Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá
Chú Giải Giảng Nghĩa
無量壽經優婆提舍註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
印度世親菩薩造論
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
元魏天竺三藏菩提流支譯論
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
元魏玄中寺沙門曇鸞註解
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
民國淨律寺沙門性梵講義
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Tam Huệ Học Xứ, ngày 1 tháng 1 năm 1999)
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

2.2.2.2.2.2.2.3. Tác Nguyện Môn

           (Luận) Vân hà tác nguyện? Tâm thường tác nguyện, nhất tâm chuyên niệm, tất cánh vãng sanh An Lạc quốc độ, dục như thật tu hành Xa Ma Tha cố.

          (Chú) Dịch Xa Ma Tha viết Chỉ. Chỉ giả, chỉ tâm nhất xứ, bất tác ác dã. Thử dịch danh nãi bất quai đại ý, ư nghĩa vị mãn. Hà dĩ ngôn chi? Như chỉ tâm tỵ đoan, diệc danh vi Chỉ. Bất Tịnh Quán chỉ tham, Từ Bi Quán chỉ sân, Nhân Duyên Quán chỉ si. Như thị đẳng diệc danh vi Chỉ. Như nhân tương hành bất hành, diệc danh vi Chỉ. Thị tri Chỉ ngữ phù mạn, bất chánh đắc Xa Ma Tha danh dã. Như xuân, chá, du, liễu, tuy giai danh mộc, nhược đản vân mộc, an đắc du, liễu da? Xa Ma Tha vân Chỉ giả, kim hữu tam nghĩa: Nhất giả, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Như Lai, nguyện sanh bỉ độ. Thử Như Lai danh hiệu, cập bỉ quốc độ danh hiệu, năng chỉ nhất thiết ác. Nhị giả, bỉ An Lạc độ, quá tam giới đạo. Nhược nhân sanh bỉ quốc, tự nhiên chỉ thân khẩu ý ác. Tam giả, A Di Đà Như Lai Chánh Giác trụ trì lực, tự nhiên chỉ cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật tâm. Thử tam chủng Chỉ, tùng Như Lai như thật công đức sanh. Thị cố ngôn: “Dục như thật tu hành Xa Ma Tha cố”.

          ()云何作願。心常作願。一心專念。畢竟往生安樂國土。欲如實修行奢摩他故。    ()譯奢摩他曰止。止者。止心一處。不作惡也。此譯名乃不乖大意。於義未滿。何以言之。如止心鼻端。亦名為止。不淨觀止貪。慈悲觀止瞋。因緣觀止癡。如是等亦名為止。如人將行不行。亦名為止。是知止語浮漫。不正得奢摩他名也。如椿柘榆柳。雖皆名木。若但云木。安得榆柳耶。奢摩他云止者。今有三義。一者一心專念阿彌陀如來。願生彼土。此如來名號及彼國土名號。能止一切惡。二者彼安樂土過三界道。若人生彼國。自然止身口意惡。三者阿彌陀如來正覺住持力。自然止求聲聞辟支佛心。此三種止。從如來如實功德生。是故言。欲如實修行奢摩他故。

          (Luận: “Tác nguyện” là như thế nào? Tâm thường phát nguyện, nhất tâm chuyên niệm, rốt ráo được sanh về quốc độ An Lạc vì muốn như thật tu hành Xa Ma Tha vậy.

          Chú: Xa Ma Tha được dịch là Chỉ. “Chỉ” là lắng lòng tại một chỗ, chẳng làm ác. Dịch [chữ Xa Ma Tha] bằng danh từ này (Chỉ) thì chẳng trái nghịch ý nghĩa đại cương, nhưng nghĩa lý chưa trọn. Vì sao nói vậy? Như lắng tâm nơi chót mũi, cũng gọi là Chỉ. Bất Tịnh Quán ngưng dứt tham, Từ Bi Quán ngưng dứt sân, Nhân Duyên Quán ngưng dứt si. Những thứ như thế cũng gọi là Chỉ. Như người sắp đi mà chẳng đi thì cũng gọi là Chỉ. Do vậy biết rằng: Nói [Xa Ma Tha] là Chỉ thì quá mơ hồ, chẳng đạt được ý nghĩa chân chánh của từ ngữ Xa Ma Tha. Như xuân, chá, du, liễu tuy đều là tên các loài cây, nhưng nếu chỉ nói là “cây”, làm sao biết được nó là du hay liễu? Nay nói Xa Ma Tha là Chỉ, có ba nghĩa: Một là nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Như Lai, nguyện sanh về cõi ấy. Danh hiệu của đức Như Lai ấy và danh hiệu của quốc độ ấy có thể ngưng dứt hết thảy ác. Hai là cõi An Lạc ấy vượt trỗi tam giới đạo. Nếu ai sanh vào cõi ấy, tự nhiên sẽ ngưng dứt điều ác nơi thân, miệng, ý. Ba là do sức Chánh Giác trụ trì của A Di Đà Như Lai, tự nhiên ngưng dứt cái tâm cầu Thanh Văn và Bích Chi Phật. Ba loại Chỉ ấy sanh từ công đức chân thật của Như Laivì thế nói: “Vì muốn như thật tu hành Xa Ma Tha”).

          “Tác nguyện” là phát nguyện. Phát nguyện gì vậy? Phát ra nguyện tâm quyết định (lời chú giải dùng chữ “tất cánh” (rốt ráo) để diễn tả ý này) mong vãng sanh quốc độ An Lạc. Như thế nào thì sẽ có thể thành tựu viên mãn tâm nguyện ấy? Ắt cần phải trong mười hai thời, đi, đứng, nằm, ngồi, thường xuyên phát nguyện, nhất tâm niệm Phật liên tục chẳng gián đoạn, chánh niệm phân minh, trước hết là thành tựu nhất tâm bất loạn nơi Sự, buộc cái tâm nơi danh hiệu Phật và nơi nguyện ước vãng sanh, chẳng để cho cái tâm tán loạn, vọng động. Đấy là Chỉ, còn gọi là “hệ tâm nhất xứ” (buộc tâm vào một chỗ), tâm được an trụ. Đấy gọi là “như thật tu hành Chỉ, có thể thành tựu viên mãn nguyện tâm”.

          Ngài Đàm Loan lại còn phân biệt Chỉ theo cách nói thông thường và “như thật tu Chỉ” trong bộ luận này. Xa Ma Tha (Śamatha) là tiếng Phạn, dịch là Chỉ. Chữ này có nghĩa là “lắng lòng một chỗ, chẳng làm ác”. Tuy [dịch như vậy thì] chẳng trái nghịch ý nghĩa tổng quát Phật pháp, nhưng chẳng hoàn toàn khế hợp “tu Chỉ” được nói trong bộ luận này. Như Đạo gia lắng tâm nơi chót mũi, nhà Phật tu Ngũ Đình Tâm, đều có thể gọi là Chỉ, nhưng đều chẳng phải là Chỉ được nói trong bộ luận này. Có thể biết một chữ Chỉ rất thông thường, tản mạn, chẳng thật sự diễn tả được ý nghĩa gốc của chữ Xa Ma Tha. Ví như cây Xuân (椿, Toon), cao ba bốn trượng, có thể dùng để chế tạo đồ đạc. Cây Du (榆, Elm) cao tới mười trượng, có thể dùng làm vật liệu xây cất. Hai loại cây ấy đều sanh trưởng tại vùng đất lạnh ở phương Bắc Trung Hoa. Cây Liễu (柳, Willow) tức là cây Tiểu Dương, gọi chung là Dương Liễu, thuộc loại gỗ mềm, dễ gãy. Cây Chá (柘, Cudrang) chính là cây dâu, lá nó dùng để nuôi tằm, gỗ nó có thể chế thành đàn Cầm hoặc đàn Sắt. Hai loại cây này đều mọc ở phương Nam Trung Hoa. Xuân, Chá, Du, Liễu tuy đều có thể gọi là gỗ, nhưng nếu chỉ gọi chúng là gỗ, sẽ chẳng biết Du và Liễu là vật gì! Cứ như vậy mà suy, Xa Ma Tha dịch là Chỉ sẽ giống như gọi “Xuân, Liễu” là gỗ, chẳng thể đạt được bản thể của Xuân hay Liễu! Luận này nói “như thật tu hành Xa Ma Tha” có ba ý nghĩa căn bản, không giống với Chỉ như thường nói, chớ nên không biết! Những gì là ba?

          1) Nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, nguyện sanh về cõi ấy. Niệm niệm liên tục như thế, chánh niệm phân minh, sẽ có thể đắc Chỉ, [tức là] có thể ngưng dứt cho đến đoạn trừ hết thảy ác.

          2) Quốc độ An Lạc vượt trỗi tam giới trong thế gian này. Nếu sanh về cõi ấy, tự nhiên “nghiệp tận, tình không”, cùng nhập biển Đại Niết Bàn tịch diệt.

          3) Do sức công đức bổn nguyện của A Di Đà Phật trụ trì, khiến cho những ai được vãng sanh sẽ đều thuộc vào Đại Thừa Chánh Định Tụ, rốt ráo là bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, tất nhiên sẽ ngưng dứt cái tâm cầu chứng Nhị Thừa.

          Ba thứ hàm ý và lực dụng của Chỉ ấy hoàn toàn sanh khởi từ công đức như thật của A Di Đà Phật, mà cũng là được thành tựu bởi công đức như thật tu hành pháp môn Ngũ Niệm của người vãng sanh, trọn chẳng thể nói theo kiểu “cá mè một lứa” với các thứ Chỉ thông thường được! Vì thế nói: “Dục như thật tu hành Xa Ma Tha cố” (Vì muốn như thật tu hành Xa Ma Tha).

2.2.2.2.2.2.2.4. Quán Sát Môn

          (Luận) Vân hà quán sát? Trí huệ quán sát, chánh niệm quán bỉ, dục như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na cố. Bỉ quan sát hữu tam chủng. Hà đẳng tam chủng? Nhất giả, quán sát bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức; nhị giả, quán sát A Di Đà Phật trang nghiêm công đức; tam giả, quán sát bỉ chư Bồ Tát trang nghiêm công đức.

          (Chú) Dịch Tỳ Bà Xá Na viết Quán. Đản phiếm ngôn Quán, nghĩa diệc vị mãn. Hà dĩ ngôn chi? Như quán thân vô thường, khổ, không, vô ngã, cửu tưởng đẳng, giai danh vi Quán, diệc như thượng mộc danh, bất đắc xuân, chá dã. Tỳ Bà Xá Na vân Quán giả, diệc hữu nhị nghĩa: Nhất giả, tại thử tác tưởng, quán bỉ tam chủng trang nghiêm công đức. Thử công đức như thật cố, tu hành giả diệc đắc như thật công đức. Như thật công đức giả, quyết định đắc sanh bỉ độ. Nhị giả, nhất đắc sanh bỉ Tịnh Độ, tức kiến A Di Đà Phật, vị chứng tịnh tâm Bồ Tát, tất cánh đắc chứng bình đẳng Pháp Thân, dữ tịnh tâm Bồ Tát, dữ thượng địa Bồ Tát, tất cánh đồng đắc tịch diệt bình đẳng. Thị cố ngôn: “Dục như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na cố”. Tâm duyên kỳ sự, viết Quán. Quán tâm phân minh, viết Sát.

          ()云何觀察。智慧觀察。正念觀彼。欲如實修行毘婆舍那故。彼觀察有三種。何等三種。一者觀察彼佛國土莊嚴功德。二者觀察阿彌陀佛莊嚴功德。三者觀察彼諸菩薩莊嚴功德。 

          ()譯毘婆舍那曰觀。但汎言觀。義亦未滿。何以言之。如觀身無常苦空無我九相等。皆名為觀。亦如上木名。不得椿柘也。毘婆舍那云觀者。亦有二義。一者在此作想。觀彼三種莊嚴功德。此功德如實故。修行者亦得如實功德。如實功德者。決定得生彼土。二者一得生彼淨土。即見阿彌陀佛。未證淨心菩薩。畢竟得證平等法身。與淨心菩薩。與上地菩薩。畢竟同得寂滅平等。是故言。欲如實修行毘婆奢那故。心緣其事曰觀。觀心分明曰察。

          (Luận: Quán sát như thế nào? Trí huệ quán sát, chánh niệm quán cõi ấy, vì muốn như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na. Sự quán sát ấy có ba thứ. Những gì là ba thứ? Một là quán sát công đức trang nghiêm của cõi Phật ấy. Hai là quán sát công đức trang nghiêm của A Di Đà Phật. Ba là quán sát công đức trang nghiêm của các vị Bồ Tát ấy.

          Chú: Tỳ Bà Xá Na dịch là Quán. Chỉ nói Quán chung chung thì nghĩa cũng chưa viên mãn. Vì sao nói vậy? Như quán thân vô thường, khổ, không, vô ngã, chín phép quán tưởng v.v… đều gọi là Quán, thì cũng giống như các loài gỗ đã kể trên đây, [nếu chỉ gọi chung là gỗ], sẽ chẳng biết gỗ Xuân hay gỗ Chá là gì! Nói Tỳ Bà Xá Na là Quán, cũng có hai nghĩa: Một là quán tưởng ở nơi đây, quán ba thứ công đức trang nghiêm ấy. Do các công đức ấy như thật, người tu hành cũng sẽ đắc công đức như thật. “Công đức như thật” chính là quyết định được sanh về cõi ấy. Hai là hễ được sanh về cõi Tịnh Độ ấy, liền thấy A Di Đà Phật, hàng Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm sẽ rốt ráo chứng Pháp Thân bình đẳng, cùng với tịnh tâm Bồ Tát và bậc Bồ Tát thượng địa rốt ráo cùng đạt được sự bình đẳng tịch diệt. Vì thế nói: “Do muốn như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na”. Tâm duyên theo Sự là Quán, quán tâm phân minh là Sát).

          Hai chữ Quán Sát hiểu theo cách dùng thông thường của mọi người chỉ là tán tâm phân biệt Sự Lý mà thôi. Tu Quán trong Phật pháp thì phải dùng trí huệ (Bát Nhã) để quán chiếu. Hơn nữa, trước khi tu Quán, trước hết cần phải đạt được chánh niệm (Chỉ), sau đấy khởi Quán. Nếu không, quán sát chẳng đạt hiệu quả; đâm ra đầu óc xây xẩm, hồi hộp, mất ngủ. Chuyện này có dụng ý tương đồng như sách Đại Học của Nho gia Trung Hoa đã nói: “Chỉ nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng lự” (Đã ngưng lặng rồi bèn có thể tĩnh, đã tĩnh rồi bèn có thể suy tưởng). Quán Huệ tuy sanh từ Chỉ, nhưng Thể và Dụng của nó không giống Chỉ. Thể và Dụng của Chỉ thì chỉ có thể ngưng lắng vọng niệm, còn Quán ắt phải dùng trí huệ làm Thể và Dụng, bao hàm các công năng “phân biệt, suy tìm, chọn lựa dứt khoát”. Do vậy, lời Luận viết là “trí huệ quán sát, chánh niệm quán bỉ” (chánh niệm quán sát, chánh niệm quán những điều đó).

          Chánh niệm là gì? Có thể buộc tâm vào một cảnh, chánh niệm, chánh tri, chẳng có vọng tưởng hay tạp niệm nào khác. Do vậy khiến cho nội tâm thanh tịnh, phiền não chẳng dấy lên, như nước bình lặng, tỏa ra ánh sáng (tướng trí huệ). Đấy gọi là “đắc chánh niệm”. Quán sát là gì? Ngài Đàm Loan nói: “Tâm duyên theo Sự là Quán, quán tâm phân minh là Sát”. Đấy là nói theo kiểu chung chung, thông tục, thuộc loại quán sát thông thường, như Tứ Niệm Xứ Quán, tức “quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã”. Hoặc như Cửu Tưởng Quán: Thũng Trướng tưởng (tưởng xác chết trương phềnh), Thanh Ứ Tưởng (tưởng xác chết xanh bầm), Nùng Huyết Tưởng (tưởng xác chết ứa máu, chảy mủ), Giáng Trấp Tưởng (tưởng xác chết tuôn dịch màu đỏ), Trùng Đạm Tưởng (tưởng giòi bọ đục khoét xác chết), Cân Triền Tưởng (tưởng xác chết rã thịt, các khớp xương chỉ còn dính lỏng lẻo với nhau do dây gân chằng néo), Cốt Tán Tưởng (tưởng xương vung vãi), Bạch Cốt Tưởng (tưởng tướng xương trắng), và Thiêu Hôi Tưởng (tưởng đốt thành tro). Còn có Ngũ Đình Tâm Quán, Tứ Đế Quán, Thập Nhị Nhân Duyên Quán, Ngũ Trùng Duy Thức Quán, Nhất Chân Pháp Giới Quán, Nhất Tâm Tam Quán, Phế Nhị Bất Lập Nhất Trung Quán v.v… đều gọi chung là Quán, nhưng nội dung quán sai khác. Điều này cũng giống như thí dụ đã nêu trong đoạn trước, tức Xuân, Chá, Du, Liễu, nếu đều gọi chúng là “gỗ”, sẽ trọn chẳng biết được Thể và Dụng sai khác giữa Xuân và Chá! Do vậy, lời Luận nói: “Dục như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na” (Muốn như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na). Tỳ Bà Xá Na (Vipaśyanā) dịch là Quán, đó là gọi chung. Còn tu Quán nói trong Luận này thì có hai loại ý nghĩa đặc biệt như thật:

          1) Một là người tu Quán quán tưởng trong thế giới Sa Bà này, cảnh để quán chính là ba thứ công đức trang nghiêm, tức A Di Đà Phật, quốc độ, và hàng Bồ Tát trong Tây Phương Cực Lạc thế giới v.v… Những công đức trang nghiêm ấy đều có Sự và Lý chân thật như thế. Người tu Quán cũng đạt được lợi ích công đức chân thật như thế, chính là quyết định được sanh vào thế giới Cực Lạc, diện kiến A Di Đà Phật, và sẽ cùng các vị đại Bồ Tát nhóm họp một chỗ, hưởng thụ hết thảy sự vui sướng vi diệu trang nghiêm.

