TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
(PHẦN 1 – 5)
Trong phần hai người trộm chung cả đạo tục. Trong phần chung nói chánh chủ tức chủ vật, vì tổn vật kia; hộ chủ tức người giữ gìn, tuy không phải vật của người nầy nhưng mất phải bồi thường, vì thành tổn hộ.
Ba câu đầu trong phần cú pháp, câu thứ hai nói rằng không giữ gìn nghĩa là chẳng phải không có người giữ, nghĩa là vật này không được cất giữ. Câu thứ ba nói vô ngã vô thủ: Đây là nói tâm không biết, không ràng buộc. Y cứ theo đây hợp tâm có ngã sở, tâm không ngã sở giữ gìn, câu này sẽ thấy ở văn sau.
Nhược trở xuống gồm phân ra tướng phạm. Trong hai câu sau, câu trên nói vật của tăng đều có phần của mình nên nói có ngã sở; câu dưới nói vật của quan không thuộc của mình, nên không có năng sở. Quan là cửa. Trộm trở xuống là gồm phân, rất dễ hiểu.
Kế nói về tướng trộm. Nêu rằng: gồm hai chủ: Trong bảy thứ sau, hai thứ trước y cứ theo hộ chủ (người giữ gìn) kiêm bổn chủ (chủ vật), năm món sau gồm bổn chủ cũng chung hộ chủ.
Trong phần đầu, luật Thiện Kiến văn có hai phần:
– Trước nói hộ chủ cẩn thận thì tổn bổn chủ, theo lý không bồi thường.
– Sau từ nếu chủ trở xuống nói hộ chủ biếng nhác lơ là thì tổn hộ chủ, vì phải bồi thường. Trong phần hai là chánh nói, luật Thập Tụng có hai đoạn:
– Trước nói gởi nhờ.
– Sau, từ nếu mượn trở xuống là nói vay mượn.
Trong phần trước nói Tỳ-kheo nhận vật của người khác gởi, thì xem tâm mình tốt xấu để nói bồi thường hay không bồi thường. Chữ xúc trong bổn luật viết chữ đầu, đây là truyền lầm. Sau nói Tỳ-kheo đem vật gởi người thế tục, thì xem tâm họ kính cẩn hay khinh mạn để luận 1038 đòi lại hay không đòi lại.
Nếu gởi trở xuống chỉ nêu bày. Câu đầu tức cư sĩ nhận vật của Tỳkheo gởi, nêu đồng như đoạn trước bồi thường hoặc không bồi thường. Câu kế tức cư sĩ đem vật gởi Tỳ-kheo, nêu đồng như đoạn sau đòi hoặc không đòi.
Hai câu đồng như như trước nên nói chỉ như trên.
Trong phần vay mượn, đã mượn vật của người khác, hễ có bị hư tổn phải bồi thường, sợ lộn phần gởi nhờ nên đặc biệt nêu ra để phân biệt.
Khoa kế nói lầm phá, mất nghĩa là tâm tốt, ép buộc đòi vật lại thành tội trộm, nay có nhiều trường hợp nầy vì không hiểu giáo pháp.
Trong phần ba nói chủ bị trộm vật, đây là chánh nói bổn chủ.
Trong phần so sánh nói sở dĩ không được là vì sợ đoạt (lấy) vật của giặc lại thành tội trộm.
Chữ “đầu thoán”, xưa chép: chỗ trống có một căn nhà tối để mọi người đi qua quăng vật vào đó.
Thoán tức là phóng.
Tụng chú: Ở đời có chú thuật để thể được lợi ích: bói toán, quăng ném đều nghĩa là không được.
Trong tướng trộm nêu rằng nghĩa rộng là các luật không chỗ nào chẳng có văn trộm đoạt, nhưng không có tướng hiện, không hiện tiền trước kết phạm, vì thế dùng nghĩa phân chia ý cho dễ hiểu.
Trong phần không hiện, văn đầu chỉ y cứ về trộm, quyết định, không quyết định, phạm không phạm.
Trong phần dẫn chứng, trước dẫn bổn luật. phần chánh văn nói rằng: Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo trộm vật của người, mà vật trộm đó là vật nghi, Phật nói phạm Ba-la-di. Chữ kiếp phải nói là chữ trộm, e rằng truyền lầm.
Kế, trong luật Tăng-kỳ có ba đoạn đoạt đều thành tội nặng:
– Y cứ kia đây hai tâm được, xả. Đoạt cũng phải nói là trộm.
– Từ túng trở xuống là y cứ riêng trộm mà được tâm, không chấp tâm người chủ.
– Từ nhược trở xuống y cứ riêng bổn chủ xả tâm, không nói về tâm trộm, nghĩa là đối với vật của mình phải khởi tâm xả bỏ, dầu nay không xả nhưng trước xả cho nên cũng không thể đoạt.
Thuộc sau lấy: Tức có thể trộm. Kế nói hiện tiền có thể đoạt, văn đầu trước nói ý có thể đoạt bỏ chữ Du.
Bổn trở xuống là giải thích, sợ cho rằng người giữ hộ yếu không thể đoạt, vì thế y theo đây không nói mạnh yếu, hễ tâm không xả đều có thể đoạt.
Khoa kế, luật Tăng-kỳ, đầu tiên dẫn câu có ba: Câu đầu đoạt thẳng, câu hai tức tự lấy, câu ba tức ngôn giáo.
Có việc chết nghĩa là trộm vật đến chỗ bị chết, sợ bị người bắt được.
Như trở xuống là gồm nêu.
Trong phần không thể đoạt. Khoa đầu trước nói tâm chủ quyết xả không y cứ về tâm giặc. Khoa kế, từ dầu trở xuống nói quyết lấy tâm giặc không luận tâm chủ, ở đây đồng với đoạn trước, chỉ y cứ về đối diện là khác. Dẫn chứng có hai:
– Bộ Tỳ-nại-da, quan đoạt được lấy. Trái lại nói Tỳ-kheo không được đoạt. Y cứ trở xuống quyết chung với vị trước. Do trong văn trên quan mới lấy chẳng trả không được, có thể so sánh biết chỗ cũng không được lấy.
– Luật Thập Tụng nói tự trộm thân không phạm: Sớ chép: Thân đệ tử là chánh báo nên mạnh, giặc lực dụng yếu.
Câu: Sư đoạt trọng: Đệ tử thuộc giặc là mạnh, sư là yếu. Nay dẫn văn nầy, chỉ lấy trở xuống nói phạm để chứng không thể đoạt mà thôi.
Thứ tư, trong luật Thập Tụng, trước nói thí cho. Chế không xin, khai lấy tự cho. Tây Trúc cũng vậy. Nước đây, cấm quyết có lấy nghĩa là Phật giáo không trái mà hình phạt thế gian, đáng lo.
Kế, từ nhược trở xuống là nói mua được.
Khoa kế, văn đầu khai lấy không chọn chỗ trộm. Nhưng đã biết là vật của Tam bảo, văn nói tuy được nhận mà lý không thể dùng. Không biết lẽ ra được.
Y bổn xứ: Hoặc chỗ trộm cũ, hoặc chỗ thuộc Tam bảo, đều có thể dùng vật của người khác, dù chỗ của Như lai, giặc tự làm chủ, không ngại thọ dụng.
