KIM CANG KINH TOẢN YẾU SAN ĐỊNH KÝ

SỐ 1702

QUYỂN 05

Trường Sa (Tống), Sa Môn Tử Tuyền Lục

NGHI TÌNH THỨ SÁU

Sớ: đều tiên là nêu chung.

“Nếu pháp …”: là chỉ chỗ khởi nghi, nghi tình này cũng đến từ mối nghi thứ ba trên.

“Sao lại…”: Là kết, thành nghi. Đã hưng công vận hành sáu độ cùng tu, hồi hướng, phát tâm nghiêm tịnh Phật Thổ, đó nếu chẳng phải là Thủ thì gì là Thủ? Nghi tình về thân Phật, ý cũng như thế. Bởi vì cả hai báo này chẳng lìa khỏi nhau. Cho nên trong văn của Luận, cùng nói cả hai nghi tình. Mà nay phần này chỉ đoạn trừ một loại nghi tình.

Nêu hỏi: Kinh ý nói: Bồ-tát thủ hình tướng trang nghiêm Phật thổ hay không?

“Ý Phật…”: Ngài không sanh vốn nghi có thủ, ý Phật muốn tỏ không có thủ, thủ và không có thủ là ở tại Hai Thổ: Tính Thổ và tướng Thổ, cho nên nêu ra tướng để hỏi ngài, thử xem ngài có giải hiểu hay không.

Giải thích trả lời: Ý kinh nói: Chẳng thủ tướng trang nghiêm Phật Thổ. Trưng hỏi ý rằng: Vì sao lại chẳng thủ trang nghiêm Phật Thổ? Giải thích ý rằng: Chẳng dùng tướng để trang nghiêm Phật Thổ, đó là Chơn thật trang nghiêm.

“Kệ nói…”: Trong đó, ba câu đầu là giải thích kinh. Câu sau cùng tức là giải thích câu thứ ba của bài kệ. Lại nữa, hai câu đầu là giải thích câu “Trang nghiêm Phật Thổ” trong kinh. “Phi hình” là giải thích câu “Tức phi Trang Nghiêm Phật Thổ” trong kinh. “Phi hình” là giải thích câu “Tức Phi trang nghiêm”. Đệ Nhất Thể” là giải thích “Thị Danh Trang nghiêm”. “Phi Nghiêm” là hiển tỏ “phi hình” của bài kệ “trang nghiêm ý” là hiểu tỏ “đệ nhất Thể trong bài kệ. Đây chỉ là phối với văn kia, nghĩa ý thì quah co, tiếp theo sau sẽ tỏ tỏ.

“Luận giải thích…”: Là chuyển qua giải thích văn của bài kệ: “Chư Phật…”: Đạt đến khả thủ. Giải thích nữa trước bài kệ. Nghĩa là tu tập trí vô phân biệt, thông đạt cái tính của Duy Thức Chơn thật, đây tức là dùng Trí khế với Như, gọi là Trung Nghiêm, tức là nghĩa của vô thủ. Điều nghi vè có thủ, từ giải thích này mà khiển trừ nó.

“Trang nghiêm có hai…”: Là giải thích nữa bài sau của kệ. Trước tiên là kê ra hai Thổ: “Hình tướng”: Tức là pháp tướng Thổ. Nghĩa là nền đất toàn vàng ròng, hồ bằng trân bảo… Nói tóm lại, những gì thấy, nghe được, đều thuộc về hình tướng. “Đệ nhất nghĩa” tức là Pháp tính Thổ”. Nghĩa là ly tất cả tướng, chẳng có thấy, nghe, tức là Lý Chơn Như.

“Phi nghiêm…”: Là chánh giải thích, tức là lấy câu thứ ba làm nguyên do xuất ra. Do vậy mà đắc “phi nghiêm” và “Trang nghiêm”. “Phi nghiêm” tức là để phân biệt với “Pháp tướng Thổ”, chẳng phải là thứ mà nay được trang nghiêm, tương đương với “phi trang nghiêm” ở trong kinh. “Trang nghiêm ý” tức là pháp Tính Thổ. Tương đương với “Là danh trang nghiêm” ở trong kinh. Nghĩa là hiển phát quá khứ hằng hà sa số công đức mà làm trang nghiêm, như vậy làm ra đồ vật, đồ vật chẳng phải từ bên ngoài đến, tức là dùng đồ vật này, trở lại trang nghiêm cho vàng. Do vậy trên kia dẫn luận nói: “Chư Phật không có sự việc trang nghiêm quốc thổ”, đó tức là ở trong các trang nghiêm, không còn những thứ thuộc quá khứ nữa. Nói “Đệ nhất trang nghiêm”, nói “ý” tức là chỉ cho “Phi hình đệ nhất Thể”, đó là cái ý nghiêm cái phi trang nghiêm, ý tức là nguyên do.

Hỏi: Chư Phật Thân Thổ ắt cần phải có đủ cả Tính và Tướng mới là liễu nghĩa. Nay chỉ hiện rõ chúng. Nếu có thể thanh tịnh tâm đó thì Thân Thổ tự nhiên hiển hiện. Có chăng như chùi gương, bụi hết thì hình ảnh sinh ra tự nhiên như nhiên, cho nên chẳng phải là tạo tác. Vì vậy mà Duy Thức nói: “Đại Viên Kính Trí, năng hiện năng sinh Thân Thổ trí Cảnh”. So với đây là ngay ở tướng mà vong mất tướng, chứ chẳng nói là vứt bỏ tướng mà tìm thủ Tính, chỉ là không có tình chấp thì đâu ngại gì ở Tướng. Mà Tông của kinh này là Vô Tướng, thì nghĩa ấy hơi bị tăng. Đầu và đuôi đều vậy. Tướng của Dụng tâm, phần sau sẽ nói.

Khuyên Tinh tâm: Kinh ý nói: Vì những nghĩa đó, ông các Bồ-tát nên sinh tâm thuộc vô trú thanh tịnh.

“Nếu người…”: Trước tiên là kể ra cái tâm cần phải bị ngăn chặn, Ý cho hình tướng là Chơn Phật thổ, do từ cái kiến giải này mà muốn dùng hình tướng để trang nghiêm, vì vậy mà nói rằng “ta đã thành tựu”.

“Người đó trú…” là tỏ rõ điều sau lầm. Ý nói: Vốn muốn nghiêm tịnh, sao lại sanh ra nhiễm tâm, vì trú sắc,.. tức là tâm sinh tử, làm sao là Tịnh được?

“Vì để ngăn chặn…”: Lần theo điều ngăn chặn trước mà dẫn khởi ý kinh: Đã cho rằng bất rú sắc… là thanh tịnh. Nên biết trú ở sắc… thật thì bị nhiễm vậy.

“Chánh trí”: tâm thuộc vô trú đã là chánh trí, mới biết cái tâm sinh ra do có trú, đồng là vọng thức. Trong đây, chánh trí mà nói là sanh, đó là hiển phát, chứ chẳng phải do sáng tạo mà sanh ra. Cho nên Đại Kinh nói: Chẳng sanh ra tất cả pháp, đó là Bát-nhã Ba-la-mật sanh ra. Vì Bát-nhã này bất sanh bất diệt, cho nên nói là “Chơn tâm”. Cái tâm thiên Chơn, vốn vô sanh diệt. Chỉ vì duyên theo với cảnh trú, tức là chẳng tương ưng, cũng chẳng phải là tâm đoạn diệt, nếu bất trú Bát-nhã thì rõ ràng cũng chẳng phải sanh khởi. E người ta mê cái này, cho nên hiển tỏ để ngăn chặn nó. Đây tức là trước thì bảo đừng trú sắc… là ngăn chặn Hữu, sau thì bảo hãy sanh tâm, là ngăn chặn vô. Đã ly Hữu và Vô, tức là Trung Đạo. Như thế mà thể đạt, là Chơn trang nghiêm, có Phật Thổ nào mà chẳng thanh tịnh. Cho nên Kinh Tịnh Danh nói: Muốn tịnh Phật Thổ, phải tịnh kỳ tâm. Theo với Tâm tịnh, tức Phật Thổ tịnh, “Tịnh kỳ tâm”; tức là ly Hữu vô.

NGHI TÌNH THỨ BẢY:

Sớ đầu tiên tức là nêu chương mục. Về ý khởi nghi, phần trước đã nói.

Hỏi: Nghi tình này có khác gì với nghe tình thứ ba?

Đáp: nghi tình trước là Hóa Thân, nghi tình này là báo Thân, cho nên khác nhau. Vì trước kia nghe nói ứng và nó chẳng phải Chơn, cho nên không có Thủ, bèn cho rằng Báo Thân là thật, đúng phải có tâm thủ. Do vậy, nghi tình này là men theo nghi tình thứ ba mà khởi.

Đoạn nghi: Kinh hỏi đáp: Có thể biết được.

Trưng ý rằng: Vì nghĩa gì mà gọi là Đại. giải thích ý rằng: chẳng phải là thân Hữu lậu Hữu vi, là thân vô lậu vô vi. Nếu dựa theo ngài Vô Trướng thì hoàn toàn khác với ở đây, đại để đầu đuôi đều y theo Nhị Đế mà giải thích. Nay trong quyển sớ này có y theo ngài Thiên Thân, có y theo ngài Vô Trướng. Mà đoạn này thì theo ngải Thiên Thân. Sớ có hai phần:

1. Giải thích chung về ý chỉ của Dụ:

“Cao Viễn…”: Nghĩa là dưới nương Kim Luân, Cao tám vạn do tuần, sáu vạn ngọn núi làm quyến thuộc, nên gọi là Đại, cho Hoa Nghiêm Sớ nói: Tu Di vắt ngang biển cao vượt cái đỉnh núi.

“Mà bất thủ…”: Núi kia tuy do bốn báu tạo thành, trong năm vị pháp, nó nằm trong sắc pháp, trong ba tính, nó thuộc vô ký Tính, há lại có phân biệt mà thủ cho là vương.

“Báo Phật…”: Nói về điều được dụ nghĩa là tiến tu nhiều kiếp, phước và trí tròn sáng, tuần tịnh vô cáu, không có gì hơn nó, cho nên nói là Vô Thượng. Riêng Vua pháp giới, nên gọi là pháp vương “Đại”, có hai nghĩa:

  1. Dựa theo Thể thì thân trí bọc ngoài.
  2. Dựa theo vị thì chư thánh chẳng bằng.

“Vô phân biệt”: Chẳng phải như sắc pháp là vô ký tính. Chỉ nhờ ba kỳ tu tập, vạn lự đều vong, như tri tịch nhiên, cho nên vô phân biệt.

“Kệ nói….”: Là dùng kệ để kết.

2. Từ “Phi thân …” là phần hai giải thích riêng về phi thân. Có hai phần:

a) Nhắc lại lời kinh, lược chỉ: “Vô lậu vô vi”: Vô lậu thì khác với thế gian. Vô vi là biểu cho phi sinh diệt.

Hỏi: Nay nói về Báo thân, tức là hợp cả Hữu vi vô lậu, sao đây lại nói vô vi?

Đáp: Đây là căn cứ theo Phật giáo, chẳng theo quyền tông, nên là vô vi. Vì vậy mà kinh tịnh Danh nói: Phật thân vô vi, chẳng rơi vào số. Phật thân vô lậu, chư lậu đã tận.

b) “Cho nên kệ nói:…”: Là phần hai, dẫn luôn giải thích rộng: Có hai phần:

-Dẩn bổn kệ: kệ này nên rõ viễn ly Hữu vi Hữu lậu ý nói rằng chỉ có pháp thể vô lậu.

-“Luận nói…”: Là phần hai Dẫn luận văn. Có ba phần.

+ Nêu : “Nếu như vậy…”: Là chỉ kinh trưng hỏi để nêu.

+ “Vì bởi duy chỉ…”: Là phần hai Giải thích song đồi: Thanh Tịnh thân tức là pháp thân. Đây là giải thích về câu “Hữu vật”, tức là câu “Thị danh đại thân” ở trong kinh.

Hỏi: Đây nói về báo thân, sao lại nói pháp thân?

Đáp: Vì pháp thân và Báo thân hợp lại mà nói, cả hai thân chẳng khác nhau. Vì thật giáo này. Lý và Trí không hai, cho nên có thể nói vậy.

“Vì bởi viễn ly…”: Là giải thích câu “vô vật”. Tức là câu “Phật thuyết phi thân” trong kinh. Pháp thân đã là vô vi ắt ly Hữu vi sinh diệt, Hữu vi đã ly, huống là Hữu lậu! Cho nên văn giải thích này chẳng nói về chư lậu.

+ “Do vì…”: là phần ba kết song đi: Nghĩa là vì là viễn ly và Duy Hữu, cho nên hiểu rõ được pháp thân Chơn ngã. Vì vô lậu vô vi chẳng sinh diệt, trạm nhiên thanh tịnh, cho nên có thật thể, gọi đó là Hữu vật, chẳng như phàm phu, cái ngã biến kế, hữu lậu hữu vi, tức sinh tức diệt, như huyển mộng kia, không có thật thể.

“Vì chẳng y…”: là kết, không có vật, cũng là hiển rõ lại nguyên do. Vì chẳng nương vào Ngũ uẩn, duyên thuộc hữu vi mà trú. Duy chỉ Như Như và Như Như Trí độc tồn cho nên có thật ngã, phải biết rằng phàm phu đều y theo ngũ uẩn Hữu. Vì duyên mà trú, ngũ uẩn còn là giả, huống nữa là cái ngã sở kế! Duyên pháp chẳng phải mình, cho nên nói là y tha.

Nói về cát: Ý kinh có thể rõ.

“Hồ A nậu”: Thiềm Bộ Châu này, từ giữa, hướng về Bắc có cửu Hắc Sơn, tiếp đó có Đại Tuyết Sơn, tiếp nữa có Hương Túy Sơn. Phía Bắc Đại tuyết Sơn, phía Nam Hương Túy sơn, có Hồ A Nậu, tiếng Hán gọi là vô não nhiệt. Chu vi năm mươi do tuần. Nước tám công đức, đầy tràm trong Hồ. Trong đó, bốn mặt, mỗi mặt xuất ra một con sông lớn. Con sông phía đông tên là khắc Gia, nhiểu quanh hồ một vòng, chảy vào biển đông, phía Nam là sông Tín Độ, phía Tây là sông phược Sô, phía Bắc là sông Đồ Đa, đều nhiểu hồ một vòng, như thứ tự chảy vào Nam, Tây, bắc hải. Nay kinh nói Hằng Hà, tức là sông khắc Già. Nói: “Hằng”: Là dịch sai. “Châu bốn mươi dặm” là chỗ cửu hồ mới bắt đầu xuất ra. “Phật đa phần…” là nêu ra nguyên do lấy dụ này, nhưng khi thuyết kinh này là thuyết ở tại Kỳ Viên, những thời thuyết pháp khác đa phần gần nơi sông kia, cho nên lấy nó làm dụ.

