LUẬN CHƯ GIÁO QUYẾT ĐỊNH DANH NGHĨA
Thánh Từ Thị Bồ-tát tạo
Truyền pháp Đại sư Thí Hộ dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Quy mạng tất cả Phật Thế Tôn,
Quy mạng giáo pháp khắp ba thừa,
Quy mạng tất cả hòa hợp chúng,
Quy mạng lý pháp giới Phổ Hiền.

Nay tôi sẽ lược nói các chữ căn bản trong tất cả giáo pháp. Trong đó nghĩa như thật là thế nào. Như:

Chữ Án 唵 là trên hết tất cả. Nay tôi đảnh lễ chữ này thanh tịnh trụ, không hai tướng. Nếu có ai dùng chữ này chuyển trên đầu lưỡi thì người đó được chân thật các tuệ căn bản. Chữ này là rất bí mật trong tất cả giáo.

Lại có 3 chữ, đó là chữ Kim Cương Hồng làm chính nhân. Từ trong chữ này tuyên thuyết tất cả kinh điển chính pháp. Tâm ba cõi kia, pháp này như vậy, chữ A 惡 là nói về tướng. Chữ Áng 盎 tức tính không. Tức là chữ A 惡 kia lại là mẹ của trí tuệ. Đạo hoặc phi đạo đều từ thuyết này, cũng tức là căn bản văn tự của pháp giới biến nhập vào tính không. Ban đầu và sau tương ứng, do đó chính trí được thành tựu. Nếu pháp là hữu thuyết đều thành tựu. kia vô sở thuyết cũng như vậy. Cho nên tất cả tạo tác đều bình đẳng, trong luân hồi tùy thuận mà chuyển.

Nói văn tự của pháp giới là thế nào, cho nên nay sẽ nói.

Đó là:

Ca ( ngật đương thiết ) Khư ( khứ đương thiết ) Nga ( nghi đương thiết ) Già ( kỳ đương thiết ) Tả ( tả đương thiết ) Tha ( thê đương thiết ) Nhạ ( nặc ) Toản ( tề đương thiết ) Trá ( tri giang thiết ) Trạch ( sắc giang thiết ) Nã ( ni giang thiết ) Trà ( Trực giang thiết ) Đa ( đê cương thiết ) Tha ( thê cương thiết ) Na ( nê cương thiết )

Đà ( đề cứơng thiết ) Ba ( ti cương thiết ) Phả ( phi cương thiết ) Ma ( mi cương thiết ) Bà ( bộ cương thiết ) Dương La La Võng Tang ( hô lang thiết )

Như vậy các chữ đó, tức như trước đã nói bao gồm trong chữ Áng 盎. Tướng này nay nói tức là tính không, xuất sinh tất cả giáo pháp rất sâu. Đó cũng gọi là không không, xuất hiện tất cả thuyết tướng. Đó gọi là Ca Khư Nga Già Tả Tha Nhã Toản Trá Trạch nã Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Da La La Phược Tát Hạ.

Như vậy các chữ tức như trước nói bao gồm trong chữ A 惡 kia. Tướng này nay nói tức là mỗi một văn tự đều từ nhất thiết trí trí sinh ra. Ban đầu tương ưng hành hai thứ ngã pháp đều bình đẳng. Kim cương gia trì cứu cánh an trụ.

Lại nữa tất cả sự nghiệp đều từ Kim cương Tam-muội sinh ra. Đó là:

Ca ( dẫn ) Khư ( dẫn ) Nga ( dẫn ) Già ( dẫn ) Tả ( dẫn ) Tha ( dẫn ) Nhã ( dẫn ) Toản ( dẫn )Trá ( dẫn ) Trạch ( dẫn ) Nã ( dẫn )

Trà ( dẫn ) Đa ( dẫn ) Tha ( dẫn ) Na ( dẫn ) Đà ( dẫn ) Ba ( dẫn ) Phả ( dẫn ) Ma ( dẫn ) Bà ( dẫn ) Da ( dẫn ) La ( dẫn ) La ( dẫn ) Phược ( dẫn ) Tát Hạ ( dẫn ).