Trong phần năm nói phạm vương pháp của vua, là cấm lao ngục: trước nói chưa thấy mặt, nói chưa thâu lục nghĩa là quan chưa bắt được.
Kế từ dĩ trở xuống nói đã được miệng dặn dò.
Lộ hiện xuất là nêu bày công hiển.
Nói vật của ta nghĩa là kia đã cúng cho tăng thì ta cũng có dự phần. Môn này nói theo Phật giáo thì có thể không được. Trong đây, vua cấm không được làm.
Trong phần sáu, Già luận nói đủ hai mới được lấy: Một là phải tự cho, hai là phài không biết.
Nhược trở xuống trái với hai duyên trên, cho nên nói không được lấy. Nếu trái với duyên thứ nhất thì theo lý cũng được, nghĩa là tuy biết bà con mà tự tay cho, hoặc tuy không tự cho nhưng biết bà con.
Trong phần bảy nêu người trông coi, nghĩa là giữ vật cho người khác.
Khoa đầu nêu ba hạng người.
Đem đi không tội nghĩa là không trông coi.
Ba hạng người là:
– Một là lạc độ.
– Hai là cha mẹ chết, nghĩa là không có người sai khiến.
– Ba là thiếu nợ.
Bất luận cha mẹ chỉ hướng chủ nợ vì không trông coi.
Trong phần chú thích y cứ người thiếu nợ người đời nghi rằng người trốn thuế vua xuất gia thành tội trộm, như trong thiên Thọ giới có nói.
Trộm tôi tớ phạm tội nặng: nghĩa là chủ là người trông coi.
Khoa kế, trước dẫn hai luật, khai ý giống nhau.
Thủ-la: xưa nói là: đem binh chống giặc.
Sở dĩ trở xuống là nêu ý của luật Thập Tụng ở trước.
Trong phần vật bị trộm, văn trong luận đầu nêu nêu tướng rộng, sau từ thả trở xuống là y cứ vào trần giới gồm thâu. Trước nói sáu trần, ba nghiệp thành trộm, tên không giống pháp hành. Thực độc, v.v… các tướng như sớ giải ở sau.
Thích âm thích là loại trùng làm độc.
Nếu người trở xuống là nói sáu giới.
Sớ giải, đầu tiên trong phần sáu trần, trước nêu chỗ trộm.
Hung hành nghĩa là loài rắn bò bằng bụng.
Thuốc độc nghĩa là tất cả các loại chất hại mạng người. Các vị tiên có thể trị được hai thứ độc trên giáo lý sự.
Tác trở xuống nêu tướng trộm. Ban đầu đến cũng vậy, là mắt trộm sắc, chữ thư giống như sổ sách ngày nay.
Nếu tụng trở xuống là tai trộm tiếng (âm thanh).
Trộm trở xuống là lược chỉ ba trần, giống như ở trên nói.
Nhược bí trở xuống là ý trộm pháp.
Sáu giới: Ba giới trước dễ hiểu, nên không nêu ra.
Hữu trở xuống là trộm gió, nhược trở xuống là trộm hư không, luận trở xuống là trộm thức.
Chú giải nói trí dụng nghĩa là nghệ thuật, kỹ năng đều nương thức khởi thì chọn thức thể vì không thể trộm.
Trong phần ba kết chỉ, đầu tiên chỉ rộng. Đãn trở xuống là nêu cốt yếu gồm thâu. Quảng trở xuống lược văn ở phần thứ hai. Kia tùy văn giải thích hiển rõ tướng rất nhiều, nếu cần thì tìm xem, ở đây không dẫn lại.
Trong phần vật của phi nhân, văn đầu tiên định ra việc phạm, luật Ngũ Phần trở xuống dẫn hai luật để làm chứng cứ, đều hiển bày hộ chủ. Luật Tăng-kỳ văn rộng chỉ y cứ kết trọng, có thể nghiệm có chủ. Trong phần không hộ, khoa đầu hai câu trên định ra phạm tội. Nói tùy cảnh là hướng về phi nhân phạm. Vì thế sau dẫn nêu bày có ba: Luật Thập Tụng và Đa luận nêu bày tướng rất dễ hiểu. Luật Thiện Kiến nói không tội nên thêm phần chú thích.
Khoa kế, đương thời có thực hành y phẩn tảo, vì thế có lấy. Được hay không được như trên tức đã nói ở trước có chủ hay không chủ. Lại trong phần không chủ thần hộ không hộ. Ắt trở xuống là nêu thủ pháp.
Trích bốc tức liệng ném.
Bốc là hỏi thần, xả lận là phi nhân hộ không hộ.
Trong phần vật của súc sinh, văn đầu trong luật nói rằng: Tỳ-kheo lấy vật trong tổ chim và vật trong hang chuột, Tỳ-kheo nghi ngờ chẳng biết mình có phạm tội hay không, bèn bạch lên Đức Phật, Phật dạy rằng vật đó súc sinh không dùng thì không phạm, nhưng không nên thọ nhận vật như vậy (nhận phạm Đột-cát-la, văn không nêu rõ).
Trong phần dẫn xưa, đầu tiên giải thích câu trên xếp vào phạm.
Cố trở xuống là dẫn y cứ. Luật chép: Lúc bấy giờ, cách Phật không xa có một ngôi làng, các con chuột trong làng đó tha quả Hồ đào (quả hạch đào) vào chùa nhóm thành một đống lớn. Lục nhóm Tỳ-kheo sáu vị có tâm trộm lấy ăn, sáu vị nghi ngờ bạch Phật, Đức Phật nói là phạm Ba-la-di.
Trong phần chánh giải, đầu tiên thông ý bổn luật phạm tội nặng, vì nói nhóm Tỳ-kheo sáu vị có tâm trộm lấy, rõ ràng đây là vật của người ở làng kia cho nên xếp vào tội nặng. Chuột nghi ngờ, tâm súc sinh khó biện, chỉ y cứ khi chưa cất, hoặc chưa ăn mới có thể biết mà thôi.
Dư trở xuống là dẫn bộ khác định phạm.
Trong luật Thập Tụng nói lấy thức ăn còn thừa của con sư tử không phạm: Xưa nói loài thú này không ăn thịt lạnh, nên phần còn sót lại không quan trọng.
Trong duyên thứ hai, luật có bốn câu:
1. Có chủ tưởng không chủ phạm tội nặng.
2. Có chủ nghi không có chủ phạm Thâu-lan-giá.
3. Vật không chủ tưởng và nghi có chủ phạm Thâu-lan-giá. Lược không có câu ba không chủ tưởng có chủ.
Y cứ ở sau nghĩa trì phạm nầy phải đầy đủ.
Trong văn, trước nêu thành duyên phạm, là câu thứ nhất. Nhược trở xuống phân biệt với thiếu duyên, là câu thứ ba.
Đầu tiên y cứ vốn mê không phạm, tiền trở xuống là y cứ chuyển tưởng. Trước khởi tưởng có chu, sau chuyển tưởng không chủ phạm Thâu-lan-giá. Trước nghĩ là không chủ, sau lại nghĩ có chủ phạm tội Ba-la-di, vì thế nói rằng lẫn nhau phạm tội nhẹ và nặng.
Nghi và cảnh hai câu khác nhau đều thấy ở thiên sau.