Lấy nói về phước: Ý kinh có thể thấy.

“Luận nói…”: Là trưng hỏi, nghĩa là sau phần nghi thứ ba, trước phần thứ tư quả đã nói về dụ tài bảo Bố thí, nay lại nói nữa, chẳng trùng lặp sao?

“Kệ nói…”: là giải thích. Trước kia đã nói một tam Thiên giới bảo thí, nay nói là vô lượng tam thiên giới bảo thí. Đây là so sánh sự vượt trội của nó. “Mà sau đó…”: tức là nhiều trong nhiều, vượt trội trong vượt trội, do vậy mà nói lặp lại. Đây tuy nói trùng lặp nhưng nghĩa và ý chẳng trùng. “Vì sao…” là chuyển qua nạn vấn. Ý nói: Vì sao trong phần văn trước chẳng nói luôn dụ này? “Vì để dần dần…”: là dựa chung theo người nghĩa là cơ thì cạn mà pháp thì sâu. Nói liền thì khó tin, dần dần lần hồi dẫn dụ làm cho biết được cái đức vượt trội.

“Lại nữa, trước…” là dựa theo pháp thông, nghĩa là dụ trước chưa nói tứ quả vô tâm, Thích Ca vô đắc, Nghiêm tịnh thổ là bất nghiêm mà nghiêm, tu chứng Phật thân là vô chứng mà chứng. Do vậy mà dụ để so sánh vẫn chưa thể vượt trội, dụ sau đã nói về nghĩa này, pháp và lý đều sâu xa, do vậy dụ để so sánh cũng lại càng thù thắng hơn, hoặc có thể xuất sinh nghĩa của Phật pháp cũng ở tại phần sau của dụ trước, huống nữa trong phần sau giải thích nguyên do, có năm đoạn văn kinh, cũng thuộc về dụ này, hãy suy ngẫm nó.

Hiểu thắng: ý kinh có thể thấy.

Câu “Đại ý giống trước”: tức là phước chẳng hướng đến Bồ-đề.

Trì, thọ kinh có khả năng thú hướng đến Bồ-đề.

Xứ đáng kính: Kinh: có thể biết.

“Đại Bát-nhã…”: là dẫn sự làm chứng. Đế Thích mỗi lần ở trong Thiện pháp Đường, thuyết pháp Bát-nhã Ba-la-mật cho Thiên chúng, hoặc có chi chẳng ở tại đó, chư thiên nếu đến đều hướng về phía tòa mà làm lễ, vì trọng pháp mới tôn trọng nơi chốn.

“Cao hiểm”: Vì tôn trọng người mà làm cho xứ trở nên cao và rõ để xa gần đều tháy, sinh ra hiềm tôn kính mà sinh ra phước.

“Hình mạo”: Trong tháp có hình mẹo của Phật, người thấy ắt sinh tâm kính, thấy nơi thuyết pháp, cũng như thấy hình mạo của Phật, tiếng phạm là Chế Đa, tiếng Hán gọi là Linh Niếu, hoặc gọi là nơi đáng cúng dường, giống với phần này.

Gặt hái ích lợi: ý kinh nói: nơi tuyên thuyết tứ cú còn được người, trời cúng dường, huống nữa là người thọ trì hết cả văn kinh này! Như kinh đã nói.

“Trước kia bốn câu”: Là căn cứ theo ý kinh này nhìn về những đoạn văn trước mà có hơn và kém. Vì sao? Vì trước kia là nói về nơi chốn, nay nói về con người, trên kia nói về bốn cậu kệ, nay thì thọ trì hết, do vậy trước là kém, nay là vượt hơn, phản phục mà nói, cho nên nói là “Hà huống”.

“Tối thượng”: là pháp thân, vô lậu vô vi tuyệt thượng thượng.

“Đệ nhất”: là báo thân, tôn trong chúng thánh chẳng gì hơn.

“Hy Hữu”: là Hóa Thân, như bốn thứ sự, đã nói ở phần trên. Ý nói rằng thọ trì đọc tụng thì có đủ cả ba thân, công đức viên mãn.

Có người nói: Có thể đi đến Bồ-đề, cho nên nói là Tối thượng. Hơn hẳn các Thừa, cho nên nói là Đệ nất. Thế gian không có gì so nổi, cho nên nói là Hy Hữu.

Nơi có Phật: Kinh ý nói: Văn kinh này ở đâu, ở chỗ đó có Phật và chư đệ tử.

“Kinh hiểm…” là tỏ rõ rằng: có Phật và nguyên do có Phật, nghĩa là Báo thân và Hóa thân ắt phải y theo pháp thân, pháp thân lại từ kinh mà hiển, đã có giáo Năng hiểm, ắt có Phật sở hiển. Lại nữa, kinh là giáo pháp, Phật là quả pháp, quả do lý mà hiển, lý do hành mà đạt đến. Nay thì ba Phật đều đủ, bốn pháp trọn đầy nơi kinh sở tại, há lại hèn kém!

“Lại nữa, tất cả…”: Là tỏ nguyên do có để tử. Hiền Thánh ba thừa, Thể là vô vi, kinh kiểm vô vi, nên có Hiền Thánh.

“Tôn trọng”: Nghĩa là người chứng Như đều là Thánh nhân nhập lý, đáng tôn trọng. Nếu theo kinh đời ngụy thì chỉ nói có Phật, bảo người ta tôn trọng, chẳng nói có các đệ tử khác. Cho nên văn kia nói: “Tức là có Phật, tôn trọng tựa Phật”.

Tên kinh: Kinh hỏi ý rằng: chưa biết kinh này có tên là gì? Chẳng biết tên thì làm sao phụng trì? Đáp văn có thể biết.

Trung ý nói: Như Lai thướng thuyết chư pháp danh tướng đều không . nay lại đặt tên này, có nguyên do gì? Ý giải thích rằng: ta đạt danh tên, danh tức vô danh, danh của vô danh, há lại trái với nghĩa không? Vì để thọ trì, nên trong vô danh, gượng đặt tên vậy.

“Phật đặt…”: là giải thích nguyên nhân đặt tên. (nguyên) nhân tức là nghĩa sở mà nó nương theo. Nghĩa là kim cang thì có cái nghĩa Năng hoại, Bát-nhã thì có cái công quán chiếu, pháp và dụ cả hai đều rõ rệt. Cho nên gọi là Kim Cang Bát-nhã. Thật ra thì cũng dựa theo nghĩa kiên cố để đật tên. Nay chỉ giải thích theo tác dụng, nói đầy đủ thì như trong phần Đề mục và trong phần bảy nghĩa cú.

“Vì đoạn Hoặc, cho nên là Thắng”: Chúng sanh lưu chuyển. Vì bị Hoặc Nghiệp, nếu đoạn trừ Hoặc nhiễm thì thành Phật, thế chẳng thắng sao.

“Đối trị…”: dựa theo danh mà hiển nghĩa, nghĩa thì thật, danh thì giả. Nếu chấp danh gỉa, sao được nghĩa thật! E bị chấp ấy, do vậy đối trị.

Dị thuyết thắng: Kinh hỏi ý rằng: Ông cho rằng Như Lai ngoài pháp đã chứng, còn có thuyết những pháp riêng khác hay không? Đáp ý rằng: Như Lai ngoài pháp đã chứng không có thuyết pháp nào riêng khác. Đoạn văn này là lần theo đoạn văn đạt tên kinh ở trên mà đến. Y nói: chẳng nững đặt danh tên kinh này, danh tức vô danh, hể có sở thuyết thảy đều như vậy. Lại nữa, chẳng chỉ ta là vậy, chư Phật cũng vật.

“Không có riêng khác…”: Nghĩa là một Phật Thích Ca, thuyết đầu, giữa, cuối. Rốt không có riêng khác, không có tăng giảm, chỉ căn cứ theo Chơn thật không có sai khác, chẳng dựa theo ngôn từ có sai khác.

“Chỉ như chứng…”: Nêu ra nguyên do, hể khi có thuyết, đều như cái chứng của mình, trong chứng vô thuyết, há lại có khác!

“Tam thế…”: Là kết, thông chư Phật: Vì chư Phật đồng chứng. Rốt không có hai nguồn, chẳng chứng thì thôi, chứng thì chẳng khác. Nếu chưa đạt đến cực vị, đang ở trong Nhân Địa, tùy theo sở thuyết của mình, mỗi mỗi sai biệt khác nhau. Vì sao? Vì sở chứng khác nhau, như Địa tiền, Địa Thương Thập Địa, giai đoạn cấp bậc khác nhau. Do vậy người đã đạt đến Quả thì quyết không có thuyết riêng khác.

“Cho nên nói…”: La kết, thành nghĩa trên, một Phật, nhiều Phật, quá khứ, vị lai sở thuyết đều giống nhau, đều như đã chứng. Thuyết đúng như chứng, chẳng cũng vượt trội lắm sao!

“Cho nên luận nói…” là dẫn chứng.

“Chỉ riêng…”: thuyết Bát-nhã năng đoạn phiền não, không có một vị Phật nào mà chẳng thuyết như thế, những vị khác đều như vậy.

“Đệ nhất…”: Vì Đế lý thì ly ngôn thuyết, tướng thì ly tướng danh tự, cho nên bất khả thuyết. Chứng này trước kia đã như cái chướng, tức là vô sở thuyết. Mà lời nói của Vô Trướng và Thiên Thân tuy tựa như khác nhau nhưng ý thì thật giống nhau đã như kỳ chứng, há lại chẳng phải là đệ nhất nghĩa hay sao?

Trần thắng: văn hỏi đáp của kinh, có thể xem rõ, giải thích ý rằng: Cái gọi là Trần, chẳng phải phiền não trần, chỉ là Địa trần. Cái gọi là Thế giới, chẳng phải Nhiễm Nhân giới, chỉ là Địa Trần Giới. Đây là mau theo so sánh trước mà đến. Do trước đó nói: Hà sa bảo thí, chẳng bằng trì kinh. Hoặc có người nghe, chưa thể thành tín, cho nên Như Lai, riêng thuyết nghĩa này, khiến họ thấy rõ hơn kém, rửa sạch mối nghi, nói đủ ở văn sớ, hiểu được rõ ràng.

“Luận nói…”: là giải thích nết cái ý của nó. Ý nói, đất tan thế giới thành bụi trần, trên bụi trần chẳng khởi phiền não, bảo thí được phước, tức có tham sân ngũ dục tự mình vui sướng, không có việc ác nào mà chẳng tạo, cho nên tướng Truyện nói: “Bố thí là sanh oán thứ ba”, cho nên Trần giới hơn hẳn bảo thí, hơn nữa, trần giới chẳng những chẳng khởi lầm lỗi mà còn được điều tốt đẹp, huống nữa là thọ trì kinh này, chắc chắn sẽ dẫn đến Phật Quả, há lại là kém ư? Do vậy, so sánh nhau sẽ có ba lớp hơn kém: Nghĩa là Báo Thí chẳng bằng trần giới, trần giới chẳng bằng trì kinh, trì kinh còn thắng hơn trần giới, há lại chẳng bằng bảo Thí! Cũng như trăm họ chẳng bằng Tể tướng, tể tướng chẳng bằng Thiên Tử, Thiên tử còn thắng hơn Tể tướng, há lại chẳng bằng trăm họ! Trong Dụ thì Thiên tử là tối thắng. Trong pháp thì trì kinh là tối thắng. Nguyên do kinh thắng, há chẳng rõ vậy!

“Đại vân…”: chỉ so với văn kinh để phân biệt giữa pháp và Dụ, chẳng có nghĩa riêng nào khác. Mà ý nói; vi trần là Trần, tham, sân… cũng là trần, vì đều có nghĩa là bụi nhơ. Nói tam Thiên là giới, nói Nhân nhiễm phiền não cũng là giới, vì đều có nghĩa là Nhân của Hữu vi cũng có thể tam Thiên là khí giới, phiền não là Hữu Tình giới. Nay ở đây chẳng phải là bụi trần tham, sân… và nhiễm nhân giới, chỉ là Địa trần và tam Thiên giới, đây là kết nghĩa đã giải thích trên.

Quả thắng” Văn hỏi đáp của kinh, có thể biết:

Trưng hỏi ý rằng: Vì nghĩa gì mà chẳng cho ba mươi hai tướng là pháp thân Như Lai? Giải thích ý rằng: Như Lai thuyết ba mươi hai tướng, chẳng phải là tướng của pháp thân vô vi, chỉ là tướng của Hóa thân hữu vi.

“E người bố thí…”: là nói về ý khởi kinh: e ý kia cho rằng: Nếu thí chẳng cầu Phật, tức là gốc khởi phiền não. Vì để cầu Phật thì so lại phiền não? Cái mà người kia cầu, tức là Thân ba mươi hai tướng, để phá cái kiến này, nên lại hỏi thế.

“Trì và thuyết…”: Nêu ra sự hơn và kém. Nghĩa là Bảo Thí chỉ được sắc tướng, trì kinh thì đắc Bồ-đề, cho nên nói là “thắng hơn phước đức kia”.

“Vì sao?… Trưng ý rằng: đã đắc ba mươi hai tướng, sao lại chẳng đắc Bồ-đề?

“Vì tướng kia…”: Là giải thích. Lý pháp thân là tướng Bồ-đề, ba mươi hai tướng kia chẳng phải là tướng Bồ-đề.

“Cho nên nói…”: Vì Bồ-đề vô tướng, do pháp thân tức là tướng Bồ-đề, chẳng phải tướng Bồ-đề không vậy. Lại nữa, ở trong đó; pháp thân thì thắng, sắc thân thì liệt. Vì sao? Vì pháp thân vô vi Chơn thật tính. Vì sắc thân là Hữu vi tướng hình ảnh. Mà do nhờ Nhân của trì và thuyết là thắng, cho nên trong quả gặt được pháp thân, nhân của Bảo Thi kém, cho nên trong quả gặt được sắc thân, vì vậy mà phần tâm trên nêu ra rằng: “trì thuyết kinh này thắng hơn phước đức kia”.

