TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
(PHẦN 4 – 2)
THIÊN GIẢI THÍCH: SÁM PHÁP, LỤC TỤ
Sám là tâm năng sám. Sáu tụ là tội sở sám, Pháp là cách thức sám.
Tiếng Phạm là sám-ma, Hán dịch là Hối vãng.
Có chỗ nói: Sám hối là tiếng Phạm tiếng Hoa đều nêu.
Theo Nghiệp Sớ chép: Ý nghĩa kia cho rằng: Không tạo tội mới. Sám nghĩa là dứt trừ tội vị lai. Hối nghĩa là tâm hổ thẹn đối với lỗi lầm đã qua.
Có người giải thích chữ sám là huấn thủ huấn giám? Nghĩa tuy chung được, tiếng Hoa tiếng Phạm phải phân. Nhưng sám chung hóa chế và cả lý sự. Nay chỉ y cứ vào chế giáo sự hành dùng làm thiên chương.
Trong phần trình bày ý vị lai:
Khoa đầu có hai:
1. Nêu ý sám. Câu trên là nói tạo nghiệp. Vả lại, y cứ theo thiên tụ chỗ chế hai tội phạm. Kết nghiệp thành nhân phải cảm vời quả vị lai cho nên nói là chủng. Câu kế nói cần phải sám. Do phạm từ vọng khởi, tội nương duyên sinh. Thể vọng vốn không, duyên sinh vô tánh. Biết rõ gốc vọng thì tướng phạm nương chỗ nào. Biết rõ duyên sinh thì gốc tội không có. Đây là do tội từ tâm khởi, lại do tâm diệt. Đã hàng phục được nhân hiện tại, không vướng mắc quả vị lai. Phạm tội mà không sám hối thì nghiệp khổ làm sao cùng tận được, người trí biết lỗi không hề che giấu.
Từ thời sám trở xuống hai câu là nêu lợi ích, câu trên tự thực hành không dấu vết, câu dưới nói: Các pháp có dụng.
2. Cố trở xuống là dẫn khuyên. Trước dẫn văn luận khuyên mau sửa đổi. Đầu là dẫn luận. Bất trở xuống là nêu lời khuyên.
Luận kia hỏi rằng: Pháp gì nặng như đất? Pháp gì cao như hư không? Pháp gì nhiều như cỏ? Pháp gì nhanh như gió?
Đáp: Giới đức nặng như đất, ngã mạn cao như hư không, phiền não nhiều như cỏ, tâm niệm mau như gió.
Nay lược dẫn câu sau để rõ. Tâm xưa làm ác nay bỗng truy hối chỉ trong sát-na trở thành thiện, không đợi lúc qua đời. Ý là khiến cho người có phạm phải mau cầu sám hối.
Kế dẫn văn kinh nêu lời Phật khuyên.
Kinh nói Đức Như lai quở trách nêu lên việc ác là muốn khiến cho người tu hành có lỗi phải sám hối. Trước quở trách hủy cấm, khiến thành chỉ hạnh. Sau nói đường ác khiến thành tác hành.
Trong phần quở trách xưa, đều nêu chẳng phải toại vãng.
Cổ sư tức chỉ cho các nhà biên soạn pháp yết-ma. Như Tăng khải yết-ma, đầu tiên nêu ra sám hối tội Tăng tàn.
Hai là sám hối tội Thâu-lan-già. Pháp sám bạch nhị không phân biệt tội nặng tội nhẹ.
Ba là sám hối tội xả đọa, không phân biệt Đơn đề.
Bốn là sám hối các tội khác không hiển bày tướng tội.
Đề-xá, Đột-cát-la đều không nêu pháp.
Lại yết-ma của ngài Đàm Đế:
Một: Sám hối tội Tăng tàn.
Hai: Sám hối tội xả đọa.
Ba: Sám hối các tội khác. Nghĩa là Đơn Đề, Đề-xá, Thâu-lan-già, Đột-cát-la, đồng một pháp sám, cầu lời đều đồng tội xả đọa.
Sự nghi thêm sự sửa đổi gọi là thêm bớt.
Nói “lập pháp xuất một” nghĩa là ẩn và hiển.
Nếu theo văn sau thì xưa gọi là tội Ba-la-di, phải không có tâm che giấu mới cho sám hối.
Lại giới dâm có khai sám, còn ba giới kia thì không khai.
Trong tội Tăng tàn: che giấu tàng biệt trụ, hoặc nói rằng đều thực hành, hoặc đều không thực hành.
Lại trong tội Đề-xá đồng pháp sám Ba-dật-đề.
Lại trong pháp chúng học, tội đồng đều trách tâm thêm bớt, ẩn hiện tìm xem sẽ thấy.
Nói “ức khóa đa” là trách tâm sư.
“Khóa” giống như chữ thuyết.
Nói “chiếu giáo không văn” nghĩa là sự không có chỗ y cứ.
“Kiểm hành trái luật”: Nghĩa là hành dụng phi pháp. Cố trở xuống là dẫn lời quở trách, tức trong luật tăng hai nói hai hạng người ngu:
1. Người che giấu lỗi không sám hối.
2. Sám hối không y theo lời dạy.
Nay lấy hạng người thứ hai để chứng minh việc phi pháp ở trên.
Văn luật lại nêu hai hạng người trí ngược lại việc của người ngu, như ở khoa sau có dẫn.
Thánh trở xuống hai câu nêu lý do tâm sự.
Câu trên nêu pháp sám hối sau, đều thấy chép trong văn luật.
Câu dưới nói các sư trước không thể nương dùng.
Trong phần hiển nay chia làm hai:
1. Nêu soạn thuật:
Câu trên là chánh tông:
“Định cương vị”: Sáu cách sám hối riêng khác, không xen lẫn nhau.
“Cách tâm cảnh”: Đều hiển bày duyên pháp, không chỗ mê muội. Tùy trong một pháp sám duyên pháp tuy nhiều nhưng không nêu tâm cảnh.
Như trở xuống là sở tông:
“Sám quá trần lộ”: là tâm năng sám.
Chỗ nương, người đối pháp dùng những việc này đều là cảnh sở đối.
Cách tức là huấn chánh.
Hai câu dưới là hiển bày ý. Câu trên nói lập pháp có y cứ. Xưa nay hình tướng đều không phải cảnh. Câu dưới hành sự không nghi, tâm cảnh soi chiếu nhau, được mất nêu bày.
Năng, sở tức tâm và cảnh.
Thử trở xuống hai câu cách cú đối giải thích hai câu ở văn trên, nghiên cứu sẽ thấy.
2. Từ tắc hà trở xuống là nêu công đức:
Nói nay y theo pháp thì tội sẽ trừ, tâm có chỗ nương. Ngược lại thì trái luật, hối tội không khỏi, tâm không chỗ nương vì thế nói rằng “hà hoạn”, v.v…
Được bậc Thánh khen ngợi là vì thuận theo lời Phật.
Cố trở xuống là dẫn luật nêu lời khen ngợi. Do vâng theo lời dạy có thể sám hối nên đây là người trí.
Kế là nói pháp sám:
Trong phần chia chung, hóa giáo đều gồm hai cách sám giúp chung cho cả hai chúng, như văn đã nêu.
Lại hai cách sám chung cho Đại thừa và Tiểu thừa.
Lại chỗ phạm tội chung cho pháp sám ba đời, gồm mười nghiệp.
Trong phần chế ngược lại thành năm hạn cuộc. (Tờ 350)
Nói luật sám thì hạn cuộc ở tiểu tông. Như văn tự nói hạn cuộc đạo chúng. Thác thọ sinh hạn cuộc sự hành. Y theo đầu tiên thọ hạn cuộc hiện phạm.
Thứ lớp trị hạn cuộc danh thể.
Trên là phân đối, kế giải thích tướng văn.
Hai câu đầu nêu hạn cuộc.
Nói “Đạo chúng” là gồm thâu năm chúng xuất gia.
Do trở xuống là giải thích lý do hạn cuộc. Văn nêu phạm sám đều y theo bổn thọ. Thọ là bẩm chế ở chế thuận nghịch nên thành trì phạm.
Như vậy luật sám rất khác với kinh.
Câu đầu nêu gốc phạm khởi.
Câu kế nói ý chế sám.
Hoàn trở xuống là nêu pháp lập sám.
Nói “thứ lớp trị” là tùy chỗ phạm kia, phải y theo thứ lớp của thiên không thể lộn xộn.
Nói “Thiên tụ lập nghi” là chế giáo sai hàng.
Nói: “Hối pháp y theo đây” là y giáo lập pháp.
Kế nói rộng hai sám.
Trong hóa giáo nêu “thông sám”: Như năm cặp trước nêu nghĩa chung có thể biết.
Trong cặp hiển nói “lý sám”: Là nói quán tuệ suy cùng nghiệp tánh. Thấy rõ chân lý, tội được diệt nên nói là sám.
Trong văn, trước nêu căn tánh, lại hướng về tu sự thông gọi là lợi căn. Nêu đối trị dụng của Ba quán cạn sâu, tự chia ra lợi căn và độn căn, như sau có thể thấy.
Quán trở xuống là nêu quán hạnh.
Câu đầu nêu cảnh sở quán.
Do trở xuống nói trí năng quán.
Bốn câu trên nói đạt vọng thấy lý.
Hai câu sau nói hạnh thành tội diệt.
Phân nghĩa là phân biệt, tức là quán chiếu.
Trong đây thông nêu chung lý quán. Nói vô sinh gồm lý của ba món đại tiểu ở sau.
Kế, là trong phần sự sám, đầu tiên nêu cơ nghi. Do trở xuống là nêu văn sám pháp, có hai: Đầu là trình bày không kham lý quán. Chỉ trở xuống nói sự sám. Trước nói sự hành không nêu ba nghiệp. Lễ bái, nhiễu tháp là thân nghiệp, xưng khen tụng trì là khẩu nghiệp, cung kính chí thành là ý nghiệp.
Thắng cảnh không nêu Tam bảo, tắc trở xuống là nói thành lợi ích. Hai câu trên nêu nghiệp đầu tiên.
Nói nặng nhẹ là y cứ lỗi mà nói.
Năm tội nghịch, chê bai pháp, dùng vật của Tăng, v.v… là tội nặng. Còn lại là tội nhẹ.
Lại hễ tạo tội đầy đủ ba thời. Đều khởi tâm mạnh là tội nặng, hoặc hai thời và một thời là tội nhẹ.
Nói “Định bất định” là phân biệt nghiệp nặng. Định nghiệp rất nặng dầu sám hối cũng không hết, Bất định thì nhẹ hoặc cho chuyển đổi.
Hai câu sau nêu lợi ích. Chuyển báo nghĩa là dễ đoạt không thọ, đối với khinh và nghiệp bất định ở trước.
Khinh thọ nghĩa là chuyển nặng thành nhẹ, tức định nghiệp trong phần nặng ở trước.
Phổ trở xuống là chỉ rộng.
Văn kinh Phật Danh thấy ở phần thứ mười.
Kinh Phương Đẳng Đà-la-ni ba quyển.
Kinh Hư Không Tạng, kinh Chiên Sát, v.v… đều có nói về cách sám hối.
Nếu theo nghiệp sớ thì đủ năm duyên.
- Thỉnh Phật, Bồ-tát làm chứng (tức phụng thỉnh các Thánh).
- Tụng kinh chú (tức tụng kinh, đọc chú).
- Nói tên tội của mình (tức nói sám hối).
- Lập lời thệ nguyện (tức nay phát nguyện).
- Như giáo minh chứng (tức nay cầu tướng phân biệt tà chánh).
Trong phần trùng rộng:
Đầu tiên nói chỗ tu quán tưởng, không tánh tức không lý.
Dĩ trở xuống nói lý do tội diệt. Các nghiệp ở thế gian đều từ ta sinh, ta làm chủ nghiệp. Vì ta đã không nương gá, thiện ác đã gây không từ điên đảo của ta mà sinh, vọng nghiệp không có chỗ nương, cho nên được trừ.
Kiến nghĩa là đạt lý.
Tư nghĩa là khởi tu.
Trừ nghĩa là có thể quán trí.
Diệt là chỗ quán nghiệp.
Phá vọng hiển chân mà chẳng đốn chứng nên nói là phần. Nếu y cứ vị xếp vào phần kiến phần tư tức hàng Nội phàm. Phần trừ phần diệt tức Sơ quả về sau.
Như trở xuống là dụ hiển, ngủ say dụ cho mê, tỉnh thức dụ ngộ, ngủ thức say tỉnh là pháp tương tự.
Kế, trong phần nêu ba quán. Lý vốn là một, vì sao có ba?
Nếu quyền thật hai phần trước là quyền. Một phần sau là thật.
Nếu đại tiểu đối nhau thì một phần trước là Tiểu, hai phần sau thuộc Đại.
Nếu theo khai quyền hợp tiểu thì cuối cùng quy về một lý.
Nếu theo ba tông thì tánh không hạn cuộc Tiểu; Duy thức hạn cuộc Đại; Tướng không chung tiểu đại.
Cứ như vậy mà phân chia.
Trong tánh Không chia làm ba:
1. Nêu cảnh sở quán: Tức hai chữ các pháp. Nói các pháp là bao gồm tất cả. Trong các kinh luận hoặc y theo y báo, chánh báo, nhân quả, hoặc thế gian, xuất thế gian, hoặc hữu lậu, vô lậu. Hoặc sắc tâm, phi sắc tâm. Hoặc thiện, ác, vô ký. Hoặc ấm, giới, nhập, v.v…
Nếu y cứ luận chung gồm quán các pháp. Nay y cứ sám hối để chỉ tội nghiệp mà làm quán cảnh.
2. Một câu “Tánh không vô ngã” tức là quán trí, tội từ duyên có, vốn không tự tánh. Duyên tức là tâm cảnh. Tâm cảnh hòa hợp thành nghiệp. Tội tánh tự là không, chẳng phải làm cho không. Vì còn vọng chấp nên chịu sự trôi lăn. Chỉ phá vọng chấp thì tìm tội không thật có, các không thật có, gượng gọi là lý không.
Nói tánh không là hạng tiểu cơ trí kém, không thật có tức pháp thấy không. Phải đợi chia chẻ cùng tột tánh thể của pháp, sau đó mới không. Trong đó phải chia ra lợi độn.
