NHÂN SINH YẾU NGHĨA
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thích Minh Định dịch

Lược Nói Phẩm Tịnh Hạnh của Kinh Hoa Nghiêm

Giảng tại Kim Phong Tự ngày 01/11/87

Phẩm Tịnh Hạnh trong Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật có nói rằng:

“Bồ Tát tại gia,
Xin nguyện chúng sinh,
Biết nhà tính không,
Không có bức bách”.

Ðây là nói phương pháp Bồ Tát tại gia tu hành. Bồ Tát ứng vô lượng thân, có thời thị hiện làm ông vua, trưởng giả, hoặc thân tể quan, có thời hiện thân Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Có thể hiện đủ loại thân, quán sát căn cơ, vì người thuyết pháp. Hiện thân xuất gia thì độ người xuất gia ; hiện thân tại gia thì độ người tại gia.

“Nhà” vốn không có thực thể, là một giả danh, nhưng phần đông chấp vào cái nhà này. Không biết bổn tính của nhà là không, chỉ là một danh từ mà thôi. Nếu giảng theo chữ Trung Hoa, phân khai chữ “nhà” thì rất khó nghe. Phía trên chữ “nhà” là bảo cái, phía dưới là chữ “thỉ”, tức con heo. Có gia đình thì là chỗ đọa lạc, bên trong có thể là súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục hợp mà làm một. “Không có bức bách”. Các vị nghĩ xem trong nhà thì phiền não tranh giành ồn náo. Tục ngữ có nói:”Nhà nhà có tám màn kịch, có hội ca xướng, hội không ca xướng”. Hội ca xướng thì không tạo tội nghiệp, không ca xướng thì tạo tội không ít. Hay làm kịch trường thì biết hết thảy đều là hư vọng không thật, không có chấp trước, bất quá gặp trường làm kịch. Cho nên không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, như vậy thì sẽ được sinh về ba đường lành là cõi trời, cõi người, cõi A Tu la.

Cõi trời, cõi người có thể nói là đường lành, A Tu La có lúc hợp với cõi trời, cõi người gọi là ba đường lành ; có lúc hợp với súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục gọi là bốn đường ác. Tại sao nói A Tu la là một trong bốn đường ác? Vì bản tính thích đấu tranh, tức là đấu tranh kiên cố. Trong nhân đạo, súc sinh, ngạ quỷ đều có A Tu la, như ngựa hại cả bầy, hoành hành xung đột, không giữ quy cụ của ngựa tức là A Tu la trong loài ngựa. Tóm lại phàm là thích đấu tranh, một ngày không tranh với cái này thì cũng náo cái nọ, tức là tính bức bách.

Có tiền, thì có tính bức bách có tiền, không tiền thì có tính bức bách không tiền. Người không có tiền thì có vấn đề về ẩm thực, y phục, chỗ ở .v.v., đây là tính bức bách. Người có tiền cũng có vấn đề, luôn thấy không công bình, hoặc nói “Phần của bạn to, phần tôi nhỏ” hoặc “Bạn dùng nhiều, tôi dùng ít”. Ðây cũng là tính bức bách. Cho nên đoạn trên có nói “Biết nhà tính không, không có bức bách”. Vì người đối với hết thảy đều quá nhận chân, đối với tiền cũng nhận chân, một khi nhận chân thì phiền não đến. Thực ra chỉ muốn duy trì đời sống thì đủ rồi, nhưng tâm con người như hố không đáy. Cổ nhân nói rất chí lý rằng:

“Suốt ngày bận rộn chỉ vì đói,
Ðược ăn no rồi lại nghĩ đến y phục”.

Con người từ sáng đến tối bôn ba chỉ vì tìm ba bữa ăn, sợ đói, ăn no rồi thì lại nghĩ đến y phục. Nếu y phục không đẹp thì kiếm thêm tiền mua đồ đẹp. Y thực đủ rồi thì lại tìm ý trung nhân, ngày đêm luôn chuyên tâm nhất chí đi nghĩ tưởng. Phải chi chúng ta lạy Phật được thành tâm như thế thì Phật nhất định gia bị cho chúng ta, tiếc thay không có ai lạy Phật thành tâm như thế!