“Phước của kinh…”: Là chuyển qua ngăn chặn giải hiểu sai. E người thí bảo, nghe vừa nói trên, bèn cho rằng tuy biết sắc thân kém hơn pháp thân, bảo thí chẳng bằng trì thuyết. Tôi vì chẳng thể trì thuyết, chẳng cần pháp thân, cứ mãi bảo thí, thành tựu sắc thân, tướng hảo đã tròn, chẳng cùng diệu sao! Vì ngăn chặn cái kiến này mà ở đây nói thế.

Nghĩa là, trước kia là dựa theo nghĩa riêng mà chia ra Nhân và quả, mà nói Bố thí thì cảm Thân tướng. Nếu căn cứ theo nghĩa thật mà nói thì chỉ Bố thí một mình thôi thì chẳng thành quả tướng. Vì sao? Là do vì không có Trí Huệ, tùy theo tướng mà sanh ra tình, của Bố thí tuy nhiều, chỉ thành ra Hữu Lậu, dù đắc ba mươi hai tướng cũng chỉ là Sắc tướng của Huyễn Luân Vương, tuy cũng giốn nhau nhưng chẳng gọi là Phật. Nếu có khả năng trì thuyết kinh này thì trí Huệ khởi tròn, y theo Huệ mà hành Thí, chẳng trú Hữu và Không, dùng Nhân Vô lậu, gặt quả Vô Lậu, Ba mươi hai tướng như vậy mới có thể gọi là Phật vậy.

“Ý nói…”: Là kết, giải thích nghĩa trên, chẳng ra ngoài thuyết trên.

So sánh: Kinh ý: Như văn có thể biết được. Chỉ chữ “Thậm Đa” là tỏ rằng phước vượt hẳn mệnh thí.

“Xả thân…”: Ý e người nghe Bảo Thí chẳng bằng thọ trì, bèn cho rằng dùng tiền bạc ngoài thân để bố thí, cho nên kém hơn phước của kinh, nếu đem thân mạng Bố thí ắt hơn thọ trì, để phá cái kiến đó, cho nên có đoạn văn này. Sa số còn kém, huống là một thân sao?

Khóc than: Kinh ý: nghĩa là ngài không sanh nghe sở thuyết trên, hỷ cực thành bi, lệ rơi liền liền, tự bày khúc lòng, thân là La Hán, đã là lâu ngày, Huệ Nhãn tuy khai, chưa nghe giáo này.

“Xả thân….” Nguyên do buồn khóc, là có ba ý: 1. Thương cho người kia xả mạng uổng công, cho nên ý nói rằng: Xả mạng hà sa kém hơn trì thuyết, chẳng đạt thâm chỉ, uổng phí vô công; 2. Buồn cho nhiều kiếp chẳng gặp. Cho nên ý nói: tại phàm chẳng nghe, nên gánh phận này, từ khi đạt Thánh quả cũng chưa được nghe pháp thân diêu này; 3. Mừng hôm nay được nghe, vui quá thành buồn. Ngài Thiện Cát mới nghe thêm pháp, vốn Chơn từng nghe. Rơi lệ để tỏ cực kỳ vui mừng nay otrong sớ này chỉ nói về ý thứ nhất.

“Luận nói…”: là dẫn chứng.

“Huệ nhãn…”: Nghĩa là ngài không sanh đến thân gởi vị Tiểu thừa, từ khi chứng Nhơn không đến nay chưa nghe lý của pháp không, vì pháp không là cảnh sở chứng của Đại thừa, cho nên vậy. Vì đây là nguyên do của kinh thắng, có hai lớp ý: 1. Giáo nếu thô thiển, nghe sẽ tầm thướng. Đã cảm buồn khóc, mới biết thâm diệu; 2. Người thường khóc lóc, chưa đáng làm lạ. Thiện Cát buồn đau, mới biết tối thắng, nguyên do tối thắng, chẳng rõ lắm ư!

Chánh tỏ: Kinh ý nói: Nếu người được nghe kinh này, có thể sanh ra tín tâm. Tín này nếu sanh, chẳng tin chư pháp, cho nên nói là “Thanh tịnh”. Chư pháp đã mất. Thật tướng sanh vậy. Công đức ba thân, từ đó đầy đủ, chẳng thắng lắm sao! “Đệ nhất…”: như nói ở phần trên, văn kinh lược bớt, cho nên chỉ nêu hai (Đệ nhất, hy hữu). “Trong này” tức là Bát-nhã giáo. “Dự” (ngoài ra, còn lại) tức là trước khi chưa thuyết Bátnhã. Thuộc Nhị Thừa, Trời, người. Cái gọi là “Thật tướng” tức là tướng của Vô tướng. Nghĩa là tướng của vô ngã vô pháp. Nói tóm lại, lìa tất cả tướng, gọi là Thật tướng. Từ “cho nên…”: Văn nói: Ly tất cả tướng, tức danh chư Phật. Nói “Giáo khác không có”; nghĩa là trong giáo của người và trời có đủ cả hai chấp, trong giáo của Tiểu thừa thì còn tồn tướng của pháp, chẳng thể lấy tướng của hai chấp mà cho là thật tướng, cho nên nói “những giáo khác chẳng phải là Chơn thật”. Chữ “Phi” giống với chữ “Vô”. Nói “Đây có nghĩa là đốn trừ hai chấp, song hiển cả hai không, bệnh không cũng không. Nhị Biên đều lìa, Trung Đạo này tỏ, gọi là Thật tướng. Cho nên nói là “trong đây có”.

Hỏi: Thật tướng là Lý, còn giáo thì chỉ là Năng thuyên (tỏ rõ) thì vì sao tín tâm lại có thể sanh ra thật tướng được?

Đáp: Nghĩa là người tin kinh này, ắt không có hai chấp, chỗ không có hai chấp, tức là Thật tướng, chứ chẳng phải nói là có một thật tướng kiêng sanh ra.

Phật tính: Kinh: ý nói: “Thị Thật Tướng” Thể đương Thắng Nghĩa, duy chỉ vô tướng, danh là y theo Thế Đế, cho nên nói là Thật tướng.

“Vì để ly…”: E nghe cái tên của Thật tướng, bèn sanh ra cái tưởng thật tướng, tưởng tức là phân biệt. do vì thật tướng Chơn Diệu, ngôn niệm chẳng thể đạt đến được. Tuy mượn ngôn niệm, duy chỉ chứng cái tương ưng (với áo). Nếu khởi tình thường thì chỉ duy là hình bóng, e nhận cho đó là thật, cho nên nói rằng “Tức phi”.

Tín giải: Kinh ý nói: Tôi là A La Hán, chính mình vâng theo lời Phật, Tín giải thọ trì, chẳng cho đó là việc khó. Nếu vào đời tương lai, trong thời đại đục xấu, cách xa thời Thánh, chẳng nghe Phật nói, xem những lời giáo lý này mà tin hiểu pháp không, lãnh thọ nhậm trì, y theo giải hiểu mà khởi hành, những loại người như vậy, chẳng cũng khó sao?

“Vị lai…”: Nghĩa là, vào thời đại ngài Vô Trước ra đời là đúng vào Thời chánh pháp, cho nên dẫn những người đặc biệt khá ở thời vị lai để răn bảo những người kém cõi ở thời đó. Mới biết Tiểu nhân hay quân tử, thời đại nào cũng có, đây là chỉ cho những người trì giới tu phước trong thời đại năm trăm năm sau, đã nói trong nghi tình thứ hai.

Ba không: Kinh trưng ý hỏi rằng: Dù có người tin hiểu thọ trì thì vì nghĩa gì mà được là “Hy Hữu”? Giải thích ý nói: Bởi vì không có những tướng của Ngã, Nhơn… đó tức là Ngã không. Trưng hỏi ý nói: Nguyên do bảo người ta không có những tướng ngã… là sao? Giải thích ý rằng: Bởi vì những tướng ngã… tức là phi tướng. Thể của tướng ngã là pháp tâm, tâm sở, đã không có thể đó thì tức là pháp không. Lại nữa, trưng ý nói: Vì nghĩa gì mà bảo là không có tướng của Ngã và pháp. Phần sau giải thích ý nói: ly tất cả tướng, danh gọi là Phật. Cho nên các tướng tuy nhiều nhưng chẳng ra ngoài Ngã và pháp. Nay ở đây tóm thu hết, cho nên nói là “Tất cả”. Những tướng này đều ly thì gọi đó là Câu không( đều cùng là không), cái lý của câu không, tức gọi danh là Phật. Phật từ đó mà thành, cho nên nói là “Thắng”. Nhơn thủ và pháp thủ, nghĩa của chúng có thể biết vậy!

“Hiển thị…”: Vì Ngã và pháp cả hai đều không, Bồ-tát có được một phần. Ly tất cả tướng mới là Như Lai. Nay hiển thị nghĩa này là khiến cho chư Bồ-tát phương tiện tùy thuận theo mà học và tu tập nó, mau chóng thành Phật, cho nên nói “chư Phật Thế Tôn… như thị học”.

Ấn định: Kinh ý như văn, có thể biết được. Mà từ trước đến nay, ngay bây giờ Tu Bồ-đề nghe thuyết kinh này cho đến phần Ly tất cả tướng tức danh Bồ-đề, đều là lời nói của không sanh, trong đó quanh co có sáu lớp, đó là: Nghe pháp buồn khóc, tín thì sanh thật tướng, so về khó và dể, vô ngã vô nhơn, pháp chấp kiêm vong, tận thành Phật. Những lời nói như vậy đều thành đế lý, cho nên Phật Thế Tôn ấn rằng: “Như thị”! Nói lặp lại hai lần “Như thị” là biểu tỏ Thế Tôn ấn rằng: “Như thị”! Nói lặp lại hai lần “Như thị” là biểu tỏ lời nói rất đúng lý.

Bất động: Kinh ý nói: Kinh này thâm diệu, khó hiểu khó biết, hoặc có người nghe, thường sinh sợ hải. Nếu chẳng sinh ra sợ hải há chẳng hiếm có lắm ư! Người ấy thật là khó có, do vậy mà kinh là Thắng! Nghĩa của kinh thắng đã biết rõ ràng vậy.

Kinh, Bố Úy: Ba hành tướng này khác nhau: Kinh là ngạc nhiên mà quái lạ. Bố: là hoang mang không biết nên tiến hay thối. Úy: là một mực sợ hải. Như một người muốn đi đến kinh Đô, đang đi trên đường cái, vì trước kia chưa từng đến kinh thành nên bỗng nhiên mà kinh, trong lòng tự nghĩ có phải là đi đường này không? Hoặc tiến hoặc lùi, nghi đúng ngi sai, lòng không có quyết định, cho rằng đi đường này vốn chẳng đúng đường, hoặc muốn quay lại, hoặc sợ hải phát cuồng rớt xuống vực sâu mà toi mạng. Trong pháp cũng vậy, ở trong giáo lý Tiểu thừa, trời, người, Phật nói không, nói Hữu. Người chẳng đạt ý, theo lời mà chấp. Cho đến khi thuyết kinh này thì hiển tỏ cái lý của trung đạo phi không phi hữu, những người trước kia đã chấp, thảy đều kinh sợ, lại cho đó là sai, chẳng thể tiến thối, hoặc rơi vào phàm phu, hoặc rơi vào Tiểu thừa, Bồ-đề Chơn không, từ đó mất luôn. Nay ý kinh nói rằng: Nếu người nào nghe pháp khó tin, bất hữu bất không này mà chẳng sinh lòng kinh sợ thì người ấy chẳng xả bỏ Bồ-đề, tiến hướng vào đại Đạo, chỉ thú thâm diệu, hiếm có người ấy, nếu có người đó thì thật là hy hữu hiếm có!

Đại Nhân: Kinh trưng hỏi ý rằng: Vì nghĩa gì nghe mà chẳng kinh sợ, đắc là hy hữu? Giải thích ý rằng: Vì pháp môn này là đệ nhất Ba-lamật trong các Ba-la-mật. Mà pháp môn này, nếu dựa theo thắng nghĩa thì chẳng thể nói ra thành lời, cho nên nói là “Phi đệ nhất Ba-la-mật”. Nay những điều nói ra đây là dựa theo Thế Đế mà nói, đó là nghĩa của Thắng chẳng cũng vậy sao! Cho nên nói là “ Thị danh đệ nhất Ba-lamật”.

“2. Đều lần theo…”: Là trước kia đã hai lớp so sánh, đều nói là kinh thắng, nguyên do kinh thắngm, thì đã kê ra chín môn, trong mỗi một môn đều có một nghĩa, chưa biết nghĩa nào là nghĩa căn bản của thắng (vượt hơn), nay ở trong những nguyên do của sự vượ hơn mà trưng hỏi nguyên do của sự vượt hơn (thắng).

“Đại nhân”: là Ba-la-mật thứ sáu Bát-nhã. Vì Phật có ba thân, pháp thân là lớn nhất, mà Bát-nhã thì dắc được pháp thân, nên gọi Bátnhã là Đại Nhân (Nhân lớn), nó vượt trôi nhất trong sáu độ, cho nên khen là “đệ nhất”.

“Hơn hẳn những giáo lý khác,…”: Nghĩa là trong giáo pháp người, thời, Nhị thừa chẳng thuyên giảng pháp này. Nay mới thuyên giảng Bát-nhã. Bởi vì sở thuyên của những giáo kia là kém cõi, cho nên Năng thuyen của những giáo kia cũng kém cõi. Còn Sở thuyết của giáo Bátnhã này là thắng, là vượt trội, nên Năng thuyên cũng thấy, cũng vượt trội.

“Thanh tịnh…”: Nghĩa là pháp thuộc tùy theo tướng thì lời nói ra ắt có sai khác, Lý thuộc ly tướng thì lời thuyết ra ắt không có sai khác. Vì nó bình đẳng nhất mực, bình đẳng nhất vị, tức là Thắng Nghĩa Đế, do những nghĩa này, cho nên đó là thanh tịnh vậy.

“Do vậy, Bố thí…”: là giải thích chung về ý trưng hỏi. “Đàm” tức là Bố thí. Chung cả Nội tài và ngoại tài, cho nên nói là “Đẳng”.

“Vô như thị công đức”: Nghĩa là ở tại Nhân thì không có công năng phá Hoặc. Ở tại Quả thì không có cái Đức của pháp thân.

“Phước này”: Là thọ trì đọc tụng, mà những phần trên kia phần nào, đều nói về sự vượt trội của kinh, mà căn bản của sự vượt trội thì chẳng ngoài phần này, nó có khả năng năng lực thành pháp thân thanh tịnh, do vậy mà gọi là “Thắng”. Nội tài và ngoại tài Bố thì đâu thể so với nó được.