Trong phần duyên thứ ba nêu ý, trước nói khó giữ hộ, vì tâm tham nhiễm cất chứa sâu dầy, chạm vật sẽ khởi niệm tham. Tâm thô bất giác đâu biết là duyên tà, bất thể vọng tình sa vào lưới tội. Bậc thật đức còn chưa khởi được, phàm phu trôi lăn trong đó. Hễ là đồng tâm thì càng phải gấng chí.
Đãn trở xuống nêu kết nghiệp.
Không hướng về cảnh thị phi (đúng sai): Cảnh tức vật trước. Tam bảo lẫn dùng vật không riêng từ là đúng, nhập vào của mình dùng là sai. Hai trường hợp đều kết tội nặng vì thế biết không phân biệt.
Cố trở xuống là dẫn chứng. Vì Tam bảo cho nên nói tâm tốt. Nếu nói về ngu giáo lại là tâm giặc.
Lý trở xuống ở sau sẽ dẫn.
Trong phần chánh nói, luật Thập Tụng nói khổ thiết nghĩa là thúc dục, ép ngặt người. Đồng như luật Tứ Phần ở sau nói là ép ngặt la hét, khinh mạn nghĩa là hiện tướng xúc phạm vật. Cập trở xuống thình lình là đồng với thứ tám (y cứ theo sớ hợp), danh tự đồng với thứ mười. Nhận gởi đồng với thứ bảy. Chỉ ở sau nói lời lại là không đồng với tông nầy. Tuy là tâm trộm nhưng kia đây thỏa thuận nhau nên đặc biệt nêu ra. Để âm là để. Trong Già luận nói cưỡng đoạt đồng như phần thứ tư ở sau (y theo sớ). Nhuyễn ngữ (lời nói mềm mỏng) đồng như biện ngữ (lời nói biện tài). Thí rồi lấy lại, khác với ở sau: Nghĩa là quyết định thí cho người sau lấy lại.
Bộ Thiện Sinh cũng nói, chú thích chỉ bày.
Tội ăn cắp phạm tội trộm.
Trong luật Ngũ Phần nói tâm xiểm đồng như phần hai ở sau (y theo lời sớ). Tâm khúc đồng với thứ chín. Tâm sân đồng với thứ tư.
Luật Tứ Phần nói mười thứ, sớ chép: Trong luật nêu đủ hai thứ năm tâm trộm: Trước là năm tâm, sau là năm thủ. Thủ là nghiệp kia đối cảnh hành sự.
Trong phần một nói có thể học mê nghĩa là giáo pháp nầy đáng thể học mà không học nên mê.
Trong phần hai là khuyến khích cầu.
Ưng giống như chữ tích.
Trong phần ba cả hai đều giải thích: Hư và thật chia ra đó.
Trong phần bốn y theo lời sớ.
Lại nói, hoặc nói thế lực của vua quan, ở đây cùng với phần thứ tám tên đồng mà tướng khác, chỉ y cứ theo cả hai tâm và thủ để phân chia. Nói tâm chưa hẳn là thủ (lấy), nói thủ (lấy) thì phải gồm tâm.
Thứ chín, chú thích giới trong luật bổn và lời sớ đều thấy hai chữ “tiện thủ”, văn nầy phân nhiều chỉ có một chữ tiện, quyết là truyền lầm, không nhọc phải giải thích khác.
Trong phần mười, giải thích năm tướng: Ba tướng trước là thân nghiệp, hai tướng sau thuộc khẩu nghiệp. Lại trong ba tướng trước: Tướng thứ nhất là nương tự mình, tướng thứ hai là nương tên người, tướng thứ ba là nương năng lực người.
Hai tướng sau: Tướng thứ nhất là lời nói khéo, tướng thứ hai là lời nói dối.
Đời nay Độc sĩ phần nhiều còn cầu xin, cười nịnh xu thời, nói khéo để nịnh hót người đời, hoặc coi trọng việc tiếp khách, đâu tránh được Ô gia, hoặc siêng năng đối với việc thỉnh mời, ra mắt, đâu biết rằng đó là trái đạo. Không biết nghĩa là giả vờ biết. Không thân thiết nghĩa là gượng thân. Miệng nói nhiều phương, tâm mưu cầu trăm kế, trọn ngày lo lắng, suốt đời nhọc thân. Một lời nói tầm thường, không đâu chẳng đắm vật. Tuy nói rằng chúng thật mà trị đời chưa biết. Cạo tóc nhuộm y, ý toan tính việc gì. Bàn kinh, giảng luật chú ý phải nói lời gì để người tin. Nghiệp mê hoặc ngày càng thêm cho nên khiến rong ruổi mỏi mệt, có thể cho rằng luống sinh luống tử thật là bất giác, không biết xét kỹ kinh này trở lại cầu tự mình, (lời ngay trái tai) phải suy nghĩ cho kỹ.
Trong phần kết cáo nói vọng tình theo cảnh, suy tính muôn mối, đâu chỉ nêu ở trên mà bao gồm hết được. Song nêu một lớp hết các xúc loại thì dài, nên trước tuy lược nêu cùng đủ ngăn ngừa tâm. Nhưng đã biết giáo tướng, ít biết vọng tâm có thể ngăn không khởi, vì thế như bức tường. Tâm tùy theo cảnh mà sinh, tâm vọng thì cảnh vọng, cho nên nói là vọng cảnh.
Trong phần bốn nói vật thể, văn đầu nói năm tiền là thuộc về tiền thể, nói vật năm tiền là y cứ theo tiền pháp (số tiền mà pháp vua kết tội). Sở dĩ lấy giới hạn năm tiền là do pháp vua lúc đó nếu trộm năm tiền thì sẽ bị giết, Đức Phật theo pháp vua trộm đủ năm tiền chế tội nặng.
Trong phần định thể của tiền, trước có dẫn luật.
Trong phần đáp, phần một và hai đều giải thích chừng hạn năm tiền, sau giải tùy tội chết không hạn cuộc số vật.
Một là đồng luật Thập Tụng.
Hai là phù hợp bổn tông.
Ba là nghĩa luận gia lấy.
Trong giới sớ chép: như trong Đa luận tướng trộm thông lạm. Đầu giải thích bổn tiền (tiền xưa) do đâu mà hiểu được (đây là phá giải thích đầu), sau giải thích tùy cõi nước hiện tại mà xử vào tội chết, nói cũng chung chung, khó có thể dựa theo (đây là phá lời giải thứ ba).
Trong phần định đoạt, khoa đầu nói luật và luận khác nhau, nghĩa là luật như ở sau dẫn, luận tức văn trước.
Phán tội nghĩa là phạm rồi xử đoán.
Nhiếp hộ nghĩa là chuyên tinh vâng giữ.
Nay từ nhiếp hộ để định thể tiền, cổ trở xuống là dẫn chứng tức văn trong phần thọ pháp nói tướng.
Trong phần nêu xen lẫn là bỏ gấp theo hoãn, chưa hiểu được ý của lời dạy.
Tiền lúc xưa, một tiền tương đương mười sáu, năm tiền thì thành tám mươi.
Trong phần chánh phán, hai câu đầu y theo luận, kế là giải thích để định nghĩa nay.
Tăng trở xuống là dẫn chỗ y cứ.
