Phật nói Kinh Thân Pháp
(Phật thuyết Pháp thân Kinh)
Hán dịch: Đại sư Thần Pháp Hiền
Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 2009-2013

 

Phật nói Kinh Thân Pháp

Khi đó Thế Tôn ở trong Đại chúng dùng âm thanh vi diệu làm lời nói như thế. Các Phật Như Lai có hai loại Thân, đều đầy đủ công Đức nhiều như cát sông. Thế nào là hai ? Gọi là Thân biến hóa, Thân Pháp : Thân sinh từ các Pháp.

Mà Thân biến hóa đó, tỏ rõ được cha mẹ sinh. Đủ ba mươi hai hình Tướng tám mươi diện mạo đẹp, trang nghiêm thân này. Dùng mắt Trí tuệ xem khắp chúng sinh. Người Trí tuệ chiêm ngưỡng tâm sinh vui thích. Nghiệp Thân, miệng, ý Thanh tịnh. Mỗi một hình tướng diện mạo đầy đủ trăm Phúc, trăm nghìn tụ Phúc như thế dùng để trang nghiêm. Hình tướng người đàn ông lớn nhất, đều hút lấy Uẩn sắc, lại có đầy đủ mười Lực. Bốn Không đâu sợ, ba Pháp đầy kín, ba Pháp dừng nhớ, ba Pháp không giúp đỡ. Bốn Pháp vô lượng. Đầy đủ tướng người đàn ông lớn nhất, mỗi loại lực Kim Cương không hỏng tốt nhất. Nói sơ qua đầy đủ trọn vẹn công Đức trang nghiêm của Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác như thế. Tên đó là thân biến hóa.

Mà lại tất cả thân Pháp của các Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác, không thể nghĩ bàn không thể đọc so lường. Mà không có người có thể rộng đọc nói. Giả sử Duyên Giác và các Thanh Văn, Xá Lợi Phất. Căn sắc xảo tối cao hay hiểu Pháp sâu, Trí lớn thông tỏ hiểu rõ đủ loại nghĩa. Mà cũng không có thể rộng đọc nói công Đức lớn của thân Pháp.

Các Phật Như Lai là Thầy của Ba Cõi. Đại Bi đó vì các chúng sinh làm lợi ích lớn. Bình đẳng nhớ giúp không phân biệt, dừng ở Yên tĩnh Xem phân biệt thấy đúng. Mà lại hay hiểu ba Pháp điều phục, dễ độ thoát bốn Nạn, đủ bốn Thần biến, ở trong đêm dài thực hành bốn Pháp hút lấy. Rời bỏ năm Tham muốn vượt qua năm hướng tới khổ : Trời, Người, Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh. Đầy đủ sáu Phần Pháp, đầy đủ sáu Pháp tới Niết Bàn, mở ra bảy nhánh Giác, nói tám Đạo đúng, dễ hiểu chín loại Yên lặng nhớ giữ Pháp đúng. Đầy đủ mười lực Trí tuệ, dùng lực Trí tuệ này, mười phương nghe tên.

Vì thế gọi là Trời thực Tướng không Tướng. Với thời gian sáu thời khắc ở các phương thường dễ xem xét Pháp, công Đức bên trong của các Phật như thế. Không có người có thể mà vì rộng nói. Vì thế Ta nay nói sơ lược Pháp này. Đó là thân Pháp vậy.

Duy nhất không có hai, Không thấm bẩn Không làm, cần phải tu chứng. Các Pháp Có làm sinh từ Pháp Không có làm. Chân thực như thế, không sạch không uế bẩn, không nhớ, không dựa vào. Rời các Phương tiện và cùng chúng sinh làm dừng dựa lớn. Tất cả chúng sinh làm được thực hành Pháp không bị uổng công. Là Pháp thiện chân thực rời các ghi nhớ, với môn Tam muội vô biên. Yên tĩnh không rung lắc mà được Giải thoát, dùng hai loại Yên tĩnh nhớ Pháp, Xem phân biệt thấy đúng. Rời tham muốn trong tham muốn mà được Giải thoát, Pháp tham muốn Ngu tối dùng Trí tuệ Giải thoát. Pháp Thanh Văn A La Hán dùng nhớ biết rõ, dùng sáng Giải thoát dễ thông tỏ Tự tính. Và với các Pháp có thể nhớ liên tục sâu, hay sử dụng A Bát Để mà sinh Pháp A Bát Để. Hay sử dụng Yên lặng Nhớ giữ đúng mà sinh Pháp Yên lặng Nhớ giữ đúng. Với tất cả các Pháp không cầu, không chứng. Rời hai Pháp này tức thời không có duyên, lại không có tu và sử dụng Trí hết cùng với Trí không sinh. Sau cùng thành công ba Pháp thành quả. Ba Pháp Căn thiện, ba môn Phương tiện rời các ảo tưởng được sinh chân thực. Hiểu rõ ba loại Trí tuệ, gọi là : Nghe Tuệ, suy nghĩ Tuệ, tu Tuệ. Rời ba Bẩn hỗn tạp, gọi là : Phiền não, Nghiệp, Khổ. Có ba loại Tam muội gọi là : Rỗng, Không hình tướng, Không nguyện. Lại có tên là ba môn Giải thoát. Tức là môn Giải thoát Rỗng, Không hình Tướng, Không nguyện. Ba loại Pháp uẩn, gọi là : Uẩn Giới, Uẩn Định, Uẩn Tuệ. Ba loại Pháp học, gọi là : Học Giới, học Định, học Tuệ. Có ba loại tu hành, gọi là : Tu Giới, tu Định, tu Tuệ. Có học, Không học, Có học sai, Không học sai. Có Ba loại Đạo, gọi là Đạo thấy, Đạo tu hành, Đạo không học. Có ba loại Căn, gọi là : Căn chưa biết, Căn đã biết, Căn biết đủ. Có ba loại Pháp hạnh, gọi là : Hạnh Thánh, hạnh Trời, hạnh Phạm. Có ba phân biệt, gọi là: Uẩn, nơi, cõi. Đã hiểu rõ ba Pháp được tụ Phúc lớn. Chứng được Giải thoát Niết Bàn Tĩnh lặng, ba Đầy kín, không Nhớ, không Dừng.

