ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC
SỐ 1998A
QUYỂN 02
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
Đệ tử nối pháp Thiền sư tuệ Nhật, trụ trì thiền viện Năng nhân ở Kính sơn là Uẩn Văn kính dâng.
Sư Thượng đường bảo, sư ông Vân Đoan nói: Nếu được một giọt mồ hôi của Vân Đoan nhỏ lên một cọng cỏ thì liền hiện thành lầu quỳnh điện ngọc. Còn nếu chưa được một giọt mồ hôi của Vân Đoan nhỏ lên một ngọn cỏ thì cho dù có lầu quỳnh điện ngọc cũng bị ngọn cỏ che lấp.
Sư bảo: Trên một ngọn cỏ hiện ra lầu quỳnh điện ngọc chắc chắn là điều đáng tin. Lầu quỳnh điện ngọc bị một ngọn cỏ che lấp chứ không bị ông ta coi thường. Kính Sơn nói gì? Vì nói chính mình đã là người nhỏ đươc giột mồ hôi. Nếu là ngươì chưa nhỏ được giọt mồ hôi thì không cắt đứt được điều nghi.
Tiết Thiên Thân, sư Thượng đường đảnh lễ đấng Năng Nhân Tịch mặc ở thế gian, bậc chứa nhóm vô lượng phước đức cao quý, là bậc Kim Luân thống trị bốn thiên hạ, ban đến cho khắp chúng sinh sự an ổn vui sướng. Còn tri ân, báo ân gì? Im ặng hồi lâu, sư nói: Một năm ba trăm sáu mươi ngày chỉ có hôm nay là ngày tốt. Sư Thượng đường nêu, ngài Bách Trượng hỏi cư sĩ Bàng Uẩn:
- Thạch Đầu được sức câu cuối cùng, có từng nêu ra câu giống người hay không?
- Cũng đã từng nêu ra câu giống người.
Bách Linh hỏi: Nêu ra câu giống người nào?
Cư sĩ chỉ vào ngực mình, đáp: Bàng Công.
Bách Linh hỏi: Ngay cả Diệu Đức không sinh cũng không kịp khen ngợi.
Bàng cư sĩ lại hỏi Bách Linh: Thầy Thạch Đầu được năng lực câu cuối đã từng nêu ra câu giống người chưa?
Linh đáp: Đã từng nêu ra câu giống người?
Bàng cư sĩ hỏi: Nêu ra câu giống người nào?
- Bách Linh đội mũ bỏ đi.
Sư bảo: Câu nói đầu lưỡi. Nếu chẳng phải là Bàng Uẩn thì đã nêu ra câu sai giống người. Tuy như vậy nhưng bách Linh cũng đã thua Bàng Uẩn kia một keo. Vì sao? Vì ngay lúc ấy nếu không xé được cái nón để che đầu lâu thì còn mặt mũi nào để gặp ông ta và Bàng Uẩn kia.
Sư Thượng đường nói: Tưởng điên đảo sinh thì sinh tử sinh; tưởng điên đảo diệt thì sinh tử chấm dứt. Chỗ sinh tử chấm dứt là tánh không Niết-bàn; chỗ tánh không Niết-bàn là mạt cám trong mắt. Niết-bàn đã không thì gọi cái gì là mạt cám trong mắt? Mây trắng bỗng bay đến ngọn núi cao, trăng sáng khó nói chiếu xuống Bích Thiên.
Sư Thượng đường nêu, Vô Trước đến núi Ngũ đài đảnh lễ ngài
Văn-thù
Ngài Văn-thù hỏi:
- Đại đức từ đâu đến?
- Tôi từ phương Nam đến.
- Làm thế nào gìn giữ Phật pháp được ở phương Nam?
- Tỳ-kheo thời Mạt pháp ít vâng giữ giới luật.
- Có được bao nhiêu Tỳ-kheo?
- Khoảng trừ ba đến năm trăm vị.
Vô Trước lại hỏi: Hòa thượng ở đây làm thế nào giữ gìn được Phật pháp?
Văn-thù đáp: Phàm Thánh ở chung, rắn rồng lẫn lộn.
Vô Trước hỏi: Chúng nhiều hay ít?
Văn-thù đáp: Trước ba ba, sau cũng ba ba.
Sư bảo: Nếu ngay lúc ấy Kính Sơn thấy thì đã đến nói với ông ta: Hòa thượng trụ trì như thế thật là không dễ.
Sư thợng đường, có vị Tăng hỏi: Ngài Tuyết Phong năm lần bảy lượt đến Đỗng Sơn. Vì sao lại thành đạo ở Miết Sơn?
Sư đáp: Nhà buôn bán ở Dương châu.
Sau đến ở am tranh, có vị Tăng gõ cửa, Tuyết Phong ra hỏi: Ai đó?
Tăng cũng hỏi: Ai đó? Như vậy có hơn kém gì không?
Hơn thì tất cả đều hơn, kém thì tất cả đều kém.
Tăng hỏi: Vì sao Tuyết Phong cúi đầu trở về am tranh?
Sư đáp: Nghi ngờ là giết chết mọi người trong thiên hạ.
Tăng hỏi: Có giống như trường hợp ngài Nham Đầu không?
Nham Đầu đáp: Đúng thời ta sẽ đến, ông ta nói một câu sau rốt.
Người trong thiên hạ đâu cấm được lão Tuyết! Thế nào là câu sau rốt?
Sư đáp: Không ngủ chung gường đâu biết trong chăn có rận?
Tăng hỏi: Ngài Nham Đầu nói: Tuyết Phong và ta cùng sinh chứ không cùng tử, biết câu sau rốt là đây. Ý chỉ thế nào?
