Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

HỌC TẬP TỪ BI VÀ BAO DUNG

LÀM THẾ NÀO ĐẾ CHUNG SỐNG VỚI NGƯỜI MÌNH KHÔNG THÍCH

Người Trung Quốc thường dùng từ “nhân duyên”, người Nhật dùng từ “nhân khí” đế nói v’ê mối quan hệ giữa người với người. Ví dụ một diễn viên tuy nhập vai diễn không xuất sắc lắm nhưng do người đó có điều gì đó khác người, thì điểm khác người đó trở nên thu hút người xem, ngược lại một diễn viên không được mọi người hoan nghênh nhưng nhập vai xuất sắc, diễn xuất hay vẫn sẽ được nhiều người mến mộ tài năng, đấy chính là hai cách “làm quen” với người khác của hai kiểu người vừa nêu, cuối cùng họ đều được lòng người.

Tôi thường thuyết giảng ở nhiều nơi hoặc viết sách cũng là cách làm quen với mọi người, vì thế khi đi đường có người chào tôi và hỏi “xin hỏi thây có phải là Hòa thượng Thánh Nghiêm, tôi có đọc sách của thây”.

Tuy tôi không được trực tiếp nói chuyện với họ, nhưng họ đọc sách hoặc xem các chương trình diễn giảng Phật pháp của tôi qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng được xem là đã gián tiếp nói chuyện với tôi, như thế cũng có thể xem là tôi đã “kết duyên” cùng mọi người.

Theo quan điểm Phật giáo, gặp gỡ trực tiếp hay gián tiếp như thế đều được gọi là “duyên”, nếu chúng ta “kết duyên lành” người khác sẽ chủ động gân gũi bạn, thích được làm quen với bạn. Nếu là “duyên chẳng lành” thì họ sẽ ghét bạn, không muốn hợp tác với bạn. Mọi người có duyên chung sống gần gũi nhau trong một môi trường nhất định sẽ cảm thấy gân gũi, thân thiện và quý mến nhau; ở với người thiếu duyên, chỉ cần nhìn thấy hình dáng người kia đã thấy đáng ghét, bất kì hành vi cử chỉ nào của họ đ’êu là cái đinh trong mắt bạn, bạn không thích thậm chí cả đến kiểu tóc hay dáng đi của người đó bạn đều cảm thấy khó chịu.

Thực ra vấn đề không nằm ở bản thân đối phương vì yêu hay ghét nằm ở cảm giác chủ quan của bạn. Có những quan niệm về yêu ghét hình thành trong bạn từ hồi còn nhỏ, có khi là những kí ức xấu đọng lại trong bạn khiến bạn có “kinh nghiệm” về cách nhìn nhận những người có ngoại hình tương tự với người mà bạn ghét, thế là bạn ghét luôn người mới quen kia. Ví dụ khi bạn nhìn thấy người có khuôn mặt hình tam giác, theo kinh nghiệm có trước, bạn thấy đàu rắn độc cũng có hình tam giác thế là bạn ghét luôn con người có khuôn mặt hình tam giác. Khi bạn nhìn người có khuôn mặt gằy gò và dài bạn liên tưởng đến mặt ngựa, bạn cảm thấy người đó xấu xí, khó nhìn khó ưa. Khi bạn thấy người có khuôn mặt tròn bạn liên tưởng đến chiếc bánh đa, bạn thấy họ thô lỗ, thiếu lịch sự… bất luận bạn nhìn khuôn mặt nào cũng không thích, cũng có điểm để bạn phê bình và có lí do để ghét. Ngược lại khi bạn tiếp xúc với người nào đó có khuôn mặt giống người mà bạn từng quen và họ cũng từng mang lại niềm vui cho bạn, bạn sẽ cảm thấy mến họ.

Khi bạn tự nhiên cảm thăy không thích một người nào đó rất có thể do kiếp trước bạn đã không kết duyên với họ hoặc là do bạn kết duyên không tốt cũng có thể do ngay trong kiếp này bạn không thích kết duyên với những người như thế. Có điều bạn càn lưu ý, tất cả những người mà bạn thiếu thiện cảm không nhất định họ sẽ mang lại bất lợi cho bạn, tất cả đều do ý kiến chủ quan của bạn chi phối khiến bạn không thích tiếp xúc với họ. Trường hợp cả hai bên đều không thích nhau rất có thể hai bên sẽ trở thành đối địch.

Khi chúng ta gặp người mà mình không thích, bạn nên nghĩ rằng, chắc kiếp trước mình không
kễt duyên lành với họ nên đời này họ đến làm phiền bạn, chỉnh lưng bạn, làm bạn khó chịu… bạn phải cảm ơn họ vì họ đã cho bạn cơ hôi để rèn luyện bản thân, tạo không gian cho bạn trưởng thành.

Thậm chí khi bạn đối xử tốt với đối phương nhưng họ vẫn không chấp nhận thì bạn hãy nghĩ, kiếp này không thuận lòng nhau nhất định là do không gieo duyên từ kiếp trước, nếu cứ tiếp tục thì kiếp sau sẽ ghét nhau mãi, vì thế trước hết bạn phải là một người bạn tốt của họ trước. Nếu bạn có ý nghĩ như thế thì dù gặp phải người mình không thích cũng cảm thấy họ đều là những vị Bồ-tát đến tác thành cho bạn. Vì thế khi người khác đối xử không tốt với mình, bạn cũng phải đối xử thật tốt với họ.

Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cân yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành. Bạn cứ tiếp tục như thế người khác sẽ thay đổi thái độ, thay đổi cách nhìn về bạn theo hướng tốt dân lên.

Có thể cả đời này bạn cho đi nhưng vẫn chưa có quả báo tốt, vẫn không có được thiện cảm của mọi người bạn vẫn phải tiếp tục kết duyên lành với họ đây được gọi là “kết duyên lành cho kiếp sau”. Cây cỏ côn trùng còn có tình cảm huống chi là con người. Chỉ cần bạn có ý tốt thì mọi người cũng sẽ thay đổi cách nhìn xấu về bạn, nếu kiếp này chưa được thì bạn cứ vun trồng duyên lành cho kiếp sau. Vì thế chỉ cân bạn có niềm tin vào việc gieo duyên lành thì việc bạn sống với người mình không thích sẽ không còn là cực hình với bạn nữa.

CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO

Con người hiện đại sống trong những ngôi nhà ngăn cách nhau bằng bê tông cốt thép, càng xây bao nhiêu sự ngăn cách giữa các ngôi nhà càng kiên cố bẫy nhiêu. Bức tường ngăn cách lòng người cũng thế, càng ngày càng cao lên theo lòng tham lam, ích kỉ của mình. Bức tường ngăn cách trong lòng người được xây dựng bằng chất liệu “lấy mình làm trung tâm của vũ trụ” mà nên từ đó mọi người không còn thẳng thắn nhìn vào lòng nhau được nữa.

