TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
(PHẦN 2 – 1)
GIẢI THÍCH MƯỜI BA PHÁP TĂNG TÀN
Giới thứ nhất: Cố ý xuất tinh.
Một thuở nọ, Đức Phật ngự tài thành Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đàdi dâm dục lẫy lừng, nhan sắc tiều tụy, liền nghĩ cho xuất tinh. Nhờ vậy, các căn vui tươi, nhan sắc sáng sủa. Do đây, Đức Phật quở trách, sau đó chế giới.
Nêu tên mà nói, vì thế ở dưới khai thông, không có tác ý.
Trong phần giải thích tướng, khoa đầu y cứ theo số, ý không riêng ở thiên nầy, thiên khác đều như vậy, nêu đó có thể biết. Chữ hỷ là bỏ đi, giống như chữ tốt, lại là số.
Khoa kế có hai:
* Dẫn luận có ba nghĩa:
– Tức ý chung vì chung cho tất cả.
– Chỉ báng: Luận giải thích rằng người đời và ngoại đạo nói rằng Sa-môn Thích tử làm hạnh bất tịnh, không khác gì người đời.
– Sinh lòng tin: Luận chép: Tuy ở chỗ kín nhưng các vị trời, tất cả thiện thần đều nhìn thấy.
* Từ bốn trở xuống: Dẫn luật quở trách, lại hiển rõ ý chế, vì khiến hạnh thanh tịnh mới xứng đáng thọ nhận của tín thí, vì thế bốn bộ văn
đều nêu bày ý kia. Dầu không xuất tinh nhưng dùng tay vọc cho cương lên cũng là xấu xa. Ở đời phần nhiều là có, xin dùng lời này tự trách mình đâu không hổ thẹn.
Trong phần nêu duyên, đầu là kết gốc nghiệp sau duyên của hai tướng thành. Ý rốt ráo nghĩa là nói hết ý ra đây là thôi.
Nếu chỉ dùng tay vọc thì lý nên kết tội Đột-cát-la.
Duyên thứ hai, trong lời chú giải nêu cảnh giải thích thành phương tiện.
Nội sắc ngoại sắc tức hữu tình, vô tình (năm trần đều có nội, ngoại sắc).
Thọ nghĩa là chập thọ, tức là hữu tình.
Bất luận tự tha (luật Ngũ Phần nói: Nội sắc là thân mình, ngoại sắc là thân người, giống như ở đây không khác) không thọ tức vô tình, ngược với trên rất dễ hiểu. Nội ngoại sắc nghĩa là hai vật tình và vô tình gồm nhau. Như dùng tay cầm vật cách y đến thân.
Hỏi: Sau nêu gió, nước cũng tức vô tình, vì sao lại nêu ra?
Đáp: Nếu y cứ hai sắc thâu thì không đâu không cùng tận, nhưng hai vật gió và nước đến xúc chạm thân sợ cho là không phạm, nên phải chọn kỹ. Hư không cũng như vậy, vì không nương sắc nghi là không tội. Còn sợ sáu món trên (nội sắc, ngoại sắc, nội ngoại sắc, gió, nước và hư không) nhiếp cảnh không cùng tận, nên dùng chữ nhẫn để gồm thâu.
Hỏi: Trong giới dâm ở trước chép: Một nửa bị hoại, phần nhiều là xương, v.v… khởi ý xuất tinh thì phạm Tăng tàn, ở đây thuộc sắc gì?
Đáp: Tuy không có nghĩa nhiếp thọ nhưng quy về nội sắc, hễ thuộc hữu tình thì đâu phân biệt sống chết.
Trong phần tùy giải thích, văn đầu tiên là năm phần kết tội nhẹ, vốn không tác ý vì thiếu duyên đầu. Khi xuất tinh mới biết do đó động thân tâm cho nên tội chia làm hai.
Nói tâm động tức sinh niệm ưa thích.
Kế dẫn luật Thiện Kiến, nói nặng là tuy vô ký nhưng vì xứng với phương tiện ở trước.
Trong khoa kế, luật nói trừ mộng, do đó nêu bày năm lỗi như trong văn đã nêu. Cho đến nói rằng: Trái với đây thì được năm công đức, v.v… nhưng trong văn chỉ nói lỗi lầm mà không nói tướng tội, vì thế dẫn năm phần để quyết đoán. Nay quyết đoán tội nầy, nếu khi mới ngũ nhiếp tâm, nằm mộng xuất tinh, theo trong luật thì không phạm, không nhiếp ý mà xuất tinh thì sám hối năm tội Đột-cát-la (kết nhiếp vô ký, y theo văn nầy). Loạn ý xuất tinh, lý không kết chừng hạn, hễ không buộc tưởng, trái luật thì phạm Đột-cát-la. Mới ngủ thì kết không phải là mộng phạm. Lỗi thứ ba trong năm lỗi (tâm không nhập pháp): Vì luật chế phải nghĩ pháp lành. Lỗi thứ tư (không tư duy tướng sáng): Luật chế phải phân biệt ngôi sao, mặt trăng vì tưởng là tướng sáng.
Trong phần không phạm, văn luật có bảy trường hợp: Đầu tiên là trong mộng đã xuất chẳng phải cố lộng âm.
Dục tưởng là tâm tưởng việc dâm dục mà xuất tinh. Không tác ý và thấy sắc đẹp, việc đồng, song hai trường hợp nầy đều phạm Đột-cátla, mà không phạm tội Tăng tàn, vì ở đây giới hạn tâm suy nghĩ, mắt thấy cho đến xuất chất bất tịnh, nghiệp tướng thô hiển đâu được không có tội?
Luật chế ác giác, nhiễm tâm thấy người nữ đều chế phạm tội Độtcát-la, đủ để làm tiêu chuẩn. (Có chỗ nói rằng dục tưởng xuất mà không xuất, không xuất thì không phạm, đâu được luật khai?).
Câu “Tất cả, v.v…”: là nói theo sư, đâu chỉ có bảy trường hợp, vì thế dùng câu nầy gồm thâu nhiều tướng (trường hợp), thì khai ý có thể biết.
Trong các luật khác: Như luật Thập Tụng, các duyên đều không có ý.
Nói đoạn giải nghĩa là sức cùng, mỏi mệt, gân ngạch rã rời.
Luật Thiện Kiến lại chép: Trừ tóc, móng tay và da khô là không có tinh mà thôi.
Già luận chép: Câu trên nêu phạm. Vì người khác trở xuống là giải thích tướng xuất tinh kia.
Giới thứ hai: Xúc chạm người nữ.
Lúc bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe Phật chế giới trước (giới Tăng tàn thứ nhất), liền cùng người nữ vào phòng nắm tay, rờ rẫm, do đó Đức Phật chế giới.
Trong phần tên giới, năng sở nêu chung, vì khác với các cảnh khác. Chế ý có sáu:
1. Ý chung tất cả giới, vì thế mà biết Tỳ-kheo dùng pháp làm bạn.
Câu “Ắt không có giới” nghĩa là cô độc biết nương vào đâu.
2. Ý: Người nữ phần nhiều bị người ganh ghét.
3. Chẳng những, v.v… nêu tướng nghi ngờ của người khác.
4. Căn bản của nghiệp dâm là nguồn gốc của đại ác, vì thế ở đây ngăn ngừa kia.
5. Thuận theo tham dục thì không thể nhiếp tâm.
6. Trước nêu chí hạnh của Tỳ-kheo.
Sau, từ nếu trở xuống là nói không nên làm. Đã trái với diêu tuyệt, tức mất tự lợi, mất sự tôn kính của người tức mất lợi tha. Ruộng tăng đã mất thì Phật pháp hoại theo, Tam bảo cũng bị diệt, vì thế phải suy nghĩ, nghiên cứu các ý để răn dè tự tâm.
Trong phần giải thích duyên, đầu tiên là nói cảnh người nữ nhiều thứ tùy theo giới đều khác. Xúc chạm cảnh đồng như dâm, vì thế chỉ nêu giới dâm.
Trong phần giải thích thứ ba, sợ xen lẫn giới đại dâm nên y cứ vào ái nhiễm giải thích tướng của tâm, không phải là hẹn dâm.
Trong phần giải thích thứ tư:
– Khoa đầu nói từ tóc đến chân là nêu trên dưới để nhiếp chặng giữa. Nói xúc chạm: Trước gồm nêu tướng xúc chạm. Về tướng xúc chạm, trong luật nói: Hoặc nắm tay, hoặc rờ rẫm (xoa chà), hoặc kéo, hoặc đẩy, hoặc từ dưới vuốt lên, từ trên xoa xuống, hoặc ẵm nâng lên, hoặc để ngồi xuống, hoặc nắn, hoặc rờ bóp, hoặc các phương tiện khác, v.v…
Ba thứ là:
1. Từ đầu đến ngón chân là cả hai đều không có y phục.
2. Từ hoặc xen nhau trở xuống là nói lẫn nhau có y phục.
3. Từ câu trở xuống là nói cả hai người đều có y phục (y theo lời sớ mà phân).
Trong phần một lại có hai trường hợp:
1. Tỳ-kheo xúc chạm người nữ, phương tiện tự tạo, y cứ về xúc để nói phạm. Câu đầu nêu phân biệt. Không có y phục trở xuống tức nêu bốn cảnh. Đàn trở xuống là quyết đoán phạm tội.