“Trong phòng còn thiếu người vợ đẹp”

(hoặc chồng tốt).

Lúc này trăm phương ngàn kế đi tìm đối tượng. Làm sao dò xét sự vui thích của đối phương.

“Cưới xong vợ đẹp và thiếp xinh,
Lại không quan chức bị người khinh,
Năm phẩm, bốn phẩm hiềm quan nhỏ,
Ba phẩm hai phẩm cũng hiềm thấp”.

Làm dân thì bị người khinh khi, nhưng quan nhỏ lại không muốn làm, vì không đủ quyền thế.

“Nhất phẩm đương triều làm tể tướng,
Làm được tể tướng chê chưa đủ,
Khi được làm vua, lại nghĩ muốn đánh cờ với Thần Tiên”.

Khi làm được tể tướng thì còn cảm thấy không đủ, còn muốn làm hoàng đế, tổng thống. Khi được làm hoàng đế rồi lại nghĩ:”Ôi! Nếu được đánh cờ với thần tiên thì vui biết mấy”. Cho nên nói:

“Nhân tâm bất túc xà thôn tượng”,

Nghĩa rằng:

“Tâm con người không biết đủ, như rắn nuốt voi”.

Chúng ta nếu biết nhà tính vốn là không, vinh hoa phú quý đều như giấc mộng, thì hà tất ưu sầu phiền não như thế, ăn không ngon, ngủ không yên. Như vậy thì buồn lo không sao tả hết được. Ðó là đạo lý rất bình thường, ai ai cũng biết, nhưng ai ai cũng sinh chấp trước, phá mê không được. Nếu phá được thì bỏ mê về với giác ngộ. Ngàn xưa đến nay gia đình vẫn trường cửu, tồn tại không có biến hóa? Nếu hiểu được, còn có gì để chấp trước? Cho nên nói:”Xin nguyện chúng sinh, biết nhà tính không, không có bức bách”. Nếu không hiểu thì thành ra tinh thần cô phụ trách nhiệm. Cho nên chúng ta phải biết vấn đề gia đình.

Nói như thế, không phải là không cần gia đình! Không phải. Chỉ là đừng sinh tâm chấp trước, phàm việc gì qua được thì tốt. Tục ngữ có câu:

“Lông kê hữu thực thang oa cận,
Dã hạc vô lương thiên địa khoan”.

Nghĩa rằng:”Gà ở trong chuồng tuy có thức ăn nhưng gần nồi nước sôi (không biết chết lúc nào), con hạc ngoài đồng hoang tuy không có thức ăn nhưng trời đất rộng bao la (sống tự tại).

Phẩm Tịnh Hạnh lại nói:

“Bồ Tát tại gia,
Xin nguyện chúng sinh,
Việc lành nơi Phật,
Hộ dưỡng hết thảy”.

Ðây là nói về việc hiếu thuận cha mẹ. Bồ Tát tại gia biết hiếu thuận cha mẹ, do đó phát nguyện hết thảy chúng sinh cũng hiếu thuận với Phật, nhưng chúng sinh chưa thấy Phật, cho nên xem cha mẹ như Phật. Như vậy mới là hiếu thuận. Người xưa có nói “Cha mẹ như Phật sống”, không hiếu thảo với cha mẹ mà muốn học Phật có sở thành tựu thì không có lý.

Cho nên hiếu thuận cha mẹ tức là tin Phật. Tin Phật thì phải từ căn bản mà dụng công. Hiếu thảo với cha mẹ tức là cho thêm phân, thêm xăng dầu cho con cháu đời sau. Nếu người không hiếu thảo thì đời sau sẽ khô héo. Cho nên có câu:

“Trong trời đất,
chúng sinh lấy hiếu làm đầu,
Một chữ hiếu cả nhà yên,
Hiếu thuận thì sinh con hiếu thuận,
Người biết hiếu thuận tất người hiền”.