          2) Mục đích tu Quán là nguyện sanh về cõi ấy; hễ nguyện sanh, bèn có thể sanh về. Hễ được vãng sanh, sẽ liền có thể hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh. Chưa chứng tịnh tâm ([tịnh tâm] tức là tự tánh thanh tịnh tâm mà chúng sanh và Phật đều bình đẳng, còn gọi là Pháp Thân) thì sẽ rốt ráo chứng đắc (cổ đức nói: “Chỉ được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ”) Pháp Thân mà chúng sanh và Phật bình đẳng, bằng với bậc Bồ Tát đăng địa tịnh tâm vừa phá vô minh, vừa chứng Pháp Thân, mà ắt cũng có thể bằng với hàng thượng địa Bồ Tát từ Nhị Địa cho đến Thập Địa, rốt ráo ắt đạt đến Nhất Sanh Bổ Xứ, cùng đắc Tịch Diệt Nhẫn nơi Phật quả, bình đẳng chẳng sai biệt với chư Phật.

          Có hai thứ công dụng thù thắng chân thật như thế thì mới là như thật tu hành Tỳ-bà-xá-na như luận này đã nói. Công đức là gì? “Công” là công dụng, hoặc lực dụng. “Đức” là thiện nhân, thiện quả. Dùng công sức hòng thành tựu thiện nhân, thiện quả, thì gọi là “công đức”. Quán sát ba thứ trang nghiêm của cõi Phật ấy do đâu mà có, [sẽ thấy] không gì chẳng thành tựu từ thiện nhân, thiện quả vi diệu trang nghiêm do A Di Đà Phật đã tu tập, đều là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Do vậy, kinh A Di Đà đã nói: “Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm” (Cõi Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế). Trong thế giới Cực Lạc, các thứ trang nghiêm vi diệu nơi chủ (Phật), bạn (Bồ Tát và đại chúng trời người), và cõi nước đều là tướng chân thật được thành tựu bởi bổn nguyện của A Di Đà Phật và do A Di Đà Phật đã tu tập vô lượng công đức. Phàm là Tịnh nghiệp hành nhân tu hành pháp môn ngũ niệm thì phải như thật quán sát. Đối với mười sáu phép Quán như Quán Kinh đã nói, cũng phải nên tu quán tưởng như thế. Đấy là chỗ hoàn toàn bất đồng so với các phép tu Quán thông thường.

2.2.2.2.2.2.2.5Hồi Hướng Môn

          (Luận) Vân hà hồi hướng? Bất xả nhất thiết khổ não chúng sanh, tâm thường tác nguyện, hồi hướng vi thủ, đắc thành tựu đại bi tâm cố.

          (Chú) Hồi hướng hữu nhị chủng tướng, nhất giả vãng tướng, nhị giả hoàn tướng. Vãng tướng giả, dĩ kỷ công đức hồi thí nhất thiết chúng sanh, tác nguyện cộng vãng sanh bỉ A Di Đà Như Lai An Lạc Tịnh Độ. Hoàn tướng giả, sanh bỉ độ dĩ, đắc Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na phương tiện lực thành tựu, hồi nhập sanh tử trù lâm, giáo hóa nhất thiết chúng sanh cộng hướng Phật đạo. Nhược vãng, nhược hoàn, giai vị bạt chúng sanh độ sanh tử hải. Thị cố ngôn, “hồi hướng vi thủ, đắc thành tựu đại bi tâm cố.

          ()云何迴向。不捨一切苦惱眾生。心常作願。迴向為首。得成就大悲心故。     

          ()迴向有二種相。一者往相。二者還相。往相者。以己功德。迴施一切眾生。作願共往生彼阿彌陀如來安樂淨土。還相者。生彼土已。得奢摩他。毘婆舍那方便力成就。迴入生死稠林。教化一切眾生。共向佛道。若往。若還。皆為拔眾生渡生死海。是故言迴向為首。得成就大悲心故。 

          (Luận: Hồi hướng là như thế nào? Chẳng bỏ hết thảy chúng sanh khổ não, tâm thường phát nguyện hồi hướng làm đầu, vì để được thành tựu tâm đại bi.
Chú: Hồi hướng có hai loại tướng, một là vãng tướng (tướng đi), hai là hoàn tướng (tướng trở lại). Vãng tướng là dùng công đức của chính mình thí cho hết thảy chúng sanh, phát nguyện cùng vãng sanh An Lạc Tịnh Độ của A Di Đà Như Lai. Hoàn tướng là đã sanh về cõi ấy rồi, đạt được sức phương tiện Xa
-ma-tha và Tỳ-bà-xá-na thành tựu, trở vào rừng rậm sanh tử, giáo hóa hết thảy chúng sanh cùng hướng đến Phật đạo. Dù vãng hay hoàn, đều nhằm cứu bạt chúng sanh vượt thoát biển sanh tử. Vì thế nói: Hồi hướng làm đầu vì để thành tựu tâm đại bi).

          Hồi Hướng Môn được nói trong bộ luận này cũng khác với các loại hồi hướng thông thường. Nói thông thường, hồi tự hướng tha (đem công đức của chính mình hồi hướng cho người khác), hồi nhân hướng quả (đem công đức do tu nhân hướng đến quả), hồi Sự hướng Lý (từ Sự mà hồi hướng hòng đạt được Lý), đều thuộc loại hồi hướng đơn hướng (tức hồi hướng một chiều), cũng chính là vãng tướng hồi hướng. Còn hồi hướng được nói trong luận này bao gồm hai loại: Một là vãng tướng, hai là hoàn tướng, tức là loại hồi hướng song hướng (hồi hướng hai chiều). Tịnh nghiệp hành nhân trước hết đã hiểu rõ cảnh chẳng thể nghĩ bàn (tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai biệt), phát Bồ Đề tâm, thành tựu Đại Thừa tín tâm. Vì thế, tu ngũ niệm môn đều có thể chẳng bỏ hết thảy chúng sanh đang ở trong khổ não. Đem công đức Tịnh nghiệp do chính mình đã tu, tâm tâm niệm niệm phát nguyện thí cho chúng sanh cùng sanh về Cực Lạc. Đồng thời lại phát nguyện: Đã sanh về Tịnh Độ, sẽ trở lại Sa Bà để phổ độ chúng sanh khổ não xuất ly biển khổ sanh tử. Hai thứ hồi hướng ấy đều là dùng cái tâm chẳng phân biệt để duyên theo hết thảy chúng sanh, bình đẳng, chẳng có cảnh để lấy hay bỏ. Do tâm và cảnh bình đẳng, chúng sanh và chư Phật bình đẳng, sanh tử và Niết Bàn bình đẳng, Sa Bà và Cực Lạc bình đẳng, tuy ưa thích [Cực Lạc] và chán nhàm [Sa Bà] trọn đủ, phát nguyện “nhanh chóng lìa Sa Bà, sớm sanh về Tịnh Độ”. Vãng sanh! Phải vãng sanh! Nhất định phải vãng sanh! Thế nhưng, đồng thời phát nguyện trở lại cứu độ chúng sanh. Phải trở lại! Đi rồi sẽ lập tức trở lại!

          Bình đẳng hồi hướng đôi chiều như thế, sẽ thành tựu tâm đại bi. Như phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện đã nói: “Chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm vi Thể cố, nhân ư chúng sanh nhi khởi đại bi, nhân ư đại bi, sanh Bồ Đề tâm. Nhân Bồ Đề tâm, thành Đẳng Chánh Giác… Dĩ ư chúng sanh tâm bình đẳng cố, tắc năng thành tựu viên mãn đại bi” (Chư Phật Như Lai do dùng tâm đại bi làm Thể nên có thể khởi lòng đại bi đối với chúng sanh. Do vì đại bi mà sanh Bồ Đề tâm. Do Bồ Đề tâm mà thành Đẳng Chánh Giác… Do tâm bình đẳng đối với chúng sanh nên có thể thành tựu viên mãn đại bi). Như trong bài Đại Hồi Hướng Văn có nói: “Tấn ly ngũ trược sanh Tịnh Độ, bất vi An Dưỡng nhập Sa Bà, thiện tri phương tiện độ chúng sanh, xảo bả trần lao vi Phật sự” (Chóng lìa ngũ trược, sanh Tịnh Độ. Chẳng rời An Dưỡng nhập Sa Bà. Khéo biết phương tiện độ chúng sanh, khéo lấy trần lao làm Phật sự). Đấy chính là dù vãng sanh hay trở lại, đều là chân thật hồi hướng, nhằm cứu chúng sanh vượt qua biển sanh tử, cũng chính là nguyên do của việc “hồi hướng làm đầu, vì được thành tựu tâm đại bi”. Do vậy có thể biết: Pháp môn Tịnh Độ đích xác là Đại Thừa Bồ Tát đạo, thấu trước, thông sau, xác thực là có thể đặt yên chúng sanh nơi vô thượng chánh chân Phật đạo.

          Ngài Đàm Loan chú giải: Đã sanh về cõi ấy, do được thành tựu sức phương tiện của Chỉ Quán, bèn trở vào rừng rậm sanh tử, giáo hóa chúng sanh cùng hướng đến Phật đạo. Đấy là do dựa theo những điều đã nói trong quyển Hạ của kinh Vô Lượng Thọ, tức phần kinh văn nói về công đức của các vị Bồ Tát trong cõi ấy: “Cứu cánh Nhất Thừa, chí ư bỉ ngạn, quyết đoạn si võng, huệ do tâm xuất. Ư Phật giáo pháp, cai la vô ngoại. Trí huệ như đại hải, tam-muội như sơn vương, huệ quang minh tịnh, siêu du nhật nguyệt, thanh bạch chi pháp, cụ túc viên mãn… Nhân lực, duyên lực, ý lực, huệ lực, nguyện lực, phương tiện chi lực, thường lực, thiện lực, định lực, huệ lực, đa văn chi lực, Thí, Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ chi lực, chánh niệm Chỉ Quán, chư thông minh lực, như pháp điều phục chư chúng sanh lực, như thị đẳng lực, nhất thiết cụ túc… viễn ly Thanh Văn, Duyên Giác chi địa” (Rốt ráo Nhất Thừa, đạt tới bờ kia, quyết đoạn lưới si, huệ sanh từ tâm. Đối với giáo pháp của Phật, trọn khắp không thừa sót gì. Trí huệ như biển cả, tam-muội như núi chúa, huệ quang sáng sạch, vượt trỗi mặt trời, mặt trăng. Pháp sáng sạch trọn đủ viên mãn… Nhân lực, duyên lực, ý lực, huệ lực, nguyện lực, phương tiện lực, thường lực, thiện lực, định lực, huệ lực, đa văn lực, Thí, Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ lực, chánh niệm Chỉ Quán, các sức thần thông và tam minh, sức điều phục chúng sanh đúng pháp, các sức như thế, hết thảy đều trọn đủ… xa lìa địa vị Thanh Văn và Duyên Giác). Cũng như phẩm Hóa Thành Dụ của kinh Pháp Hoa có nói: “Nguyện dữ thử công đức, phổ cập ư nhất thiết, ngã đẳng dữ chúng sanh, giai cộng thành Phật đạo” (Nguyện đem công đức này, thí khắp cho hết thảy, chúng con và chúng sanh, đều cùng thành Phật đạo). Hỡi Tịnh Tông liên hữu! Ắt cần phải hồi hướng phát nguyện như thế, hãy ghi khắc đừng quên!

2.2.2.2.3. Quán Hạnh Thể Tướng

          (Chú) Quán hạnh thể tướng giả, thử phần trung hữu nhị thể: Nhất giả, khí thể; nhị giả, chúng sanh thể.

          ()觀察體相者。此分中有二體。一者器體。二者眾生體。

          (Chú: Quán hạnh thể tướng: Trong phần này có hai thể, một là khí thể, hai là chúng sanh thể).

          Từ đây trở đi là phần giải thích của luận này về đối tượng để Quán Sát Môn duyên theo. Ngài Đàm Loan đã lập riêng thành một khoa gọi là Quán Hạnh Thể Tướng. Trong khoa này, có hai loại đối tượng: Một là khí thế gian (ngài Đàm Loan dùng chữ Thể để chỉ “thế gian”), hai là chúng sanh thế gian (tức Chánh Giác thế gian).

2.2.2.2.3.1. Khí Thể

          (Chú) Khí phần trung, hựu hữu tam chủng: Nhất giả, quốc độ thể tướng. Nhị giả, thị hiện tự lợi, lợi tha. Tam giả, nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế.

          ()器分中。又有三重。一者國土體相。二者示現自利利他。三者入第一義諦。 

          (Chú: Trong phần Khí Thể, lại có ba tầng: Một là thể tướng của quốc độ, hai là thị hiện tự lợi lạc và lợi ích người khác, ba là nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế).

          Trong khoa Quán Sát Khí Thế Gian, lại có ba tầng hàm nghĩa sai khác: Một là thể tướng của quốc độ (tức mười bảy thứ trang nghiêm), hai là nói rõ tất cả các món trang nghiêm nhằm thành tựu công đức tự lợi, lợi tha, ba là quy hết thảy các thứ công đức trang nghiêm vào Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế.

2.2.2.2.3.1.1. Quán thể tướng của quốc độ ấy

          (Chú) Quốc độ thể tướng giả.

          ()國土體相者。

          (Chú: Thể tướng của quốc độ).

2.2.2.2.3.1.1.1. Nêu chung sự chẳng thể nghĩ bàn

          (Luận) Vân hà quán sát bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức? Bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức giả, thành tựu bất khả tư nghị lực cố, như bỉ ma-ni như ý bảo tánh, tương tự, tương đối pháp cố.

          (Chú) Bất khả tư nghị lực giả, tổng chỉ bỉ Phật quốc độ thập thất chủng trang nghiêm công đức lực, bất khả đắc tư nghị dã.

          ()云何觀察彼佛國土莊嚴功德。彼佛國土莊嚴功德者。成就不可思議力故。如彼摩尼如意寶性。相似相對法故 

          ()不可思議力者。總指彼佛國土十七種莊嚴功德力。不可得思議也。

           (Luận: Quán sát sự công đức trang nghiêm của cõi nước Phật ấy như thế nào? Công đức trang nghiêm của cõi Phật ấy là do thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn, như tánh chất của báu Ma-ni như ý, vì là pháp tương tự, tương đối vậy.

          Chú: “Sức chẳng thể nghĩ bàn” là chỉ chung sức công đức của mười bảy thứ trang nghiêm trong cõi Phật ấy đều chẳng thể nghĩ bàn).

          Trong phần trước, Luận Chủ đã nêu chung lực dụng và đại ý của pháp môn ngũ niệm. Nay Ngài đặc biệt nêu ra tổng quát: Quốc độ An Lạc được thành tựu bởi sức bổn nguyện của A Di Đà Phật và danh hiệu A Di Đà Phật đều được trang nghiêm bởi sức công đức chẳng thể nghĩ bàn. Khi tu hành pháp môn ngũ niệm, phải như thật quán sát danh hiệu Di Đà chẳng thể nghĩ bàn, quốc độ chẳng thể nghĩ bàn, giống như tánh chất của báu Ma-ni như ý trong cõi này, như ý tự tại, có thể thỏa mãn nguyện cầu của hết thảy chúng sanh. Vì thế, chỉ cần một niệm hoặc mười niệm niệm Phật, nguyện vãng sanh bèn được vãng sanh. Đã vãng sanh, sẽ chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng những sự vui, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, thẳng cho đến khi thành Phật. Hãy nên biết chỗ khác biệt giữa Cực Lạc và Sa Bà: Cõi này (Sa Bà) được thành tựu bởi các nghiệp tạp nhiễm do chúng sanh cùng nhau tạo tác, cõi kia được thành tựu bởi sức công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật. Do đó, hết thảy sự trang nghiêm trong cõi ấy đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng những sự lý có thể nghĩ bàn thông thường để khảo sát, suy lường, quán sát được!

          (Chú) Chư kinh thống ngôn hữu ngũ chủng bất khả tư nghị: Nhất giả, chúng sanh đa thiểu bất khả tư nghị; nhị giả, nghiệp lực bất khả tư nghị; tam giả, long lực bất khả tư nghị; tứ giả, Thiền Định lực bất khả tư nghị; ngũ giả, Phật pháp lực bất khả tư nghị.

          ()諸經統言。有五種不可思議。一者眾生多少不可思議。二者業力不可思議。三者龍力不可思議。四者禪定力不可思議。五者佛法力不可思議。

          (Chú: Các kinh đều nói có năm thứ chẳng thể nghĩ bàn: Một là chúng sanh nhiều hay ít chẳng thể nghĩ bàn, hai là nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn, ba là sức rồng chẳng thể nghĩ bàn, bốn là sức Thiền Định chẳng thể nghĩ bàn, năm là sức của Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn).

