ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC
SỐ 1998A
QUYỂN 22
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
* Chỉ Dạy Cư sĩ Khoái Nhiên
Khoảng cuối xuân năm Đinh Sửu niên hiệu Thiệu Hưng, Cư Sĩ khoái nhiên đựoc đến Lưu Sơn yết kiến Diệu Hỷ. Muốn tìm một việc lớn nhân duyên này. Nhiều lần theo chúng đến trong thất thứ lớp khéo léo về giải hội đều bày ra. Một hôm, Diệu Hỷ bỗng thấy Mi Vũ Tri Cự nhìn con báo trong ống, chuyển thân động não, lúc ấy liền làm bài tụng:
Tuy chưa nêu ra, nhưng Diệu Hỷ liền cùng chuyển ra cửa, Cự tuy chưa thể xương đỏ nhảy ra hang sắn bìm, nhưng lại biết được cơm là gạo, miến là lúa mạch. Chính là bờ mé đắc lực, bỗng đến từ biệt rằng: con gái muốn mau về nhà chồng, dùng then chốt này đến, xin thực hành đạo lý công phu.
Xưa Bàng Cư Sĩ nói: Có con trai không kết hôn, có con gái không lấy chồng, mọi người tụ đầu đều nói lời Vô sanh.
Sau nầy, khoảng niên hiệu Nguyên Phong, có một sĩ nhân gọi là Cư Sĩ Vô Vi: họ Dương, tên Kiệt Tử Thứ Công, có tham học với các bậc tiền bối. Đối với tông môn có chỗ chân thật đắc lực, có lần cùng Bàng Công nói kệ này:
Trai lớn lên phải có vợ, gái lớn lên phải lấy chồng. Nói công phu rất nhiều, lại nói lời Vô sanh: hai kẻ tục này đem thường trụ mười phương làm thành một mảnh ruộng, không hướng về quan ấn khế. Mỗi người tự phân, cưỡng bày nói ta biết có, mà thường hướng đến chỗ không có Phật xưng Tôn. Đương thời cũng có một người bất bình tên là Thiền sư Hải Ấn Tín, thường trụ chùa Định Tuệ ở Tô Châu. Vì thấy Vô Vi làm kệ này, nên cũng làm một bài kệ rằng:
Ta không có trai lấy vợ, cũng không có gái lấy chồng, mệt đến thì ngủ, mặc ai nói Vô sanh.
Ba ông lão này nói ba bài kệ này. Cư Sĩ Khoái Nhiên mở mắt
cũng được, nhắm mắt cũng được, không mở không nhắm cũng được. Diệu Hỷ chỉ được xem, xem thì chẳng thể không, cuối cùng Cư Sĩ Khoái Nhiên hướng vì chỗ mở mắt, hay chỗ nhắm mắt, hay chỗ không mở không nhắm? Nếu đến chỗ mở mắt thì rơi vào tay áo của Bàng Cư sĩ. Nếu đến chỗ nhắm mắt thì rơi vào tay của sư Hải Ấn Khoái Nhiên thấy thế quyết định nói:
– Đều không biết làm thế nào, nếu không biết làm thế mà lại rơi vào tay của Diệu Hỷ, muốn ra khỏi tay áo của Diệu Hỷ thì khó. Khoái Nhiên cuối cùng làm sao ra được. Đợi con gái về nhà chồng rồi, lại chầm chậm nói rõ cho ông nghe, nhân được một bài kệ của người xưa:
Lại viết sau đó, ngõ hầu khoái nhiên chẳng ở giữa đường, cũng tất cả tâm lão bà. Kệ rằng: học đạo như khoan lửa, thấy khói càng chẳng thôi, đợi mãi sao vàng hiện. Về nhà mới cuối cùng, bèn có một lời hỏi ở đâu là nhà Cư Sĩ Khoái Nhiên về. Nếu thấu được một lời hỏi này, trai cưới vợ, gái lấy chồng đều cho là ở đây. Nếu chưa biết được nhà, lại nghiệp thức mênh mông, đều đi bên ngoài, cũng sợ Diệu Hỷ không được.
* Chỉ dạy Cư sĩ Diệu tâm.
