The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM
20. The Jeweled Mirror Hand and Eye
The Sutra says: “For great wisdom, use the Jeweled Mirror Hand.”
The Mantra: Shr nwo shr nwo
The True Words: Nan. Wei sa pu la. Nwo la ge cha. Wa dz la. Man cha la. Hung pan ja.
The verse:
The great perfect mirror-wisdom plumbs the Dharma-source;
Revealing within it strange creatures, and snaring uncanny immortals.
Within King Yama’s mirror evil karma is revealed.
A Dharma jewel, the Mirror Hand, perfect the wisdom of all modes.
20) Bảo-Kính Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh nói rằng: “Nếu muốn được trí huệ lớn, nên cầu nơi Tay cầm cái Kính-Báu.”
Thần-chú rằng: Thất Na Thất Na [37]
Chơn-ngôn rằng: Án– vĩ tát phổ ra, na ra các xoa, phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.
Kệ tụng:
Đại viên kính trí cùng pháp nguyên
Chiếu yêu kính lý tróc quái tiên
Diêm vương kính trung ác nghiệp hiện
Pháp bảo kính thủ chủng trí viên
[Đại viên cảnh trí thông suốt cùng tận cội nguồn của tất cả Pháp.
Trong “KÍNH CHIẾU YÊU”, Yêu-quái hiện nguyên hình, tùy ý ta bắt giữ hoặc tha đi.
Như KÍNH của DIÊM VƯƠNG, ác nghiệp trong một đời đều hiện, không chối cải được.
Tu Bảo Kính Thủ Nhãn Ấn Pháp, thì thành tựu “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ.” ]
“ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” là do chuyển thức “A-LẠI-DA” mà thành, có khả năng Phổ-chiếu khắp 10 phương cõi nước, nên thông đạt tất cả Pháp, hàng phục được Yêu-quái, tiêu trừ được Vô-minh vi tế (sở tri chướng), vậy nên thành tựu được “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”.
Bất động địa tiền tài xả tạng
Kim cang đạo hậu Dị thục không
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương trần sát trung.
(BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG )
Khi đến địa vị thứ 8 của hàng Bồ-tát (Bất động địa), thì không gọi thức này là “TẠNG THỨC” (A-LẠI-DA THỨC), mà gọi là “DỊ THỤC THỨC”.
Khi đến địa vị Đẳng-giác (KIM CANG ĐẠO), THÌ KHÔNG GỌI LÀ “DỊ THỤC THỨC”, MÀ GỌI LÀ “VÔ-CẤU THỨC”.
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương trần sát trung.
TỨC LÀ THÀNH TỰU “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, LÀ THÀNH “PHẬT”.
Lại nữa, trong “BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng:
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức ( không có ngũ-uẩn); vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ( không có 12 nhập); vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới (không có 18 giới); vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận (không có 12 nhân duyên); vô khổ, tập, diệt, đạo (không có 4 đế) ; vô trí diệc vô đắc (không có trí của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có đắc qủa Phật).
Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. (Ba đời “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)
Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú…như lại phải nhờ thần-chú “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng), mà thành tựu “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.
Kinh Pháp Hoa nói, muốn “NHẬP PHẬT TRI KIẾN”, phải nhờ thần lực gia trì, phẩm “ĐÀ-RA-NI” THỨ 26.
Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: Thị cố nhữ kim tri kiến lập tri tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến, tư tức niết-bàn vô lậu chân tịnh. Vân hà thị trung cánh dung tha vật?
HT. TUYÊN HÓA Giảng: Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến. Các ông lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Ông đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên ông không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy.
Ngay trong tri kiến ấy mà không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao ông lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến? Nguyên lý nầy cũng như trong đoạn kinh trước đã nói, “Bản giác vốn là diệu minh, nhưng hư vọng nên thành minh giác.”
Cho nên “Kinh Lăng Nghiêm” nói: “ Tất cả Chư Phật trong 10 phương, đều do “TRÌ” CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM mà được thành Phật. Nghĩa là Bồ-tát Đẳng-giác muốn thành PHẬT, thì nhất định phải trì chú LĂNG NGHIÊM, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC”.
Tóm lại, nếu Qúy-vị trì “BẢO-KÍNH THỦ NHÃN ẤN PHÁP” thì thành tựu:
1) “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
2) Thông đạt cội nguồn của tất cả “PHÁP”.
3) Tiêu trừ tất cả ác nghiệp, tập khí khó trừ trong vô-lượng khiếp.
4) Hàng phục được yêu quái, ngoại đạo, tà ma…
Bảo-Kính Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi
Thất Na Thất Na [37]
Án– vỉ tát phổ ra, na ra các xoa,
phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.