Sư đáp: Người xưa nói: dây leo xoắn quanh một thân cây để leo lên, cứ leo, leo mãi đến tận ngọn tùng. Mây trắng bàng bạc vượt khỏi thái hư. Muôn pháp vốn vắng lặng, chỉ có con người làm náo động. Lại trong giáo nói: phàm phu thấy các pháp và chuyển theo tướng của nó. Họ không hiểu pháp vốn vô tướng, vì thế không thấy Phật. Sư bèn đưa Phất trần lên, nói:
- Đây là tướng, kia là vô tướng. Sum la muôn tượng hiện đang bày ra trước mắt. Mắt thấy, tai nghe, tất cẩ đều là pháp thì đâu từng ồn náo.
Đã không từng ồn náo thì đâu thể nói vật chuyển theo tướng.
Sư lại đưa cái phất trần lên, bảo:
- “Cái này là vô tướng”, lại vì sao? Đã không hiểu rõ thì đến chỗ nào gặp Phật? còn bảo người xưa nói rất đúng, trong giáo rất đúng. Đúng là đúng cái gì? Nếu phân tích kỹ càng vấn đề này thì được thoát ra. Phật Thích-ca không trước, Phật Di-lặc không sau, tuy như vây nhưng chưa tránh khỏi bị cái phất trần của sơn Tăng xỏ qua lỗ mũi.
Sư lại đưa phất trần lên, bảo:
- Tùy tướng chuyển. Bị phất trần xỏ qua lỗ mũi là không tuỳ tướng chuyển. Bị phất trần xỏ qua lỗ mũi; bảy Đức Phật cũng bị phất trần xỏ qua lỗ mũi. Rồi sư quay sang nhìn đại chúng, hỏi: phải làm thế nào để thoát khỏi được lỗi này, nước cuối cùng chảy về biển, mây nhất định bay về núi. Sư vỗ giường Thiền, xuống tòa.
Sư Thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi Mễ Hồ:
- Từ xưa các bậc Hiền có thấu đạt được lý chân thật hay không?
Mễ Hồ bảo là thấu đạt được.
Tăng hỏi: Làm sao thấu đạt được chân lý?
Mễ Hồ đáp: Lúc ấy bỗng một tia sáng loé lên giả bán thành bạc cho Thiền Vu (vua nước Hung Nô) thì người nào ghi sổ sách?
Vị Tăng không đáp được.
Sư bảo: Nếu lúc ấy Kính Sơn là vị Tăng này thì đã hạ được câu chuyển ngữ để bịt miệng lão già này, hãy nói hạ câu gì?
Sư im lặng hồi lâu, nói: Nếu giáo dễ được thì xem thường.
Sư Thượng đường bảo: Hôm nay, sơn Tăng nấu cháo cúng dường đại chúng. Ăn cháo xong, đại chúng đồng đến điện Long Vương tụng niệm. Tụng niệm rồi xin đem của cải của hóa chủ đi đốt. Nhiều việc như thế, nếu là ý chỉ mầu nhiệm của Thiền tông thì chưa có công phu gì để nói được. Sư xuống tòa.
Sư Thượng đường nêu: Tiên sư Viên Ngộ ở Giáp Sơn dạy chúng rằng: Thông thân là mắt thấy không đến; thông thân là tai nghe không rõ; Thông thân là miệng nói không dính mắc; thông thân là tâm soi không ra; thông thân là buông bỏ. Có người nói: nếu không có mắt thì làm sao thấy; không có tai thì làm sao nghe; không có miệng thì làm sao nói; không có tam thì làm sao soi gương. Nếu đến đây dứt bỏ được một tuyến đường thì mau đồng tham với cổ Phật. Hãy nói, người nào tham?
Sư đáp: Tiếc thật! Không có Kính Sơn ở đây! Nếu có một đóm lửa thì chiếu soi được bao nhiêu gương mặt lão Hán? Tức là người bên cạnh, hôm nay không cam lòng đứng ra nói. Hòa thượng cũng là người Phổ Châu thì làm sao đén đó nói: Tây Thiên chặt đầu cắt tay, trong đây tự lãnh lấy.
Sư Thượng đường nói: Trước ngày 1 câu nói của mọi người còn dinh mắc, lời nói của Kính Sơn thì không dính mắc. Sau ngày 1 câu nói của Kính Sơn bị dính mắc còn câu nói của mọi người thì không dính mắc. Còn lời nói ngay ngày 1 thì thế nào?
Im lặng hồi lâu, sư đáp: Khắp cả.
Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Hư không bít lấp thì thế nào?
Sư liền hét.
Tăng thưa: Ngài Văn-thù, Phổ Hiền đến.
Sư đáp: Hư không bít lấp, chỗ nào cho Kính Sơn gặp.
- Tăng cũng hét một tiếng.
Sư bảo: Văn-thù, Phổ Hiền do lỗi gì mà ở dưới gót chân ông?
Tăng suy nghĩ, sư liền đánh, bảo: Đạo Vĩnh Gia, rõ ràng thấy không một vật, không có người cũng không có Phật, tất cả muôn vật đều giống như bọt nước trong biển đại thiên sa giới; tất cả Thánh hiền giống như điện chớp. Có một lão túc dùng tay bóp lại, hỏi:
- Đã không một vật thì thấy cái gì thông suốt rõ ràng?
Sư đáp: Hãy nói lão túc nói cái gì? còn đủ hai mắt không?
Sư Thượng đường bảo, vua Thiết Luân ra sắc lệnh trong một vùng. Tháng hai, Phong Can cởi cọp vào chợ. Tháng ba, một con ba ba lớn chuyển minh trong mắt con tiêu minh. Sư cầm gậy, bảo: không có cái gì đồng sinh đồng tử. Đi ra thì gặp Kính Sơn chống gậy. Im lặng hồi lâu, sư nói: thấy việc nghĩa chẳng làm thì có dũng khí gì? Sư ném gậy.