Lợi thì thể pháp tức không.
Độn thì chia chẻ pháp mới thấy không. Hoặc nói Hữu tông chỉ chứng nhân không, giả tông nhân và pháp đều không.
3. Thử trở xuống là phán vị. Tiểu thừa gồm thâu Thanh văn, Duyên giác. Y cứ theo pháp sở thừa, Tứ đế, nhân duyên tuy khác, nhưng nếu nói về đoạn chứng đều thấy lý không.
Trong phần tướng không cũng có ba:
1. Nêu cảnh đồng như trước.
2. Trong phần năng quán nói tướng không là nói pháp vô tướng, dụ như huyễn hóa. Người mê muội cho là chân cũng như hoa đốm trong hư không. Vì mắt nhặm cho là thật nên nói chỉ do tình vọng mà thấy.
3. Trong phần phán vị nói Tiểu Bồ-tát là tuy phát đại tâm nhưng chưa cùng tột bổn tâm.
Lập quán không các trần cảnh nầy như Bát-nhã giúp người sơ tâm.
Nói chiếu dụng là Nhị thừa trụ trong vắng lặng, chỉ chiếu tâm, Bồ-tát lăn xả làm các sự việc nên nói là chiếu dụng.
Nếu đối ba tông tức tương đương với Tứ Phần.
Đồng quán lý không nên nói là Tiểu. Chí kính mến Phật thừa nên nói là Bồ-tát. Mời gọi Phật tử là những ví dụ rõ ràng.
Trong Duy thức ba khoa đồng quán cảnh ở trước rất dễ hiểu.
Trong năng quán nói ngoại trần là tất cả cảnh giới.
Nói “vốn không” có hai nghĩa:
1. Cảnh tức tâm. Trong kinh Chiêm Sát chép: Tất cả cảnh giới từ xưa đến nay thể tánh tự diệt, không hề có cho nên nhân nghĩa như thế. Vì vậy chỉ nói tất cả các pháp nương tâm làm góc. Phải biết tất cả các pháp đều gọi là Tâm. Do thể chẳng khác vì là chỗ nhiếp của tâm.
2. Vì luống dối mà thấy, kinh nói: Chỉ do chúng sinh vô minh si ám, huân tập nhân duyên hiện cảnh giới luống dối, khiến cho sinh tâm niệm chấp trước.
Lại nói: Nếu không hay biết mà phân biệt được thì không có tướng cảnh giới mười phương ba đời khác nhau.
Luận Duy Thức chép: Chỉ có thức không có cảnh giới, vì thấy, như người mắt bị nhặm thấy lông như mặt trăng, v.v… các việc.
Nói: “Thật chỉ có thức”: Nói chỉ (duy) là ngăn ngoại cảnh, nói thức là bày trong tâm. Hoặc chân vọng hòa hợp là thức A-lại-da, nghĩa là chân có thể tùy duyên cùng khởi với vọng.
Hoặc nói chân thức tức chân tâm thường trụ vốn thanh tịnh, tức là cảnh giới Trung đạo nhất thật.
Nhưng tu quán có hai:
1. Thẳng vậy quán chung: Nghĩa là quán niệm tánh tức là chân thức. Thể kia thanh tịnh bình đẳng cùng khắp, gồm nhiếp các pháp, sinh ra vô tận rốt ráo một tướng vắng lặng thường trụ.
2. Trải qua sự quán riêng. Trong tất cả thời tùy duyên động niệm. Y, thực, bốn oai nghi hoặc thiện, hoặc ác đều có thể rõ biết, do một thức lưu biến. Như quán chung ở trước chính là chỗ tu của bậc Thượng trí thâm vị. Kẻ sơ tâm đời mạt pháp chỉ có quán riêng ở sau là chỗ cơ giáo.
Trong phần phán vị: Hai câu trên nêu thù thắng: Đối với thô tiện ở trước nên nói là sâu mầu.
Nghiệp Sớ chép: Kẻ sơ cơ thấp kém chấp vào giáo cho rằng cảnh giới là không (tức Tiểu Bồ-tát), rõ cảnh vốn chẳng phải là tánh Duy thức (tức vị nay).
Lại trong sao chép: Kẻ độn căn khi thấy không chẳng phân biệt được sắc (nghĩa là Tiểu Bồ-tát, không đồng Nhị thừa chia chẻ sắc). Người có trí biết Duy thức chẳng phân biệt không (tức phân biệt với tướng không). Ba quán hướng về nhau. Cạn không biết sâu, (tờ 351) sâu ắt gồm cạn, vì thế ở sau gọi Duy thức tức là viên quán.
Hai câu kế là chánh phán.
Đại Bồ-tát là từ Sơ địa trở lên.
Cố trở xuống là đại chúng, kia cho rằng: Năm mươi hai vị gồm có bốn vị:
Luận chép: Tất cả pháp dùng thức làm tướng, chân như làm cảnh (cảnh tức là thể).
– Y theo cảnh giới này tùy tâm tin ưa nhập vị tín nhạo (Đây là bốn mươi địa vị gia hạnh: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi hướng).
– Như lý thông đạt được nhập kiến vị (tức Sơ địa).
– Có công năng đối trị tất cả chướng, được nhập Tu Vị (tức Nhị địa đến Thập địa).
– Xa lìa chướng cấu, được nhập địa vị cứu cánh (từ Bát địa đến Phật địa).
Chỗ tu của vị, đầu tiên gọi là Ảnh tượng Duy thức. Chỗ tu của ba vị sau gọi là Chân Duy thức.
Hỏi: có người nói rằng Duy thức Quán Nam Sơn phán vị rất cao. Lại nói: Vị cao không tội, đâu cần phải sám hối, ý kia thế nào? Đáp: Luận văn có chép: Duy thức chung cho bốn vị, kia trách Nam Sơn phán ư? Đây vì đặc biệt nêu vị cao để nêu lý nhiệm mầu. Phải biết pháp sám chính là hạ phàm.
Cố trở xuống là khuyên khiến nhậm trí mạnh yếu. Tùy sự quán duyên đâu khiến chứng quả Phật mà hối tội?
Trước tu không thận trọng không đâu chẳng lỗi lầm.
Sau tiến cuồng phân biệt liền sinh khinh chê, lời nói gửi gắm có thức rõ ràng và cẩn thận.
Lại có người nói: Ở đề mục ghi: “Sám, là sáu tụ pháp”, kia nêu ra sự lý sám phải không?
Đáp: ở đây lại không hiểu hai giáo hóa và hạnh, tội sám cần nhau. Nếu ý chỉ y theo hóa sám thì chế tội không quên. Nếu y cứ chế khoa thì nghiệp đạo hoàn toàn còn. Vì thế phải biết hóa và hạnh đều dùng thì khiến cho nghiệp và chế đều dứt.
Sau nói rằng: Năm chúng phạm tội, hai duyên lý sự.
Lại nói: Thiên tụ y theo giáo tự diệt, nghiệp đạo nhậm tự tịnh ở đây.
Nêu tông không xen lẫn nên dùng sáu tụ để nêu đề mục, vì loại tùy nhau nêu ngại gì hai sám đều nói. Vướng mắc soi chung, vô sự chuyên ngung.
Trong phần kết cáo: Đầu tiên là nêu kết bày, y cứ lý sâu cạn, y cứ mạnh yếu, phải lượng phần mình tùy sức mà tu. Nhưng đời mạt pháp chúng sinh mê muội, ít gặp người căn khí lanh lợi, đối với sự hành còn chưa kham nhậm, huống chi ý rõ được huyền môn ba quán.
Than ôi trở xuống là dẫn chứng.
Bài kệ kinh Hoa Nghiêm, câu đầu nêu tướng tội.
Nói: “Tất cả” là gồm mười điều ác. Có công năng chướng ngăn thiện đạo nên gọi là chướng. Sóng sâu rộng nêu dụ như biển.
Câu kế nêu chỗ sinh; không nói duy tâm chấp trước cảnh vọng tưởng ở trước.
Nửa bài kệ sau nêu pháp sám hối câu trên.
Câu dưới là nêu pháp.
“Phải cầu”: Là nêu trí năng quán.
“Chướng chân như”: Nếu y cứ theo luận chung thì gồm ba lý trên, nếu y cứ ý kinh thì riêng về Duy thức.
Cố trở xuống là nói Đại sám.
Ngồi ngay thẳng niệm thật tướng.
Ngồi ngay thẳng là tịnh duyên; niệm là năng quán.
Như trở xuống là kết khen ngợi.
Theo kinh nói rằng: Các tội như sương móc mặt trời trí tuệ có công năng tiêu trừ. Vì thế cho nên phải dốc lòng siêng năng sám hối tội lỗi của sáu căn.
Nửa bài kệ trước là nêu công năng cao siêu. Nửa bài kệ sau là khuyên mọi người phải siêng tu.
Trong phần khuyên tu:
+ Khoa đầu: Trước nêu hai cách sám khác nhau.
Phước thuận sinh: Trời, người hữu lậu vì thuận theo sinh tử.
Đạo ngược dòng: Ba thừa vô lậu vì ngược với sinh tử.
Xuất nhập y cứ quả đã đầy đủ. Trí ngu là căn cơ năng tu, hư thật là nói về hạnh tu. Mỗi mỗi phân đối sự lý, sự cạn sâu của hai cách sám rất dễ thấy. Cố trở xuống là chánh khuyên: Văn nêu tâm luận khiến tự quán lượng. Ưa tội tu sự là chuyển ngu thành trí. Ưa phước tu lý là chuyển độn thành lợi. Lý chung cạn sâu thì lợi có mạnh yếu.
+ Khoa kế lại có hai:
1. Nói đạo chúng (năm chúng xuất gia) chung cho hóa chế.
Trước gồm nêu, sự vâng theo luật chế, lý chiếu nội tâm nên nói là hai duyên. Duyên tức là quán. Sự trở xuống là giải thích riêng.
Nói: “Sự thì thuận giáo”: Khởi luật sám trải qua sự duyên cảnh, thường chiếu khởi tâm.
Biết chỉ có bổn thức tùy duyên lưu động đến lý, cho nên nói là không trái Duy thức.
Nói: “Lý thì đạt vọng” tức rõ được tâm nầy. Vọng duyên từ nơi cảnh khởi, đạt cảnh tức tâm. Ngoài tâm không có cảnh, chỉ có một chân thức thanh tịnh bổn nhiên, vì thế nói rằng ngoài trần vốn không.
Từ cố trở xuống là dẫn chứng:
Câu: “Tức luận Nhiếp Đại thừa, Duy thức không mất”: Là chứng được duyên lý ở trên.
Câu: “Không đâu chẳng có năng thủ, sở thủ”: Là dẫn chứng sự duyên ở trước.
Năng thủ là tâm, Sở thủ là cảnh.
Đây là trừ chấp. Sợ rằng nghe lý duyên liền cho là tự tâm không động, sợ cho là không cảnh liền cho là cảnh giới đều chung.
Nay người ngu hiểu lầm Phật thừa, đều cho là lý quán vắng lặng như vậy. Không nghĩ rỗng chẳng không có cảnh, lấy bỏ không được, năng sở đều quên, mênh mông vắng lặng liền là chân như, mặc tình buông lung là diệu dụng. Do đây không lạy tượng Phật, không tụng Chân kinh, hủy giới phá trai, uống rượu ăn thịt, khoe khoang là đại đạo truyền hóa nơi người. Nghiệp ác gieo nhau, dắt dẫn phần nhiều tu tập. Đây chính là suy đoán luống dối, điên đảo luân hồi. Đâu biết thông đạt pháp đều là chân, ngại gì không tịnh. Rõ chân tức dụng, nào ngại tu hành. Vì thế cho nên ngộ lý thì muôn hạnh đều tu, dính mắc sự thì một mảy may không lập. Tự không thông giám thì còn nói gì?
2. Từ nhược trở xuống là nói tục chúng (chúng tại gia) hạn cuộc hòa giáo.
Đầu tiên là nói được. Hai kinh phước, đạo gọi chung là hóa giáo.
Phước kinh như Phật Danh, Phương Đẳng.
Đạo kinh như Bát-nhã, v.v…
Quảng trở xuống là nêu bày.
Hành pháp của phàm thánh, xưa nói thiền sư Đạo Chỉnh soạn, chưa thấy bổn văn. Có khảo cứu giáo quán các Tổ không đâu chẳng thích hợp căn cơ. Chính là ý chỉ diệu quán quyết bạch tự tâm. Phân biệt Đại Tiểu, lựa chọn thiên viên, trải qua địa vị cạn sâu, hợp đạo thứ lớp.
Chỉ có bộ Ma-ha Chỉ Quán của ngài Thiên Thai là đáng để tâm. Nhưng đời mạt pháp hoằng truyền biến thành danh tướng, vì thế khiến cho chậm tiến, không nhờ đâu mà chứng ngộ. Muốn rõ ràng thì phải tìm cầu bậc minh triết.
Kế là nói về Chế sám. Trong pháp Ba-la-di, trước nêu nghiệp báo, muốn giúp cho người phạm biết lỗi cầu xin sám hối. Xem trong kinh Phật, trước nêu quả báo. Một trở xuống là nêu tội: Một là dứt sở y. Hai là ngăn trí giải. Ba là tám chánh tín. Bốn, năm là thắng cảnh của tội trộm cắp. Vật của tăng chú trọng ở Tam bảo. Vật của tăng có bốn, nay phân biệt vật của Thường trụ, thường trụ là quan trọng nhất.
Vật của người tin phụng cúng thí cho nên nói rằng: tín thí phạm tội nặng, không phải Tăng ăn thì thành tội trộm cắp.
Sáu, bảy lăng nhục bậc Tôn thượng.
Nếu nói giới chướng quyết y cứ về cảnh tịnh.
Sáu thân là y cứ theo kinh chỉ nói dụ em thân thích. Nay văn thay đổi để thâu chung.
Tinh trở xuống là chỉ rộng. Hãy đem bảy lỗi phản chiếu thân tâm, nếu có phạm đâu không sợ ư?