Quyết muốn rốt ráo việc này, phải là từ trước làm thông minh nói đạo lý, nhớ về văn tự ngữ ngôn, về trong tâm ý thức suy lường so sánh được đến thế giới phương khác, đều chẳng được có bằng đầu sợi lông trong bụng, quét cho sạch hết. Sau đó, hướng về chỗ tâm suy ý tưởng không kịp, thử tiến một bước xem. Nếu tiến được thì bước này giống như Đồng Tử Thiện tài ở trong cõi sợi lông của Phổ Hiền. Đi một bước qua không thể nói cõi Phật nhiều như cát bụi, như thế mà đi, tận đời vị lai còn không thể biết. Cõi biển trên đầu một sợi lông, thứ lớp cõi Hải tạng. Cõi Hải tạng khác nhau, cõi biển đều vào, cõi biển thành, cõi biển hoại, cõi biển trang nghiêm, tất cả bờ mé cũng không thể biết. Biển Phật thứ lớp tạng biển Phật, Bồ-tát trong các biển khác nhau. Các biển Bồ-tát đều vào, các biển Bồ-tát nhóm họp, các biển Bồ-tát giải tán, tất cả bờ mé cũng không thể biết. Vào cõi chúng sanh quỷ, chúng sanh căn, giáo hóa điều phục các chúng sanh có trí. Bồ-tát trụ trong tự tại sâu xa, Bồ-tát đi vào các đường như thế bằng tất cả bờ mé. Tín trí vô niệm vô túc, có công đức như thế, một bước này tuy gọi là khó tiến như đời trước trồng được hạt giống gốc lành, chỉ hướng đến chỗ tin được xem, xem tới xem lui, trong không sở trụ, ngoài không sở duyên, bất giác không biết đánh mất bố đại. Lúc như thế mới biết Bàng Cư Sĩ nói:
Chùa Vô niệm Thanh lương, uẩn chân không ngũ đài. Đối cảnh tâm vô cấu, tâm tình chết thành tro. Diệu lý hiện ở trong, ưu-đàm nở trong không, chẳng cầu chân pháp nhãn. Lìa tướng tức Như lai, nếu học được như thế, bất động dắt ba tai.
Là chân ngữ, thật ngữ không luống không dối. Tuy như thế, chớ thấy nói như thế rồi hướng về chỗ vô tác vô vi, cau mày nhắm mắt làm kiểu chết, gọi đó là mặc nhiên thường chiếu.
Con khỉ nắm chặt sợi dây, sợ nó sút dây chạy mất.
Người xưa gọi là rơi vào ngoại đạo không vong, quỷ không tán người chết. Chân thật muốn dứt tâm sanh tử, rửa tâm cầu trược, chặt đứt tâm rối ren, phải đánh một gậy cho con khỉ này chết mới được. Nếu một bề thành khẩn, nắm bắt đầu dây, dùng tâm đều phục. Ta nói người này chấp quá độ, thật là đáng thương. Chính mắt xem đều là yêu tinh ngoại đạo thiên ma, chẳng phải quyến thuộc của ta. Việc này muốn gánh vác được Kim Cương do sắt đúc thành. Nếu có tâm gánh vác thì lại là lỗi lầm. Người xưa bất đắc dĩ thấy ông lầm đường. Vì ông làm chủ nhân chỉ đường mà thôi. Cũng không có thiền đạo, Phật pháp để truyền thọ. Mới nói có truyền có thọ, lại là tà pháp. Vì sao?
Chẳng thấy trong kinh Kim Cương nói sao?
Kinh Kim Cương nói rằng: Nếu nói Như lai có pháp để nói tức là phỉ báng Phật, người này chẳng hiểu nghĩa ta nói.
Lại nói: Pháp còn phải bỏ, huống chi là phi pháp. Đắm vào thật mà bàn nói chân như Phật tánh, nói Bồ-đề Niết-bàn, nói lý nói sự, nói tà nói chánh, đều là phi pháp, đâu chịu nói có huyền có diệu để truyền để trao, không thấy bậc tiên đức nói:
-Nói học đạo chính là từ dắt dẫn, lại không hề dạy ông khởi về kiểu cách, đặc biệt tìm cầu.
Cho nên nói: Ý định dùng tâm ý học Tông huyền, giống như muốn đi về hướng Tây mà chân bước về phía Đông. Lâm Tế nói ông chỉ dứt được niệm niệm tâm tìm cầu thì chẳng khác, với Đức Phật. Bồ-tát Thất địa tâm cầu Phật chưa thôi gọi là pháp trần phiền não. Đã có chí quyết định, thì có khi quyết định vào tay. Lại cái nào là được vào tay? Bỗng tâm ý thức dứt mất hơi thở là Phật, nói lý thì đốn ngộ, thừa ngộ thì dứt. Sự chẳng đốn trừ do thứ lớp mà hết. Phải biết đạo lý nầy, chính là Thiện Tài nghe tiếng búng ngón tay của ngài Di-lặc, cửa lầu các mở. Tâm Thiện Tài vui mừng, vào rồi lại đóng. Hương Nghiêm nghe tiếng chạm vào thân trúc bỗng nhiên khế ngộ, bèn hiểu đạo. Khi quên sở tri lại không nhờ tu sửa, nhướng mày nêu đường xưa, không rơi vào loài cỏ yên lặng. Từ chỗ nhà mình ngộ, từ chỗ nhà mình an vui, chỗ nhà mình đắc lực người khác chẳng biết, lấy ra trình cho người không được, trừ người đã ngộ, đã an vui, đã đắc lực. Vừa thấy thì thầm khế hợp nhau. Nghi tình chưa phá, nhưng chỉ xem thoại đầu người xưa vào đạo. Suốt ngày thường vọng tưởng về thoại đầu thì dè dặt không làm.
Vị Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh hay không?
- Không.
