TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(PHẦN 1 – 4)

Phần bốn của phần một quyển trung.

Giới tướng chính là bổn thiên. Tướng có hình dáng, nhìn có thể phân biệt được. Trước nói giới hành chỉ thuật công năng. Kế nói giới thể chỉ luận về nghiệp tánh. Sau nói giới hạnh lược nêu nhiếp tu. Nếu không phân biệt được tướng thì ba món pháp, thể, hạnh, một món không hiểu làm sao rõ được ba ư?

Pháp không có pháp riêng khác, ngay nơi tướng là pháp.

Thể không có thể riêng khác, tướng chung là thể, hành không có hành riêng khác, tướng thành là hành.

Vì thế người học đối với một môn nầy phải nghiên cứu kỹ càng. Song tướng sở tại chỉ nêu giáo thuyên, nói đại lược tức hai trăm năm mươi thiên tụ khác nhau. Trong mỗi thiên danh chủng khác nhau. Trong mỗi danh chủng có phạm, không phạm. Trong mỗi phạm có nhân quả, nặng nhẹ, phạm duyên, chung riêng, nêu cốt yếu chỉ bày tướng không ngoài nêu duyên, duyên tuy có nhiều ít mà không ngoài tâm cảnh. Tội không có tự thể, phải nương duyên mới thành, không cảnh thì không khởi, không có tâm thì không thành. Nếu hiểu được ý này thì thông hiểu tất cả, rõ ràng như chỉ trong lòng bàn tay. Còn lại như trong văn.

Trong phần nêu bày ý, đầu tiên nêu tướng rộng khó trì. Có cảnh nầy tức nêu bày kia cùng khắp.

Duyên: Hoặc chỉ cho cảnh trên, hoặc y cứ tâm duyên.

Miên dụ như xa, vì chung cho quá khứ, vị lai.

Hằng tức cùng khắp, vì cùng khắp pháp giới.

Nhiếp tâm man: Phàm tâm yếu kém thì vâng giữ khó.

Nay trở xuống là nói bổn văn hiển bày cốt yếu, có ba điều khác nhau:

  1. Người tụng thường nghe.
  2. Văn tướng có y cứ.
  3. Điều khác nhau không xen lẫn.

Tự trở xuống là ngăn nghi ngờ. Sợ cho rằng giới tướng đã rộng, chỉ giải thích giới bổn thôi thì trì phạm do đâu mà thông hiểu, vì thế ở đây giải thích.

Chuẩn liệt là y cứ ở đây, nêu tất cả loại kia thông hiểu, tương thừa là kia nối tiếp đây, khuôn mẫu chẳng khác. Nếu rõ suốt giới bổn thì muôn cảnh đều như vậy.

Hiểu một ngàn nên nói rằng sự hiểu biết cạn mỏng, v.v…

Thiên mục: Thiên tụ, đều tên ở thiên trước đã giải thích. Trì phạm gồm nghĩa rộng, ở sau nói rằng: Đây là chép riêng những điều khác nhau, hiển thẳng hành tướng. Xưa nay giảng giải, lệ dùng san định giới bổn. Thường thêm chú thích, bèn dùng văn sao chép giải thích giới tướng, điên loạn Tổ thừa, làm mờ tối người học, sau đây là tệ lâu nay, khó mà hiểu dụ. Nay lược chỉ bày, người có sự hiểu biết thì không vội phế bỏ.

Sao là tông sao, kia giải thích văn. Tựa chép: Nếu văn dài mà giải thích rời rạc thì ít thảo luận, quyết tùy tướng phân chia những chỗ khúc mắc thì quá phiền toái. Nay lại dùng tông sao giải thích văn giới, rất trái với ý chỉ của sao, đây là điều sai lầm thứ nhất.

Hàm chú giới bổn tự có giải thích hoàn toàn y theo bổn văn. Thường không đổi khác. Tức tựa giới chép: Nay y theo luật bổn chép đủ chánh kinh, vẫn theo lời Phật giải tức lời chú thuật ở đây. Nhưng do dịch truyền lời còn thuần chất nên vẫn san định, chuyên giúp cho việc tụng trì. Đối với luật giải thì nghĩa giống mà văn khác, vì thế phải biết chú thích, phải y theo văn xưa, nếu chỉ tụng trí thì hãy y theo san định. Nay thì hai bổn đều chú thích, rất trái ý Tổ. Huống chi dùng lời bóng bẩy cạn thấp mà vô ngại tham khảo lời Thánh, làm hỗn loạn khoa điều, lộn xộn chân kinh, mù nói ú ớ, đâu biết tự lầm, đây là điều sai thứ hai.

Lại chương ghi đến đây, nhập vào tựa giới văn khoa giải thích. Đến sau giới điều lệ chia làm hai: Một là giới bổn, hai là văn sao. Vả lại, khoa này văn thuộc giới bổn, thuộc văn lời sao. Đây thì khoa đoạn xen nhau tham khảo, cả hai không có chỗ nhiếp, rất trái với thể thường đồ biên soạn, đây là điều sai thứ ba. Lại dùng lời sao giải thích giới đâu phù hợp, vả lại như ở giới đầu nói rằng cộng giới, đồng giới không xả giới, v.v… Nay lời sao nêu thẳng cảnh duyên, không hề có một từ tương đối, tuy gượng phối khoa mà hoàn toàn trái nhau, đây là điều sai thứ tư.

Lại hàm chú giới bổn y theo lời Phật, chú thích rõ ràng, lại có ng-

hĩa sớ, văn giải đầy đủ, phải học rộng mới hiểu hết được trước sau.

Nay dùng lời sao giải thích giới, kia thành vô dụng. Tức nay luật ít thấy truyền thông là do đây. Huống chi ăn cắp văn sớ làm lời chú giải của mình, văn không bày hết nghĩa, chẳng hoàn toàn, tuy muốn tìm tòi nghiên cứu cũng thành luống uổng. Phải như văn sao giải thích giới, sau lại soạn lời sớ để làm gì, đây là lỗi thứ năm. Nay lược trách năm lỗi trên, rất nhiều không tiện nêu ra. Nay bỏ hết chẳng xét văn sao, chỉ trích toát yếu bổn duyên khiến biết đầu mối. Hoặc văn lược nghĩa dính mắc thì dẫn sớ để thông. Hoặc các bộ xen nhau trái nghĩ thì trích dẫn so sánh, đối chiếu, để biết yếu chỉ diệu thức phạm duyên, đây chính là cương tông của giải thích tướng, là then chốt của trì phạm.

Giới dâm (Đức Phật ngự tại thành Tỳ-xá-ly. Lúc bấy giờ, Tu-đềna xuất gia, về lại thôn xưa, đã cùng vợ cũ hai lần làm việc bất tịnh, nhân đây Đức Phật chế giới. Luật Tăng-kỳ nói giới dâm mùa đông năm thứ năm mới chế, ba giới còn lại mùa đông năm thứ sáu mới chế.

Trong phần nêu, chia làm ba: Nghĩa chung văn riêng.

Nói nghĩa chung là tất cả các pháp chúng học, mỗi giối đều như vậy, văn có lẽ thiếu nhưng nghĩa đầy đủ.

Nói văn riêng: Là tùy mỗi giới cảnh duyên khác nhau.

Một chỗ phạm là chọn cảnh riêng.

Hai thành phạm là tâm cảnh hợp.

Ba không phạm là tâm cảnh xen nhau nên thiếu.

Lược trở xuống là chỉ rộng. Muốn nêu bày chỗ này không liên quan đến nghĩa chương. Thiên sau lược, vì thế nêu lời sớ. Thích danh chế ý, nghĩa môn khai chế, xưa nay giải thích nghi riêng, đều khác văn kia. Nay phần nhiều không dẫn, hoặc khi cần soi chiếu nhau, có sao giải thông tướng văn, không có ý khác.

Về phạm cảnh, khoa đầu trong luật Tăng-kỳ hai câu đầu chỉ quả vị lai, hai câu kế nêu hiện tổn.

Nói có thể sợ là quở trách sự tham muốn, kinh chép: Nhan sắc của người nữ là gồng cùm, xiềng xích của thế gian, phàm phu luyến ái không thể dứt bỏ. Nhan sắc người nữ là hoạn lớn của thế gian, phàm phu vì đó đến chết không khỏi. Nhan sắc người nữ là suy hại tai họa, phàm phu gặp nó không tai ách nào mà không đến.

Người tu hành đã lìa được nó, nếu cố nhớ lại thì đây là từ địa ngục ra, lại nghĩ muốn vào lại.

Lại nói rằng: Tướng của người nữ như con ong, tâm người nữ như nọc độc. Thí như vực sâu nước trong mà con thuồng luồng ở dưới đó, hang báu ở núi vàng mà sư tử ở trong đó, phải biết đây là thứ độc không thể gần gũi.

Bại chánh là lập việc công chánh. Nếu mê muội nhan sắc người nữ thì không thể thành tựu được, tức kinh chép: Trong nhà không hòa thuận là do phụ nữ, hủy tông bại tộc là tội của người nữ.

Hủy đức là tu thân lập hạnh, hoặc mê đắm nhan sắc người nữ thì đều táng mất, tức kinh chép: Phàm phu coi trọng sắc đẹp sẽ làm tôi tớ cho nó, suốt đời rong ruổi theo nó thì sẽ bị nó làm cho đau khổ.

Bộ Tịnh Tâm Quán chép: Tham sắc là kiêu căng, tham tài là bỏn sẻn. Đã kiêu căng lại bỏn sẻn thì dù có đức bao nhiêu cũng không đủ để quán sát.