Thực ra đẫy không phải là đặc điểm của con người hiện đại vì đó là tâm lí phổ biến nên đời nào cũng vậy, chẳng qua thời xưa con người không đủ điều kiện để thực hiện. Thời kì đức trị đến đỉnh cao trong xã hội thời xưa kể về người đi đường không nhặt của rơi chỉ được nghe kể trong sử sách; thời con người thương yêu, đối đãi nhau bằng lòng chân thành cũng rất hiếm, có chăng cũng chỉ qua sách vở ghi chép. Vào thời loạn lạc, con người lại càng phong tỏa lòng mình để tránh người khác xâm hại vì thế nhân gian có câu “không nên có lòng hại người, càng không thế thiếu lòng đề phòng người hại”.

Nhưng rốt cục là chúng ta cân phòng ngừa điều gì? Nẽu phòng ngừa giặc cướp thế thì giặc từ đâu mà có?

Ai là giặc? Giặc chính là người sẽ làm tổn thương bạn, khiến bạn bị tổn thất tiền của, và nếu ai làm những điều như thế là giặc thì rất có thể giặc sẽ có ngay trong nhà bạn, ngay cả người thân thích ruột thịt cũng có thể là giặc, như thế chắc chắn bạn không thể phòng ngừa được. Khi bạn càng phòng ngừa thì tình cảm giữa bạn với mọi người càng ngăn cách, đó chính là điều kiện để “giặc” khởi lên. Sở dĩ mình xem người khác là giặc chính là để đề cao cảnh giác cho bản thân, bạn không những sợ người khác làm hại bạn mà cơ hội giúp đỡ người khác của bạn cũng giảm bớt, đẫy là thái độ thể hiện lòng ích kỉ hẹp hòi cũng là nguồn gốc của phiền não. Vì thế bạn càn xóa bỏ bức tường ngăn cách trong lòng bạn, tiêu diệt “giặc” ngay trong lòng để mọi người chung sống hòa thuận chân thành với nhau, diệt phiền não trong bản thân là tiền đề của
mọi sự tốt đẹp.

Trong Phật giáo có rất nhiều từ chỉ phiền não như tham lam, sân hận, ngu si, ngã mạn, nghi ngờ, tà kiến.

Khi bạn bớt một ít lòng tham thì từ tâm của bạn tăng trưởng thêm một ít; giảm một chút sân hận sẽ tăng một chút khoan dung, tha thứ; giảm một ít ngu sinh sẽ tăng thêm một chút trí tuệ; giảm một ít lòng kiêu ngạo, ngã mạn sẽ tảng thêm một ít khiêm tốn, lễ độ; giảm một chút nghi ngờ sẽ tăng thêm một ít niềm tin.

Nếu bạn chuyến hóa phiền não trên thành từ bi, trí tuệ, niềm tin, khiêm tốn, tha thứ bao dung thì “giặc” trong lòng bạn chẳng còn nơi nào ẩn nấp, khi đó cửa lòng của bạn tự nhiên rộng mở. Khi đó bức tường ngăn cách trong lòng người sẽ tiêu mất, người với người sẽ thông cảm, hiểu biết nhau, khi đó bạn không phải bận tâm với việc mình sẽ bị cướp mất tài sản, không bị khi dễ, không còn giặc cướp để bạn phải nơm nớp lo sợ nữa.

Tôi thường nói “ai cũng là người tốt, chẳng ai là người xấu cả”. Tuy nhiên để xóa bỏ hoàn toàn tâm lí nghi ngờ đối với người khác là điều rất khó vì không ai có thể gặp nhau 1’ân đâu đã tin tưởng nhau, hơn nữa tâm lí con người cũng vô thường, có thể do một nguyên nhân nào đó một con người tốt có thể làm việc xấu.

Nếu lúc nào bạn cũng bận tâm với việc đề phòng người khác thì người khác cũng thế, họ cũng sẽ đề cao cảnh giác với bạn, từ đó hố ngăn cách trong lòng người ngày càng đào sâu thêm. Đề phòng kẻ gian là tâm lí cằn có tuy nhiên chúng ta không nên nghi ngờ tất cả mọi người, vì tin tất cả và hoài nghi tất cả đều lỗi lầm như nhau. Trong đối nhân xử thê’ bạn cân có thái độ chân thành, bạn phải luôn nghĩ rằng ai cũng là người tốt, như thê’ bạn mới xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người.

Trong thực tế có thể bạn không đề phòng, hoài nghi người khác nhưng người khác vẫn nghi ngờ, đề phòng bạn thì bạn không nên giận người ta. Khi đó bạn phải hiểu rằng sở dĩ họ làm thế với mình là do trước đây họ đã bị quá nhiều người lừa rồi nên mới đề phòng như thế. Người như thế càng cằn bạn quan tâm và thông cảm hơn. Nếu bạn biết đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ như thế, hô’ ngản cách giữa bạn và mọi người sẽ được lấp dân bằng tình yêu và lòng tin tưởng lẫn nhau, từ đó bạn sẽ thấy con người đáng yêu chứ không đáng sợ như bạn từng nhâm tưởng.

Vì thế nếu bạn muốn mình sống trong môi trường vui vẻ, thoải mái thì trước hết bạn phải chuyển hóa phiền não trong lòng bạn trước, hãy mở lòng ra với mọi người, rộng kết duyên lành. Trong quan hệ con người chỉ cần chúng ta biết tôn trọng, biết quan tâm đến người khác, hiểu và tha thứ cho những lỗi lầm họ phạm phải với lòng từ bi và sự khoan dung độ lượng, gỡ bỏ bức tường ngăn cách trong lòng thì con người sẽ ngày càng xích lại gân nhau hơn, được thẽ là bạn đã xây dựng tình hữu nghị, chân thành thay cho bức tường ngăn cách lòng người.

LÀM NGƯỜI KHÔNG NÊN GIAN TRÁ

Có người cho rằng làm người cần phải biết tùy cơ để hòa thuận với mọi người, tuy nhiên nếu bạn chỉ biết hùa theo đề lấy lòng người mà không có một quy chuẩn cho mình vô tình bạn sẽ trở thành người gian trá, giảo hoạt. Giảo hoạt, giả dối, nói không thật lòng là ba phạm trù khác nhau: nói dối để lừa gạt nhằm đạt mục đích cho mình, trường hợp này bạn có thể không từ thủ đoạn lừa dối bằng lời nói hoặc hành động để thực hiện mục đích lừa người; giả dối tức là bạn
làm thế nào để người khác tin những gì bạn nói là thật; còn giảo hoạt là bạn làm cho người ta không biết chủ ý thực của bạn thế nào, bạn luôn đặt mình trong trạng thái biến đổi linh hoạt để chiều theo ý người nhằm thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Tuy nhiên giảo hoạt vân có đôi phàn thực nên mức độ của giảo hoạt có ít nhiều sai khác so với nói không thực lòng và giả dối.