Chỉ một chỗ này chính là cây dao cắt đứt đường sanh tử. Khi vọng niệm khởi chỉ nêu chữ “vô” nêu đi nêu lại bỗng dứt tin tức. Chính là về nhà ngồi yên ổn. Ngoài điều này không kỳ lạ đặc biệt.
Trước đây nói: Một bước khó tiến bất giác bỗng nhiên qua.
* Chỉ dạy Phu nhân Vĩnh Ninh Quận.
Đã biết vô thường nhanh chóng, sanh tử là việc lớn, muốn gần gũi thiện tri thức. Chăm chỉ không bỏ một ngày đêm, thường dán hai chữ sanh tử trên trán. Trong trà trong cơm, khi ngồi khi nằm, khi đi khi đứng, khi chủ khách trò chuyện không được buông bỏ. Thường hợp trong tấc vuông có một việc tắc nghẽn khẩn cấp chưa rõ. Quyết muốn dạy dứt bỏ và trong sạch mới có chút phần tương ưng. Nếu khi thấy Tông sư nói mới vội vàng, khi lý hội không nói, lại phóng chậm thì không có chí quyết định. Phải dứt sạch gốc rễ sanh tử, thì không có việc này. Việc này không ở người nam hay nữ, Tăng và tục. Như ở nơi một lời của tông sư thì nói bẽ nói đoạn, chính là chỗ thấu suốt đầu mối.
Phật nói ví dụ nhà lửa, chính là vì chúng sanh mà bày phương tiện, chỉ rõ tướng chân thật, tha thiết. Trong đó có lời nói, nhà này chỉ có một cửa, mà lại nhỏ hẹp, các con còn nhỏ chưa biết gì, nghĩa là chúng sanh căn khí kém cõi, không có chí quyết định, mê đắm trần lao sanh tử, ở trong trần lao sanh tử đầu ra đầu vào, đối với nhà lửa ba cõi không thể lìa bỏ, cho nên bày nhiều phương tiện làm cho chúng sanh xả bỏ phương tiện, ra khỏi nhà lửa, ngồi ở chỗ đất bằng. Đây là tâm lão bà mà Đức Phật đã thấu suốt.
Hễ xem kinh giáo và nhân duyên người xưa vào đạo, thì thường phải thấy trăng quên ngón tay, dè dặt không được dính mắc vào ngôn ngữ. Nếu tìm huyền diệu trong ngôn ngữ, tìm đặc biệt trong lời nói, thực hành công phu như thế thì mất phương tiện. Diệu Hỷ xưa nay có thật pháp cho người, chỉ là y khoản kết án, lấy sự bình sanh ngộ được, mở miệng thấy gan, nói thẳng cho người có tin được thì thực hành theo. Tuy vừa nghe nói như khó gánh vác, nếu đương nhân vô thỉ đến nay trồng được hạt giống Bát-nhã. Mới nghe tên, hai lông mày liền dựng đứng, tròng mắt lay động.
Lúc đầu năm Tăng ở núi này, Hứa Trạch ở Thường Châu có một đạo nhân vô trước, pháp danh là Diệu Tổng, năm ba mươi tuổi tu hành thấy các bậc tôn túc ở khắp các nơi, đều được ấn khả. Nhưng ông ta vì chân thật lo khổ sanh tử, phải chân thật lý hội bổn mạng nguyên thân là chỗ rơi. Đặc biệt qua hạ trong núi, bấy giờ người cùng hạ có một ngàn bảy trăm nạp tử như Phùng Tế, Xuyên Thiếu Khanh cũng ở núi này bất động theo chúng. Một hôm, nhân lão Tăng lên tòa nêu Hòa thượng Dược Sơn lúc mới tham, Thạch Đầu hỏi rằng:
Ba thừa mười hai phân giáo mở giáp cũng nghiên cứu cùng tận, nghe phương nam có chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật thật chưa rõ, xin sư chỉ dạy. Thạch Đầu nói:
– Như thế cũng không được, chẳng như thế cũng không được, như thế chẳng như thế cũng không được.
Dược Sơn không khế hội.
Thạch Đầu nói: Ông đến Giang Tây hỏi Mã Đại sư đi!
Dược Sơn vâng lời đến Mã Đại sư hỏi như trước.
Mã Đại sư nói: Có khi dạy nhướng mày nháy mắt. Có khi không dạy y nhướng mày nháy mắt. Có khi dạy y nhướng mày nháy mắt là dúng. Có khi dạy y nhướng mày nháy mắt là không đúng.
Dược Sơn ngay lời nói liền đại ngộ, nhưng không thể trình bày khéo léo, chỉ cúi đầu lễ bái mà thôi.
Mã Đại sư hỏi: Ông thấy đạo lý gì mà lễ bái?
Mỗ Giáp đối với Hòa thượng Thạch Đầu giống như con muỗi đậu trên con trâu sắt.
Mã Đại sư lúc ấy lên tòa bèn cân nhắc lại, Vô Trước bỗng nhiên tỉnh ngộ, sau khi xuống tòa cũng không đến thông tin tức.