Nhiễm trở xuống là chế gấp. Song tâm hành vi thô tế tình không biết. Dầu biết chế giới chế ngự còn khó, huống chi mờ mịt thăm thẳm, không bao giờ được thanh tịnh giải thoát, nên quán sát cảnh hiện tại để xem xét tâm cuồng vọng, hoặc xoay vần hồi đầu, hoặc tha thiết chú ý, hoặc nghe tiếng đối lời, hoặc hít thở duyên căn, tuy chưa giao thân đã thành nghiệp dơ uế. Bậc Đại thánh đã hết lòng chế ra, tin đó không luống uổng. Tha thứ là cội gốc của các điều khổ, là căn bản chướng đạo. Đây là dùng những thứ tánh hôi tanh làm thân thể, hoàn toàn dục nhiễm để làm tâm trôi lăn trong biển sinh tử, đâu có biết phản tỉnh. Giao kết trong lưới căn trần, thật khó trốn khỏi. Phải tự xót thương, phải nên gắng gỗ, hoặc quán thân bất tịnh như túi phân, hoặc xét cội gốc dâm dục thật chỉ là tiện đạo, hoặc duyên hình tượng Phật, hoặc niệm danh hiệu Phật, hoặc tụng chân kinh, hoặc trì thần chú, hoặc chuyên nhớ nghĩ thọ thể, hoặc nhiếp niệm ở tâm, hoặc thấy sinh diệt vô thường, hoặc biết do thức chuyển biến, tùy tâm chỗ đến dùng sức mà trị, mặc tình theo tánh trôi lăn thì khó có thể cứu được.

Trí luận chép: Giới sát sinh trái não tội nặng vì sao trong luật lại xếp giới dâm đầu tiên, nên ở đây thông suốt, văn có hai nghĩa:

– Y cứ nghĩa đắm nhiễm. Nếu nói về trái não (sai trái xúc não) thì sát sinh nặng dâm dục nhẹ, nếu nói về đắm nhiễm thì sát sinh nhẹ, dâm dục nặng.

– Y cứ nghĩa chướng đạo, do chướng đạo tham dục là nặng.

Pháp Tỳ-kheo: Phân biệt với Bồ-tát nhiều kiếp độ sinh không chuyên tự lợi, vì thế giới Đại thừa thì sát sinh trước, dâm dục sau, giới tà kiến không giống như vậy, do đó trái lại dâm trước, sát sau. Nhưng nay chỗ dẫn chỉ nêu tội nặng mà thôi.

Khoa kế có bốn:

– Nêu cảnh tướng có ba:

*1. Dùng thú nhiếp. Lời chú thích chép, v.v… tức là Tu-la, địa ngục bốn hợp làm một.

*2. Y cứ theo quả báo có ba, gồm sáu đường trên.

*3. Y cứ về xứ cũng có ba, chung cho ba báo.

– Từ thử trở xuống: Định phần chừng của phạm, văn nêu bốn tướng hai sinh hai tử khác nhau, có thể biết. Như mao đầu: Chỗ đoạn phạm.

– Từ luật trở xuống: Không khai nghi tưởng. Luật chép: nếu đường mà tưởng là đường, hoặc nghi, hoặc không tưởng là đường đều phạm Ba-la-di, văn nêu súc sinh, còn các đường khác (địa ngục, ngạ quỉ) cũng giống như vậy.

– Từ dư trở xuống: Chỉ bày khác, kia y cứ về căn tiết luận về giới hạn của phạm tội: Miệng phải qua răng, hai đường qua da. Luật nầy nói chừng đầu sợi lông vừa vào liền phạm tánh trọng, gấp không cần đợi qua.

Giới sớ chép: Cực vi còn phạm huống chi cái khác, chính là ở đây.

Trong phần ba, trước nêu tình chấp. Hai câu trên nói đầu kia đã biết. Cập trở xuống là nêu kia chế trọng. Hỏi phạm nghĩa là hỏi giáo pháp. Y cứ trở xuống thuật lại sự ngu muội kia, ở đây có bốn lỗi:

  1. Sinh nhàm chán không muốn hỏi.
  2. Không tôn trọng sinh tâm khinh khi, chê cười.
  3. Không tin, nghi ngờ không phải lời Phật nói.
  4. Không có chánh kiến cho lời nói này là quái lạ.

Cố trở xuống là dẫn khuyên răn. Pháp sư tức luận chủ, ghi chép giới này. Trước y cứ về lặc, trong văn có ba:

– Ngăn các tình.

– Từ sinh trở xuống là dạy quán sát. Sinh hổ thẹn, khắc mình tự trách. Người ngu ở thế gian ai có thể phản tỉnh, thân làm việc dơ uế nào có biết phản tỉnh việc sai trái này, và nghe giáo pháp lại sinh kinh ngạc. Nếu ông không ưa nghe thế sao lại không làm? Nếu ông đã làm, sao lại không thích nghe, đây là do không biết môn đại bi, tạng Tỳ-ni. Hoàn toàn nêu ra nghiệp ác của chúng sinh, nếu biết được nghiệp thì đâu cần dạy. Than ôi! Phàm phu ngu muội mê lầm điên đảo đến như.

– Từ chí trở xuống: Khiến quán thắng cảnh, trước quán lòng từ của Phật. Hựu trở xuống là quán đức của Phật. Nhược trở xuống là quán giáo pháp của Phật.

Có chê cười trở xuống là nói lập chế.

Trong tướng phạm, khoa đầu là do tự mình tạo, người khác ép ngặt tướng phạm có khác nên nêu hai duyên.

– Y cứ hướng về cảnh nói duyên, do vốn có tâm nên cứ hỏi thân nói phạm.

– Y cứ vào cảnh hợp để nói về duyên, đã khai cho thân giao nên y cứ tâm nói phạm.

– Duyên thứ nhất, trước nêu tướng phạm, kế chánh nêu duyên. Bên trong cách nghĩa là dùng vật trong căn để ngăn cách. Văn luật nói bốn câu đều phạm:

1. Có cách, có cách (kia đây đều có).

2. Có cách, không cách (đây có kia không).

3. Không cách, có cách (đây không kia có).

4. Không cách, không cách (kia đây đều không).

Luật Thiện Kiến chép: Đối với ba đường của người nữ hoặc dùng lá cây, hoặc áo, hoặc da thuộc v.v… tùy theo vật dùng để ngăn cách.

5. Duyên thứ hai. Lời chú thích nói vân vân tức trong phần không phạm tất cả không có ý dâm, tâm si, cuồng loạn, v.v…

Trong phần kẻ thù ép ngặt, trước nêu tướng có hai: Một là mình dâm người khác, hai là người khác dâm mình. Khai tâm khỏi nạn, chế tâm hộ thân, gặp dâm còn dễ giữ, thường là rất khó. Tự chẳng phải huân tập tịnh tâm đã lậu, rất sợ không tránh khỏi hình phạt. Thiện trở xuống là chỉ bày cách giữ tâm. Xưa nói rằng nữ căn nên sinh tâm đắm nhiễm, nay cho là rắn lửa phải sinh tâm nhàm chán sợ sệt, do tâm tùy theo cảnh chuyển nên phải như vậy.

Trong phần phân biệt:

+ Khoa đầu, trong lời hỏi, trên nêu bày nghi hỏi, dưới từ như trở xuống là chỉ bày tướng đùa giỡn. Song hai đường đại tiểu khó nói đùa giỡn, nên chỉ y cứ đường miệng để nói.

Trong phần đáp, trước nêu tâm dâm, tức giới xúc chạm giải thích ý dâm. Sau từ tinh trở xuống nói đoạn phạm như trong Điều bộ nói. Có một vị Tỳ-kheo tu hạnh khất thực thấy đứa bé nam căn dựng lên bèn để vào miệng mình, Tỳ-kheo nầy sinh nghi bèn bạch Phật, Phật nói phạm tội Ba-la-di. Luật Ngũ Phần trở xuống là dẫn chứng, thì chung hai phán. Nhân có Tỳ-kheo để nam căn vào miệng rắn, sinh nghi bạch Phật, Phật xử đoán như văn.

Để vào như đầu sợi lông giống như tông nầy.

Không đùa giỡn tức có tâm dục, giống như chỗ phán ở trước. Thọ thích cũng vậy, là nói theo Tỳ-kheo.

+ Kế trong luật Thập Tụng, trước nói về đùa giỡn, đều y cứ vào đường miệng, xem phần dẫn ý kia giống như phạm ở trước, lại giống như hiển bày khác nhau, người học phải rõ. Đường miệng đồng như Già luận, hai đường (đại, tiểu tiện) đồng như hai luật Tứ Phần, Ngũ Phần.

Trong phần kẻ thù ép ngặt có ba:

1. Nêu tướng phạm có hai: Trước nói bức mình tạo cho người khác. Trong luật chỉ y cứ lúc mới vào có cảm giác ưa thích. Nay y cứ ba thời chung trước sau.

2. Nhược trở xuống là y cứ bị người khác gây ra cho mình. Văn y theo luật dẫn. Không nói rằng ba thời là y theo lời giải thích ở trước. Nãi trở xuống là nói trong có vật cách, bốn câu giống như trước, vì gây ra cho người khác hay gây ra cho mình đều đồng phạm.

3. Dạy phương pháp đối trị.

Trong hoại cảnh, trước nêu phạm, sau từ thử trở xuống là phân biệt xen lẫn, do cảnh chung hai giới, phạm tùy tâm riêng, nên phải phân biệt. Văn lại chia làm ba:

+ Ở đầu chỉ cho phạm vi của giới.

+ Hai từ nhược trở xuống là y cứ theo tâm phân biệt xen lẫn ở trước, sau từ do trở xuống là hiển bày giới nay. Chỉ cho giới sớ: Luật kia hỏi: Thây chết bị hư hoại một nửa thực hành việc nhiễm phạm tội gì?

Đáp: có hai duyên: Nếu chú trọng về việc dâm, ý nhập liền phạm Thâu-lan-giá, dầu xuất bất tịnh hay không đều phạm tội Tăng tàn. Nếu ý muốn ưa thích như trong luật Thập Tụng, Ngũ Phần, cho đến trong xuất bất tịnh, thì phạm Tăng tàn, không xuất chỉ phạm Thâu-lan-giá.

