoạn diệt. Cho nên Duy Thức Tụng nói: “Đầu tức tướng vô tính, tiếp vô tự nhiên tính, sau do viễn ly trước, sở chấp Ngã pháp tính, đây thắng nghĩa chư pháp, cũng tức là Chơn Như, bởi tính nó thường như, tức Duy Thức Thật Tính”. Mà ở đây với phần “Mê Chơn, tập vọng” ở phần trên, chính là một đôi. Nếu không có ý của phần văn trên thì làm sao có đoạn văn này.

Tứ “Tam thiên…” của bài tự quyển “Sớ Luận Toản Yếu” là:

b. Hiền Thụy, tỏ Hội.

“Tam Thiên”: tức là Tam Thiên đại thiên thế giới, như sẽ nói ở phần sau.

“Rực rở”: là điềm kết tường, sáng rực, khi Phật thuyết kinh này, phóng đại quanh minh chiếu Tam Thiên giới, chẳng có chỗ nào chẳng sáng rở, lại còn hiện nhiều sự kỳ lạ. Vì có điềm lành này mà nói là “Tam thiên rực rở”. Đại Bát-nhã kinh quyển nhất nói: “Bấy giờ, Thế Tôn ở trên tòa sư tử, tự trãi Ni Sư Đàn, kết Gia phu tọa, nhập Đẳng trì vương Tam muội, an tường mà khởi, mỗi một Thân phần đều phóng sáy mươi trăm ngàn câu kỳ Va Du Da quang, mỗi quang chiếu tam Thiên thế giới… khiến thế giới đó, sáu thứ biến động, kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe..” Lại nói: “Các Thiên Nhơn đó, nhờ Phật thần lực, mỗi vị đều thấy Phật ngồi ngay trước mặt mình, đều cho rằng Như Lai thuyết pháp cho riêng chính họ”.

“Mười Sáu Hội”: Loại Bát-nhã có tám bộ: Đại phẩm, Tiểu phẩm, phóng quang, quang tán, Đạo Hành, Thắng Thiên Vương, Văn Thù Vấn, Kim Cang. Đời Đường dịch 600 quyển, 2 phẩm, tổng cộng 16 phần: phần đầu không có tên, 11 phần sau có tên, 6 phần đầu có chia phẩm, 10 phần sau chẳng chia phẩm. Tức là: Phần thứ Nhất chia ra 9 phẩm. Phần thứ hai chia thành phẩm. Phần thứ ba 31 phẩm. Phần thứ tư 29 phẩm. Phần thứ năm 2 phẩm. Phần thứ sáu là Thắng Thiên vương Bátnhã, chia ra 1 phẩm. Phần thứ bảy là Mạn Thù Thất Lợi Phần. Phần thứ Tám là Na Gia Thất Lợi phần. Phần thứ chín là Năng Đoạn Kim Cang phần. Phần thứ mười là Bát-nhã Lý Thú Phần. Phần thứ mười một là Thí Ba-la-mật Đa phần. Phần thứ mười hai là Tịnh giới. Phần thứ mười ba là An Nhẫn, phần thứ mưới bốn là Tinh Tiến. Phần thứ mười lăm là Tịnh Lự, phần thứ mười sáu là Bát-nhã, tức là Đại Minh Độ vô cực kinh, quyển, giống với phần thứ năm trên. Như thủ Bồ-tát Vô thượng thanh tịnh phân vệ kinh, 2 quyển, tức là phần thứ chín. Thật tướng Bát-nhã tức là phần thứ mười. Đạo Hành và Tiểu Phẩm, mỗi bộ 10 quyển, đồng với phần thứ tư. Quang tám 10 quyển, phóng Quang 30 quyển, đại phẩm 30 quyển, đều đồng với phần thứ hai, các bộ trên về khai hợp, đại bộ, văn thế, thứ tự, sự lý, mỗi mỗi đều giống nhau, chỉ khác nhau về rộng, lược.

Bản Nhân vương kinh chẳng nằm trong bộ này.

Từ câu “Nay sở truyền…” của quyển “Sớ luận toản yếu” là phần.

3. Nói riêng về kinh này. Có hai phần.

a. Lược nêu chỉ như văn. Có hai phần: * Quảng tự tám. Có hai phần:

– Tự thán u huyền. Có hai phần:

+ Tự ý chỉ thuyên giảng cả kinh. Có 3 phần:

— Chánh tự: từ câu “Câu kệ thì ….”

“Câu”: có câu văn, câu nghĩa. Nay ở đây là chung cho cả hai.

“Kệ”: Nghĩa là tích chữa câu mà thành kệ, cũng thông cả hai nghĩa trên.

“Ẩn”: nghĩa là tiềm ẩn, tức là hiện nay không có văn, như trong kinh đa phần không có văn nói về đoạn nghi và những danh từ trú xứ.