Một người có tính giảo hoạt thường rất biết chiều lòng người, hơn nữa người khác không thể nắm bắt chủ ý thực của họ. Khi bạn sống với người giảo hoạt bạn sẽ rất khó chịu vì bạn không thể nắm bắt chủ ý thực của họ. Khi bạn hỏi ý kiến người giảo hoạt họ sẽ không trả lời thật lòng, ví dụ khi bạn hỏi “màu đỏ tốt hay màu vàng tốt?” họ sẽ hỏi ngược lại bạn “thế ý bạn thì sao?”.

Nếu bạn trả lời là màu vàng tốt thì họ cũng sẽ nói với bạn là “vàng mới tốt”, cũng thế, khi bạn nói đỏ mới tốt thì họ cũng hùa theo “đỏ mới tốt”. Vì thế người giảo hoạt thường để bạn đưa ra ý kiến đông thời họ cũng sẽ suy đoán ý nghĩ của bạn rồi nói hùa với bạn.

Bạn không thể nắm bắt được chủ ý thực sự của người giảo hoạt, thực ra, họ đang muốn bảo vệ lợi ích và lập trường của mình nên hay nói kiểu nước đôi, thế nào cũng được. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể khẳng định đó là họ đang lừa bạn nhằm đạt kết quả cho lợi ích của họ.

Người giảo hoạt thường xui khiến người khác làm điều xấu còn bản thân họ chỉ là người ném đá giấu tay, không cho người khác biết mình đã làm gì. Có thể họ không có chủ ý làm tổn thương hoặc gây tổn thất cho người khác nhưng trong thực tế họ đã làm tổn thương người khác để bảo vệ lợi ích cho mình.

Người giảo hoạt thông minh, thực ra đó chỉ là kiểu khồn vặt. Họ cũng tự hào về bản thân là người thông minh, người khác đều là thằng khờ trong mắt họ, đây là mẫu người không dũng cảm, không dám đối diện với tật xấu của mình, chỉ thích làm việc ném đá dấu tay. Bạn có thể dễ dàng phát hiện người giảo hoạt, ở Thượng Hải người ta quen gọi kẻ giảo hoạt là “hòn đá tròn”, gọi thế để chỉ tính cách chung của hạng người này, nếu bạn lưu ý sẽ phát hiện từ lời nói đến hành động của người giảo hoạt thường thiếu sự chân thật. Họ thường cố ý che đậy tính xấu của mình nhưng sự thực vẫn là sự thực, họ giấu được một ngày hai ngày, một người hai người chứ không thể giấu mọi người mãi được. Giảo hoạt cũng như lừa gạt, dân dần sẽ lộ chân tướng, khi đó mọi người sẽ tự tránh xa họ. Người giảo hoạt không đáng tin cậy, ai ai cũng muốn lánh xa. Một khi bạn phát hiện họ không đáng tin cậy thì những việc tốt tự nhiên cũng sẽ không đến với họ, cuối cùng họ chỉ trơ trọi một mình, chẳng ai dám làm quen họ.

Người ta thường nói “thỏ khôn ở ba hang”. Để tránh kẻ đi săn, những con thỏ khôn ngoan thường ở hang có ba lỗ thoát nạn, khi lỗ hang này bị lấp nó sẽ trốn sang lỗ khác. Cũng thế, để bảo vệ lợi ích của mình, người giảo hoạt thường chuẩn bị cho mình những phương án phụ.

Ví dụ bạn có ba ngôi nhà, bạn nói với mọi người đến tìm bạn ở bất kì một trong ba ngôi nhà kia đều gặp được bạn nhưng đến cả ba nhà tìm vẫn không thấy bạn. Khi người khác đến tìm bạn một đôi lân không gặp tự nhiên họ sẽ không cân tìm bạn nữa.

Bạn làm thế để bảo vệ mình, không những người muốn hại bạn không tìm được mà cả người muốn giúp cũng không thể tìm bạn được, thậm chí ngay cả bạn thân cũng không thể tìm ra bạn, vì thế giảo hoạt không phải là tính tốt.

Phân lớn mọi người đều chân thành vì họ hiểu rõ rằng, giảo hoạt chẳng có lợi gì cho mình cả. Một khi bạn quen với sự giảo hoạt, tự nhiên nó sẽ trở thành tính cách của bạn, khi đó, người khác sẽ dễ dàng phát hiện, cuối cùng người chịu thiệt không phải là ai khác mà chính là bản thân bạn.

Muốn trừ bỏ tính giảo hoạt bạn phải tập cho mình đức tính chân thật, giữ chữ tín.

Bạn phải học cách nói thật, thái độ phải trâm tĩnh, không nên nông nổi, vọng động, khi nào bạn làm được điều này thì khi đó bạn sẽ xóa bỏ được tính giảo hoạt. Đương nhiên khi giảo hoạt đã trở thành thói quen, tính cách của bạn thì cần phải có thời gian và sự quyết tâm mạnh mẽ để bỏ những nét tính cách này.

XA RỜI NGƯỜI SỐNG HAI MẶT

Người hai mặt chỉ những người khi ở trước mặt người khác một kiểu nhưng sau lưng lại sống kiểu khác. Ví dụ, khi gặp mặt nhau tay bắt mặt mừng nhưng sau lưng lại chê bai, nhục mạ, đấy chính là người hai mặt. Họ đối đãi với người khác bằng sự giả dối.

Chúng ta thường rất khó phát hiện tình cảm giả dối của người hai mặt, chúng ta không biết sự cung kính, lễ độ của họ chỉ là sự giả dối bên ngoài. Nhưng nếu bạn thấy đối phương quá khách khí, lúc đó bạn nên đặt dấu hỏi vì kẻ sống hai mặt có thể nói bất kì điều gì miễn là có lợi cho họ. Một người cố ý tô điểm vẻ ngoài cho mình nhất định sẽ có mục đích. Trong thực tế, bất kì hành động, lời nói nào vượt quá mức lễ phép thông thường đều là giả dối, lễ phép suông. Thực ra chỉ cần bạn lưu ý, quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy thật giả. Một người xa lạ nhất định chẳng có lí do gì để hết lời ca tụng, tán dương chúng ta, trừ phi họ có mục đích gì khác, trường hợp quen biết lâu ngày họ vẫn như thế chứng tỏ một là họ thật lòng hai là thói giả dối đã trở thành bản tính trong họ.