Vua không có pháp nhất định là chỉ chung các nước. Pháp khi xưa của vua Bình-sa nghĩa là Phật y theo đó kết giới, có thể dùng làm tiêu chuẩn, đây là lấy pháp trộm năm tiền, không định tiền xưa.
Bốn tiền ba giác (ba góc) tức tính vào giới hạn năm tiền. Hai góc rưỡi tiền cũng thuộc vào tội trộm bốn tiền. Tiền nói về góc, sợ khuôn đúc tiền kia hình vuông, đây là phân biệt từ xưa cũng đúc tiền vuông.
Thời nay thì đúc tiền tròn: chỉ nói theo bốn chữ.
Bốn trở xuống là y theo bổn tông để quyết bỏ.
Luật luận: Luật là luật Thập Tụng. Luận tức bộ Đa luận có hai cách giải thích trước sau.
Do sau thắng: Tức giải thích làm thứ hai, hướng về lần đầu nên có lần sau.
Sớ chép: Có thể như trong bộ Đa luận giải lần thứ nhất, tùy theo cõi nước dùng tiền y cứ năm tiền làm giới hạn, thì tranh luận tự dứt.
Túng trở xuống là hội đồng.
Luật Thiện Kiến chép: Hai mươi Ma-bà-ca (xưa là Đồng tiền lớn, tức tiền lớn bằng đồng) thành một phần Ca-lợi-sa-bàn, bốn phần lấy một cho nên giới hạn năm tiền.
Luật Tăng-kỳ lấy mười chín Ma-sa-ca thành mười kiết-lợi-sa, bốn lần lấy một thì thành bốn tiền ba góc. Sợ cho rằng bộ Tăng-kỳ khác với luật Tứ Phần nên dùng luật Thiện Kiến để giải thích. Nhưng luật Thiện Kiến và luật Tăng-kỳ đều tính theo Đồng tiền lớn xưa, chính là dùng pháp xưa ở Vương-xá để giải thích nghĩa năm tiền. Còn việc xử đoán tội trộm là tùy theo cõi nước dùng, tức luận kia nói: Người xuất gia cho đến lá cỏ cũng không được lấy, vì thế biết gấp giữ gìn có hợp với tông nầy đôi chút.
Trong phần dẫn chứng, từ đầu đến tùng cấp là dẫn văn đoạn trước. Kia nói người trộm kho báu, vì thế y cứ vào vật trong tủ để hiển bày tướng phạm kia. Kia nói đủ rằng: Nếu vật báu đầy trong tủ đưa tay cầm lấy, tay chưa lìa chỗ nhưng cũng lìa đi một phần, ra khỏi rồi rớt lại trong tủ phạm Thâu-lan-giá, nếu ra khỏi cửa tủ phạm tội Ba-la-di (tức lời sao ban đầu dẫn). Có Pháp sư giải thích rằng: Dước đáy tủ lấy vật báu rời khỏi đáy tủ, chưa ra khỏi cửa tủ phạm Ba-la-di.
Pháp sư trở xuống thêm lời sao dẫn, đây tức là luận chủ lấy lời của vị Pháp sư sau.
Lại quán trở xuống là dẫn đoạn sau. Nói năm việc, kia nói rằng: Luật sư trí tuệ nếu muốn khởi sự tranh luận, thì trước phải xem năm chỗ xong rồi mới phán đoán.
Chỗ: Như ta muốn lấy vật này, nói câu này rồi liền phạm tội. Nên xem vật nầy có chủ và không có chủ. Nếu có chủ xả tâm, không xả tâm. Nếu chưa xả tâm mà lấy thì tính theo tội trong luật, nếu đã xả tâm thì phạm Ba-la-di (đây là quán một việc).
Thời: Về thời, y theo đây có thời nhẹ, có thời nặng. Có thời nhẹ tức lấy thời nhẹ mà tính để kết tội, nếu thời nặng thì cũng tính để kết tội, v.v… (đây là việc thứ hai).
Lại nói: Có vật còn mới thì quý, sau đó không quý, như bình bát bằng sắt khi mới hoàn toàn sạch sẽ không bị hư chảy, ban đầu quý, sau bị hư chảy thành không quý. Đây cho nên tùy thời mà tính (mới cũ là 106 hai việc).
Lại nói: Tùy thân dùng việc (tùy dùng là một việc, trong đây lại có năm) như dao, búa, ban đầu quý sau không quý, nếu lấy trộm búa người, phải hỏi chủ búa mua giá bao nhiêu. Nói nếu dùng một phần mua (năm tiền). Lại hỏi: Mua mà đã dùng chưa? Nếu đã dùng rồi thì thành đồ cũ (là một).
Như chày nhãn dược và chìa khóa cửa, hoặc đốt, hoặc mài cũng thành cũ (là hai).
Lại như áo tắm hoặc bỏ vào nước, hoặc dùng rồi cũng thành áo cũ (là ba)
Bơ, dầu hoặc đổi đồ đựng, hoặc bị trùng kiến rớt vào cũng gọi là cũ (là bốn).
Lại đường phèn ban đầu cứng sau mềm, cho đến dùng móng tay bấm vào cũng thành cũ (là năm). Nếu Tỳ-kheo lấy trộm vật của người, nên hỏi chủ vật, nếu chưa dùng thì quý, dùng rồi thì không quý, các vị nên biết. Đó là năm việc, Luật sư phải xem xét kỹ rồi mới phán sự.
Dẫn hai đoạn nầy, trước y cứ theo gấp, sau y cứ theo chỗ. Nói trước phế lập y cứ hai ý nầy để định năm tiền. Duẫn giống như đương.
Trong phần nghĩa, câu đầu nói tiền sang hèn, nghĩa là vật có nhẹ có nặng. Thời có hưng thịnh y theo xưa. Quý: Một đáng dùng nhiều; tiện (không quý): Nhiều đáng dùng ít, như trong văn rất dễ hiểu.
Câu kế, ba văn đều như vậy, vì thế đều nêu hết. Ở đây nghĩa là y cứ chỗ trộm tổn hại chủ, do luận không y cứ, về sau bán không đủ. Trong phần ba ý cũng giống như trên, giống như mùa Xuân giá trị mười, mùa hạ giá trị một. Trên dưới gồm xem xét ba câu. Câu đầu trong văn đã đầy đủ, câu kế nên nói rằng: Trộm vật chỗ hèn (không quý) bán chỗ sang.
Câu ba: Khi thấp hèn trộm vật lúc sang, bán đều y theo gốc mà xử đoán. Câu bốn tức trộm nhiều phạm tội nhẹ vì không đến kết quả, không được vật phạm tội nặng vì chỉ làm tổn hại người khác. Câu năm “chưa tới năm tiền phạm tội nặng”, quá năm tiền phạm tội nhẹ.
Trước dẫn luật Tứ Phần, cả hai giải thích, đều y cứ người nhiều vật ít cho nên không đủ năm tiền, hướng chung đến vật kia đều nhập vào tội nặng.
Sau dẫn luật Thập Tụng hướng chung đến nghĩa không đủ năm tiền. Chỉ trở xuống là mất vật, nghĩa là khi chưa tác pháp, mười phương thường trụ cũng nói như vậy.