NGHI TÌNH THỨ TÁM:

Sớ: Đầu tiên là nêu chương mục.

Từ “Hướng thuyết…”: Là chỉ ra chỗ khởi nghi. Nghi tình nàng đến là do từ trong phần so sánh với Nội tài Bố thí ở trên. Nghĩa là dùng hà sa thân mạng để Bố thí thì hơn dùng tiền của bên ngoài để bố thí, nhưng vẫn còn cảm thọ cái thân xác khổ đau, cho nên gọi đó là “Liệt” (kém).

“Nếu vậy…”: Là ấn định cách nói ở phần trước.

“Theo pháp môn này…”: Là kết thành nghi: nghĩa là y theo kinh này, thọ trì, giải thuyết chẳng chán nản vì nhọc mệt lao khổ, tức là Bồtát Hạnh. Hạnh của Bồ-tát, chẳng việc gì chẳng làm, khoét thân thắp đèn, cắt đùi cứu chim bồ câu, một câu liền nhảy vào lửa, nữa bài kệ mà mất thân. Cúng Phật thiêu thân, quyên thân xác cho cọp ăn, những hạnh như vậy đều gọi là Nhân khổ, hạnh đều giống nhau, quả chứng đâu khác. Nhân và quả đã giống nhau, sao lại có hơn kém?

“Sao…”: Ý nói trên kia xả bỏ thân mạng thì thành là quả khổ, nay thọ trì kinh cũng là khổ hạnh, sao lại chẳng thành quả khổ?

Thể của Nhẫn: Kinh ý nói:

“Nhẫn nhục Ba-la-mật”: Trong thắng Nghĩa Đế thì không có tướng này, cho nên nói là “Phi Nhẫn nhục Ba-la-mật”. Ý đoạn nghi là: Nếu như ông nói: Thọ trì kinh này và Bồ-tát hành khổ hạnh thì sẽ giống như xả thân ở phần trên, đều sẽ thành quả khổ. Ở đây nghĩa chẳng phải vậy! Trước kia xả thân chẳng đạt vô tướng, tức thành khổ quả, trì thuyết pháp này và Bồ-tát khổ hạnh đạt vô ngã, vô nhơn, biết Nhẫn là vô nhẫn, biết bỉ Ngạn là phi ngạn, trực tạo bổn nguồn, há lại thành khổ quả sao? Cho nên nói “Nhẫn nhục, phi nhẫn nhục…”

“Nhẫn đáo bỉ ngạn…”: mà đây là lấy Siêu Nhẫn làm Thể. Cần biết năm lớp từ gốc đến ngọn, rồi sau đó xem quyển sớ phần này thì sẽ biết rõ cái lý của nó, năm lớp là:

  1. Là tâm bổn nguồn này chẳng động chẳng tỉnh.
  2. Bất nhẫn: nghĩa là lấy oán báo oán.
  3. Nhẫn tuy chẳng báo oán nhưng lại chưa thể vong hoài, chưa thể quên phức, tức là chưa đạt đến Bỉ Ngạn Nhẫn.
  4. Vọng tình tuyệt lự, tịch nhiên bất động, tức là đạt đến Bỉ Ngạn Nhẫn.
  5. Chẳng phải động phải tỉnh, tức là siêu Bỉ Ngạn Nhẫn. Vì để trị tâm động, nên mới cư ở cảnh tỉnh. Động đã chẳng thật, tỉnh há lại Chơn! Nếu theo năm môn (lớp) trên mới là rốt ráo. Cùng với lớp thứ nhất trên thì không có hai nguồn, Thể và Tướng thường vậy, rốt chẳng thay đổi. Nay ở đây nói “Nhẫn nhục Ba-la-mật”, tức là môn (lớp) thứ tư trên, “Phi Nhẫn nhục Ba-la-mật”, tức là môn thứ năm.

“Ly khổ tướng”: Là đã siêu vượt môn thứ ba Ba Ngạn phi Ngạn, kiêm siêu vượt cả môn thứ tư. Tỉnh cảnh mà còn vượt qua, huống nữa là động tâm! Hai mút từ đầu đến cuối chinh là Thể của Nhẫn.

Chánh tỏ: Kinh trưng ý hỏi rằng: Vì những nghĩa gì mà có thể hành được nhẫn này? Giải thích ý rằng: Vì không có những tướng, Ngã, Nhơn…” Ca Lợi vương…”: Là nói theo kinh Niết-bàn: ta nhớ xưa kia, sinh ra tại nhà Bà la Môn ở Thành phú Đơn Na. Nam Thiên Trúc, bấy giờ có vua tên là Ca La Phú, tính tình hung bạo, kiêu mạn tự tại, ta vào thời đó, là vì chúng sanh, ở ngoài thành kia, tịch nhiên Thiền tư, bấy giờ vua kia, xuân cỏ hoa bày cùng với quyến thuộc, cung nhân mỹ nữ, ra thành chơi ngắm, ở dưới rừng cây, năm dục tự vui, cái vị nữ đó, bỏ vua đi chơi, bèn đến chỗ ta, ta vào thời ấy. Vì muốn đoạn trừ lòng tham vui thú của những người nữ kia mà thuyết pháp cho họ, khi ấy vua thấy ta, bèn sinh ác tâm, mà hỏi ta rằng: Ngươi nay đã đắc quả A La Hán chưa? Ta nói: chưa đắc! Lại hỏi: Đã được quả Bất Hoàn chưa? Ta nói: chưa đắc! Lại nói: ngươi tuổi còn trẻ, chưa đắc hai quả như vậy, tức là có đủ tham dục phiền não, sao lại mặc tình ngắm nhìn nữ nhân của ta. Ta bèn đáp rằng: Đại vương nên biết, ta nay tuy chưa đoạn trừ tham dục kết nhưng trong nội tâm ta thật không có tham trước. Vương nói: đồ người si ngu! Ở thế gian có Tiên Nhân hít không khí, ăn trái cây, thấy sắc còn tham, huống nữa là ngươi, thanh niên chưa đoạn trừ tham dục, làm sao thấy sắc mà chẳng trước dính, ta nói: Đại Vương! Thấy sắc chẳng tham, thật ra chẳng do từ nhờ hít khí ăn quả, đều do nhờ buộc niệm ở vô thường, bất tịnh. Vua nói: như có khinh người ta mà sinh ra phỉ báng, thì làm sao có thể gọi là tu trì tịnh giới, ta nói: Đại Vương! Nếu có tâm đố kỵ ghen tỵ thì tức là phỉ báng, tôi không có tâm đố kỵ ganh tỵ thì sao thể gọi là phỉ báng. Vương nói: Đại si! Sao gọi là Giới? Ta nói: Nhẫn, gọi đó là giới. Vương nói: Nếu nhẫn là giới, ta sẽ cắt tai ngươi, nếu ngươi nhẫn được, biết ngươi trì giới. Bèn cắt tai ta, khi ta bị cắt, sắc mặt chẳng đổi, bấy giờ, quần thần của vua, thấy sự này rồi, bèn can vua rằng: Đại sĩ như vậy, chẳng nên gia hại! Vua nói với quần thần: Các ông làm sao 1 biết đó là Đại sĩ. Chư thần nói: thấy khi chịu khổ, sắc mặt chẳng đổi. Vua lại nói rằng: ta sẽ thử thêm một lần nữa thì biết có đổi hay không đổi! Bèn xẻo lổ mũi, chặt đứt tay chân. Bấy giờ Bồ-tát trong vô lượng vô biên kiếp sống, đã tu tập Từ bi thương xót nổi khổ chúng sanh, khi ấy Tứ Thiên Vương lòng ôm tức giận, làm mưa đá sỏi, vương thấy việc ấy, tâm đại sợ hải, lại đến chỗ ta, quỳ xuống mà nói: chỉ mong thương xót, nghe tôi sám hối! Ta nói: Đại Vương! Tâm ta không sâu, cũng như không tham. Vua nói: Đại Đức! Làm sao biết được? Ta bèn lập thề: Ta nếu Chơn thật không có sân hận thì khiến cho thân này của ta, bình phục như xưa! Phát nguyện ấy rồi, thân liền bình phục.

Sớ nói “Hỏi đắc tứ quả” là theo tướng chung mà nói.

“Luận nói:…”: Nghĩa như giải thích ở sau.

Phần hiển:

Kinh trưng ý hỏi rằng: Vì nghĩa gì mà biết được không có những tướng Ngã, nhơn…? Giải thích ý rằng: Nếu có tướng ngã thì phải sinh ra sân hận! Đã chẳng sân hận tức không có tướng Ngã, như xưa kia lập lời thề; Nếu thật không sân, thân liền bình phục. Vì vô sân nên biết là Vô Ngã. Vì vô ngã nên mới thành Chơn thật Nhẫn Ba-la-mật, tứ chi lìa khỏi.

Tương tục Nhẫn:

Kinh ý nói: e người ta sẽ cho rằng chỉ là một lần chịu được Nhẫn này, cho nên nói rằng quá khứ đã năm trăm kiếp sống! Hoặc e người ta nói rằng vô ngã chỉ có Nhẫn chịu tạm thời, nếu nhiều lần thì ắt chẳng thể như vậy. Cho nên nói trãi nhiều kiếp sống thảy đều như vậy. Hoặc e người nói có nguyên nhân gì đó mới nhẫn. Vì vô ngã nên có thể Nhẫn. Cho nên nói nhiều kiếp để tỏ là Nhẫn đã thành thục! Ngầm có ba ý cho nên nói lời ấy!

“Nhờ tích lũy khổ”: Bốn nghi nhiều khổ chồng chất thì khó mà nhẫn nổi, nhưng lại do nhờ nhiêu khổ chồng chất mà có thể nhẫn được. Đây là hai ý sau trong ba ý trên.

“Mà Lạc”: Có bốn ý, cho nên là Lạc: 1. Vì nhẫn thành thục nên Lạc, như người dùng sức lâu ngày thì đắc được chí hướng; 2. Vì chánh Định cho nên lạc. Vì thường ở Đại định, tịch diệt bất động; 3. Vì thương người, cho nên lạc, như con nhỏ nhờ vào cha, cha vui vẻ; . Vì tự lợi mình, cho nên lạc, đem huyển hình này, đổi thành kiên cố. Có đủ bốn ý này, cho nên nói là “Lạc”. Văn của quyển sớ chỉ có ba ý trước.

“Cho nên kệ nói…”: Là dẫn chứng.

“Như thị khổ hạnh quả”: là đối phá nghi tình, nghĩa là nhân khổ thì quả lại khổ, nhân lạc thì quả lại lạc, cho nên khác nhau, như nếu vàng làm thành đồ vật, đồ vật vẫn là vàng, trộm đất làm ngói, ngói vẫn là đất.

Trên kia trưng ý hỏi rằng: Sao pháp này lại chẳng thành quả khổ?

Nay đây kết rằng: Vì khổ hạnh như vậy nên chẳng thành quả khổ.

2. Khuyên ly tướng: Sớ có hai phần: 1. Dẫn luận tỏ ý.

Từ “Luận nói:…”: là nêu ra nguyên do khuyên, nghĩa là chẳng thể an nhẫn, muốn xả Bồ-đề tâm, do vì thấy khổ.

“Thấy khổ là khổ”: là do vì chẳng lìa khỏi Ngã tướng, nếu ly ngã tướng, ắt chẳng thấy khổ, tự nhiên thành nhẫn, chẳng xả Bồ-đề. Nay khuyên bảo ly tướng.

“Bồ-đề tâm”: nghĩa là thượng thì cầu, hạ thì hóa. cả hai lợi chẳng ngừng nghĩ. Nếu đã thấy khổ là khổ thì chẳng thể quên thân xả mạng, ra sanh vào tử. Do vậy mà sẽ xả bỏ Đại Bồ-đề tâm. Cũng như Xá-lợiphất vốn xưa kia phát đại tâm, hành Bồ-tát hành, khi đạt đến Lục Trú Vị, bị người ta xin con mắt, bèn sinh tức giận, chẳng thành Hạnh Nhẫn, bỏ Đại thừa quay về Tiểu thừa, đó là do vì Ngã tướng.

“Ba loại khổ”: hai loại khổ trước, tức là đoạn văn sau, loại khổ sau tức là trong mối nghi thứ mười, tâm trú ở pháp mà hành Bố thí, ý nói trú tướng mà hành Bố thí thì sẽ rơi vào trong Hữu Lậu, thọ dụng dục lạc, mệt mỏi ma sanh ra khổ. Cũng có thể là Hữu Lậu thì có hạn. Ví có giới hạn, nên thiếu thọ dụng, vì thiếu thọ dụng, nên sinh ra khổ. Mà nay ở đây là y theo sự chia kinh của ngài Thiên Thân, nên chẳng thụ lấy vào đoạn này. Hai văn trước, lý tương tựa nhau, cho nên toàn dùng lấy.

Nêu chung:

Kinh ý nói: Vì không có ngã tướng mà đắc thành Nhẫn Hạnh, cho nên chưa Bồ-tát kia, cần phải ly tướng mà phát Bồ-đề tâm.

“Nếu ly tướng…”: Trú tướng đã là xả Bồ-đề tâm, bất trú tức là thành Đại Nhẫn, tâm Bồ-đề, tự nhiên lâu bền, làm gì có chuyện xả bỏ.

“Ngài Vô Trướng…” có thể biết!

Lưu chuyển khổ:

Kinh ý nói: Chẳng nên trú sáu cảnh, sắc… sinh ra vọng tâm, nên sinh tâm Bồ-đề Vô trú. Nếu tâm có trú cảnh giới sắc,… tức là chẳng phải trú Bồ-đề. Vì những nghĩa này, Phật trong phần chánh đáp hỏi, nói rằng Bồ-tát tâm chẳng nên trú sắc,… mà Bố thí. Hạnh của Bồ-tát, chỗ nào cũng như nhau, cho nên dẫn đoạn văn trước để chứng cho đoạn văn 16 sau.

“Lưu là…”: là giai thích văn trên chia mục. Đây tức là trong Tứ Đế, hai đế trước là Nhân quả thế gian. Đại Vân giải thích rằng: tập đế là chiêu mời quả khổ, cho nên nói đó là “Lưu”, sinh tử chẳng ngừng, cho nên gọi đó là “chuyển”. Ở đây thì theo nghĩa nói theo xoay vần.

“Trước sắc…”: Trước dính sắc… thì sẽ mệt mỏi, Bồ-đề tâm chẳng sinh, chẳng trước dính sắc,… thì sẽ chẳng mệt mỏi, Bồ-đề tâm sinh vậy.