+ Ba: Từ cố trở xuống là dẫn chứng. Chặt đầu tức loại một ít. Chết là chưa hoại, đồng kết tội trọng ở trước, nhưng dẫn nặng chứng minh nhẹ, văn dường như không hợp. Chỉ do luận kia đã y cứ tâm dâm, có thể chứng ý không phải Tăng tàn. Ở đây y cứ giới dâm kết tội Thâulan-giá.

Trong phần giáo tha (dạy người khác), trước nói tăng ni, hai tội Thâu-lan-giá, Đột-cát-la, đều kết năng giáo, sở giáo có thể biết. Nói chung bốn giới trọng, năng giáo khác nhau. Dâm thì ở trước người, vọng thì danh lợi ngăn che, hai phạm đều nhẹ, sát và trộm hai giới tổn hại cho mình và người, năng sở đều nặng.

Kế chỉ bày ba chúng, tội chỉ một phẩm.

Trước nói năng giáo. Sau từ tác giả trở xuống phân biệt sở giáo.

Trong phần chú thích, chỉ bày chung trở xuống nói các tướng phạm bất luận tương giáo (dạy nhau).

Trong phần không phạm có ba:

  1. Khai cho vô ký.
  2. Khai cho đối trị. Hiểu biết, gặp ép ngặt cũng thuộc ở đây.
  3. Khai cho không cố ý. Như trên đùa giỡn không phải tội nặng.

Lại nói, tất cả đều thuộc về các duyên.

* Giới trộm: Lúc bấy giờ, Đức Phật ngự tại thành La-duyệt, Tỳkheo Đàn-ni-ca ở chỗ vắng làm nhà bằng ngói để ở, Đức Phật bảo phải phá bỏ. Đàn-ni-ca bèn lấy cây gỗ của nhà vua, vua và các quan quở trách, do đây mà Phật chế giới.

Sớ chép: phi lý mà tổn là trộm, công khai lấy là cướp. Sợ chủ biết là trộm, đều thuộc về trộm, nên đặc biệt nêu ra.

Trong phần nêu ý:

1- Nêu tướng có giữ gìn:

– Câu một gồm nêu tánh giới

– Câu hai hạn cuộc y cứ theo bộn tội Ba-la-di.

– Câu ba riêng hiển bày trộm ngày nay.

Gồm khinh trọng là tội chung Ba-la-di, Tăng tàn, Thâu-lan-giá, Ba-dật-đề.

1. Từ cố trở xuống: Y cứ các văn nói lên sự khó. Trước chỉ bày luật, luận. Luật Tăng-kỳ giải thích giới trộm có liên quan đến quyển thứ năm, luật Thập Tụng thì quyển thứ tư, luật Thiện Kiến quyển thứ ba. Sau từ hữu trở xuống chỉ lời sao khác, không rõ người nào.

2. Từ chung trở xuống, sinh trở xuống là những điều trình bày.

Câu trên xét các văn trước, câu dưới nêu khoa sau.

Trong phần giải thích cảnh phạm:

– Nêu cảnh: Sáu trần, sáu đại thu nhiếp tất cả. Như trở xuống là tự giải thích.

– Từ Nhược trở xuống là nói thiếu duyên, có hai:

-1: Nêu riêng tướng thiếu. Hai câu trên và dưới cảnh đoạt đều gọi là cảnh thiếu, không phải súc vật thay thế nên gọi đoạt. Nói duyên khác nhau, là xen thiếu không nhất định, hoặc dứt tâm, vật dời chỗ khác, việc trước bị cách ngại, v.v… Nói tưởng nghi là thiếu tâm. Đối với người và vật, tưởng có ba: Tưởng vật của phi nhân, súc sinh, không có chủ. Nghi cũng giống như vậy.

-2: Tuy trở xuống kết chung không có tội.

Thường xem văn dường như kết cảnh thiếu, nhưng y cứ thêm tâm thiếu. Cảnh tuy nhất định, nếu đang lúc làm không tưởng hoặc nghi chứa vật, tâm không tương đương cũng không phải cảnh trộm. Cố trở xuống gồm chép: Tuy có bổn tâm phương tiện, nghiệm không phải chế riêng. Phương tiện tức Thâu-lan-giá, rộng như thiên sau có nói.

Trong phần hỏi đáp riêng, nêu tướng có bốn:

– Luật Thiện Kiến nói theo người và nhà, Tây Vực cũng vậy.

Nước nầy vật thuộc về quan thì không phải vô chủ.

Luận Bà-sa có hai.

– Có thể dùng.

– Nên y cứ theo nước loạn, vật không có chủ, cũng không có quan giữ, lấy không có tội.

Đối tướng tức đối xứ nầy làm cương giới.

– Tức trở xuống.

Theo thế tục khiến: Sợ là luống khiến, đã không khiến chiếm tức không sở thuộc, nên không có chủ. Nhược trở xuống là nay xếp vào gia công. Chiếm cứ thành có chủ.

Trong tướng phạm, văn trước y theo sớ chỉ có năm duyên, nay không phải duyên thứ năm.

Kia hỏi rằng: Nay giới trộm nầy duyên không phương tiện là sao?

Đáp: Hao tổn tài của gọi là trộm, liền thành tội nặng không cần phương tiện, vì sợ xen lẫn. Dầu có phương tiện cũng không nói, phải biết, chưa lìa về trước đều thuộc về phương tiện. Nay lời sao không giải thích, ý cũng có thể biết. Bao gồm duyên phạm không ngoài tâm và cảnh. Một, bốn tức cảnh; hai, ba, năm là tâm; Trong sáu gồm hai vì tâm và cảnh hợp.

Trong duyên vật của Tam bảo, trước chọn tri sự.

– Câu trên khoa đầu, nghiệm xét vì sao nói trước. Nhược trở xuống là nêu ý. Như sau tức trong phần xen dùng và chiêm đãi.’

– Khoa kế: Hai kinh hợp dẫn văn vì lý đồng.

Trước nêu khó giữ gìn. Vật của tăng có chủ dùng hoặc cho đều tội, vì thế nói là khó giữ. Phật pháp không có chủ, dùng hoặc cho người, lại cũng khó.

Ngã trở xuống là phân biệt người:

– Trước lựa bậc Thánh, văn nêu trước sau. Quả thứ hai, quả thứ ba vì sao không nói, hoặc có thể biết. Vì thế, hoặc y cứ hai quả, hoặc cùng tận.

– Kế từ cho nên liền trở xuống là phân biệt phàm phu. Trước là người biết nhân, sau là người sợ quả. Hoặc có thể trước phân biệt tinh tấn thọ trì, sau cho sám hối tội phạm.

Không bị vết thương dơ bẩn là dụ có thể lìa lỗi.

Trong phần răn dạy, đầu là chỉ kinh trước; nhân trở xuống là chế tội. Thời nay, người học luật xâm tổn vật của chúng tăng đã nói ở trước, không biết nghiệp nhân, không sợ quả báo khổ, xem lời dạy bảo từ bi nầy không biết cẩn thận giữ gìn, thì đọa vào địa ngục không thể cứu được.

Trong phần trộm dùng chia làm bốn môn: Ba môn trước không nói về vật của Tam bảo, một môn sau chỉ nói về vật của chúng tăng.

Môn đầu là vật của Phật. Khoa đầu chính nói đồng với phi nhân: Nếu y cứ phi nhân ném quăng mà lấy, không đâu chẳng phải là của ta, chỉ vọng làm người.

Nay điện tháp linh nghi đồng như tượng thần, nên được nêu là đồng.

Trong phần dẫn chứng, trước nêu lệ chứng, văn như ở sau dẫn.

Khoa kế là dẫn văn chứng minh.

Nói: “Không hỏi mà lấy tức là tướng trộm”.

Biết là biết pháp mà cố trái phạm.

Không biết nghĩa là ngu muội (mê mờ) giáo pháp mà phạm. (Xưa nói: Đại thừa y cứ theo cảnh để phân biệt là sai, Ở đây là hạng ngu si phạm Ba-la-di).

Nói phạm tội Thâu-lan-giá: chính Đức Phật kết. Dầu có chủ cầm, kinh nầy không bàn. Nhưng tội danh tuy nhẹ nhưng theo nghiệp thì nặng.

Trong phần hướng về chủ, văn đầu cả hai đều xếp vào có thể hiểu. Thí chủ tức là bổn chủ.

Kết tội: Y cứ sau phạm Ba-la-di. Trong Ni sao cũng chép: Kết tội nặng (có chỗ nói phạm Đột-cát-la là sai).

Trong phần dẫn chứng, văn đầu kia nhân ngài Ưu-ba-ly hỏi Phật, sao dẫn lời Phật đáp. Sao chép: Đàn Việt cúng thí chùa tháp, đoạn phước của thí chủ kia thành khí tổn bất thọ (Ba-la-di dịch là khí tổn, tổn cũng là khí, bất thọ là bất cộng trụ = không ở chung).

Dẫn Ngũ Bách Vấn hỏi rằng: quét đất trên tháp Phật, đem đất này bỏ có tội không?

Đáp: Được bỏ, không được dùng làm việc khác. Dẫn lời nầy dường như cho là tổn phước.

Kế trong phần chứng, trước nêu chứng, biết phi nhân tội chung cả hai kết. Phật cũng đồng. Kế luật Thập Tụng và Thiện Sinh ở dưới đều là hiển văn.

Phật-đồ là tiếng Phạm, hoặc gọi là tháp cũng dùng để cất chứa di thể Phật (xá-lợi-phật), tùy theo người gọi mà có tên.

Trong phần sở dĩ từ chỉ như sau trở xuống là nói không giữ gìn thì có nghĩa là thường.

