LÔ SƠN LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đời Nguyên, Phổ Độ biên tập.
- 01. Nói Về Chánh Nhân Niệm Phật
- 02. Nói Về Chánh Giáo Của Niệm Phật
- 03. Nói Về Chánh Tông Của Niệm Phật
- 04: Nói Về Niệm Phật Là Chánh Phái
- 05: Nói Về Chánh Tín Của Niệm Phật
- 06: Nói Chánh Hạnh Niệm Phật
- 07: Nói Về Chánh Nguyện Niệm Phật
- 08: Nói Về Chánh Quyết Niệm Phật Vãng Sanh
- 09: Nói Về Chánh Báo Niệm Phật
- 10: Chánh Luận Niệm Phật
QUYỂN SÁCH NÀY CÓ MƯỜI CHƯƠNG
Chương 1: Nói về Chánh nhân niệm Phật, nghĩa là vào nhà phải từ cửa.
Chương 2: Chánh giáo, chỉ dạy pháp môn niệm Phật Tiệm Thiên, Đốn, Viên, khiến cho người tinh tấn tu tập tùy theo căn cơ mà đến với đạo.
Chương 3: Chánh Tông. Vì chỉ bày lý niệm Phật Tam-muội chánh tâm, giúp cho người tu tập hiểu rõ tông của mình và đạt đến gốc rễ của nó.
Chương 4: Chánh phái. Vì muốn nói rõ gốc rễ ngọn ngành của Sự đắc đạo mà chư Phật, chư Tổ ấn chứng cho các sư của Tông phái, giúp cho người hậu học biết tông chỉ mà noi theo.
Chương 5 , 6 , 7: Chánh Tín, Chánh hạnh, Chánh nguyện, giúp cho hành giả kính tin chánh pháp, tin Chánh hạnh, phát chánh nguyện cầu sinh Tây phương.
Chương 8: Chánh quyết vãng sinh. Vì muốn chỉ con đường lúc qua đời sinh về Tịnh độ.
Chương 9: Chánh báo. Vì muốn nói rõ sở đắc của việc tu hành ở cõi Tịnh độ, y theo công đức trang nghiêm của Chánh báo.
Chương 10: Chánh luận. Vì dẫn chứng lời chân thật của chư Phật để phá các tà kiến sai lầm khác, khiến cho chúng sinh bỏ ác làm lành chứ không dám để họ giúp đỡ tông phong, vì lợi ích của người chưa nghe: Người có tư tưởng uẩn khúc giúp họ có cái nhìn chính xác ngay thẳng. Người tà kiến thì giáo hóa cho họ quay về chánh kiến. Người nghi ngờ thì giải bày cho họ khỏi nghi ngờ; người mê mờ giúp họ tỏ ngộ, làm cho mọi người ở trên mặt đất đối với pháp môn niệm Phật đều được Tam-muội niệm Phật, đồng chứng Bồ-đề, không trái với bổn nguyện, người tu Tịnh nghiệp có lòng Từ bi thử lật quyển sách này xem, vui theo khen ngợi, lưu thông. Nếu Phật, Tổ chưa xuất hiện ở thế gian thì xin những bậc cao tăng để mắt vào.
Đại Đức cửu niên Ất tỵ, Di-đà thị Tướng Nhât Giang Châu, Lô Sơn Đông Lâm Thiền tự Bạch Liên Tông Thiện pháp đường, Tăng Ưu- Đàm Phổ Độ Tề Mộc kính đề.
LỜI TỰA
Thiền môn và Tịnh môn, mỗi môn đều có các Tổ làm hưng thạnh pháp môn mình, cơ đồng với Địch quốc. Thiền sư Từ Giác Tông Trách có ví dụ làm ruộng mở kho, tùy theo ý muốn của mọi người đều được như ý, đây cũng là lời phương tiện hòa hợp. Hai vật có thể hòa hợp, nếu vốn chẳng phải hai thứ hòa hợp thì làm sao có Như Lai Thiền, Tổ sư Thiền? Tổ sư Thiền cũng là lời Phật.