Kinh Niết-bàn nói văn có ba:
1. Nêu tội báo.
2. Từ nhược trở xuống là nói tâm phạm:
– Đầu tiên y cứ hộ pháp nói phá là không phá vì nghiệp lành nhiều, tâm phạm nhẹ. Đây là y cứ hóa giáo nên nói không phá. Nếu y cứ theo chế giáo thì thành phá cũng muốn tiến đến hộ pháp kia.
Câu “chưa xả viễn” nghĩa là đối với Phật pháp còn luyến mến.
– Kế từ nếu phạm trở xuống là y cứ về hoại pháp nói là phạm. Nói nhiều lỗi lầm là nói trong Phật pháp có nhiều lỗi lầm.
Nhất-xiển-đề, Hán dịch là vô tín (không có lòng tin).
3. Từ: Vân trở xuống là nêu pháp hối.
Đầu tiên là nêu câu hỏi. Vì trở xuống là lời đáp.
Giải thích ban đầu nói sám: Là hiện báo liền thọ, nghĩa là chuyển nặng thành nhẹ.
Hoành nghĩa là phi hoành.
La giống như đọa.
Nếu trở xuống là nói không sám: sinh báo mới thọ.
Kinh ấy nói: Nếu không quán thân vô thường thì gọi là không tu thân. Nếu không quán giới là cầu thang gọi là không tu giới. Không quán tâm tháo động chế phục gọi là không tu tâm. Không quán trí tuệ có công năng cắt đứt gọi là không tu tuệ.
Kế là nói pháp sám.
Trong phần nói về khác, khoa dẫn văn của bổn luật từ các trở xuống là nêu hai cách phán xưa và nay. Đầu tiên chỉ lỗi xưa. Câu “xưa giải thích đều không che giấu”: Nghĩa là phạm rồi, không có một tâm niệm che giấu mới khai, có tâm che giấu thì không khai. Lại thấy trong luật, pháp sám do phạm giới dâm làm duyên. Liền cho rằng chỉ có giới dâm là khai cho sám, còn giới trọng khác thì không khai, vì thế nói là:
Có phải trái.
Nay trở xuống là nêu cách giải thích nay.
Hai câu đầu nêu ý của lời dạy. Lập giáo tiếp cơ không thể che lấp nên nói rằng lý không dính mắc kiết.
Từ đãn trở xuống là hiển bày chánh giải. Nghĩa là đã phạm nhiều tội quyết phải sám hết, vì thế nói là đều không che giấu.
Ba là từ bất trở xuống là phân biệt riêng.
Tội Tăng tàn không cho sám hối hết, văn lại có ba:
1. Nêu thẳng khác nhau.
2. Sơ trở xuống là so sánh hai thiên khác nhau, do đó có ba thứ sai khác:
1/ Phạm tội nặng vốn hoại 2/ Hối nêu ra tự tâm 3/ Ức chế khiến đầu tận.
Tội Tăng tàn trái với trên:
“Nói có dư” là trái với một ở trên. Được gượng gia pháp là trái với hai trên. Tùy hiển tùy sám là trái với thứ ba ở trên.
3. Từ có trở xuống là nêu các điều khác, tức trái với ba nghĩa trên.
Hai nghi tức chỉ pháp sám của hai thiên khác nhau.
Trong phần nói “cần phải trị”, luật Tăng-kỳ có ba:
1/ Chỉ tâm sám hối
2/ Từ linh trở xuống là nói khai sám
3/ Tỳ-kheo trở xuống là nêu pháp hành.
Đầu nói đồng hành. Kia đây không tịnh là xúc xưa đồng. Cố trở xuống là nói hành riêng.
Nói: “Được thọ thực”: Vì không đồng với vị sau.
Nói: “Trừ hỏa định” vì khác với vị sau.
“Cho đến vàng bạc”: Vì khác tịnh nhân.
Đúng “như pháp khất”: Tức tâm sám hối.
Phật trở xuống là phân biệt pháp hành.
Đầu chỉ chung cho đồng hành
Tại trở xuống là chỉ cho không đồng hành, hành có bốn:
1/ Thứ lớp ngồi.
2/ Nằm ngủ.
3/ Bỉnh ngự.
Cho nên chỉ khai hai pháp: Cốt yếu của trụ trì không thể tạm bỏ việc không xong.
Còn lại không khai vì không có hạn chế, cho tìm cầu riêng.
– Thọ tuổi. Tuy y theo thứ lớp hạ lạp của Đại tăng nhưng không ngại tăng hạ lạp.
Cho nên trở xuống dẫn luận, quyết định thực hành pháp trên, chẳng phải thường khai.
Trong luận Tỳ-ni Mẫu chép:
1/ Nói được pháp.
2/ Từ danh trở xuống là nêu phục bổn.
3/ Từ đản trở xuống là nói không có thắng dụng.
4/ Từ nhiên trở xuống là nói chướng khổ đời sau.
Câu “Trị thiền bệnh y kinh thoát trước y” là nêu chỗ thấp hèn.
Cho nên “sinh hổ thẹn” là nêu tâm sám hối.
“Cúng tăng đẳng giả sự chiết nhục” là nêu rất chí thành.
Kinh có hai quyển, kinh chép: Sau khi trừ phẩn tám trăm ngày, tắm gội đắp y Tăng-già-lê vào tháp quán tượng. Nếu thấy tướng tốt khiến tụng giới tám trăm biến thì được trở thành tỳ-kheo thanh tịnh.
Hỏi: Đã sám hối thanh tịnh vì sao không được tính đủ số?
Đáp: Giới đức kém cỏi cho nên không nhậm tăng dụng.
Hỏi: Đã không đủ số thì khai sám làm gì?
Đáp: Nếu không cầu xin sám hối thì cả hai tài pháp đều mất.
Tăng phải diệt tẫn, nhờ sám hối thanh tịnh nên được nhập vào trong tăng nhưng không đủ số. Lại có thể trừ được chín trăm hai mươi mốt (21) quả báo địa ngục và sáu mươi ngàn năm khổ địa ngục, vậy không có lợi ích hay sao?
Hỏi: Ở đời đều nói rằng: Tiểu thừa không có văn sám hối tội nặng, nay vì sao trong các luật khai cho sám?
Đáp: Luật khai sám là đồng tài pháp và chướng quả báo đời sau. Nếu thể hoại không nhậm tăng dụng, không phải bổn vị thì đồng như không sám, cho nên nói là không, chẳng phải nói không cho sám hối.
Hỏi: Y theo hóa giáo đối với hai sám lý sự, tội được thanh tịnh chăng?
Đáp: Nếu tu lý sám thì tội không đâu chẳng trừ. Nếu tu sự sám hoặc không trái pháp hành, hoặc được tướng tốt, tội nặng được trừ như Phật Danh, Phương Đẳng, Hư Không Tạng, trị bệnh thiền, v.v… các kinh đều có văn.
Hỏi: Nếu y theo lý sự sám hối, thì chế tội có diệt trừ chăng?
Đáp: Có diệt hay không thì khó biết, phải ý theo giáo phán. Hóa sám tâm nghiệp, chế sám trái giáo. Y theo đây biết chế tội không diệt.
Hỏi: Được tướng thanh tịnh có thể tính đủ số chăng?
Đáp: Sự sám được tướng chính là theo hóa kinh. Đủ số tác pháp tự là luật chế, cả hai không liên quan nhau, đâu được nghi ngờ.
Người xưa nói: Đâu thể dùng đại số sám tội Ba-la-di cho là đủ tăng số Tiểu thừa.
Muốn phân biệt hóa chế, có bốn trường hợp:
1/ Nghiệp diệt, chế không diệt. 2/ Chế diệt, nghiệp không diệt. 3/ Nghiệp và chế đều diệt. 4/ Chế và nghiệp đều không diệt.
Suy nghĩ sẽ thể thấy.
Hỏi: Có người nói rằng theo kinh Hư Không Tạng thì được tính đủ số; có đúng vậy không?
Đáp: Đây là vì không phân biệt hóa chế.
Hỏi: Có người nói rằng theo kinh Sơ Giáo, trong ba mươi vị tăng sám tội nặng thì được nhập vào số tăng, có đúng không?
Đáp: Đây là dẫn kinh hư ngụy không đáng làm chỗ y cứ, như lời tựa đã phân biệt.
Kế nói về lập pháp.
Trong phần trần khất, luật khiến giáo xin, sự đồng với thọ đầu tiên. Dầu tự mình cũng có thể được nhưng cũng cần người khác dạy.
Hỏi: Vì sao ở đây nói sám tội, kia nói xin giới?
Đáp: Giới căn bản đã mất, phải theo tăng thọ lại, trọn đời xin vâng giữ, tức là sám hối.
Hỏi: Nếu như vậy, phạm tội chưa sám hối thì không còn thể sao?
Đáp: Theo trên nói thì thể vốn không mất nhưng năng lực kém yếu vì thế phải thọ lại.
Còn lại như trong thiên tụ có nói:
Trong phần nói về hành tướng:
Khoa đầu: Văn trước chỉ đồng, Duy trở xuống là hiển bày khác. Tức nhị ngũ đoạt trí năng trung không được thuyết giới (Bồ-tát). Nay theo Già Luận thì chúng không: được hai pháp Bố-tát và Tự tứ, phải biết không đủ số người thì khai cho Bố-tát, chỉ một việc nầy là khác.
Khoa kế: Nói “đến hay không tùy ý”: Hơn trước tài pháp đều mất, khác chúng thanh tịnh không đến không được.
Trong phần ba:
– Đầu tiên nói bổn thiên phạm nặng, lại phải đồng chủng tội mới được gọi là nặng.
– Kế từ nếu phạm trở xuống là nói thiên khác phạm nặng chính là nói dẫn chứng, trong văn rất dễ thấy.
Trong phần kết thúc nêu bày:
– Đầu là chánh kết, kế từ bất trở xuống là nói xưa sai.
Trong phần thứ hai: Sám hối tội Tăng tàn, đối trị, hai tội đều phải trước trị tình lỗi, tình tức là tâm.
Theo luận thì các thiên đều lỗi, nhưng thiên đầu nặng, dầu có sám cũng không có công dụng. Thiên sau các lỗi thể không nặng lắm, chỉ thẳng sám bổn tội không nhọc dự trị. Tội Tăng tàn gần như tội nặng, sợ hoại bổn thể, sự cần phải nhiều, không thể xem nhẹ. Chỉ một pháp nầy khác với các thiên khác.
Đầu tiên, trong phần tâm lỗi, hai nghĩa trái nhau.
Trước y cứ về tâm tội, sau là nói trị phạt.
Dẫn tiếp Luận, tỳ-ni Mẫu giải thích riêng tên kế.
Trong phần hai chú thích nêu trước sau đồng với sự phân biệt xưa.
Trong giới sớ y theo tội Tăng tàn lại phải sám hối sau.
Trong phần ba, đầu tiên là dịch tên. Tiền trở xuống là giải thích nghĩa, lại có hai:
1/ Nêu hai nghĩa.
2/ Từ do trở xuống là nêu lý do kia.
Trước tiên là nói: “Tự hỷ, nói tiền hỷ” nghĩa là hành che giấu trọn ngày.
Thiểu nhật tức là sáu thời.
Chúng trở xuống là nói Tăng vui mừng.
Trong phần bốn, trước dịch tên có hai:
1/ Tên đầu là do Tăng yết-ma được nhập hai chúng.
2/ Tiên kế từ như trở xuống là luận giải thích.
Trong luận: Hai câu trên là sinh thiện diệt ác, câu dưới là do Tăng trừ diệt.
Không đọa chỗ tội nên nói rằng khởi khứ.
Kế nói nghi sám hối gồm chỉ bày.
Trong văn, trước dẫn bài kệ trong luận, sau dẫn luận giải thích. Trước nói người phạm cầu xin sám hối. Từ nhược trở xuống là chế Tăng biết pháp, văn nêu năm phần, tức là bốn pháp: Một, hai và năm đều thuộc sự sở bị. Ba là nhân; bốn là pháp. Tập trung người gia thêm pháp, nghĩa gồm cả xứ. Giải thích danh tướng đều thấy ở văn sau.
Trong phần giải thích tên chung có ba:
1/ Giải thích việc đã phát khởi trước.
2/ Từ hựu trở xuống là giải thích Đề-xá-na.
3/ Từ dục trở xuống là giải thích chế ức trì.
Trong phần một lại có ba, đầu tiên là giải thích tên, vãng trở xuống là giải thích nghĩa:
Trước y cứ về trước phạm trái lại hiển. Kế là y cứ sám hối thuận giải thích. “Ước già tương tục” nghĩa là dùng thiện để ngăn ác. Thọ là thọ thể, trì là tùy hành.
Thị trở xuống là tổng hợp.
“Đề-xá-na” cũng là tên chung của sám hối.
Phương thứ nhất khoa đầu:
Trước y cứ nghĩa lược giải thích.
Cố trở xuống là dẫn luật giải thích.
Trước nói chế quán sát. Nhược trở xuống là nói đủ duyên thành phạm. Duyên chung có ba, duyên riêng có hai, đều lược nêu mà thôi.
Ư trở xuống là nêu chung các giới còn lại.
Quảng trở xuống là chỉ rộng kia.
Luận do Phật Đà-ba-la soạn.
Luận này nói rộng mười ba tướng tội.
Kế, trong phần giải thích nghĩa: Đầu tiên nói luận, giải thích thì căn cứ Luận Minh Liễu ở trước, hội giải thích tông nầy, vì thế nói là y theo luận giải thích luật.
Muốn nói văn luận tức là giải thích hai duyên của luật.
Khủng xuống là nêu ý luận.
Tăng trở xuống là dẫn chứng.
“Hữu tội tri” nghĩa là biết phạm.
“Vô tội tri” nghĩa là biết không phạm.
Văn chung các tụ, không hạn cuộc thiên nầy. Chỉ dùng hai tri hữu vô để dẫn chứng, cần phải quán sát.
Trong phương thứ hai:
Khoa đầu: Trước nói thành che giấu.
Nói “Tăng tàn tội kiến” nghĩa là tự biết có phạm, kế nói không thành che giấu.
Kế đối luật giải mười môn.
Trước nói hình sai, nghĩa là bỏ đạo trở về thế tục, với hình phục khác.
Trong phần ba có hai: Trước nói không thành căn bản, kế từ hoặc trở xuống nói không thành che giấu.