Như vậy các chữ đó đều bao gồm trong chữ A 阿 (dẫn). Tướng này nay nói là tất cả Kim cương sự nghiệp.

Lại nữa nay nói:

Ô ( ô công thiết ) Ô ( ô cống thiết ) Nhất ( y chứng thiết ) Lí ( lê đinh thiết, dưới cũng vậy ) Lí Lê ( lí đinh thiết, dưới cũng vậy ) Lê Y ( y lăng thiết ) Ái ( y cương thiết ) Án ( ô lung thiết ) Áo ( ô đương thiết ).

Trong đây nay sẽ nói về tướng của chữ Án 唵. Tức là tất cả văn tự từ đó sinh ra.

Trong đây tướng của chữ Hồng 吽 như trước đã nói, tất cả sự nghiệp đều từ Kim cương Tam-muội sinh ra.

Lại nữa, như trước đã nói các chữ tức là 3 thân, hoặc tính hoặc tướng an trụ như thật. Đó là:

Chữ Hồng 吽 tức pháp thân. Chữ A 阿 tức báo thân. Chữ Án 唵 tức hóa thân. Như vậy 3 chữ bao gồm 3 thân này. Kia phân biệt nói 3 thừa giải thoát đạo là chính thuyết nhân, có Thanh Văn, Duyên Giác và Nhất thiết trí trí. Do đó xuật hiện nói tất cả pháp. Tức 3 chữ kia cũng là cũng là Kim cương 3 nghiệp an trụ như thật. Đó là:

Án 唵 ( dẫn ), A 阿 ( dẫn ), Hồng 吽 ( dẫn ).

Trong đó chữ Án 唵 là Kim cương thân nghiệp. Chữ A 阿 là Kim cương ngữ nghiệp. Chữ Hồng 吽 là Kim cương tâm nghiệp.

Lại nữa A 阿 và A 惡 2 chữ an trụ tính không. Trong đây chữ A 惡 cũng là chính trí. Trong đây chữ A 阿 tức là chính giác tối thượng bí mật.

Lại nữa chữ Hồng 吽 là tâm trí hiểu rõ tất cả pháp. Như trên đã nói tất cả văn tự phải biết đều từ 3 chữ Áng 盎 A 阿 ( dẫn ) Hồng 吽 sinh ra. Do đó các pháp khởi các thứ tướng nay sẽ phân biệt. Tất cả pháp kia đều cùng với 2 chữ Áng 盎 A 阿 ( dẫn ) trước sau thâu nhiếp nhau. Trong đó chữ Hồng 吽 sinh ra tất cả. Trong 3 cõi xuất hiện các sắc có trời, người, rồng, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, thành tựu Trì minh thiên, Cát tường thiên, Biện tài thiên, Ô-ma thiên, Đế Thích thiên, Phạm vương thiên, Na-la-diên thiên, Đại tự tại thiên, như vậy các trời và thiên hậu, tất cả trong hữu tình giới người nam người nữ, cho đến chư Phật Bồ-tát đều từ chữ Hồng 吽 này xuất sinh biến hóa. Kia mỗi mỗi tâm trụ ở nơi tướng của chữ này.

Khi tâm tưởng chữ này phải trụ hư không xuất sinh vô ngại. Đó gọi là tâm 3 cõi đồng nhập một tâm này. Nhập vào tâm này rồi được gọi là hiện chứng Bồ-đề. Phải biết tâm này là vô đẳng, vô thủ, vô trước, vô trụ, vô biểu, vô tướng. Đó tức là hư không bình đẳng nhất thiết trí, tương ưng vô sở đắc, tương ưng chính hành không tự không tha, thế gian có nào Chiên-đà-la tộc loại tối hạ tiện các hành, cho đến loại bàng sinh các hành sai biệt của chúng, các hành như vậy tuy có sai biệt đều cũng không tách rời chính hành tương ưng Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, tính của tất cả văn tự chẳng phải hữu thuyết, nhưng Nhất thiết trí trí kia phương tiện tuyên thuyết nơi các văn tự.