          Ngài Đàm Loan đã dựa theo điều được nói trong quyển thứ ba mươi của bộ Đại Trí Độ Luận: Có năm thứ chẳng thể nghĩ bàn như vừa dẫn trên đây. Trí Độ Luận lại nói: “Tiểu Thừa pháp trung vô bất khả tư nghị sự, duy Đại Thừa pháp trung hữu” (Trong pháp Tiểu Thừa chẳng có chuyện chẳng thể nghĩ bàn, chỉ trong pháp Đại Thừa mới có). Nói “chẳng thể nghĩ bàn” thì có hai loại: Một là lý Nhị Không, hai là chuyện thần kỳ. Phàm những gì có thể dùng ngôn ngữ hoặc tư tưởng để phân biệt phạm vi và giới hạn của nó thì đều gọi là “khả tư nghị” (có thể nghĩ bàn được). Chẳng thể dùng ngôn ngữ hoặc tư tưởng để hình dung hoặc biết rõ được thì gọi là “bất khả tư nghị”.

          Có chuyện chẳng thể nghĩ bàn đối với phàm phu, nhưng là có thể nghĩ bàn đối với Nhị Thừa, như sức của loài rồng. Có chuyện là chẳng thể nghĩ bàn đối với Nhị Thừa, nhưng là có thể nghĩ bàn đối với Bồ Tát, như sức Thiền Định. Có chuyện là chẳng thể nghĩ bàn đối với Bồ Tát, nhưng là chuyện có thể nghĩ bàn đối với Phật, như nghiệp lực, Phật pháp lực, và cảnh giới trong cõi Phật. Như kinh Pháp Hoa đã nói: “Duy Phật dữ Phật nãi năng cứu tận chư pháp Thật Tướng, sở vị chư pháp như thị tướng, nãi chí như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (Chỉ có Phật và Phật mới có thể thấu hiểu tột cùng Thật Tướng của các pháp, tức là các pháp có tướng như thế cho đến gốc ngọn rốt ráo là như thế). Lại nói: “Bất như tam giới, kiến ư tam giới, phi thật, phi hư, phi như, phi dị” (Chẳng như tam giới mà thấy tam giới chẳng thật, chẳng hư, chẳng giống như, chẳng khác biệt). Tam giới đều thuộc về danh ngôn giả lập (tức là những danh tướng giả lập ra, không thật); vì thế, có thể nghĩ bàn. Cảnh giới sở hành nơi Phật trí thì chẳng thuộc vào danh ngôn (những sự tướng có thể diễn tả bằng tên gọi), thường nói là “dứt bặt ngôn ngữ, tâm hành xứ diệt”, cho đến Nhất Chân pháp giới hết thảy vô ngại. Vì thế, chẳng thể nghĩ bàn.

          Xét theo sự giáo hóa suốt một đời của đức Phật Thích Ca để phân biệt thì:

          1) Tạng Giáo là Sanh Diệt Tứ Đế có thể nghĩ bàn. Khổ là “sanh, trụ, dị, diệt”, bốn tướng đổi dời. Tập thì chia thành tham, sân, si v.v… bốn tâm lưu chuyển. “Diệt” là diệt cái nhân trong tam giới, nhập cái quả Thiên Chân. Đạo là đối trị phân minh.

          2) Thông Giáo là Vô Sanh Tứ Đế có thể nghĩ bàn. Biết rõ Khổ như huyễn, biết Hoặc vô tánh. Do là Không nên chẳng sanh. Do chẳng sanh nên chẳng bị diệt. Năng lẫn Sở đều là Không, chẳng có Đạo để có thể tu.

          3) Biệt Giáo là Vô Lượng Tứ Đế chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sanh vô biên, mỗi người khổ sở khác biệt. Phiền não vô tận, khó thể nghĩ bàn. Pháp môn vô lượng, chỉ có Phật mới liễu đạt rốt ráo. Phật quả vô thượng, chín pháp giới chẳng thể chứng đắc.

          4) Viên Giáo là Vô Tác Tứ Đế chẳng thể nghĩ bàn. Pháp nào cũng đều là Như, chúng sanh chính là Phật, phiền não chính là Bồ Đề, sanh tử chính là Niết Bàn. Vạn pháp duy tâm, tâm tánh vốn thanh tịnh, không tu, không đắc.

          Hỡi các vị thượng thiện nhân! Quý vị phải biết đức Phật nói tám vạn bốn ngàn pháp môn và tứ giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên, đều vẫn là có thể nghĩ bàn. Chỉ có pháp môn Tịnh Độ và danh hiệu A Di Đà Phật là thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Do vậy, trong kinh Di Đà, đức Phật đã dạy: “Nhữ đẳng đương tín thị xưng tán bất khả tư nghị, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh” (Các ông hãy nên tin tưởng kinh ca ngợi chẳng thể nghĩ bàn được hết thảy chư Phật hộ niệm này). Nếu chẳng tin lời Phật, còn nói gì được nữa?

          (Chú) Thử trung Phật độ bất khả tư nghị, hữu nhị chủng lực: Nhất giả, nghiệp lực, vị Pháp Tạng Bồ Tát xuất thế thiện căn đại nguyện nghiệp lực sở thành; nhị giả, Chánh Giác A Di Đà pháp vương thiện trụ trì lực sở nhiếp. Thử bất khả tư nghị, như hạ thập thất chủng, nhất nhất tướng giai bất khả tư nghị, chí văn đương thích.

          ()此中佛土不可思議。有二種力。一者業力。謂法藏菩薩出世善根大願業力所成。二者正覺阿彌陀法王。善住持力所攝。此不可思議如下十七種。一一相皆不可思議。至文當釋。

          (Chú: Trong ấy, cõi Phật chẳng thể nghĩ bàn có hai loại lực: Một là nghiệp lực, tức là [cõi Cực Lạc] được thành tựu bởi thiện căn đại nguyện nghiệp lực xuất thế của Pháp Tạng Bồ Tát. Hai là được nhiếp thọ bởi sức khéo trụ trì của đấng pháp vương Chánh Giác A Di Đà. Những sự chẳng thể nghĩ bàn ấy như mười bảy thứ [sẽ nói] dưới đây, mỗi tướng đều là chẳng thể nghĩ bàn. Đến phần luận văn nói về từng tướng ấy, tôi sẽ giải thích).

          Sở dĩ quốc độ An Lạc chẳng thể nghĩ bàn là do A Di Đà Phật mà có:

          1) Một là các chủng tử mới sanh do được trí huân tập, tức là những điều chẳng thể nghĩ bàn được thành tựu bởi nghiệp lực. Đấy là nói khi A Di Đà Phật tu nhân, đã dùng trí huệ Bát Nhã xuất thế phát ra bốn mươi tám đại nguyện, nương theo nguyện mà tu hành, huân tập hết thảy thiện căn công đức xuất thế, thành tựu cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh.

          2) Hai là chủng tử vốn sẵn vô lậu thanh tịnh được hiển lộ, phát khởi bởi Chánh Giác A Di Đà Phật, vốn sẵn có hết thảy các công năng chẳng thể nghĩ bàn, nhiếp thủ y báo và chánh báo trang nghiêm thanh tịnh, khéo trụ trì ba thứ thế gian (quốc độ, chánh giác, và hữu tình), mỗi thứ đều chẳng thể nghĩ bàn. Chủng tử được huân tập bởi trí là mới sanh ra. Chủng tử vốn sẵn thanh tịnh thì vốn sẵn có. Cái vốn sẵn có là nhân, cái mới sanh ra là duyên. Do nhân duyên hòa hợp, cho nên y báo và chánh báo trong cõi Cực Lạc có các thứ trang nghiêm thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn!

          (Chú) Như bỉ ma-ni như ý bảo tánh, tương tự, tương đối giả, tá bỉ ma-ni như ý bảo tánh, thị An Lạc Phật độ bất khả tư nghị tánh dã. Chư Phật nhập Niết Bàn thời, dĩ phương tiện lực, lưu toái thân xá-lợi, dĩ phước chúng sanh. Chúng sanh phước tận, thử xá-lợi biến vi ma-ni như ý bảo châu. Thử châu đa tại đại hải trung, đại long vương dĩ vi thủ sức. Nhược Chuyển Luân thánh vương xuất thế, dĩ từ bi phương tiện, năng đắc thử châu, ư Diêm Phù Đề tác đại nhiêu ích. Nhược tu y phục, ẩm thực, đăng minh, nhạc cụ, tùy ý sở dục chủng chủng vật thời, vương tiện khiết trai, trí châu ư trường can đầu, phát nguyện ngôn: “Nhược ngã thật thị Chuyển Luân vương giả, nguyện bảo châu vũ như thử chi vật. Nhược biến nhất lý, nhược thập lý, nhược bách lý, tùy ngã tâm nguyện”. Nhĩ thời, tức tiện ư hư không trung, vũ chủng chủng vật, giai xứng sở tu, mãn túc thiên hạ nhất thiết nhân nguyện. Dĩ thử bảo tánh lực cố, bỉ An Lạc Phật độ diệc như thị, dĩ an lạc tánh, chủng chủng thành tựu cố.

          ()如彼摩尼如意寶性。相似相對者。借彼摩尼如意寶性。示安樂佛土不可思議性也。諸佛入涅槃時。以方便力。留碎身舍利。以福眾生。眾生福盡。此舍利變為摩尼如意寶珠。此珠多在大海中。大龍王以為首飾。若轉輪聖王出世。以慈悲方便。能得此珠。於閻浮提。作大饒益。若須衣服飲食燈明樂具。隨意所欲種種物時。王便潔齋。置珠於長竿頭。發願言。若我實是轉輪王者。願寶珠雨如此之物。若遍一里。若十里。若百里。隨我心願。爾時即便於虛空中。雨種種物。皆稱所須滿足天下一切人願。以此寶性力故。彼安樂佛土亦如是。以安樂性種種成就故。

          (Chú: “Như tánh chất của báu ma-ni như ý, tương tự, tương đối”: Mượn tánh chất của báu ma-ni như ý để chỉ bày tánh chất chẳng thể nghĩ bàn của cõi Phật An Lạc. Khi chư Phật nhập Niết Bàn, [các Ngài] dùng sức phương tiện, lưu lại thân đã nát thành các viên xá-lợi để tạo phước cho chúng sanh. Khi chúng sanh đã hết phước, xá-lợi ấy liền biến thành ma-ni như ý bảo châu. Châu ấy phần lớn ở trong biển cả, đại long vương dùng làm vật trang sức trên đầu. Nếu Chuyển Luân thánh vương xuất thế, do phương tiện từ bi, sẽ có thể đạt được châu ấy, tạo lợi ích to lớn trong cõi Diêm Phù Đề. Nếu có lúc cần đến y phục, thức ăn, đèn sáng, nhạc cụ, các món vật tùy lòng mong muốn, nhà vua bèn thanh khiết, trì trai, đặt viên châu trên đầu sào dài, phát nguyện rằng: “Nếu tôi thật sự là Chuyển Luân vương, nguyện bảo châu hãy tuôn ra các vật như thế, hoặc là trọn khắp một dặm, hoặc mười dặm, hoặc trăm dặm, tùy theo tâm nguyện của tôi”. Lúc bấy giờ, bảo châu liền ở trong hư không tuôn các thứ vật, đều tương xứng với sự cần dùng, thỏa mãn ước nguyện của hết thảy mọi người trong thiên hạ. Do tánh lực của bảo châu ấy [mà được như vậy], cõi Phật An Lạc cũng giống như thế, nó được thành tựu đủ các thứ là do đặc tánh an lạc vậy).

          Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan đã giải thích câu “như bỉ ma-ni như ý bảo tánh, tương tự, tương đối pháp cố” trong lời Luận. Ngài nói: [Luận Chủ] đã mượn đặc tánh của ma-ni như ý bảo để sánh ví tánh chất “hết thảy đều như ý chẳng thể nghĩ bàn” của cõi Phật An Lạc. Hết thảy sự trang nghiêm trong cõi ấy đều thuộc vào cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chúng sanh như thật quán sát bằng cách nào? Luận Chủ từ bi, đặc biệt nêu ra sự chẳng thể nghĩ bàn trong đặc tánh của như ý bảo châu trong cõi này để sánh ví sự chẳng thể nghĩ bàn trong cõi kia, khiến cho chúng sanh có thể từ sự tương tự mà liễu giải. Vì thế nói là “tương tự tương đối pháp” (cách so sánh tương tự tương đối).

          Ma-ni (Maṇiratna) là tiếng Phạn, dịch nghĩa là Như Ý. Do cùng nêu danh xưng Hán và Phạn, nên nói là “ma-ni như ý bảo tánh”. Có hai thuyết về nhân duyên sanh khởi của loại châu này:

          1) Một là như ngài Đàm Loan đã nói trên đây.

          2) Theo thuyết thứ hai thì viên châu ấy do trái tim của Đại Bằng Kim Xí Điểu (chim Garuḍa, tức Ca Lâu La) tạo thành, bị long vương lấy được, chuyển giao cho Chuyển Luân Thánh Vương đặt trong búi tóc trên đỉnh đầu. Như trong phẩm An Lạc Hạnh của kinh Pháp Hoa đã chép: “Tùy công thưởng tứ… duy kế trung minh châu bất dĩ dữ chi. Sở dĩ giả hà? Độc vương đảnh thượng hữu thử nhất châu, nhược dĩ dữ chi, vương chư quyến thuộc tất đại kinh quái” (Tùy theo công lao mà ban thưởng… chỉ riêng viên minh châu trong búi tóc là không ban cho. Vì sao vậy? Chỉ riêng trên đỉnh đầu nhà vua là có viên châu ấy. Nếu vua đem thưởng, các quyến thuộc của vua sẽ đều hết sức kinh hãi, lạ lùng). Các bảo vật khác chẳng thể sánh bằng như ý bảo châu. Những bảo vật khác đều có đặc tánh và phạm vi nhất định, còn đặc tánh của như ý bảo châu thì chẳng có phạm vi và hạn định. Thuận theo lòng mong mỏi của chúng sanh, nó có thể hiển hiện hết thảy các bảo vật. Vì thế, gọi là “chẳng thể nghĩ bàn”. Nhưng tánh chất của loại báu này là chỉ có chút phần tương tự đặc tánh thành tựu các thứ chẳng thể nghĩ bàn trong cõi Phật An Lạc, chẳng phải là hoàn toàn tương đồng tuyệt đối! Như cổ đức đã ngâm vịnh Tịnh Độ Thi có đoạn như sau:

          Mạc bả danh ngôn hướng ngoại tầm,

          Tây Phương cảnh giới tối cao thâm (bất khả tư nghị),

          Chủng chủng bảo vật phi tha vật,

          Nhất nhất ba thanh xuất tự tâm.

          (Danh ngôn chớ kiếm ở bên ngoài,

          Cảnh giới Tây Phương tột thẳm sâu (chẳng thể nghĩ bàn),

          Các món bảo vật nào sai khác,

          Tiếng sóng đều phát từ tự tâm).

          Lại như kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm như công họa sư, năng họa chư thế gian, Ngũ Uẩn tất tùng sanh, vô pháp nhi bất tạo. Nhược nhân tri tâm hạnh, phổ tạo chư thế gian, thị nhân tắc kiến Phật, liễu Phật chân thật tánh” (Tâm như thợ vẽ khéo, hay vẽ các thế gian, năm uẩn sanh từ đó, không pháp nào chẳng tạo. Nếu ai biết tâm hạnh, tạo khắp các thế gian, người ấy sẽ thấy Phật, hiểu Phật chân thật tánh). Lại như Quán Kinh có nói: “Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật, chư Phật Chánh Biến Tri hải tùng tâm tưởng sanh” (Tâm này làm Phật, tâm này là Phật, biển Chánh Biến Tri của chư Phật sanh từ tâm tưởng). Do vậy có thể biết: Hết thảy sự trang nghiêm trong quốc độ An Lạc sở dĩ chẳng thể nghĩ bàn, hoàn toàn là do tâm tánh thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn dấy khởi. Cho nên có thể như ý, tự tại, thanh tịnh, trang nghiêm, vui sướng. Đấy là chẳng thể nghĩ bàn “dứt bặt đối đãi, chẳng thể so sánh”. Đối với hết thảy sự vật và tất cả danh tướng trong quốc độ An Lạc, chúng ta đều chẳng thể coi chúng giống như sự vật và danh tướng trong cõi này được!

          (Chú) Tương tự, tương đối giả, bỉ bảo châu lực, cầu y thực giả, năng vũ y thực đẳng vật, xứng cầu giả ý, phi thị bất cầu. Bỉ Phật độ tắc bất nhiên, tánh mãn túc thành tựu cố, vô sở phạp thiểu. Phiến thủ bỉ tánh vi dụ, cố ngôn “tương tự, tương đối”. Hựu bỉ bảo đản năng dữ chúng sanh y thực đẳng nguyện, bất năng dữ chúng sanh vô thượng đạo nguyện. Hựu bỉ bảo đản năng dữ chúng sanh nhất thân nguyện, bất năng dữ chúng sanh vô lượng thân nguyện. Hữu như thị đẳng vô lượng sai biệt, cố ngôn “tương tự”.