“Tóm tắc”; nghĩa là ít, tức là hiện nay tuy có văn nhưng chẳng nhiều, chẳng rộng, như trong kinh chỉ có văn nói về năng đoạn và nghĩa Hữu trú.

“Chỉ”: là ý chỉ.

“Thú”: Là chỗ quy về của ý chỉ.

“Thâm sâu”: Là vì tiệt lý.

“Vi tế”: là vì khó hiểu. Khó hiểu có hai ý: 1. Vì văn ẩn mật tóm lược nên nghĩa thú khó hiểu; 2. Vì triệt lý nên thâm sâu khó hiểu mà ẩn chứa tóm lược tướng thâm sâu vi tế, tức là “Huệ” nằm ở câu sau.

“Huệ”: Tức là ngược dòng, tịnh dụng, dựa theo đoạn chấp, quán không mà đắc danh. Bát-nhã; chính dịch là Huệ, chẳng dịch là Trí, phần sau, phần giải thích Đề kinh sẽ nói chi tiết về Thể và tướng của Bát-nhã.

“Ba không”: Tức là Ngã không, pháp không, câu không. Như phần sau kinh Kim Cang nói: “Vô Ngã tướng Nhân tướng,…” tức là Ngã không. “ngã tướng tức thị phi tướng…” tức là pháp không. “Ly Nhất thiết tướng tức danh chư Phật”, đó là câu không. Ngã không và pháp không thì có thể hiểu rõ. Còn câu không thì có ba thuyết: 1. Quán riêng Nhơn và Pháp gọi là Nhị không, đồng một sát na Song quán nhơn pháp, gọi là câu không; 2. Tức là nhị chấp đã trừ, nhị không cũng trừ, gọi là câu không; 3. Tức là khi Năng và Sở đã khiển trừ, Huệ cũng vô trú, tức là tương ưng với bổn tính, ngay khi ấy tự không có hai tướng Nhơn và Pháp và phi pháp tướng, gọi đó là câu không.

“Triệt”: Là thấu triệt. “Huệ”: là năng triệt. “ba không”: là sở triệt, khi Bát-nhã chiếu, xuyên qua bề ngoài của ba không, tức là tương ưng với nguồn gốc. Vì nguồn gốc bổn tâm là phi không phi hữu. Vì để đối lại với Nhơn chấp mới thuyết Nhơn không. Vì để đối lại với pháp chấp mới thuyết là pháp không. Vì để đối lại với Nhị chấp mới thuyết câu không. Tức không là năng đối, chấp là sở đối. Cái chấp của sở Đối đã trừ thì cái không của Năng đối cũng trừ, không và chấp cả hai đều mất mới khế với bổn tính. Nếu trú ở cảnh không thì chưa thể gọi là tương ưng. Cho nên trong quyển “Sớ Luận” nói là “Huệ triệt”. Do vậy Bồ-tát tứ gia hạnh vị, vì thủ không tướng, chẳng gọi là kiến đạo. Cho nên Duy Thức kệ nói: “Hiện tiền còn tí vật, cho là Duy Thức Tính, bởi vì Hữu sở đắc, chẳng Chơn trú Duy Thức”. Nay đã triệt không tướng, năng và Sở kiêm vong, tức là đồng với Duy Thức kiến Đạo tụng nói: “Nếu khi ở Sở Duyên, trí đều vô sở đắc, bấy giờ trú Duy Thức, vì ly nhị thủ tướng”.

“Bố thí bao hàm vạn hạnh”: Tiếng phạm là Đàn na, tiếng Hán gọi là Bố thí, “Bao hàm”, là bao hàm thâu tóm “Vạn hạnh”; là những Hạnh mà Bồ-tát hành. Chẳng cỉ ở con số vạn, nay nêu con số lớn mà thôi. Vì Bố thí bao hàm cả ba thí, ba thí bao quát cả lục độ, lục độ bao trùm cả vạn hạnh, lấy gốc mà nhìn về ngọn cho nên nói là “Bố Thí bao hàm vạn hạnh”. Do vậy khi Phật đáp về tu hành, chỉ nói về Bố thí. Vì vậy mà Di Lặc Tụng nói: “Đàn nghĩa nhiếp cả sáu, tư sinh, vô úy, pháp, trong này 92 một hai ba, gọi là tu hành trú”.

“Trú mười tám xứ…”: Là dựa theo hai luận để tự thán. Theo trong luận của Ngài Vô Trướng, tứ phần Phật chánh thuyết trở ề sau cho đến phần cuối kinh, chia thành mười tám trú xứ, đó là : trú xứ thứ nhất phát tâm trú,… trú xứ thứ mười tám thượng cầu Phật Địa trú, tức là những xứ an trú từ nhân đén quả của người tu Đại thừa hạnh.