Ðiều quan trọng nhất là hiếu thuận với cha mẹ, đó mới là chân chánh thương yêu giúp đỡ gia đình. Có bài thơ rằng:

“Thấy người sớm vào chợ,
Mua bánh lại mua kẹo,
Không nghe dâng cha mẹ,
Ðều nói dụ bầy con”.

Người già nghe rồi đều ghen tương nói:”Con của tôi quyết thực là như thế, đều mua đồ vật cho con của nó mà không mua cho cha mẹ”. Bạn muốn con cái mua đồ vật cho bạn chăng? Vậy thì bạn biến thành con nít! Nếu bạn biến thành con nít thì con của bạn cũng sẽ mua đồ vật lại dụ bạn. Bạn tối ngày không vui thừ mặt ra, thì con cái thấy bạn sẽ phát sợ, cũng không mua đồ vật cho bạn ăn. Có những người làm con nói với tôi:”Không phải con không muốn hiếu thuận với cha mẹ, nhưng thật ra cha mẹ đều nặng mặt ra, con có nhìn cũng chẳng dám nhìn”. Ðây thật là ông nói ông có lý, bà nói bà có lý. Nếu không có ông, không có bà thì ai cũng chẳng có lý.
Trong Phẩm Tịnh Hạnh lại nói:

“Bồ Tát tại gia,
Vợ con xum họp,
Nên nguyện chúng sinh,
Oán thân bình đẳng,
Vĩnh lìa tham trước”.

Người không thái quá thì là bất cập, đều không thể oán thân bình đẳng. Ða số đều dùng tình cảm để xử sự, thì chưa được kẻ oán người thân bình đẳng. Nếu như oán thân bình đẳng thì không thương không ghét, xem như đồng nhau, cho nên đại công vô tư. Tại sao phải vĩnh lìa tham trước? Vì có tham dục cho nên sinh chấp trước. Nếu như oán thân bình đẳng tức không chấp trước, không chấp trước thì không phiền não. Phiền não do chấp trước mà đến. Cho nên Phật nói:”Tất cả chúng sinh đều có phật tính, đều có thể thành Phật”. Ðiểm này là chỗ khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, là dân chủ nhất. Bạn tu hành thì bạn thành Phật, tôi tu thì tôi thành Phật, ai tu thì người đó thành Phật, ai không tu thì người đó sẽ đọa lạc súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ba đường ác.

Phật lại nói:”Ðều vì vọng tưởng chấp trước cho nên không thể chứng đắc”. Có chấp trước thì không thể thành Phật. Người đều bôn ba mệt nhọc, khổ tâm kinh doanh, chấp quốc gia, chấp nhà cửa, chấp thân thể, thiệt thòi một chút cũng không chịu, cảm thấy chịu không đặng, do đó mà nhiều phiền não sinh ra.
Tôi thường nói, mình không nên cứ nói đạo lý của mình mà không nghĩ tưởng đến người khác. Mình nên nhận lỗi của mình, cho nên:

“Nhận thật lỗi của mình,
Ðừng nói lỗi của người”.

Ðừng nói người đúng hay không đúng, phải hỏi chính mình đúng hay không đúng? Phóng tư tưởng rộng lớn, thấy lỗi của người tức lỗi của mình. Lỗi sai của người là vì tôi chưa làm đúng.

“Lỗi người tức lỗi ta,
Ðồng thể gọi đại bi”.

Chúng ta nên thương người như thương mình, thậm chí thương người hơn so với mình, đó mới là đại bi tâm, không có tâm phân biệt. Làm được như thế thì chiến tranh cũng chẳng có.

Người và người không tranh thì liên hiệp quốc cũng sẽ tự tiêu mất, vì sợ người có tranh nên mới có liên hiệp quốc, cũng không thể nói làm thì thối hưu, vì căn bản không có cơ hội, các nước cũng không dùng buộc giao hội phí.