Thiền-na, Hán dịch là Tĩnh lự, đó là tám Thiền tám Định. Tam- muội niệm Phật chép: “Nhất tâm bất loạn, nhiếp cả lục căn, tịnh niệm nối nhau chẳng phải là tĩnh định ư? Vả lại, niệm Phật và xướng Phật khác nhau, xướng Phật thuộc về miệng, niệm Phật thuộc về nhớ nghĩ, mẹ nhớ con, con nhớ mẹ, là miệng hay là tâm? Phật sở niệm là chiên- đàn hay là vàng Diêm-phù-đàn? Do trời Tỳ-thủ-yết-ma làm ra chăng? Là ứng thân hay là Báo thân? Hay là Pháp thân? Là Phật quá khứ? Hay là Phật hiện tại? Là Tịnh độ ở Tây phương chăng? Giở chân, hạ chân tức đạo tràng? Quán kinh do miệng vàng của Phật nói ra : Tâm này làm Phật, tâm này là Phật, cho nên quán tâm tức quán Phật, quán Phật tức niệm Phật. Nói một cách cùng cực thì niệm vốn vô niệm, Phật cũng vô Phật, năng niệm không, sở niệm cũng không, Như Lai Thiền tức Tổ sư Thiền. Cho nên, Bồ-tát Đại Thế Chí thì niệm Phật vô sinh, Bồ-tát Quán Thế Âm nghe lại tự tánh, hai Bồ-tát dường như mỗi vị đều có viên thông riêng nhưng đồng về An dưỡng, hầu cận Đức A-di-đà, tiếp dẫn chúng sinh ở Đông độ. Rõ được lý này thì ngay nơi Tịnh là Thiền, các
Thánh đồng về một mối, nhưng các Thích tử đời sau lại phân chia môn hộ, thí như phòng nhà của Tổ tông vốn chỉ có một gian, nhưng con cháu ở trong đó lại ngăn chia ra tường vách, cắm cây làm rào trồng gai nên không qua lại với nhau được, đó là do chấp mê điên đảo cùng cực.
Có người hỏi rằng: Tam Thánh tiếp dẫn thì Tịnh độ ở Tây phương là rõ ràng, có mâu thuẫn với ý chỉ tự tánh duy tâm hay không? Tôi nói: Di Đà là Di-đà của chúng sinh, chúng sinh là chúng sinh của Di-đà, Cực lạc là duy tâm của Di-đà, duy tâm là Cực lạc của chúng sinh, cho nên biết ý chỉ tự tánh duy tâm nghĩa là Tây phương có Phật Di-đà, có thể nói Đông độ đều có Di-đà, cũng có thể nói Pháp thân, Báo thân là Phật, có thể nói Liệt ứng thân cao trượng sáu và Phật do trời Tỳ-thủ-yết-ma làm ra đều là Phật. Cũng có thể nói niệm Phật quá khứ, có thể nói niệm tất cả Phật hiện tại, vị lai, cũng có thể nói đâu có sự khác nhau nào giữa Thiền và Tịnh.
Bộ sách Liên Tông Bảo Giám do Hòa thượng Ưu Đàm ở Lô Sơn biên tập, nêu lên chỗ chánh ngụy, theo mùi hương tìm gốc, thật là chỉ nam của Tịnh độ. Nhân đó vì Pháp sư Lăng-nghiêm Bạch mà khắc in truyền bá, thay thế dắt dẫn.
Đệ tử là Tử Bá Tiền Sĩ Thăng viết tại Cánh Vũ đường ở am Phóng Hạ.
– Tổ đường Thiện pháp, tông Bạch Liên ở Lô Sơn Đông Lâm
Thiền tự khuyên tu Tịnh nghiệp.