“Mật bày giới sai”; nghĩa là âm thầm chỉ bày những tướng sai biệt khác nhau giữa các giai vị khi người tu hành nhập vào. Vì trong kinh đều không có tên gọi của mười tám trú, ngầm có nghĩa của mười tám trú. Vì chẳng phối rõ cho nên nói là “mật bày”. Trước sau cạn sâu khác nhau cho nên nói là “giai Sai”.

“Đoạn hai mươi bảy nghi”; là dựa theo luận của ngài Thiên Thân từ phần Phật đáp ba câu hỏi xong, bèn lần lượt đoạn nghi, cho đến cuối kinh là hai mươi bảy điều nghi ngờ: Mối nghi thứ nhất cầu Phật hành thí trú tướng…. Mói nghi thứ hai mươi bảy nhập tịch làm sao thuyết pháp được.

“Ngầm thông huyết mạch”: Ngầm là âm thầm, thông là thông lưu, thông chảy, chảy thông, hơn thông. Huyết mạch là dụ. Vì trong kinh đa phần chỉ có những từ ngữ về Năng Đoạn mà không có nói về Sở Đoạn, do vậy mà văn khởi rời rạc, thế ý đứt đoạn, đến khi tìm tòi ý chỉ của kinh thì đều có nguyên nhân, văn tuy chẳng tỏ nhưng lý thì liên quan. Vì chẳng tỏ rõ nên nói là “Ngầm thông”. Cũng như huyết mạch trong thân người, ngoài tuy chẳng tỏ rõ, trong vẫn lưu chảy, dựa theo dụ mà tỏ pháp, nên gọi là “Tiền thông huyết mạch”. Ý này sẽ thấy rõ ở những đoạn văn nói về nghi.

— Phản hiển.

“Chẳng trước khiển khiển”: Tức là phản hiển tỏ nghĩa của Huệ triệt ba không. Nghĩa là Hai chấp là sở khiển, Hai không là Năng khiển. Lại nữa, hai không là sở khiển, câu không là năng khiển. Vì cân không khiển (trừ) Nhi không, Bệnh không cũng không, cho nên nói là “khiển khiển”. Như Viên Giác nói: Cần phải viễn ly tất cả những cảnh giới Huyển hóa hư vọng. Do bởi kiên chấp trì tâm viễn ly, cái tâm như huyển cũng lại phải viễn ly, viễn ly vì huyển cũng lại phải viễn ly, viễn ly ly huyển cũng lại phải viễn ly.

“Lấy gì khế Như Như”, Khế là khế hợp. Như Như: tức là biểu của ba không trên, tức là nguồn gốc Chơn Tính. Nhị không phá chấp, chấp tan, không sáng tỏ, bệnh không cũng không, mới khế với Bổn nguyên Chơn Tính, ý nói: nếu chẳng trước khiển trừ khiển trừ thì sẽ trệ ở Hữu, trệ bởi không, làm sao có thể khế hợp với Chơn Như bổn tính. Mà thế của lời nói này cũng là văn bài tự của ngự chú. Kia nói: “Đều quy ý chỉ khiển khiển, tận nhập diệu lý Như Như”. Từ câu “Tuy khuyến khích…” của quyển “Sớ Luận” là phần ba.

-Thuận kết.

Như trong kinh nói: “Độ tứ sinh” tức là “Thúc dục tu”. “Không có chúng sanh để độ”, tức là “Vô tướng”. “Hành lục độ”, tức là thúc tu, khuyến tu. “Bất trú bố thí…”, tức là “Vô tướng”, những loại như vậy có khắp trong kinh. Mà độ sanh và tu hành hợp lại là Hữu tướng. Nay vì vô sanh khả độ, vô trú bố thí, vô pháp khả thuyết, vô ngã tu thiện, cho nên thuận với nghĩa vô tướng của tông kinh. Cả cuốn kinh trước sau không có chỗ nào chẳng nói về điều đó. Cho nên nói là “thủy chung”. Lại nữa, Nhân tâm thì quả tâm, thảy đều như vậy, đây tức là đang khi thúc dục tu thì vô tướng, đang khi vô tướng thì thúc dục tu, chứ chẳng phải nói là trước sau thủy chung đều vậy, từ câu “Do đây…” là phần hai.

+ Kết thán bốn pháp y huyền. Có ba phần:

-Chánh kết thán.

Nếu theo trong phần chánh tự thán trên, dựa theo giáo nghĩa chia ra năng thuyên và sở thuyên. Nay ở đây trong phần sở thuyêt chia ra Hạnh và quả, tức là bốn pháp, đủ vậy. Mà: “Giáo mật” như “câu kệ thì ẩn mật tóm tắc” trên kia. “Lý mật” giống như “chỉ thú thì thâm sâu vi tế”. Hạnh và quả, hai huyền, đoạn văn trước chưa nói rõ nên phải nói riêng.

