NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch
ẤN TƯỢNG VỀ CƯ SĨ QUẢ KHANH
Tác giả: Cư sĩ Minh Hoa
Cư sĩ họ Dương, người Thiên Tân, niên kỷ độ 60 nhưng nhìn trẻ như 50. Thân cao vừa tầm, mắt sáng như sao, dung mạo nho nhã, mặt đầy hồng quang, bước uy nghi như rồng như hổ (long hành hổ bộ), trông khỏe mạnh quắc thước, nhìn rất oai phong.
Ông viết bộ sách “Báo ứng hiện đời” lưu truyền khắp, gây ảnh hưởng cực lớn, hóa độ chúng sinh ly khổ đắc lạc rất thần kỳ; khiến vô số người đến với đạo, pháp hỷ sung mãn, ông là nhân vật rất nổi tiếng trong giới Phật giáo.
Cư sĩ đặc biệt ưa trì tụng Lăng Nghiêm, cực lực đề xướng giới sát, phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh Địa Tạng…
8 giờ ngày 12 tháng 9, Quả Khanh khai giảng Phật pháp tại Hoa Nghiêm Tự, đến 11 giờ trưa thì buổi giảng kết thúc, là bắt đầu Lễ Phóng Sinh. Quả Khanh cùng sư Thường Tịnh (Trụ trì chùa) hướng dẫn gần năm trăm người tại đạo tràng thực hành Nghi Thức Phóng Sinh, qui y cho loài vật. Lần phóng sinh này có 350 con chim, gồm: Chim ngói, chim khách, chim đầu bạc, chim sẻ, chim ưng, cò trắng… và 2 con cầy hương, một con chồn chó, một con nhím. Riêng con chồn chó chân trước bị thợ săn làm gãy, nhìn rất đáng thương: Chỉ có lớp da dính liền, máu thịt lẫn lộn, lòi xương trắng hếu ra ngoài, các tu sĩ xức thuốc băng bó cho nó.
Nghi thức kết thúc, lồng được mở ra: Hằng trăm con chim tranh nhau vỗ cánh bay lên trời cao, trông thập phần đẹp mắt. Người chứng kiến lòng đầy hoan hỉ. Quả Khanh bồng từng con chim lên, đích thân gia trì rồi mới thả. Hơn nửa số chim không bay đi mà còn lưu lại, đậu trên các cây đại thọ của chùa, mắt nhìn mọi người chăm chăm, như bày tỏ lòng tri ân.
Ngay lúc đó, trên không chùa Hoa Nghiêm vầng dương chiếu chói lọi, mây lành đóa đóa, bầu trời bỗng chuyển sắc óng ánh, trong suốt xinh đẹp, như đồng chia nỗi vui.
Buổi chiều, trên tòa giảng, Quả Khanh nhắc đến việc phóng sinh hồi sáng, ông nói: Tu hành chính là “làm ngược lại”. Vì trong xã hội hiện nay người ta đa số tham đắm vị ngon, ưa sát sinh ăn thịt, riêng người tu hành cần phát tâm từ bi, mua vật phóng sinh…
Mặc dù cùng cư sĩ Quả Khanh ở chung chí có một ngày, nhưng phong thái và ngôn hạnh của ông khiến tôi kính phục sâu sắc, có ấn tượng rất khó quên. Đức hạnh của ông khiến người chứng kiến phải phát sinh lòng ngưỡng mộ tán thán, cô thể nói ông là người như thế này:
1. Ngôn hành tương ưng
Cẩn ngôn khiêm tốn
Ngày đầu tiên vừa lên pháp tòa để giảng, Quả Khanh như sực nhớ ra bèn nói:
Xin Trụ trì cung nghinh tiểu tượng Phật đến đặt ở trên bàn trước tôi, (ông giải thích khi mình thuyết pháp sẽ không tránh được cảnh chư cư sĩ đến nghe pháp cung kính hành lễ, mà ông là phàm phu nên không dám lãnh nhận… Phải đặt tượng Phật nhỏ trước ông, để lỡ có người lễ bái sẽ thành là lễ Phật, Bồ-tát… như vậy ông mới an tâm thuyết giảng).