Sư Thượng đường nói: Tâm sinh pháp diệt, tánh khởi tình vong. Ngộ được lý này, bỏ cái chấp quái gở kia có gì khó. Sư đưa phất trần lên bảo: Xem đây, nhìn đây, Quán âm, Di-lặc, Phổ Hiền, Văn-thù, tất cả đều đến nhóp họp trên đầu cái phất trần của Kính Sơn, phá đập dây mơ rễ má. Nếu thả ra thì miệng nói nhọc động lưỡi. Nếu giữ lại thì không cần lấy cái phất trần, sư phất một cái, vỗ vào giường thiền, xuống tòa.
Sư Thượng đường nêu, Mục Châu hỏi Tăng Chánh: Giảng được luận Duy Thức không?
Tăng Chánh đáp:
– Không dám, lúc còn nhỏ đã đọc qua văn tự. Ngài Mục Châu cầm cái bánh đường bẻ làm hai, hỏi: Hai nửa này gọi là gì?
Tăng Chánh im lặng.
Mục Châu hỏi: Gọi là bánh đường hay chẳng phải bánh đường?
Tăng Chánh đáp: Chẳng thể không gọi là bánh đường.
Ngài Mục Châu lại gọi chú sa di đến hỏi: Hai mảnh này gọi là gì?
Sa-di đáp: Gọi là bánh đường.
Mục Châu bảo: Ông cũng giảng được luận Duy Thức.
Sư bảo: Đúng thật, Tăng Chánh và Sa-di giảng được luận Duy Thức. Nhưng chỉ không thể biết cái bánh đường để đến nơi. Lão Mục Châu tuy là Thiện tri thức của một vùng, nhưng nếu là “ba cõi Duy tâm, muôn pháp Duy thức” thì rốt cuộc không hiểu được lý.
Sư Thượng đường nói: Ba lần chuyển pháp luân nơi đại thiên. Pháp luân ấy thường thanh tịnh. Trời người đắc đạo, đó đã chứng minh Tam bảo thị hiện ở thế gian. Sư dộng gậy ba lần, rồi bảo: Đã ba lần chuyển pháp luân rồi, còn tin cái nào là Tam bảo thị hiện ở thế gian?
Im lặng hồi lâu, sư bảo: Trong kho vua của ta không giống như đao này. Rồi sư vỗ bàn một cái.
Sư Thượng đường bảo: Xưa kia Phật bảo năm trăm vị Tôn giả hàng phục một con rồng dữ. Các Tôn giả đều vận thần thông nhưng không hàng phục được. Bỗng có môt Tôn giả ở nơi khác đến, Phật bảo Tôn giả ấy hàng phục rồng dữ. Tôn giả đến trước rồng búng ngón tay, rồng liền quy phục.
Sư nói: Thần thông của năm trăm vị Tôn giả cũng bằng với một Tôn giả phương khác, vì sao không hàng phục được rồng dữ? Thần thông của một Tôn giả nơi khác cũng bằng thần thông của năm trăm Tôn giả nhưng tại sao hàng phục được rồng dữ? Sư đưa phất trần lên hỏi:
– Hiểu không? Tranh thêu đôi chim uyên ương xuất phát từ cung vua. Đừng so sánh sàng với người. Sư vỗ giường thiền, xuống tòa.
Trần Bảng Nhãn đến pháp tòa, bảo: Trong giáo nói, lúc ta không thấy thì chỗ nào không tháy cái ta không thấy? Nếu thấy cái không thấy thì đương nhiên chẳng phải là tướng kia không thấy. Nếu không thấy cái chỗ ta không thấy thì tự nhiên chẳng phải là vật. Vì sao chẳng phải là ngươi. Sư ông Bạch Vân tụng rằng:
Trước thiền đường lâu đã mang thai
Sao không sinh đứa trẻ xinh đẹp
Chưa hiểu ngôn ngữ đã làm phú
Sau này chắc chắn đỗ Trạng nguyên.
Sư nói: Xin hỏi các vị, các vị biết sư ông rơi vào nơi nào không? Nếu biết thì mới hiểu được Trạng nguyên. Nếu không biết thì Kính Sơn chỉ cho ông. Có lơi, không có lợi đều có thể đi vào chợ. Nếu còn chấp một cái thì sẽ rơi vào thứ hai.
Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Thuý Nham dạy chúng rằng, mùa hạ nọ các huynh đệ cùng nói chuyện đông chuyện tây, xem lông mày của Thuý Nham ở đâu? Ý chỉ thế nào?
Sư đáp: Từ đầu vốn là tội ấy.
Tăng hỏi: Bảo Phước nói, làm giặc mà tâm rỗng tuếch thì làm gì được?
Sư đáp: Con lừa chọn chỗ ẩm ướt để đi tiểu.
Tăng hỏi: Trường Khánh là sinh, Vân Môn nói là quan, phải làm thế nào?
Sư đáp: Đổ một giỏ phân với chổi lau cùn.
Vị Tăng hỏi: Sau có vị lão túc nói: Thuý Nham không gío mà nổi sáng, làm sao thấy được? Rộng khắp nhưng chẳng phải Thánh cũng không do dự chần chừ. Che sắc, kỵ thanh hoàn toàn nhờ vào sức của họ. Chư Phật lấy đây để độ sinh; nạp Tăng lấy đây làm sinh mạng, phơi bày rõ rệt, thoáng đãng tự nhiên nhưng không thể nắm bắt được. Đi vẫn đi, ngồi vẫn ngồi; đói thì ăn cơm, lạnh thì đến hơ lửa. Xoay vần thế nào cuối cùng gọi là nạp Tăng? Không nghe sư ông Bạch Vân nói: “Có khi đầu chày nở hoa. ” Có lúc Phật đối diện trăm thứ xấu, Lý Công say mèm, tự là Trương Công, uống rượu đốt hết lông mi. LộTrụ vỗ tay cười ha ha v. v… Hãy nói Lộ Trụ vỗ tay đã thành tựu được sự nghiệp gì? Tham.