Như Lai với các chúng sinh bình đẳng che chở. Ba loại Pháp uẩn. Có ba Chúng sinh có tình, gọi là : Cao giữa thấp.

Các Phật Như Lai đủ ba loại Đại Bi, gọi là : Đại Bi không có duyên, Đại Bi vi diệu, Đại Bi vì tất cả chúng sinh. Có ba loại Tự do, gọi là : Tự do Thân, Tự do Đời, Tự do Pháp. Có ba loại Pháp không giúp giữ, gọi là : Nghiệp Thân của các Như Lai Thanh tịnh rời Pháp không Thanh tịnh, Nghiệp miệng Thanh tịnh rời Pháp không Thanh tịnh, Nghiệp ý Thanh tịnh rời Pháp không Thanh tịnh.

Có ba loại Kiếm, gọi là : Kiếm nghe, Kiếm nghĩ, Kiếm tu. Có ba loại cao nhất, gọi là : Định cao nhất, Tuệ cao nhất, Giải thoát cao nhất. Có ba loại Pháp cảnh giới, gọi là : Cắt bỏ đúng, rời tham muốn, Rỗng lặng.

Lại có Ba Cõi, gọi là : Cõi có Tham muốn, Cõi có Sắc Thân, Cõi không có Sắc Thân. Có ba loại Sáng của A La Hán, gọi là : Sáng tỏ mệnh Kiếp Quá khứ, Sáng tỏ mệnh đời Tương lai, Sáng tỏ Pháp hết Phiền não đời Hiện tại. Có ba loại Pháp Không có làm, gọi là : Biến đổi các Làm, các Pháp không có bản thân, Niết Bàn Tĩnh lặng.

Có ba loại Bồ Đề, gọi là : Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, Bình Đẳng Bồ Đề.

Có ba loại Trí không học, gọi là : Trí hết, Trí không sinh, Trí Thấy đúng. Ba Tòa báu : Phật Pháp Tăng báu, ba Về theo : Phật Pháp Tăng, ba Trí tuệ cao nhất.

Bốn nơi Nhớ, bốn Cắt đứt đúng, bốn Thần biến, bốn Pháp tâm tin, bốn câu Giải thoát. Có bốn loại Pháp thiện, gọi là : Thực tướng thiện, Tự tính thiện, phát ra thiện, tương ứng thiện. Bốn loại Pháp tu, bốn loại Pháp Trí tuệ, bốn Pháp Chân lý bậc Thánh, bốn Thiền định. Tạng bốn vầng, bốn Pháp, bốn dừng dựa, gọi là : Thân thiết bạn thiện, lắng nghe Pháp đúng, suy nghĩ nhớ liên tục, như Lý tu hành.

Lại có bốn Duyên, gọi là : Nhân duyên,  Duyên ngang bằng không gián đoạn, Duyên tăng cao, Duyên được Duyên. Bốn nơi tăng thực hành, gọi là : Nơi nóng, nơi đỉnh chóp, nơi Nhẫn nhịn, nơi thứ nhất của đời. Có bốn loại Đạo, gọi là : Đạo Phương tiện, Đạo Vô gian, Đạo Giải thoát, Đạo tốt nhất. Bốn quả Sa Môn, bốn loại giòng Thánh. Có bốn tâm vô lượng, gọi là : Từ, Bi, Hỉ, Xả. Lại có bốn sinh, bốn dừng của Thánh. Bốn ghi nhớ, bốn Uy nghi. Có bốn môn sinh, gọi là : Ra, vào, Hiểu đúng, Tĩnh lặng, lại có bốn nơi chứng nghiệm.

