Ý Nghĩa Phóng Sanh
Sakya Minh-Quang

 

Phóng sanh là việc làm thể hiện lòng từ bi cứu khổ độ sanh trong Phật giáo. Kinh Kim Quang Minh ghi lại việc Trưởng giả Lưu Thủy đem nước cứu mạng cho đàn cá đang thiếu nước được coi là khởi đầu của việc phóng sanh sau này. Về lý do và ý nghĩa của việc phóng sanh, Kinh Phạm Võng Bồ-tát Giới nói:

Nếu Phật tử đem tâm từ bi làm việc phóng sanh, nên nghĩ như thế này: Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Mỗi đời ta đều sanh ra từ chúng sanh nam nữ. Cho nên, chúng sanh trong sáu đường đều là cha mẹ của ta. Nếu giết mà ăn tức là giết cha mẹ, cũng là giết thân cũ của ta (…). Cho nên thường làm việc phóng sanh, đời đời thọ sanh. Nếu thấy người đời giết hại súc sanh, nên tìm phương tiện cứu hộ, giúp giải thoát khổ nạn cho chúng.” (Đại Chánh Tạng, quyển 24, trang 1006).

Cho nên, việc phóng sanh là xuất phát từ tâm từ bi muốn cứu khổ chúng sanh. Trong đời, không có gì quý hơn sinh mạng, không có gì đáng sợ bằng đối diện cái chết. Nếu chúng ta có khả năng và điều kiện để cứu mạng cho chúng sanh lúc nguy cấp, công đức đó thực vô lượng vô biên. Làm được như vậy, không mong cầu mà phước báo tự đến, như hình ngay thì bóng thẳng, có tiếng tự nhiên vang. Người làm công đức sẽ ít bệnh, ít não, hưởng phước trường thọ an vui.

Xét ra ngày nay, nhiều người mua chim cá phóng sanh chủ yếu vì cầu phước cho mình hơn là cứu khổ chúng sanh. Họ dùng tiền để mua phước đức hơn là dùng tâm để tu tạo công đức! Bút giả nhìn những con chim bị bắt nhốt trong lồng, đợi đem bán cho người phóng sanh, đang chết mòn chết mệt vì nắng nóng và thiếu nước, trong lòng lại càng đau hơn. Bút giả lại thấy trên một chiếc ghe Phật tử thả cá phóng sanh ở dòng sông Tiền, không xa nơi đó là một chiếc ghe khác đang kích điện bắt cá! Chúng sanh nghiệp chướng mênh mang, người vì mình mà thả, kẻ bắt giết mưu sinh, thực là khó nói!

Nhìn lại những nước văn minh, coi trọng việc bảo vệ môi trường và có sự thương yêu nhất định đến loài vật, nhất là những loài gần gũi như chó mèo. Việc đánh bắt của họ có hạn chế và kiểm soát. Nhiều nơi chim bay cá lội tự do, con người rất thân thiện với thiên nhiên và loài vật. Thiết nghĩ, ý thức và cách sống này phù hợp với tinh thần từ bi cứu khổ của Phật giáo hơn.

​Cho nên, người Phật tử phải thực hiện lòng từ bi cứu khổ của Phật giáo qua việc tự thực hành và khuyên người bỏ ác làm lành, bảo vệ rừng núi sông hồ, môi trường sống của mình và loài vật. Cần ngăn chặn và lên án việc phá hoại mội trường, giết hại động vật hoang dã, loài vật gần gũi như chó, mèo… để ăn thịt! Phật tử cũng không được tham dự và cần phải tẩy chay những lễ hội dã man như lễ hội chém heo, chọi trâu v.v….

Lại nữa, Phật tử ăn chay, giảm thiểu ăn thịt cá… cũng là thực hiện lòng từ bi cứu khổ độ sanh. Có cầu mới có cung, nếu trong một ngày mà tất cả Phật tử chúng ta đều ăn chay, thì có biết bao nhiêu loài vật được thoát khỏi cảnh chết chóc, bị người cắt cổ lột da! Thi Kệ Sám Hối Sáu Căn nói:

Lưỡi từng bao nghiệp lầm sai
Tham ăn đắm vị ngọt cay đều sành
Tổn thương sinh mạng chúng sanh
Nuôi thân thỏa miệng tạo thành tội sâu.
Chim bay cá lặn khác nhau
Thú rừng, gia súc cùng vào bếp ăn
Chìu theo khẩu nghiệp trói trăn
Tanh hôi không kể, tỏi hành chẳng kiêng.

Vì vậy, người Phật tử cần thực tập ăn chay để nuôi lớn lòng từ bi, giữ gìn sức khỏe cho mình, và bớt gây sát nghiệp cho người. Cho nên, ăn chay là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Đại Thừa Đông Á nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Trong những ngày rằm hay đại lễ Phật giáo, hay ngày sinh nhật chúc thọ cá nhân, Phật tử có thể tùy duyên làm việc phóng sanh như thả cả thả chim v.v…. Nhưng Phật tử nên ra chợ tự mình mua chim cá đang bán cho người ăn về đọc kinh, niệm Phật, chú nguyện rồi thả. Đọc kinh niệm Phật chú nguyện trước khi phóng sanh giúp các loài này gieo duyên với Phật Pháp, mong rằng đời sau chúng sẽ được thân người và biết nghe Phật Pháp.

