TU PHẬT
NGHI-THỨC YẾU-LƯỢC
Biên soạn: Hòa-Thượng Thiền-Sư Thích Từ-Quang
QUYỂN NHỨT
TAM-BẢO KINH
CHƯƠNG 18
NGHI-THỨC TRƯỚC KHI KHAI MÕ TỤNG KINH
Đánh một tiếng chuông rồi quì đọc:
NIỆM HƯƠNG
Giới-hương, định-hương, dữ tuệ-hương,
Giải-thoát, giải-thoát, tri-kiến hương,
Quang-minh vân-đài biến pháp-giới,
Cung-dưỡng Thập-phương Tam-Bảo tiền.
NAM-MÔ HƯƠNG-CUNG-DƯỠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
(Đứng dậy đánh một tiếng chuông). O
Hương giới, hương định, cùng với hương tuệ,
Cái thấy biết cũng là hương giải-thoát cả,
Biến thành ánh sáng mây lành khắp pháp-giới,
Con xin cúng dường mười phương Tam-Bảo hiện-tiền.
NGUYỆN CHUÔNG
Nguyện thử chung thinh siêu pháp-giới,
Thiết-vi u-ám tất giai văn,
Văn trần thanh-tịnh chứng viên-thông,
Nhứt-thiết chúng-sanh thành chánh-giác.
Nguyện cho tiếng chuông này vượt qua toàn cõi pháp-giới,
Cho đến cõi địa-ngục sắt cũng được nghe,
Nghe được thì thanh-tịnh, chứng được cảnh trí viên-thông,
Tất cả chúng-sanh đều thành Phật-đạo.
Văn chung thinh, phiền-não khinh, trí-tuệ trưởng, Bồ-đề sanh, ly Địa-ngục, xuất hỏa-khanh, nguyện thành Phật, độ chúng-sanh.
Nghe tiếng chuông, phiền-não nhẹ, trí-tuệ tăng, Bồ-đề sanh, xa lìa Địa-ngục, ra khỏi hầm lửa, nguyện
thành Phật-đạo, cứu giúp chúng-sanh.
PHÁ ĐỊA-NGỤC CHƠN-NGÔN 破地獄眞言
Án, già ra đế da, ta-bà-ha. 唵伽囉帝?耶娑婆訶
(Đọc mỗi lần một tiếng chuông, tất cả ba lần, ba tiếng chuông). OOO
TỊNH PHÁP-GIỚI CHƠN-NGÔN
Án lãm. (21 lần)
TỊNH KHẨU-NGHIỆP CHƠN-NGÔN
Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta-bà-ha. (3 lần)
TỊNH THÂN-NGHIỆP CHƠN-NGÔN
Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta-bà-ha. (3 lần)
TỊNH TAM-NGHIỆP CHƠN-NGÔN
Án, ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật đo hám. (3 lần)
AN THỔ-ĐỊA CHƠN-NGÔN
Nam-mô tam mãn đa, một đà nẫm.
Án, độ rô, độ rô, địa vĩ, ta-bà-ha. (3 lần)
PHỔ CUNG-DƯỠNG CHƠN-NGÔN
Án, nga nga nẵng, tam bà phạ, phiệt nhựt ra hộc. (3 lần)
TÁN PHẬT
Pháp-Vương vô-thượng tôn, | Đấng pháp-vương vô-thượng, |
Tam-giới vô luân thất, | Ba cõi chẳng ai bằng, |
Thiên-Nhân chi Đạo-Sư, | Thầy dạy khắp trời người, |
Tứ sanh chi Từ-phụ, | Cha lành chung bốn loài, |
Ư nhứt niệm qui-y, | Quy-y tròn một niệm, |
Năng diệt tam kỳ nghiệp, | Dứt sạch nghiệp ba kỳ, |
Xưng-dương nhược tán-thán, | Xưng dương cùng tán thán, |
Ức kiếp mặc năng tận. O | Ức kiếp không cùng tận. |
QUÁN TƯỞNG
Năng lễ, sở lễ, tánh không-tịch, | Phật, chúng-sanh, tánh thường rỗng lặng, |
Cảm-ứng đạo giao nan tư nghị, | Đạo cảm thông khó nghĩ bàn, |
Ngã thử đạo-tràng như đế-châu, | Đạo tràng con đây như lưới ngọc, |
Thập-phương chư Phật ảnh hiện trung, | Mười phương chư Phật hiện bóng trong, |
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền, | Trong thân con có sẵn Phật nay đã hiện rõ, |
Đầu diện tiếp túc qui mạng lễ. O | Đầu mặt tiếp chân quy mạng lễ. |
ĐẢNH LỄ
1. Chí-tâm đảnh lễ:
Tận hư-không, biến pháp-giới, vi-trần sát-độ trung, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trụ Tam-Bảo. O (1 lạy)
(Vi-trần sát-độ trung: trong đó có vô số cõi/ thế-giới)
2. Chí-tâm đảnh lễ:
Ta-Bà Giáo-Chủ Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. O (1 lạy)
3. Chí-tâm đảnh lễ:
Tây-Phương Giáo-Chủ Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật. O (1 lạy)
Hai câu sau, có thể niệm nhiều hơn như dưới đây:
4. Chí-tâm đảnh lễ:
_ Ta-Bà Giáo-Chủ Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật,
_ Đương-Lai Hạ Sanh Di-Lặc Tôn Phật,
_ Đại-Trí Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát,
_ Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát,
_ Hộ-Pháp Chư Thiên Bồ-Tát,
_ Đạo-Tràng Hội-Thượng Phật Bồ-Tát Ma-ha-tát. O (1 lạy)
5. Chí-tâm đảnh lễ:
_ Tây-Phương Giáo-Chủ Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật,
_ Đông-Phương Giáo-Chủ Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật,
_ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát,
_ Đại-Lực Đại-Thế-Chí Bồ-Tát,
_ Đại-Thánh Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát,
_ Thanh-Tịnh Đại-Hải Chúng Bồ-Tát Ma-ha-tát. O (1 lạy)
Bồ-Tát vui tin Phật, vui nghe pháp, vui cung-dưỡng Tăng, vui ly ngũ-dục, vui quán thân tứ-đại như độc-xà, vui giữ đạo-lý, vui nhiêu-ích chúng-sanh, vui nhẫn-nhục, vui thiền-định, vui tu các công-đức, vui trang-nghiêm đạo-tràng, vui tâm thanh-tịnh.
Kinh Duy-Ma
Giới là thể của Định, Tuệ là dụng của Định. Nếu thể không vững thì dụng chẳng lấy đâu mà sanh được.
Do Giới sanh Định, do Định phát Tuệ.
Tất cả Thánh-Hiền đều do Giới mà thành Đạo giác-ngộ. Bởi nên các Thích tử trong bảy chúng đều phải y giới mà tu-hành.