          ()相似相對者。彼寶珠力求衣食者。能雨衣食等物。稱求者意。非是不求。彼佛土則不然。性滿足成就故。無所乏少。片取彼性為喻。故言相似相對。又彼寶但能與眾生衣食等願。不能與眾生無上道願。又彼寶但能與眾生一身願。不能與眾生無量身願。有如是等無量差別。故言相似。

          (Chú: “Tương tự, tương đối”: Sức của bảo châu ấy là đối với kẻ cầu thức ăn, quần áo, bèn có thể tuôn ra các vật như quần áo, thức ăn v.v.. thỏa ý người cầu, chẳng phải là không cầu [mà tự nhiên tuôn ra]. Cõi Phật kia thì chẳng phải là như vậy, vì nó có tánh chất thành tựu trọn vẹn, [cho nên những vật cần dùng hoặc mong cầu đều] chẳng thiếu khuyết. Chỉ dùng phần nào đặc tánh [thỏa nguyện của bảo châu] để làm thí dụ [cho tánh thỏa nguyện viên mãn của cõi Cực Lạc], cho nên nói là “tương tự, tương đối”. Hơn nữa, chất báu ấy chỉ có thể cho chúng sanh được thỏa nguyện về quần áo, thức ăn v.v… Chẳng thể thỏa nguyện vô thượng đạo cho chúng sanh. Đã thế, vật báu (bảo châu) ấy chỉ có thể thỏa nguyện cho chúng sanh nơi một thân, chẳng thể thỏa nguyện của chúng sanh nơi vô lượng thân. Do có vô lượng sai biệt như vậy, nên nói là “tương tự”).

          Ngài Đàm Loan ba lượt giải thích từ ngữ “tương tự, tương đối” trong lời luận.

          1) Lần thứ nhất, nói theo phương diện không gian: Như ý bảo châu chỉ có thể mãn nguyện chúng sanh có nhu cầu mong muốn vật chất ngay trong lúc đó, còn cõi Phật kia do được thành tựu bởi bản tánh thỏa mãn như ý, cho nên chẳng cần phải nguyện cầu mà hết thảy đều hiển hiện, thành tựu. Nó chính là cái kho vô tận vậy. Giống như gió mát trên sông, trăng sáng nơi núi non, cũng như ánh sáng mặt trời, không khí, nước, không chỗ nào chẳng có, không thiếu khuyết, có thể lấy bất tận, sử dụng chẳng cạn kiệt. Sở dĩ lời Luận nói “như bỉ ma ni như ý bảo tánh” (như tánh chất của báu ma-ni như ý kia) chính là từ trong sự vật khác mà “phiến thủ” (片取, lấy một phần) để sánh ví tánh như ý của quốc độ An Lạc. Vì thế nói là “tương tự tương đối” (so sánh tương tự).

          2) Lần thứ hai là dựa theo pháp xuất thế để nói. Báu như ý chỉ có thể thỏa mãn các ước mong thế gian của chúng sanh như cơm, áo v.v… chẳng thể ban tặng cho chúng sanh thành tựu Phật quả vô thượng xuất thế được, còn cõi ấy (Cực Lạc) thì có thể thỏa mãn đại nguyện Bồ Đề cho chúng sanh rốt ráo thành Phật. Vì thế nói là “tương tự tương đối”.

          3) Lần thứ ba, dựa theo phương diện thời gian để nói. Báu như ý chỉ có thể thỏa mãn nguyện cầu của chúng sanh trong một thân nơi hiện đời, chẳng thể thỏa mãn nguyện cầu cho vô lượng thân trong đời đời kiếp kiếp. Còn cõi kia thì có thể thỏa mãn nguyện cầu của chúng sanh trong vô lượng thọ đến tột cùng đời vị lai. Lại có thể thỏa mãn nguyện tùy loại ứng hóa, hiện ra vô lượng thân để thực hiện Phật sự, giáo hóa chúng sanh, lại còn có những ước nguyện tự lợi lợi tha vô lượng sai khác nữa, cõi ấy đều có thể thỏa mãn lòng mong cầu của quý vị. Như phần Kệ Tụng trong phần trước đã viết: “Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng mãn túc” (Điều chúng sanh ưa thích, hết thảy đều thỏa mãn). Báu như ý chẳng thể có những chuyện này; vì thế, nói là pháp “tương tự tương đối” mà thôi!

2.2.2.2.3.1.1.2. Giải thích chi tiết mười bảy công đức

2.2.2.2.3.1.1.2.1. Nêu chung

          (Luận) Quán sát bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức thành tựu giả, hữu thập thất chủng ưng tri. Hà đẳng thập thất? Nhất giả, trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu. Nhị giả, trang nghiêm lượng công đức thành tựu. Tam giả, trang nghiêm tánh công đức thành tựu. Tứ giả, trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu. Ngũ giả, trang nghiêm chủng chủng sự công đức thành tựu. Lục giả, trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu. Thất giả, trang nghiêm xúc công đức thành tựu. Bát giả, trang nghiêm tam chủng công đức thành tựu. Cửu giả, trang nghiêm vũ công đức thành tựu. Thập giả, trang nghiêm quang minh công đức thành tựu. Thập nhất giả, trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu. Thập nhị giả, trang nghiêm chủ công đức thành tựu. Thập tam giả, trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu. Thập tứ giả, trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu. Thập ngũ giả, trang nghiêm vô chư nạn công đức thành tựu. Thập lục giả, trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu. Thập thất giả, trang nghiêm nhất thiết sở cầu mãn túc công đức thành tựu.

          ()觀察彼佛國土莊嚴功德成就者。有十七種應知。何等十七。一者莊嚴清淨功德成就。二者莊嚴量功德成就。三者莊嚴性功德成就。四者莊嚴形相功德成就。五者莊嚴種種事功德成就。六者莊嚴妙色功德成就。七者莊嚴觸功德成就。八者莊嚴三種功德成就。九者莊嚴雨功德成就。十者莊嚴光明功德成就。十一者莊嚴妙聲功德成就。十二者莊嚴主功德成就。十三者莊嚴眷屬功德成就。十四者莊嚴受用功德成就。十五者莊嚴無諸難功德成就。十六者莊嚴大義門功德成就。十七者莊嚴一切所求滿足功德成就。   

          (Luận: Quán sát sự trang nghiêm trong cõi Phật ấy được thành tựu bởi công đức thì có mười bảy thứ, hãy nên biết. Những gì là mười bảy? Một là trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu. Hai là trang nghiêm lượng công đức thành tựu. Ba là trang nghiêm tánh công đức thành tựu. Bốn là trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu. Năm là trang nghiêm các thứ sự công đức thành tựu. Sáu là trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu. Bảy là trang nghiêm xúc công đức thành tựu. Tám là trang nghiêm ba thứ công đức thành tựu. Chín là trang nghiêm vũ công đức thành tựu. Mười là trang nghiêm quang minh công đức thành tựu. Mười một là trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu. Mười hai là trang nghiêm chủ công đức thành tựu. Mười ba là trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu. Mười bốn là trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu. Mười lăm là trang nghiêm không có các nạn công đức thành tựu. Mười sáu là trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu. Mười bảy là trang nghiêm hết thảy những điều mong cầu đều được thỏa mãn công đức thành tựu).

2.2.2.2.3.1.1.2.2. Nói rõ riêng biệt từng điều

          (Chú) Tiên cử chương môn, thứ tục đề thích.

          ()先舉章門。次續提釋。

          Chú: Trước hết nêu ra từng chương, từng môn, sau đó sẽ tiếp tục giải thích theo từng đề mục).

          Dưới đây, vị Luận Chủ sẽ phân biệt, nói rõ mười bảy thứ trang nghiêm được thành tựu bởi công đức. Đối với mỗi thứ đều là trước hết nêu ra danh xưng của khoa mục (lời chú giải gọi “khoa mục” là “chương môn”); sau đấy, nêu rõ lời kệ để giải thích. Ngài Đàm Loan đã thuyết minh đơn giản, trọng yếu: Mười bảy thứ ấy đều được thành tựu bởi công đức chẳng thể nghĩ bàn, cho nên được mười phương chư Phật đồng thời hộ niệm, cùng khen ngợi là “chẳng thể nghĩ bàn”.

2.2.2.2.3.1.1.2.2.1. Công đức thanh tịnh

          (Luận) Trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Hữu phàm phu nhân phiền não thành tựu, diệc đắc sanh bỉ Tịnh Độ, tam giới hệ nghiệp, tất cánh bất khiên, tắc thị bất đoạn phiền não, đắc Niết Bàn phần, yên khả tư nghị.

          ()莊嚴清淨功德成就者。偈言觀彼世界相。勝過三界道故。
(
)此云何不思議。有凡夫人煩惱成就。亦得生彼淨土。三界繫業畢竟不牽。則是不斷煩惱。得涅槃分。焉可思議。

          (Luận: Sự trang nghiêm thanh tịnh được thành tựu bởi công đức là như kệ viết: “Quán tướng thế giới ấy, vượt trỗi đạo tam giới”.

          Chú: Vì sao nói điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Có kẻ phàm phu phiền não mà được thành tựu, cũng được sanh Tịnh Độ ấy, rốt ráo chẳng còn bị lôi kéo bởi nghiệp trói buộc trong tam giới, tức là chẳng đoạn phiền não mà có phần nơi Niết Bàn, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Đạo được chia thành hai loại là hữu lậu và vô lậu. Chúng sanh do phiền não mà tạo nghiệp, do nghiệp bèn cảm báo, thường nói là “Hoặc, nghiệp, khổ”, giống như vòng lửa xoay, quay tròn chẳng ngừng thì gọi là “hữu lậu đạo”. Tam thừa đệ tử của đức Phật tu tập thiện căn công đức xuất thế, [công đức ấy] thanh tịnh vô lậu, có thể liễu sanh tử, thoát luân hồi, nên gọi là “vô lậu đạo”. A Di Đà Phật đã nương theo đạo vô lậu này mà phát nguyện tu hành, thành tựu thế giới Cực Lạc được trang nghiêm bởi công đức vô lậu để làm diệu pháp độ chúng sanh, giống như chèo thuyền chở người, dùng thuyền làm diệu pháp để độ người khác. Đấy là đạo vô lậu chẳng thể nghĩ bàn; vì thế nói là “thắng quá tam giới đạo”.

          Hơn nữa, cõi Phật ấy chính là báo độ tinh diệu (tinh túy, nhiệm mầu). Chúng sanh phàm phu có phiền não vốn chẳng thể sanh vào cõi ấy, nhưng do cậy vào sức nhiếp thọ từ bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật mà cũng có thể vãng sanh. Phàm phu đã tạo nghiệp sanh tử, đáng bị trói buộc trong tam giới, nhưng rốt cuộc nghiệp ấy đã mất tác dụng lôi kéo phàm phu trụ trong tam giới. Từ ngay nơi nhiễm mà tịnh, chẳng đoạn phiền não mà đắc tam thừa Niết Bàn. Những điều này đều là lực dụng chẳng thể nghĩ bàn của Đại Thừa Viên Giáo, thường nói là “phiền não chính là Bồ Đề, sanh tử chính là Niết Bàn”, là cảnh chẳng thể nghĩ lường, chỉ có người chứng tịnh tâm mới biết, há có thể nghĩ bàn nổi ư?

2.2.2.2.3.1.1.2.2.2. Lượng công đức

          (Luận) Trang nghiêm lượng công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ quốc nhân thiên, nhược ý dục cung điện, lâu, các, nhược quảng nhất do-tuần, nhược bách do-tuần, nhược thiên do-tuần, thiên gian, vạn gian, tùy tâm sở thành, nhân các như thử. Hựu thập phương thế giới chúng sanh nguyện vãng sanh giả, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh. Nhất thời, nhất nhật chi khoảnh, toán số sở bất năng tri kỳ đa thiểu, nhi bỉ thế giới thường nhược hư không, vô bách trách tướng. Bỉ trung chúng sanh trụ như thử lượng trung, chí nguyện quảng đại, diệc như hư không vô hữu hạn lượng. Bỉ quốc độ lượng, năng thành chúng sanh tâm hạnh lượng, hà khả tư nghị?

          ()莊嚴量功德成就者。偈言。究竟如虛空。廣大無邊際故。 
(
)此云何不思議。彼國人天。若意欲宮殿樓閣。若廣一由旬。若百由旬。若千由旬。千間萬間。隨心所成。人各如此。又十方世界眾生願往生者。若已生。若今生。若當生。一時一日之頃。算數所不能知其多少。而彼世界常若虛空。無迫迮相。彼中眾生住如此量中。志願廣大。亦如虛空。無有限量。彼國土量能成眾生心行量。何可思議。

          (Luận: Trang nghiêm lượng công đức thành tựu là như kệ nói: “Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Trời người trong cõi ấy nếu ý muốn cung, điện, lầu, gác, hoặc rộng một do-tuần, hoặc trăm do-tuần, hoặc ngàn do-tuần, ngàn gian, vạn gian, đều thuận theo tâm nguyện mà thành tựu, ai nấy đều như vậy. Lại nữa, mười phương thế giới chúng sanh nguyện sanh về [Cực Lạc], hoặc là đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, trong khoảng thời gian một thời, hoặc một ngày, dẫu tính toán vẫn chẳng thể biết số lượng là bao nhiêu, nhưng thế giới ấy thường giống như hư không, chẳng có tướng chật hẹp. Chúng sanh trong cõi ấy do sống trong “lượng” như thế ấy, chí nguyện rộng lớn, cũng như hư không chẳng có hạn lượng. Phân lượng của quốc độ ấy có thể thành tựu cái lượng [rộng lớn] nơi tâm hạnh của chúng sanh, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?)

          Trong đoạn này có ba lần giải thích “lượng bất khả tư nghị”. Trước hết là nói đại chúng trời người trong thế giới An Lạc do đã đắc bổn tâm thanh tịnh, đều là liên hoa hóa sanh, đều là tấm thân hư vô vi diệu, có bản thể thanh tịnh vô cực, cho nên đều có công dụng “lượng bất khả tư nghị”. Như tịnh tâm trọn khắp hết thảy mọi nơi, lìa hết thảy các tướng, vô lượng, vô ngại, thuận theo tâm của chúng sanh để ứng với khả năng tiếp nhận của họ, mà hiện to, hiện nhỏ, hoặc nhiều, hoặc ít, vừa nghĩ tới liền có. Cung, điện, lầu, gác không gì chẳng xứng hợp tịnh tâm, có thể lớn hoặc nhỏ, thuận theo cái tâm mà thành. Ai nấy đều như thế, chẳng trở ngại lẫn nhau.

          Kế đến nói: Trong cõi Phật ấy, thường như hư không, trong thời gian và không gian vô tận, tuy thường có vô lượng chúng sanh từ vô lượng thế giới đã sanh, nay sanh, sẽ sanh, chẳng cần biết là bao nhiêu [người vãng sanh Cực Lạc], nhưng thế giới An Lạc đều chẳng tăng, chẳng giảm, như hư không rộng lớn không có ngằn mé, chẳng có tướng tăng giảm, chẳng có tướng chật hẹp, chen chúc. Chẳng như quốc độ [Sa Bà] của chúng ta, dân số tăng thêm đôi chút, bèn xuất hiện vấn đề: Không gian chật chội, kiếm sống gian nan, thậm chí là hạn chế sanh nở, cưỡng bức phá thai, dẫn đến hành vi chẳng nhân đạo!

          Cuối cùng nói: Chúng sanh trong cõi ấy, sống trong cảnh giới quốc độ chẳng thể nghĩ bàn ấy, tâm cũng tự nhiên rộng mở bao la, thành tựu tâm hạnh Bồ Tát. Ai nấy đều phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện, tu hạnh Phổ Hiền, thành Phổ Hiền đức. Như quyển Hạ của kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Thường năng tu hành, kỳ đại bi giả, thâm viễn vi diệu, mỵ bất phú tái… do như đại phong, hành chư thế gian, vô chướng ngại cố…. Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố” (Thường có thể tu hành, lòng đại bi sâu xa vi diệu, không gì chẳng chở che… giống như gió lớn thổi qua các thế gian, chẳng bị chướng ngại… Rộng rãi dường hư không, do đại từ bình đẳng vậy).

          Trong Pháp Hoa Kinh Giảng Nghĩa, nơi trang một ngàn một trăm sáu mươi tám, tôi có làm bài tụng như sau:

          Lục căn thanh tịnh bất hy kỳ,

          Hoàn hữu Cực Lạc cánh thù thắng,

          Tâm tánh bổn lai vô cấu ngại,

          Phàm tâm chuyển xử tức Phật tâm,

          Ngũ chủng pháp sư trì kinh lực,

          Tâm tịnh cố năng tịnh lục căn,

          Nhược năng niệm Phật sanh Tịnh Độ,

          Thỉ thức Di Đà nguyện cánh thâm.

          (Sáu căn thanh tịnh lạ lùng chi,

          Cực Lạc thù thắng mới hy kỳ,

          Tâm tánh vô cấu, vốn vô ngại,

          Phàm tâm chuyển ngay thành Phật tâm,

          Năm loại pháp sư trì kinh lực,

          Tâm tịnh thường hay tịnh sáu căn,

          Nếu siêng niệm Phật sanh Tịnh Độ,

          Mới biết Di Đà nguyện càng sâu).