Trong phần sáu nói trộm ít thành tội nặng. Trước tiên dẫn luật Tăng-kỳ thì dễ hiểu, kế dẫn luật Thiện Kiến xen nhau dạy, như có một vị thầy dạy ba người đệ tử rằng: Kia có sáu tiền, người lớn lấy ba tiền, người nhỏ mỗi người lấy một tiền (số người đủ năm tiền), ta tự lấy một tiền (tự nghiệp không đủ). Người đệ tử nhỏ thưa rằng: Hòa-thượng lấy ba tiền, các bạn đồng học mỗi người lấy một tiền, con tự lấy một tiền (tội cũng như trên).
Một tội Ba-la-di: Dạy người phạm.
Một Thâu-lan-giá: Tự mình phạm.
Tự trở xuống là giải thích nghĩa, kết tội Thâu-lan-giá, sợ nghi đồng trộm nên phạm Ba-la-di.
Trong phần năm giải thích lìa chỗ: Câu đầu, luật Tứ Phần chép: chưa lìa chỗ không thành phạm, sau dẫn luật Ngũ Phần nói đã lìa chỗ mới thành phạm. Văn nêu năm tội: Đào đất phạm một tội Ba-dật-đề, có không chẳng nhất định (luật Thiện Kiến phạm Đột-cát-la vì đây là phương tiện để trộm). Cầm vật kết: Là phương tiện kế đó (y theo nay phạm Thâu-lan-giá). Dời vật là phương tiện gần rất dễ hiểu.
Khoa kế, trong phần nêu riêng, câu đầu y cứ phán đoán nói phạm. Dùng nặng nhập nhẹ: Hễ xử vật của người mất, phải thỉnh Luật sư phán đoán nặng nhẹ, y theo sớ mà báo chúng. Phán nặng là nhẹ phạm Ba-ladi, phán nhẹ là nặng phạm Thâu-lan-giá, đều hướng về văn thành thời để định ra tướng phạm.
Phi pháp phán dụng: Đây là y cứ về loại thường đồ vọng thư bộ lịch. Luật Thiện Kiến trở xuống như làm khế thư phân phán địa giới.
Một đầu nhẹ: Như sách nói chỗ theo xứ thời thuộc phương tiện Thâu-lan-giá.
Hai đầu nặng: Lại trong sách nói chỗ đến xứ thời rốt ráo phạm Ba-la-di.
Chữ họa là viết lầm, trong luận viết chữ thư. Giới sớ cũng y theo trong luận dẫn. Câu kế chỉ y cứ vào miệng quyết đoán liền phạm.
Luật Thiện Kiến có hai tiết, đầu tiên y cứ về trộm đất.
Nói “tăng đều nặng” ý nói là đồng tình. Nhược trở xuống là y cứ xử đoán sự tranh luận.
Trái lý phán cho là năng phán, phạm.
Trái lý phán được thành sở phán, phạm.
Sau dẫn luật Tứ Phần tức y cứ về biện thuyết, văn như ở trước đã dẫn.
Câu thứ ba nói nêu tức chú giải, sau hiển tướng, như là trượng, thước ngày nay.
Trong văn lại dẫn trộm hai, nêu là phạm tội.
Y theo luận nếu trộm có ba: 1/ Đột-cát-la; 2/ Thâu-lan-giá; 3/ Tội trọng.
Cho đến trộm mười thì tám thứ trước đều phạm Đột-cát-la, thứ chín là Thâu-lan-giá, thứ mười là tội trọng (xưa nói: Chín trước là Thâulan-giá, không thấy trong văn luận).
Câu bốn: đọa trì nghĩa là trù tính nhiều nhưng vật ít, hoặc không trù tính mà lấy vật nhều. Không phải ý văn nói ở thế gian có việc đó.
Trong năm, câu đầu dẫn luật Thập Tụng đã nói.
Y cứ dị sắc phạm như lông, tơ, dệt vải làm thành những thứ bông hoa, chim thú vì lôi kéo dời đổi khiến cho tổn hại vật kia.
Hoặc như trở xuống là y cứ theo bổn luật. Y cứ về tổn sắc phạm, văn nghĩa rất dễ thấy.
Câu sáu: Nói chuyển xỉ như ở đời con cờ đánh bạc phần nhiều dùng răng, xương làm con cờ để đánh, có tâm trộm dời vật đến chỗ khác thành tội.
“Sư bồ”, “Bồ bác” đều là tên khác của vật để đánh cờ, cũng gọi là bác dịch.
Trong văn, trước dẫn luật Thập Tụng nêu bày tướng trộm, kế là dẫn luật Ngũ Phần nói đánh bạc (đánh cờ).
Câu bảy: Kia nói trộm. Nói đủ bốn chân nghĩa là thúc ngựa hướng đến chỗ hẹn, đủ phạm tội nặng, không theo chỗ hướng đến phạm tội nhẹ (tuy lìa nhưng phạm Thâu-lan-giá) chỗ hẹn không nhất định, liền phạm tội nặng, chủ đến, tâm chưa được phạm tội nhẹ (tức trong văn nói chưa khởi tưởng được vật).
Câu tám, luật Thiện Kiến nói được tâm (khởi tâm tưởng được vật) đã quyết không đúng, đụng đến vật liền phạm, không đợi lìa chỗ. Như ở sau nêu thí dụ rất dễ hiểu.
Câu chín nói nhà, ruộng, v.v… không thể lìa, không giống có thể lìa, không thể ở câu trên.
Câu mười, là nêu ra ba tướng: Hư không, cọc, nước.
Trong luật nói xứ, có mười ba, trong lời sớ kế sẽ giải thích, nay chỉ nêu sơ lược.
1. Địa trung (trong đất, dưới đất): Tức vật chôn dưới đất có chủ, hướng về chủ kết. Ở trong đất của Phật, tăng thì thuộc Phật và Tăng.
2. Địa thượng (trên mặt đất): Như nay được vật trên đường đi).
3. Thừa (xe cộ): (Nghĩa là các loại xe như xe voi, xe ngựa, nếu trộm vật trên xe, mà lìa khỏi xe mới phạm tội. Nếu gồm xe, trộm xe, lìa thì phạm).
4. Đảm: (đồng với ngồi hai phần).
5. Hư không: (Nghĩa là các thứ: y, vật, chim do gió bay đến, mà muốn trộm lấy thì y cứ theo không xứ (tức hư không) để nói về lìa xứ. Luật Thiện Kiến nói chim trên hư không, quá cánh bên trái, cánh bên phải, đuôi, từ đầu trở xuống cũng như vậy, đều phạm tội nặng).
6. Giá (cái giá treo áo): Tức cây cong để treo áo. Nếu trộm vật trên giá nầy thì vật lìa khỏi giá mới phạm. Nếu giá liền nhau, giá lìa liền phạm).
7. Thông (hoặc trộm vật của làng, hoặc trộm thể của làng, đánh, phá hoại làng v.v…).
8. A-lan-nhã: (Không địa ngoài thôn đồng thôn rất dễ biết).
9. Điền (ruộng): (Luật Thập Tụng nói nếu là ruộng phải nói tướng, được hơn thì tội nặng, không bằng thì phạm tội nhẹ. Nếu khởi tướng khác quá phần, hơn thì phạm tội nặng).