Trong năm, luật Thập Tụng nói mười sáu người các thứ không cộng trụ, tức quở trách đồng bốn người yết-ma.
“Cho đến”: Tức là lược Thức-xoa, Sa-di. Nghĩa là cùng những người như trên cùng ở, không có tăng thanh tịnh.
Đã không thành phát lộ thì che giấu cũng không thành.
Già Luận nói năm người năm phần tri thức nhiều chỗ dù có Tăng thanh tịnh cũng không thành che giấu.
Phần sáu nói “nghiệp đợi thời” là gồm người và phương.
Nói đợi thời là hoặc bị duyên sự cách trở chưa rảnh để phát lộ, hẹn sau sẽ phát lộ.
Đợi người là tìm người biết pháp.
Đợi phương là lựa chỗ tốt.
Đều cho là hẹn tâm muốn phát lộ nên không gọi là che giấu.
Phần bảy: Do cảnh trước tôn thắng không thể xem thường.
Phần tám: Trước nói có tâm. Bất trở xuống là chánh nêu vô tâm, có hai:
– Y cứ vào biết mà vô tâm.
– Y cứ vào quên mà vô tâm.
Phần chín: Tuy không chánh phát lộ nhưng không che giấu.
Phần mười: Trước nêu ba tâm, đều không thể học mê.
Nếu học mê ngoài tội căn bản lại thêm vô tri.
Trong phần vô tâm ở trước nói: Nếu quên không thành nghĩa là biết phạm, quên không phát lộ. Đây là mê bổn tội không giống với trước.
Văn sau dẫn chứng rất dễ hiểu.
Mười môn trước hoặc nêu bổn tông, hoặc lấy bộ khác, hoặc y cứ theo nghĩa mà lập, đối chiếu văn rất dễ thấy.
Lại các thiên có che giấu chung. Nếu dùng mười môn nầy phân biệt có thành chăng, như vậy mà biết.
Trong phương thứ ba: Đầu tiên là nói tác pháp dùng tăng.
Trước dẫn văn luận:
Nói “Nghiệp tụ” nghĩa là tác nghiệp nhờ chúng.
Tụ tức là chúng.
Bốn bộ trở xuống là giải thích.
Bốn thứ tăng là:
- Tăng bốn người.
- Tăng năm người.
- Tăng mười người.
- Tăng hai mươi người.
Kế, từ nếu trở xuống là nói hành thời đối cảnh.
Một trường hợp là khi che giấu đối trước một người bạch.
Một trường hợp kế là sáu đêm phải ở trong tăng bạch.
Nêu tội không thể hành cho nên bạch một lần mà thôi.
Trong phương thứ tư; đầu tiên là nêu.
“Luận nghiệp” tức yết-ma.
“Tương ưng”: Sự quyết phải đúng pháp không thể sai.
Trước sau đều nói học xứ: Tác trì, là hành pháp Thánh chế học.
Dĩ trở xuống là giải thích:
– Đầu tiên y cứ về sự lựa chọn pháp.
Pháp vị có ba: Đơn bạch, Bạch nhị và Bạch tứ.
– Tựu trở xuống là nói dùng pháp nhiều ít. Tuy chung cho bốn pháp nhưng không cần dùng hết. Vả lại, gồm nêu cho nên nói vị cùng tột có bốn. Nhưng bốn vị nầy có nhất định và không nhất định. Biệt trụ và Bổn nhật tùy có thực hành, hai trường hợp này không nhất định. Sáu đêm và xuất tội, hai trường hợp nầy là nhất định. Bốn đối trị trước và chánh sám sau đều nói là các vị, vì thế ở đây nêu ra:
Trong phần năm, trước là dẫn luận.
Nói “một ngày đêm” là nêu ít so sánh với nhiều, cho nên nói là đẳng.
“Vi hiển đẳng” nghĩa là trong một ngày một đêm che giấu thì phạm tội che giấu.
“Tu địa vị túc trụ”: Tức thực hành biệt trụ.
Không che giấu thì không có tội che giấu. Chỉ hành Ma-nại tức sáu đêm.
“Địa”: trở xuống là nhặc lại răn, có hai:
1- Chánh giải thích: “Xứ sở danh”: Do thực hành biệt trụ trong một phòng.
“Đẳng tứ vị”: là nêu chung các vị.
Ma-đa, Ma-na-đỏa, là tiếng Phạm Chuyển.
Từ tức trở xuống là nêu bày. Đây cùng phương thứ hai xen lẫn nhau. Kia y cứ có che giấu để lựa thành chăng. Ở đây nói có không để nói dùng thuốc, vì thế khác nhau.
Trong phần hiển cách nghĩa là có chín đoạn: Năm đoạn trước tức y theo luận Minh Liễu nói năm phương. Bốn đoạn sau tức y theo văn luật. Riêng lập, hợp luật luận trình bày hành sự cho nên trước nói là cách nghĩa, đây là nêu nghi sám.
Khoa đầu có ba:
1/ Nêu bày.
2/ Từ danh trở xuống là giải thích. Danh là đồng tên chung của thiên, vì thế nói là Tăng tàn.
“Chung” là biệt tướng mười ba, cho nên nói lậu thất (có chỗ nói lậu thất chủng loại dâm là sai).
“Tướng” nghĩa là số mục thành phạm, vì thế nói là nhiều ít.
3/ Từ luật trở xuống là dẫn chứng. Một tên dẫn chứng tên chung. Nhiều thứ dẫn chứng tướng riêng. Mười ba là một tụ, không xen lẫn với đây nói là trụ biệt dị.
Trong phần ba nói “năng trị” tức thuộc loại tăng thứ tư là tăng hai mươi người.
“Sở đối” tức khi hành sám nương cảnh một người và tăng.
Trong phần chánh nói thứ sáu:
Khoa đầu:
– Trước nói từ ngắn theo dài.
– Kế từ nhược trở xuống là nói vì quên thọ.Khoa kế: Trước dẫn luật Tăng-kỳ nói thứ lớp “Vô tuế thời” tức mới thọ chưa được tuổi hạ.
Trong phần ba: Đầu là dẫn văn, kế từ cho nên trở xuống là y cứ theo mà sắp xếp. Phát lộ ra mình không giữ, người khác biết mà thôi.
Trong phần bảy:
– Đầu là bổn luật: Chỉ nói sám chung, còn sám riêng có thể biết.
Vì thế trước nói ba trường hợp.
1/ Số nhớ quên.
2/ Tâm phát lộ.
3/ Đồng tên mà khác loại.
Ba trường hợp này đều được sám chung.
– Kế, từ hựu trở xuống là dẫn che giấu một ngày, từ ngắn theo dài, cũng tức là sám chung, gồm với trên thành bốn.
Trong luật Tăng-kỳ: Trước là gồm nêu, sau từ như trở xuống là hiển bày tướng.
– Trước y cứ mười ngày, một ngày phạm tội Tăng tàn đều không phát lộ. Ngày thứ mười phạm thì che giấu một đêm.
Ngày thứ nhất phạm thì che giấu mười đêm.
– Ứng trở xuống là chánh nói chung và riêng. Mười lần là riêng, một lần là chung.
Trong luật Thập Tụng chép: “từ khất yết-ma phải nhắc lại số ngày che giấu”: Sợ cho rằng sám chung tác pháp thông mạn cho nên dẫn quyết nghi.
Trong phần thứ tám nói oai nghi: Trước nói nghi thức nhập chúng. Kế từ tự trở xuống nói phát lộ quở trách.
Lại ba, trước là xót thương trách chỗ đã phạm, hoặc phát ra lời than thở.
Nói: “Như luận trên” là chỉ trong Thiên tục đã dẫn trong luận Tỳ-ni Mẫu. Lại trở xuống là ưa thích chỗ khai hối kia. Trên nói ưa khai Thánh giáo. Dưới nói vui vì mình đã phát tâm. Như thị trở xuống là dạy sự ân trọng kia.
Bốn mặt trở xuống là nói lập lễ trình bày lời xin.
Lời xin có năm:
1/ Dặn dò tăng phải chuyên ý.
2/ Câu kế tự xưng tên mình.
3/ Câu “Phạm cố đẳng” phát lộ tội đã phạm.
4/ Từ nay theo tăng trở xuống: Chính là trình bày chỗ khẩn cầu.
5/ Câu “Nguyện tăng đẳng” là cầu xin điều sám hối.
Trong phần yết-ma, văn chú thích, trước là khiến y theo đó dùng. Nhược trở xuống là xét chỗ thiếu trong luật.
Yết-ma xưa do ngài Đàm-đế nêu ra, nghĩa là nhà phiên dịch dùng để nhập luật.
Luật ấy chép: Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo…….
phạm giới….. thuộc tội Tăng tàn đã che giấu. Tỳ-kheo…… phạm tội Tăng tàn tùy che giấu một ngày rồi, nay theo Tăng xin yết-ma che 258 giấu.
Nếu Tăng phải thời mà đến, xin Tăng bằng lòng cho nay tăng cho Tỳ-kheo…. yết-ma tùy che giấu một ngày, tác bạch như vậy.
Trong lời sao thì thêm và sửa đổi, so sánh sẽ thấy. Nhưng nói rằng: Phạm tội tăng tàn…… không nói tướng tội. Tùy che giấu một ngày, ngôn tướng không thiết thực, không đủ để y theo.
Trong phần nêu pháp thứ chín:
Khoa đầu dạy nêu có bốn:
1/ Nêu bày pháp yết-ma.
2/ Nêu đoạt hành.
3/ Nếu chấp sự.
4/ Nêu bạch cáo.
Đối văn mà phân chia.
Trong phần bốn: Đầu tiên là khiến gặp tăng.
– Ứng trở xuống là nêu việc làm.
– Nãi trở xuống là nói trụ xứ.
– Nếu chúng trở xuống là nói đồng lợi ích.
– Thân trở xuống là nói ngồi theo thứ lớp.
– Cho đến trở xuống là nói cung cấp.
Câu “văn đều không nêu ra” chỉ cho Thiên thầy trò.
Trong luật Thập Tụng nói:
– Một: Chế ở chỗ Tăng không đồng phần thứ năm ở sau (có chỗ nói rằng: Đây là y cứ khi chánh tác pháp, có thể hiểu rõ).
– Hai: Chế đồng phạm đều ngồi, sợ được đồng bạn tâm không hổ thẹn.
– Ba: Chế hiển xứ, văn tự nêu ý.
Trong phần năm: luật Thiện kiến, trước nói có duyên bạch pháp dừng. Nếu trở xuống là nói ngày xả đêm hành. Minh tướng chưa rõ phải bạch: Tức tương đương một ngày.
Trong luật Thập Tụng chép: Sáu đêm cũng khai bèn chế giới hạn một ngày. Trong bổn tông (tờ 35) bạch dừng lâu mau đều được.
Trong luật Tứ Phần:
– Trước nói bạch xả: Trước khai xả, sau từ nếu trở xuống là nói bạch thực hành.
– Kế, từ kia trở xuống là thọ lễ tác pháp sai. Trước nói đồng, sau từ loại trở xuống là nói chúng sau.
Trong phần sáu có tám trường hợp:
– Trường hợp một và ba đều ở ngoài chùa và không phải chùa để phân chia.
– Trường hợp hai và bốn là đối với Tỳ-kheo khách ra vào để phân chia.
– Trường hợp sáu và bảy y cứ chỗ có người hoặc không người để phân chia.
– Trường hợp năm và tám đều làm một việc.
“Từ hành” nghĩa là bước đi chậm rãi, khoan thai.
“Phân biệt đi mau”: Không bạch không phạm. Vì nhiều người đồng một nhà không ở riêng.
Lại trong tám trường hợp: Năm trường hợp trước và trường hợp thứ tám đều không bạch cho nên có lỗi. Trường hợp thứ sáu và bảy sự sai cho nên có lỗi.
Trong phần chú giải nói rằng “đã được” nghĩa là trước đã thực hành.
“Ngày chưa được” nghĩa là ngày đã mất. Nếu sau thực hành lại chỉ cần tiếp tục số ngày đã đủ ở trước.
Trong phần bảy:
1/ Pháp bạch một Tỳ-kheo. Đến chùa khác, Tỳ-kheo khách cũng y theo đây mà bạch.
Trong lời bạch chép rằng: “Đại đức tăng xin lắng nghe” là chép lộn, nên bạch: “Đại đức nhất tâm niệm vì ở đây chỉ bạch một người”.
2/ Từ: Nếu năm người trở xuống là pháp bạch nhiều người. Nếu y cứ theo đối trước tăng, bạch rằng “Đại đức tăng xin lắng nghe”, mà bạch rằng: “Các Đại đức” do không phải pháp tăng.
3/ Từ: Có trở xuống là pháp bạch khách tăng.
Câu “trong có Tỳ-kheo, người có đức vọng”: Người nầy khác với người bình thường.
4/ Từ: Kỳ trở xuống là chỉ cho pháp bạch tăng.
Câu: “Thuyết giới đẳng” là khi tất cả chúng nhóm họp.
Trong phần tám: luật Thập Tụng nói đến chùa khác.
Nói: “Nếu đến liền đi”: Sợ trái với pháp bạch vì mất đêm.
Luật Ngũ Phần nói ra khỏi giới.
Trong phần chín, luật Tứ Phần nói muốn bạch không kịp chẳng phải ý cố khai.
Luật Thập Tụng chép: Trước nói thấy khách chấp nghi. Kế, là từ nếu trở xuống nói bị bệnh khiển bạch, vì câu lời lược thiếu, chỉ cho luật Tứ Phần tức chỗ dẫn ở trước.
Luật Ngũ Phần nói khi thực hành đối cảnh, chỉ phương thứ năm, năm chữ lầm hợp thành ba chữ.
Trong phần bình luận:
Khoa một có bốn:
1. Than phiền pháp sám hối không thực hành:
Vào đời Tùy, đời Đường, các vị tăng tài giỏi rất nhiều, Phật pháp hưng thịnh còn nói rằng ít thực hành, huống chi đời mạt pháp nầy, đâu thể nói được?
Sáu tụ sám pháp bị mai một đã lâu, tăng đồ tạo ác vết nhơ không thể nói. Hoặc đến ngày Bố-tát thì ngồi yên lặng ôm tội lỗi cả đời đến chết còn không chịu sám hối. Đâu không phải là vị thuốc hay, thế mà chỉ giữ hơi độc để cho nó thâm nhập, không chịu khắc phục.