          Đấy chính là ý thú chân thật của việc cõi Phật ấy có thể thành tựu phân lượng [rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn] nơi tâm hạnh của chúng sanh.

2.2.2.2.3.1.1.2.2.3. Tánh công đức

          (Luận) Trang nghiêm tánh công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Thí như Ca La Cầu La trùng, kỳ hình vi tiểu, nhược đắc đại phong, thân như đại sơn, tùy phong đại tiểu, vi kỷ thân tướng. Sanh An Lạc chúng sanh, diệc phục như thị. Sanh bỉ chánh đạo thế giới, tức thành tựu xuất thế thiện căn, nhập Chánh Định Tụ, diệc như bỉ phong, phi thân nhi thân, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴性功德成就者。偈言。正道大慈悲。出世善根生故。

          ()此云何不思議。譬如迦羅求羅蟲。其形微小。若得大風。身如大山。隨風大小。為己身相。生安樂眾生。亦復如是。生彼正道世界。即成就出世善根。入正定聚。亦如彼風。非身而身。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm tánh công đức thành tựu là như kệ nói: “Chánh đạo đại từ bi, thiện căn xuất thế sanh”.

          Chú: Điều này vì sao là chẳng thể nghĩ bàn? Ví như con trùng Ca La Cầu La, thân hình bé tí, nếu có gió lớn, thân nó sẽ như quả núi lớn. Tùy theo gió lớn hay nhỏ để biến đổi thân tướng của chính mình. Chúng sanh sanh trong cõi An Lạc, cũng giống như thế. Sanh vào thế giới chánh đạo ấy, liền thành tựu thiện căn xuất thế, dự vào Chánh Định Tụ, cũng giống như trận gió ấy, tuy chẳng phải là thân mà có tác dụng biến đổi thân, há có thể nghĩ bàn ư?)

          “Tánh” có nghĩa là “nhân” (因, cái nhân) hoặc “giới” (界, giới hạn, khuôn khổ, phạm vi), như mười tám giới cũng có thể dịch thành “mười tám tánh”. Trong phần trước, đã có nói quốc độ An Lạc có tánh chất như báu ma-ni chẳng thể nghĩ bàn! Nay bèn dẫn lời Kệ “chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh”, Bồ Đề chánh đạo và đại từ đại bi chính là thiện căn xuất thế chẳng thể nghĩ bàn, là cái nhân để thành tựu hết thảy sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo trong cõi ấy. Do vậy, thế giới An Lạc dù nhân hay quả, đều là thanh tịnh vô cấu chẳng thể nghĩ bàn. Tức là như Đại Trí Độ Luận quyển thứ bảy đã nói: “Con trùng Ca La Cầu La (Kalākula) thân nó bé tí, hễ gặp gió sẽ chuyển thành to, càng có gió, nó càng to, cho đến ăn nuốt hết thảy”.

          Chúng sanh sống trong An Lạc Tịnh Độ chẳng thể nghĩ bàn cũng giống như thế. Do tâm Bồ Đề đại từ bi làm nhân, công đức vô lậu xuất thế làm duyên, nhân duyên hòa hợp, bèn sanh khởi cái thân hư vô vi diệu, bản thể thanh tịnh vô cực, là thân mà chẳng phải là thân, có thể lớn, có thể nhỏ, tâm bao trùm thái hư, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát, thân ấy cũng giống như vậy. Huống hồ người đã sanh về cõi ấy, chẳng cần biết ba bậc hay chín phẩm, thảy đều được Phật lực trụ trì, liền dự vào Chánh Định Tụ trong Đại Thừa. Chánh Định Tụ chính là Bất Thoái Chuyển Bồ Tát, như Thập Nghi Luận có nói: “Sanh vào Cực Lạc bèn có năm duyên bất thoái:

          – Một là do được đại bi nguyện lực của Phật nhiếp trì nên bất thoái.

          – Hai là do Phật quang thường chiếu, nên Bồ Đề tâm thường tăng tấn bất thoái.

          – Ba là nước, chim, rừng cây, tiếng gió, âm nhạc đều nói diệu pháp. Người nghe thường khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, cho nên bất thoái.

          – Bốn là cõi ấy thuần là các Bồ Tát làm bạn lành, chẳng có cảnh duyên ác, ngoài thì không có thần quỷ, ma, tà đạo, trong thì các phiền não như Tam Độc v.v… rốt ráo chẳng dấy lên, cho nên bất thoái.

          – Năm là sanh vào cõi ấy, liền có thọ mạng bao kiếp dài lâu, bằng với Phật, Bồ Tát, cho nên bất thoái”.

          Có các nhân duyên bất thoái chẳng thể nghĩ bàn như thế ấy, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?

2.2.2.2.3.1.1.2.2.4. Hình tướng công đức

          (Luận) Trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Tịnh quang minh mãn túc, như kính, nhật nguyệt luân” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Phù nhẫn nhục đắc đoan chánh, ngã tâm ảnh hưởng dã. Nhất đắc sanh bỉ, vô sân nhẫn chi thù, nhân thiên sắc tượng, bình đẳng diệu tuyệt, cái tịnh quang chi lực dã. Bỉ quang phi tâm hạnh, nhi vi tâm hạnh chi sự, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴形相功德成就者。偈言淨光明滿足。如鏡日月輪故。

          ()此云何不思議。夫忍辱得端正。我心影嚮也。一得生彼。無瞋忍之殊。人天色像。平等妙絕。蓋淨光之力也。彼光非心行而為心行之事。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu là như kệ nói: “Quang minh sạch trọn đủ, như gương, vầng nhật nguyệt”.

          Chú: Vì sao điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Hễ nhẫn nhục sẽ được đoan chánh, do tâm ta ảnh hưởng vậy. Hễ sanh vào cõi ấy, sẽ không có sân hận hay nhẫn nhục khác biệt. Hình sắc của trời người đều bình đẳng đẹp đẽ tuyệt vời, đấy là vì sức của quang minh thanh tịnh vậy. Quang minh ấy chẳng phải là tâm hạnh, mà là chuyện ảnh hưởng đến tâm hạnh, há có thể nghĩ bàn nổi ư?)

          Hình sắc, tướng mạo chẳng thể nghĩ bàn. Đấy là nói đến muôn vật trong thế giới Cực Lạc đều lấy quang minh thanh tịnh làm Thể. Quang minh ấy như quang minh của gương, mặt trời, mặt trăng, trọn khắp hết thảy mọi nơi, thanh lương, thoải mái, bình đẳng vi diệu, chẳng có sự sai khác giữa cái này và cái kia! Thập Lai Kệ có nói: “Đoan chánh là do nhẫn nhục mà ra”. Nếu tâm có lòng từ nhẫn, hình tướng ắt đoan chánh, thường nói là “tướng chuyển theo tâm”. Thế nhưng, chúng sanh sanh vào Cực Lạc Tịnh Độ, chẳng có sân khuể hay từ nhẫn (từ bi, nhẫn nhục) khác biệt. Ai nấy đều bình đẳng, đều có ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo. Đấy đều là do quang minh thanh tịnh làm Thể, nhưng quang minh ấy trọn chẳng phải là tâm, thế mà có thể làm chuyện ảnh hưởng đến tâm hạnh, khiến cho chúng sanh đều có hình tướng đoan chánh. Chuyện này đúng là chẳng thể nghĩ bàn!

2.2.2.2.3.1.1.2.2.5. Công đức các thứ sự

          (Luận) Trang nghiêm chủng chủng sự công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Bị chư trân bảo tánh, cụ túc diệu trang nghiêm” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ chủng chủng sự, hoặc nhất bảo, thập bảo, bách thiên chủng bảo, tùy tâm xứng ý, vô bất cụ túc, nhược dục linh vô, thúc yên hóa một, tâm đắc tự tại, hữu du thần thông, an khả tư nghị?

          ()莊嚴種種事功德成就者。偈言。備諸珍寶性。具足妙莊嚴故。

          ()此云何不思議。彼種種事。或一寶。十寶。百千種寶。隨心稱意。無不具足。若欲令無。儵焉化沒。心得自在。有踰神通。安可思議。

          (Luận: Trang nghiêm các thứ sự công đức thành tựu là như kệ nói: “Đủ tánh các trân bảo, đầy đủ diệu trang nghiêm”.

          Chú: Vì sao điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Các thứ sự ấy, hoặc là một thứ báu, mười thứ báu, trăm ngàn thứ báu, tùy tâm xứng ý, không gì chẳng trọn đủ. Nếu muốn cho chúng chẳng có nữa, thì chúng sẽ bỗng dưng biến mất, tâm được tự tại, vượt trỗi thần thông, làm sao có thể nghĩ bàn cho nổi?)

          Tất cả muôn vật trong quốc độ An Lạc đều do trân bảo trang nghiêm, hoặc là một thứ báu, mười thứ báu, cho đến trăm ngàn vạn thứ báu, nên nói là “chủng chủng” (đủ mọi thứ). Cõi ấy trọn đủ các thứ báu, cho nên có thể trang nghiêm đủ mọi lẽ, thuận theo lòng muốn. Điều này đã là rất hiếm hoi, lạ lùng. Huống chi, nếu nghĩ chẳng cần những vật báu ấy, chúng nó bỗng nhiên biến mất. Ứng theo ý niệm mà có, thuận theo tâm chẳng còn, hết thảy như ý tự tại, vượt trỗi những chuyện được thực hiện bởi sáu phép thần thông. Chuyện chẳng thể nghĩ bàn này, phàm tình làm sao có thể dò lường được nổi!

2.2.2.2.3.1.1.2.2.6. Diệu sắc công đức

          (Luận) Trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Vô cấu quang diễm xí, minh tịnh diệu thế gian” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Kỳ quang diệu sự, tắc ánh triệt biểu lý. Kỳ quang diệu tâm, tắc chung tận vô minh. Quang vi Phật sự, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴妙色功德成就者。偈言無垢光炎熾。明淨曜世間故。 

          ()此云何不思議。其光曜事。則映徹表裏。其光曜心則終盡無明。光為佛事。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu là như kệ nói: “Vô cấu quang chói rực, sáng sạch rạng thế gian”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Quang minh ấy chiếu sáng sự vật liền soi thấu suốt trong lẫn ngoài. Quang minh ấy chiếu sáng cái tâm thì sẽ dứt trọn vô minh. Quang minh làm Phật sự, há có thể nghĩ bàn ư?)

          “Sắc” thì có hình sắc và hiển sắc sai khác. Dài, ngắn, vuông, tròn thì gọi là “hình sắc” (形色). Xanh, vàng, đỏ, trắng thì gọi là “hiển sắc” (顯色). Công đức diệu sắc ở đây là nói đến hiển sắc, cũng chính là nói đến quang minh thanh tịnh vô cấu. Quang minh sáng sạch trong cõi ấy hết sức rực rỡ, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào cũng đều hiện hữu, chiếu soi rạng ngời muôn vật, muôn sự, có thể khiến cho quý vị thấy rõ ràng trong ngoài muôn vật, chẳng bị che giấu mảy may. Nếu nó chiếu soi cái tâm của con người, do sức công đức của quang minh ấy, sẽ khiến cho quý vị đoạn sạch hết thảy cấu ô vô minh phiền não. Loại quang minh vi diệu này có thể làm Phật sự, lợi ích các quần sanh, làm sao có thể nghĩ bàn được nổi?

2.2.2.2.3.1.1.2.2.7. Xúc công đức

          (Luận) Trang nghiêm xúc công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Bảo tánh công đức thảo, nhu nhuyễn tả hữu toàn, xúc giả sanh thắng lạc, quá Ca Chiên Lân Đà” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Phù bảo lệ kiên cường, nhi thử nhu nhuyễn, xúc lạc ưng trước, nhi thử tăng đạo. Sự đồng Ái Tác, hà khả tư nghị? Hữu Bồ Tát tự Ái Tác, hình dung đoan chánh, sanh nhân nhiễm trước. Kinh ngôn: “Nhiễm chi giả, hoặc sanh thiên thượng, hoặc phát Bồ Đề tâm”.

          ()莊嚴觸功德成就者。偈言。寶性功德草。柔軟左右旋。觸者生勝樂。過迦旃隣陀故。

          ()此云何不思議。夫寶例堅強。而此柔軟。觸樂應著。而此增道。事同愛作。何可思議。有菩薩字愛作。形容端正。生人染著。經言。染之者。或生天上。或發菩提心。

          (Luận: Trang nghiêm xúc công đức thành tựu là như kệ nói: “Cỏ công đức tánh báu, mềm mại xoay trái phải, chạm vào vui thù thắng, hơn Ca Chiên Lân Đà”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Do chất báu thường là cứng cỏi, nhưng chất báu ở đây lại mềm mại. Chạm vào cảm thấy vui sướng thì sẽ sanh lòng đắm nhiễm, nhưng [sự vui sướng do chạm vào các chất báu trong cõi Cực Lạc] lại tăng tấn đạo nghiệp. Chuyện này giống như ngài Ái Tác, làm sao có thể nghĩ bàn cho được? Tức là có một vị Bồ Tát tên là Ái Tác, hình dung đoan chánh, khiến cho người ta sanh lòng đắm nhiễm. Kinh nói: “Người đắm nhiễm [Ái Tác Bồ Tát] sẽ hoặc là sanh lên trời, hoặc là phát tâm Bồ Đề”).

          Quốc độ An Lạc được thành tựu bởi các thứ công đức của A Di Đà Phật, cho nên có các thứ báu chẳng giống những thứ báu thông thường cứng ngắc, trơ trơ. Chúng nó mềm mại thích ý, có thể khiến cho ai chạm phải, sẽ sanh khởi niềm vui sướng thù thắng nhiệm mầu. Chúng sanh trong cõi này (Sa Bà), hễ gặp Lạc Thọ (cảm xúc vui sướng), tất nhiên sẽ sanh tâm tham ái lạc cảnh, lại còn chấp trước chẳng bỏ. Nhưng chúng sanh trong cõi kia, hễ có xúc lạc, liền có thể đoạn trừ phiền não, tăng trưởng công đức, thành tựu đạo nghiệp. Chuyện này làm sao có thể nghĩ bàn cho nổi?

          Ngài Đàm Loan nói: Chuyện này giống như Ái Tác Bồ Tát, là bậc quốc sắc thiên hương, dung mạo đoan chánh, ai trông thấy sẽ đều sanh tâm tham ái, nhiễm đắm. Kinh dạy: Phàm những ai thân cận, tham ái [Ái Tác Bồ Tát], thì hoặc là sanh lên cõi trời, hoặc là phát tâm Bồ Đề. Đúng là mầu nhiệm chẳng thể diễn tả được! Chuyện này giống như trong quyển sáu mươi tám của bộ Bát Thập Hoa Nghiêm đã nói: Trong năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài Đồng Tử, vị thiện tri thức thứ hai mươi lăm là một cô gái có tên là Bà Tu Mật Đa (Vasumitrā). Cô ta bảo Thiện Tài rằng: “Ta đắc môn giải thoát của Bồ Tát có tên là Ly Tham Dục Tế, thuận theo lòng ham muốn, ưa thích [của chúng sanh] mà hiện thân. Nếu có chúng sanh tạm thời nắm tay ta, sẽ lìa tham dục, đắc Bồ Tát Biến Vãng Nhất Thiết Phật Sát tam-muội (tam muội đến trọn khắp hết thảy các cõi Phật của hàng Bồ Tát)… Nếu có chúng sanh ôm ấp ta, sẽ lìa tham dục, đắc Bồ Tát Nhiếp Nhất Thiết Chúng Sanh Hằng Bất Xả Ly tam-muội (tam-muội nhiếp thọ hết thảy chúng sanh thường chẳng lìa bỏ của hàng Bồ Tát). Nếu có chúng sanh hôn hít môi ta, sẽ lìa tham dục, đắc Bồ Tát Tăng Trưởng Nhất Thiết Chúng Sanh Phước Đức Tạng tam-muội. Phàm là có chúng sanh thân cận ta, hết thảy đều đắc Trụ Ly Tham Tế, nhập môn giải thoát Hết Thảy Trí Địa Hiện Tiền Vô Ngại của hàng Bồ Tát”. Trong thế giới Cực Lạc, các thứ báu trang nghiêm sanh ra xúc lạc thù thắng, nhiệm mầu, cũng giống như thế đó, đều là nhập cảnh giới giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, há có thể nghĩ bàn được ư?

2.2.2.2.3.1.1.2.2.8. Ba thứ công đức

          (Luận) Trang nghiêm tam chủng công đức thành tựu giả, hữu tam chủng sự ưng tri, hà đẳng tam chủng? Nhất giả thủy, nhị giả địa, tam giả hư không.

          (Chú) Thử tam chủng sở dĩ tịnh ngôn giả, dĩ đồng loại cố dã. Hà dĩ ngôn chi? Nhất giả, lục đại loại, sở vị hư không, thức, địa, thủy, hỏa, phong. Nhị giả, vô phân biệt loại, sở vị địa, thủy, hỏa, phong, hư không, đản ngôn tam loại giả, thức nhất đại thuộc chúng sanh thế gian cố, hỏa nhất đại bỉ trung vô cố. Tuy hữu phong, phong bất khả kiến cố, vô trụ xứ cố. Thị dĩ lục đại ngũ loại trung, thủ hữu nhi khả trang nghiêm tam chủng tịnh ngôn chi.