10. Xứ sở: (Như cửa hàng làm xứ, trộm vật của cửa hàng, trộm thể giống như phần xóm làng ở trên).
11. Thuyền xứ: (Trộm vật tức dùng thuyền làm xứ, trộm thể thuyền tức đứt dây lìa chỗ mới phạm).
12. Trộm nước: (Tức đoạn nước chảy. Luật Tăng-kỳ nói tưới nước, rót nước. Hoặc một nhất túc thẳng nhất văn, hoặc đến bốn, năm. Nếu làm hư hoại rạch nước kia để nước chảy vào riêng thì phạm Thâu-langiá, đủ giá trị năm tiền thì phạm Ba-la-di).
13. Tư độ quan: (Như trong luật, Tỳ-kheo không đóng thuế. Nếu cư sĩ đóng thuế, Tỳ-kheo mang hộ qua khỏi chỗ đóng thuế, phạm tội nặng. Luật Thập Tụng nói Tỳ-kheo phải đóng thuế, không đóng thuế cũng phạm tội nặng, còn lại giải rộng như trong sớ).
Trong phần kết chỉ bày có ba đoạn:
– Nêu ý sơ lược ở trước.
– Từ ưu trở xuống nói người có thuận và nghịch. Trước nói người biết đủ sợ phạm thối lui. Nhược trở xuống nói nhiều việc cầu tiến, ăn trộm sẽ bị vùi lấp.
Nói tâm lo sầu nghĩa là tâm có thể sợ gặp nạn, có thể cấm chế.
Dầu thành nghiệp, tai ương đến nhiều đời, đây là điều đáng lo.
Câu “Cho nên phải nhớ nghĩ đến đạo” ý nói kính mến xuất ly.
Câu “Duyên cảnh hạn cuộc”: Là điều mà giáo pháp đã cấm.
Câu “Có nhiều việc”: hoặc ưa làm thầy người, hoặc ưa làm phước ở đời.
Câu “Muốn bay cao”: Danh vị hơn người.
La Đạo Võng: Kết nghiệp thành.
Không có ra khỏi: Là khổ báo không cùng.
Hà trở xuống là nêu bày ý kia, Như Bảo Vương ở trước chỗ chọn người.
– Từ hữu trở xuống là khuyên tu.
Câu đầu kêu gọi người đời sau. Đọc kỹ càng là khuyên tìm xem nghiên cứu giáo pháp.
Phụng sự là dùng giáo chiếu cảnh. Thâm tư là dùng cảnh quán tâm, bèn biết là tự mình phản tỉnh tâm hạnh. Cố trở xuống là dẫn luận để khuyên.
Trong luận câu đầu là nêu bày chung ý của giáo pháp. Thử trở xuống là chỉ riêng giới ngày nay, lời văn cần phải dồi dào.
Giải thích rõ ràng: Luận có liên quan đến quyển ba, nói quyển kia lý đồng nghĩa là khuyên phải xem xét rõ ràng.
Luận trở xuống là y theo luận để hiển rõ ý hai câu đầu là chỉ phần giải thích nêu trên, vì y theo văn trong luận.
Du trở xuống ngăn kia vọng cho rằng nêu bày ý lược. Trong phần không phạm, trước dẫn năm tưởng, đều cho là không có tâm trộm:
– Tưởng cho đến: Ý cho rằng vật này của người khác cho.
– Tưởng của mình có: Nghĩa là không phải vật của người khác.
– Tưởng vật phấn tảo: Nghĩa là tưởng không có chủ.
– Tạm lấy: Tức cầm trả lại.
– Thân hậu: Tức không có kia đây.
Sau, từ luật trở xuống là giải thích phần thứ năm.
Trong bảy pháp gồm:
– Kiệt sức đại lao vì đó không nhàm chán.
– Vật trọng của mình đem cho mà không tiếc.
– Trái nghịch xúc não không có sự hối hận.
– Bày tỏ tâm tư của mình không che giấu.
– Dấu ác khoe thiện sợ tổn thương bên ngoài.
– Tù tội hoạn nạn nhiều cách cứu giúp.
– Sang hèn giàu nghèo, trước sau như một.
Như thị trở xuống là kết thúc hiển bày, vì thế biết rằng thành thật mới nhập khai vị, tự xen lạm nương nhờ khác đều bị chôn vùi tên họ, bóng dáng.
* Giới sát: (Đức Phật ngự tại thành Tỳ-xá-ly, lúc bấy giờ các Tỳkheo tu quán Bất tịnh, nhàm chán thân, ưa thích chết. Có Tỳ-kheo ngoại đạo tên là Nan-đề chịu thực hành việc giết hại đó. Cư sĩ thấy vậy kinh sợ, do đây Đức Phật chế giới).
Trong phần nêu tên phân biệt chẳng phải súc sinh vì giết súc sinh không phạm tội nặng, hoặc gọi là đại sát sinh phân biệt với tiểu sát ở sau.
Trong phần tùy giải thích, văn đầu dẫn luật rất chuẩn, trước sau gồm nhiếp tướng sát. Trong phần chú giải từ đầu sở y giải thích thức đầu ở trên.
Kinh Đại Tập chép: lúc là Ca-la-la (đây gọi là tạp uế, nhập thai bảy ngày, hình trạng như sữa đặc, tức ngưng hoạt, có ba: Mạng, noãn và thức. Hơi thở ra vào là Mạng, không hôi không nát là Noãn (nghiệp trì hỏa đại, sắc không hôi thối). Trong đây tâm, ý, thức là thức. Nếu hoại ngưng hoạt thì hoại chỗ nương của thức. Mạng noãn tùy theo đó diệt, gọi là phạm giới sát.
Cho đến trở xuống là giải thích thức sau, nghĩa là bốn đại sắp hoại thần thức chưa đi, nếu hoại cũng thành tội riêng.
Sớ chép: Tùy chỗ nào có noãn thì thức ở trong đó, tức ở của thức được mạng căn thu nhiếp.
Kỳ trở xuống là hiển bày sơ lược.
Trong phần biện tướng:
* Khoa đầu, trước nói tự sát. Câu một là nêu, vị trở xuống là nêu tướng, y theo lời chú giải thành tám, nay thiếu hai thứ, ở sau sẽ dẫn:
– Thân có hiện tướng (Hoặc khiến cho sợ sệt, hoặc hiện tướng chết, v.v…).
– Miệng khen tướng chết (hiện tướng ở miệng, nghĩa là dùng ngôn thuyết khuyên dạy, hoặc dùng tiếng lớn la hét khiến cho sợ. Nay lời sao hạn cuộc ở lời giải thích đầu.
– Khanh hãm (biết người đi trên đường này, nên đào hầm hố cho họ rớt xuống chết).
– Ỷ bát: (Biết người kia sẽ đứng dựa chỗ đó, liền đem dao, gậy, v.v… để chỗ đó, khiến người dựa vào đó sẽ bị chết.
– An sát cụ: Sắp đặt dây, dao, gậy khiến cho người kia lấy bị chết.
– Dữ dược: (Cho thuốc) rất dễ hiểu.
Văn nói, v.v… nghĩa là tự sát (nghĩa là tự giết mình, hoặc thân, hoặc gậy tùy theo đó bị chết). Thân miệng đều hiện tướng (thân và miệng khen việc giết hại).