Trong phần trộm cúng dường:

– Phần đầu hai văn không khác nên hợp dẫn.

Nói tịnh tâm là không phải nghiệp trộm, tự trở xuống là nêu tướng tịnh tâm.

Văn kế, trước là Già luận kết tội trái với trên.

Sau dẫn luận Bà-sa quyết định, đã là chuyển bán, nói không có tịnh tâm cúng dường nên phạm.

Nhược trở xuống là nói vật khác có thể chuyển bán, lại quay về Phật dùng.

– Trong phần chánh trộm thứ hai: Phần đầu nói Đức Phật là hữu tình có thể đồng phi nhân, pháp thì không phải như vậy, chỉ hướng đến cầm giữ là phạm.

Trong phần dẫn chứng, hai luật Tứ Phần và Ngũ Phần y cứ tính giấy mực, nói chung hai chủ, luật Thập Tụng và Già luận nói hộ chủ.

Trong phần tổn hoại y cứ theo luận, ở đây có hai đoạn:

Đoạn một, hỏi rằng: Trên kinh có bụi đất dơ uế có được thổi không?

Đáp: Không được thổi, nếu thổi phạm tội xả đọa.

Đồng với trên tượng: Lời sao nghĩa chuẩn, rõ trong luận, ý sợ xúc chạm dơ uế, khinh mạn kinh pháp, phải dùng vật sạch phủi đi, không được dùng miệng thổi nên chế tội mà thôi.

Nhược trở xuống là dẫn đoạn sau, kia hỏi: giới luật không dùng bị rơi rớt, có thể đốt được không?

Đáp: Không được, nếu không biết đốt có tội mà đốt thì phạm tội xả đọa (nay nói phạm tội nhẹ là đây). Nếu biết đối có tội mà cố ý đốt thì phạm quyết đoán (tức Thâu-lan-giá, nay nói nặng là đối với tội đọa trên), cùng với phương tiện phá tăng đồng (vì hoại pháp), cũng như đốt cha mẹ. Theo đây, thì lại hướng về vô chủ mà nói, quyết là có chủ, lý từ trên phán (phần nhiều lầm giải cho nên dẫn đủ để giải thích).

Xưa chép: Nếu đốt kinh cũ thì phải để chỗ sạch, trước nói hệ pháp do nhân duyên sinh. Nói đã đốt là truyền lập, biết xuất xứ từ văn nào, dẫn lầm đời sau bị tội nghịch nặng.

Sớ chép: Có người không biết đốt, hủy phá khinh, nay ta hỏa tịnh nghĩa là nói được phước, đây là vọng suy lường. Nửa bài kệ xả thân chép trong kinh. Hai chữ dứt hoặc cũng nêu trong chánh kinh, đâu được thiêu đốt, sẽ mất phước kia. Theo đây nói răn dạy đủ để nghiệm việc trước là sai. Nếu có tượng hư, kinh bị mọt ăn thì có thể chôn chỗ sạch.

Trong phần ba, chống cự phạm Thâu-lan-giá, đây là kết phương tiện. Nếu tâm quyết dứt thì sẽ đến quả tốt.

Trong phần bốn, trộm chép thần chú, đây không phải thuộc loại kinh giáo và pháp. Đây là y cứ người khác tham giữ tính nhất định phạm.

Trong phần hỏi, như trong Đa luận trước cùng nêu lời hỏi.

Trong phần đáp có hai:

  1. Y cứ vào thể tụng để phán.
  2. Từ nhược trở xuống y cứ lẫn nhau nêu quyết thông.

Trong phần đầu nói tâm xa kính là sắc tướng quá khứ, vì ý có thể duyên.

Chấp văn đọc là sắc trần hiện tiền vì ý có thể đối.

Dầu có thể mờ tụng cũng dung vong.

Cố trở xuống là chứng thành. Kia chép: Có ba thứ cúng dường:

1. Hiện tiền cúng dường được công đức lớn.

2. Không hiện tiền cúng dường được công đức đại đại.

3. Cùng hiện tiền không hiện tiền cúng dường (hoặc mắt quán hoặc tâm duyên) được công đức tối đại đại, đây gọi là Bồ-tát tự cúng dường.

Nay lấy nghĩa thứ hai để chứng nghĩa trên.

Trong hai tức nghĩa chủ trong lời sao quyết ở trong văn, đã hạn cuộc chỗ y cứ, nghĩa thì thông. Vì thế, phải biết Phật pháp đều có thông và bít.

Trong tăng vật, khoa đầu kết cả hai.

Vọng thủ hộ là người khác trộm. Chủ tự trộm thì có thể biết. Sự tiếp dùng, dùng lẫn nhau v.v…, hoặc không chủ cầm, người khác cũng đồng. Trên chung bốn món, dưới hạn cuộc thứ nhất.

Trong phần giải thích nêu vật của tăng tuy nhiều nhưng nhiếp hết trong bốn món:

1. Thuộc chỗ thường định, không thể phân phán nên lặp lại hai lần.

2. Tuy hạn cuộc xứ, tùy người chia thức ăn, nên nói mười phương.

3. Người hạn cuộc số người hiện tiền, vật theo đó mà chia, nên nói cả hai.

4. Vật tuy chia, nhưng người không nhất định, Yết-ma ngăn y cứ nên gọi là mười phương.

Ước danh định thể, vật chia làm bốn thứ khác nhau. Như trở xuống là tự nói, trong phần giải thích riêng về thường trụ:

5. Phân biệt vật thể, lời sớ thêm gạo lúa, ngũ cốc, tương, rau, thức ăn v.v… các vật đều thuộc ở đây. Dĩ trở xuống là đoạn phạm. Như luận tức bộ Thiện Kiến dẫn luật Tăng-kỳ.

Lời chứng nói dầu tất cả nhóm họp, sợ cho rằng giới hiện tại không thể chia cùng khắp mười phương, nhóm họp thì có thể chia. Trong phần hai nói mười phương, ở đầu là phân biệt thể. Sớ chép: Như cơm, bánh v.v… vật hiện chín, vốn giống như mười phương tác tướng đồng với thức ăn ở đây. Có nghi thuốc, đậu là vật chín, xếp vào mười phương: Nay dùng ý chia hai, bất luận sống chín. Nhưng giả sử chưa nhập hiện ngày cúng tăng: Đều quy nhiếp về trước, như chứa để muối, tương,… đây là thường trụ thường trụ, nhập vào dùng hằng ngày, tức mười phương thường trụ.

6. Thể trở xuống là đoạn phạm. Đồng cọng là chủ và khách đồng tâm không cầm lấy. Mắc tội nhẹ nghĩa là tội Thâu-lan-giá.

Sớ chép: Do phần nghiệp của tăng không đủ năm tiền.

Hỏi: Thường trụ thường trụ cũng không đủ năm tiền sao lại phạm tội nặng?

Đáp: Chia không chia khác nhau, nặng nhẹ khác nhau.

Trong phần dẫn tông, khoa đầu chép: Luật Tăng-kỳ: Chứa thức ăn không phải của mình phân chia, luật Thiện Kiến cho là năm thứ giặc, đều gọi là trộm pháp cầu lợi. Vì thế nói rằng: Người không có phạm hạnh tự xưng là phạm hạnh thọ của tín thí gọi là tên giặc nguy hiểm nhất.

Tỳ-kheo tội ác trộm pháp của Tỳ-kheo hiền thiện, cầu tiếng tăm lợi dưỡng, đây là tên giặc nguy hiểm thứ hai.

Chê bai bậc Hiền thánh, trộm pháp của bậc Thánh, đây là tên giặc thứ ba.

Lấy vật nặng của tăng đến cho người tại gia được vừa ý họ, đây là tên giặc thứ tư.

Tên giặc thứ năm như trong lời sao dẫn.

Đoạn trước phạm Thâu-lan-giá: Lời chú nói cùng trộm, trong văn chỉ nói lấy dùng giống như của mình.

Đoạn sau phạm tội nặng, lời chú nói có chủ: Văn nêu tâm trộm.

Mẫu luận đồng, cho nên không dẫn.

Trong phần không làm tướng, hai đoạn trước sau không nói tên tội. Chú văn đều cho là Thâu-lan-giá vì không đánh chuông hoặc kết chủ cầm, hoặc chung cho chủ, khách.

Kế nói trong chùa, ý nói không có chủ, cũng do không tác tướng, phạm y theo tác tướng, lý được bàn nói.

Trong phần ba không nêu tướng vật. Sớ chép: Như ngày nay các người thế tục cúng dường tăng, bất luận là y phục, thuốc thang, phòng xá, tọa cụ đều đồng với hiện tiền tăng. Văn chung cho hai chủ. Bổn chủ tức là thí chủ.

Trong phần bốn, trước nêu vật thể, văn nêu một tướng, hoặc đàn việt cúng đúng thời, phi thời đều thuộc ở đây.

Thiện Sinh trở xuống là xử phạm, có ba đoạn:

1. Chưa Yết-ma: Y theo sau chia y, tọa cụ nêu ra hai pháp. Y cứ sau giao phó phân chia do định giới hạn.

Lời chú nói phạm Thâu-lan-giá là đồng với mười phương thường trụ ở trước. (Xưa chép: Kết tội vô biên Thâu-lan-giá, y theo giới sờ Ni Sao chỉ nói phạm Thâu-lan-giá. Nếu phạm vô biên thì không kết nhiều ít, trở thành nói suông, ở đây không có chỗ nêu ra, chỉ giảng giống như truyện mà thôi).

2. Lời chú nói phạm Ba-la-di, có người nói rằng: Gồm hướng đến hiện tiền tăng trộm năm tiền phạm tội nặng, trái với thường trụ thường trụ ở trước. Lại nói: Hiện tiền có một trăm vị tăng thì trộm đến năm trăm tiền mới thành tội nặng, ít hơn thì phạm tội nhẹ.