Sư Thượng đường, cư sĩ Liễu Nhân dọn cháo cúng dường tất cả các bậc long tượng trong thiền đường. Ăn xong treo bát để làm tấm gương cho tất cả những người từ Tây sang.
Hôm qua là ngày giỗ Hòa thượng Viên Ngộ, sư niêm hương nói: Bậc Tôn Từ này ngày xưa khí tiết lẫy lừng, bốn phương thiên hạ nễ vì, tài năng vượt bậc, dùng lý trí phân tích sự việc thấu suốt sâu xa, tự nói, ta có thể dùng cây mộc hoạn tử để đổi lấy con mắt của mọi người trong thiên hạ. Thật không ngờ bị đứa con bất hiếu xỏ mũi, xách đầu đã ở trong tay Kính Sơn, hãy nói, lấy gì làm kinh nghiệm. Rồi sư đốt hương, nguyện: “Lấy đây làm kinh nghiệm. ”
Sư Thượng đường nói: Năm ngoái người ngắm trăng trung thu, năm nay người ngắm trăng trung thu. Người của năm nay cũng là người của năm ngoái; trăng năm nay cũng là trăng năm ngoái. Sao vẫn có người nhìn việc này bằng một con mắt? Nếu nhìn được, Kính Sơn chia nửa viện cho y ở. Còn nếu xem không được thì trở về thiền đường uống trà.
Sư Thượng đường nói: Người xưa nói là đã hiểu rõ muôn việc rồi. Sáng hôm nay là mùng một tháng chín, các ngươi đã làm gì rồi? Bỗng sư cầm gây bảo: không được gọi cầm gậy thì liền hiểu rõ, nắm bắt được, đã không gọi là cầm gây thì gọi là gì? sư ném gậy bảo: sai một ly đi một dặm.
Sư Thượng đường nêu: Ngài Vân Môn đã nói biết chỗ đến. Hãy nói vào kiếp nào không có Tổ sư. Tự Đại nói: Ngày đó và ngày nay không liên can gì với nhau.
Sư nói: Vân Môn cũng làm giặc, tâm rỗng không. Kính Sơn thì không như vậy. Đã biết chỗ đến hãy nói vào kiếp nào không có Tổ sư? Không định đập cỏ mà muốn rắn sợ.
Sư Thượng đường bảo: Sáng nay là ngày mùng năm tháng năm, trời nửa ngày mưa, nửa ngày tạnh, mắt mũi của nạp Tăng nhất định phải kiêng hòa, bùn trộn đất. Rồi sư ngoái nhìn đại chúng, bảo:
– Lo sợ chính là lo sợ; lanh lợi cứ việc lanh lợi, hỏi phớt qua mười người thì năm người không biết. Đã lo sợ còn lanh lợi! Vì sao không biết rơi vào chỗ nào? Vì không thấy đạo nên phải dặn dò.
Sư Thượng đường cầm cây gậy dạy chúng rằng: Người ngu si dại dột gọi đây là cây gậy, người ngộ đạo cũng gọi đây là cây gậy. Tuy mê ngộ có khác nhưng cái thấy thì không khác. Cái thấy đã không khác thì người mê là theo sự dạy bảo mà mê; người ngộ là do sự dạy bảo mà ngộ, tất cả đều chẳng phải do việc này. Sư lại hỏi: hôm nay trong mắt các ngươi là mê, hay không thấy, hay khác? Sư hét một tiếng, dộng gậy, nói: Là từ đầu khởi lễ Tham Chính đến Thiên trúc để lên tòa pháp.
Tăng hỏi: Lễ bái Đức Thích-ca mà không vái chào Đức Di-lặc thì thế nào?
Sư đáp: Sẽ gọi Hòa thượng quên từ chối.
Tăng hỏi: Ông nhớ thì thử nói xem.
Tăng hỏi: Tuy nói không được nhưng cũng muốn không mất.
Sư đáp: Nguyên do là không hiểu.
Tăng hỏi: Sự việc đến nay đã gửi gắm cho ai?
Sư đáp: Gửi gắm cho ông lão mù.
Tăng hỏi: Tông Lâm Tế hoàn toàn dựa vào sức mình.
Sư đáp: Việc này không liên can gì đến ông.
Tăng hỏi: Bảy cô gái hiền thục ngày xưa đi đến rừng Thi-đà dạo chơi, một cô nói: Thây chết ở đây, người sẽ đem đi đâu?
Cô khác hỏi: Làm gì, làm gì?
Tức thời bảy cô đều ngộ Vô sinh pháp nhẫn.
Sư đáp: Lấy trong cái đầu lâu.
Tăng hỏi: Ánh sáng lấp lánh đẹp đẽ xưa nayvượt khắp trời đất vũ trụ.
Sư đáp: Kho lúa này xấu quá.
Vị Tăng hỏi: Tứ chủ bạ hiện giờ ở đâu?
Sư đưa phất trần lên, đáp: Ở trong đây.