“Hạnh huyền”: Bởi Bồ-tát hạnh chẳng ngoài hai loại: đó là Tùy Tướng Hạnh và Ly Tướng Hạnh. Tùy tướng tức giống với thúc dục tu ở phần trên. Ly tướng tức là giống với vô tướng ở phần trên. “Huyền” là diệu. Nếu hai hạnh kháng nhau mà hành, hoặc trước hoặc sau thì chẳng gọi là Huyền. Hai hạnh đồng một thời, chẳng phương hại nhau mới gọi là Huyền. Nếu chỉ tùy tướng thì đồng với phàm phu. Nếu chỉ ly tướng tức đồng với Nhị Thừa. Hia hạnh cùng nuôi dưỡng nhau thì vừa phù hợp với Trung Đạo, tức là Quán không mà vạn hạnh hăng say, thiệp Hữu mà một đường thanh tịnh, đó là Bồ-tát Hạnh vậy. “Quả lập”, quả tức là Phật quả. Trong đây Phật quả gồm có hai loại: Đó là Chơn thân và ứng thân. Ứng Thân có tướng, Chơn thân không có tướng. “Huyền”; Nếu hai thân khác nhau, khác nhau ở chỗ có tướng và không có tướng thì chẳng gọi là Huyền. Vì tướng tức vô tướng, vô tướng tức tướng, Chơn và ứng chẳng ngăn ngại nhau, cho nên gọi là Huyền. Cho nên trong kinh. Nếu dùng tướng quán Phật thì người ấy hành tà đạo, chẳng dùng cụ túc tướng Phật tâm thì rơi vào đoạn diệt. Vì Chơn thân và Ứng thân này là bất nhất bất Nhị, cho nên khiến như vậy.

-Tỏ khó Hiểu.

Từ “Đến nổi khiến cho…”: Do bởi bốn pháp trên kia quá u Huyền làm cho người phúng tụng rất nhiều mà người hiểu cực kỳ ít.

“Miệng tụng”: Tức là đọc tụng văn kinh.

“Lông trâu”: là dụ cho rất nhiều, khéo hiểu ý kinh, gọi là “tâm thông”.

“Lân:” Là con thú mang điều lành. Thời có vua Thánh thì hiện.

“Sừng”: Con lân chỉ có một sừng, dụ cho người ngộ thì ít, ở đây có hai lớp so sánh nhau. Để xét nhiều ít thì nói Lân so với trâu mà thôi. Sừng ít mà so với lông thì càng ít hơn nữa. Ý rằng người đọc tụng quá nhiều mà người thông ngộ thì cực kỳ ít.

-Hiểu Sai.

Từ câu “Hoặc phối…”. Bốn câu trước thì chỉ chẳng phù hợp với ý chỉ của Thánh, riêng tác ý độ thì chẳng được tròn trịa suông sẽ, tuy chẳng tà vạy nhưng cũng gọi là hiểu sai, hai câu sau “giải thích cạn cợt”, thì chính là tà vạy. Phần trước nói người tâm thông thì ít, người chẳng thông thì nhiều. Ba loại ở đây là tướng của người chẳng thông. Hai nhà trên đều trước nói nguyên nhân, rồi sau kết luận là lỗi lầm.

“Phối vào Danh Tướng”: Nghĩa là có sách chú thích kinh Kinh Cang đem pháp tướng, danh cú phối vào trong đó, đó tức là “Tham trước kỳ sự, tôn sùng pháp tướng” như phần sau kinh nói: “Phàm phu chi Nhơn, tham trước kỳ sự”.

“Sai trái tông”; là vì tông của kinh Vô Tướng Chơn không, đã dùng pháp tướng để giải thích thì làm sao khế hợp với ý chỉ của kinh được. Vì chẳng thuận với lý, gọi là sai trái.

“Chỉ nói Nhất Chơn”: Vì nghe nói kinh này là không, vô tướng Tông thì đầu đuôi đều viết đạo lý ly tâm, ly cảnh, không, vô tướng, cứ một mực mà giải thích, cho nên nói là “Nhất Chơn”.

“Vọng nguồn mê phái”: “Vọng” là nhìn, ngắm. “nguồn” là suối nguồn. Là nơi sinh ra nước. “Mê”: là hôn mê. “Phái”: nhánh sông. Đường rẻ gọi là kì, sông rẻ nhánh thì gọi là phái, Ý nói: Kinh này tuy Tông Vô Tướng nhưng văn nghĩa ngàn điều khác nhau. Nay tuy phù hợp đại để tông nguồn nhưng toàn trái với nghĩa lý sai biệt, cho nên nói : “Vọng nguồn mê phái”. Lời này là của Hiển công trog bài tự cuốn Khởi Tín. Nay tuy dùng nó nhưng ý khác với kia. Kia thì lấy Nhất tâm làm nguồn, tùy duyên sinh diệt làm phái. Đây thì lấy Tông kinh làm nguồn, nghĩa lý làm phái. Cho nên chẳng đồng vậy.