Hỏi: Bỉnh pháp Yết-ma rồi liền giao cho vị có năm đức, đây đồng chủ cầm, vì sao không kết tội?

Đáp: Đây là y cứ vào việc đưa vật chính là lúc tác pháp. Như vậy phải có tri sự coi giữ, lẽ ra từ người giữ kết tội trọng. Sau giao cho vị năm đức khiến vì tăng mà chia, hiện vật thuộc về tăng thì không phải cầm giữ.

3. Từ nhược trở xuống nói dặn dò. Đã dặn dò người khác, không hướng về tăng mà kết. Trong phần y cứ mất vật, dặn dò không nhất định, lại đồng như vật của tăng, như trên đã phán.

Trong phần nêu bày riêng, khiển trách vọng;

– Văn nêu kiền-độ phòng xá. Kia nhân Đức Thế tôn từ nước Ca-thi cùng với năm trăm người đến nước Kỳ-liên, ở đó có bốn vị Tỳ-kheo, trước phân vật của tăng thành bốn phần (một là già-lam phòng xá, hai là bình, nồi nấu, ba là giường nệm ngọa cụ, bốn là vườn cây, hoa quả). Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đến trụ xứ bạch Phật, nhân đó Phật chế, như trong lời sao đã dẫn.

– Kia chấp văn, trong luật nói trộm vật của tăng không phạm tội nặng, hoặc có người trộm liền đoạt lấy. Y cho rằng: Trong luật không cho đoạt vật của giặc vì đoạt (lấy) sẽ thành tội nặng. Đã không thành tội nặng thì đoạt không có tội. Thử trở xuống là khiển trách kia kém cỏi, văn của các bộ thấy ở khoa sau.

– Ở đầu, ý chung của luật trước kết tội thâu-lan-giá. Kế từ nhược trở xuống y cứ văn khác quyết thông vọng chấp. Luật Thiện Kiến như trước dẫn, luật Tăng-kỳ cũng vậy, luật Ngũ Phần càng rõ hơn, kinh Đại Tập hóa giáo nên đồng như nghiệp nghịch, tội nặng có thể biết.

Trong phần nêu lỗi. Văn đầu, là hai câu trên suy tội nặng; tùy trở xuống nêu tướng khinh. Phàm thánh trong mười phương đều gồm thâu năm chúng, ba thừa, nhân quả.

Mỗi mỗi kết, nghĩa là không cho là nhiều tội, chỉ một tội Ba-la-di, ở đây hướng về nhiều cảnh, vì thế nói là mỗi mỗi mà thôi. Cố trở xuống là dẫn văn trình bày.

Tứ Phần nói vua Bình Sa cúng vườn cho Đức Phật, phu nhân Mạtlợi cúng y cho Đức Phật. Đức Phật đáp đồng như vậy.

Tăng có hai hạng: Một là Yết-ma tăng, hai là Ứng cúng tăng. Đức Phật không nhập tăng bỉnh pháp mà đồng tăng, thọ thí cho nên nói rằng “ta ở trong số tăng”.

Khoa kế, đầu dẫn văn kinh, đặc biệt nêu trọng nghịch để bày cực ác.

Ta không cứu được nghĩa là do oai thần Phật không thể gia thêm, nên không phải xả khí.

Dư trở xuống chỉ cho sơ lược. Nhật tạng phân cụ chép: kinh đại Phương Đẳng Nhật Tạng, phần thứ hai chép: Phật bảo vua Tần-bà-sala: Tướng phá giới, cái gọi là không thích cúng dường Tam bảo, Hòathượng, A-xà-lê, cũng không tin trọng, cho đến thường tham lợi dưỡng, danh lợi, tiếng tăm, v.v… cũng trộm các thứ vườn, rừng, ruộng, nhà, tôi tớ, voi ngựa, lạc đà, trâu, lừa, v.v… đây là tướng phá giới không biết hổ thẹn, dùng tâm trộm cướp lấy vật của tăng cho là của mình, những người này sẽ bị những vị Tỳ-kheo đúng pháp đuổi ra khỏi chúng, nếu không chịu ra khỏi chúng thì nên báo với Quốc vương có thế lực đuổi ra khỏi chúng, nếu vua không đuổi thì các vị Tỳ-kheo đúng pháp im lặng bỏ đi.

Truyện Tăng Hộ vốn gọi là kinh, tức nói Tỳ-kheo Tăng Hộ dạo chơi ở bờ biển thấy các việc ở địa ngục. Truyện ấy chép: Tỳ-kheo Tăng Hộ đến một ngôi chùa nghe tiếng kiền chùy, vào phòng tăng thấy tăng hòa tập, bính bát, tọa cụ, người, phòng xá đều lửa cháy. Lại vào phòng tăng thấy các Tỳ-kheo ngồi trên giường lửa, dùng móng tay rạch thịt đến gân, cốt tủy ngũ tạng phát ra như lửa cháy. Sau đó, Tỳ-kheo Tăng Hộ trở lại Kỳ-hoàn bạch Phật. Phật dạy: Lúc đầu thầy thấy chùa chính là địa ngục, vì vào thời Đức Phật Ca-diếp, người xuất gia đối với vật của bốn phương tăng không đánh kiền-chùy mà im lặng cùng nhau dùng, do nhân duyên nầy phải chịu khổ trên giường lửa. Việc ông thấy lần thứ hai, chùa cũng là địa ngục, vì vào thời Phật Ca-diếp, người xuất gia được đàn việt xây dựng chùa, bốn thứ cần dùng đầy đủ, đàn việt muốn đánh kiền-chùy, các Tỳ-kheo không đánh, vì thế các Tỳ-kheo đến sau không được ăn uống, nay phải chĩu quả khổ trên giường lửa. Từ khi Đức Phật Ca-diếp nhập Niết-bàn đến nay phải chịu quả khổ như vậy, đến nay vẫn chưa hết, hai kinh nói rất rộng sợ phiền không chép ra, xin xem trong bộ “Nghiệp quả hạnh nghi cải Tích” sẽ rõ.

Trong phần ba, nói rằng: Thiếu nợ vật của Phật, trả thế nào?

Đáp: Trả lại vật củ (y theo vật củ mà trả lại, sau nêu lý do rằng), do vật của Phật không xuất nhập nên không trả, tuy như vậy nhưng vẫn đọa địa ngục. Tiếp dẫn nhân duyên rằng: Sau khi Đức Phật nhập Niếtbàn, có một Tỳ-kheo tinh tấn, thông minh, có khả năng nói pháp, khiến người nghe chứng được bốn đạo quả (do đây nên gọi là Tam Tạng Pháp sư), vì vị tỳ-kheo này làm hạnh bất tịnh với một người nữ Bà-la-môn. Lấy vật của Phật, Pháp, Tăng dùng thỏa thích, tính đến một ngàn muôn tiền (nay là một muôn tiền), sau đó đến nước Sa-khư xin được vật muốn trở về trả lại. Đường đi về nước cũ khoảng chừng bảy bộ (bộ bằng năm thước, chỉ đơn vị chiều dài thời xưa), biết nọc độc của rắn đến bộ thứ bảy sẽ bị chết, trong phạm vi sáu bộ liền hướng về đệ tử phân xử bồi thường vật, rồi bảo đem về bổn quốc để bồi thường nợ cũ, đi tiếp đến bộ thứ bảy liền bị chết đọa địa ngục A-tỳ. Lúc mới vào ngục gọi là Ôn thất chưa bao lâu liền phát tiếng lớn tụng kinh chú nguyện, địa ngục nghe tiếng chú nguyện đó mấy ngàn người được độ. Ngục tốt dùng xoa sắt đánh đập, chết đi được sinh lên cõi trời Tam thập tam. Nay văn lược nêu toát yếu nên nói: Dầu bồi thường, v.v…

Hà trở xuống là tác giả lời sao răn dạy kỹ càng nên trích dẫn đây để chứng minh rằng dầu có bồi thường (trả lại) vẫn đọa vào địa ngục để nói lên quả báo nhất định phải có, người nghe phải rất răn dè. Thế nhưng cũng có kẻ ngu tự khoe khoang diễn giảng rằng: Ta đọa địa ngục cũng sớm được ra, nhưng vị Pháp sư tinh tấn thông minh kia khiến người được đạo, lại tự bồi thường, thời nay ai được như vậy, nêu ra các ví dụ, ở đây thật không rõ ý của Tổ Sư dẫn, người học sau nghe nói phải mau ngăn ngừa. Đối với vật của Tam bảo phải kính cẩn giữ gìn, xa lìa. Nếu vọng kiêu căng đem ý mình giảng nói sẽ chuốc lấy ương họa, Đức Phật không thể cứu, huống chi người khác.

Hai, là xen nhau dùng bốn môn từ rộng đến hẹp, đầu tiên xen nhau có thể biết, hai là đương phân: Riêng y cứ một ngôi báu, vì luận đây kia. Ba là tượng bảo: Riêng y cứ kia đây vì phân ra sự lý. Bốn là mỗi mỗi: Riêng y cứ trong sự vì vật loại khác khác, tùy giải thích tự thấy. Đầu, trong phần nói chung, trước nói Phật chế.

Ma-ma-đế là tiếng Phạm, tức người Tri sự. Nghĩa là không phạm: Do kia có tâm tốt không nhập vào của mình. Vị trở xuống là chỉ tướng xen dùng. Kia do tháp Phật không có vật, chúng tăng có vật bèn lấy vật của tăng sửa chữa tháp Phật, vì thế ở sau chỉ văn rộng, đại lược như trên. Kế là trong phần nói thông bít thọ dụng vật, văn đầu có ba tiết:

– Trước nói Phật pháp không xen nhau, văn nêu hai nghĩa: 1/ Không chủ; 2/ Không thể bạch.