Thần là tăng Phổ Độ kính cẩn biên tập bộ Liên Tông Bảo giám. Bộ Liên Tông Bảo Giám này đã phát minh ra pháp môn niệm Phật Tam-muội của chư Phật, chư tổ. Rất mong chư tôn túc, chư Thiện tri thức đề bạt, ấn chứng để được đưa vào đại bộ. Xin đảnh lễ, Đáp sư phụ, công ban nước Kế tân, người đứng đầu làm cho Phật pháp được tôn sùng nhận được tông chỉ giáo pháp, chỉ dạy pháp Bát-nhã cho trưởng lão Thất-lợi, Hiền-da, Na-thất-lợi lại truyền rộng rãi khắp các ty thừa. Ngày mười một tháng mười Đại Nguyên đến cung Giáng Phước. Nay thời hoàng đế Tiềm Long, phân nguyệt, hải khiếp tiết, ngày thứ nhất đích thân tôn thờ quyển Liên Tông Bảo Giám, dâng sách lên sắc lệnh bảo người khắc bản ấn hành. Sự cung kính này ngang với Đại bộ; nghĩa lý rõ ràng không thể bỏ qua công của thừa tướng ban bố đến chùa Vô Lượng Thọ Pháp Vương. Công việc khắc bản đã xong, nhân đây xin chúc triều đình:
Chúc Hoàng đế Thánh thọ vạn an! Hoàng Thái hậu, hoàng hậu trai niên! Thái tử và chư vương thiên thu văn võ quan liêu cao tăng lộc vị, hoàng đồ vĩnh cố! Phật nhật tăng huy, phàm nhật kiến văn đồng thành Phật đạo!
Ngày trăng tròn tháng giêng niên hiệu Hoàng Khánh năm Giáp tý, Ưu-Đàm Phổ Độ kính dâng.
– Xét trong kinh nói ở phương Tây có cõi nước tên là Cực lạc, cõi ấy có Phật hiệu là A-di-đà, vòi vọi mênh mông, vượt ngoài thái hư, không hẹp không rộng, tự nhiên hóa độ, ao quỳnh đất vàng, không nhiễm một hạt bụi, cây rừng, nước chim đều giảng nói khổ không, nguyện lực của Phật thâu nhiếp các chúng sinh đó, một niệm tương ưng liền bước lên đài vàng, dù là phẩm hạ hạ cũng là thai hoa sen. Tôn giả Nhạn Môn kết xã, răn nhắc luôn tu Tịnh nghiệp, cho nên đạo niệm Phật đề xướng thạnh hành ở thế gian, đến nay gọi đó là Liên Tông, cách xưa đã lâu xa, dòng pháp thành tệ, tà đạo lẫn lộn, lời lẽ nhiệm mầu thành mờ tối. Do đó, Hòa thượng Ưu-Đàm nương nguyện lực xưa, noi theo chánh tông, phấn phát tâm chân thật, tìm kiếm yếu chỉ, sắp xếp đầu cuối, chia ra chân ngụy, lập thành mười môn, gọi là Bảo Giám tặng cho những người tham học.
Năm Giáp dần, niên hiệu Diên hựu, tại núi Đại ngưỡng, Thiền sư Đại Viên Phật Giám truyền pháp, Sa-môn Hy Lăng ghi chép.