2. Người nữ xúc chạm Tỳ-kheo, vì người nữ kia ẻo lả (thướt tha) y cứ vào sự ưa thích (thọ vui) để nói về phạm tội. Hai câu đầu là phân biệt, không y cứ về hẹn trước nên nói rằng không hẳn là tâm dâm, căn cứ sau thọ lạc tức là tâm dâm. Nhi trở xuống là quyết đoán phạm tội có hai trường hợp. Trước y cứ về động thân thọ vui, quyết đoán phạm tội Tăng tàn vì gồm cả thân và tâm, sau nêu bày chế ở trên có chỗ y cứ.
Câu “luật không rõ” tức là câu “vì không động thân mà thọ vui nên chế phạm”. Văn chép: tâm dục đắm nhiễm động thân không thọ vui, thọ vui không động thân, v.v… đều phạm tội Thâu-lan-già (câu thử trở xuống, v.v…”, có tâm nhiễm nên phạm tội Thâu-lan-già, không đồng với văn sau nói vốn không có tâm nhiễm nên chỉ phạm tội Đột-cát-la).
Theo luật Thập Tụng, nói rằng: Người nữ có tâm dục rờ chạm
Tỳ-kheo không có y phục, Tỳ-kheo có tâm dục thân động thọ sự mơn trớn dễ chịu thì phạm tội Tăng-già Bà-thi-sa. Văn này hiển rõ nên nay y theo đó xử đoán tội.
– Khoa kế, từ nhược bất trở xuống là nói không động thân mà thọ vui, lại chia làm ba trường hợp khác nhau. Trên là y cứ vào tâm trước đây có và không chia ra tội Đột-cát-la và Thâu-lan-già khác nhau. Dưới động thân phạm tội Tăng tàn tức đồng với ở trước đã phán.
Câu: “Luật đây phạm Đột-cát-la”: Văn chép: Nếu người nữ lễ Tỳkheo, tay chạm vào chân tỳ-kheo, tỳ-kheo có cảm giác thọ vui, không động thân thì phạm Đột-cát-la.
Như trở xuống là kết thúc chỉ bày, (nêu phần kết).
Trong phần: Cả hai xen nhau có: Là kia đây có và không là hai câu. Câu ba nói: “đều có” là một câu chung với trước thành bốn câu. Đều do tâm nhiễm thọ vui nặng nhẹ cho nên tội chia ra khác nhau.
Trong phần nói hai hình, luật y cứ không phải người nữ mà kết phạm tội, chính là tội nhẹ cho nên theo luật Thập Tụng và Già luận y cứ vào tâm quyết đoán hai tội. Nếu y cứ vào người nam thì phạm Độtcát-la. Do thật không phải người nam nên thêm chữ v.v…
Trong phần nói về người nam, y cứ theo luật: Từ chữ người nam trở xuống có chữ thân, văn nầy bị sót.
Chạm y, bát, v.v… chung cho nam, nữ. Tuy không xúc chạm, thọ vui nhưng vọng thích dâm tình, vì thế đồng một chế.
Trên nói xúc chạm người khác, dưới từ cho đến trở xuống là nói tự mình xúc chạm, như tự mình xoa bóp mà có cảm giác vuốt ve dễ chịu.
Trong phần thứ hai giải thích riêng, văn đầu trước dẫn luật Thiện Kiến, chỉ nêu trường hợp không có cảm giác xúc chạm nhau.
Câu: “Khiến làm”: Một là vật có cảm giác xúc chạm vật không có cảm giác (Như luật Tứ Phần ở sau nói tay nắm tóc phạm Tăng tàn). Hai là vật không có cảm giác xúc chạm vật có cảm giác (luật Thập Tụng nói: Móng tay, v.v… đều phạm Thâu-lan-già, y theo lời sao cũng phạm Tăng tàn. Ba đã cả hai đều có cảm giác xúc chạm nhau thì phạm Tăng tàn (rất dễ hiểu). Bốn cả hai đều không có cảm giác (phạm tội Thâulan-già tức luật Thiện Kiến nói).
Kế dẫn luật Thập Tụng, trước nói xen nhau hoại. Tuy cả hai đều có giác cảnh mà bệnh hoại, thọ vui phạm tội nhẹ cũng giảm xuống.
Thân căn: Đốn trần gọi là căn tức chung cho thân phần.
Nhược dĩ trở xuống tuy y cứ có thể xúc chạm, văn nêu năm tướng; ba tướng trên không có cảm giác, hai tướng dưới là bệnh hoại.
Vô nhục cốt: Ở thế gian có người bị bịnh hoại, hoặc đốt ngón tay có lòng dư, tức là tướng đây.
Nhược trở xuống tức y cứ theo bổn tông quyết đoán tội ở luật Thập Tụng trước.
Giới bổn tức luật giới bổn, luật này nói: Nếu nắm tay, hoặc nắm tóc, mỗi thân phần đều phạm tội Tăng tàn. Có cảm giác xúc chạm vật không cảm giác đã kết tội Tăng tàn, không có cảm giác xúc chạm vật có cảm giác nghĩa cũng đồng phạm. Vì thế lời sớ trong giới chép: luật Thiện Kiến chép: tóc và tóc chạm nhau, móng và móng chạm nhau đều phạm tội Thâu-lan-già vì cả hai đều không có cảm giác. Nếu xúc chạm lẫn nhau thì kết tội Tăng tàn đồng như giới bổn. Bởi vậy biết không nói theo luật Thập Tụng.
Trong phần không phải súc sinh, dẫn luật Tăng-kỳ, luật Tứ Phần cũng đồng. Trong văn nói chẳng phải súc sinh cũng đồng phạm. Ý tổ sư cho rằng không phải người chế phạm tội nhẹ vì vô tâm. Nếu có tâm dâm theo lý nên kết tội Thâu-lan-già.
Huỳnh môn: luật Thập Tụng kết phạm tội Thâu-lan-già vì luật Tăng-kỳ nói tâm khác không kết tội nặng, vì thế dùng tâm trước mà chung hiểu.
Trong phần bốn dẫn luật Thiện Kiến: Xúc bao gồm năm tụ, chỉ không có trong tụ Ba-dật-đề và hối quá. Ba-dật-đề: Xưa nói: Dâm là nội xúc hoặc có thể ni xúc đều kết tội nặng, Tăng tàn, Thâu-lan-già, Đột-cát-la đều thấy ở văn trên.
Chỉ xúc đề: Nghĩa là va chạm người khác.
Trong phần không phạm, khoa đầu có ba trường hợp: Thủ, dữ và tương giải vì sự mà xúc chạm, giỡn cợt là không phải chánh ý ở đây nói.
Thủ nghĩa là nhận vật từ người khác.
Dữ là trao vật cho người khác.
Tương giải nghĩa là giải sự cạnh tranh kia.
Không đâu chẳng phạm là gồm khai ba trường hợp trên, nên phạm Thâu-lan-già, Đột-cát-la, vì thế tiếp tục dẫn luật Tăng-kỳ để nói. Khoa kế, luật Tăng-kỳ có ba trường hợp:
– Cùng nắm tay vì không có oai nghi, chung ở đây phạm tội Độtcát-la. Lại phân biệt có tâm dục thì phạm hai tội Đột-cát-la, không có tâm dục chỉ phạm phi oai nghi.
– Từ tâm dục trở xuống nói động vật, tội như ở trước nói.
– Từ mẫu trở xuống là nói ẳm bồng.
Chánh niệm: Nhiếp tâm trong giới. Sinh nhiễm lạc y theo quyết đoán phạm tội ở trước.
Văn luật Thập Tụng có ba: Trước là cứu các nạn cũng phải không nhiễm. Nhược vi trở xuống là nêu cứu vớt. Trong văn nói cầm nắm, sau sinh dâm, cho nên khai đến bờ, nếu trước khởi dâm thì lý nên cầm nắm. Nếu người nữ trở xuống là nói động đến vật thành phạm, nghĩa đồng với khoa trên.
Trong luật Tăng-kỳ, trước là tránh đạo pháp. Nếu người nữ trở xuống là nêu vật pháp. Nhược dâm trở xuống là nói pháp trợ giúp. Nhược khất trở xuống là pháp thọ thực. Y cứ trở xuống là nêu quyết đoán y cứ tâm dâm ở trước, cúng thí bình bát so sánh, như nhận vật khác. Dầu không có ý nhiễm nhưng nghĩa phải phòng xa.
Trong phần chỉ rộng, hai luật khai nhiều tức như trước đã dẫn.
Luật Tăng-kỳ nói ý gấp, kia chép: Nếu có người nữ bị té xuống sông phải khởi tướng là đất vớt lên, nếu không như vậy thì dùng tre, gỗ, dây để kéo lên, v.v… ở đây phải biết nếu tưởng người nữ thì không khai.
Cần trở xuống là kết khuyên. Hai luật nói hoãn: Chỉ là để cứu giúp người khác.
Luật Tăng-kỳ chép: gấp là phòng ngừa tổn mình. Quá tập, v.v… là nêu ý gấp ra khỏi.
Giới thứ ba: Nói lời thô tục.
Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe Phật chế hai giới trước, liền ở trước người nữ có tâm dục nói lời thô tục, vì thế Phật chế giới.
Trong danh, cảnh nghiệp xưng chung.
Trong phần phạm, khoa đầu, trước nêu duyên phạm, sau dẫn Già luận để phân biệt khác nhau. Do thói quen kia phát ra lời nói liền thành phạm, không cần đủ duyên. Trong phần giải thích, duyên đầu nêu cảnh.
Thủ tri giải: Do trước dâm xúc chạm chung cho chết, sống, già, trẻ, ngủ, thức, còn giới nầy phải hiểu biết nghĩa lời nói, nếu không hiểu thì không phạm, vì thế đặc biệt phân biệt.