– Từ không đồng trở xuống là phân biệt vật của tăng khai thông câu đầu hiển khác, trái với hai nghĩa trên, nên nói là không đồng. Sở dĩ trở xuống là nói xen nhau, có hai:

1. Tăng riêng xen thường trụ, chiêu-đề.

2. Chung cho Phật dùng, vật của tăng sửa chữa tháp, đây phải dùng pháp bạch hòa, đều xen nhau sai.

– Từ nếu Phật trở xuống là chỉ bày ý không khai. Văn nêu vật của Phật, còn vật của Phật, còn vật của Pháp y cứ đồng.

Khoa kế, câu đầu y theo kinh. Phật trở xuống là nói không hợp. Nhược trở xuống là nêu bày tạm khai sau dẫn giới, văn rõ biết. Phật ở trong phòng tăng có thể chứng tạm an không ngại.

Trong phần ba, trước nói chiêu-đề sợ không rõ tướng kia nên đặc biệt hỏi. Trong phần đáp, đầu tiên dẫn kinh hai tiết:

– Dẫn ngài A-nan chuyển thí, danh tướng rất rõ.

Sớ chép: Hàm thí chiêu-đề tăng phòng, cái gọi là cúng thí riêng phòng đây, nghĩa là thí chủ bố trí phòng cúng cho mười phương tăng riêng tự cung cấp không liên quan gì đến chúng tăng thường trụ, vì thế có hòa mà không có riêng phòng nên gọi là chiêu đề thường trụ.

– Dẫn người nữ Am-bà cúng thí, tức con gái của vua Tần-bà-sa-la dùng bình bằng vàng dâng Đức Phật. Trong thành Tỳ-xá-ly có vườn hoa rất đẹp, đều dâng cúng Phật, đây là khu vườn đầu tiên cúng dường Đức

Phật nên gọi là đầu tiên.

Văn sau quyết phán nói không rõ: Nghĩa là chỉ nói cúng dường khu vườn mà tướng không hiểu rõ.

Y cứ theo đây, v.v… nghĩa là vì trong vườn ắt có phòng nhà hoa quả, v.v… các vật nên chia hai.

Tăng man: Lời sao nay lấy nghĩa hoa quả kết thành tràng, lời sớ chép: Trong kinh nói vật Tăng man (tên này xuất xứ từ kinh Niết-bàn) đây là âm Phạm. Theo đời Đường nói là vật đối diện, tức là cúng vật hiện tiền đối diện. Sao dẫn lời giải thích xưa, nghĩa là hoa quả tùy chữ hiển tướng, trái với sự nghĩa (văn sớ). Theo kinh nầy vườn được cúng dường nói chiêu-đề chỉ là riêng phòng chỉ nhà mà thôi.

Trong phần bốn, đây dường như nêu nghĩa tạm an, nhưng văn không liên tiếp nhau. Luận ấy hỏi: không phải phòng nhà của Phật, tượng Phật có thể ở trước đó ngồi ăn, nằm được không?

Đáp: Được ăn, như Phật còn tại thế vẫn được ăn trước. Phật, huống chi tượng mà không được. Được nằm nhưng phải ngăn che. Nay chỉ dẫn văn nằm, kia không nói tướng tội. Nay nói không phạm vì Phật đồng chỗ, phạm tội nhỏ.

Trong phần người chứa để chỉ nói hai ngôi báu là Phật và Tăng, còn Pháp thì đồng.

Trong phần ruộng vườn, khoa đầu trong Đa luận có bốn đoạn:

– Đất của tăng không hòa Phật không được dùng, có hòa thì được.

– Từ nếu tăng trở xuống là nói vườn hoa quả của tăng được cúng dường cho Phật dùng. Nói “phân hành được” nghĩa là riêng người đã chia, vì thế nói không chừng hạn nghĩa là có dư thừa.

– Từ cố trở xuống nói ruộng vườn lẫn lộn, khai cho không thành.

– Từ riêng thuộc trở xuống là nói dùng nước có được không? Thuộc tháp nước: Hoặc là ở đất của tháp hoặc chỉ thuộc tháp dùng. Tháp công lực tức sửa chữa tháp, người coi sóc thì được. Luật kia nói rằng: Nếu sửa chữa tháp thuộc về người coi sóc thì nêu bán nước này, tiền bán nước thuộc về tháp, không được dùng làm việc khác, nếu dùng thì phải tính tiền. Nay chỉ lược nói rằng tăng dùng thì phạm tội nặng. “Nếu đạo do Tăng trở xuống”, kia chép rằng nếu tháp không có người sửa chữa thì tiền đó do tăng dùng (nghĩa là không có người coi sóc, tức rõ ràng công do tăng được, vì thế tùy tăng dùng).

“Quán hạn trọng”, ở đầu nói hoa không cúng dường Phật như trên. Hoặc đã nhập vào mình, hoặc có dư thừa.

Cố nhược trở xuống là nói trái cây cúng tăng.

Vỏ cây trở xuống nói tạp vật khai riêng.

Vỏ cây, lá cây, v.v… lý được thường dùng.

Nói không cần bạch: Trước đã được pháp tức đồng bạch. Cố trở xuống là nói sửa chữa tháp, tức thông Phật dùng vì tác pháp khai cho.

Luật Tăng-kỳ có ba:

– Nói lấy củi chung cho hạn cuộc.

Ôn thất tức nay là nhà sưởi.

Lấy khô ráo là giữ gìn hư hoại.

– Từ nhược tăng trở xuống là nêu phương tiện lấy cây, hoặc tăng cần dùng, hoặc ở chỗ có hại vì có hai duyên nầy nên khai lấy dùng. Cá, thịt, tro bụi, nước đặc sinh trong cây là chỗ rất kỵ, khiến tịnh nhân phải biết, làm cho sạch sẽ.

– Nhược ruộng tăng trở xuống là khai cho chuyển dời.

Trong luật Tứ Phần, đầu dẫn nêu bày. Cố trở xuống là y cứ quyết định. Đầu nói Tam bảo thông và bít. Kế từ nhược trở xuống nói chung tùy dùng. Luật Thiện Kiến nói cất giấu trong lòng đất, của Tam bảo lại trở về Tam bảo dùng, vì thế không có tội. Ngược lại tự vào lấy thành tội trộm. Nếu không phải đất của Tam bảo như người vật không có tâm ngã sở, không giữ gìn hướng về chủ thành phạm.

Trong phần văn dạy, đầu là lập van trước, tức luật Thập Tụng nói cho Tỳ-kheo dùng, luật Tăng-kỳ nói cúng phòng riêng.

Thử trở xuống là nói có thể được chăng, ở đầu chọn cho dùng.

Nói giới cụ túc là thành tựu tự hạnh.

Ứng pháp tăng là thâm nhập các pháp.

Kế từ nhược trở xuống là nói không được, trái với hai hạnh trên, chỉ cho kinh trước.

Chứng là các kinh Phương Đẳng, Đại Tập, v.v… lại dẫn truyện, tức Cao Tăng Truyện. Truyện này chép: Chùa Linh Nham ở Tề châu có một vị tăng qua đời, thấy Bồ-tát Quán Thế Âm cầm cái hộp bằng đá ghi các tội của vị tăng nầy. Gồm những tội lấy cây, lá, củi, v.v… của tăng.

Khi vị tăng nầy sống lại liền trình bày đầy đủ trước chúng.

Tư trở xuống là nêu lý do.

Hữu trở xuống là trình bày răn dạy tin pháp hướng về đạo gọi là có tâm.

Gắng sức nhiếp tu gọi là Hạnh.

Tự ẩn là khiến tự xem xét mình.

Tham thủ là khiến biết rõ giáo pháp.

Trước dẫn kinh luật hoãn gấp xen nhau xem, lượng đức đủ thiếu tùy nương theo mà dụng.

Trong phần phân chia giải thích, trước nêu Tam bảo.

Đại Phẩm tức kinh Bát-nhã.

Giai trở xuống là quyết đoán phạm tội, lý có thể chung là Đức Thích-ca, Đức Di-đà đều là quả nhân. Kinh Bát-nhã, Niết-bàn đều nêu chánh duyên. Phòng nhà, xe cộ đều là thường trụ vì của thường trụ.

Trái tâm cúng thí là trái với bổn nguyện.

Trong văn không nêu tên tội.

Chuẩn trở xuống là nêu luật Thiện Kiến, lại cúng tượng kia. Luật Thập Tụng nói trộm đem cho chùa khác đều phạm tội Đột-cát-la.

Luật trở xuống là dẫn chứng:

– Dẫn giới vật của tăng, y cứ theo luật thì phạm tội Đột-cát-la.

– Luật trở xuống là dẫn luật ni. Tỳ-kheo-ni ở chỗ trống nói pháp cho cư sĩ nghe, họ cúng tiền xây nhà, luật kia nói: Nói pháp tùy chỗ đều được. Nay lại đem số tiền đó may năm y, thí chủ biết được chê trách, do đó Đức Phật chế giới, ni phạm Ba-dật-đề, tăng phạm Đột-cát-la. Hai văn đều chứng là trái với tâm của thí chủ nên phạm.

Trong phần vật của Phật pháp:

– Khoa đầu, trước nói kinh tượng xưa nay dùng lẫn lộn, nói đều trái là trái tình, tức trái với tâm thí ở trước. Trái lý tức trước sau đều khác, nói lên tội nặng kia. Cần phải đồng trở xuống là phán, kế là từ bổn tạo trở xuống nói kinh lẫn nhau chân ngụy. Trong văn hai lần chép là chỉ chung Tạng lục (chép trong tạng), nghĩa là nhập vào lục này, kinh là chân kinh. Nhân trở xuống là phán phạm, phước trở xuống là chỉ bày lý do phạm.

– Khoa kế là nói khám tức là tháp. Có chủ nghĩa là có người giữ gìn, (bảo vệ) không chủ nghĩa là không có chủ quản riêng.