Tôi từng gặp một người, người này có thói quen hễ gặp bất kì người nào đều xưng hô với người đó rất lễ phép, thậm chí đó là đứa trẻ cũng lễ phép, nghe vô cùng khách sáo. Dùng từ tôn xưng người khác cân phải đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng nếu không người khác sẽ cảm thấy giả dối, khó chịu. Nếu chỉ vì thói quen chứ chẳng có ác ý hay mưu câu gì thì cũng không sai, tuy nhiên chúng ta cũng cân tránh thói quen này. Trong sách Luận Ngữ có câu “người ăn nói quá khéo, trang điểm quá lòe loẹt chứng tỏ là người thiếu lòng nhân ái”. Trong giao tiếp chúng ta cố gắng nói lời chân thật, nói lời như lòng mình đã nghĩ, đừng trau chuốt lời ăn tiếng nói nhiều quá.

Thực ra bất kì người nào sống không thật lòng đều cảm thấy day dứt, khó chịu. Trừ những người đã thành thói quen họ không còn nhận thấy mình giả dối nữa mới không cảm thấy khó chịu, và người khác vẫn cảm nhận trong lời nói của họ thiếu sự chân thật.

Khi gặp những người giả dối tốt nhất bạn nên tránh mặt, vì khi bạn tiếp xúc, gần gũi rất có thể bạn sẽ bị tổn thương. Những lúc thích hợp, bạn có thể nhắc nhở họ “bạn không nên ăn nói quá khách sáo và thái độ như diễn kịch như thế vì với tôi nó chẳng có tác dụng gì cả”. Nếu người đó vẫn không chịu nghe lời thì tốt nhất bạn nên tránh họ.

PHẢI CHĂNG NGƯỜI TỐT SẼ CHỊU THIỆT THÒI?

Người ta thường nói “người tốt dễ bị lừa, ngựa tốt dễ bị cưỡi”, ý nói người tốt sẽ dễ phải chịu thiệt thòi Tôi cũng thường “làm phiền” người tốt nhiều hơn. Trong các đệ tử cả tại gia lẫn xuất gia của tôi, những ai biết vâng lời thì tôi lại thường “làm phiền” họ, nhờ họ giúp hết việc này đến việc khác.

Sở dĩ như thế là vì người tốt thường biết tiếp thu phê bình, biết vâng lời, tôi có thể chỉ trích họ, thậm chí mắng họ trước mặt mọi người; họ không những không giận tôi, ngược lại còn cảm ơn vì tôi đã chỉ đúng điểm sai của họ. Tôi thường mắng một đồi vợ chồng Phật tử là ngu si, sau khi
mắng, cả hai vợ chông không những không giận mà còn nói với tôi một cách xúc động “cám ơn sư phụ”. Tuy nhiên, chỉ khi nào tôi tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao họ làm sai trái mới măng “đau” để răn đe, nhắc nhở không cho phép tái phạm, nếu tôi chưa hiểu đầu đuôi sự việc sẽ không dám mắng!

Khi thấy họ chân thành, thẳng thắn bộc bạch tâm sự, thực sự cầu thị, cân tôi sửa sai, tôi sẽ mắng một trận nên thân. Vì những trường hợp như thế nếu nói lời mềm mỏng sẽ không có tác dụng, muốn chữa bệnh nặng phải dùng thuốc mạnh, vì thế đôi lúc tôi phải tùy cơ để dẫn dắt học trò.

Những người biết sửa sai, thích người khác chỉ điểm lỗi lâm để sửa đổi thì mắng chửi là cần thiết cho họ.

Sau khi họ bị trách nặng lời họ sẽ thay đổi, họ sẽ không còn than thân trách phận, tự dằn vặt đau khổ nữa. Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta rất khó tìm được những người như thế.

Trường hợp người không chịu sửa sai, không thích bị chỉ trích, không chịu tiếp thu dạy dỗ sẽ khác. Chúng ta không nên trách họ, nếu bạn trách sẽ bị họ hận suốt đời! Có lúc dạy là trách mắng, có lúc là sự thỉnh câu. Tùy theo tính cách của mỗi người, chúng ta chọn những cách tiếp cận tương ứng để chỉ ra sai lâm cho họ, những người thể này chúng ta nên hạ mình, nói lời mềm mỏng, thậm chí có lúc tôi còn xin lỗi họ. Những khi họ thấy tôi xin lỗi, họ sẽ nghĩ, “thây đã nhận sai, chúng ta nên thương thây và nghe theo ý thây”.

Đối với những người không mắng, không khuyên, không nói lời mềm mỏng để dạy dỗ được thì tốt chọn cách khác, mỗi khi gặp họ tôi chỉ chào “A di đà Phật, con khỏe không?” hoặc nói “xin chào” là được. Vì những người như thế nếu chúng ta trực tiếp nói “làm thể không ổn” thì họ sẽ lập tức nói “con không sao đâu” hoặc bạn có lòng tốt khuyên họ “làm thế không được” họ sẽ đáp ngay là “có gì không được chứ, người khác có vấn đề chứ con có vấn đề gì đâu?”. Gặp những trường hợp như thế tôi chỉ nói “ừ, con đúng rồi, người khác sai chứ không phải con, chúng ta nên tìm cách khác để làm lại xem sao!”

Người tốt thường bị chỉ trích, trách mắng, như thế phải chăng điều đó chứng tỏ người tốt sẽ thường bị thiệt thòi? Thực ra người không chịu tiếp thu ý kiến phê bình, không có cơ hội sửa sai, không gặt hái lợi ích đích thực mới là người chịu thiệt. Nếu được bất quá chỉ là cái hư vinh nhất thời, cái tự tôn miễn cưỡng chứ chẳng phải lòng tự tôn thực sự. Với tôi, họ không xếp vào hạng tốt hay xấu nhưng với riêng bản thân họ nhất định là họ hại chính họ, không có cơ hội sửa sai, cứ mãi hoài thế thậm chí đến hết đời không biết mình sai để sửa.

Vì thế khi bạn nói chuyện với người khác mà họ không dám cãi lại hoặc họ sợ, lúc đó bạn cần tỉnh táo xét lại bản thân, nghĩ mình phải chăng là người xấu khiến người khác phải lánh mặt, sợ và không thèm nói chuyện. Khi bạn bị người khác ghẻ lạnh, không muốn tiếp chuyện bạn sẽ khó nhận được ý kiến xây dựng từ người khác. Nếu người khác làm phiền bạn nhưng có lí, bản thân bạn cũng tình nguyện để họ làm phiền, điều đó chứng tỏ rằng bạn là một hành giả B’ô-tát đích thực.

Nói chung biết khiêm tốn lắng nghe lời chỉ trích, trách mắng của người khác là một ưu điểm như Khổng Tử từng nói “văn quá tac hỷ, hữu tăc cải chi, vô tac gia miên”1 . Đối với lời phê bình chỉ trích của người khác, bất luận mình có lỗi hay không cũng cần phải cảm ơn người đã nhắc nhở mình vì đó là nguồn động lực nuôi lớn nhân cách mình.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI TỰ TI, MẶC CẢM?