“Dẫn lời trên…”: là trong phần văn nói về tu hành ở trên, đã như phần trên nói.

Tương vi khổ:

Kinh ý nói: Bồ-tát hành hạnh, vốn vì lợi ích chúng sanh, cho nên ly tướng mà hành Bố thí. Nếu có thể ly tướng thì khi chúng sanh trái nhau sẽ chẳng sanh ra mệt mỏi. Hống nữa ngã và pháp, cả hai tướng, Như Lai thuyết là phi tướng. Vì đều là bổn vô (vốn không) cho nên cần phải ly vậy. Nếu chúng là bổn Hữu (vốn có), thì cần gì ly chúng, ý chỉ khuyên ly, mới chính là đây vậy!

Trong văn của quyển sớ, dẫn ngài Vô Trướng để tỏ rõ ý.

“Đã vì…”: Bởi chẳng hợp vì mà vì để. Như người ta mời khách, vốn vì để cung ứng, cung cấp, mà thấy khách có nhu cầu, lại sanh ra lăng nhục khách, thì có hợp lý hay không?

“ Do vì chẳng thể…”: Là nguyên do nổi cơn sân.

“Hiển thị…”: là nêu ra ý kinh, chỉ cần không có hai tâm đó thì sẽ tương ưng nhau.

“Luận nói…”: là phần hai, theo văn giải thích của ngài Thiên Thân. “Chúng sanh tướng” bản kinh đời Ngụy nói: tất cả chúng sanh tướng. “Trong ấm…”. Nay ở trong ấm chẳng thấy có Ngã, cho nên nói là phi tướng.

“Pháp ngũ ấm”: Vì những chúng sanh kia đều dùng sở thành của ngũ ấm.

“Ấm không…”: Vì không có Ngũ Ấm năng thành, cho nên nói là pháp vô ngã. Mà hai tướng Nhơn và pháp này vốn tự nó không, vô chúng sanh chẳng biết, vọng chấp là có. Nay những điều nói ra, ý là muốn cho biết để mà lìa chúng. Lại nữa, văn của kinh khi nói về Ngã và pháp này, văn và ý ngược nhau. Văn thì trước pháp sau nhơn. Ý thì trước Nhơn sau pháp, trong bản kinh đời Ngụy, câu văn rõ ràng, cho nên trong quyển sớ này thuận theo ý mà giải thích.

NGHI TÌNH THỨ CHÍN:

Quyển sớ đều thêm là nêu chương mục.

“Ở chứng…”: Là nói về ý nghi và chỉ ra chỗ khởi nghi. Nghi tình này đến từ nghi tình thứ ba và thứ bảy. So sánh kia dùng nội tài và ngoại tài để bố thí chẳng bằng trì kinh, vì đây thì đắc Bồ-đề, cho nên khởi nghi rằng: Nếu vậy thì ngôn thuyết là Nhân, Nhân tức là lời nói, nhờ lời nói này mà chứng quả, lý ắt chẳng thành! Vì sao? Vì quả là vô vi, vô vi thì có Thể, Nhân và Hữu vi, Hữu vi thì không có thể. Lời nói thuộc không có Thể thì chẳng đạt đến trong quả, thì sao lại nói kinh này mà là làm Nhân?

Đoạn nghi:

Kinh ý nói: Lời nói của Như Lai, Chơn thật không khác, đều như sự của nó, chẳng lừa dối chúng sanh, trì, thuyết kinh này ắt sẽ thú hướng đến Bồ-đề. Các ông sao lại chẳng tin. Lại nữa, vì lời nói của Như Lai là ngay bằng với sự Chơn thật, cho nên gọi là Như Lai. “Là Chơn ngữ giả”, “Là thật ngữ giả” chữ “giả” đều thuộc Như Lai.

Văn sớ, đầu tiên là lược nêu ý kinh:

“Phật sở…”: Là nói chung về ý định nghi.

“Đều như kỳ sự”: Tức là những sự do bốn ngữ ở phần sau sẽ nói.

“Nay nói…”: là dùng cái kia để so với cái này. Ý nói: Kia đã chẳng sai lầm thì đây há lại chẳng đúng!

“Chơn ngữ…”: là phần hai, giải thích rộng về năm ngữ: Phật thân tức là Chơn thân, vì pháp thân hợp với báo thân, lý và trí không hai mà nói. Nếu chia ra mà nói thì Phật thân là báo thân, Đại Bồ-đề pháp là pháp thân.

“Là Chơn Trí”: Bởi vì Bồ-đề là giác, giác tức là trí. Luận nói: y theo pháp Thân này, gọi danh là Bổn giác. Pháp thân và Báo thân hợp lại mà nói thì đồng danh là Chơn thân. Như Lai nói pháp Chơn Trí này, gọi danh là “Như Lai và Chơn ngữ giả”. Đây là lấy sở thuyết gọi danh là Năng thuyết, những ngữ khác đều lệ theo như vậy. Nghĩa của chữ “Thật Đế” đã nói như trên.

“Như Ngữ…”: Tiểu Thừa tuy có cáo Lý của sanh không, nhưng chẳng phải thật Chơn Như. Vì đây chỉ là Chơn lệnh, chưa triệt nguồn, cho nên trong Đại thừa, hiểu đủ cả ba không, bệnh không cũng là không, đó là cứu cánh Chơn Như pháp.

“Bất Dị Ngữ”: thọ ký cho đệ tử ba thừa, những sự việc kiếp số lâu dài, danh hiệu Thọ Lượng quốc độ,… mỗi một sự chẳng khác nhau.

“Phật…”: nghĩa là vốn chỉ có bốn ngữ, vào đời Tần Cưu Ma La Thập dịch, thêm vào một ngữ này, vì muốn dùng nó để tóm thu cả bốn ngữ, làm rõ ý Phật dùng nó để đoạn trừ nghi. Có thể nêu ra từng ngữ một mà hỏi để tỏ rõ nghĩa của bất cuống”. Hơn nữa, như khi Phật thuyết Đại Bồ-đề pháp là Chơn trí thì đó là Chơn hay chẳng Chơn? Thì sẽ trả lời rằng: là Chơn, Như Lai là bậc Chơn ngữ! Thế là nghĩa của bất cuống sẽ rõ vậy, những điều khác đều theo lệ đó vậy, thuyết về bốn sự này đã chẳng lừa dối người, nay nói thọ trì kinh này sẽ đắc quả Bồ-đề, há lại thành lừa dối hay sao? Vì sao chẳng tin? Tuy ngôn thuyết này là nhân Hữu vi vô thể, nhưng có thể chứng quả vô vi ly ngôn có Thể, cho nên kệ nói: “Quả tuy bất trú Đạo, nhưng thủ năng làm nhân”. Vì chư Phật ngữ, trí kia có bốn loại, cũng như Tịnh Danh nói: văn tự ly tính, tức là giải thoát, không ly văn tự, mà thuyết giải thoát.

Ly chấp:

Kinh ý: phần trước tuy dùng lời nói để trừ nghi, nhưng lại e theo lời mê sinh chấp. Nghe nói y theo lời nói mà đắc Bồ-đề, bèn cho rằng trong ngôn thuyết lời nói có Bồ-đề, đến khi nghe nói trong ngôn thuyết không có Bồ-đề, bèn cho rằng rốt ráo không có Bồ-đề. Chẳng đạt ngôn thuyết là không mà pháp là thật, cho nên tạo ra mối nghi này. Nay để trừ bỏ nó mà nói rằng: “Như Lai sở đắc…”

“Như ngôn…”: ngôn thuyết là do duyên sinh, vốn không có tự tính. Bồ-đề trong ngôn (lời nói) cũng đồng với ngôn thuyết. Vì sao?

Vì có danh mà không có thật, như nói lửa thì chỉ có danh từ lửa. Danh và ngôn, cả hai pháp đều không có Thể Tính, cho nên nói là “Như ngôn…”

“Chẳng như…”: chẳng tựa như ngôn thuyết. Nghĩa là ngôn thuyết rốt ráo vô thể, pháp Bồ-đề thì bất vô ( không phải không có) nhưng do vì nó chẳng ở tại trong lời nói, nên pháp ly ngôn thì bất vô. Cũng như lửa không có trong lời nói nhưng lửa ly ngôn thì bất vô. Do trong lời nói tuy không có lửa nhưng cũng có thể nhân ở lời nói mà được lửa. Trong lời nói tuy không có Bồ-đề, nhưng cũng có thể nhân ở lời nói mà đắc Bồ-đề, bởi vì y theo lời nói mà tiến tu thì ắt sẽ chứng Bồ-đề. Nếu vậy thì chẳng nên trong lời mà chấp Hữu, ly ngôn mà chấp vô, đạt Hữu và vô này mới gọi là Ly chấp. Cho nên kệ nói: “Thuận kia thật trí thuyết, bất thật cũng bất hư, như nghe thnah thủ chứng, đối trị như thị thuyết”.

NGHI TÌNH THỨ MƯỜI:

Sớ đầu tiên là nêu chương.

“Nếu Thánh Nhơn…”: là chỉ chỗ khởi nghi. Mối nghi này đến từ trong nghi tình thứ ba. Theo kia thì chỉ nói vô vi, chẳng nói Chơn như. Nay thứ được nói là để phân biệt với những vô vi khác. Sở dĩ phân biệt là vì muốn hiểu mối nghi cần phải thành nghĩa khắp. Vì những pháp vô vi khác có nghĩa chẳng khắp.

“Chơn như kia…”: là thành lập cái lý, như Hoa Nghiêm nói: pháp tính tại khắp tất cả xứ, tất cả chúng sanh và Quốc Thổ ba thế (ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lai), thảy đều tại, không có sót. Vừa không có hình tướng nhưng có thể đắc, đây tức là xứ và trần, trần thời, gồm cả niệm niệm.

“Vì sao…”: là kết, thành nghi. Đã khắp cả thời gian, không gian thì hợp lại đều đắc, vì sao lại có người đắc, có người chẳng đắc?

Đoạn nghi:

Kinh ý nói: Nếu trú pháp hành thí thì chẳng đắc Chơn như, như người trong tối, chẳng thấy gì cả. Nếu vô trú hành thí thì đắc Chơn như, như mặt trời trên bầu trời, chỗ nào cũng rõ. Chơn Như tuy khắp, đắc thất tại người, nghĩa lý rõ ràng, còn mê gì nữa.

“Vô trí…”: Nghĩa là không có cái trí Bát-nhã quán chiếu, do vì không có trí hèn chấp trước sáu trần, sắc… và tất cả pháp không, hữu. Vì trú là nghĩa của chấp trước, cho nên nói là “trú pháp”.

“Tâm bất tịnh”: do vì chấp trước, cho nên bị nhiễm bởi trần, chánh trí chẳng sinhm chẳng chứng Chơn lý, cho nên nói là “bất đắc”. Đắc tức là chứng.

“Hữu trí…”: ngược với trên, có thể hiểu.

“Đối trị…”: vì trong kinh có đủ cả Pháp và Dụ. Trong sớ thì phối hợp giải thích, lược bớt nên khó hiểu, nay cần phải nói trước mới hiểu văn của Sớ, nghĩa là trong Dụ có năm thứ: 1. Không; 2. Sắc; 3. Ám (tối); . Nhật (mặt trời); . Mắt. Trong pháp có bốn: 1. Chơn Như; 2. Tính Đức; 3. Phiền não; . Trí. Pháp thì bốn, dụ thì năm, con số chẳng ngang nhau. Lấy không dụ cho Chơn Như, sắc dụ cho Tính Đức, bóng tối dụ cho phiền não, mặt trời và mắt cả hai sự dụ cho một trí. Sở dĩ vậy là vì mặt trời và mắt, hai sự mỗi sự đều có một năng, trong trí Huệ thì có đủ cả hai nghĩa. Mặt trời thì năng phá bóng tối, như Trí thì đoạn trừ Hoặc. Mắt thì năng thấy không, cũng như Trí thì chứng lý. Đã là mắt thì không có cái nghĩa của phá bóng tối. Mặt trời thì không có khả năng thấy không. Dựa theo nghĩa mà chia thì chỉ có bốn đối pháp và dụ. Trong Dụ, ý là: Ví như Hư không, có khắp mọi nơi, tất cả sắc pháp cũng tràn đầy cả thế gian, trăm ngàn vạn người thảy đều ở bên trong sắc pháp ấy. Mặt trời chưa mọc thì trời đất tối tăm, tuy ở tại không mà chẳng thấy không, tuy đứng trước sắc mà chẳng thấy sắc. Nếu mặt trời mọc thì tối tăm liền hết, mắt mày mở tỏ, không và sắc đều thấy. Chẳng những không chẳng có bờ mé, thân ở tại trong đó, nhớ lại khi đang còn ở trong bóng tối, thân chẳng từng tạm ra khỏi. Trong pháp cũng vậy, nghĩa là cái lý Chơn Như, ở khắp mười phương, công đức trên tính, cũng khắp tất cả, chúng sanh vô lượng, đều tại trong đó, bởi vì Trí Huệ chưa sinh, nên đều chỉ là Si ám, tuy ở bên trong Chơn lại chưa từng thấy Chơn, tuy có Tính Đức, lại chẳng thấy tính đức. Nếu trí Huệ tỏ phát thì ám tối Mê hoặc trừ sạch, Chơn tính bao quanh, tự nhiên thấy rõ, chẳng những tính không có bờ mé, thân ở tại trong tính, nghĩ lại khi còn mê ám, chưa từng tạm lìa. Cho nên Triêu Công nói: Đạo xa lắm thay! Xúc sự mà Chơn. Thánh xa lắm thay! Xúc sự mà Chơn. Thánh xa lắm thay! Thể thánh ắt thần. Di Lặc tụng nói: Thời và xứ thật có, vì bất đắc Chơn Như, vô trí bởi trú pháp, người khác Hữu trí đắc. “Đắc đối trị pháp”, tức là trí Huệ, dùng mặt trời và mắt, cả hai thứ cùng dụ cho trí Huệ. Cho nên nói mặt trời là năng trị, ám tối là sở trị. Sở trị bóng tối đã hết thì ánh mặt trời năng trị sẽ hiện tiến, tức là thấy rõ sắc… trong pháp, Hoặc và trí ví cho lời nói trên, cho nên kệ nói: Ám như ngu vô trí, sáng như người có trí, đối pháp và đối trị, đắc Diệt pháp như vậy.

