NHÂN SINH YẾU NGHĨA
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thích Minh Định dịch
Người Vì Tài Mà Chết chim vì ăn mà bỏ mạng
Giảng ngày 03/11/87 tại Kim Phong Tự
“Người chết vì tài, chim chết vì ăn”. Cái nào đúng? Trước khi trả lời vấn đề này, tôi muốn nói với mọi người, ngày mai tôi sẽ đi, các vị muốn tôi nói vài lời, cho nên tôi nói vài lời khuyên người ăn năn hối cải. Những lỗi gì? Rất bình thường, tức là bất cứ tôi đến đâu, phàm là người đến nghe tôi thuyết pháp, tôi đều dụng tâm thành gia trì hồi hướng cho họ:” Khiến cho họ ma chướng lớn biến thành nhỏ, ma chướng nhỏ biến thành không ; tai nạn lớn biến thành nạn nhỏ, tai nạn nhỏ hóa thành không ; bệnh nặng biến thành bệnh nhẹ, bệnh nhẹ biến thành không”. Ðây là nguyện lực của tôi, nhưng tôi không muốn nói, hôm nay mới nói. Bất cứ ai đến nghe pháp, tôi đều đã gia bị, cho nên không cần gia bị nữa. Có người nói:”Sư phụ, sao Ngài không nói sớm!” Tôi không nói sớm vì sợ các bạn đem nhiều vấn đề đến mà tôi không thể giúp bạn được. Hiện tại phải đi, có đến cũng không kịp ăn năn hối cải.
Người thành tâm với Phật sẽ có cảm ứng, người không thành tâm với Phật sẽ không có cảm ứng. Cho nên bất cứ là Chùa Kim Sơn, Chùa Kim Phong, Chùa Kim Phật, Chùa Kim Luân hoặc Vạn Phật Thành, mọi người đều thành tâm học Phật pháp, chỉ biết lão thực học Phật pháp cũng không mua danh chuộc tiếng khen, cũng không tranh danh đoạt lợi. Hoặc có người nói người xuất gia cũng tranh danh đoạt lợi. Không sai, là có nhưng tôi hỏi bạn họ làm như thế có đúng chăng? Hay là không đúng? Nếu đúng thì bạn học, còn nếu không đúng thì bạn đừng học.
Bây giờ trở về vấn đề chính. Tôi cảm thấy tục ngữ Trung Quốc có chỗ tự tướng mâu thuẫn. Cho nên trưa hôm nay tôi đề ra thảo luận, hỏi:
“Người chết vì tài,
Chim chết vì ăn”.
Hai câu này có đúng chăng? Hay là không đúng? Hai câu đúng hết hay là sai hết? Hay là một câu đúng, một câu sai? Kết quả còn phân vân. Có người nói một câu đúng, một câu sai. Tôi nói với các vị:”Người chết vì tài”, câu này không đúng, người là vì sắc mà chết. “Chim chết vì ăn” là đúng. Chim vì sinh tồn, không thể không tìm thức ăn. Nhưng con người so với chim có trí huệ hơn, nhưng hiện tại con người, không những so với chim không có trí huệ hơn mà so với chim còn ngu hơn.
Chim tìm vật ăn, trực tiếp ăn để duy trì sinh mạng, không thể dùng giấy bạc màu mè để mua. Người bây giờ không dùng vàng bạc mà dùng giấy bạc. Con người chấp trước vào những tờ giấy hoa hòe (giấy bạc), vì nó mà bận rộn.
Con người có thật vì tài mà chết chăng? Không phải, mặt sau chữ tài có chữ sắc thúc đẩy. Con người vì sắc mà chết. Nếu tinh, khí, thần của con người không tổn thương thì sẽ trở về cội nguồn, minh tâm kiến tánh, khai đại trí huệ. Sinh tử sẽ do mình làm chủ. Vua Diêm Vương không thể quản bạn được, lúc đó muốn sống mấy ngàn năm thì có thể sống mấy ngàn năm. Nếu muốn chết lập tức liền vãng sinh.
Tôi lại hỏi:”Tại sao con người ăn cơm? Bạn phản đối hay không phản đối, ăn cơm, mặc quần áo, ngủ, nghỉ? Sống có ý nghĩa gì? Và kiếm tiền lại có ý nghĩa gì?”. Nếu như con người chỉ tràn đầy dục vọng của mình thì người đó sống chẳng có ý nghĩa và giá trị gì hết. Tôi nói rõ là con người không phải vì ăn mà sống. Con người sống phải có công với đời, có đức với dân, có lợi cho thiên hạ. Không thể chỉ nghĩ riêng về phần mình. Như vậy không thể được. Như thế thì sống hồ đồ có ý nghĩa gì? Con người phải:
“Từ bi thế trời tuyên hóa,
Trung chánh vì nước cứu dân”.