Duyên thứ tư, trong tướng lời nói, hai câu đầu nêu tướng thô tục tức nói hai đường dâm dục tốt xấu, cho nên nói phi phạm hạnh. Ở đây là nói ý nghĩa của lời nói đều thô tục.
Chưa trở xuống là nói lời nói thì tốt mà ý thì thô tục. Cho nên sau dẫn chứng tức văn giải rộng.
Lời nói khác: Không phải lời nói thô tục.
Trong phần biệt chứng, văn đầu nêu ra điều bộ của luật.
“Tiêu Tô” xưa nói: Đây là tên người nữ (nghi là tiếng Phạm), đây là mượn tên người ý là để hỏi nữ căn mà thôi.
Khoa kế, luật Tăng-kỳ giống nhau, duyên khác không thể xen lạm trước.
“Đại xích” tức mượn màu của y để khen ngợi nữ đạo, do không hiểu ý lại dùng y để đáp, vì thế nói rằng mới nhuộm, v.v… Phật khiến Tỳ-kheo hỏi: Là xem xét ý người nữ.
Phật nói trở xuống là xử đoán phạm hai thứ khác nhau. Cho rằng nói “nghĩa vị” tức là ý thụ, đủ hai mới thành tội Tăng tàn, thì hiển duyên trên giải nghĩa không giải nghĩa, lẽ ra tội nhẹ, vì thế dẫn luật Tứ Phần để phân chia mà nói. Ngữ nghĩa trong đây tức nghĩa ở trên.
Trong phần xen nhau hướng. Tỳ-kheo hướng về người nữ như
trước rất dễ biết, người nữ hướng về Tỳ-kheo nói lời thô tục, nếu Tỳkheo nghe nhận lãnh ý đó cũng đồng phạm như trước.
Khen ngợi thân đồng cho nên dò xét trước.
Trong phần không phạm, trước nêu riêng bảy trường hợp, đều dùng chữ “nếu” để phân chia. Sáu trường hợp trước đều y cứ nói pháp, thọ kinh do đó mà nói cho nên khai không phạm.
Đầu tiên, trong phần nói pháp nêu ra chín mụt nhọt: Mắt, tai, mũi mỗi thứ có hai lỗ và chỗ đại tiện tiểu tiện, phá thịt như mụt nhọt.
Khiếu huyệt là lỗ, vật bên ngoài nhập vào rồi chảy ra nên nêu nhiều tên.
Trong phần bốn, Tỳ-kheo cùng người nữ đồng thọ thì đồng nghe.
Trong phần sáu đồng tụng không phải từ người thọ nên khác với trên.
Nhưng không trở xuống: Lời nói này nhiếp chung, không chỉ riêng việc trước.
Giới thứ tư: đòi người nữ cúng dường sư dâm dục
Lúc bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe Đức Phật chế ba giới trên, bèn dẫn người nữ vào phòng riêng khen ngợi mình đòi người nữ cúng dường dâm dục, do đây Đức Phật chế giới.
Trong danh (tên giới), cảnh và lỗi mỗi thứ phải phân ra.
Đòi cúng dường: Dụ dỗ trước người nữ khiến cho họ cúng dường sự dâm dục cho mình.
Sớ hỏi: Đã tu phạm hành, không thực hành là quấy, vì sao đòi
cúng dường sự dâm dục?
Đáp: Nếu thực hành đòi sự dâm dục là phạm Thâu-lan-già, là phương tiện dẫn tới giới đại dâm. Nay vốn không thực hành mà miệng nói tướng kia, vọng khai giới dâm, dự phòng chung cho sự ưa thích mà thôi.
Trong phần phạm nêu sáu duyên, lời nói rõ ràng. Bảy trước người hiểu biết gần cho nên chỉ ra. Giải thích phần thứ tư, trước nêu khen ngợi tướng có ba.
1. Đẹp đẽ, v.v… là khen ngợi báo sắc.
2. Đại tánh: Là khen ngợi chủng tộc Sát-đế-lợi, Bà-la-môn là Đại tánh; Tỳ-xá, Thủ-đà là hạ tánh.
3. Từ xuất gia trở xuống là khen ngợi đức hạnh.
Trong đây nói xuất gia là hạnh xa lìa. Trì giới là hành chỉ tác (không làm những điều ác); tu pháp lành là hạnh ít muốn, sau nêu hạnh Đầu-đà giải thích thành tu pháp lành. Trong luật lại nêu bái-nặc phần nhiều nghe nói, trì luật, ngồi thiền, vì thế nói là v.v…
Bất trở xuống là kết phạm khác nhau có ba câu:
1. Kết tội Thâu-lan-già: Khen ngợi nhưng không đòi cúng dường.
2. Phạm Tăng tàn: Gồm cả hai: Đòi và khen ngợi là thuộc lời nói thô tục.
3. Đồng với trước, đòi mà không khen là thuộc về lời thô.
Trong phần không phạm, nêu hai tướng. Lời chú giải trong giới lại khai nói lầm.
Giới thứ năm: Mai mối cho người.
Lúc bấy giờ, Đức Phật ngự tai nước La-duyệt kỳ, Tỳ-kheo Ca-la khéo biết pháp thế tục, làm mai mối cho họ, sau phải chuốc lấy sự chê bai, do đó Đức Phật chế giới.
Tên giới nêu người: Vì lựa các loài khác.
Sớ chép: Mai mối, so sánh hai tánh để làm hảo hợp.
Trong tướng phạm, giải thích thứ sáu, văn có năm tiết.
– Y cứ ba thời đủ và thiếu đề nói về tội phạm khác nhau. Đủ ba thì có thể biết, có hai thời là nhận lời đi mà không trả lời lại, chỉ có một thời là nhận lời mà không đi.
– Từ nếu nhận lời trở xuống là nói bốn duyên khác nhau, ba nhẹ một nặng, lời chú hiển sau một. Vì người nữ thường bị bệnh nên dung mạo khác nhau.
– Từ trừ trở xuống là nói không phải đồng chánh.
Hỏi: Người nữ có ba đường, sao chỉ trừ hai?
Đáp: Miệng tuy thông dâm nhưng vốn chẳng phải ý mai mối. Dầu có cũng thuộc thân phần khác.
– Nếu mai mối trở xuống là phân biệt quả báo khác.
– Từ luật Ngũ Phần trở xuống nói việc không thành giải thích duyên (tiết) thứ ba: Văn đầu nói không phải nam, nữ tức hai loại Huỳnh môn, hoặc kia đây xen nhau, hoặc đầy đủ, đều đồng như ở sau phạm.
Sau nêu hai đường của người nữ hợp thành một là một món (xưa chia làm hai: Nữ và không phải nữ).
Thạch nữ là căn không làm việc dâm dục được.
Yết-ma nêu ngăn rằng: Hai đường hợp đường tiểu tiện, tức đồng với ở đây.
Khoa kế dẫn duyên trong luật.
Tất cả phạm tăng tàn: Khắp giới đồng phạm. Nay trở xuống là y cứ khiển trách phi pháp, tuy không Yết-ma nhưng vì bạch chúng đồng tình.
Nhược trở xuống là nhân trách trộm dùng, không phải tướng phạm ở đây.
Trong phần ba nói ngựa tốt hơn các loại thú khác cho nên tội chia ra hai phẩm. Thời nay, ngu tăng phần nhiều nuôi các loại thú như mèo, chó rồi tìm hợp trống mái, như vậy mỗi việc phạm tội Đột-cát-la, chế gấp quá trọng, cần phải răn dè.
Trong phần thứ tư nói sợ sau hợp: Do cùng loại nam nữ đâu khác thì phải nhiễm nhau.
Trong phần năm, luật Thập Tụng nói hai tướng chỉ bụng: Nghĩa là chưa sinh mà đã làm mai mối. Xưa ghi y theo cách tính của thế tục, dự đoán là nam hay nữ trong thai. Người học không biết tính số vòng châu của người nữ thế tục cho là khả năng của mình, hơn nữa người không học gặp việc đến nỗi khiến cho người đời chê bai. Huống gì bọn người ngu si lại nương vào kỷ thuật khéo léo đạt ở đời thật hổ thẹn, nghe mà cách xa.
Trong luật Tứ Phần, trước nêu bốn pháp. Luật có năm thứ ở đây thiếu hiện tướng.
Sớ chép: Trong phần nếu khiến đem thư đến nói là tự rõ ra dấu. Hiện tướng phải nhờ lời nói chung, v.v…
Nói chỉ ấn: Xưa nói dấu tay viết thư, văn ngang dọc để biểu hiện ý kia. Hoặc nói: Người Tây Vực chỉ dấu tay đem làm thư, song không có y cứ chưa biết rõ đây.
Câu: “Xen nhau tham tác”: Luật dùng năm pháp trải qua ba thời giao kết làm câu, ở đây lược dẫn chỉ bày.
– Tư nhận lời nói, tự đến, tự đem trở về.
– Tự nhận lời nói, tự đến, sai người về trả lời.
– Tự nhận lời, sai người đến, tự trở về trà lời.
– Tự nhận lời, sai người đến, sai người về trả lời. Kế do sai người đem thư đi, tự viết, có bốn câu:
1/ Tự nhận lời, tự viết thư đem đến, rồi tự đem thư về báo lại.
2/ Tự nhận lời, tự viết thư đem đến, rồi sai người đem thư về báo lại.
3/ Tự nhận lời, sai người đem thư đến, rồi tự mình đem thư về báo lại.