Tăng hỏi: Ma-kiệt lưu truyền ngàn xưa, bèn nói:
– Khéo đào đất tìm trời, nếu hiểu lý thì rõ chân vọng đều không.
khải cáo, đến nỗi tâm tâm không tiếp xúc với muôn vật; niệm niệm cắt đứt phan duyên. Quán pháp giới trong một hạt bụi; thấy hạt bụi đầy khắp pháp giới. Trần trần, niệm niệm, pháp pháp đều là giáo thừa, chưa phải là chỗ nạp Tăng xả bỏ thân mạng. Nếu biết được chỗ của nạp Tăng xả bỏ thân mạng thì vào tử ra sinh được tự tại hoàn toàn. Lấy sinh tử làm sân khấu vui đùa mà không bị sinh tử làm trở ngại. Việc ấy không được vì chưa khỏi sắn bìm. Tánh mầu tròn sáng là lìa danh tướng. Xưa nay, không có thế giới, không có chúng sinh. Vì vọng có sinh, do sinh nên có diệt. Sinh diệt gọi là vọng; dứt vọng gọi là chân. Sư bèn quay lại nhìn đại chúng: Hôm nay Tham Chánh Tướng Công vì quên Nam chủ mất hết bảy thần mạng, sơn Tăng lên tòa này tuyên dương cho đại chúng nghe. Tăng tục đều đến hội này tham vấn, là cái gì? Nếu nói là dối hiện thì nay nói pháp, nghe pháp, trải qua nhiều kiếp vẫn truyền bá một thứ ánh sáng độc nhất, lại là vật gì? Nếu mắt là vọng thì thấy được sắc gì? Tai nếu là vọng thì nghe được âm thanh gì? Nếu mũi là vọng thì ngữi được mùi gì? Nếu lưỡi là vọng thì nếm được vị gì? Nếu thân là vọng thì có được cảm giác gì? Nếu ý là vọng thì sẽ phân biệt được gì? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không thuộc về vọng thì “nhất chân” nương vào đâu? Nó đã không chỗ y cứ thì chắc chắn bình đẳng. Tân đây mới biết chủ Bạc. Tuy ngày xưa sinh nhưng vốn không hề sinh, ngày nay tuy diệt nhưng vốn không hề diệt. Đã bất sinh bất diệt thì còn gọi gì là tánh mầu tròn sáng! Chân vọng, danh tướng đâu có chỗ an trụ. Sao gửi gắm tất cả? Một khi đằng thân thì thân vượt ngoài thái hư, lỗ mũi theo sự tôn kính trước tháp. Sư xuống tòa.
Sư Thượng đường nói: Pháp thân chân thật của Phật giống như hư không. Sư cầm phất trần đập vào giường thiền một cái, bảo: Ứng vật hiện hình như trăng dưới đáy nước. Sư lại đứng lên, bảo: Có mắt như mù. Nếu nói thấy thì hãy nói đi. Ở trong, ở ngoài, ở giữa hay ở xung quanh cái phất trần này? Ông nói không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa thì sao thấy rõ ràng được? môn hạ của Kính Sơn thích ăn gậy. Sư vỗ giường thiền, xuống tòa.
Sư Thượng đường nói: Bàng Sơn nói con đường hướng thượng ngàn Thánh không truyền. Từ Minh nói con đường hướng thượng ngàn Thánh không đúng. Kính Sơn nói con đường hướng thượng tiếng chim oan ương hót. Sư xuống tòa.
Xuất Hương Quy thượng đường cử: Pháp sư Triệu nói động như mây bay, dừng như hang thần. Đã vô tâm ở đây, kia há có voi đi về. Tu Sơn chủ nói đi đi thật chẳng đi, giữa đường thích làm lành, lai lai thật chẳng lại, trên đường không gặp nguy.
Sư bảo: Hai lão già này. Tiếc thật! Không có Kính Sơn ở đây. Nếu có thì cho trói hai ông lại quăng xuống sông Tiền Đường. Vì sao con người, sông núi và mặt trời mặt trăng xưa nay, lạnh thì khắp trời khắp đất đều lạnh. Nóng thì nóng khắp trong trời đất, đi đi lại lại động động tĩnh tĩnh lại có lỗi gì? Có một nạp Tăng bước ra nói: Kính Sơn nói gì thì cũng cột vào một bó quăng xuống sông Tiền Đường. Sơn Tăng lại nấu nước pha trà rồi đưa cho y uống. Vì sao như thế? Đại trượng phu vuốt râu hổ, chẳng lẽ là phần ngoài ư?
Sư Thượng đường nói: Ngàn lời nói, muôn lời nói khen ngợi huỷ nhục, an lập mà nói, hay thuận theo thế tục mà nói; nói rõ ràng hay nói không rõ ràng đều là oản đạt khâu. Sư đưa gậy lên nói: Ngay người đây, biết giữ lấy cái này thì không bị sinh tử xoay chuyển; không bị nóng lạnh đổi dời, có nạp Tăng đến đạo tràng này cũng chỉ là cây gậy. Dùng cái biết để làm gì? Hiện nay có một loại cây Đổ Tuyển Hiền Hòa, phần nhiều là kiểu kiến giải này.
Sư ném gậy, xuống tòa.
Sư Thượng đường, ngày 1 tháng chạp, tuyết rơi là điềm tốt, điềm lành, chẳng phải là luống suông. Ngài Văn-thù hiện ra tướng lưỡi rộng dài, Đại sĩ Phổ Hiền đước một cây cọc. Cây cọc ấy là thế nào? Khán cố lộ buộc vao sinh thiết.
Sư Thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: Sai sót một mảy lông thì thế nào?
Ngài Triệu Châu đáp: Cách nhau như trời với đất.
Tăng hỏi: Không sai sót một mảy lông thì thế nào?
– Trời đất xa cách nhau.
Sư nói: Các người có hiểu câu nói của Triệu Châu hay không? Tập quán từ lỗi trước lầu ngũ phụng. Thủ ốc kim tiên gia thái bình.