Năm Uẩn của Thanh Văn, năm nơi Giải thoát, năm Pháp tới Niết Bàn sinh Pháp, năm tưởng nhớ Trí tuệ Thánh. Có năm phần Tam muội, gọi là : Phần cắt đúng, phần điều phục, rời phần đã qua, rời phần hình tướng, rời phần tính. Lại có năm loại phần cao nhất, năm Hành hiện ra. Yên tĩnh nhớ Pháp, năm Uẩn, năm giới hạn, lại có năm cầm lấy Uẩn, năm loại rời Tham muốn.

Sáu Pháp công Đức, sáu Thông suốt, sáu nhớ, lại sáu loại Pháp, sáu loại Pháp tu hành. Sáu thấy địa vị Đạo, sáu Hành liên tục, sáu Tưởng nhớ chứng minh.

Bảy Chúng sinh, bảy hạnh của người đàn ông lớn nhất, bảy dừng của Thức, bảy nhánh Giác, bảy Pháp không uổng công. Bảy Tam muội nhận dùng Pháp, bảy loại Pháp vi diệu, bảy loại phần giới hạn. Bảy nơi hay hiểu, bảy loại tu Đạo.

Tám phần Đạo đúng, tám loại Chúng sinh, tám loại Giới hạnh Giải thoát khác biệt. Lại có tám Giải thoát, tám nơi, tám Trí tuệ, tám Đạo, tám trai Giới, tám Hội và tám loại Pháp Thế gian.

Như Lai kế tục chân thực, thường Tinh tiến Thanh tịnh, không nương nhờ không bẩn uế. Lại có chín loại Tĩnh lặng nhớ Pháp thời Quá khứ. Chín Pháp tâm tin, chín chứng được Pháp, chín mất Sắc thân giả, chín dừng của Chúng sinh. Chín loại Pháp dựa vào, chín bậc hết Phiền não, chín bậc tu Đạo.

Mười loại Chúng sinh, gọi là : Bốn Hướng, bốn Quả, Duyên Giác là thứ chín, Chính Đẳng Chính Giác  thứ mười. Mười Pháp thiện của Thế giới, mười loại Pháp Thanh Văn, mười lực Như Lai, mười Đạo Nghiệp thiện. Mười Đạo Nghiệp ác, mười loại dừng của Thánh, mười như Lý làm Pháp.

Mười một công Đức Tướng Hảo nghĩ nhớ Pháp, mười một loại Pháp phát ra dễ hiểu Trí tuệ đầy đủ. Mười một loại Pháp đầy đủ Giới hạnh.

Mười hai loại sinh lời nói. Mười hai nơi, mười hai Nhân duyên, mười hai Hội Phật Pháp chứng được Pháp Thánh.

Mười ba Pháp vui. Mười ba Pháp sinh, mười ba nơi làm Nghiệp. Mười bốn loại tâm biến hóa. Mười năm tâm thấy Đạo.

Mười sáu tâm Nhớ đúng. Mười bảy loại hình tướng Thanh Văn, mười bảy cảnh tướng thích tham muốn.

Mười tám giới hạn, mười tám Không cùng Pháp. Mười chín nơi phân biệt. Hai mươi hai Căn. Ba mươi bảy Pháp phần Bồ Đề, gọi là : Bốn nơi Nhớ, bốn cắt bỏ đúng, bốn Thần biến, năm Căn, năm Lực, bảy nhánh Giác, tám Đạo đúng. Bốn mươi bốn Pháp Trí tuệ. Lại có bảy mươi bảy Pháp Trí tuệ. Trăm sáu mươi hai Đạo. Đó gọi là bậc tu.

Như thế cùng với vô lượng vô biên Pháp thường liên tục chân thực, rời các Phiền não. Rất sâu rộng lớn vi diệu khó nghĩ. Người Trí tuệ lớn đó biết rõ như thực. Và Pháp Phật này lại là Pháp rất vi diệu của Hằng hà sa số Chính Đẳng Chính Giác. Pháp bình đẳng đó nếu có cầu chứng được Trí tuệ Chính Đẳng Giác.

Các Tì Kheo, nữ Tì Kheo, nam Phật Tử, nữ Phật Tử cùng với các ngoài Đạo, Xuất gia ngoài Đạo. Đầy đủ Trí tuệ đúng hiểu rõ như thực. Lại vì các chúng sinh rộng lớn đọc nói. Như được Phật cảm hóa giúp cho vô lượng vô biên A tăng kì chúng sinh. Đều cùng chứng được Tĩnh lặng không sợ thành quả Niết Bàn.

Phật nói Kinh Thân Pháp