          ()莊嚴三種功德成就者。有三種事應知。何等三種。一者水。二者地。三者虛空。 

          ()此三種所以并言者。以同類故也。何以言之。一者六大類。所謂虛空識地水火風。二者無分別類。所謂地水火風虛空。但言三類者。識一大屬眾生世間故。火一大彼中無故。雖有風。風不可見故。無住處故。是以六大五類中。取有而可莊嚴。三種并言之。

           (Luận: Trang nghiêm ba thứ công đức thành tựu thì có ba thứ, ba thứ là gì? Một là nước, hai là đất, ba là hư không.

          Chú: Sở dĩ cùng nói [gộp chung] ba thứ này là vì chúng cùng một loại. Vì sao nói như vậy? Một là cùng thuộc loại Lục Đại, tức là hư không, thức, địa, thủy, hỏa, phong. Hai là chúng đều thuộc loại chẳng phân biệt, tức là địa, thủy, hỏa, phong, hư không. Chỉ nói ba loại vì Thức Đại thuộc Chúng Sanh Thế Gian, còn Hỏa Đại thì trong cõi ấy chẳng có. Tuy có gió, nhưng do chẳng thể thấy, do gió chẳng có trụ xứ, [cho nên không nói đến]. Vì thế, trong năm loại thuộc Lục Đại, chọn lấy ba thứ có thể trang nghiêm để cùng nói).

          Ngài Đàm Loan nói rõ trong quốc độ An Lạc, Lục Đại (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức), có năm loại, tức địa, thủy, hỏa, phong, hư không đều thuộc về Sắc pháp vô phân biệt. Luận Chủ chỉ chọn lấy ba loại có thể trang nghiêm, tức là địa, thủy và hư không để nói gộp chung. Ngoài ra, Thức Đại thuộc về tâm pháp, Hỏa Đại thì trong thế giới Cực Lạc chẳng có. Hết thảy quang minh trong cõi ấy chẳng phải do Hỏa Đại phát ra, cho nên quang minh ấy thanh lương, dễ chịu, vừa ý. Nghĩ muốn ăn bèn có thức ăn, chẳng cần phải nấu cơm đốt củi. Vì thế không có Hỏa Đại. Phong Đại thì tuy có gió nhẹ, nhưng gió chẳng thể thấy, lại chẳng có trụ xứ. Thật ra, Phong Đại chính là tướng động của hư không mà thôi! Do vậy, Thức, Hỏa, Phong đều chẳng được kể trong công đức trang nghiêm!

2.2.2.2.3.1.1.2.2.8.1. Nước

          (Luận) Trang nghiêm thủy công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Bảo hoa thiên vạn chủng, di phú trì lưu tuyền, vi phong động hoa diệp, giao thác quang loạn chuyển” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ Tịnh Độ nhân thiên, phi thủy cốc thân, hà tu thủy da? Thanh tịnh thành tựu, bất tu tẩy trạc, phục hà dụng thủy da? Bỉ trung vô tứ thời, thường điều thích, bất phiền nhiệt, phục hà tu thủy da? Bất tu nhi hữu, đương hữu sở dĩ. Kinh ngôn: “Bỉ chư Bồ Tát cập Thanh Văn, nhược nhập bảo trì, ý dục linh thủy một túc, thủy tức một túc. Dục linh chí tất, thủy tức chí tất. Dục linh chí yêu, thủy tức chí yêu. Dục linh chí cảnh, thủy tức chí cảnh. Dục linh quán thân, tự nhiên quán thân. Dục linh hoàn phục, thủy triếp hoàn phục. Điều hòa lãnh noãn, tự nhiên tùy ý, khai thần duyệt thể, đãng trừ tâm cấu. Thanh minh trừng khiết, tịnh nhược vô hình. Bảo sa ánh triệt, vô thâm bất chiếu. Vi lan hồi lưu, chuyển tương quán chú, an tường từ thệ, bất trì, bất tật. Ba dương vô lượng tự nhiên diệu thanh, tùy kỳ sở ưng, mạc bất văn giả. Hoặc văn Phật thanh, hoặc văn Pháp thanh, hoặc văn Tăng thanh, hoặc văn tịch tĩnh thanh, không, vô ngã thanh, đại từ bi thanh, Ba La Mật thanh, hoặc văn Thập Lực, Vô Úy, bất cộng pháp thanh, chư thông huệ thanh, vô sở tác thanh, bất khởi diệt thanh, Vô Sanh Nhẫn thanh, nãi chí cam lộ quán đảnh, chúng diệu pháp thanh. Như thị đẳng thanh, xứng kỳ sở văn, hoan hỷ vô lượng. Tùy thuận thanh tịnh, ly dục tịch diệt, chân thật chi nghĩa, tùy thuận Tam Bảo lực, vô sở úy, bất cộng chi pháp, tùy thuận thông huệ Bồ Tát Thanh Văn sở hành chi đạo. Vô hữu tam đồ khổ nạn chi danh, đản hữu tự nhiên khoái lạc chi âm. Thị cố, kỳ quốc danh viết An Lạc”. Thử thủy vi Phật sự, an khả tư nghị?

          ()莊嚴水功德成就者。偈言。寶華千萬種。彌覆池流泉。微風動華葉。交錯光亂轉故。

          ()此云何不思議。彼淨土人天非水穀身。何須水耶。清淨成就。不須洗濯。復何用水耶。彼中無四時。常調適不煩熱。復何須水耶。不須而有。當有所以。經言。彼諸菩薩及聲聞。若入寶池。意欲令水沒足。水即沒足。欲令至膝。水即至膝。欲令至腰。水即至腰。欲令至頸。水即至頸。欲令灌身。自然灌身。欲令還復。水輒還復。調和冷煖。自然隨意。開神悅體。蕩除心垢。清明澂潔。淨若無形。寶沙映徹。無深不照。微瀾迴流。轉相灌注。安祥徐逝。不遲不疾。波揚無量。自然妙聲。隨其所應。莫不聞者。或聞佛聲。或聞法聲。或聞僧聲。或聞寂靜聲。空無我聲。大慈悲聲。波羅蜜聲。或聞十力無畏。不共法聲。諸通慧聲無所作聲。不起滅聲。無生忍聲。乃至甘露灌頂眾妙法聲。如是等聲。稱其所聞。歡喜無量。隨順清淨離欲寂滅真實之義。隨順三寶力。無所畏不共之法。隨順通慧菩薩聲聞所行之道。無有三塗苦難之名。但有自然快樂之音。是故其國名曰安樂。此水為佛事。安可思議。

          (Luận: Trang nghiêm thủy công đức thành tựu là như kệ nói: “Hoa báu ngàn muôn thứ, phủ rợp ao, suối chảy. Gió nhẹ lay cánh hoa, ánh sáng xen tạp chuyển”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Trời người trong Tịnh Độ ấy chẳng phải là thân [được tăng trưởng và duy trì tánh mạng bằng] cơm nước, sao lại cần nước? Họ được thành tựu thanh tịnh, chẳng cần tắm rửa, lại còn cần dùng nước nữa ư? Trong cõi ấy chẳng có bốn mùa, [khí hậu] thường điều hòa, thích hợp, chẳng bị nóng bức, sao còn cần đến nước? Chẳng cần mà có, đương nhiên là có nguyên do. Kinh dạy:“Các vị Bồ Tát và Thanh Văn đó nếu vào ao báu, ý muốn nước ngập chân, nước liền ngập chân. Muốn nước ngập đến gối, nước liền ngập đến gối. Muốn nước ngập đến eo, nước liền ngập đến eo. Muốn nước ngập đến cổ, nước liền ngập đến cổ. Muốn nước xối thân, tự nhiên xối thân. Muốn nước trở lại như cũ, nước liền trở lại. Điều hòa lạnh ấm, tự nhiên tùy ý, tinh thần sáng suốt, thân thể sảng khoái, gột sạch cấu nhơ trong tâm. Nước trong, sáng, lắng sạch, thanh tịnh dường như vô hình. Cát báu chiếu rực, không chỗ nước sâu nào mà chẳng chiếu thấu. Sóng nhẹ lan tỏa thành vòng tròn, lần lượt tưới rót, an tường thong thả chảy đi, chẳng chậm, chẳng nhanh. Sóng vỗ vang ra vô lượng âm thanh mầu nhiệm tự nhiên, thuận theo lẽ đáng nên, không ai chẳng được nghe. Hoặc là nghe tiếng Phật, hoặc là nghe tiếng Pháp, hoặc là nghe tiếng Tăng, hoặc nghe tiếng tịch tĩnh, tiếng không, vô ngã, tiếng đại từ bi, tiếng Ba La Mật, hoặc nghe tiếng Thập Lực, vô úy bất cộng pháp, tiếng các thông huệ. Tiếng vô sở tác, tiếng chẳng dấy lên diệt mất, tiếng Vô Sanh Nhẫn, cho đến các thứ tiếng diệu pháp cam lộ quán đảnh. Những tiếng như thế tương xứng với người nghe, khiến cho họ hoan hỷ vô lượng. Tùy thuận nghĩa thanh tịnh ly dục tịch diệt chân thật, tùy thuận Tam Bảo lực, các pháp vô sở úy, bất cộng, tùy thuận đạo được hành bởi bậc thông huệ Bồ Tát và Thanh Văn, chẳng có danh xưng tam đồ khổ nạn, chỉ có tiếng vui sướng tự nhiên. Vì thế, cõi ấy tên là An Lạc”. Nước ấy làm Phật sự, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Trước hết, ngài Đàm Loan nêu ra tình huống thật sự vốn chẳng cần có nước trong quốc độ An Lạc, chia ra làm ba điểm để thuyết minh:

          1) Đại chúng trời người trong cõi ấy đều là liên hoa hóa sanh, chẳng phải là thân thể Tứ Đại giả hợp do nhân duyên cha mẹ sanh ra. Vì thế, chẳng cần đến Thủy Đại.

          2) Vạn vật trong cõi ấy, y báo và chánh báo đều thành tựu bản tánh thanh tịnh. Do vậy, chẳng cần dùng nước để gột rửa cấu uế.

          3) Trong cõi An Lạc, chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa đều như mùa Xuân, khí hậu luôn điều hòa, chẳng lạnh, chẳng nóng. Vì thế, chẳng cần dùng nước để điều hòa nhiệt độ của không khí.

          Đã chẳng cần thiết, nhưng khắp nơi vẫn có ao nước bảy báu đầy ắp nước tám công đức. Trong ấy, ắt có nguyên nhân đặc biệt. Nguyên nhân gì vậy? Ngài Đàm Loan đã trích dẫn một đoạn kinh văn từ bản dịch đời Ngụy của kinh Vô Lượng Thọ để chứng minh sự trang nghiêm của nước trong cõi Phật ấy, tức là hoàn toàn dùng nước để làm Phật sự tạo lợi ích cho chúng sanh. Chuyện này há có thể nghĩ bàn nổi ư? Trong Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, phần giảng về ao tắm bảy báu, từ trang ba trăm năm mươi sáu cho đến ba trăm sáu mươi lăm, tôi đã có giải thích cặn kẽ, xin hãy tự tra duyệt, sẽ có thể hiểu rành rẽ ý nghĩa bao hàm trong đoạn kệ văn “bảo hoa thiên vạn chủng, di phú trì lưu tuyền, vi phong động hoa diệp, giao thác quang loạn chuyển” (hoa báu ngàn vạn thứ, che phủ ao, suối chảy, gió nhẹ lay cánh hoa, ánh sáng xen tạp chuyển) và diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn của nước trong ao.

2.2.2.2.3.1.1.2.2.8.2. Đất

          (Luận) Trang nghiêm địa công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Cung điện, chư lâu các, quán thập phương vô ngại, tạp thụ dị quang sắc, bảo lan biến vi nhiễu” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ chủng chủng sự, hoặc nhất bảo, thập bảo, bách bảo, vô lượng bảo, tùy tâm xứng ý, trang nghiêm cụ túc. Thử trang nghiêm sự, như tịnh minh kính, thập phương quốc độ tịnh uế chư tướng, thiện ác nghiệp duyên, nhất thiết tất hiện. Bỉ trung nhân thiên kiến tư sự cố, thám thang bất cập chi tình, tự nhiên thành tựu, diệc như chư đại Bồ Tát, dĩ chiếu pháp tánh đẳng bảo vi quan. Thử bảo quan trung, giai kiến chư Phật. Hựu liễu đạt nhất thiết chư pháp chi tánh. Hựu như Phật thuyết Pháp Hoa kinh thời, phóng mi gian quang, chiếu ư Đông phương vạn bát thiên độ, giai như kim sắc, tùng A Tỳ ngục, thượng chí Hữu Đảnh, chư thế giới trung lục đạo chúng sanh, sanh tử sở thú, thiện ác nghiệp duyên, thọ báo hảo xú, ư thử tất kiến, cái tư loại dã. Thử ảnh vi Phật sự, an khả tư nghị?

          ()莊嚴地功德成就者。偈言。宮殿諸樓閣。觀十方無礙。雜樹異光色。寶欄遍圍遶故。          ()此云何不思議。彼種種事。或一寶。十寶。百寶。無量寶隨心稱意。莊嚴具足。此莊嚴事。如淨明鏡。十方國土。淨穢諸相。善惡業緣。一切悉現。彼中人天見斯事故。探湯不及之情。自然成就。亦如諸大菩薩以照法性等寶為冠。此寶冠中。皆見諸佛。又了達一切諸法之性。又如佛說法華經時。放眉間光。照於東方萬八千土。皆如金色。從阿鼻獄。上至有頂。諸世界中。六道眾生。生死所趣。善惡業緣。受報好醜。於此悉見。蓋斯類也。此影為佛事。安可思議。

          (Luận: Trang nghiêm địa công đức thành tựu là như kệ nói: “Cung điện, các lầu gác, quán mười phương vô ngại, mỗi cây quang sắc khác, lan can báu vây khắp”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng nghĩ bàn? Đủ mọi sự trong ấy, hoặc là một thứ báu, mười thứ báu, trăm thứ báu, vô lượng thứ báu, tùy tâm xứng ý, trang nghiêm trọn đủ. Những sự trang nghiêm ấy như gương sáng sạch, các tướng tịnh hay uế của mười phương cõi nước, nghiệp duyên thiện ác, hết thảy đều hiện. Trời, người trong cõi ấy do thấy những chuyện ấy, tự nhiên thành tựu tâm ý “nhanh chóng tránh né điều ác” và “chỉ sợ không kịp làm lành”, cũng như các vị đại Bồ Tát dùng các thứ báu chiếu soi pháp tánh để làm mão. Từ trong mão báu ấy, đều thấy chư Phật. Lại còn liễu đạt tánh của hết thảy các pháp. Lại như khi đức Phật nói kinh Pháp Hoa, Ngài phóng quang minh giữa hai mày, chiếu thấu đến một vạn tám ngàn cõi ở phương Đông, đều như sắc vàng, từ địa ngục A Tỳ cho đến trên là trời Hữu Đảnh, lục đạo chúng sanh trong các thế giới, tiến hướng vào sanh tử, nghiệp duyên thiện ác, chịu báo tốt xấu, từ trong quang minh đều thấy rõ. Chuyện ấy [và các hình tượng trang nghiêm trong cõi Cực Lạc] cũng là cùng một loại. Những hình ảnh ấy làm Phật sự, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Trên đại địa của quốc độ An Lạc chẳng thể nghĩ bàn như thế nào? Trong Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa từ trang ba trăm hai mươi mốt cho đến trang ba trăm ba mươi mốt, và từ trang ba trăm bốn mươi bốn cho đến trang ba trăm năm mươi lăm, tôi đã có giải thích. Như kinh nói: “Hạnh nghiệp quả báo bất khả tư nghị, chư Phật thế giới diệc bất khả tư nghị (Di Đà bổn nguyện công đức lực). Kỳ chư chúng sanh công đức thiện lực, trụ hạnh nghiệp chi địa, cố năng nhĩ nhĩ” (Hạnh nghiệp quả báo chẳng thể nghĩ bàn, thế giới của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn (sức bổn nguyện công đức của Phật Di Đà). Do sức công đức của chúng sanh trong cõi ấy trụ nơi địa vị thuộc hạnh nghiệp, cho nên có thể được như vậy). Trong cõi ấy, đại địa có các thứ trang nghiêm thanh tịnh, có thể chiếu tỏ vô lượng thế giới trong mười phương, dù tịnh hay uế, dù thiện hay ác, hết thảy đều hiện. Huống chi, khắp cõi đất lại có các hoa sen báu trọn khắp thế giới. Trong mỗi đóa hoa tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh. Trong mỗi quang minh, xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật. Mỗi vị Phật lại phóng trăm ngàn quang minh, vì khắp mười phương nói pháp vi diệu, đặt yên vô lượng chúng sanh nơi chánh đạo của Phật. Những điều này đều được thành tựu bởi công đức của các nguyện hai mươi bảy, hai mươi tám, ba mươi mốt, ba mươi hai v.v… trong bổn nguyện của A Di Đà Phật. Vì thế, có thể có những sự chẳng thể nghĩ bàn như vậy!