Trong phần ba nói vấn thông, như người cúng dường tiền tài dự định xây dựng điện, không nhất định ở chỗ Phật, Sư tức là Phật; đồ là đệ tử Bồ-tát. Ngựa trâu, v.v… các vật đều không phải chỗ thích nghi của Phật nên không chung.

Người phi nghĩa là trừ bộ hạ của Thần vương. Còn lại không hợp: Đều gọi là phi nghĩa. Ngũ trở xuống là dẫn chứng, đầu tiên tội nghĩa là dùng riêng. Trừ cúng dường: Khai ban đầu thông, dẫn đây quyết đoán trên chỗ dùng thích nghi; cũng được làm đó. Kia lại hỏi: Vật của Phật được làm, còn tượng trời, người, người đời, súc sinh có được làm không?

Đáp: Ở bên cạnh tượng Phật được làm.

Trong phần vật của tăng, khoa đầu có hai đoạn:

  1. Nói lẫn lộn vật của tăng.
  2. Từ muốn cúng trở xuống là nói lẫn lộn vật của Phật.

Trong phần một lại có hai:

– Đầu nói lần lượt xen nhau. Dự định cúng vườn, hoa quả, v.v… nghĩa là thí chủ cúng vườn, hoa quả, nêu lên tài lợi cúng tự sự cho tăng, chủ là phân chia thức ăn. Ở đây nói thường trụ thường trụ tức hiện tiền hiện tiền, mà có tâm trộm nên phạm tội nặng.

– Kế dự định làm các vật nặng, phòng tăng, tiền bạc, vật báu v.v… trở lại (sắm) thức ăn cho tăng: Thường trụ thường trụ nầy là mười phương thường trụ, nhưng không nói rằng tâm trộm, hoặc thức ăn của tăng có thiếu, chỉ do không hòa tăng mà dùng nên phạm tội Thâu-langiá.

Nhược trụ trở xuống là nói khai lẫn nhau giữ gìn trụ xứ. Hòa tăng cho nên ban vườn, hoa quả, ban đầu trở lại (sắm) thức ăn.

Nãi trở xuống nói khai cho đổi hiện phòng sắm thức ăn. Nhược trở xuống là nói đổi phòng sửa chữa phòng. Giặc trở xuống là nói tạm dời lương thực.

Trong phần lẫn lộn vật của Phật kết tội Đột-cát-la. Vì lẫn lộn sắm kia đây trái với tâm của thí chủ.

Đệ trở xuống là chỉ rộng. Sách nêu rất nhiều không thể chép ra hết được, cần thì tìm xem.

Khoa kế, đâu tiên dẫn luật Thập Tụng, Già luận kết tội Đột-cátla. Kế là luật ộ Tăng-kỳ kết chung vì khỏi ra khỏi giới.

Trong phần Tạp dụng, khoa đầu dẫn luận có ba môn.

– Nói cung cấp chưa độ, luật ấy chép: Bạch tăng thì được, không bạch tăng phạm tội đọa.

– Từ nhược trở xuống nói giữ đạo. Nói tranh luận phải bồi thường là y cứ khi đem đi trước phải khởi tâm trả lại, nếu không như vậy thì lìa chỗ liền phạm. Vì tăng xin còn như vậy, nay phần nhiều là vì mình, lấy vật của tăng chế tội tuy đồng, quả báo khác nhau.

– Từ nhược trở xuống là nói ăn dùng

Cúng gạo cho tăng thì thuộc của thường trụ thường trụ, trước sau được ăn, tác tướng thì khỏi tội. Y cứ theo trước không tác tướng kết tội thâu-lan-giá, nay nói phạm tội nặng, đây là trộm lúa gạo của tăng, không phải trộm thức ăn (xưa nói thức ăn chính phạm Thâu-lan-giá, luận nói phạm Ba-la-di, vì thế biết là sai). Nói ăn một lần: Luận kia kết phạm do lấy một lần ăn làm giới hạn, nhưng ăn không giới hạn thì cho phép tính.

Trong phần nghĩa quyết định:

* Khoa đầu có hai:

– Nói không bạch quyết định phạm: Đầu tiên lặp văn trong luận trước; từ suy trở xuống quyết định phạm. Tuy có đánh chuông nghĩa là sợ cho rằng trong đạo tác tướng không có tội. Dĩ trở xuống nêu lý do phạm, luật trở xuống là lệ chứng. Trong bốn món giới, thức ăn thì đồng, pháp khác, như trong phần kiết giới đã nói.

– Từ nếu là trở xuống nói bạch rồi khỏi tội. Sau chỉ chỗ y cứ, văn như đã dẫn ở trước. Kia nói hòa thêm bớt nghĩa dùng, xem xét đối chiếu có thể biết.

* Khoa kế nói chùa trong: Xứ riêng, vật chung, không nhọc gì phải hòa pháp.

Chữ “cai” trong phần năm là phản ma, nghĩa là xay giã gạo.

Trong phần ba, tức như người thế gian mang theo tôi tớ và súc vật đến chùa khác, dùng vật thường trụ. Văn có hai:

1. Nói riêng có phạm tội nặng, Dĩ trở xuống là chỉ bày ý phạm.

2. Từ tăng gia trở xuống là chọn tăng: Kết tội nhẹ, kia đây kết chung. Nhưng không bạch nên lại phải kinh doanh đồng như việc Tăng. Tuy nói rằng tăng bộc tư, can cũng nặng, thời nay thiền giảng đâu không tránh điều này, thật đáng thương xót.

Trong phần ba tượng báu nêu lẫn nhau, Tam bảo có bốn:

– Một là thể (chúng sinh tâm tánh có đủ tánh giác, nghĩa quỹ trì hòa hợp, nên ở đây hạn cuộc Đại thừa).

– Hóa tướng (pháp Tứ đế của Đức Thích-ca).

– Lý thể (năm phần pháp thân: Diệt đế, Niết-bàn, học, vô học, công đức).

– Trụ trì (hình, tượng, kinh điển).

Hai vị trên thì bất luận, vị thứ ba, bốn đều chung đời sau (đời Mạt pháp).

Tâm thí không đồng nên quyết phải phân biệt xen lạm, nhưng tên gọi Tam bảo liền thông, nay lại y cứ hạn cuộc, tượng tức trụ trì Tam bảo thuộc về lý tánh.

Khoa kế trong phần hỏi chung, y cứ về hóa tướng Phật dùng vặn hỏi lý Phật. Một người chia: Vì ứng cúng đồng tăng. Một đại phân: Vì Tam bảo khác, văn đáp, đầu tiên y cứ còn mất, sinh pháp khác nhau. Kể từ hựu trở xuống là y cứ về hiện tại. Lời thí có khác, nhưng trong văn chỉ y cứ về hóa lý tương đối. Không nói tượng: Dùng hóa nêu tượng có thể y cứ đồng nhau.

Trong pháp cũng y cứ theo ý người thí. Đầu tiên nói chung, vì thế cả hai nhân pháp đều dùng. Sau nói vì chỉ riêng, y theo đó mà biết. Tây Trúc Tam Bảo đều bố trí như tháp. “Trong tăng có hai phán”, trong văn rất dễ hiểu. Sơ quả về trước gọi là Đệ nhất nghĩa tăng, nội phàm về sau gọi là Thế tục tăng.

“Vô đương” nghĩa là không.

Trong phần răn dạy: Thượng tọa, Tri sự xem xét thí chủ, nước này đạo tục không biết tướng lý, thọ dụng khác nhau, chỗ cúng thí nói rộng không ý chỉ, chỉ là trụ trì, dứt nghe lý bảo. “Bốn, mỗi mỗi lẫn nhau”, ở đây khác với đương phân. Như Phật đương phân chính là đối với Phật khác mà nói. Môn nầy tức y cứ một Đức Phật tự giải thích.

Trong phần vật của Phật: Vật của hai ngôi Phật và pháp đã có không ngoài bốn món: Hai món trước là vật nặng, chỉ thọ dụng, có thể được, không thể khác nhau. Hai món sau là vật nhẹ, thường và tạm khác nhau, y cứ vào vật thể. Bốn món riêng khác, (đến) văn sẽ phân biệt.

Trong phần thọ dụng, đầu tiên nêu vật thể, như trở xuống chỉ dẫn chứng ở trước. Năm trở xuống dẫn nêu có hai đoạn:

1. Nói rằng tăng là cột lụa, y cứ theo luận thì không có chữ thân, chỉ nói là che trên Đức Phật.

2. Từ hựu trở xuống, theo luận chỉ nói Phật đường hư hoại. Sau nói cây cũ cho tăng, nay cả hai thêm chữ quế, nghi là truyền lầm.

Luật trở xuống tức nói vua Bình-sa cúng dường khu vườn, lời Đức Phật khuyên cúng dường cho tăng. Văn sau y chỉ rộng.

“Hai thí thuộc” tức tiền, của báu. Các thứ: Ruộng, vườn, người, súc vật, v.v… không kham thọ dụng, đều lệ thuộc mà thôi. Dẫn văn có ba phần:

– Dẫn trong luận nói đổi chác.

– Dẫn trong luật nói có lời.

– Từ năm trở xuống lại dẫn trong luận có hai tiết:

– Đầu nói đổi chỗ thông, bít.

– Sau, từ Tỳ-kheo trở xuống nói người khác thọ dụng.

Trong luận chia làm ba tiết:

1. Khách được vật, không được vì thuộc của Phật, lời sao thêm chữ kinh sách, luận kia thì không có.

2. Từ nhược trở xuống, kia nói: Tỳ-kheo làm Phật sự được các thứ của Phật như thị giả, trâu lừa, v.v… có được mượn để sai sử hay không?

Đáp: Nếu biết vốn là vật của Phật thì không được.

Văn chỉ nói là không được mà không nói tướng tội. Nay nói đại tội phải y cứ theo giới trộm, được Phật xử đoán. Sau lại nói: Người giúp việc, trẻ em của Phật không được sai sử, chính là vật của Phật, nay lời sao không dẫn.