Tâm tánh bị sai sử bởi trần lao phiền não nhưng không bị trần lao phiền não nhận chìm, như sen mọc từ bùn nhơ mà không bị bùn nhơ làm nhiễm ô tinh chất, cho nên chỉ thẳng là “Liên”. Tâm tánh chung cho các pháp Tam Thừa nhưng không bị các pháp Tam Thừa lăng đoạt, từ tông chia ra chi phái, nhưng không do chi phái mà đánh mất căn bản. Cho nên niệm Phật là “Tông”. Tâm tánh hư không trùm chứa dưỡng nuôi muôn vật, thí như trong biển cả có kho báu vô tận xuất hiện bốn thứ châu, cho nên gọi là “Bảo”. Tâm tánh sáng suốt thanh tịnh, chiếu soi rõ ràng các sắc tượng, dụ như một chiếc gương ở trên đài có công năng phân biệt đẹp xấu, nên gọi là “Giám”. Hòa thượng Ưu-Đàm là người họ Tưởng ở Đơn Dương, gia đình nhiều đời thờ Phật, chứa nhóm điều lành, sinh ra thông minh lanh lợi. Năm hai mươi tuổi, sư nhàm chán duyên đời cạo tóc xuất gia, ban đầu tham học với Thiền sư Tuệ ở Bảo Sơn thuộc Long Hoa, Thiền sư vừa thấy Sư liền biết là pháp khí. Sư lần lượt tham học với các Thiền lão, giũa mài gạn lọc, đạt tâm Tịnh độ, thấy tánh Di đà, rất tiếc cho đạo tổ đã bị chìm đắm, nên biên tập Niệm Phật Cảnh Yếu, đặt tên là Liên Tông Bảo Giám, mỗi lời đều phá hoặc, mỗi điều đều cảnh tỉnh. Thiền sư Viên Ứng Nhật ở Đông Nham thuộc Thiên Đồng vừa thấy Sư liền chứng minh nói rằng: “Lành thay, lành thay, đúng vậy, đúng vậy.” Sau đó, sư khai pháp tại Pháp Vương Thiền tự ở kinh đô, quốc sư Quán Đảnh dâng Bảo Giám lên vua.
Vua Kim Luân hưng khởi chánh tông và ban hạ ngọc chỉ, quên mình vì pháp, làm khuôn phép cho đời sau, khai đạo trời người, chứa nhóm tuệ mạng của Phật, là vật báu trong thật tăng, từ gốc đến ngọn, dẫn dắt chúng trở về tông, không bỏ bi nguyện, dung hợp chân tục, thị hiện sen trong lửa, phấn phát lại ngọn gió Tịnh độ đã ngừng thổi trong ngàn năm của Tổ sư Tuệ Viễn ở Đông Lâm. Cái gọi là Lô Sơn Liên Tông Bảo Giám đâu phải là lời nói suông. Xưa, sư tên là Đức Công Đại nhân, soạn lời bạt khen ngợi tên phẩm, đầy đủ ở cuối quyển. Người tu Tịnh nghiệp về sau giở xem tập sách này thì rõ suốt chỉ thú của Phật tổ, mở mang đạo này, lưu lại vô cùng. Công đức to lớn không gì sánh bằng? Vì muốn kéo dài phước đức nên nhà vua đổi niên hiệu. Đầu mùa hạ năm Giáp dần tất cả Tỳ-kheo tăng ở Minh Trí, Sùng Thắng Thiền tự, đồng đảnh lễ viết lời tựa.
LỜI TỰA
LÔ SƠN LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Tánh pháp giới chân thật, chúng sinh và chư Phật bình đẳng không khác, không giống, tâm diệu giác sáng suốt, nhiễm, tịnh lẫn lộn nhưng chẳng phải một, chẳng phải hai, cho nên mỗi hạt bụi đều là Tịnh độ, cõi khác cõi này đều là nước Cực lạc; niệm niệm Di-đà thì côn trùng nhỏ nhít, muôn loại hàm linh đều là Phật pháp thân. Bởi vì tình sinh, nên trí cách, ý tưởng thay đổi nên thân thể khác nhau. Tâm theo sự thay đổi của sinh, trụ, dị, diệt, mà cảnh có cao thấp, gò nổng, hầm hố cho nên cõi tịnh cõi uế khổ vui có khác, chư Phật, chúng sinh, Thánh phàm không giống nhau. Do đây dẫn đến sáu đường, mênh mông lặn hụp trong chin cõi (cửu cư = Cửu hữu), bốn loài chúng sinh lên xuống trong ba cõi, từ mê đến mê, từ khổ vào khổ, thay hình đổi dạng trải qua số kiếp như bụi, không có lúc nào giải thoát. Thế nên Đức Phật mới mở ra pháp môn thuận tiện dạy mọi người Tam-muội niệm Phật; chỉ có tịnh Độ là chỗ quay về.