          Ngài Đàm Loan nói, đại chúng trời người trong cõi ấy, do từ quốc độ đó mà trông thấy những chuyện chẳng thể nghĩ bàn nơi y báo, chánh báo, và nhân quả của mười phương thế giới bèn “thám thang bất cập chi tình, tự nhiên thành tựu” (tự nhiên thành tựu tâm ý “thăm dò canh” và “chẳng kịp”). Hai câu này phát xuất từ truyện Phạm Bàng1 trong Hậu Hán Thư2, Trọng Ni (Khổng Tử) nói: “Kiến thiện như bất cập, kiến ác như thám thang” (Thấy điều lành bèn [sốt sắng] như sợ chẳng kịp [làm lành], thấy điều ác bèn như thăm dò canh nóng). Như người thử thăm dò canh nóng, [do sợ bỏng], ắt nhanh chóng rụt tay lại! Dùng điều này để sánh ví “thấy chuyện ác bèn nhanh chóng rời bỏ”. Dùng hai câu ấy để hình dung chúng sanh trong cõi nước Cực Lạc tự nhiên thành tựu đức hạnh “trừ bỏ hết sạch điều ác, chỉ sợ tu thiện chẳng kịp”. Đó là điều chẳng thể nghĩ bàn nói theo mặt Sự.

          Ngài Đàm Loan lại nói: “Diệc như chư đại Bồ Tát, dĩ chiếu pháp tánh bảo vi quan, tại bảo quan trung, giai kiến chư Phật, cập nhất thiết chư pháp chi tánh” (Cũng như các vị đại Bồ Tát dùng các chất báu có thể chiếu soi pháp tánh để làm mão. Từ trong ấy mão báu, đều trông thấy chư Phật và tánh của hết thảy các pháp): Đấy là dùng mão báu của Bồ Tát để sánh ví quốc độ ấy có thể hiển hiện pháp tánh Trung Đạo của chư Phật và các pháp, tức là “nhất tâm nhị môn, Chân Không Diệu Hữu, sắc và tâm bất nhị”. Đấy là điều chẳng thể nghĩ bàn nói theo mặt Lý.

          Dù Sự hay Lý, đều chẳng thể nghĩ bàn như thế, như kinh Pháp Hoa đã nói: Khi đức Bổn Sư nói kinh Pháp Hoa, trước hết, Ngài nói kinh Vô Lượng Nghĩa. Nói xong, Ngài nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ tam-muội, từ tướng bạch hào giữa hai mày, phóng ra quang minh chiếu khắp một vạn tám ngàn cõi ở phương Đông. Tất cả các thế giới trong ấy, tất cả chúng sanh, hết thảy quả báo, hết thảy nghiệp duyên, đều trông thấy ngay trong một lúc. Xét theo Sự thì “một là vô lượng, vô lượng là một”, chẳng thể nghĩ bàn như thế đó! Xét theo Lý thì nhất tâm vạn hạnh (Sanh Diệt môn), vạn hạnh nhất tâm (Chân Như môn), chẳng thể nghĩ bàn như thế đó, đều là cùng một loại. Trong quốc độ An Lạc, chuyện chẳng thể nghĩ bàn như các hình ảnh hiện ra trong gương, và chuyện chẳng thể nghĩ bàn “do phóng quang hiện ra các hình tướng” trong kinh Pháp Hoa, đều là dùng hình ảnh để làm Phật sự, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?

2.2.2.2.3.1.1.2.2.8.3. Hư không

          (Luận) Trang nghiêm hư không công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Vô lượng bảo giao lạc, la võng biến hư không, chủng chủng linh phát hưởng, tuyên thổ diệu pháp âm” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Kinh ngôn: “Vô lượng bảo võng, di phú Phật độ, giai dĩ kim lũ, chân châu, bách thiên tạp bảo, kỳ diệu trân dị, trang nghiêm hiệu sức. Châu táp tứ diện, thùy dĩ bảo linh, quang sắc hoảng diệu, tận cực nghiêm lệ. Tự nhiên đức phong, từ khởi vi động. Kỳ phong điều hòa, bất hàn, bất thử, ôn lương nhu nhuyễn, bất trì, bất tật, xuy chư la võng, cập chúng bảo thụ, diễn phát vô lượng vi diệu pháp âm, lưu bố vạn chủng ôn nhã đức hương. Kỳ hữu văn giả, trần lao cấu tập, tự nhiên bất khởi. Phong xúc kỳ thân, giai đắc khoái lạc. Thử thanh vi Phật sự, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴虛空功德成就者。偈言。無量寶交絡。羅網遍虛空。種種鈴發響。宣吐妙法音故。      ()此云何不思議。經言。無量寶網。彌覆佛土。皆以金縷真珠。百千雜寶。奇妙珍異。莊嚴校飾。周匝四面。垂以寶鈴。光色晃耀。盡極嚴麗。自然德風。徐起微動。其風調和。不寒不暑。溫涼柔軟。不遲不疾。吹諸羅網。及眾寶樹。演發無量微妙法音。流布萬種溫雅德香。其有聞者。塵勞垢習自然不起。風觸其身。皆得快樂。此聲為佛事。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm hư không công đức thành tựu là như kệ nói: “Vô lượng báu giăng xen, lưới mành khắp hư không, các thứ linh vang tiếng, tuyên nói diệu pháp âm”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Kinh nói: “Vô lượng lưới báu che phủ khắp cõi Phật, đều dùng sợi vàng xỏ chân châu, trăm ngàn các thứ báu khác nhau để trang nghiêm tô điểm. Trọn khắp bốn mặt, treo rủ linh báu, quang minh và màu sắc chói ngời, trang nghiêm, rực rỡ tột bậc. Tự nhiên gió đức thong thả nhẹ trỗi, gió ấy điều hòa, chẳng lạnh, chẳng nóng, dịu dàng, mát mẻ, mềm mại, chẳng chậm, chẳng nhanh, thổi qua các lưới mành và các cây báu, phát ra vô lượng pháp âm vi diệu, lan tỏa muôn thứ đức hương dịu dàng, thanh nhã. Có ai ngửi thấy thì phiền não và tập khí nhơ bẩn tự nhiên chẳng dấy lên. Gió chạm vào thân đều được vui sướng. Những âm thanh ấy làm Phật sự, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Ngài Đàm Loan trích dẫn kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ để giải thích tướng hư không trang nghiêm trong phần Kệ, nhằm chỉ rõ nơi hư không trong cõi ấy, chẳng giống như hư không trơ trơ trong cõi này, mà là tột bậc trang nghiêm, tráng lệ, lại còn có gió đức tự nhiên, phát ra pháp âm vi diệu, lan tỏa đức hương dịu dàng, thanh nhã. Nghe pháp âm, ngửi đức hương, có thể thành tựu Giới, Định, Huệ, đoạn sạch phiền não (trần lao) và tập khí (trần cấu). Gió chạm vào thân, đều được vui sướng (đắc Diệt Tận Định). Âm thanh vi diệu và gió nhẹ trong hư không của cõi ấy có thể làm Phật sự, khiến cho hết thảy chúng sanh đều được thành tựu năm phần Pháp Thân Đại Thừa, tức là [chứng thành] Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, thật sự là quá chẳng thể nghĩ bàn!

2.2.2.2.3.1.1.2.2.9. Vũ công đức

          (Luận) Trang nghiêm vũ công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Vũ hoa y trang nghiêm, vô lượng hương phổ huân” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Kinh ngôn: “Phong xuy tán hoa, biến mãn Phật độ, tùy sắc thứ đệ, nhi bất tạp loạn, nhu nhuyễn quang trạch, hinh hương phân liệt, túc lý kỳ thượng, hãm hạ tứ thốn. Tùy cử tức dĩ, hoàn phục như cố. Hoa dụng dĩ ngật, địa triếp khai liệt, dĩ thứ hóa một, thanh tịnh vô di. Tùy kỳ thời tiết, phong xuy tán hoa, như thị lục phản”.

          ()莊嚴雨功德成就者。偈言。雨華衣莊嚴。無量香普薰故。

          ()此云何不思議。經言。風吹散華。遍滿佛土。隨色次第。而不雜亂。柔軟光澤。馨香芬烈。足履其上。陷下四寸。隨舉足已。還復如故。華用已訖。地輒開裂。以次化沒。清淨無遺。隨其時節。風吹散華。如是六返。

          (Luận: Trang nghiêm vũ công đức thành tựu là như kệ nói: “Mưa hoa, áo trang nghiêm, vô lượng hương xông khắp”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Kinh dạy: “Gió thổi rải hoa trọn khắp cõi Phật, lần lượt theo từng màu, chẳng tạp loạn. Hoa mềm mại, tươi sáng, thơm tho ngào ngạt. Chân đạp lên đó, lún xuống bốn tấc. Chân vừa giở lên, trở lại như cũ. Hoa dùng đã xong, đất liền nứt ra, hoa theo thứ tự biến mất, thanh tịnh, chẳng còn sót gì. Tùy theo thời tiết, gió thổi rải hoa, sáu lượt như thế”).

          Dùng kinh văn để chỉ rõ công đức chẳng thể nghĩ bàn của “vũ” (nghĩa là từ trên hư không rơi xuống) trong quốc độ An Lạc. “Vũ hoa y trang nghiêm” là từ trên hư không rơi xuống hương, hoa, y kích (lẳng đựng hoa), và các vật trang hoàng khác để trang nghiêm cõi ấy. Trong Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, từ trang ba trăm bảy mươi lăm cho đến ba trăm bảy mươi tám, tôi cũng đã giải thích tường tận, chẳng ngại tra duyệt, tham khảo.

          (Chú) Hựu chúng bảo liên hoa, châu mãn thế giới. Nhất nhất bảo hoa, bách thiên ức diệp. Kỳ hoa quang minh, vô lượng chủng sắc, thanh sắc thanh quang, bạch sắc bạch quang, huyền hoàng, châu tử, quang sắc diệc nhiên, vĩ việp hoán lạn, minh diệu nhật nguyệt. Nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang, nhất nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật, thân sắc tử kim, tướng hảo thù đặc. Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang minh, phổ vị thập phương, thuyết vi diệu pháp. Như thị chư Phật, các các an lập vô lượng chúng sanh ư Phật chánh đạo. Hoa vi Phật sự, an khả tư nghị?

          ()又眾寶蓮華周滿世界。一一寶華。百千億葉。其華光明。無量種色。青色青光。白色白光。玄黃朱紫。光色亦然。暐曄煥爛。明曜日月。一一華中。出三十六百千億光。一一光中。出三十六百千億佛。身色紫金。相好殊特。一一諸佛。又放百千光明。普為十方。說微妙法。如是諸佛各各安立無量眾生於佛正道。華為佛事。安可思議。

          (Chú: Lại còn các thứ hoa sen báu đầy khắp thế giới. Mỗi một hoa báu có trăm ngàn ức cánh. Hoa ấy và quang minh của nó có vô lượng thứ màu: Hoa màu xanh, ánh sáng xanh, hoa màu trắng, ánh sáng trắng. Vàng sậm, đỏ tía, quang minh và màu sắc cũng như vậy, chói ngời rực rỡ, chiếu lòa mặt trời, mặt trăng. Trong mỗi hoa, tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh. Trong mỗi quang minh, xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật, thân sắc vàng tía, tướng hảo đẹp đẽ đặc biệt. Mỗi một vị Phật lại tỏa ra trăm ngàn quang minh, vì khắp mười phương nói pháp vi diệu. Các vị Phật như vậy, mỗi vị đều đặt yên vô lượng chúng sanh nơi chánh đạo của Phật. Hoa làm Phật sự, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Trong lời kệ của vị Luận Chủ nói về công đức của “mưa”, tức là những thứ hoa và y (những tấm vải) vi diệu từ hư không rơi xuống để trang nghiêm cõi ấy. Nhưng đoạn văn này lại nói về hoa sen, chẳng phải từ trên hư không giáng xuống, mà là sanh trưởng từ mặt đất. Chiếu theo Lý, chẳng thể trích dẫn để giải thích lời Kệ! Trong kinh còn nói: “Hựu dĩ chúng bảo diệu y, biến bố kỳ địa, nhất thiết thiên nhân, tiễn nhi chi hành (Lại có các thứ diệu y quý báu trải khắp mặt đất, hết thảy trời, người đạp lên mà đi). Bốn câu kinh văn ấy đều có thể bao gồm trong hàm ý của câu “vũ hoa y trang nghiêm”. Đã là gió thổi rải hoa từ trên hư không rơi xuống, trải khắp cõi đất, hoa thơm tho ngào ngạt, cho nên kệ văn nói “vô lượng hương phổ huân” (vô lượng hương xông khắp) như trong đoạn trước đã nói: “Lưu bố vạn chủng ôn nhã đức hương, kỳ hữu văn giả, trần lao cấu tập, tự nhiên bất khởi” (Lan tỏa muôn thứ đức hương ôn nhu, thanh nhã. Có ai ngửi được, trần lao và cấu tập tự nhiên chẳng dấy lên). Đấy chính là trang nghiêm vũ công đức, thành tựu diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn.

2.2.2.2.3.1.1.2.2.10. Quang minh công đức

          (Luận) Trang nghiêm quang minh công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Phật huệ minh tịnh nhật, trừ thế si ám minh” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ độ quang minh, tùng Như Lai trí huệ báo khởi. Xúc chi giả, vô minh hắc ám, chung tất tiêu trừ. Quang minh phi huệ, năng vi huệ dụng, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴光明功德成就者。偈言佛慧明淨日。除世癡闇冥故。

          ()此云何不思議。彼土光明從如來智慧報起。觸之者。無明黑闇。終必消除。光明非慧。能為慧用。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm quang minh công đức thành tựu là như kệ nói: “Phật huệ nhật sáng sạch, trừ si tối cõi đời”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Quang minh trong cõi ấy từ quả báo trí huệ của Như Lai dấy lên. Chạm vào [quang minh] ấy thì tối tăm do si mê vô minh trọn đều tiêu trừ. Quang minh chẳng phải là huệ, mà có thể khởi tác dụng của huệ, há có thể nghĩ bàn ư?)

          Trong phần trước, tức trong phần nói về hình tướng và diệu sắc công đức thành tựu, Luận Chủ cũng có nói đến quang minh trong cõi ấy, nhưng đều là nói về quang minh tỏa ra từ vật chất. Đoạn này chuyên nói về quang minh từ trí huệ của Phật. Đấy là quang minh của tâm pháp. Quang minh của vật chất chỉ có thể phá trừ sự tối tăm của thế gian, chẳng thể trừ sự si ám trong tâm của chúng sanh. Chỉ có quang minh trí huệ phát xuất từ trong tâm của chánh báo thể A Di Đà Phật thì không chỉ là có thể phá trừ sự tối tăm trong thế gian, mà còn có thể khiến cho chúng sanh khi được [Phật quang] chạm vào, đều có thể phá trừ hết thảy vô minh ngu si, tăm tối ngoan cố, khiến cho chúng sanh chẳng có nỗi đau khổ vì mù mắt hay vì cõi lòng mù lòa! Vì quang minh của A Di Đà Phật chính là tướng trí huệ; cho nên có tác dụng trí huệ. Đấy chính là chỗ tuyệt nhiên bất đồng so với những thứ quang minh bình thường khác. Do vậy, quang minh ấy sáng sạch vượt trỗi mặt trời, mặt trăng, có thể trừ sự si ám cho cõi đời, chẳng thể nghĩ bàn được! Đấy chính là điều được thành tựu bởi công đức của nguyện thứ ba mươi ba trong bốn mươi tám nguyện: “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư Phật thế giới chúng sanh chi loại, mông ngã quang minh xúc kỳ thể giả, thân tâm nhu nhuyễn, siêu quá nhân thiên” (Nếu tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong mười phương vô lượng chẳng thể nghĩ bàn thế giới chư Phật, được quang minh của tôi chạm vào thân, thân tâm sẽ mềm mại, vượt trỗi trời, người).

2.2.2.2.3.1.1.2.2.11. Diệu thanh công đức

          (Luận) Trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Phạm thanh ngộ thâm viễn, vi diệu văn thập phương” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Kinh ngôn: “Nhược nhân đản văn bỉ quốc độ thanh tịnh an lạc, khắc niệm nguyện sanh, diệc đắc vãng sanh, tắc nhập Chánh Định Tụ”. Thử thị quốc độ danh tự vi Phật sự, an khả tư nghị?

          ()莊嚴妙聲功德成就者。偈言梵聲悟深遠。微妙聞十方故。

          ()此云何不思議。經言。若人但聞彼國土清淨安樂。剋念願生。亦得往生。則入正定聚。此是國土名字為佛事。安可思議。

          (Luận: Trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu là như kệ nói: “Tiếng phạm ngộ sâu mầu, vi diệu vọng mười phương”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Kinh dạy: “Nếu có người chỉ nghe sự an lạc thanh tịnh trong quốc độ ấy, quyết chí niệm Phật nguyện vãng sanh thì cũng được vãng sanh, liền dự vào Chánh Định Tụ”. Đấy là dùng danh xưng của quốc độ để làm Phật sự, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?)