4/ Tự nhận lời, sai người đem thư đến, rồi sai người đem thư về báo lại.
Ra dấu, hiện tướng đều có bốn câu cũng như vậy. Câu khác rộng ở trong văn luật, không phiền dẫn lại. Bất luận xen nhau, hễ đủ ba thời: Tất cả đều phạm Tăng tàn, đủ hai thời phạm tội Thâu-lan-già, đủ một thời tội Đột-cát-la, nên không nhọc viết thành câu cũng đều thông suốt.
Nhược trở xuống là nhân chế hai việc. Phi đạo thích nghi, sự chung cho tất cả, không hạn cuộc mai mối. Văn chế không xem, xem biết có thể không dung, có khai trì, như đã nói không phạm.
Trong phần sáu nói tuy vốn vợ chồng cũng đồng như làm mai mối.
Trong phần không phạm có hai: Trước khai vốn phạm, sau khai nhân đó chế. Trong phần đầu, trước nêu bổn luật văn chung lạm nhau, sau dẫn luật Thập Tụng nói chia làm hai, trong văn có thể biết.
Quyển thư: Tức nay quen gọi là ly thư.
Trong khoa kế, trước khai duyên gấp giúp thế tục.
Sau từ cập trở xuống là khai vì việc quan trọng của đạo.
Giới thứ sáu:
Đức Phật ngự tại thành La-duyệt kỳ, cho chép các tỳ-kheo làm phòng xá riêng. Các Tỳ-kheo nghe vậy bèn làm phòng xá lớn, nên phải xin khắp trong xứ, làm phiền các cư sĩ. Lại chặt cây để làm phòng xá, phá chỗ ở của các vị Thần, vì thế cũng làm xúc não thần cây. Do đó, Đức Phật chế giới.
Tên giới nêu không chủ vì phân biệt với giới sau.
Quá lượng không cầu hai lỗi hợp chế vì đồng một phòng.
Trong phần chế ý, đầu là thêm bốn trường hợp xuất xứ từ Đa luận:
– Trường nghiệp.
– Thêm bớt.
– Xúc não thế tục.
Duyên khởi trong luật: Tỳ-kheo ở chỗ vắng cầu xin quá nhiều vì thế cư sĩ lánh mặt. Cho đến ngài Ca-diếp vào thành cũng bị cư sĩ lánh mặt, đây gọi là xúc não người.
Lại có Tỳ-kheo chặt phá cây của các vị thần, thần cây bạch Phật, Đức Phật nói pháp cho Thần cây nghe khiến họ đến ở cây khác v.v…, đây gọi là xúc não phi nhân, v.v…
– Não đạo lập pháp chế cầu, là lấy việc tăng hòa. Không khất cầu tự nhậm, tăng sự không hành, nên nói là chướng.
Trong phần năm, câu trên là nêu, hai câu dưới là giải thích.
Trái lòng từ bi, hoặc xúc não hai loài (nhân, phi nhân) hoặc làm tôn thương vật mạng.
Hoại hành nghĩa là chẳng phải pháp của Sa-môn.
Về trước, năm ý thâu lại thành ba: 1- Ý thứ nhất và hai là tổn mình; 2- Ý thứ ba và bốn là tổn người; 3- Một ý sau là tổn hại mình và người.
Lại ý thứ tư là chế ý không cầu pháp. Còn lại là chế ý quá lượng.
Trong phần duyên phạm, duyên thứ tư và năm gồm hai lỗi. Duyên thứ sau kết lại gồm hai tội Tăng tàn.
Trong phần giải thích:
Khoa đầu, Đa luận nói vắt bùn nêu giới hạn phạm.
Khoa sau từ trong tông kia trở xuống nói tội Thâu-lan-già là phương tiện Tăng tàn. Trong văn đối với tội nhẹ nên nói lượng mà thôi.
Luật Thiện Kiến kết tội Thâu-lan-già đồng như trên.
“Quyết bãi tàn”: Tuy lưu vắt bùn vì việc hoàn thành. Luật Tăngkỳ nói các vật chỉ lấy việc sau cùng không hạn cuộc viết vắt bùn.
Thọ dụng phạm Đột-cát-la: Vì vốn là phi pháp chế không cho dùng. Luật kia chép: Xong bát, may y, hoặc thọ dụng, hoặc suy nghĩ tất cả đều phạm tội Việt Tỳ-ni.
Câu “chết, v.v… khai cho tăng dụng”: Vì sự tương tục đã dứt.
Giải thích phần thư tư, khoa đầu, trước là nói đến xin, sau từ nhược trở xuống nói Tăng xét lượng. Khoa kế, là trong phần nói dài nêu lượng riêng có hai:
Trước trong luật Thiện Kiến là xin pháp lượng, sau trong luật Tứ Phần tức lượng làm phòng. Một gang tay hai thước tính số có thể hội (chữ gang tay phải từ trụ đá dài. Nghĩa là Trong mỗi lần chỉ, chỉ cách nhau là gang tay). Nếu không đủ sáu gang tay xin quá đều không được. Nếu mười hai gang tay, trở vào trong có xin không lỗi, trở ra ngoài xin quá đều có.
Nếu đã được pháp chỉ có quá lượng, như vậy phải biết.
Trong phần so sánh chiều dài của thước, văn đầu có ba:
– Nêu chung.
– Từ tăng trở xuống là dẫn luật Tăng-kỳ, Liễu luận thường đồng. Luật Thiện Kiến tức ba thước. Bộ Đa luận thì nói một khuỷu rưỡi tay hai thước bảy tấc. Luật Ngũ Phần lấy theo số nầy.
– Từ dì trở xuống là nêu lý do, có hai:
- Chỗ dịch khác.
- Người dịch khác.
Thấy nghe khác nhau vì y cứ chỗ thấy.
Nam tức phía Bắc Dương đô, chỉ cho kinh Lạc. Lại đời Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần nối nhau là Nam triều. Sau đời Hậu Ngụy, nhà Chu, Tùy gọi là Bắc triều.
Luật Tăng-kỳ, đời Đông Tấn, do Phật-đà-la và ngài Pháp Hiển dịch.
Luận Minh Liễu đời Trần, ngài Chân Đế dịch.
Luật Thiện Kiến, đời Nam Tề ngài Tăng-già Bạt-đà-la dịch.
Đa luận mất tên người dịch, được bổn ở Tây Thục.
Luật Ngũ Phần, đời Tống, ngài Phật-đà-thập và ngài Trúc Đạo Sinh dịch.
Trong đó, ngài Trúc Đạo Sinh và Pháp Hiển là người Hoa, còn lại đều là người Ấn-độ, vì thế nói là chỗ sinh khác nhau.
Mâu tức cái giáo bằng ngọc kêu leng keng.
Thuẫn là cái bảng (Hàn Tử nói rằng: Đời Tống có người bán mâu thuẫn. Ở chợ rao cái giáo nói rằng giáo nầy rất bén cắt chỗ nào đều đứt hết. Có người mua cái thuẫn thì nói rằng: thuẫn nầy rất bền có công năng phá hoại tất cả. Có người nói rằng: Cái mâu thì nói chữ dùng, cái thuẫn thì nói chữ cắt là thế nào? Do đây tuyệt đối. Nay dụ lời nói trái ngược nhau).
Khoa kế, trong phần phán định, trước nêu bày lượng Phật, văn thấy trong luận Minh Liễu, Đa luận cũng đồng. Sau từ thử trở xuống là định ra thước tấc. Hai câu đầu chỉ bày chung khác nhau. Lời sớ nói: Đời Ngụy nổi loạn, văn bản sổ sách bị đốt phá nên không thể y cứ, cho nên tùy theo thế tục mà lập.
Nhi trở xuống là nói pháp nhà Chu có thể làm tiêu chuẩn. Luật lịch tức thế tục gọi là âm dương, đếm mặt trời, mặt trăng quay vòng quanh để định thời gian, phân sao không sai.
Cô là họ nhà Chu, Chu chính là quốc hiệu, vì thế Tùy trở xuống là dẫn hai triều đại để làm chứng.
Dương Đế Tùy tức là chủ thứ hai, y cứ theo xưa tức Cơ Chu.
Triều Đường tức Thần Nghiêu được nhà Tùy truyền ngôi đổi hiệu là Đường quốc.
Ngự vũ nghĩa là vua đến vũ trụ.
Cả hai dùng tức nhà Chu nhà Đường đều thực hành, đến nay cũng vậy, nhưng thước đời Đường chỉ nhiều hơn thước nhà Chu hai tấc, vì thế nói là không trái xưa.
Đường khiến tức luật lệnh đời Đường, nhà Ngụy soạn hai mươi quyển.
Nhà Chu tính mười tấc là một thước; năm cân là một xứng; ba thăng ba hợp là một đấu. Thước thêm hai tấc. Đấu, xứng lệ theo tăng gấp đôi. Y cứ trở xuống là nêu chỗ lấy. Luận là hai luận: Đa luận và Tiểu luận. Xứ nầy y cứ Nam châu. Người tám thước có thể trương một thước, thân Phật đã gấp bội rõ biết hai thước, như vậy nhớ rõ chỗ dịch ở luật Ngũ Phần là không sai nên nay lấy đó.
Chữ “xuất” trong giới sớ, âm là xuất, giống như tính toán.
Trong phần khiển trách xen lẫn, văn đầu, hai câu trên là chỉ cho người, chưa biết nghĩa là chưa học.
