GIAI NHÂN ÁO PHƯỢNG
(Báo Ứng Tập 6)
HẠNH ĐOAN
Sưu tầm & biên dịch
Nhà Xuất Bản Phương Đông

 

TÒA LẦU GIẢI TRÍ

Năm 1936 khi quân Nhật chưa chiếm lĩnh các thành phố lớn trong nước, chúng thường cho phi cơ oanh tạc Nam Kinh, khiến mọi người khắp nơi đều kinh hoàng.

Ngày nọ một ông lão hơn 60 dẫn thằng bé khoảng 8,9 tuổi đi bộ đến “Thắng Kỳ Lầu”, đây là khu giải trí của dân thành phố đương thời, nghĩa là khi rảnh rỗi mọi người có thể vào đây đọc sách, chơi cờ, ngâm thơ, ca hát, tùy ý, vì trong đây có đủ trò giải trí. ông lão dẫn thằng bé lên lầu xem đánh cờ, bỗng dưng thằng cháu sống chết gì cũng không chịu đi theo, còn khóc to kéo tay ông lại, nằng nặc đòi về. ông lão thương cháu nên đành chiu ý nó, đi khỏi khu giải trí chừng 300 mét, ông mới hỏi cháu sao mà khóc? Thằng bé tỏ vẻ sợ hãi, hét to:

– Ông hãy mau chạy đi, những người ở đó đều không có đầu, toàn thân bê bết máu… làm con sợ chết được, có vui gì đâu mà vào đó? ông không nhìn thấy hay sao?…

Hai ông cháu còn đang trò chuyện thì từ trên không, một phi cơ Nhật bay tới, lượn vòng quanh… và hướng tòa “Thắng Kỳ Lầu” dội bom.

Lập tức người trong đó đều tử nạn, chỉ có mười mấy người ở gần tòa lầu là thoát nạn. ông lão cảm thán buột miệng: Không ngờ thằng cháu đã cứu mạng mình!…

Tin tức này đương thời được đăng lên nhật báo Đông Nam, toàn Nam Kinh đều biết.

Việc này chứng minh: Trẻ con nguyên thần thuần chánh, nhãn quan có thể nhìn thấy trước những điều linh dị sắp xảy ra.

Tỉnh An Huy, phố Tuyên Châu, trấn Tôn Phụ, lão nhân Đinh Tiết ghi.