TU PHẬT
NGHI-THỨC YẾU-LƯỢC
Biên soạn: Hòa-Thượng Thiền-Sư Thích Từ-Quang
QUYỂN NHỨT
TAM-BẢO KINH
CHƯƠNG 19
PHƯƠNG-TIỆN VÁI NGUYỆN
1. Tụng kinh A-Di-Đà (hoặc toàn bộ Tam-Bảo) cầu vãng-sanh An-Lạc cho phần mình, thì vừa khi niệm hương xong, vái nguyện:
Nam-Mô A-Di-Đà Phật tác-đại chứng-minh:
Nay, ngày … tháng … năm …
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Xin đem công-đức phúng-tụng “Phật thuyết A-Di-Đà Kinh” (hoặc Tam-Bảo Kinh) chú-nguyện cho đệ-tử:
Hiện-tiền phước-tuệ song tu, kỳ lâm-chung thời, chánh-niệm phân-minh, đắc A-Di-Đà Phật thọ-ký.
2. Tụng kinh A-Di-Đà (hoặc toàn bộ Tam-Bảo) cầu vãng-sanh cho vong-giả, thì vái nguyện:
Nam-Mô A-Di-Đà Phật tác-đại chứng-minh:
Nay, ngày … tháng … năm …
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Xin đem công-đức phúng-tụng “Phật thuyết A-Di-Đà Kinh” (hoặc Tam-Bảo Kinh), hồi-hướng cho vong-giả:
Tên họ … , pháp-danh … , ngươn sanh … , hưởng thọ … (được mấy tuổi trong khi chết), cư-ngụ … (chỗ ở của vong-giả trong lúc còn sống), tử … giờ, ngày … tháng … năm …
Ngưỡng nhờ Đức Phật tư-bi cứu-độ:
Nhứt-tâm qui Phật, vạn tội băng tiêu, tăng-trưởng thiện-căn, siêu-sanh Cực-
Lạc. (Băng tiêu ngõa tán: băng tan ngói vỡ. Chỉ sự đổ vỡ tiêu tan hết, không còn gì.)
3. Khi tụng kinh “Phổ-Môn” cầu an cho phần mình, thì vái nguyện:
Nam-mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Ma-ha-tát tác-đại chứng minh:
Nay, ngày … tháng … năm …
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Xin đem công-đức phúng-tụng “Diệu-Pháp Liên-Hoa, Phổ-Môn phẩm” chú nguyện cho đệ-tử:
Chư tai tiêu-diệt, tật-bệnh tiêu-trừ, đạo-thể bình-an, phước-thọ viên-mãn.
4. Khi tụng kinh “Phổ-Môn” cầu an cho người khác, thì vái nguyện:
Nam-mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Ma-ha-tát tác-đại chứngminh:
Nay, ngày … tháng … năm …
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Xin đem công-đức phúng-tụng “Diệu-Pháp Liên-Hoa, Phổ-Môn phẩm” hồihướng cho:
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Ngưỡng nhờ oai-lực vô-úy cứu-độ:
Thân-tâm an-tĩnh, vĩnh vô phiền-não chi xâm, tứ tự điều-hòa, thường hữu thanh-ninh chi phước.
Ngoài ra, trong các trường-hợp vái nguyện cho thành-tựu các sở-cầu khác, thì Phật-tử cứ tùy tiện phát ngôn theo ý muốn, nhưng cần hiểu biết sáng suốt: “Sở-cầu của người tu-hành luôn luôn phải chơn-chánh”.
5. Cách-thức vái nguyện khi hành lễ sám-hối.
Người đời trải qua lịch-kiếp tạo-tác vọng-nghiệp các phiền-não chồng chất nặng nề, nên một khi phát nguyện tu-hành, cần cầu giải-thoát biển khổ sông mê, thì bất-luận giờ phút nào cũng phải chánh-tâm sám-hối.
Sám-hối: sám giả sám kỳ tiền-khiên, hối giả hối kỳ hậu-quá.
Sám-hối có nghĩa là ăn năn các tội lỗi về trước và chừa cải các tội lỗi về sau.
Thể theo phép Tứ Chánh-cần, Phật-tử phải giữ bốn điều: a) Điều ác chưa sanh, tinh-tấn ngăn ngừa đừng cho sanh.
- Điều ác đã sanh, tinh-tấn đoạn-trừ cho dứt tuyệt.
- Điều lành chưa sanh, tinh-tấn vun trồng khiến cho sanh.
- Điều lành đã sanh, tinh-tấn mở rộng cho phát-triển.
Nếu mỗi đêm có xét mình và hành lễ sám-hối thì công-đức bất-khả tư-nghị, nhờ đó tam chướng: phiền-não, nhân-nghiệp và quả-báo có thể diệt vong. Nhược bằng không được như vậy thì trong mỗi tháng có hai ngày 14 và 30 (tháng thiếu tính ngày 29), hành lễ sám-hối.
Nhà Phật có nhiều pháp sám-hối, đại-lược như: thuộc về lý, có pháp Vô-sanh sám-hối; thuộc về sự, có pháp Thủ-tướng sám-hối, Tác-pháp sám-hối, v.v… tựu-trung có pháp phổ-thông là trì-tụng Hồng-Danh bảo-sám để cầu sám-hối ba nghiệp: thân, khẩu, ý khắp trong ba đời, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.
Tụng Hồng-Danh bảo-sám, phải lễ đủ 108 lạy. Nên hiểu rằng: Người chơn-tu thường xét mình là phàm-phu tục-tử, tội chướng sâu dày, nên khi sám-hối dầu hành thân mình mệt nhọc cách mấy cũng chưa đền tội xứng đáng, huống chi lễ có 108 lạy (nhà Phật còn có pháp sám-hối lễ Tam Thiên Phật).
Đối Phật-tiền, lễ 108 lạy như thế có ý-nghĩa là tỏ lòng ăn năn, chừa cải tội-lỗi và cầu oai-đức chư Phật tiêu-trừ 108 món phiền-não.
Tuy nhiên sự lạy Phật cũng tùy theo sức khỏe của Hành-giả. Trong trường hợp đau yếu, thay vì lạy, Phật-tử có thể xá cũng được, miễn giữ nhứt-tâm chí-thành sám-hối.
Sám-hối cốt-yếu ở Tâm chơn-thật cải-thiện, vì tội do Tâm sanh, dĩ-nhiên phải do Tâm diệt.
Cách vái nguyện khi hành lễ.
Niệm hương xong, tịnh-tâm vái nguyện:
Nam-mô Thập-phương Thường-trụ Tam-thế Tam-Bảo tác-đại chứng-minh:
Nay, ngày … tháng … năm …
Tên họ … , pháp-danh … , niên-canh … , cư-ngụ …
Đối trước Phật-đài, đệ-tử xin nguyện một lòng thành-thật sám-hối các tội-lỗi do tam-độc: tham, sân, si; cũng bởi ba nghiệp: thân, khẩu, ý tạo-tác; hoặc tự mình làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy người làm mà sanh lòng vui mừng.
Xin đem công-đức hành lễ sám-hối này, ngưỡng nhờ oai-đức Tam-Bảo từ-bi cứu-độ đệ-tử:
Viễn-ly phiền-não, kiên-cố đạo-tâm, tinh-tấn tu-hành, viên-thành Chánh-giác.