Mê mờ giáo pháp nghĩa là tuy có học mà không thông suốt. Ký trở xuống là nói về xen lẫn, Đạo là các giáo khác và đồng, tục thì triều đại làm sai lẫn nhau, chưa thể thông hội cho nên cả hai đều không thể thông đạt được.
Văn nghĩa là văn chương phép tắc tức chế độ.
Cập trở xuống là nói thước cân phần nhiều khác nhau.
Năm món: Xưa nói: Thước của Nam Ngô ngắn hơn thước nhà Chu hai tấc; thước của Cơ Chu là nhất định mười tấc; thước đời Đường nhiều hơn thước đời Chu hai tấc, tức một thước hai là một thước; thước của Sơn Đông dài hơn thước đời Đường hai tấc, tức một thước tư là một thước; thước của Lộ Châu La Kha dài hơn thước của Sơn Đông hai tấc, tức một thước sáu là một thước. Quốc gia không cấm nên thước nầy nhiều sai khác, công dụng thì y theo thước đời Chu, vì thế nói rằng quyết dùng, v.v…
Hành nghĩa là cân của cái cân. Hai lượng tức là phân, tấc của thước (thời nay, việc riêng thì dùng thước đời Chu, việc công thì dùng thước đời Đường).
Thử trở xuống là suy ra nguồn gốc ban đầu.
Tông Diêm-phù nghĩa là hiển bày pháp xưa của Luân vương. Nãi trở xuống là chuẩn lượng của bình bát. Do lượng của đấu trong luật là dùng theo Cơ Chu thì thước và cân cũng theo đời Chu, không đủ để nghi lự nên nói rằng văn nầy v.v…
Lời sớ giải thích lượng của bình bát rằng: đời Diêu Tần dùng theo xưa, là không lầm, vì thế văn nầy dịch rất thông suốt.
Cố trở xuống là nói xưa còn.
Dược xứng tức thời nay năm cân xứng.
Sáu trở xuống là nêu lập pháp.
Kinh Tô Tử Toán chép: Số bắt đầu là nhẫn, mười nhẫn là một ty, mười ty là một hào, mười hào là một ly, mười ly là một phân, mười phân là một tấc, mười tấc là một thước, mười thước là một trượng, mười trượng là một dẫn.
Sau thước là một bộ, hai trăm bốn mươi bộ là một mẫu, một trăm mẫu là một khoảnh.
Như trở xuống là kết cáo. Trong phần khiển trách hơi thiếu. Tấn tức Hà Đông, Ngụy tức Tương bộ, khuyết phụ tức Tam phụ ở Quan Trung.
Phế hưng tức như trước dùng xả.
Chữ san bổ là truyền sai, xưa gọi là bổ khuyết (xưa nay truyền giảng đã không nói, đâu được có san, y theo xưa là nhất định), ở đây là nói theo xưa chưa luận, nay mới khảo xét để định. Cho nên để lại phép tắc, người sau sáng tỏ hơn đời trước.
Trong phần chánh tông, hai chữ rộng dãi viết xen nhau. So sánh giới bổn và lời sớ để đọc đó.
Kế dẫn luật Thiện Kiến nêu lượng pháp. Sau dẫn luật Tăng-kỳ nói lượng ngang khiến đó phần chứng, nếu quá ở đây thì lẽ ra không phải chánh phạm.
Trong phần giải thích thứ nhất nói chủ là để giải thích không có chủ, giới sau trái với đây, rất dễ biết.
Trong phần giải thích thứ tư, nói chỗ nạn, đầu tiên là dẫn luật Tứ
Phần, tức hai nạn là nạn mạng sống và nạn phạm hạnh. Văn lược các loài thú sư tử, v.v… nên nói là cho đến (Sớ chép: Cọp, sói là nạn mạng sống, kiến là nạn phạm hạnh. Lại nói: Nếu có đá, cây, gốc cây, gai góc thì khiến người đào bỏ đi. Nếu có hầm hố, mương rạch, vũng nước thì phải lấp cho đầy. Nếu sợ nước ngâm lâu (đọng lâu) phá vỡ bờ chắn thì phải dự phòng làm đê để ngăn (Lời sớ: Cây, đá, nước không đâu chẳng ở sau là nạn mạng lưu). Nếu đất bị người nhận là của họ thì phải cùng nhau thỏa đáng không để cho người khác có lời qua tiếng lại (Lời sớ chép: Ruộng, vườn, v.v… là thuộc phần duyên ngại, nay xếp vào phần nạn, vì sợ tranh cãi xảy ra phi tịnh hạnh), đây thuộc về nạn xứ. (Tổng kết các tướng trừ hai thứ kiến và đất là phạm nạn, còn lại đều là mạng nạn, Luật Thiện Kiến chỉ nói vật nhỏ, thì các loại khác có thể biết.
Đuổi đi thì được, nghĩa là kiến ra khỏi hang thì không bị tổn hại.
Hà trở xuống là nêu chế ý. Nói từ bi thương xót là bao gồm kia và ta, vì kia bị hại mạng thì ta thành nghiệp sát.
Luật Ngũ Phần nói nạn xứ có mười ba thứ. Văn chép mười một thứ, hai câu trước và một câu sau đều là một, xứ là ba.
Hai chữ dâm hạ là một tướng có tám (chỉ dưới chữ ẩn hiểm thêm một chữ xứ, kia là hiểm phong xứ (chỗ núi cao nguy hiểm). Kia lại có hai thứ là chỗ có nước đột ngột tràn vào và đường sá nguy hiểm, vì thế nói là v.v…
Luật Ngũ Phần chép: Không có nạn xứ, có hành xứ: Là được cùng xứ phân nạn xứ như trên.
Nói hành xứ là vòng quanh bốn bên thông xe. Chỉ có một tướng núi là đồng với luật Tứ Phần nầy, không đồng luật Thiện Kiến và luật Thập Tụng, tìm xem có thể biết.
Trong phần nói chỗ ngại: Nạn y cứ về hại mình, ngại người nên chia làm hai.
Luật Tứ Phần đặc biệt nói xe cỏ, vì xe cỏ rất lớn nên dùng làm lượng. Luật Thiện Kiến có năm thứ.
Thi-đà, Hán dịch là Hàn Lâm, là chỗ bỏ thây chết, trong chí có ghi.
Quang là bực thang.
Nắm một khuỷu tay, một thước, tám tấc, trên dưới có mười hai khoảng, gồm hai trượng một thước sáu tấc (khác nhau chung bậc thang ngang, chuyển trở lại nên gọi là ngại).
Luật Thập Tụng nói chín tướng đều y cứ bên ngoài phòng tìm bên trong để nói, vì thế trước nêu ra.
Có trở xuống là nêu. Năm thứ được người khác giữ hộ đất, bốn chỗ hiểm ngại (theo luật Thiện Kiến, luật Thập Tụng nói chỗ ngại cũng luật Tứ Phần nói nạn xứ xen lẫn nhau, vì ghi chép khác nhau).
Trong phần xử phân, khoa đầu, luận Minh Liễu nói ba tướng, không kinh doanh xây dựng nhiều cũng khiến xin pháp, còn lại phải biết. Trong phần thọ không đại thọ (trong khoảng không gian trên lớn), khoảng không cũng ở được. Nham là hang núi. Thạch âm tức hang núi. Bỏ chữ âm, nếu y cứ theo luật Thiện Kiến thì dài sáu, rộng bốn mới xin pháp được. Khoảng không gian trên cây nhỏ hẹp không cầu xin. Nay nói luận Minh Liễu hoặc y cứ về lượng, hoặc lấy đất bên ngoài quy về hang ở khoảng không gian.
Giải trở xuống là dẫn lời sớ giải thích. Trước nói chế xin, sau từ sở trở xuống là bày ý.
Đầu tiên nêu hai lỗi. Cố trở xuống là y theo lỗi để quyết định. Các luật phần nhiều y cứ vào đất của tăng, y theo hai lỗi này sao lại lựa tăng riêng (hai câu nầy theo lời sớ trong giới là lời của người soạn sao).
Trong phần chỉ định, luật Tăng-kỳ có hai pháp:
1. Cũng được dẫn tăng pháp thứ nhất, tức Tỳ-kheo đến xin ba lần rồi, tăng cho pháp xử phân, quyết không thể bỉnh pháp rồi mới khai ba lần nói (hai cách trên đều là tăng pháp).
2. Từ nhược xử trở xuống là dẫn pháp thứ hai là tăng sai sử. Do tăng pháp trước là hợp chúng đến chỗ kia, nay vì duyên thứ bảy bệnh hoạn không cùng đến được, vì thế khai cho sai sử. Tỳ-kheo kia cũng ở trong tăng xin ba lần rồi, tăng tác pháp Yết-ma sai người đến xem xét chỗ kia có nạn. Một vị Tỳ-kheo thưa rằng: Tăng đã chỉ định chỗ làm phòng xá rồi, nói ba lần như vậy (Nay lời sao không dẫn).
Không được bốn người làm pháp Yết-ma, nghĩa là Bạch nhị sai người không được thêm bốn.
Luật kia chép: Không được chúng Yết-ma cho nên nhiều nhất là ba người.
Đến kia trở xuống là chọn chỉ định thành, không thành.
Bốn hạng người tức có thể chỉ định Tỳ-kheo vậy.
Thứ nhất, luật kia chép: Năm trước dự phòng chỉ định (do xin làm quyết hải ở trong năm, không được cho chỉ định trước).
Thứ hai, luật kia chép: Giới khác không gọi là chỉ định (vì không biết chỗ nầy có nạn).