Như vậy, Phật tử không cần phải phóng sanh số lượng nhiều, vài trăm ký hay một hai tấn cá! Phước đức lớn nhỏ là do tâm từ bi của mình lớn hay nhỏ mà thôi! Phóng sanh số lượng nhiều quá, hay phóng sanh những loài không thích hợp với môi trường, làm hại sinh thái, ảnh hưởng đến các loài khác, như vậy chẳng những không có phước mà còn gây nghiệp!

Phật tử cũng không nên mua chim cá phóng sanh bằng cách đặt trước cho người đem đến, hay thu mua với số lượng lớn. Như vậy, chúng ta vô tình tạo ra nghề nghiệp bắt chim lưới cá để phóng sanh, giúp người khác tạo thêm nghiệp xấu. Chúng ta cũng tuyệt đối không nên mua chim cá bày bán trước chùa để phóng sanh, để cho những người này không còn tạo nghiệp nữa! Những loài chim cá đó có thả ra cũng bị bắt lại, phần lớn mệt mõi đói khát, bay không được, trước sau gì cũng chết. Chúng ta kiên quyết không mua phóng sanh như vậy, cảnh chùa sẽ trang nghiêm thanh tịnh, không còn cảnh chèo kéo, ồn náo của cảnh “chợ chùa”!

Trong chuyến về quê hương năm nay, Diệu Nhàn, một Phật tử thuần thành trường chay, trì kinh niệm Phật, và ưa thích làm việc thiện và phóng sanh, đã thưa thỉnh: “Xin thầy viết cho con một bài thi kệ để chúng con tụng niệm khi phóng sanh.” Theo lời thưa thỉnh, bút giả dựa và ý Kinh Phạm Võng và các kinh luật khác soạn ra bài kệ phóng sanh.

Hôm nay là ngày sinh nhật của Diệu Nhàn (09/03/2020), bút giả xin tặng bài kệ này như món quà sinh nhật. Bút giả cũng xin chia sẻ bài kệ và bài viết này đến với tất cả Phật tử hữu duyên. Nguyện kẻ thấy người nghe, đều khởi từ bi tâm, bỏ sát sanh hại vật, thực hành Bồ-tát đạo.

Vì vậy, người Phật tử cần thực tập ăn chay để nuôi lớn lòng từ bi, giữ gìn sức khỏe cho mình, và bớt gây sát nghiệp cho người. Cho nên, ăn chay là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Đại Thừa Đông Á nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Trong những ngày rằm hay đại lễ Phật giáo, hay ngày sinh nhật chúc thọ cá nhân, Phật tử có thể tùy duyên làm việc phóng sanh như thả cả thả chim v.v…. Nhưng Phật tử nên ra chợ tự mình mua chim cá đang bán cho người ăn về đọc kinh, niệm Phật, chú nguyện rồi thả. Đọc kinh niệm Phật chú nguyện trước khi phóng sanh giúp các loài này gieo duyên với Phật Pháp, mong rằng đời sau chúng sẽ được thân người và biết nghe Phật Pháp.

Như vậy, Phật tử không cần phải phóng sanh số lượng nhiều, vài trăm ký hay một hai tấn cá! Phước đức lớn nhỏ là do tâm từ bi của mình lớn hay nhỏ mà thôi! Phóng sanh số lượng nhiều quá, hay phóng sanh những loài không thích hợp với môi trường, làm hại sinh thái, ảnh hưởng đến các loài khác, như vậy chẳng những không có phước mà còn gây nghiệp!

Phật tử cũng không nên mua chim cá phóng sanh bằng cách đặt trước cho người đem đến, hay thu mua với số lượng lớn. Như vậy, chúng ta vô tình tạo ra nghề nghiệp bắt chim lưới cá để phóng sanh, giúp người khác tạo thêm nghiệp xấu. Chúng ta cũng tuyệt đối không nên mua chim cá bày bán trước chùa để phóng sanh, để cho những người này không còn tạo nghiệp nữa! Những loài chim cá đó có thả ra cũng bị bắt lại, phần lớn mệt mõi đói khát, bay không được, trước sau gì cũng chết. Chúng ta kiên quyết không mua phóng sanh như vậy, cảnh chùa sẽ trang nghiêm thanh tịnh, không còn cảnh chèo kéo, ồn náo của cảnh “chợ chùa”!

Trong chuyến về quê hương năm nay, Diệu Nhàn, một Phật tử thuần thành trường chay, trì kinh niệm Phật, và ưa thích làm việc thiện và phóng sanh, đã thưa thỉnh: “Xin thầy viết cho con một bài thi kệ để chúng con tụng niệm khi phóng sanh.” Theo lời thưa thỉnh, bút giả dựa và ý Kinh Phạm Võng và các kinh luật khác soạn ra bài kệ phóng sanh.

Hôm nay là ngày sinh nhật của Diệu Nhàn (09/03/2020), bút giả xin tặng bài kệ này như món quà sinh nhật. Bút giả cũng xin chia sẻ bài kệ và bài viết này đến với tất cả Phật tử hữu duyên. Nguyện kẻ thấy người nghe, đều khởi từ bi tâm, bỏ sát sanh hại vật, thực hành Bồ-tát đạo.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Sakya Minh-Quang kính ghi ngày 09 tháng 03, 2020