Sư Thượng đường, đưa cây gậy lên, bảo: Sáng nay là ngày 2 tháng chạp, mọi nơi đều hát khúc Vân môn. Kính Sơn theo lệ hòa âm thanh vào.
Nói rồi, sư dộng gậy xuống đất, hỏi: Có nghe gì không? Không ai cấm đá làm nên ngọc.
Lễ kỷ niệm ngày khai sơn, sư Thượng đường bảo: Lễ hội hôm nay, tổ sư Nhất Đại Giác ở núi này vì các người mà hướng đến tất cả mọi nơi chuyển pháp luân vô thượng. Tất cả đều là thời tiết đến nỗi đại địa lục chủng, mười tám tướng rung chuyển vang ra âm thanh lớn. Âm nhạc của các vị trời không trỗi mà tự vang, phàm các thứ ca vịnh tự nhiên hòa tấu trên hư không, hoa báu cùng lúc rơi xuống. Ngay lúc ấy là gì? Trần sa chư Phật, các Đại Bồ-tát, các A-la-hán, thiên long, bát bộ, quỷ thần… Mỗi loài đều nhóm họp đến hội, đều rất vui mừng khen ngợi: Hay thay! Ít có thay! Tổ sư Đại Giác khéo nói pháp này. Tất cả chúng tôi đồng đến đây để chứng minh. Chứng minh thì không có gì mà không được, thế nào là pháp này?
Im lặng hồi lâu, sư đáp: Mây có thế bay ra khỏi núi; âm thanh của nước không đổ vào khe.
Ngày mùng một tết, sư Thượng đường bảo: Ngày này năm ngoái cũng chỉ là cái này. ngày này năm kia cũng chỉ là cái này ngày này của những năm trước cũng chỉ là cái này. Ngày này của những năm trước trước nữa cũng chỉ là cái này. Ngày này năm sau cũng chỉ là cái này. Ngày này của những năm sau nữa cũng chỉ là cái này. Ngày này của những năm sau sau nữa cũng chỉ là cái này. Hãy nói cái này là cái gi? Niên hiệu Nguyên Chánh mở ra muôn vật đều mới, ngay lúc ấy Nạp Hựu Khánh không có gì chẳng hợp nghi. Sư hét một tiếng bảo: Tục khí khó trừ.
Tri huyện họ Trần thỉnh sư lên tòa, Tổ sư nói:
Thông đạt bổn tâm pháp; chẳng có pháp, chẳng có phi pháp. Lại gọi gì là bổn pháp? Bổn pháp làm sao sinh thông đạt? Ông già mặt vàng
nói: Tâm không vọng chấp pháp quá khứ, cũng không tham chấp việc tương lai, không ở hiện tại mà có chổ trụ. Hiểu rõ ba đời đều vắng lặng. Sao các người còn ủy phó cho tất cả? Nếu chưa uỷ phó hết thì rõ ràng các vị là chú phá. Không trụ hiện tại, ấy gọi là định. Không dính mắc vào tương lai ấy gọi là tuệ. Không chấp vào quá khứ gọi là trí, cũng gọi là thiền Như Lai, thiền Tổ sư. Nếu dùng hai trong sáu thời mỗi ngày, như thế là thông đạt, như thế là liễu ngộ. Định ấy, tuệ ấy mỗi thứ đều như hư không, không có bờ mé. Định tuệ trí đã không có bờ mé thì người ngày nay dùng ánh sáng thần thông cũng không có bờ mé. Pháp môn giải thoát Ba-la-mật đã không có bờ mé, tâm vô trụ này cũng không có bờ mé. Vì tâm vô trụ này không có bờ mé nên ngày nay Kính Sơn dùng tâm không bờ mé này để nói pháp không bờ mé. Phụng vì thần tử Trần Á Khanh, chúc Ngô Quân Thọ lâu dài như trời đất cũng không bờ mé. Ngay lúc đó thì thế nào? Nếu y cứ vào thơi và tiết thì một câu làm sao nói? Sư đưa phất trần lên, bảo: đem thân tâm này thờ phụng trần sát thì gọi là báo ân vua ta. Sư xuống tòa.
Sư Thượng đường, ngày 1, 1 tháng giêng, Kính Sơn khua chiên gõ trống, muốn biết diệu chỉ Thiền tông, xem nơi nào là thôn ca xã múa.
Một ngày đẹp trời nọ, hoàng đế Huy Tông thượng đương, sư niêm hương rồi liền lên tòa bảo:
– Thân từ trong vô tướng mà thọ sinh, giống như huyễn mà tạo hóa ra các hình tướng. Tâm thức huyễn vốn là không, tôi phước đều không, không có chỗ trụ. Trên từ các bậc Thánh không vị nào chẳng từ chỗ vô sở trụ để thành tựu chúng sinh. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện giáng thần vao trong bào thai mười tháng. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện đản sinh. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện đi bảy bước. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện vào trong cung vua. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện xuất gia. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện tu hành khổ hạnh. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện ngồi dưới gốc Bồ-đề thành chánh giác. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện hàng phục ma quân. Ở trong chỗ trụ thị hiện ngồi trong đạo tràng chuyển pháp luân đọ hữu tình. Ở trong chỗ vô sở trụ thị hiện thọ ký cho các Bồtát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ở trong chỗ vô sở trụ làm Phật sự rồi thị hiện Niết-bàn. Sư nhóm họp đại chúng đến, dạy rằng: Từ trên các bậc Thánh đã thị hiện như thế, hôm nay thần Tăng Tông Cảo cũng nói pháp như thế. Chỉ đem pháp như thế cung kính, vì Huy Tông Thánh Văn nhân đức lộ rõ hiếu hoàng đế và cung kính hoàng hậu, dùng đề trang nghiêm tiên giá. Kính nguyện không giữ tự tánh, khắp hiện trong trần sa, thân vững chắc giống như bậc thượng nhân kia trụ trong biển giải thoát, chẳng thể nghĩ bàn. Sư xuống tòa.