3. Trong phần ba cúng dường tức cúng các vật hương, đèn, hoa, cờ phướn, v.v… Đầu tiên dẫn trong luật nói chuyển đổi, có thể hiểu. Kế là dẫn trong luận nói chuyển biến. Đầu tiên dẫn văn, sau từ y cứ trở xuống nghĩa xử đoán. Trên nói được dùng làm các Phật sự khác: nghĩa là đổi làm các thứ cờ phướn, lọng báu, v.v…, nhưng đã cúng Phật thì thể không được chuyển biến, sợ dùng riêng nên đặc biệt nêu ra, không đồng như hoa trước để chuyển đổi. Như trở xuống là dẫn nêu. “Hảo tâm hoại” ý nói là thay đổi lại khiến cho đẹp.

Trong phần bốn, hiến dâng Đức Phật tức các vật ăn uống. Trước là dẫn nêu. Trong luật lấy nghĩa người coi sóc sửa chữa giống như đạo nhân. Luận y cứ cung cấp thị giả nói chung đạo tục. Kế từ y cứ trở xuống khiển trách sự lẫn lộn, có cầm kinh ngụy (không phải chánh pháp), dùng tiền mua thức ăn, y theo luận nói cư sĩ, thị giả Phật được ăn, vì bởi quyết chánh.

Trong phần vật của pháp, trước nói thọ dụng, nêu tướng khác nhau. Lược nêu ba phần, còn lại giống như vật của Phật ở phần trước. Danh thể khác nhau nên không nêu ra.

Trong phần vật của tăng, y cứ theo lý, lẽ ra cũng đồng đủ như bốn phần trên. Nhưng bốn vật này không nêu thường trụ và hiện tiền tăng, bốn vị gồm thâu nên không bàn mà thôi.

* Trong hai món thường trụ:

– Khoa đầu nói như trên là chỉ cho luật Thiện Kiến, ở thế gian có người giảng, hoặc dời trụ xứ tùy ý đem đi. Không cung kính lời Phật, không biết nhân quả, không sợ quả khổ đời sau, người tội ở địa ngục, làm sao nói được.

– Khoa kế, trước nói dùng riêng, trong văn rất dễ thấy. Giới ác, có đức nếu y cứ vào bốn giới nặng đem phá để phân biệt. Thời và phi thời là nói về sự trước sau trong ngày. Dùng phi pháp là nói chủ cầm mắc tội. Sau từ hai món trở xuống chỉ dùng lẫn lộn, theo trên tức trong phần phân chia lẫn nhau. Nhưng văn trước chỉ khai ra bốn phương, lẫn nhau làm mười phương, như trường hợp bớt vườn cây ăn quả, bán phòng sắm thức ăn. Nếu nói về vật của mười phương thì không để lâu, tức nghĩa không lẫn lộn làm vật của bốn phương tăng. Nếu y cứ theo hai vị bàn riêng về lẫn lộn: Như bán phòng, sửa phòng, đem vật nặng cho chùa khác, đây là vật của bốn phương tăng tự dùng lẫn lộn.

Lại như trong luật Tứ Phần thì pháp riêng, thức ăn đồng tức mười phương tăng tự dùng lẫn lộn. Song ba vật trên xen nhau đều phải hòa tăng thì được khai, không hòa tăng thì không được khai, vì thế nói được và không được.

Trong phần ba chỉ nói bốn phương thường trụ, hai câu đầu y cứ vào nghĩa mà phán định, sau y cứ theo văn quyết thông. Câu đầu chỉ cho kinh. Nói tội nặng tức trong kinh Niết-bàn ở trước, v.v… chư trở xuống là dẫn luật. Trước nêu không có văn, sau lấy nghĩa, nghĩa là nếu cho phép bán thì phải khai cho thọ, đã không được thọ thì nghiệm biết không thể bán, vì thế nói là ý biết. Nếu theo Ngũ Bách Vấn nói cúng dường trâu, tôi tớ cho Đức Phật được nhận để sử dụng, không được bán, tức là chứng cứ, như ở sau sẽ dẫn.

* Trong hai món hiện tiền, tội như trước đã nói, nêu đồng như hai món thường trụ. Hiện tiền hiện tiền đồng như thường trụ ở phần đầu; mười phương hiện tiền đồng như thường trụ ở phần kế, hoặc hai món xen lẫn nhau, hoặc tự nói riêng, cũng y cứ tăng hòa thì khai, không hòa thì mắc tội, đại khái đồng như trên, vì thế lược chỉ đó.

Tựu trở xuống nêu riêng vật bị mất, tức mười phương hiện tiền tự xen nhau luận. Quyết đoạn tội nặng quy về tội nhẹ, Ba-la-di quyết đoán tội nhẹ, quy về Thâu-lan-giá nặng, mỗi mỗi đều gồm phi pháp phạm Đột-cá-la, vì thế nói rằng cả hai đều kết (có chỗ nói rằng không học không biết là sai).

Ba nêu vay, nghĩa là tạm mượn.

Trong phần giải thích, văn đầu y cứ về vật của tháp, tăng; Vật của pháp cũng như vậy. Khoán là khế thư, đọc sớ bạch tăng, trái thì kết tội.

1. Trái với giáo lý nầy phạm tội Đột-cát-la.

2. Không trả lại cho Tam bảo thì tùy theo vật mà kết phạm.

Khoa kế dùng tiền nêu lợi, như mẹ sinh con, nên gọi là tức.

Tam bảo ở Tây Trúc có tài lợi vô tận, nghĩa là thường còn được cúng dường đầy đủ, vì phát sinh không dứt.

Can tạp nghĩa là loạn nhau, câu nầy kết chung văn trên.

Trong phần nói người khác vay mượn: 1/ Khoa đầu; 2/ Văn đều cho phép.

Đầu tiên dẫn kinh, Dư trở xuống là y cứ phán định. Người kia bệnh còn phải bồi thường, huống gì người không bệnh: Ở đây không khai rõ. Dữ trở xuống là kinh và luật hòa hợp khai chế, rất trái nhau, đối với nghĩa có thể nghi, trong văn có ngại. Kinh ấy chép: Nếu Bồ-tát xuất gia nuôi đệ tử xuất gia trước phải dạy bảo khiến cho không được buông lung. Nếu thiếu những thứ cần dùng, khi bệnh phải tìm, tự mình không được mượn vật của Tam bảo, nếu sai thì phải bồi thường gấp mười lần.

Do đệ tử xuất gia còn thông đạo tục, vì thế nói là văn giống như vậy.

3. Trong phần dẫn luận có hai tiết:

– Đầu nói tự dụng, trong luận chép: Cho vật của Phật đồng phạm tội nặng. Nói hoại pháp thân là vì đồng năm tội nghịch.

– Kế, từ nếu có trở xuống, luận nói được thọ khiến cho dùng; nói là Phật thọ dụng. Nay đổi lời nói kia rằng không được ngăn người khác.

Sau chỉ giới sau, nói rằng: Thí quân khí nên làm hư, nhạc khí được bán, v.v…

3- Nói săn sóc, văn đầu có ba:

– Dẫn chế; diệc trở xuống là định vật, trước xem xét văn thông rộng.

– Chuẩn trở xuống là nêu trong luật: Đạp-bà làm Tri sự trong tăng, được tăng thưởng y đã được của mười phương hiện tiền.

– Thập Tụng trở xuống là hiển ý, người nầy biết pháp bậc thượng v.v…

Trong phần hai, đầu tiên dẫn văn, thử trở xuống là nghĩa quyết định. Trước là dẫn văn ở trên, lại y cứ vào không tin, “Du du” nghĩa là xa lìa Tam bảo, không có chỗ trở về. Kế từ nhược trở xuống là nói có lòng tin. “Phước thực” nghĩa là Đàn Việt vì cầu phước mà cúng dường cho chúng tăng.

Trong phần ba, đầu dẫn bộ Thập Tụng: Nói dùng phần chứng. Trước hết cấp cho Vương, Thần. Mười chín tiền: Ở nước đó tiền bằng đồng lớn. Một tương đương mười sáu, tương đương với ba trăm ngày nay. Sau nói nạn giặc, kế trong luật Tăng-kỳ nêu chung năm vị, trong phần ba ở trước có thể hiểu. Sau nêu Vương, Thần, cần nói về người có thế lực, không có thế lực thì không khai.

Đa trở xuống là dẫn quyết định. Do luật ở trước nói rằng tổn ích đều cho, đã là tổn ích thì lý không được cho, trong văn không nói rõ nên tiếp tục quyết định đó.

Nhược trở xuống là ý chung của luật trước, người thế tục biết vật của chúng tăng khó tiêu quyết không luống thọ, tăng biết Ô-gia là phi pháp quyết không vọng cho, nếu có duyên sự cần phải cung cấp chút ít thì cũng cho phép. Bộ Thập Tụng khai chung cho điều này.

Chỉ hai thiện tức hai giới Tăng tàn, Ô-tha-gia ở trong luật. Luật chép: Cho cha mẹ bịnh, người bị nhốt trong tù, v.v… thì không phạm.

Trong phần bốn nói người bịnh: Hai tiền rưỡi tức bốn mươi, y theo trước lẽ ra bằng ở đây, không cần bạch tăng.

Trong phần năm nói tịnh nhân có hai: Hẹp (ngắn) thì phân xét; rộng (dài) thì cấp chung.

Trong phần sáu, đầu tiên dẫn văn. Khế tức là ước. Y cứ trở xuống là nghĩa quyết định, lại có hai: Đầu tiên y cứ trước sau trong pháp của thế tục. Hựu trở xuống y cứ văn luật trước tùy theo công năng.

Trong phần ba kết chỉ tức chỉ cho cương thiên của tăng ở trước.

(Phần thứ tư của phần một trong quyển trung xong).