Tự ti là một loại phiền não, nguồn gốc sâu xa của tự ti là tự cao tự đại. Người tự ti tự thấy tài năng, địa vị, danh dự của mình không bằng người vì thế họ thường thiếu cảm giác an toàn; trên cơ sở thiếu cảm giác an toàn đó họ nghĩ cách và sẽ bất chấp thủ đoạn để chứng minh giá trị tồn tại của mình, kết quả họ không những làm tổn thương chính họ mà còn tổn thương cả người khác.

Vì thế khuynh hướng chung của người tự ti là cao ngạo, hai trạng thái tâm lí đối cực đó song song tồn tại trong họ, nguyên nhân là họ tự cảm thấy mình chẳng ra gì nhưng lại muốn chứng minh mình là người “ra gì”; cũng giống như loài gà rừng, khi hai con đá nhau chúng thường xù lông lên vừa để cho đối phương thấy mình to lớn, không dễ bắt nạt vừa thể hiện sự yếu đuối cằn sự ngụy trang của mình. Người tự ti rất đau khổ, họ thường cảm thấy mình chẳng có gì để sánh với người khác, mặt khác họ muốn gồng mình lên để chứng minh sở trường của mình. Gông mình để chứng minh năng lực là điều vô cùng đau khổ, nhưng họ cam tâm tình nguyện làm thế để ngụy trang, trong Phật giáo ghép tự ti thành “ti liệt mạn — tự ti nhưng lại muốn thể hiện, muốn chứng minh cái ngã của mình”.

Ti liệt mạn nghĩa là khi bạn biết rõ mình không thể làm được nhưng lại nói người khác chẳng có gì tài cán hơn mình. Ví dụ người khác đi xe hơi, bạn đi xe đạp, bạn nghĩ bụng người kia đi xe hơi cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, bạn đang ngậm bồ hòn rồi tự nhủ nó có vị ngọt. Đây là tâm lí tự ngụy trang, tự lừa dối bản thân để tìm sự an ủi trong đó, thực chất đó là lòng tự ti đang xui khiến bạn làm thế.

Người có tính tự ti thường rất nhạy cảm cũng rất dễ bị tổn thương. Người khác chỉ buột miệng nói vài câu, họ liền nghĩ người đó đang ám chỉ họ. Vì thế, khi sống với người có tính tự ti bạn cân đặc biệt lưu ý đến cảm nhận trong lòng họ. Nếu bạn muốn giúp đỡ người tự ti, tốt nhất bạn phải hạ mình để tán dương khen ngợi, làm bạn với họ.

Nếu biết người tự ti bạn nên hiểu và thông cảm cho họ, nên yêu thương họ thật lòng. Bạn nên đặt mình hoặc là thấp hơn hoặc là ngang họ, tuyệt đối không được thể hiện rằng mình giỏi giang hơn họ, hơn nữa bạn phải tôn trọng, để họ biết mình chỉ là hạng tâm thường thậm chí kém hơn họ nhiều vì thật ra trong mắt họ “chẳng có ai ghê gớm”.

Vì thế khi bạn nói “chẳng có gì ghê gớm” nghĩa là bạn đã có cùng quan điểm với họ như thế mới mong họ chấp nhận sự giúp đỡ của mình.

Nói chung với người có tính tự ti bạn nên yêu thương, khen ngợi, khích lệ họ. Nếu bạn biết cách khen ngợi đúng lúc, biễt cách biểu dương ưu điểm của người tự ti, họ sẽ lấy lại được cảm giác an toàn và tự tin. Việc động viên khích lệ người tự ti vừa giúp bạn thay đổi tính xấu, biết nhìn vào ưu điểm của người khác vừa học cách tôn trọng người khác.

Tuy nhiên đây không phải là biện pháp lâu dài, vì lời nói chỉ giúp họ thoát khỏi tâm lí tự ti mặc cảm trong chốc lát, một khi không có lời động viên khích lệ, tâm lí kia lại trỗi dậy. Vì thế bước tiếp theo là chúng ta phải giúp đỡ họ nhìn lại bản thân, giúp họ lấy lại dũng khí nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình để tiếp tục phấn đấu, đấy mới là cách khắc phục, giúp đỡ người có tính tự ti một cách hiệu quả.

KHÔNG CHỈ QUAN TÂM, CẦN CẢ SỰ BAO DUNG

“Quan tâm” và “bao dung” tuy giống nhau nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt rất
lớn. “Quan tâm” là chăm lo đến người khác, không nhất định bao gồm cả sự bao dung. Khi nào bạn mở rộng lòng mình, đón nhận lấy họ, đó mới là “bao dung”.

Bao dung tức lo nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác để nhìn nhận vấn đề, chia sẻ những lo toan, phiền muộn của họ. Khi người khác thành công bạn thấy vui như chính mình thành công. Bạn thấy người khác được khen ngợi, ca tụng bạn vui như đang khen mình và ngược lại, khi người khác hiểu nhầm, phê bình, đả kích, giày vò người đó, bạn cảm thấy như đang giày vò mình.

Khi bạn bị đối phương giày vò, nếu bạn biết bao dung, bạn sẽ đặt mình vào người đó để suy nghĩ, tìm cách lí giải xem tại sao họ đối xử với mình như thế:

Tại sao anh lại giày vò tôi, phê bình tôi? Có thể anh cũng có lập trường, có những lý do riêng, nếu không vì lí do đó, có thể anh sẽ không đứng ở lập trường đó và cũng sẽ không đối xử với tôi như vậy. Ví dụ, con chó trung thành với chủ, vì vậy khi nó sủa người khác trước mặt chủ mình, điều đó có thể tha thứ, vì đấy là điều bãt đắc dĩ của nó, nó phải đứng về phía chủ mình. Con chó sủa khi thấy người lạ để bảo vệ chủ mình chứ không phải nó là loài hung dữ, đó chính là nguyên nhân khiến nó xem người lạ là đối thủ của chủ.

Bao dung có ba tầng ý nghĩa Thứ nhất, khi người khác không đả kích hoặc làm hại bạn, họ có năng lực tốt, nếu bạn khen ngợi ưu điểm, tán dương thật lòng, tôn trọng đối phương, đó là bao dung. Nếu làm được điều này, bạn sẽ là một người lương thiện.

Thứ hai, khi đối phương có lập trường đối lập với mình, dùng thủ đoạn xấu xa, thấp hèn để đối phó với mình, trường hợp này, bạn sẽ khó bao dung hơn. Thứ ba, đây là sự bao dung khó nhất. Bạn quan tâm chu đáo đến đối phương nhưng họ không những không biết cảm ơn, ngược lại còn lấy oán trả ơn. Bạn vẫn bao dung là điều rất khó.