Thứ ba, luật kia chép: Nếu trong tăng, một người, hai người, ba người không làm phòng xá, không nên chỉ định (không làm thì ít, làm thì nhiều, vì sợ che giấu nhau).
Câu “nếu không làm phòng xá”: Nghĩa là phần nhiều cho làm.
Thứ tư, luật ấy chép: Nếu trong nước không có cát đá vụn, không có đất đá vụn, không phải trên đá, không phải chỗ lửa đốt. Y cứ đây, y cứ xứ cũng do không khéo biết pháp, vọng thực hành việc chỉ định, lại thuộc về chọn người.
Tức trở xuống là chuyển chứng.
Trong luật Tỳ-kheo xin pháp, nếu không thể tin chúng tăng đến xem, nếu tăng không đi nên sai người đáng tin trong tăng đến xem.
Trong phần ba, Đa luận ở đầu nói phòng xứ phải tương ưng.
Dư trở xuống là nêu nghĩa có xin, không xin được làm.
Trùng ốc là lầu các.
Trong phần quá lượng, khoa đầu, luật Thiện Kiến có bốn câu. Văn nêu có hai xen nhau, cả hai đều dễ hiểu không ở trong lời nói. Trong văn lại nêu một việc làm giới hạn nầy.
Nhược trở xuống là nói nhiều người chung thành. Đây có hai trường hợp khác:
1. Không phạm, khách là chủ thành, chủ không đến kết quả nên nói không tội, y cứ có phương tiện.
2. Nhược trở xuống là nói có phạm, trên y cứ một phòng trước sau mà thành. Đây là y cứ về phòng lớn đồng thời xây dựng.
Nếu thông dự định nhiều người không tính riêng: Văn khai chung.
Trong phần hỏi đáp: Phòng xá, y quá tướng phạm khác nhau, vì thế phải giải thích để nêu bày ý của lời dạy.
Trong phần hai là dạy làm:
– Đầu tiên dẫn văn, chỉ nói: “Do thông năng sở, gồm hợp nặng nhẹ”, vì thế không chỉ riêng.
– Sau, từ nhược trở xuống là nghĩa phán. Chủ phòng xá tức năng giáo, thợ làm tức sở giáo, văn y cứ theo quá lượng. Vả lại nói rằng phạm Thâu-lan-già, nên xin nạn ngại, lẽ ra đủ bốn tội, tức trong phần chú thích của giới nói rằng: Vì người khác mà thành phạm hai tội Thâu-langià, hai tội Đột-cát-la là do đó.
Trong phần năm, lại y cứ đủ có mà nói, chú thích trong giới nói rằng: Xen nhau có, không tùy chỗ phạm kia.
Trong phần không phạm có tám tướng ba loại. Hai loại trước phạm lại nói không phạm (lời chú trong giới: Lại có đúng lượng, tăng phân xử đúng pháp,… cộng ở trên thành năm). Phật đồ v.v… bốn vì không chuyên về mình. Am tranh, v.v… vì hai thứ không quá lượng.
Giới thứ bảy. Cất chùa lớn.
Bấy giờ, Phật ngự tại nước Câu-thiểm-di. Lúc ấy, vua Ưu-điền làm phòng xá cho Tỳ-kheo Xiển-đà. Tỳ-kheo Xiển-đà chặt cây thần ở giữa đường, do đây Đức Phật chế giới.
Đây là do có chủ làm, lớn nhỏ tùy theo người khác cho nên không quá lượng, chỉ sợ chỗ làm phòng xá chùa viện này nguy hiểm, hoặc có việc nạn nên đặc biệt chế tự chuyên, vì thế chia thành hai giới.
Trong phần giải thích, khoa đầu nói chế ý đồng, nghĩa là đây đã có chủ không quấy nhiễu hai đường, nhưng theo duyên khởi thì sự khác mà nghĩa đồng.
Trong phần giải thích thứ hai, câu đầu nêu sở thuộc, giới trước tự mình làm phòng thì thuộc về mình, không có nghi ngờ gì; giới này đã có chủ làm cho nhưng cũng sợ cho rằng chưa có sở thuộc nên đặc biệt nêu ra để phân biệt.
Nhược trở xuống là nói có duyên tùy dụng có hai trường hợp:
1. Nói tự phán, câu “Nếu chết” nghĩa là sắp chết.
Không cho bán đất, duyên nầy là vật của tăng phải là có riêng, lý cũng nên thông, tăng không cho bán vì vật của thường trụ thường trụ.
Phòng tăng phạm tội: Vì nếu bán thì thành tội trộm.
2. Từ nhược phòng trở xuống là nói không tự phán, rất dễ hiểu.
Trong phần thứ sáu nêu tội, phải biết có và không chẳng nhất định.
Trong phần không phạm, câu đầu nói về phạm.
Tác trở xuống ba chỗ là lượng giảm.
Nhược trở xuống là nói không vì mình.
Lời chú trong giới chép: Giới này đồng với giới trước chỉ không có quá lượng là khác mà thôi, nên nói là đồng.
Lời chú chép: Không quá lượng: Đây là nói theo lượng xin pháp.
Giới thứ tám: Hủy báng vô căn cứ.
Một thời, Đức Phật ngự tại thành La-duyệt kỳ. Bấy giờ, có Tôn giả Đạp-bà-ma-la-tử làm Tri sự, phân chia phòng xá, ngọa cụ, v.v… cho Tỳ-kheo khách, tùy theo thứ bậc từ lớn đến nhỏ. Tỳ-kheo Trì Địa là người hạ tọa trong chúng nên nhận được phòng xấu, thức ăn dỡ v.v…. Trì Địa nổi giận bèn xúi giục người em gái là Tỳ-kheo-ni ở trong chúng dùng tội trọng mà phỉ báng Tôn giả Đạp-bà-ma-la-tử. Do đó, Đức Phật chế giới.
Trong tên, vô căn là đối giới sau, tội trạng phân biệt với thiên kế.
Trong phần chế ý:
- Được tự hạnh: Vì tịnh khẩu nghiệp.
- Chỉ báng: Vì không não người khác.
Khoa kế, do các sư xưa xen nhau phán, cho nên hỏi để giải quyết.
Trong phần đáp, đầu là y cứ theo văn mà đáp.
Nói “Vô biệt đề”: Do chê bai tức là vọng, không có hai nghiệp.
Nay trở xuống là y cứ vào nghĩa để giải thích.
Câu “Nguyên ý lưỡng kỳ ý” là ý nghiệp cho nên gồm hai tội.
Như trở xuống là nêu ra có hai:
1- Nếu y cứ vào các luận thì giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán đều kết một tội Ba-la-di, lại thêm một tội nghịch. Nếu cha đã chứng quả Ala-hán thì phạm một tội Ba-la-di hai tội nghịch, vì đối với cha thì với ân nuôi dưỡng, đối với A-la-hán thì tổn hại ruộng phước.
2- Đa luận thì đem ba lỗi của miệng xen nhau nói về phạm. Như trong giới tiểu vọng ngữ đã dẫn. Luận kia nói: Đem lời nói của người này đến nói với người kia vì không thật nên gọi là nói dối. Làm cho họ cớ tâm chia lìa nhau, nên gọi là hai lưỡi. Đây là một cảnh mà hai cách phạm đủ để xếp vào trước. Còn lại ở sau sẽ chỉ rộng.
Luận kia hỏi: Tội phỉ báng hướng về tăng trị, vì sao nói rõ ràng mới kết tội.
Đáp: Tội phỉ báng phải trị diệt tẫn nhưng chỉ có năng lực của chúng tăng. Khi tức giận nổi lên nếu lời nói rõ ràng thì liền phạm.
Trong phần nêu duyên. Duyên thứ hai, y theo lời sớ giải thích có hai:
1. Y cứ vào thể tịnh, kia y cứ theo giới bổn không lấy giới Ba-la-di làm chứng.
2. Y cứ vào tưởng tịnh tức như lời sao dẫn.
Trong văn, đầu tiên nêu chỗ lập, cố trở xuống là y theo sớ là sư dẫn phá. Sớ kia chép: Vô dư là trọng, làm là có phạm. Ở đây nói là biết có phạm cũng thành tội phỉ báng, đâu cần phải tưởng tịnh ư? Nay sư chỉ y cứ từ không đủ ba căn (do thấy, do nghe, do nghi), bất luận cảnh kia tịnh uế, theo xưa dẫn bày, nhưng không phải chỗ y theo, nên lập riêng thứ hai.
Tám thứ trước nói về người biết: Chỉ lấy sở đối không cần chỗ phỉ báng.
Trong phần giải thích, luận nói người phỉ báng ngang ngược (không chịu khuất phục) thì tăng dùng pháp chiết phục, đầu tiên dạy tăng nói rõ ràng chậm rãi.
Nhược trở xuống là nêu kia thỉnh phán. Luận nói đủ là: Nếu nói chúng tăng vì tôi phán tội nầy thì chớ dừng. Nếu đúng thì tôi sẽ thọ trì, nếu không đúng thì tôi không thọ trì (thọ là tức chấp, đây là hai câu hướng về tăng cầu xử đoán tội).
Tăng trở xuống là nêu bày pháp chiết phục, có ba:
– Dạy kéo dài.
Minh là tối tăm.
– Từ dụ trở xuống là khiến ra khỏi giới.
– Từ như vậy tìm chùa trở xuống là: Nói xử đoán, nhu là yếu hèn.
Trong phần không phạm, đầu tiên nêu chung, thật có trở xuống là chọn riêng năm thật, đủ năm thành khai, thiếu một thành phạm, thứ hai là y cứ vào tâm, còn lại đều y cứ cảnh.