2. Từ “Bi phu túng” trở xuống là trách bỏ chế theo hóa, trước nêu lỗi, sau trách lỗi.
Ba câu trên trách lấy bỏ kia. Người chân thành vì đạo phải thực hành, không nên nhàm bỏ Tiểu, ham thích Đại.
3. Từ: Đãn trở xuống là nêu sám biệt kia.
Giai trở xuống là nêu tình trạng kia. Cho rằng chế sám chỉ định tướng phạm đối chúng chiết phục. Huống chi biệt trụ đoạt hạnh khổ dịch hổ thẹn không làm. Hóa sám không như vậy cho nên phần nhiều thực hành.
“Nghiệp do tu kiết” nghĩa là tạo nghiệp tự ràng buộc, đối với người thì che giấu. Che giấu cho nên tội chứa nhóm trong tâm, vì chứa nhóm cho nên nghiệp càng nhiều, đây là tội chủng càng mạnh, không sám hối sao được.
4. Từ: Thử trở xuống là kết khuyên phải nên tu. Khoa hai, có hai:
1/ Không đủ có thể được chăng.
2/ Từ: Nhược hành trở xuống là nói ngày đủ y theo pháp.
Trong phần một: Trước nêu thuyết khác, hoặc nói thực hành đủ ngày, hoặc tùy thực hành ít ngày, hoặc đều không thực hành. Nêu bậc thượng căn lanh lẹ nên dùng pháp đầu tiên của Sư. Nếu kẻ hạ lưu căn cơ chậm lụt thì y theo luật Thập Tụng không thực hành biệt trụ, xuất tội được thành.
Nay theo pháp thạnh hành, vừa hợp thời cơ, lại không trái với Thánh giáo.
Kế từ: nay trở xuống là nói chỗ chấp ngày nay.
Đầu tiên là dẫn chỗ truyền, dùng chứng cớ kia.
“Thử” là dùng bộ văn hoãn của luật Thập Tụng để chứng giáo gấp của tông nầy. Nghĩa cần phải theo nên nói là y cứ nhau.
Trưng là chứng.
Từ: Tuy nhiên trở xuống là y cứ nghĩa thêm sự sửa đổi. Đầu là dạy sửa đổi yết-ma.
Sau là các cách bạch yết-ma tức sáu đêm xuất tội, v.v…
Đương trở xuống là khiến bạch hòa tăng.
Hai lời yết-ma sau đều y theo, không chép đủ.
Trong phần nói về sáu đêm, chú giải có chữ “cánh” nghĩa là thực hành đã đủ ngày.
Trong yết-ma chép “như trước” là muốn hòa tăng, v.v…
Trong phần bạch cáo:
Khoa đầu:
– Trước nói pháp bạch tăng.
– Nếu khách trở xuống là pháp bạch một người.
Pháp bạch tăng lại có hai:
– Ngay tòa bạch:
– Ngày khác bạch.
Khoa kế:
– Trước nêu đồng
– Duy trở xuống là hiển bày riêng.
Biệt trụ không thường ở trong tăng phải, mỗi ngày phải bạch tăng. Nhưng hành pháp chế thì không được ngủ chung trong tăng, sợ thực hành xen lẫn nên chú giải.
Trong phần ba, sám đổi nên khiến cho phạm số. Đề-xá phần nhiều phạm việc cho là tình huống. Vì thế nói là: Ba-dật-đề, v.v…
Trong phần bốn chép: Đều hoại hai pháp. Vả lại, như trước phạm giới lậu thất, thực hành một trăm ngày biệt trụ, đã thực hành được một tháng lại phạm giới trước, thì phải trở lại một trăm ngày trị đó, nên nói là bổn nhật.
Sáu đêm cũng như vậy. Đã thực hành được năm đêm, lại phạm tội trước thì phải thực hành lại sáu đêm. Nhưng pháp bổn nhật trị không yết-ma riêng, chỉ lại thêm hai pháp che giấu và sáu đêm.
“Như nói rằng”: là tùy yết-ma và trong sớ.
Trong phần nói về xuất tội: Xin và yết-ma đều trước là che giấu, sau là sáu đêm.
Sau nói rằng: Theo Tăng xin xuất tội mới đúng pháp nầy.
Lại trong phần nói về che giấu: Một là nói chỗ phạm, hai là từ hoặc trở xuống nói số ngày che giấu. Ba từ Dĩ trở xuống là lời xin. Bốn là từ Tăng trở xuống là được pháp. Từ con pháp danh….. trở xuống là nói số ngày đã thực hành.
Trong phần nói về sáu đêm, có ba:
1/ Xin
2/ Được pháp
3/ Đã thực hành.
Đối chiếu kỹ yết-ma mà phân chia, thì không thể đọc lời thô.
(Trong pháp thực hành sáu đêm, trước nói che giấu cũng vậy).
Trong phần răn nhắc:
1. Nói rộng về trì hủy. Sau khi Phật diệt độ, hơn kém có khác, y cứ thọ thì đồng mà hành quả thì hoàn toàn khác.
2. Từ Hành giả trở xuống là chánh răn nhắc phải sám hối, có ba:
1/ Vui vẻ khi người kia đã sám hối.
2/ Từ: Cố trở xuống là khuyên người kia phải bền chắc, trước dẫn văn khuyên.
“Ưng” là Tăng-kỳ, tiếng Phạm là Phùng-lại-xoa, Hán dịch là Vô Ưu, tức cây chỗ Phật sinh, dụ cho rất thù thắng.
Hoặc dịch là Thanh Liên Hoa, dụ cho thanh tịnh, thích hợp với ý văn.
Sau từ túng trở xuống là nêu nạn.
Khuyến luận tức bộ luật Thiện kiến.
3/ Từ: Như thị trở xuống là kết nói tùy cơ. Tình trở xuống gồm nêu quả báo đời sau.
Kinh nói: Sau được làm người, lại chịu các quả báo. Huỳnh môn, hai hình, không căn, v.v… vì thế nói là v.v…
– Phần thứ ba của phần bốn xong.
– Phần thứ tư của phần bốn:
TRONG PHẦN THỨ 3:: THÂU LAN GIÁ, TÙNG SINH:
1/ Nêu tên.
2/ Nhược trở xuống là dẫn nêu bày.
Luật kia chia làm ba bậc.
3/ Sám hối đúng như văn.
Kế nêu hai thiên đầu, mỗi thiên có ba phương tiện
– Xa thì phạm Đột-cát-la, kế và gần đều phạm Thâu-lan-già.
Thâu-lan-già có ba phẩm:
– Sơ thiên gần là phẩm thượng.
– Sơ thiên thứ và hai thiên gần đều là phẩm trung.
– Hai thiên thứ là hạ phẩm. Pháp sám giống với Ba-dật-đề, như sau sẽ thấy.
Trong phần nói về tự tánh:
Đầu tiên nêu tên. Không từ tội khác sinh cho nên nói là tự tánh, đương thể là quả nên nói là độc đầu.
Trong phẩm Thượng nói thức ăn và đồ dùng của tăng tức mười phương thường trụ, Thập phương hiện tiền là như khi chết, vật chưa yếtma. Thông hướng về mười phương không đủ năm nghĩa. Vả lại, nêu bốn tướng đồng lấy trường hợp hai nghịch: Dâm phi đạo và sát phi nhân.
Trong phẩm Trung nói: “Phá yết-ma” tức là phân biệt pháp luận.
“Cảnh Tăng tàn” là người khác xuất bất tịnh.
Cho đến trong tội Tăng tàn, các quả Thâu-lan-già như trường hợp xúc chạm người hai hình, huỳnh môn, tóc răng đều thuộc phẩm trung.
Trong phẩm Hạ: Cộng ba chỗ là dưới nách, chỗ đại tiện, tiểu tiện.
“Quán hạ bộ”: Nghĩa là dùng dầu bơ tắm gội phần dưới của thân.
Chữ “Thạch”: Hợp với trước có chữ “mộc”.
Bát gỗ đồng với ngoại đạo, bát đá thì xen lẫn với Phật.
Trong luật chép: Hễ việc gì có xen lạm với ngoại đạo đều chế tội Thâu-lan-già.
Như áo cỏ, áo lá, áo lông chim, áo da, thực phong phục khí thuộc phẩm hạ.
Luật Tăng-kỳ là phẩm hạ. Tứ Phần dạy người.
Thiên đầu quy về phẩm thượng. Thiên kế quy về phẩm trung. Vì thế nói là nặng nhẹ đồng như trên.
Kế trong nghi sám.
– Đầu tiên là xin, chia làm hai:
Trước dẫn luận chỉ bày cách xin, thỉnh đối hối chung cho ba phẩm.
Thọ sám đơn bạch, ở đây hạn cuộc phẩm thượng.
– Kế từ: Nay trở xuống nói: Trình bày lời xin. Lại có ba:
1/ Nhóm tăng. Sám chủ tác bạch thọ sám cho Tăng. Sở lượng không nhập số tăng, vì thế phải có năm người trở lên.
2/ Nói đầy đủ oai nghi.
3/ Từ tiên trở xuống là chánh trình bày.
Trong lời xin, y cứ không nhớ lời nói, nhớ thì phải nói số.
Trong phần hai chép: “Tỳ-kheo thanh tịnh” là y cứ về người đó không có ba phiền não căn bản (tham, sân, si), hiểu thông luật tạng, phát tâm kính tin mới được thỉnh.
Trong phần ba: đáp Pháp rằng: “Tội trọng” là văn sai. Chữ tội đúng ra là ở dưới chữ già.
Trong phần bốn: “Chỉ trước sau”: Trước là tội Tăng tàn, sau là Ba-dật-đề.
Trong phần năm: Lược các lời khác.
Kinh nói: Sám hối thì được an vui, không sám hối không được an vui.
Nhớ nghĩ tội phạm phát lồ, biết mà không dám che giấu, xin Đại đức nhớ nghĩ cho tôi được giới thân thanh tịnh đầy đủ, thanh tịnh Bốtát.
Trong phần sáu: y cứ sau, hoặc nói: Thầy hãy tự trách tâm, đối nghĩa đều thông.
Trong phần bảy: Lập lời thệ nguyện, muốn dùng lời đáp liên tiếp với trên, vì thế nêu số ở sau.
Trong phần kết cáo:
– Đầu tiên là nêu chỗ nêu ra ở trước. Nghi thức trước chính là y theo văn của hai bộ: Bổn luật và Đa luận chung thành. Song kia đây thiếu lẫn nhau cho nên nói mỗi đề.
Theo văn luận trước có bốn:
1/ Xin sám hối
2/ Thỉnh chủ sám 3/ Bạch hòa tăng.
3/ Đối sám hối.
Thiếu bốn pháp nầy:
Bổn luật có năm thì không có một và ba, nên nói là không chỉnh đốn.
– Kế từ nay trở xuống là nói an cư, Bố tát.
Thả trở xuống là chung cho các tội khác.
Trong phần tiểu chúng:
Khoa đầu: Trước dẫn luật Thập Tụng để phán định. Do chủ sám bạch hòa, thân ở ngoài tăng cho nên không đơn bạch. Kế dẫn luật Tứ Phần giải thích chỗ ngại.
“Kia” là do riêng hướng về tăng gọi là Tiểu.
“Đây” là y cứ trong tăng đối sự dùng người làm Tiểu.
Sợ chấp văn kia cho là ngại, vì thế y cứ theo luật Tăng-kỳ nêu quyết định.
Quyển thượng là thiên Nhóm Tăng.
Kế, trong pháp sám, trước nói “cần phải xin” vì sám chủ chưa tác
bạch dụ như còn ở trong số tăng, nên chủ giải giống như trên.
Hai chữ “Dư giả” là chỉ cho sáu pháp sau.
Hai là lời hỏi nên hỏi rằng: Thưa các Đại đức! Nếu các Đại đức bằng lòng cho tội nhận Tỳ-kheo… sám hối thì tôi sẽ nhận (người còn lại đáp: Nhĩ).
Văn nêu bảy pháp, thỉnh Chủ sám là đầu tiên. Chỉ ở pháp thứ sáu hoặc bỏ, hoặc giữ lại không nhất định, hoặc có thể ý không lập. Muốn nêu bày hai phẩm Trung và Hạ thứ lớp dần dần thấp. Hoặc sợ Tăng v.v… Như vậy phải siêng năng, pháp một người ở sau rất dễ hiểu.
Trong phần sám tội Ba-dật-đề kết trước. Đầu nêu sự ít lý do. Nhiên trở xuống là nói ý phải nêu ra. Văn sau hiển bày rõ, văn trước có thể y cứ theo.
Trong phần sinh hậu nêu rằng bốn thiên, theo pháp sám sau nói rằng ba thiên. Nghi là lầm chữ Hoặc có thể tội Đột-cát-la, lìa ác tác ác thuyết. Hoặc có thể trong Ba-dật-đề khai ba mươi, chín mươi cho nên nói bốn mà thôi.
Trong phần chánh nêu bày, văn trước nói “Biết không nghi” là y cứ về người năng phạm (người phạm).
Thiện nghi danh chủng, y cứ người thọ sám phải biết.
Đồng thiên hợp sám thiên trước có thể như vậy.
Như trong tội Đột-cát-la: Che giấu và căn bản tuy là đồng thiên cũng không được sám, tụ khác rất dễ biết.
Khoa kế: Phải tùy nhớ và quên, không thể nêu một.
Trong phần ba lại có sáu:
1/ Trình bày ngu giáo.
2/ Từ hoặc trở xuống là nêu phi tướng. Sáu món tự phân phải trái là do không biết phạm.
Câu “Xin nói dự nhập thiên nầy” thì sám hoặc mê quên nghĩa là nghi không biết. Hoặc thắng chép mê vọng mà sám.
3/ Từ: Như trở xuống là kết nêu bày. Hoặc trái giáo phạm tội, hoặc không học không biết, cho nên nói rằng tội không thể tránh khỏi.
4/ Từ: Cố trở xuống là khuyên khiến y theo pháp. Nước cảnh thanh minh mà lại vượt qua nên nói là du (vượt hơn).
Kia là năng sám, đây là thọ sám.
5/ Từ: Hà trở xuống là giải thích lý do.