Sư Thượng đường bảo: Tâm ấy chính là Phật. Phật không xa người. Vô tâm là đạo, đạo không ngoài vật, chư Phật ba đời dùng tâm này nói pháp, dùng đạo này độ sinh. Lấy đạo này độ sinh, vô chúng sinh để độ, dùng tâm này nói háp, vô có pháp để nói. Vô có pháp để nói mới là chân thật nói pháp. Vô chúng sinh để độ mới là độ sinh chân thật. Nên biết, chư Phật ba đời cũng như thế, hiện tiền đại chúng cũng như thế, sư đưa phất trần lên, hỏi: Có ung dung tự tại không? Rồi vỗ vào giường thiền, bảo: Đúng thế, đúng thế!
Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Người không làm bạn với muôn pháp thì thế nào?
Sư đáp: Trên trời, dưới đất ở đâu không có người này.
Tăng hỏi: Vì sao lại ở dưới tòa của Kính Sơn?
Sư đáp: Nhà không nhỏ khiến không thành quân tử. Liền bảo: Bụi bụi, cõi cõi không một mảy lông. Thể hiện oai nghi chững chạc trong cuộc sống hằng ngày. Chư Phật ba đời đứng ở dưới gió, Tổ sư nhiều đời hồn bay đảm tán. Hãy nói, y cứ vào đạo lý gì? Lại được cái kỳ đặc gì? Có tự do không? Nếu đã tự tại thì một niệm là muôn năm, muôn năm là một niệm, nếu chưa được tự tại thì người phía Đông ngồi ở rìa Đông, người ở phía Tây ngồi ở rìa Tây.
Sư Thượng đường, bảo:
Vừa hết một năm, xin chúc mừng năm mới. Sáng hôm nay là ngày mùng 1 tháng 2, vào chỗ chứng không thể bàn bạc. Ma-ha Bát-nhã Bala-mật.
Sư Thượng đường, bảo: Phật vàng không chịu nỗi lò nung. Phật gỗ không chịu được lửa. Phật bùn không chịu nổi nước. Phật chân thật đang ngồi trong nhà. Hòa thượng Triệu Châu thổ lộ tâm tình như thế là báo đáp, có ai biết ân, báo ân không? Sư xuống tòa.
Sư Thượng đường cầm phất trần đánh vào giường thiền, bảo: Hoàng thân nước Ma-kiệt-đề thi hành lịnh này. Chư Phật ba đời, mắt giống như lỗ mũi. Nạp Tăng chia phần trên thành việc gì? Không có đạo thì được gì? Tứ lăng tháp địa nói sẽ đem một câu tới, nếu nói không được thì Kính Sơn tự nói đi. Sư liền xuống tòa.
Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Bò của Hoài Châu ăn lúa, ngựa của Ích Châu căng bụng, thiên hạ đi tìm thầy thuốc. Quay nướng heo, phanh thây xé xác nó ra nhiều phần là thần thông diệu dụng, là pháp ấy như vậy.
Sư bảo: Cũng chẳng phải thần thông diệu dụng, cũng chẳng phải pháp ấy như vậy.
Tăng hỏi: Rốt cuộc thì thế nào?
Sư đáp: Lông mao dưới cầm dài tám mét. Đại đạo chỉ ở trước mắt, quan trọng là ở trước mắt mà khó thấy. Muốn biết chân thể của đại đạo thì không nên lìa thanh sắc và ngôn từ, nếu từ thanh sắc và ngôn từ để tìm chân thể của dại đạo thì giống như ở trong điện Hàm Nguyên còn tìm Trường An. Nói chung là chẳng được gì, rốt cuộc thì thế nào? Mưa xuống, chim trả trở mình bên lá sen; cò trăng xung phá khói Trúc Lâm.
Sư tắm Phật rồi thượng đường, nói:
Trong vườn Tỳ-lam không hề sinh, dưới cây song lâm không hề diệt, bất sinh bất diệt thấy Cù-đàm, trong mắt lại còn thêm mạt vụn.
Cuối mùa hạ, sư Thượng đường, bảo: Ngày này khắp nơi trong tòng lâm không ai chẳng y cứ vao Bồ-tát thừa để tu hạnh vắng lặng. Lấy đại viên giác làm già lam của ta. Thân tâm an cư, bình đẳng trí tánh. Kính Sơn lại không như vậy. Trong chín mươi ngày thường các chư nạp tử cùng ăn cơm không gạo, uống nước không ướt. Nói lời hoa hoè mộng mị, còn nói đến việc tu hành gì? Cho chư Tăng ở các nơi giải hạ rôi, bao nhiêu người cùng đi. Im lặng hồi lâu, sư bảo:
– Đem thâm tâm này phụng thờ trần sát chư Phật thì gọi là báo ân Phật.
Sư Thượng đường, bảo: Thân, miệng, ý thanh tịnh thì gọi là Phật ra đời, thân miệng ý không thanh tịnh thì gọi là Phật diệt độ. Nay ta giao việc này cho ông đảm nhiệm, không hề luống dối. Việc này phải làm thế nào? Phải đảm nhiệm ra sao? Há không thấy Tăng hỏi ngài Quy Tông: Thế nào là Phật?
Ngài Quy Tông đáp: Ta nói cho ông nghe, ông có tin không!