Trong đó văn tự phải có nghĩa như thế nào? Là nghĩa hư không. Hư không là nghĩa gì? Là nghĩa của tính không. Tính không là nghĩa gì? Là nghĩa Thú-thất-la. Thú-thất-la là nghĩa gì? Là nghĩa vô thuyết. Vô thuyết là nghĩa gì? Là nghĩa vô tướng. Vô tướng là nghĩa gì? Là nghĩa Nhất thiết trí. Nhất thiết trí là nghĩa gì? Là nghĩa như ý bảo. Như ý bảo là nghĩa gì? Là nghĩa của trí. Trí lại có nghĩa gì? Là nghĩa của tâm. Tâm lại có nghĩa gì? Là nghĩa của 3 cõi Đại tự tại kia. Ba cõi Đại tự tại là nghĩa gì? Là nghĩa của soi khắp tất cả. Soi khắp tất cả là nghĩa gì? Là nghĩa của Phạm thiên. Phạm thiên là nghĩa gì? Là nghĩa của Đại lực thiên. Đại lực thiên là nghĩa gì? Là nghĩa của Tự tại thiên. Tự tại thiên là nghĩa gì? Là nghĩa của Phật. Phật là nghĩa gì? Là nghĩa của Kim cương tát-đỏa. Kim cương tát-đỏa là nghĩa gì? Là nghĩa của Quán tự tại. Quán tự tại là nghĩa gì? Là nghĩa thế gian. Thế gian là nghĩa gì? Là nghĩa luân hồi. Luân hồi là nghĩa gì? Là nghĩa Niết-bàn. Niết-bàn là nghĩa gì? Là nghĩa không thể tính kể. Không thể tính kể là nghĩa gì? Là nghĩa bất khả tri. Bất khả tri là nghĩa gì? Là nghĩa vô sinh. Vô sinh là nghĩa gì? Là nghĩa vô diệt. Vô diệt là nghĩa gì? Là nghĩa vô sắc. Vô sắc là nghĩa gì? Là nghĩa vô thanh. Vô thanh là nghĩa gì? Là nghĩa vô căn bản. Vô cắn bản là nghĩa gì? Là nghĩa vô trưởng dưỡng. Vô trưởng dưỡng là nghĩa gì? Là nghĩa vô trụ. Vô trụ là nghĩa gì? Vô trụ này là vô sở hữu. Trí lìa các hữu tư duy phân biệt xuất quá chư Phật và Phật Bồ-đề. An trụ nơi căn bản chữ Hồng Kim cương thì chữ Hồng này lại thành Liên hoa hỏa Mạn-nãla. Trụ nơi không không tính, lìa trần pháp tính, hai thứ căn bản tối thượng thanh tịnh tương ưng thắng hạnh.

Như vậy đã hiểu rõ rồi, trong luân hồi dũng mãnh tinh tiến, khiên tất cả đạt được cái vui lớn Niết-bàn. Nếu trụ tâm này là pháp diệt khổ não của người trí. Hai thứ căn bản đều bình đẳng là thắng hạnh tinh tiến tối thượng, thành tựu pháp an lạc lớn của Mâu-ni, an trụ chính niệm, như ánh mặt trời chiếu khắp thế gian. Tâm trí bình đẳng tương ưng an trụ, bao nhiêu tất cả bí mật sâu kín như trước đã nói. Thú-thất-la và hư không phần kia đều nói như vậy.

Thành tựu tối thượng lạc pháp như vậy tức được tương ưng tự tính chư Phật, hiểu rõ tất cả sinh pháp của chúng sinh trong thế gian. Hỷ ái 2 thứ hòa hợp tương ưng, phải biết vô tính, pháp vô thường kia rốt ráo trống vắng./.

(HẾT)