Phần lớn mọi người chỉ làm được đến tằng nghĩa thứ nhất; tầng nghĩa thứ hai ít người làm được và hầu như không ai hoặc rất hiếm người làm được tầng thứ ba của bao dung.

Vì vậy, bao dung không phải là điều dễ thực hiện. Muốn thực hiện được, lòng bạn phải chấp nhận điều gì đó không bình thường với mình, có thề ví đó là hạt cát trong mắt Thông thường trong trường hợp giữa mình và đối phương như vậy, hoặc gặp những đối thủ có sức mạnh hơn mình, điều đó không nhất định họ sẽ đả kích bạn, bạn cũng vì đối phương nhường cho mình vì mình thua kém mà có hành động đố kị, đả kích làm tổn thương đối phương. Thực chất, nếu có thể tôn trọng, khen ngợi đối phương, điều đó sẽ thể hiện sự độ lượng “anh hùng xót thương anh hùng”, tuy nhiên để làm được như vậy không đơn giản.

Bao dung mặc dù rất khó có thể làm được, nhưng bao dung lại có tằm quan trọng đối với việc làm trong sạch tâm hôn mình, nếu có thề bao dung với người khác, trái tim sẽ được mở rộng ra đến vô tận. Nếu bất kì việc gì cũng suy nghĩ cho người khác, trung tâm của cái tôi sẽ giảm bớt đi một chút và cũng giảm bớt đi một chút đau khổ, một chút phiền muộn. Vì vậy trái tim bao dung không chỉ là một sự tu dưỡng mà đối với bản thân mình, đó cũng là một kiểu trí tuệ, hơn nữa nó lại là sự hưởng thụ.

BAO DUNG NHƯNG KHÔNG BAO CHE

Bao dung người khác thật không dễ dàng, nó cân sự nhẫn nại, bởi khi chúng ta bị đả kích hoặc bị phê bình sẽ luôn luôn cảm thấy vô lý và bất công. Nếu đối phương là người thân của bạn, người bạn tốt hoặc bạn tâm giao càng khiến cho ta không thể chấp nhận. Tuy nhiên, dù có xảy ra thật chúng ta vẫn cân phải khoan dung.

Khoan dung là một bộ phận của bao dung, nghĩa là cằn chấp nhận anh ta, hơn nữa cân phải tiếp tục chấp nhận anh ta, nếu như đối phương vẫn tiếp tục chống lại bạn, bạn vẫn phải tiếp tục chấp nhận. Vì vậy, khoan dung là một điều khó thực hiện, nhưng khoan dung hợp lí không những bảo vệ được bạn mà còn bảo vệ cho người khác, không những bạn không bị đối phương hãm hại bạn hoặc khiến bạn phải hi sinh mà cón ngăn chặn được những việc mà đối phương sẽ làm để hại người khác, sau này họ sẽ cảm ơn bạn.

Giống như con dao chặt lên đá, bề mặt của đá có thể sứt mẻ, tuy nhiên nẽu chặt trên một chiếc bông mềm hoặc những vật khác có tính đàn hồi, bề mặt của vật thể sẽ không bị vết xước, con dao cũng sẽ không bị hư hỏng, đó chính là việc lấy “nhu” để chịu đựng sự mất cân bằng của đối phương hoặc sự đả kích khác thường.

“Nhu” có hai cách, một là sự xoay chuyển, hai là nhượng bộ. Ví dụ, khi người khác muốn đãm bạn, bạn có thể xoay người hoặc lùi bước, khiến cho họ không chạm vào bạn được. Nhưng có được công phu như vậy cân phải trải qua sự luyện tập, giống như khi tập thái cực quyền, người khác tấn công bạn, nếu bạn có thể dùng bốn lạng để đẩy được ngàn cân, bạn sẽ không cần phải đối diện trực tiếp với đối phương, cũng sẽ không bị đánh đến toàn thân dập nát.

Vì vậy, khi bị đối phương tấn công, trước tiên cần nhẫn nại, không nên phản công tức thì, tốt nhất là né tránh, phân tán sự chú ý của đối phương, sau đó mới tìm cách đối phó. Bạn có thể tìm cơ hội khác để giải quyết hoặc để cho anh ta nhận ra được hành vi đó là sai, khi có sự cách ly về không gian, sự việc trôi đi hoặc có thời cơ để thay đổi tình hình, thậm chí hai bên có thể chuyển thù thành bạn.

Chữ “biến” ở trong “biến địch thành bạn” rất quan trọng, bởi vì một khi sự bao dung đến cuối cùng rất dễ biến thành “bao che”. Sau khi bạn đã nhường nhịn đối phương một thời gian, dằn dằn anh ta cũng cảm thấy hình như mình đã đánh nhằm người, làm sai việc, cảm thấy có lỗi với bạn, quan niệm của anh ta có thể bắt đâu có sự thay đổi. Khi cách nghĩ đã thay đổi, bạn có thể từng bước nói chuyện để hiểu nhau hơn, hỏi anh ta lúc đó nếu đối xử với anh ta như vậy thì anh ta sẽ cảm thấy thế nào, hoặc cũng có thề tỏ rõ thiện ý của bạn thực sự muốn giúp anh ta, không có ý muốn hại, nếu anh ta đông ý nói chuyện, vui vẻ chấp nhận thì bạn đã giúp cho đối phương từ bỏ đi sự thù hận trong lòng.

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cân tu tập của một vị B’ô-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, bạn cần có trí tuệ đề phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của bạn không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

CHỪNG MỰC TRONG BAO DUNG VÀ TRÍ TUỆ

Bao dung người khác có thể làm giảm đi những phiền muộn của mình, tăng thêm trí tuệ, nhưng bao dung cũng càn có tiêu chuẩn và phạm vi của nó, tránh trở thành những gánh nặng cho mình. Giới hạn của bao dung không được lớn đến mức khiến cho bản thần mình đau khổ, mệt mỏi thậm chí là sự căm ghét, cân phải biết lượng sức mình, không được làm qúa khả năng có thể.

Hơn nữa, bao dung lỗi lâm của người khác, mặc dù đó là biểu hiện của lòng độ lượng, tuy nhiên nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc bạn cân phải cân nhắc. Bởi nếu cấp dưới phạm sai lâm, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, nếu vẫn bao dung, e rằng sự việc sẽ ngày
càng tồi tệ hơn.

Vì vậy khi chúng ta tìm người làm việc, cân tìm những người có đủ năng lực để đảm nhiệm, phẩm chất đạo đức có thể tin cậy được, nếu không quan tâm đến những điểm tốt xấu của nhân tài, cho rằng mình có thể bao dung với tất cả mọi người, cuối cùng sẽ nảy sinh nhiều vẫn đề phức tạp. Suy cho cùng bao dung một người, có thể không có giới hạn, nhưng sự bao dung trong công việc, không thể tùy tiện được, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả đoàn thể.