Khen Đức: Sở dĩ hiển tỏ được Chơn Như là do nhờ tâm tịnh, tâm tịnh là do nhờ bất trú vào pháp, bất trú pháp là do nhờ có trí, có trí là do nhờ nghe kinh, mới biết kinh này có thắng đức của nó, cho nên cần phải tán thán để thị hiện cái tướng thấy đức tương lai. “Tức…”: là nêu chung mười đoạn ý kinh, như văn có thể biết. Nói “dùng Phật trí huệ biết công đức” là ý nói: ngoài Phật Thế Tôn ra, những hạng người khác không biết, thế mới tỏ rõ sự thù thắng của công đức.

“Nhân thọ trì”: là nêu.

“Vì muốn…”: là giải thích. Muốn thọ văn kinh thì trước tiên là đọc, muốn trừ nghĩa của kinh mà trước tiên là tụng. Do vậy, thọ và trì đều do độc và tụng, cho nên chia ra Nhân và quả.

“Thọ trì…”: nghĩa là y theo pháp tổng trì mà thọ trì tu hành, hoặc văn hoặc nghĩa, thu tóm lảnh nạp, mới gọi là Thọ trì. Đây là Tư Huệ.

“Đọc tụng…”: Nghĩa là y theo nghe mà Huệ được mở rộng, độc tụng tu hành, nếu chẳng nghe thì dựa vào đâu mà đọc tụng. Đây là Văn Huệ. Luận nói: Rộng, nhiều đọc tập, cũng gọi là Văn Huệ, nhưng đều nói là tu hành, đó là vì nói theo tướng chung, chứ chẳng phải Tu Huệ trong ba Huệ. Bởi vì tu Huệ thì tương ưng với Lý, nó chỉ là Vô lậu xuất ra bên ngoài thành bốn pháp, đọc tụng, thọ, trì, cho nên chẳng phối với nó, chỉ dựa theo hai Huệ: văn Huệ và Tư Huệ, cùng chung thành tựu. Sớ tiếp đó nói “Đây tức là nghe pháp từ người khác…”

“Cho nên kệ nói…”: là dẫn chứng. “Tòng tha” tức là văn Huệ.

“Cập nội” tức là Tư Huệ.

Phước của xả mệnh: ý kinh có thể biết.

“Bởi sự và thời…”: Phần trên đã thuyết về mệnh thí, trong phần này lại thuyết nữa là vì Thời và sự đều thắng. Thời, tức là thời Bố thí. Sự tức là sự việc Bố thí. Trước chỉ một lần thí Hà Sa thân mệnh, thời và sự đều nhỏ. Nay thì trong vô lượng kiếp, hàng ngày ba lần dùng Hà Sa thân mệnh Bố thí, đó là Thời và Sự đều lớn, là thắng phước đức trong phước xả mệnh.

Phước do tinh kinh: ý cũng có thể biết.

“Bất nghịch”: nghĩa là chẳng báng, bản kinh đời Ngụy như vậy.

“Tín kinh”: nghĩa là trong so sánh giữa năng và Sở đều có hơn kém. Trong Năng thì một hà sa số là kém, ba thời nhiều kiếp là hơn (thấy), đây là lấy thắng mà so với kém, trước cạn sau sau, trời đất xa xôi vậy.

Hạng khác chẳng đo lường nổi:

Kinh ý nói: Nếu tán thán cho đầy đủ thì chẳng bao giờ hết, nói thật thì có vô biên công đức.

“Phi dư…”: Nhị thừa, Bồ-tát chẳng thể biết hết được, cho nên phần trước nói “dùng Phật trí tuệ mà thảy biết”. Lại nữa, văn phần sau nói: “Nêu biết nghĩa của kinh này bất khả tư nghị, quả báo cũng bất khả tư nghị”. Phật còn như vậy, huống nữa là những hạng khác lại biết được sao?

“Tự giác”: nghĩa là dùng tâm suy ngẫm, dùng miệng bàn bạc, chỉ đạt đến cảnh của danh tướng. Vì đây chẳng phải danh tướng nên chẳng thể nghĩ bàn, duy chỉ chứng tương ưng.

“Đẳng cập thắng”: là hai ý: 1. Vì không có gì ngang bằng với thắng công đức này; 2. Vì không có công đức gì hơn nó, không có gì ngang bằng với nó. Cho nên tâm kinh nói: “Thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú”. “Cập”: tức là nghĩa của Đẳng, nên chẳng nêu riêng.

Đại tâm thuyết:

Kinh ý nói: Bởi vì nhhững bậc khác chẳng thể biết được.

“Nhất Phật thừa”: Trong kinh đầu tiên là nêu tên Đại thừa, vì e lạm, lẫn lộn với quyền giáo, cho nên lại tách biệt rõ nói là “Tối thượng Thừa giả”. Nay trong sớ xuất ra Thể của tối thượng thừa, cho nên nói là Nhất Phật thừa. Thể vừa đúng là bổn giác, cho nên gọi là Phật, chẳng nhị chẳng tam, cho nên gọi là Nhất Thừa. Vì vậy mà bản kinh đời Ngụy nói: “thuyết cho những chúng sanh trú Đệ nhất Đại thừa”, tức là vừa 22 đúng với ngài Thiện Cát làm cơ cho những hạng bậc phát vô thượng Bồ-đề tâm.

Năng truyền:

Kinh ý nói: Nếu người năng tuyên thuyết thọ trì, đó tức là tu hành hai lợi, làm cho hạt giống Phật chẳng dứt, ấy gọi là gánh vác Bồ-đề.

“Mãn túc vô thượng giới”: Mãn túc nghĩa là thành tựu. Giới, nghĩa là Nhân, ý nói những công đức chẳng thể đo lường làm nhân cho vô thượng Bồ-đề.

“Hà đảm (gánh vác)…”: Ở vai, gọi là gánh (đảm). Vai vác, gọi là Hà (vác)…”. Nay tỏ rằng hành Bồ-tát Hạnh, tức là gánh vác, nghĩa là dùng Đại bi mà giáo hóa ở dưới, dùng Đại Trí mà thượng cầu, dùng Đại nguyện mà song vận, an ở trên vai tinh tiến, xuất ra từ trong phiền não sinh tử, niệm niệm bất trú, thẳng đến Bồ-đề Chơn tính tự và tha cùng một thời giải thoát, rồi mới xả bỏ gánh này. Trong kinh pháp cự, có đủ thuyên này. Nay kinh này nói: thọ trì độc tụng tức là tự lợi. Rộng vì người thuyết, tức là lợi tha. Nếu đã là hai lợi kiêm hành thì ắt phải lấy Đại Nguyện làm Thể, do vì nó có thể làm cho Phật chủng chẳng đoạn dứt, cho nên nói là “Hà đảm Bồ-đề”.

Lạc Tiểu:

Kinh trưng ý rằng: Vì sao chỉ thuyết cho hàng Đại thừa? Vì sao trì thuyết mà gọi là gánh vác Bồ-đề?

Giải thích ý nói: Vì những người vui thích với Tiểu pháp thì trước dính vào những kiến; ngã,… chẳng thể trì và thuyết. Mới biết rằng Năng trì, Năng thuyết, là những người thuộc hành Tối thượng thừa gánh vác Bồ-đề.

Hỏi: Gì gọi là Tiểu pháp? Ai là người vui thích với tiến pháp?

Đáp: Tứ Đế, Duyên sinh, gọi đó là Tiểu pháp. Thanh Văn, Duyên Giác, tức là người vui thích với Tiểu Pháp, tình bị trệ ở trong đó, gọi là Lạc. Kia thì có pháp chấp. Đây thì hiểm cả ba không. Đó là phi xứ, cho nên chẳng thể trì thuyết. Vì vậy Bản kinh đời Ngụy nói: “Nếu người có kiến Ngã, nhơn…. Mà có thể thọ trì pháp môn này, không có chuyện đó”. Mới biết nếu năng trì thuyết, tức là bậc lạc Đại thừa, chẳng trước dính kiến, ngã, nhơn…

Hỏi: Thanh Văn, Duyên Giác thông đạt ngã không, sao trong kinh lại nói trước ngã?

Đáp: Vì những kiến, ngã, Chơn… là tâm, tâm sở pháp, trước dính chúng, tức là pháp chấp, chỉ cho Duyên Giác, Thanh Văn, hoặc những hàng vui thích với Tiểu pháp, tức là Thanh văn Duyên Giác. Còn trước Ngã kiến, tức là tất cả phàm phu.

Như Tháp:

Kinh ý nói: Kinh hiển tỏ pháp thân, y theo pháp thân ắt có Báo Thân, Hóa thân, ba thân đã tồn, tháp miều tại đó. Do vậy, khuyên nên cúng dường nơi ấy. Theo quyển Toản Linh ký kể lại: Triều tùy, tại ích châu, Huyên Tân phòn, thôn vương giả, có một thư sinh, họ cẩu, chẳng rõ tên gì, ở phía đông thôn kia, viết chữ ở trong không khí.

Người trong thôn hỏi: Viết gì vậy?

Đáp: Tôi viết kinh Kim Cang Bát-nhã.

Hỏi: Để làm gì?

Đáp: Để cho chư thiên đọc. Bấy giờ người nghe thấy, có người nhớ, người quên. Vậy đó khi trời mưa, chỉ có chỗ đó hơn một trượng vuông. Y như trên có mái che vậy, chẳng bị mưa ướt, do vậy trẻ chăn trâu thướng đến chỗ đó để núp mưa, người thời ấy chẳng biết nguyên do vì sao lại vậy, đến những năm đầu đời Vũ Đức, có vị tăng tây vực đến, thần mạo rất lạ, lễ bái chỗ đất đó. Người trong thôn hỏi: Trước mặt không có điện tháp, sao lại lễ bái? Nói: ông là người trong làng sao? Đáp: Vân ạ! Tăng nói: Ông thật chẳng biết, ở đây có kinh Kim Cang Bát-nhã, chư Thiên xây mái che ở phía trên, cúng dường chẳng dứt, sao lại dẫm đạp làm nhơ uế đến vậy! Người trong thôn mới hiểu ra nơi mà thứ sinh họ Cẩu đã viết kinh, từ đó bên hàng rào chung quanh bảo vệ đừng để dẩm đạp nhơ uế, mỗi đến ngày trai thường luôn cúng dường, người chiêm lễ thường nghe tiếng nhạc Trời, đến nay chỗ đó mưa vạn chẳng ướt. Viết trong không khí, không có dấu vết, mà còn như vậy, huống nữa là viết trên giấy trắng rõ ràng mà chẳng được vậy!

Chuyển tội:

Kinh ý nói: Như người quá khứ tạo cực ác, đúng phải kiếp sau đọa vào ba đời, nếu gặp kinh này, thọ trì đọc tụng, công lực đã trước dính (đã đạt) thì có thể tiêu tan tội cực ác, rồi hiện kiếp nàng gặp những sự việc khinh tiện,sẽ chẳng còn bị đọa vào đường ác nữa, tức là chuyển đổi tội nghiệp nặng thành ra chịu nhẹ, trì kinh, không có những tướng ngã,… tức là phiền não chướng hết tận. Cực ác tiêu diệt, tức là nghiệp chướng hết tận. Bất đọa, tức là báo chướng tận. Ba chướng đã diệt, ba đức ắt tròn. Cho nên nói: “Sẽ đắc Bồ-đề”.

“Trong đó bao gồm…”: Bị đánh đập, chưởi mắng,.. đều gọi là khinh tiện.

“Tùy dịch…”: Là dẫn chứng.

“Vô Trướng…”: Là chuyển qua giải thích. “Vô lượng” dùng thân, khẩu, ý làm những việc chẳng lợi ích, đều thuộc về khinh tiện, cho nên nói là “vô lượng”, “Tội diệt” tội chướng đã tận, dần dần tu hành, nhân tròn, quả đầy, tự nhiên thành Phật.

Kinh nói “Đương Đắc” ý tỏ về thời gian sau này, chứ chẳng phải nói kiếp này đắc thành Phật quả. Còn những nghĩa về chuyển và diệt khác, đã nói trong phần Huyền đàm về Năm Nhân.

Kinh sớ có hai phần: 1. Ý chung: “Tốc chứng…”: Ý nói trì thuyết kinh này, mau chóng chứng pháp Bồ-đề. Cho nên nó vượt hẳn phước của Như Lai thời quá khứ phụng sự nhiều đức Thế Tôn. Cho nên kệ nói: “Phước chẳng đến Bồ-đề, trì thuyết đạt Bồ-đề”.

Chia phần giải thích, có hai phần: 1. Phước hoàn toàn đủ: Kinh ý, có thể biết rõ. “Nhiên đăng tiền”, do Thích Ca tu hành trong Nhân Địa, trãi qua ba vô số kiếp, kiếp thứ nhất mãn, gặp Bảo kế Như Lai. Kiếp thứ hai mãn, gặp Nhiên Đăng Như Lai. Kiếp thứ ba mãn, gặp Thắng Quán Như Lai. Nay nói: Nhiên Đăng tiền”, tức là trong kiếp thứ hai. “Na Do Tha”, Số thứ chín, con số sẽ vạn vạn.

Thiểu Phần Phước:

Kinh ý: So với phước trước. Có thể hiểu. Mà chẳng bằng thì có hai nghĩa: 1. Kia thì đắc phước đức. Đây thì đắc Bồ-đề; 2. Kia thì có ngã tướng. Đây thì không có Ngã tướng. Cho nên trước kia nói: Người này không có những tướng; Ngã, Nhơn… Sẽ nghi:

Kinh ý nói: trước tuy so sánh, cũng chư nói đủ, nếu nói đủ thì người ta sẽ hồ nghi. “Hồ” là con hồ ly, vì thường đa nghi, cho nên nói là Hồ nghi, quyển Thuật chinh ký nói: Mùa đông khi nghiệp sông bắt đầu đóng băng, cần phải để con Hồ ly đi qua sông, vì con vật này rất giỏi về nghe xong ngóng, nó nghe dưới băng không có tiếng nước chảy, mới đi qua. Bản kinh đời Ngụy thì chỉ nói là: “Nghi Hoặc”.

U huyền:

Kinh ý nói: Về việc so sánh chẳng bằng, Phật chẳng nói đầy đủ. Bởi vì nghĩa của kinh này, cho đến người trì kinh này, quả báo đều chẳng thể suy lường bằng tâm, chẳng thể nghị bàn bằng lời.

“Phước Thể”: là nghĩa của kinh, đó là chỗ nương của phước.

“Quả thể”: tức là Bồ-đề của Phật.