Lúc ấy, Phùng Tế Xuyên theo sau lão Tăng lên chỗ phương trượng nói: Mỗ Giáp lý hội được, lão Tăng hỏi y: cư sĩ thế nào?
Tế Xuyên nói: Như thế cũng không được, tố rô Ta-bà-ha, chẳng như thế cũng không được Tố rô tất ly tát bà ha, như thế chẳng như thế đều không được, Tô rô tất rị Ta-bà-ha. Lão Tăng cũng không nói với ông ta ấy phải, cũng không nói là chẳng phải. Lại nói lời của Tế Xuyên cho Vô Trước nghe.
Vô Trước nói: Có thấy Quách Tượng chú Trang Tử.
Thức giả nói: Lại là Trang Tử chú Quách Tượng lão Tăng, thấy ông ta nói khác, lẽ ra cũng hỏi ông ta.
Lại nêu lời hỏi của Nhạm Đầu Bà Tử vô trước bèn làm kệ:
Một chiếc thuyền lá lướt, bao la mái chèo, múa biệt cung thương.
Mây núi trăng biển đều bỏ hết. Được Trang Châu bướm mộng dài. Lão
Tăng cũng thôi đi. Sau một năm, Tế Xuyên nghi ông ta không thật từ Bình Giang vời Vô Trước đến trong thuyền, bèn hỏi: Bà Tử sanh bảy người con, một người không gặp tri âm, chỉ một người này cũng không tin tức được, bèn bỏ Giang Trung.
Lão sư nói Đạo nhân lý hội được, lại hội thế nào?
Vô Trước nói: Trên cùng thông đều là đến thật.
Tế Xuyên rất sợ, lại có lần đến trong thất.
Lão Tăng hỏi ông ấy: người xưa không ra khỏi phương trượng, vì sao lại đi Trang Thượng ăn dầu mỡ?
Vô Trước nói: Hòa thượng phóng qua Diệu Tổng, Diệu Tổng mới dám thông tin tức, lão Tăng nói với y ta rằng hơn ông, ông thử nói xem.
Vô Trước nói: Diệu Tổng cũng vượt hơn Hòa thượng.
Lão Tăng nói: Phải làm sao với dầu mỡ.
Vô Trước hét một tiếng bèn đi ra.
Lúc ấy, một chúng đều nghe ông ta chỉ đáp như thế, xem ông vừa được một giọt nước. Bèn hiểu nổi sóng làm mòi, bởi ông ta ra khỏi duyên đời, chính là tin được một điều này, và tuy thường bị tà sư ấn phá khuôn mặt lại có thể lùi bước, biết chẳng quyết định lấy ngộ làm sắc, cho nên mới thấy thiện tri thức cân nhắc bèn ngay lời nói ngàn liễu trăm đường.
Vĩnh Ninh Quân phu nhân họ Tạo có nhân lành thông minh lanh lợi, có tri kiến, biết có một việc nhân duyên lớn này, chắc chắn có thể ra vào sanh tử, không bị việc trần lao ở thế gian lôi kéo. Tuy ở trong giàu sang mà không bị giàu sang kéo lôi. Cũng phải thối bước gần gủi thiện tri thức. Quyết chọn việc lớn sanh tử nhưng chưa được chân tri thức kích phát, thuộc ở trong thành, nhân Tiết Sứ công mời đến vườn Cừ am nói pháp, nhân lành nghe lão Tăng đưa ra việc lớn nhân duyên này bèn huân khởi chủng tánh. Ngay lúc ấy thân tâm an ổn, tuy chưa thể hoàn toàn thấu thoát, đã biết được việc trần lao nhà lửa có nhiều luống dối không thật. Đến ngày 30 tháng chạp ân ái cũng khiến không được, thế lực cũng khiến không được, tài bảo cũng khiến không được, tánh khí cũng khiến không được, quan chức cũng không được, giàu sang cũng khiến không được.
Khi mắt đã nhắm lại rồi, tuy có hai cảnh giới ngày xưa tạo thiện tạo ác, mỗi thứ đều hiệu tiền. Làm ác nhiều làm lành ít, thì tùy theo nghiệp ác dẫn dắt đi.
Làm ác ít làm lành nhiều thì tùy theo nghiệp thiện sanh lên cõi trời, cõi người. Đã biết được hai đường này thuộc về hư huyễn. Sau đó phát tâm tinh tấn mạnh mẽ không lui sụt, quyết muốn vượt tình, lìa kiến chấp, rõ thoát sanh tử. Ngày 30 tháng chạp 2 đường thiện ác bắt ta không được. Đã biết có việc cao quý như vậy, e rằng ở trong nhà lửa không thể được. Thường gần gũi thiện tri thức, nên được lên Kính Sơn trụ một tuần, theo chúng nghe pháp, thấm nhuần duyên lành, phát thệ nguyện rộng lớn mãi không lui sụt, sẽ nhờ duyên lành này để cầu chỉ dạy, phải ở trong nhà lửa, thường lấy tự cảnh giác này. Lão Tăng ý chí mạnh mẽ, không đồng với người nhỏ hẹp, cho nên dẫn một đoạn nhân duyên vào đạo của vô Trước khiến người thấy suy lường.