“Ngoài ra…”, trên đều có một chỗ hay, đây thì đều là tà vạy. Trên thì y Nhơn y giáo, đây thì tùy ý suy oán, chú giải sai lầm, cho nên nói là “Giải thích cạn cợt”, chẳng cần xem bàn gát qua một bên, cho nên nói “chẳng đáng để bàn , nói chung rất nhiều người giải thích kinh này. Sớ chủ nói: Ta đã lâu chí để ở kinh này, tìm khắp các quyển Sớ giải, chính mình xem hơn mấy chục bản. Có quyển giả danh Kim Cang tạng, có quyển nói là của chí công. Có quyển thì bác Đại Sĩ, Hoặc ghi là Đạt Ma, hoặc ghi là Ngũ Tổ, hoặc đề tự tên mình, đều là giấy tốt mực tốt, trang trí rất đẹp, văn nghĩa trong những quyển đó đều chẳng đáng xem, như chú thích về “Xá vệ Quốc” rằng: trăm linh hộ vệ, nêu ra một lệ, đầu đuôi đều vậy. Ví có vô hạn người ngu, chẳng thể pân biệt rõ bảo là chí diệu thật đáng buồn thay! Cho nên nói “Giải thích cạn cợt”. Nếu đem nguồn và phái dựa theo mê và bất mê, trước sau nhìn nhau thì có bốn cú của chúng:

  1. Mê nguồn chẳng mê phái, tức là người phối vào danh tướng.
  2. Mê phái chẳng mê nguồn, tức người chỉ nói Nhất Chơn.
  3. Nguồn phái đều mê, tức là chú thích cạn cợt sai lầm.
  4. Nguồn phái đều chẳng mê, tức là câu sau “chẳng công dị đoan”, là quyển sớ này.

– Dẫn văn kết hiển, từ câu “trân bảo hà sa…”

“Trân bảo hà Sa”: Tức kinh nói: “Như toàn bộ số cát trong Hằng hà, có những bằng số cát như vậy, cát của số con sông đó có nhiều hay không?… phước đức này hơn phước đức trước”.

“Thân mệnh ba thời”: Tức là kinh nói: “Tu Bồ-đề! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, sơ nhật phần, dùng hằng hà sa đẳng bố thí,… hà huống viết chép, thọ trì, đọc tụng, vì người giải thuyết.

“Dụ chỗ…”; có hai ý:

1/ Tức là ở đây dụ nội tài và ngoại tài dụ cũng chẳng bằng.

2/ Tức như đoạn văn sau “Ta nhớ quá khứ vô lượng A tăng kỳ kiếp, ở trước Phật Nhiên Đăng… chỗ thí dụ chẳng thể bằng”, gồm hai ý này nên nói “Chỗ dụ chẳng bằng”.

“Há uổng vậy ư!” há là để, có thể. Uổng là luống qua, ý nói: Để có thể luống qua như vậy! Ý nói: Kinh này câu kệ ẩn, một tóm tác, ý thú thâm vi, tìm tòi căn nguồn thật khéo được ý, bỗng ngộ được lý huyền thì tùy phần mà thọ trì, được phước nhiều chẳng thể nghĩ bàn. Đã nếu như vậy chẳng thánh trí thì chẳng thể viết ra nổi suối nguồn cùa nó, hạng thường tình há lại hợp ý. Văn này ý gần hai thế:

  1. Nghiệm phân tâm chẳng hiểu.
  2. Nghiệm người trì phước nhiều.

* Ý tạo Sớ. Từ câu “Vả lại…” có hai phần:

– Bày tỏ sư thừa của Sớ Luận có y cứ. Có hai phần:

+ Xét dư Hữu, trách người thêm bớt.

Tiếng phạm Đề Bà Bàn Đậu, tiếng Hán gọi là Thiên Thân, là Bồ-tát Địa tiền Tứ Gia Hạnh vị, tức là em trai của ngài Vô Trướng, tiếng phạm là A Tăng Khư, là Sơ Địa Bồ-tát, tức là Anh của ngài Thiên Thân.

“Bổ Xứ”: Tức là Di Lặc Bồ-tát, thấy ở trên Đâu Suất Thiên sẽ bổ xứ Phật, hiện là Đương Lai Hạ Sanh Di lặc Tôn Phật. Vì hai vị Bồ-tát y theo kệ tụng của Di lặc Bồ-tát, tạo luận giải thích kinh, cho nên nói là “Sư Bổ Xứ Tôn”. Phần sau phần Huyền Đàm sẽ nói rõ hơn.