Ba quả báo là hiện báo, sinh báo và hiện báo.
6/ Từ: Dư trở xuống là chỉ rộng.
Trong ba mươi pháp vốn là pháp của Tăng do giới Tăng ít nêu khai hai vị. Y cứ ở sau thì hai vị đều là pháp riêng. Nhưng sự nghi có biệt (riêng) cho nên cả hai phân chia.
Trong phần Tăng pháp: Tài là duyên phạm. Tâm là gốc nghiệp. Tội đây đã thành nghiệp, chắc chắn sẽ chiêu cảm quả báo. Tuy đủ ba món xả mới được tên, nhưng chỉ y cứ xả tài, ý chính ở xả tâm. Tâm xả tội trừ, y mới thanh tịnh, cho nên trả lại. Lập bốn khoa nầy, bao gồm hết các pháp sám. Trong xả tài, pháp xả khác nhau từ rộng đến hẹp, bốn giới trọng phân biệt.
Đầu tiên tăng ni đối nhau.
Tăng xả trở xuống là y cứ theo tăng phân chia tự tha. Lựa bỏ một giới bông tằm. Hai câu chia ra đạo tục. Kế là phân biệt chứa lưu hai giới.
Thông trở xuống: Phân ra thông và hạn cuộc, lại lựa một giới xin bát.
Nói hạn cuộc có hai:
1/ Hạn cuộc giới hiện tại.
2/ Hạn cuộc trong tăng.
Thông thì trái lại, vì thế nói rằng hai mươi sáu, v.v…
Trong phần định thể khoa đầu nói ba, năm:
Ba là lìa mua bán.
Năm là lại thêm xin thọ.
Ba trên là số cao nhất, hai thứ sau là kế. Vì thế nói là phạm chung chăng. Các giới khác không đâu chẳng có nhưng ít mà thôi.
Trong trường thể, khoa đầu: trước nói sáu vật. Nhược trở xuống là nói một trăm lẻ một vật. Thọ trì thì một bề không nói. Không thọ thì có nói và không nói, y, khăn v.v… tức đồng vật dư phải nói.
Tùy một trăm lẻ một vật: Như cùng thêm thọ pháp, đã thấy ở khoa trước. Đây nghĩa là một bề không cần thêm, vì thế phải phân biệt.
Cước âm cước là dép cỏ.
Mười sáu vật như: Búa, bình đều có hai.
Bồn (chậu), dù, muỗng đều có bốn.
Tăng Ni đều khai, nói và không nói khác nhau.
Trong phần ba nói “tùy vật trọng” là tùy thân chỗ cần tám uế thể sai. Chăn nệm dùng trọng, đã không nhập tịnh cho nên không có lỗi chứa dư.
Trong phần bốn, trước là chánh nói, Bất trở xuống là khiển trách xưa.
Đầu tiên dẫn lỗi xưa, nay trở xuống là nói rõ cách giải nay.
Đầu tiên nêu nghĩa chính. Bất trở xuống là phân biệt với bộ khác.
Luật Tứ Phần, luận Tát-bà-đa như trong giới chứa y dư có dẫn.
Trong phần năm: là năm món duyên, khai ba món trên đều chưa nhập, hai món dưới y cứ đã nhập.
“Nhiễm nhau chỉ cho trên”: Cũng tức là giới chứa y dư.
Như trong mười ngày đều được y. Ngày đầu là năng nhiễm ngày khác là sở nhiễm. Đều tùy năng nhiễm mà xếp vào phạm.
Trong phần nói lìa y: Câu “Tùy hai, ba”: Nghĩa là phải nêu tên khác.
Phi trở xuống là ngăn xen lẫn.
Trong phần nêu mua bán, ba việc gọi là tướng đều khác.
Giới trước đã phân không dẫn lại nữa.
Trong phần nói về nhập xả:
Đầu tiên nói vật khinh xả. Vì Phật đủ khai số vật phạm.
Kế: Từ Nhược trở xuống là nói vật trọng không nhập, do Phật không cho phép vì ít.
Trong phần chung và riêng.
Đầu tiên nói xả riêng, trả lại riêng, tội được sám chung: Từ nếu trở xuống lựa xả y có nhiễm và không nhiễm.
Trong ba mươi giới chỉ có năm giới. Chứa dư có nghĩa nhiễm, nghĩa là trong giới y có ba. Còn mười ngày nữa đủ ba tháng hạ mà cúng y và bình bát dư, thuốc dư là năm. Ở đây nói chứa dư phải xả hết. Lìa y, mua bán, xin, v.v… tùy xả riêng không kết nhiễm.
Trong phần “vong kiến” nghĩa là sám tội chứa y dư. Khi xả y quên không xả hết, đến lúc sám tội rồi mới thấy vật bị quên. Nhưng nhiễm và không nhiễm khác nhau cho nên phải phân biệt.
Trong phần chánh nói:
– Khoa đầu: Hai câu trên nêu nghĩa.
Chữ “quyết”, lời ký xưa chép: Đây là lầm chữ, phải vết chữ ô (có chỗ chữ quyết ở dưới, đối văn không tiện).
Nhược trở xuống là phân biệt tướng nhiễm:
Đầu tiên nói không nhiễm vì nhập định, trước xả nói tịnh tức là hai pháp.
Kế: Từ nếu trả tài trở xuống là nói tướng nhiễm. Do chưa nói tịnh vì không có pháp lựa chọn. Tài vật trước tức đã sám. Xin, mua bán cũng xả. Nhưng khiến cho quên vật, đây là dư không nói xả vì dư mà không phải dư.
– Khoa kế: Đầu tiên nêu thấy vật khởi niệm ý muốn không nhiễm. Thử trở xuống là “đoạn phạm” nghĩa là vừa thấy vật bỏ xả liền có ý thuộc của mình, nên nói là trước sinh. Tâm trước đã nhiễm mới khởi 28 tâm thí, cho nên pháp là không thành.
Văn sau dẫn chứng: Xả nghĩa là sám xả.
Khiển tức trái lại với người không sám không thành thí.
Trong phần ba lựa chỗ quên kia. Giới khác vốn chẳng phải tham chứa, chỉ là thọ nạp trái phương cho nên không nhiễm. Ba dư trái với đây cho nên có nhiễm.
Trong phần bốn nói xả tài là sợ có chỗ quên. Quyết tâm định xả sau thấy thì không nhiễm tức phải đem giao cho người kia.
Trong phần nói về oai nghi:
Đầu tiên nói chỗ để y và vật.
Kia trở xuống là nêu nghi tướng xả y.
Trong phần đầu: trước nói khăn bịt đầu. Nếu trở xuống là nêu ly hợp. Trước nói được hợp: Nghĩa là trong ba loại khăn bịt đầu cắt riêng đồng bịt. Sau từ hựu trở xuống nêu phải lìa vì là nhiễm. Chứa dư vốn có nhiễm vì tham lam cất chứa. Lìa chắc chắn không nhiễm vì thọ trì vật.
Tạp xả chung nghĩa là y cứ trước không nhiễm chỉ vì xả rồi trở lại nhập tịnh cho nên nhiễm, vì thế nói là chung. Nhưng y cứ xả tài chưa chắc có quên, chỉ muốn nêu bày ba phẩm khác nhau cho nên đều phải giảm, giải thích riêng. Lại vì trả tài vật có cách ngày tức khác với ngay nơi tòa cho nên phải mỗi chỗ. Lìa y tuy đồng tức ngay tòa vì thọ pháp tịnh khác, cho nên lại có hai phần.
Trong phần chánh thuyết:
Trước hòa tăng, tuy không bỉnh pháp nhưng phải vấn biểu hòa vì thành pháp tăng.
Từ Dĩ trở xuống là dẫn chứng, tuy chung mà tăng riêng phải y cứ tất cả giới.
Chế không riêng chúng càng rõ pháp Tăng cho nên trước phải hòa tăng.
“Văn tướng, v.v…” là y theo văn phó chúc.
Kế từ Nhiên trở xuống là chánh trình bày lời nêu đủ ba vật. Nêu pháp như vậy chưa chắc đều đủ.
Kế nói xả tâm. Tài vật là cảnh phạm, vì thế tài đây là duyên tội. Tội là kết nghiệp cho nên có công năng chiêu cảm quả báo. Tâm là gốc nghiệp vì thế tâm là nhân tội. Nay thực hành pháp sám hối, ba món đều xả, vì thế nói là trừ.
Trong phần chánh nói, văn đầu lại có ba:
1/ Nêu tương tục.
2/ Từ thử trở xuống là hiển bày khác.
3/ Từ nhược trở xuống là nêu thiết yếu.
Câu “sau chỉ văn” tức trong luật nói xả.
Câu “Tăng không trả lại”: Phạm Đột-cát-la nhưng không thành tội trộm cắp, quyết ý rất dễ biết.
Trong phần hiển tông:
– Đầu nêu bổn tông, tông Đại thừa phân ra nghĩa thông, câu “Hư thông vô hệ” là nhân quả thúc đẩy tâm, tức Nghiệp Sớ chép: Xả tài dụng không coi trọng vì biết tâm rỗng thông. Nói lời thành thật tức đối trước tăng xả, lời thành thật đã trình bày trong phần nói lời xả. Vì không tham lam cất chứa nên không bị dính mắc.
– Kế từ nếu trở xuống là nói các pháp xả của bộ khác không đồng. Như luật Thập Tụng nói: Hai món báu ít thì thường xả, nhiều thì giao cho tịnh nhân làm ngọa cụ cho bốn phương Tăng.
Luật Ngũ Phần thì nói: Hai món báu nhập vào tăng thường bỏ, năm ngọa cụ thường nhập vào thường trụ.
Luật Tăng-kỳ thì chép: Hai món báu nhập vào tài vật vô tận của Tăng, năm ngọa cụ xả nhập vào tăng, tùy tăng dùng.
Luật Thiện Kiến nói ném bỏ vàng bạc.
Luận Minh Liễu chép: Y dư, bình bát dư, áo mưa mau xả thí cho Tăng. Tăng hỏi cần nên trở lại cho tăng.
Rộng như trong phân biệt hành của các bộ.
Trong văn chép: Thường trụ chung hai món. Bốn phương hạn cuộc thường trụ thường trụ.
Nói: “Bỏ núi nước” tức các luật nói hai món báu thường bỏ.
Câu: “Tức đồng luật nầy”: Nghĩa là bổn tông cũng có nghĩa hằng xả.
Bông tằm trái lòng từ phạm tội nặng cho nên phải chặt bỏ. Xin bát bổn xứ việc sâu nên phạt nhập vào nhà trừ.
Thuốc bảy ngày là vị nặng.
Đúng bảy ngày thì cúng cho tăng, quá bảy ngày thì cho người giữ vườn.
Hỏi: Đã đồng với luật khác há là hư. Thông, thì trái với văn trên sao?
Đáp: Giáo theo tình tùy duyên hoãn gấp, biết căn cơ mà lập giáo cho nên chẳng phải một.
Trong phần răn dạy:
Khoa đầu có năm:
1. Khuyên thẳng:
Câu “Cả hai lao nhọc” là năng sám và sở đối (tức người sám và Tăng) đều luống làm.
2. Tử Đản trở xuống là nêu lý do không xả.Kiến là kiến thức, tánh là tâm tánh.
Miệng nói giải thoát cho nên nói Thế biểu
Hành ràng buộc việc đời nên nói là tầm thường.
3. Từ nay trở xuống là nêu việc chết để khuyến khích:
Câu “phải trở về cái chết”: Ý cho rằng đợi đến chết mới đem bỏ.
“Đại sự” là việc làm của người xuất gia.
Kinh sinh giống như nói độ thế.
4. Từ Đản trở xuống là nêu thắng hạnh.
5. Từ khởi trở xuống là dẫn việc sống ở văn sau.
Khoa kế: Trong luận câu đầu nói tất cả đúng như pháp. Bổn tài tức ý tăng trả lại.
Ngoại tài là riêng được vì dùng tâm đoạn. Bổn tài đã định không nhiễm nên ngoại tài đều được thọ.
Câu thứ hai: Hễ chưa sám tội, thì không được thọ trước, chỉ phạm tội phi pháp. Vì tâm đoạn lẽ ra cũng được thọ.
Câu thứ ba: Hễ tâm không đoạn, thì ngay ngày đó hay ngày khác trước hai món tài đều tội đọa. Câu trước tâm đoạn ngay ngày đó thì được thọ. Câu này nói không đoạn ngày khác còn phạm, có thể chứng biết hành sám xả tâm là chính.
Câu còn lại nói “Như sớ” là thấy trong phần nói về tội xả đọa của sớ.
Trong phần yết-ma cũng nêu ra ba câu. Có y đã xả, tội chưa sám, tâm cất chứa không đoạn phạm tội đọa. Câu này tội đồng với câu thứ ba cho nên không nêu ra.
Xả tội đối trong tăng xin.
Đầu tiên nêu oai nghi.
Kế từ miệng trở xuống là trình bày lời.
Đầu tiên dặn dò cho phép xưng tên.
“Hai là cố chứa” trở xuống là nêu hai cách xả.
Nay theo trở xuống là chánh nói cầu sám.
Trong phần phạm lại có ba:
1. Y cứ về tài dư, văn chú thích cho rằng vật dung nhiễm phạm có lỗi, không lỗi, vì thế phải tùy đó lặp lại. Nếu có lỗi thì lẽ ra đối với không thuyết tịnh thêm trên đó.
2. Y cứ lìa y, trong chú thích có ba đoạn:
– Phân biệt chứa dư, lìa, thông và hạn cuộc lẫn nhau.
– Mượn y không cần xả.
– Nêu tài dư dùng hư hoại.
3. Trong phần chánh thức xin, văn chú thích chép rằng: Không đủ, kia chỉ rằng chắp tay, nói danh chủng tội, tác sám như thế. Nay dùng nghĩa để thêm vào đó.
Trong phần hai thỉnh chủ chọn người:
Văn đầu trước y cứ vào phạm tội trọng lựa năm giới, tám giới, mười giới thành biên tội. Giới cụ túc thành hai diệt (y cứ chung người bị mười ba nạn đều không được thỉnh).
Kế: Y cứ tội nhẹ để phân biệt.
Khoa kế “Phật nói” tức văn luật.