Ngoài thời gian giảng và nghỉ ngơi ra, rất nhiều cư sĩ cung kính gọi ông là Sư phụ, nhưng ông luôn bảo: Kêu “Dương lão sư” được rồi. Đối với chư cư sĩ thái độ ông cực kỳ khiêm cung, luôn dịu dàng thăm hỏi. Lời thốt ra êm ái, từ hòa và nhẹ nhàng như gió xuân. Ông giảng pháp suốt ba ngày, mỗi ngày 8 tiếng, chia làm hai buổi. Xuống tòa rồi còn phải tiếp khách, nhưng trước sau ông không lộ vẻ mệt mỏi chán ngán, không có chút khinh mạn.
2. Trực tâm trực ngôn
Tuyệt không giả dối
Tuy nhiên, đối với những người tu hành (xuất gia hay tại gia) mà còn tính cách bất lương, hành không đúng pháp Phật, thì ông chẳng mảy may khách sáo, nghiêm khắc phê bình, góp ý nói thẳng. Ngay nơi Hoa Nghiêm Tự, khi thấy Tăng cúng thờ tượng Phật ngay trong túc xá, ông liền phản đối, giải thích rằng: Mỗi tôn tượng đều có thần hộ pháp theo hầu, nên chỉ có thể cúng thờ tại Chánh điện hay Phật đường trang nghiêm, tuyệt không được đặt tượng Phật ở nơi ngủ nghi. Nếu làm vậy thần hộ pháp sẽ phẫn nộ. Chúng tăng vội vã tiếp thu và sửa đổi…
Cũng có khi ông đến giảng ở chùa khác, do trực ngôn nói thẳng, mà chạm đến khuyết điểm và thói tật của người, nên đã có một tu sĩ nổi giận xung đột với Quả Khanh ngay tại Giảng đường, nhưng ông vẫn đúng lý tranh biện, chưa từng khuất phục, nhất quyết không tán thành bất kỳ điều sai trái nào. Vì vậy mà có một số ít người tu không đúng pháp đã liên kết, gây loạn làm ầm, lên tiếng mạ lỵ phỉ báng Quả Khanh (nhưng đa số các đạo tràng và đại chúng chánh tín thanh tu thì hết lòng ủng hộ tôn kính ông).
Bởi vì người tuyên dương chính pháp, vĩnh viễn luôn có Bồ-tát gia trì; Long, Thiên hộ vệ.
3. Giảng pháp tuyệt hay
Lực nhiếp thọ dũng mãnh
Ông luôn nhấn mạnh: Nhất định phải hành đúng theo kinh điển của Phật Thích Ca giảng, vì: “Ly kinh một chữ, tất đồng ma thuyết”, ông cực lực tán dương kinh Lăng Nghiêm, xác nhận rằng: “Kinh Lăng Nghiêm còn, là chánh pháp còn”. Và “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong kinh Lăng Nghiêm chính là kính chiếu yêu. Ai không chân chánh tu hành, chỉ cần đối chiếu với “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” là rõ ngay.
Trong quá trình giảng kinh, ông không ngừng kể những câu chuyện có thực hiện đại để chứng minh, do ông đích thân chứng kiến hoặc trải qua nên rất có sức thuyết phục. Khiến người nghe tin tưởng, kính vâng. Khóa giảng luôn nhận được những tràng pháo tay vang dội không ngớt, nhiều người nghe xong rất cảm kích xúc động, thậm chí khóc thống thiết, lệ tuôn như mưa. Quyết tâm sám hối hướng thiện, có thể nói người nghe ông giảng Phật pháp được thọ ích rất nhiều.
4. Trong sạch liêm khiết
Chẳng tham tiền tài
Lương hưu của ông mỗi tháng chỉ có 1900 đồng. Nhưng khi được mời đến Hoa Nghiêm Tự giảng, ông không hề dùng một xu của chùa làm phí đi lại.
Trong thời gian giảng, nhiều người tranh nhau xin cúng dường trai phạn, hoặc đề nghị cung cấp cho ông chỗ trú ngụ tuyệt hảo, nhưng ông luôn từ chối, quyết định ăn ngủ ở trong chùa, thọ sự đãi ngộ cùng chư Tăng, chẳng thu nhận một xu cúng dường.