Cái gọi là Tam-muội niệm Phật: Tiếng Phạm là Phật-đà, Hán dịch là Giác (giả). Giác là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, cho nên gọi là Phật. Giống như người đang ngủ say tỉnh giấc, như hoa sen nở, là khiến cho hữu tình chiếu soi lại mình, tịnh niệm nối nhau, lâu ngày thuần thục, dứt hết hoặc chướng, một niệm không sinh, mé trước mé sau đều dứt ngộ, được tánh giác này trong không có tâm năng niệm, ngoài không có tâm sở niệm, năng sở đều quên thì chúng sinh và Phật không hai, nên gọi là niệm Phật.
Niệm Phật: Tiếng Phạm là Tam-muội, Hán dịch là chánh định. Nghĩa là tư duy chuyên nhất, ý tưởng vắng lặng, thần trí sáng suốt. Kinh nói: “Nếu có người nào niệm Phật thì nên biết người đó là hoa Phân- đà-lợi trong cõi người.”
Tổ sư Tuệ Viễn đời Đông Tấn nhân nghe Pháp sư Di Thiên giảng kinh Bát-nhã hoát nhiên đại ngộ, nhập vào vô lượng Tam-muội sâu xa, đến trụ ở Lô Sơn cùng với các cao tăng và kẻ sĩ của triều đình kết thành xã tu hành. Cho nên gọi “Chư giáo Tam-muội”. Tên gọi ấy có rất nhiều, công đức cao mà dễ tiến thì niệm Phật đứng đầu. Vì nhân duyên trước nên đặt tên xã này là “Bạch liên”. Những vị sư ở xã này trước tác bài tựa “Niệm Phật Tam-muội” vì để nêu cao đạo lý này.
Phán giáo của Ngài Thiên Thai Trí giả như Kinh Quán Vô Lượng Thọ là lời dạy chứng thực của tất cả Đại thừa, dùng “Tam quán Trừng tâm” để tỏ rõ yếu chỉ niệm Phật. Tôn giả Pháp Chiếu đảnh lễ Ngài Văn-thù xin Ngài chỉ dạy cho pháp yếu này. Thiền sư Tỉnh Thường kết xã Tịnh Hạnh, tể tướng và các quan nổi tiếng quy về cùng tu tập. Bởi vì đạo tràng này cũng là đạo tràng của Thiền sư Trường Lô Tông Trách kết Liên hoa thắng hội cảm được hai vị Bồ-tát Phổ Hiền và Phổ Tuệ vào hội để chứng minh đạo tràng này.
Tông chỉ của Ngài Từ Chiếu là dùng năng lực bổn nguyện để thị hiện ở thế gian, phát tâm rộng lớn dùng phương tiện để dắt dẫn chúng sinh vào thật chứng. Ngài tùy theo căn cơ của chúng sinh mà giáo hóa. Vì Ngài muốn người căn trí sáng suốt hay ngu đần gì cũng đều hiểu được đạo lý này. Mọi người đều nhóm họp ở Bạch Liên để sám hối, khai thị cho cả bốn độ, dùng tín hạnh nguyện làm tư lương, lấy Giới Định Tuệ làm then chốt để lập nên chánh tông niệm Phật này. Vua Cao Tông đời Tống chính tay viết hai chữ “Liên xã” vì tôn sùng pháp môn này. Cúi mong đại nguyên phổ thiên thống nhất các nước, lòng mọi người ưa thích điều thiện.