Con người phải vì hạnh phúc của người khác, không phải vì mình tìm nhà đẹp, y phục tốt, ăn đồ thượng hạng. Con người chỉ cứ hưởng thụ thì ngu bất khổ cập. Tại sao? Vì thân thể của bạn không phải là sở hữu của bạn, cũng không phải là “bạn”.
Ðối với thân thể của bạn, bạn làm chủ không được. Bạn hỏi:”Tại sao? Thân thể của tôi sao không phải là của tôi?” Thân thể của bạn nếu là của bạn, thì khi bạn già rồi mắt phải đừng mờ, được chăng? Tai phải đừng điếc, răng đừng rụng được chăng? Bạn nói:”Mắt tôi có bệnh thì mổ, răng rụng thì thế răng giả”. Nhưng bạn đối với thân thể của bạn không làm chủ được, không thể kêu mắt đừng mờ, tai đừng điếc, răng đừng rụng.
Con người do từ nhỏ rồi trưởng thành, trưởng thành rồi già, già rồi chết. Lưu chuyển trong vòng sinh tử luân hồi, giống như bánh xe. Bạn làm chủ không được thì bị luân hồi sai khiến, lưu chuyển trong vòng luân hồi. Cho nên con người không phải vì tài mà chết, tài bất quá là thứ bảo vệ sắc dục. Kết quả con người còn là vì sắc mà chết. Bị sắc mê rồi thì có sinh tử, không mê thì dứt sinh tử, khác biệt chỉ có chỗ này. Có người nói:”Ai ai cũng như thế”. Ðó là vì ai ai cũng hồ đồ, đều không biết mình từ đâu sinh ra? Chết đi về đâu?
Từ xưa đến nay con người đều lưu chuyển trong vòng sinh tử, không cách chi ra khỏi được. Sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh.
Tục ngữ có câu:”Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Con người hiện nay có thể sống tám, chín mươi tuổi. Người xưa sống đến bảy mươi tuổi đã rất hiếm. “Trước bỏ thiếu niên, sau bỏ già”. Mười lăm năm đầu thông minh lanh lợi, có trí huệ cũng không thể làm gì được, mười năm đầu vốn là đứa con nít có thể làm được gì? Mười lăm năm phần cuối cuộc đời cũng chẳng làm được gì vì quá già. Cho nên trừ bỏ trước mười lăm năm, sau mười lăm năm, còn lại bốn mươi năm. Trong bốn mươi năm, ngủ đã mất hết một nửa khoảng hai mươi năm, lại thêm mặc đồ, ăn cơm, đi cầu tiêu, nhảy đầm, xem ti vi .v.v. Bạn còn thừa lại bao nhiêu thời gian? Còn không dùng thời gian này đến nghe pháp. Nếu như nghe mà hiểu một câu, thì pháp thân huệ mạng của bạn sống lại, trí huệ sẽ tăng trưởng.
Các bạn nghĩ xem. Tranh danh đoạt lợi có ý nghĩa gì? Hiện tại nam nữ lại nói ái tình, đồng tính luyến ái cũng nói ái tình, đòi kết hôn hợp pháp. Kết quả xảy ra “Ái tử bệnh”, ái thì phải chết. “Sắc” và “Ái”, hai chữ này hợp lại, tức “Ái sắc” mà chết. Nói về đạo lý đồng tính luyến ái: Nếu bắt hai con chuột đực bỏ vào với nhau, lâu dần rồi cũng biến thành đồng tính luyến ái, hỗ tương lậu dục. Nhưng bạn là con người, tại sao phải học loài súc sinh? Tôi vốn không muốn nói, nhưng hiện tại không thể không vạch áo bí mật “Người chết vì tài”, khiến con người tránh khỏi đầu não mê hoặc. Con trai đến kỳ phải tìm cầu đối tượng, con gái đến thời kỳ cũng phải tìm đối tượng ; chưa trưởng thành thì đã tìm đối tượng.
Tôi không sợ người không vui, người đồng tình luyến ái vui hay không vui, tôi chẳng màng đến. Vì bạn muốn ái tử bệnh. Tôi thì đắng miệng, tâm tốt muốn cứu bạn, muốn bạn hiểu “biển khổ không bờ”, nếu không thì bạn vĩnh viễn không sao hết khổ được.
Cho nên “Người chết vì tài” không đúng. Người Tàu không muốn nói toạc ra, biết rõ không đúng nhưng không nói, giống như bịt tai ăn cắp chuông, cho rằng bịt lỗ tai thì chuông không kêu. Tôi thì muốn nói những lời người không muốn nghe, nếu chỉ nói những lời mà người thích nghe thì đó là xiểm nịnh, cho nên:
“Thuốc hay đắng miệng lợi cho bệnh,
Lời ngay khó nghe lợi thực hành”.
Tôi không nhẫn tâm thấy mọi người truyền nhiễm “Ái tử bệnh”. Cho nên không thể không nói. Ái tử bệnh này giống như không khí bị ô nhiễm, khắp nơi đều có.