“Đo lường”: tức là tư nghị, bởi vì phước Điền, Phật quả đều vô tướng. Mà phần này gọi là Tổng kết, u huyền, là theo phân chia của quyển Sớ thì chỉ nằm trong phần nghi tình thứ mười. Nay xét kỹ thì kiêm cả phần nghi tình thứ ba và thứ bảy. Vì bắt đầu từ nghi tình thứ ba cho đến nghi tình thứ mười lần lượt thứ tự năm lần so sánh, đó là: Ngoại tài hai lần, nội tài hai lần, Phật Nhân một lần, lần thứ nhất dùng Tam Thiên giới bảy báu Bố thí, so sánh chẳng bằng trì thuyết. Lần thứ hai dùng Vô lượng tam thiên giới bảo thí so sánh chẳng bằng. Lần thứ ba dùng một Hà sa số thân mệnh Bố thí so sánh chẳng bằng. Lần thứ tư dùng vô lượng hà sa số thân mệnh bố thí so sánh chẳng bằng. Lần thứ năm dùng Như Lai Nhân Địa cúng dường chư Phật công đức so sánh chẳng bằng. Đến đây là lần thứ năm so sánh cùng cực, không còn có thí dụ nào so nồi, cho nên nói: “Toán số thí dụ chẳng thể bằng”. Nếu nói cho đầy đủ thì người ta ắt sinh nghi. Cho nên lại nói: “Ta nếu nói đủ, hoặc có người nghe, tâm sẽ cuống loạn, hồ nghi chẳng tin”. Từ đoạn này về sau, tán thán, so sánh đều tuyệt dứt, cho nên nhìn về mấy đoạn trước mà tổng kết nói rằng: “Nên biết nghĩa của Kinh này bất khả tư nghị…”

Hỏi: Từ đây cho đến cuối kinh còn có mấy chỗ so sánh, sao lại nói là không có so sánh?

Đáp: Những chỉ khác so sánh, chỉ là ý riêng, dùng nó để đoạn trừ nghi ngờ, thật thì chẳng phải thứ tự năm lớp nói ở phần trước. Do vậy tùy lúc lược nêu ra một tam thiên giới bảo, hoặc Tu Di Tụ bảo, hoặc A -tăng-kỳ giới bảo dùng để so sánh. Nếu chẳng vậy, há lại sau khi đắc thắng nghĩa, rồi lại còn nêu ra phước kém để làm thứ tự được sao?

NGHI TÌNH MƯỜI MỘT.

Sớ: đầu tiên là nêu chương mục.

“Phật Giáo…”: là chỉ chỗ khởi nghi.

“Trú, tu…”: Là chánh đáp ba câu hỏi và mười đoạn trên.

“Nếu Vô Ngã…”: Là kết, thành nghi. Đã dạy tôi trú, tu, lìa lỗi lầm, sao lại là Vô Ngã, Vô Nhơn! Nếu nói vô ngã thì Ai trú, ai tu, ai lìa lỗi lầm?

“Còn nói….”: Là nói về nghĩa riêng. “Trừ tế chấp”; tức là cái chấp chưa được trừ, nằm trong mối nghi thứ hai. Nay nêu ra nó để khiến đoạn trừ.

Hỏi: Chấp và Nghi, khác nhau như thế nào?

Đáp: Chấp thì dính cứng, nghi thì chẳng quyết. Nếu theo ý của luận thì chính là trừ chấp, chẳng nói đoạn nghi. Nay sớ nói Đoạn nghi, vì nếu nói trừ chấp thì văn thế sẽ bị cô khởi, huyết mạch chẳng xuyên quán, cho nên dựa theo các quyển sớ để lập ra nghi này.

“Kệ nói…” Là dẫn chứng trừ chấp, bởi Đao và tâm, vốn cùng một pháp, chỉ vì tâm vốn vô ngã mà chấp ngã. Đạo vốn bất trú mà thành trú. Cho nên lập chướng tâm trái đạo. Mà văn nói về nghi chấp này, nếu 26 xét kỹ phân biệt nghĩa của kinh thì từ câu “Bấy giờ, Tu Bồ-đề…” tức phi Bồ-tát” là Đoạn nghi, đoạn văn sau là trừ chấp, cho nên trong luận khi giải thích xong bèn chỉ rõ đoạn văn sau.

Hỏi: Văn kinh tuy tựa như ý câu hỏi trước hoàn toàn riêng khác. Ý nói: Nếu người phát tâm không có ngã thì ai hàng phục kỳ tâm? Phản phục như đã nói trên, ắt là vô ngã. Kinh ý nói: Nếu người phát Bồ-đề tâm rồi thì phải sanh ra tâm độ tận chúng sanh, nhưng không được khởi niệm có chúng sanh để độ, cũng không được khởi niêm ta độ. Niệm đã chẳng khởi, tức là Vô ngã. Vô ngã tức gọi danh là Bồ-tát.

Phi Bồ-tát:

Kinh trưng hỏi ý rằng: Vì nghĩa gì, độ chúng sanh mà đừng khở niệm chúng sanh? Giải thích ý rằng: Nếu có Ngã tướng, chúng sanh tướng,.. Phi Bồ-tát. Trước là dựa theo cảnh sở độ, đây là dựa theo tâm Năng độ. Tâm và Cảnh hợp luận, gọi chung là Ngã. Đã là trước và sau hổ tương nêu ra thì ắt hiểu tỏ năng và Sở đều là vô.

Đều tịch:

Kinh trưng ý hỏi rằng: Trước thì không có cảnh sở hóa, tiếp đó thì không có tâm năng hóa, nguyên do cần phải không có Năng và Sở là sao? Giải thích ý rằng: Bởi vì Năng và Sở câu, mười phương là Bồ-tát.

Một chữ “pháp”, Năng và Sở câu nhiếp.

NGHI TÌNH THỨ MƯỜI HAI:

Sớ: đầu tiên là nêu ý.

“Nếu không có Bồ-tát”: Là chỉ chỗ khởi nghi, tức là đến từ đoạn văn trước. Vì đoạn văn trước nói: không có người phát tâm, người phát tâm, tức là Bồ-tát.

“Thì sao…”: Là kết thành nghi.

“Nhiên Đăng”: tức là vị Phật mà Thích Ca đã gặp khi mãn kiếp thứ hai, đang còn ở Nhân Địa. Đã ở xứ kia hành Bồ-tát Hạnh thì sao nói là không có người phát tâm?

Nêu chỗ nghi:

Kinh ý nói: Trong ý của ông, có cho rằng ta đắc Bồ-đề ở chỗ Phật Nhiên Đăng hay không? Nếu đắc Bồ-đề, sao thành Bồ-tát? Đó là từ chỗ nghi kia mà nêu ra câu hỏi.

“Hàng oán…”: Là kể chuyện bổn sự. Theo Kinh Bổn Hạnh kể: Xưa có Đại Thành, tên là Liên Hoa, trong thành có vương tên là Hàng oán. Có một bà la môn, tên là Nhật chủ, được vương coi trọng, chia cho nữa trước, phong cho làm vương, làm vương thành riêng, tên là Duyên chủ. Phu nhân Nhật chủ, tên là Nguyệt Thượng Nhiên Đăng Bồ-tát, giáng thần nách phải, xuất gia thành đạo. Bấy giờ vua Hàng oán sắp muốn nghinh thỉnh Phật Nhiên Đăng, bèn ra lệnh trong ngoài thành, hai mươi do tuần, cấm hái các hoa, không được bán cho người khác, vua đều tự mua, để cúng Như Lai. Phía nam núi Tuyết Sơn ở nước đó, có một phạm chí, tên là Trân Bảo, có năm trăm đệ tử, trong có một đệ tử, tên là Vân Đồng, còn tên là Thiện Huệ, làm Thượng thủ ở trong chúng đó, toàn bộ Tiên pháp, đều học xong rồi, cáo thầy về nhà. Thầy nói: con nay sắp về, cần phải dùng dù lọng thanh tịnh, giày dép, gậy vàng và năm trăm tiền vàng để báo cảm ân. Linh Đồng nói: con nay không có những đồ vật đó, cứ để con đi, được đồ vật rồi, tức liền đưa đến. Thầy bèn cho đi, Vân Đồng nhân nhờ phó Hội Vô Già, được năm trăm tiền vàng, bèn muốn đưa về chỗ thầy, nhân đến bên trong Thành Liên Hoa, thấy thành trang hoàng đẹp đẻ, bàn hỏi người ta, mới biết Nhiên Đăng Như Lai sắp đến, bèn đem ba trăm tiền vàng ở nơi một cô gái, mua được năm cành hoa Ưu bát La. Kiêm thêm cô gái kia gởi hai cành hoa cùng chung cúng dường, khi Phật vào thành, bèn dùng số hoa này rài trên đầu Phật, do nhờ nguyện lực, biến thành lọng hoa, theo Phật đi đứng, do Phật thần lực, hóa một vũng bùn, Thiện Huệ thấy vậy, xỏa tóc mà lấp, lại nghĩ thế này, nay được Như Lai, đạo trên thân ta mà đi qua, nếu chẳng được ký thì ta chẳng đứng dậy, Như Lai liền đến, bước trên thân mà qua, cấm những đồ chúng đều chẳng được đạp. Bèn thọ ký, nói như thế này, Ma Na Bà này, ở đời vị lai, sẽ được làm Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni, mười hiệu đầy đủ, như Ta không khác!

Nay ý Thiện Cát nghĩ rằng: Nếu đã mua hoa cúng Phật, trãi tóc lấp bùn, tức là Bồ-tát, nếu người đó chẳng phải là Bồ-tát thì ai là Bồtát?

Đoạn nghi niệm:

Kinh đáp ý rằng: Ý ta chẳng cho rằng Như Lai đắc Bồ-đề, ta đã hiểu nghĩa những điều Phật nói, ở chỗ Phật kia, không có một pháp nào đắc thành là Bồ-đề.

“Thời đó”: là khi được thọ ký trong thành Liên Hoa. Trí ngầm hợp với Lý, Tâm hội với Thần, vong mất pháp sở đắc, không có tâm Năng Đắc. Cho nên nói là “Đều vô…”

“Do vô…”: Tức là chỉ về vô đắc ở trên, bởi Bồ-đề mà là pháp, là vì tịch nhiên Vô Sinh, bất không bất hữu, ly tất cả tướng. Nếu ly năng và sở thì thuận với Bồ-đề, được Phật thọ ký. Nếu tồn Năng và Sở thì tâm và cảnh bất vong, ắt sẽ rất trái nghịch với Bồ-đề. Làm sao được ký?

Cho nên Tịnh Danh nói: “Tịch Diệt là Bồ-đề”, bởi diệt chư tướng.

Ấn quyết định:

Kinh ý nói: Lời của không sanh, khen là thật lý, cho nên nói “Như thị”! Từ “Thật vô…”: Là Như Lai thuật thành, có thể biết rõ.

“Ta vào thời đó”: tức là thời thọ ký và tu hành.

“Không có một pháp nào đắc Bồ-đề”: Đây là dựa theo ngang và dọc mà hiển nó. Ngang thì ở trong lục độ vạn hành, hành hành đều vô đắc, nếu Bố Thí đắc Bồ-đề thì chẳng cần giới, nhẫn, dọc thì niệm đầu, niệm giữa, niệm sau, niệm niệm đều nghĩa của vô đắc. Nếu niệm đầu đắc thì cần gì niệm niệm tương tục, cứ như vậy ngang và dọc trong những tâm hành đều vô đắc Bồ-đề nghĩa. “Công đức thí…”: Chưa rõ kinh nào!

“Nếu thấy…”: Vì tướng của tự và tha, tương đải nhau mà thành. Đã thấy tha thì ắt cần thấy tự.

“Thấy thân thanh tịnh…”: Phản với trước. Thanh tịnh tức là nghĩa không. Thấy Tha ắt đã thấy tự, chẳng thấy tự thì chẳng thấy tha, thành đã là tương nhân nhau mà thành thì diệt cũng tương nhân nhau mà diệt. Như Tịnh Danh nói: như tự quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy. Cũng như Chí Công nói: Vì thân ta không, ngàn phẩm vạn loại thảy đều đồng. cũng giống như trong Trang Tử nói: Nhâ có mà có đó, nhân không mà không đó.

“Thấy thanh tịn trí…”: Chẳng những không có cái Sở thấy tự tha, kiêm cả không có Trí dụng thuộc về năng thấy. Đó tức là Năng và Sở, cả hai cùng diệt. Viên Giác kinh nói: y theo Huyển mà nói là Giác thì giác đó cũng gọi danh là Huyễn, đã đều là Huyễn, há lại lưu tồn được sao? Mà tuy Năng và Sở cả hai vong mất nhưng chẳng thành Đoạn diệt, bởi vì nguồn linh Chơn tâm vốn không có Năng Sở, vọng sinh ra Năng và Sở tức là trái với Chơn. Năng Sở đã trừ, tức là hợp với Bổn Thể, linh nhiên chẳng muội, vật và ngã đều Như. Cho nên Hoa Nghiêm nói: “Năng kiến và sở kiến, cái kiến thảy trừ bỏ, chẳng hoại ở Chơn kiến, đó gọi là Chơn kiến”. Lại nữa, Viên Giác nói: “Chư Huyễn diệt hết, tâm giác chẳng động”.

“Ấy danh thấy Phật”: là kết, thành nghĩa của thấy, dụng tâm như trên, mới được thấy Phật. Nếu sinh phân biệt, chấp tướng trái Chơn thì chẳng gọi là Thấy. Cho nên Hoa Nghiêm nói: tất cả pháp bất sinh, tất cả pháp bất diệt, nếu hiểu được như vậy, chư Phật thường hiện tiền.

“Đắc Vô Sanh Nhẫn…”: nghĩa là vì nhờ chánh Trí nhẫn khả, ấn trì vô snah pháp. Vì tất cả pháp vốn vô snah diệt, chúng sanh mê đảo, vọng thấy sanh diệt, nếu lìa vọng chấp, chánh trí liền sinh, khế hợp bổn thể,

đạt tất cả pháp, bổn lai vô sanh, danh là vô sanh nhẫn. Cứ theo lệ như vậy mà nói thì thấy tất cả pháp vô diệt, cũng danh gọi là vô Diệt Nhẫn. Nay thì nêu ra thứ trước để nhiếp thứ sáu.

“Nhất Thiết Trí Trí”: là cái trí đạt tất cả chư pháp, biểu và dụng chẳng cùng một mà nói lặp lại hai lần. Chữ “Trí” mà thôi. Có người nói: nương theo Tủy Giác mà hiểu được Bổn giác, Trí nằm trong Trí, gọi danh là Trí trí.