Trong phần dạy người, trước nêu bày. Nếu dạy trở xuống là nêu tướng. Chú thích trong giới nêu đủ mười một thứ, nay lời sao cũng thiếu hai thứ.
– Dạy khen (dạy người khen ngợi việc giết hại) lời chú giải trong giới nói sai khiến người khen ngợi, nghĩa là sai người nói với người kia.
– Giáo khiển sử: Chỉ bày những điều đã dạy khiến người đến giết hại.
– Vãng lai sử: Nhận lời đến hại trở về, rồi lại đến nữa.
– Trùng sử: Tiếp tục sai khiến người, cho đến một trăm, mười ngàn lần khiến cho hại.
– Triển chuyển sử người bị kia sai khiến không đi, chuyển sai nhờ người khác nữa, cho đến một trăm, mười ngàn người, người sau cùng làm việc giết hại đó, tùy theo sự sai khiến trước đều đồng một tội nặng.
– Cầu người nam: Lựa chọn người mạnh khiến đến giết hại.
– Dạy cầu người nam: Khiến người khác tìm người nam.
– Gửi thư: Trình bày trên giấy mực khiến người bị chết.
– Dạy gửi thư: nhờ người khác làm thay.
Đồng lấy hai món còn lại, nghĩa là tìm người đem dao (nghĩa là có thể giết) và dạy tìm người đem dao. Tinh trở xuống là gồm nêu bày. Muốn bày rõ văn trên tướng chưa hết, lại ngăn người ác tránh đây tạo kia, vì thế dùng lời này để nhiếp chung.
Năng giáo phạm: Y cứ người phạm.
Nếu luận sở giáo phạm thì chung cho đạo và tục. Nếu là đạo nhân thì năng sở đều phạm. Thiên sau tức là trì phạm, trong phần tự mình làm và dạy người làm.
* Khoa kế: Quyết đoán chỉ tội phạm: Tương truyền rằng phạm tội Đột-cát-la. có chỗ nói rằng nếu như vậy thì chỉ phạm tội Ba-dật-đề, không thấy chỗ nêu ra.
Trong phần ba nói: Không khéo léo trong việc nuôi người bệnh dẫn dến chết, nhưng không có ý hại nên đều kết tội Thâu-lan-giá. Ban đầu cho ăn mụt nhọt vỡ ra, cả hai đều phạm, nghĩa là món đó không thích hợp, không được cho ăn mà cho ăn.
Thứ bất trở xuống nghĩa là cho ăn được mà không cho.
Trong phần bốn chép: “Do Tỳ-kheo nói”: Tức là dạy người khác làm.
Gồm tội trộm: Do công kích cướp đoạt làm tổn hại đến vật kia.
“Ưu-bà-tắc đồng” nghĩa là năm giới, năm giới đều cấm.
Trong phần năm nói hầm hố, ban đầu y cứ vào khắc tâm. Đào hầm hố để hại người. Nếu súc vật bị sụp chết thì phạm Thâu-lan-giá; đào hầm hố để hại súc vật, nếu người bị sụp chết thì phạm Đột-cát-la. Gồm y cứ khắc tâm xen nhau có cảnh khác nhau, vì thế như trong luật tức phạm tội Ba-dật-đề.
Nếu trở xuống là nói tâm buông tuồng: Nghĩa là bất luận người hay súc vật đều muốn hại.
Trong phần sáu, văn đầu chép: Khắc tâm chuyên duyên một cảnh không có ý đối với chỗ khác. Nếu tâm buông tuồng thì tùy theo người hoặc vật bị chết đều phạm.
Trong phần khiển trách người đời, đầu khiển trách thay thế giúp đỡ, Như trong luật nói phạm tội nặng là đồng khen ngợi sự chết, vì thế trong “Ký Quy Truyện” của ngài Nghĩa Tịnh khiển trách người đời thiêu thân đốt ngón tay, ý cho rằng hạnh của Đại sĩ Bồ-tát không thích nghi với Tỳ-kheo xuất gia. Từ xưa đến nay chương ký tương truyền dẫn lời răn dạy, người đọc ít nghe cho là sự thật. Đây là do không biết căn cơ có cạn có sâu, giáo chia ra hóa chế.
Luật nói tự sát là phương tiện Thâu-lan-giá.
Thiêu chỉ là đốt ngón tay, trái chế phạm tội Đột-cát-la như trong kinh Phạm Võng đã nói: Nếu không đốt ngón tay, cánh tay cho đến thân mạng thì không phải là Bồ-tát xuất gia, phạm tội khinh cấu. Đây là vì hạnh tiểu cơ gấp nơi tự hành, báo hết sẽ được siêu sinh, còn Đại sĩ Bồ-tát thì chuyên lợi tha, trải qua trần kiếp rộng cứu giúp chúng sinh. Đây là dùng luật Tiểu thừa (luật Tỳ-kheo) để kết tội lớn kia. Đại giáo thì khen ngợi công sâu rộng kia, huống gì hai giáo Đại và Tiểu đều là lời của bậc Thánh, một bên thì đè ép, một bên thì riêng cao, đâu cho trái khác.
Vả lại, kinh nói Bồ-tát xuất gia. Kia nói: không chấp nhận Tỳkheo, kia nói rằng: Xả thân không phải là việc làm của Sa-môn). Truyền nêu khổ hạnh khiển thân, đâu phải là chuyên vì thông tục (kia nói: Trong kinh nói sự (còn) thông tục).
Ngài Kinh Khê cho rằng y theo Tiểu thừa không đốt thân thì dễ, y theo Đại thừa thiêu thân thì khó. Bảo vệ sinh mạng, tham sống, người và vật đều như vậy. Nay dùng nghĩa để phán, có ba trường hợp:
– Nếu vốn là người tại gia không ở trong lời nói chừng hạn, hoặc hoàn toàn không thọ giới. Đây là y trong kinh đủ chỉ rằng cúng dường hơn bố thí Quốc thành v.v… Nếu theo kinh Phạm Võng, đã thọ Đại giới thì thuận thể vâng giữ như vậy càng tốt.
– Nếu chỉ thọ giới Tiểu thừa thì hạn cuộc Tỳ-kheo, không thiêu thì thuận sẽ thành trì giới, thiêu thì y theo thiên tội mà kết phạm.
– Nếu gồm thọ đại giới gọi là Bồ-tát xuất gia, thiêu thì thành trì, không thiêu thì thành phạm. Hoặc trước thọ giới Tiểu thừa, sau thọ giới Đại thừa, hoặc trước thọ giới Đại thừa, sau thọ giới Tiểu thừa đều phán theo giới Đại thừa không phạm luật nghi. Như đây để nói thì phần thô có tiến chăng? Đâu được giống nhau một loại mà vội khiển trách là sai. Nhưng có người mạnh bạo cống cao, dối trá dụ dỗ người để được lợi dưỡng, quy thế thanh danh cố hoại pháp môn, chính là tên cướp nguy hiểm trong Phật pháp, tự tàn hại thân thể mình, thật là kẻ nghịch của Đạo Nho, thật là nhân ác, không hề có quả báo tốt. Thời nay có được một chút hưng thạnh nhưng tai điếc nào có biết, thì lời răn dạy của ngài Nghĩa Tịnh cũng có giá trị.