Một hôm, Diệu Hỷ ở trong xã sanh ra hai vô trước, há không phải là hạt giống, ánh sáng đời mạt làm lợi ích lớn hay sao?
Hãy cố gắng, cố gắng.
* Chỉ dạy Diệu Trí cư sĩ.
Chư Phật, chư Tổ trước đây, chân thật làm người, trước dạy lập chí quyết định. Gọi chí quyết định là quyết muốn đời này tâm địa khai thông. Mãi đến Chư Phật, Chư Tổ không chướng ngại dứt cảnh giới giải thoát. Không có chí quyết định thì không quyết định tin. Đức Phật không nói ư? “Niềm tin có thể thêm lớn trí công đức. Niềm tin có thế đến địa vị Như lai, địa vị Như lai là cảnh giới dứt bỏ hoàn toàn, giải thích hoàn toàn.
Xưa thiền sư Quy Tông Thức Nhãn, có vị Tăng hỏi: Thế nào là Phật?
Tông nói: Ta nói với ông, ông có tin không?
Vị Tăng nói: Hòa thượng nói thật đâu dám không tin.
Tông nói: Chính ông là như thế.
Vị Tăng nghe Tông nói suy nghĩ xét néy.
Hồi lâu nói: Nếu mõ giáp chính là thì làm sao giữ gìn?
Tông nói: Vừa nhặm mắt thì trong hư không hoa rơi tán loạn.
Vị Tăng ngày lời nói bỗng khế ngộ, vị Tăng này ban đầu quyết định tin, nghe lời chỉ thẳng của Quy Tông, còn nghi ngờ muốn cầu giữ gìn, mới có thể tự tin. Tâm lão bà của Quy Tông trái với chỗ chấp của ông ta, lấy kiếm báu kim-cương vương dùng vào việc chặt tay chân.
Vị Tăng này ở đầu núi muôn thước đứng một chân, bị Quy Tông vung một cái mới chịu buông thân xả mạng.
Đại sư La Sơn pháp Bảo có lần hỏi Thạch Lương Phổ Hội:
Khi sanh diệt không dừng thì sao?
Thạch Lương nói: Cần phải tro lạnh cây khô, một niệm muôn năm bao gồm tương ưng, toàn thanh bặt điểm.
La sơn không khế hội, lão giữ lời hỏi của Nham Đầu này, tiếng hỏi chưa dứt bị Nham đầu chấn oai một tiếng nói: Là ai sanh diệt.
La Sơn ngay lời nói đại ngộ.
Lại, trong giáo nói: Bồ-tát tu hành từ Sơ địa vào Bất Động địa thứ tám vì Bồ-tát thực hành sâu xa, khó biết được vô phân biệt.
Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước, vô lượng vô biên tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật thật không thể sánh bằng.
Lìa các ồn náo tranh chấp thì vắng lặng hiện tiền, cho đến nhập định diệt tận. Tất cả động tâm nhớ tưởng phân biệt sẽ đều ngừng dứt. Gọi là từ Sơ Địa đến Bất động địa thứ tám, là hạnh xả bỏ tất cả công dụng, được pháp vô công dụng, thân miệng ý niệm đều dứt, nghĩa là không khởi niệm thứ hai.
Lại sợ người lý hội không được bèn dẫn dắt ví dụ rằng: như có người trong mộng thấy thân mình rơi xuống biển lớn. Vì muốn độ, nên phát tâm mạnh mẽ thực hành phương tiện lớn. Vì tâm mạnh mẽ thực hành phương tiện tức là tỉnh ngũ. Đã tỉnh ngũ rồi thì việc làm đều dứt. Bồ-tát cũng như vậy, thấy chúng sanh thân ở trong bốn dòng, vì cứu độ nên phát tâm mạnh mẽ khởi đại tinh tấn. Vì tinh tấn mạnh mẽ đến Bất động địa, đã đến đây rồi tất cả công dụng đều dứt, như sanh vào tầng trời phạm thế cõi dục, phiền não đều không hiện tiền. Trụ Bất động địa cũng giống như thế. Tất cả tâm, ý thức hành đều không hiện tiền. Bồ-tát địa thứ tám, tâm Phật, tâm Bồ-tát, tâm Niết-bàn còn không hiện khởi, huống chi khởi tâm thế gian. Tâm thế gian đã diệt, tâm vắng lặng hiện tiền thì pháp môn trần sa Chư Phật nói một lúc hiện tiền.
Đến được cảnh giới này mới khởi được tâm từ bi làm các việc lợi ích, cũng là từ chí quyết định nương quyết định tín. Khi thành tựu rồi, nếu không có chí quyết định thì không thể đi sâu vào biển vắng lặng hoàn toàn của Như lai.
Không có niềm tin quyết định, thì đối với ngôn cú và thừa giáo văn tự của người xưa không thể động chuyển.