Câu trên chế sở đối; câu dưới chế năng đối.
Trong phần ba:
1. Nêu lời xưa kia cho rằng chỉ không cho đồng phạm tức đối sám, không cần hoàn toàn thanh tịnh.
2. Từ thử trở xuống là quở trách lỗi.
Câu đầu là lược khiển trách.
Bỉ trở xuống là quyết thông. Đầu là quyết năm phần khai ý. Nay trở xuống nêu này không khai.
Hai câu trên là nghĩa phân phán. Luật trở xuống là y cứ thí dụ, tức văn trong phần thuyết giới.
Trong phần thỉnh pháp:
Đầu là nêu bày.
Ửng trở xuống là oai nghi đầy đủ.
Đại trở xuống là nêu pháp.
Trong phần ba:
Đầu tiên là hòa tăng.
Hai là tác bạch.
Ba là thọ sám.
Trong phần tác bạch: Chứa dư và lìa hợp.
Tài dư dùng hoại đều là nêu pháp. Tùy lúc có không chẳng thể cẩn tụng.
Trong phần bốn nói trì và phá.
Đầu tiên là dạy lượng thích nghi.
Kế: Từ nều trở xuống là nêu pháp thức.
Đầu tiên nêu lỗi chứa dư.
“Niết-bàn” tức văn trong phần quở trách tám thứ bất định. Kinh ấy chép: Nếu người thọ nhận, chứa để tám thứ bất tịnh thì ta không phải là thầy của người đó, người đó không phải là đệ tử của ta.
Kế nêu lỗi lìa ý.
Đầu tiên trình bày bổn chế của Phật.
Nay trở xuống là chỉ bày nhân quả phá hủy.
“Nêu Đại Luận” như nêu chung để dẫn chứng.
Nãi chí trở xuống là hợp nêu hai giới.
Như thị trở xuống khuyên khiến theo chỗ thiết yếu.
Chỉ phạm trở xuống là dạy quán căn cơ thích nghi.
Trong phần chung của khoa kế, ba vị là văn đầu.
Trước là căn bản.
Sau là tùng sinh.
Giữa là hướng đến trước là Tùng sinh.
Hướng đến sau là căn bản, vì thế gồm hai tên.
Nói ba tội nghĩa là phạm bổn tội rồi, trước che giấu và đắp dùng phạm xả y. Lại trải qua Tăng thuyết giới im lặng nói dối đều phạm một tội Đột-cát-la.
Sau tùng sinh sáu phẩm tức đối ba tội Đột-cát-la đều có đêm thứ nhất và đêm thứ hai che giấu. Hai tội cộng thành sáu tội, hợp với ba tội trên thành chín phẩm, nếu y cứ yết-ma chỉ còn chín phẩm, trừ căn bản che giấu một tội Đột-cát-la. Đối tội căn bản ở trước lập hai phẩm Tùng sinh. Nghiên cứu lý làm luận, sớ làm liễu nghĩa.
Tinh trở xuống là kết thúc chỉ bày. Do đời phần nhiều tụng lời bất luận có hay không, vì thế ở đây dặn dò lời quan trọng, tức trước đều y cứ ba câu, nếu muốn dễ hiểu thì lược làm bản đồ:
Như chứa y dư phạm Ba-dật-đề.
Một tội căn bản phát sinh ba tội:
Kế là thỉnh sám chủ:
Hai câu trên là nêu.
Hai câu kế là nêu.
Hai câu kế là ngăn xen lẫn.
Ứng trở xuống là chánh thỉnh.
Câu: Tức hướng sớ thỉnh nghĩa là sám chủ Ba-dật-đề.
Trong phần nêu riêng sám sáu phẩm.
Văn nói căn bản, lại nêu chứa dư, lìa y, tùng sinh đủ sáu phẩm.
Hành sám: Đến việc thêm và bớt.
Hỏi: Vì sao che giấu chỉ nói đến hai đêm?
Đáp: Nêu hai đêm để nói xoay vần, cho nên nói hai tội. Nếu nói nhiều ngày tức phải nhiều phẩm.
Hỏi: Sao gọi là tùy đêm xoay vần?
Đáp: Như trải qua một đêm che giấu căn bản một tội.
Hai đêm thì che giấu đêm đầu, ba đêm là che giấu hai đêm. Như vậy cho đến một trăm, ngàn đêm đều gọi là xoay vần. Do đó trong phần yết-ma ở trước nói một trăm đêm che giấu, v.v… (xưa nói: Sở dĩ chỉ nói đến hai đêm là vì sợ phạm lỗi không cùng, là lầm).
Trong phần sám ba món:
1. Văn căn bản tức đầu tiên che giấu.
2. Đắp dùng phạm xả đọa trở xuống là phải có chữ y.
“Luật luận đều kết tội” là chỉ chỗ nêu ra.
3. Im lặng nói dối cũng gọi là luận kia đồng với luật đây.
Trong phần nói về pháp sám:
1. Chỉ cho pháp thỉnh, do đây đồng thiên không cần thỉnh lại.
Tức đối chủ trước trình bày thẳng lời sám hối.
2. Từ Đãn trở xuống là sám bổn tội.
Trong phần ba khiến trước sám hối. Thời nay hành sự y theo nghi thức nầy.
Trong phần chánh thức sám hối, trước nói oai nghi.
Khẩu trở xuống là tác pháp, y theo lời sớ chia văn làm tám:
1/ Đại đức nhớ nghĩ: Bảo khiến nhiếp tưởng.
2/ Con mỗ giáp: Xưng tên hiệu.
3/ Cố súc trở xuống nêu rộng chủng tướng định tội nhiều ít.
4/ Nay hướng đến phát lộ. Nêu bày không che giấu tội, một câu này là sám căn bản.
5/ Sám hối thì an vui: Xa thì được thiền quả, dụng thích hợp thân tâm, vì thế nói là hai.
6/ Không sám trở xuống là nói bị nghiệp ác ràng buộc. Trong ba đường thân đã không an thì tâm đâu có vui được.
7/ Nguyện Đại đức trở xuống là thỉnh chứng minh.
8/ Giới thân đầy đủ: Trước phạm như nhiễm, nay sám thuận bổn cho nên nói như vậy.
Thanh tịnh bố tát: Trong tự tu hành thanh tịnh, ngoài thấy nghe thanh tịnh. Sám bổn tội rồi sẽ thành pháp tăng, vì thế trong ngoài được hòa hợp.
Cho nên nói ba lần: Nêu sự tha thiết tôn trọng.
Trong lời bạch, chú giải rằng: Không đắp dùng: Nghĩa là đắp dùng hư hoại hết, đây là y cứ có mà nói.
Trong phần xin sám và chủ sám bạch ở trước đều có ghi. Nếu không thì phải bỏ đi, vì thế nói trước đều không cần.
Trả lại y, trong phần phân biệt, văn đầu tiên phán cả hai, lại y cứ phần thơ. Nếu theo giới sớ thì có khác.
Kia nói rằng: Trong ba mươi giới y, bông hai món báu, ba giới không đối tăng. Còn hai mươi bảy giới thì đối trước tăng xả. Bốn giới tức quy về hai lìa, hai mao, vì không phải tướng nhiễm.
Thuốc bảy ngày tuy nhiễm chế ngoài thân nhưng dùng cũng ngay ngày đó phải trả lại. Bốn giới qua đêm trả lại vì chứa tiếp. Mười tám giới còn lại xả riêng, không cần trải qua đêm vì không tham lam chứa để. Nay nói chứa dư năm thứ theo luật Tát-bà-đa trước chỉ bày chứa để quyết đoán không cần qua đêm. Nếu y cứ trải qua đêm trả lại chính là y theo luật nầy. Nhưng đời phần nhiều chuyên chấp, vì thế phải chỉ phá.
Đây cho nên hai sớ chứa dư năm thứ đều qua đêm trả lại.
Cập thử trở xuống văn cũng theo xưa.
Khoa kế có ba:
1/ Chỉ thời gian và sự việc.
2/ Từ nay không trở xuống là nói lỗi, nhưng dù có y cứ nhưng không thể thiên chấp, phải biết tâm đoạn, ngay ngày đó phải trả lại, nếu còn tâm cất giữ nhiều ngày cũng nhiễm.
Chỉ phá trở lại dùng, ý ở hai chung.
Chỉ luận trên: Tức câu đầu trong luận Tát-bà-đa.
Kim thả trở xuống là theo xưa.
Trong năm thứ chứa thuốc dư liền trả như trong sớ trước đã nói.
Trong phần nói về pháp trả lại:
Văn đầu: Trước là dẫn khai duyên.
Đại chúng nhiều: Giới rộng nhiều người, cách minh nhóm họp,
việc thành phiền toái, đây là duyên thứ nhất.
Khó nhóm họp: Cùng ở nhưng ít hoặc có duyên khác, thỉnh hòa khó, đây là duyên thứ hai.
Hai trường hợp trên là duyên do người khác, đi xa là duyên tự mình. Do đây các duyên tuy chứa dư năm thứ trong ngày liền trả lại nên trả cho người kia. Kia là Tỳ-kheo thọ thay, văn xoay vần yết-ma không nêu đầy đủ. Nay y theo san bổ yết-ma mà dẫn ra. Bạch rằng:
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con là Tỳ-kheo pháp danh… cố chứa y dư phạm tội xả đọa, y đây đã xả cho Tăng. Nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lòng cho tăng nay đem y này cho Tỳ-kheo…. Tỳ-kheo phải trả lại cho Tỳ-kheo nầy, tác bạch như vậy.
Yết-ma rằng:
Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… cố chứa y dư phạm tội xả đọa. Y nầy đã xả cho tăng, nay tăng đem y nầy cho Tỳ-kheo…, Tỳkheo… phải trả lại cho Tỳ-kheo nầy. Các Trưởng lão bằng lòng tăng đem y này cho Tỳ-kheo…, Tỳ-kheo… phải trả lại cho Tỳ-kheo này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng đem y này cho Tỳ-kheo…, Tỳ-kheo… đã trả lại cho Tỳ-kheo nầy rồi. Tăng bằng lòng nên im lặng, việc này cứ thực hành như vậy.
Khiến hỏi người kia tức là hỏi Tỳ-kheo sám tội.
Khiến ai thọ thay (thọ thế) y theo lời hỏi trong yết-ma trước. Người kia nên xưng tên thưa với tăng cho Tỳ-kheo…..
Trong phần nói thẳng trả lại, trước là nêu…… do chứa năm thứ dư ở trước không cho trả lại, nên khai xoay vần, cho nên pháp trước chỉ hạn cuộc năm thứ chứa dư, đây nói hai mươi bảy giới. Lại chứa năm thứ dư gồm chung hai pháp. Hai mươi bảy giới chỉ hạn cuộc trả thẳng.
Hòa trở xuống là chánh thức tác pháp.
Trong phần tạp tướng:
Khoa đầu: Trước nêu bổn tông chế trả lại.
Nếu trở xuống là nói bộ khác.
Trước sau đã nêu cho nên chỉ hai. Như trước tức trong phần nói xả tâm.
Khoa kế: Trong phần hỏi căn điều lộn xộn, sợ cho rằng thành pháp. Trong phần đáp nêu sám hối tội tăng tàn trong luật. Trước sám hối che giấu, sau nâu bổn tội. Pháp có thứ lớp, nếu ngược lại thì trái giáo, lý sẽ không thành.
Trong phần hỏi sau hoặc quyết đoán đương thời vọng thực hành, hoặc ngăn đời sau lạm dụng. Trong phần đáp chỉ trước tức trong phần 2 sám hối tội Thâu-lan-già. Quyển thượng cũng chỉ nhóm tăng.
Trong phần còn lại cho rằng: Bông tằm, hai món báu, thuốc dư đều như trong phần tùy tướng đã nói.
Trong chúng đông, trước gồm chỉ ba vị đều đồng, nếu trở xuống là chỉ riêng xả tội có khác.
Nói sáu món: theo tội Thâu-lan-già không nhập xin sám. Cố trở xuống là nêu riêng dùng và xả tùy người, ý là không dừng.
Còn lại đồng như trên: phải nêu đầy đủ:
Một là thỉnh sám chủ
Hai là hỏi người bên, lời nói như trong văn, chỉ có đây là khác.
Ba là nói tướng tội.
Bốn là chánh sám hối tội. Năm là quở trách.
Sáu là lập lời thệ nguyện.
(Nếu người xin sám thì đủ bảy pháp).
Trong phần nói ba người, hai người:
Đầu tiên là nêu đồng.
Ký trở xuống là hiển bày riêng.
Trước nói xả y. “Nói hoàn toàn khác” là đối trước bốn người gồm tăng riêng.
Theo yết-ma chép: Các Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳkheo…… cố giữ nhiều y dư phạm tội xả đọa. Nay tôi xả cho các Đại đức, kế xả tội đầy đủ sáu pháp. Nêu kế đồng như trước.
Sau: Từ hai trở xuống là nói trả y. Hai bộ tức bốn người và hai ba, người. Trong văn nói về ba người và hai người không nêu ra. Yết-ma khiến y theo pháp xả y. Nên nói rằng: Bạch các Đại đức! Nếu các Đại đức bằng lòng cho tôi trả lại y cho Tỳ-kheo….. thì tôi sẽ trả.
Trong phần Đối thú xả y nên nói rằng:
Bạch Đại đức nhất tâm niệm! Tôi là Tỳ-kheo… cố chứa y dư hoặc lìa Tăng-già-lê, v.v… phạm tội xả đọa. Nay xả cho Đại đức, phần trả y không nêu lời.
Yết-ma khiến y theo pháp xả y nên nói rằng: Bạch Trưởng lão! Nay tôi trả y này lại cho Ngài. Trong phần trừ tội không có người hỏi nên chỉ có năm pháp:
1/ Thỉnh sám chủ
2/ Nói tướng tội
3/ Chánh sám hối
4/ Quở trách
5/ Lập thời thệ nguyện.
Năm pháp đều không khác, vì thế thận trọng y theo.
Kế sám chín mươi pháp Ba-dật-đề.
Trong duyên trước, đầu tiên chỉ pháp đồng ở trước.
Khủng trở xuống là nói nay nêu lại.
Thả trở xuống là nêu sự nêu pháp.