          Đoạn này nói về công đức của diệu thanh (âm thanh mầu nhiệm), bao gồm thanh danh của A Di Đà Phật và danh xưng của quốc độ An Lạc đều có thể làm Phật sự, có công dụng vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Nói tường tận thì như các công đức được nói trong bổn nguyện, từ nguyện thứ mười bảy cho đến nguyện thứ hai mươi, và từ nguyện ba mươi tư cho đến nguyện ba mươi bảy, từ nguyện bốn mươi mốt cho đến nguyện bốn mươi tám. Ngài Đàm Loan đã trích dẫn kinh Vô Lượng Thọ như sau: “Chư hữu chúng sanh, văn kỳ danh hiệu (quốc độ danh thanh, hoặc Phật đích danh hiệu), tín tâm hoan hỷ, nãi chí nhất niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc, tức đắc vãng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển (nhập Chánh Định Tụ), duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp” (Có các chúng sanh nghe danh hiệu ấy (tiếng tăm của quốc độ, hoặc danh hiệu của Phật), tín tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi ấy, liền được vãng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển (dự vào Chánh Định Tụ), chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp). Cũng như kinh Lăng Nghiêm nói: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn” (Chân giáo thể phương này, thanh tịnh nơi nghe tiếng). Do vậy, thanh danh thanh tịnh an lạc của đức Phật và quốc độ ấy có thể khiến cho chúng sanh trong mười phương vô lượng thế giới nghe tiếng bèn đạt được lợi ích. Vì thế, kệ nói: “Phạm thanh ngộ thâm viễn, vi diệu văn thập phương” (Tiếng Phạm ngộ sâu mầu, vi diệu vọng mười phương).

2.2.2.2.3.1.1.2.2.12. Chủ công đức

          (Luận) Trang nghiêm chủ công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Chánh Giác A Di Đà, pháp vương thiện trụ trì” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Chánh Giác A Di Đà bất khả tư nghị, bỉ An Lạc Tịnh Độ, vi Chánh Giác A Di Đà thiện lực trụ trì. Vân hà khả đắc tư nghị da? “Trụ” danh bất dị, bất diệt, “trì” danh bất tán, bất thất. Như dĩ Bất Hủ dược đồ chủng tử, tại thủy bất lạn, tại hỏa bất tiêu, đắc nhân duyên tắc sanh. Hà dĩ cố? Bất Hủ dược lực cố. Nhược nhân nhất sanh An Lạc Tịnh Độ, hậu thời, ý nguyện sanh tam giới giáo hóa chúng sanh, xả Tịnh Độ mạng, tùy nguyện đắc sanh. Tuy sanh tam giới tạp sanh thủy hỏa trung, Vô Thượng Bồ Đề chủng tử tất cánh bất hủ. Hà dĩ cố? Dĩ kinh Chánh Giác A Di Đà Phật thiện trụ trì cố.

          ()莊嚴主功德成就者。偈言。正覺阿彌陀。法王善住持故。

          ()此云何不思議。正覺阿彌陀不可思議。彼安樂淨土。為正覺阿彌陀善力住持。云何可得思議耶。住名不異不滅。持名不散不失。如以不朽藥塗種子。在水不爛。在火不燋。得因緣則生。何以故。不朽藥力故。若人一生安樂淨土。後時意願生三界。教化眾生。捨淨土命。隨願得生。雖生三界雜生水火中。無上菩提種子。畢竟不朽。何以故。以經正覺阿彌陀善住持故。

          (Luận: Trang nghiêm chủ công đức thành tựu là như kệ nói: “Chánh Giác A Di Đà, pháp vương khéo trụ trì”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Chánh Giác A Di Đà chẳng thể nghĩ bàn, An Lạc Tịnh Độ được thiện lực của Chánh Giác A Di Đà trụ trì, làm sao có thể nghĩ bàn được? “Trụ” là chẳng khác, chẳng diệt, “trì” là chẳng tan tác, chẳng mất đi. Như dùng loại thuốc Bất Hủ bôi lên hạt giống, [hạt giống sẽ] ở trong nước chẳng nát, ở trong lửa chẳng cháy, hễ có nhân duyên bèn sanh trưởng. Vì cớ sao? Do sức của thuốc Bất Hủ vậy. Nếu người được sanh về An Lạc Tịnh Độ, về sau có ý muốn sanh trong tam giới để giáo hóa chúng sanh, xả mạng trong Tịnh Độ, sẽ tùy nguyện mà được sanh. Tuy sanh trong tam giới, tạp sanh (lục đạo), ở trong nước (ngạ quỷ), lửa (địa ngục), chủng tử Vô Thượng Bồ Đề rốt ráo chẳng mục nát. Vì cớ sao? Do được Chánh Giác A Di Đà Phật khéo trụ trì).

          Quốc độ Cực Lạc không chỉ có các thứ trang nghiêm, mà còn có A Di Đà Phật làm đấng Giáo Hóa Chủ. Vì thế nói là Chánh Giác (Phật) A Di Đà, pháp vương (tức Phật) khéo trụ trì, khiến cho Đại Thừa Phật pháp tồn tại lâu dài trong thế gian, lợi lạc chúng sanh. Phật là một trong năm loại chẳng thể nghĩ bàn. Đấng Giáo Hóa Chủ đã chẳng thể nghĩ bàn, cõi Ngài giáo hóa tức quốc độ An Lạc được Phật trụ trì, đương nhiên là cũng có chuyện chẳng thể nghĩ bàn!

          “Thiện trụ trì” là gì? Ngài Đàm Loan giải thích: “Bất biến dị, bất hoại diệt, danh chi vi Trụ; kiên cố bất tán thất, thuần chánh bất sam tạp (như ngưu nhũ sam thủy tắc thất kỳ nguyên vị), danh chi vi Trì” (Chẳng biến đổi, chẳng hư diệt, thì gọi là Trụ. Kiên cố chẳng tan mất, thuần chánh, chẳng xen tạp (như sữa bò xen lẫn nước sẽ đánh mất vị ban đầu) thì gọi là Trì), cũng chính là như phần kệ về Đại Nghĩa Môn trong phần sau có nói: “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” (Cõi thiện căn Đại Thừa, bình đẳng, không có danh xưng chê gièm, nữ nhân và căn khuyết, chủng tánh Nhị Thừa chẳng sanh [về Cực Lạc]), và trong phần Kệ về “hết thảy những điều mong cầu đều được thỏa mãn” có nói: “Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng mãn túc” (Điều chúng sanh ưa thích, hết thảy đều thỏa mãn). Có công năng thiện lực như thế thì gọi là “thiện trụ trì”.

          Ngài Đàm Loan lại nêu thí dụ bôi thuốc Bất Hủ lên hạt giống. “Bất Hủ” tức là Bất Tử. Đại Niết Bàn Kinh, quyển thứ hai mươi lăm nói: “Tuyết Sơn chi trung, hữu thượng hương dược, danh viết Sa Ha. Hữu nhân kiến chi, đắc thọ vô lượng, vô hữu bệnh tử” (Trong Tuyết Sơn có loại thuốc thơm bậc thượng, tên là Sa Ha. Có người trông thấy, sẽ thọ vô lượng, chẳng có bệnh, chết). Sa Ha chính là thuốc bất tử, bôi lên một hạt giống, nước sẽ chẳng làm nó mục nát được, lửa chẳng thể đốt nó được, đã lâu ngày mà chẳng hư hoại. Về sau, có được các nhân duyên như đất đai, ánh sáng mặt trời, nó sẽ nẩy mầm, sanh trưởng. Vì sao có thể như vậy? Chuyện này hoàn toàn do cậy vào sức của thuốc Bất Tử. Phàm là chúng sanh tu hành ngũ niệm môn, sẽ giống như một hạt giống đã bôi thuốc Bất Tử. Sau khi đã vãng sanh Tịnh Độ, có thể chẳng lìa An Dưỡng, trở vào Sa Bà, khéo biết phương tiện độ chúng sanh. Tuy sanh trong ngũ trược ác thế, tam giới lục đạo (tạp sanh), cho đến ở trong nước (súc sanh), lửa (địa ngục), nhưng chủng tử Vô Thượng Bồ Đề tâm vốn đã phát sẽ rốt ráo chẳng mục nát, vĩnh viễn có thể giữ gìn thiện căn Đại Thừa, mãi cho đến khi thành Phật. Thuốc Bất Tử ví như A Di Đà Phật, Phật chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ (chủng tử) cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì cớ sao? Do được thiện lực công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật (thuốc bất tử) trụ trì mà thành tựu. Chúng ta trì tụng chú Vãng Sanh, câu “a-di-rị-đá” (Amṛta) trong ấy có nghĩa là Cam Lộ Vương. Cam Lộ là thuốc bất tử. Vì thế, trì chú Vãng Sanh sẽ được pháp lực cam lộ của A Di Đà Phật gia trì. Sau khi đã vãng sanh Tịnh Độ, sẽ có được lợi ích và diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn như hạt giống được bôi thuốc Bất Hủ vậy.

2.2.2.2.3.1.1.2.2.13. Quyến thuộc công đức

          (Luận) Trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Phàm thị tạp sanh thế giới, nhược thai, nhược noãn, nhược thấp, nhược hóa, quyến thuộc nhược can, khổ lạc vạn phẩm, dĩ tạp nghiệp cố. Bỉ An Lạc quốc độ, mạc phi thị A Di Đà Như Lai Chánh Giác tịnh hoa chi sở hóa sanh, đồng nhất niệm Phật, vô biệt đạo cố. Viễn thông phù pháp giới chi nội, giai vi huynh đệ dã, quyến thuộc vô lượng, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴眷屬功德成就者。偈言如來淨華眾。正覺華化生故。

          ()此云何不思議。凡是雜生世界。若胎若卵若濕若化。眷屬若干。苦樂萬品。以雜業故。彼安樂國土。莫非是阿彌陀如來正覺淨華之所化生。同一念佛。無別道故。遠通夫法界之內皆為兄弟也。眷屬無量。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu là như kệ nói: “Như Lai tịnh hoa chúng, hoa Chánh Giác hóa sanh”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Phàm là tạp sanh trong thế giới, hoặc là thai sanh, hoặc noãn sanh, hoặc thấp sanh, hoặc hóa sanh, quyến thuộc bao nhiêu đó, khổ sướng muôn ngàn loại, do vì các nghiệp xen tạp. Cõi nước An Lạc ấy không ai chẳng hóa sanh từ hoa thanh tịnh Chánh Giác của A Di Đà Như Lai, cùng là niệm Phật như nhau, không hành theo đạo nào khác. Xa là suốt cả khắp pháp giới đều là anh em. Quyến thuộc vô lượng, há có thể nghĩ bàn được ư?)

          Người đời nói tới quyến thuộc, chỉ là nói theo gia tộc. Chúng sanh trong cõi An Lạc đều chẳng có gia đình, làm sao có quyến thuộc cho được? Quyến thuộc của A Di Đà Phật chính là hết thảy chúng sanh trong cõi ấy, cho đến hết thảy hữu tình trong tận pháp giới, khắp mười phương đều là quyến thuộc. Giả sử là thế giới tạp sanh (lục đạo) trong uế độ, vì đã tạo tạp nghiệp ô nhiễm bất đồng, tất nhiên là có tứ sanh, tức thai, noãn, thấp, hóa, cũng có đủ thứ khổ lạc sai khác vời vợi! Nếu [là chúng sanh] ở trong Cực Lạc Tịnh Độ thì đều được sanh bởi giác tánh bình đẳng vô lượng thanh tịnh và sức công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Như Lai, tức là hóa sanh từ hoa sen thanh tịnh vô lượng. Phàm những ai có thể sanh vào cõi An Lạc, đều tu pháp môn Niệm Phật thuần thiện đồng nhất, tuy chưa đoạn phiền hoặc, vẫn có thể được vãng sanh, quyết định chẳng do tu hành loại nghiệp đạo nào khác mà được vãng sanh. Nghiệp đạo niệm Phật là nhân, liên hoa hóa sanh là quả, nhân quả quyết định là như thế. Do vậy, chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Cực Lạc, gọi là đạo dễ hành “hoành siêu tam giới” (vượt thoát tam giới theo chiều ngang), đới nghiệp vãng sanh, là đường tắt nhất trong các đường tắt. Chuyện này há có phải là hạng phàm phu bình phàm hoặc hàng Nhị Thừa mà có thể nghĩ, có thể bàn được ư?

          “Viễn thông phù pháp giới chi nội, giai vi huynh đệ”: Hai câu này nói gần thì hết thảy chúng sanh trong cõi Cực Lạc đều là quyến thuộc của A Di Đà Phật giống như anh, như em. Nói xa thì trong tận hư không khắp pháp giới, hết thảy chúng sanh hữu tình cũng đều là quyến thuộc của A Di Đà Phật, thường nói là “tứ hải chi nội giai huynh đệ dã” (trong bốn biển đều là anh em). Vì A Di Đà Phật (giác tánh vô lượng thanh tịnh bình đẳng) chính là cội nguồn của chư Phật, là căn bản của hết thảy chúng sanh. Do vậy, quyến thuộc của A Di Đà Phật là vô lượng chẳng thể nghĩ bàn. Thường nói là “tình và vô tình cùng viên thành Chủng Trí”, hoặc “một niệm trọn đủ ba ngàn tánh tướng”. Trong khắp pháp giới, có pháp nào có thể vượt ra ngoài giác tánh vô lượng thanh tịnh bình đẳng hay chăng? Đấy chính là môn “chủ bạn viên dung cụ đức” (chủ (Phật) và bạn (các vị Bồ Tát và nhân dân trong Cực Lạc) viên dung trọn đủ các đức) trong Thập Huyền Môn như kinh Hoa Nghiêm đã nói, là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn!

2.2.2.2.3.1.1.2.2.14. Thọ dụng công đức

          (Luận) Trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Ái nhạo Phật pháp vị, Thiền tam-muội vi thực” cố.

          (Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bất thực nhi tư mạng, cái sở tư hữu dĩ dã. Khởi bất thị Như Lai mãn bổn nguyện hồ? Thừa Phật nguyện vi ngã mạng, yên khả tư nghị?

          ()莊嚴受用功德成就者。偈言愛樂佛法味。禪三昧為食故。

          ()此云何不思議。不食而資命。蓋所資有以也。豈不是如來滿本願乎。乘佛願為我命。焉可思議。

          (Luận: Trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu là như kệ nói: “Yêu thích Phật pháp vị, ăn bằng Thiền tam-muội”.

          Chú: Vì sao chuyện này là chẳng thể nghĩ bàn? Chẳng ăn mà có thể nuôi được tánh mạng, ấy là vì có duyên do nuôi dưỡng cái mạng ấy. [Duyên do ấy] há chẳng phải là do Như Lai đã viên mãn bổn nguyện đó ư? Nương theo nguyện của Phật để làm mạng của chính mình, há có thể nghĩ bàn nổi ư?)

          Ngài Đàm Loan có kim cang pháp nhãn, ở đây, Ngài đã đặc biệt chỉ điểm chúng ta: Bổn nguyện của A Di Đà Phật là chẳng thể nghĩ bàn nhất trong các điều chẳng thể nghĩ bàn. Hết thảy đại chúng trời người và tam thừa thánh hiền trong quốc độ An Lạc đều là liên hoa hóa sanh, đều chẳng cần ăn uống để nuôi nấng, duy trì tánh mạng. Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Thật vô thực giả, đản kiến sắc, văn hương, ý dĩ vi thực, tự nhiên bão túc” (Thật sự chẳng ăn, chỉ thấy sắc, ngửi hương, nghĩ là đã ăn, tự nhiên no đủ). Vì sao có thể như vậy? Há chẳng phải là do bổn nguyện trọn đủ, bổn nguyện rốt ráo của A Di Đà Phật ư? Chín phẩm phàm phu nương theo bổn nguyện của A Di Đà Phật, chẳng do cha mẹ sanh thành, mà được liên hoa hóa sanh trong Tịnh Độ. Cũng là do nương cậy bổn nguyện của A Di Đà Phật, chẳng cần ăn uống mà được thọ mạng vô lượng, chẳng có lúc cùng tận!

          Lại còn cậy vào bổn nguyện của A Di Đà Phật, chẳng cần phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, chỉ trong một đời này mà viên mãn Bồ Đề, thành tựu tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, hết thảy công đức thần thông. Nếu không có bổn nguyện của Phật Di Đà, chúng ta làm sao có thể vãng sanh Tịnh Độ, liên hoa hóa sanh? Làm sao có thể chẳng ăn mà vẫn nuôi nấng, duy trì sanh mạng được? Làm sao có thể hễ vãng sanh bèn vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, rốt ráo nhất sanh bổ xứ? Đấy chính là như ngài Đàm Loan đã nói: “Cái sở tư hữu dĩ dã” (ấy là vì có duyên do mà cái mạng ấy được nuôi dưỡng)!

          Chư vị liên hữu ơi! Chúng ta đã biết bổn nguyện của A Di Đà Phật, Ngài đối với chúng ta có ân đức không gì lớn hơn được, hãy thiết thực ghi tạc trong lòng: “A Di Đà Phật đại nguyện vương (bổn nguyện), từ bi hỷ xả khó lường, giữa hai mày thường phóng bạch hào quang, độ chúng sanh sanh về cõi Cực Lạc, ao tám đức trổ sen chín phẩm, cây mầu bảy báu xếp thành hàng. Như Lai thánh hiệu nếu tuyên dương, tiếp dẫn (nhất định) về Tây Phương. Di Đà thánh hiệu nếu xưng dương, đồng nguyện về Tây Phương”. Niệm niệm chẳng quên, thật thà niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc! Sau đấy, nương theo bổn nguyện của Phật và bổn nguyện của chính mình, trở vào Sa Bà, phân thân trong các cõi nhiều như vi trần, rộng độ hàm thức để báo ân Phật!

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9