Chữ chân thật giả là viết lầm, y theo lời sớ thì viết cảnh chân thật, nghĩa là sở đối không lầm.
Tưởng thật là tâm tưởng cho rằng bất tịnh.
Nếu trở xuống là tổng kết. Luận khai phải đủ năm thật, trái lại phạm chỉ ở một không thật.
Sau dẫn hai luật, chứng riêng thứ năm, dầu biết thật xen nhau phạm cũng thành phỉ báng.
Giới thứ chín: Mượn căn cứ vu báng.
Từ Địa thấy hai con dê đang hành dâm liền nói: Dê đực là Đạpbà-ma-la, Dê cái là Tỳ-kheo-ni em gái của Từ Địa. Từ Địa nói với các Tỳ-kheo là chính tôi thấy chứ không phải vô căn cứ như trước. Do đây, Đức Phật chế giới.
Trong phần biện phần sự khác:
– Đầu tiên nêu tướng, việc khác là thấy dê hành dâm, việc nầy so sánh đồng như người phạm.
Lời sớ chép: Nếu đối với việc khác thấy mà nói với tăng thì là vô căn cứ xếp vào giới trước. Căn khác y cứ theo đây.
– Từ sự bất trở xuống là nêu danh.
Giả nghĩa là mượn cớ việc khác, ý nêu là có căn cứ.
Như trở xuống là năm khác đều gọi giả. Trong phần giải thích chỉ duyên như trên, phải biết thứ tư mượn căn cứ có khác.
Khoa kế:
– Như duyên khởi nói.
– Từ thấy phạm trở xuống là nói dùng tụ ban đầu phỉ báng.
– Người kia (người không thanh tịnh) cùng người bị phỉ báng (người thanh tịnh) đồng tên, đồng họ, đồng tướng; lấy việc của người này vu khống người kia.
– Tức trước đây khi còn ở thế tục (còn là cư sĩ) đã có phạm tội nặng, nay nêu ra việc đó để vu khống.
– Từ nói nghe có tiếng vang rằng: Phạm tội dâm, tội trộm, v.v…
Bốn nghĩa trên chung cho ba căn, một nghĩa sau chỉ hạn cuộc nghe, nghi.
Nói trở xuống là giải thích rất rõ.
Ba chỉ lược: chú giải trong giới chép: Nói về tướng khai không đồng giới trước.
Giới thứ mười: Phá tăng.
Đức Phật ngự tại nước La-duyệt kỳ, Đề-bà-đạt-đa xúi giục người hại Phật, tiếng xấu đồn khắp nên không có người cung cấp lợi dưỡng, bèn ăn riêng chúng, bị Phật quở trách, do đó Đề-bà liền phá tăng. Đức Phật nêu lỗi, can ngăn, do đó chế giới.
Trong tên giới, phá tăng có hai:
– Lập năm pháp hóa thế để phá bốn y, tám chánh gọi là phá Pháp luân tăng.
– Đồng giới đều tác chúng pháp, gọi là phá Yết-ma tăng, tăng Bạch Tứ Yết-ma can ngăn, can ngăn ba lần không bỏ liền phạm Tăng tàn. Còn lại ba giới đều như vậy. Trong phần nêu chung, khoa đầu trước nêu năm can ngăn. Hai câu đầu gồm nêu trái lời can ngăn tức ở Thiên giới thứ tư. Đãi trở xuống nói thiên ấy tức trong phần đơn đề có một, hoặc trở xuống giải thích riêng, đầu tiên nói ba giới, như lời chú đã giải thích. Phỉ báng tăng tức Ô gia. Cự tăng tức việc ác tánh. Hy là lỗi chẳng phải thường. Pháp ẩn tức Yết-ma không thành. Hoặc đản trở xuống nói hai giới có hai ý.
Nhân không nói quả, nghĩa là Diêm-phù một hóa chỉ có một người Đề-bà phá Tăng rốt ráo. Nếu phá Yết-ma tăng thì có cả chí quả, lại sau diệt chung. Song nay luận phạm phải đủ hai cách phá. Chánh lấy pháp luân làm chỗ can ngăn.
Như trở xuống là tổng kết lý do không rộng.
Ngôn tướng đa: nghĩa là mỗi giới sau thành tướng duyên phạm.
Khoa kế, đầu tiên lại nêu việc can ngăn sinh khởi văn sau.
Không trở xuống là chánh nói hạnh ác ý phải rộng.
Cương sinh nghĩa là cương mục dụ kia là nhiều.
Biện tướng tức trở xuống là chỗ dẫn văn luật Tứ Phần.
Khai duyên là trở xuống và văn không phạm.
Thẳng lược nghĩa là bỏ tướng rộng khác.
Hành vụ tức trên thông hành là lúc cần thiết.
Bì phụ tức là giúp đỡ, thân là tâm thức. Dụng nghĩa là giải năng.
Kế, là giải thích giới nay nêu trong phần duyên. Trước nêu ý, sau chánh nêu.
Tà Tam bảo nghĩa là Điều-đạt lấy năm pháp của Phật làm pháp (khất thực, mặc y phấn tảo, ngồi chỗ trống, không ăn muối, không ăn cá thịt. Năm pháp này trọn đời không khai). Bốn bạn là Tăng (tên như ở sau nêu).
Trong phần nêu lỗi, trái lời can ngăn phạm Tăng tàn: Trong chú giải giới chép: Khi tăng can ngăn, bạch nhị Yết-ma rồi mà bỏ thì phạm ba tội Thâu-lan-già, cho đến tác bạch rồi mà bỏ phạm một tội Thâu-langià. Bạch chưa rồi mà bỏ phạm một tội Đột-cát-la.
Phá tăng Thâu-lan-già là một trong năm tội nghịch.
Biệt nhân đề: Chống đối lại sự can ngăn.
Phương pháp khác tức tăng hai lần can ngăn.
Xưa nay phế lập như lời sớ kia, ở đây không phiền dẫn ra.
Trong phần không phạm: Đầu tiên nói hai phá bạn ác: Do lòng từ cứu giúp. Sau từ nãi trở xuống là phá phi pháp.
Hai, ba người: Ở đây nói thành Tăng vì không thể phá.
Hoặc trở xuống đều nói bè đảng mưu hại nhau.
Tổn giảm là xâm phạm phi lý. Vộ trụ xứ: Vọng hành đuổi đi.
Giới thứ mười một: Thuận theo người phá tăng.
Nhân giới trước chủ bạn giúp nhau phá tăng, lại can ngăn chánh tăng, vì thế Đức Phật chế.
Trong phần nêu duyên, đầu tiên và thứ hai đều thuộc phá chủ, ba thứ sau chính là bạn giúp.
Trong phần ba nói bốn bạn, gồm:
- Tam-Văn Đạt.
- Khiên-trà-đạt-bà.
- Câu-bà-la.
- Ca-lưu-la-đề-xá.
Gián tăng: Như trong giới bổn chép: Tỳ-kheo nầy nói với Tỳ-kheo kia rằng: “Đại đức chớ can ngăn Tỳ-kheo-ni này, v.v… Kết phạm, khai duyên đồng như giới trước.
Giới thứ mười hai. Ô-tha-gia
Lúc bấy giờ, Phật ngự tại nước Xá-vệ, có hai vị Tỳ-kheo ở Kỳ liên vào thôn có hành vi xấu, làm ô uế nhà người. Đức Phật sai Xá-lợi-phất đến Kỳ-liên làm pháp Yết-ma diệt tẫn, lại bị hai tỳ-kheo này phỉ báng, vì thế Đức Phật chế giới.
Tên giới nêu trong phần nêu duyên ở sau, phối hợp đối chiếu sẽ thấy.
Trong phần nêu duyên thứ hai nói: Tâm không sám hối: luật Thiện Kiến nói có sáu vị Tỳ-kheo cùng ở trong thôn, nghe Xá-lợi-phất đến, hai người bỏ đi xa, hai người sám hối, hai người không bỏ đi không sám hối bị diệt tẫn, cho nên chê bai.
Ô gia trở xuống là lựa nêu hai duyên hiển giới chánh chế.
Giải thích duyên đầu trong luật Tứ Phần, khoa đầu tiên nói:
Y nghĩa là lấy nghĩa ở gần bên, sở y có bốn thứ khác nhau, sở ô không khác. Duyên một, ba chỉ khiến ỷ thế lực, ý liên hệ riêng tư không cần cho vật. Bốn đều gọi ô, vì không đâu chẳng hoại lòng tin thanh tịnh kia, khiến sinh tâm tôn trọng và coi thường thời nay, Tỳ-kheo từng không nhiễm đạo tham cầu không đủ. Kêu gọi môn đồ, ban ơn không đúng lúc, chỉ trông mong thỉnh mạng, cho ít được nhiều, đồng với ở chợ không khác, năng sở đều đọa, há mong sinh phước rất suy sụp cho đạo, chớ nên như thế. Người chân thật xuất gia chớ học tập theo thói nầy.
Trong hạnh ác có ba:
- Trồng hoa, v.v… là nghiệp đáo phá hoại.
- Từ nhược trở xuống là nghiệp cận dâm dục.
- Từ ca trở xuống là nghiệp trạo hý.
Trong hạnh ác thứ ba, mỗi hạnh đều có thân làm miệng làm, tìm xem văn sẽ thấy.
Khái là tưới.
Xướng kỹ tức người làm âm nhạc.
Bài thuyết là lời phường chèo phù tục.