+ Từ câu “hậu học…”, là trách bác những điều trái với Luận, tức là những người viết chú giải thích sau thời ngài Vô Trướng, ngài Thiên Thân.

“Nghi gì”: là lời trách cứ.

“Thêm”: tức là trên kia nói những người phối vào danh tướng, ngoài bổn luận ra, thêm vào pháp tướng hành vị của Đại thừa Tiểu Thừa, cho nên gọi là “Thêm”.

“Bỏ”: tức là trên kia nói: Những người chỉ nói Nhất Chơn. Vứt bỏ hai luận, tự mình giải thích riêng. Vì chẳng biết mà người chỉ nói rằng ta hơn Bồ-tát, hang vì chẳng biết những cuốn luận Bồ-tát đã tạo? Nếu nói chẳng phải ta hơn Bồ-tát cũng chẳng phải chẳng biết luận tạo, chỉ nhờ đạt đạo thấu Huyền, quên lời thủ ý, thẳng đường tu tiến, chẳng để ý đến ngọn ngành, aio đâu có tâm lực tìm ở văn luận, tức đáng nên tránh họ rằng; tìm tòi nghiên cứu luận giải thích kinh thì đổ cho không có tâm lực, thế còn suy theo ý mình thì tâm lực bao nhiêu? Hơn nữa, dùng lời nói thẳng mà tránh ý rằng: Nay chẳng kể ông có Lý hay vô lý. Vả lại, luận chủ là bậc nhập vị thượng lưu, lại còn thọ nhận cú nghĩa từ Đức Di Lặc, đó là Phật Phật tương truyền cho nhau, triển chuyển sư truyền trao, ông người hậu học, sao thể trái ngượcc mà tự suy theo ý mình? 1. Đó là khoản cách giữa phàm và Thánh, ngu và trí; 2. Đó là ngôn lời của sư phụ, phản trí theo ngu, nghịch Thầy vô lễ cũng như việc cha đã làm, con lại cố trái, há lại hợp với Đạo Trời sao? Do vậy, đây là dẫn Thầy để tránh, từ “Vì vậy mà nay…” là phần – Nay thuật giải chẳng công dị đoan.

Nay hai câu đầu, đối chẳng hiểu rõ.

“Vì vậy mà nay”: Do Bồ-tát triển chuyển trao truyền cho nhau, cho nên nay quyển chú thích kinh này chẳng công dị đoan. “Công”; nghĩa là công kích. “Dị”; nghĩa là biệt dị, riêng khác, “Đoạn”; là đầu mối, tức là hiển các nhà lại là dị đoan. Cho nên nói rằng đối chẳng hiểu rõ. Cho nên Luận Ngữ nói: “Công hồ dị đoan tư hại dã”. Chú thích rằng: Vì Thiện đạo đã có giêng mối, cho nên đi đường khác mà vẫn đồng quy, còn Dị đoan thì chẳng đồng quy.

Hai câu từ “Sớ văn…”: là đưa ra nguyên do. Đã dùng Bổn luận để giải thích kinh thì chẳng thành công dị đoan, đó là điều rõ ràng vậy.

“Sửa chẳng trong thành”: là dẫn dụ của kinh. Kinh Niết-bàn quyển mười nói: “Lại nữa, Thiện nam tử! Như cô gái chăn bò, vì muốn bán sửa, tham nhiều lợi, mà thêm hai phần nước, chuyển bán lại cho cô gái nuôi bò khác, cô gái nuôi bò kia được rồi, lại thêm hai phần nước nữa, chuyển bán cho người nữ ở gần thành. Người nữ kia được rồi, lại thêm hai phần nước nữa, bán cho người nữ ở trong thành, nữ kia được rồi, lại thêm hai phần nước nữa, đem đến chợ để bán. Bấy giờ có một người cưới vợ cho con, đang cần sửa tốt để đải tân khách, đến chợ muốn mua người bán sửa đòi giá cao. Người ấy đáp rằng: sửa của ngươi nhiều nước, chẳng đáng giá như ngươi nói. Nay tôi cần đải tân khách, do vậy phải mua, mua xong trở về nhà nấu dùng, nấu cháo mà chẳng có mùi dùng nhưng nó vẫn còn ngon hơn ngàn lần mùi đắng. Vì sao? Vì mùi vị của sửa là đứng nhất trong các mùi vị. Thiện nam tử! Sau khi ta Niết-bàn, chánh pháp chưa diệt, còn hơn 0 năm. Bấy giờ kinh này ở Diêm phù đề sẽ lưu bố rộng rải. Thời ấy sẽ có các Tỳ kheo, sao lược kinh này chia ra nhiều phần. Sao phần trước thì dính phần sau, sao phần sau thì dính phần trước, phần trước phần sau dính phần giữa, phần giữa dính phần trước phần sau. Xen vào những từ ngữ thế gian, làm sai kinh này, khiến cho đa phần chúng sanh chẳng đắc chánh kiến. Cũng như người nữ kia triển chuyển bán sửa cho đến thành cháo mà không có mùi sửa”.