Tăng hỏi: Hòa thượng nói lời thành thật chứ?
Quy Tông đáp: Mắt kéo màng thì không thấy hoa đốm lăng xăng trên hư không.
Sư bảo: Quy Tông đã bỏ một cái nguy lớn rồi liền thâu lại. Lúc ấy, vị Tăng này vỗ tay cười ha ha. Lão già Quy Tông đên chỗ nào để bày tỏ mặt mũi này? Xin hỏi các vị, hôm nay hợp tác thế nào? Một phen bất ngôn đều hữu tượng, nơi nào muôn linh chối từ vô tư?.
Sư Thượng đường, ngày 2 tháng trời quang mây tạnh bỗng đổ mưa. Trúc Độ Đại Tiên tâm thầm trao cho khắp nơi. Việc này giống như là nhân duyên thời tiết chứ chẳng phải phạm trù của môn hạ nạp Tăng.
Hãy nói, thế nào là phàm trù của môn hạ nạp Tăng?
Im lặng hồi lâu, sư bảo: Con hổ lớn ở núi Bắc cắn chết con hổ ở núi Nam. Sư Thượng đường nêu, Cao Đình lần đầu tiên tham vấn Đức Sơn, Cao Đình đừng bên này sông thăm hỏi ngài Đức Sơn ở bên kia sông. Đức Sơn đưa tay vẫy gọi, Cao Đình bỗng nhiên tỏ ngộ, liền băng ngay qua sông, chạy đến chố Đức Sơn. Ngài Đức Sơn cho phép y làm một nạp Tăng lanh lợi. Nếu muốn nối pháp Đức Sơn thì chưa được, vì sao cách một con sông mà được gặp Đức Sơn?.
Sư Thượng đường hỏi: thế nào là trời xa thăm thẳm, ngàn lớp mây chỉ là sự đột nhiên, người xưa đã nói gì? Rất giống mắt nhặm thấy hoa đốm giữa hư không. Kính Sơn thì không như vậy. Thế nào là không sinh vọng tưởng, hiểu thông suốt xưa nay là mánh khóe của loài khỉ.
Sư Thượng đường nêu: Lê Vũ Đoan Công lên mây ở để cảm ơn mưa, Đoan Công hỏi ngài Hoằng Giác: Mưa từ đâu đến?
Hoằng Giác đáp: Từ chỗ Đoan Công hỏi mà đến.
Đoan Công lễ ba lễ rồi vui vẻ lui ra. Đi được vài bước, Hoằng Giác lại gọi giật lại: Đoan Công!
Đoan Công liền quay đầu lại, Hoằng Giác hỏi: Từ đâu đến?
Đoan Công không trả lời, trở về nhà ba ngày sau thì qua đời.
Sư bảo: Lê Vũ Đoan Công không nói trở về nhà ba ngày sau thì chết chính là đang gãi chỗ ngứa của Hoằng Giác. Nhưng không biết linh động, cứ khư khư một đường. Ban đầu, đợi y hỏi từ đâu đến rồi còn y theo trước lễ ba lễ rồi vui vẽ lui ra làm Hoằng Giác khởi nghi suốt ba mươi năm.
Sư Thượng đường đưa gậy lên, hỏi đại chúng: Có thấy không?
Rồi sư dộng gậy, hỏi: Có nghe không? Nếu nói thật thấy, thật nghe thì chính là kẻ theo âm thanh tìm sắc.
Sư lại đưa cây gậy lên hỏi: Có thấy không?
Sư lại dộng gậy xuống, hỏi: Có nghe không? Nếu nói không thấy không nghe chính là kẻ né sắc trốn thanh. Cuối cùng thì thế nào?
Sư ném gậy, bảo: Cánh chim nhạn bị chín chỗ cản trở nên khó bay lên cao. Ngựa không thể chạy ngàn dặm mà coi thường sức gió.
Sư Thượng đường nêu, Lỗ Tổ bảo: Hễ có vị Tăng nào đến tham vấn thì liền xoay mặt vào vách. Ngày nọ Nam Tuyền đến, Tổ cũng ngồi xoay mặt vào vách. Nam Tuyền đến chưởng vào lưng một chưởng.
Tổ hỏi: Ai?
Nam Tuyền đáp: Phổ Nguyện.
Tổ hỏi: Làm gì?
Nam Tuyền đáp: Cũng là tầm thường.
Sư bảo: Thòng móc câu xuống biển chỉ mong câu được rồng dữ. Xem xét huyền cơ bên ngoài là tìm tri kỷ. Lão già Nam Tuyền tuy có căn cơ tốt nhưng vẫn biết nơi dừng. Còn nói chưa biết Lỗ Tổ rơi vào chỗ nào? Hôm nay trong đại chúng có ai biết Lỗ Tổ rơi vào chỗ nào hay không? Gần đến ngày giỗ, các vị hãy vào hang quỷ bói một quẻ xem.
Giang Bảo thỉnh sư lên tòa, sư bảo: sinh là sinh của tử; tử là tử của sinh. Nếu hai đường thản nhiên bằng phẳng thì chẳng có kia cũng chẳng có đây. Đã không có sinh tử lại không có kia đây thì rõ đầu trăm ngọn cỏ, rõ ý của Tổ sư. Giống như trời che chở tất cả; đất nâng đỡ tất cả. Một niệm tương ứng nhất thời thanh tịnh. Sư nhóm họp đại chúng đến dạy: Đã không sinh tử chỉ là Đàn-việt cấp sự. Năm mươi bảy năm về trước là cái gì? Năm mươi bảy năm về sau là cái gì? Im lặng hồi lâu, sư tiếp: Đại chúng cùng lúc mở to mắt ra xem lông mày ta có bao nhiêu cọng?