“Đắc thọ ký”: Theo quyển Lăng Nghiêm kinh ký thì có bốn loại: 1. Khi chưa phát tâm, được cho thọ ký. Hoặc có người lưu chuyển ngũ Đạo, sanh ra ở nhân gian, yêu thích Phật pháp, trãi qua trăm ngàn vạn ức kiếp, sẽ phát tâm. Trãi qua trăm ngàn vạn ức kiếp, hành Bồ-tát Đạo, cúng Phật hóa sanh, đều khoản mấy kiếp sẽ đắc Bồ-đề; 2. Người vừa phát tâm liền được cho thọ ký: Người này lâu kiếp trồng các thiện căn, yêu thích đại pháp, có từ bi tâm, tức là trú Bất Thối Địa, phát tâm cho ký; 3- Mật ký: có Bồ-tát chưa được ký, nhưng hành Lục độ, công đức mãn túc, Thiên Long Bát Bộ đều nghĩ thế này: “Bồ-tát này khi não sẽ đắc Bồ-đề? Kiếp quốc đệ tử, chúng số bao nhiêu? Phật vì đoạn mối nghi đó mà thọ ký cho. Cả chúng ai cũng đều biết, chỉ Bồ-tát ấy chẳng biết. 4. Vô sanh Nhẫn ký: Ở trong đại chúng, hiển lộ rõ ràng thọ ký cho. Nay ở đây là đúng vào loại thọ ký thứ tư. Nghĩa là trong rải hoa đầu Phật, trãi tóc lấp bùn, nương theo tâm Hữu lậu, mà đắc vô sanh trí, trong một khoản khắc, thọ ký rõ ràng, ở trước Đại chúng.

“Tiếng chẳng đến tai”: Năng và Sở đều tịch, bởi vì lìa tâm phân biệt. tam đã chẳng khởi, tai nghe được gì?

Riêng “Những trí khác…”: Chỉ vô phân biệt này, chẳng phải cho rằng riêng có một trí khác biết được. Viên Giác nói: “Ly viễn ly, huyển cũng lại viễn ly?

“Cũng chẳng hôn mê…”: E nghe đều vô phân biệt, cũng chẳng phải trí khác, bèn cho rằng đồng với gổ đá, một mực đần độn. Cho nên viên giác nói: chư huyển tận diệt, giác tâm bất động, mà ngay cả giác tâm này cũng vô sở đắc. Cho nên tụng nói: “Nếu thời ở Sở Duyên Trí đều vô sở đắc,…”. Đây là ly trầm, ly trạo, liểu nhiên tịch nhiên, diệu khé bổn tâm, rốt vô sở đắc.

Thiện Huệ khi đó, tâm giống với đây.

Phản phục giải thích:

Kinh ý: Có thể biết vậy.

“Nếu pháp chánh giác…”: Là giải thích theo phản giải thích.

“Bởi vì pháp chẳng thể nói…”: Là phục giải thích. Căn cứ theo đây thì Thiện Huệ ngày đó chỉ nghe lời nói, tính của lời nói thì bổn không, rốt đâu có đắc. Chỉ dựa theo chỗ vọng Hoặc hết tận, Chơn trí hiện tiền, ngay lúc đó, nghĩa và ngôn đắc vậy.

NGHI TÌNH MƯỜI BA

Sớ có hai phần: Một Chia phần. Hai đoạn của phần một này đều thuộc về mối nghi trước, trong đó chỉ men theo mà luận thuật. Nay dùng văn luận để nói riêng, cho nên lại cia nó ra thành hai phần: “Một Đoạn…”: là giải thích theo. Sớ đầu tiên nêu ra chương mục: “Nghi cho rằng không có Phật”: Nếu liểu hiểu cái vô của hư vô thì vô tức là không có lỗi. Nếu chấp đó là vô thì vô đó tức là thương tổn, cho nên thành mối nghi này, pháp sau cũng vậy.

“Nếu không có Bồ-đề”: Là chỉ ra chỗ khởi nghi. Mối nghi này đến từ trong mối nghi mười hai. Các quyển Sớ khác khi nói về mối nghi này, đa phần đều viết chữ “Bồ-tát”: rồi nói rằng mối nghi này đến từ mối nghi thứ mười một. Nhưng trong văn của luận chỉ nói là “Bồ-đề”, mới là huyết mạch theo thứ lớp với nhau.

“Tức không có…”: là kết, thành nghi. Ý nói: Pháp quả mới gọi là Bồ-đề, chứng đắc mới gọi là Phật. Đã là Bồ-đề bất khả đắc, há lại có người Năng chứng.

“Báng”: Tức là lỗi lầm tổn giảm. Nếu nói vô Phật, đó là Chơn báng Phật. Đại Luận nói: Thà khởi Hữu kiến, chẳng khởi Vô kiến…

“Để đoạn…”: Là chỉ ra trước văn đoạn nghi. Mà bản Ngụy, văn kia nói: “Như Lai giả, tức thật Chơn Như”.

Phi Vô:

Kinh trưng ý rằng: Nếu không có Bồ-đề thì không có Phật. Vì những nghĩa gì mà có Như Lai? Giải thích ý rằng: Câu Nếu không có Chơn như thì không có Phật” là bởi vì Chơn Như là Phật. Nay Chơn Như vốn có, sao lại còn nghi gì nữa!

“Vô Trướng…”: là chèn vào giải nghĩa. Vì Chơn Như thông cả phàm và Thánh. Chúng sanh cấu nhiễm, chỉ gọi là Như khứ. Phật vị thanh tịnh, gọi là Như Lai. Cũng như nghĩa Mãn Tịnh trong phần tự và nghĩa cụ túc thanh tịnh trong phần nghi tình thứ ba.

“Giống như…”: Tỏ bằng dụ. Ý nói tinh thuần, cho nên gọi là Chơn Kim (vàng thật). Nghĩa là chúng sanh thì như chất khoáng hoàn toàn. Bồ-tát như nũa vàng nữa khoáng, Phật như thuần vàng. Mà tính của vàng vốn có luyện nó thì mới thuần, cũng như Thể vốn vậy, tu nó thì tịnh. Cho nên Kinh Viên Giác nói: Thí như nấu chảy khoáng vàng, vàng chẳng phải nấu chảy mà có, tuy vàng trở lại vồn xưa nay vàng, nhưng rốt cuộc cũng phải nhờ nấu chảy mới thành tựu, vừa thành Thể vàng ròng thì chẳng còn trở lại lần khoáng nữa.

Vô Đắc:

Kinh ý: Hai người nghe chẳng phải không có Như Lai, bèn cho rằng đã có Như Lai tức là Bồ-đề, lấy cái gì để đắc Bồ-đề, mới gọi là Như Lai? Vì để phá kiến này, cho nên nói: “Hữu Nhơn Ngôn”, đắc thật vô đắc. “Vô Hữu pháp” tức là b pháp.

“Hiểu sai”: Là thật chẳng đắc mà cho rằng đắc.

“Bất thật ngữ”: Tức là hiểu sai.

“Đẳng Bồ-tát hạnh”: nghĩa là đem những Bồ-tát hạnh trước kia để đẳng với Bồ-đề, tức là chỉ ra rằng đồng với trong ngàn vạn hạnh trước kia đến nay đều là nghĩa của không có Đắc Bồ-đề. Nhưng ngài không sanh lại nghi là Đắc mà cho Phật là đẳng với Bồ-đề. Phật hiểu tỏ nghĩa vô đắc, cho nên lấy Bồ-đề mà đẳng (với) hạnh.

“Ngài Vô Trướng…”: Có thể hiểu được! Bởi Phật và Bồ-đề, nghĩa thì chia ra Nhơn và Pháp, nhưng Thể thì không có hai nguồn. Do vậy mà tiếng Đường gọi chung là Giác. Đã là Phật tức là Bồ-đề, Bồ-đề tức Phật, há lại còn có nghĩa đắc. Nên biết rằng khi nói thành chánh giác dưới cây Bồ-đề là giống với chỗ Phật Nhiên Đăng kia, cũng vô sở đắc.

Sớ: 2. “Đoạn…”: Có hai phần. Sớ đầu tiên là nêu ra chương mục phần nghi không có Phật. Vì trước đó đem hạnh đẳng với Bồ-đề, tỏ về nghĩa Vô đắc.

“Thì Như Lai…”: Là kết, thành nghi, Ý nói: Hạnh tức là Nhân, Bồ-đề là quả. Đã không có Nhân Hạnh thì làm sao đắc Bồ-đề, hoặc là chẳng dựa theo Năng đắc và Sở đắc để thành nghi, trước kia đoạn nghi thì lấy Bồ-đề đẳng hạnh, như nay khởi nghi lại lấy Hạnh đẳng (với) Bồ-đề.

“Để đoạn …”: là chỉ ra đoạn văn năng đoạn.

Ngăn chặn nghi:

Kinh ý: Bởi ngài không sanh trước kia ngi đắc Bồ-đề là chấp hữu. Nghi này là bất đắc Bồ-đề, là chấp vô. Nay thì cả hai đều trừ bỏ, cho nên nói là “vô thật vô hư”, cả hai chấp đã khiển trừ, lại còn nghi là vô nữa sao? Cho nên nói là “ngăn chặn”.

“Không có những tướng, sắc…”: là giải thích “vô thật”. Tức là tỏ rõ rằng Bồ-đề không có những tướng, sắc, thanh,… Mà đây chỉ là không có thật những tướng, sắc, thanh… chứ chẳng phải không có tướng giả, cho nên kinh chỉ nói “vô thật”, chẳng nói hoàn toàn vô.

“Đó tức Bồ-đề”: là giải thích “Vô Hư”. Đây có ba ý: 1. Không có xứ tướng, sắc, thanh,… tức là tỏ rằng Chơn Lý vô tướng là tướng Bồ-đề. 2. Tức là lấy tướng, sắc, thanh,… làm tướng Bồ-đề. Do bởi sắc, thanh,… không có tính, tức là Bồ-đề, như hình bóng không có thể, chính là gương sáng. Ngay ở sắc mà tỏ không, chẳng cần đợi Diệt, cho nên nói “Kia tức Bồ-đề tướng”. Tướng tức Tính; 3. Bồ-đề Vô Tướng, lại lấy sắc,… làm tướng; Vì Bồ-đề tức Chơn Như, Chơn Như tùy duyên mà thành sắc,… Luận nói: Vô lậu, vô minh đều đồng Chơn Như Tính tướng.

“Ngài Vô Trướng…”: là nêu.

“Chơn Như vô nhị”: Vì Hư và Thật là hai biên không và Hữu, Đoạn và Thường. Đã nói là hai câu vô (đều cùng là vô) tức hiểu tỏ Trung Đạo.

“Nghĩa là ngôn thuyết”: Là giải thích về “vô thật”. Như nói Bồđề, nhưng mà trong lời nói không có Bồ-đề.

“Nghĩa là chánh giác kia…”: là giải thích “Vô Hư”. Có hai ý: 1- Không lìa văn tự mà thuyết giải thoát; 2. Tỏ rằng Bồ-đề khác với ngôn thuyết vì ngôn thuyết hoàn toàn không có tính (vô tính). Cho nên bản kinh đời Ngụy nói: “Bất thật bất vọng ngữ”.

Đoạn nghi:

Kinh ý nói: Vì tất cả pháp cùng lấy Chơn Như làm Thể, nói “tất cả” là thu hết cả phàm và thánh, cho nên đều là Phật pháp. Chơn Như đã là Phật pháp thì chẳng pháp khác há lại chẳng phải là Phật pháp hay sao? Cũng như tất cả hình ảnh lấy gương làm Thể, cho nên tất ca hình ảnh đều là ảnh gương. Lại nữa, cái nói là tất cả pháp là chẳng định thật, tất cả pháp là toàn không tất cả pháp.

“Nhất thiết pháp…”: Về nghĩa, như trên đã nói.

“Do sắc…”: Nghĩa là sắc,… tức không, cho nên phi sắc,… như ảnh tức gương, cho nên phi ảnh. Đây là dựa theo chư pháp tức Chơn, hiển phi pháp.

“Chơn Như…”: Nghĩa là trong không ắt vô sắc, vì trong thanh tịnh tràn đầy, không chứa những thứ khác. Đây là dựa theo trong Chơn, không có pháp (vô pháp), giải thích phi pháp. Có đủ hai nghĩa này, cho nên gọi là Tức phi.

“Thị danh…” vì những sắc,… kia tuy chẳng phải là tất cả khất ngại nhưng lại là tất cả Tức tính. Nay dựa theo nghĩa này, cho nên gọi là Chơn Như, để phân biệt với những sắc,… vô tính, cho nên gọi là Tự Tính.

Chơn Phật:

Kinh ý: Vì trước kia nói Phật và pháp cả hai đều bất vô. Lại nữa, Phật và pháp, cả hai đều Bất Dị, chưa biết cái gì là Chơn Thể của Phật và pháp mà nói là bất vô, bất dị? Cho nên đây hiển tỏ rằng Chơn Như là Chơn Phật pháp để làm rõ nghĩa của Bất Vô, Bất Dị.

“Y kia…”: hai câu nêu ra.

“Ly tất cả chướng”: ly phiền não chướng, sở tri chướng.

“Khắp tất cả cảnh”: Như Hoa Nghiêm nói: pháp tính khắp tị tất cả xứ. Công đức tức tướng đại, tức đại trí Huệ ánh sáng chiếu khắp pháp giới. Đại Thể tức Thể đại, chỗ sở y của công đức.

“Cho nên tức…”: Công đức và Thể quảng đại, từ đây về trước là giải thích về Phật đại thân.

“Phi thân…”: là hai câu, văn luận tự giải thích.

“Vô chư tướng”: Là không có tướng hữu vi, như ba tướng trước, vì là khác Thể”.

“Có Chơn Như Thể”: là có pháp vô vi, như phần trên Ly kia là Như Lai.

“Nhiếp tất cả…”: Căn cứ theo lý dung nhiếp. Hoa Nghiêm nói: tất cả chúng sanh và Quốc thổ tam thế thảy tại, không có dư sót. Cho nên gọi là Đại thân.

“An lập…”: Lý Chơn Như vốn phi tự tha, phi bất tự tha, vì để phá chúng sanh chấp tự tha, cho nên nói là phi tự tha, gượng nói về hình, cho nên nói là an lập. Đây tức là an lập Chơn như giả danh, gọi là Đại Thân, đã là nhiếp tất cả thì vô tự tha, cho nên Khởi Tín nói: Thể Chơn như này cũng chẳng thể lập, bởi vì tất cả pháp đều đồng với Như.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7