Thiền sư Viên Ứng Phật trụ Đông Lâm Thiền tự ở Lô Sơn, vâng theo Thánh chỉ trụ trì đạo tràng, sửa sang chùa chiền, nhóm hợp các bậc cao tăng hiền tài để truy tìm những việc xưa mà chỉnh đốn những người kế vị tông môn, bắc cầu đại pháp gọi là Tông Viễn mà khai mở Đạo Tổ. Ngoài việc hành đạo của Tổ, mười tám năm đề xướng tông thừa, còn thường dùng “Tam-muội niệm Phật” để khai mở dẫn dắt trời người. Đầu mùa Thu năm Nhâm thìn, sắc chỉ truyền đến Quảng Lợi Thiền tự ở núi Dục vương thỉnh Ngài Tốn Tịch khai mở Tiên Duyệt đường.
Tháng giêng năm Trinh Nguyên thứ 1, Thiền sư Khuê kế vị trụ trì, mọi người mời Ngài lên pháp tòa khai đường thuyết pháp.
Cư sĩ Thuật Minh, Hòa thượng Yến Giác, Đạo Phá y kính vâng Thánh chỉ ban tặng “Bạch Liên Tông Thiện Pháp Đường” để hộ trì giáo pháp vào tháng giêng niên hiệu Trinh Quán thứ 2.
Lại nữa, vào tháng 10 niên hiệu Trinh Quán năm thứ vâng theo Thánh chỉ ban tặng cho Đại sư Thông Thọ làm chủ Bạch Liên Tông và còn ban cho Đại đức chiếc ca-sa Kim Lan.
Kính vâng Thánh triều ban giáng ngự hương kim toàn đến chùa. Từ đời Tấn đến nay mới chỉ ngàn năm cảm được ân này được vẻ vang rạng rỡ. Những phương xa ở vùng khác nếu có người hiền kẻ ngu đều theo giáo hóa họ để họ đồng tâm niệm Phật. Kính chúc:
Hoàng đế Thánh thọ vạn an.
Thiên hạ thái bình, bánh xe pháp thường quay, thiên hạ hớn hở vui hòa như thời vua Thuấn, vua Nghiêu, thời tiết ở thế giới này là thế giới Cực lạc, độ khắp tất cả con cháu dòng họ Thích làm lợi ích cho giáo môn. Người đã từng thấy xưng tán Liên Tông, chưa am tường yếu chỉ niệm Phật mà đã bỏ gốc theo ngọn, kẹt vào tướng tu tâp chánh nhân Tịnh nghiệp đều sẽ chìm đắm trong luân hồi. Đều nghĩ đến vật báu mà quên nước, trái chân hướng ngụy. Người quấy nhiễu việc này nhiều như lông bò, người đầy đủ chánh giác hiếm như sừng thỏ, đến nỗi khiến cho học trò của những người có tâm nghĩ đến vật báu nói trên khinh thường đạo Phật ta. Buồn thay! Mọi người đã bỏ nề nếp của thời xưa, quấy nhiễu giáo pháp, lâu ngày sẽ hư hoại chánh pháp. Tà pháp nhỏ nhiệm lâu ngày sẽ tăng trưởng nhanh trong lòng người. Lý giải sai lệch, đi vào đường tà, không tư duy pháp môn Tịnh độ là mở ra đường tắt cho luân hồi, chúng sinh mau bước vào. Trong đó sáng như mặt trời, yếu chỉ sâu xa trong kinh điển, trong lúc sám hối lại không gặp minh sư khai ngộ. Giống như những người mù sờ voi mỗi người nói mỗi cách, từ tối vào tối, mãi ràng buộc bởi tà kiến. Thật đáng thương thay!
Nay cung kính gặp Thiên tử có tâm Phật, dùng chánh pháp cai trị nhân dân, lúc vua tôi khánh hội thì chánh trị và Phật pháp có tiếp cận lưu thông được không? Dùng Tam-muội niệm Phật của Tổ sư để khai thị cho trời người, dùng làm con mắt cho tương lai, giúp cho mọi người ngộ nhập tri kiến Phật. Đệ tử mới khởi tâm Tịnh độ tìm lại Tông môn trước, tập hợp những lời chí tình then chốt của Tổ sư và những điều mắt thấy viết quyển Bảo Giám để xét rõ chân ngụy (đúng sai).