Như Lục Tổ Đại sư vì Thiền sư Giang Tây Chí Triệt nói nghĩa thường và vô thường.
Triệt hỏi Tổ rằng: Đệ tử thường xem kinh Niết-bàn chưa hiểu nghĩa thường và vô thường, xin sư từ bi giảng nói.
Tổ nói: Vô thường tức là Phật tánh, có thường tức là tâm phân biệt tất cả các pháp thiện ác.
Triệt nói: Lời Hòa thượng nói trái với văn kinh.
Tổ nói: Ta được truyền tâm ấn của Phật, đâu dám trái kinh Phật.
Triệt nói: Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa thượng là vô thường. Các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ-đề đều là vô thường, mà Hòa thượng nói là thường, điều này thật trái ngược, khiến người học càng nghi ngờ.
Tổ nói: Kinh Niết-bàn ta xưa nghe Ni Vô Tận tạng đọc qua một lần, đã giảng cho ni ấy nghe, không có một chữ một nghĩa nào nói không hợp với văn kinh, cho đến vì ông rốt ráo không có hai thuyết.
Triệt nói: Đệ tử biết còn cạn cợt, xin Hòa thượng thương xót chỉ dạy.
Tổ nói: Ông biết không! Nếu Phật tánh là thường thì nói gì các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp có một người phát tâm Bồ-đề cho nên ta nói vô thường. Chính là đạo mà Phật nói chân thường. Lại nếu tất cả các pháp là vô thường tức là mỗi vật đều có tự tánh, chứa đựng sanh thử, mà tánh chân thường có chỗ không trùm khắp, cho nên ta nói là thường, chính là Phật nói nghĩa chân vô thường.
Phật so sánh với phàm phu, ngoại đạo chấp tà thường, hàng Nhị thừa đối với thường chấp là vô thường, cộng chung thành tám đảo.
Cho nên trong Niết-bàn Lưu Nghĩa giáo pháp thiên kiến hiển bày chân thuyết chân thường, chân lạc, chân ngã, chân tịnh.
Nay ông y lời trái nghĩa chính là dứt bỏ vô thường và thường, đồng thời xác định chất là thường và lầm hiểu lời mầu nhiệm viên diệu sau cùng của Phật, dù ông xem ngàn lần đâu có ích gì.
Đây cũng là Thiền sư chí Triệt quyết định, nương quyết định niềm tin mà chiêu cảm quả báo một lời của Tổ sư quyết định.
Lại nhớ An Lăng-nghiêm, xem kinh Lăng-nghiêm đến chỗ tri kiến chấp tri kiến tức là gốc vô minh, tri kiến không chấp tri kiến chính là Niết-bàn. Bất giác phá cú đọc rồi nói: Lập tri kiến, tri là gốc vô minh, không có tri kiến, kiến này tức là Niết-bàn, trầm ngâm hồi lâu rồi nói, bỗng nhiên đại ngộ, sau đọc kinh này, trọn đời như sở ngộ, lại không y theo văn kinh. Đây cũng là chí quyết định, nương niềm tin quyết định, y
nghĩa mà không y theo văn tự.
Cư sĩ Diệu Trí có chí quyết định mà nương niềm tin quyết định ở một việc lớn nhân duyên này, chăm lo để triệt chứng không nghi, là nghĩa quyết định. Chỉ chưa nêu bày ra một chút. Do lấy then chốt này cầu chỉ nên cho nên Tổ sư Pháp Diễn vì Thiền sư Chí Triệt, Nham Đầu vì La Sơn, An Lăng-nghiêm phá cú đọc lăng nghiêm mà ngộ đạo, mấy 02 đoạn sắn bìm lại là lúc khác, hễ phát tâm thì liền khế chứng.
* Chỉ dạy Trương Thái Úy.
Phật nói: Nếu có người muốn biết cảnh giới Phật nên tịnh ý mình như hư không, dứt bỏ vọng tưởng và các chấp, làm cho tâm mình đều vô ngại, cảnh giới Phật là hiện lượng tự tâm của đương nhân, thể bất động bất biến, một chữ Phật hướng về thể của tự tâm cũng không có chỗ dính mắc, mượn một chữ này để biết mà thôi, vì sao biết? Vì Phật nghĩa là giác, vì chúng sanh vô thỉ đến nay không tin hiện lượng tự tâm vốn tự đầy đủ, mà chạy theo phiền não khách trần trôi lăn trong ba cõi, chịu các cảnh khổ. Cho nên khi tướng khổ hiện, thì thể của hiện lượng tự tâm trôi lăn theo khổ, Chư Phật vì thương xót chúng sanh trôi lăn, nên mượn chữ Phật để giác, đã giác thì chữ Phật cũng không có chỗ dùng. Phật là thuốc cho chúng sanh. Chúng sanh hết bệnh, thì thuốc của Phật cũng vô dụng. Hễ xem kinh giáo, thì nhân duyên của người xưa nên biết học như thế.