Lúc ông rời chùa, Trụ trì Thường Tịnh cảm thấy quá áy náy, khó kham, nên năn nỉ ông hãy thu nhận ba ngàn đồng làm phí đi lại, nhưng bị ông nghiêm khắc cự tuyệt. Lúc ra phi trường, có mua đặc sản địa phương biếu cho, thì ông cũng trả lui hết, chẳng chịu mang gì về. Trước khi rời Hoa Nghiêm Tự, ông còn kiên trì bỏ vào thùng công đức tự viện 400 đồng (tiền cơm).
Suốt thời gian giảng, ông luôn nhắc mãi câu:
Tôi không hề gạt các vị, vì tôi chẳng tham tài. Nếu những gì tôi thuyết giảng có chút hư ngụy, tôi nguyện xuống địa ngục.
Lúc đó, tôi cảm thấy ông nói vậy có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng đến bây giờ thì tôi hoàn toàn tin phục, rất muốn được lễ bái ông. Vì đã nhận ra: Đây là bậc đức cao vọng trọng. Nhiêu hgười xem qua sách ông viết, đối với thần thông thị hiện của ông, đều rất tò mò, đa số đều thèm hỏi ông về tiền thế, hậu thế của mình, ôm thăc mắc um sùm chờ dịp hội kiến để bung ra… Tôi cũng không ngoại lệ, sớm đã chuẩn bị ba câu, nhưng khi gặp mặt ông rồi, lại bị đức hạnh ông chiết phục, làm cho quên hết ráol…
Thực ra, ông giảng tại tòa, thuyết theo kinh rất minh bạch rõ ràng: Ai cũng đều có thói tật và bệnh hoạn… Nhưng nếu như bạn có thề thọ giáo, tiếp nhận những gì ông thuyết giảng, lập tức phát thệ giữ giới sửa lỗi, nhất tâm hướng thiện… thì các vấn đề bệnh tật, thống khổ, bất hạnh, chướng ngại v.v… của bạn đều sẽ nhờ sự cải thiện triệt để mà tiêu tan. Nếu bạn vẫn ỳ ra như c(j, không biết hối cải, cứ tạo đủ nghiệp ác, biếng lười giải đãi…thì cho dù là Phật, Bồ-tát có hiện ra trước mặt cũng vô phương cứu bạn.
Ông còn kể một câu chuyện thực khiến tôi cực kỳ chấn động.
Một tuần trước tại Thượng Hải, có bà mẹ dẫn đứa con gái độc nhất của mình đến tìm ông. Con bà tuy mới hơn hai mươi nhưng đã mắc hai chứng bệnh nan y: Toàn thân nổi mụn bộc mẩn đỏ và bị nhiễm trùng đường tiểu cực nặng. Hiện tinh thần cô rất chán nản, vì bệnh viện vô phương chữa trị, chỉ có về nhà chờ chết. Bà van cầu ông cứu mạng con bà.
Quả Khanh im lặng quan sát một hồi, thì hiểu ra nguyên nhân. Thế là ông không chút vị tình, nói thẳng với con gái bà, chỉ ra ba lỗi nghiêm trọng cô đang phạm phải:
1. Bất hiếu phụ mẫu: Cô gái thường cự cãi với cha mẹ, thường vì chút chuyện nhỏ mà gây ầm náo không thôi, khiến cha mẹ vì cô phải tổn thương tâm thần, khổ sở bất an.
2. Phóng túng tà dâm: Ngay từ hồi Tiểu học cô đã nhiễm ác tập thủ dâm, đến bây giờ vẫn chưa từ bỏ. Lên Sơ trung thì phát sinh quan hệ nam nữ lăng nhăng với nhiều người, tham dục túng tình, sống buông thả, không biết tự khống chế. Đây là nguyên nhân khiến cô bị chứng nhiễm trùng đường tiểu nan y.
