The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

18. The White Lotus Hand and Eye

The Sutra says: “For all kinds of merit and virtue, use the White Lotus Hand.”

The Mantra: Jye meng.

The True Words: Nan. Wa dz la. Wei la ye. Sa wa he.

The verse:

With the white-hued white light of the White Lotus,
One’s good merit and excellent virtue are boundlessly great.
If one diligently cultivates and practices this Hand and Eye,
How can one worry about not arriving at the home of the Dharma King?

18) Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn được các thứ công đức, nên cầu nơi Tay cầm Hoa-Sen-Trắng.”

Thần-chú rằng: Kiết Mông [27]

Chơn-ngôn rằng: Án– phạ nhựt-ra, vị ra dã, tát-phạ hạ.

Kệ tụng:

Bạch sắc bạch quang bạch liên hoa
Thiện công mỹ đức đại vô nhai
Ư thử thủ nhãn cần tu tập
Hà sầu bất chí pháp vương gia.

[Hoa sen trắng thì phóng ánh hào quang màu trắng,
Khi chạm đến “Thân-tâm”, thì Công-đức tăng trưởng, không cùng cũng không tận.
Nếu một người siêng năng “TRÌ” thủ nhãn nầy,
Thì còn lo gì không đến được nhà của đấng Pháp Vương?
]

Nếu Qúy-vị “TRÌ” Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp nầy, thì thân thể sẽ có mùi hương của HOA SEN TRẮNG, còn TÂM thì thông đạt tất cả pháp, vì thường được thấm nhuần ánh hòa quang của “HOA SEN TRẮNG” (Bạch Liên Hoa), nên công đức mỗi ngày thêm tăng trưởng, Thì còn lo gì không đến được nhà của đấng Pháp Vương?

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Pháp Sư’ Thứ Mười

Dược-Vương! Nếu có người thiện-nam, người thiện-nữ nào, sau khi đức Như-Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp-Hoa này thời phải nói cách thế nào? Người thiện-nam, thiện-nữ đó phải 1) vào nhà Như-Lai,

2) mặc y Như-Lai,  3) ngồi tòa Như-Lai, rồi mới nên vì bốn-chúng mà rộng nói kinh này.

Nhà Như-Lai chính là “tâm từ-bi rộng  lớn đối với tất cả chúng-sinh”, y Như-Lai chính là “lòng nhu-hòa nhẫn nhục”, tòa Như-Lai chính là “nhất-thiết pháp không.” An-trụ trong đây, sau rồi dùng tâm không biếng trễ vì các Bồ-tát và bốn-chúng rộng nói kinh Pháp-Hoa này.

Cho nên, Qúy-vị “TRÌ TỤNG”  BẠCH LIÊN HOA THỦ NHÃN thì vào được  “NHÀ NHƯ LAI” chính là “tâm từ-bi rộng lớn đối với tất cả chúng-sinh”,  trong nhà như lai thì có đủ “Y NHƯ LAI”  và “TÒA NHƯ-LAI” …rồi vì 4 chúng mà nói THẦN LỰC  “THỌ-KÝ” THÀNH PHẬT của KINH PHÁP HOA ( THÀNH PHẬT CÓ PHÁP HOA).

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Phương Tiện’ Thứ Hai

Nếu lòng người tán-loạn
Vào nơi trong tháp-miếu
Một xưng Nam-mô Phật
Ðều đã thành Phật-đạo

Nơi các Phật quá-khứ
Tại-thế, hoặc diệt-độ,
Có người nghe pháp này

(Tin nhận chính mình cũng có “PHẬT TRI KIẾN” thì được “Thọ-ký” cho thành Phật ở tương lai.)

Ðều  “ĐÔ thành Phật-đạo

Chữ  “ĐÔ THÀNH PHẬT-ĐẠO  là chỉ cho “PHẬT TRI KIẾN” KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT” dù là phàm phu hay là chư Phật cũng không khác. Đây là “ NHÂN” THÀNH PHẬT.

Chữ  “SẼ” THÀNH PHẬT-ĐẠO là chỉ cho vị Phật có đầy đủ “ PHẬT HIỆU, CÕI NƯỚC, CHÚNG SANH…” Như ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða. Đây là “ QỦA” THÀNH PHẬT.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Ðề-Bà-Ðạt-Ða’ Thứ Mười Hai

Phật bảo hàng tứ-chúng: “Qua vô-lượng kiếp về sau, ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða “SẼ”  được thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn. Cõi nước đó tên là Thiên-đạo, lúc Thiên-Vương Phật trụ ở đời hai mươi trung-kiếp, rộng vì các chúng-sinh mà nói pháp mầu, hằng-hà-sa chúng-sinh được quả A-la-hán, vô-lượng chúng-sinh phát tâm Duyên-giác, hằng-hà-sa chúng-sinh phát tâm vô-thượng đạo, được vô-sinh nhẫn đến bậc bất-thối-chuyển.

Khi xưa trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn nói Kinh Pháp Hoa, có năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn, đã chứng từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến đệ tứ quả A La Hán, không tin tưởng lui ra khỏi Pháp tịch. Đối với cảnh chính đức Phật còn tại thế thân nói pháp, với các vị Thanh Văn thánh giả trí huệ đã siêu thường, mà còn có sự không tin (Nhận chính mình cũng có “PHẬT TRI KIẾN”), thì ta thấy pháp Đại Thừa chẳng phải dễ tin hiểu.

Cho nên trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghevì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội. Đến khi Đại Thừa pháp được lan truyền rộng, các vị cổ đức khuyên người học Phật khi nghiên cứu về loại kinh này, chỗ nào dùng trí huệ hiểu được cố nhiên là tốt, chỗ nào suy gẫm không thấu triệt vẫn đặt trọn vẹn niềm tin nơi lời của đức Thế Tôn ( ĐẤNG CHƠN THẬT NGỮ). Như thế mới tránh khỏi tội lỗi khinh báng đại pháp, và không mất phần lợi ích.

( NIỆM PHẬT THẬP YẾU

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi )

Tóm lại, nếu Qúy-vị  siêng năng “TRÌ” BẠCH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy thì được vào 1) vào nhà Như-Lai, 2) mặc y Như-Lai,  3) ngồi tòa Như-Lai  , rồi vì tứ chúng mà “KHAI, THỊ, NGỘ , NHẬP PHẬT TRI KIẾN”, để cho tất cả chúng sanh được “THỌ KÝ” THÀNH PHẬT TRONG TƯƠNG LAI.

Kệ tụng:

Bạch sắc bạch quang bạch liên hoa
Thiện công mỹ đức đại vô nhai
Ư thử thủ nhãn cần tu tập
Hà sầu bất chí pháp vương gia. 

 

Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Tám

Kiết Mông [27]

Án– phạ nhựt-ra, vị ra dã, tát-phạ hạ.