Tuy nhiên, những người có năng lực, đạo đức, cũng có thể phạm sai lâm, mặc dù họ không cố ý gây ra, nhưng khi có liên quan đến bạn: nếu bạn hiểu được phẩm chất đạo đức và năng lực của người này, thì nên gánh vác thay cho anh ta. Cách giải quyết như vậy không phải là sự bao che cho lỗi lâm của mà đó là sự thông cảm vì có sự thay đổi do nguyên nhân nào đó mà không thể tránh được sai lầm, vì vậy điều đó có thể được bao dung.

Ngược lại, nếu bạn biết rõ người này không đủ năng lực, thiếu phẩm chất đạo đức, nếu vẫn miễn cưỡng để cho anh ta làm, giống như để một con dê trước miệng hổ, dê tất nhiên sẽ bị hổ àn thịt, đó chính là trách nhiệm của bạn.

Nếu như bạn gặp một nhân viên cấp dưới thiếu năng lực thì cân cho anh ta cơ hội học tập, cải thiện bản thân. Bỏi năng lực có thể có được nhờ sự đào tạo và bôi dưỡng, thậm chí người có phẩm chất chưa tốt cũng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn cân phải giữ chừng mực, bởi trí tuệ, tài năng con người có giới hạn bầm sinh, không nên quá miễn cưỡng, nếu quá cứng rắn để biến sắt thành vàng, như vậy là vượt quá cách thông thường.

Thông qua quá trình luyện tập, có thể khiến có mức độ bao dung của con người lớn hơn, tuy nhiên khi mới bắt đàu, cân phải cân nhắc đến phạm vi năng lực của mình.

Giống như dựa vào kích thước to nhỏ của chiếc túi để quyết định nên đựng bao nhiêu thứ vào trong đó, nếu chỉ đựng được một đấu gạo thì không nên đựng qua nhiều, khi đựng nhiều, nếu không phải đồ vật bị rơi ra ngoài thì chiếc túi cũng sẽ bị rách. Phạm vi và tiêu chuẩn về mức độ bao dung của một cá nhân, hoàn toàn dựa vào lòng khoan dung của người đó nhiều hay ít: người nhỏ bao dung những việc nhỏ, người lớn sẽ bao dung những việc lớn.

Tượng Phật Di Lặc phân lớn giống với hình dáng của hòa thượng đeo túi vải2, túi vải đó có tên là “túi càn khôn”, có thế biến thành lớn nhỏ tùy ý, dù là rác rưởi, vàng bạc hay bất kỳ vật nào cũng có thể cho vào đựng được, nhưng khi lấy ra thì lại trống rỗng, không có gì cả. Điều đó thể hiện túi đó có thể chứa được vô số đ’ô vật, chiếc túi tượng trưng cho tấm lòng quảng đại của người mang nó.

Khi bao dung người khác, cân nghĩ mình là một chiếc thùng rác vô đáy có thể chứa đựng được lượng rác khổng lồ của người khác, nhưng cân chú ý, không để cho rác rưởi của người khác trở thành gánh nặng của bạn. Tốt nhất nên giống như chiếc túi càn khôn của hòa thượng, có thể lớn có thể nhỏ, bao dung được tất cả. Muốn có được bản lĩnh như vậy, bình thường có thể luyện tập việc mình hãy nghĩ nhiều cho người khác, ít mưu càu cho lợi ích cá nhân mình từ đó tâm lượng của bạn sẽ lớn dân theo năm tháng.

SỰ MỀM MỎNG ĐÍCH THỰC

Gọi “trái tim mềm mỏng” để chỉ để cái tôi giảm thấp xuống, giảm ít đi và nhẹ hơn. Không mang theo trái tim hoài nghi trong giao tiếp với mọi người, cũng không nghĩ đến lợi ích cho riêng mình, tấm lòng được mở rộng ra hoàn toàn. Vì vậy, những ai mang nặng cái tôi, xem bản thân là trung tất của tất cả thì không thể có tâm nhu nhuyến3. Chữ “vô tâm” trong Phật giáo thực ra để chỉ cho tâm nhu nhuyến ở cảnh giới cao của người tu hành.

“Tâm” trong từ “vô tâm” chỉ lấy cái tâm ở trong cái tôi làm trung tâm, khi chúng ta từ bỏ trái tim ở trong bản thân mình, mới có thể thực sự biến nó thành sự mềm mỏng, nếu không khi người khác chỉ nói với bạn vài câu, đã lập tức chuẩn bị vũ khí, không những không thể nói chuyện một cách bình tĩnh mà có thể xảy ra chiến tranh!

Vì vậy trái tim mềm mỏng (tâm nhu nhuyến) và triết lí tính “không” trong Phật pháp có mối liên hệ mật thiết, khi nhận thức được cái tôi và tất cả các sự vật khác đều có bản chất chung là “không”, tấm lòng mới thực sự rộng mở.

Tu tập nhu nhuyến tâm là công hạnh tự lợi lợi tha, bởi nếu mình có thể tiêu biến đi cái tôi, khi gặp việc gì đó, mặc dù bạn vẫn là chính bạn nhưng không dễ dàng bị lời nói và cử chỉ của người khác làm tổn thương. Hơn nữa, khi bạn không làm hại người khác, người khác cũng sẽ không cố ý làm hại bạn, vì vậy trái tim mềm mỏng có thể nói đó là một sự bảo vệ cho chính bạn và người khác.

Ví dụ như Lão Tử từng nói: “Thiên hạ không có cái gì mềm yếu như nước nhưng những thứ mạnh mẽ thì không thể thắng nổi, những thứ đó là không bao giờ thay đổi”.

Nước là một loại vật chất mềm nhất, nhưng những giọt nước có thể làm cho đá phải mòn. Nước không có hướng đi nhất định, nhưng chỉ cằn có những khe nhỏ, chúng đều có thể chảy qua được, hơn nữa hình dạng và trạng thái của chúng biến đổi không ngừng, khi gặp lạnh sẽ thành băng, khi gặp nóng sẽ biến thành khí, gặp cái gì sẽ biến thành cái đó. Mặc dù chúng luôn biến đổi nhưng cho dù có thay đổi thế nào nhưng bản chãt cả chúng vẫn không đổi, đó là vì chúng mãi mãi giữ được nguyên tắc của chính mình.

Những người mềm mỏng thực sự, giống như B’ô-tát, anh ta chỉ có một con đường để đi, đó là giúp đỡ cho chúng sinh; chỉ cần chúng sinh có được lợi, người đó có thể biến thành cái gì cũng được.