3. Dễ sân giận nóng nảy: Do từ nhỏ quen được nuông chiều, nên cô có tính ích kỷ nóng nảy, hễ không vừa lòng là thịnh nộ bộc phát, chẳng vị tình ai. sống toàn nghĩ cho mình, không biết lo cho ai, làm tổn thương đến nhiều người chung quanh, đánh mất hòa khí…
Cô nghe nói xong, mặt mày khó kham, chỉ thừa nhận lỗi một và lỗi ba, còn đối với lỗi thứ hai thì cương quyết không thừa nhận. Cô nói mình tuy có nhiều khuyết điểm, nhưng từ nhỏ trong quan hệ nam nữ luôn sống rất có tác phong và hết sức thận trọng, tuyệt đối không hề có những tình huống như lời cư sĩ nói, cô có thể bảo chứng, cam đoan!…
Quả Khanh bảo:
– Chỉ có sự chân thành phát lộ ăn năn sám hối, quyết tâm hướng thiện sửa sai mới cứu được mạng cô. Nếu cô nhất quyết mình không có lỗi, thì cô cứ tha hồ phản bác… nhưng hãy về và đợi phút ra đi…
Lúc này cô gái bỗng té quỵ xuống, nghẹn ngào khóc lóc, không ngừng bái lạy, vừa rơi lệ đầm đìa, vừa phát lộ sám hối, cung khai ra hết những lỗi từ nhỏ đến giờ, xác nhận là mình đã cố phạm qua như cư sĩ nói.
Mẹ cô lúc này mới tâm phục khẩu phục, lập tức quỳ trước tượng Phật trong sảnh phòng, thành tâm sám hối phụ cho con. Lúc này cô cũng quỳ trước mặt mẹ, thành tâm bái lạy xin mẹ tha thứ trước đây mình bất hiếu ngỗ nghịch… Mẹ cô cảm thấy được an ủi vô cùng và hết sức tri ân Phật, bà ôm chầm lấy con, cả hai cùng khóc thống thiết.
Cô gái sám hối triệt để, hoàn toàn tiếp thọ lò’i Quả Khanh khuyên dạy, dũng mãnh phát thệ: Từ đây nguyện hiếu kính song thân, dứt tuyệt tà dâm, sửa tính cáu giận nóng nảy, quyết lòng phục thiện.
Mấy ngày sau lúc Quả Khanh rời Thượng Hải, cô gái tìm tới cung kính tiễn biệt. Trông sắc mặt cô đã hòng hào, tinh thần khang kiện, bệnh tình đã chuyển tốt.
Nếu như thực lòng hối cải, đoạn ác tu thiện, theo thời gian bệnh tật sẽ triệt để hồi phục.
Phật là bậc Đại y vương, chúng ta chẳng nên xem thường.
Qua sự kiện này, tôi tự đối chiếu với bản thân mình: Xem ra các lỗi: Bất hiếu, tà dâm, xấu tính, nóng nảy… đều là những “cố tật thâm căn”… mà đa số người thường mắc phải, có khi mức độ ương bướng tệ lậu… còn vượt xa cô gái kia. Vì vậy tôi không cần nêu thắc mắc, hỏi nhiều nữa mà làm chi. Chỉ có chân thành sám hối, nhất tâm tu hành, nguyện dức ác tu thiện, không tái phạm lỗi nữa, thì tất cả đều hợp đạo…
Trong giảng tòa, Quả Khanh nhiều lần nhắc về ân sư Tuyên Hóa, kể lại những câu chuyện hay, những kỷ niệm trong quãng thời gian cuối được kề cận bên ngài, ông kể mà không cầm được nghẹn ngào, thổn thức…. đủ biết thâm tình tưởng nhớ dành cho Thượng nhân mênh mông vô cùng.
Khi tôi viết đến đây thì cư sĩ đã đi ngoài ngàn dặm, nhưng giọng nói, nụ cười, dung mạo ông… không ngừng hiện ra trước mắt tôi, khiến tôi bùi ngùi, tri ân không cầm được…
Mặc dù được hữu duyên ở bên cư sĩ chỉ có một ngày, nhưng tôi thu hoạch lợi ích rất nhiều, nên cảm thấy rất là trân quý.
Thời gian tiếp tục trôi, mọi vô sự vốn vô thường, chẳng biết bao giờ mới được gặp lại ông.
Tôi xin phát thệ: Nguyện cả đời tu hành nghiêm cẩn, giới sát phóng sinh; ăn chay, niệm Phật, làm [ợi chúng sinh, hầu có thể báo đáp ân gia trì, đức độ đạy bảo cao tột của Cư sĩ Quả Khanh.
Xin thành tâm đảnh lễ Cư sĩ Quả Khanh, cảm ân ngài đã xuất hiện, lưu dấu nơi nhân gian, thị hiện thần lực, vì chúng sinh giải nghi, bạt khổ ban vui.
Hết