Mà ý kinh kia là để dụ cho Niết-bàn. Còn ở đây mượn dùng nó để dụ cho Bát-nhã. Trong này, chữ “trong thành”, có hơi chung chung. Nay ở đây là lấy loại sửa đầu tiên mới tạo ra, chưa thêm nước, lấy đó làm dụ.

Hoặc có người nói rằng: Trong quyển Sở này chẳng lẻ không có lời nói của chính Sớ chủ, cũng giống như sửa thêm nước hay sao?

Đáp: Chẳng vậy! Tuy có lời nói của mình, nhưng chỉ là liên hợp lại trước và sau, hoặc đầu mối dẫn văn, đều là từ bổn nghĩa mà chẳng phải thêm.

Từ câu “Toản yếu…” là phần hai, tỏ bày danh và Đề kinh, chư gia đến đây, đều lược chia đề kinh, nay chủ yếu là giản lược, bỏ bớt rườm rà, phần văn sau sẽ giải thích rõ.

b. Phần ba: Giải thích bổn văn: Có hai phần:

– Văn kệ quy thỉnh.

Sắp muốn chế sớ, e chưa phù trên hợp dưới. Vì vậy mà quy thỉnh. Ý nói: Kinh Pháp Hoa nói: “Giả sử cả thế gian đều như Xá-lợi-phất, tận hết suy tư cùng nhau đo lường, cũng chẳng thể đo lường nổi trí Phật” trí Thánh còn khó đo lường, tâm phàm chẳng lẻ đo lường được sao. Vì vậy mà thỉnh cầu gia hộ để không bị sai lầm.

Trong đây ba câu trước là quy kính tam bảo, câu sau là cầu nguyện lợi sanh. Hai chữ đầu là Năng quy chí thành. “Khể thủ” là cúi đầu lạy Thượng Thư nói: “Khể thủ bái thủ”. Chú rằng: Khể thủ là đầu đến nền đất. “bái thủ” là đầu đến tay. Nay tức là cúi đầu đến đất giữ lại như vậy một ít thời gian, bày tỏ òng rất tôn kính. Lại nữa, lễ lạy có ba loại: hạ là vái, trung là quỳ, Thượng là cúi lạy. Nay là thượng lễ, bày tỏ không có tâm ngọa mạn mà người năng quy, ắt đủ ba nghiệp; vì bày tỏ Phật có Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ, Tha Tâm tri. Nghĩa là dùng thân nghiệp để quy, bày tỏ Phật có thiên nhãn thấy, dùng khẩu nghiệp quy, biểu tỏ Phật có Thiên Nhĩ nghe, dùng ý nghiệp quy, biểu tỏ Phật có Tha tâm tri. Lại nữa, vì đã viên mãn tam nghiệp Thiên, thành tựu Tam Luân Nhân. Vì trước khi chưa quy Tam bảo, ba nghiệp thảy đều chẳng thiện, nay nhờ quy Tam Bảo nên ba nghiệp đều thiện. Tam Luân là Ba Luân; Thần thông luân, ký tâm luân, giáo giới luân. Trong giai đoạn Nhân thì Thân nghiệp quy, đến giai đoạn Quả thì được Thần thông luân. Trong Nhân, khẩu nghiệp quy, quả được giáo giới luân. Trong Nhân, ý Nghiệp quy, quả được ký tâm luân. Căn cứ theo đó, thì Ba nghiệp là Nhân, ba luân là Quả. Nhân của tam Luân là giải thích theo chủ. Nay nói “cúi lạy” tức là thân nghiệp, chỉ nêu ra Thân nghiệp, những nghiệp còn lại tự đủ: Người là xưng danh tam bảo và kể ra những sự việc mình làm, tức là khẩu nghiệp. Tâm chẳng thành khẩn thì đâm chịu quy lễ tức là ý nghiệp.

Từ “Mâu Ni…” là chánh nên Tam Bảo, là Phật pháp tăng, làm thửa ruộng phước, cả ba đều đáng quý, đáng Bảo. Cho nên gọi là Tam bảo. Mà có ba loại:

1. Trú Trì: Phật tức là tượng Phật, tranh Phật,… pháp tức là Tam tạng giáo văn. Tăng tức là năm chúng hòa hợp. Tuân thủ di ngon, nhậm trì tượng pháp, gọi là trú trì.