Kế, từ hựu trở xuống là khiển trách cho vật.
Câu “Mạng chung trọng” đồng như “An sát cụ” ở trước. “Khoái tử”: Tức gọi là giết, do có thể cắt chặt người.
* Khiển trách thứ ba: Từ luật Tăng-kỳ trở xuống là khiển trách dạy sai.
Câu “Dụng ngự trọng”: Tức đồng như sai sử vậy.
Điển hình: Hoặc là quan lại, hoặc tức khoải tử. (bẻ giết mổ) Trong phần bảy nói tự sát, hai luật chế giống nhau.
Vị trở xuống là giải thích kết tội Thâu-lan-giá ở trên, vì mạng hết giới mất không thể phạm.
Trong phần không phạm, trước hết dẫn luật có hai:
- Khai lầm mất.
- Từ cập trở xuống khai cho nuôi bệnh.
Do thuốc, thức ăn: Vì cho ăn mà chết.
Qua lai ra vào: Lời chú giải trong giới chép: Dìu đỡ người bệnh vào phòng rồi trở ra lại; đây là giải thích dìu đỡ bồng ẳm ở trước. Nhưng trước y cứ vào năm ngồi, sau y cứ vào đi lại mà thôi. Hoặc có thể y cứ người nuôi bệnh ra vào, trong phần khuyết (thiếu) có giải thích. Trước dẫn Già luận: đều kết tội Thâu-lan-giá: Nếu không có tâm hại thì không xếp vào có phạm, nếu có tâm hại thì kết phạm tội nhẹ, tấn thối khó định, nay dùng nghĩa để cầu.
Câu “Hễ người săn sóc bệnh” là có tâm mạnh yếu. Nếu người chăm sóc bệnh có tâm từ bi cứu giúp, nhưng vì lúc săn sóc người bệnh đã gây ra cái chết cho họ thì như luật đã khai là không phạm.
Nói “Thất trị tử” nghĩa là vốn vô tâm nên không kết tội nặng. Gần nghiệp sát duyên thiếu nên phạm Thâu-lan-giá. Câu “tất cả không hại”: Câu trên là lược nêu, câu nầy gồm thâu. Nhưng y cứ theo vô tâm thì không chỉ có hai câu nầy. Cố trở xuống là dẫn thế tục để nêu. Không có ý mà chết nghĩa là lỗi lầm. Dùng vật để chuộc tội gọi là chuộc hình.
Trong phần chú giải, hai câu trên nêu tướng lỗi lầm, hai câu dưới nói việc mà chết.
“Nêu trọng” có chỗ nghiêng đổ đè ép, lên cao vượt ách sai khiến người. Thừa đăng.
* Giới đại vọng ngữ. (Nói dối nghiêm trọng)
Một thuở nọ, Đức Phật ngự tại thành Tỳ-xá-ly. Bấy giờ gặp lúc lúa gạo mắc mỏ, bên sông Bà-cừu (Bà-cầu) có Tỳ-kheo an cư, khen ngợi nhau là đã chứng được pháp hơn người, nhờ đó mà được lợi dưỡng, do đó Đức Phật quở trách mà chế giới.
Nói dối là tên chung, thêm Đại loại bỏ Tiểu, chỉ hạn cuộc xứng Thánh, nêu duyên có thể khác.
Trong duyên trước sau thuộc sở đối, chặng giữa bảy thuộc năng phạm. Trong bảy thứ này, bốn thứ trước là tâm, ba thứ sau thuộc miệng. Nói cảnh hư nghĩa là thật không hề biết. Pháp hơn người là Thánh đạo vô lậu vì vượt hơn pháp phàm phu.
Trong phần giải thích tướng, khoa đầu có hai:
– Dẫn tướng phạm: luật luận đã nói Thánh pháp có nhiều tứh, trong văn nêu chỗ cốt yếu để gồm thâu. Từ ngoại phàm trở lên cho đến cực quả, quán hạnh sở tu đều gọi là Thánh pháp, tức tu năm pháp quán dừng tâm, tướng chung, tướng riêng, niệm, Bốn thiền, Bốn không, v.v… Đây là pháp của phàm phu, chung cả pháp Thánh; cho nên đồng một phạm. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Bốn hướng, Tứ quả tức là pháp Thánh. Nếu hiện trở xuống là gây tạo lẫn nhau. Trên là chánh nghiệp phát ra từ miệng thành phạm, không y cứ nghi khác. Đây là do thân tạo, nghiệp tướng không hiển, vì thế y cứ hai phán người nghi và tin.
– Từ luật Thập Tụng trở xuống là dẫn giải thích nghi ngờ. Nói cận Tiểu là sơ vị ngoại phàm chỗ có thể tu được.
Trong vị cam lộ, tối thắng có thể dụ cho Thánh đạo. Khoa kế, giới sớ hỏi: Trời rồng đến cúng, phàm còn cảm phát, có tội gì mà nhập vào Thánh.
Đáp: Tướng chung Thánh cho nên đồng. Nhất trọng lại quá cái mà người thường có.
Trong phần ba xen lẫn lộn, giới nầy không khai.
Sớ chép: Do mới vừa hiện đạo đức lại mưu đồ dối trá người, hiện tướng Thánh để được lợi, cảnh tổn nghĩa mười, chỉ khiến nói xong lầm lộn đều phạm. Nếu y cứ theo pháp đã xưng khen, lầm lộn thì khai. Như trở xuống là muốn nói đây mà nói lầm kia.
Trong phần bốn như trong luận đã giải thích, xưng là Phật thì phạm Thâu-lan-giá, có hai nghĩa:
Một là thế gian, một là Phật, không có cái thứ hai, vì thế hai đầy đủ tướng tốt, khác với người đời không có người tin nhận, vì thế thời nay tức Phật mà cho là mình, không còn tiến cầu, y cứ đồng ở đây mà phạm.
Kinh nói: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đây là chỉ lý đồng, phải biết về sự thì khác. Như nước tức nước, nước đâu thành dòng. Giống như quặng tức quặng vàng, không có dụng của vàng, đâu được dối xưng đồng bậc thượng Thánh để mê hoặc kẻ hạ ngu kia. Buông lung, biếng nhác, kiêu mạn cho là không tu, làm dơ uế mà nói diệu dụng. Như đây tức Phật, đâu chỉ các thầy. Kinh nói: Ngăn kia khắp tất cả chỗ thì núi sông, đất đai hoàn toàn là thân Pháp Vương, loài bò bay máy cựa đều là Như lai tạng. Đây đều là mê mờ thứ lớp Thánh phàm lẫn lộn, diệt pháp hoại người không có gì hơn đây. Tự mình không thông suốt ai lại noi theo. Sau chỉ như văn sớ, có hai: Không phạm năm tướng, đầu tiên khai thật chứng cầu người khác làm chứng. Văn khác ý đồng, lại cần Đại tăng. Cười giỡn nghĩa là thật không có ý dối người.
Mau mau là nói không rõ ràng.
Nói chỗ vắng là không cho người khác nghe Nói lầm là nói không như ý.
Trên đây là nêu tướng, giai trở xuống là xử đoán phạm tội. Câu đầu kết chung năm phần trước; nhưng trở xuống là chọn riêng ba phần giữa, vì hai món trước sau không có chỗ phạm.