Để mang lại lợi ích cho chúng sinh, B’ô-tát và người thực hành hạnh B’ô-tát cân mềm mỏng, thuận theo nhân duyên của chúng sinh, thay đổi theo duyên của chúng sinh nhưng không được rời xa tôn chỉ của mình cho dù có thay đổi thế nào thì cũng không thay đổi hướng đi và mục tiêu ban đâu, đó mới chính là sự mềm mỏng thực thụ.

Nếu như luôn luôn thay đổi đến nỗi quên đi con đường đã chọn hoặc làm mất đi những nguyên tắc, đó không phải là sự mềm mỏng thực thụ, mà đó chỉ là việc hùa theo mọi người, gió chiều nào theo chiều đó. Hơn nữa gọi là “mang lại lợi ích cho chúng sinh” đó là sự hưởng lợi thực thụ chư không phải là sự tồn tại của trái tim nhân hậu, kết quả lại làm việc xấu, những tiêu chuẩn trong đó lại dựa vào “trí tuệ” để cân nhắc.

Ngoài ra, “mềm mỏng” không phải là “mềm yếu”. Người mềm yếu là người rãt yếu đuối, rất dễ bị tổn thương khi bị người khác ức hiếp, hơn nữa một khi đã gục ngã sẽ không tìm cách đứng dậy. Nhưng đối với người có trái tim mềm mỏng sẽ không bị người khác ức hiếp, bởi họ giống như nước, có tính đàn hồi, hiểu được việc thuận theo tình hình mà thay đổi hoặc đi vòng hoặc chuyển hướng; cho dù người khác đá anh ta một cái, sau khi ngã xuống, anh ta lại lập tức đứng dậy được, giống như con lật đật, đó chính là “mềm mỏng có thể thắng được sự mạnh mẽ”.

Kiên cường và mềm mỏng v’ê bản chất là giống nhau, người kiên cường có khả năng chịu đựng
rãt lớn, không dễ bị những thãt bại làm gục ngã. Lấy ví dụ như tôi, tôi rất gây yếu lại không được may mắn, trí tuệ cũng không tốt lắm, nhưng tôi đường mà tôi đã chọn. Trong trường hợp nào đó, tôi có thể tạm thời dừng bước hoặc là đi đường vòng, không nhất định cân đi đường thẳng, nhưng nhất dịnh tôi sẽ đi theo hướng mình đã chọn để tiến lên. Vì vậy đi đến con đường của hôm nay, cho dù đó là con đường lớn hay đường nhỏ, cuối cùng mình vẫn đi theo một con đường để đến đích.

NHỜ MỀM MỎNG NÊN MỚI KIÊN CƯỜNG

Mềm mỏng và kiên cường là hai từ nghe như đối lập nhau, nhưng chúng có thể song song tồn tại. Phần lớn mọi người đều cho rằng những thứ cứng rắn nhất định rất kiên cố, thực chất có những thứ cứng rắn luôn luôn là thứ yếu giòn, mặc dù có những vật cứng như kim cương, nhưng cũng có thể dùng những dụng cụ cắt kim cương khiến cho chúng bị nứt vỡ. Vì vậy, những thứ cứng rắn nhất thông thường lại là thứ yếu giòn nhất, ngược lại những thứ mềm mỏng nhất có thể là thứ kiên cố nhất.

Vì vậy, thực sự muốn hàng phục được địch, những thứ mà mình cằn sử dụng không phải là vũ khí, cũng không phải là chiến tranh mà có những cuộc nói chuyện thân thiện, từ đó dùng đạo đức của mình để thuyết phục người khác. Bởi vũ lực có tác dụng ngăn chặn hù dọa tạm thời, chúng không phải là phương pháp để giữ gìn sự hòa bình, đồng thời cũng không phải con đường thực sự để giải quyết việc phân tranh, sức mạnh cảm hóa của đạo đức mới là thứ mạnh nhất, sâu sắc nhất.

Sự kiên cường mềm mỏng giống như “mặt đất”. Bình thường mặt đăt vẫn mềm mỏng để hứng chịu sức nặng của vạn vật, đồng thời cũng là chỗ dựa kiên cường nhất của vạn vật;

giống như tính cách dịu dàng của người con gái, để bảo vệ con, trong trường hợp đặc biệt, lại có thề trở nên rất kiên cường. Vì vậy mọi người mới dùng mặt đăt để ca ngợi người mẹ, mềm mỏng cũng trở thành một đại danh từ chỉ tính cách người con gái.

Thông thường mọi người cho rằng, tính cách của con gái là dịu dàng, ôn hòa, trong khi đó con trai thì cứng rắn, tuy nhiên lẽ nào con trai cũng không cần có thái độ mềm mỏng? Thực chất, con gái quá mềm mỏng sẽ biến thành nhu nhược, nam giới cũng cằn mềm mỏng ở trong cứng rắn, nếu không có đủ sự mềm mỏng, họ sẽ không thể trở thành nhân vật vĩ đại.

Người Trung Quốc trước đây hay nhấn mạnh đến chủ ý của thanh niên trưởng thành, hình tượng người con trai luôn luôn rất cứng rắn, mạnh mẽ, tuy nhiên dựa vào những ví dụ từ xưa đến nay, đại trượng phu nhất định phải rất mềm mỏng, nếu chỉ biết kiên cường thôi thì không còn là kiên cường nữa. “Đại trượng phu biết nhu biết cương” chính là vì lẽ này, sở dĩ bị coi là người nhỏ bé vì không có đủ sự mềm mỏng, luôn chỉ biết cương mà không biết nhu. Vì vậy một đấng đại trượng phu thực thụ là người biết nhẫn nhịn, biết lúc nào nên nhu, lúc nào nên cương. Ví dụ, Hàn Tín chịu đựng được nỗi nhục luồn trôn; Việt vương Câu Tiễn nhẫn nhục sống vất vưởng, nếm mật nằm gai, cuối cùng lập nên nghiệp lớn, từ đó chúng ta thấy muốn làm nên đại nghiệp cằn phải chuẩn bị sự kiên cường trong sự mềm mỏng, ôn hòa và ngược lại.

Trong cuộc sống, chúng ta làm thế nào để thực sự kiên cường trong mềm mỏng? Đó chính là đối xử với người cân khoan dung, ôn hòa, mặc dù người khác có thái độ sắc bén, cay nghiệt với bạn, cũng không nghĩ đến chuyện ăn miếng trả miếng, cân phải tạm thời nhẫn nhịn, bao dung, nhưng cũng không vì như vậy mà bị gục ngã, thất bại hoặc nghi ngờ oán hận, mà cân phải cố gắng đem lại những thứ tốt đẹp với mình, chờ cho đến khi nhân duyên thay đổi, như vậy vừa có thể bảo vệ được mình, cũng có thể bảo vệ được người khác.