2. Biệt tướng: Phật tức là Tam Thân. Pháp tức là Tam Than. Pháp tức là giáo lý hạnh quả. Tăng tức là Nhị thừa, Bồ-tát.

3. Đồng Thể: Giác chiếu, gọi là Phật, Quy trì, gọi là pháp, Hòa hợp, gọi là tăng. Trong này còn có tên khác, Bổn Tính, Quán hạnh, Dung thông đều cùng trên một pháp mà nói. Cho nên gọi là Đồng Thể.

Trong Ba loại trên, nay sở quy, tức là loại Biệt Tướng.

Trong năm giáo, vừa đúng vào giáo thứ nhất, vì kinh này thuộc giáo đầu tiên. Nay chỉ thủ trong đương tông; Năng thuyết Bát-nhã là Phật, Sở thuyết Bát-nhã là pháp. Phần phát khởi lưu thông làm Nhân, cho nên chẳng phải giáo khác.

“Mâu Ni…” là Phật. Am tiếng phạm là Thích Ca Mâu Ni, tiếng Hán gọi là Năng Nhân Tịch Mặc. Vì Năng Nhân nên chẳng trú Niếtbàn. Vì Tịch Mặc nên chẳng trú sinh tử. Lại nữa, Tịch là hiện tướng vô tướng, Mặc là Thị Thuyết vô thuyết, đây tức là ứng của Tức Chơn.

“Đại giác”; Giác tức là Phật. “Đại” là để phân biệt với Thánh khác. Các Thánh khác tuy giác nhưng chưa gọi là Đại. nhị Thừa thì thiên giác (giác lệnh). Bồ-tát thì giác một phần, đều chẳng phải Đại Duy Phật Như Lai nhất giác vĩnh giác, không có gì mà chẳng giác, như đại mộng giác, như hoa sen nở, hướng siêu quần thánh, cho nên riêng xưng là Đại.

“Tôn”: là có đủ chín hiệu trên, được vật tôn. Phần văn sau sẽ nói rõ. Năng khai hạ pháp. Trong câu này chữ “Năng” thuộc Phật. Chữ “Khai” thông cả Phật và pháp. Nghĩa là tại Phật là năng khai, tại pháp là Sở khai.

“Bát-nhã tam không cú”, năm chữ, chỉ cục hạn ở pháp, mà ở trong này có đủ cả giáo, lý, hạnh, quả. Bát-nhã là quả, vì nhờ Huệ năng mà đến Bờ kia, cho nên gọi là “lý ba không”. “Cú” tức là giáo. Lý và quả hợp lại để luận hành. Bởi nhờ Huệ chiếu lý là Bồ-tát Hành, phát khởi hạ tăng.

“Phát khởi Thượng Sĩ”; tức là Tu Bồ-đề, vì Tu Bồ-đề phát ba câu hỏi nên Phật gọi ngài như vậy. “Lưu Thông Thượng Sĩ”; tức là Ngài Di Lặc, ngài Vô Trướng, Ngài Thiên Thân, men theo giải thích mới bắt đầu hoằng truyền. “Thượng sĩ”; là bậc cao thượng, hoặc gọi là Thượng Nhơn. Cho nên Mã Minh Bồ-tát bài kệ quy kính của kinh Vô thường rằng: “Bát Bối Thượng Nhân năng ly nhiễm”, hoặc gọi là Đại sĩ. Cho nên quyển sớ của Đại Vân nói: Những đại sĩ như vậy đều quy mệnh. Từ này đều thông dụng mà tùy người xưng hô.

Câu “Ngầm giúp văn này khế quần cơ”, Cầu nguyện lợi ích cho chúng sanh, ngầm là âm thầm, giúp là giúp đở, “Văn này” tức là quyển Sở luân toán yếu này. Khế là khế hợp. Quần cơ tức là tất cả chúng sanh. Mà giúp đở gia hộ có hai loại: 1- Hiển gia: nghĩa là hiện thân thuyết pháp, có thấy, có nghe. 2- Minh gia: chỗ được trí lực, không thấy, không nghe. Nay trong hai loại gia hộ đó chỉ cầu loại gia hộ minh gia. Bởi vì chế sớ giải thích kinh chỉ cần nhờ trí lực, chỉ được ngầm giúp, chẳng cần thấy nghe. Vì kinh này nói: Nếu dùng sắc thấy, âm thanh cầu là hành tà Đạo, để thuận với lời dạy này, nên chẳng cầu gia hộ rõ ràng (hiền gia), phàm hể thiết giáo đều khế lý khế cơ, nay ở đây chẳng nói khế lý, vì quyển sớ này là văn của luận, đã khế lý rồi. Lại nữa sớ chủ, ở trong hai lợi, nghiên nặng về lợi Tha. Nay chỉ nói “khế cơ”, là tướng Bi tăng thêm vậy.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7