Chúng sanh hằng ngày hiện hành vô minh, thuận theo vô minh thì sanh tâm vui mừng, nghịch với vô minh thì sanh phiền não. Phật và Bồtát thì không phải như vậy. Mượn vô minh làm Phật sự, vì chúng sanh lấy vô minh làm nhà cửa, nghịch lại thì phá nhà cửa, thuận thì tùy theo đó mà chấp trước, mà ví dụ dắt dẫn.
Kinh Tịnh Danh chép: Trần lao là hạt giống Như lai.
Vĩnh Gia nói: Thật tánh vô minh tức Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân, chính là lý này.
Việc này không thể có tâm mà cầu, không thể vô tâm mà được, lời nói không thể tạo được, cũng không thể im lặng mà thông. Đối với bốn câu này không có chỗ dụng tâm, mới cân nhắc được tin tức này.
Phật nói: Công đức thế gian và xuất thế gian chẳng bằng công đức vô tâm lớn nhất và không thể nghĩ bàn. Há không thấy ở trong hội Bát-nhã Đức Phật hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, ông nhập tam muội Bất tư nghì phải không?
Văn-thù đáp: Bạch Đức Thế tôn chẳng phải.
Ta tức là không thể nghĩ bàn, chẳng thấy có tâm để không thể nghĩ bàn, sao nói nhập vào tam-muội Bất tư nghị.
Con lúc đầu phát tâm muốn nhập định này, như nay suy nghĩ thật vô tâm tưởng mà nhập tam muội, như người học bắn, học lâu thì bắn khéo.
Sau đó tuy vô tâm, vì chứa nhóm lâu ngày, nên mũi tên phát ra đều trúng, ta cũng giống như thế. Lúc đầu học tam muội bất tư nghì, buộc tâm vào một duyên. Nếu chứa nhóm lâu ngày thì thành tựu, lại vô tâm tưởng. Thường với định đều đến thửa ruộng này mới nói được Na-già thường tại định.
Lúc không có bất định cho nên Phật nói: Công đức vô tâm là cao siêu, là chỗ không thể suy lường. Nay nói vô tâm chẳng bằng ngói đá, đất gỗ vô tri vô tâm của thế gian, sai một mảy may mất ngàn dặm, chẳng thể không quan sát rõ ràng.
Phật nói một trăm hai mươi loại tâm Bồ-đề, một trăm hai mươi thí dụ. Trong đó có một ví dụ rằng: Thí như có người nhờ cậy vua mà không sợ người khác. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng giống như thế, nương vào tâm Bồ-đề thế lực vua, không sợ nạn che lấp đường ác, thật chưa từng thấy.
Lại có một ví dụ: Thí như đại lực dõng sĩ ma-ha-na-ca như oai nộ, trên trán mọc mụt nhọt. Nếu nhọt chưa hợp thì tất cả người dân trong Diêm-phù-đề không thể chế phục. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng giống như thế. Nếu khởi tâm bi thì phát tâm Bồ-đề. Tâm chưa xả thì tất cả ma thế gian và dân ma không thể làm hại. Hai loại thí dụ trên đều là đại tâm của xuất thế gian có năng lực, vì sao? Vì hai loại thí dụ chẳng phải pháp thế gian, thường được Phật nói điều này để mở bày dắt dẫn các trượng phu đặc biệt quá lượng, muôn gánh vác chiếc gánh Đại thừa, cho nên đại phu không hề lưu tâm về Phật thừa. Thường lấy Phật thừa làm giáo pháp vắng lặng, mê đắm cái đãy da, nghe người nói vắng lặng thì sanh tâm sợ hãi. Thật không biết, tâm sợ hãi nầy chính là gốc sanh tử. Phật tự nói. Không hoại tướng thế gian mà bàn về thật tướng.
Lại nói: Pháp nầy trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ.
Luận Bảo Tạng chép: Vắng lặng, rộng lớn, trên thì có vua, dưới thì có dân, cha con cùng ở, tôn ty có thứ lớp khác. Do đó, mà quán, giáo của Phật thầm giúp nhau mở bày, bậc chư tôn Thánh hóa cũng nhiều. Lại không hề chỉ nói về vắng lặng mà thôi. Như thế tục gọi là Lý lão quân nói phương pháp sống lâu, chẳng khác gì mạnh mẽ sắp bày bàn pháp vắng lặng của Phật.
Sách lão tử vốn không hề nói lưu thân trụ thế, cũng lấy thanh tịnh vô vi làm chỗ trở về tự nhiên. Tự là người già không học Phật, dùng tâm tướng thiện ác vu báng ông, chẳng thể không quán sát.
Người ngu cho là bậc Thánh Tam giáo lập giáo tuy khác nhau mà đạo thì cùng về một nghĩa, nghĩa nghìn xưa không khác nầy tuy như thế, nhưng trước người không có trí chớ nói, đánh đầu ông vỡ sứt trán.
* Chỉ dạy Tăng Cơ Nghi.
Tuyết phong ba lần lên Đầu Tử, chín lần đến Đỗng Sơn, pháp duyên không khế hợp, cuối cùng được Nham Đầu quét sạch sở đắc tạp nhạp trước đây mới được khai thông tâm địa.