Luật Tăng-kỳ trước giải thích nghĩa y (nương theo).
Nếu y trở xuống là bỏ hạnh ác.
Nếu tục trở xuống là nói ô uế nhà người gồm chung trước sau. Giải thích hai tướng nầy không ngoài hai việc tổn hại mình và tổn hại người.
Đa luận nêu chung:
– Đầu tiên nói ô uế nhà người. Nói các thứ như ở sau sẽ nêu.
– Kế, từ tác trở xuống là nói hạnh ác, văn nêu nhân quả để bày danh nghĩa.
Trong phần giải thích riêng, có năm đoạn, bốn đoạn trước là cầu chế, một đoạn sau là tam khai. Lại đoạn một và bốn là tổn hại mình, đoạn hai và ba là tổn hại người.
Đầu tiên nói: tất cả sở cầu: Gồm có nhiều việc, bất luận công, tư, thiện, ác đều không cho phép. Hà trở xuống là nêu ý, vì không phải là việc Sa-môn làm.
Trong phần hai nói: Dầu là hiện thiện nghĩa là nói theo Tỳ-kheo.
Ba là nói tặng di, bỏ chữ di, nói là hiến tặng.
Trong phần bốn nói xây tháp, v.v…: Làm việc lành ở đời dụ như lìa lỗi vì tội phước cả hai đều cảm, không bằng tĩnh tọa, v.v…: tịnh nghiệp Vô lậu không lìa nhân.
Thân chân thật là giới thể.
Trong phần năm, nạn khai duyên như giới trộm. Nhắc nhở người học xem xét kỹ văn nầy, vả lại tâm thức không phải ngu muội. Tai mắt còn đủ tại sao trọn đời giảng đọc không một câu thấm nhiễm tâm thần, đâu khác kẻ đui điếc. Lòng tin đồng như cây đất, quyết có tâm cao ngạo, chớ dối người thấp hèn. Không chỉ bình sinh bị đắm chìm mà còn hủy hoại Tam bảo.
Xin rõ lời dạy của Phật phản chiếu tự tâm, phải biết tội trước, phải sớm sửa đổi.
Trong phần không phạm, có hai:
– Ô uế nhà người không phạm được cùng bảy người.
– Từ nếu chủng trở xuống là nói hạnh ác không phạm được làm năm việc. Đầu tiên là không được đào đất, tự làm dạy người làm đều vì cúng dường. Văn nói tự xấu nghĩa là không được tự trái.
Nếu người trở xuống là khai cho.
Nếu độ trở xuống là khai cho đi cà nhắc (tức nhảy đi). Hai việc này trong hạnh ác trước không nêu ra.
Nếu bạn trở xuống là khai cho hò hét (huýt sáo).
Nếu là trở xuống là khai làm sai khiến (luật chép: Nếu không xem thư mà đem đi, và vì người tại gia làm sứ đều phạm Đột-cát-la, trước cũng có dẫn. Trước nêu ngồi với người nữ và ca múa, v.v… ở đây không khai:
Vì việc này là đầu mối dần dần dẫn đến tánh ác, vì thế phải biết đó.
Giới thứ mười ba: Tánh ác không nghe lời người.
Một thuở nọ, Đức Phật ngự trong thành Câu-thiểm-di. Bấy giờ, Tôn giả Xiển-đà tánh ngoan cố không chịu nghe lời can ngăn của người.
Do đây Đức Phật chế giới.
Trong phần nêu duyên nói rằng tự ỷ lại như Xiển-đà, khi các Tỳkheo can ngăn, Xiển-đà trả lời rằng: lẽ ra tôi dạy các Đại đức mới phải, vì Thánh chúa của tôi được quả Chánh giác. (vì khi xưa cưỡi ngựa vượt thành vào núi, khi Phật thành đạo mới xuất gia, vì thế, nên thường ỷ lại kiêu mạn đối với người).
Trong phần giải thích, văn đầu lược giáo tức bài kệ của Đức Phật Câu-lưu-tôn.
Trong phần thông hội hỏi dẫn lược bài kệ để vặn hỏi văn rộng nầy.
Trong phần luận chỉ kinh tức luật Thập Tụng, giới bổn và từ ngữ trong luật Tứ Phần có khác chút ít.
Trong phần đáp:
– Gồm nêu. Nói nhân thời nghĩa là tùy cơ mà chế, vì không thể nói bao gồm được.
Nói trái nghĩa là văn hoặc có khác.
Thú hợp nghĩa là mỗi phần đều có lý kia.
– Nêu riêng: Trong sáu phần, phần thứ năm là việc lành hai lợi tự tha chia ra khác nhau, năm phần còn lại đều là thiện ác đối nhau.
1- Y cứ vào thương ghét từ tâm tổn ích trái nhau.
2- Y cứ vào căn cơ lợi độn trái nhau.
3- Thấy nghe rộng hẹp trái nhau.
Vô bổ nghĩa là không có lợi ích cho người.
4- Cầu lợi, và vì pháp trái nhau.
5- Sơ tâm và cựu học trái nhau.
Kiêm người tức trí tuệ gấp bội người.
Trong phần không phạm có năm việc:
1. Thuận theo lời can ngăn.
2. Phi pháp nghĩa là can ngăn không đúng như lời dạy của Phật.
3. Vô trí quở trách vì không đúng lý.
4. Thật nhĩ nghĩa là phản tĩnh tự mình không có lỗi.
5. Nói lầm vì không tác ý.
HAI PHÁP BẤT ĐỊNH
Trong phần nêu bày chỗ khuất và chỗ trống khác nhau có hai: Không xét thật phạm là bất định, trên gồm giới phần, dưới nhiếp oai nghi, vì thế tương đương thứ ba.
Văn trở xuống hai câu là chỉ rộng. Văn sớ chỉ chung lời sớ xưa, vì thế nói rằng “lời sớ nêu xưa”, giải thích rộng luật Tỳ-kheo giới bổn giải thích hai giới nầy nêu rộng nghĩa môn, vì thế nói rằng trong giới bổn. Nay ở đây chỉ nói duyên tướng thành phạm, từ nghĩa chương khác đều thấy trong giới sớ nghĩa sao, nên nói là lược thuật đại ý.
Trong phần chế ý: Một và hai là ý khác, thấy trong duyên khởi của giới; ba là vì pháp; bốn tức là dâm trọng do đây thành, vì thế nói rằng thứ lớp nghiệp ác.
Giới thứ nhất: chỗ khuất bất định.
Một thuở nọ, Đức Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di ngồi chỗ khuất với Ưu-ba-di, nói chuyện phi pháp. Tỳ-xá-khư Mẫu thấy vậy bèn bạch Phật, do đó Phật chế giới.
Trong phần duyên phạm chép: “Tùy làm phạm”: Nếu nói về chỗ phạm đều từ thiện, trong đây chỉ chế khiến cho người thế tục sinh nghi. Thiên chánh phạm tội Đột-cát-la, sớ chép: Duyên thì chung bảy tụ, phạm chỉ trong tụ Đột-cát-la, đây là nói để làm chứng.
Trong phần giải thích, trong bổn tông văn có ba phần:
1. Phân biệt cảnh: Người nữ phân biệt không phải súc sinh. Có trí phân biệt với chẳng phải trẻ nhỏ hoặc người cuồng. Chưa chết phân biệt với chẳng phải là tử hoại.
2. Từ độc trở xuống là nói việc đã làm, hướng về người có hai:
Nam nữ là một nên gọi là độc.
3. Từ tại trở xuống là giải thích chỗ khuất có bốn.
Đầu tiên nói hai thứ chỗ khuất, chỉ lấy nghĩa chỗ khuất người khác không thấy và chỗ khuất người khác không nghe, không cần trong nhà hay trong phòng.
Thường ngữ là tiếng nói không lớn, không nhỏ.
* Chỗ che khuất trong văn không chỉ cho vật, hễ có vật gì che khuất đều thành tội.
Chỗ có vật ngăn che như cây, v.v… việc hạn cuộc nên nói là cho đến, những thứ còn lại đều thuộc ở đây.
– Chỗ có thể làm: Vì có đủ ba việc trên.
Trong bộ khác, khoa đầu, trước là nêu các cảnh để ngăn ngừa sự
nghi ngờ xen lẫn. Thiết trở xuống là nói người thứ ba, đều không phân biệt biết, phần nhiều là không làm chứng được.
Luật Thiện Kiến, văn giải thích duyên đầu nghĩa gồm người thứ ba, do đui điếc, v.v… không thể nói là làm chứng được.
Nói nhiều người nữ: Cùng loại ưa nghe, dung tướng che giấu, tuy là có thấy nghe nhưng giống như không phải người làm chứng.
Trong phần tổng kết nêu bày tức chỉ cho thiên chúng học.
Giới thứ hai: Chỗ trống bất định.
Nơi chốn và người phạm đồng như giới thứ nhất, chí có chỗ trống là khác mà thôi.
Câu đầu nêu tên giới, câu kế chỉ cho đồng.
Duyên phạm cũng có bốn, chỉ đổi duyên thứ nhất là chỗ trống, còn lại ba duyên kia đều đồng như giới thứ nhất, nay lại nói về khác:
– Sở tại khác, tức hai phân của giới.
– Sở tác khác, nghĩa là có thể hành dâm và không thể hành dâm.
– Sở thuyết khác, vì trước chỉ nói dâm, sau có cả lời nói thô tục.
– Sở nghi khác, trước ba, sau hai đều như giới bổn.
(Phần một của phần hai quyển trung xong).