Nhược trở xuống là lược nêu tùng sinh.
Nói “chín phẩm, sáu phẩm” là nói kia không nhất định.
“Như quá lượng v.v…” là nêu riêng đắp dùng.
Trong phần chánh sám hối:
Đầu tiên là thỉnh chủ tức pháp ban đầu.
Đương trở xuống là nói tội tức pháp thứ hai.
Khoa kế: Đầu tiên nêu lại thứ lớp sợ vọng hành.
Câu: “Như trên sám đầy đủ” nghĩa là (tờ 358) đồng sám các phẩm Tùng sinh ở trên.
Sau sám hối tội căn bản là pháp thứ ba.
Bốn là quở trách.
Năm là lập lời thệ.
Thiên nầy đều dùng năm pháp.
Trong phần ba nói mắng nhiếc phạm Ba-dật-đề.
Người kia là người bị mắng nhiếc.
Người mắng là năng mắng, nghĩa là cầu riêng đối thú đối với chỗ thực hành hối, không đối với người chết mà sám hối.
Cửa đường trời không đóng: Nghĩa là do cùng giải thù không chướng đường lành. Kia và tu đều được lợi ích cho nên dẫn cố gắng.
Trong phần pháp Đề-xá-ni khiển trách xưa: Tức như trước dẫn yết-ma xưa.
Luật giới tức giới bổn của bổn luật.
Bân hợp là ban; âm bị sai.
Trong phần chánh tông:
– Đầu tiên thỉnh chủ tức pháp thứ nhất. Lời thỉnh có lược bớt, ở trước thêm rằng:
Đại đức nhất tâm niệm: tôi là Tỳ-kheo…. sau tiếp tục thưa: Xin Đại đức vì tôi, v.v… vì thế trước và sau giống nhau.
– Kế nói tướng là pháp thứ hai.
– Ba là xả tội, tức pháp thứ ba.
– Quở trách và lập lời thệ đủ năm pháp.
Sau dẫn luật Tăng-kỳ: Tức nghĩa y theo luật Tứ Phần giới văn có nêu ra pháp. Còn sợ theo xưa, nghi không phải chánh sám, vì thế dẫn văn kia để nêu bày giống và khác.
Đầu tiên là chỉ đồng, chữ vân là sai, phần nhiều lược bỏ càng tốt.
Tiền trở xuống là hiển bày khác.
Trước xét thấy tội nghĩa là sám trước, tức phải nói tội.
Sau răn dạy chớ làm, tức nay là quở trách và lập thệ. Vì thế, biết pháp trước sự nghĩa đã đầy đủ. Nếu y cứ theo yết-ma chánh dùng lời kia.
Trong phần tội Đột-cát-la nêu rằng có nhiều khác hoặc cố lầm cả hai khác, hoặc che giấu, phương tiện, độc đầu khác nhau.
Trong phần phương quỹ, khoa đầu: Trước là nói bổn luật, tức văn trong pháp chúng học. Cố tâm hai tội lầm nói chỉ có một tội. Trước không đối trách hai pháp sám, cho nên nói rằng không phân, v.v…
Kế dẫn ba bộ luận. Tội, sám cả hai đầy đủ, có thể quyết đoán tông nay mà trách các Sư chấp nghiêng lệch, cho nên nói rằng hiển chung.
Ma-di là luận Tỳ-ni Mẫu.
Trong phần khiển trách thế gian: Trước nêu chấp nghiêng lệch kia. Hựu trở xuống là quyết đoán chỗ y cứ kia. Văn nầy chưa rõ nghĩa là vì không phân biệt, hoặc có thể y nói theo sự lầm phạm.
Câu “phải luận giải”: Luận là ba bộ luận.
Đương trở xuống là thông hiểu luật luận.
Chánh trở xuống là dùng lý để trách.
Khoa kế: Trước là nêu chủng tội.
Trong phần phân biệt che giấu có câu: Biết mà cố giấu nghĩa là nói cố tâm.
Câu: “Nghi không biết không thành”: Nghĩa là nói lên không lầm lẫn.
Chữ “phi” là viết lộn, đúng ra là chữ “hữu”, hoặc chữ “nhược”.
Trong phần chánh nói của khoa kế có ba:
1- Nói phương tiện, lại có hai:
– Trước là nêu riêng sáu tụ, hai thiên đầu chỉ là phương tiện xa.
– Sau: Từ Dĩ trở xuống, hai phương tiện xa và gần của các thiên.
Nay nói theo xa, cho nên đều cho rằng phát tâm.
Trong văn, chữ thân là viết bị sai, đúng ra là chữ tâm.
“Vô gián v.v…”: là nêu cả tướng phạm. Y cứ thông cho nên lầm hai phạm. Nhưng xưa cho rằng: Phương tiện xa, tội nêu đều trách tâm. Đây là do trong văn chỉ nói cố tâm cần phải đối với người. Nếu theo bộ luận Minh Liễu thì tội xa trách tâm, chỉ có nêu ra nhưng không phải nay dùng.
2- Từ: Nhược trở xuống nói Độc đầu rất dễ hiểu.
3- Từ: Chư trở xuống là tổng kết hai cách sám hối. Phương tiện và Độc đầu cho nên nói là các loại.
Trong phần hỏi cho rằng quả tội và danh thể của Độc đầu đều giống như phương tiện, tùy thiên mà chia ra nặng hay nhẹ, vì thế nêu ra để hỏi.
Vân trở xuống là chánh nạn. Ý cho rằng đã có nặng nhẹ lẽ ra phải sám hối riêng. Không nên lầm trách tâm, cho nên đều đối thuyết.
Trong phần đáp:
– Khoa đầu: Hai câu trên là nêu tội.
Tội danh tề: là tội đồng ước chế.
Nghiệp tùy tâm: nặng nhẹ y cứ theo nghiệp.
Nặng trở xuống là nói sám hối. Hai câu trên nói tâm sám có khác. Hai câu dưới nói chế sám không khác.
Quyển đầu tức trong phần Thiên Tụ chép: Trọng là trọng trách tâm. Khinh là khinh trách tâm. Khi hành sự tuy đồng nhưng đối trách phải tùy việc nặng nhẹ dụng tâm sâu cạn.
– Khoa kế: Hai câu trên là nêu tội chung.
Bổn vị ở tụ thứ sáu. Phương tiện chung năm tụ trước. Vì thế nói gồm sáu tụ, đồng gọi là Đột-cát-la, thiên trước là nặng, thiên sau lần lần nhẹ. Vì thế nói rằng danh chung hơn kém. Hai câu kế nói nghiệp khác.
Hai câu sau phán sám khác.
Theo đây tuy đồng Đột-cát-la nhưng tùy tụ đều sám hối. Tâm cảnh tương ưng, nặng nhẹ không xen lẫn.
Phân giải thích trên y cứ văn, vì thế nói cùng thiên một chỗ. Ở đây giải tùy theo lý, vì thế nói rằng nghĩa chỉ là duẫn, duẫn là đáng.
Trong phần sám pháp nói tùng sinh tức là che giấu.
Sơ là chỉ trước. Xả pháp tức xả đọa.
Bất trở xuống là ngăn xen lẫn.
Luật chép: Nếu phạm tội Tăng tàn cho đến tội Đột-cát-la, biết mà che giấu trước nên dạy thực hành sám hối Đột-cát-la, song sau sám đúng như pháp (thiên đầu y cứ đồng).
Vì thế văn luật tự phân chia v.v… Nghĩa là che giấu các tội và sáu tụ bổn tội phân sám. Nay nếu hợp sám tức là ức chế văn dạy, vì thế nói rằng không thể ức chế.
Trong phần nói về căn bản, khoa đầu có hai:
Đầu là nêu. Tiên trở xuống là nêu pháp, y theo trước phải có năm pháp:
1/ Thỉnh chủ. 2/ Nói tướng. 3/ Xả tội như văn nêu thứ lớp.
Lời còn lại đồng như trên tức hai pháp: Quở trách và phát thệ nguyện.
Khoa kế: Câu đầu là nêu pháp trước.
Nói văn không có tức nói lên nghĩa lập nầy.
Nay trở xuống là khiển trách xen lẫn.
Bổn xưa yết-ma tội đọa và tội Đột-cát-la đồng pháp. Ý cho rằng tội Đề-xá ở lời câu trên còn ít hơn tội Ba-dật-đề, há tội Đột-cát-la lại đồng pháp xả đọa. Vì thế nói rằng nay y cứ đồng.
Bất trở xuống là ngăn ngại. Tông kia tội xả đọa và tội Đột-cát-la hợp một pháp sám, tông kế đều khác, không thể thường dùng.
Trong phần lầm tác, nêu tướng, chia làm ba:
1/ Nêu chung ba nghiệp. 2/ Như trở xuống nêu sự hiển tướng. 3/ Luật trở xuống là dẫn chứng.
Câu đầu gồm nêu.
Tỳ-kheo trở xuống là giải thích riêng.
Trong văn không nêu ba nghiệp. Đầu gồm thân nghiệp, miệng yên lặng là khẩu nghiệp, nhất tâm là ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp là riêng; ý nghiệp là chung.
Lại trong phần nói thân nghiệp không nêu bốn nghi.
Các duyên trong ngoài tiện lợi ngủ nghỉ, v.v… bao gồm trọn ngày, việc làm đều phải nhiếp tâm. Ngủ nghỉ, nói nín chỉ là một việc. Luật nói ngủ nghỉ, giác ngộ là đây.
Nếu trái trở xuống là nêu phạm. Theo đây có phạm đều phải trách tâm. Vì thế phải biết người chân thật xuất gia không lúc nào quên niệm. Đây là chế vi tế, hợp với thượng căn kia. Đời mạt pháp kẻ hạ ngu y cứ theo luận Tỳ-ni Mẫu: Y thực tác quán, người lợi căn trong mọi hành vi cử chỉ, kẻ độn căn đều khởi một niệm. Nhưng phải cố gắng hướng thượng.
Vì thế phải siêng năng y theo đây mà nhiếp tu, được như vậy thì xuất gia không luống uổng.
Hỏi: Tâm lầm mê vọng tức không thể học, vì sao kết tội được?
Đáp: mê lầm có hai:
1/ Đối cảnh mê tâm. 2/ Buông lung mê vọng.
Biết chắc hai tướng, tưởng thì không nghi.
Trong phần tác pháp:
1. Sám hối tội Tùng sinh, tức che giấu.
2. Sám hối tội căn bản, chỉ có hai pháp:
– Đối linh tượng đầy đủ oai nghi phát lồ tội lỗi. Nghĩa đồng với hai duyên thỉnh chủ và nói tội.
– Trình bày lời sám hối, tức là chánh xả, tội tuy không quở trách và phát lời thệ nhưng lý phải tự trách, sau lại không trái, lại đồng với ba pháp.
Còn lại y theo đây nghĩa là: lại nêu một pháp nhưng chung cho tất cả pháp. Nếu theo giới sớ, thì các pháp chúng học cố tâm phạm là phạm hai tội:
1/ Phải sám hối tội Đột-cát-la, đối thú sám.
2/ Phi oai nghi Đột-cát-la, trách tâm sám, y cứ theo trách tâm đây không nên lầm phạm, người học phải hiểu rõ.
Như trong luận Minh Liễu chỉ nói không nên khởi tâm như đây tức gọi là trách tâm, nhưng không có quy thức không đủ để y cứ theo đó mà dùng. Phát lộ thứ hai biết và nghi, cả hai phát lộ bao gồm sáu tụ. Sự loại theo nhau nương đây để nói.
Trong phần biết tội:
Đầu tiên là nêu pháp.
Kế: Từ thử trở xuống là phân biệt, đầu tiên là phân biệt khác nhau, lại có ba:
1/ Liên phát lộ.
2/ Từ nhược dì trở xuống là nói phát lồ sau.
3/ Từ nhược tuy trở xuống là nói phát lộ lại.
Nhược phạm trở xuống là lựa chỗ khỏi tội tướng, che giấu sáu tụ phạm chung một tội Đột-cát-la.
Trong phần nghi tội: Đầu chỉ đầy đủ oai nghi. Ưng trở xuống là chỉ lời. Nếu nói giới trên tòa cũng có hai cách phát lộ: Biết và nghi như trong phần nói giới.
Trong phần thứ ba, lại nêu có hai:
1. Dẫn luận Trí Độ, trước nói hai nghiệp hóa chế khác nhau.
2. Từ Như trở xuống là nêu giới hiển tướng. Nghĩa là nêu tội tuy diệt nhưng nghiệp đạo vẫn còn.
Tiền trở xuống nêu ý nói lại.
Dư trở xuống là chỉ rộng, tức hành pháp của Phàm thánh.
Trong phần nói về nghi thức: Trước dẫn luật Thiện Kiến nói xưng tên.
Đại tiểu khác nhau: ở đây cũng phân theo một cách. Nếu y cứ theo tướng chung thì người có đức trọng là vị danh lão tuổi lạp cao.
Kế là nói lễ pháp.
Đầu luật Tứ Phần nói Đại tiểu đều thiếu.
Tiểu: Đối Thượng tọa có năm pháp, Thượng tọa đối tiểu chỉ có bốn pháp. Nói năm pháp nghĩa là:
– Vén y bày vai phải.
– Cởi giày dép.
– dưới chân.
– Quỳ thẳng.
– Chắp tay.
Luật Thập Tụng cũng giống luật Tứ Phần nhưng pháp thiền thứ năm là chắp tay.
Xoa chân tức là thiết lễ, nhưng nay không cần nắm tay chỉ có tư thế ngưỡng thừa mà thôi.
Như hối lỗi: Nghĩa là đồng theo tướng của bậc tôn thượng mà xin tạ tội.
Muốn thanh tịnh tức là lúc truyền dục.
Thọ tuổi tức tự tứ.
Xuất tội tức sám hối sáu tụ.
Còn các pháp xin đều y theo nghi này, cho nên nói là đẳng. Trước nói tướng đầy đủ oai nghi. Hữu trở xuống là nêu số người phạm. Bốn câu bao gồm hết rất dễ thấy.
Trong phần kết chung, câu đầu chỉ sở thuyên. Câu kế chỉ sở bị.
Thư trở xuống là hiển bày lược. Hạnh trở xuống là khuyên tu.
Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì ký.