Nham Đầu nói: Nếu muốn lúc khác xưng dương Đại giáo, mỗi thứ phải từ bụng mình lưu xuất. Trời che đất chở mới là việc làm của đại trượng phu. Lời của Nham Đầu chẳng đặc biệt phát mình căn khí của Tuyết phong. Cũng có thể làm khuôn pháp muôn đời cho người học đạo này. Gọi là người lưu xuất từ trong ngực. Chính là từ vô thỉ đến nay, hiện lượng vốn tự đầy đủ, vừa khởi niệm thứ hai thì rơi vào tỷ lượng. Tỷ lượng là pháp sở đắc trang nghiêm ngoại cánh. Hiện lượng thì được khí lực thô. Người từ trong tỷ lượng thì có khí lực yếu kém. Người khí lực yếu kém vào được cảnh giới Phật, thì ở trong cảnh giới ma đánh trống thối lui, không thể thắng số. Việc này không thể thông minh lanh lợi, cũng không thể độn căn biết cạn, cứ thật mà luận. Chỉ bày ra là tiêu chuẩn mới được tin tức này, phàm có ngôn cú chẳng lìa chân mà lập xứ, lập xứ tức là chân. Gọi là trong tâm lưu xuất, trời che đất chở như thế mà thôi. Chẳng phải làm ngôn ngữ cầu đặc biệt, người khác nói không ra, tâm gấm miệng thêu ý cú mới mẻ, cho là trong lòng tuôn ra, mười lần bị nhà sư hỏi, chín lần chỉ đáp không được. Không ngại chỉ sợ hướng về đầu lâu gượng làm chủ tể. Mới thấy tông sư mở miệng động lưỡi bèn lãnh hội đem đi. Loại như thế, Phật ra đời cứu cũng không được.
Thôi thúc giữ gìn căn tánh tuy độn, lại được tiện nghi, chân thật phải đối địch sanh tử, chăm chăm đau đáu tâm tâm niệm niệm không chịu buông bỏ. Trước nói được tiện nghi lại là gia phong độn này. Đã có chí quyết định, đuợc vào tay tự có thời tiết, cũng chẳng quản được lúc nào. Lão Tăng thường nói cho các nạp tử phải tham thiền Diệu hỷ, phải làm được trong một đời không hội mới được. Nếu muốn cầu mau hiệu nghiệm thì chắc chắn là lầm, vì sao? Chỉ vì xưa nay không có pháp cho người, nhưng vì người làm được kẻ chỉ đường.
Người xưa nói: Có sở đắc là dã can kêu, vô sở đắc là sư tử rống. Phật là người có thần thông biến hóa, trong bốn mươi chín năm, nói pháp hơn ba trăm sáu mươi hội, tùy căn tánh của chúng sanh mà dẫn dắt. Cho nên, trong mười pháp giới một âm mà giảng nói. Chúng sanh tùy loài mà được lợi ích.
Thí như gió hướng Đông thổi thì muôn loài cỏ đều phô bày. Pháp Phật nói cũng giống như thế, nếu có ý làm lợi ích trong mười pháp giới, chính là vì ta nói pháp muốn làm cho chúng sanh tùy loại được độ cũng không khó ư? Không thấy Xá-lợi-phất trong hội Bát-nhã hỏi Văn-thù rằng: Chư Phật, Như lai chẳng biết pháp giới phải không?
Văn-thù đáp: Không đúng! Thưa ngài Xá-lợi-phất. Chư Phật còn không thật có thì làm gì có Phật giác ngộ pháp giới. Pháp giới còn không thật có huống gì là Chư Phật biết pháp giới. Xem hai người này kích dương như thế. Lại không hề đắm vào ý, Chư Phật Chư Tổ trước đây là người, đều có cách thức như thế. Tự là con cháu sau này mất đi tông chỉ, rồi mỗi vị lập môn bày yêu lập quái. Thúc Trù lòng nguội như tro tàn ở thế gian thì đã yên tĩnh được vô hạn việc rồi, không hoại tướng thế gian, mà bàn thật tướng. Phật Phật trao tay, Tổ Tổ truyền dạy, chẳng sai chẳng khác, tự là người học đạo này, vì nhận làm phương tiện, hãy truyền học đi, thật không y cứ vào nguồn gốc.
Thế nào là không hoại tướng thế gian mà bàn thật tướng. Diệu hỷ vì ông nói rõ, vâng lời tôn trưởng, thừa thuận nhan sắc, đệ tử làm việc, không được tránh kỵ, sau này, tùy duyên phóng khoáng, nhậm tánh tiêu dao.
Hằng ngày trong bốn oai nghi, thường tự xem xét, lại dùng việc nhỏ thường chống lại việc lớn sanh từ, thường cân nhắc, khi vô sự cũng phải đọc sách bậc Thánh làm lợi ích tình thức. Nếu được như thế thì thế gian và xuất thế gian đều không lỗi lầm.